Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam 2011

465 bài viết trong chủ đề này

Thị trường căn hộ còn sụt giảm đến cuối năm

Thị trường căn hộ chung cư TP HCM và Hà Nội đều cùng chung tình trạng giá sụt giảm, giao dịch ảm đạm, nhà đầu tư chán căn hộ. Các chuyên gia dự báo giá nhà chung cư sẽ tiếp tục giảm vào cuối năm.

> Chuyên gia địa ốc bi quan về thị trường căn hộ

Báo cáo mới nhất về thị trường căn hộ tại TP HCM của CBRE nhận định, mức giá chào bán tiếp tục sụt giảm trong quý II. Theo khảo sát của đơn vị này, giá căn hộ trong tất cả các phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân giảm khoảng 1%. Giá căn hộ thuộc phân khúc hạng sang và cao cấp giảm nhiều nhất so với quý I. Lượng căn hộ chào bán trong quý II giảm 12,5% so với quý trước, với tổng số khoảng 4.900 căn được chào bán.

Dự báo của CBRE, giá bán trên thị trường nhà ở thứ cấp sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng cuối năm. Vì hệ quả của tình hình tài chính khó khăn, niềm tin của người mua nhà ở mức khá thấp nên các giao dịch thực tế cũng sụt giảm. Thống kê của đơn vị này, năm 2012-2013, thị trường căn hộ TP HCM sẽ có thêm khoảng 400 căn hộ hạng sang và 66% của thị trường căn hộ tương lai sẽ rơi vào phân khúc trung cấp.

Còn theo Công ty Savills Việt Nam, trong quý II, TP HCM chỉ có 6 dự án sơ cấp mới gia nhập vào thị trường, giảm mạnh so với 14 dự án mới của quý trước. Tổng nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 16.500 căn, giảm 11% so với quý I. Các quận ở phía Nam và Tây Nam thành phố như quận 7, 8, và Bình Tân vẫn là nguồn cung chính cho thị trường này, chiếm 77% là phân khúc nhà giá bình dân.

Posted Image Thị trường căn hộ tại TP HCM sụt giảm trong quý II. Ảnh: Vũ Lê. Khảo sát của Savills, hơn 50% căn hộ được bán tại TP HCM với giá thấp hơn 750 USD mỗi m2. Những căn hộ có diện tích nhỏ 1-2 phòng ngủ được khách hàng ưa chuộng. Cũng theo đơn vị tư vấn khảo sát này, trong hai quý tới, sẽ có khoảng 32 dự án căn hộ dự kiến được tung ra bán, cung cấp tổng cộng khoảng 26.000 căn.

Tương tự TP HCM, thị trường chung cư Hà Nội cũng èo uột trong quý II. Ghi nhận của VnExpress.net cho thấy, thị trường chung cư trong ba tháng qua giao dịch chậm. Nhiều dự án không bán được hàng, đặc biệt là các căn hộ cao cấp có giá bán trên dưới 2.000 USD mỗi m2 khó tìm được đầu ra. Nhiều văn phòng môi giới thừa nhận, hầu hết căn hộ cao cấp đều giao dịch chậm, thậm chí đóng băng. Các căn hộ có giá bình dân, khả quan hơn và vẫn được nhiều người hỏi thăm.

Khảo sát quý II của Công ty Savills Việt Nam tại thị trường Hà Nội cho thấy một số dự án căn hộ thuộc khu vực Hà Đông, Cầu Giấy có mức giá bán giảm 2-8% tùy loại. Tỷ lệ bán hàng thành công không cao, tính trung bình chỉ đạt 16%. Các căn hộ càng cao cấp, bán càng chậm, chỉ đạt khoảng 5%. Các căn hộ trung cấp đạt tỷ lệ giao dịch thành công khoảng 11-26%. Giá chào bán chung cư trên thị trường dao động từ 800 USD đến 3.200 USD mỗi m2.

Posted Image Do nguồn cung hiện tại tương đối lớn, người mua sẽ có nhiều lựa chọn và lợi thế trong việc ép giá chủ đầu tư. Ảnh: Hoàng Lan. Tương tự, báo cáo quý II của CBRE nhận xét, thị trường căn hộ chung cư Hà Nội vẫn trầm lắng. Điều này dẫn đến hệ quả các nhà đầu tư phải đẩy mạnh bán hàng bằng khuyến mãi, chiết khấu lên tới 12%. Với tình hình như hiện nay, dự kiến, giá chào thuê sẽ tiếp tục giảm sút.

Nguyên nhân của tình trạng thị tường căn hộ có nhiều biến động trong quý hai, theo các đơn vị tư vấn khảo sát quản lý bất động sản, là do tác động của việc thắt chặt tín dụng. Điều này khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nhiều dự án khát vốn đã buộc phải rao bán dẫn đến hàng loạt dự án phải giảm giá.

Các chuyên gia bất động sản dự báo, từ nay tới cuối năm, những dự án nhà ở mới ở tất cả các phân khúc sẽ xảy ra tình trạng trì hoãn chào bán tạm thời do các chủ đầu tư chờ đợi tâm lý thị trường lạc quan trở lại. Tuy nhiên, những chủ đầu tư đã chào bán căn hộ buộc phải nỗ lực tìm cách đẩy hàng đi, thậm chí tính đến phương án cho thuê căn hộ nhằm làm tăng tính thanh khoản của thị trường này.

Công ty Knight Frank nhận định, nhu cầu đối với phân khúc bình dân với giá 1-2 tỷ đồng mỗi căn là khả quan nhất. Do quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh trong khi mức thu nhập lại khiêm tốn, nên nhu cầu người dân mua để ở sẽ tiếp tục tăng đối với các căn hộ có diện tích nhỏ và có mức giá hợp lý.

Ngoài ra, theo Knight Frank, thị trường chung cư cũng sẽ chứng kiến một thực tế, lượng người có nhu cầu thực sẽ nhiều hơn đầu tư do phân khúc này không còn mang lại lợi nhuận như trước. Đặc biệt, đối với căn hộ cao cấp mặc dù đã bắt đầu có giá mềm hơn song các chủ đầu tư sẽ vẫn gặp khó khăn trong quá trình bán hàng do nguồn cung lớn.

Vũ Lê - Hoàng Lan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, 20/07/2011 | 06:16

TTCK Việt Nam 11 năm: Những cái chết

Ngày 20/7/2011, TTCK Việt Nam kỷ niệm lần sinh nhật thứ 11. Có điểm trùng hợp"kỳ lạ": 20/7/2010 đánh dấu mốc thời điểm TTCK Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, kéo dài đến tận lần sinh nhận thứ 11 và dường như chưa ngừng đổ dốc.

Với những nhà đầu tư đã trải qua quãng đường suốt 11 năm trời ròng rã cùng với thị trường, biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn đã đến và đi. Được đấy và cũng mất đấy, đồ thị dao động tâm trạng của nhà đầu tư cũng hệt như biến động hình sin của thị trường trong vòng 10 năm.

Con sóng đầu tiên từ thuở "khai sinh lập địa" đã làm cho mỗi nhà giàu ở Hà Nội được cộng thêm một chiếc Mercedes vào tài sản cá nhân cứ sau một phiên thị trường tăng nóng.

Đợt tăng cuối năm 2003 - đầu 2004 cũng là một mô típ gấp đôi. Cho đến cuối 2006 - đầu 2007 thì thị trường đã trở nên cực đại và mang lại lợi lộc cho không biết bao nhiêu người.

Dĩ nhiên, lợi lộc của người này lại là mất mát của người nọ - quy luật bất biến và cũng là bài toán bù trừ trong TTCK. Song ít gì, trong 10 năm đầu, thị trường có xuống có lên, chủ thuyết đầu tư dài hạn ít ra còn có tác dụng đối với những người kiên nhẫn. Tài sản không đến nỗi đội nón ra đi không bao giờ trở lại. Hoàn toàn không giống với những gì đã bắt đầu từ ngày sinh nhật 20/7/2010...

Ngày bắt đầu tấn bi kịch

Ngày hôm nay - 20/7/2011 - thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam kỷ niệm lần sinh nhật thứ 11. Nhưng điều trớ trêu là một điểm trùng hợp "kỳ lạ" của lịch sử: ngày 20/7/2010 lại đánh dấu mốc thời điểm mà TTCK Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ suy thoái nặng nề, kéo dài cho đến tận lần sinh nhận thứ 11 và dường như chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho việc ngừng đổ dốc.

Sau 11 năm, nhìn bề ngoài, chỉ số <a href="http://finance.vietstock.vn/vi/Stock/VNI" style="text-decoration: underline" target="_blank">VNI đã lập được thành tích lớn lao khi điểm số tăng gấp 4,5 lần so với mốc ban đầu vào năm 2000. Cũng với 11 năm đầu hoạt động (1928-1939), Dow Jones của Mỹ lại mất đi đến 50% giá trị ban đầu, còn chỉ số chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc (2000-2011) chỉ tăng được gấp đôi.

Vì thế, nếu cứ xét trên phương diện điểm số thì TTCK Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường có sức bật và độ ổn định tốt nhất trên thế giới.

Nhưng còn thực chất và những gì bên trong của TTCK Việt Nam thì như thế nào? Đoạn còn lại của con đường 11 năm mới thê lương làm sao! Hơn một năm qua, bất cứ nhà đầu tư nào cũng đã nhìn rõ một sự thật là chẳng có gì được gọi là thực chất đối với chỉ số VNI. Chẳng có ý nghĩa gì nữa, khi chỉ số này đã bị nhóm lũng đoạn thị trường làm cho biến dạng đến mức không ai còn nhận ra được hình hài thực của nó. Vào lúc này, người ta chỉ mang máng ước tính điểm số thực của sàn HOSE vào khoảng 300-350 điểm, cách xa hàng trăm điểm so với mức danh nghĩa hiện thời.

Nhưng ngay cả mức 300-350 điểm trên vẫn còn quá khả quan so với mốc 100 điểm khai sinh của VNI. Vậy là một số công ty chứng khoán và nhà đầu tư đã phải tính toán lại theo phương pháp so sánh mặt bằng giá một số nhóm cổ phiếu chủ chốt, sau khi loại trừ ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu bị "làm giá': nếu tính toán sòng phẳng thì mặt bằng giá trị thực của cổ phiếu trên sàn HOSE hiện nay chỉ vào khoảng 250-280 điểm, tức ở vào vị trí gần sát đáy khủng hoảng kinh tế lập vào tháng 2/2009.

Chưa bao giờ trong lịch sử tồn tại của mình, chỉ số VNI lại bị biến thành một thứ "quái thai" như thế. Chỉ trong một năm,. VNI đã gần như phủ nhận tất cả những gì thực chất mà nó đã làm được trong một thập kỷ trước. Chúng ta có thể tự hỏi: đó là tác phẩm độc đáo của ai vậy? Chưa có câu trả lời nào xác đáng, và có lẽ trong tương lai cũng sẽ không thể có câu trả lời xác đáng nào.

Không có gì để tự hào khi nhìn lại đoạn cuối của con đường 11 năm. Lại càng không có thành tích nào che lấp được một thực tế trần trụi là sàn Hà Nội đã phải giơ đầu chịu báng từ chiến dịch đánh xuống chẳng còn chút nhân từ nào trong hơn một năm qua, với kết quả là hiện giờ chỉ số HNX đã không chỉ giảm về dưới đáy khủng hoảng 2009 mà còn dưới cả mốc khai sinh của nó.

Một cuộc chiến không tuyên bố. Một sự tước đoạt đến gần nhẵn túi đối với những nhà đầu tư dài hạn ngờ nghệch vì còn mang chút niềm tin vào tính minh bạch và bền vững. Được thực hiện một cách hoàn toàn hợp pháp.

Cần nhớ rằng chỉ số Dow Jones vào thời Đại khủng hoảng 1929-1932 của Mỹ đã mất đến 90% giá trị đỉnh cao nhất trước đó của nó. Vào giai đoạn 2008-2009, HNX cũng mất đến 83% giá trị của đỉnh cao nhất trong lịch sử sàn này và cho đến nay tỷ lệ mất mát đã lên đến 85%. Trong khi đó, 12/13 chỉ số chứng khoán của Trung Quốc vẫn duy trì vị thế cao hơn hẳn mốc khởi nghiệp ban đầu.

Nếu "đóng cửa" TTCK?

Vô số nhà đầu tư đã thua lỗ. Nhiều thảm cảnh xã hội đã xảy ra mà không biết vì lý do nào đã không được công bố một cách tường tận để cảnh báo nhà đầu tư, nhất là đối với số nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, chân ướt chân ráo nhảy vào thị trường theo làn sóng bầy đàn. Chỉ thỉnh thoảng, người ta mới nghe đến vài ba trường hợp người này người nọ tự tử vì thua chứng khoán.

Từ tháng 8/2010, sau khi TTCK chịu một cú sụt mạnh bất ngờ, đã rộ lên khá nhiều thông tin về đại gia này đại gia kia "chết". Nhưng đó chỉ là những cái chết theo nghĩa bóng do việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá tham lam và dẫn đến cháy tài khoản.

Nhưng đến tháng 11/2010, khi tình trạng "làm giá" cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn đã diễn ra được ba tháng và chỉ số HNX cũng như mặt bằng giá cổ phiếu vừa và nhỏ thi nhau lao dốc, đã xảy ra những cái chết thực. Người thì chết trong lúc ngủ sau khi bị cháy tài khoản, người thì đột quỵ ngay tại sàn. Ngay cả môi giới lão luyện của công ty chứng khoán cũng phải đi nằm viện vì mất sạch tiền bạc cùng thiếu nợ công ty hàng chục tỷ đồng.

Hiện trạng nhà đầu tư chịu sức ép tâm lý liên tục dẫn đến chứng hoang tưởng và hoảng loạn cũng được coi như một kết quả của quá trình phân tâm học Freud. Một số Viện tâm thần đã chính thức tiếp nhận và điều trị bệnh nhân loại này. Một phần trong số những bệnh nhân đó đã tự tử không trót lọt sau khi quyết định nhảy cầu hay uống thuốc trừ sâu. Nhưng tất cả những trường hợp tự tử không trót lọt đó đều rơi vào trạng thái tâm thần hoang tưởng sâu, không dễ gì hồi phục.

Từ đầu năm 2011 đến tháng 5/2011, TTCK vẫn tiếp tục đi xuống và giá cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm thê thảm. Cùng với hiện tượng thua lỗ của hơn một nửa số công ty chứng khoán, hàng loạt nhà đầu tư lại đua nhau đi nằm viện và lại rộ lên nhiều thông tin về người này người kia tự tử. Nhưng trên mặt báo chí, thường đó là những cái chết "không rõ nguyên do".

Trong khi đó, tâm trạng nhà đầu tư cực kỳ chán nản và u uất. Tiếng kêu khóc như ri nổi lên tại sàn và trên các diễn đàn chứng khoán. Đó là một hiện tượng xã hội đặc thù của lĩnh vực chứng khoán. Nhưng khác với thời khủng hoảng năm 2008, những tháng qua sự hoang mang còn lan rộng hơn nhiều khi người ta không còn mấy hy vọng vào sự hồi phục. Rậm rịch còn có lời đồn đoán về chuyện TTCK sẽ bị đưa trở về "thời kỳ dồ đá", nghĩa là bị biến thành một kiểu thị trường OTC với mức thanh khoản "chết tiệt".

Chưa bao giờ trong lịch sử 11 năm của mình, TTCK Việt Nam lại rơi vào thời kỳ hỗn loạn và tuyệt vọng như hiện nay. Bởi yếu tố xã hội là một thành tố không thể thiếu trong tính chất đại chúng của TTCK, thị trường này lại đang phản ánh một góc cạnh xã hội của thời kinh tế suy thoái.

Đã hàng năm trời trôi qua, nhưng dung dịch suy thoái này vẫn được bao bọc kín bởi cái bình mang nhãn hiệu phát triển kinh tế và vẫn chẳng có con số thống kê chính thức nào về chuyện có bao nhiêu người đã quyên sinh vì cái TTCK này.

Phải chăng đó là căn bệnh thiếu minh bạch trầm kha mà các nhà đầu tư, chuyên gia trong nước và người nước ngoài thường dùng để nói về TTCK Việt Nam? Tại sao từ cả năm nay, khi nhà đầu tư dài hạn cứ lần mòn bị hao hụt và hiện đã bị mất đến ít nhất 80% tài sản, vẫn không có một lời cảnh báo nào từ phía các cơ quan hữu trách mà ít ra cũng nhằm hạn chế được nạn tự tử và tâm thần đang lan rộng?

Xin hãy nhìn lại và suy ngẫm về chuyện Ủy ban chứng khoán nhà nước đã thể hiện sự im lặng quá khó hiểu lâu nay, nhưng hiện thời lại thông báo đang dự thảo 2 nghị định, 10 thông tư hướng dẫn, 4 đề án cho TTCK... Đó là động thái gì? Liệu sự cố gắng vớt vát ấy có đủ cứu cái thị trường khốn quẫn này khỏi tan vỡ bởi bong bóng niềm tin? Báo chí sẽ phải tuyên truyền ra sao đây trong tình cảnh thực tế thua lỗ phũ phàng của tuyệt đại đa số nhà đầu tư và các quỹ nước ngoài đang trái ngược hẳn với những bản báo cáo thành tích của các cơ quan quản lý?

Bởi thế, sẽ thật có ý nghĩa nhân sinh nếu như xảy ra khả năng (dù chỉ với 1% xác suất) là TTCK bị "đóng cửa" và do đó sẽ trở thành một thứ thị trường OTC, với sự biến mất của nhiều mã cổ phiếu niêm yết và sự cắm cổ ra đi không ngoái lại của phần lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.

Khi đó, cái chết mới đối với những nhà đầu tư mới có thể sẽ xảy ra ít hơn, xã hội sẽ không phải quá âu lo về những vụ tự tử do hậu quả mà rất nhiều nhà đầu tư đã ví như trò cờ bạc cao cấp. Còn nền kinh tế cũng sẽ chẳng mấy bị ảnh hưởng cho dù có đóng cửa vĩnh viễn cái TTCK mà dường như ngay cả nhóm tạo lập thị trường cũng không muốn nhìn thấy tương lai này.

Việt Thắng

diễn đàn kinh tế việt nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trường chứng khoán thế giới có thể gặp “siêu bão”?

(Dân trí) - Sau khi Mỹ bị Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm về nợ công, các cường quốc kinh tế đã phải cấp tốc tìm cách trấn an giới đầu tư vì sợ rằng các thị trường chứng khoán có nguy cơ “sụp” khi mở cửa lại ngày hôm nay, 8/8, sau kỳ nghỉ cuối tuần.

Posted Image

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố sẽ không từ chức sau tuyên bố của Standard & Poor’s

Standard & Poor’s hôm 5/8 đã hạ thấp điểm tín nhiệm nợ công của Mỹ từ mức tốt nhất là AAA xuống còn AA+, với lý do là giải pháp cho món nợ công khổng lồ của nước này (hơn 14.500 tỷ USD) bị tác động bởi các rủi ro chính trị”.

Theo nhiều chuyên gia phân tích, dù việc Standard & Poor’s hạ điểm nước Mỹ là điều đã được các thị trường dự kiến, nhưng khi hành động đó thực sự xảy ra, các thị trường sẽ không tránh khỏi bị chấn động.

Trong hai ngày cuối tuần qua, từ nhóm G 7, G20, cho đến Ngân hàng Trung ương châu Âu, chính phủ các nước..., tất cả đều cố gắng liên lạc lạc với nhau.

Bộ trưởng Tài chính và các nhà lãnh đạo của các nước G7 (Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italia, Canada) đã tăng cường liên lạc điện thoại cuối tuần qua. Các nước G20, tập hợp các nền kinh tế lớn của thế giới, cũng tổ chức một cuộc họp qua điện thoại vào sáng hôm qua. Vào chiều qua, đến lượt Hội đồng các thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu nhập cuộc.

Posted Image

Nội dung các cuộc họp là bàn về cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng euro và cú sốc sau vụ Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm.

Nguy cơ các thị trường sụp đổ vào ngày hôm nay, thứ Hai 8/8, như đã được dự báo tại thị trường chứng khoán Tel Aviv - Isreal. Là một trong những nơi hiếm hoi mở cửa ngày chủ nhật, 7/8, thị trường này đã bị mất hơn 6% trong phiên giao dịch.

Nhiều nhà kinh tế lo sợ một vòng xoáy đi xuống của thị trường. Theo ông Paul Dales, chuyên gia phân tích tại Capital Economics có trụ sở tại Mỹ thì chắc chắn là quyết định của Standard & Poor’s sẽ làm rung chuyển thị trường tài chính khi mở cửa vào thứ Hai.

“Trong tình hình các thị trường chứng khoán trên đà đi xuống vào những ngày qua, tin xấu đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới dĩ nhiên sẽ làm cho tình hình trở nên nguy hiểm, buộc các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ phải khẩn cấp phối hợp hành động”, ông Paul nói.

“Cuộc vỡ nợ mặc định ở Mỹ đã không xảy ra - trong những phút cuối đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã đạt được đồng thuận về nâng trần nợ chính phủ. Nhưng vấn đề gia tăng nợ quốc gia của Mỹ vẫn chưa được giải quyết.”

Như vậy là bối cảnh chung cho thị trường chứng khoán thế giới rất ảm đạm: lần đầu tiên trong lịch sử, Hãng đánh giá quốc tế Standard & Poor đã hạ bậc chỉ số uy tín tín dụng của Mỹ; Tại châu Âu, tiếp theo Hy Lạp, các nước khác cũng rơi vào vũng lầy nợ. Italia - nước lớn thứ ba về trái phiếu chính phủ (sau Mỹ và Nhật Bản) cũng đang có vấn đề về khả năng thanh toán.

Thực tế là tại thời điểm này, khác với trước, thị trường châu Á cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù, như một quy luật, trong tình huống khủng hoảng như vậy, châu Á là khu vực “tiên phong” đảo ngược xu hướng.

Giám đốc bộ phận phân tích của công ty Nord-Capital của Nga, ông Vladimir Rozhankovsky nhận xét: “Trong giai đoạn trước, khi diễn ra những điều chỉnh tương tự, châu Á dễ dàng thu nhận chứng khoán nguyên liệu, bao gồm cả dầu mỏ. Hiện giờ điều này đã không xảy ra”.

“Tôi chỉ có thể mô tả một thực tế là các nhà đầu tư châu Á hoảng sợ trước tình trạng không rõ ràng đang diễn ra hiện nay. Khi có một cuộc tấn công vào bất kỳ loại tài sản nào đó, dầu mỏ chẳng hạn, châu Á sẵn sàng mua vào vì họ biết rằng đây là âm mưu của các nhà đầu cơ. Nhưng một khi tất cả các loại tài sản đều giảm giá đồng loạt - một "cơn bão hoàn hảo" - thì châu Á bắt đầu lo ngại. Bởi vì trong trò chơi này, không ai muốn là người cuối cùng.”

Thị trường vốn toàn cầu mất khoảng 2.500 tỷ USD trong tuần qua. Mức độ suy giảm mạnh như vậy được ghi nhận lần cuối cùng vào tháng 11/2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên đỉnh điểm.

Số tiền thất thu từ thị trường tương đương với kích thước nền kinh tế của một nước châu Âu, ví dụ như Pháp.

Theo các nhà phân tích, đây chưa phải là điểm dừng cuối cùng. Sự tụt giá trên các thị trường toàn cầu vẫn còn tiếp diễn.

Nguyễn Viết

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện nay đang là cuối tháng 7 AL, có vài tin như nới lỏng BDS để lấy cớ đẩy BDS và TTCK lên. Những ai chưa vào hàng thì nên đứng ngoài, còn ai đã vào hàng hay kẹp hàng thì nên canh mà thoát thân.

TTCK muốn lên thì phái có uptrend, mà đang downtrend mạnh thì không thể có uptrend ngay được, Thời gian để đảo chiều phải tính bằng tuần-tháng.

Vàng cũng có khả năng sắp đạt đỉnh, mua vàng lúc này cũng rủi ro.

Quẻ Khai Xích Khẩu. (Giờ Thân 23/7/TM)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện nay đang là cuối tháng 7 AL, có vài tin như nới lỏng BDS để lấy cớ đẩy BDS và TTCK lên. Những ai chưa vào hàng thì nên đứng ngoài, còn ai đã vào hàng hay kẹp hàng thì nên canh mà thoát thân.

TTCK muốn lên thì phái có uptrend, mà đang downtrend mạnh thì không thể có uptrend ngay được, Thời gian để đảo chiều phải tính bằng tuần-tháng.

Vàng cũng có khả năng sắp đạt đỉnh, mua vàng lúc này cũng rủi ro.

Quẻ Khai Xích Khẩu. (Giờ Thân 23/7/TM)

Rơi tự do, giá vàng thế giới xuống 1.770 USD/ounce

Posted Image Hoạt động bán tháo ồ ạt của nhà đầu tư và đầu cơ khiến vàng mất 90 USD so với đóng cửa phiên hôm qua và là phiên giảm sâu nhất từ cuối năm 2008. 22h30: Giá vàng kỳ hạn bắt đầu hồi phục lên trên 1.780 USD/ounce, nhưng lúc này đến lượt vàng giao ngay lao dốc. Hiện tại, giá vàng giao ngay đang ở quanh 1.780 USD/ounce, giảm gần 50 USD so với đóng cửa phiên hôm qua tại New York, nhưng mất hơn 60 USD so với mở cửa phiên hôm nay. So với kỷ lục 1.913,1 USD/ounce của vàng giao ngay thiết lập sáng hôm qua 23/8, giá hiện kém trên 131 USD/ounce. Frank McGhee, người đứng đầu bộ phận giao dịch tại công ty môi giới Integrated Brokerage Services ở Chicago nhận xét, chỉ số sức mạnh liên quan RSI đã vượt 70 (cho thấy thị trường đã ở vùng quá mua) trong 14 ngày liên tiếp kể từ 8/8, giá điều chỉnh giảm không có gì là bất ngờ.

Posted Image

Diễn biến giá vàng giao ngay (nguồn: Kitco)

21h50, giá vàng rớt thê thảm, chỉ còn 1.770,9 USD/ounce ở kỳ hạn tháng 12, mất hơn 90 USD, tương đương 4,6% so với đóng cửa phiên hôm qua - phiên giảm sâu nhất kể từ tháng 12/2008. Giá vàng giao ngay đã giảm chậm lại, ở 1.805 USD/ounce.

Như vậy so với kỷ lục cao 1.917,9 USD/ounce thiết lập sáng 23/8, giá vàng hiện kém tới 147 USD/ounce.

------------ Lúc 21h10 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở 1.813 USD/ounce, giảm 40 USD so với lúc 6h chiều và kém gần 30 USD so với lúc mở cửa. So với cuối phiên hôm qua, giá tuy nhiên chỉ kém gần 14 USD. Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex còn 1.813,5 USD/ounce, giảm 47,8 USD, tức gần 2,6% so với đóng cửa phiên hôm qua. Tới 21h25, giá vàng giao kỳ hạn rớt tiếp xuống còn 1.810,3 USD/ounce, mất tổng cộng 51 USD so với đóng cửa phiên 23/8. Vàng giao ngay xuống 1.810,7 USD/ounce.

Hoạt động chốt lời là tất yếu sau khi kim loại quý này đã tăng khoảng 300 USD/ounce trong tháng này. Tuy nhiên, triển vọng thị trường vẫn rất lạc quan trong bối cảnh kinh tế u ám như hiện nay, vì thế với đợt điều chỉnh hiện tại, nhiều nhà đầu tư sẽ gom vào ở vùng giá thấp.

Sức ép bán tháo của thị trường còn do báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy đơn đặt hàng lâu bền tháng 7 bất ngờ tăng 4%, gấp đôi so với dự báo và là tháng tăng mạnh nhất trong 4 tháng trở lại đây. Dấu hiệu tốt hơn về nền kinh tế cũng đẩy tăng giá dầu lên sát 86 USD/thùng. <br style="FONT-WEIGHT: bold">Nỗi lo mang tên margin mới chính là nguyên nhân sâu xa nhất khiến hoạt động bán tháo ồ ạt. Thị trường đang e ngại CME Group sẽ nâng tỷ lệ ký quỹ sau khi sàn Thượng Hải có động thái này ngày hôm qua 23/8.

Theo thông báo của sàn Thượng Hải, kể từ ngày 26/8, tỷ lệ ký quỹ với vàng kỳ hạn là 12%, từ mức 11% trước đó.

Cách đây không lâu, hôm 8/8, sàn Thượng Hải nâng ký quỹ với vàng. Đúng 3 ngày sau, CME nâng tỷ lệ ký quỹ lên 22% với các hợp đồng vàng kỳ hạn trên sàn Comex. Thị trường rất e ngại kịch bản đó lặp lại, nhất là trong bối cảnh giá kim loại quý này tăng nóng những ngày qua. Nhiều người dự đoán, nếu nâng tỷ lệ ký quỹ lần này, mức tăng 12 - 15% là hoàn toàn có thể.

Thanh Bình - Nguyễn Hằng

Theo TTVN/Reuters, Bloomberg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quẻ của em thôi nha.

Nhận định cho vui thôi.

Ngày mai vàng quay lại đà tăng của nó.

Có thể là ngay hôm nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo quẻ của em thôi nha.

Nhận định cho vui thôi.

Ngày mai vàng quay lại đà tăng của nó.

Có thể là ngay hôm nay.

Nên phân biệt tăng và điều chỉnh, nếu quay lại đà tăng thì phải vượt 1917,9, còn không vượt thì chỉ là quay lại chào tạm biệt rồi đi luôn.

==========================================

Vàng có phiên giảm sâu nhất kể từ năm 1980

Posted Image Dữ liệu kinh tế tốt lành và CME tăng tỷ lệ ký quỹ khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo. Khối lượng giao dịch khủng nhất từ trước tới nay còn giá mất trên 100 USD/ounce. Giá vàng thế giới giảm hơn 100 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 24/8 - một trong những phiên giảm sâu nhất trong lịch sử, bởi các dữ liệu kinh tế tốt lành từ Mỹ và hoạt động bán chốt lời của nhà đầu tư.

Hoạt động bán thanh lý để thoát khỏi vị thế của các nhà đầu cơ trên thị trường kỳ hạn Comex đưa khối lượng giao dịch của phiên hôm qua lên mức cao chưa từng thấy từ trước tới nay.

Hiện tại, vàng đang kém 160 USD so với kỷ lục cao thiết lập cách đây 2 ngày, dù rằng niềm tin về một chương trình hỗ trợ kinh tế mới của Fed vào cuối tuần này vẫn còn.

Các nhà phân tích cho rằng, đã đến lúc vàng điều chỉnh vì đã tăng quá dài và nhanh. Kim loại quý này đã tăng trên 400 USD/ounce kể từ đầu tháng 7 tới trước phiên hôm qua.

Đóng cửa phiên 24/8, giá vàng giao ngay mất 4,1% còn 1.754,59 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá rớt xuống 1.749,39 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 mất 104 USD còn 1.757,3 USD/ounce. Đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 22/1/1980, thời điểm giá mất 150 USD chỉ qua 1 đêm.

Posted Image

Diễn biến giá vàng thế giới phiên 24/8 (Nguồn: Kitco)

Khối lượng giao dịch của vàng kỳ hạn trên sàn Comex hôm qua lên tới 430.000 lots, bỏ xa mức kỷ lục cũ của hôm 9/8.

Giá vàng bắt đầu rơi tự do từ sau báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, đơn đặt hàng lâu bền tháng 7 đã tăng 4%, gấp đôi so với kỳ vọng của các chuyên gia, mang lại niềm tin về sự hồi phục cho nền kinh tế.

Dữ liệu kinh tế tốt lành này, có thể khiến Fed cân nhắc không đưa ra gói QE3. Giới phiên tích e ngại phiên giao dịch cuối tuần thị trường sẽ rơi hơn nữa.

Cuối ngày hôm qua, CME Group thông báo sẽ tăng tỷ lệ ký quỹ với các hợp đồng vàng kỳ hạn đủ 100 ounce thêm 27% từ sau phiên giao dịch 25/8. Trước đó, ngày 23/8, sàn Thượng Hải cũng đã nâng margin thêm 1%.

Nguyễn Hằng

Theo TTVN/Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bong bóng vàng đang hình thành như thế nào?

Chủ nhật, 04/09/2011 14:16

Thị trường vàng rõ ràng đang xảy ra đầu cơ. Những lời dự báo giá vàng tăng vọt là một trong những nguyên nhân đang thúc đẩy nguy cơ bong bóng vàng.

Posted Image Giá vàng đạt mức cao kỷ lục 1.917,90 USD/ounce trong tuần trước (22/8), sau đó nhanh chóng giảm 120 USD/ounce. Giá vàng biến động mạnh càng cho thấy nguy cơ xảy ra bong bong vàng với những hậu quả không lường hết khi bong bóng vỡ bất ngờ.

Với sự bùng nổ trước đó của thị trường nhà đất, cổ phiếu các công ty dot-com, giá vàng tăng trong 4 năm qua cũng đặt ra nhiều nghi vấn cho các nhà quản lý thị trường. Họ sẽ phải phản ứng ra sao nếu biết bong bóng vàng tồn tại? Thị trường thế giới sẽ như thế nào nếu bong bóng vỡ, niềm tin vững chắc nhất của các nhà đầu tư biến mất.

Hiện tượng bong bóng nói chung là hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra.

Rõ ràng đang có hoạt động đầu cơ trên thị trường vàng. Mọi người đang mua vàng như một nơi trú ẩn an toàn, tránh lạm phát. Hội đồng vàng thế giới báo cáo, nhu cầu đối với vàng thỏi tăng hơn 2 lần kể từ năm 2009, lên 850 tấn/năm.

Posted Image

Biểu đồ giá vàng trong tháng 8.

<br style="font-family: Tahoma;">Người dân mua vàng chủ yếu để dự trữ và chờ giá tăng. Nhu cầu vàng cho mục đích công nghiệp và làm đồ trang sức giảm 18% so với năm 2004, xuống khoảng 2.500 tấn/năm.

Hoạt động đầu cơ vàng được hỗ trợ bởi cuộc cách mạng về thương mại, khi con người có thể mua hàng hóa bằng internet, điện thoại ngay cả khi cách xa hàng nghìn km. Nhà đầu tư có thể mua vàng trên thị trường thông qua các quỹ giao dịch vàng. Các quỹ này sẽ thay mặt nhà đầu tư mua vàng, với số vàng nắm giữ hiện tại của các quỹ đó lên đến 2.250 tấn vàng.

Tuy nhiên, đầu cơ không có nghĩa là sẽ gây ra tình trạng bong bóng vàng. Từ rất nhiều năm trước, vàng được coi là một tài sản an toàn chống lại lạm phát và sự biến động của thị trường. Đó là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư và phòng tránh những rủi ro. Đặc biệt trong tình trạng hiện tại, khủng hoảng nợ châu Âu và khủng hoảng tài chính ở Mỹ khiến nhu cầu đầu tư vàng càng lên cao.

Cũng giống như tiền giấy, vàng có giá trị chỉ khi mọi người tin rằng nó giá trị. Chúng ta không thể ăn vàng, thậm chí những ứng dụng công nghiệp của nó cũng rất hạn chế. Chính những lý do này đã thúc đẩy những câu chuyện về bong bóng vàng.

Internet và các phương tiện truyền thông chính là những yếu tố quan trọng hỗ trợ tình trạng bong bóng trong thời đại hiện nay. Các tổ chức kinh tế lớn liên tục nâng dự báo giá vàng đã thôi thúc nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng.

Nếu các nhà quản lý muốn ngăn chặn nguy cơ bong bóng vàng, họ cần phải hàng động tích cực. Họ nên kiềm chế các lời suy đoán về giá vàng, và nếu như xảy ra bong bóng vàng, họ cần đảm bảo hậu quả không lây lan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính. <br class="innova"> Nguồn DVT/NYTimesPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu rồi không thấy bác Đại Phúc có quẻ mới về TTCK VN. Nhân hôm nay TTCK có phiên tăng manh, bác cho em xin 1 quẻ hỏi xem : Đợt tăng giá này có mạnh và bền không?

Chân thành cảm ơn bác nha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hiện tại cháu đang chuẩn bị làm chuyên đề và thực tập. Hồi sáng giờ đi xin thực tập mà báo là chưa đến đợt tuyển.

Trước hết cho cháu xin 1 số tài liệu số liệu của thị trường chứng khoán về vĩ mô và vi mô. Cám ơn các Bác và Anh chị nhiều Posted Image

Hôm nay xin mời các Bác và Anh chị em trong diễn đàn nghiên cứu và bói toán về Thị trường Chứng khoán.

Edited by Lữ Bố

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất động sản được mở rộng tín dụng rùi à?

Giờ còn đợi thông tin tốt từ chứng khoán: T+2,lãi suất giảm nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

UBCK Nhà nước đã khẳng định thực hiện T+2 rùi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sắp Đại Hội Cổ Đông của các CTCP rồi, cứ năm yên đó hoặc mua vào đi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâu lắm rồi không còn ai vào chủ đề này. Thochip cũng không phải là 1 nhà đầu tư chứng khoán nhưng công việc cũng có liên quan nên thường xuyên theo dõi TTCK. Dạo này TTCK có vẻ khởi sắc, giao dịch nhiều. Liệu rằng đây đã là 1 xu hướng bền vững không? theo các bác/ACE tình hình năm Canh Ngọ liệu có sáng sủa hơn năm nay hay không, chứ cứ thế này thì thật là khó khăn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay