hoangnt

Thành Cổ Loa được Xây Dựng Thời Gian Nào?

194 bài viết trong chủ đề này

Tóm lại truyền thuyết theo đám "cộng đồng" và "hầu hết" là "không đáng tin cậy", thì về tính nhất quán trong phương pháp luận của khoa học, không có cơ sở để gán cho thành này của An Dương Vương.Tên đồng? Vậy thì ở đâu có tên đồng thì nó là do An Dương Vương đúc ah? Cả nước Âu Lạc - căn cứ ngay trên bản đồ nói trên không lẽ có mỗi thành này? Trong khi đó, một ngàn năm trước tại đây, Ngô Quyền cũng đã xây thành ở đây và dùng làm Kinh Đô. Vậy tại sao ngài Ngô Quyền không trùng tu thành này? Nếu thành có sẵn mà chỉ xây thành Nội? Lúc đó, cách đây 1000 năm Thành Cổ Loa như thế nào?....tóm lại:

Cổ Loa chắc chắn theo hiện vật là tòa thành có từ trước hoặc đầu Công Nguyên (cách đây ít nhất 2000 năm). Không quan trọng là do ai xây, nhưng Ngô Quyền khi chọn đó làm nơi đóng đô (cách đây 1000 năm) lại không thấy trùng tu gì. Điều này cho thấy... Ngô Quyền không hề đóng đô ở Cổ Loa. Ở Cổ Loa chẳng có tý hiện vật nào cũng như truyền thuyết nào nói tới Ngô Quyền cả.

Nếu không chấp nhận An Dương Vương xây thành Cổ Loa thì càng khó có thể nói Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa.

Loa Thành có thể là Kiển Thành do Mã Viện xây, trên nền của một vị trí đóng binh thời Đông Sơn. Còn Loa thành của Ngô Quyền có thể là "Kén thành", Kén đồng âm với Kiến, có thể là thành Kiến Nghiệp, kinh đô của Ngô Tôn Quyền (thời Tam Quốc).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích tham khảo từ bài 9 Châu và văn minh nhà Hạ của Bác Vannhan:

Kinh thư thiên Vũ cống viết : vua Vũ chia đất thành 9 châu Ký Dự Thanh Từ Kinh Dương Cổn Ung Lương ...., địa giới chạy từ Hà nam tới Hoàng hải ở phía đông , phía nam xuống tới Hồ nam Giang tây , Chiết giang ngày nay,

giới sử học Trung quốc ấn định 9 châu trên bản đồ:

Posted Image

Nhưng theo kết quả nghiên cứu khoa học tổng hợp ngày nay thì: với trình độ khoa học kỹ thuật nói chung và trình độ sản xuất lạc hậu lúc đó nói riêng thì lãnh thổ nhà Hạ phải thu hẹp ít ra hơn 10 lần ,chỉ khoảng vài ba trăm ngàn km2 bên bờ Hoàng hà ở quãng tỉnh Hà nam – Sơn tây là cùng.

Posted Image

Bản đồ lãnh thổ nhà Hạ theo khoa học lịch sử

Nhưng nếu như thế thì sự ấn định của khoa học đã phủ nhận hoàn toàn những thông tin ghi chép trong kinh Thư?

Đọc kỹ thiên Vũ cống:

1- Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ phía đông giáp biển , phải chăng chính từ địa hình này mà hình thành từ biển đông ngày nay ?, nếu lãnh thổ nhà Hạ bên bờ Hoàng hà quãng Hà nam – Sơn tây ...vthì làm gì có biển.

Từ bản đồ trên ta tạm thấy:

- Thời Nhà Hạ 2205–1767 TCN: diện tích đã bao vùng Ngũ lĩnh, Động Đình Hồ.

- Cuộc chiến giặc Ân Thương 1766–1122 TCN của nước ta xảy ra trong thời đại này.

- Thành Cổ Loa thời An Dương Vương xảy ra sau nữa khoảng 300 TCN

Trích bài Trung Hoa Ngũ Hành sử

Lưu ý : Lãnh thổ Trung hoa nằm trọn ở bắc bán cầu.

Posted Image

Vẽ theo quy tắc bản đồ hiện nay

Ứng dụng nguyên tắc ‘mặt phẳng ngũ hành ‘ vào thực địa Trung hoa :

Posted Image

Nước Cao dịch sang Hán văn là Sùng là tên nước vua Thành Thang tổ nhà Thương phong cho con thứ của mình , chính vì điều này mà người Canh còn có tên là người Keo ... ; chùa Keo ở Hà nội có tên chữ là Sùng Nghiêm .( xin được bàn chi tiết ở 1 bài khác )

Ngoài những thông tin mang tính cơ bản trên còn rất nhiều thông tin khác hỗ trợ cho luận thuyết lịch sử ‘ngũ hành ‘ này tiêu biểu như :

- thủ đô thứ 3 của nhà Hạ là Dương thành..., Dương thành nay còn sờ sờ ở Quảng châu sao không thấy nhà sử học nào để ý tới ???, đất Cối kê quay ra Nam hải nơi thờ Hạ vũ cũng vẫn còn đứng đó sao không ai đến vùng núi này tìm bản văn mà Tần thủy hoàng đã khắc?.

Từ các bản đồ tham khảo và các khoảng thời gian của các triều đại ta nhận định thế nào về kinh đô của nước Việt cổ.

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ các bản đồ tham khảo và các khoảng thời gian của các triều đại ta nhận định thế nào về kinh đô của nước Việt cổ.

Chẳng có gì đáng quan tâm cả.

Lý do:

Các bản đồ đó không có cơ sở thực tế.

Không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Chỉ có thể từ một cái đúng để chỉ ra một cái sai".

Thực tế đây:

Chính các nhà khoa học lịch sử Trung Quốc thừa nhận rằng: Những văn bản lịch sử cổ đại Trung Quốc có thể tin cậy được chỉ từ thế kỷ thứ VIII BC.

Tôi nhắc lại là trong cuốn "Lịch sử Trung Quốc 5000 năm" Tập I - gồm ba tập - do chính các học giả Trung Quốc có tên tuổi viết. Những bản đồ không vẽ như dẫn chứng của Hoangnt. Bởi vậy, nếu muốn tìm hiểu cổ sử Việt thì trong trường hợp cụ thể này nên so sánh những tấm bản đồ đầy mâu thuẫn nhau ấy, xem cái nào đúng đã rồi hãy bàn.

Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý. Tôi đã chứng minh rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tham khảo bản đồ thời Chiến quốc và thời Tần của Trung Hoa theo cuốn Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê dịch - tập 1 - NXB Tổng hợp T.p HCM trong FILE đính kèm.

Ngoài ra trong cuốn sách này còn có các bản đồ:

- Bản đồ các tình Trung Hoa.

- Bản đồ Trung Hoa thời tiền sử.

Từ 2 bản đồ đính kèm cùng với sử sách và các truyền thuyết, chúng ta cần nhận định về Kinh đô nước Việt cổ như thế nào là hợp lý. Nếu chấp nhận "Kinh Thư" là sách sử Trung Hoa hoặc nhận định một phần là sách sử của Lạc Việt thì nhận định cửu châu ở đâu cũng cần phải xem xét.

Chuyệt tất nhiên khi truy tìm sử Việt cổ thì liên quan đến sách sử Trung Hoa là rõ ràng, nhưng nếu giả sử trung tâm kinh đô Việt cổ trên vùng đất Trung Hoa bây giờ, chẳng hạn khu Động Đình - Ngũ Lĩnh... thì sách sử và dấu tích tại khu vực này là rất quan trọng.

Tác giả Trần Đại Sĩ đã có bài viết về cuộc khảo sát biên giới Việt cổ trên đất Trung Hoa rồi.

Ban_do_chien_quoc___thoi_tan.pdf

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tham khảo bản đồ thời Chiến quốc và thời Tần của Trung Hoa theo cuốn Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê dịch - tập 1 - NXB Tổng hợp T.p HCM trong FILE đính kèm.

Ngoài ra trong cuốn sách này còn có các bản đồ:

- Bản đồ các tình Trung Hoa.

- Bản đồ Trung Hoa thời tiền sử.

Từ 2 bản đồ đính kèm cùng với sử sách và các truyền thuyết, chúng ta cần nhận định về Kinh đô nước Việt cổ như thế nào là hợp lý. Nếu chấp nhận "Kinh Thư" là sách sử Trung Hoa hoặc nhận định một phần là sách sử của Lạc Việt thì nhận định cửu châu ở đâu cũng cần phải xem xét.

Chuyệt tất nhiên khi truy tìm sử Việt cổ thì liên quan đến sách sử Trung Hoa là rõ ràng, nhưng nếu giả sử trung tâm kinh đô Việt cổ trên vùng đất Trung Hoa bây giờ, chẳng hạn khu Động Đình - Ngũ Lĩnh... thì sách sử và dấu tích tại khu vực này là rất quan trọng.

Tác giả Trần Đại Sĩ đã có bài viết về cuộc khảo sát biên giới Việt cổ trên đất Trung Hoa rồi.

Cái bản đồ trong file đính kèm là của tôi trích trong sách "Lịch sử Trung Quốc 5000 năm" đấy. Xử lý kỹ thuật vi tính chính là BBW - được in lần đầu trong cuốn: "Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp". Nxb Thanh Niên 1999.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng Ngũ Lĩnh là “biên giới cổ của tộc Việt ”?

Hà văn Thùy

Để “Tìm lại biên giới cổ của Việt-nam*,” bác sĩ Trần Đại Sỹ bỏ ra khá nhiều tâm lực. Không phải chuyện ngồi nhắp chuột trước màn hình “search maps” mà là cuộc dấn thân trên hàng ngàn cây số, tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực tuổi già cùng tiền bạc. Nhưng chính cái tâm lực ấy cống hiến cho bạn đọc nhiều điều thú vị. Từ những dòng truyền thuyết mờ mờ sương khói hiện lên ngôi chùa cổ trơ vữa lở lói được xây trên nền đất ngày xưa Lạc Long Quân tế trời. Một “cánh đồng Tương” mơ màng huyền thoại cũng hiện hình ngay trước mắt… Đặc biệt quý giá là, lần đầu tiên sau 5000 năm, chúng ta có vật chứng để tin vào truyền thuyết họ Hồng Bàng, tin rằng giang sơn xưa gấm vóc của tộc Việt là có thực! Riêng tôi, vô cùng cảm ơn nhà văn-bác sĩ, người hành hương tuyệt vời mang lại thêm cho mình sự hiểu biết cùng lòng thương yêu nòi giống.

Tuy nhiên, có điều tôi phân vân: phải chăng « Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa »? Và phải chăng “Trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan.” ?

Tôi nghĩ rằng không phải vậy. Cả truyền thuyết họ Hồng Bàng, cả sách Toàn thư đều nghi nhận: “Biên giới Văn Lang phía Bắc tới Ngũ Lĩnh” mà không hề nói phía trên nó là Trung Quốc! Đọc truyền thuyết và chính sử, ai cũng hiểu, vào thời đó, phía Bắc Văn Lang là nước của Đế Lai, con Đế Nghi và cố nhiên đều là dòng giống Việt! Viết “núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa” vô hình trung tác giả đã tặng cho nước Trung Quốc (2400 năm sau mới ra đời) vùng đất mênh mông đang thuộc quyền tộc Việt. Một lầm lẫn đáng buồn!

Trong bài viết của mình, tác giả có nói đã sử dụng tài liệu của nhóm Y.Chu, Ly Yin… Khai thác triệt để những tài liệu này, cùng nhiều tư liệu hiện có, người ta sẽ thấy: khoảng 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đã đi lên khai phá đất Trung Hoa để tới 4000 năm TCN người Bách Việt thuộc nhóm loại hình Australoid, do chủng Indonesien dẫn đạo về xã hội và ngôn ngữ, xây dựng tại Đông Á nền văn hóa nông nghiệp phát triển nhất thế giới. Trong tình hình như vậy, trên đất Trung Hoa 5000 năm TCN làm gì có chỗ cho một nước gọi là Trung Quốc?

Từ nhiều nguồn tư liệu, trong đó có cả di truyền học, nay ta biết rằng, người Hoa Hạ, tổ tiên người Hán chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN, kết quả của sự lai giống giữa người du mục Mông Cổ và người Bách Việt sau cuộc xâm lăng của tộc Mông Cổ. Vài trăm năm, từ Hoàng đế tới nhà Hạ, do luôn bị người Việt chống trả và cũng do nước lũ Hoàng Hà đe dọa, các nhà nước Hoàng đế chỉ đặt thủ phủ ở phía Bắc Hoàng Hà. Thời đó, Trung Quốc còn là nước nhỏ nằm kẹp giữa Ba Thục phía Tây và khối dân cư Việt đông đảo ở phía Đông. Chỉ khi nước Tần thôn tính nước Sở năm 223 TCN, biên giới Trung Quốc mới tới bờ sông Dương Tử.

Từ thực trạng lịch sử đó, ta thấy ý tưởng nêu trên của bác sĩ Trần Đại Sỹ không có cơ sở. Rõ ràng là, 5000 năm TCN, phía trên Văn Lang vẫn là đất của tộc Việt. Mặc nhiên, lãnh thổ của tộc Việt không chỉ từ Ngũ Lĩnh tới vịnh Thái Lan là trải dài từ Nam Hoàng Hà tới tận Cà Mau.

Có một điều đáng để suy nghĩ là, sự ngộ nhận này không chỉ của riêng bác sĩ Trần Đại Sỹ mà còn ở nhiều người khác. Họ lầm tưởng rằng, người Hoa Hạ có lịch sử lâu đời hơn Việt tộc, đã sớm chiếm miền Bắc Trung Hoa và sáng tạo nền nông nghiệp trồng khô là kê và mạch. Trong khi đó, tộc Việt xưa nay chỉ làm chủ từ Nam Ngũ Lĩnh và trồng lúa nước! Thực ra lịch sử đã đi theo con đường ngược lại: Người Việt từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa theo kiểu cuốn chiếu. Khu vực Bắc Dương Tử được khai thác muộn hơn. Thêm nữa, ở trên vĩ tuyến 35, phía Nam Hoàng Hà, khí hậu quá khô, lúa nước không sống được nên tổ tiên ta chuyển sang trồng kê, mạch, phương thức canh tác khô. Mặt khác, do vùng này bị xâm lăng sớm nên dấu vết văn hóa Việt mờ nhạt đi khiến cho sau này nhiều người nhìn nhận đó là đặc trưng văn hóa Hán. Trong khi đó vùng Nam Dương Tử, do được kinh doanh từ rất sớm nhưng bị xâm chiếm muộn nên dấu vết văn hóa Việt còn in đậm, làm cho người ta lầm tưởng là địa bàn của tộc Việt chỉ tới Ngũ Lĩnh.

Sự lầm lẫn của bác sĩ Trần Đại Sỹ cũng như nhiều người là kết quả của một thời gian dài người Việt không có cách nào khác để tìm lịch sử của mình ngoài việc nghe theo cổ thư Tàu. Nay đọc sách Toàn thư, thấy dòng đầu tiên viết: “Từ Hoàng đế dựng muôn nước” ta không trách mà cảm thấy thương cha ông! Biến dòng họ Hiên Viên ngoại tộc sinh sau đẻ muộn trở thành thủy tổ các dân tộc Đông Á là mưu đồ xuyên tạc, cướp đoạt lịch sử trắng trợn. Tổ tiên ta rồi cả chúng ta từng bị lừa bởi trò lừa đảo vĩ đại này. Nhưng tới nay, vẫn còn mang những ý tưởng như vậy là điều đáng phiền trách.

Sài Gòn, tháng Sáu 2010

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để hiễu rõ về nguồn gốc, chúng ta cần căn cứ ở những ghi nhận sau đây của các học giả quốc tế:

Theo ông Chu Cốc Thành sử gia Trung Hoa, trong cuốn “Trung Quốc thống sử”, nhận định rằng:

“Viêm tộc đã bước vào nước Tàu trước, theo ngọn sông Dương Tử, thoạt kỳ thủy chiếm 7 tỉnh Trường Giang, rồi tỏa lên mạn bắc chiếm 6 tỉnh Hoàng Hà, cũng như tỏa xuống mạn nam chiếm 5 tỉnh Việt Giang, gồm 18 tỉnh”…

“Vì thế Hoa tộc vào thì Viêm Việt đã cư ngụ khắp nước Tàu. Hoa tộc tuy cũng theo Thiên Sơn Nam lộ nhưng nấn ná ở lại vùng Tân Cương thuộc Thanh Hải, mãi mới theo sông Hoàng Hà vào chiếm 6 tỉnh miền Bắc rồi lại lần tỏa xuống phía Nam đẩy lui Viêm Việt. Sự đẩy lui này hay là sự nhường bước trước sự xâm lăng của Hoa tộc được các sử gia gọi là cuộc Nam tiến, nó trải dài qua nhiều nghìn năm”. (Việt Nho, 224)

Lại nói có một số khoa học gia khác đã nghiên cứu nhiều năm tại chỗ về các dân tộc mạn Nam nước Tàu như sử gia Eberhardt, đã lưu trong quyển Chinese Expansion in South China của giáo sư Harold Wiens tại đại học Yale bên Mỹ, đều cho là Viêm Việt “đã vào nước Tàu theo ngọn sông Dương Tử miền nước Thục. Vì thế họ cũng gọi là văn minh Viêm Việt là văn hóa Thục sơn. Trong 800 sắc tộc được nghiên cứu thì hai sắc dân nổi bật nhất là Thái và Việt: Thái nổi về chính trị còn Việt nổi về văn hóa”.

Trích từ “Huyền sử và văn minh Lạc Việt” tác giả Thu Phong, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ tập hợp các khu vực khảo cổ chính thuộc ba thời kỳ Hạ (đồ đá mới), Thương và Chu (tập hợp theo Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản, đỉnh cao văn minh Đông Á, Gina L. Baner):

Posted Image

Địa điểm phát hiện dấu vết nông nghiệp trồng lúa sớm nhất là Hà Mẫu Độ (9000 năm trước). Trên bản đồ quá rõ ràng đây là khu vực của người Bách Việt ở Nam Dương Tử. Nhà Hạ trồng lúa bên cạnh biển thì không thể ở khu vực Nhị Lý Đầu của Hà Nam tận trong sâu đất liền trồng kê được.

Hiện nay người Tàu dựa vào địa điểm khảo cổ Ân Khư để xác định nhà Ân Thương nằm ở vùng quanh Hoàng Hà. Thế nhưng địa điểm Ân Khư là địa điểm khảo cổ thời Ân muộn. Những địa điểm khảo cổ đồ đồng thời Thương sớm hơn là ở Trịnh Châu, Bàn Long Thành và đặc biệt là Tân Cán.

Trích công bố về phát hiện mộ lớn thời Thương ở Tân Cán của tác giả Trung Quốc (theo sách Bí ẩn khảo cổ, Tôn Yến):

... Năm 1989 từ xã Đại Dương Châu huyện Tân Cán tỉnh Giang Tây ... đã ngẫu nhiên phát hiện một ngôi mộ cổ có nhiều đồ đồng thau, đồ ngọc, đồ gốm... Căn cứ vào đặc trưng các hiện vật tìm được các chuyên gia suy đoán niên đại của ngôi mộ táng tương đương với cuối thời nhà Thương, cách ngày nay hơn 3000 năm...

Trong lịch sử khảo cổ mộ lớn thời Thương đã được khai quật nhiều, nhưng qui mô và di vật phát hiện được nhiều như mộ thời Thương ở Tân Cán thì hiếm... Ngôi mộ thực sự được bảo tồn hoàn hảo có thể so sánh được với mộ thời Thưởng Tân Cán thì chỉ có mộ Phụ Hảo ở Ân Khư...

... Qui mô mộ táng lớn với đồ tùy táng phong phú như vậy có thể suy đoán địa vị của chủ ngôi mộ là rất hiển hách, có thể so với lăng vua nhà Thương cùng thời kỳ...

... Sự phát hiện mộ lớn thời Thương ở Tân Cán với những tư liệu vật chất đã chứng minh một cách mạnh mẽ nền văn minh Thương đã truyền đến vùng trung hạ lưu sông Cán Giang...

Việc phát hiện nhóm đồ đồng trong mộ thời Thương ở Tân Cán buộc lịch sử nền văn minh cổ ở miền Nam phải được viết lại...

Nhìn vị trí của Bàn Long Thành và Tân Cán ta thấy ngay đây chính là vùng đất của người Bách Việt. Vậy mà từ đầu nhà Thương ở đây lại có những tòa thành, những ngôi mộ táng lớn hàng vua chúa, không kém gì ở Ân Khư. Không có cách nào khác để giải thích ngoài: nhà Thương chính là một triều đại của người Bách Việt. Dấu vết từ Tân Cán qua Bàn Long Thành, Trịnh Châu lên Ân Khư chính là con đường dời đô năm lần bảy lượt của Ân Bàn Canh. Địa bàn gốc của nhà Thương phải là ở vùng sông Dương Tử chứ không phải Hoàng Hà.

Đây cũng chính là địa bàn của nước Sở thời Chiến Quốc. Người Sở cũng tự xưng mình là con cháu nhà Thương Ân hay Âu Nhân. Âu Nhân thiết là Ân.

Văn minh Bách Việt không vào Tàu theo đường nước Thục phía Tây thượng đạo, mà theo đường "chính đạo", là đường ven biển, trên các đồng bằng châu thổ lớn của sông Dương Tử. Từ Hà Mẫu Độ, Lương Chử là đất nhà Hạ, sang vùng Giang Tây, Hồ Bắc là nhà Thương, tới nhà Ân đã vượt sông Hoàng Hà ở chính "Trung Nguyên".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

III. TÌM VỀ NGUỒN GỐC VIỆT HOA THEO SỬ TRUYỀN

Con người xuất hiện vào lối 500.000 năm trước đây rồi lần lượt bị tiêu diệt qua bốn đợt băng tuyết, những người còn sống sót kéo nhau lên các miền núi cao nguyên sống trong hang hóc. Sang đến Tân thạch (tương đương với sung tích kỳ: holocène, lối hơn mười ngàn năm trước đây) sau khi làn băng giá thứ tư tan rã, khí hậu trở nên ấm áp, loài người lục tục đời bỏ những hang động trong dẫy Thiên Sơn (Tây Bắc Tibet và Tây Tân Cương) để thiên di xuống các vùng bình nguyên. Theo Vương Đồng Linh trong quyển “Trung Quốc dân tộc sử” thì một nhóm sang phía Tây làm thuỷ tổ giống da trắng. Trong những người tiến về phía Đông làm thuỷ tổ giống da vàng có hai chi gọi là Bắc tam hệ và Nam tam hệ.

Bắc tam hệ là ba phái đi theo Thiên Sơn Bắc lộ gồm có:

- Phái Mãn tộc chiếm lĩnh vùng cực Đông Bắc Trung Hoa ngày nay (cũng gọi là Thông cổ tự Tongouses).

- Phái Mông Cổ chiếm lĩnh chính Bắc Trung Hoa.

- Phái Đột Quyết (Turcs) chiếm lĩnh Tây Bắc Trung Hoa và Đông Nam Tây Bá Lợi Á, vì theo đạo Hồi nên gọi chung là Hồi tộc.

Nam tam hệ gồm có ba tộc là Miêu, Hoa, Tạng. Theo Mộng Văn Thông trong quyển “Cổ sử nhân vi” ba phái này nguyên tên là Viêm, Hoàng, Tần.

- Về sau Hoàng tộc tự xưng là Hoa tộc. Hoặc có thể nói ngược lại là Hoa tộc là tên chính sau mới đổi ra Hoàng tộc rồi cuối cùng lại đổi ra Hán tộc. Tuy nhiên Hán chỉ là tên của một vương triều y như Đường, Tống, Minh, Thanh vậy. Còn chính tên là Hoa tộc.

- Về Viêm tộc cũng gọi là Miêu tộc, và Việt tộc.

- Tạng tộc (Tibétains) thì đi lần theo Thiên Sơn Nam lộ tới định cư ở vùng Hy Mã Lạp Sơn rồi sau lan ra vùng Thanh Hải, Tây Khương. Rất có thế Anhđônê là một nhóm trong ngành này tiến vào vùng A Xam của Aân Độ, sau bị người Aryen đuổi nên thiên di qua Việt Nam và Borneo…

Riêng về lịch sử của hai dân tộc Viêm Hoa liên hệ gần tới ta nhất lại rất nhiêu khê, đại để có thể như sau. Thoạt kỳ thuỷ Viêm tộc theo dòng sông Dương tử vào khai thác vùng Trường Giang thất tỉnh tức là bảy tỉnh thuộc Dương Tử Giang là Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, rồi lần lần một mặt theo bình nguyên Hoa Bắc lên khai thác vùng Hoàng Hà lục tỉnh là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc. Còn phía nam thì lan tới lưu vực thứ ba gọi là Việt giang ngũ tỉnh gồm Vân Nam, Quy Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến. Cả năm tỉnh này từ đầu đều có người Viêm tộc cư ngụ. Theo Chu Cốc Thành trong quyển “Trung Quốc thông sử” và một số sử gia nữa thì Viêm tộc đã có mặt ở khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khia các dòng tộc khác tràn vào, nên Viêm tộc kể là chủ đầu tiên.

Khi Viêm tộc đã định cư rồi Hoa tộc tuy theo Thiên Sơn Nam lộ như Viêm tộc nhưng còn sống đợt săn hái vùng Tân Cương, Thanh Hải, hồi đó còn là Phúc Địa vì cát chưa lấn được những đất phì nhiêu, để biến thành sa mạc như ta thấy ngày nay, về sau họ theo khuỷu sông Hoàng Hà tiến vào Bắc Trung Hoa chiếm lại đất của Viêm tộc ở vùng này, và bị Si Vưu lãnh tụ Viêm tộc chống cự. Lãnh tụ Hoa tộc là Hiên Viên tập hợp lại các bộ lạc Hoa tộc để cùng với Viêm tộc ba lần đại chiến trong đó có trận Trác Lộc. Trong quyển “Kỳ môn độn giáp đại toàn thư” còn câu hát “ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, cuộc chiến ở Trác Lộc đến nay tưởng như chưa dứt, tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu: Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu”. Từ khi Si Vưu bị tử trận thì Hoa tộc bá chiếm 6 tỉnh lưu vực Hoàng Hà để lập quốc. Hiên Viên nhờ vậy được công kênh lên làm tông tù trưởng và xưng hiệu là Hoàng Đế. Tại sao Viêm tộc đông hơn lại chịu lùi bước trước Hoa tộc vừa tới sau vừa ít người hơn? Có thể giải nghĩa theo những lý do sau đây:

- Viêm tộc ở rải rách khắp 18 tỉnh nước Tàu nên dân cư rất thưa thớt không thể chống cự đoàn người du mục kết thành một đạo quân hùng mạnh.

- Viêm tộc lúc đó còn ở trong tình trạng thị tộc hay bộ lạc chưa đạt ý thức quốc gia, nên thường xung đột nhau, bởi vậy cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.

- Vì Viêm tộc đã đạt định cư nông nghiệp sớm hơn nên văn hóa cao mà võ kém. Đó là luật chung. Con người tiến bộ nhiều ít về văn hóa là tuỳ theo cái nhìn rộng hay hẹp. Vậy cái nhìn của người làm ruộng phải kéo dài ra cả năm để biết tứ thời bát tiết đặng định thời gieo, thời gặt v.v… Ngược lại người đi săn chỉ cần rình con mồi trong vòng 1, 2 ngày, vì thế cái nhìn hẹp hơn cái nhìn của nhà nông. Nhà nông phải nhìn rộng nên bước lên bậc văn hóa cao hơn. Khi đạt văn hóa cao thì tất nhiên có lễ nghĩa và mở rộng mối giao tiếp… Khác với những giai đoạn săn hái hoặc du mục nay đây mai đó không có địa chỉ nhất định, nên chưa dùng đến ước lệ, lễ tục, mà chuyên dùng võ lực. Chu Cốc Thành trong quyển “Trung Quốc thông sử” dẫn sách “The State” của Franz Oppenheimer chứng rằng: tự cổ chí kim chiến đấu lực của những dân tộc du mục bao giờ cũng vẫn cao hơn dân tộc nông nghiệp. Hồi đó Hoa tộc còn sống đời du mục, những năm đồng khô cỏ héo họ thường lấy sự cướp bóc làm sinh hoạt; còn Viêm tộc đã định cư có của tư hữu nên tất cả những lý do trên mà Hoa tộc du mục đã thắng Viêm tộc nông nghiệp, một việc sẽ còn lập lại nhiều lần về sau trong lịch sử.

Sau khi đã thắng Viêm tộc, Hiên Viên liền phỏng theo sinh hoạt của dân tộc này mà tổ chức Hoa tộc. Ông chia 6 tỉnh Hoàng Hà ra làm 9 khu vực: “phân cửu châu” y như Cửu Lê của Si Vưu, chọn 4 bộ lạc hùng mạnh đồng tộc với ông gọi là “tứ nhạc” để giữ gìn bạn thân. (Theo Lữu Tư Miễn trong “Trung Quốc dân tộc chí). Và do đó nhận tất cả các phát minh của Si Vưu (tức Viêm tộc) làm của mình. Chính vì thế mà sử sách chính thông thường gọi Hoàng Đế là người đã phát minh ra thiên văn, âm nhạc, quần áo, nhà cửa, giao thông, hôn lễ, y thuật, nuôi tằm, điền thổ, hôn thú, võ bị, chính trị v.v… tóm lại các sử gia quy công phát minh tất cả cho Hoàng Đế, và chính với Hoàng Đế lịch sử Trung Hoa mở đầu là như vậy.

Hoàng Đế truyền 7 đời tới vua Thuấn 2697-2205.

Nhà Hạ: vua Đại Vũ truyền 17 đời tới vua Kiệt 2205-1783.

Nhà Thương: vua Thành Thang truyền 28 đời tới vua Trụ 1783-1134.

Nhà Chu: Văn Võ truyền 37 đời tới Đông Chu 1134-247.

Tất cả bấy nhiêu đời có thể gọi là thuộc Hoa tộc về mặt chính trị, nhưng về văn hóa thì chính ra phần lớn thuộc Viêm tộc, nhưng chính sử đã vùi đi vì Viêm tộc một phần bị giết, hoặc bắt làm nô lệ, còn phần đông thì sống dưới quyền giám thị của Hoa tộc (trí tả hữu đại giám) ở ngay trong nội địa hoặc bị phân sáp ra khai thác các miền chung quanh và gọi là

Di (phía đông)

Địch (phía bắc)

Nhung (phía tây)

Man (phía nam)

Cũng có thói quen gọi 4 đại diện của Di, Địch, Nhung, Man là tứ hung. Sau này Viêm tộc sẽ quật lại và sự quật khởi đó sẽ kết tinh vào câu “tứ hải giai huynh đệ” (xem hình tứ hung, Need II.116). Còn Viêm tộc bên ngoài 6 tỉnh Hoàng Hà thì vẫn sống thản nhiên trước sự đau lòng mất nước của họ hàng trên phía Bắc.

Những người này lâu lâu nhờ lúc nội bộ Hoa tộc có biến thì nổi lên để vãn hồi độc lập, như cuối đời Thiếu Hạo, mãi tới Chuyên Húc mới dẹp yên được. Cuối đời Đế Cốc họ lại vùng dậy và Đế Chí mất 9 năm không thu phục nổi phải nhờ đến vua Nghiêu mới thắng trận Đan Thuỷ. Khi vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, nhiều bộ lạc Hoa tộc không phục vì Thuấn là người Nam Man, Viêm tộc lại thừa cơ nổi lên trong số đó có ông Cổn bị kể là một trong tứ hung. Có thể ông Cổn thuộc Viêm tộc (nên gọi là Hung) hay ít ra đã bị cảm hóa theo Viêm tộc, nên sách Ngô Việt Xuân Thu (chương 6) chép có lần ông Cổn gieo mình xuống sông hóa ra con gấu vàng (hùng) nhưng lại chỉ có ba chân nên chữ Hùng viết có ba chấm thay vì bốn chấm và trở nên thần của vực thẳm gọi là Vũ “Nhân vi vũ uyên chi thần, chữ hán”( Danses 247). Viết ba chấm vì ba đi với tam miêu, còn vũ là lông đi với vật tổ của tam miêu có cánh mà không bay. Thêm một lý chứng nữa là con ông Cổn tên là Vũ quên ở Cối Kê kinh đô nước Việt Chiết Giang (Danses 610). Vì thế lần này vua Thuấn phả dùng giải pháp mạnh, đầy số lớn Viêm tộc ra phía tây huyện Đôn Hoàng, cửa ải địa đầu của Trung Hoa với Tân Cương ngày nay (thoán tam miêu ư tam nguy) (Trần An Nhân trong Trung Quốc thượng cổ văn hóa sử). Phần bị phân tán ra từng bộ lạc nhỏ, phần bị đồng hóa, từ đấy trở đi Viêm tộc không còn là mối họa cho Hoa tộc nữa. Sau này Đông Di (Sơn Đông) bị nước Tề đồng hóa. Bắc Địch (Sơn Tây, Hà Bắc) bị các nước Tấn, Yên đồng hóa, chỉ còn lại trở nên hung hãn. Khi U Vương vì mê Bao Tự, bỏ vợ lớn và con trưởng nên bị Thân Hầu rước Khuyển Nhung của Tạng tộc về giết đi ở Li Sơn và đặt cháu ngoại vào ngôi con rể. Bình Vương đã bị kinh tế nông nghiệp thuần hóa nên khi thấy sắc diện hung hãn của Khuyển Nhung lúc và cướp phá thì rất kinh sợ, nên tính việc thiên đô sang Lạc Aáp. Đường từ Cảo kinh ra Lạc Aáp đầy những bộ lạc ăn cướp, Bình Vương lại không có binh quyền gì cả, phải nhờ Tây Nhung hộ tống. Để tạ ơn ông cho bộ lạc này những đất đai của tổ tiên khai phá xưa, đó là Quan Trung mà ông không dám ở nữa. Nhờ vậy Viêm tộc có một khoảng đất để dựng lên nước Tàu, sau này sẽ tóm thâu thiên hạ. Vì tính tình đã trở nên hung hãn theo đời sống du mục, nhưng chính gốc là Viêm tộc (Danses 572).

Còn Nam Man ở Trường giang, khi vào Tứ Xuyên đã chia 2 ngành: một theo châng gia súc xuống Vân Nam, tới phía Tây Nam tỉnh này thì định cư và đi vào nông nghiệp. Vì dân ngày một đông lại thêm bị áp lực của Hoa tộc từ năm 866 thua Cao Biền, nên vào đầu thế kỷ thứ X, noi theo triền sông Salouen và Mékong xuống thực dân dân miền Đông bắc Miến Điện (dân Shan), Tây bắc Việt Nam (miền Sơn La, Lai Châu, Hà Giang) mở ra nước Lào, nước Xiêm. Ngày xưa Hoa tộc gọi là Tây Nam Man, ngày nay ta gọi là dân tộc Thái có thể là tên lúc còn ở núi Thái Sơn, giai đoạn mở đầu của Viêm tộc.

Sang đầu kỷ nguyên họ phân ra 6 bộ lạc là Lang Khung, Thi Lăng, Đằng Đạm, Việt Tích, Mông Tuấn, Mông Xá, vì ở phía Nam (huyện Sở Hùng). Mông Xá lại có tên là Nam Chiếu. Những khi Trung Hoa có biến, họ thường vào quấy phá như hồi Hán mạt, Ngũ hồ, tàn Đường v.v… Vua Đường Huyền Tôn phải cắt đất để mua lòng họ. Năm Khai Nguyên thứ 26 (738) vua phong cho Bì La Cáp (Trung Hoa kêu là Mông Quý Nghĩa) làm Vân Nam Vương đóng đô ở Côn Minh, từ đấy trở đi đến năm 866, họ dọc ngang 5 tỉnh Việt Giang, nước ta cũng chịu phần cướp phá cho đến năm 866 Cao Biền mới dẹp yên. Năm 1380 quân Nguyên vào diệt Hoàng tộc bắt vua đưa về Nam kinh xử tử. Tuy vậy thỉnh thoảng vùng Tây Nam Vân Nam lại dấy động. Lần chót cách đây mấy chục năm và thành Đại Lý hoàn toàn bị thiêu rụi.

Còn những Viêm tộc ở các tỉnh lưu vực Trường Giang mà Hoa tộc kêu chung là Đông Nam Man thì khai thác vùng hồ Động Đình, Bành Lãi trên sông Dương Tử. Hoa tộc trên vùng Hoàng Hà gọi vùng này là Kinh cức tức là rừng rú, nhân đó có tên là Kinh man (sau sẽ thành nước Sở đời Xuân Thu). Trước đây lối 2897 tù trưởng các bộ lạc Viêm tộc ở đây xưng là Kinh Duơng Vương vì nghề nông nên thờ Thần Nông làm tiên tổ. Và có lẽ vì đó nên chữ Việt với bộ Mễ mà họ Mễ mà nay ta quen gọi là họ Mị như Mị nương, Mị châu thì cũng có thể đọc là Mễ nương, Mễ châu. Đây là một họ rất lớn của nước Việt cũng như nước Sở sau này, nên hai nước có những liên lạc chặt chẽ, và do lẽ đó mà vua nước Sở sau này gọi là Hùng Vương và nước Văn Lang cũng có 18 đời Hùng Vương. Có lẽ Hùng Vương của Văn Lang cũng như của nước Sở đều là gợi hứng từ một gốc chung. Gốc đấy có thể là Hồng Bàng hay là hùng dũng.

Riêng vì nước Sở thì ở đời Chu Sở (1134) lãnh tụ của Viêm tộc là Hùng Dịch vì có công giúp khai sáng nhà Chu nên được phong chức Tử Nam, lập nên nước Sở gồm 6 tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang. Những dân tộc ở ba tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây vì giao thiệp với Hoa tộc nên dần dần văn hóa in rập văn hóa của Hoa tộc. Còn ba tỉnh An Huy, Giang Tô, Chiết Giang (Giang Đông) vì bế quan tỏa cảng nên giữ nguyên vẹn ngôn ngữ, phong tục tập quán xưa.

Đến đời Chu Hoàn Vương (717-696), Hùng Thông tự lập làm Sở Võ Vương nên sau đó ít lâu những dân Viêm tộc ở ba tỉnh Giang Tô, An Huy, Chiết Giang cũng tách ra lập nên nước Ngô, nước Việt. Cả ba nước này Sở, Ngô, Việt đều một gốc của tổ tiên ta xưa, nhưng không may vì ý thức quốc gia chưa đủ mạnh nên ba nước họ hàng liên miên đánh phá nhau: năm 508 quân Ngô vào kinh đô Sở là Dĩnh đô diệt hoàng tộc họ Hùng.

Năm 473 Việt diệt Ngô.

Năm 334 Sở diệt Việt.

Mỗi lần một nước bị diệt là có một nhóm di cư xuống Bắc Việt, như vào lúc Ngô phá Sở diệt họ Hùng Vương thì một chi nhánh của họ này chạy xuống Bắc Việt cùng với những nhóm Viêm tộc đến đây trước lập nên nước Văn Lang truyền 18 đời đến năm 258 bị nhà Thục thôn tính. Trên đây là tóm lược một số giả thuyết đã quen (và một phần mượn trong bài Nguồn gốc dân tộc Việt Nam của ông Hoàng Xuân Nội đăng trong tạp chí “Văn Hóa Á Châu” tháng 8/1960). Theo một vài tài liệu khác thì tiền sử nước ta đại khái có thể chia ra ba giai đoạn sau:

Thời đại Thái Sơn thuộc rẫy Thân Lĩnh. Đây là giai đoạn Tam Hoàng mà vua cuối cùng là của Việt tộc tên Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn một nghĩa. Thần Nông dạy dân cày bừa, nên gọi là Địa hoàng. Trước đó có Toại Nhân phát minh ra lửa nên gọi là Thiên hoàng, rồi tới Phục Hy dạy cách chăn nuôi làm ra bát quái nên gọi là Nhân hoàng. Còn Nữ Oa hoặc là vợ Phục Hy hay như bóng dáng Nghi Mẫu của thời Nam Nữ phân quyền.

Thòi đại Ngũ Lĩnh: Đời Viêm Đế thứ ba vì sức bành trướng của Hoa tộc Đế Minh truyền ngôi cho con là Đế Nghi rồi đem một số bộ lạc Miêu và Thái đi xuống vùng năm hồ năm núi. đấy là cuộc Nam tiến thứ nhất lập ra nước Xích Quỷ gồm ba hệ:

- Hệ Âu Việt (Thái) ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Miến Điện.

- Hệ Miêu Việt ở giữa thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây.

- Hệ Lạc Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt, Trung Việt (1).

Thời đại Phong Châu: lập ra Văn Lang… tiếp đến là Hán thuộc.

(1) về ít điểm sử địa khác luật Trung Hoa cổ đại vẽ theo khung Lạc Thư.

Ngoài ra còn có nhiều thuyết như của ông Aurousseau (Befeo XXIII) cho rằng nguồn gốc Việt Nam do Chiết Giang tản cư xuống thì cũng chỉ đúng có một phần rất nhỏ. Ta có thể nói từ tất cả các vùng nước Tàu đều có người đến định cư ở Việt Nam, xa như nước Lỗ mà còn có Sĩ Nhiếp, Triệu Đà v.v… thì nhất định trong nhiều ngàn năm trước đã có những cuộc di cư như thế. Những câu chuyện đi lại của Đế Lai, Đế Nghi, Âu Cơ v.v… hẳn là chỉ những cuộc di cư này đã có ít ra lối năm ngàn năm, vì người ta đã tìm thấy dấu tích người Mông Cổ ở thời Thạch khí Hòa Bình và Bắc Sơn. Trong hang gọi là Tam hang bà Colani tìm thấy 7 cái sọ thì đã có 2 sọ thuộc Anhđônê lai Mông Cổ, một sọ lại ba giống Anhđônê, Mông Cổ, Tam Pong, thì phải kết luận là họ đến cư ngụ đã lâu đời để có thể sống chung thân cận như vậy. Vì thế khi huyền sử đặt Hồng Bàng trước Hoàng Đế 182 năm thì nước Văn Lang cũng đã bao hàm cả Bắc Việt, tuy rằng Văn Lang còn nằm trong vùng Kinh Sở, nên 18 đời Hùng Vương là thuộc nước Sở, tuy rằng đã trở thành linh tượng (tức vượt không thời gian). Dấu hiệu đã hiện ra rõ rệt với những con số 18. 18 là hai lần 9 mà 9 căn 3 tức là con số của Tam Miêu cũng là Viêm tộc. Con số 18 là con số huyền niệm làm liên tưởng đến 18 ngàn năm tiến hóa của Bàn Cổ. Truyền thuyết Tây Tạng nói vũ trụ sinh ra do một cái trứng lớn, trứng lớn sinh ra 18 trứng nhỏ. Phù Đổng Thiên Vương xin vua Hùng Vương đúc cho con ngựa sắt cao 18 thước… Vì thế nếu thật nước Sở đã có 18 đời Hùng Vương thì đó là sự tình cờ gặp gỡ với số huyền niệm, hoặc rất có thể sử gia nước Sở đã đẽo gọt cho các đời vua ăn khớp với số 18. Ngoài con số 18 còn nhiều dấu khác, theo sách Việt sử lược (viết vào thế kỷ 15) thì Hùng Vương là con người khác thường có tài dùng huyền thuật nên cai trị được các bộ lạc… (hữu di nhơn yên dĩ huyền thuật phục chư bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đô ư Văn Lang, hiệu Văn Lang quốc). Theo truyền thuyết này ta thấy rõ Hùng Vương đã trở thành linh tượng của huyền sử mà những chữ dị nhân chỉ hiền triết, còn huyền thuật chỉ Lạc thư, tức là sách bao gồm nền Minh triết dạy trị nước theo Trí nhân, mà cho được như vậy phải có đức hùng dũng (trí, nhân, dũng). Còn nước được cai trị theo lối đó gọi là Văn trị, tất nhiên phải gọi là Văn Lang để đối đầu với lối trị bằng pháp hình phát xuất từ du mục. Các con số Lạc thư cộng chiều nào cũng ra 15, nên Hùng Vương chia nước ra làm 15 bộ, vậy thì 15 bộ ở đây cũng chỉ là những tên huyền sử, người sau có đem đặt cho những miền ở Bắc Việt đi nữa thì đó cũng chỉ là một lối dùng tên xưa đặt cho địa vực mới, y như trường hợp đem các tên mạn bắc thí dụ “Hành Sơn” ở tỉnh Hồ Nam bên Tàu đặt cho dãy núi ở nước ta. Nếu người nay không tìm ra địa vực của những tên đó như Văn Lang, Việt Thường, Bình Văn… bên Trung Hoa cổ đại, thì không nên vội kết luận ngay rằng xưa đã không có đâu gọi như thế. Hoặc không có đâu gọi thế càng hay vì càng rõ tính chất huyền sử của danh hiệu. Sau này có những người không hiểu rồi làm sai lạc ý nghĩa đi thì đó là chuyện thường. Vậy những chủ trương loại Maspéro nói Hùng Vương chính là Lạc Vương viết sai… đều không lưu ý tới huyền sử. Giả có sự sai đó thì cũng chỉ là một sự sai của người xưa điều đó không xóa bỏ nổi truyền thuyết 18 đời Hùng Vương được. Nên nhớ rằng ngay từ xưa đã có nhiều dòng lưu truyền và nhân đó cũng đã có nhiều lối giải thích, những lối giải thích nào phù hợp với văn hóa nông nghiệp chống văn hóa du mục là lối giải thích hợp đồng văn lịch sử Viễn Đông nhất, và đó là trường hợp những trang huyền sử của Việt Nam cũng là những trang sử của văn hóa, một nền văn hóa đã mở rộng tự Bắc tới Nam và được trình bày trong những sách mang danh hiệu huyền sử cách công khai như Việt điện u linh hay Lĩnh Nam trích quái, thì những chữ U linh hoặc trích quái nói lên rõ tính chất huyền sử. Nói là huyền sử vì nó chỉ thị một nền văn hóa lớn lao đã có từ lâu đời và gắn liền với nước Việt Nam như một sử mệnh. Nói khác theo huyền sử thì nước Việt Nam được nhìn dưới hai khía cạnh, một là sử với bờ cõi nhỏ hẹp của vài ba chân ở mạn Nam nước Tàu và mới khai quốc từ Triệu Đà, nhưng ngoài ra còn một khía cạnh khác nữa là huyền sử với bờ cõi rộng bằng với nền văn hóa nông nghiệp được biểu thị bằng hai chữ Văn Lang với 18 đời Hùng Vương đã xuất hiện trước lịch sử lối 3 ngàn năm. Vậy khía cạnh này không được sử gia kể tới là chuyện dễ hiểu: sử ký Tư Mã Thiên chỉ nói Lạc Vương mà không nói Hùng Vương vì ông là người quá lý trí (như Chavannes đã nhận xét) nên gảy bỏ các chuyện huyền thoại, vả ông là sử gia nhà Hán thì đời nào ông chịu nhận Hùng Vương của Việt Nam vì như thế là gián tiếp truy nhận lãnh thổ cũ Việt Nam nằm sâu trong nước Tàu. Đến như sách “Giao Châu ngoại vực ký” thế kỷ 3-4 cũng chỉ có thể nói Lạc hầu mà không thể nói Hùng Vương vì nếu nói là vượt địa vực “Giao Châu” cũng như vuợt mục đích là ký (tức ký sự về một miền: monographie). Còn truyện Thẩm Hoài Viễn (thế kỷ thứ 5) đã thay Lạc vương bằng Hùng Vương trong quyển “Nam Việt chí” cũa ông ta thì đó là điều tỏ ra ông là người duy lý nên đã dùng chữ Hùng Vương mà giải nghĩa Lạc Vương một cách duy vật bằng mùi đất “đất có mùi hùng nên gọi là Hùng Vương!” Thế là cũng như các duy sử khác chọn bỏ một: chọn Hùng Vương bỏ Lạc Vương. Đó là một sai lầm trái với truyền thống có tính cách tâm linh tức giải nghĩa bằng những yếu tố theo người, người lạ thường có tài dùng huyền thuật… như lối giải nghĩa của “Việt sử lược” (lối thế kỷ 14). Lối giải này thuộc dân gian vẫn được duy trì và cuối cùng được ghi lại trong sách “Lĩnh Nam trích quái” (thế kỷ 14-15) trong đó trưởng nam cai trị xưng là Hùng Vương, các em chia nhau người làm Lạc hầu, người làm Lạc tướng (Hùng trưởng vi vương, hiệu viết Hùng Vương thứ vi Lạc hầu Lạc tướng…). Trưởng nam đây phải hiểu vào thời hơn hai ngàn năm trước, còn các em là vùng Âu Lạc ở Bắc Việt thuộc đời sau đã đi hẳn vào lịch sử. Hùng Vương thuộc vòng trong = văn hóa tâm linh, Lạc hầu thuộc vòng ngoài chính trị là phạm vi sử ký. Ngô Sĩ Liên tiếp nhận cảhai khía cạnh vào quyển “Đại Việt Sử ký toàn thư” là đi đúng với sự thực toàn diện, chỉ không may mắn ở chỗ ông muốn dùng lý lẽ để biện hộ cho những sự việc thuộc huyền sử, vì làm như vậy là ông cũng đã ghé sang duy sử tức chọn một bỏ một bằng cách giản lược huyền sử vào lịch sử. Nếu ông chỉ kể lại huyền sử và đặt ở phần ngoại kỷ được tần cùng trước Triệu Đà rồi đừng giải nghĩa chi hết, thì không ai bẻ ông được. Tuy nhiên dù ông có lầm lẫn cũng như giả sử có sự lẫn Lạc Vương ra Hùng Vương đi nữa thì đó là sự lầm lẫn của một vài sử gia, không thể vì đó mà chối tuột đi được mối liên hệ giữa Việt Nam với những dân gọi là Viêm tộc, Tam Miêu, Bách Việt xưa kia đã sống từ mạn bắc nước Tàu và thiên di xuống phía nam, vì đã để lại quá nhiều chứng tích trong sách vở, thể chế thói tục như sẽ bàn trong sách này. Ở đây chỉ xin nêu ra một số điểm lấy ngay từ những di tích khảo cổ tìm được ở Bắc Sơn, Đông Sơn mà các nhà tân học thường mần ngơ, hay có lẽ đúng hơn là không nhìn ra vì tôi chưa thấy một học giả nào trong nhóm tân học đã nắm vững cơ cấu nền văn hóa Văn Lang, thì tất nhiên là không nhìn ra. Sau đây là một số điểm.

Trước nhấtt là khu vực của trống đồng Đông Sơn rất rộng nó gồm ít nhất là Hoa Nam, miền sông Hoài, Chiết Giang và lan sang đến Đài Loan, Nhật Bản… như vậy là nó rộng tương đương với bờ cõi nước Văn Lang. Các nhà duy sử hình như quên đi rằng những sọ người Mông Cổ đã gặp được ở cổ Việt ít ra lối hai ba ngàn năm trước kỷ nguyên nghĩa là suýt xoát thời “khai quốc” của họ Hồng Bàng, và hầu chắc đã đóng vai trò văn hóa quyết liệt, bởi vì những yếu tố nổi nhất trong trống đồng đều có thể giải nghĩa liên hệ đến nền văn hóa Viêm tộc. Sau đây là ít thí dụ: trước hết là hình vẽ vòng tròn có chấm, hình trôn ốc kép bởi chữ S thì theo ông Bernhard Kargren bắt nguồn từ những miền thuộc Mông Cổ như Ordos, Tagar rồi đi qua Trung Hoa để đến Đông Sơn (Bulletin of the Museum of Far Eastern Antiquities 1942 p.390) (1)

Trích 1 phần từ "Việt Lý Tố Nguyên" - tác giả Kim Định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trương Thái Du - một nhân vật khá được chú ý trong giới nghiên cứu sử học, viết nhiều bài về cổ sử Việt - Bài viết của ông ta được hẳn BBC do Nguyễn Giang chủ bút phần tiếng Việt đăng cùng với các vị có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Độc đáo nhất là bài của Đỗ Ngọc Bích - nữ nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Hoa Kỳ - trắng trợn phát biểu nguồn gốc Việt sử có từ Trung Quốc! - Cá nhân tôi từ đó nhìn xứ sở Anh Quốc như một đám lộn xộn qua hình ảnh BBC tiếng Việt.

Những lập luận của họ hoàn toàn phi khoa học, chủ quan, áp đặt, cắt xén, rất siêu hình... tóm lại là một thứ suy luận thiển cận.

Về việc thiền sư Lê Mạnh Thát thì hội sử Học có ý định tổ chức một cuộc hội thảo công khai - việc này cũng đã đăng báo công khai. Nhưng sau đó im lặng một cách khó hiểu cho đến ngày nay. Trường hợp xảy ra hội thảo - tuy cá nhân tuy chưa tán thành hoàn toàn những luận điểm của ông Lê Mạnh Thátì - nhưng tôi sẽ đứng bên cạnh ông để minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến . Tôi đã có nhiều bài phê phán từ trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê trở xuống....về các vấn đề liên quan đến cổ sử, dẫn chứng chi tiết, không bỏ một dấu phẩy, chứ không phải cắt trích, nói phong long kiểu này.

Đã vài ba năm trôi qua, uy tín như hội sử học tuyên bố hội thảo mà còn im re thì mấy bài viết té nước theo mưa của người này không đáng quan tâm.

Tôi đã không dưới một lần phát biểu rằng: :Những kẻ dốt nát sẽ vỗ tay khen những kẻ có chút ít chữ nghĩa.

Nhìn đám rơm rác thì rất khó chịu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta tham khảo bài viết cuối về Thăng Long thành:

ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH. 30

Đăng ngày: 18:17 02-08-2008 Thư mục: CÁC BÀI NGHIÊN CỨU của dienbatn Bây giờ chúng ta chỉ cần điểm lại những gì cổ sử đã viết về các thành cổ trên đất Thăng Long - Hà Nội ngày nay , chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về sự dịch chuyển tâm của các thành đó trong suốt 1.000 năm Lịch sử . Chúng ta sẽ khảo sát từng thành cổ một , chủ yếu vẫn là Đại La thành và THĂNG LONG THÀNH vì mục đích của bài viết chúng tôi đã đặt ra như thế .

1/ VỊ TRÍ CỦA LA THÀNH QUA CỔ SỬ :

Trong phần này , chúng tôi sẽ cố gắng vẽ lại bản đồ và sự dịch chuyển của La Thành ( hay Đại La thành ) qua các tư liệu cổ sử đã trích dẫn .

* " Giáp Thìn, [824], (Đường Mục Tông Hằng, Trường Khánh năm thứ 4). Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có dòng nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đến đóng ở thành hiện nay. (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thầy tướng bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, sau 50 năm nữa ắt có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ. Đến đời Hàm Thông [860-874], Cao Biền đắp thêm La Thành, đúng như lời người ấy. Lại xét: Phủ thành đô hộ trước đó ở ngoài thành Đông Quan ngày nay, gọi là La Thành, sau Cao Biền đắp thành hiện nay, thành bên ngoài cũng gọi là La Thành). "

* " Đại-La Thành-Lộ : xưa là nước Giao-Chỉ, đời nhà Hán để như cũ, nhà Đường đặt làm An-nam đô-hộ-phủ, thành phủ ở tại phía tây bờ sông Lư-Giang; Trương-Bá-Nghi đời Đường bắt đầu xây thành ấy, Trương-Chu, Cao-Biền tiếp-tục sửa sang đắp thêm. Trong thời Chân-Tông nhà Tống, Lý-Công-Uẩn người quận ấy, kiến-quốc tại đây. Đến nhà Trần nối theo nhà Lý lấy đất ấy đạt thêm ba phủ nữa: Long- Hưng, Thiên-Trường và Trường-An. "

*" Trương-Châu Nguyên trước làm An-nam kinh-lược phán-quan, đến đời vua Hiến-Tông, năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đổi làm chức Đô-hộ Kinh-lược sứ. Quan Kinh-Lược trước là Trương-Bá-Nghi đắp thành Đại-La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam 5 cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành, hai bên tả hữu, đều cất 10 dinh. Thời Bùi-Thái, hai thành Hoan, Ái, bị Hoàn-Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương-Châu cho sửa đắp lại. "

* " Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một

đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng

rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc (?).

* " Dời Đô Về Thăng Long Thành. Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp

không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về Lathành.

Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô.

Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra,

bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải

Hoa-lư làm trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên-đức phủ. "

* " Vào năm thứ 2 niên hiệu Trường Khánh (năm Nhâm Dần- 822- ND) vua Mục Tông6 nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy gần cửa thành có dòng nước chảy ngược mới sợ rằng

người trong châu đa số sẽ sinh chuyện phản trắc. Nhân đó mới bói quẻ, xem cái thành hiện tại ấy như thế nào. Lúc bấy giờ, có cái thành nhỏ vừa mới đắp. Người xem bói, xem tướng nói rằng sức ông không

đủ để bồi đắp cái thành lớn, 50 năm sau sẻ có người họ Cao đóng đô ở đấy mà xây dựng vương phủ. Đến khoảng niên hiệu Hàm Thông (841- 873-ND) đời vua Ý Tông nhà Đường, Cao Biền đắp thêm La Thành. "

* " Cao Biền đắp La Thành chu vi dài 1980 trượng linh năm thước, cao 2 trượng 6 thước. Chân thành rộng 2 trượng 6 thước. Bốn thành có nữ tường3 cao 5 thước 5 tấc. Địch lâu 55 sở. Môn lâu 5 cái.

Ủng môn (cửa tò vò) 6 cái. Ngòi nước 3 cái. Đường bộ (?) 34 đường lại đắp chu vi dài 2125 trượng 8 thước, cao một trượng 5 thước. Chân đê rộng 3 trượng xây cất nhà cửa hơn 5000 căn. " ( Đơn vị đo lường ngày xưa linh bốn thước, 1 trượng có mười thước ta. Bức tường nhỏ xây cơi thêm trên cái thành lớn gọi là nữ tường. Cái lầu xây trên thành để nhìn xem quân địch có đến không gọi là địch lâu. Môn Lâu: cái lầu xây trên cái cửa ra vào. Ủng Môn: Ủng (có sách phiên Úng) là cái vò còn gọi là cái ui làm bằng đất nung dùng để đựng nước, rượu v.v... Môn là cửa. Dùng những cái vò sắp chồng lên ở hai bên, giữa chừa khoảng trống làm cửa ra vào gọi là Ủng Môn. )

MỘT VÀI NHẬN XÉT CỦA CHÚNG TÔI ( Lâm Khang và dienbatn ) .

1/ Theo các tài liệu về cổ sử cho thấy , La Thành hầu như không có thay đổi gì nhiều về hình dạng kích thước từ khi xây dựng . Ngoại trừ một lần lùi sâu vào trong 75 thước để tránh nước lụt ( Năm Ất Dậu (năm 1165- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 3: Dời thành Đại La, phía cửa triều đông lùi sâu vào 75 thước. Xây cửa bằng gạch và đá để tránh sự xói mòn của nước sông. ) .

2/ Chùa Một cột ( DIÊN HỰU ) không có sự thay đổi vị trí trong suốt quá trình Lịch sử . Điều này hơi khác vời kiến giải của NSH BÙI THIẾT .

3/ Kinh thành Thăng Long đã bị cháy hoặc bị tàn phá gần như hoàn toàn nhiều lần . Mỗi lần xây dựng lại đều có sự thay đổi về kết cấu , tên công trình và quy mô xây dựng .

4/ Có một dòng sông chưa rõ tên chảy qua Kinh Thành Thăng Long , con sông này đi qua vườn Bách thảo hiện nay , qua khu vực Khảo cổ 18 Hoàng Diệu ... có lẽ là sông Ngọc Hà ???

5/ Kinh thành Thăng Long qua các đời có sự dịch chuyển về mặt địa lý , nhưng luôn lấy bờ sông Tô Lịch làm một ranh giới thiên nhiên .

6/ Thăng Long thành luôn nằm trong lòng của thành Đại La và trong Kinh thành Thăng Long luôn có một vòng thành nữa là Cung thành ( hay Cấm thành , Tử Cấm thành ) . Như vậy luôn có 3 vòng thành , bên ngoài là Đại La thành , trong là Kinh thành Thăng long và vòng cuối cùng là Cung thành ( hay Cấm thành , Tử Cấm thành ) .

THÀNH ĐẠI LA :

Thành Đại La là lũy đất bao quanh bốn phía ngoài Đô thành . Nay vùng đất toàn bộ huyện Hoàn Long đều là di chỉ cũ của thành Đại La .

Thành do Trương Bá Nghi , Đô hộ An Nam khởi công xây đắp vào năm Đại Lịch 2 ( 767 ) đời Đường . Sau các viên quan Đô hộ Triệu Xương , Trương Chu , Lý Nguyên Gia kế tiếp bồi đắp . Năm Hàm Thông 7 ( 866) nhà Đường , Cao Biền làm Đô hộ mới đắp to thêm , chu vi 1982 trượng 5 thước , thân thành cao 2 trượng 9 thước , chân thành rộng 2 trượng 5 thước , tường "con gái " cao 5 thước 5 tấc , có 55 lầu canh .

Năm Thuận Thiên 1 triều Lý 9 1010 ) , Lý Cao Tổ ngắm nhìn bản đồ mà nói rằng : '" Thành Đại La cũ của Cao Biền có thế rồng cuốn hổ ngồi " , bèn ra lệnh bồi đắp thêm và dời Đô tới đóng tại đó .

Tháng 11 năm Hồng Đức 21 ( 1490 ) đời Lê , lại đắp mở rộng thêm 8 dặm , bên trong làm vườn cây, nuôi thú . Tháng 8 ( năm sau ) hoàn thành .

Năm Quang Hưng 11 ( 1588 ) triều Lê , nhà Mạc ra lệnh cho dân ở 4 trấn đắp thêm 3 lớp lũy đất , bắt đầu từ phường Nhật Chiêu , qua Hồ Tây , Cầu Giấy đến Thanh Trì , áp sát phía Tây Bắc sông Nhị Hà . Thân lũy cao hơn Kinh thành 3 trượng , rộng 25 trượng , đào 3 lớp hào để phòng thủ .

Năm thứ 15 ( 1592 ) Trịnh Tùng đánh chiếm Đô thành , sai quân phá hủy vài nghìn trượng hào lũy .

Tháng 8 năm Cảnh Hưng 10 ( 1749 ) đời Lê , xem xét địa thế trong thành , sai dân ở các huyện ven thành ra sức bồi đắp thành đất , mở 8 cửa , mỗi cửa đặt 2 ô gác ở hai bên trái và phải , cắt lính canh giữ đề phòng lúc khẩn cấp .

Xét : Việc đắp thành Đại La bắt đầu từ năm Đại Lịch nhà Đường , tới nay đã 1135 năm . Lúc đầu do quan Đô hộ mở phủ , bởi lo sợ dân chúng sinh lòng chống đối , mới đắp thêm để phòng ngự bên ngoài tấn công vào . Thế rồi các triều đại kế tiếp nhau đóng Đô ở đó , dựa theo địa hình mà đắp thành để bảo vệ chốn Thần kinh . Nhưng đâu có biết đạo của bậc Đế Vương xưa nay , việc phòng thủ là ở các vùng lân cận xung quanh , chứ đâu chỉ khư khư giữ gìn trong vòng thành Đại La nhỏ bé . Nay đất nước thống nhất , bốn phía hào lũy san phẳng . Ngôi thành cao ngút tầng mây ngày xưa nay đã thành đường bằng lát đá . Điều đó chẳng đúng như câu nói : " Chớ có cậy vào thành trì mà cho là bền vững " đó sao ?

1/ HỒNG ĐỨC BẢN ĐỒ .

Posted Image

2/ DẤU VẾT LA THÀNH NGÀY NAY .

Posted Image

3/ LÝ GIẢI VÒNG NGOÀI LA THÀNH TRÊN HỒNG ĐỨC BẢN ĐỒ .

1/ Theo các tài liệu về cổ sử cho thấy , La Thành hầu như không có thay đổi gì nhiều về hình dạng kích thước từ khi xây dựng . Ngoại trừ một lần lùi sâu vào trong 75 thước để tránh nước lụt ( Năm Ất Dậu (năm 1165- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 3: Dời thành Đại La, phía cửa triều đông lùi sâu vào 75 thước. Xây cửa bằng gạch và đá để tránh sự xói mòn của nước sông. )

Posted ImagePosted Image

Theo các cổ sử để lại , ta thấy , lúc đầu thành Đại La cũng chỉ là một cái thành nhỏ đóng ở ngay bờ sông Tô Lịch . Việc Trương Bá Nghi thấy trước cửa thành có dòng nước ngược , sợ dân chúng làm phản nên chuyển thành đi sang vị trí khác , cũng chỉ xoay qua lại hai bên bờ sông Tô Lịch . Ta xem lại những gì cổ sử đã viết về vấn đề này .

* " Giáp Thìn, [824], (Đường Mục Tông Hằng, Trường Khánh năm thứ 4). Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có dòng nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đến đóng ở thành hiện nay. (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thầy tướng bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, sau 50 năm nữa ắt có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ. Đến đời Hàm Thông [860-874], Cao Biền đắp thêm La Thành, đúng như lời người ấy. Lại xét: Phủ thành đô hộ trước đó ở ngoài thành Đông Quan ngày nay, gọi là La Thành, sau Cao Biền đắp thành hiện nay, thành bên ngoài cũng gọi là La Thành). "

* " Quý Mùi, [863], (Đường Hàm Thông năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành, tả hữu của Tập [11b] đều chết hết. Tập chạy bộ, cố sức đánh, người trúng mười mũi tên, muốn xuống thuyền của giám quân nhưng thuyền đã đi xa bờ, bèn nhảy xuống biển chết, cả nhà 70 người. Liêu thuộc là Phàn Xước đem ấn tín binh phù của Tập sang sông trước, được thoát. Tướng sĩ các châu Kinh Nam, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương, hơn 4 trăm người chạy

đến phía đông thành giáp sông. Ngu hầu Kinh Nam là bọn Nguyên Duy Đức bảo quân sĩ rằng: "Bọn ta không có thuyền, xuống nước tất chết, chi bằng lại quay về thành đánh nhau với người Man, một người của ta đổi lấy hai người Man, cũng có lợi". Bèn trở lại thành, vào cửa Đông La (tức là cửa đông La Thành An Nam). Người Man không phòng bị, bọn Duy Đức tung quân đánh, giết quân Man hơn 2 nghìn người. Đến đêm, tướng Man là Dương Tư Tấn từ trong tử thành (tức thành nhỏ ở trong thành) đem quân ra cứu, bọn Duy Đức đều chết cả. "

* " Bính Tuất, [866], (Đường Hàm Thông năm thứ 7). ...Cao Biền giữ phủ xưng vương, đắp La Thành vòng quanh 1.982 trượng lẻ 5 thước, thân thành cao15a] 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 5 thước, bốn mặt thành đắp các nữ tường nhỏ trên bốn mặt thành cao 5 thước 5 tấc, lầu nhìn giặc 55 sở, cửa ống 6 sở, cừ nước 3 sở, đường bộ 34 sở. Lại đắp con đê vòng quanh dài 2.125 trượng 8 thước; cao 1 trượng 5 thước; chân rộng 2 trượng, cùng làm nhà cửa hơn 40 vạn gian. "

" Kinh-Lược-Chiêu-Thảo-Sứ là Trương-Bá-Nghi đắp La-Thành tại An-nam, công trình chưa xong, đến năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đô hộ là Trương-Chu đắp tiếp thêm mới hoàn công. Lâm-Tư nói rằng: La-Thành chu-vi 2000 bước, tốn hết 25 vạn công. "

Quan Kinh-Lược trước là Trương-Bá-Nghi đắp thành Đại-La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam 5 cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành, hai bên tả hữu, đều cất 10 dinh. Thời Bùi-Thái, hai thành Hoan, Ái, bị Hoàn-Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương-Châu cho sửa đắp lại. "

* " Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một

đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng

rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc (?).

* " Dời Đô Về Thăng Long Thành. Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về Lathành.

Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải Hoa-lư làm trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên-đức phủ. "

* " năm thứ 2 niên hiệu Đại Lịch (năm Đinh Tỵ-767-ND) đời vua Đại Tông nhà Đường, Trương Bá nghi xây lại La Thành.

Đến năm thứ 3 (năm Mậu Thân- 768-ND) thì đổi lại là An Nam đô hộ phủ.

* " Vào năm thứ 2 niên hiệu Trường Khánh (năm Nhâm Dần- 822- ND) vua Mục Tông6 nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy gần cửa thành có dòng nước chảy ngược mới sợ rằng

người trong châu đa số sẽ sinh chuyện phản trắc. Nhân đó mới bói quẻ, xem cái thành hiện tại ấy như thế nào. Lúc bấy giờ, có cái thành nhỏ vừa mới đắp. Người xem bói, xem tướng nói rằng sức ông không

đủ để bồi đắp cái thành lớn, 50 năm sau sẻ có người họ Cao đóng đô ở đấy mà xây dựng vương phủ. Đến khoảng niên hiệu Hàm Thông (841- 873-ND) đời vua Ý Tông nhà Đường, Cao Biền đắp thêm La Thành. "

* " Cao Biền đắp La Thành chu vi dài 1980 trượng linh năm thước, cao 2 trượng 6 thước. Chân thành rộng 2 trượng 6 thước. Bốn thành có nữ tường3 cao 5 thước 5 tấc. Địch lâu 55 sở. Môn lâu 5 cái.

Ủng môn (cửa tò vò) 6 cái. Ngòi nước 3 cái. Đường bộ (?) 34 đường lại đắp chu vi dài 2125 trượng 8 thước, cao một trượng 5 thước. Chân đê rộng 3 trượng xây cất nhà cửa hơn 5000 căn. " ( Đơn vị đo lường ngày xưa linh bốn thước, 1 trượng có mười thước ta. Bức tường nhỏ xây cơi thêm trên cái thành lớn gọi là nữ tường. Cái lầu xây trên thành để nhìn xem quân địch có đến không gọi là địch lâu. Môn Lâu: cái lầu xây trên cái cửa ra vào. Ủng Môn: Ủng (có sách phiên Úng) là cái vò còn gọi là cái ui làm bằng đất nung dùng để đựng nước, rượu v.v... Môn là cửa. Dùng những cái vò sắp chồng lên ở hai bên, giữa chừa khoảng trống làm cửa ra vào gọi là Ủng Môn. )

THÀNH ĐẠI LA : Tức là thành đất nằm ngoài thành Thăng Long ngày nay . Chu vi 7768 tầm ( 1 tầm = 8 thước ) , thành mở ra 21 cửa ô . Từ đời Đường , năm thứ 2 niên hiệu Đại Lịch ( 767 ) , Trương Bá Nghi bắt đầu đắp thành này , về sau Triệu Xương và Trương Tiết bồi đắp thêm . Vào đời Vua Đường Y Tông , Cao Biền sang giữ chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ , đặt phủ trị ở đó , lại mở rộng thêm thành . Lý Thái Tổ , năm đầu hiệu Thuận Thiên ( 1010 ) từ Hoa Lư dời đô về đây , Ông đã cho đắp thành đất cả bốn phía . Các đời Vua Trần và Vua Lê đều đóng đô ở đây . Nơi đặt cung điện thành trì chính là tỉnh thành hiện nay .

Vọng cung và công sảnh đều ở đây . Trên cổng Vọng cung khắc hai chữ " Đoan Môn " . Đây là di tích triều Lý , nay cũng thế .

THÀNH ĐẠI LA :

Thành Đại La là lũy đất bao quanh bốn phía ngoài Đô thành . Nay vùng đất toàn bộ huyện Hoàn Long đều là di chỉ cũ của thành Đại La .

Thành do Trương Bá Nghi , Đô hộ An Nam khởi công xây đắp vào năm Đại Lịch 2 ( 767 ) đời Đường . Sau các viên quan Đô hộ Triệu Xương , Trương Chu , Lý Nguyên Gia kế tiếp bồi đắp . Năm Hàm Thông 7 ( 866) nhà Đường , Cao Biền làm Đô hộ mới đắp to thêm , chu vi 1982 trượng 5 thước , thân thành cao 2 trượng 9 thước , chân thành rộng 2 trượng 5 thước , tường "con gái " cao 5 thước 5 tấc , có 55 lầu canh .

Năm Thuận Thiên 1 triều Lý 9 1010 ) , Lý Cao Tổ ngắm nhìn bản đồ mà nói rằng : '" Thành Đại La cũ của Cao Biền có thế rồng cuốn hổ ngồi " , bèn ra lệnh bồi đắp thêm và dời Đô tới đóng tại đó .

Tháng 11 năm Hồng Đức 21 ( 1490 ) đời Lê , lại đắp mở rộng thêm 8 dặm , bên trong làm vườn cây, nuôi thú . Tháng 8 ( năm sau ) hoàn thành .

Năm Quang Hưng 11 ( 1588 ) triều Lê , nhà Mạc ra lệnh cho dân ở 4 trấn đắp thêm 3 lớp lũy đất , bắt đầu từ phường Nhật Chiêu , qua Hồ Tây , Cầu Giấy đến Thanh Trì , áp sát phía Tây Bắc sông Nhị Hà . Thân lũy cao hơn Kinh thành 3 trượng , rộng 25 trượng , đào 3 lớp hào để phòng thủ .

Năm thứ 15 ( 1592 ) Trịnh Tùng đánh chiếm Đô thành , sai quân phá hủy vài nghìn trượng hào lũy .

Tháng 8 năm Cảnh Hưng 10 ( 1749 ) đời Lê , xem xét địa thế trong thành , sai dân ở các huyện ven thành ra sức bồi đắp thành đất , mở 8 cửa , mỗi cửa đặt 2 ô gác ở hai bên trái và phải , cắt lính canh giữ đề phòng lúc khẩn cấp .

Xét : Việc đắp thành Đại La bắt đầu từ năm Đại Lịch nhà Đường , tới nay đã 1135 năm . Lúc đầu do quan Đô hộ mở phủ , bởi lo sợ dân chúng sinh lòng chống đối , mới đắp thêm để phòng ngự bên ngoài tấn công vào . Thế rồi các triều đại kế tiếp nhau đóng Đô ở đó , dựa theo địa hình mà đắp thành để bảo vệ chốn Thần kinh . Nhưng đâu có biết đạo của bậc Đế Vương xưa nay , việc phòng thủ là ở các vùng lân cận xung quanh , chứ đâu chỉ khư khư giữ gìn trong vòng thành Đại La nhỏ bé . Nay đất nước thống nhất , bốn phía hào lũy san phẳng . Ngôi thành cao ngút tầng mây ngày xưa nay đã thành đường bằng lát đá . Điều đó chẳng đúng như câu nói : " Chớ có cậy vào thành trì mà cho là bền vững " đó sao ? "

Như vậy ta thấy rằng , lúc đầu , quy mô của thành Đại La tương đối nhỏ , sau này , trong quá trình Lịch sử được tiếp tục bồi đắp , nhưng lần xây dựng của Cao Biền là lần xây dựng lớn nhất mà di tích còn tồn tại tới ngày này . Theo những dấu vết còn lại La Thành hay Đại La thành có quy mô rất lớn , chu vi của La Thành khoảng gần 30 Km . Trong suốt chiều dài Lịch sử cả ngàn năm từ thời Cao Biền xây dựng , La Thành hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể ( việc này rất khác với số phận của THĂNG LONG THÀNH ) . Như vậy ta thấy rằng tâm điểm của La Thành hầu như không có sự thay đổi trong suốt hơn một nghìn năm qua . DẤU VẾT CỦA LA THÀNH

Posted Image

MÔ HÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI THEO Ý CỦA TRẦN QUỐC VƯỢNG.

Posted ImagePosted Image

Trong phần này , chúng tôi xin trích một ý kiến của giáo sư TRẦN QUỐC VƯỢNG trong cuốn HÀ NỘI NHƯ TÔI HIỂU , đoạn này mô tả khá kỹ và chính xác địa tầng của ĐẠI LA THÀNH - THĂNG LONG - HÀ NỘI .

" Theo ngôn từ quy hoạch dân gian thì Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội cổ là một mảnh đất được bao bọc bởi :

Nhị Hà quanh Bắc sang Đông

Kim Ngưu , Tô Lịch là sông bên này .

Tưởng như không còn lời nào cô xúc và khái quát cho bằng . Loài người ( dân ) bao giờ cũng khôn ngoan hơn mỗi người ( lãnh đạo ) là như vậy đó .

Nói theo " Lý thuyết hệ thống " , thời thượng hiện nay , thì 3 sông ấy là hệ trên của một tập hợp các hệ dưới sẽ được trình giải dưới đây . Có thể mô hình hóa và sơ đồ hóa cái hệ thống ấy như sau , gọi là " tam giác châu hà Nội " ., nằm trên một hệ nữa là " tam giác châu Bắc bộ " hay trên " tam giác châu Nhị Hà " . ( xem hình dienbatn mô tả ở trên ) .

Lời chua : Có một tam giác nhỏ đồng dạng với một tam giác lớn , đó là Hồ Tây . Ba cạnh của tam giác nhỏ được viền bởi Nhị Hà - Thiên Phù - Tô Lịch với một cự ly rất nhỏ . Nếu không có đê và trong mùa lũ thì thấy ngay Hồ Tây xưa chỉ là một khúc uốn của Nhị Hà và Thiên Phù - Tô Lịch ( đoạn Hà Khẩu - Bưởi ) cũng chỉ là Nhị Hà nghĩa rộng , hay sự tạo thành nên chúng là do sông Nhị đổi dòng / bỏ dòng . Khi tạo nên Thiên Phù và Tô Lịch , thì " tam giác nước Hà Nội " có hai cửa vào ( hay 2 cửa cấp nước - input ) là cửa sông Thiên Phù ở mạn Nhật Tân giáp Phú Xá ( dọc Bù ) và chỗ cửa sông Tô Lịch ở Hà Khẩu ( chỗ nhà tắm phố Chợ Gạo , quận Hoàn Kiếm ngày nay ) . Đến khi sông Thiên Phù bị lấp ( đời Lý về sau ) thì chỉ còn một cửa Hà Khẩu cấp- nước sông Nhị và một cửa Hồ Khẩu cấp nước Hồ Tây cho sông Tô Lịch .

Nhìn cái " tam giác nước " ( trước , sau bao gồm cả Hồ Tây ) và cái " tứ giác nước ( sau khi Hồ Tây đã hình thành ) , thì có thể định nghĩa ngay Thăng Long - Hà Nội là cái bãi bồi to lớn của sông NHị Hà vốn trong cuộc đời thực , tự nhiên , có hình thoi , như một bãi bồi tự nhiên khác ...Dải đất bãi này có độ nghiêng từ Tây sang Đông , từ Bắc xuống Nam , đúng hơn là từ Tây Bắc xuống Đông Nam . Đây cũng là hướng dòng chảy của mạng nước Hà Nội . Vậy nếu khu vực Hoàng thành Hà Nội cổ thuộc Ba Đình nay là bãi bồi cao thì rõ ràng Đống Đa , Hai bà là vùng ô trũng cho tới Thanh Trì . "

MỘT Ý KIẾN ĐÁNG CHÚ Ý CỦA GS.TRẦN QUỐC VƯỢNG VỀ SÔNG TÔ LỊCH :Như người ta nói xưa nay , bắt đầu từ Hà Khẩu ( cửa cấp nước số 1 ) chảy vòng về qua nội thành làm ngoại hào phía bắc của tòa thành cổ Lý - Trần - Lê - Nguyễn , rồi chảy xuống Thụy Chương ( Thụy Khuê ) sau khi đã lấy thêm nước ở cửa số 2 ( Hồ Khẩu ) , lại chạy xuống Bưởi , ở đây có cửa cấp nước số 3 là " ngả ba nước " [ Thiên Phù ( phụ lưu cấp 1 của sông Nhị ) là một "cành cây " đâm từ sông Nhuệ qua Xuân La đổ vào ] , dồn sông Tô Lịch ngoặt từ Tây bắc xuống Tây Nam về Cầu Giấy , xuôi xuống Lủ - Huỳnh Cung để rồi nối với sông Nhuệ ở Hà Liễu ....Chính trên đoạn sông này có Cống Cót ( Yên Quyết ) và Cầu Mọc ( Nhân Mục ) , nơi có 2 tiền đồn của cánh quân Sầm Nghi Đống mà quân Tây Sơn cần đánh diệt để " mở đường " vào xứ Đống Đa .

Nhưng đi sâu thì vấn đề còn phức tạp hơn . Bản đồ Hà Nội 1873 lại ghi dòng Tô là sông Kim Ngưu và dòng Kim Ngưu ( làm ngoại hào cho toàn bộ phía Nam Đại La Thành ) là dòng Tô Lịch ? Có nhà " Hà Nội học " bảo tác giả Phạm Đình Bách của tấm bản đồ đó ghi nhận sai . Nhưng chớ trêu là Bia Minh Mạng hiện để ở chùa Trung Tự ( thôn Trung Tự - thuộc phường Đông Tác - Huyện Thọ Xương ) lại ghi về cảnh quan Đông Tác như sau : " Tô giang hữu nhiễu , lâm thủy tiền vinh " ( sông Tô bao phía hữu - Nước chảy ở mặt tiền ) . Thật phức tạp .

Càng phức tạp hơn là quãng ô Thụy Chương , chỗ góc Tây Bắc của tòa thành Hà Nội cổ , đoạn sông Tô đến đó lại chia thành nhánh chạy dọc theo mặt Tây của tòa thành , làm nên Tây ngoại hào và thóat nước xuống Ô Vạn Bảo ( góc Tây nam tòa thành cổ ) , rồi qua hệ đầm hồ Yên Trạch - Hào nam để đổ qua cửa cống Nhạc Viện Hà Nội ( cống Hào nam ) , xuống sông Kim Ngưu , nối với hồ Kim Ngưu ( Hồ Tây ) trên đầu đường Trâu Vàng chạy rồi ẩn xuống hồ : Đó chính là nhánh này đây .

SƠ ĐỒ DÒNG CŨ SÔNG TÔ LỊCH - dienbatn vẽ theo ý của GS.TRẦN QUỐC VƯỢNG .

Posted ImageThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 825x446 and weights 120KB.Posted Image ...Sông Kim Ngưu có 2 cửa vào ( input ) , một ở cửa ô Thụy Chương , một ở cửa ô Cầu Giấy . Nhân đây xin có ngay một nhận xét : cái gọi là cửa ô trên Đại La Thành bao quanh Kinh thành Thăng Long - Đông Kinh phần lớn ( nếu không phải là tất cả ) đều là " ngã ba nước " . Chẳng hạn Ô Nhật Chiêu ( Nhật Tân ) là ngã ba Nhị thủy - Thiên Phù . Ô chợ Bưởi là ngã ba Thiên Phù - Tô Lịch . Ô Thụy Chương ( Thụy Khuê ) là ngã ba Tô Lịch - Kim Ngưu . Ô Cầu Giấy là ngã ba khác của Tô Lịch - Kim Ngưu . Ô Chợ Dừa là nơi phân nhánh của Kim Ngưu thành nhánh Hào Nam - Cầu Khánh ( Hoàng Cầu ) rồi chảy qua hồ Xã Đàn - hồ Nam Đồng , đâm qua cánh đồng Trung Tự - Kim Liên - Khương Thượng mà thành sông Tây hay Phương Liệt , chảy qua cống Vọng xuống đầm Thịnh Liệt ( " Đầm Sét cá Rô " ) mà tiếp tục tạo nên sộng Sét , đổ xuống sông Lừ . Ô Đồng Lầm - Cầu Muống cũng là nơi sông Kim Ngưu chảy qua cánh đồng Trung Tự - Kim Liên xuống sông Phương Liệt . Ô Cầu Dền mé trên một chút ở cống Nam Khang ( Đại học Bách Khoa ) ( Theo dienbatn tên cống này là Lâm Khang mới chính xác ) , cũng là chỗ Kim Ngưu phân một nhánh khác chảy vòng vo qua khu " Đông Dương học xá " cũ - Tức là Đại học Bách Khoa bây giờ - đổ xuống sông Phương Liệt . Cuối cùng là Ô Đống mác là chỗ nhánh của sông Kim Ngưu chảy vào đầm Thanh Nhàn , rồi tiếp tục đổ xuống Nam Thanh Trì thành sông Lừ chảy vào vùng đầm Yên Duyên - Sở Thượng ... ở mỗi cửa Ô , ngã ba nước đều mọc lên một cái chợ , một Thị tứ hay Thị trấn nếu ta dùng tên chữ và cũng là tên hiện đại .

Xem trên đủ biết , chỉ với 2 cửa vào ( input ) mà Kim Ngưu có biết bao nhiêu cửa ra ( output ) , ở trên dưới Ô Chợ Dừa , ở trên dưới Ô Đồng Lầm, ở Nam Khang ( Lâm Khang ? ), trên Ô Cầu Dền , ở Ô Đống Mác ....Sông Kim Ngưu ngoại hào Nam Đại La Thành , trở thành sông to và quan trọng với các phụ lưu và tên gọi khác ( Sét , Lừ ) còn chảy mãi xuống phía Nam qua đầm Yên Duyên - Sở Thượng , nơi nghĩa quân Tây Sơn chia một nhánh nhỏ " nghi binh " để chặn giặc và để đồn giặc chạy về Đầm Mực . Kim Ngưu gặp một nhánh Tô Lịch từ Hà Liễu đổ về Đông ở chỗ ngã ba nước Văn Điển , nơi cũng có đồn giặc Thanh đóng ở chợ - Thị trấn này . Rồi Tô Lịch - Kim Ngưu lại vòng vo đổ xuống Nam Thượng Phúc ( Thường Tín ngày nay ) . Sông Tô qua Vịnh Kiều ( cầu Viềng ) , gần đầm Mực - (Đầm Mực là đoạn bỏ dòng của Tô Lịch ) qua Nhị Khê , qua Ức Trai , qua Ngọc Hồi , vòng một khúc uốn sang Đông lại gặp Kim Ngưu từ Yên Duyên đổ qua , lượn sang tây để gặp sông Nhuệ ở ngã ba Chùa Đậu ( thuộc địa phận xã Gia Phúc - Thường Tín ) . Thế là chính Nam Ngọc Hồi hay là Cầu Thị là một ngã ba nước , nơi một phân nhánh nữa của Kim Ngưu - Tô Lịch tiếp tục chảy xuống phía Nam qua Hạ Hồi - Khê Hồi để đến Tía ( Tử Dương )rồi mới lại đổ vào sông Nhuệ , ở khu vực xã Nghiêm Xuyên của Thường Tín hiện nay , trong đó có làng Cống Xuyên chính là làng có sông Tô Lịch ( Kim Ngưu ) chảy qua trước mặt tiền . Bia Vĩnh Tộ thứ 9 ( Đinh Mão - 1627 ) ở chùa Sùng Phúc Cống Xuyên có câu : " phía Tây có sông Tô Lịch chầu mặt trước chùa . Nguyên văn " Tây tác hữu Tô Lịch giang triều củng ư tiền . vây ngã ba Tô - Nhuệ cuối cùng là đây chứ đâu phải ở Hà Liệu như biết bao sách vở xưa nay từng ghi chép . Chẳng qua là sử sách xưa luôn lầm lẫn , hay đồng nhất Tô Lịch với Kim Ngưu .

( HÀ NỘI NHƯ TÔI HIỂU - TRẦN QUỐC VƯỢNG ) . BẢN ĐỒ HỆ THỐNG SÔNG LA THÀNH - HÀ NỘI .

Posted Image

BẢN ĐỒ LA THÀNH VÀ CÁC DÒNG SÔNG CỔ

Posted ImageThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 666x882 and weights 131KB.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích bài viết tác giả MInh Xuân:

Xin bàn vài dòng với các anh.

Về từ Cun: người Mường ở Hòa Bình trước cách mạng tháng 8 từng có chế độ lang đạo. Lang lớn nhất gọi là lang Cun. Có thể thấy chữ Cun này là chỉ thủ lĩnh tối cao. Hiện tại ở Hòa Bình còn có dốc Cun, một đèo dốc khá hiểm trở ở gần tỉnh lỵ Hòa Bình. Có thể hiểu dốc này là dốc Vua, hoặc dốc Trời, chỉ sự to lớn và độ cao của nó.

Ở đền Thượng Phú Thọ có bức hoành phi "Triệu Cơ vương tích". Nếu dịch theo nghĩa thông thường thì không thể hiểu nổi. Ví dụ sách ở đền Hùng dịch là "Dấu tích nền móng đầu tiên của vua", không sát nghĩa vì từ "Triệu" không hề có nghĩa tính từ "đầu tiên". Tôi đã thử giải thích hoành phi này có nghĩa là "Dấu tích vua chúa họ Cơ", với từ Triệu = Chúa. Đây chính là một vết tích còn ghi lại được rằng đất Phong Châu xưa là đô thành của họ Cơ, tức là nhà Chu.

Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa có câu đối:

Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ

Thục quốc sơn hà tự cố cung

Câu này cho thấy đền An Dương Vương được gọi là "Chiêu lăng", Chiêu là Châu, là Chu. Điều này phù hợp với nhận định An Dương Vương là vua Chu (vua Chủ) ở Cổ Loa.

Có thể thấy không phải ở Việt Nam không còn dấu tích gì (kể cả bằng văn tự) về thời đại Châu Chu này. Vấn đề là cách hiểu của chúng ta đối với các tư liệu này mà thôi.

Khả năng có phải nhà Triệu (Triều Đà chăng).?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong một bài viết nào đó ở trang web này của tác giả Lãn Miên có đề cập đến khu vực Hà Tây - Hà Nội cũng có tên dân gian là Phong Châu, theo phân tích ngôn ngữ.

Như vậy, khả năng danh xưng của các vùng khu vực thuộc nước Văn Lang cũ và ở Trung Hoa bây giờ, Nam sông Dương Tử cũng có thể có tên Phong Châu.

Theo truyền thuyết, vua Hùng đóng đô ở Phong Châu trước cả Loa Thành, như vậy tên gọi Phong Châu cũng là một vấn đế cần được xem xét.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để nhận định trung tâm hành chính của nước Việt Cổ, chúng ta có thể tạm thời tóm tắt các mục sau:

- Huyền sử Việt về biên giới nước Việt thời Kinh Dương Vương.

- Huyền sử về biên giới nước Việt trước thời Kinh Dương Vương (nếu có).

- Nội dung cuộc khảo sát của bác sĩ Trần Đại Sĩ về ranh giới nước Việt cổ.

- Cuộc chiến chống giặc Ân thời vua Hùng Vương 6 và nội dung vua chạy ra đất Mân (Phúc Kiến) trong Kinh dịch???: ý kiến tác giả Thiên Sứ.

- Bản đồ Trung Hoa hiện nay với tên gọi các vùng, sông, núi...

- Bàn đồ thời chiến quốc và nhà Tần.

- Nhận định về vị thế Loa thành và Phong Châu.

- Địa danh Phong Châu ở khu vực Hà Tây - Hà Nội và các nơi khác (nếu có).

- Văn hóa trống đồng: phong tục lễ hội, ý nghĩa trống đồng.

- Ngôn ngữ Nôm: ý nghĩa cội rễ từ các phân tích của các học giả.

- Hình dáng cư dân so với người Việt ở các khu vực nước Việt cổ.

- Quảng Tây hoặc Hồ Nam... vị thế trong Ngũ Hành: quản lý hành chính.

- Hướng các kinh thành của nước ta cũng như trung Hoa theo hướng Bắc Nam? tương ứng nhận định chầu vua quay về hướng Nam?.

- Khảo cổ: các di vật mang tính chất của kinh thành, nơi vua ngự...

- Kinh Thư (Kinh lễ...): sử Trung Hoa phải tương ứng với nhận định về ranh nước Việt cổ. Tuy nhiên trong sách có câu Việt nhược kê cổ tức người Việt viết lại tích xưa?: có bị sửa đổi hay không trong mối tương quan ---> phải được xem xét đầu tiên.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Kinh Thư (Kinh lễ...): sử Trung Hoa phải tương ứng với nhận định về ranh nước Việt cổ. Tuy nhiên trong sách có câu Việt nhược kê cổ tức người Việt viết lại tích xưa?: có bị sửa đổi hay không trong mối tương quan ---> phải được xem xét đầu tiên.

Bổ sung thêm một số sách sử trung Hoa như Hoài Nam Tử, Lã Bất Vi, Phong Thần diễn nghĩa và các sách, tài liệu khác như các tác giả đã phân tích.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đặc biệt thông tin về Lăng vua Hùng thứ 6 tại Đền Thượng, không rõ đời thứ mấy trong Chi này cũng là một cơ sở dữ liệu quan trọng.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Minh Xuân

Đây là bài "Càn Khôn Vạn Niên Ca" của Khương Thái Công, trên website: Thế giới vô hình.

Kính Bác có thể diễn giải tiếng Việt cho mọi người cùng tham khảo không ạ.

Hán Việt

1.太極未判昏已過。 1 Thái Cực Vị Phán Hôn Dĩ Quá.

2.風後女媧石上坐。 2 Phong Hậu Nữ Oa Thạch Thượng Tọa.

3.三皇五帝己派相。 3 Tam Hoàng Ngũ Đế Kỷ Phái Tương.

4.承宗流源應不錯。 4 Thừa Tông Lưu Nguyên ứng Bất Thác.

5.而今天下一統周。 5 Nhi Kim Thiên Hạ Nhất Thống Chu.

6.禮樂文章八百穐。 6 Lễ Nhạc Văn Chương Bát Bách 穐.

7.串去中直傳天下。 7 Xuyến Khứ Trung Trực Truyền Thiên Hạ.

8.卻是春禾換日頭。 8 Khước Thị Xuân Hòa Hoán Nhật Đầu.

9.天下由來不固久。 9 Thiên Hạ Do Lai Bất Cố Cửu.

10.二十年閒不能守。 10 Nhị Thập Niên Nhàn Bất Năng Thủ.

11.卯坐金頭帶直刀。 11 Mão Tọa Kim Đầu Đái Trực Đao.

12.削儘天下木羊首。 12 Tước Tẫn Thiên Hạ Mộc Dương Thủ.

13.一土臨朝更不祥。 13 Nhất Thổ Lâm Triêu Canh Bất Tường.

14.改年換國篡平床。 14 Cải Niên Hoán Quốc Soán Bình Sàng.

15.泉中湧齣光華主。 15 Tuyền Trung Dũng Xích Quang Hoa Chủ.

16.興覆江山又久長。 16 Hưng Phúc Giang San Hựu Cửu Trường.

17.四百年來更世界。 17 Tứ Bách Niên Lai Canh Thế Giới.

18.日上一曲懷毒害。 18 Nhật Thượng Nhất Khúc Hoài Độc Hại.

19.一枝流落去西川。 19 Nhất Chi Lưu Lạc Khứ Tây Xuyên.

20.三分社稷傳兩代。 20 Tam Phân Xã Tắc Truyền Lưỡng Đại.

21.四十年來又一變。 21 Tứ Thập Niên Lai Hựu Nhất Biến.

22.相傳馬上同無半。 22 Tương Truyền Mã Thượng Đồng Vô Bán.

23.兩頭點火上長安。 23 Lưỡng Đầu Điểm Hỏa Thượng Trường An.

24.委鬼山河通一佔。 24 ủy Quỷ San Hà Thông Nhất Chiêm.

25.山河既屬普無頭。 25 San Hà Kí Chúc Phổ Vô Đầu.

26.離亂中分數十穐。 26 Li Loạn Trung Phân Số Thập 穐.

27.子中一硃不能保。 27 Tý Trung Nhất Chu Bất Năng Bảo.

28.江東覆立作皇洲。 28 Giang Đông Phúc Lập Tác Hoàng Châu.

29.相傳一百五十載。 29 Tương Truyền Nhất Bách Ngũ Thập Tái.

30.釗到兔儿平四海。 30 Chiêu Đáo Thố Nhân Bình Tứ Hải.

31.天命當頭六十年。 31 Thiên Mệnh Đương Đầu Lục Thập Niên.

32.肅頭蓋草生好歹。 32 Túc Đầu Cái Thảo Sinh Hảo Đãi.

33.都無真主管江山。 33 Đô Vô Chân Chủ Quản Giang San.

34.一百年前擾幾番。 34 Nhất Bách Niên Tiền Nhiễu Ki Phiên.

35.耳東入國人離亂。 35 Nhĩ Đông Nhập Quốc Nhân Li Loạn.

36.南隔長安北隔關。 36 Nam Cách Trường An Bắc Cách Quan.

37.水龍木易承天命。 37 Thủy Long Mộc Dịch Thừa Thiên Mệnh.

38.方得江山歸一定。 38 Phương Đắc Giang San Quy Nhất Định.

39.五六年來又不祥。 39 Ngũ Lục Niên Lai Hựu Bất Tường.

40.此時天下又紛爭。 40 Thử Thời Thiên Hạ Hựu Phân Tranh.

41.木下男儿火年起。 41 Mộc Hạ Nam Nhân Hỏa Niên Khởi.

42.一掃煙塵木易已。 42 Nhất Tảo Yên Trần Mộc Dịch Dĩ.

43.高祖世界百餘年。 43 Cao Tổ Thế Giới Bách Dư Niên.

44.雖見幹戈不傷體。 44 Tuy Kiến Cán Qua Bất Thương Thể.

45.子繼孫承三百春。 45 Tý Kế Tôn Thừa Tam Bách Xuân.

46.又遭離亂似瓜分。 46 Hựu Tao Li Loạn Tự Qua Phân.

47.五十年來二三往。 47 Ngũ Thập Niên Lai Nhị Tam Vãng.

48.不真不假亂為君。 48 Bất Chân Bất Giả Loạn Vi Quân.

49.金豬此木為皇帝。 49 Kim Trư Thử Mộc Vi Hoàng Đế.

50.未經十載遭更易。 50 Vị Kinh Thập Tái Tao Canh Dịch.

51.肖郎走齣在金猴。 51 Tiếu Lang Tẩu Xích Tại Kim Hầu.

52.穩穩清平傳幾世。 52 ổn ổn Thanh Bình Truyền Ki Thế.

53.一汴二杭事不巧。 53 Nhất Biện Nhị Hàng Sự Bất Xảo.

54.卻被鬍人通佔了。 54 Khước Bị Hồ Nhân Thông Chiêm Liễu.

55.三百年來棉木終。 55 Tam Bách Niên Lai Miên Mộc Chung.

56.三閭海內去潛蹤。 56 Tam Lư Hải Nội Khứ Tiềm Tung.

57.一兀為君八十載。 57 Nhất Ngột Vi Quân Bát Thập Tái.

58.淮南忽見紅光起。 58 Hoài Nam Hốt Kiến Hồng Quang Khởi.

59.八雙牛來力量大。 59 Bát Song Ngưu Lai Lực Lượng Đại.

60.日月同行照天下。 60 Nhật Nguyệt Đồng Hành Chiếu Thiên Hạ.

61.土猴一兀自消除。 61 Thổ Hầu Nhất Ngột Tự Tiêu Trừ.

62.四海衣冠新綵畫。 62 Tứ Hải Y Quan Tân Thải Họa.

63.三百年來事不順。 63 Tam Bách Niên Lai Sự Bất Thuận.

64.虎頭帶土何鬚問。 64 Hổ Đầu Đái Thổ Hà Tu Vấn.

65.十八孩儿跳齣來。 65 Thập Bát Hài Nhân Khiêu Xích Lai.

66.蒼生方得囌危睏。 66 Thương Sinh Phương Đắc Tô Nguy Khốn.

67.相繼春穐二百餘。 67 Tương Kế Xuân 穐 Nhị Bách Dư.

68.五湖雲擾又風顛。 68 Ngũ Hồ Vân Nhiễu Hựu Phong Điên.

69.人丁口取江南地。 69 Nhân Đinh Khẩu Thủ Giang Nam Địa.

70.京國重新又一遷。 70 Kinh Quốc Trọng Tân Hựu Nhất Thiên.

71.兩分疆界各保守。 71 Lưỡng Phân Cương Giới Các Bảo Thủ.

72.更得相安一百九。 72 Canh Đắc Tương An Nhất Bách Cửu.

73.那時走齣草田來。 73 Na Thời Tẩu Xích Thảo Điền Lai.

74.手執金龍步玉□。 74 Thủ Chấp Kim Long Bộ Ngọc □.

75.清平海內中華定。 75 Thanh Bình Hải Nội Trung Hoa Định.

76.南北同歸一統排。 76 Nam Bắc Đồng Quy Nhất Thống Bài.

77.誰知不許乾坤久。 77 Thùy Tri Bất Hứa Kiền Khôn Cửu.

78.一百年來天上口。 78 Nhất Bách Niên Lai Thiên Thượng Khẩu.

79.木邊一兔走將來。 79 Mộc Biên Nhất Thố Tẩu Tướng Lai.

80.自在為君不動手。 80 Tự Tại Vi Quân Bất Động Thủ.

81.又為棉木定山河。 81 Hựu Vi Miên Mộc Định San Hà.

82.四海無波二百九。 82 Tứ Hải Vô Ba Nhị Bách Cửu.

83.王上有人雞上火。 83 Vương Thượng Hữu Nhân Kê Thượng Hỏa.

84.一番更變不鬚說。 84 Nhất Phiên Canh Biến Bất Tu Thuyết.

85.此時建國又一人。 85 Thử Thời Kiến Quốc Hựu Nhất Nhân.

86.君正臣賢乘輔拔。 86 Quân Chính Thần Hiền Thừa Phụ Bạt.

87.平定四海息幹戈。 87 Bình Định Tứ Hải Tức Cán Qua.

88.二百年來為社稷。 88 Nhị Bách Niên Lai Vi Xã Tắc.

89.二百五十年中好。 89 Nhị Bách Ngũ Thập Niên Trung Hảo.

90.江南走齣釗頭卯。 90 Giang Nam Tẩu Xích Chiêu Đầu Mão.

91.大好山河又二分。 91 Đại Hảo San Hà Hựu Nhị Phân.

92.幸不全亡莫嫌小。 92 Hạnh Bất Toàn Vong Mạc Hiềm Tiểu.

93.兩人相見百忙中。 93 Lưỡng Nhân Tương Kiến Bách Mang Trung.

94.治世能人一張弓。 94 Trị Thế Năng Nhân Nhất Trương Cung.

95.江南江北各平定。 95 Giang Nam Giang Bắc Các Bình Định.

96.一統山河四海同。 96 Nhất Thống San Hà Tứ Hải Đồng.

97.二百年來為正主。 97 Nhị Bách Niên Lai Vi Chính Chủ.

98.一渡顛危猴上水。 98 Nhất Độ Điên Nguy Hầu Thượng Thủy.

99.别枝花開果儿紅。 99 Biệt Chi Hoa Khai Quả Nhân Hồng.

100.覆取江山如舊許。 100 Phúc Thủ Giang San Như Cựu Hứa.

101.二百年來衰氣運。 101 Nhị Bách Niên Lai Suy Khí Vận.

102.任君保重成何濟。 102 Nhậm Quân Bảo Trọng Thành Hà Tế.

103.水邊田上米郎來。 103 Thủy Biên Điền Thượng Mễ Lang Lai.

104.直入長安加整頓。 104 Trực Nhập Trường An Gia Chỉnh Đốn.

105.行仁行義立乾坤。 105 Hành Nhân Hành Nghĩa Lập Kiền Khôn.

106.子子孫孫三十世。 106 Tử Tử Tôn Tôn Tam Thập Thế.

107.我今只算萬年終。 107 Ngã Kim Chỉ Toán Vạn Niên Chung.

108.剝覆循環理無窮。 108 Bác Phúc Tuần Hoàn Lý Vô Cùng.

109.知音君子詳此數。 109 Tri Âm Quân Tử Tường Thử Số.

110.今古存亡一貫通。 110 Kim Cổ Tồn Vong Nhất Quán Thông.

Ở Tây Hồ - Hàng Châu - Trung Hoa, có am Bạch Vân, trong có miếu thờ Nguyệt Lão. Nơi đây có đôi câu liễn đối:

Nguyện thiên hạ hữu tình nhân, đô thành liễu quyến thuộc,

Thị tiền sanh chú định sự, mạc thác quá nhân duyên.

Trân trọng cảm ơn.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi câu đối sưu tập được:

Bát bách lý Động Đình kim nhập nhãn,

Ngũ thiên niên lịch sử tái tòng đầu.

Nghĩa là:

Tám trăm dặm Động Đình nay thu vào mắt,

Năm ngàn năm lịch sử làm lại từ đầu.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Nhìn những cái ảnh này Thiên Sứ tôi rất dễ lên tăng xông.

Chẳng có cơ sở khoa học nào để xác định thời Hùng Vương ăn mặc như vậy.

Rất tiếc! Không có đối thoại.

Đôi câu đối sưu tập được:

Bát bách lý Động Đình kim nhập nhãn,

Ngũ thiên niên lịch sử tái tòng đầu.

Nghĩa là:

Tám trăm dặm Động Đình nay thu vào mắt,

Năm ngàn năm lịch sử làm lại từ đầu.

Hoangnt ah.

Câu đối này ghi ở đâu vây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đôi câu đối trên nằm trong sách 2000 năm hoành phi, câu đối Trung Hoa, Nxb Thời Đại.

Khuyết danh.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã Mặt trống đồng Ngọc lũ .

Đăng ngày: 11:21 29-03-2009 Thư mục: văn minh họ HÙNG

Giải mã Mặt trống đồng Ngọc lũ .

Trống đồng có nhiều hình dạng , nhiều thời do đó cũng nhiều mảng thông tin khác nhau, bài này viết về thông điệp trên mặt trống đồng NGỌC LŨ.

Posted Image

Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm .

A / - Tâm trống và vòng đồng tâm số 1 : nhân sinh quan VIỆT

Tâm trống là mặt trời đang chiếu sáng , vòng tròn số 1 là cảnh sống , sinh hoạt của con người .

Tâm trống đồng luôn luôn là mặt trời , mọi kiểu trống mọi thời đại đều như thế ; điều này cho thấy có sự thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc cơ bản trong hệ tư tưởng Việt : Mặt trời là trung tâm vũ trụ cũng chính là hình ảnh đại diện cho ‘ông trời’ siêu hình .

Ông Trời là đấng tối cao mà quyền năng chi phối tất cả nhưng lại thân thiết gần gũi như cha mẹ nên người Việt hay gọi ... “Trời đất ơi.-.cha mẹ ơi.”

Mặt trời phát ra ánh sáng cũng là phát ra sự sống , trong tiếng Việt ‘sáng’ và ‘sống’gần như là một âm , phần hồn tức anh linh nơi con người chính là 1 phần của cái khối sáng vĩ đại ấy đến trái đất nhập vào thân xác vật chất thành ra con người sống động ...có thần , thần tính ấy được quẻ Kiền gọi là Long hay con Rồng ,6 hào là hình ảnh tượng trưng của 6 giai đoạn bay lên từ đất tới trời cao .

Khi đã đi hết đoạn đường trần thế thì xác trả về cho đất hồn trở về trời chính vậy mà mặt trời với người Việt trở thành chốn linh thiêng vì tổ tiên ông bà ngự nơi đấy , quẻ Lôi địa Dự viết : ‘lôi xuất địa phấn tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo’ cũng là lẽ này ; câu dâng lên trời mà cũng là để ông bà mình hưởng .... đã chỉ ra : anh hồn tổ tiên đang ở chung với ông trời hay đấng tối cao ...

Cuộc sống miên trường không bao giờ dứt có chăng chỉ là chuyển đổi dạng thức tồn tại từ dương sang âm mà thôi hay nói theo dân gian là chuyển địa chỉ từ dương trần sang âm phủ .

Cuộc sống vẫn tiếp nối chỉ chuyển dạng tồn tại mà thôi đấy là triết lý về sự sống - chết của người Việt đã được kinh Dịch thể hiện hay nói cách khác : tâm và vòng đồng tâm thứ nhất của mặt trống đồng Ngọc lũ đã thể hiện ‘nhân sinh quan’ của người Việt . Cuộc sống sinh động nhưng hữu hạn vì có sinh có biến đổi ắt có tử duy nhất chỉ nơi tâm vòng tròn là bất biến nên bất tử , ‘sinh’ là từ cõi Hằng bước sang cõi ‘Biến’ ....qua 1 thời gian dạo chơi trần thế để biết mùi ‘đời’ rồi .... ‘tử ’ tức là trở về nơi đã ra đi , người đời nói ‘sinh ký tử quy’ nghĩa là vậy ....nhưng ta phải luôn nhớ không phải ra đi làm sao thì trở về làm vậy ....vì qua thời gian ở cõi ‘biến’ ta đã thành người khác ...sáng hơn hay tối hơn là tùy những gì ta đã làm nơi dương trần với tư cách con người có ỵ́ thức và chủ động trong hành vi của mình ... ;

Ngày ....‘ về’ ai cũng đè nặng trên vai 1 bao tải đựng “nghiệp” tức thành tích của mình nơi trần thế ...trình diện các cụ rồi mở bao ra .... thấy toàn ...án tòa và 'mail' nguyền rủa của người đời thì lập tức ....cút xéo... thế là vĩnh viễn trở thành ....kẻ thất sở thân sơ.

Với nhân sinh quan như vậy nên người Việt là dân tộc có hiếu nhất thế giới , chữ hiếu được nâng hẳn lên thành 1 tôn giáo : gọi là đạo ‘Hiếu’ hay đạo thờ ông –bà...,

Cao nhất là thờ ông ‘Thiên’ tổ của cả loài người , với quốc gia thì thờ quốc tổ , làng thì thờ ‘thành hoàng’, tộc họ thì có nhà thờ họ và trong mỗi nhà đều có bàn thờ ‘gia tiên’....trong nhân sinh quan người Việt thì ...qúa khứ -hiện tại - tương lai sống và chết là sự biến đổi tiếp nối tuần hoàn không có chấm dứt , thế nào rồi cũng có ngày phải về gặp các cụ .... lúc đó ....ăn làm sao nói làm sao ? chính vì vậy nên phải lo liệu ngay từ bây giờ....công đức tạo nên không phải chỉ để cho đời này mà là công đức cho mọi đời ....ngoại trừ những tay ‘siêu bịp’ thì ai được kính trọng ở đời này ắt cũng được kính trọng ở đời sau và ngược lại kẻ bị người đời nguyền rủa thì cũng sẽ bị nguyền rủa đời đời .

B /- Vòng đồng tâm thứ 2 : xướng danh dân tộc .

Là người Việt không ai mà không biết huyền tích Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ con gái Động đình quân, như đã nói ở những bài trước trong sử thuyết họ HÙNG , Kinh dương vương nghĩa là vua phương Nam, Long nữ hay Long mẫu con gái Động đình quân vua phương Đông , sự hợp huyết 2 dòng phương Nam và phương Đông là sự hoàn tất việc đúc kết tạo nên người Việt , cũng vì lẽ này người Việt rất đỗi tự hào khi nhận mình là ‘con Rồng cháu Tiên’ .

Những thông tin tạo nên tuyền thuyết này ̣đều xuất phát từ Hà thư .

Posted Image

Trong đồ hình Hà thư . số 6 hay 6 nút trắng nằm ở phía nam , số 8 nằm ở phía đông.

Phương Nam ngoài số 6 còn có số 1 nên phương nam còn là phương của đế Tiên hay bà Vũ Tiên vì lẽ này người Việt mới nhận mình là ‘cháu Tiên’.

Theo hậu thiên bát quái phương Nam số 6 còn là phương của nước tức quẻ Khảm .

Posted Image

Nước tiếng Việt cổ là nác-lác → Lạc .đây chính là từ Lạc trong lạc long quân và Lạc Việt .

Trong Hậu thiên bái quái phương đông số 8 là quẻ Chấn hay Thìn tức con Rồng ,Hoa ngữ là Long .

Tới đây đã rõ câu : con cháu Tiên-Rồng hay dòng giống Lạc –Long là chỉ sự hợp nhất giữa 2 dòng người họ Hùng ở phương Nam số 6 và phương Đông 8 theo Hà thư vào thời Hùng Việt vương - Tuấn lang .

Mặt trống đồng Ngọc lũ đã thể hiện những thông tin lịch sử này ở vòng tròn thứ 2 bởi nửa vòng tròn khắc hình 6 con chim và 10 con nai và nửa vòng tròn còn lại là 8 con chim và 10 con nai . Ở đây tiền nhân người Việt đã sử dụng những nút số của Hà thư , đặc biệt số 10 lại không được coi là 10 ( số chẵn ) mà coi như là 2 số 5 là số lẻ .

Các nút trắng – chẵn của Hà thư được thay thế bằng hình Chim và nút đen –lẻ được thay thế bằng con nai .

Nhìn lại Hà thư với các nút chẵn :

Posted Image

10 con nai và 6 con chim chỉ người họ Hùng phương nam:con cháu của Kinh dương vương

Posted Image

10 con nai và 8 con chim chỉ người họ Hùng phương Đông .con cháu của Long nữ hay Long mẫu .

Ý nghĩa thể hiện ở vòng tròn đồng tâm thứ 2 trên mặt trống đồng chính là sự tự xưng danh tánh của chủ nhân trống đồng Ngọc lũ , dân tộc ấy chính là dòng giống Tiên –Rồng hay Lạc – Long , Tiên – Long . xác lập bởi các cặp số số (6/10) và số (8/10).

Nếu không có số 10 chỉ dùng số 6 và số 8 sẽ bị hiểu là : người nước ngoài ở phía nam và ̣đông nước ta ;

Người Việt xưa đã thêm mẫu số 10 để nói rõ đấy là : người họ HÙNG thuộc chi phương Trung-nam và chi phương Trung-đông .

C /- Vòng đồng tâm thứ 3 : ước vọng Dân tộc trường tồn .

Vòng đồng tâm thứ 3 của mặt trống đồng có tổng cộng 18 cặp chim , mỗi cặp có 1 chim lớn đang tung cánh bay và 1 con chim nhỏ đang tung tăng trên mặt đất ., từng cặp như vậy nói lên sự nối tiếp liên tục hễ tre già thì măng mọc , cha mẹ già khuất núi thì con cháu lớn lên cứ như thế mà tiếp nối mãi .

Trong Dịch học Chim Hạc hay Hồng hạc là chữ của Điểu thú văn chỉ Trời cao ,thời gian và những yếu tố văn hóa phi vật thể , Hà → hạc .

Con nai Hoa ngữ là Lộc biến âm của lục là số 6 cũng là Đất cũng là chữ điểu thú văn dùng chỉ : đất , không gian và những yếu tố văn hóa hữu hình hữu thể .

Trong 18 đời Hùng vương thì Hùng Việt vương - Tuấn lang chính là Sơn tinh hay Tản viên Sơn thánh quốc chúa đại vương . , ‘Tuấn’ là tên chữ ký âm của ‘Tản’ tiếng Việt .

Sơn tinh cũng là 1 Kinh dương vương ( canh=6 , giêng = 1) nghĩa là chúa phương nam vì trong Tiên thiên bái quái quẻ Cấn là sơn - núi chỉ phương nam .

Truyền thuyết nói Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ như đã xác định ở vòng tròn thứ 2 mặt trống đồng Ngọc lũ phải chăng là nói về sự thống nhất dòng Tiên và rồng để tạo ra ‘dòng giống tiên Rồng’ ở triều đại Hùng Việt vương – Tuấn lang ?.( xin xem Sử thuyết họ HÙNG ), từ người VIỆT bắt đầu có từ đây .

Những cặp chim ở vòng tròn thứ 3 trên mặt trống đồng Ngọc lũ là loài chim DIỆC .

DIỆC là phát âm của người nam bộ , âm bắc là VIỆT .chính là từ Việt trong đế hiệu Hùng Việt vương – Tuấn lang ?.

Số 9 là cửu , cửu cũng có nghĩa là lâu dài , 18 là trùng cửu ( 9x2 ) đồng âm với trường cửu .nghĩa là mãi mãi bất tận ., điều này xin đừng vội cho là cưỡng ép vô lối vì chính người Hoa cũng hay dùng lối đồng âm gán nghĩa này như : họ kiêng số 4 vì đọc là tứ cận âm với tử là chết , bạn cũng đừng ngạc nhiên khi họ tặng bạn chiếc quan-tài...vì quan ở đây được hiểu là sự thăng quan tiến chức , tài hiểu là tấn tài tấn lộc nghĩa là chúc có thêm tiền ....

-Chim diệc đang tung cánh bay là chỉ dân tộc Việt trong vòng thời gian ..

-Mỗi cặp chim 1 trưởng thành 1 còn non chỉ sự nối tiếp kế thừa .

-18 cặp là Trùng cửu ( 2 lần 9 ) cũng là trường cửu .

Vòng đồng tâm thứ 3 trên mặt trống đồng Ngọc lũ với 18 cặp̣ chim Diệc là bản văn ngắn gọn nhưng rất rõ ràng :

“ DÂN TỘC VIỆT ĐỜI SAU NỐI ĐỜI TRƯỚC CỨ NHƯ THẾ TỒN TẠI MÃI MÃI ”

Tới đây thì ta hiểu rõ tại sao vua Đông Hán ra lệnh cho mặt ngựa ( Mã Diện hay Viện ) tịch thu và phá hủy cho bằng hết trống đồng của người Việt .; ý đồ của chúng là biến người Việt thành đám con hoang không cội nguồn đồng thời chặt đứt ước nguyện trường tồn của dân tộc này ...nhưng trời xanh có mắt...

Việc giải mã được những thông tin chứa trên mặt trống đồng Ngọc lũ đưa đến hệ qủa hết sức quan trọng với người Việt :

-‘con Rồng cháu Tiên’ không còn là truyền thuyết lịch sử mà chính thức trở thành lịch sử , một lịch sử được ghi chép rõ ràng trên sách ‘đồng’ bằng ngôn ngữ Dịch học đã phổ biến - lưu truyền 3000 năm nay .

- Truyền thuyết lịch sử Việt không phải chỉ có 1 chuyện ‘con rồng cháu tiên’ mà là cả 1 hệ thống những truyền thuyết tương đối hoàn chỉnh chứa đựng những thông tin của 1 thời gian dài mà ngày nay gọi là thời tiền sử , chỉ cần minh xác được 1 đọan trong cái chuỗi thông tin liên hoàn ấy cũng đủ để ta lượng gía về tính xác thực của cả hệ thống truyền thuyết lịch sử đang lưu truyền. .

-Lịch sử và văn minh Việt có liên hệ 'máu thịt' với dịch lý từ khi người Hán chưa đặt chân tới mảnh đất này , những trống đồng cổ nhất có đến 3000 năm tuổi đã trở thành vật chứng chắc chắn -rõ ràng nhất giúp khẳng định : Dịch lý là thành tựu trí tuệ tuyệt vời của tiền nhân người Việt ngày nay ..

Nếu giả sử nhận định hướng Bắc chính là Hướng Nam gốc thì có vẻ liên quan đến Tiên Thiên Bái Quái - Phục Hy chưa phối với Hà Đồ hay Lạc Thư hay ???

Share this post


Link to post
Share on other sites

trạng: Vui vẻ

Ai đã đặt tên thành Thăng Long?

Đăng ngày: 17:00 27-04-2011 Thư mục: Thiên Nam ngữ lục... ngoại kỷ Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì tên gọi thành Thăng Long là do Lý Công Uẩn đặt khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La:

«Mùa thu, tháng 7, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long».

Nhưng theo Thiên Nam ngữ lục, một quyển sử khác viết không lâu sau Toàn thư, thì tên gọi Thăng Long là do … Triệu Đà đặt. Triệu Đà khi tiến quân từ Quảng Đông đánh An Dương Vương đã thấy rồng xuất hiện trên sông:

Binh phân chi dực hữu chi

Triệu thuyền thẳng tới đỗ kề bên sông

Bỗng đâu thấy rồng nổi lên

Dự mừng thánh chúa lập nên cơ đồ.

Khi họ Triệu diệt được An Dương Vương, xưng vua thì do đó mà đổi tên thành Thăng Long:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng

Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng

Long Biên thành hiệu Thăng Long

Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Tư liệu này nghe qua thật là quá hoang đường. Hóa ra như vậy thì tên Thăng Long đã có từ trước khi Lý Công Uẩn dời đô cả nghìn năm. Nhưng suy ngẫm thêm thì có thể sự kiện này có phần nào sự thật:

- Người đặt tên thành Thăng Long không phải là Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của nhà Lý.

- Người đặt tên thành Thăng Long là người từ Quảng Đông, đã đánh chiếm vùng Bắc Việt và lập quốc xưng vương.

Trong lịch sử Việt thì ngoài Triệu Đà chỉ còn có một người nữa từ Quảng Đông đánh chiếm Bắc Việt là … Lưu Cung, vua Nam Hán, diệt Khúc Thừa Mỹ vào thời hậu Đường. Gộp những sự kiện này lại thì có thể thấy Lưu Cung cũng chính là Lý Công Uẩn, người mở đầu nước Đại Việt gồm 3 miền Việt Đông, Việt Tây và Việt Nam...

Ngoài ra còn có thể suy đoán Triệu Đà (Đào) không nhất thiết là tên riêng, mà có nghĩa là Chúa đất Đào, là vùng đất gồm 3 miền Việt ở trên. Lưu Cung xưng vương Đại Việt ở vùng này nên cũng có thể được gọi là Triệu Đà.

Tác giả: Bách Việt Trùng cửu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Sáu, 24/10/2008 - 09:48

Di tích lịch sử bị xâm lấn:

UBND tỉnh Phú Thọ “giải trình” thiếu thuyết phục! (Dân trí) - Tại cuộc họp báo sáng 23/10, PV Dân trí đặt một số câu hỏi nhằm làm sáng tỏ việc khu di tích LS Kinh đô Văn Lang có bị xâm lấn hay không, nhưng đáp lại chúng tôi là những câu trả lời vòng vo, thiếu thuyết phục. Ngày 23/10, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức cuộc họp báo “giải trình” những vấn đề liên quan đến việc nhà máy Miwon gây ô nhiễm môi trường và việc UBND tỉnh đã cấp đất cho nhà máy Miwon mở rộng xâm lấn vào khu DTLS Làng Cả - Kinh đô Văn Lang cổ. Tham dự cuộc họp có bà Nguyễn Thị Kim Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, ông Phạm Bá Khiêm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ.

“Né” sự can thiệp của Bộ

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Kim Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khẳng định diện tích đất mà UBND tỉnh giao cho nhà máy Miwon mở rộng để xây bể xử lí nước thải là hoàn toàn nằm ngoài vùng quy hoạch khu DTLS Làng Cả.

PV Dân trí: Đầu năm 2006 UBND tỉnh Phú Thọ chuẩn bị cấp đất cho nhà máy Miwon mở rộng xây bể chứa nước thải nằm trên một phần diện tích đất của ao Làng Cả, theo tài liệu và ý kiến của các nhà khoa học phần diện tích đất này phải được nằm trong khu DTLS, vì nó chưa được khai quật. Lúc đó một số cơ quan ngôn luận, các nhà khoa học đã lên tiếng phản đối, nhưng UBND tỉnh vẫn kiên quyết cấp đất cho nhà máy Miwon mở rộng, vậy UBND tỉnh Phú Thọ đã xem xét vấn đề này như thế nào?

Ông Phạm Bá Khiêm, Phó giám đốc Sở VHTT và DL: Khu vực này chúng tôi đã cho tiến hành khai quật nhưng không tìm thấy hiện vật gì.

Vậy lúc đó các ông có lập báo cáo trình lên các cơ quan chức năng về vấn đề này để thẩm định không?

Chúng tôi không lập báo cáo về vấn đề này (ông Khiêm lúng túng).

Vào thời điểm UBND tỉnh Phú Thọ trình lên Bộ VHTT (cũ) đề nghị công nhận khu DTLS Làng Cả là DTLS cấp quốc gia, Công văn 186 của Cục Quản lí di sản Văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị Sở VHTT tỉnh Phú Thọ bổ sung diện tích ao ở phía tây nam vào khu vực 2. Vậy vì sao Sở VHTT lại bỏ phần ao này ra ngoài khu DTLS, để rồi UBND tỉnh cấp cho nhà máy Miwon mở rộng vào hơn một nửa của diện tích ao đó, phần còn lại sau này được thỏa thuận trả lại cho Sở VHTT đưa vào khu DTLS cần được bảo tồn. Tỉnh Phú Thọ giải thích sao về vấn đề này?

(Trước câu hỏi này, ông Phạm Bá Khiêm, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc bảo tàng Hùng Vương, đã trả lời vòng vo).

Dư luận có thể đặt câu hỏi, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ bỏ diện tích đất ao ra khỏi DTLS vào đúng thời điểm nhạy cảm như vậy, sau đó lại cấp cho nhà máy Miwon mở rộng. Liệu đây có phải là cách mà UBND tỉnh “né” được sự can thiệp của Bộ VHTT lúc bấy giờ?

(Câu hỏi của phóng viên Dân trí không nhận được câu trả lời).

Kinh đô Văn Lang sẽ là niềm kiêu hãnh trong tương lai

Phóng viên Dân trí dẫn chứng, Làng Cả là Kinh đô Văn Lang xưa. Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh Phú Thọ phản bác: “Kinh đô Văn Lang thì phải có thành quách, giống như Hoàng thành Thăng Long, còn nói là Kinh đô Văn Lang thì “chỉ là truyền thuyết”.

PV Dân trí: Trong các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học mà chúng tôi từng đọc, trong tờ trình của UBND tỉnh Phú Thọ gửi lên Bộ VHTT (cũ), do bà Nguyễn Thị Kim Hải, Phó Chủ tịch kí khẳng định “khu di tích Làng Cả là Kinh đô Văn Lang xưa”, các nhà khoa học đều khẳng định “Kinh đô Văn Lang có thật trong lịch sử”. Là một nhà nghiên cứu khoa học, ông cho rằng “Kinh đô Văn Lang chỉ là truyền thuyết” vậy ông có ý định làm một đề tài nghiên cứu để phản bác lại những vấn đề này không?

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Nói đến việc nghiên cứu khu DTLS Làng Cả thì vẫn còn là câu chuyện dài.

Trước khi kết thúc họp báo, bà Nguyễn Thị Kim Hải thừa nhận: “Khu DTLS đã được Bộ VHTT phê duyệt và chúng tôi đã lập dự án khoanh vùng bảo vệ, nhưng lại chưa được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Chúng tôi nghiêm túc nhận khuyết điểm... Sang đầu năm 2009, khu di tích này sẽ được xây tường bao quanh để bảo vệ, và chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng khu DTLS Làng Cả xứng tầm với tên gọi kinh đô Văn Lang”.

Chúng tôi, các cơ quan ngôn luận và dư luận hy vọng, đúng như lời bà Nguyễn Thị Kim Hải nói, khu DTLS Làng Cả - Kinh đô Văn Lang, nơi có nhiều dấu tích của Người Việt cổ, là cội nguồn của dân tộc, sẽ được bảo tồn đúng với tầm vóc của mình để trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt Nam trong tương lai.

Hồng Ngân

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Kinh Thư (Kinh lễ...): sử Trung Hoa phải tương ứng với nhận định về ranh nước Việt cổ. Tuy nhiên trong sách có câu Việt nhược kê cổ tức người Việt viết lại tích xưa?: có bị sửa đổi hay không trong mối tương quan ---> phải được xem xét đầu tiên.

Bổ sung thêm một số sách sử trung Hoa như Hoài Nam Tử, Lã Bất Vi, Phong Thần diễn nghĩa và các sách, tài liệu khác như các tác giả đã phân tích.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Thử nghe trong tiếng chửi của người Quảng Đông có thấy được gợi ý gì chăng?

Người Lạc Việt quan niệm bào thai khi đang lớn dần lên để có đủ các bộ phận của cơ thể là do “bà mụ nặn”. Có “nặn” mới nên “nòi” mà hai vật để tạo nòi là cái “nõn” (âm vật) và cái “nường” (dương vật). Cặp Nõn/Nường=Lồn/Lường=Nồn/Lang, mà Nồn=Dôn=Yoni và Lang=Linga lại là cặp Yoni/Linga của người Chăm. Người Quảng Đông gọi cái “nường” (dương vật) ấy là “nán”, là một từ tục dùng trong câu chửi hoặc nhấn mạnh một cách thô lỗ, cách dùng cũng như trong tiếng Việt vẫn dùng, ví dụ: có “nán” cơm ăn tức là nhấn mạnh: chẳng có cơm ăn. Từ tục luôn là từ gốc của mỗi ngôn ngữ. Từ “nán” này là của riêng tiếng Quảng Đông chứ nó không có trong tiếng Hán, nhưng nó lại có gốc là từ tiếng Việt Nam là cái “nường”, bởi vì người Quảng Đông có gốc từ người Lạc Việt. Từ “nặn” mà Bà Mụ dùng để “nặn” ra người ấy đến cách nay hàng vạn năm người Việt dùng cho động tác làm gốm là “nặn”, chữ nho viết là 撚 hoặc 捏(Hán ngữ phát âm là “nián”). Chữ 撚 được mượn (giả tá) trong tiếng Quảng Đông để gọi cái “nán” (dương vật) trong câu nói tục. Còn cái âm vật trong câu chửi của tiếng Quảng Đông lại là cái “hai” mà nó lại là gốc từ cái “hi” (âm vật) của người Tày-Thái. Cái “hai” là một từ gốc ấy của người Quảng Đông cũng không có chữ viết nên phải mượn chữ Đoài là phía Tây, viết Đoài 西 mà đọc là “hai” để nói cái “hai”, còn để gọi hướng thì đọc là “Sài”. Chỉ nội hai từ trong tiếng chửi, đương nhiên là từ gốc nhất trong ngôn ngữ, là “Nán” (dương vật) và “ Hai” (âm vật) đủ cho thấy thủy tổ của tộc người Quảng Đông là bố Việt mẹ Tày, đó chính là giống Rồng với giống Tiên của người Lạc Việt. Tiếng Quảng Đông cũng dùng từ “câu”, nghĩa là dương vật, có gốc là từ “cặc” của tiếng Việt để chửi. Tiếng chửi “câu” ấy cũng không có chữ nên mượn chữ chim Câu 鳩 để thế. Từ Lẹo=Đéo=Cheo=Gieo (gieo giống)=Giao trong tiếng Việt dùng để nói động tác giao cấu, chọn riêng từ “Đéo” để chửi hoặc nói tục. Từ để chửi “Đéo” ấy sang tiếng Quảng Đông là “Tỉu”, cũng không có chữ nên tiếng Quảng Đông phải tự tác ra chữ để gọi “Tỉu” (giao cấu) bằng cách ghép chữ Thây 尸, bên dưới có chữ Treo 吊 để nói cái vật lủng lẳng ở dưới, là chữ 屌 đọc là “Tỉu”. (Tiếng chửi ví dụ “Tỉu Hai 屌 西” là “Đéo Hi”). Cũng vậy, tiếng tục “Đếch”của tiếng Việt khi truyền đến Quảng Đông thì thành “Txách” và phải mượn chữ Thất 七 để mà làm “giả tá”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vua Quang Trung cầu hôn Công Chúa Ðại Thanh

Rất nhiều tài liệu sử học ghi lại về triều đại Tây Sơn, trong đó có xác nhận việc Vua Quang Trung xin cầu hôn Công chúa nhà Thanh. Ðây là nàng công chúa đẹp nhất và cũng là người con gái được cưng chiều nhiều nhất của Càn Long. Nhưng, đối với chuyện này, đã có một số ít sử gia phủ nhận, cho rằng việc cầu hôn chỉ là việc đang còn trong dự tính. Dầu sao tất cả mọi vấn đề đều mang ý nghĩa của màu sắc chính trị! Bài dươi đây, người viết chỉ xin ghi lại những gì sưu tầm được, đúng hay sai, tất nhiên vẫn tùy vào cách phán xét theo suy nghĩ của từng độc giả.

Tập 2, trang 208, của bộ "Tây Sơn Liệt Truyện", xuất bản 1986 tại Bình định ghi rằng: "Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, đã sai bề tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng đi sứ sang nhà Thanh, dâng biểu xin cầu hôn và đòi lại đất 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Ðiều đó không phải là do bản tâm của vua Quang Trung, chẳng qua chỉ muốn xem thử ý của nhà Thanh ra sao mà thôi, nhưng vừa lúc ấy Quang Trung bị bệnh rồi mất".

Quyển 30, tờ 41b, "Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện" ghi: "Năm Nhâm Tỵ (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn, để dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng vua bị bệnh không đi được".

Cả hai tài liệu, cho chúng ta thấy:Việc vua Quang Trung cầu hôn Công chúa nhà Thanh mới chỉ là việc dự định, và trong đó cũng còn mang thêm ý đồ bành trướng lãnh thổ Ðại Nam về phương Bắc, bằng mọi cách đòi lại cho được 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Ðây là hai tỉnh thuộc nước Nam Việt thời Triệu Ðà (năm 207 trước Tây lịch) mà nhà Hán đã thôn tính.

Năm 1913, báo "Trung Bắc Chủ Nhật", số Tết Quí Mùi, trang 20, 21, 28 dưới tựa bài: "Phải chăng vua Càn Long nhà Thanh đã bằng lòng trả lại cho vua Quang Trung tỉnh Quảng Tây để làm nơi đóng đô, và gả Công chúa". Tác giả bài báo dựa vào gia phả dòng họ Vũ, do ông Vũ Vĩnh Thứ, cháu ba đời của Vũ Văn Dũng soạn năm Bính Ngọ, niên hiệu Tự Ðức 22 (1869), trong đó có kèm tờ sắc mệnh của vua Quang Trung gửi Vũ Văn Dũng (tháng Tư Âm lịch - 1791), do một người thân cận của nhà vua cử đi (từ Phụng Hoàng Trung đô - Nghệ An). Chính người này trực tiếp mang đến trao tận tay cho Vũ Văn Dũng trong khi ông nầy đang nghỉ tại tư dinh. Bản sắc mệnh với nội dung như sau:

"Sắc,

Hải Dương Chiêu Viễn Ðại Ðô đốc Ðại Tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công tiến gia lĩnh Bắc sứ kiêm toản ứng tấu thỉnh Ðông, Tây Lưỡng Quảng dĩ khuy kỳ tâm, công chúa nhất vị dĩ kích kỳ nộ.

Thận chi! Thận chi!

Kỳ dụng binh hình thế tận tại thử hành.

Tha nhất tiền phong. Khanh kỳ nhân dã.

Khâm tại sắc mệnh.

Quang Trung tứ niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật."

(Sắc,

Hải Dương Chiêu Viễn Ðại Ðô đốc Ðại Tướng quân Dực vận công thần Vũ Quốc Công được tiên phong làm Chánh Sứ đi Trung Quốc, kiêm lãnh toàn quyền trong việc tâu thưa để xin lại đất hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây để dò ý và cầu hôn với một công chúa để khiêu khích tự ái.

Cẩn thận đấy! Cẩn thận đấy!

Hình thế dụng binh là ở chuyến nầy cả.

Ngày kia làm tiên phong chính là khanh đấy.

Sắc mệnh nhà vua.

Quang Trung năm thứ tư, tháng tư ngày mười lăm.)

Vũ Văn Dũng nhận sắc, dẫn đầu đoàn sứ thần Ðại Nam sang Trung Hoa, khi đến nơi, được vua Càn Long cho bệ kiến. Hình thức của việc cầu hôn cũng như xin đất đóng đô đều nằm trong âm mưu đòi lại đất xưa của Triệu Ðà, nếu giả thử vua Trung Quốc không chấp thuận, tất nhiên vua Quang Trung có cớ xuống chỉ giao cho Vũ Văn Dũng giữ việc dụng binh đánh Ðại Thanh lấy lại hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Theo như tài liệu trong gia phả của họ Vũ, thì vua Thanh là Càn Long đã phê ngay vào tờ biểu, rồi trao ngay cho triều thần đình nghị. Ngay ngày hôm sau, Vũ Văn Dũng được vua Thanh gọi vào bệ kiến tại Ỷ Lương Các. Vũ Văn Dũng được vào gặp vua Thanh, tiếp tục tấu xin Càn Long chuẩn cho hai yêu cầu nêu ra ngày hôm trước.

Ngoài mặt vua Càn Long coi như chuẩn cho cả hai điều kiện, nhưng trong thâm tâm chỉ muốn trả lại một tỉnh Quảng Tây, gọi là làm đất đóng đô mà thôi, và cũng còn được gọi là "của hồi môn" cho con gái cưng của mình. Ðể chuẩn bị chu đáo cho mọi diễn biến cuộc hôn nhân, vua Càn Long giao cho bộ Lễ, sửa soạn nghi thức cưới gả, chọn ngày tốt cho Công chúa sang nước Nam vầy duyên cùng vua Quang Trung. Mọi việc tiến hành đúng theo như dự tính... Nhưng, ở đời mọi việc như đều do trời sắp xếp, vì "mưu sự tại nhân, mà thành sự tại thiên", cho nên chỉ mấy ngày sau, Vũ Văn Dũng nhận được mật tin từ Phú Xuân: "vua Quang trung băng hà!"

Cả đoàn sứ thần nước Nam âm thầm, buồn bã, cấp tốc trở lại Phú Xuân. Mọi người phải xem như không có chuyện gì xảy ra, giấu nhẹm hung tin, và chỉ trình lên vua Thanh: "Cả sứ đoàn phải về nước gấp, để phụng mạng mới".

Tất cả những tài liệu còn lại mà chúng ta hiện có, việc cầu hôn công chúa Thanh cho vua Quang Trung chỉ có như vậy! Nhưng, ông Nguyễn Thượng Khánh muốn tô vẽ thêm, ông cho rằng vấn đề hôn lễ trọng đại giữa hai nước này, đã được vua Quang Trung cũng như vua Càn Long thỏa thuận chuẩn bị một cách chu đáo tại cửa ải phân chia hai nước, ngay cả lễ động phòng hoa chúc cũng phải được diễn ra luôn tại nơi đây. Sự bịa chuyện này, ông Khánh, rõ ràng có chủ đích, vì "nó" là việc chứng minh thêm cho luận cứ của mình: rất có lý và hấp dẫn hơn khi gán tội bà Hoàng Hậu Ngọc Hân "vì trong cơn ghen tức mà phải giết chồng bằng chén thuốc độc..." (xem thêm Nghi Án Liều Ðộc Dược- Trí Thức Việt Nam Cuối Thế Kỷ 18, tác giả Hồ Văn Quang).

Bộ "Bang giao lục" thời Tây Sơn có ghi lại 3 bức thư và một bài biểu (Thỉnh hôn biểu), sau đây xin trích lại lời dịch bài biểu cầu hôn của vua Quang Trung như sau:

"Thần là kẻ áo vải, được nhờ ơn cả, lạm giữ cõi Nam. Từ khi vào triều cận nơi cung khuyết (Phạm Công Trị giả vua Quang Trung vào chầu Càn Long năm 1790) đã được đặc cách làm lễ bảo kiến vấn an. Lại được ban thưởng trọng hậu, ân sủng dồi dào. Phàm là việc mà cõi phương Nam từ xưa nay chưa ai từng được ưu hậu như thần cả.

Ðến khi thần về nước, lại được đặc ân mọi bề, cấp ban thánh chỉ, ơn cao lồng lộng của nhà vua thật không sao kể ra cho xiết! Thần là kẻ nhỏ nhoi ở nơi hẻo lánh xa xôi chẳng ngờ lại được hưởng ân lộc đến thế! Tấm lòng canh cánh ngày đêm mong sao sớm được đền đáp. Song thần chưa có dịp để thực hiện.

Chỉ mong được thường gõ cửa trời, gần nhìn bóng nhật, nhưng ở phương xa, núi sông cách trở. Sức muốn làm nhưng không được như ý. Hễ qua khỏi cửa ải Nam Quan thì thân cũng hóa thành sơ.

Thần những mơ tưởng khúc nhạc quân thiều, ngóng trông vân hán, hằng e mình rồi cũng đến như hạng tầm thường, bị liệt ra ở ngoài vòng thanh giáo làm phụ lòng công ơn trời bể của Thánh từ!

Trộm nghĩ, thánh nhân tỏ lòng giúp đỡ phiên thần để nối lại chỗ sơ thành ra thân thiết, phần việc đều cư xử như đạo xưa.

Nước thần ban đầu, vua Kinh Dương Vương chịu mệnh nơi Viêm Ðế, bà Âu Cơ kết duyên cùng vua Lạc Long. Tổ nước Văn Lang mở cõi Giao Chỉ, trăm trai nối dõi, từng làm phên dậu phía Nam, may nhờ phúc ở Trung Hoa, được nổi danh là văn hiến thế đại, dẫu đã xa nhưng sử sách còn đủ để khảo xét. (Xem thêm Các vua Hùng, cùng tác giả đăng trong tạp chí Hạc Trắng, số ra tháng 8/97 của Hội Cao Niên Á Mỹ).

Từ khi nhà Tống dấy lên, ràng buộc nước thần, nên mới ra ngoài vòng đức hóa, không liệt vào hạng minh đường, chỉ để như hạng hành bộc khác mà thôi.

Nhà Thanh ta được trời quyết cố, rộng đến muôn phương, chỗ nào có bóng mặt trời soi đến đều coi muôn dân như chung một bọc, như con một nhà.

Kính nghĩ, Ðại Hoàng đế Bệ Hạ đức ngang với trời đất, đạo cao hơn vua Hiên vua Nghiêu, vỗ về cho chư hầu mến phục, dịu dàng cho người xa hướng về không phải là kiểu tầm thường như các triều đại gần đây.

Thần lạm được thánh thượng coi như con ruột, liệt vào hạng thân vương. Phận này, dù tận nơi xa khuất, nhưng tình ấy vẫn kể như vô cùng.

Thiết nghĩ, muôn vật đều không giấu mình được với trời đất. Con cái không thể giấu được tính với mẹ cha, thì chuyện riêng của gia đình cũng không dám che dấu được với bậc chí tôn. Mới đây, nhà thần gặp việc không may (Mẹ vua Nguyễn Thị Ðồng mất năm 1790, Chánh cung họ Phạm mất năm 1791), thiếu người giữ việc chăm lo hương khói. Trên nền xây dựng phong hóa cũng thiếu người đỡ đần. Vậy muốn núp dưới bóng cây ngọc để bám vững vào gốc dân.

Ngưỡng trông thánh triều phát tích từ nơi Trường Bạch, mang đến phúc lành cho con cháu hàng ngàn hàng ức, nối đời phồn thịnh. Lâu nay cứ việc là vua thì chọn những nơi quí hiếm để gả Công chúa chứ không có lệ lập hôn đến các phiên thần ở cõi phương xa. Phép luật đã nghiêm nhặt như thế, thì làm sao có thể vươn tới cành ngọc cho được, chỉ vì một nỗi niềm riêng tư trông ngóng, việc cứ trăn trở mãi không thôi.

Ngẫm mong cành ngọc nhà trời lan rộng đến mọi chốn mọi nơi, ngõ hầu thần được hưởng phúc lành theo dấu gót lân, đem phong hóa quan thư ban ra cho mọi lẽ, những việc tề gia thuận thảo ở chốn gia đình sẽ là mẫu mực để dân trong nước học theo. Tập làm quen với nề nếp chốn Trung Hạ, gạt bỏ thói cũ, khiến thần dân trong nước thỏa niềm ước mong của vòng đức, hóa, cao sang. Mong sao dòng dõi của thần, đời đời được giữ mãi làm phiên phong, hưởng mọi sự tốt lành! Ðó là điều mong lớn nhất của thần!

Do ở phương xa lại có việc xảy ra bất trắc nên thần đã bàn với bầy tôi, ai cũng không dám, nhưng vì thần mà họ đề nghị phải làm. Cửa vua muôn dặm, trông ngắm đăm đăm. Nay đành đánh bạo mà làm, tự nghĩ cũng cần nên cân nhắc, nhưng vì tỏ lòng thành kính, sai kẻ bồi thần sang xin triều kiến thay mặt thần, họ sẽ nói lên nỗi lòng thần muốn bày tỏ.

Mong sao cho được đấng anh minh rủ thương, xét cho thần vì tấm lòng chân thành, trìu mến, tha thứ cho thần những lời mạo muội, táo bạo trong việc xin cầu hôn.

Thần ở biển Nam, ngóng trông sao Bắc xin kính chúc thánh thiên tử sống lâu muôn tuổi, mãi mãi là cha mẹ của dân vạn nước.

Thần xiết bao lo lắng, ngóng mong!"

Người xưa gan dạ hơn người nay nhiều! Vì nước vì nhà, vì giang sơn xã tắc, vì sanh linh, chấp nhận tất cả, không ngần ngại ăn gan rồng, uống mật gấu, để thực hiện cho bằng được chuyện ích quốc lợi dân...

Ước gì vua Quang trung chỉ cần sống thêm chừng vài tháng nữa, chờ đến khi Vũ Văn Dũng đem tin vui về, lúc đó đất nước Việt Nam sẽ rộng lớn hơn nhiều lần như ngày nay, danh xưng Nam Việt thời Triệu Ðà vẫn được dùng lại, kinh đô Phú Xuân nay đang nằm chễm chệ trên đất Quảng Tây! Và dĩ nhiên vị anh hùng Nguyễn Huệ của chúng ta sẽ lập thêm một hoàng hậu nữa... để sánh bước cùng Ngọc Hân Công Chúa, nâng con số lên đến 3! Suy cho cùng, tuy lập hơi nhiều Hoàng Hậu thật, nhưng nếu so với vua Ðinh Tiên Hoàng, hoặc vua Lê Ðại Hành thì vua Quang Trung vẫn còn ít hơn!!!

HỒ VĂN QUANG

Ðặc san QUANG TRUNG - TÂY SƠN Xuân Kỷ Mão 1999

Share this post


Link to post
Share on other sites