hoangnt

Thành Cổ Loa được Xây Dựng Thời Gian Nào?

194 bài viết trong chủ đề này

Việt học phạm trần anh kết quả mới nhất thuyết phục nhất về cội nguồn phát tích của việt tộc Posted Image Posted Image Posted Image

Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về

cội nguồn phát tích của việt tộc

Phạm Trần Anh

Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất có đủ 4 Haplotype chính gồm A, B, C, D

Chính vì vậy, Việt Nam là trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình ảnh hưởng bao trùm Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Cận Đông và cả châu Mỹ nữa.

ĐẠI CHỦNG HOABINHIAN PROTOVIETS

Posted Image

Từ truyền thuyết cũng như căn cứ vào các Thần tích và Tộc phả được phối kiểm bởi khoa Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Chủng tộc học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn ngữ học được kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong vùng cho phép chúng ta xác định tính hiện thực của cộng đồng Bách Việt (Malayo-Viets). Kết quả của khoa Phân tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học, Nhân chủng học, Khảo tiền sử kể cả truyền thuyết Rồng Tiên về thời kỳ dựng nước của Việt tộc là một sự thật lịch sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có yếu tố này. Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaynesian tức Malayo-Viets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, lưu, phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt. Địa bàn cư trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang), phía Tây giáp Tây Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của nước Văn Lang xưa của tộc Việt.

Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, giáo sư Tarentino người Ý và giáo sư sinh vật học người Pháp Varcilla Pascale đã ứng dụng hệ thống DNA là hệ thống sinh học mới nhất cho chúng ta kết quả có tính thuyết phục nhất. Các nhà khoa học đã khảo sát y phục, mồ mả, ră ng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó dùng hệ thống DNA kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận:

1. Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung Việt Nam, Lào, Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc.

2. Cư dân này hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực sông Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ sông Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.(9)

Năm 1998, giáo sư J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3 nhóm dân Phi Châu. Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và 13 đồng nghiệp khác tại đại học Texas Hoa Kỳ và các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998) như sau:(10)

1. Hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu”.

Posted Image

2. Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía NamTQ”.

Năm 2001, giáo sư Lâm Mã Lý một nhà di truyền học công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học “Hệ thống miễn nhiễm Human Leucocytes Antigen HLA ở nhiễm sắc thể 6 (chromosoms qua máu dân Mân Nam (Hoklo), Hakka và các mẫu máu từ nhiều nước kết hợp được trong tổ hoạt động quốc tế về HLA năm 1998”, giáo sư Lý kết luận: “Người Mân Nam Hoklo và Hakka rất gần vói người Việt, Thái và các tộc người Mongoloid Nam Á. Người Đài Loan thuộc dân tộc Mân Việt trong đại chủng Bách Việt hoàn toàn khác với Hán tộc”.

Đặc biệt, các công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà nhân chủng về cội nguồn phát tích của cư dân vùng Đông Nam Á đã làm sáng tỏ một sự thật lịch sử là tất cả cư dân Đông Nam Á đều có chung một cội nguồn chủng tộc.

Giáo sư Douglas C. Wallace ở đại học Emory, Atlanta và Georgia đã phát hiện một đột biến di truyền đặc biệt cho lục địa châu Á. Đó là sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII và tRNALYS).

Nhà nhân chủng học Tréjaut đã nghiên cứu về thổ dân Đài Loan, dân Đông Nam Á và dân Đa Đảo đã công bố một sự thật làm đảo lộn mọi nhân định từ trước đến nay về vấn để này:

1. Thổ dân Đài Loan đã định cư trên 15 ngàn năm.

2. Thổ dân Đài Loan cũng trải qua 3 lần đột biến đặc biệt như dân Mã Lai, dân Đa Đảo mà dân Tầu ở Trung Hoa lục địa không có 3 lần đột biến này.

3. Yếu tố mtDNA B có ở vùng Đông và Đông Nam Eurasia, thổ dân châu Mỹ và dân Đa Đảo.

4. Nhà nhân chủng Melton và Redd tìm thấy cư dân Đa Đảo có một tỷ lệ cao về sự thất thoát của cặp căn bản số 9 ở hai thể di truyền COII/ tRNA.(11)

Giáo sư Christian Pelzes chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á học ở đại học Hawaii đã nhận định rằng trong các tiểu bang và các nền văn hóa của xã hội đa văn hóa Hoa Kỳ thì quần đảo Hawaii có quan hệ thân thuộc nhất với Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bob Krauss đã so sánh Hawaii với Việt Nam trên các phương diện địa lý và dân tộc đã tìm ra rất nhiều điểm tương đồng và các chứng liệu cổ sử học, nhân chủng học, ngôn ngữ tỷ hiệu và nhất là Mitochondrial DNA Haloptype B cũng như sự thất thoát của các cặp cơ bản số 9 giữa hai thể di truyền CO II tRNA LYS chứng minh dân Đa Đảo (Polynesian) là hậu duệ của dân Bách Việt.

Dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học thuyết phục, tạp chí Science Progress đã công bố kết qủa xác định thổ dân Đông Nam Á, thổ dân Đa Đảo và thổ dân châu Mỹ có cùng một ngọn nguồn phát tích, cùng chung một nền văn hoá Lapita (1500-800TC) với đồ gốm thẩm mỹ độc đáo.(12) Hiện ở Trung tâm văn hoá Đa Đảo ở Hawai còn trưng bày một mẫu thuyền độc mộc đục khoét bọng cây làm thuyền di chuyển, khi ra biển thì ghép 2 thuyền độc mộc lại tạo thế thăng bằng trên mặt biển.

Tháng 3 năm 2007, Hàn Lâm viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (Proceeding of the National Academy of Science,USA) đã công bố công trình của các nhà nhân chủng thuộc đại học Durham và Oxford Anh Quốc nghiên cứu mtDNA của heo và dạng răng heo trên toàn vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đã đi tới kết luận: “Nghiên cứu mới về DNA của heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và người Việt cổ (Bách Việt) là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á rồi tới New Guinea, Hawai và Polynesia thuộc Pháp. Họ mang theo kỹ thuật làm thuyền độc mộc. Nghiên cứu mới về DNA heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và cho thấy hầu hết cư dân trong vùng có nguồn gốc từ Việt Nam.

Nhà nhân chủng Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu mtDNA của 7 dân tộc Đông Nam Á đã kết luận thuộc chủng Mongoloid phương Nam mà Việt Nam là trung tâm của mtDNA từ đó lan toả ra khắp vùng Thái Bình Dương”.(13)

Sự thật lịch sừ này đã được Khoa Đại Dương học và khảo cổ học đã chứng minh rằng người cổ Hoà Bình Hoabinhian do nạn biển tiến cách nay khoảng 8.500 năm đã tiến lên vùng núi cao Hòa Bình, Bắc Sơn và ngược lên hướng Tây Bắc. Khi mực nước biển dâng lên cao, cư dân khắp các nơi dồn về vùng cao nên đã tập trung nhiều phát kiến để hình thành nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa cổ đại tinh hoa của nhân loại. Mực nước dâng cao dần khiến cư dân Hoabinhian mà chúng tôi cho là những người Tiền-Việt Protoviets ở lưu vực 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long phài thiên cư theo hướng Tây Bắc lên miền cao sơn nguyên giữa 2 dãy núi Hi Mã Lạp sơn và Côn Luân. Họ mang theo đặc trưng của văn hoá Hoà Bình lên địa bàn mới vùng cao nguyên giữa hai rặng núi cao nhất là Hi Mã Lạp Sơn và cổ nhất là Côn Luân ở Tây Bắc và vùng núi cao Thái Sơn ở Sơn Đông.

Khi mực nước biển hạ xuống, những vùng biển nước mênh mông nước rút dần để lộ ra những vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Tiền nhân chúng ta đã từ vùng cao nguyên Hi Mã Lạp sơn tiến xuống vùng đồng bằng, nước rút đến đâu từng đoàn người tiến tới đó để lập làng định cư khai phá đất đai. Chính sự kiện tiến về vùng sông nước này được truyền thuyết diễn tả qua việc mẹ Âu cùng 50 con ở lại vùng cao, Bố Lạc dẫn 50 con xuống “Thủy Phủ” miền sông nước. Hai Thạc sĩ sử địa người Pháp là J Loubet và P Gouron đã tìm ra địa danh Thủy Phủ chính là cảng Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên Phủ Trung Khánh TQ bây giờ.

Như vậy, cư dân Hoà Binh Hoabinhian đã phải thiên cư mỗi khi có nạn biển tiến mà 3 lầm biển tiến cách đây khoảng 14 ngàn năm, 11.500 năm và 8.500 năm theo 2 hướng. Một nhánh theo hướng Đông Bắc qua cầu đất Béring vào Mỹ châu do nạn biển tiến cách đây khoảng 13.500 năm rồi trở thành thổ dân Bắc Mỹ.và nhánh khác theo hướng Nam xuống bán đảo Mallacca Mã Lai Malaysia) rồi vượt biển tới các hoang đảo sau này có tên là Nam Dương Indonesia, Phi Luật Tân (Philippine), Hawai, Đa Đảo, NZealand rồi sang tới California, Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng truyền thuyết khởi nguyên dân tộc là hoang đường huyền hoặc và huyền thoại Rồng Tiên chỉ là sự hư cấu để điểm tô cho lòng tự hào dân tộc thì ngày hôm nay, tất cả đã sáng tỏ qua các công trình nghiên cứu, những kết quả khoa học thuyết phục nhất. Hình tượng Rồng Tiên được thần thoại hóa từ vật tổ biểu trưng Chim và Thuồng Luồng (Giao Long) của chi Âu Việt ở miền núi và chi Lạc Việt ở miền sông nước. Chữ Tiên gồm 2 chữ sơn và nhân hàm nghĩa người ở miền cao núi rừng mà thôi và địa danh “Thủy Phủ” được 2 thạc sĩ sử địa người Pháp là J.Gouron và P. Lubet tìm ra chính là cảng Thành Đô, phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc bây giờ. Hai bản đồ Pacific Ocean và Atlas 1949 ghi rõ là SUIFU=Thủy phủ. Thế là truyền thuyết từ chỗ u u đã trở nên minh minh chứ không còn u u minh minh như trước nữa.Từ truyền thuyết khởi nguyên dân tộc, đối chiếu với nguồn sách sử của Trung Quốc, kiểm chứng qua các công trình nghiên cứu Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Văn hoá Khảo cổ, Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Đại dương học và kết q ủa phân tích cấu trúc mã di truyền mới nhất, thuyết phục nhất của các nhà Di Truyền học đã xác định Việt tộc hoàn toàn khác hẳn với Hán tộc. Người Việt có 1 tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền trong dân tộc (Intrapopulatinal genetic divergence 0.236% và về Hinc II/ Hpal nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á.

Chính vì vậy, Việt Nam là trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình ảnh hưởng bao trùm Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Cận Đông và cả châu Mỹ nữa.

Việt Nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất có đủ 4 Haplotype chính gồm A, B, C, D và không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS mà các nhà di truyền học gọi là “Đột biến đặc biệt Á Châu= “9bp deletation bettween CO I I tRNA LYS genes” bp= base pair). Cư dân Nam Trung Hoa tức người Trung Quốc ở Hoa Nam, Đài Loan, Cư dân Đông Nam Á gồm Miến Điện, Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật tân, Brunei và Đông Timor, thổ dân Đa Đảo Polynesian, thổ dân Hawai, thổ dân Maya ở Trung và Nam Mỹ, Pima ở Bắc châu Mỹ có cùng Halogroup A, B, C, D và Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS mà các nhà Di truyền học gọi là Đột biến châu Á Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA) của Việt tộc. Thực tế này xác định Việt tộc là một đại chủng lớn nhất của nhân loại và Việt nam là một dân tộc có lịch sử lâu đời nhất của nhân loại.

Nguồn: www.anviettoancau.net

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam – Bách Việt

Posted Image

L.T.S: Bàn về nguồn gốc dân tộc Việt Nam là một chủ đề không mới, đã có nhiều nghiên cứu công phu về đề tài này. Tuy nhiên, chúng tôi trong tinh thần muốn đóng góp một cái nhìn, xin gửi đến độc giả một số trích đoạn trong sách “nguồn gốc dân tộc Việt Nam” của học giả Đào Duy Anh, xuất bản năm 1950 về chủ đề này để những ai lưu tâm có thể có thêm cứ liệu suy xét. Có lẽ nguồn gốc truyền kỳ của dân tộc ta thì ai cũng biêt, và thông tin về thời đại nước Âu lạc của Thục An Dương Vương thì thiết tưởng chúng tôi không bàn thêm. Chúng tôi chỉ xin trích dẫn ở đây những cứ liệu về bước chuyển, xuất phát từ một lưu tâm: dân tộc Việt Nam vốn là một chi nhánh trong nhóm Bách Việt, tự khẳng định mình để không bị đồng Hóa bởi Hán tộc trong tiến trình hình thành quốc gia dân tộc.

Đề cập đến Bách Việt, chúng ta biết rằng khoảng thế kỷ 20 tcn, khi người Hán đang phát triển nền văn minh của họ ở lưu vực sông Hoàng Hà và Vị Thủy ở phía Bắc thì ở miền nam trên lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang), sông Hán và sông Hoài, có những bộ tộc khác đã sinh sống, và thư tịch cổ Trung Quốc gọi họ là Man Di. Dựa vào vùng đất trù phú của miền sông nước, họ đã phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh bắt thủy sản để sinh sống. Nhóm Man Di này được nhìn nhận đều thuộc Việt tộc. Đến trước đờiChu(bắt đầu từ thế kỷ XII tcn), họ đã ở khắp lưu vực sông Dương Tử. Quá trình hình thành và thống nhất của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với quá trình hoặc đồng hóa các dân tộc nhỏ bé hoặc đẩy họ Nam tiến. Bách Việt là một ví dụ điển hình: một số chi họ trong Bách Việt đã dần nam tiến trong tiến trình Trung Quốc tiến hành thống nhất từ thờiChuđến Tần, và song song đó là quá trình họ bị đồng hóa, nhận lấy những yếu tố Hán tộc làm gia sản của mình. Tất nhiên, không điều gì lại không có ngoại lệ.

BÁCH VIỆT

Từ trước thời kỳ nước Việt<a href="http://dongten.net/TU%20LIEU%20LICH%20SU/LAM%20WEBSITE/B%C3%81CH%20VI%E1%BB%86T.doc#_ftn1" title="">[1] đương cường thịnh ở Chiết Giang, người Việt Tộc ở miền lưu vực sông Dương Tử, riêng là người Giao Chỉ và Việt Thường đã có thể đi qua các đèo ở dãi Nam Lãnh mà di cư rãi rác đến miền nam, trong các thung lũng những sông lớn ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến ngày nay. Chúng ta lại biết rằng hơn trăm năm sau Câu Tiễn (năm thứ 46 đờiChu Hiến Vương, tức năm 333 tcn) nước Việt bị nước Sở diệt, từ đó người Việt lìa tan xuống Giang Nam, rải rác ở miền bờ biển lục địa. Ở đấy, họ gặp những người đồng tộc đã di cư đến từ trước. Song người nước Việt có lẽ đã đạt đến một trình độ văn hóa cao hơn, cho nên sau khi họ hỗn cư với những người thị tộc chiếm ở miềnNam trước họ, thì họ đã đem đến đó một hình thức chính trị, và có lẽ một hình thức kinh tế cao hơn. Những nhà quý tộc người Việt mới hợp tàn chúng của họ với các nhóm Việt tộc cũ, hoặc lập thành những bộ lạc lớn mà tự xung là quận trưởng (tù trưởng), hoặc lập thành những quốc gia phôi thai mà tự xưng vương. Những bộ lạc hay quốc gia do các nhà qúy tộc người Việt lập ở miền LãnhNam, người Hán tộc gọi chung là Bách Việt. Đại khái buổi đầu, những nhóm quan trọng ở miền Chiết Giang Phúc Kiến đều thần phục nước Sở, mà những nhóm ở xa hơn trong miền Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc Kỳ (miền Bắc Việt Nam ngày nay) thì không bị Sở ky mi.

Cái vận mệnh lịch sử của các bộ lạc và quốc gia Việt tộc ấy là thế nào? Chúng ta không thể nào biết hết được. Có lẽ các bộ lạc nhỏ dần dần bị các bộ lạc lớn thôn tính, cho nên số các bộ lạc linh tinh một ngày một giảm ít đi, mà sử sách chỉ chép có năm nhóm quan trọng, sau này đã đạt đến hình thức quốc gia: Đông Việt hay Đông Âu, MânViệt,NamViệt, Tây Việt hay Tây Âu và Lạc Việt.

Ở chương này, chúng tôi chỉ xin nói về ba nhóm Đông Việt, Mân Việt vàNamViệt là các nhóm sau này lần lượt bị đồng hóa theo Hán Tộc, còn nhóm Tây Âu và nhất là nhóm Lạc Việt, hai nhóm ấy sau này hợp thành ước Âu Lạc đã ghi dấu trên lịch sử lâu bền hơn, chúng tôi sẽ nói sau.

Đông Việt và Mân Việt, hai nhóm ấy có tự bao giờ, chúng ta chưa biết đích xác được. Chúng ta chỉ có thể đặt sự thành lập chính thức của nó vào thời gian sau khi nước Việt bị diệt ( năm 333 tcn) và trước khi nhà Tần chinh phục Bắc Việt (năm 218 tcn).

Sau cuộc nhà Tần thống nhất Trung Hoa thì cương vực của địa bàn người Hán Tộc có thể lấy dãi LãnhNamlàm giới tuyến phíaNam. Sau khi Tần đặt 36 quận ở đất Trung nguyên thì vào khoảng năm 218, Thủy Hoàng phát quân gồm những hạng người lưu vong rể thừa và lái buôn, chia làm năm đạo cho đi chinh phục Bách Việt. Trong 5 đạo ấy, đạo thứ năm tụ tập trên sông Dư Can, trong tỉnh Giang Tây ở phía nam hồ Phiên Dương là đạo quân nhằm đánh. Đông Việt và Mân Việt là hai nhóm người Việt đã có hình thức quốc gia phôi thai, vốn thần phục nước Sở, đã nhân cuộc nội loạn ở Trung Quốc mà độc lập.

Nhóm Đông Việt hay Đông Âu thì Trung tâm điểm là miền Vĩnh Gia, thuộc Ôn Châu trong tỉnh Chiết Giang ngày nay. Về phíaNamTam môn loan. Nhóm Mân Việt thì trung tâm điểm là miền Mân huyện, thuộc Phúc Châu trong tỉnh Phúc Kiến ngày nay.

Có lẽ hai nước Đông Việt và Mân Việt thì tiếp cảnh với nhà Tần nên vốn đã sợ oai, nay thấy quân Tần kéo đến thì không dám chống cự kịch liệt nên quân Tần thắng lợi rất mau. Chỉ trong năm đầu, nhà Tần chinh phục được hai nước gồm lại mà đặt quận Mân Trung, hạ vua hai nước xuống làm quận trưởng (tù trưởng) để trông dân Việt.

Về sau, trong khi chư hầu phản nhà Tần, tù trưởng Đông Việt và Mân Việt đều theo chư hầu mà đánh Tần, rồi lại giúp Hán đánh Sở. Vì vậy đến năm thứ 5 đời Cao Đế (202) thì nhà Hán thưởng công, phong cho tù trưởng Mân Việt là Võ Chứ làm Mân Việt Vương, trị đất Mân Trung cũ, đô ở Đông Dạ (Mân huyện ngày nay). Năm thứ 3 đời Huệ đế (192), nhà Hán lại chia đất Mân Trung cũ mà đặt thêm ước Đông Hải và cũng để thưởng công phong tù trưởng Đông Việt là Dao làm Đông Hải Vương, đô ở Đông Âu (miền Vinh Gia), tục gọi là Đông Âu Vương.

Các nhóm Bách Việt vốn hay đánh nhau, đó chẳng qua là tác dụng của xu hướng thống nhất của các dân tộc. Cái thói tương tranh ấy vốn có thể cổ lệ cái lòng hiếu dũng cho dân tộc nhưng cũng có thể làm lưu tệ mà thành cái mối tự thân phân liệt được. Chúng ta nhớ lại, đương khi nước Việt quật cường thì cái hoài vọng của họ là phát triển về phương Bắc để xưng hùng với trung nguyên. Sau khi nước Việt diệt vong, cố nhiên người Việt không thể lăm le nhòm ngó trung nguyên như trước nữa, nhưng cái hoài vọng ngấm ngầm của các tù trưởng lớn tuồng nhưng cũng cứ chờ có cơ thời thì lại tung hoành về Bắc. Trong khi chờ đợi thời cơ thì cơ hội khuếch trương thế lực ở đồng tộc, cho nên trong các nhóm Bách Việt, người ta thấy diễn ra hiện tượng tương khuynh. Sự tranh giành giữa hai nhóm Đông Việt và Mân Việt là cái lệ chúng rõ ràng của hiện tượng ấy, mà chính là cơ hội rất tốt cho nhà Hán kiêm tính Bách Việt.

Ở buổi ban sơ, Đông Việt và Mân Việt tuy thần phục nhà Hán, nhưng cái chí nhòm ngó miền Bắc nếu có cơ hội thì cũng không ngại múa men. Khi Ngô Vương là Tỵ phản nhà Hán, Đông Việt và Mân Việt cũng có phát binh tiếp ứng: khi HoàiNamVương Lệ làm phản, cũng có câu kết với hai nước ấy. Trong hai nước thì Mân Việt đáng cho nhà Hán sợ hơn cả. Sau khi nhà Hán đã dụ được Đông Việt giết Ngô Vương Tỵ mà hàng phục Hán, con Tỵ là Tư Câu xui Mân Việt đánh Đông Việt năm thứ 3 đời Vũ đế (năm 138). Mân Việt bèn phát binh hãm Đông Âu. Đông Việt cầu cứu với nhà Hán, tướng Hán là Nghiêm Trợ phát binh tiếp cứu nhưng quân Hán chưa đến nơi thì quân Mân Việt đã rút lui về Nam, vì trong nước bấy giờ họ có nội loạn. Nghiêm Trợ đến Đông Âu muốn diệt nước Đông Việt để trừ hậu hoạn, bèn lấy danh nghĩa di dân để cứu nạn đói mà dời một phần dân chúng Đông Âu đến miền Giang Hoài. Có lẽ một phần dân Đông Việt đã chống cự lệnh di dân ấy mà theo vua họ chạy xuống miềnNamở gần Tuyền Sơn tỉnh Phúc Kiến sau đó 15 năm thì họ bị nhà Hán diệt hết. Thế là nước Đông Việt mất hẳn.

Sua khi Mân Việt thất bại ở Đông Âu, năm thứ 6 hiệu Kiến Nguyên (135), họ lại đem binh đánh nước Nam Việt ở miền Nam. Nước này cũng cầu cứu nhà Hán. Tướng Hán là Vương Khôi do đường Dự Chương và Hàn An Quốc, do đường Cối kê cùng tiến quân vào Mân Việt. Nhưng quân Hán chưa qua đèo mà Mân Việt lại vì nội loạn phải đầu hàng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại đền Bạch Mã còn các câu đối cổ:

Xe ngựa từ trời về, giúp Lý chống Cao (Cao Biền), dấu thiêng còn đó,

Long Biên truyền đất đẹp, vạt Tô đai Nhị, đền chính tôn nghiêm.

Rồng đỏ mây che về Long Đỗ,

Ngựa trắng thần đi nhiễu Phượng thành.

Truyền thuyết cột đồng trấn yểm của Cao Biền tại thôn Nhất Trụ, vua Lý Thái Tông mơ Quan Âm Bồ Tát và cho phá cột đồng này và cho xây chùa Một Cột.

Vậy thì, Phượng thành là tên gọi trước đấy của Thăng Long thành.

Một số câu chuyện truyền thuyết về Cao Biền là khả năng xuất phát từ thời nhà Lý. Đây cũng là một thông tin chỉ ra Chiều đời đô của Lý Thái Tổ trong Đại Việt Sử Ký toàn thư làm gì có tên Cao Biền trong đó được, Ngô Sĩ Liên soạn thảo có vấn đề?.

Mặt khác, điểm nhấn trong cuốn Đại Việt Sử Ký toàn thư này phải là trận chiến của Lý Thường Kiệt tấn công qua Trung Quốc nhưng cuốn sách này viết vô cùng sơ sài, chứng tỏ phải chăng nội dung đã bị cắt bỏ khi Ngô Sĩ Liên tham khảo các cuốn sử khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu đối ở đền thờ Lý Nam Đế tại Giang Xá - Hoài Đức:

Thiên Đức hồng cơ long tỉnh Bắc

Vạn Xuân cung quyết phượng thành đông

Dịch

Thiên Đức mở nền móng tại quận rồng ở Bắc

Vạn Xuân dựng cung điện gọi phượng thành bên Đông

"Phượng Thành Đông" có th là chỉ thành Thăng Long.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Bác Minh Xuân về thông tin quý.

Như vậy, một trong những bí ẩn cần xử lý là tại sao tên Phượng thành mà không phải là một tên khác cũng là một câu hỏi khó khăn.

Triệu Đà và nước Nam Việt

trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler - Hoa Kỳ). Hy vọng đây sẽ là đóng góp nhỏ vào nỗ lực mà ông Hàn đang ôm ấp cùng một số đồng nghiệp tại Trung Hoa lục địa: Hóa giải những mâu thuẫn lịch sử quốc gia giữa Việt Nam và Trung Hoa trên cùng một chủ đề nước Nam Việt thời Tây Hán. Tuy vậy, góc nhìn ở đây sẽ bị ràng buộc bởi khuôn khổ những giả thuyết tổng thể về cổ sử Việt Nam trong "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" mà tác giả đã từng giới thiệu trên các báo điện tử . Qua đây, tôi cũng xin thay mặt ông Hàn gửi lời mời trân trọng đến các cây bút chuyên nghiệp hơn góp thêm tiếng nói, hầu đa dạng và phong phú hóa các quan điểm Việt Nam về Nhà Triệu và nước Nam Việt.

1. Những mô tả về nước Nam Việt của hiến sử Việt Nam trước năm 1400:

Tập hiến sử đầu tiên của Việt Nam còn bảo tồn dược đến hôm nay là An Nam Chí Lược của Lê Tắc (viết năm 1335). Ở quyển Đệ nhất Lê Tắc xếp nhà Triệu là khởi triều, nếu không kể một ít nguồn gốc Giao Chỉ - Việt Thường dựa vào tích "Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc" được nhiều sách đời sau dẫn từ Thượng Thư Đại truyện. Song có một phần sự kiện liên quan được kê cứu như cổ tích.

Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của Trung-Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật.

Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn chín mươi năm.

Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt.

Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất mười vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị.

Phần "Cổ tích"

Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao-Châu Ngoại-Vực-Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc-điền tuỳ theo thuỷ-triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc-Dân, người cai-quản dân gọi là Lạc-Vương, người phó là Lạc-Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu.

Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc-Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An-Dương-Vương. Triệu-Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao-Thông xuống giúp An-Dương-Vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người.

Triệu Đà biết địch không lại với An-Dương-Vương, nhân đó trú lại huyện Võ-Ninh, khiến Thái-Tử Thuỷ làm chước trá hàng để tính kế về sau.

Lúc Cảo-Thông đi, nói với vua An-Dương-Vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước".

An-Dương-Vương có con gái tên là Mỵ-Châu, thấy Thái-Tử Thuỷ lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mỵ-Châu lấy cái nỏ thần cho Thái-Tử Thuỷ xem, Thuỷ xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau Triệu-Đà kéo quân tới đánh thì An-Dương-Vương bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu-Đà chiếm cả đất của An-Dương-Vương. Nay ở huyện Bình-Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An-Dương-Vương hãy còn.

Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu - 1272)

Năm 1272 Lê Văn Hưu viết xong bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển. Hiện nay sách này đã thất truyền. Theo Trần Trọng Kim, quyển sử ấy chép việc từ Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng.

Đại Việt sử lược (Khuyết danh - năm 1388)

Sách này đầu tiên kể đến Hoàng Đế, một vị vua truyền thuyết của Trung Hoa không thống thuộc được Giao Chỉ. Qua đời Trang Vương (696 - 682 TCN) thì vua Hùng xuất hiện. Phần truyền thuyết về họ Triệu trong An Nam Chí Lược đã được biên tập bớt hoang đường.

Cuối đời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay.

Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa.

Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vương đóng đô ở

Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương.

Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lổ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người.

Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu.

Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo.

Cao Lỗ bỏ đi, con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gẫy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra.

Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.

Câu cuối cùng trong phần trích trên là lí do căn bản để Đại Việt sử lược xếp nhà Triệu là một triều đại Việt Nam, kéo dài 93 năm với các đời vua: Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương, Triệu Ai Vương, Triệu Vệ Dương Vương. Cái nhìn của hiến sử Việt Nam với nhà Triệu và nước Nam Việt phải đặt trong toàn cảnh lịch sử chính trị - xã hội Việt Nam cùng thời. Dưới lăng kính tiến hóa chính trị và vận động xã hội mới nêu bật được những mâu thuẫn nội tại của sử sách Việt Nam và con người Việt Nam trên cùng một dữ liệu lịch sử. Học giả người Nhật, Yumio Sakurai, qua nghiên cứu cách định cư và nông nghiệp thời Lý đã lập luận nhà Lý là một triều đại địa phương, nhiều thế lực địa phương khác đến thế kỉ 13 mới bị nhà Trần trấn áp hoàn toàn (1). Đây phải chăng là tàn tích của nạn "xứ quân" từ thế kỉ 10. Tuy vậy, tác giả bài này không tin rằng thế kỉ 13 mô hình nhà nước phân quyền kia đã được thay bằng công thức phong kiến tập quyền tuyệt đối. Bằng chứng nằm tại "Hịch tướng sĩ" năm 1284 của Trần Hưng Đạo. Mặc dù là "Tiết chế" thống lĩnh toàn quân, lời văn của Trần Hưng Đạo trong "hịch tướng sĩ" mang phong thái khuyến dụ hơn là quân lệnh bắt buộc phải tuân theo. Như vậy tại đỉnh cao đoàn kết chống ngoại xâm, ở thời thịnh trị nhất của nhà Trần, dấu vết phân quyền chưa phai nhạt thì không có lẽ nào đến khi Trần mạt hình thức ấy có nhiều thay đổi. Niên đại 1388 của Đại Việt sử lược là thời kì Trần mạt. Lúc này một nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi sắp bước lên vũ đài chính trị Việt Nam là Hồ Quí Ly. Các chính sách cai trị của họ Hồ một lần nữa khẳng định quyết tâm tập quyền của ông: 1. Làm tiền giấy, cải cách thuế má, thống nhất tài chính. 2. Định phục phẩm quan lại, cải tổ địa giới hành chính như đổi một vài lộ làm trấn, đặt thêm quan chức ở lộ, phủ, qui ước các lộ ghi chép sổ sách và đem về kinh báo cáo mỗi cuối năm. 3. Cải cách giáo dục, thi cử, đưa toán pháp vào quá trình chọn người tài v.v.. Với nhà nước phong kiến phân quyền, tính chính thống của kẻ mạnh nhất đặt trên cơ sở cầu phong Bắc phương. Tệ phân quyền ấy là căn nguyên của những hành động mà sau này sử sách Việt Nam qui là "phản quốc": từ thời Trần qua đến đầu thời Lê, nhiều lần quí tộc Việt Nam sang Trung Hoa "rước giặc" về để mong thiết lập vương triều cho chi họ mình. Đến thời Hồ Quí Ly, việc nhập khẩu Nho Giáo vào Việt Nam đã hạ bệ tính chính thống kia và cố gắng chuyển việc cầu phong thành quan hệ ngoại giao, tuy chưa được bình đẳng nhưng cũng nói lên sự trưởng thành to lớn của đất nước Việt Nam. Chính Hồ Quí Ly, chứ không ai khác đã đặt nền móng cho việc nhìn nhận lại nước Nam Việt và dòng họ Triệu trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

2. Các quan điểm sau năm 1400

Ở Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên - dưới triều Lê Thánh Tông 1460 đến 1497), lần đầu tiên hiến sử Việt Nam truy nguyên gốc tích của mình từ kỷ Hồng Bàng với Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân rồi mới đến Hùng Vương, An Dương Vương và Triệu Vũ Vương Lê Thánh Tông là ông vua đã rút ra được bài học nóng vội của Hồ Quí Ly, để áp dụng thành công đường lối chính trị Nho Giáo Trung Hoa vào đất nước Việt Nam. Nhu cầu "chính danh" đã đưa rất nhiều huyền thoại, cổ tích trong dân gian thành chính sử. Ngô Sĩ Liên được thay mặt trí thức Việt Nam đương thời trả lời câu hỏi "Ta là ai? Từ đâu tới?" cho dân tộc Việt Nam. Những quyển sử cũ chỉ đuợc thêm vào chứ không bớt đi hoặc tách ra, và họ Triệu được để yên cho đến khi xuất hiện Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ năm 1775:

Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.

Với lý do này, Ngô Thì Sĩ đã loại họ Triệu khỏi chính sử Việt Nam. Ông gộp năm đời Triệu Vương thành một kỷ Ngoại thuộc, tương đương với các kỷ ngoại thuộc Hán, Tùy, Đường sau đó. Thực ra lí luận của Ngô Thì Sĩ mang tính nhất thời, trong cái nhìn địa phương hãn hữu. Ông phân biệt rạch ròi "Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam", nghĩa là Việt Nam ngày nay chẳng dính dáng gì đến cương vực bao la của Nam Việt khi xưa. Vì không cùng quan điểm với họ Ngô nên Tự Đức vẫn cho Quốc Sử Quán ghi danh các vua Triệu như là tiền triều trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa TK 19). Hơn nữa lời phê của ông sau khi nhà Hán diệt nhà Triệu là câu trả lời dứt khoát: ngày xưa bờ cõi của tổ tiên ông bao gồm nhiều quận trong Giao Chỉ bộ!

Lời phê - Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.

Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân năm 1945, nền sử học cộng sản non trẻ áp dụng ngay phép biện chứng duy vật lịch sử vào môn lịch sử. Tình cờ nhãn quan của Ngô Thì Sĩ rất hợp với quyết tâm xây dựng nền móng bản địa cho lịch sử Việt Nam, cộng với chủ nghĩa dân tộc dâng cao, vấn đề Nam Việt và Triệu Đà giờ đây có thể tóm gọn trong một đoạn văn của Đào Duy Anh:

Nhà Triệu không phải là quốc triều

Sách Toàn thư, sau khi nêu lên quốc thống của ta bắt đầu từ Hồng Bàng Thị, đến Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mười tám đời Hùng Vương, rồi đến Thục An Dương Vương, thì chép luôn nhà Triệu làm một triều đại chính thống. Các sử thần thời Lê, kế tục phương pháp và quan điểm Lê Văn Hưu ở đời Trần (quan niệm lịch sử phản dân tộc) không thấy rằng Triệu Đà làm vua nước Nam Việt ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, đối với nước Âu Lạc mà nghĩ xâm lược, chỉ là một tên giặc cướp nước chứ không phải là một đế vương chính thống. Mãi đến cuối đời Lê mới thấy có một nhà sử học là Ngô Thì Sĩ, tác giả sách Việt sử tiêu án, phản đối việc cho họ Triệu tiếp nối quốc thống của An Dương Vương. Có lẽ do ảnh hưởng của ý kiến ấy cho nên sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn không chép riêng nhà Triệu làm một kỷ chính thống nữa, nhưng vẫn cứ chép cả lịch sử nhà Triệu vào phạm vi quốc sử của ta. Các nhà sử học tư sản của ta cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm phản dân tộc ấy, cho nên Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng chép kĩ càng về lịch sử nhà Triệu, và Những trang sử vẻ vang của Nguyễn Lân thì biểu dương Lữ Gia là trung thần của nhà Triệu làm vị anh hùng dân tộc đầu tiên của chúng ta. Đối với dân tộc ta thì Triệu Đà là giặc cướp nước, mà lịch sử của nhà Triệu ở nước Nam Việt không thể nằm trong phạm vi lịch sử Việt Nam (2). Cố giáo sư Đào Duy Anh là ông thầy uyên bác của đa số các nhà sử học có tiếng Việt Nam hiện nay, nhóm người mê tín thuyết bản địa của văn hóa và văn minh Việt Nam. Nhưng trớ trêu, những tác phẩm nghiên cứu lịch sử quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông Đào, lại khẳng định người Việt "có thể" di cư bằng thuyền đến đồng bằng sông Hồng sau khi nước Việt của Câu Tiễn bị xóa sổ thời Chiến Quốc (3)! Lời lẽ nặng nề của Đào Duy Anh ở trên, xét cho cùng mang khẩu khí chính trị nhiều hơn là tinh thần nghiên cứu trung thực, khách quan vốn luôn hiện hữu ở nhiều công trình mang tên ông.

3. Lời bình

Trong "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" tôi đã đưa ra giả thuyết mới về ngữ nghĩa của từ Âu Lạc. Thật may mắn, khi dùng giả định Âu Lạc = Đất nước = Non nước = Xứ sở trên chủ đề Nam Việt này thì mâu thuẫn của các nhà sử học Việt Nam phần nào sáng tỏ. Quả tình, thuật ngữ Âu Lạc nếu không phải là tên của vương quốc do An Dương Vương lập ra, thì nó sẽ thống nhất một vùng đất rộng lớn là Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc bộ Việt Nam thành một lãnh thổ khá tương đồng về văn hóa. Như vậy, nếu nhìn nhận cương giới của người dân Việt trước thời Triệu Đà gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam thì việc Nhà Triệu tiếp nối An Dương Vương như một triều đại chính thống là hợp lí. Bản thân An Dương Vương cũng đã "cướp nước" của các vua Hùng kia mà! Nếu đã loại Triệu Đà, nên chăng loại luôn An Dương Vương, cùng xếp họ vào kỷ nội thuộc. Rõ ràng cái gọi là "quan niệm lịch sử phản dân tộc" của cố Giáo sư Đào Duy Anh rất khiên cưỡng và khó đứng vững. Nước Nam Việt cùng năm đời Việt Vương là một hiện hữu lịch sử không thể phủ nhận và có liên quan hữu cơ với lịch sử Việt Nam. Tài liệu xưa nhất đã nhắc đến nó và gần như cùng thời với nó là Sử Kí của Tư Mã Thiên. Tuy nhiên do đặc điểm quá cô đặc, gãy gọn của cổ văn Trung Hoa mà hiện hữu ấy không ngừng được tranh cãi, mổ xẻ, suy luận theo những chiều hướng nhiều khi mâu thuẫn đến hoàn toàn trái ngược. Về phía Việt Nam, nước Nam Việt của Triệu Đà trong những trang sách còn phải ngụp lặn giữa quá trình tiến hóa nhận thức, xã hội và chính trị không ngừng của con người Việt Nam hàng ngàn năm qua. Giả sử nếu mai này thuyết các vua Hùng từng xuất phát từ Động Đình Hồ rồi di cư xuống đồng bằng sông Hồng qua Quảng Tây được chấp nhận rộng rãi, thì việc tái chấp nhận Triệu Đà như một vương triều phong kiến chính thống lại sẽ được đặt ra. Nói cho cùng, càng nhiều suy biện, càng nhiều giả thuyết, càng nhiều nỗ lực cày xới trên những bình nguyên quá khứ mang tên hiến sử, chẳng qua cũng là việc phải làm vì sự phát triển sử học mà thôi. Không bao giờ nên để các trang sử bất biến. Tĩnh tức là tử. Không chỉ có ngày hôm qua là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, mà bản thân khoa học lịch sử cũng rất cần phân luận, bởi nó là gương mặt, là tư duy, là trình độ phát triển, là thước đo vận động (tiến hoặc lùi) của chính thời đại dung dưỡng nó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ rất có thể Thục An Dương Vương còn gọi là Việt Vương nên Loa Thành mới gọi là Việt Vương Thành. Nếu vậy thì Triệu Việt Vương có thể hiểu là Thục An Dương Vương. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) và Thục An Dương Vương có phần "cổ tích" về nỏ thần và mũ đâu mâu rất giống nhau.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu đối ở đền thờ Lý Nam Đế tại Giang Xá - Hoài Đức:

Thiên Đức hồng cơ long tỉnh Bắc

Vạn Xuân cung quyết phượng thành đông

Dịch

Thiên Đức mở nền móng tại quận rồng ở Bắc

Vạn Xuân dựng cung điện gọi phượng thành bên Đông

"Phượng Thành Đông" có th là chỉ thành Thăng Long.

Như vậy rất hợp với câu đối tại đền Bạch Mã là đều có nói Phượng thành.

Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Bí (李賁), còn gọi là Lý Bôn[1], người làng Thái Bình, phủ Long Hưng[2], Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). [1]

Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (chưa rõ ở đâu, có lẽ gần thành phố Bắc Ninh ngày nay).

Phía Đông là so với Sơn Tây nên chắc chắn chỉ tới khu vực Thăng Long thành.

Ông lấy tên Phượng thành có nhiều ý nghĩa: Phượng cũng là phương Nam, là Ly Hỏa... biểu tượng nước Nam.

Chùa Trấn Quốc (鎭國寺) nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời và thời Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua Lý Nam Đế (544 – 548) ở trên bãi sông Hồng, thuộc địa phận làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ ngày nay)[1]. Khi đó ngôi chùa được đặt tên là Khai Quốc. Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615, do bờ tả bãi sông Hồng bị lở đến sát nền chùa nên dân và chính quyền đã cho dời toàn bộ chùa về hòn đảo Kim Ngư nằm gần bờ phía Đông của Hồ tây. Năm Canh Thân (1620) con đường dẫn vào đảo cũng đã được hoàn thiện. Chùa có tên là Trấn Quốc vào cuối thế kỷ 17, đời vua Lê Hy Tông.

Chùa Trấn Quốc chính là một dấu hiệu của đế đô, chưa kể Thăng Long tứ trấn .

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tên Phượng thành này là tên cổ thời Hùng Vương và Lý Nam Đế thống nhất quốc gia và khôi phục lại mà thôi.

Về kinh đô của nước Vạn Xuân: "Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Về Thành long Biên: Thành Long Biên toạ lạc tại xã Hoà Long huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Hoà Long. thành phố Bắc Ninh.( Sách Dư địa chí Bắc Ninh). Hiện nay tại xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh còn rất rõ dấu tích một dạng thành cổ. Thành cổ nằm sát đê sông Cầu, có dạng hình tròn, thành nội là một ốc đảo dạng hình tròn có diện tích khoảng 50ha; hào nước bao quanh chỗ rộng nhất đến 147m, chỗ hẹp nhất cũng hơn 100m,chu vi ngoài của hào nước dài 3340m, ngoài hào nước có đường bao quanh dài 3865m. Tổng diện tích khu vực này là 112,5 ha.

Không rõ ràng lắm, xây thành Long Biên ở Bắc Ninh nhưng xây chùa "Trấn Quốc" ở Hà Nội???. Trấn quốc là bảo vệ đất nước, phải ở trung tâm tức kinh đô. Nhưng thời gian trị vị của vua Lý Nam Đế quá ngắn ngủi, nên chùa trấn Quốc có thể là một ngôi chùa đã có trước đó và được chỉnh trang lại.

Ngày nay, chúng ta có cầu Long Biên - được đặt tên sau 1500 năm, tuy nhiên vẫn phải có ý nghĩa của nó, có thể xem là Long Biên là ranh giới của Tư Long thánh - thành Cổ Loa bên kia sông Hồng (Nhị Hà) tức khu vực Hà Nội ngày nay đang ráp ranh sông Hồng.

Vậy thì tại sao Sử Ký Đại Việt Toàn Thư lại ghi chép vua Lý Nam Đế đóng đô ở Long Biên??? dựa trên dữ liệu nào???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Nam Đế Lý Bí (544-602)

Năm Ất Dậu (265), nhà Tấn đánh bại Ngụy, Thục, Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về nhà Tấn. Nhà Tấn lại phong cho họ hàng ra trấn trị các nơi, nhưng các thân vương cứ dấy binh chém giết lẫn nhau, làm cho anh em cốt nhục tương tàn, nước Tấn nhanh chóng suy yếu. Nhân cơ hội ấy, các nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v...nổi lên chiếm cả vùng phía Bắc sông Trường Giang, nhà Tấn chỉ còn vùng đất ở Đông Nam, phải dời đô về Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay) gọi là nhà Đông Tấn.

Năm Canh thân (420), Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Nước Trung Quốc phân ra làm Nam Triều và Bắc Triều. Bắc triều có nhà Ngụy, nhà Tề và nhà Chu, nối nhau làm vua. Nam triều có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần trị vì. Năm Kỷ mùi (479) nhà Tống mất ngôi nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 năm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề.

Nhà Lương sai Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắc khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trăm bề , người người đều oán giận. Bởi vậy, năm 542, Lý Bôn đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên lập nên nhà nước đầu tiên.

Lý Bôn còn gọi là Lý Bí quê ở Long Hưng Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nứơc ta từ cuối thời Tây Hán, khỏang đầu công nguyên. trải qua 07 đời, đến Lý Bí thì dòng họ Lý Bí đã ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân"

Lý Bí sinh ngày12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Ông là con độc nhất trong gia đình. Bố là Lý Tỏan mẹ là Lê Thị Oánh (người Ái Châu Thanh Hóa) từ nhỏ Lý bí đã tỏ rõ là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi mẹ qua đời, Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có một vị pháp tổ tiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú; liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Quả hơn mười năm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài văn võ kiêm tòan, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Có thời kỳ Lý Bí ra làm quan cho nhà Lương, nhận chức giám quân (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Nhưng do bất bình với bọn đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Hưng) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, mến tài đức Lý Bí đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Rồi Tinh Thiều, Phạm Tu, và hào kiệt các nơi cùng nổi dậy hưởng ứng.

Tháng giêng năm Nhâm tuất (542), Lý bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lượng lâp tức ra lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọ xâm lược vừa kéo sang bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.

Đầu năm Quý dậu (543) vua Lương lại huy động binh mã sang xâm lược một lần nữa. Tướng sợ giặc còn khiếp sợ còn dùng dằng chưa dám tiến quân, thì Lý Bí đã chủ động ra quân, đón đánh giặc ở bán đảo Hợp Phố , miền cực bắc Châu Giao. Quân Lương mười phần chết bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.

Tháng hai năm Giáp Tý (544) Lý Bí tụ xưng là Hòang Đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ. Tinh Thiều đứng đầu hàng quan văn, Triệu Túc làm tái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tà cũng được trọng dụng.

Không thấy tên kinh đô?

Lý Nam Đế sai dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa ( Yên Phụ) lấy tên là chùa Khai Quốc, sau này trỏ thành một trung tâm phật giáo và phật học lớn của nước ta. Chùa Khai Quốc là tiền thân của chùa Trấn Quốc, trên đảo cá vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây (Hà Nội).

Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là Hoàng Đế, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn phương bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương nam.

Xem lại Lý Bí là người Hoa Bắc?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác phẩm "Đại Việt quốc Lý gia Thái tổ Hoàng đế thiên đô kỷ sự bi"

Đăng ngày: 21:13 05-10-2010 Thư mục: Vạn cơ thanh hạ

Posted Image

Chương pháp toàn bức

Posted Image

ảnh tư liệu: bản thảo trên giấy

Posted Image

Đoạn 1:

大越國李家太祖皇帝遷都紀事碑

Đại Việt quốc Lý gia Thái Tổ hoàng đế thiên đô kỷ sự bi.

(Bia chép việc dời đô của Thái Tổ hoàng đế nhà Lý nước Đại Việt)

Posted Image

Đoạn 2:

雅南文學舘纂修 臣 陳光德 拜撰

戶部工商銀局秘書郎 臣 阮光維 謹書

工部員外郎 臣 範明善 範德智 敬鑿

夫帝都者,天子之京師;眾方之要會,体象乎天地;經緯乎陰陽。于以帝乘乾位而統萬民;居闕庭以成百制。察八荒之形勢,合天星垣局以開都;計萬載之基圖,得王氣正龍而啓宇。懋建皇極,蓋得天宜,浩浩巍巍,毓英儲秀。是故聖帝京畿,不壯不麗何以顯威;黎庶樞基,無廣無雄豈能仰德?

洪惟我大越李家太祖神武皇帝陛下,纘承丕緒,撫有四方,天運神功,日新睿聖。天眷命而符慶兆,誕生以白犬之文;運啓昌而示休徴,降臨有震檀之跡。德澤如九天雨露,潤及飛潛;仁恩似一宇陽明,熙周動植。以濟物

Nhã Nam văn học quán Toản tu thần Trần Quang Đức bái soạn

Hộ bộ Công Thương ngân cục Bí thư lang thần Nguyễn Quang Duy cẩn thư

Công bộ Viên ngoại lang thần Phạm Minh Thiện, Phạm Đức Trí kính tạc

Phù đế đô giả, thiên tử chi kinh sư, chúng phương chi yếu hội, thể tượng hồ thiên địa, kinh vĩ hồ âm dương. Vu dĩ đế thừa Càn vị nhi thống vạn dân, cư khuyết đình dĩ thành bách chế. Sát bát hoang chi hình thế, hợp thiên tinh viên cục dĩ khai đô, kế vạn tải chi cơ đồ, đắc vương khí chính long nhi khải vũ. Mậu kiến hoàng cực, cái đắc thiên nghi, hạo hạo nguy nguy, dục anh trữ tú. Thị cố thánh đế kinh kỳ bất tráng bất lệ hà dĩ hiển uy? Lê thứ xu cơ vô quảng vô hùng khởi năng ngưỡng đức?

Hồng duy ngã Đại Việt Lý gia Thái tổ Thần Võ hoàng đế bệ hạ! Toản thừa phi tự, phủ hữu tứ phương, thiên vận thần công, nhật tân duệ thánh. Thiên quyến mệnh nhi phù khánh triệu, đản sinh dĩ bạch khuyển chi văn, vận khải xương nhi thị hưu trưng, giáng lâm hữu chấn đàn chi tích. Đức trạch như cửu thiên vũ lộ, nhuận cập phi tiềm, nhân ân tự nhất vũ dương minh, hy chu động thực. Dĩ tế vật ...

(Toản tu ở Văn học quán Nhã Nam thần Trần Quang Đức bái soạn

Bí thư lang ở Công Thương ngân cục bộ Hộ thần Nguyễn Quang Duy cẩn thư

Viên ngoại lang ở bộ Công thần Phạm Minh Thiện, Phạm Đức Trí kính tạc

Xét đế đô, là nơi kinh sư của thiên tử, chính đất trọng yếu của muôn phương, án chiếu theo trời đất, dọc ngang với âm dương. Để mà đấng đế vương, ở ngôi Càn thống trị muôn dân, ngồi cung thất dựng nên trăm luật. Xem kỹ càng tám cõi thế đất, hợp thiên văn, địa lý đặng khai đô; Nghĩ sâu xa muôn thuở cơ đồ, được vương khí, mạch rồng mà cất điện. Ra công xây nền hoàng cực, cũng do được lẽ thiên nghi, nguy nga biết mấy, rộng lớn khôn bì, chứa đựng đẹp kỳ, dưỡng nuôi tinh tuý. Bởi vậy, kinh kỳ của thánh đế không tráng không lệ, lấy gì hiển uy? Then chốt của lê dân, chẳng lớn chẳng to, làm sao ngưỡng đức?

Lớn lao thay Thái tổ Thần Võ Hoàng đế bệ hạ nhà Lý nước Đại Việt ta! Tiếp nối ngôi cả, vỗ về bốn phương; trời giúp kiến tạo thần công, ngày một rỡ ràng thánh trí. Trời ban số nên cho điềm tốt, sinh ra thời chó trắng hiện văn truyền; Đời sắp yên mới dấy việc lành, giáng thế có thân cây in vết sấm. Nguồn Đức ấy tựa chín tầng móc ngọt, tưới tắm loài cá lội chim bay; suối Nhân kia như một sớm nắng mai, thấm đẫm khắp cỏ cây muông thú. Lòng những niệm cứu người độ thế)

Posted Image

Đoạn 3:

渡人爲念,遣慈航而泛苦津;以博施惠眾為心,揚慧炬而昭暗室。禦九五縱觀民物,抱太亨鎮鼎天南,履至尊普暢皇風,膺正統闡弘文獻。是以乾坤朗泰,宇宙豐亨,四幅謐寧,三陽軒豁。于斯林林總總,歌詠唐衢;皞皞熙熙,調光玉燭。庚戌順天元年,太祖以華閭城湫隘,不足為帝王居,欲遷之,乃手詔曰:昔商家至盤庚五遷,周室逮成王三徙。豈 三代之數君俱徇已私,妄自遷徙?以其圖大宅中,為億萬世子孫之計。上謹天命,下因民志,苟有便輒改;故國祚延長,風俗富阜。而丁黎二氏,乃徇已私,忽天 命,罔蹈商周之跡,常安厥邑於茲;致世代弗長,算數短促,百姓耗損,萬物失宜。朕甚痛之,不得不徙。況高王故都大羅城,宅天地區域之中,得龍

độ nhân vi niệm, khiển từ hàng nhi phiếm khổ tân, dĩ bác thi huệ chúng vi tâm, dương huệ cự nhi minh ám thất. Ngự cửu ngũ túng quan dân vật, bão Thái Hanh trấn đỉnh thiên Nam, lý chí tôn phổ sướng hoàng phong, ưng chính thống xiển hoằng văn hiến. Thị dĩ càn khôn lãng thái, vũ trụ phong hanh, tứ bức mật ninh, tam dương hiên khoát. Vu tư lâm lâm tổng tổng, ca vịnh Đường Cù; hạo hạo hy hy, điều quang ngọc chúc. Canh Tuất Thuận Thiên nguyên niên, Thái tổ dĩ Hoa Lư thành niểu ải, bất túc vi đế vương cư, dục thiên chi, nãi thủ chiếu viết: “Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi tam đại chi sổ quân câu tuần kỷ tư vọng tự thiên tỉ? Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế. Thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh, Lê nhị gia, nãi tuần kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp ư tư, chí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ. Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung, đắc long

(Lòng những niệm cứu người độ thế, đưa thuyền từ vượt bể trầm luân; Chí vốn toan ích nước lợi dân, giương đuốc tuệ soi vùng ám tối. Trên cửu ngũ rộng xem muôn vật, giữ Thái Hanh trấn định trời Nam, đạp ngôi báu thổi ngọn hoàng phong, nắm chính thống xiển dương văn hiến. Bởi vậy, càn khôn sảng lãng, vũ trụ thênh thang, bốn cõi yên vui, một trời thông suốt. Này đây, hân hoan chốn chốn, ca ngợi đời Nghiêu; sáng sủa nơi nơi, rõ ra thịnh thế. Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất, Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đô, bèn tự tay viết chiếu rằng: "Xưa, nhà Thương đến Bàn Canh thì năm lần thiên đô, đời Chu tới Thành Vương thì ba phen dời đổi. Há phải mấy vị quân vương thời Tam Đại, theo ý riêng mà tự tiện đổi dời? Làm thế để ở chỗ trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy tiện thì dời đổi. Cho nên, vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai họ Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng)

Posted Image

Đoạn 4:

得龍蟠虎踞之勢, 正南北東西之位,便江山向背之宜;其地廣而坦平,厥土高而爽塏;民居蔑昏墊之困,萬物極繁阜之豊。遍覽越邦,斯為勝地。誠四方輻輳之要會,為萬世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居,卿等以為何如。羣臣皆曰:“陛下為天下建長久之計,上以隆帝業之丕洪,下以措斯民扵當庶,所利如此,誰敢不從”。

於戲!天理浩大,聖化久微,然眾曜有暝晦之期,元氣有餒虛之日,千古之滄桑,於斯知甚矣。刹那石爛松枯,星移斗轉,去聖逾遠,正道不初,國俗澆漓,文風頽靡,為當世士大夫者莫無切齒腐心,擗踊而痛絕之焉!當今遷京偉業,歷千周年,舉國同禧,普天交慶,臣等 叨承聖上之恩,遹紹先儒之志,下情無任,渴仰熙朝,迺續文風,仿乎舊制,採石斲碑,磨

bàn hổ cứ chi thế, chính nam bắc đông tây chi vị, tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải; dân cư miệt hôn điếm chi khốn, vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội, vi vạn thế đế vương chi thượng đô. Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng dĩ vi hà như?” Quần thần giai viết: “Bệ hạ vi thiên hạ kiến trường cửu chi kế, thượng dĩ long đế nghiệp chi phi hồng, hạ dĩ thác tư dân ư đương thứ, sở lợi như thử, thùy cảm bất tòng!”

Ư hy! Thiên lý hạo đại, thánh hóa cửu vi, chúng diệu hữu minh hối chi kỳ, nguyên khí hữu nỗi hư chi nhật, thiên cổ chi thương tang, ư tư tri thậm hỹ. Sát na thạch lạn tùng khô, tinh di đẩu chuyển, khứ thánh du viễn, chính đạo bất sơ, quốc tục kiêu ly, văn phong đồi mĩ, vi đương thế sĩ đại phu giả, mạc vô thiết sỉ phủ tâm, thống tuyệt chi yên! Đương kim, thiên đô vĩ nghiệp, lịch thiên chu niên, cử quốc đồng hy, phổ thiên giao khánh, thần đẳng thao thừa thánh thượng chi ân; duật thiệu tiên Nho chi chí, hạ tình vô nhiệm, khát ngưỡng hy triều, nãi tục văn phong, phỏng hồ cựu chế, thái thạch trác bi, ma

(rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương đất nước, đúng là nơi kinh đô bậc nhất của muôn đời đế vương. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?" Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo".

Hỡi ôi! Lẽ trời rộng lớn, đạo thánh bền lâu, song tinh tú cũng có lúc lu mờ, nguyên khí cũng có thời trống rỗng, cuộc bể dâu thiên cổ, tới giờ kể xiết bao. Thấm thoắt, đá nát tùng khô, sao dời vật đổi, thánh hiền xa cách, chính đạo khác xưa, nếp tốt đà điêu linh, phong tục đà đạm bạc, kẻ sĩ đại phu đương thời ai chẳng nghẹn lòng mắm lợi, vỗ ngực dậm chân mà đau đớn thay cho! Đến nay, nghiệp lớn dời đô, trải nghìn năm chẵn, cả nước mừng vui, khắp trời rộn rã; chúng thần trộm nhờ ơn lớn của thánh thượng, gắng noi chí cả của tiên Nho, lòng này biết mấy cảm hoài, khắc khoải thuở nao rực rỡ, bèn nối văn phong, phỏng lệ cũ, chọn đá đẽo bia, mài)

Posted Image

Đoạn 5:

磨硯撰紀。竊以:刻石為文一擧,自古有之,所以垂功德於有永,囑子孫之不忘,善者瞻之激昂,惡者瞻之羞怯。斯石之立也,欲賴天威以懲穨俗,凴神武而黜異端,末願金甌永固,寰寓肅清,文教重興,俗臻殷富。臣 器匪夙成,學當淺拙,誠惶誠恐,拜手頓首而獻銘曰:

欽維吾皇!

統禦萬方.

祇膺乾命,

正氣聖王.

且夫帝闕,

環宇中央.

軆象天地,

經緯陰陽.

宅中圖大,

民受其祥.

皇帝陛下,

明並曜英.

乾坤鍾粹,

日月儲精.

仁翔海表,

愛及蒼生.

nghiên soạn kỷ. Thiết dĩ: khắc thạch vi văn nhất cử, tự cổ hữu chi, sở dĩ thuỳ công đức ư hữu vĩnh, chúc tử tôn chi bất vong, thiện giả chiêm chi kích ngang, ác giả chiêm chi tu khiếp. Tư thạch chi lập dã, dục lại thiên uy dĩ trừng đồi tục, bằng thần võ nhi truất dị đoan, mạt nguyện kim âu vĩnh cố, hoàn ngụ túc thanh, văn giáo trùng hưng, tục trăn ân phú. Thần khí phỉ túc thành, học đương thiển chuyết, thành hoảng thành khủng, bái thủ đốn thủ nhi hiến minh viết:

Khâm duy ngô hoàng,

Thống ngự vạn phương.

Chỉ ưng Càn mệnh,

Chính khí thánh vương.

Thả phù đế khuyết,

Hoàn vũ trung ương.

Thể tượng thiên địa,

Kinh vĩ âm dương.

Trạch trung đồ đại,

Dân thụ kỳ tường.

Hoàng đế bệ hạ,

Minh tịnh diệu anh.

Càn khôn chung túy,

Nhật nguyệt trữ tinh.

Nhân tường hải biểu,

Ái cập thương sinh.

(nghiên viết chữ. Thiết nghĩ: Việc khắc đá viết văn, đời xưa đã có, cốt để nêu công đức cho mai hậu, dặn cháu con ấy đừng quên; người lành xem thời phấn chấn, sục sôi, kẻ ác thấy mà thẹn thùng, khiếp đảm. Việc lập bia này những muốn, mượn thiên uy dẹp tan bại tục, nhờ thần võ phế bỏ dị đoan, cuối cùng mong nước non bền vững, vũ trụ lặng trong, văn hiến trùng hưng, nếp lành nồng đượm. Thần tài chẳng bao lăm, học còn thô thiển, hết sức sợ hãi, chắp tay dập đầu dâng lời minh rằng:

Khâm duy bệ hạ!

Thống ngự muôn phương.

Xứng ngôi Thiên tử,

Đáng bậc thánh vương.

Xét nơi đế khuyết,

Đặt ở trung ương.

Án theo trời đất,

Ngang dọc âm dương.

Mưu toan nghiệp lớn,

Dân được an tường.

Hoàng đế bệ hạ,

Sáng suốt anh minh.

Càn khôn chung đúc,

Nhật nguyệt kết tinh.

Lòng nhân cao cả,

Yêu thương sinh linh)

Posted Image

Đoạn 6:

順天庚戌,

遷都羅城.

天垂慶兆,

黃龍現形.

最為勝地,

以昇龍名.

高而爽塏,

廣而坦平.

萬物繁阜,

衆庶安生.

時歷千載,

伏蒙福霛.

扶持貺佑,

清穆繁荣.

追思隆澤,

竪碑作銘.

頌帝邁德,

勳績昭明.

伏願今後,

百廢俱興.

國人奮發,

志于雪螢.

煙火消盡,

海内肅清.

干戈摧折,

世界長寧.

龍飛庚寅年正月吉日造於京。

Thuận Thiên Canh Tuất,

Thiên đô La thành.

Thiên thùy khánh triệu,

Hoàng long hiện hình.

Tối vi thắng địa,

Dĩ Thăng Long danh.

Cao nhi sảng khải,

Quảng nhi thản bình.

Vạn vật phồn phụ,

Chúng thứ an sinh.

Thời lịch thiên tải,

Phục mông phúc linh.

Phù trì huống hựu,

Thanh mục phồn vinh.

Truy tư long trạch,

Thụ bi tác minh.

Tụng đế mại đức,

Huân tích chiêu minh.

Phục nguyện kim hậu,

Bách phế cụ hưng.

Quốc nhân phấn phát,

Chí vu tuyết huỳnh.

Yên hỏa tiêu tận,

Hải nội túc thanh.

Can qua tồi chiết,

Thế giới trường ninh!

Long phi, Canh Dần niên, Chính nguyệt, Cát nhật tạo ư kinh.

(Thuận Thiên Canh Tuất,

Dời đô La thành.

Trời ban điềm tốt,

Rồng vàng hiện hình.

Thực vùng thắng địa,

Thăng Long nên danh.

Rộng mà bằng phẳng,

Cao mà trong lành.

Muôn vật tươi tốt,

Dân chúng an sinh.

Trải nghìn năm chẵn,

Nhờ đội oai linh.

Phù trì ban phúc,

Hoà thuận phồn vinh.

Tưởng nhớ đức trạch,

Dựng bia viết minh.

Ca tụng công đức,

Rạng rỡ huân danh.

Nguyện cầu sau nữa,

Trăm nghề phục hưng.

Lòng người phấn chấn,

Gửi chí học hành.

Khói lang tắt cả,

Bốn bể thanh bình.

Giáo gươm bỏ hết,

Hoàn vũ an ninh.

Long Phi, ngày lành, tháng Giêng, năm Canh Dần, tạo ở Kinh thành.)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã từ rất lâu, đền Chèm gắn với một nhân vật huyền thoại cuối thời Hùng Vương - Lý Thân, hay còn gọi là Lý Ông Trọng.

Thần phả Đền Chèm ghi rằng Lý Ông Trọng sống trong khoảng thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) và thời An Dương Vương.

Tương truyền xưa kia ở làng Chèm có một thanh niên vóc người to lớn tên là Lý Thân. Ông tham gia quân đội Tần chống giặc Hung Nô phía Bắc. Sự kiện này nếu có thật thì phải xảy ra ở thế kỷ thứ 4, thứ 3 trước Công Nguyên, tức khi nước Tần bắt đầu nổi lên vào cuối thời Chiến Quốc và trở thành đế chế nhà Tần ở nửa sau thế kỷ 3 trước Công nguyên.

Theo khảo sát gần đây nhất về dòng họ Lý thì có khả năng dòng họ Lý Thân thuộc tộc Tây Âu, sau này là nòng cốt của bộ Tây Vu thời Tây Hán.Dòng tộc Lý này di chuyển từ vùng các tiểu quốc người Việt ở Lĩnh Nam (như Điền, Dạ Lang, Ai Lao, Tây Âu…) chạy về phía nam sau khi bị Sở rồi Tần o ép giành đất.

Trong khung cảnh đó, câu chuyện Lý Thân tham gia quân Tần đánh Hung Nô chỉ có thể xảy ra khi nhà Tần đã thống nhất thiên hạ (cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên).

Lý Thân sau khi tham gia quân đội nhà Tần đã chạy xuống phía nam, tới vùng đất Âu Lạc. Đây cũng là thời điểm xảy ra cuộc sáp nhập Tây Âu-Lạc Việt với vai trò nổi lên của Thục Phán An Dương Vương.

Việc Lý Thân không tham gia quân Tần nữa khiến nhà Tần phải làm tượng hình nhân đóng giả ông để dọa quân Hung Nô chứng tỏ mối bất hòa đã diễn ra gay gắt giữa quân Tần ở Lĩnh Nam với khối tộc Tây Âu (diễn ra trong khoảng từ năm 219 đến năm 208 trước Công nguyên).

Điều đáng chú ý là hành trạng của Lý Thân không ghi lại công đức giống như các vị thần hay thành hoàng khác ở nước ta (như có công đánh giặc giữ nước, khai khẩn lập làng hay dạy nghề…) nhưng ông lại được coi như một biểu trưng đối kháng trong tâm linh người Việt. Giới nghiên cứu đặt câu hỏi, vì sao Lý Thân được nhân dân tôn kính và thờ phụng?

Tài liệu trong các sách sử cung cấp hai dữ liệu có thể lý giải điều này. Một là Lý Thân có cơ thể khổng lồ phi thường và chữ "Thân" mang tên ông có thể ám chỉ điều đó. Người Tần làm tượng khổng lồ của ông là để dọa quân Hung Nô.

Hai, tên thờ phụng của Lý Thân là "Ông Trọng". Trọng là chữ Hán ghi âm Việt “Đùng” hay “Tùng” trong nghĩa “to đùng to đoàng”. Thờ Ông Trọng tức là thờ Ông Đùng. Đó là hiện tượng rất phổ biến trong xã hội Mường cổ truyền.

Những hòn núi đá to lớn đứng một mình sừng sững thường được người Mường gọi là Ông Đùng và thờ cúng như một thần linh khổng lồ. Ông Đùng - Ông Trọng chính là ông Khổng Lồ , một biểu trưng được thờ cúng trong thần thoại Việt Nam.

Những thông tin trên cho ta thấy có sự kết hợp giữa hiện tượng một nhân vật lịch sử có thân thể to lớn khác thường với tục thờ thần khổng lồ của người Việt cổ.

Đền Chèm thờ Lý Ông Trọng được ghi nhận là tàn tích phong tục thờ cúng rất cổ xưa của người Việt - tục thờ thần khổng lồ hay còn gọi thần đá, thần núi (Sơn Thần). Và việc thờ phụng Lý Ông Trọng có thể là hiện tượng thu nhỏ của việc thờ thần Sơn Tinh ở Núi Tản (Ba Vì) trong tâm linh Việt Cổ./.

Tiến sĩ Nguyễn Việt-Nguyễn Mạnh (Vietnam+)

Với việc xem xét Lý Ông Trọng - Lý Thân có trong sử sách thời Tần của Tư Mã Thiên và các sách khác nữa?.

Mỵ Châu - Trọng Thủy:

Như đã phân tích về sự nghi ngờ Lý Ông trọng là Triệu Úy Đà - Triệu Đà là không hợp lý, tuy nhiên lại cho ta thấy khả năng Lý Ông Trọng chính là Trọng Thủy (Thủy là phương Bắc, Tần Thủy Hoàng lấy hiệu tương ứng hành Thủy...).

Nếu Triệu Đà theo phong tục Việt thì khả năng Trọng Thủy cũng theo gia phong này.

Việc Mỵ Châu và trọng Thủy lấy nhau được sự chấp thuận của vua An Dương Vương nên xét ở khía cạnh thống nhất Văn Lang về lại một mối lại một lần nữa, trong khi vua An Dương Vương chỉ có một mình con gái và không có người nối ngôi - thời thế của lịch sử là như vậy. Câu chuyện gà trắng phá thành Cổ Loa khi xây dựng nói lên sự chưa thống nhất tại Phong Châu sau khi An Dương Vương lên ngôi và sau khi thắng quân Tần.

Vậy, Trọng Thủy sẽ phải là người tiếp quản Phong Châu còn Triệu Đà quản lý Nam Việt tại Phiên Ngung - Quảng Châu. Do đó hậu duệ truyền 5 đời của vua triệu Vũ Đế chính là con cháu An Dương Vương hay đời cuối cùng của vua Hùng Vương chi thứ 18, và đấy là lý do Triệu Đà được suy tôn là Thần tại Văn Lang và Lý Thân hay Trọng Thủy là Thần đất Việt (2 cha con là Thánh Thần).

Câu chuyện Mỵ Châu (Mỵ Nương?) -Trọng Thủy với cái chết Mỵ Châu và nước mắt hóa thành ngọc trai phải dùng giếng ngọc - Việt Tỉnh (một quẻ của Kinh Dịch) làm sáng tỏ được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy chúng ta thấy có một số đặc điểm:

- Có vẻ gì đấy tương tự Hùng Vương 18 truyền ngôi cho An Dương Vương: Con Trọng Thủy làm vua Nam Việt.

- Tình hình lịch sử: nhân tài kiệt xuất ở Phong Châu vào thời An Dương Vương là chưa có để có thể lãnh đạo quốc gia.

- Vận nước đang xuống ngay cả An Dương Vương không có con trai nối dõi sau Hùng Vương 18.

- Sự chưa thống nhất nội bộ Lạc Việt qua việc phá thành Cổ Loa khi xây dựng qua hình ảnh con gà trắng ma quái.

- Triệu Đà chỉ là một bộ tướng Nhâm Ngao mà đã có tài năng thu phục các châu khác, ta biết rằng một châu này cũng đã to gấp mấy lần Phong Châu rồi. Chiến tranh giữa hai bên có thể ngăn chặn bằng giao ước cưới xin giữa hai bên, đặc biệt Triệu Đà tôn trọng văn hóa Việt và được dân các vùng này tôn trọng. Mặt khác lúc này nước Tần đang có biến động lớn, điều này chỉ ra thời thế đang nghiêng về họ Triệu.

- An Dương Vương và các cận thần chắc rõ về Dịch lý nên có thể hiểu rõ thời cuộc tức vận nước là như vậy.

- Việc Mỵ Nương cùng Trọng Thủy sánh đôi và con cái họ có thể nối ngôi tức nắm toàn bộ Nam Việt hay Văn Lang cũ.

- Sử Ký Tư Mã Thiên nói: cháu Triệu Đà lên ngôi chứ không phải con Triệu Đà và cũng không thấy nói về Lý Ông Trọng nào cả, tôi chưa kiểm tra các sách sử khác như thế nào. Tần Thủy Hoàng lấy Đức là Thủy: Thủy cũng có nghĩa phương Bắc.

- Câu chuyện Lý Ông Trọng cho thấy: diễn tiễn rất phù hợp dự tính của An Dương Vương là ngăn chặn sự xâm lấn từ phương Bắc gần 100 năm; cháu mình lại làm vua duy trì đất nước, Lý Ông Trọng có tình cảnh "tự tử" giống như câu chuyện Mỵ Châu trọng Thủy, khả năng Tần Thủy Hoàng tạc tương đồng Lý Ông Trọng có vẻ bất khả thi...

- Việc Lý Ông Trọng làm quan cho Tần là không thể vì lúc này Triệu Đà đang cát cứ vùng giữa Âu Lạc và Tần. Sau khi thống nhất quốc gia thì Tần Thủy Hoàng mới ngăn Hung Nô, điều này chỉ ra sự kiện trên sẽ phải xảy ra sau khi Tần tấn công Âu Lạc tức bất hợp lý.

- Sự kiện rùa thần giúp An Dương Vương một lần nữa có thể chính là Tản Viên Sơn Thánh, người khuyên vua Hùng Vương 18 truyền ngôi cho An Dương Vương.

Vậy việc dùng nước giếng rửa ngọc trai hàm ý dùng lịch sử họ Triệu để làm sáng tỏ lịch sử An Dương Vương là hợp lý nhất.

Đình Chèm là đình của làng Chèm (Thủy Phương), xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo. Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương. Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất nước Nam [1]. Từ ngàn năm nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm - Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.

Lý Thân (Đức Thánh Chèm) sinh vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Thuở nhỏ ông là một cậu bé cực kỳ khôi ngô, có tầm vóc cao lớn lạ thường. Lớn lên, Lý Thân văn giỏi, võ tài, tính tình hiếu nghĩa, cương trực. Thời bấy giờ có giặc Ai Lao, Chiêm Thành và phía Bắc thường hay quấy nhiễu biên thùy. Nhà vua xuống chiếu cầu người tài đức ra dẹp giặc cứu nước. Phủ Quốc Oai bèn tiến cử Lý Thân. Ông lĩnh ý đi dẹp tan giặc, lập được nhiều công lớn. Cuối đời vua Duệ Vương, đất nước Văn Lang bị quân Tần xâm lược, ông hợp với Thục Phán cùng quân dân lạc Việt chống giặc hàng chục năm trời. Cuối cùng giặc phải quay đầu bỏ chạy, Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương. Lúc bấy giờ khi nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá. Tần Thủy Hoàng đắp Vạn Lý Trường Thành mà không ngăn chống nổi bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương cho tướng tài sang giúp. Triều đình nhà Thục bèn cử Lý Thân sang giúp nhà Tần để tạo mối bang giao giữa hai nước. Tần Thủy Hoàng thử tài thấy văn đạt “Hiếu Liêm” (tiến sĩ), võ đạt “Hiệu úy” (Tổng chỉ huy) bèn phong ông làm tư lệnh Hiệu úy và nhờ Ông đi dẹp giặc Hung Nô, cho xuất 10 vạn quân trấn ải Hàm Dương. Thắng trận trở về, vua Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu và gã công chúa cho. Vua Tần cũng ngỏ ý muốn giữ ông ở lại nước Tần nhưng ông đã từ bỏ vinh hoa phú quý, đem theo vợ con trở về quê hương. Về nước, ông được vua Thục An Dương Vương phong tước Đại Vương.

Sử Ký Tư Mã Thiên: Nam Việt Úy Đà liệt truyện.

Để tưởng nhớ công đức của Đại Vương, dân làng lập đền thờ ông tại Đình Chèm. Tuy vậy, không rõ đình được xây dựng lần đầu khi nào. Theo lời kể của dân làng thì đình có niên đại cách đây hơn 2000 năm. Song hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi; bên ngoài có tam quan, 4 cột đồng trụ cổ kính. Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng: tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao trượng 8 có dư. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm...

Làng Chèm nằm cạnh sông Hồng (cách cầu Chương Dương chừng 12 km), nên thương xuyên bị lũ lụt đe dọa. Vào năm 1902, đình được kiệu lên cao thêm 2,4 mét chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như: đinh bừa, quang gánh... Công việc diễn ra trong vòng một năm trời và kết quả cực kỳ mỹ mãn. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được “kiệu” lên cao ngang với mặt đê sông Hồng. Cuộc kiệu đình này tốn hết 500 đồng tiền Đông Dương mà công xá ngày ấy chỉ có 7 xu một ngày . Hiệp thợ kiệu đình do ông Vương Văn Địch ở làng Văn Trì chủ trì.

Hội Chèm diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó ngày 15 là ngày hội chính. Các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại Đình Chèm. Nói là hội Chèm, song đây không phải là hội của duy nhất làng Chèm, mà kỳ thực là của một cụm làng ven sông Hồng, vì ngoài làng Chèm còn có các làng Liên Mạc, Hoàng Mạc cùng tham gia với tư cách là hai làng em. Đáng xem nhất là lễ rước nước sáng ngày 15, có ba con thuyền rồng của ba làng bơi ra giữa sông Hồng múc nước sông đổ vào chĩnh rồi biểu diễn quay thuyền ba vòng trước khi bơi vào bờ. Sau đó là đám rước nước vào đình. Đây là dấu vết của tín ngưỡng thờ nước của người thời cổ. Đám rước cũng có nhiêu nghi thức cổ truyền đáng để các nhà văn hoá học và dân tộc học quan tâm nghiên cứu. Và cuối cùng tại hội này còn có cuộc thi thả chim bồ câu, các đàn chim bồ câu được thả cho bay lên trời, thường là cao tới vài ngàn mét và nếu đạt được những quy định thì sẽ được giải.. Đình Chèm không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính mà nó còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài, đức có công dẹp giặc cứu nước.

Câu chuyện nhà Tần là tượng máy Lý Ông Trọng tương ứng với "Rối Nước Việt" - một đặc sản có một không hai của thế giới đã có từ ngày ấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

[

Khám phá dòng họ Lý từ khởi nguồn đến Lý Công Uẩn (1)

Đã bước sang năm 2010 - năm của 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đầu năm mới, TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã đưa ra loạt bài viết thể hiện một góc nhìn rất riêng về nhà Lý - triều đại khởi dựng Thăng Long. TT&VH xin trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của ông.

TS Nguyễn Việt

Từ gương đồng họ Lý ở Giao Châu

Đây được coi như một trong số ít dòng họ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Bằng chứng khảo cổ đã phát hiện được từ thế kỷ 2 sau CN, họ Lý đúc gương đồng (Lý thị tác kính).

Thảo luận về những gương Lý thị tác kính, có người phản biện rằng biết đâu những gương đó được đúc ở Trung Nguyên rồi đem lưu hành ở Việt Nam, chứ chưa chắc họ Lý đã thực sự có mặt ở Việt Nam từ thời đó. Năm 2006 tôi có dịp đi Nhật thảo luận về vấn đề gương đồng với những chuyên gia hàng đầu thế giới tại Nhật Bản và mọi người đi đến nhất trí dự đoán khả năng có một trung tâm đúc gương riêng ở Giao Châu. Gương Lĩnh Nam đào được khá nhiều ở Giao Châu. So với những sưu tập gương ở Lạc Dương, Hồ Nam, Triết Giang, Sơn Đông... đều không thấp kém hơn, đặc biệt ở giai đoạn gương đồng phát triển nhất, từ thế kỷ 1 trước CN đến thế kỷ 3 sau CN.

Hơn nữa, Lý thị không chỉ đúc gương mà còn làm gốm, đúc các đồ đồng thông dụng khác.

Trên một đồ đựng bằng đồng khai quật tại Quảng Đông còn nguyên dòng minh văn, tạm dịch: Vào trung tuần tháng bảy năm thứ năm đời Nguyên Sơ (năm 143 sau Công nguyên) Lý Văn Sơn người Tây Vu điều hành việc đúc đồng. Huyện Tây Vu lúc đó là một huyện nhỏ do Mã Viện tách ra từ huyện Tây Vu cũ thành ba huyện: Tây Vu, Phong Châu và Vọng Hải. Huyện Tây Vu đời Nguyên Sơ bao gồm cả vùng đất Bắc Ninh, Bắc Giang trọng tâm là các vùng Quế Võ, Phả Lại, Thiên Thai...

Trên một chiếc vò sành đời Hán được Clemant Huet sưu tầm tại Thanh Hóa trước Thế chiến I, hiện trưng bày tại gian Việt Nam của Bảo tàng Hoàng gia Bỉ về nghệ thuật và lịch sử (Brussel) có khắc dòng chữ: "Kiến hòa tam niên nhuận nguyệt trấp nhật Lý thị tác". Tạm dịch: Họ Lý sản xuất ngày hai mươi tháng nhuận năm thứ ba đời Kiến Hòa (năm 149 sau Công nguyên).

Trong quá trình Hán hóa, một bộ phận các tộc danh Lý ở Lĩnh Nam đã dần biến thành họ Hoa, một bộ phận ở Giao Châu trở thành họ Việt.

Chúng ta sẽ không sa đà quá sâu về vấn đề gương đồng ở đây. Hiện tượng gương họ Lý xuất hiện ở Việt Nam không thể tách rời sự hiện diện của dòng họ đó. Các gương minh văn ghi họ đều không phải là hàng thương mại. Chúng gắn với từng dòng họ cụ thể, dùng để vinh tôn chủ nhân dòng họ hoặc làm quà tặng những nhân vật quyền quý trong xã hội. Kết hợp với các nguồn tài liệu khác, chúng ta có thể xác nhận sự hiện diện của một dòng họ Lý có tiềm lực về kinh tế, chính trị trong thời kỳ đầu lịch sử Bắc thuộc ở Việt Nam.

Họ Lý Việt Nam và họ Lý Trung Quốc

Nhân vật lịch sử họ Lý người Giao Châu làm quan đời Hán được ghi nhận sớm nhất là Lý Tiến, tự là Đăng Cao (năm 137sau CN). Niên đại này rất phù hợp với những gương đồng Lý thị tác kính và những hiện vật khảo cổ học có minh văn "Lý thị" đã phát hiện ở Việt Nam.

Trước đó, truyền thuyết dân gian ghi nhận nhân vật họ Lý người Việt làm tướng đời nhà Tần là Lý Ông Trọng, đền thờ rất linh thiêng ở Chèm, huyện Từ Liêm, phía bắc Hà Nội. Theo thần tích Đền Chèm, Lý Ông Trọng tên thật là Lý Thân (Thận), người làng Chèm, sống ở thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) và thời An Dương Vương. Ông có sức vóc to lớn, giỏi võ nghệ, giúp nhà Tần đánh đuổi giặc Hung Nô. Sau khi Lý Ông Trọng về quê, quân Tần làm tượng đồng giả hình nhân khổng lồ của ông để dọa đánh quân Hung Nô.

Posted Image

Gương đồng thời Lý Tiến, Lý Cầm (cuối TK 2 sau CN) phát hiện ở vùng Kinh Môn (Hải Dương). Chữ Lý bắt đầu sau hai chấm nổi ở góc Tây Nam gương

Một ông thành hoàng họ Lý khác hiện được thờ ở đền Bạch Mã (phố hàng Buồm, Hà Nội) là Lý Tiến đã giúp vua Hùng đánh giặc Ân cùng thời Thánh Gióng.

Thống kê những nhân vật lịch sử có liên quan trong thời Bắc thuộc, ta nhận thấy hàng chục thứ sử, thái thú hay hào trưởng, quan lại mang danh họ Lý. Người họ Lý là Lý Thiện, người Nam Dương (Hồ Nam) làm quan sớm nhất với chức Thái thú Nhật Nam và Cửu Chân đời Hán Hiển Tông. Tuy nhiên, trong số các nhân vật họ Lý được lưu danh không phải ai cũng có nguồn gốc Giao Chỉ.

Khi phân tích về Sĩ Nhiếp và Lý Bí, các sử gia đều nhắc đến nguồn gốc bao nhiêu đời đến và sống ở Giao Chỉ. Điều đó có nghĩa rằng số dân từ vùng khác đến ngụ cư ở đồng bằng sông Hồng hồi đầu Công nguyên rất lớn. Tổ Lý Bí cũng từ phía Bắc sang đất Việt sớm hơn, từ thời Tây Hán, qua 7 đời thành người Việt. Đến thời Lý Bí tính ra cũng trải hơn 20 đời.

Dòng họ Lý, theo thống kê gần đây nhất, đứng đầu Bách Tính của Trung Quốc về số lượng người. Tình hình có lẽ cũng tương tự ở Việt Nam nếu tính một số lượng lớn dòng họ Nguyễn chuyển sang từ họ Lý trong đời nhà Trần. Có hai lý do giải thích hiện tượng này và đều liên quan đến các họ Lý thời Bắc thuộc.

Thứ nhất, trong khối Bách Việt vùng Lĩnh Nam có một khối lượng lớn các tộc Lý - Lão (Lee, Liao). Dưới tác động của Trung Nguyên thời nhà Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc), nhiều nhóm tộc đã tham gia chính sự Trung Nguyên hoặc tự hình thành các mô hình tổ chức xã hội kiểu Chiefdom (thủ lĩnh). Theo cách đặt tên, họ truyền thống, thì địa danh, tộc danh sẽ được dùng cho tính danh, quốc danh. Vì vậy, tùy mức độ phát triển mà những cư dân của các chiefdom, tiểu quốc Lý, Lão vùng Lĩnh Nam chuyển mang họ Lý. Sau này, chúng ta sẽ lấy làm dễ hiểu tại sao trong chiến cuộc chống quân Lương, Lý Bí, Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử lại thường hay rút về các động Lão, Ai Lao... Khối họ Lý lớn nhất xuất hiện vào khoảng Chiến Quốc - Tần Hán, mang đậm màu sắc bản địa Lĩnh Nam gắn bó chặt chẽ với văn hóa Yue (Việt) .

Trong quá trình Hán hóa, một bộ phận các tộc danh Lý ở Lĩnh Nam đã dần biến thành họ Hoa, một bộ phận ở Giao Châu trở thành họ Việt. Rất có thể họ Lê ở Việt Nam cũng bắt nguồn sâu sắc từ một nhánh Lý Lão nào đó giống như họ Lý.

Thứ hai, họ Lý trong quá trình phát triển ở Trung Nguyên đã mở ra một triều đại rực rỡ vào loại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đó là nhà Đường với vị hoàng đế đầu tiên là Lý Thế Dân. Hào quang của nhà Đường đã lôi cuốn tiếp các tộc người nhỏ ở Giang Nam, Tây Tạng, Sơn Đông, Mãn Châu còn trong tình trạng cộng đồng nguyên thủy nhận họ Lý. Đó là lớp họ Lý thứ hai mang đậm màu sắc ảnh hưởng của họ Lý Hoa Hạ thời Đường.

Tạo lập vương triều

Chúng ta cần nhấn mạnh vai trò họ Lý thời Bắc thuộc, bởi trong thời kỳ này có nhiều danh nhân họ Lý là sợi dây gìn giữ và phát triển bản chất cát cứ, độc lập của Giao Chỉ và cuối cùng đã góp phần tạo lập vương Triều Lý, nền tảng Đại Việt vững vàng với kinh đô ngàn năm Thăng Long.

Thống kê danh sách hàng ngũ quan lại hàng đầu đã cai trị Giao Châu trong thời bắc thuộc (Thứ sử, Thái thú, Đô úy, Tiết độ sứ...) có thể nhận thấy trung bình mỗi thế kỷ xuất hiện vài ba người họ Lý, trong đó có những thứ sử họ Lý đã từng chủ chương cát cứ độc lập. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của Lý Bí lập nước Vạn Xuân giữa thế kỷ 6. Điều đó chứng tỏ họ Lý ở Giao Châu chẳng những tiếp tục tồn tại và phát triển, hình thành một nhóm tộc hùng mạnh ở vùng đất Tây Vu, Phong Khê, Long Biên cũ mà còn mở rộng ra nhiều địa bàn của Giao Châu. Trong thời loạn 12 sứ quân, đó là lực lượng nòng cốt của sứ quân Lý Khuê (Lãng Công). Sứ quân này trấn trị vùng Siêu Loại, tức vùng văn hóa lịch sử sông Dâu, sông Đuống, Luy Lâu thời Hán. Thế hệ tiên tổ của Lý Công Uẩn tương truyền từ đất Mân trở về hẳn đã bắt rễ với nhóm tộc Lý này. Sau ngày lập quốc, chính đây trở thành vùng "đất tổ" của dòng vương thất Lý.

Sau khi nhà Trần diệt nhà Lý đã chủ trương làm tuyệt dòng họ Lý bằng cách đổi toàn bộ họ Lý ra họ Nguyễn. Chữ Lý trở thành một chữ cấm kỵ trong mấy trăm năm đời Trần. Vì vậy, họ Lý trở nên ít ỏi như ngày nay, thay vào đó là vô số họ Nguyễn. Vì thế không nên quên rằng Lý Công Uẩn đã có thể thực hiện được các ý tưởng chính trị của mình, trong đó có việc quyết định dời đô, là có nhờ vào lực lượng đông đảo các dòng tộc Lý ở Giao Châu đương thời.

Tiến sĩ Nguyễn Việt - báo Thể Thao Văn Hóa VN

Ai trao "sổ đỏ" cho Lý Công Uẩn ?

Posted ImageNăm 1010, thành Đại La trở thành thành Thăng Long. Vậy thời điểm đó ai là người trao thành Đại La cho Lý Công Uẩn?

Dựa theo những ghi chép từ lịch sử, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng Thành Đại La được xây dựng từ năm 621 do Đại tổng quản Giao Châu của nhà Đường là Khâu Hòa thực hiện. Sau gần 400 năm, thành Đại La trở thành thành Thăng Long. Cần xem lại như đã phân tích trước đấy, nhiều lúc đọc phân tích chọn lựa của sử gia Việt phát chán ngấy.

Posted Image

Cửa Bắc Hoàng Thành.

“Chính khách” ít được nhắc tới

Theo ghi chép của thần phả, thần tích và rất nhiều tài liệu khác thì Lưu Cơ là người trông coi toà thành Đại La cho đến tháng 7 năm 1010 (âm lịch) khi Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

Thời điểm trao thành Đại La lại cho nhà Lý, Lưu Cơ đã gần 70 tuổi, đó cũng là lúc ông cáo quan về hưu. Ngược lại thời gian trước đó, sau khi thống lĩnh thiên hạ, dẹp yên 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng đã chọn Hoa Lư làm kinh đô chứ không phải là Đại La hay Cổ Loa. Thành Đại La được giao cho Đô hộ phủ Thái sư Lưu Cơ quản lý.

Như vậy, Lưu Cơ là người đã cai quản và tu sửa thành Đại La cho đến lúc nhà Lý ra tiếp quản toà thành này trong quãng thời gian hơn 40 năm. Trước đó, thành Đại La là dinh thự hành chính của các triều đại phong kiến phương Bắc sang đô hộ nước ta. Toà thành này mang đậm kiến trúc và phong thuỷ lệ thuộc phong kiến phương Bắc. Trước khi “bàn giao” thành lại cho Lý Công Uẩn, Lưu Cơ đã có công cải tạo thành một toà thành của nước Đại Việt.

Công lao gìn giữ, cải tạo của Thái sư Lưu Cơ được Tiến sĩ Nguyễn Việt- Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á lý giải: “Thành Đại La cũng như thành Luy Lâu do Sĩ Nhiếp đắp trước đó đều mang bản chất là thành hướng Bắc. Dựa vào ghi chép trong An Nam chí lược và Việt Sử lược (sách viết vào khoảng đời Trần) thì tòa thành Đại La do Trương Bá Nghi và Cao Biền đắp đều có bốn mặt hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Ghi chép của An Nam chí lược về tòa thành do Trương Bá Nghi đắp cho biết rõ mặt thành phía Bắc là mặt chính, mở ba cửa và trên đó đều có lầu che. Hai mặt Đông, Tây cũng có ba cửa không lầu che. Riêng mặt Nam là mặt thông với khu dân cư mở tới 5 cửa trên đặt trống, loa. Như vậy, cũng giống như Luy Lâu, mặt Nam thành tuy là mặt phụ nhưng lại dành cho các hoạt động dân cư, còn mặt chính mang tính nghi lễ ngoảnh về phía Bắc”.

Posted Image

Khách tham quan trước lầu công chúa.

Trước khi trao thành cho vua nhà Lý, toà thành này hoàn toàn đã ngoảnh về hướng Nam như một sự minh định sự độc lập tự chủ. Tiến sĩ Nguyễn Việt cho rằng: “Lưu Cơ là người đầu tiên biến tòa thành Đại La thuộc địa hướng Bắc trở thành một tòa thành hướng Nam độc lập tự chủ. Vì khi đó, Hoàng đế Đại Việt ở Hoa Lư, tức ở về phía Nam tòa thành Đại La. Vì vậy, chắc chắn mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độ sứ cũ phải được sửa đổi. Ðó chính là điều lý giải hợp lý nhất cho sự có mặt phong phú di tích kiến trúc Hoa Lư tại các cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long gần đây”.

Như vậy, nhắc đến nhân vật trao lại thành Đại La cho Lý Công Uẩn, còn phải nói đến công lao biến một toà thành phục vụ cho phong kiến phương Bắc thành một toà thành độc lập của nước Đại Việt.

Lưu Cơ là ai?

Đó là câu hỏi không ít người đặt ra khi mà Đại lễ 1.000 năm Thăng Long đã điểm. Nghìn năm qua, người ta nhớ dấu mốc Lý Công Uẩn dời đô chứ không nhớ nhiều đến người trao lại kinh đô. Lưu Cơ không chỉ đơn thuần là người trao lại “sổ đỏ” thành Đại La cho vương triều nhà Lý mà vị Thái sư này còn được biết đến là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh. Ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân, dân gian thường nhắc đến ông là một trong tứ trụ triều Đinh gồm: Bặc (Nguyễn Bặc), Điền (Đinh Điền), Cơ (Lưu Cơ), Tú (Trịnh Tú).

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Lưu Cơ người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Ninh Bình). Từ thuở nhỏ, ông đã cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú kết bạn với Đinh Bộ Lĩnh, cùng nhau chơi trò đánh trận cờ lau.

Posted Image

Đền thờ Thái sư Lưu Cơ ở Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Theo một số thần tích và ghi chép khác thì Lưu Cơ người quê ở Bồ Bát, Bạch Liên, Yên Mô, Ninh Bình, là đồng hương gần với Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú. Lớn lên theo học Tri Hối tiên sinh ở Gia Viễn. Sau khi cha mẹ mất, ngoài 20 tuổi ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, trực tiếp dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại. Trong buổi thiết triều xưng danh quan tước đầu tiên của triều đình nhà Đinh, theo Việt sử lược, ông đứng tên đầu và được trao chức Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La.

Lưu Cơ là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Nguyễn Bặc cũng tham gia vào lực lượng này. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, Nguyễn Bặc được phong làm Định quốc công, Đinh Điền được phong làm Ngoại giáp, Lưu Cơ được phong làm Đô hộ phủ sĩ sư. Theo Đại Việt Sử Lược thì chức vụ Đô hộ phủ sĩ sư của Lưu Cơ chính là Thái sư ở Đô hộ phủ Đại La.

Theo ý kiến khác dựa vào thần phả các di tích thành Đại La thì Lưu Cơ là Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La. Khi đó ông chừng 30 tuổi. Ông làm quan đến gần 70 tuổi thì cáo lão về hưu trí ở quê nhà, 3 năm sau thì mất, thọ 73 tuổi.

Hiện đền thờ ông còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ). Tương truyền đó là nơi ông đóng quân dẹp loạn sứ quân Lý Khuê năm 967.

Hôm nay, chúng tôi quay lại Đại Đồng, nơi năm xưa Lưu Cơ đã dẹp một trong 12 loạn sứ quân. Đó là một vùng quê yên bình, chỉ cách Hà Nội hơn 30km. 10 thế kỷ trôi qua, mọi thứ đã đổi khác, chỉ còn ngôi đền người dân lập nên để thờ ông. Ngôi đền nhỏ được người dân hương khói chu đáo hàng trăm năm nay là một di tích trong quần thể di tích thuộc xã Đại Đồng. Mảnh đất này là nơi còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc của làng quê Đồng bằng Bắc Bộ. Và đặc biệt, đó là nơi ghi lại dấu tích của Thái sư Lưu Cơ, người đã có công lao rất lớn đối với Hoàng thành Thăng Long.

Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên đóng đô ở nơi mà sau này Lý Thái Tổ dời đô đến, nơi trở thành Thăng Long. Năm 621, thành do Đại tổng quản Giao Châu của nhà Đường là Khâu Hòa đắp, gọi là Tử Thành, có chu vi 900 bộ. Kế đó, vào năm 767, Kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi đã cho đắp thêm cao hơn, gọi là La Thành.

Năm 791, một quan cai trị khác là Triệu Xương đắp lại kiên cố hơn. Năm 808, Trương Chu đắp thêm một lần nữa… Đến năm 866, Cao Biền đến đây “giữ phủ xưng vương” và đắp thành hoành tráng như đã nói. Nhưng Thành Long Biên của Lý Nam Đế là tiền thân xưa nhất của thành Đại La. Ở thành này, Lý Nam Đế đã dựng cung Vạn Thọ làm nơi triều hội và xây chùa Khai Quốc tồn tại đến ngày nay (nay là chùa Trấn Quốc).

Thành Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng: tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao trượng 8 có dư. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm...

Bạch tức Trắng hay phương Tây.

Tỉnh là quẻ Tỉnh trong Kinh Dịch - giếng nước hay Thủy = Lạc.

Nên dịch: Bạch Tỉnh Cung là Cung của công chúa nước Âu Lạc hoặc công chúa Thủy Tinh.

Hợp phố: sông Hiệp phố, nơi sản xuất ngọc trai. Hoàn: trở lại. Châu: ngọc trai.

Hiệp phố hoàn châu là ngọc trai trở lại sông Hiệp phố.

Thời Hậu Hán có quan Thái thú cai trị nước ta rất bạo tàn, bắt dân đi mò ngọc trai ở Hợp phố cho hắn. Vì thế, ngọc trai bỏ Hợp phố đi qua nơi khác. Mãi sau có quan Thái thú khác nhơn đức thanh liêm, ngọc châu lại quay trở về Hợp phố.

Thành ngữ: Hợp phố châu hoàn, có ý nói: Cái gì quí giá đã mất nay lại trở về với chủ cũ.

Châu về Hợp Phố là nghĩa đen, tuy nhiên nghĩ bóng của nó chính là câu chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy tức Mỵ Châu về làm dâu họ Triệu vùng Hợp Phố (Quảng Đông). Trong câu chuyện truyền thuyết trên, nước mắt Mỵ Châu biến thành ngọc trai biển Đông. Nếu dùng thành ngữ này hoàn toàn lý giải hợp lý sự phân tích trên.

Sau cùng nước ta thuộc về nhà Hán, vị tướng quan trọng của nhà Triệu sau cùng là Lữ Gia, vậy ông là ai sao lại có mặt ở Việt Nam mà làm tướng nhà Triệu đóng đô ở thành Phiên Ngung, Quảng Đông ta phải lý giải được điều này vì nghi ngờ đô thành nhà Triệu thời kỳ này chuyển về Âu Lạc?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng: tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao trượng 8 có dư. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm...

Bạch tức Trắng hay phương Tây.

Tỉnh là quẻ Tỉnh trong Kinh Dịch - giếng nước hay Thủy = Lạc.

Tôi nghĩ:

- Bạch = Trắng chỉ phương Tây

- Tỉnh là nước, chỉ phương Bắc.

Bạch Tỉnh Cung là công chúa nước ở phía Tây Bắc, chính là nước Tần, khớp với truyền thuyết về thánh Chèm. Tên khác của Tần là Chân Định, cũng với nghĩa Tây Bắc tương tự (Định = Tây, Chân chỉ đầu cuối, phương Bắc).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ:

- Bạch = Trắng chỉ phương Tây

- Tỉnh là nước, chỉ phương Bắc.

Bạch Tỉnh Cung là công chúa nước ở phía Tây Bắc, chính là nước Tần, khớp với truyền thuyết về thánh Chèm. Tên khác của Tần là Chân Định, cũng với nghĩa Tây Bắc tương tự (Định = Tây, Chân chỉ đầu cuối, phương Bắc).

Hoangnt sẽ xác nhận lại qua việc kiểm tra thông tin lịch sử. Tuy nhiên việc thông hiếu giữa Tần và Âu Lạc là chuyện lớn, điều này phải có trong các cuốn sử khác, nếu không chỉ có sự giải thích hợp lý các sự kiện liên quan.

Tây Bắc cũng về vùng Quảng Tây, có một phần giáp Việt Nam, nên cuộc chiến giữa An Dương Vương và Hùng Vương 18 xảy ra vài lần - lý giải sự hồi phục năng lực quân đội và khả năng tấn công thuận lợi của Quảng Tây.

Chân Định là quê của Triệu Đà, Sử Ký Tư Mã Thiên có nói.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đình Chèm thờ Lý Ông Trọng quay về hướng Bắc được người ta lý giải Lý Ông Trọng có vợ là công chúa vua Tần Thủy Hoàng. Khi ông hồi hương thì vợ ngài cũng về theo nhưng vì nhớ nhà xin chồng trở về đất Bắc, rồi không quay lại. Trong đình, Lý Ông trọng quay về phương Bắc với lý do nhớ vơ hay canh chừng phương Bắc? được người ta lý giải rất khác nhau.

Lữ Gia

Lữ Gia (chữ Hán: 吕嘉,?-111 TCN), tên hiệu là Bảo Công (保公) [1]Tể tướng của bốn đời vua nhà Triệu nước Nam Việt. Ông là người nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán.

Binh biến giết Cù Hậu

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Lữ Gia là Tể tướng ba đời vua Triệu, từ Văn Vương (136 - 125 TCN), Minh vương (124 - 113 TCN), Ai vương (112 TCN) tới Thuật Dương vương (112-111 TCN).

Minh Vương Triệu Anh Tề đã có con lớn là Triệu Kiến Đức với một bà vợ người Việt, nhưng vì yêu Cù Hậu là người Hán nên lập con nhỏ của Cù Hậu là Hưng lên thay. Năm 113 TCN, Minh Vương chết, Hưng nối ngôi, tức là Ai Vương.

Trước kia, thái hậu chưa lấy Minh Vương, đã từng thông dâm với An Quốc Thiếu Quý người Bá Lăng. Năm ấy nhà Hán thấy nước Nam Việt vua nhỏ nên sai An Quốc Thiếu Quý sang dụ Ai Vương và thái hậu vào chầu, như đối với các chư hầu nhà Hán, lại sai biện sĩ là bọn Gián nghị đại phu Chung Quân tuyên dụ, dũng sĩ là bọn Ngụy Thần giúp việc, vệ úy Lộ Bác Đức đem quân đóng ở Quế Dương để đợi sứ giả.

Triệu Hưng còn ít tuổi, Cù thái hậu là người Hán, Thiếu Quý đến, lại tư thông. Người nước biết, phần nhiều bất bình không theo thái hậu. Thái hậu sợ, muốn dựa uy nhà Hán, nhiều lần khuyên Triệu Hưng và các quan xin nội phụ nhà Hán, bèn nhờ sứ nhà Hán dâng thư, xin theo như các chư hầu của nhà Hán, cứ 3 năm một lần vào chầu, triệt bỏ cửa quan ở biên giới. Vua Hán bằng lòng, ban cho Ai Vương và Thừa tướng Lữ Gia ấn bằng bạc và các ấn nội sử, trung úy, thái phó, còn các chức khác được tự đặt lấy.

Cù thái hậu đã sửa soạn hành trang lễ vật quý giá để cùng Ai Vương vào chầu. Tể Tướng Lữ Gia tuổi cao chức trọng, người trong họ làm trưởng lại đến hơn 70 người, con trai đều lấy con gái vua đời trước, con gái đều gả cho con em vua và người tôn thất, cùng thông gia với Tần Vương ở quận Thương Ngô (nhà Hán). Trong nước Nam Việt, ông được lòng dân hơn cả vua. Lữ Gia nhiều lần dâng thư can Ai Vương nhưng Ai Vương không nghe.

Lữ Gia quyết định làm binh biến, thường cáo ốm không tiếp sứ giả nhà Hán. Các sứ giả nhà Hán đều muốn hại ông, nhưng thế chưa thể làm được. Triệu Hưng và thái hậu cũng sợ phe Lữ Gia khởi sự trước, muốn nhờ sứ giả nhà Hán trù mưu giết ông.

Cù thái hậu bèn đặt tiệc rượu mời sứ giả đến dự, các đại thần đều ngồi hầu rượu. Em Lữ Gia làm tướng, đem quân đóng ở ngoài cung. Tiệc rượu mới bắt đầu, thái hậu bảo ông rằng:

"Nam Việt nội thuộc [Trung Quốc] là điều lợi cho nước, thế mà tướng quân lại cho là bất tiện là tại sao?" Ý Cù thái hậu muốn chọc tức sứ giả. Sứ giả còn đương hồ nghi, chần chừ chưa dám làm gì. Lữ Gia thấy tai mắt họ có vẻ khác thường, lập tức đứng dậy đi ra. Thái hậu giận, muốn lấy giáo đâm ông nhưng Ai Vương ngăn lại.

Lữ Gia bèn ra chia lấy quân lính của em dẫn về nhà, cáo ốm không chịu gặp vua và sứ giả, ngầm cùng các đại thần chống đối. Ai vương vốn nể uy tín của Lữ Gia nên không có ý giết ông. Lữ Gia biết thế nên đến mấy tháng không hành động gì. Thái hậu muốn một mình giết Gia nhưng sức không làm nổi.

Hán Vũ Đế nghe tin Lữ Gia không nghe mệnh, mà Triệu Hưng và thái hậu thì cô lập, không chế ngự nổi, sứ giả thì nhút nhát không quyết đoán, lại thấy Hưng và thái hậu đã nội phụ rồi, chỉ một mình Lữ Gia làm loạn, không đáng dấy quân, muốn sai Trang Sâm đem 2.000 người sang sứ. Sâm từ chối không nhận. Hán Vũ Đế bèn bãi chức Sâm. Tướng Tế Bắc cũ là Hàn Thiên Thu hăng hái xin đi. Hán Vũ Đế bèn sai Thiên Thu và em Cù thái hậu là Cù Lạc đem 2.000 người tiến vào đất Việt.

Lữ Gia bèn hạ lệnh cho trong nước rằng:

"Vua còn nhỏ tuổi, thái hậu vốn là người Hán, lại cùng với sứ giả nhà Hán dâm loạn, chuyên ý muốn nội phụ với nhà Hán, đem hết đồ châu báu của Tiên vương dâng cho nhà Hán để nịnh bợ, đem theo nhiều người đến Trường An rồi bắt bán cho người ta làm đầy tớ, chỉ nghĩ mối lợi một thời, không đoái gì đến xã tắc họ Triệu và lo kế muôn đời". Ông bèn cùng với em đem quân đánh, giết Triệu Ai Vương và Cù thái hậu, cùng tất cả sứ giả nhà Hán, rồi sai người đi báo cho Tần Vương ở Thương Ngô và các quận ấp, lập con trưởng của Minh Vương là Thuật Dương hầu Kiến Đức làm vua, tức là Triệu Thuật Dương Vương.

Phá Hàn Thiên Thu

Tháng 11 năm 112 TCN, Tể tướng Lữ Gia đã lập Thuật Dương Vương lên ngôi, quân của Hàn Thiên Thu tiến vào Nam Việt, đánh phá một vài ấp nhỏ.

Lữ Gia bèn mở một đường thẳng để cấp lương cho quân. Khi quân nhà Hán đến còn cách Phiên Ngung 40 dặm, thì ông xuất quân đánh, giết được bọn Thiên Thu. Sau đó ông sai người đem sứ tiết của nhà Hán cho vào trong hòm để trên núi Tái Thượng (tức là đèo Đại Dũ) dùng lời khéo để tạ tội, một mặt phát binh giữ chỗ hiểm yếu. Ông chất đá giữa sông gọi là Thạch Môn.

Thế yếu bại binh

Vua Hán nghe tin Thiên Thu bị giết, sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức xuất phát từ Quế Dương, Lâu thuyền tướng quân Dương Bộc xuất phát từ Dự Chương, Qua Thuyền tướng quân Nghiêm [2] xuất phát từ Linh Lăng, Hạ lại tướng quân Giáp [3] đem quân xuống Thương Ngô, Trì Nghĩa hầu Quý [4] đem quân Dạ Lang xuống sông Tường Kha, đều hội cả ở Phiên Ngung.

Mùa đông năm 111 TCN, tướng Hán là Dương Bộc đem 9000 tinh binh hãm Tầm Hiệp, phá Thạch Môn lấy được thuyền thóc của quân Triệu, kéo luôn cả các thuyền ấy đi, đem mấy vạn người đợi Lộ Bác Đức. Bác Đức cùng Bộc hội quân tiến đến Phiên Ngung.

Triệu Thuật Dương Vương và Lữ Gia cùng giữ thành. Dương Bộc tự chọn chỗ thuận tiện đóng ở mặt đông nam; Lộ Bác Đức đóng ở mặt tây bắc.

Vừa chập tối, Dương Bộc đánh bại quân Triệu, phóng lửa đốt thành. Bác Đức không biết quân trong thành nhiều hay ít bèn đóng doanh, sai sứ chiêu dụ. Ai ra hàng đều được Đức cho ấn thao và tha cho về để chiêu dụ nhau. Dương Bộc cố sức đánh, đuổi quân Triệu chạy ngược vào dinh quân của Lộ Bác Đức. Đến tờ mờ sáng thì quân trong thành đầu hàng. Triệu Vương và Gia cùng với vài trăm người, đang đêm chạy ra biển.

Bác Đức lại hỏi những người đầu hàng biết chỗ ở của Lữ Gia, bèn sai người đuổi theo. Hiệu úy tư mã là Tô Hoằng bắt được Kiến Đức, quan lang Việt là Đô Kê (có bản chép là Tôn Đô) bắt được Lữ Gia. Các xứ ở Nam Việt đều xin hàng.

Lữ Gia và Triệu Vương sau đó đều bị quân Hán giết.

Theo truyền thuyết, khi ông bị bắt và chém đầu, một con chó đã cắp đầu của ông và bơi qua sông và chôn dấu. Hiện nay, đền thờ Lữ Gia vẫn còn tại một làng ở xã Quang Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo một số truyền thuyết khác thì sau khi bị quân Hán chém đầu nhưng chưa đứt hẳn, ông phóng ngựa chạy về vùng đất Vụ Bản, Nam Định. khi chạy đến thị trấn Gôi bây giờ thì gặp 1 bà hàng nước. Lữ Gia hỏi là người bị chém mất đầu có sống được không, bà hàng nước cười nói người mất đầu thì làm sao sống được, tức thì đầu của Lữ Gia lìa khỏi thân. dân vùng Vụ Bản chôn và lập đền thờ ở nhiều nơi trông huyện. Tương truyền đầu, thân và chân của ông được thờ ở ba làng khác nhau. Ngày xưa có hội rước tại các đình, miếu thờ ông trong khắp huyện, to gần bằng hội Phủ Dày. Truyện này được ghi trong " Thiên Bản lục kỳ " là một trong 6 truyện kỳ lạ của vùng đất Thiên Bản xưa(nay là Vụ Bản)

Nhận định

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, Ngô Sĩ Liên nhận định về việc ông giết Ai Vương và Cù thái hậu như sau:

"Tai họa của Ai Vương, tuy bởi ở Lữ Gia mà sự thực thì gây mầm từ Cù Hậu. Kể ra sắc đẹp đàn bà có thể làm nghiêng đổ nước nhà người ta thì có nhiều manh mối, mà cái triệu của nó thì không thể biết trước được. Cho nên các tiên vương tất phải đặt ra lễ đại hôn, tất phải cẩn thận quan hệ vợ chồng, tất phải phân biệt hiềm nghi, hiểu những điều nhỏ nhặt, tất phải chính vị trong ngoài, tất phải ngăn ngừa việc ra vào, tất phải dạy đạo tam tòng, thì sau đó mối họa mới không do đâu mà đến được. Ai Vương ít tuổi không thể ngăn giữ được mẹ, Lữ Gia coi việc nước, việc trong việc ngoài lại không dự biết hay sao? Khách của nước lớn đến, thì việc đón tiếp có lễ nghi, chỗ ở có thứ tự, cung ứng có số, thừa tiếp có người, sao đến nỗi để thông dâm với mẫu hậu? Mẫu hậu ở thẳm trong cung, không dự việc ngoài: khi nào có việc ra ngoài, thì có xe da cá, có màn đuôi trĩ, cung tần theo hầu, sao để đến nỗi thông dâm với sứ khách được? Bọn Gia toan dập tắt lửa cháy đồng khi đang cháy rực, sao bằng ngăn ngay cái cơ họa loạn từ khi chưa có triệu chứng gì có hơn không? Cho nên nói: Làm vua mà không biết nghĩa Xuân Thu tất phải chịu cái tiếng cầm đầu tội ác; làm tôi không biết nghĩa Xuân Thu tất mắc phải tội cướp ngôi giết vua, tức như là Minh Vương, Ai Vương và Lữ Gia vậy." Đối với việc nước Nam Việt mất, các sử gia có ý kiến như sau:

Theo Lê Văn Hưu:

"Lữ Gia can ngăn Ai Vương và Cù thái hậu không nên xin làm chư hầu nhà Hán, đừng triệt bỏ cửa quan ở biên giới, có thể gọi là biết trọng nước Việt vậy. Song can mà không nghe, thì nghĩa đáng đem hết bầy tôi đến triều đình, trước mặt vua trình bày lợi hại về việc nước Hán, nước Việt đều xưng đế cả, có lẽ Ai Vương và thái hậu cũng nghe ra mà tỉnh ngộ. Nếu lại vẫn không nghe theo, thì nên tự trách mình mà lánh ngôi [tể tướng], nếu không thế thì dùng việc cũ họ Y, họ Hoắc [5], chọn một người khác trong hàng con của Minh Vương để thay ngôi, cho Ai Vương được như Thái Giáp và Xương Ấp[6] mà giữ toàn tính mệnh, như thế thì không lỗi đường tiến thoái. Nay lại giết vua để hả lòng oán, lại không biết cố chết để giữ lấy nước, khiến cho nước Việt bị chia cắt, phải làm tôi nhà Hán, tội của Lữ Gia đáng chết không dung." Theo Ngô Sĩ Liên:

"Ngũ Lĩnh đối với nước Việt ta là ải hiểm cửa ngõ của nước cũng như Hổ Lao của nước Trịnh, Hạ Dương của nước Quắc. Làm vua nước Việt tất phải đặt quân chỗ hiểm để giữ nước, không thể để cho mất được. Họ Triệu một khi đã không giữ được đất hiểm ấy thì nước mất dòng tuyệt, bờ cõi bị chia cắt. Nước Việt ta lại bị phân chia, thành ra cái thế Nam-Bắc vậy. Sau này các bậc đế vương nổi dậy, chỗ đất hiểm đã mất rồi, khôi phục lại tất nhiên là khó. Cho nên Trưng Nữ Vương (Trưng Trắc) tuy đánh lấy được đất Lĩnh Nam, nhưng không giữ được nơi hiểm yếu ở Ngũ Lĩnh, rốt cuộc đến bại vong. Sĩ Vương [7] tuy khôi phục toàn thịnh, nhưng bấy giờ còn là chư hầu, chưa chính vị hiệu, sau khi chết lại mất hết; mà các nhà Đinh, , , Trần chỉ có đất từ Giao Châu trở về Nam thôi, không khôi phục được đất cũ của Triệu Vũ Đế, cái thế khiến nên như vậy."

Đền thờ, lăng mộ, lễ hội

Tương truyền Lữ Gia sinh ra ở huyện Lôi Dương quận Cửu Chân (nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá) có cha là hào trưởng Lữ Tạo người lương thiện, phúc hậu làm nghề lang y; mẹ là người tài sắc, công dung tên là Trương Vĩ, con gái hào trưởng Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh ngày nay). Tại quận Cửu Chân có tên họ Hàn hung nghịch, tàn bạo vốn là hào trưởng thấy Gia chí khí hơn người nên muốn thu nạp làm tay chân. Gia không chịu khuất phục nên gã thâm thù, cho tay chân đến cướp phá, hành hung gia quyến. Biết không thể sống được nên cả gia quyến đã bỏ quê tìm kế an thân. Khi đến Nam Trì (xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên) thấy khu đất nơi ngã ba sông đất đai tươi tốt, dân cư thuần hậu nên đã lưu tạm ở đây hành nghề lang y. Ở Nam Trì, Gia kết nghĩa anh em với Nguyễn Danh Lang (Lang Công). Nguyễn Danh Lang làm tướng 3 triều nhà Triệu nước Nam Việt. Khi Nguyễn Danh Lang mất, Lữ Gia truyền cho dân làng lập đền thờ. Khi Lữ Gia bị quan Tây Hán chém đầu có truyền cho quân sĩ quê Nam Trì đưa xác về Nam Trì an táng và thờ cùng Lang Công. Đền thờ lúc sơ khởi nằm trên đất làng Nam Trì hiện nay nhưng không rõ địa điểm cụ thể. Thời Đường, Cao Biền sang Giao Châu đánh giặc Nam Chiếu, kết nghĩa anh em với 2 vị thần Lang Công (Nguyễn Danh Lang), Bảo Công (Lữ Gia), cưới 2 bà phu nhân Lự nương, Lữ nương quê đây và dựng lại đền thờ Lang Công, Bảo Công. Khi Cao Biền hóa, dân làng thờ cùng 2 vị trước. Phía tây đền là phủ thờ Lâu Lương công chúa (phu nhân của Lữ Gia) và 2 bà phu nhân Cao Vương. Thời Hậu Lê, Thánh địa lý Tả Ao chọn đất, chuyển làng, dựng lại chùa, đền nên sau khi Tả Ao hóa dân làng thờ cùng với 3 vị trước.

Lăng mộ Tể tướng Lữ Gia, Tướng Nguyễn Danh Lang hiện ở làng xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên.

Lễ hội Nam trì hay lễ hội Bảo, Lang, Biền là lễ hội chung của ba làng Nam Trì, Đới Khê và Bảo Tàng. Lễ hội tổ chức vào tháng 9/3 âm lịch hàng năm. Lễ gồm Tế Thần và rước Thần. Tế Thần là các buổi cúng lễ ca ngợi công đức, dâng hiến lễ vật lên các vị Thần. Rước Thần là rước các vị Thần về Đình Ba Xã. Đình Ba Xã xưa kia là Nhà hội đồng của 2 vị Bảo, Lang và Hành cung của Cao Vương lúc sinh thời (nay là mộ 2 vị Thần Lang Công, Bảo Công) ở cuối làng để 3 anh em vị Thần thờ ở 2 thôn (Bảo Tàng, Đới Khê) tụ hội. Hội là ca hát 10 ngày, đánh cờ, đấu vật. Ngoài ra, còn có rất nhiều nơi thờ Lã Gia như ở Hà Tây, Hà Nội, Nam Định nhất là huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.

Tên đường phố, địa danh

Tên của ông được đặt cho hai đường phố nhỏ tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phố Lữ Gia ở Hà Nội là một phố nhỏ, dài 180m, bắt đầu từ phố Trần Xuân Soạn đến phố Hoà Mã, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Luyrô (Rue Luro). Sau 1945 đổi thành Lữ Gia, đến 1979 đổi thành Lê Ngọc Hân. Tên của ông còn được đặt cho tên một số chung cư, cao ốc, doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điện Kính Thiên - Trung tâm kinh thành Thăng Long

Toàn cảnh điện Kính Thiên xưa. (Ảnh do bác sĩ Charles Edouard Hocquard chụp giai đoạn 1884 -1885)

Điện Kính Thiên được xây dựng từ thế kỷ 15 là một cung điện quan trọng, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi vua thiết triều, bàn những việc quốc gia đại sự.

Theo dòng lịch sử

Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư,” điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên-Thiên An thời Lý, Trần.

Lấy Càn Nguyên đặt tên cho điện coi chầu, Lý Thái Tổ đã chọn đúng trung tâm của trời đất đặt ngai vàng để trị nước. Sau các vua nhà Lý, các vua nhà Trần, nhà Lê đã cho xây dựng hệ thống thành lũy tại đây.

Khu vực quan trọng là Cấm Thành (hay còn gọi là Long Thành hoặc Long Phượng Thành) trong thành Thăng Long thời Lý-Trần-Lê. Trung tâm là điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý- Trần, điện Kính Thiên thời Lê.

Từ năm 1788, khi vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân-Huế và sau đó nhà Nguyễn (1802-1945) cũng định đô tại đây thì thành Thăng Long trở thành trụ sở của Trấn Bắc Thành.

Năm 1805, vua Gia Long cho xây dựng khu vực này làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần.”

Tên “Thành cổ Hà Nội” xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn, thành lập các tỉnh trên cả nước, trong đó có tỉnh Hà Nội. Thành Hà Nội chính là trụ sở của tỉnh Hà Nội.

Thời Pháp thuộc, vào cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng (hay còn gọi là Long Trì), do phía trước và sau đều có rồng đá chầu.

Sau ngày 10/10/1954, khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng.

Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao lại một phần diện tích khu vực trung tâm (trục chính tâm) Thành cổ Thăng Long-Hà Nội cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quản lý.

Kiến trúc

Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội.

Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc. Hai phía Đông và Tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước bảo hộ Pháp liệt hạng từ năm 1925 cùng với một số di tích khác ở thành cổ.

Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ 15-18) ở Thăng Long-Đông Kinh (Hà Nội).

Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa sang lại Hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến năm 1886, điện bị phá hủy, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).

Năm 1886, quân Pháp đã xây dựng một toà nhà hai tầng ngay trên chính nền điện Kính Thiên để làm Bộ Chỉ huy pháo binh.

Quan sát kiến trúc điện Kính Thiên qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối thế kỷ 19, chúng ta có thể thấy Điện Kính Thiên là một kiến trúc gỗ gồm hai nếp hình chữ Nhị (二). Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện có sân rộng được xây lan can bao cả bốn phía.

Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57m, rộng 41,5m, cao 2,3m và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía Nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn 1m.

Mặt trước, hướng chính Nam của điện Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có bốn rồng đá chia thành ba lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng.

Thềm bậc có kích thước: ngang 13,7m, dọc 4,45m, cao 2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn.

Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.

Phía Bắc của nền Điện Kính Thiên còn có một thềm 7 bậc lên xuống, nhỏ hơn so với bậc thềm chính ở phía Nam. Hai bên bậc thềm có hai rồng đá niên đại Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), rồng dài 3,4m, uốn 7 khúc, thân có vẩy ở lưng như hàng vây cá, chân rồng 5 móng… Hai bên lan can trang trí hoa sen, sóng nước, đao, lửa, vân mây…

Nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại đến ngày nay, phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.

Ngày nay, không gian nơi này đã trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại: Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam - di tích lịch sử quan trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam.

Tháng 10/2004, khi chính thức mở cửa đón du khách, khu vực Thành cổ-Điện Kính Thiên đã trở thành một trong những điểm tham quan cực kỳ hấp dẫn khách du lịch./.

Hoàng thành có thể hiểu là toàn bộ kinh thành.

Long thành tức vòng thành ngoài.

Phượng thành tức vòng thành nội hay Tử cấm thành.

Trọng tâm là nơi vua ngự bàn chính sự gọi là Kim Loan điện.

Phượng thành là tên gọi thời Lý Nam Đế, tới thời Lý gọi là Thăng Long thành, như vậy thời Lý đã kết hợp tên gọi cũ tạo nên sự hòa hợp thành cũ mới của tiền nhân nên gọi là Long Phượng Thành. Tuy nhiên, Long Biên theo tôi vẫn là vùng tiếp giáo sông Hồng và phía bên kia sông là Loa thành hay Tư Long tức Bạch Thành hay Bạch Long thành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền bí nơi phát tích đạo Phật Việt Nam Đình Tú đăng ngày 22/04/2012 Ngồi thiền nhưng trong đầu lại hiện lên cảnh một ngôi chùa với những ngôi mộ cổ hiện lên rõ mồn một. Không biết vị trí chính xác ở đâu chỉ thấy trên mái chùa phấp phơ sương trắng với một vòng hào quang chói lòa. Sư thầy Thích Thanh Toàn nói như thế khi kể về việc bắt đầu đi tìm lại ngôi chùa nay chỉ còn là dấu tích. Đam mê đạo Phật và có căn tu từ nhỏ, sư thầy Thích Thanh Toàn khi chính thức tu hành tại chùa Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã tự đặt câu hỏi: "Phật giáo Việt Nam khai sinh từ đâu?". Câu trả lời chỉ có trong một số tài liệu ít ỏi về Phật giáo và vẫn chưa ngã ngũ mà sư thầy tìm đọc được.

Hành trình tìm chùa Địa Ngục

"Một giả thuyết cho rằng chùa Địa Ngục trên đỉnh Tam Đảo, Vĩnh Phúc là nơi Đức Chử Đồng Tử sau khi học phép tiên của sư tổ Phật Quang đã ẩn tu ở Nê Lê đã khai sáng ra đạo Phật của nước Việt. Thế nhưng chùa Địa Ngục ở đâu và còn hay mất thì không ai rõ. Đã có nhiều khảo cứu tìm chùa Địa Ngục mà không ai tìm được", sư thầy Thích Thanh Toàn nói. Không biết tiền nhân mách bảo hay Đức Phật hiển linh đã chỉ đường cho tôi tìm được chùa Địa Ngục, nơi được coi là khai sinh ra Phật Giáo Việt Nam".

Mùa thu năm 2008, trong lõi rừng Tam Đảo, một đoàn người cõng ba lô lần đường đi trong đêm tối. Trong đoàn người, nhà sư vừa dẫn đường vừa niệm Phật hiệu. Sáu người khác là hai phật tử từ Hà Nội lên, 4 nhân vật còn lại là người dân tộc bản địa thông thuộc đường đi lối lại. Những con dốc xuyên rừng dựng đứng làm chậm hẳn bước tiến của đoàn người. Đi từ đầu giờ Tí (23g) mà mãi đến giờ Mão (7g), khi ánh mặt trời đã lấp lóa đỉnh núi họ vẫn chưa tìm được chùa Địa Ngục. "Lạc đường rồi!", sư thầy Thích Thanh Toàn, người dẫn đầu đoàn người buông tiếng thở dài.

Posted Image

Chùa Địa Ngục hiện nay dựng trên nền cũ. Ảnh: M.Phương.

"Đó là lần thứ sáu, tôi có mặt cùng sư thầy Thích Thanh Toàn và đoàn người đi tìm dấu vết chùa Địa Ngục nhưng thất bại", cô Trần Thị Huyền, một phật tử ở Thanh Xuân, Hà Nội nói. Quyết tâm “phải tìm bằng được chùa Địa Ngục” của sư thầy Thích Thanh Toàn được cụ thể bằng chuyến đi thứ 7 giữa bạt ngàn rừng xanh và núi cao Tam Đảo.

Chuyến đi thứ 7 của sư thầy và đoàn người kéo dài 4 ngày đêm. Dấu chân của họ có ở khắp hang cùng, núi hẻm trên dãy núi Tam Đảo linh thiêng. Đến ngày thứ 4, khi lương khô của đoàn người đã cạn, nước uống cũng chỉ đủ cho nửa ngày thì trên ngọn núi cao nhất của dãy Tam Đảo hiện ra nền móng của một hoang tích. Những dãy đá làm móng vẫn còn nguyên vẹn nhưng đã chìm trong cỏ dại cao ngập đầu người. "Cuối cùng Đức Phật cũng không phụ Phật tâm. Móng chùa Địa Ngục rộng hơn 400m2 đã được xác định. Nền cũ đã hoang phế nhưng vẫn thoảng tiếng kinh kệ, hương trầm", sư thầy Thích Thanh Toàn không dấu niềm vui khi kể lại.

Nơi phát tích đạo Phật Việt Nam?

Năm 2009, sau khi phát hiện ra chùa Địa Ngục, sư thầy Thích Thanh Toàn phát tâm thư công đức dựng lại chùa: "Ngậm ngùi thay! Trước cảnh thăng trầm, biến đổi vô thường của tạo hoá, các đại danh lam, cổ tự, bảo tháp nay chỉ còn đống gạch vụn đổ nát, chất dày bởi lớp bụi thời gian. Dẫu biết vạn vật có sanh tức có diệt, có thành tức có hoại, là kẻ hậu học chúng ta không thể vô tâm trước cảnh hoang tàn đó".

Hàng ngàn ngày công lao động của người dân địa phương đã góp sức làm đường mòn lên núi. Đại hồng chung cũng được đúc để đưa lên. Nhưng đến tận năm 2012, ngôi chùa cũng vẫn chỉ là một chiếc lán nhỏ trên nền cũ. Kiến trúc của chùa hiện tại đáng quý nhất là 4 tháp mộ cổ được phục dựng trước cổng. Theo lời sư thầy Thích Thanh Toàn thì cạnh chùa có tới 7 ngôi mộ cổ chứ không chỉ là 4. Mộ cổ được dựng lại cao chừng 6m. Tầng trên theo dạng tháp cổ, phần phía dưới là mộ phần. "Phục dựng lại chùa không chỉ là phần kiến trúc mà còn phải phục dựng lại cả phần lịch sử đã mất. Nhiều tài liệu của cả Phật giáo và lịch sử đều cho rằng chùa Địa Ngục là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam từ thời Hùng Vương"- sư thầy Thích Thanh Toàn nói.

Posted Image

Mộ tháp tại chùa Địa Ngục được phục dựng. Ảnh: M.Phương

Sư thầy Thích Thanh Toàn trích dẫn: Chùa Địa Ngục không rõ xây từ thời nào, nhưng theo cuốn Kiến Văn Tiểu lục của Lê Quý Đôn mô tả là một khối kiến trúc vuông vức, mỗi cạnh dài khoảng một trượng, các tường bao quanh chùa đều bằng đá. Thường ngày hai cánh cửa ra vào khóa kỹ bằng một khóa sắt lớn và trong khuôn viên có đặt viên đá ghi rõ: Địa Ngục tự (tức chùa Địa Ngục). Tuy nhiên, điều này không đủ chứng minh Địa Ngục tự là nơi phát sinh Phật Giáo Việt Nam. Nhưng những cứ liệu lịch sử của trong bài Phật giáo thời Hùng Vương, GS - Thiền sư Lê Mạnh Thát lại cho rằng điều này có thể chứng minh được. "Ta may mắn có một tài liệu là Lĩnh Nam Trích Quái. Truyện Nhất Dạ Trạch của Lĩnh Nam Trích Quái ghi lại việc Chử Đồng Tử đã được nhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) truyền dạy giáo lý Phật giáo" .

GS Lê Mạnh Thát cũng chứng minh Quỳnh Viên là một trong những địa danh tại Tây Thiên mà Phật giáo truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương (tương đương với thời đại ASOKA- A Dục vương, một vị vua Ấn Độ). Cùng quan điểm với sư thầy Thích Thanh Toàn, tác giả Thích Kiến Nguyệt trong tài liệu "Tây Thiên - Chiếc nôi của Phật Giáo Việt Nam" đã khẳng định: "Tây Thiên phát xuất từ ý nghĩa nơi các nhà sư "Tây Thiên" từ Ấn Độ đến tu hành. Vì theo trong kinh từ Tây Thiên chỉ cho nước Ấn Độ, cũng như từ Đông Độ chỉ cho nước Trung Hoa. Tác giả Thích Kiến Nguyệt cũng cho rằng: chùa Địa Ngục là một trong những chùa cổ nhất của thiền phái Tây Thiên tại Việt Nam.

Đình Tú

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua lịch sử của tể tướng Lữ Gia của nhà Triệu, qua ba đời vua là một sự kiện chứng minh rằng Nam Việt hoàn toàn thống nhất, người Việt tại Phong Châu (Bắc Việt Nam) tham gia chính sự và làm ở các vị trí then chốt của triều đình.

Sự kiện mộ Triệu Muội được khai quật tại Quảng Đông cho thấy các triều vua sau có lăng mộ chôn tại đây và rõ ràng thành Phiên Ngung là kinh đô của Nam Việt như sử đã ghi chép.

Tể tướng Lữ Gia có khả năng cùng thời với Trọng Thủy, chưa kiểm tra lại mốc thời gian và một lần nữa nhận định Thánh Chèm và Bạch Tỉnh Cung chính là Trọng Thủy và Mỵ Châu.

Việc Triệu Đà tấn công Trường Sa chỉ ra một phần đất Hồ Nam bị mất sau trận chiến chống Tần của Aa Dương Vương. Triệu Đà tấn công Trường Sa với ý đồ lấy Dương Tử làm vách ngăn xâm lấn của Bắc Phương, dĩ nhiên phải tấn công cả đất Việt Cũ. Nếu Triệu Đà tấn công trường Sa thì Vân Nam bắt buộc phải thuộc Nam Việt vì nếu thuộc Tần thì Triệu Đà không thể tấn công Trường Sa do quân tiếp viện có thể đánh xuống. Phân tích này sẽ được kiểm tra lại các thông tin lịch sử.

Thành Cổ Loa hay Tư Long ta hiểu là Bạch Long Thành hoặc Bạch Thành, còn Phượng Thành tức Thăng Long thành thời Lý hiểu là Hoàng Thành (kinh đô), cả hai thành gọi là Long Phượng thành mới đúng.

Hình ảnh An Dương Vương được rùa vàng đưa xuống biển Đông sẽ được hiểu như thế nào? Theo Bách Việt Trùng Cửu đó là Huyền Thiên Trấn Vũ của Đạo giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa <br class="clearfloat"> Posted ImageEmailPosted ImagePrint <br class="clearfloat"> Lễ hội Tây Thiên - Đến với Mẫu, về với Phật 30/03/2010 13:54 <br class="clearfloat"> Hàng năm vào ngày 15/2 âm lịch, tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lại long trọng tổ chức lễ hội Tây Thiên truyền thống.

Lễ hội được tổ chức ba ngày với phần tế lễ và nhiều trò chơi dân gian như thi hát dân ca của người dân tộc thiểu số Sán Dìu, thi nấu cơm, thi hú đáo, làm bánh chưng, bánh dày, kéo co, chọi gà...

Posted Image Du khách đến lễ hội Tây Thiên. (Ảnh: Internet)

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Xong công việc, bà lại trở về quê hương tại thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo ngày nay, rồi “hóa” tại đây.

Bao đời nay, các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong bà là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương, hàng năm cử các quan đại thần lên cúng tế. Tưởng nhớ công đức của bà, nhân dân trong vùng lập đền thờ để hương khói hàng ngày.

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên nằm trên đỉnh núi Thạch Bàn, thuộc dãy Tam Đảo, có 5 đền lớn được xây từ thế kỷ 16-17, cách khu nghỉ mát Tam Đảo 15km đường núi. Nơi đây cũng vừa xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ vẫn còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ, quanh năm có mây mù, thông reo, chim hót.

Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.”

Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật.

Ngày nay Tây Thiên vẫn còn lưu giữ được ba ngôi mộ cổ ghi danh hiệu các thiền sư: Giác Linh Ngã, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền sư.

Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên ân cổ với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha.

Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.

Ngày ngày thiền viện đón hàng trăm phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về “cội nguồn Phật giáo Việt Nam," thắp hương khấn Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng Tây Thiên.

Năm 1991, khu di tích danh thắng Tây Thiên đã vinh dự được nhà nước xếp hạng là di tích danh thắng cấp Quốc gia.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch khu danh thắng Tây Thiên thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh và đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhiều công trình phục vụ du khách bốn phương về tham quan./.

Theo Vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triệu Đà mất (137 TCN), truyền ngôi cho cháu đích tôn là Triệu Hồ. Triệu Hồ ở ngôi 12 năm (136-125), khi mất truyền ngôi cho con là Anh Tề. Anh Tề từng làm con tin ở nhà Hán, lấy người con gái họ Cù, sinh con tên Hưng, sau khi lên ngôi lập Cù thị làm hoàng hậu, Hưng làm thế tử.

Anh Tề cũng ở ngôi được 12 năm thì mất (113 TCN). Thế tử Hưng được lập làm vua, nhưng Cù thái hậu làm nhiếp chính. Cù thái hậu ngang nhiên tư thông với sứ giả nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý, vốn là người tình cũ khi ở đất Hán khi chưa lấy Anh Tề.

Tể tướng Lữ Gia (có tài liệu nói ông là người Việt) làm quan trải ba đời vua Triệu, được lòng dân hơn vua, muốn làm loạn. Thái hậu muốn mượn tay nhà Hán giết Lữ Gia. Lữ Gia về nhà dấy quân, giết vua và Cù thái hậu cùng bọn sứ giả nhà Hán, lập cháu của Triệu Đà là Kiến Đức làm vua, tức là Triệu Thuật Dương Vương (112 TCN).

Hán Vũ đế sai Hàn Thiên Thu mang quân đánh Nam Việt. Lữ Gia đón đánh giết được Hàn Thiên Thu. Hán Vũ đế liền sai Dương Bộc, Lộ Bác Đức đem đại quân sang đánh, Triệu Thuật Dương Vương Kiến Đức và Tể tướng Lữ Gia đều lần lượt bị bắt và bị hại (111 TCN).

Nhà Triệu và nước Nam Việt tính từ Triệu Đà đến Triệu Kiến Đức là 5 đời vua, tồn tại 97 năm (207 - 111 TCN).

Từ năm 137 - 111 = 26 năm - như vậy tể tướng Lữ Gia cùng thời với Trọng Thủy, người Việt làm quan ở thành Phiên Ngung.

Lữ Gia (chữ Hán: 吕嘉,?-111 TCN), tên hiệu là Bảo Công (保公) [1]Tể tướng của bốn đời vua nhà Triệu nước Nam Việt. Ông là người nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán.

LĂNG MỘ TRIỆU VĂN ĐẾ Ở QUẢNG CHÂU

(Nguyễn Duy Chính)

Triệu Văn Đế - Triệu Văn Vương kế tục Triệu Đà làm vua Nam Việt và làm sao chứng minh ông là con của Mỵ Châu - Trọng Thủy với ghi nhận là lăng một của Triệu D(à vẫn chưa tìm ra?

DẪN NHẬP

Giới nghiên cứu đã có nhiều tranh biện Triệu Đà và con cháu ông có nên liệt kê vào

một trong những triều đại trong quốc sử hay chỉ nên coi như thời điểm mở đầu cho một

giai đoạn ngoại thuộc kéo dài hơn 1000 năm? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính

xác và những bộ sử lớn của nước ta như Đại Việt Sử Ký triều Lê, Khâm Định Việt Sử

triều Nguyễn tuy có chép đến nhưng các sử thần không coi là chính thống.1 Thế nhưng

thái độ ngạo nghễ của bản thân Triệu Đà đối với nhà Hán cũng như ý chí bất khuất của

tể tướng Lữ Gia lãnh đạo một cuộc chiến đấu chống xâm lăng sau này, nên không ít

người trong chúng ta vẫn coi nhà Triệu phần nào đại diện cho tính khí quật cường của

dân tộc. Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô Đại Cáo cũng liệt kê họ Triệu như một triều

đại của Việt Nam:

... tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế

nhấr phương . ...(...自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐� ��元而各帝一方 )

nghĩa là

... từ các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần xây dựng nước ta, cùng với Hán, Đường, Tống,

Nguyên (của Trung Hoa) mỗi bên một phương làm chúa tể...

Tuy địa vực của thời kỳ này khác xa lãnh thổ của nước Việt hôm nay, triều đại nhà

Triệu cũng như nhà Thục (An Dương Vương) vẫn được chép vào quốc sử, nên việc tìm

hiểu thời kỳ đó ít nhiều cũng soi sáng những sinh hoạt xã hội trong thời kỳ mà tài liệu

còn ít ỏi, mù mờ.

Cho đến nay, các sử gia vẫn cho rằng việc du nhập một số định chế đời Hán chỉ được

tiến hành trong thời Bắc thuộc, khi nước ta trở thành một phần lãnh thổ của họ. Những

khám phá mới đây cho thấy lập luận này không đứng vững mà trong nhiều thiên niên

kỷ, một nền văn minh riêng biệt đã tồn tại ở vùng Đông Nam Á mà địa giới lan rộng tới

cả vùng Hoa Nam. Những khác biệt rất rõ rệt của văn minh phương Nam – ngồi xổm,

đội khăn, ăn trầu, nhuộm răng, đi chân đất ... – và những tập quán bản địa đến nay cho

thấy người Việt chúng ta vẫn còn rất nhiều gần gũi với phương Nam hơn là bị đồng hoá

bởi phương Bắc. Trong khi văn minh Hoa Hạ mang tính khép kín của một đại lục thì những

dân tộc tiếp giáp với biển cả có nhiều sinh hoạt phóng túng hơn và việc trao đổi

đa phương với các nền văn hoá khác vẫn còn tiếp tục.

MỘT KHÁM PHÁ BẤT NGỜ

Nếu ai đọc qua Tam Quốc Chí đều biết đến cái tên Tôn Quyền ( 孫權 ), con thứ của Tôn

Kiên, em của Tôn Sách, người được mệnh danh là mắt biếc, râu tía, trong thế tam phân

thiên hạ kế vị anh làm chúa tể đất Giang Đông. Khi làm chủ nước Ngô (bao gồm cả

miền nam Trung Hoa và miền bắc nước ta ngày nay), Tôn Quyền nghe nói trong các

ngôi mộ của họ Triệu – tức Triệu Đà và con cháu – có nhiều bảo vật nên sai tướng là

Lã Du ( 呂瑜 ) đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, tất cả những nơi nghi là lăng mộ

họ Triệu đều được đào sâu ít nhất 3 thước (Tàu). Công cuộc khai quật để lấy châu báu

đó chỉ thành công một phần và quân Ngô chỉ tìm ra mộ của Anh Tề ( 嬰齊 ), cháu gọi

Triệu Đà bằng ông cố 2, lấy được rất nhiều vật quí. Thế nhưng trong suốt hai ngàn năm

qua, mộ của Triệu Đà và cháu là Triệu Muội ở đâu vẫn không ai tìm được.

Tháng 8 năm 1980, trong khi tiến hành việc xây dựng một công trình ở phía bắc gò

Tượng Cương ( 象崗 ), tỉnh Quảng Châu người ta vô tình tìm thấy một ngôi mộ cổ mà

sau này mới biết rằng chính là mộ của Triệu Muội ( 趙眛 )3. Tượng Cương là tên của

một ngọn núi nhỏ chỉ cao có 49.71 mét, chung quanh đã khai phá xây cao ốc từ thập

niêm 1970s. Điều đáng ngạc nhiên là khi đào sâu vào đá núi đến 20 thước tây, lúc đó

mới gặp ngôi mộ này, thành thử suốt hơn hai nghìn năm không ai biết đến.

Việc tìm ra ngôi mọâ được sách vở tường thuật như sau:

Hôm đó, một chiếc máy đào đất to lớn liên tục đào vào Tượng Cương Sơn, khoét

sâu vào núi một lỗ hủng lớn. Đột nhiên mỏ máy bổ xuống một tảng đá, dội lên

nên thợ phải ngừng lại xem xét, không biết là vật gì, tất cả đồng ý di chuyển máy

sang đào ở bên cạnh nhưng đâu đâu cũng toàn là đá phiến, rõ ràng là phần trên

của một ngôi mả đá. Đoàn công nhân phải ngừng lại và báo cáo lên huyện để

chờ cấp trên cử nhân viên khảo cổ đến xem xét.

Sau khi tiến hành điều tra, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng đây là một

ngôi mộ được tạc vào trong núi, phía nam có một mộ đạo (đường hầm) thông xéo

vào dài chừng hơn 20 mét, chèn đầy đất và đá tảng chạy dài tới cửa mộ.4

Theo Mạch Anh Hào (Mai Yinghao - 麥英豪 ), giám đốc danh dự của Viện Bảo Tàng

thành phố Quảng Châu5 trong bài tường trình tại Hội Nghị Khảo Cổ Đông Nam Á từ ngày 9

đến ngày 13 tháng 3 năm 19956 tổ chức tại Hội Nghị Sảnh, đại học Hương Cảng

thì vì có kinh nghiệm với nhiều lần khai quật khác không mấy thành công, thành phố

Quảng Châu đã quyết định thực hiện công trình này bằng cách cố giữ ngôi mộ cho

được nguyên trạng bằng cách đào ngang thay vì đào từ trên xuống theo lối thông

thường và dự định sẽ xây dựng một viện bảo tàng ngay tại đây để duy trì một di tích

quan trọng.7

Ngày 25 tháng 8 công tác khai quật ngôi mộ này thực sự bắt đầu. Việc mở cánh cửa đá

đầu tiên cũng gặp khó khăn. Khi xây ngôi mộ này, cổ nhân thực hiện hai khung cửa đá

cách nhau chừng 10 mét theo một đường hầm thoai thoải. Đằng sau khung cửa đá có

một bộ phận, khi cửa đóng lại sẽ tự động tuột ra khiến cho vòm cửa sụp xuống. Cửa

đằng trước cũng có một cơ quan bí mật khiến cho toán khảo cổ phải đục đá ra mới vào

đường hầm được.

Ngôi mộ chính có diện tích chừng 100 m2, bao gồm 7 gian phòng, trần cao 2 mét, chung

quanh tường đều lát bằng đá xanh, dưới sàn lát gỗ. Sau khi vào được mộ rồi, các nhân

viên khảo cổ bắt đầu công việc thu dọn cho sạch sẽ. Việc dọn dẹp đáng kể nhất là

những gian phòng phía tây, là nơi tàng trữ các loại khí dụng và châu báu, rất nhiều đồ

tuỳ táng (đồ chôn theo người chết). Nghiên cứu kỹ lưỡng, đội khảo cổ quyết định sẽ

nằm bò ngay trên ván gỗ để phân loại tại chỗ.

Sau khi xúc hết đất cát trong căn phòng chính, người ta thấy lộ ra dấu vết của một quan

tài gỗ và một hình người. Mộ chủ được đặt trong một bộ quần áo bằng ngọc theo lối

chôn các bậc vương hầu đời Tây Hán8, ngang lưng đeo mười thanh kiếm bằng sắt có

khảm vàng, thanh dài nhất là 1.46 mét. Trong những ngôi mộ đời Hán đã khai quật,

đây là thanh kiếm thép dài nhất từ trước tới nay. Trên đầu mộ chủ có móc vàng và

trang sức bằng ngọc, chế tạo khéo léo, lót dưới ót là túi dệt bằng tơ, đựng ngọc trai.

Chung quanh mộ chủ cũng vương vãi rất nhiều món đồ khác được điêu khắc tỉ mỉ là

những món ngọc quí giá đời Hán.

Trong khi mọi người còn đang suy đoán không biết người chết mặc áo ngọc này là ai

vào buổi chiều ngày 22 tháng 9 một việc khá bất ngờ xảy ra. Một đội viên trong nhóm

khảo cổ vô tình phát hiện một chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn, sáng lấp lánh đặt ở

khoảng giữa ngực và bụng của mộ chủ. Sau khi dùng bàn chải quét sạch lớp bụi đất

đóng ở trên chiếc ấn, lật ngược lại thì thấy dưới đáy khắc bốn chữ “Văn Đế Hành Tỉ”

( 文帝行璽 ) theo lối tiểu triện Việc tìm ra chiếc ấn vàng này đã cho phép các nhà nghiên

cứu xác định được người nằm trong ngôi mộ chính là vua thứ hai nhà Triệu nước Nam Việt,

tên chính là Triệu

Muội, là cháu gọi Triệu Đà bằng ông. Triệu Đà làm vua rất lâu, sống thọ9 nên khi qua

đời, con ông đã chết rồi nên truyền ngôi cho cháu. Bốn chữ khắc trên ấn cũng đặt ra

nhiều câu hỏi, không phải chỉ cho các sử gia Trung Hoa mà cho cả Việt Nam. Theo sử

cũ, Triệu Đà xưng đế nhưng về sau thần phục nhà Hán được phong là Nam Việt

Vương. Tuy nhiên nếu Triệu Muội vẫn dùng con dấu Văn Đế thì chúng ta có thể tin

rằng Triệu Đà cũng là người mở đầu cho một chính sách ngoại giao kéo dài tới tận

ngày nay. Đó là tuy thần phục và chấp nhận được triều đình Trung Hoa phong vương

(lúc này là Nam Việt Vương, sau này là An Nam quốc vương ...) nhưng chỉ trên hình

thức, trên thực tế các vua nước ta vẫn tự cho mình là hoàng đế, ngang hàng với Trung

Hoa. Chính vì thế nên Triệu Muội đã sử dụng con dấu “Văn Đế hành tỉ”.

BỐ CỤC CỦA NGÔI MỘ

Theo các nhà chuyên môn, ngôi mộ được kiến trúc theo bố cục tiền triều hậu tẩm10

(phía trước là triều đình, phía sau là cung điện của vua ở), xây bằng tổng cộng hơn 750

phiến sa nham ( 砂巖 ) bao gồm tất cả trước sau 7 gian phòng. Việc đục núi làm lăng

(phách sơn vi lăng - 劈山為陵 ) để khỏi phải đắp đất bắt đầu từ thời Tần – Hán nhưng

chỉ trở thành một định chế từ đời Đường mà thôi.

Từ bên ngoài vào theo một thông đạo thoai thoải đi xuống chừng 10 thước thì đến cửa

vào thứ nhất. Thông đạo này kiến trúc như một ống hình vuông dài kết thúc bằng hai

cánh cửa đá, trên cửa có gắn phô thủ (鋪首)) bằng đồng xanh có khắc hình đầu thú. Qua

khỏi cửa đến phòng ngoài (tiền thất) ở giữa, hai bên là hai phòng ngang (đông nhĩ thất

và tây nhĩ thất). Kế đó là phòng chính để mộ chủ, hai bên có hai phòng (đông trắc, tây

trắc) và sau cùng là một nhà kho. Bố cục của toàn thể ngôi mộ theo hình chữ giáp (甲)

được đặt theo hướng đầu về phương bắc, chân ở phương nam.

Phòng trước (tiền thất)

Trên tường của phòng trước vẽ nhiều hình dùng hai màu đen và đỏ các biểu tượng văn

hoá mà nhiều loại người Trung Hoa hiện nay vẫn còn sử dụng. Căn phòng đó có cửa

thông ra bốn bên, cửa phía nam tiếp với lối vào, cửa phía bắc vào phòng mộ chủ. Hai

cửa này có cánh cửa bằng đá còn hai cửa hai bên sang phòng phía đông, tây chỉ là hai

lỗ trống mà thôi.

Phòng hông (nhĩ thất)

Hai phòng phía đông và phía tây có chứa nhiều loại đồng khí, trong đó có các loại

chuông, khánh đá, nhạc khí, binh khí và ngọc khí. Ngoài ra còn một người bị chôn theo

(tuẫn táng).

Phòng chính

Phòng chính để mộ chủ còn gọi là địa cung vốn dĩ hình vuông tất cả lát đá nhưng lại

không có các hình vẽ như tiền thất mà đều để trần. Hai bên phải trái cũng có hai

phòng nhỏ, có cửa thông sang. Đằng sau phòng này có một phòng nhỏ làm kho chứa.

Posted Image

Phòng chứa

Ngay sau phòng để xác mộ chủ là một nhà kho (trữ tàng thất) để chứa thực phẩm. Đây

là phòng nhỏ nhất trong bảy gian phòng, hình dáng tương đối vuông vức. Tuy nhỏ

nhưng trong phòng chất hàng trăm vật dụng chồng lên thành nhiều tầng bao gồm đồ

đồng và đồ sành sứ trong đó có các loại đồ nấu ăn, đồ đựng thức ăn và bồn rửa. Những

nồi niêu dưới đáy còn vết tro than chứng tỏ những vật này thường được sử dụng để nấu

ăn cho mộ chủ, nay đem chôn theo người chết.

Để cho Triệu Văn Đếâ sinh hoạt, ngoài đồ dùng còn có rất nhiều loại thực phẩm, hầu

hết chứa trong các loại đồ đồng và đồ sành sứ. Trong hơn 30 đồ đựng thấy có các loại

thịt gia cầm, gia súc, hải sản được giám định như sau: thịt bò, thịt heo, thịt gà, sơn

dương, cá mè, tôm, ếch, chân rùa, sò hến và cá chép tổng số gần 20 loại khác nhau.

Trong ba chiếc hũ sành, người ta còn tìm thấy khoảng 200 con chim sẻ lúa11 đã chặt

đầu, chặt chân. Chim sẻ là một đặc sản đất Quảng Đông, như vậy món ăn này đã có từ

hơn 2000 năm trước.

CÁC BẢO VẬT TRONG MỘ

Theo tổng kết sơ khởi người ta liệt kê được hơn 200 món ngọc khí, điêu khắc tinh mỹ,

hơn 500 món thanh đồng và nhất là một bộ áo mặc cho người chết bao gồm nhiều

miếng ngọc khâu với nhau bằng tơ. Đây là ti lũ ngọc y ( 絲縷玉衣 ) sớm nhất mà người

ta tìm thấy được ở Trung Hoa. Ngoài ra người ta còn kiếm được một bộ thanh đồng

đồng chung ( 青銅筩鍾 )12 5 cái, một bộ nữu chung13 ( 鈕鐘 ) 14 cái, một bộ câu dược

( 勾鑃)14 8 cái trên có khắc “Văn Đế cửu niên” là những món đồ đồng mà người ta cũng

từng tìm thấy trong các ngôi mộ đời Hán khác. Trong mộ có tất cả 23 chiếc ấn là số

lượng nhiều nhất trong những ngôi mộ cổ trong đó chiếc ấn Văn Đế Hành Tỉ là ấn vàng

lớn nhất kiếm thấy đời Hán.

Trong số 36 cái đỉnh đồng có 8 cái khắc hai chữ Phiên Ngung ( 蕃禺 ), lại có những vật

dụng nguồn gốc từ Tây Á và Phi Châu như đồ trang sức bằng vàng gắn hạt châu, hộp

bằng bạc, ngà voi, nhũ hương ... minh chứng nước Nam Việt cách đây 2000 năm đã có

buôn bán và giao dịch với nhiều nước trên thế giới bằng đường thuỷ.

Hành tỉ

Con dấu này vuông vức 3.1 cm, núm hình rồng cuộn, so với các ấn vàng khác cùng thời

có phần lớn hơn. Theo cổ tịch, ấn đời Hán được qui định là một tấc (khoảng 2.2 cm),

xem ra nước Nam Việt không tuân theo qui tắc của Hán triều mà có tiêu chuẩn riêng.

Con du long trên ấn cuộn theo hình chữ S, giương vuốt nhe nanh trông rất hùng tráng,

không có sừng nhưng hai tai to, thân có vảy, phần dùng để cầm trơn bóng nên các

chuyên viên khẳng định rằng đây là con dấu được dùng hàng ngày khi còn sinh tiền

chứ không phải được đúc để chôn theo khi đã chết.

Núm ấn hình con rồng cũng là một câu hỏi lớn về vị thế của vua Văn Đế. Cứ như qui

luật, một khi thần phục Trung Hoa, vua các phiên thuộc chỉ được phong vương, đúng lý

ra phải là Triệu Văn Vương. Ấn của phiên thuộc đời Hán làm bằng ngọc, núm hình con

li hổ ( 螭虎 ), một động vật thần thoại, đầu rồng nhưng không có sừng, có bốn chân mà

ta thường gọi là con lân. Năm 1968, người ta đào được ở vùng phụ cận lăng của Hán

Cao Tổ tại Thiểm Tây một chiếc ấn làm bằng bạch ngọc có khắc “Hoàng Hậu Chi Tỉ”

( 皇后之璽 ), núm hình con lân. Chiếc ấn này các chuyên gia khẳng định là của Lã hậu,

vợ Lưu Bang. Việc đúc ấn núm hình rồng bằng vàng lại lấy hiệu là Văn Đế chứng tỏ tổ

chức hành chánh và xã hội nước Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa. Ngoài ra,

với những qui mô người ta tìm thấy trong mộ mà ít nhiều như một triều đình thu nhỏ,

chúng ta có thể cho rằng nước Nam Việt thời đó tương tự như nhà Tần, pha trộn với một

số tập tục bản địa của vùng Lĩnh Nam chứ không phải bắt chước nhà Hán như trước đây

vẫn lầm tưởng.

Cũng theo sử sách ghi chép, các vua nhà Hán đều không xưng đế khi còn sống. Những

tên gọi như Cao Đế, Văn Đế, Vũ Đế ... đều là thuỵ hiệu ( 謚號 ), do quần thần căn cứ

vào công nghiệp của tiên vương rồi truy phong nên ấn của vua Hán không hề có các

loại “Cao Tổ chi tỉ”, “Vũ Đế chi tỉ” và cũng không chôn theo khi qua đời vì triều đình

nhà Hán có một bảo ấn gọi là truyền quốc tỉ ( 傳國璽 ), được coi như tín vật chính thức

truyền ngôi, lưu giữ đời vua này sang đời vua khác. Nếu vị vua nào khi chết có ấn chôn

theo thì đó là ấn được đúc khi lâm chung theo ý của đương sự chứ không phải là ấn

dùng khi còn sống.

Một thắc mắc khác cũng đáng nêu lên là theo sử Trung Hoa, vua thứ hai của triều đại

nhà Triệu đất Nam Việt vẫn chép là Triệu Hồ (趙胡), sao con dấu này lại có tên là

Triệu Muội (趙眛), liệu có gì sai sót hay không? Đối với người Việt chúng ta có lẽ đây

là một nghi vấn lớn nhưng theo các chuyên viên ngôn ngữ tại Quảng Châu thì vào thời

Tây Hán, ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam và trung nguyên hoàn toàn khác hẳn, tên của Triệu

Muội chép trong sử không phải là tên chính thức ghi trên giấy tờ qua lại mà chỉ là chữ

ký âm do lời khai của các sứ thần được cử đến, khi về triều tâu lại với Hán đế và

thường chỉ dùng một chữ Hán tương tự. Hiện nay tại vùng nam Trung Hoa, âm “muội”

vẫn còn phát âm giống như “hồ” nên việc dùng chữ nọ ghi âm chữ kia không phải là

chuyện đáng ngạc nhiên.15

Ngoài con ấn Văn Đế Hành Tỉ người ta còn tìm thấy một chiếc ấn vàng có khắc hai chữ

thái tử (泰子). Chiếc ấn này một chiều 2.6 cm, một chiều 2.4 cm không vuông hẳn.

Thời cổ người ta dùng lẫn lộn hai chữ thái (太 và 泰) cho nên chiếc ấn có lẽ là của

Triệu Muội khi ông chưa lên làm vua, chỉ mới là người được chỉ định kế nghiệp. Thế

nhưng đây cũng là một nghi vấn sử học vì theo sách vở con Triệu Đà là thái tử Trọng

Thuỷ chết trước khi ông qua đời, trên danh nghĩa Triệu Muội chỉ là cháu nội, không thể

được truyền vị thái tử, liệu có phải là của cha ông để lại hay chăng?

Ngoài chiếc ấn thái tử, người ta cũng tìm thấy 4 chiếc ấn khác chôn theo 4 người đàn

bà trong đó có một chiếc ấn có khắc 4 chữ Hữu Phu Nhân Tỉ (右夫人璽). Chiếc ấn này

vuông vức 2.2 cm được đúc bằng vàng ròng trong khi 3 chiếc còn lại là đồng mạ vàng

không gọi là tỉ mà chỉ là ấn. Theo qui định, chỉ ấn của hoàng hậu mới được gọi là tỉ,

như vậy một trong bốn người đàn bà địa vị rất cao và việc xưng hô của triều đình Nam

Việt không theo cách thức nhà Hán mà theo phong tục của dân địa phương. Từ điểm

này nhiều người đã xác nhận rằng nhà Triệu sau hai đời đã bị Việt hoá khá nhiều,

không phải chỉ là một bản sao của triều đình phương bắc nữa.

Cho đến nay, những sử gia Trung Hoa đều cố gắng dùng điển lệ của nhà Hán để giải

thích các di chỉ trong mộ Triệu Muội nên nhiều điểm chưa rõ ràng, biết đâu nếu các nhà

khảo cổ Việt Nam bước vào nghiên cứu rất có thể đưa ra được một vài đáp số và bí

ẩn chưa tìm thấy.

Posted Image

Hình 2: Ấn vàng Văn Đế Hành Tỉ và ngọc giác bôi

Đồ bạc

Hộp bạc hình tròn, chiều cao 12 cm, đường kính chỗ lớn nhất là 14.9 cm, nặng 572.6

gram tìm thấy trong phòng đặt quan tài mộ chủ, trong hộp có chứa 10 hộp nhỏ đựng

thuốc viên. Theo sự giám định của các chuyên gia về nghệ thuật tạo hình, chất liệu và

đường nét trên hộp thì hộp này không phải do người Trung Hoa chế tạo mà có nguồn

gốc từ đế quốc cổ Ba Tư (550 TTL – 330 TTL) còn dược hoàn có lẽ là thuốc do người Ả

Rập bào chế16. Tính niên kỷ và thời gian trị vì, Văn Đế Triệu Muội thân thể không

được tráng kiện, việc chôn theo thuốc men để dùng ở thế giới bên kia không phải là

chuyện lạ.

Ngoài chiếc hộp này, người ta cũng tìm thấy một số đồ bằng bạc khác như chậu rửa

(tẩy - 洗), chén uống rượu (chi -?), khoá đai (đái câu - 帶钩) ... là đồ dùng hàng ngày

của Việt vương. Trong số 7 chiếc khoá đai thì có năm hình dáng khác nhau, đầu nhạn,

đầu rùa, đầu rồng, đầu rắn ... điêu khắc tinh vi đẹp đẽ. Những đái câu này dài 18.4 cm,

hình cong, có gắn bảo thạch tìm thấy trong phòng để quan tài của mộ chủ. Theo những

nhà chuyên môn lượng giá, những món đồ này cho thấy trình độ kỹ thuật thời đó rất

cao. Khoá đai dùng để đeo kiếm, đao, túi tiền hay ấn tín ... không chỉ để thắt lưng như

ngày nay.

Đồ đồng

Tổng số các đồ đồng trong mộ Triệu Văn Đế Triệu Muội lên tới hơn 500 món, vừa đa

dạng, vừa tinh mỹ mang nhiều tính chất bản địa của vùng Lĩnh Nam. Trong số này

người ta nhận thấy bao gồm đồ dùng nhà bếp, đồ ăn uống, tửu khí, nhạc khí, các loại

dùng trong xe cộ, thắng ngựa ...

Người Trung Hoa phân biệt khá chi li về những đồ đựng bằng đồng và không phải đồ

vật nào có ba chân cũng đều gọi là đỉnh17. Đồng khí dùng để đựng chia làm ba loại

khác nhau, đựng đồ ăn (food vessels) bao gồm lịch (鬲), đỉnh (鼎), nghiễn (甗),

Về đỉnh đồng có tất cả 36 cái, bao gồm ba kiểu khác nhau của người Hán, người Sở và

người Việt trong đó 9 cái có khắc hai chữ Phiên Ngung (蕃禺) là những sản phẩm được

đúc tại kinh đô Nam Việt (nay thuộc Quảng Tây, Trung Hoa). Đặc biệt hơn cả có một

đỉnh lớn kiểu người Việt, cao 54.5 cm, trong đỉnh có khắc hai chữ “thái quan” (泰官) là

chức quan chuyên về việc ăn uống thường ngày cho nhà vua.

Bình đồng có 9 cái, một cái nạm vàng (銅提簡) cao 37 cm, cổ dài, bụng phình ra, chỗ nào

cũng khảm vàng lấp lánh là một nghệ phẩm đặc biệt.

Ngoài ra còn có 9 cái thạp đồng (銅提簡) là một trong những món đặc trưng của dân

Việt. Trên một chiếc thạp đồng cao 40.7 cm có một vành đai khắc bốn hình thuyền

quấn liền theo thân thành một hình dài liên tục, mỗi thuyền có 5 người đội mũ lông

chim, đi chân đất, đầu thuyền có treo một đầu người, đầu thuyền có cắm hai lá cờ cũng

bằng lông chim. Năm người trên thuyền mỗi người một kiểu, kẻ thì cầm giầm chèo

thuyền, kẻ thì đánh trống, kẻ cầm binh khí, có kẻ lại đang giết địch thủ. Người ta giải

thích rằng vì đất Quảng Châu giáp với biển cả nên thường phải đối phó với những kẻ

thù theo đường biển tiến vào nên những hình vẽ miêu tả việc giao chiến và tiêu diệt kẻ

địch. Trong thuyền cũng thấy vẽ các loài hải sản như rùa, chim, cá ... hình thái sinh

động, nét vẽ sắc bén chứng tỏ đã đạt tới một trình độ mỹ thuật cao. Những hình đó

tương tự như những hình chúng ta khá quen thuộc trên các loại trống đồng tìm thấy ở

miền Bắc nước ta.

Posted Image

Hình 2: Một vật bằng đồng trong mộ Triệu Muội

Ngoài những món kể trên người ta còn tìm thấy 39 tấm gương đồng, chế tạo tinh xảo,

đúc nổi hình rồng, mây, núi ..., cái lớn nhất đường kính 41 cm là kính lớn nhất tìm thấy

tại Trung Hoa đời Tây Hán, coi như quốc bảo. Trên kính này có vẽ người, vật bằng

màu, khi tìm thấy vẫn còn các màu xanh lục và trắng, chính giữa có hai người đang đấu

kiếm, bên ngoài có 4 người khác đứng xem, nét vẽ sinh động như thật. Chung quanh

gương và bên trong cũng có đường lượn nổi liên tục (liên hồ văn - 連弧紋) và hình mây

cuốn (quyển vân văn - 卷雲紋). Cũng có những tấm gương gọi là lục sơn kính - 六山鏡

là kiểu mẫu khá độc đáo thời Chiến Quốc ít thấy trong đời Hán18. Lục sơn kính trong

mộ Triệu Muội là cổ vật đầu tiên đào được mặc dù trong các viện bảo tàng vẫn có trưng bày

những kính tương tự nhưng là của gia bảo do tư nhân giữ được chứ không phải

chôn dưới đất.19

Cũng nên nói thêm, trong mộ Triệu Muội người ta tìm được một số tổ hợp kính

(組合鏡). Như chúng ta đã biết gương là dụng cụ để soi mặt, một món đồ không thể

thiếu của phụ nữ mọi thời đại. Khi chưa chế được gương bằng thuỷ tinh, người ta đúc

gương bằng đồng rồi mài cho nhẵn bóng để dùng, nếu không thì soi vào nước. Chiếc

gương đồng thời xưa bao gồm hai mặt, một mặt nhẵn, còn mặt kia thường được trang trí

bằng những hoa văn hay hình điểu thú, có khoen để buộc vào thắt lưng. Đồng thời cổ

thường pha thiếc, tuỳ theo nhiều ít mà cứng hay mềm, thô tạo hay nhẵn nhụi. Chính vì

cần đáp ứng nhu cầu mềm để dễ điêu khắc và cứng để dễ đánh bóng mà soi nên người

Trung Hoa nghĩ ra cách đúc gương thành hai mảnh với hai hợp chất khác nhau cho hai

nhiệm vụ gọi là tổ hợp kính. Nghề đúc đồng là một tuyệt nghệ của vùng Lĩnh Nam nên

việc trong mộ có nhiều tổ hợp kính tinh xảo không phải là chuyện lạ.

Ngoài những tấm gương đồng (銅鏡), trong mộ cũng có những bồn lớn vừa để chứa

nước rửa, vừa để soi mặt gọi là giám (鑒), khi tìm thấy bên trong còn nhiều loại thực

phẩm như thịt heo, thịt dê, thịt gà, cá, rùa ... là những món ăn thông dụng thời đó.

Trong mộ cũng có 11 cái lò hương, nắp có chỗ thoát hơi. Hương liệu vốn dĩ là sản phẩm

độc đáo của nước ta nhất là các tỉnh miền Trung nên lò hương bằng đồng cũng là một

sản phẩm có tính địa phương, nói lên kỹ thuật đúc đồng của phương nam có những nét

đặc sắc mà trung nguyên chưa theo kịp.

Chuông đồng

Có ba loại chuông cổ khác nhau theo tên gọi: nữu chung ( 鈕鍾 ), dũng chung ( 甬鍾 ) và

đồng câu điêu ( 銅句鑃 ). Chuông đồng thời này chưa giống như các loại chuông về sau

này, thường nhỏ hơn, một bộ có nhiều cái để đánh ra nhiều âm thanh được dùng chủ

yếu trong lễ nghi như một hình thức trung gian tiếp xúc với thần linh.

Âm nhạc cũng rất thông dụng trong các cuộc vui chơi, yến tiệc. Tại phòng phía đông

trong mộ có chứa nhiều loại nhạc khí, bên cạnh còn có một nhạc sư tuẫn táng. Nhạc khí

chia ra nhiều loại khác nhau bằng đồng, bằng đá, bằng gốm, bằng tơ.

Riêng về nhạc khí bằng đồng, người ta tìm thấy một bộ nữu chung 14 cái, dũng chung

một bộ 5 cái, câu điêu một bộ 8 cái. Nữu chung là sản phẩm của Nam Việt, cái lớn nhất

cao 24.2 cm, cái nhỏ nhất cao 11.4 cm.

Dũng chung, cái lớn nhất cao 49 cm, cái nhỏ nhất cao 38 cm, hình ống tròn.

Câu điêu lớn nhất cao 64 cm, hình hơi vuông, cán đặc, miệng hình cung. Trên thân các

câu điêu có khắc lõm hàng chữ triện: Văn đế cửu niên nhạc phủ công tạo ( 文帝九年樂

府工造 )20 từ thứ nhất đến thứ tám là những món đồ có niên đại rõ rệt duy nhất vào thời

này. Người ta cũng đánh thử những câu điêu này, tiếng vẫn còn tốt.

Đồng qua, đồng kiếm và hổ tiết

Trong mộ có rất nhiều loại binh khí. Ngoài 15 thanh kiếm thép, các món khác đều làm

bằng đồng. Món đồ hiếm quí nhất là một thanh đồng qua Trương Nghi ( 張儀銅戈 ) trên

có khắc hàng chữ “vương tứ niên tương bang Trương Nghi” ( 王四年相邦張儀 ) ứng vào

thời Tần Huệ Vương ( 秦惠王 ), do Trương Nghi trông coi chế tạo đủ biết đây là một

món binh khí từ nước Tần đem vào Nam Việt chứ không phải là sản phẩm bản xứ.

Ở gian phòng phía tây người ta tìm thấy một thanh đồng kiếm, hình dáng theo kiểu

nước Sở thời Chiến Quốc là thanh kiếm duy nhất làm bằng đồng tìm thấy trong ngôi

mộ này.

Người ta còn tìm được một hổ tiết trên đúc nổi hình con cọp, tư thái sinh động trong tư

thế sắp sửa vồ mồi, đầu ngửng lên, há miệng nhe răng, lưng khum đuôi cuộn lại trên

thân có dát vàng thành hình vằn là hổ tiết duy nhất mà người Trung Hoa tìm thấy từ

trước đến nay. Trên hổ tiết này cũng còn một hàng chữ dát bằng vàng: “Vương Mệnh:

Xa Đồ” ( 王命車徒 ). Có ba loại: hổ tiết, long tiết và nhân tiết là các loại lệnh phù dùng

trong quân sự để điều binh. Chỉ những ai cầm các lệnh phù này mới có thể điều động

được quân đội và chiến xa.

Đồng phương, ấn hoa ( 印花 )

Phương ( 鈁 ) là một loại bình đựng rượu miệng hình vuông, bụng hơi phình, trên có khắc

những đường nét phức tạp. Kỹ thuật chế tạo những bình này đã tinh vi. Một trong

những hiện vật quan trọng nhất mà người ta tìm thấy trong mộ Triệu Muội là hai ấn

bằng đồng một to, một nhỏ dùng để ráp vào nhau in lên vải làm mẫu thêu. Người thợ

sẽ dùng hai mẫu này để in lên vải đúng vị trí của hình sau đó thêu bằng tay theo vết đã

có sẵn. Hai mẫu này tương tự như mẫu người ta tìm thấy trong mộ ở Mã Vương Đôi

( 馬王堆 ), Trường Sa ( 長沙 ). Ấn thêu có hình ngọn lửa, mây và núi non này được coi

như chứng cớ sớm sủa là tơ lụa có hình thêu đã được sản xuất một cách qui mô tại Nam

Việt và mẫu in trên vải có thể là bước khởi đầu cho nghề in hình và chữ lên giấy, là

những phát minh mà người ta cho rằng cũng phát xuất từ thời Hán. Đặc biệt hơn nữa,

mẫu hình không phải chỉ gồm một bản gốc mà có thể ghép hai hay nhiều mẫu với nhau

để thành những mẫu phức tạp.21

Đồ trang trí

Trong số đồ trang trí nội thất có một bức bình phong bằng sơn mài có những bản lề và

mảnh kết hợp bằng vàng ròng đúc theo hình rồng cuộn, chim sẻ ...

Kiếm sắt, mâu sắt, giáp sắt

Trong mộ Triệu Văn Đế Triệu Muội có đến hơn 700 món đồ sắt bao gồm nhiều loại

vật dụng khác nhau dùng trong việc trồng trọt, công nghệ và binh khí.

Giáp sắt cao 58 cm tổng cộng 709 miếng vảy hình vuông, góc tròn kết lại với nhau,

thích hợp cho khí hậu nóng và ẩm của phương nam, khác hẳn kiểu áo giáp của miền

bắc dùng cho khí hậu nóng và khô.

Kiếm sắt tổng số 15 cái trong đó một thanh đeo phía eo trái của mộ chủ, bao kiếm

bằng tre, cán bằng gỗ có quấn dây tơ. Bốn thanh kiếm có cán khảm ngọc màu xanh

vàng, điêu khắc tinh tế, bên dưới có hình thú đục nổi (phù điêu) rất sinh động.

Đặc biệt nhất trong số có một chiếc mâu làm bằng sắt pha đồng và khảm vàng, trên

khắc văn hình mây rất đẹp mắt nên người ta cho rằng nếu k

hông phải là vũ khí tuỳ thân

của Triệu Muội thì cũng là một loại nghi trượng tượng trưng cho uy quyền của bậc đế

vương.

Ngọc Bích

Posted Image

Có cả thảy 56 món ngọc bích trong mộ Triệu Văn Đế, riêng trong phòng để quan tài

đã có đến 47 món nên người ta cho rằng mộ chủ ưa thích ngọc. Trong những ngọc khí

này, những món đặc sắc nhất phải kể đến những món ngọc bích điêu khắc hình rồng,

và một đại ngọc bích đo được 33.4 cm là món ngọc lớn nhất, điêu khắc tinh mỹ. Đại

ngọc bích được các nhà khảo cổ ban cho mỹ danh “bích trung chi vương”22 (vua các

loại ngọc bích).

Vật bằng ngọc phía bên phải ở trên được các nhà khảo cổ đoán rằng đây là một khúc

trong nhiều mảnh nối liền thành sợi đai để đeo kiếm.

Hộp bằng ngọc

Hộp ngọc tìm thấy trong căn phòng chứa quan tài mộ chủ là loại ngọc xanh, ánh màu

vàng, thân hộp hình viên trụ cao 77 cm, có khắc hình hai con phượng và nhiều hình

chạm nổi (phù điêu) rất đẹp, kết cấu tinh vi, nhẵn nhụi đáng được coi là một tuyệt

phẩm trong ngọc khí.

Ti lũ ngọc y

Y phục bằng ngọc là một hình thức tẩn liệm độc đáo của thời Hán. Sau thời Đông Hán

người ta không còn tìm thấy lối mai táng tương tự như vậy nữa. Ngọc y được qui định

theo đẳng cấp có kim lũ, ngân lũ, đồng lũ ngọc y (các sợi dây buộc các mảnh ngọc với

nhau bằng vàng, bạc hay đồng). Các chư hầu của nhà Hán thường dùng kim lũ. Riêng

Triệu Văn Đế thì dùng tơ để kết nối những miếng ngọc với nhau (ti lũ ngọc y - 絲縷

玉衣 ) là bộ áo ngọc đầu tiên người ta tìm ra và duy nhất từ trước đến nay. Bộ ngọc y

này dài 1.73 mét, tổng cộng là 2291 mảnh tết lại bằng tơ màu đỏ thành nhiều hình kỷ

hà, sắc thái dễ coi.

Ấn ngọc, ngọc bội và ngọc giác bôi

Ấn ngọc

Có tất cả 9 cái ấn ngọc trong đó có 3 chiếc khắc văn tự (6 chiếc kia không có chữ) đều

là ấn hình vuông, tìm thấy trên thân người của mộ chủ khắc các chữ Triệu Muội ( 趙昧 ),

Thái Tử ( 泰子 ) và Đế Ấn ( 帝印 ). Chính từ các con dấu này chúng ta có thể xác định

rằng Triệu Vương tự xưng là đế, ngang hàng với vua nhà Hán chứ không chịu nhún

mình thần phục như sử Trung Hoa vẫn thường khẳng định.

Ngọc bội

Posted Image

Hình 3: Một món đồ ngọc tinh xảo

Việc đeo những đồ trang sức tạc bằng ngọc là một truyền thống đã có từ lâu ở phương

Đông. Người ta tin rằng đeo ngọc trong người có thể giúp cho thân thể mạnh khoẻ, trừ

được tà khí nên ngọc vẫn thường được tạc thành đồ trang sức và cũng tượng trưng cho

giới quyền quí. Trong mộ của Triệu Văn Đế Triệu Muội có tất cả hơn 130 món đồ làm

bằng ngọc, nhiều món rất tinh mỹ và quí giá chẳng hạn như một khối ngọc tạc hình

sừng tê, một khối ngọc tạc hình hai con rồng chầu, giương nanh trừng mắt rất sinh

động.

Một số món ngọc của các phi tần người ta cho rằng có thể ráp lại với nhau theo nhiều

cách tuỳ theo trường hợp và sáng kiến của người đeo.

Ngọc giác bôi

Tìm thấy ngay trong phòng để quan tài là chén của mộ chủ dùng dài 18.4 cm, miệng

hình ống, đường kính chỗ nhỏ nhất 5.8 cm, chỗ lớn nhất 6.7 cm trông như một cái tù và,

rất lạ mắt. Đây là món đồ mà các chuyên gia đánh giá là “độc nhất vô nhị” trong các

món ngọc khí đời Hán. Cái chén ngọc này làm bằng loại ngọc trong mờ, có gân nổi từ

xanh nhạt sang màu nâu tạc từ một khối đá nguyên thuỷ và phải dùng nhiều loại kỹ

thuật khác nhau, khắc nông hay sâu.23

Các món đồ sứ ( 陶器 )

Trong mộ của Triệu Muội người ta tìm thấy 371 món đồ sứ bao gồm đồ để đựng, đồ để

nấu và các loại dùng hàng ngày. Ngoài ra còn có các món thuộc về minh khí là đồ chế

tạo riêng để chôn theo người chết được mô phỏng theo những vật dụng hàng ngày mà

mộ chủ thường dùng trong đó có đỉnh, bích (món đồ của bậc vua chúa cầm theo tước vị

của mình), vò, chén, bát ... Đặc biệt nhất trong một số vò và đỉnh có bốn chữ Trường

Lạc Cung Khí ( 長樂宮器 ) và đã đưa ra nghi vấn cho những nhà nghiên cứu: “Có thực

trong cung Triệu Việt Vương có cung Trường Lạc hay chăng?”. Trường Lạc Cung là

tên của một cung điện tại Trường An, chính là cư sở của vua và hoàng hậu nhà Hán,

việc một số đồ sứ hiện hữu trong mộ của Triệu Muội thực đáng lưu tâm.

Vải vóc, tơ lụa

Quảng Châu vốn dĩ là hải cảng quan trọng hơn cả của miền Nam và vào thời đại nước

Nam Việt được coi như thương khẩu quốc tế, buôn bán trao đổi không chỉ với các dân

tộc nằm trong đại lục Trung Hoa mà còn cả với nhiều quốc gia từ Nam Thái Bình

Dương, Ấn Độ Dương cho tới tận Phi Châu.

Theo lịch sử, phương Nam đã biết trồng dâu nuôi tằm từ lâu, gần đây tại miền Bắc

nước ta cũng đã tìm thấy mẫu vải trong mộ cổ từ thời Đông Sơn. Trong mộ Triệu Muội,

các loại vải tìm thấy phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại. Trong căn phòng phía

tây, người ta tìm được vải vóc xếp thành tầng, trong số đó bao gồm cả lụa ( 絹 ), là

(朱羅), đồ thêu (綉), và nhiều loại the mỏng ... Những loại tơ lụa này khi xuất thổ đều

bị mủn nát, thành bụi cao đến 2, 30 cm, tính ra không dưới 100 xấp vải, chồng lên nhau

khoảng 700 lớp. Các đồ tuỳ táng cũng có một số lớn được quấn vải, chẳng khác gì

người ta dùng giấy gói những hàng hoá để chuyên chở đi nơi khác. Các loại vải tìm

thấy cũng được nhuộm màu khác nhau và cho thấy ở vào thời kỳ này, vải đã khá phổ

biến ở phương Nam để dùng trong giao dịch, buôn bán với các nơi khác.

Ngà voi, ngọc trai

Trong mộ cũng tìm thấy ngà voi còn nguyên chiếc, tổng cộng 5 cái, lớn nhất dài 1 mét

26, đặt chồng lên nhau cao 57cm. Theo các chuyên gia về sinh vật học, những ngà voi

này không phải voi Á Châu mà to lớn giống như ngà voi Phi Châu nên người ta cho

rằng đây không phải là sản vật bản địa mà do các thương thuyền từ nước ngoài đem

đến Quảng Châu. Ngoài ngà voi còn nguyên trong mộ cũng có một số món đồ và vật

dụng khắc bằng ngà.

Trong túi gối đầu đặt dưới bộ ngọc y người ta tìm thấy 470 viên ngọc trai, đường kính

từ 0.1 đến 0.4cm là ngọc trai còn ở dạng thiên nhiên chưa giũa gọt. Theo một số nhà

khảo cổ giải đoán, ngọc trai có lẽ dùng để trừ tà ma và đây cũng là lần đầu tiên một

chiếc gối như thế được tìm thấy. Ngoài ra trong một chiếc hộp sơn lớn người ta tìm

được một số lớn ngọc trai khác, nặng tổng cộng 4117 grams, đường kính từ 0.3 đến 1.1

cm.

Tuẫn táng (殉葬)

Trong mộ Triệu Muội người ta tìm thấy cả thảy 15 người tuẫn táng. Tuẫn táng là chôn

người sống theo để hầu hạ, phục dịch cho người chết ở thế giới bên kia, một tục lệ khá

phổ biến ở thời kỳ phong kiến cổ đại.

Mười lăm người này chia ra như sau:

- Phòng trước 1 người gác cửa (cảnh hạng lệnh - 景巷令)

- Phòng trước phía đông (đông nhĩ thất) 1 người có nhạc khí kèm theo chắc là

nhạc công.

- Phòng phía đông chôn theo 4 cung phi của Triệu Muội cùng nhiều món ngọc

khí, đồng khí, đào khí. Ngoài ra còn có thêm bốn cái ấn như đã miêu tả ở trên.

- Phòng phía tây có 7 người cùng với các đồ dùng nhà bếp, có lẽ đây là đầu bếp

và người phục dịch. Cũng nơi đây mỗi người có chôn theo một hay hai chiếc

gương đồng.

- Trong mộ đạo còn có 2 người, có lẽ một người là vệ sĩ, một người là xa phu.

Theo những chuyên gia giám định thì tất cả những người tuỳ táng này đều bị đánh

mạnh vào ngực cho chết rồi chôn theo. Trong tất cả những ngôi mộ đời Hán đào được

ở Trung Hoa, ngoài mộ của Triệu Muội, người ta không thấy có hiện tượng tuẫn táng.

Tục lệ này ở Trung Hoa chỉ có từ đời Tần trở về trước.24

Kiến trúc

Theo các chuyên gia về lăng mộ của Trung Hoa, ngôi mộ Triệu Văn Đế thực ra không

thấm vào đâu với một của các vì vua chúa khác và kém cả nhiều mộ của vương tôn,

hoàng thất. Ngôi mộ này nằm giữa một ngọn đồi thạch anh, một loại đá biến chất khá

cứng, khi khai thác công nhân đã phải dùng búa đẽo từng miếng một. Vào thời kỳ ngôi mộ

này được kiến tạo 21 thế kỷ trước khi kim loại còn hiếm hoi, việc đào khoét một

ngọn núi nhỏ thành một hang động lớn như thế không phải là chuyện dễ dàng. Theo

các tính toán thì ngôi mộ của Triệu Văn Đế sử dụng đến hơn 750 phiến đá để làm

tường, lót sàn, xây cột, làm cửa ... mỗi thứ lớn nhỏ, dày mỏng một khác. Những phiến

đá đó không phải cùng một loại mà bao gồm cả sa thạch, huyền võ, hoa cương trong đó

sa thạch tương đối mềm nên được dùng nhiều hơn cả.

Tuy nhiên khi đối chiếu các mẫu đất đá ở phụ cận, các nhà nghiên cứu không tìm thấy

nơi nào có các loại đá dùng trong kiến trúc ngôi mộ này. Điều đó khiến họ đưa đết nghi

vấn là các tảng đá đó được đục từ một nơi nào đó sau đó mới chuyên chở về để xây

mộ. Một việc khá tình cờ đã đưa đến câu trả lời. Một nông dân vô tình đào được một

cái đục bằng đồng (銅鑿) ở một nơi cách ngôi mộ này khoảng 100 dặm và các nhà

khảo cổ xác định rằng tuổi của nó khoảng hơn 2000 năm và người ta cũng tìm thấy nơi

ngọn núi Liên Hoa gần đó loại hoa cương cùng loại với đá dùng để xây mộ Triệu Muội

và người ta đưa đến kết luận rằng nhà Triệu đã thiết lập một loại công xưởng tại đây

để đục đá, sau đó dùng thuyền theo Châu Giang chở về. Chính đó là lý do tại sao ngôi

mộ giữ được bí mật phải đến hơn 2000 năm sau mới vô tình tìm thấy. Tính theo kỹ

thuật và phương tiện của thời đại, người ta cho rằng riêng việc đục đá cũng phải tốn

hàng mấy tháng trời và dùng hàng trăm nhân công.

Nghiên cứu thêm về ngôi mộ, vì mộ thất nằm sâu trong đất đến 20 thước, rộng hàng

trăm thước vuông, người ta cho rằng việc kiến trúc phải khởi đầu bằng cách đào một

giếng to từ trên đỉnh đồi đi xuống, lớn hơn ngôi mộ để đưa những phiến đá mà trọng

lượng không dưới 3, 4000 kg, có tảng dài tới 5.5 mét.

Việc sử dụng những tảng đá để xây dựng cũng là một thay đổi so với các triều đại trước

thường chỉ xây cất một phần bằng gỗ và phần nào miêu tả hình thái sinh hoạt của triều

đình trong một qui mô nhỏ.

KẾT LUẬN

Từ những di vật trong ngôi mộ của Triệu Văn Đế chúng ta thấy các bậc đế vương đời

nào cũng muốn sống lâu để hưởng thụ và lại còn muốn tiếp tục nếp sống vương giả

ngay cả khi đã qua đời. Trong mộ Triệu Muội người ta cũng tìm thấy một số thuốc viên

có lẽ là những “linh đan” mong uống vào có thể “trường sinh bất tử” mà thời cổ các

đạo sĩ thường bỏ nhiều công lao chế luyện. Những viên thuốc này khi phân chất người

ta tìm thấy các loại đá quí tán thành bột, nhiều loại hoá chất trong đó có lưu huỳnh,

hùng hoàng, chì và chu sa. Rất có thể Triệu Muội đã trúng độc khi dùng các loại linh

đan này.

Theo một số nghiên cứu, vua chúa đời Hán dùng đến 1/3 tài nguyên quốc gia vào việc

xây dựng lăng tẩm.25 Nhà Thương, nhà Chu, nhà Tần đều xây những ngôi mả khổng lồ

mà đến nay người ta vẫn chưa khám phá hết. Vào thời đó, tục tuỳ táng còn thông dụng

nên vua chúa nào cũng chôn theo mình về thế giới bên kia một số cung tần, mỹ nữ,

quan quân, gia nhân, xe ngựa ... Một ngôi mộ nước Tề tại Sơn Đông có đến 600 bộ

xương ngựa.

Chúng ta còn chờ đợi thêm những khai quật và nghiên cứu những học giả mới dám

khẳng định về đâu là cái nôi của văn hoá quan trọng này. Tuy nhiên, những khai quật

cũng cho thấy từ nhiều thế kỷ trước TL, miền Lĩnh Nam đã có một nền văn minh khá

rực rỡ trong đó nhiều kỹ thuật được áp dụng rộng rãi đồng thời với các khu vực khác

trên toàn cõi Trung Hoa cho thấy việc nhiều sử gia cho rằng chỉ đến sau khi bị lệ thuộc

nước Tàu các dân tộc miền Nam mới học được một số “văn minh Hoa Hạ” không còn

đứng vững. Chúng ta có thể tin tưởng rằng trong cùng một thời kỳ, nhiều trung tâm văn

hoá tồn tại có những trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhưng không phải chỉ một chiều từ

phương Bắc đi xuống.

Việc chiếc ấn vàng của Triệu Muội có khắc bốn chữ Văn Đế Hành Tỉ cũng là một

chứng cớ quan trọng khác. Nước Nam Việt đã sinh hoạt một cách độc lập và không

chịu phong vương của nhà Hán như người ta thường hiểu lầm. Triệu Muội đã tự xưng là

Triệu Văn Đế ngay từ khi còn sống, không phải là một thuỵ hiệu sau khi chết. Chúng ta

cũng có thể suy luận thêm là chính Triệu Đà lúc sinh tiền cũng tự xưng là Triệu Vũ Đế

chứ không phải chỉ đến tước Vương như sử Trung Hoa đã chép.

Lẽ dĩ nhiên, chiếc ấn vàng cũng là một đề tài đáng bàn rộng thêm một chút. Theo suy

nghĩ thông thường, chúng ta thường cho rằng ấn là để đóng dấu son lên các văn thư của

nhà vua. Thực ra cho tới thời kỳ này, khi giấy chưa được phát minh và công văn còn

viết trên những thanh tre kết lại, ấn tượng trưng cho thẩm quyền (token of authority) và

tư thế của sở hữu chủ hơn là một tín hiệu để in trên thư từ, văn kiện26. Phần lớn người ta

sử dụng dấu để đóng lên một tác phẩm như đã tìm thấy trên những hình nhân trong mộ

Tần Thuỷ Hoàng và còn lưu truyền về sau trên đồ sứ và các đồ dùng có nguồn gốc là

đất sét. Chiếc dấu của Triệu Văn Đế cũng mang ý nghĩa đó nên chôn theo trong mộ

như một thứ thông hành khi về thế giới bên kia.

Một trong những giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đưa ra là vùng Lĩnh Nam nói chung

và miền Bắc nước ta nói riêng chỉ có cơ hội phát triển một khi Trung Nguyên có loạn.

Trong thời kỳ đó, khi nước Tàu các phe phái thanh toán lẫn nhau để làm bá chủ, tình

hình kinh tế bị kém sút nhiều và giới thương nhân quốc tế không đến buôn bán được

nên chuyển hướng sang Giao Châu để tìm đường sang Trung Hoa theo đường bộ.

Những thời kỳ nước ta mạnh lên hầu như bao giờ cũng đi nghịch chiều với phương Bắc.

Vào thế kỷ thứ 10 sau Công Nguyên, khi nhà Đường tàn lụi, Trung Hoa chia ra thành

nhiều nước nhỏ nên việc kiềm chế các khu vực lệ thuộc ở phương Nam cũng nới ra tạo

cho một số thổ hào đứng lên phất cờ độc lập mở đầu cho một kỷ nguyên mới trên đất

nước ta. Khi nhà Tống bị đe doạ bởi các giống dân du mục phương Bắc, nước ta cũng

có dịp vùng lên để mở ra một thời kỳ thịnh trị mà ngày nay chúng ta gọi là văn minh

Lý Trần.

Thời kỳ nhà Triệu cũng tương tự như thế nên Nam Việt cũng trở thành một trung tâm

thương mại quốc tế, lưu lại nhiều dấu tích qua ngôi mộ của Triệu Muội. Nếu tính về

ảnh hưởng của văn minh Hán tộc thì nhà Triệu là giai đoạn đầu tiên chúng ta bị đồng

hoá một cách qui mô nhưng nếu đứng ở phương diện chính trị thì giai đoạn này người

Việt đã được tổ chức thành quốc gia trong khi các nước chung quanh như Chiêm Thành,

Chân Lạp, Xiêm La, Ai Lao còn đang trong tình trạng bộ lạc. Về phương diện sử liệu,

trước thời nhà Triệu không ai biết chắc tổ chức xã hội của người Việt đã tiến đến đâu

nhưng chắc chắn rằng trước khi Triệu Đà chiếm cứ nước ta, dân cư bản địa đã có một

nền văn minh rất cao mà một số di tích còn lưu lại trong ngôi mộ Triệu Muội. Trong

nhiều thời kỳ, một triều đại mới đã tìm cách xoá sạch mọi dấu tích của các triều đại cũ

để nhấn mạnh vào tính chính thống của mình. Trong những năm gần đây, một số di chỉ

quan trọng được tìm thấy trong vùng Lĩnh Nam, Vân Quí và miền bắc nước ta đã khiến

nhiều vấn đề lịch sử cần được nhìn lại dưới một lăng kính mới.

Tháng 11, 2006

1 Trong tấu nghị của các sử thần nhà Nguyễn (ngày 10 tháng 6 năm Tự Đức thứ 9 tức 11-07-1856) thì từ

An Dương Vương tới Ngô Quyền không được liệt vào chính thống mà chỉ tính đời Hùng Vương, sau đó

tới Đinh Tiên Hoàng.

... An Dương Vương là người nước ngoài, nhân dịp người ta suy yếu, trước thì cậy sức mạnh để kiêm tính

nước người, sau vì tin quỉ thần quái dị mà bị người khác lừa gạt, bỗng khởi lên, bỗng bị diệt, không được

trọn đời. Triệu Vũ Đế chiếm cứ Phiên Ngung, chống nhau với nhà Hán, nhưng rồi cũng bỏ danh hiệu

hoàng đế mà xưng thần ... Tóm lại, các thời đại ấy đều chưa có thời đại nào gọi là chính thống được.

Đến thời đại Đinh Tiên Hoàng, trong nước mới được thống nhất. Vậy Đinh Tiên Hoàng nên liệt vào

chính thống để nối tiếp với quốc thống Hùng Vương.

Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (bản dịch Viện Sử Học, nxb

Giáo Dục, Hà Nội, 1998) tập I, tr. 23.

2 Theo sử nước ta nhà Triệu bao gồm Triệu Đà (Vũ Đế), Triệu Hồ (Văn Vương), cháu nội Vũ Đế, con

trai Trọng Thuỷ, Triệu Anh Tề (Minh Vương, con trưởng của Văn Vương), Triệu Hưng (Ai Vương, con

thứ của Minh Vương), Triệu Kiến Đức (Thuật Dương Vương) tổng cộng 5 đời vua, 97 năm (207-111

TCN). Vì Triệu Vũ Đế sống rất thọ (121 tuổi), làm vua đến 71 năm nên khi chết truyền ngôi cho cháu

chứ không cho con.

3 Tức vua Văn Vương Triệu Hồ ( 趙胡 ), theo sử nước ta.

4 Thượng, Lung ( 尚瓏 ), Dương Phi ( 楊飛 ). Trung Quốc Khảo Cổ Địa Đồ (中國考古地圖 ) The Map of

China Archaeology (Bắc Kinh: Quang Minh Báo xb xã, 2004) tr. 181.

5 Nguyên danh là Quảng Châu thị Bác Vật Quán Danh Dự Quán Trưởng

6 Conference on Archaeology in Southeast Asia

7 Mai Yinghao: “Excavation, Preservation and Utilization – Examples of Field Archaeology in

Guangzhou” (麥英豪: 發掘,保護,使用。廣州田野考古例� � ),, Archaeology in Southeast Asia, The

University of Hongkong, 1995 tr. 357-59.

8 Năm 1968, ở Mãn Thành (滿城), Hồ Bắc người ta khai quật hai ngôi mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương

Lưu Thắng ( 劉勝 ) và vợ, tìm được 2800 món đồ quí. Hai người này được đặt trong một bộ quần áo bằng

ngọc tương tự như của Triệu Muội nhưng dây tết các mảnh ngọc làm bằng vàng (ngọc y kim lũ), một bộ

tổng cộng 2690 mảnh, một bộ 2156 mảnh. New Archaeological Finds in China, 1974, tr. 9-10.

9 theo sử Tàu ông thọ 90 tuổi còn theo sử ta thì thọ đến 121 tuổi (?)

10 前朝後寢. Theo kiến trúc cung điện đời xưa, phần trước gọi là “triều” là nơi vua họp với quần thần để

bàn việc nước, phía sau gọi là “tẩm” là nơi vua và thân tộc sinh hoạt, ăn, ở. Kiến trúc này cũng được tạo

dựng tông miếu và lăng mộ.

11 禾花雀

12 chuông đồng hình ống

13 chuông có núm để cầm

14 một loại nhạc khí cổ tương tự chiếc lục lạc, dùng trong tế lễ hay yến tiệc

15 Tạ Hồng Ba ( 謝洪波 ), Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê (中國歷代帝王陵墓之謎-

Zhong Guo Li dai Di Wang Ling Mu Zhi Mi) (Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân xb xã, 2005) tr. 60

16 Đặc điểm của chiếc hộp bạc này là có chân, một kiểu dáng mà người Trung Hoa thời đó chưa thịnh

hành đủ biết nếu không phải là do người ngoại quốc mang tới thì cũng là do công nhân địa phương bắt

chước theo.

17 Ngày nay khi nói đến đỉnh chúng ta thường nghĩ đến một loại vạc có ba chân. Theo truyền thuyết, vua

Đại Vũ ( 禹 ) đúc 9 cái đỉnh lớn, trên có khắc sông núi cỏ cây để truyền cho hậu thế. Chỉ những ai tài đức

vẹn toàn mới làm chủ được những đỉnh này và nếu như bất xứng thì đỉnh sẽ qua tay người khác. Cái

đỉnh trở nên một biểu tượng của đức độ và những vì vua đời Hạ (1989-1766 B.C.), đời Thương (1766-

1122 B. C.), đời Chu (1122-221 B. C.) đều lấy việc truyền đỉnh coi như một kế thừa chính thống. Tuy

nhiên, người Trung Hoa chưa tìm được đỉnh nào có từ đời Hạ và những đỉnh của đời Thương, Chu tìm

được không phải là các đỉnh lớn như sử sách miêu tả.

18 Ở mặt sau của tấm gương có những chạm khắc hình chữ sơn 山 để thành hình tam giác, tứ giác, ngũ

giác, lục giác. Lối trang trí hình kỷ hà này ít thấy ở các đời sau.

19 Theo Tạ Hồng Ba trong Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê (Cáp Nhĩ Tân, 2005) thì loại

gương đồng này là kiểu mẫu của nước Sở thời Chiến Quốc nhưng ngay trong các ngôi mộ của nước này

người ta cũng chỉ tìm được các loại kính có 3 chữ sơn, 4 chữ sơn. Đây là chiếc kính có 6 chữ sơn đầu tiên

tìm thấy mà lại ở một quốc gia khác.

20 thợ trong nhạc phủ chế tạo năm Văn Đế thứ 9 (129 TTL)

21 Lothar Ledderose, Ten Thousand Things tr. 158-9

22 璧中之王

23 Maurizio Scarpari, Ancient China – Chinese civilization from its Origins to the Tang Dynasty (New

York: Barnes & Noble Books, 2000) tr. 181

24 Một ngôi mộ đào được ở An Dương, Hà Nam đời Thương có đến 90 người tuẫn táng bao gồm thê

thiếp và đầy tớ

25 The Han dynasty rulers, for example, are said to have spent one third of the state revenue on imperial

tombs. Lothar Ledderose, Ten Thousand Things, tr. 65.

26 Lothar Ledderose, tr. 159

PHỔ HỆ HỌ TRIỆU

Triệu Đà ( 趙佗 )

Nam Việt Vũ Đế ( 武帝 )

Tại vị 67 năm (203 TTL – 137 TTL)

|

Triệu Muội ( 趙眛 )

Nam Việt Văn Đế ( 文帝 )

Tại vị 16 năm (137 TTL – 122 TTL)

|

Triệu Anh Tề ( 趙嬰齊 )

Nam Việt Minh Vương ( 明王 )

Tại vị 10 năm (122 TTL – 113 TTL)

|

Triệu Hưng ( 趙興 )

Tại vị 1 năm (113 TTL)

|

Triệu Kiến Đức ( 趙建德 )

Tại vị chừng 2 năm (112 TTL – 111 TTL)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Bội Lan ( 葉佩蘭 ). Văn Vật Thu Tàng Giám Thưởng Từ Điển

( 文物收藏鑒賞辭典 ). Bắc Kinh: Đại Tượng xb xã, 2004.

2. Ebrey, Patricia Buckley. The Cambridge Illustrated History of China.

London: Cambridge University Press, 1996.

3. Không tác giả. New Archaeological Finds in China: Discoveries during the

Cultural Revolution. Peking: Foreign Languages Press, 1974.

4. Ledderose, Lothar. Ten Thousand Things: Module and Mass Production in

Chinese Art. NJ: Princeton University Press, 2000.

5. Mạc, Kiệt ( 莫杰 ) chủ biên. Quảng Tây Phong Vật Chí ( 廣西風物志 ). Quảng

Tây: Quảng Tây Nhân Dân xb xã, 1984.

6. National Palace Museum. Chinese Cultural Art Treasures. Đài Bắc: Quốc

Lập Cố Cung Bác Vật Viện, 1967.

7. Nhiều tác giả. Conference papers on Archaeology in Southeast Asia.

( 東南亞考古論文集 ) Hongkong: The University Museum and Art Gallery,

The University of Hong Kong, 1995.

8. Nhiều Tác Giả. Lịch Sử Văn Hoá Trung Quốc ( 中國文化史 ) 2 tập (Trần

Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi dịch). Hà Nội: nxb Văn

Hoá – Thông Tin, 1999.

9. Đồng, Ân Chính ( 童恩正 ). Nam Phương Văn Minh ( 南方文明 ). Trùng

Khánh: Trùng Khánh xb xã, 1998.

10. Scarpari, Maurizio. Ancient China: Chinese Civilization from its Origins to

the Tang Dynasty. New York: Barnes & Nobles, 2000.

11. Tạ, Hồng Ba ( 謝洪波 ). Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê

( 中國歷代帝王陵墓之謎 - Zhong Guo Li Dai Di Wang Ling Mu Zhi Mi).

Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân xb xã, 2005.

12. Tài liệu internet www.guangzhou.gov.cn

13. Thượng, Lung ( 尚瓏 ), Dương Phi ( 楊飛 ). Trung Quốc Khảo Cổ Địa Đồ

( 中國考古地圖 ) The Map of China Archaeology. Bắc Kinh: Quang Minh

Báo xb xã, 2004.

25

14. Vainker, Shelagh. Chinese Silk: A Cultural History. NJ: Rutgers University

(Theo st Khanhngoc PDS)

nguồn: http://covattinhhoa....hread.php?t=392

Bảo tàng lăng mộ Triệu Văn Vương tại Quảng Châu

Trương Thái Du

Đa số bản đồ du lịch phổ thông của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông Trung Hoa đều có giới thiệu về Bảo tàng lăng mộ kiểu Tây Hán của Nam Việt Triệu Văn Vương. Đây là một địa chỉ văn hóa cực kỳ phong phú và giá trị trong vùng Hoa Nam. Bảo tàng nằm tại số 867 đường Giải phóng bắc, hơi chếch về bên trái cổng chính công viên Việt Tú nổi tiếng.

Năm 1983, khi san một quả đồi nhỏ để xây dựng các công trình dân sinh, tình cờ một ngôi mộ đá rất xưa, không hề có dấu tích bị xâm phạm, được phát lộ. Ngành khảo cổ học vào cuộc và thật bất ngờ, những di vật tìm được cho thấy đây là nơi yên nghỉ hơn hai ngàn một trăm năm qua của Nam Việt Vương Triệu Hồ. Triệu Hồ có thể là con Trọng Thủy [1], cháu nội Triệu Đà (? – 137 trước CN), ông ở ngôi được 16 năm (từ 137 đến 122 TCN) [2].

Mộ Văn Vương nằm lẹm vào triền đồi, gồm nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành không gian an táng bên trong. Cửa mộ là hai phiến đá được mài đẽo khá vuông vắn. Đà cửa cũng bằng đá, đã gẫy nhưng chưa sập hẳn, có lẽ do không chịu nổi sức nặng của khối đất đỏ bazan bên trên sau nhiều lần thấm đẫm nước mưa suốt hơn hai thiên niên kỷ. Tổng diện tích sàn mộ trên dưới 25 thước vuông, chia làm 6 khu gồm sảnh chính, gian quàn thi thể và 4 phòng chứa đồ tùy táng.

Xác Văn Vương nằm trong quan tài gỗ 2 lớp, được tẩm liệm kín bằng những mảnh ngọc mỏng hình chữ nhật, liên kết với nhau bởi chỉ tơ. Tuy nhiên mọi chất liệu hữu cơ đã bị phân hủy hoàn toàn. Ngay đến bộ xương người nay chỉ hiện hữu vẻn vẹn hai mảnh hàm còn nguyên bộ răng khá hoàn chỉnh.

Năm 1988, một viện bảo tàng đồ sộ được khánh thành trên chính ngọn đồi này. Người ta giữ nguyên hiện trạng hầm mộ, làm vòm che, đường dẫn để khách có thể bước xuống tham quan. Hơn một ngàn hiện vật còn khá nguyên vẹn lấy ra từ mộ được bảo quản và trưng bày trong các gian bảo tàng xây dựng phía sau. Nó phản ánh một cách trung thực, khách quan và rất đầy đủ chi tiết về chính trị, kinh tế và văn hóa của một triều đại nổi bật ở Hoa Nam, vốn không được tín sử Trung Hoa mô tả kỹ lưỡng cũng như xem trọng đúng mức.

Các di vật chính hiện trưng bày: Khá nhiều thao ấn [3] bằng vàng và ngọc khắc chữ triện như Long kim ấn “Văn đế hành tỉ”, Quy kim ấn “Thái tử”, Ngọc ấn “Triệu muội” (Muội có khả năng là tên khác của Triệu Hồ hoặc một danh xưng khiêm tốn của Nam Việt Vương với triều đình Tây Hán); các loại đồ gốm, nồi đồng, búa sắt, rìu sắt, dao, rựa, lò nướng thịt, lưới đánh cá, tiền đồng… Khánh đá, chuông đồng, tù và bằng ngọc bích… Mực tàu, nghiên mực… Thuốc bắc, sừng tê giác, ngọc trai… Bình nước, bình rượu, ly chén đĩa bằng đồng và ngọc, khuy áo vàng bạc đồng, gương đồng, tráp bạc, phù ngọc, chân bình phong đồng, tay nắm cửa đồng, đèn đồng, chân nến ngọc, vật trang sức bằng vàng bạc đồng ngọc bích ngọc trai; tượng mỹ thuật gốm, đá, đồng và ngọc, đỉnh trầm… Áo giáp sắt, giáo, mác, thương đao bằng kim khí, mũi tên đồng, kiếm sắt chuôi nạm ngọc… Tất cả đồ vật nói chung được chế tác ở một trình độ khá tinh xảo, thẩm mỹ cao, hoa văn đẹp nhưng nhỏ bé và giản dị [4].

Xét về quy mô, mộ Nam Việt Văn Vương khá khiêm tốn so với nhiều ngôi mộ cùng thời khác từng phát lộ ở Trung Hoa. Nó cho thấy khu vực Bách Việt nói chung và Nam Việt nói riêng còn kém phát triển ở khía cạnh nào đó, trong bức tranh toàn cảnh từ thời Tây Hán trở về trước.

Dù sao đi nữa, ở thì hiện tại di tích mộ Nam Việt Văn Vương chứa đựng những giá trị lịch sử vô giá cho các dân tộc Bách Việt xưa kia và người Việt Nam hiện đại. Giữa bối cảnh các vùng đất của Nam Việt cũ như Quảng Tây, Quảng Đông đã bị Hán hóa đến tận chân lông kẽ tóc, sự độc lập của Việt Nam ít nhiều sẽ giúp việc nghiên cứu quá khứ khách quan và công bằng hơn. Ví như tên đầy đủ của bảo tàng hiện nay là : Tây Hán Nam Việt Vương mộ bác vật quán; chữ “Tây Hán” được khuyên hiểu là “kỷ Tây Hán, thời Tây Hán, kiểu Tây Hán”. Song tác giả vẫn thấy chữ này như một chiếc cũi vô hình, trói buộc nhận thức, định dạng di tích mộ Nam Việt Văn Vương trong vòng cương tỏa của nền văn hóa Hán tộc, mặc dù ý chí độc lập và tự cường gần 100 năm của các triều đại Nam Việt Vương là không thể phản bác. Bằng chứng là từ thời Triệu Đà, Nam Việt đã chịu xưng vương trước nhà Hán nhưng Triệu Hồ vẫn sử dụng ấn “Nam Đế hành tỉ”, chữ Đế xem như một biểu tượng bất khuất.

Tuy còn những bất đồng thuận trong việc nhận định vai trò 5 đời vua Nam Việt giữa dòng lịch sử Việt Nam, song sử gia Việt Nam vẫn nên có những nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ về ngôi mộ này. Chẳng hạn có gì khác nhau giữa bó tên có mũi bằng đồng còn như mới trong viện bảo tàng đã nêu và loại nỏ và tên do Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương chế tạo ra? Nếu truyền thuyết An Dương Vương là có thực, hiển nhiên nhiều di vật trong mộ Triệu Hồ sẽ là vật chứng so sánh có một không hai với những khám phá khảo cổ Việt Nam về An Dương Vương và Loa thành trong tương lai.

Quảng Châu nay chính là Phiên Ngung xưa, kinh đô Nam Việt. Nhìn những cao ốc tân kỳ thi nhau vươn lên trời cao, núi đồi bị bạt dần, lòng người không khỏi tiếc nuối. Ngung sơn, nơi có mộ Nam Việt Vương Triệu Đà chắc ở đâu đó trong lòng thành phố [5]. Mong những cọc móng các công trình xây dựng đồ sộ đừng phạm phải hài cốt Triệu Đà. Tuy nhiên chính những khối bê tông muôn hình muôn vẻ kia đang muốn vĩnh viễn che giấu tích xưa, người cũ. Thêm nhiều yếu tố tinh thần của con người và xã hội mới, vô hình chung hiện tại dường như đã đoạn tuyệt với quá khứ, bằng việc gia cố và chôn chặt những mộ phần cổ kính một cách chắc chắn hơn bao giờ hết.

Quảng Châu 3.2004

Chú thích:

[1] Nói “có thể” là vì: Các sách sử xưa nay ở VN đều cho rằng Trọng Thủy tự tử theo Mỵ Châu vào năm 208 trước CN, năm An Dương Vương bại trận trước Triệu Đà. Như thế ít nhất Triệu Hồ phải sinh ra cùng năm đó. Vậy đến năm 122, khi mất, Triệu Hồ đã 86 tuổi. Xem hàm răng còn nguyên vẹn trong mộ sẽ thấy bất thường. Đại Việt sử ký toàn thư (NXB KHXH – Hà Nội 1993), Ngoại kỷ, Quyển 2 (phần Văn Vương) ghi nhận Triệu Hồ mất năm 52 tuổi có vẻ hợp lý với di cốt nhưng mâu thuẫn với những niên biểu khác trong cùng kỷ ấy.

[2] Các niên biểu ở đây đều lấy từ phụ chú của Viện Bảo Tàng Lăng mộ Nam Việt Vương tại Quảng Châu. Có vài khác biệt so với Việt sử.

[3] Thao ấn là loại ấn nhỏ để đeo, có dây choàng vào cổ. Tiếng Hán hiện đại đùng từ “Nữu ấn” để chỉ “Thao ấn”.

[5] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (NXB GD Hà Nội 1998), Tiền biên, Quyển 1, ghi chú : Sách Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống, mô tả Ngung Sơn chỉ cách Huyện lỵ Nam Hải (tức Phiên Ngung) 1 dặm về phía bắc.

[4] Theo tôi biết trên mạng có ít nhất hai bài đã viết về lăng mộ này. Một của Trương Quang tại http://perso.wanadoo...3quangchau.html và một của Mai Thế Phú tại http://www.sgtt.com.vn/cacsobaotruoc/439_4...mditichviet.htm

Cả hai bài đều mắc những lỗi lớn giống nhau trong mô tả lăng mộ, và có khả năng bài thứ hai là bản “xào” từ bài thứ nhất. Tuy nhiên cũng nhờ thông tin từ hai bài này mà tôi đã tìm đến được Viện bảo tàng.

………………

Về bản quyền bài này: Nội dung ở đây được sửa chữa từ bản đã xuất hiện trên trang web viethoc.com, 4.2004.

Về bản quyền chung: Tất cả các bài tạp văn kí tên Trương Thái Du dưới 30 ngàn chữ đều được tác giả để ở chế độ bản quyền mở. Mọi cá nhân hoặc tổ chức có thể tải về miễn phí từ vnthuquan.net. Các hình thức sử dụng đuợc chấp nhận rộng rãi: trích dẫn, in trên báo, in thành sách, tái lưu trữ ở các loại “diễn đàn” hoặc kho sách điện tử khác.v.v.. Xin miễn sửa đổi hoặc biên tập thêm. Tác giả chỉ chịu trách nhiệm bản thảo tại kho sách vnthuquan.net với các phiên bản tu chỉnh sau ngày 01.01.2006.nguồn: vnthuquan.net

Cháu nội Triệu Đà tên là gì ?

Tất cả các sách sử xưa nay đều thống nhất theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, ghi tên tục của Triệu Văn đế là Triệu Hồ (cháu nội Triệu Đà, làm vua Nam Việt từ 137 đến 124 trước Công nguyên). Năm 1983 khảo cổ Quảng Đông đã khai mở ngôi mộ táng của Triệu Hồ tại một ngọn đồi trong nội thành Quảng Châu. Chiếc ấn vàng tùy táng khắc chữ triện “Văn đế hành tỉ” khiến các chuyên gia không thể nghi ngờ ngôi mộ này là của ai khác. Tuy nhiên, vấn đề tên tục của Triệu Văn đế đã gây nên tranh cãi, cũng như hé lộ nhiều khả năng về một loại ngôn ngữ dùng Hán tự ký âm có liên quan mật thiết đến chữ Nôm Việt Nam.

Người ta không thể tìm được bất cứ chữ Hồ nào giữa các di vật trong mộ phần Triệu Văn đế, ngoài hai con dấu trình bày dưới thể triện ghi rõ Triệu Mạt (赵眜). Một số tài liệu Việt ngữ trên mạng đôi khi phiên âm là Triệu Muội. Thực ra Mạt và Muội trong các sách cổ từ thời Hán trở lại đây thì đồng nghĩa và hay dùng lẫn lộn. Chữ Mạt này gồm hai phần Mục (目) và Mạt (末). Rất dễ nhầm lẫn giữa Muội 眛 và Mạt vì Muội ghép bởi Mục (目) và Mùi (未). Mạt và Mùi chỉ khác nhau ở chỗ hai nét ngang dài ngắn đổi chỗ cho nhau.

Chiếu theo Thuyết Văn (quyển tự điển có từ thời Đông Hán), Mạt nghĩa là mắt mờ. Nếu chỉ xét chữ Mạt ở góc độ thuần Hán thì không lý gì một vương tử và sau này là thái tử, là thiên tử suốt một vùng Lĩnh Nam, lại có cái tên xấu và vô nghĩa như vậy. Có ý kiến cho rằng âm Mạt theo phương ngữ Hoa Nam hiện nay rất gần với âm Hồ. Phải chăng cháu Triệu Đà được đặt tên theo nghĩa Nam Việt, rồi sau đó phải dùng chữ Hán có âm gần giống để ghi lại trên giấy tờ, ấn tín. Chính vì thiếu thống nhất và không gian cách trở, ở Lĩnh Nam ký âm thành Triệu Mạt, trong khi tại Trung Nguyên các sử quan viết thành Triệu Hồ.

Nguyên tắc ký âm ấy, là những mầm mống quan trọng đầu tiên để hình thành hệ thống sử dụng Hán tự xây dựng chữ viết vùng Lĩnh Nam, trong đó chữ Nôm Việt Nam là một nhánh lớn đáng ghi nhận. Đặc biệt, Mạt trong chữ Nôm ngày nay, người Việt Nam vẫn đang đọc là Mắt.

Tham khảo thêm chữ Nôm cổ của người Choang ở Quảng Tây, ta thấy họ đọc từ Mạt trong Triệu Mạt là [bo:t]. Rất gần với Bột trong Bột Mạt và Phù Bột Mạt. Xin lưu ý, dân tộc Choang Quảng Tây có những nhánh lưu trú lâu đời tại Việt Nam và hiện được định danh là Tày/Nùng.

Quyển “Kiến Văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn đã dẫn tư liệu của sứ nhà Nguyên chép rằng thời Trần người Đại Việt gọi trời là Bột Mạt, mặt trời là Phù Bột Mạt. Như vậy có không khả năng Bột Mạt là trùng ngữ do sự cộng sinh giữa hai ngôn ngữ khác nhau? Nghĩa là Bột Mạt = Bột = Mạt = Trời. Nó tương tự như Chia Ly = Chia = Ly.

Nếu nghiên cứu sâu sắc theo chiều hướng trên, có rất nhiều khả năng giải nghĩa chữ Mạt trong từ Triệu Mạt ý chỉ trời, ngôi vị thượng tôn của nước Việt cổ, mà biểu trưng rõ ràng nhất là hình ảnh ở giữa trống đồng Đông Sơn.

Chúng tôi hy vọng bài báo nhỏ này sẽ khơi gợi một chủ đề lý thú cho các chuyên gia khảo cổ và ngôn ngữ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Trong góc nhìn nghiệp dư và rất cảm tính của mình, chúng tôi thấy chữ Mạt có cơ hội trở thành chữ Nôm đầu tiên còn chứng tích của dân tộc Việt Nam hiện đại.

Ngoài ra lăng mộ Triệu Mạt đã trở thành một viện bảo tàng lớn tại Hoa Nam. Nó còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử có liên quan hữu cơ đến quá trình hình thành quốc gia Việt Nam xưa kia. Chẳng hạn những bó mũi tên đồng giống y hệt loại tên đã đào được ở vùng Cổ Loa, một chiếc thạp Đông Sơn với hình thuyền đặc trưng…

Ảnh . Kho đồ tùy táng lúc mới mở huyệt mộ. Nhìn rõ chiếc thạp Đông Sơn. Chiếc thạp này có lẽ từng có nắp nhưng đã bị mục nát.

Ảnh chụp từ sách Nam Việt Quốc Sử, tác giả Trương Vinh Phương GS ĐH Trung Sơn, Quảng Đông nhân dân xuất bản xã, 1995.

Thảo Điền 2.2009, nguồn: vannghesongcuulong.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Đầm Một Đêm (Nhất Dạ Trạch – Tiên Dung và Chử Đồng Tử)

Hùng Vương truyền tới đời thứ ba sinh được một Mỵ Nương (1) đặt tên là Tiên Dung, đến tuổi 18 dung nhan đẹp đẽ, không muốn lấy chồng, thích chu du vui chơi khắp nơi trong thiên hạ. Vua đành chịu vậy, không cấm đoán được. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba Tiên Dung lại sắm sửa thuyền bè chèo chơi ở ngoài biển, vui quên trở về.

Posted Image

Hồi đó ở làng Chử Xá ven sông, có người dân tên là Chử Vi Vân sinh được một người con trai là Chử Đồng Tử. Cha từ, con hiếu, nhà gặp hỏa hoạn, của cải sạch không, chỉ còn lại một khố vải duy nhất, cha con ra vào thay nhau mà mặc. Tới lúc cha già lâm bệnh gần chết bảo con rằng: “Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con, để khỏi xấu hổ”. Con không nỡ làm theo, liệm khố rồi đem chôn. Đồng Tử thân thể trần truồng đói rét khổ sở, đứng ở bên sông cầm cần câu cá; hễ nhìn thấy có thuyền buôn qua lại thì đứng ở dưới nước mà xin ăn.

Bất ngờ thuyền của Tiên Dung xốc tới, chiêng trống nhã nhạc, cờ lọng huy hoàng, kẻ hầu người hạ rất đông. Đồng Tử rất kinh sợ, không biết chạy trốn đi đâu. Trên bãi cát có khóm lau sậy, lưa thưa dăm ba cây, Đồng Tử bèn nấp trong đó, bới cát thành lỗ nằm xuống phủ cát lên mình. Lát sau, Tiên Dung cắm thuyền dạo chơi trên bãi cát, ra lệnh đào hố, lấy lau vây màn làm chỗ tắm. Tiên Dung vào màn, cởi áo dội nước, cát trôi mất để lộ ra thân hình của Chử Đồng Tử. Tiên Dung hổ thẹn hồi lâu, thấy là con trai bèn nói: “Ta vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp ngươi, cùng ở trần với nhau trong một hố, đó chính là do trời xui khiến vậy. Ngươi hãy mau đứng dậy tắm rửa”. Tiên Dung ban cho quần áo mặc rồi cùng xuống thuyền mở tiệc vui chơi. Người trong thuyền đều cho đó là cuộc giai ngộ xưa nay chưa từng có. Đồng Tử kể lại tình cảnh của mình, Tiên Dung ta thán, muốn nên vợ chồng. Đồng Tử cố từ chối, song Tiên Dung nói rằng: “Đây do trời chắp nối, sao lại cứ chối từ?”.

Posted Image

Người theo hầu vội về tâu lại với Hùng Vương. Vua giận nói: “Tiên Dung không thiết tới danh tiết, không màng tới của cải của ta, ngao du bên ngoài, hạ mình lấy kẻ nghèo khổ, còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa, rồi cấm không cho Tiên Dung trở về”. Tiên Dung nghe sợ không dám về, bèn cùng Đồng Tử mở chợ búa, lập phố xá, cùng dân buôn bán, dần dần trở thành phố chợ lớn (nay là chợ Thám). Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán, kính nể tôn Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chủ.

Có người lái buôn giàu có nói với Tiên Dung rằng: “Người bỏ một dật (2) vàng, cùng tôi ra ngoài bể mua vật quí, sang năm có thể thành mười dật”. Tiên Dung cả mừng bảo Đồng Tử: “Vợ chồng chúng ta do trời tác thành, đồ ăn thức mặc do người làm nên, vậy nên đem vàng cùng phú thương ra biển buôn bán làm ăn”. Đồng Tử bèn cùng lái buôn đi buôn bán. Đến núi Quỳnh Vi, trên núi có am nhỏ, bọn lái buôn thường ghé lại đó lấy uống nước. Đồng Tử lên am chơi, trong am có sư tên gọi Phu Quang truyền phép cho Đồng Tử, Đồng Tử ở lại học phép, giao tiền cho lái buôn mua hàng. Sau bọn lái buôn quay lại am chở Đồng Tử trở về. Sư bèn tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc nón mà nói rằng: “Linh thiêng ở những vật này đây”.

Đồng Tử trở về, giảng đạo lại cho Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, liền bỏ phố phường, chợ búa cơ nghiệp, rồi cả hai đều tìm thầy học đạo. Có lần, trên đường đi xa, trời tối chưa về kịp nhà, tạm nghỉ ở giữa đường, cắm trượng che nón mà trú thân. Đến canh ba, thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài, kho tàng, xã tắc, vàng bạc, châu báu, giường chiếu, chăn màn, tiên đồng, ngọc nữ, tướng sĩ, thị vệ, la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai nấy trông thấy cũng kinh ngạc lạ lùng, đem hương hoa, lễ vật tới dâng xin làm bề tôi, có văn võ trăm quan, chia quân túc vệ, lập thành nước riêng.

Posted Image

Hùng Vương nghe tin, cho rằng con gái làm loạn, bèn sai quân tới đánh. Quần thần của Tiên Dung xin đem quân ra chống giữ. Tiên Dung cười mà bảo: “Điều đó ta không muốn làm, do trời định đó thôi, sống chết tại trời, há đâu dám chống lại cha, chỉ xin thuận theo lẽ chính, để mặc cho cha chém giết”. Lúc đó, dân mới tới theo đều kinh sợ tản đi, chỉ có dân cũ ở lại với Tiên Dung. Quan quân tới, đóng trại ở bãi Tự Nhiên, chỉ còn cách con sông lớn thì trời tối không kịp tiến quân. Nửa đêm, bỗng nhiên gió lớn nổi lên, cát bay, cây đổ, quan quân hỗn loạn. Tiên Dung cùng thủ hạ, thành quách phút chốc bay bổng lên trời. Đất chỗ đó sụt xuống thành cái đầm lớn. Ngày hôm sau, dân chúng không thấy thành quách đâu cả, đều cho là linh dị. Về sau, dân lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, gọi đầm là đầm Nhất Dạ (Nhất Dạ Trạch, nghĩa là đầm một đêm), gọi bãi là bãi Tự Nhiên, còn gọi là bãi Mạn Trù (hố tắm), và gọi chợ là chợ Hà Thị (chợ Hà).

Sau đến đời tiền Lý Nam Đế, bọn nhà Lương đem quân sang xâm lược, vua Lý Nam Đế sai Triệu Quang Phục làm tướng cự địch. Quang Phục đem quân ẩn nấp trong đầm. Đầm sâu rộng lớn, bùn lầy, rất khó ra vào, Quang Phục dùng thuyền độc mộc, dễ bề đi lại, quân giặc khó biết tung tích ở đâu. Đêm đến dùng thuyền độc mộc lẻn ra đột kích, đánh cướp lương thực, cầm cự lâu ngày làm cho quân giặc mệt mỏi, trong ba bốn năm không hề đối diện chiến đấu. Bá Tiên than rằng: “Ngày xưa, nơi đây một đêm mà thành đầm nhà trời, đúng vậy!” (3). Nhân gặp loạn Hầu Cảnh, vua nhà Lương bèn gọi Bá Tiên về, cho tì tướng là Dương Sàn thống lĩnh sĩ tốt, Quang Phục ăn chay lập đàn ở giữa đầm, đốt hương cầu đảo, bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đầm mà bảo Quang Phục rằng: “Ta tuy đã lên trời, nhưng linh hiển còn đó, ngươi có lòng thành cầu tới, ta đến để giúp đánh dẹp giặc loạn”. Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: “Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu (4), đánh đâu diệt đó”. rồi bay mất lên trời. Quang Phục được vuốt rồng, xông ra đột kích, quân Lương thua to, chém được Dương Sàn ở giữa trận, giặc Lương phải lùi. Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn lên ngôi lấy hiệu là Triệu Việt Vương, xây thành ở Trâu Sơn, huyện Vũ Ninh (5).

Chú thích:

1) Con gái của Vua Hùng gọi là Mỵ Nương (xem truyện Hồng Bàng).

2) Dật: Một đơn vị đo lường thời xưa.

3) Bản A 2914 còn có thêm câu: “Ôi, mà ngày hôm nay, đêm đêm đồn quân án giữ mà chẳng biết giặc núp nơi đâu”

4) Mũ đâu mâu: Đâu mâu兜鍪 là cái mũ trụ, mũ quân lính đội lúc ra trận.

5) Nay là Bắc Ninh

(Nguyễn Hữu Vinh dịch)

.

Bình:

• Đa số các truyện trong Lĩnh Nam Chích Quái nói đến đời Hùng Vương thứ 3, như truyện này. Số 3 là số thiếu dương trong Dịch học. Thiếu dương là bắt đầu khởi động, bắt đầu đi lên, cho nên là con số quan trọng, dù chỉ là nhỏ (“thiếu”).

Thực ra số 3 rất quan trọng cho tâm thức con người, hầu như trong tất cả mọi nền văn minh trên thế giới. Có một điều gì đó làm cho con người mê chuộng số 3: Trời đất người, body mind spirit, chúa ba ngôi, bố mẹ con, đầu mình tứ-chi, bắc trung nam, tam bảo Phật Pháp Tăng…

Posted Image

• Lòng hiếu thảo của Chử Đồng Tử với cha thì rất rõ — nhường cái khố duy nhất cho cha.

Nhưng điều này còn nói lên sự quan trọng của việc tiễn người ra đi. Cho đến ngày nay người Việt vẫn tin người chết ở cõi âm cần dùng nhiều thứ, cho nên tục đốt vàng mã vẫn còn rất mạnh. Cái khố cho bố không phải chỉ để mai táng cho trịnh trọng, mà vì bố còn cần dùng nó hàng ngày ở cõi âm.

Cho đi cái khố duy nhất còn là để chuẩn bị cho đoạn sau—một Chử Đồng Tử hoàn toàn trần trụi.

• Con người trần truồng là con người thật sự, chính hắn ta, như là trời sinh, không một mảnh vải để làm cho hắn nhìn khác đi một tí. Con người không trau chuốt, không giả tạo, không dối trá, không ảo tưởng… Khi chúng ta đến với nhau bằng con người thật của mình, chúng ta dễ gần gũi nhau hơn, dễ “kết” nhau hơn.

Con người trần truồng còn là biểu tượng của cái tâm nguyên thủy của con người. Tâm trong sáng chưa bị lu mở bởi mọi chấp trước thế gian.

Con người trần truồng, về mặt vật thể, còn có nghĩa là người nghèo nhất trong thiên hạ, thực sự nghèo đến mức không có khố che thân.

• Chử Đồng Tử câu cá ở bờ sông, và phải đứng dưới nước để xin ăn: Văn hóa “nước” của người Việt mà ta đã nói đến trong Truyện Hồng Bàng. Nước là quê mẹ, nước là tổ quốc. Liên hệ tâm thức giữa người Việt với quê hương tổ quốc, ít ra là trên bình diện ngôn ngữ, có lẽ mạnh nhất trên thế giới, vì chẳng có gì quan trọng cho đời sống con người bằng nước, và ta dùng từ đó để gọi tổ quốc.

• Tiên Dung và Chử Đồng Tử gặp nhau là duyên tiền định: Số lấy con vua thì nghèo rớt mồng tơi vẫn lấy con vua. Số lấy chồng nghèo thì mình là con vua vẫn lấy anh chàng nghèo nhất nước. Đây là thuyết nhân duyên của nhà Phật. Nghiệp của các kiếp trước dự một phần lớn trong việc định đời sống của ta kiếp này. Tâm hiếu thảo của Chử Đồng Tử kiếp này cũng dự một phần trong việc định đời sống của chàng kiếp này.

Posted Image

• Tiên Dung và Chử Đồng Tử gặp nhau khi cả hai cùng trần truồng cũng là biểu tượng của tâm nguyên thủy của con người. Trong vũ trụ quan Phật giáo, tâm nguyên thủy của ta và nền tàng nguyên thủy của vũ trụ là một—là Không. Khi chúng ta giác ngộ, tâm ta không còn si mê, trở về trạng thái tinh tuyền nguyên thủy—Không. Ta và Không là một. Hai người trần truồng (Tiên Dung và Chử Đồng Tử) là biểu tượng cho hai tâm nguyên thủy, mà hai tâm nguyên thủy thì chỉ là một—là Không—biểu tượng của sự kết hợp thành vợ chồng, hai thành một.

• Lấy nhau làm vua cha cả giận. Đây nói lên tính tự chủ của Tiên Dung, tự định đoạt đời mình. Tiên Dung là người nổi bật nhất về tự chủ trong truyện này. Về sau ta thấy Tiên Dung cũng chủ động trong việc làm ăn buôn bán. Dấu vết của chế độ mẫu hệ rất mạnh trong văn hóa Việt, như đã nói trong Truyện Hồng BàngTruyện Trầu Cau.

• Ở đây chúng ta thấy có sự phối hợp của “duyên tiền định” và “ý chí” của con người. Thực ra dây không phải là hai điều khác nhau và trái ngược nhau như nhiều người lầm tưởng. Ý chí của con người cũng là một “nhân/duyên” trong hàng triệu “nhân/duyên” khác ảnh hưởng đến đời sống của hắn ta. Nhân duyên gồm có (1) nhân duyên của bao kiếp trước, (2) nhân duyên của các sự việc trong kiếp này và (3) ‎ý chí và nỗ lực của ta.

Posted Image

• Thay vì cùng nhau ở ẩn, Tiên Dung và Chử Đồng Tử lại mở chợ búa buôn bán. Đây là triết lý nhập thế rất tích cực.

• Nhờ ra bể buôn bán và gặp thầy học đạo: Đây là triết lý‎ hướng ngoại trong việc trị quốc. Mở rộng ra ngoài, liên hệ với bên ngoài, giao thương với bên ngoài, thì trí tuệ mới mở rộng được.

Đương nhiên là điểm này còn nói đến việc Phật giáo du nhập vào nước ta qua đường biển, trực tiếp từ Ấn độ như nhiều sử gia Phật sử đã nói đến (cùng với đường từ Trung quốc ở hướng Bắc sang).

Posted Image

• Thầy cho Chử Đồng Tử cây gậy và cái nón: Đây rõ ràng là các vật để đi đường. Tức là triết l‎‎ý nhập thế, “đạo vào đời”, của các thiền sư. Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma thường xuất hiện với cây gậy mang một chiếc dép; Phật Di lặc, gọi là hotei ở Nhật, là vị sư thường mang cây gậy và một bao (đồ chơi trẻ em).

Nón thì che nắng, cây gậy là để bảo vệ và chống thú dữ trên đường đi, v. v… Nhưng chúng còn là biểu tượng gì?

Posted Image

– Nón là một vòng tròn lớn, trống rỗng, trên đầu, là biểu tượng của Không–chân tánh của chính mình và của toàn thể vũ trụ–chân lý tối hậu của Phật pháp. “Không” bao trùm tất cả, như nón che toàn thân ta. (Đây cũng tương tự như một chiếc dép của Bồ Đề Đạt Ma thường được xem là biểu tượng của Một. Tất cả là Một, và một đó là Không).

– Cậy gậy chống đở thường xuyên là biểu tượng cho giáo pháp—giới , định, tuệ–mà ta phải tu tập hàng ngày, để chống chọi lười biếng, si mê và thoái hóa.

• Thành quách xuất hiện trong một đêm, trên đường học đạo: Chuyện này rất giống với phẩm Hóa Thành Dụ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, khi một đạo sư làm thành quách giả cho các đệ tử nghĩ tạm trên đường tu học gian nan.

Phật giảng tam thừa–Thanh Văn thừa (giác ngộ thành Alahán), Duyên giác thừa (giác ngộ thành Bích Chi Phật), Bồ Tát thừa (giác ngộ thành Bồ tát)–cũng chỉ là các “hóa thành” để tạm nghĩ, trên cùng một con đường Phật thừa (thành Phật).

• Thành quách hiện ra một đêm, biến mất một đêm, cũng nói đến lẽ vô thường của đời sống—thành quách lâu đài vương giả cũng chỉ là phù du, hiện mất mất hiện chỉ một đêm.

Tên “Đầm Một Đêm” (Nhất Dạ Trạch) nhấn mạnh đến lẽ vô thường đó.

• Truyện này rõ là huyền thoại và triết lý 100 %, ngoại trừ việc Triệu Quang Phục sau này dùng Đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến chống quân Lương là lịch sử. Truyện vuốt rồng và mũ đầu mâu của Triệu Quang Phục, nếu có vào thời Triệu Quang Phục, thì hẳn nhiên đó là mưu kế chiến tranh tâm lý.

(Trần Đình Hoành bình)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện này rõ là huyền thoại và triết lý 100 %,...

Riêng câu này thì phải xem lại. Người bình thực ra chưa hiểu đúng văn hóa dân gian. Truyền thuyết Việt, nhất là một khi có "thời đại rõ ràng" (Hùng Vương), thì không phải chỉ là triết lý. Ít nhất 50% trong đó là lịch sử. Chỉ là người đời chưa nhận ra mà thôi.

Tôi đã từng đi các đền thờ Chử Đồng Tử. Đây là một vị thần, thành hoàng địa phương, có quê cha đất mẹ rõ ràng. Câu chuyện không chỉ là huyền thoại.

Tôi nghĩ "trượng lạp" (gậy nón) của Chử Đồng Tử cũng giống như "tiên trượng ước thư" của Tản Viên, chính là Dịch lý. Trượng - gậy - đường thẳng là dương, là Trời (Hà Thư?). Lạp - nón - vuông -là tròn, là đất (Lạc Đồ?).

Chử Đồng Tử đắc đạo bởi vì đã nắm được Dịch lý, nắm được lẽ của trời đất. Cũng như Tản Viên, đây hẳn là một nhà khoa học vào cái thủa bình minh của dân tộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Tử hóa ... Việt kinh

Bách Việt Trùng Cửu

Một bài viết tuyệt vời - sẽ được phối hợp phân tích cùng với các bài trên. Dân gian còn lưu lại lịch sử vô số mà các sử gia không hay???

Posted Image

Đình Thổ Hà – xã Vân Hà – Việt Yên – Bắc Giang

Bên bờ sông Cầu, quê hương của những làn điệu quan họ, di sản văn hóa thế giới, có một ngôi đình làng cổ nổi tiếng. Đình Thổ Hà đã có trong danh sách xếp hạng di tích của Viện Viễn Đông Bác Cổ từ thời Pháp. Đình này nổi bật bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất tinh xảo của xứ Kinh Bắc. Có điều khi xem đến vị thành hoàng được thờ ở đây thì mới thực sự là điều bất ngờ. Thành hoàng làng Thổ Hà tên là … Lão Tử, Thái Thượng Lão Quân. Trích thần tích chép từ văn bia Cung sao sự tích thánh tại đình:

Đời vua Thục An Dương Vương phả lục chép rằng có một vị đại vương cấp bậc Thượng đẳng thần thuộc bộ Càn Hào. Sau khi Hùng Vương thứ 18 mất ngôi, vua An Dương Vương nối ngôi. Có một người từ Bắc quốc đến đạo Kinh Bắc, phủ Bắc Hà, huyện An Việt và ở nhờ chùa Đoan Minh Tự của trang Thổ Hà. Ngày đêm giảng kinh đọc sách, có sức màu nhiệm như thần, trong trang có nhiều con em theo học.

Một hôm Người bảo học trò rằng: ta sinh ra từ thủa Hồng Mông, trời đất mới mở mang, cho nên ta thông minh khác thường. Năm xưa mẹ ta kể chuyện rằng: mẹ vốn là người từ bi, huyền diệu mà sinh ra, tên là Mỹ Thổ Hoàng. Có một đêm mẹ ta nằm mơ thấy nuốt một vì sao ngưu tinh, thế là mẹ có thai đủ 81 năm. Đến ngày 7 tháng giêng năm Canh Thìn nách tay phải của mẹ rung động rồi sinh ra ta. Khi ta mới ra đời đầu đã bạc, chân có chữ, ta không có bố, khi đẻ mẹ vịn vào cây mận cho nên lấy họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng.

Quanh vùng nơi ở của người không ai xảy ra tật bệnh, nên người trong trang thường bảo nhau rằng: đó là khí sinh thánh tổ, chẳng phải người thường, các nơi cũng đến xin làm thần tử. Từ đó danh vang thiên hạ, người đến theo học càng đông. Lúc bấy giờ trong nước có giặc Quỷ mũi đỏ, một vị quan thị hầu vua bị bệnh ngã nhào xuống đất và sau đó bệnh tật lan khắp mọi nơi, trong nước nhiều nơi mắc bệnh, người ốm người chết thiệt hại rất nhiều. Nhà vua vội truyền hịch đi các nơi: nếu ai trừ được giặc Quỷ vua sẽ gia phong tước lộc. Lão Tử liền vâng mệnh đến nơi có giặc Quỷ, người liền niệm chú rằng: "Đạo pháp bản vô đa, nam thần quán Bắc Hà, đô lai tam thất tự, tận diệt thế gian ma". Đọc chú xong, Người lại thư phù vào gậy trúc và phóng đi bốn phương, các nơi đều yên ổn.

Quan địa phương tâu với triều đình, vua liền mời Lão Tử đến ban thưởng, mở tiệc khoản đãi và phong người là Đệ nhất nhân (người tài nhất). Lại cho ngài được hưởng thực ấp ở vùng An Việt huyện. Người bái tạ đức vua và trở về Thổ Hà trang. Về tới nơi Người liền cho xây dựng cung doanh trị sở. Khi xây xong Người cho mời các bô lão trong trang và tất cả học trò đến mở tiệc ăn mừng. Lúc sắp sửa ăn bỗng thấy đám mây năm sắc từ từ sa xuống đất, trong mây thấp thoáng có bóng người mặc áo đỏ, Lão Tử liền theo đám mây cưỡi rồng đỏ mà biến mất. Bấy giờ là năm Giáp Tý ngày 22 tháng 2 (đời vua An Dương Vương) Người đã hóa…

Mặc dù thần tích không hề nói Thái Thượng Lão Quân của làng Thổ Hà là Lão Tử nổi tiếng của Trung Hoa, nhưng tên của vị thành hoàng này hoàn toàn trùng với tên Lý Lão Đam – Lý Bá Dương. Lão Tử Trung Hoa lập công nghiệp rồi hóa thần ở Việt Nam, chuyện này phải giải thích sao đây?

Xem vào câu đối cổ trong đình Thổ Hà:

Đẳng Thích Ca nhân tế quần sinh, phật pháp thiên cổ / thần tiên thiên cổ

Dữ Khổng thánh công thùy vạn thế, Xuân Thu nhất kinh / Đạo Đức nhất kinh.

Posted Image Posted Image

Dịch:

Sánh Thích Ca nhân nghĩa giúp chúng sinh, phật pháp nghìn đời kiếp / thần tiên nghìn đời kiếp

Cùng Thánh Khổng công đức trùm vạn thế, Xuân Thu một bộ kinh / Đạo Đức một bộ kinh.

Câu đối này dùng hình thức trình bày khá hiếm gặp. Trong một vế đối có đoạn được tách làm 2 một cách song song. Hình thức và nội dung này nêu bật quan niệm Tam giáo đồng nguyên: Đạo giáo của Lão Tử, Nho giáo của Khổng Tử và Phật giáo của Thích Ca sánh cùng nhau, song hành trong dân gian.

Một câu đối khác:

Huyền tham Thích điển công tỉ Vô Sơn, Đạo Đức nhất kinh truyền chí bảo

Quyết bản Khương công thuật khai Hoàng Thạch, thần tiên chung cổ hiển linh tung.

Dịch:

Huyền diệu vào tích Thích Ca, công đức như núi Vô Sơn, Đạo Đức kinh một bộ truyền báu vật.

Phù quyết gốc từ Khương Công, pháp thuật mở tảng Đá Vàng, thần tiên tự cổ xưa sáng dấu linh.

Câu đối nói tới sự hiện diện của Lão Tử trong phật điển. Đây là truyện “Lão Tử hóa hồ kinh”, kể rằng Lão Tử sau khi xuất quan ải đã đi sang Ấn Độ mở đầu phật giáo ở đó. Chuyện “Lão Tử hóa hồ” đã là đề tài tranh cãi của hai phái Đạo và Phật trong nhiều thời đại.

Vế sau ở câu đối trên còn nêu một điển tích khác, nói tới pháp thuật của Khương Thái Công Lã Vọng, người giúp Chu Vũ Vương nên nghiệp thiên tử ngàn năm. Khương Thái Công sau lại hóa hình là Hoàng Thạch Công, truyền sách binh pháp cho Trương Lương phò trợ Lưu Bang lập nhà Hiếu (Sử ký).

Qua những câu đối trên thì không còn nghi ngờ gì nữa: vị thành hoàng thờ ở Thổ Hà chính là Lão Tử, người mở đầu Đạo giáo, viết Đạo Đức kinh, cùng Khổng Tử dựng nên nền văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa xưa. Thực ra đình Thổ Hà không chỉ là đình của làng mà đây là nơi từng được xuân thu quốc tế, tức là Thái Thượng Lão Quân ở đây là một vị thần mang tầm quốc gia của các triều đại Việt Nam xưa.

Theo Hoa sử thì Lão Tử sống muộn lắm cũng là vào đầu thời Đông Chu (thời Xuân Thu). Nhà Chu bị Tần Chiêu Tương Vương diệt vào năm 256 TCN. Còn nhà Thục của Việt Nam theo sử sách chép sớm lắm cũng chỉ bắt đầu từ năm 257 TCN. Từ thời Xuân Thu tới thời Thục An Dương Vương có cả vài trăm năm. Vậy làm thế nào Lão Tử của nhà Chu lại có thể giúp vua Thục ở nước Việt trừ yêu dẹp quỉ được?

Posted Image Posted Image

Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai đạo Giáo

Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền huyễn hóa tác thần tiên.

Dịch:

Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng tay nắm chốn thanh hư, khai mở đạo Giáo

Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một mình truyền phép màu nhiệm, tạo tác thần tiên.

Vế đầu câu đối trên cho biết Lão Tử, người mở đạo Giáo sống vào thời “Đông Chu” của Hoa sử. Còn vế dưới lại nói rõ “Nam Việt” là nơi “duy thử địa”, vùng đất duy nhất mà Lão Tử đã hóa thần tiên. Kết hợp hai vế đối này thì chỉ có cách hiểu hợp lý duy nhất là: nhà Chu của Hoa sử chính là nhà Thục của Nam Việt. Chỉ có vậy mới có thể giải thích vì sao Lão Tử Trung Hoa lại có mặt trong một triều đại ở Việt Nam.

Xem lại tiểu sử của Lão Tử được chép trong Sử ký Tư Mã Thiên, nguyên văn như sau:

Lão tử giả, Sở Khổ huyện, Lệ hương, Khúc Nhân lý nhân dã. Tính Lý thị, danh Nhĩ, tự Bá Dương. Thụy viết Đam. Chu thủ tàng thất chi sử dã. Khổng tử thích Chu, tương vấn lễ ư Lão tử…

Thường được dịch là:

Lão Tử là người thôn Khúc Nhân, làng Lệ huyện Khổ, nước Sở. Ngài họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, thụy là Đam. Làm quản thủ thư viện nhà Chu. Khổng Tử đến Chu, hỏi Lão Tử về lễ…

Phần dịch trên đã không theo sát nguyên văn về quê hương của Lão Tử. Sử ký chép “Lão Tử người huyện Sở Khổ”, chứ không hề nói Lão Tử là người nước Sở. Đọc phần tiếp theo, Lão Tử “làm quản thủ thư viện nhà Chu”. Nhà Chu là thiên tử, là triều đại chính của thời Lão Tử nên trong đoạn văn không cần nêu “trong triều Chu” thì vẫn phải hiểu Lão Tử là người nước Chu, huyện Sở Khổ. Vì Lão Tử ở nước Chu nên Khổng Tử mới đến Chu tìm gặp.

Một sách khác là Lão Tử Minh chép về xuất xứ của Lão Tử, nguyên văn như sau:

Lão tử tính Lý, tự Bá Dương, Sở Tương huyện nhân dã. Xuân thu chi hậu, Chu phân vi nhị, xưng Đông, Tây quân. Tấn lục khanh chuyên chinh, dữ Tề Sở tịnh tiếm hiệu vi vương. Dĩ đại tính tiểu, Tương huyện hư hoang, kim thuộc Khổ. Cố thành do tại. Tại Lại hương chi đông oa thủy xứ kỳ dương, kỳ thổ địa uất ông cao tệ, nghi sinh hữu đức quân tử yên.

Dịch:

Lão Tử tính Lý, tự Bá Dương, người huyện Tương nước Sở. Sau thời Xuân thu, Chu triều chia làm hai gọi là Đông quân, Tây quân. Lục khanh nước Tấn tự ý động binh gây chinh chiến. Tấn cùng với Tề, Sở tự xưng vương. Nước lớn thôn tính nước nhỏ. Huyện Tương trở nên hoang vu, ngày nay thuộc Khổ. Thành lũy cũ nay hãy còn. Phía đông làng Lại có con sông chảy qua. Vùng này là một khu đất cao cỏ cây tươi tốt, dễ sinh ra một bậc thượng nhân tài đức.

Tương tự như Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử Minh cũng không nói Lão Tử người “Sở quốc” mà nói Lão Tử người “Sở Tương huyện”. Câu tiếp theo ở xuất xứ này lại một lần nữa nói tới nhà Chu. Rõ ràng phải hiểu Lão Tử là người nước Chu ở huyện Sở Tương.

Đoạn trên trong Lão Tử Minh còn có nói “Sở tự xưng vương”, thế mà “huyện Tương” lại “trở nên hoang vu”? Nước Sở xưng vương thì huyện Tương nước Sở phải thịnh vượng mới đúng chứ sao lại trở nên hoang vu?... Huyện Tương hoang vu bởi vì huyện này không nằm ở Sở, mà nằm ở Chu.

Chữ Sở trong Sở Khổ hay Sở Tương huyện có thể chỉ là từ chỉ phương hướng: Sở = Sủy = Thủy = nước là tượng của phương Bắc ngày nay. Như vậy lai lịch của Lão Tử theo Sử kýLão Tử Minh trùng với thần tích của đình Thổ Hà về việc có một nhà hiền triết đến từ phương Bắc. Mạnh dạn hơn nữa, có thể Sở Khổ hay Thủy Khổ phiên thiết cho chữ Thổ, chính là Thổ Hà, tên làng thờ Lão Tử ngày nay. Làng này có con sông Cầu chảy qua đúng như sách Lão Tử Minh chép.

Posted ImageBến Thổ Hà

Câu đối ở đình Thổ Hà:

Do Chu ngật kim, nhất kinh truyền đạo đức

Tại hà chi tứ, vạn cổ chấn anh linh.

Dịch:

Từ thời Chu tới nay, một bộ kinh truyền đạo đức

Cạnh sông Cầu bên bến, chục ngàn đời chấn linh thiêng.

Về hàng trạng của Lão Tử trong Lão Tử Minh chép:

Lão tử vi Chu tử tàng thất sử. Đương U vương thời, tam xuyên thật chấn dĩ Hạ Ân chi quí, âm dương chi sự, giám dụ thời vương.

Dịch:

Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng ba sông bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.

Nhà Chu có vùng Tam Xuyên (ba sông) như trong sách dẫn trên. Tam Xuyên là đất Đông Chu, nơi Tần Thủy Hoàng sau khi diệt Chu đã lập quận Tam Xuyên. Nhưng: Tam Xuyên = Tam Giang. Tên này còn lưu trong tên thánh Tam Giang, tức Trương Hống - Trương Hát, hai vị thần bên dòng sông Như Nguyệt, con sông chảy qua làng Thổ Hà.

Thần tích ở đình Thổ Hà về Lão Tử:

Vua (Thục An Dương Vương) xây thành (Cổ Loa) có những u hồn và tà ma quấy nhiễu, cứ xây xong lại đổ. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo vua rằng: xin vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi Người sai Thanh giang sứ (tức thần Kim Quy) đến giúp, giết Bạch kê tinh trong núi Thất Diệu, lại đào được hài cốt Bạch kê đem đốt đi, từ đó yêu ma tan hết, lại đào thấy nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng).

Có thể thấy truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cơn “địa chấn” lúc giao thời Tây – Đông Chu chỉ là một. Diễn biến việc này có thể như sau: Lão Tử sống vào cuối thời Tây Chu (Chu U Vương) sang tới đầu thời Đông Chu. Khi nhà Chu chuyển về phía Đông, tới vùng Tam Xuyên – Tam Giang, thì gặp trận động đất lớn. Thanh lang thành (Lạc Dương) bị rung chuyển. Lão Tử nhân đó nói là âm khí của thời Hạ Thương phát hại, nhằm răn khuyên thiên tử Chu. Truyền thuyết Việt chép thành vua Thục (vua Chủ) xây thành Cổ Loa bị đổ, phải nhờ Lão Tử phái Thanh Giang sứ giả (Thương sứ) tới giúp dẹp yêu quỉ thì thành mới xây được.

Posted ImageCửa võng đình Thổ Hà

Câu đối ở cửa võng đình Thổ Hà:

Qui giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỉ

Long năng thừa hóa, ngũ vân trang hạ ký đăng tiên.

Dịch:

Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỉ

Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.

Thần tích, câu đối trong dân gian Việt chính là những “bộ kinh” còn truyền thiên thu về lịch sử Hoa Việt chói ngời. Nhà Chu từ lúc Khương Thái Công câu cá bên sông … Tô Lịch, Chu Vũ Vương cùng … Thánh Gióng đánh giặc Ân, tới Lão Tử người … “huyện Thổ Hà” khai mở Đạo giáo, Chu Bình Vương dời đô về Cổ Loa… Tất cả đều còn lưu trong bia đá, bia gạch, bia gỗ, bia giấy, bia miệng … ở Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đền Thổ Hà thờ Lão Tử:

Thần tích chép từ văn bia Cung sao sự tích thánh tại đình chi tiết hơn Sử Ký Tư Mã Thiên, mặc dù nội dung trong Sử Ký gồm nhiều câu chuyện truyền thuyết về ngài.

Như vậy, tính mơ hồ về nguồn gốc Lão Tử trong Sử Ký Tư Mã Thiên và các sách khác đã được chỉ ra cụ thể hơn qua Thần tích đền Thổ Hà và là cơ sở để phân tích tiếp.

Thần tích ở đình Thổ Hà về Lão Tử:

Vua (Thục An Dương Vương) xây thành (Cổ Loa) có những u hồn và tà ma quấy nhiễu, cứ xây xong lại đổ. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo vua rằng: xin vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi Người sai Thanh giang sứ (tức thần Kim Quy) đến giúp, giết Bạch kê tinh trong núi Thất Diệu, lại đào được hài cốt Bạch kê đem đốt đi, từ đó yêu ma tan hết, lại đào thấy nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng).

Không còn nghi ngờ gì nữa, Lão Tử hay Huyền Thiên Trấn Vũ cũng chỉ là một người (thống nhất với bác Bách Việt trùng Cửu ở các bài viết trước) chính là Thần Kim quy giúp An Dương Vương xây thành và hóa thân. Điều này dẫn đến Quán Huyền Thiên Trấn Vũ tại Long Thành chính là đền Lão Tử.

Bạch kê tinh, nhạc khí cổ (trống đồng Cổ Loa hay nhạc khí tại Long Thành... sẽ trích dẫn) như đã phân tích.

Năm xưa mẹ ta kể chuyện rằng: mẹ vốn là người từ bi, huyền diệu mà sinh ra, tên là Mỹ Thổ Hoàng. Có một đêm mẹ ta nằm mơ thấy nuốt một vì sao ngưu tinh, thế là mẹ có thai đủ 81 năm. Đến ngày 7 tháng giêng năm Canh Thìn nách tay phải của mẹ rung động rồi sinh ra ta. Khi ta mới ra đời đầu đã bạc, chân có chữ, ta không có bố, khi đẻ mẹ vịn vào cây mận cho nên lấy họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng.

Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân.

81 chính là vòng Đại Chu Thiên của Huyền Không Phi Tinh. Tên ngài là Lý Bá Dương, họ Lý và chỉ rõ ngày tháng năm sinh của ngài.

Biểu tượng ngài là Ngưu Tinh hay sao Ngưu.

Tên con sông Cầu.

Ý của tên con "sông Cầu" hay con sông nối lại hai bờ tức là con sông Ngân Hà giữa Chức Nữ và Ngưu Lang, phân tích ở phần sau.

Hình ảnh ngài cũng là con rồng như truyền thuyết về Khổng Tử ca ngợi ngài.

Tên đình Thổ Hà.

Thổ biểu tượng là con trâu, Hà cũng gọi là Giang nên đình Thổ Hà cũng gọi là đình Ngưu Giang.

Tóm tắt các điểm chính trong câu chuyện Sự tích đầm Nhất Dạ:

Câu chuyện này chính là truyện Kim Dung và Chử Đồng tử được người đời sau chuyển hóa thành câu chuyện Sự tích đầm Nhất Dạ qua việc bổ sung giai đoạn lịch sử vua Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục với các chủ ý của tác giả nhằm lý giải một điều gì đấy trong mối tương quan.

Hùng Vương truyền tới đời thứ 3 (Hùng Quốc Vương) - như vậy Chử Đồng Tử là con rể của ngài.

Sư bèn tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc nón mà nói rằng: “Linh thiêng ở những vật này đây”. Nửa đêm, bỗng nhiên gió lớn nổi lên, cát bay, cây đổ, quan quân hỗn loạn. Tiên Dung cùng thủ hạ, thành quách phút chốc bay bổng lên trời. Đất chỗ đó sụt xuống thành cái đầm lớn. Ngày hôm sau, dân chúng không thấy thành quách đâu cả, đều cho là linh dị. Về sau, dân lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, gọi đầm là đầm Nhất Dạ (Nhất Dạ Trạch, nghĩa là đầm một đêm), gọi bãi là bãi Tự Nhiên, còn gọi là bãi Mạn Trù (hố tắm), và gọi chợ là chợ Hà Thị (chợ Hà).

Bay lên trời thành sao Ngưu và sao Nữ.

Nội dung này chính là giải thích trong Đạo Đức Kinh về một Ý mà các sách giải nghĩa trong hơn 4500 năm qua còn thiếu đó là nghĩa chữ Tự nhiên: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự Nhiên.” tức là Đạo còn phụ thuộc vào cái trước nó là Tự Nhiên hay chúng ta hiểu là cái ban đầu là Thái Cực tự nhiên, như nhiên là vậy, không do ai sinh ra cả, điều này chỉ ra ý như Đạo Đức Kinh: có trước cả Thượng Đế. Hoàn toàn phù hợp khoa học hiện đại. Dĩ nhiên, còn một số nội dung quan trọng mà toàn bộ các sách biên khảo Đạo Đức Kinh từ cổ chí kim còn thiếu nhưng không phải trong bài viết này phân tích, sẽ sớm nhận định.

Bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đầm mà bảo Quang Phục rằng: “Ta tuy đã lên trời, nhưng linh hiển còn đó, ngươi có lòng thành cầu tới, ta đến để giúp đánh dẹp giặc loạn”. Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: “Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu (4), đánh đâu diệt đó”

Câu chuyện vuốt rồng chuyển tải mang ý nghĩa tương tự móng Thần Kim Quy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đang viết máy tự động thay đổi:

Đền Thổ Hà thờ Lão Tử:

Thần tích chép từ văn bia Cung sao sự tích thánh tại đình chi tiết hơn Sử Ký Tư Mã Thiên, mặc dù nội dung trong Sử Ký gồm nhiều câu chuyện truyền thuyết về ngài.

Như vậy, tính mơ hồ về nguồn gốc Lão Tử trong Sử Ký Tư Mã Thiên và các sách khác đã được chỉ ra cụ thể hơn qua Thần tích đền Thổ Hà và là cơ sở để phân tích tiếp.

Thần tích ở đình Thổ Hà về Lão Tử:

Vua (Thục An Dương Vương) xây thành (Cổ Loa) có những u hồn và tà ma quấy nhiễu, cứ xây xong lại đổ. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo vua rằng: xin vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi Người sai Thanh giang sứ (tức thần Kim Quy) đến giúp, giết Bạch kê tinh trong núi Thất Diệu, lại đào được hài cốt Bạch kê đem đốt đi, từ đó yêu ma tan hết, lại đào thấy nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng).

Không còn nghi ngờ gì nữa, Lão Tử hay Huyền Thiên Trấn Vũ cũng chỉ là một người (thống nhất với bác Bách Việt trùng Cửu ở các bài viết trước) chính là Thần Kim quy giúp An Dương Vương xây thành và hóa thân. Điều này dẫn đến Quán Huyền Thiên Trấn Vũ tại Long Thành chính là đền Lão Tử.

Bạch kê tinh, nhạc khí cổ (trống đồng Cổ Loa hay nhạc khí tại Long Thành... sẽ trích dẫn) như đã phân tích.

Năm xưa mẹ ta kể chuyện rằng: mẹ vốn là người từ bi, huyền diệu mà sinh ra, tên là Mỹ Thổ Hoàng. Có một đêm mẹ ta nằm mơ thấy nuốt một vì sao ngưu tinh, thế là mẹ có thai đủ 81 năm. Đến ngày 7 tháng giêng năm Canh Thìn nách tay phải của mẹ rung động rồi sinh ra ta. Khi ta mới ra đời đầu đã bạc, chân có chữ, ta không có bố, khi đẻ mẹ vịn vào cây mận cho nên lấy họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng.

Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân.

81 chính là vòng Đại Chu Thiên của Huyền Không Phi Tinh. Tên ngài là Lý Bá Dương, họ Lý và chỉ rõ ngày tháng năm sinh của ngài.

Biểu tượng ngài là Ngưu Tinh hay sao Ngưu.

Tên con sông Cầu.

Ý của tên con "sông Cầu" hay con sông nối lại hai bờ tức là con sông Ngân Hà giữa Chức Nữ và Ngưu Lang, phân tích ở phần sau.

Hình ảnh ngài cũng là con rồng như truyền thuyết về Khổng Tử ca ngợi ngài.

Tên đình Thổ Hà.

Thổ biểu tượng là con trâu, Hà cũng gọi là Giang nên đình Thổ Hà cũng gọi là đình Ngưu Giang.

Tóm tắt các điểm chính trong câu chuyện Sự tích đầm Nhất Dạ:

Câu chuyện này chính là truyện Kim Dung và Chử Đồng tử được người đời sau chuyển hóa thành câu chuyện Sự tích đầm Nhất Dạ qua việc bổ sung giai đoạn lịch sử vua Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục với các chủ ý của tác giả nhằm lý giải một điều gì đấy trong mối tương quan.

Hùng Vương truyền tới đời thứ 3 (Hùng Quốc Vương) - như vậy Chử Đồng Tử là con rể của ngài.

Sư bèn tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc nón mà nói rằng: “Linh thiêng ở những vật này đây”.

Gậy và nón như phân tích trong Cây Nêu ngày Tết (Nguyễn Vũ Tuấn Anh) và một số ý khác.

Nửa đêm, bỗng nhiên gió lớn nổi lên, cát bay, cây đổ, quan quân hỗn loạn. Tiên Dung cùng thủ hạ, thành quách phút chốc bay bổng lên trời. Đất chỗ đó sụt xuống thành cái đầm lớn. Ngày hôm sau, dân chúng không thấy thành quách đâu cả, đều cho là linh dị. Về sau, dân lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, gọi đầm là đầm Nhất Dạ (Nhất Dạ Trạch, nghĩa là đầm một đêm), gọi bãi là bãi Tự Nhiên, còn gọi là bãi Mạn Trù (hố tắm), và gọi chợ là chợ Hà Thị (chợ Hà).

Bay lên trời thành sao Ngưu và sao Nữ.

Nội dung này chính là giải thích trong Đạo Đức Kinh về một Ý mà các sách giải nghĩa trong hơn 4500 năm qua còn thiếu đó là nghĩa chữ Tự nhiên: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự Nhiên.” tức là Đạo còn phụ thuộc vào cái trước nó là Tự Nhiên hay chúng ta hiểu là cái ban đầu là Thái Cực tự nhiên, như nhiên là vậy, không do ai sinh ra cả, điều này chỉ ra ý như Đạo Đức Kinh: có trước cả Thượng Đế. Hoàn toàn phù hợp khoa học hiện đại. Dĩ nhiên, còn một số nội dung quan trọng mà toàn bộ các sách biên khảo Đạo Đức Kinh từ cổ chí kim còn thiếu nhưng không phải trong bài viết này phân tích, sẽ sớm nhận định.

Bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đầm mà bảo Quang Phục rằng: “Ta tuy đã lên trời, nhưng linh hiển còn đó, ngươi có lòng thành cầu tới, ta đến để giúp đánh dẹp giặc loạn”. Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: “Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu (4), đánh đâu diệt đó”

Câu chuyện vuốt rồng chuyển tải mang ý nghĩa tương tự móng Thần Kim Quy giúp An Dương Vương đáng giặc Bắc và tác giả kết nối câu chuyện Lý Nam Đế với Thần nhân - Thần Kim Quy - Huyền Thiên Trấn Vũ cùng liên kết với Chử Đồng Tử trong câu chuyện hay mang ý nghĩa hóa thần của ngài chính là Lão Tử. Như vậy, sau thời Lý Nam Đế đã có người phát hiện ra bí ẩn và nối kết câu chuyện thành Sự tích Đầm Nhất Dạ.

Chúng ta hãy xem lại chuyện Ngưu Lang Chức Nữ theo Trung Hoa:

Chuyện Ngưu Lang Chức Nữ

Posted Image

Posted Image Ngưu Lang là một chàng trai chưa vợ nhà nghèo nhưng lúc nào cũng vui vẻ, sống nương tựa với anh là một con trâu già, một chiếc cày. Ngưu Lang hàng ngày ra đồng làm việc, sau khi về nhà tự mình nấu ăn giặt quần áo, cuộc sống rất gian khổ. Nào ngờ có một ngày, kỳ tích đã xảy ra.

Ngưu Lang làm xong việc đồng về nhà, bước chân vào nhà, chàng thấy trong nhà gọn gàng sạch sẽ, quần áo giặt xong thơm tho, trên bàn còn sắp sẵn cơm nóng canh ngon. Ngưu Lang kinh ngạc trợn tròn đôi mắt, bụng nghĩ: Cớ sao như vậy ? có lẽ thần tiên xuống trần chăng ? Ngưu Lang nghĩ mãi không tìm ra đáp án.

Sau đó, liền mấy ngày, ngày nào cũng vậy, Ngưu Lang không kìm nổi tính tò mò, anh nhất định phải tìm ra đáp án vì sao lại như vậy. Hôm đó, Ngưu Lang cũng như ngày thường, sáng sớm ra cửa, anh ra khỏi nhà không bao xa thì tìm chỗ trốn lại, rình xem động tĩnh trong nhà.

Không bao lâu, có một cô gái rất xinh đến nhà. Cô vào đến nhà liền bắt đầu bận công việc bếp núc gia đình. Ngưu Lang không kìm nổi sự tò mò, liền từ chỗ trốn bước ra hỏi: “Xin hỏi vì sao cô đến giúp tôi làm việc nhà ?” Cô gái cũng bị bất ngờ, đỏ mặt nhỏ nhẹ nói: “Tôi là Ngưu Nữ, thấy cuộc sống của anh quá khổ, nên đến giúp anh.” Ngưu Lang mừng rỡ, mạnh dạn nói: “Thế thì em lấy anh đi, chúng ta cùng sống và làm việc với nhau.” Ngưu Nữ nhận lời. Từ đó Ngưu Lang Chức Nữ trở thành vợ chồng. Hàng ngày Ngưu Lang ra đồng làm việc, Chức Nữ ở nhà dệt vải, cơm nước, cuộc sống rất mỹ mãn.

Được vài năm, họ sinh được hai đứa con một trai một gái, cuộc sống gia đình rất đầm ấm.

Có một hôm, bầu trời bỗng nhiên mây đen tối nghịt, gió to nổi lên, có hai vị Thiên Tướng đến nhà Ngưu Lang. Ngưu Lang được biết: Chức Nữ là cháu gái ngoại của Thiên Đế. Mấy năm trước bỏ nhà ra đi, Thiên Đế luôn tìm Chức Nữ. Hai vị Thiên Tướng bắt Chức Nữ mang lên Trời.

Ngưu Lang ôm hai đứa con nhỏ, nhìn vợ bị bắt buộc phải về Trời, lòng vô cùng đau đớn. Chàng thề phải lên Trời tìm Chức Nữ trở về, cả nhà đoàn tụ. Thế nhưng người trần làm sao lên được Trời ?

Trong lúc Ngưu Lang đau buồn, con Trâu già từng sống nương tựa với chàng bỗng nhiên nói: “Ông giết tôi đi, rồi khoác da tôi thì có thể lên Thiên Cung tìm Chức Nữ.” Nói thế nào Ngưu Lang cũng không chịu làm như vậy, nhưng không bác lại được, lại không có cách nào khác, đành phải nén nhịn sự đau khổ, làm theo lời nói của Trâu.

Ngưu Lang khoác da Trâu già, lấy quang gánh gánh hai đứa con bay lên Trời. Nhưng trong Thiên Cung canh phòng nghiêm ngặt, không ai để ý đến người Trần nghèo khổ. Thiên Đế cũng không cho Ngưu Lang gặp Chức Nữ.

Qua nhiều lần khẩn cầu của cha con Ngưu Lang, cuối cùng Thiên Đế đồng ý cho gia đình họ sum họp trong thời gian ngắn. Chức Nữ bị giam thấy chồng và các con, vừa mừng vừa tủi. Thời gian rất nhanh trôi qua, Thiên Đế ra lệnh mang Chức Nữ đi. Ngưu Lang đau khổ mang theo hai đứa con đuổi theo Chức Nữ, mấy lần bị ngã, mấy lần bò dậy đuổi theo, khi sắp đuổi đến kịp, nào ngờ Thiên Hậu ác nghiệt rút chiếc trâm vàng trên đầu vạch một cái, tức thì hiện ra một dải Ngân Hà rộng ngăn cách họ. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ được đứng ở hai đầu Ngân Hà nhìn nhau. Chỉ có ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ mới được phép gặp nhau một lần. Đến lúc đó, hàng nghìn hàng vạn con chim Khách bay đến, bắc thành một chiếc cầu Khách dài nối liền hai bờ Ngân Hà, để gia đình Ngưu Lang Chức Nữ sum họp với nhau.

Như vậy, Chử Đồng Tử và Tiên Dung có hậu duệ truyền đời.

Như đã trình bày trong chủ đề "Khai vận năm Nhâm Thìn" của bác Hà Uyên với nhận định trong mùa Xuân năm nay bắt buộc phải xuất hiện các Thánh nhân, Đại nhân, Phật, Tiên... là hoàn toàn chính xác. Lão Tử hay Chử Đồng Tử chỉ là một người, bài viết của tác giả Bách Việt trùng Cửu tải lên mạng vào ngày 13/3/2012 Dương Lịch: "Tử khí Đông lai - Quảng truyền Đạo Đức" hay Khí tím từ phương Đông bay lại - Rộng truyền đạo đức kinh cho nhân loại.

Vậy chúng ta hãy cùng nhau nâng cốc chúc mừng sự kiện vĩ đại này ngay sau sự kiện vĩ đại "Đổi Tốn Khôn" trong Bát quái của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lại một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử nhân loại đã được khám phá (tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng đã từng đề cập sự nghi ngờ này).

Chân thành cảm ơn tác giả Bách Việt Trùng Cửu.

Chúng ta có thể tạo chủ đề "Luận Đạo Đức Kinh" đề cùng phân tích.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thầncung Bảokiếm

Thần thoại Chuang

(Trích dịch từ quyển Trang Tộc Dân gian Cố sự Tuyển, do Thượng hải Văn nghệ Xuất bản xã ấn hành, Thượn ghải, 1984. Trang 131 – 138)

Ngườidịch: dchph

Thờixưa, Vua Namviệt Triệu Đà được Hoàngđế Trunghoa gởitặng cho một thanh bảokiếm, bèn dùng châubáu ngọcngà chạm lên trên và còn khắc bốn chữ “Hoà Tập Bách Việt”, đêm đến thanhkiếm phátquang chóiloà, đúnglà một bảovật. Nhàvua lại mang thanh bảokiếm nầy gởitặng lại Nước Tây Ấu, vua nước Tây Ấu lại sai hoàngtử mang đến tặng cho Nước Lạc Việt. Mụcđích của họ là mongmuốn có sự giaohảo thânthiện vớinhau để giữvững dâulài nền hoàbình đangcó.

Hoàngtử nước Tây Ấu mang thanh bảokiếm đến nước Lạc Việt. Tới ngày khi chàng đã đến bênbờ tường kinhthành nước Lạc Việt thì chàng nghethấy tiếng cuờinói huyênnáo vọngra từ nộithành. Vị hoàngtử bèn leo ngồi lêntrên bờtường quansát thì thấy vị côngchúa của Vua Lạc Việt đang luyện bắncung, bắnđâutrúngđó nên đã gâynên tiếng reohò vangdậy.

Trong những năm gầnđây nước Lạc Việt gặpnạn bị một thuỷquái quấyphá, làm nước biển nhiềukhi vôcớ tràndâng ngậplụt, cuốntrôi vôsố nhàcửa hoamàu và giasúc, dânchúng mấtcửamấtnhà, lytán khổsở. Vua Lạc Việt chẳng biết làmsao nên mời thầypháp lại làmbùalàmphép. Con thuỷquái bỗng từ dưới nước phónglên nói rằng trừphi Vua Lạc Việt gã côngchúa cho nó nếukhông thì nó sẽ dấybinh tiêudiệt nước Lạc Việt. Vua Lạc Việt không biết phải làm cáchnào đành phải hứa gã côngchúa cho nó, nhưng ngài lại yêucầu con thuỷquái phải đíchthân đến cungđình cầuhôn. Nhưng đến ngày con thuỷquái tới cungđình cầuhôn mọingười ainấy đều thấy con yêutinh hiện nguyênhình: đầurắn, thấplùn, lưng mang vỏ rùa. Nàng côngchúa trôngthấy, lòng ngậptràn oánhận, không một chút dodự rút kiếm ra chém “phựt” một cái bay đứt cổ con yêutinh và nó ngã lănr

a chết.

Ngườita đồnđại là con yêuquái nầy có nanhvuốt rất linh, nếu nanhvuốt nầy vẫncòn, chẳngbaolâu thì con yêuquái nầy sẽ hồisinh trởlại nguyênhình. Dođó, côngchúa bèn chặtđứt bốn chân con yêu ra, thẻo nanhvuốt nầy ra, dùnglàm bánsúng cho cái nỏ. Từđóvềsau, tàinghệ thiệnxạ của nàng côngchúa ngàycàng khởisắc, bắn đâu trúng đấy. Nhờthế tiếngvang lankhắp mọinơi, aiai cũng đều biết nàng côngchúa có một cây nỏthần, và rất nhiều bộlạc lớnnhỏ khắpnơi về quyphục nước Lạc Việt. Chính cũng vìthế, côngchúa lạ càng trởnên kiêuhãnh, mỗilần nàng tậpluyện bắn cung, chỉ cho ngườixem hoanhô khen chứ không cho phêphán ồnào.

Hômđó, khi nàng đang luyện bắn cungtên trong vườn thànhnội, cái đích một cành liễu cột lũnglẵng một xâu lá trầu, và nàng nhấtquyết sẽ bắn trúng cành liễu và sẽ làm cái xâu lá trầu rơi xuống đất.

Hoàngtử nước Tây Ấu đang ngồi trên bờtường đang ngắmnhìn nàng côngchúa bắnnỏ. Chàng chỉ thoáng thấy nàng côngchúa giơ câynỏ lên, kéo dâycung rồi bungra, mũitên phóngvụt đến cành liễu, đường tên bay khônghề bị xêdịch đâm phụp đúng vào cành liễu có treo xâu lá trầu. Hoàngtử bấtgiác vỗtay hoanhô ầmĩ.

Chính vìthế làm nàng côngchúa nổigiận lên tựhỏi không biết ai chophép người nầy nhìntrộm nàng bắnnỏ? Togan thật! Nàng một tay vừa cài tên giương nỏ, mắt vừa quayqua liếcnhìn về phía bờtường thì trôngthấy một chàngtrai ngồi đó đang giương đôimắt nhìnngắm nàng. Côngchúa giận quá, nàng buông dâycung, mũitên liền bậtra hướngvề tầm ngực của chàngtrai phóngvụt đến. Chỉ trong chớpnhoáng, chỉ thấy chàngtrai ungdung rút thanhkiếm ra chờ mũitên baytới rồi gạtngang một cái, mũitên chợt trông giống như một chú chim xìu cánh rơirụng ngay xuống đất.

Nàng côngchúa liền giương nỏ bắn liền ba phát, chàng hoàngtử đều vung kiếm gạt phắt hết ba mũitên. Nàng côngchúa cảmthấy kỳlạ, nhậnra thanhkiếm của hoàngtử có thầnlực, bèn kêu chàngtrai mang đến nàng xem nhưng chàng trùtrừ không lại. Côngchúa hỏi chàngtrai từđâuđến? Tới kinthành để làmgì? Chàngtrai trảlời chobiết mình là hoàngtử nước Tây Ấu, đến kinhđô nước Lạc Việt là để giaohảo đôibên. Chàng yêucầu côngchúa dẫn chàng đi gặp Vua Lạc Việt.

Côngchúa nghĩthầm nếu để hoàngtử mang bảokiếm vào gặp phụvương rũi chàngta rút kiếm ra chém vuacha thì chắc nước chết, nàng liền đưara hai điềukiện: mộtlà chàng hoàngtử khôngđược mang thanhkiếm trênngười đến diệnkiến nhàvua, chàng phải trao thanhkiếm cho nàng giữ; hailà nếu chàng nhấtđịnh phải đeo kiếm thì chàng phải chịu bị tróicột lại mới được gặp vuacha. Chàng Hoàngtử đồngý chịu để cho nàng tróilại, khôngchịu để kiếm rời thân.

Thếlà hoàngtử chịu tróilại để điđến gặp Vua Lạc Việt. Khi gặp nhàvua, hoàngtử bèn dângtặng vị vua nầy thanhkiếm có khắc bốn chữ “Hoà Tập Bách Việt”, nói là chàng thaymặt cho phụvương đến giaohảo hoàbình với Vua Lạc Việt.

Vua Lạc Việt thấy hoàngtử khôingôtuấntú, phẩmđức đều tốt, cóý muốn nhận chàng làm phòmã, nhưng lại engại côngchúa lại khôngchịu nên nhavua bèn hỏi ýkiến cô côngchúa. Thựcra trong thâmtâm nàng côngchúa đã sinhra lòng áimộ, nhậnthấy việc hoàngtử chịu trói đểđược diệnkiến vuacha chứ khôngchịu traogửi thanhkiếm cho nàng giữ là hànhvi bấtkhuất anhhào. Nghethấy vuacha hỏi ýkiến mình, nàng bấtchợt khôngkhỏi thẹn ửng máđào, nàng nói:

– Tuỳý phụvương địnhđoạt!

Saukhi hoàngtử cùng côngchúa kếthôn, haingười thươngyêu nhau thắmthiết, như trâu với cau.

Chẳngbaolâu sau, hoàngtử nhậnđược tin Vua Tây Ấu lâm trọngbịnh, chàng bèn từbiệt Vua Lạc Việt và côngchúa để vềnước thăm vuacha. Nàng côngchúa sợ đườngxá xaxôi trắctrở, nàng bèn lấy thanhkiếm “Bảo Tập Bách Việt” traocho hoàngtử đeo vào người. Hai người quyếnluyến không nở rời nhau. Saukhi hoàngtử vềnước rồi, côngchúa cảmthấy cungthất lạnhlẽo làmsao, tronglòng trởnên sầumuộn, nàng đâmra biếnglười luyệnvõ, cungnỏ cũng khôngbuồn rớtới. Cólúc nàng chợt tưởng có bóngdáng hoàngtử thấpthoáng ngoàisân, nhưngsao nàng đợi mãi mà chẳng thấy chàng đẩy cửa bướcvào. Nàng ra mở tung song cửasổ, nhưng nàng chỉ thấy một chú quạ kêu “yaya” rồi baymất.

Vào một buổisáng nọ, khi côngchúa mớivừa mở cửa phòng độtnhiên trôngthấy một người xông vào phòng. Nhìn kỷ lại thìra là hoàngtử. Côngchúa rấtlà vuimừng, chẳng kịp hỏi chàng từđâu về là đã đưa chàng vào phòng. Cái anhchàng hoàngtử nầy mới bướcvào phòng là lậptức đưamắt ngó ngay về hướng nơi có treo chiếcnỏthần, mắt ngó láoliên. Côngchúa cảmthấy kỳquặc liền nói:

– Mớicó đixa mấy ngày, bộ chàng không nhậnra chỗ ở nữa à?

Chàng hoàngử nói:

– Sao trên kia lắm bụibặm vậy?

Côngchúa nói:

– Từ ngày chàng vềnước đếngiờ, thiếp côđơn mộtmình, nào còn tâmtrí gì đâu để tậpluyện bắn cung?

Hoàngtử lấyngay cungnỏ xuống. Côngchúa nhậnthấy cửchỉ này cóđiều dịthường liền chạytới ngăncản. Hoàngtử nói:

– Uydanh của côngchúa dựa hết vào chiếcnỏthần nầy. Giảnhư không có chiếnỏ nầy, mình nghĩ là uydanh của nàng không lừnglẫy như bâygiờ. Dođó mình yêu chiếcnỏ nầy chính là vì yêu côngchúa đấy!

Vừa nói chàng vừa giươngcung bắntên ra ngoài khungcửasổ, nhưng chỉ thấy khi mũitên vừa lìa rakhỏi nỏ là bay trệchhướng đi, bay chẳngbaoxa là rơirớt ngay xuống đất.

Côngchúa nói:

– Chiếcnỏ nầy nhờcó chiếcmóng của con yêuquái dùng làm cò, không có nó là bắn không trúngđích đâu. Vợchồng ănở vớinhau bấylâunay, bộ chàng không còn nhớ việc nầy nữa chăng?

Hoàngtử nói:

– Đâuphải quên, tại côngchúa quên đưacho mình cáimáong của yêutinh. Xin côngchúa lấyra cho mình xem nào, sẵntiện luyệntập bắptay mộtchút xemnào!

Côngchúa tưởngthật bèn thò trongngười lấy chiếcmóng yêutinh ra traocho hoàngtử, cùnglúc nàng chợt nhậnra hoàngtử không đao thanhbảokiểm trên người, nàng liền hỏi:

– Hoàngtử, sao chàng không mang thanhbảokiếm vềlại?

Chàng hoàngtử nầy chợtnhiên cuốngquýt lên, nói:

– Tại mình nhớ côngchúa quá, mộtmình lén phụvương trởvề đây. Bâygiờ để mình quayvề lại lấy thanhkiếm.

Vừa nói xong, tay cầm chiếcnỏthần và chiếcmóng yêutinh ngãnhào xuống đất, độtnhiên hoàngtử biếnthành conquạ kêu “yaya” rồi baymất.

Tin nầy truyền tới tai vua Lạcviệt, ngài liền cho triệutập quầnthần lại thươngnghị. Quầnthần đều chorằng đây là vận xấu của vua nước Tâyâu, làmmất chiếcnỏthần, chắcchắn thếnào cũng mang quân chinhphạt n�

�ớc Lạcviệt, thếthủ chibằng thếcông, hãy cho dấybinh tấncông nước Tâyâu trước.

Lúc bấygiờ, vua Tâyâu mới vừa mất, cảnước mới cửhành đámtáng, hoàngtử nước nầy còn đểtang, nghenói vua nước Lạcviệt dấyquân sang đánh, cảmthấy mình khólòng ứngchiến, bèn tínhchuyện đơnthânđộcmã đi hộikiến vua nước Lạcviệt để hỏira cho rõ ngọnngành. Dođó hoàngtử không thay áogiáp, đeo trên mình thanhbảokiếm “Hoà Tập Bách Việt”, phóngmình lênngựa phimã chạyra biênải.

Khi hoàngtử đến nơi biênải thì chaoơi! Binhmã của vua Lạcviệt đã bốtrí trànđầy khắpnơi đennghịt dàyđặc. Mặt sôngnước nơi binhlính họ lội qua, sủibọt đenngòm, tômcá chết nổi lềnhbềnh khắpnơi. Binhlính trànqua rừngnúi đá là mọithứ như đều đỗngã hết xuống, cỏcây điêutàn.

Mộtmình hoàngtử thì làmsao chốngcự lại đước muônvạn binhmã nước Lạcviệt, đànhphải nhắm ngay doanhtrại vàng tolớn, chàng đoán đó là nơi vua Lạcviệt haylà côngchúa trú nghỉ.

Chàng hoàngtử nầy xemra cũng rất lợihại, thân mộtmìnhmộtngựa, xông tới hàngrào doanhtrại, làm đỗgãy sụpnát hết dãy hàngrào. Vua Lạcviệt đang ngồi trên mình ngựa trôngthấy binhmã của mình hỗnloạn, bèn hạlệnh cho hằngngàn cungthủ giương cungtên nhắm về phía hoàngtử mà bắn. Hoàngtử mình đeo thanhbảokiếm, chỉ thoángthấy chàng rútra hoa kiếm là hằngngàn mũitên rơirụng như mưa, thânmình chàng thì chẳng chút hềhấn gì.

Vua Lạcviệt trôngthấy đâmra hoảngkinh, mắng côngchúa:

– Xem thằngchồng phụbạc của mầy kia, nếu mầy không giếtchết nó, đừng có về đây nữa gặp tao.

Nàng côngchúa vừa xấuhổ vừa tứcgiận, vộivã cầm thương lênngựa, nhắm ngực hoàngtử đâmtới. Hoàngtử vộivả néđôngtránhtây, mấy lần lấy kiếm hất mũigiáo của côngchúa ra, chàng nói:

– Côngchúa saolại phẩnnộ thếnầy? Bỗngnhiên mangquân xâmlấn bờcõi, nay còn chínhtay mình muốn giếtchết chồng?

Côngchúa nói:

– Nhàngươi còn dám nói! Phụvương có làm điềugì saitrái đốivới ngươi? Ta đây có làm gì quấy đốivới nhà ngươi đâu mà nhàngươi đánhcắp chiếcnỏthần quốcbảo, lạicòn chuẩnbị dấybinh xâmlấn nước ta. Cái conngười vôtâmbộibạc như nhàngươi không giếtchết chorồi thì lấy gì để tạlỗi nướcnhà của ta đây, hả?

Hoàngtử nghe côngchúa nói vậy bèn cảmthấy chưnghửng ra không biết biệnbạch đốiđáp thếnào. Nàng côngchúa tưởng hoàngtử nhìnnhận chuyện nầy, liền thừacơ phóng giáo đâm tới, ngờđâu trên thânmình hoàngtử nhờcó đeo thanhbảokiếm “Hoà Tập Bách Việt”, thanhkiếm nầy tựđộng hoágiải mọithứ cứu hoàngtử khỏi trúng thương. Kẻnkẻn hai tiếng, ngọn giáo của côngchúa bị cảnlại và còn làm ngọngiáo gãy rụng đứtlìa.

Hoàngtử phóng người nhảy xuống ngựa, quỳ ngay trướcmặt côngchúa, hai tay nâng thanhbảokiếm “Hoà Tập Bách Việt”, khóclóc mà nói:

– Nghĩ đến tìnhnghĩaphuthê bấylâunay, không làm điềugì saitrái cả. Chẳngqua thụthân lâm trọngbịnh đànhphải quayvề nước, định thânphụ hếtbệnh là trởvề đoàntụ với côngchúa, nàongờđâu thânphụ bănghà. Giờđây cảnước đểtang, rôi lại thấy nước của nàng dấybinh sang đánh, mình đây vì sinhlinh bátánh, liềumình một thân một ngựa ra lâmtrận. Nàng nếu quả muốn giết mình thì rất dễ thôi, chỉ tiếc là nàng bị trúngmưu kẻ gian. Làmgì có chuyện đánhcắp nỏthần? Giờđây để chứngtỏ tấmlòng của mình, xin dâng thanhbảokiếm nầy, nàng muốn giết mình thì cứ xuốngtay!”

Nói xong, hoàngtử hai tay nâng thanh kiếm lên.

Côngchúa tiếpnhận thanhkiếm, nhớlại cảnhtượng hoàngtử mưumô đánhcắp chiếc nỏthần, quảthục nàng cảmthấy cửchỉ của kẻ đó với vị hoàngtử nầy không giốngnhau, nhưng côngchúa lại esợ để tìnhcảm lấnáp lại bị mắcmưu thêm lần nữa. Đangtronglúc côngchúa còn trùtrừdodự bấtquyết, vị vua Lạcviệt đúng lúc ấy đang ở đằngsau nổitrậilôiđình, ngài ralệnh:

– Tấtcả nghe đây, ta hôlên đến tiếng thứ ba nếu mà côngchúa vẫn chưa chịu xuốngtay giếtchết thằngchóchết đó, cónghĩalà côngchúa vẫncòn bị nó mêhoặc, quânbay cứ xảtên bắnchết cảhai đứanó cho ta. Nếumà ta hô đến tiếng thứ hai mà côngchúa giếtchết thằng giặc đó rồi thì chúngbay hãy thuhồi cungtên lại, quânbay có nghe chưa?

Lệnh vua đã banxuống, quânsĩ cảđoàn baovây vịhoàngtử và nàng côngchúa lại, giươngcung nhắm haingười, chuẩnbị buôngcung.

Hoàngtử nói:

– Côngchúa, xin hãy giết mình đi! Nàng khỏi bị vạ lây.

Côngchúa suyngẫm lại, chơt tỉnhngộ biết rằng người đoạt chiếc nỏthần trướcđây là do yêutinh giảdạng, nhưng khi phụphân nàng không cho cơhội giảithích tựsự, biếtlàmsaođây? Côngchúa chẳng biết tínhsao, nàng bậtkhóc tứctưởi.

Ngườita chỉ nghe vua Lạcviệt hôlên “một, hai”, khi chưa đếm đến ba thì vị hoàngtử longại mình và nàng côngchúa sẽ cùng chịuchungsốphận bị nátthây dưới làn tên, bèn đua lưỡiliếm kề lên cổ cứa ngang, ngãlănra cheat.

Côngchúa trôngthấy vộivả nhảy xuống ngựa, ômlấy thithể hoàngtử vào lòng, nằngphục trên người chàng khóc nứcnở. Tườngsĩ nhìnthấy cảnhtượng, taychânbủnrủn, buôngrời cungtên, chodù vua Lạcviệt đã hô đến tiếng thứ ba nhưng chẳng có ai bắn ra mũitên nào cả.

Vua Lạcviệt cảgiận, đang định nổitrậnlôiđình với đám tướngsĩ cảilệnh của ngài, độtnhiên hétlên một tiếng “Áichà”, rồi đưatay ômlấy ngực. Các tướngsĩ vộivàng chạy đến đỡ, chỉ thấy một mũitên đâm thẳng từ sau lưng ngài xuyênthấu ra trước ngực. Đám tướngsĩ quayđầulại nhìn thì nhìnthấy nguyên con yêutinh tay mang nỏthần dươngdươngtựđắc đứng từ phía bênkia đầunúi cười vang:

– Nỏthần đang ở trong tay ta đây!

Nói xong chỉ thấy con yêuquái nhảylên, biếnthành một con quạđen, nhắmhướng côngchúa baytới, xàxuống đất xà một vòng đứng hiệnnguyênhình đầu rắn, đuôi thỏ, ngườingợm thấplùn, đeo khiênggiáp đen. Nó nói:

– Côngchúa, ta và ngàng có duyênnợ vớinhau, hãy thànhhôn với ta đithôi!

Nóixong nó bướclại níu người côngchúa.

Nàngcp6ngchúa cựckỳ phẫnnộ, quayđầulại tátcho nó một bạttai làm mặtmũi thầntrí con yêutinh chángváng lạngquạng đứng không vững. Nó bèn xoayngười một vòng phóng đứng lêntrên một ngọnđồi, nói:

– Côngchúa hãy ngheđây, hồitrướcđây ta biếnthành hoàngtử đến cungviện của nàng, sởdĩ ta không dám đến gần nàng bờilẽ ta chưa lấylạiđược cái móngvuốt của ta, naythì cái móngvuốt nầy đã trỡvề tay ta, giờđây thânthể ta là mìnhđồngdathép, lạithêm có chiếc nỏthần trênngười, ta cóthể cướpmạngngười nàng bấtcứlúcnào. Nay ta ra hạnđịnh b

ắt nàng làm vợ ta, nếukhông ta sẽ dùng nỏthần bắnchết nàng là xongđời nàng ngay đây!

Nàng côngchúa phẫnnộ nhìn gã yêutinh nhưng không nói gì.

Con yêutinh kia bỗngnhiên cuộntròn mình dướiđất, rồi biếnthành vócdáng chàng hoàngtử rồi tiếnlại phía nàng, vênhmặt cười rồi nói:

– Côngchúa, nếu nàng thích vócdáng chàng hoàngtử, thìđây ta sẽ biếnthành conngười đó vĩnhviễn cho nàng, mình hãy lấynhau cho rồi.

Nàng côngchúa độtnhiên nhớlại là chàng hòngtử đã trao cho nàng thanhbảokiềm “Hoàtập Báchviệt”, nàng cóthể dùng để ngăncản cungtên, bèn nâng thanhkiếm chém vụt con yêuquái. Con yêutinh rất lanhlợi, vừa thoáng thấy thầnsắc của côngchúa và vừa cảmthấy một luồng khí lạnh vụt tới, liền rụtđầu lại, nhàolăn xuốngđất biếnthành con quạđen bayvù đến ngọnđồi đằngkia. Nó đứng trên ngọnđồi kia lớntiếng nói:

– Nếu nàng không nghelời, ta bắn nỏthần đây!

Côngchúa huơ thanhbảokiếm, phithân nhảylên ngựa, phóng vềphía gã yêutinh. Con yêuquái trôngthấy, liền giương nỏ bắn tên, nàongờ khi mũitên khi bay gầnđến người côngchúa liền bị nàng dùng kiếm gạtphăng đi rơi xuống đất. Ba lần nhưvậy thì nàng côngchúa đã tiếntới trước gã yêutinh. Con yêuquái mình đốiđịch khônglại bèn phóngchạy xuống biển.

Khi nó chạy tới bên bờbiển, quayđầu lại nhìn nàng côngchúa đang đuổitheo, nói:

– Haythay côngchúa, cảmơn nàng đã tiển ta đến tận bờbiển, ta vẫn cứ nói với nàng là: nếu nàng không chịu làm vợ ta, thì ta sẽ làm dâng nước biển ngậplụt nước của nàng, tớikhiấy, nàng mới biết được sự lợihại của ta!

Con yêutinh nói xong liền phóngngười xuống biển. Nàng côngchúa esợ không đuổitheosát kịp, lậptức phóngvụt thanhkiếm về phía nó. Chỉ nghe phập một tiếng, đầu con yêuquái liền bị thanhkiếm chémđứt. Nàng côngchúa sợ con yêuquái lại hoànhình quấyphá, nên đã làm thì cho đếnnơiđếnchốn, nàng bèn phânthây con yêutinh thành đốngthịt vụn, mang vunvãi khắp đồinúi không để cho nó còn cơmay hiện nguyênhình.

Côngchúa giếtchết con yêuquái xong, cầm thanhkiếm lặngnhìn rồi bậtkhóc nứcnở. Nàng cứ khóc mãi khôngngừng, những hạtlệ biếnthành xâuchuỗi trânchân rơixuống biểncả được những contrai nhặt và ngậm vào hàm. Máuhuyết của chàng hoàngtử đỗrơi trên mãnhđất Lạcviệt, bỡilẽ nó còn tinhkhiết chonên hoáthành dòngsuối thanhtuyền. Chođếngnàynay, khi ngưdân bắtđược contrai cạyra là tìmthấy châungọc gọilà ngọctrai, và họ nhấtđịnh phải mang những viênngọc này đến dòngsuối thanhtuyền rữasạch. Ngườita truyềntụng rằng ngọctrai nếu được rữasạch với dòngsuối nầy thì viênngọc sẽ sánglónglánh không một thứ nước nào cóthể sánhbằng.

dchph dịch

Địaphận lưutruyền truyềnthuyết nầy: vùng Kimlong, Huyện Longchâu, Tỉnh Quảngtây, Trunghoa

Người kểtruyện: Nôngdân bôlão

Người ghichép và hiệuđính lại: Lam Hồng-Ấn

Trống đồng Cổ Loa – Minh văn và một cách hiểu mới

(Tamnhin.net) - Năm 1982, trong khi làm vườn, một nông dân đã phát hiện trên cánh đồng Mả Tre (Cổ Loa) một chiếc trống đồng Đông Sơn trong tư thế nằm ngửa. Bên trong chật ních các đồ đồng khác với số lượng chủ yếu là lưỡi một loại vũ khí chém bổ có hình như những lưỡi cày hình cánh sen.

Đây là một trống đồng thuộc loại quý hiếm của văn hóa Đông Sơn, bởi vì nó có kích thước lớn và hoa văn trang trí trên mặt, trên thân cầu kỳ cùng kiểu như trống đồng Ngọc Lũ.

Điều mà tôi muốn được giới thiệu trong bài này là những dòng minh văn (chữ khắc) hiếm hoi tìm thấy ở mặt trong vành chân đế của chiếc trống này.

Ngay sau khi phát hiện, năm 1982, một hội thảo khoa học lớn đã được Sở Văn hóa Hà Nội tổ chức nhằm đánh giá và tôn vinh hiện vật này cũng như giá trị của tòa thành Cổ Loa lịch sử. Tại Hội thảo đó, dòng minh văn đã được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, phải đến hơn 10 năm sau mới có những cố gắng lý giải đầu tiên về minh văn đó. Thoạt đầu là cố gắng của học giả Nguyễn Duy Hinh phối hợp với một nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (Nguyễn Duy Hinh, 1995).

Sau đó là công bố của Trịnh Sinh (2006) cũng như của chính tác giả bài viết này (2007). Tựu chung lại đều khá thống nhất ở nhận định rằng minh văn ghi chép về trọng lượng và sức chứa của trống. Đáng chú ý nhất là nhận định của một số nhà khoa học (Diệp Đình Hoa, Trịnh Sinh và Nguyễn Việt) về hai chữ ở chính giữa dòng minh văn, được cho là chữ “Tây Vu” – tên bộ tộc lớn nhất sau trở thành tên một huyện lớn dưới thời Tây Hán. Tây Vu là cách ghi biến âm của Tây Âu, nhóm tộc người mà tương truyền Thục Phán làm thủ lĩnh đã liên kết với Lạc Việt - Văn Lang của các vua Hùng thành nhà nước Âu Lạc ở cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên. Việc phát hiện trống “Tây Vu” trong thành Cổ Loa của An Dương Vương Thục Phán chứa đầy vũ khí và đồ đồng Đông Sơn của những người Tây Âu – Lạc Việt cũng là rất logic.

Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một cách đọc khác về dòng minh văn đó, kết quả nghiên cứu công phu của một chuyên gia minh văn người Nhật tên là Ba Hyu (Mã Hỗ). Ông đã cùng PGS Trịnh Sinh trực tiếp tẩy rửa và in dập lại dòng minh văn từ bản gốc chiếc trống Cổ Loa. Trong một công bố bằng tiếng Nhật gần đây nhất trên tạp chí “Cổ đại văn hóa” (tháng 6-2011), ông đã đọc dòng minh văn này như sau :

“ VIỆT TẬP (tứ thập) BÁT CỔ, TRỌNG LƯỠNG CÁ BÁCH BÁT THẬP NHẤT CÂN”

Dịch nghĩa : Chiếc trống đồng thứ 48 của Việt tộc, nặng hai trăm tám mươi mốt cân.

Việc so sánh 281 cân ( một cân thời Tần Hán nặng 256,25gr) với trọng lượng thực 72kg của trống Cổ Loa là khá hợp lý. Và như vậy không có chữ “Tây Vu” mà thay vào đó là chữ “Lưỡng Cá” có tự dạng khá gần nhau. Tác giả đã có ít nhiều cơ sở minh văn đương thời để ghi nhận cách đọc 281 cân là “lưỡng cá bách bát thập nhất cân”. Tuy nhiên, điều bất ngờ là Ba Hyu đã đọc chữ đầu tiên là chữ Việt và chữ thứ tư là chữ “Cổ” – tức trống đồng.

Quả thực trong cách đọc trước đây của Trịnh Sinh cũng như của chính tác giả bài viết này cũng còn chưa hợp lý ở đơn vị đo lường. Việc giải được cấu trúc “Lưỡng cá bách bát thập nhất cân” bằng 281 cân tương đương 72kg chứ không phải là “Lưỡng thiên bách bát thập nhất cân” (2181 cân) theo tôi có thể chấp nhận được. Tuy vậy, chữ đầu tiên đọc là chữ Việt thì chưa hẳn đã thuyết phục. Theo một số minh văn trên đồ đồng ở Quảng Tây có ghi rất rõ chữ Tây Vu với chữ “Vu” có nét sổ thường lượn cong sang bên trái, thì nửa dưới của chữ “Việt” nói trên phải đọc là “Vu” và phần còn lại hơi giống chữ “Điền” có thể là chữ “Tây” biến dạng. Do đó, theo tôi có thể tách chữ đầu tiên thành hai chữ, không phải “Việt” mà là “Tây Vu”.

Nếu tạm chấp nhận cách đọc mới của Ba Hyu với sự chỉnh sửa của tôi ở chữ đầu tiên thì dòng minh văn trong chân trống Cổ Loa có thể đọc mới là :

TÂY VU TẬP (tứ thập) BÁT CỔ, TRỌNG LƯỠNG CÁ BÁCH BÁT THẬP NHẤT CÂN

Dịch nghĩa : Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân.

Thư mục :

Nguyễn Duy Hinh, 1995. Dòng chữ Hán khắc trong lòng trống Cổ Loa, trong Những phát hiện mới Khảo cổ học 1995. NXB KHXH, Hà Nội, tr. 157-158.

Trịnh Sinh, 2006, Thử giải mã minh văn trên trống Cổ Loa (Hà Nội), trong Khảo cổ học, số 2-2006.

Nguyễn Việt, 2007, Minh văn chữ Hán trên đồ đồng Đông Sơn, trong Khảo cổ học, số 5-2007.

Ba Hjo, 2011, Giải nghĩa minh văn trên trống đồng Heger loại I đào được tại Cổ Loa, trong Văn hóa Cổ đại, kỳ 1 quyển 63, Kyoto, tháng 6-2011, tr. 120-124.

Minh họa :

Posted ImageTrống Cổ Loa, khai quật tại gò Mả Tre năm 1982

Posted Image

Minh văn bên trong vành chân đế trống Cổ Loa

Posted Image

Phóng đại chữ “Tây Vu” minh văn trên trống đồng Cổ Loa

Posted Image

Chữ “Tây Vu” khắc trên ấm đồng niên đại TK I trước Công nguyên

Posted Image

Ấm đồng niên đại TK I trước Công nguyên có khắc chữ “Tây Vu”

Posted Image

Một phần bản rập minh văn trên một chiếc bình đồng Giao Chỉ khai quật ở Quảng Đông (Trung Quốc) với nội dung : “Tây Vu Lý Văn Sơn trước chú” - Người Tây Vu là Lý Văn Sơn chỉ đạo việc đúc. Chữ Tây Vu viết liền khá giống tình trạng minh văn Cổ Loa

TS Nguyễn Việt

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites