Posted 7 Tháng 9, 2011 Ước vọng hồi sinh Phật viện Ðồng Dương Nguyễn Hương đăng ngày 03/09/2011 Từng được Các nhà khoa học đánh giá là di tích cực quý còn sót lại của Vương quốc Chămpa xưa, được Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) xếp hạng cấp quốc gia từ năm 2000 nhưng nay di tích Phật viện Đồng Dương (thôn Đồng Dương, Bình Định Bắc, Thăng Bình, Quảng Nam) chỉ còn là một bãi hoang tàn đổ nát. Trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn của di tích lịch sử có từ thế kỷ thứ IX này, một hội thảo cấp quốc gia vừa được tổ chức với mong muốn sẽ phục dựng lại di tích. Phật viện xưa... Theo nội dung tấm bia đá tìm thấy ở Đồng Dương, năm 875, vua Indravarman II của vương triều Indrapura đã cho xây dựng tại khu vực này một tu viện Phật giáo đồ sộ và tráng lệ lấy tên là Laksmindra - Lokesvara để làm nơi “trú ngụ” của Phật (Buddhapara). Tính quy mô và sự bề thế của tu viện được thể hiện rõ qua nội dung ghi trên bia cũng như trên các tác phẩm điêu khắc mà các nhà khảo cổ học người Pháp khai quật được vào các năm 1901 - 1902. Theo đó, sức ảnh hưởng của Phật viện Đồng Dương đã được đánh giá suốt hơn 5 thế kỷ tồn tại (875 - 1471), đương thời được xem như một trung tâm nghiên cứu, truyền bá Phật học có tầm cỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với giá trị văn hóa - lịch sử to lớn đó, ngày 21/9/2000, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) đã ban hành Quyết định số 16/2000/QĐ-VH xếp hạng Phật viện Đồng Dương là Di tích quốc gia. Tuy nhiên, trước sự tàn phá của thiên nhiên và sau nhiều năm chiến tranh, khu di tích này đang trong tình trạng rất thê thảm. Cả một Phật viện uy nghi trong lịch sử hiện chỉ còn lại vài dấu tích trong đó có một mảng tường tháp cổng mà nhân dân địa phương gọi là “tháp Sáng” cùng với nền móng một số công trình và đồ trang trí kiến trúc. Thế nhưng, ngay cả những dấu tích ít ỏi còn lại cũng không được chăm nom, bảo vệ đúng mức. Toàn bộ khu di tích chưa được khoanh vùng bảo vệ. Bản thân tháp Sáng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ nhiều năm nay, người dân trong xã đã tự ý trồng keo lá tràm vào tận chân tháp. Một số người cho rằng dưới chân tháp có vàng nên kéo đến đào bới khiến tháp nghiêng sang một bên. Những thanh gỗ chống đỡ tháp đã mục nát từ lâu, lại bị thêm những cành keo lá tràm áp vào nên có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Những tượng linh vật bằng đá bị vứt chỏng chơ bên đường, bị cây bụi bao phủ kín, đó là chưa kể một số linh vật đã bị người ta lấy trộm. Ngoài ra, một số phiến đá với những hoa văn cổ cũng bị khuân đi cách xa vị trí ban đầu hàng chục mét, nằm lăn lóc dưới rừng keo. Ông Trà Tấn Hợi (50 tuổi, thôn Đồng Dương), ở gần khu di tích cho hay: “Lâu lắm rồi không thấy cơ quan chức năng nào quan tâm tới di tích này. Nếu cứ để như thế này e rằng vài năm nữa con cháu chúng tôi sẽ không được nhìn thấy di tích trên quê hương mình”. Còn ông Trương Văn Việt - nguyên Chủ tịch UBND xã Bình Định Bắc nói: “Xã đã cố gắng gìn giữ những gì có thể bằng cách… chèo chống mấy cái cột, mà cũng cách đây 7 - 8 năm rồi, giờ đã bị mối mọt cả. Không biết khi nào thì đổ. Mấy cái cột đổ là tháp Sáng đổ, Phật viện Đồng Dương chắc chỉ còn trong dĩ vãng”. Những thanh đà chống đỡ tạm bợ đang bị mục nát cùng thời gian. Ước vọng trở thành Di sản văn hóa thế giới Trước thực trạng cấp bách đó, ngày 17/8 vừa qua, một cuộc hội thảo với chủ đề “Giải pháp bảo tồn di tích Chăm Phật viện Đồng Dương” đã được tổ chức với sự tham dự của các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu và khảo cổ học hàng đầu trên toàn quốc. Tại hội thảo, các chuyên gia đều đánh giá cao công trình Phật viện Đồng Dương cả về giá trị văn hóa lẫn giá trị lịch sử, khảo cổ. Theo nghiên cứu của giáo sư Trương Quốc Bình - ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phật viện này là khu di tích tiêu biểu bậc nhất của kiến trúc Phật giáo Chămpa trong khu vực Đông Nam Á. Nếu được tiến hành khảo cổ, trùng tu, bảo tồn bài bản, khoa học, đảm bảo tốt tính trung thực, nguyên vẹn thì di tích này sẽ có đủ điều kiện để được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới thứ 3 tại Quảng Nam trong thời gian tới. Tận mắt chứng kiến và khảo sát Phật viện Đồng Dương, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính phải thốt lên: “Cứu vãn trùng tu Mỹ Sơn đã tưởng là khó khăn hơn cả, thách đố ghê gớm các nhà bảo tồn Việt Nam và quốc tế. Thế nhưng với Đồng Dương, công việc xem ra còn khó khăn gấp bội phần”. Theo ông Hoàng Đạo Kính, nhiệm vụ cấp bách lúc này là cứu vãn cho được, giữ gìn cho được mọi vết tích, mọi thành phần và từng mảnh vụn của Đồng Dương, không để mất mát thêm và quan trọng là không để sai lệch thêm. Đồng Dương phải được nhìn nhận là một phức hợp di tích, bao gồm các yếu tố vật chất của lịch sử, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc đô thị, tín ngưỡng - dân dụng, điêu khắc... Sẽ dần trả lại cho Phật viện Đồng Dương sự lộng lẫy như thời vàng son của nó - Đó là một tham vọng đầy khó khăn nhưng hy vọng với quyết tâm của mình, các cấp lãnh đạo, quản lý của Trung ương và địa phương cùng các chuyên gia kiến trúc, khảo cổ sẽ chung tay phục dựng thành công di tích lịch sử vĩ đại và quý giá này! Nguyễn Hương (suckhoedoisong)Chuyện kể về “Phật sống” Lưu Công Danh “Phật sống” Lưu Công Danh (thứ 3 từ trái qua). Ảnh chụp tháng 8-2002 Ông có cuộc đời thật ly kỳ và hấp dẫn. Trên hết, ông là một bậc lão thành cách mạng, một con người yêu nước và độ lượng. Trùm lên cuộc đời hoạt động sôi nổi của ông là huyền thoại về “Phật sống”... Thành kính:Tôi không có ý định sùng bái ông như “Vua Phật”, tôi chỉ nhớ lại những tháng năm mà chúng tôi từng sống, từng biết, từng cảm nhận về một con người Nam Bộ đã sẻ chia tình nghĩa cho miền Bắc, cho con người đất Bắc trong 20 năm tập kết, và dưới bom đạn chiến tranh. Tôi mãi mong lúc nào ông cũng vẫn là bác Ba của tôi. Xin thành kính dâng một nén hương viếng hương hồn ông đang phiêu diêu sau 49 ngày, thanh thản nhập về cõi Niết Bàn. Như là tiền định, tháng 8-2002, lúc đi công tác ở Sóc Trăng, tôi tranh thủ đi Rạch Giá thăm bác tôi - “Phật sống” Lưu Công Danh, vì đã 11 năm qua tôi chưa gặp lại. Có linh cảm đây là lần gặp cuối cùng. Khi gặp gỡ, ai cũng có cảm giác được diện kiến một con người huyền thoại, đầy sức thôi miên, ngưỡng mộ. Ông lúc đó đã hầu như không nói được nữa, đôi mắt sâu thẳm, lấp lánh tia nhìn khiến ai cũng bị thu hút và rúng động. Bác tôi Lưu Công Danh Cho phép tôi được gọi ông bằng bác, như ngày xưa tôi vẫn gọi, tuy không có quan hệ họ hàng ruột thịt. Chuyện cũng khá dài. Ngày ấy (khoảng 35 năm về trước, lúc tôi còn là một cậu bé Hà Nội 12 tuổi), khi mới được gặp ông, tôi như bị hút hồn vào những câu chuyện về miền Nam, về Nam Bộ đúng như những gì trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, mà ngày ấy chúng tôi mê mẩn, đặc biệt là những câu chuyện đi “thỉnh kinh” ở Tây Trúc, nửa hư nửa thực. Ông hay qua nhà tôi chơi từ năm 1968 lúc mới nghỉ hưu. Như một sự tình cờ, ông cảm thấy ở nhà tôi như ở gia đình, mặc dù lúc nào ông cũng khắc khoải nhớ Nam Bộ khôn nguôi. Ông nhận bố mẹ tôi làm em kết nghĩa, và chúng tôi là cháu. Cả nhà tôi đều yêu quý ông, gọi là bác Ba. Chúng tôi đi sơ tán ở Xuân La, Từ Liêm - Hà Nội vì máy bay Mỹ ném bom dữ quá (1966-1972), sau đó ông cũng về ở cùng chúng tôi từ 1973-1975. Ngày ấy ông giúp chúng tôi tu sửa ngôi nhà gạch mộc, tranh tre nứa lá, nơi 6 anh, chị, em chúng tôi ở, giữa khu vườn rộng trồng toàn chuối. Chỉ trong 4 - 5 ngày, ông một mình với cái xẻng to, lưỡi sắc, cán dài, đã đào xong cái ao trong vườn. Chúng tôi nuôi cá rô phi và thả rau muống, nuôi vịt. Lúc ấy ông đã ở tuổi “cổ lai hy”, song cực khỏe, thân hình như một lực sĩ. Ông thường chở tôi trên chiếc xe đạp có khung bằng “đuya-ra” từ thời Pháp sang bãi bồi sông Hồng bắt cóc về làm thịt ăn. Thật là kỳ lạ, ngày ấy mấy ai biết thịt cóc ngon và bổ dưỡng đến như thế nào. Chúng tôi đều bị suy dinh dưỡng cũng như bao trẻ em trong thôn vậy. Thế mà nhờ món cháo thịt cóc bằm nấu đậu xanh hoặc nấu mì cán (bột mì ăn độn hàng tháng chúng tôi tự cán thành sợi), và nhất là món bánh xèo đặc phong vị Nam Bộ với lá bằng lăng non, chúng tôi đã có da có thịt hẳn lên. Tôi xác nhận gan cóc (bỏ mật đi) và mỡ cóc ăn rất ngon. Bây giờ tôi vẫn làm thịt cóc nhanh như ảo thuật. Trẻ con trong làng cũng vậy, có mấy đứa bị hen suyễn ông chữa bằng nhựa chuối thật mát tay. Khỏi hẳn, hoa trái trong vườn bà con đem đến biếu tạ ơn ông quá nhiều, lũ trẻ chúng tôi chén thoải mái. Có nhiều bí quyết trong phép dinh dưỡng và dược dưỡng, chữa bệnh của ông cho đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi, vì không có duyên phận học ông, mặc dù ông thường nói khi về Nam ông sẽ xin cha mẹ tôi cho tôi được về theo để ông truyền nghề (nghề thuốc và nghề võ nữa, bởi ông rất giỏi võ). Qua ông, tôi mới học được thói quen tắm nước lạnh buổi sáng và ăn rau diếp cá như ông. Đôi khi ông cũng kể chuyện đã được gặp và tháp tùng Bác Hồ, chuyện ông thời kháng chiến chống Pháp, thời tiễu phỉ ở Hà Giang... Cứu chữa bệnh cho hàng ngàn người Tôi có may mắn là ở với ông, cho nên cũng được gặp nhiều người con Nam Bộ nổi tiếng. Tôi nhớ đã được gặp bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng và tiến sĩ nông học Lương Định Của (năm 1974, ngay sau khi tôi đỗ thủ khoa Khoa Sinh học Đại học (ĐH) Tổng hợp Hà Nội). Lúc ấy tôi còn nhớ, khi đang cuốc đất, bác Của hỏi tôi đỗ khoa sinh thì chắc là thích trồng cây lắm phải không, bác cho tôi chừng 20 hạt dưa mới lai tạo được để gieo trồng thử. Hình như chỉ mấy tháng sau tôi nghe tin bác Của mất. Khi vào ĐH tôi mới hiểu ít nhiều về người anh hùng - nhà khoa học nổi tiếng ấy. Các vị ấy đến với bác Ba như tìm một chút chất Nam Bộ qua ly rượu trắng khá hiếm hoi ngày ấy, món canh chua, cá ướp muối sả chiên, ba ba câu ở sông Hồng... những kỷ niệm một thời trai tráng ngang tàng, cách mạng và nhất là những bài thuốc trị liệu độc đáo. Tôi biết rằng ông đã cứu chữa cho hàng ngàn người, chủ yếu là dân lao động nghèo. Kể cả những bệnh rất khó. Tôi còn nhớ khoảng 1974-1975, có cặp vợ chồng từ miền núi xa xôi đưa đứa con gái nhỏ 8 tuổi về Hà Nội chữa lao xương, mãi không thuyên giảm, nghe có người mách, liền tìm đến ông. Sau chừng 20 - 30 thang thuốc nam, thật đáng ngạc nhiên đoạn xương hư từ từ tụt ra khỏi lỗ mụn rò, kiểm tra X-quang thấy xương mới đã phát triển hoàn toàn bình thường (ngày ấy ông còn giữ đoạn xương hư trong bao ni-lông). Một năm bệnh nhân khỏi hẳn, trong thời gian đó ông nuôi cả gia đình anh chị ấy, cũng không lấy tiền thuốc. Một bậc lão thành cách mạng và độ lượng Sau giải phóng miền Nam, bác Ba về quê ngay. Khi tốt nghiệp ĐH, tôi nhận quyết định về công tác tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, những mong có nhiều dịp gặp bác Ba, và cũng vì mê say đất phương Nam từ ngày còn niên thiếu. Tôi vào đến Sài Gòn đầu tháng 4-1979, khoảng mươi hôm sau nhờ anh bạn chở ra Bến xe Miền Tây mua vé đi Rạch Giá, và tôi ở nhà bác Ba khoảng tuần lễ, rồi mới về Đà Lạt công tác. Dịp ấy bác Ba cho tôi ăn đủ món ngon đặc sản Nam Bộ, dẫn tôi đi chào giới thiệu khắp bà con, nhiều người nghĩ rằng tôi là con ông có thêm ở ngoài Bắc, tôi cười cười, còn ông thì nói: “Thằng con Hà Nội của tui đó, tui cho nó học xong ĐH rồi mới về Nam...”. Buổi tối dẫn tôi đi trong thị xã Rạch Giá mà ông còn cẩn thận lận cả súng lục trong người! Từ những năm 80 đến 90 lại bị ngăn sông cấm chợ hết sức khó khăn, tôi được đi nước ngoài học tập, không có dịp thăm bác Ba. Cho đến năm 1991 tôi mới tranh thủ về Rạch Giá, thăm hỏi và biếu ông mấy món quà của bố mẹ tôi gửi vào. Khi ấy bác Ba vẫn rất tráng kiện, đi bộ và đi xe đạp đều khỏe, nói chuyện rất minh mẫn, đưa cho tôi mấy thang thuốc gửi chữa bệnh cho bố mẹ tôi. Rồi cuốn theo công việc và gia đình, từ năm 1991 không có dịp nào đi Rạch Giá cho đến năm ngoái. Thỉnh thoảng tôi đọc được mấy bài trên báo nói về ông như một bậc lão thành cách mạng, độ lượng, chữa bệnh bằng những phương thuốc dân gian, và trùm lên là huyền thoại về một bậc “Phật sống” ở Việt Nam. Ra đi ở tuổi 103 Dịp thăm ông vào tháng 8-2002 đượm buồn. Ông chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt lấp lóa, rất lâu sau ông mới hỏi (giọng đã quá yếu, rất khó nghe): “Thằng Dũng đi bộ đội về rồi phải không? Con Hà làm ăn có khá không?”. Tôi sững sờ vì nghe ông đột nhiên hỏi về em trai và em gái tôi (nhất là ông nhớ em trai tôi đi bộ đội từ năm 1974). Tôi không thể tin ông còn nhớ được như thế khi mà đã 102 tuổi rồi, khi mà đã gần 30 năm ông không có dịp gặp các em tôi. Điều đó có nghĩa là ông vẫn cảm nhận và ý thức được rất chu toàn. Thực vậy, ông còn hỏi tôi: “Đã vào Đảng chưa?”. Tôi và mấy anh em cùng đi thật sửng sốt. Tôi thưa lại đầy đủ mà vẫn còn kinh ngạc vì sự minh mẫn của ông. Có mấy anh chị cùng cơ quan tôi nghe và đọc báo, rất muốn được có dịp thăm ông, cầu phúc Phật, đã cùng chúng tôi lên kế hoạch đi Rạch Giá vào tháng 6 này. Nào ngờ, ngày 31-5 vừa qua, ông đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, thọ 103 tuổi. Ai cũng sững sờ... Tiến sĩ Lê Xuân Thám (Trung tâm Hạt nhân TPHCM) Sơ suất của Phật giáo Việt Nam đối với một người nổi tiếng thế giới?. * Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 10, 2011 Minh đô. Xin trích lại vài dòng trước đây đã viết : Kinh Thư , thiên Nghiêu điển chép : ....Bèn sai ông Hy Hoà Kính theo trời cao , làm lịch làm tượng về mặt trời ,mặt trăng và các vì sao , cẩn thận truyền cho dân về mùa . Vua sai ông Hy Trọng đến đóng ở Ngung di, gọi là Dương cốc ,cẩn thận xem từ lúc mặt trời mọc , định các việc làm về mùa xuân .Xem nhật trung tinh Điểu để định tháng trọng xuân..... ....lại sai ông Hy Thúc đến đóng ở Nam Giao ( theo ông Tăng tinh Lạp phải thêm vào 3 chữ :viết Minh đô ), định các việc làm mùa hạ , kính cẩn ghi ngày Hạ chí , ngày dài , sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu , lấy đó để chính thức định trọng hạ . ....sai ông Hoà Trọng đến đóng ở miền tây gọi là Muội cốc , cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn định các việc làm mùa thu ,. xem tiêu trung tinh Hư để định tháng trọng thu . ....Lại sai ông Hoà Thúc đến đóng ở Sóc phương , gọi là U đô , xét các việc thay đổi mùa đông xem nhật đoản tinh Mão để chính thức định tháng trọng đông . Ta thấy kinh Thư đã chỉ ra mốc giới ở 4 phương thời khởi thủy của Trung hoa là : - Miền Ngung di – Dương cốc-mùa xuân , xem lúc mặt trời mọc tức buổi sáng ở phương Đông . - Miền Nam giao –Minh đô – mùa Hạ . - Miền tây là Muội cốc phía mặt trời lặn – mùa Thu . - Miền Sóc phương –U đô – mùa Đông . Dựa vào ý nghĩa mang trong tên gọi thì Minh đô và U đô phải đảo ngược mới chuẩn xác , Nam giao nghĩa là phía nam đất Giao chỉ có U đô và Minh đô ở Sóc phương tức Xích phương ý chỉ hướng Xích đạo . Về Phía đông của thời Khởi thủy Trung hoa người ta dễ dàng nhận ra là vùng Quảng Đông Trung quốc hiện nay với các dấu tích ngôn ngữ : - Ngung di bảo lưu trong tên gọi thành Phiên Ngung là Quảng châu ngày nay . - Dương cốc còn dấu vết ở Dương thành cũng ở Quảng châu ngày nay , Dương thành này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ . Ở miền Nam giao ông Tăng tinh Lạp thêm vào bản gốc thiếu 3 chữ ....’ viết Minh đô ’ là hoàn toàn chính xác . Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối : Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”. Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”. Minh đô - U đô nghĩa là đầu sáng - đầu tối , ‘đầu’ là cơ quan chỉ huy mọi cơ phận của cơ thể sinh vật , vận dụng vào khoa học Sử – địa ; đầu ↔ đô được dùng với nghĩa là trung tâm , nơi chỉ huy – cai quản cả vùng đất . Minh đô là thủ đô của phần đất ở hướng xích đạo –màu đỏ , U đô là thủ đô phần đất ở hướng nam xưa màu đen (nay bị ...lộn ngược thành hướng bắc ). Dương cốc là đất gốc cũng đồng nghĩa với Trung tâm đất nước ở phương đông , tương tự Muội cốc là Trung tâm ở phía tây . Dương cốc nghĩa là Trung tâm miền Ngung di đã được xác định là Dương thành Quảng châu ngày nay còn Minh đô chiếu theo câu đối ở đền Hùng thì phải nằm trên đất Phú thọ ngày nay. Minh nghĩa là sáng một từ vô cùng cao trọng đối với người Việt nam vì đế Minh theo truyền thuyết là quốc tổ ; là người khai sinh tổ quốc của muôn đời dòng giống Việt , đế Minh có liên quan gì với Minh đô ?, sự liên quan giữa Dương cốc đất Ngung di và Dương thành qúa rõ còn xét ý nghĩa của tên gọi thì về mặt từ ngữ không thấy được sự liên quan giữa Minh đô và đất Phú thọ nơi có đền Hùng . Trong tác phẩm [/color]Việt Nam khai quốc (The birth of Vietnam),] sử gia [/color]Keith Taylor viết Mê linh chính là Đất mà vua Hùng đã khai sinh nước Việt cổ : “Theo Việt Sử Lược, lịch sử Việt Nam bắt đầu khi có một "dị nhân" ở Mê Linh dùng pháp thuật để liên kết tất cả những bộ lạc dưới quyền mình, rồi dị nhân xưng hiệu là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang” , thông tin này hoàn toàn phù hợp với chứng tích khảo cổ học cho thấy rằng vào khoảng thế kỷ 7 trước Công Nguyên (TCN), những nền văn hoá khác nhau ở Bắc Việt được thống nhất lại dưới ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn bắt nguồn từ vùng Mê Linh. Nghiên cứu Việt Điện U Linh Tập, Keith Taylor còn cho là : Thủy Tinh không phải là một kẻ xâm lăng ngoại lai, mà lại chính là bạn thân của Sơn Tinh và cả hai bên đều cùng sống ẩn tích tại Mê Linh , Sử thuyết họ Hùng đã trưng nhiều bằng cớ chứng minh Sơn tinh chính là vua Vũ tổ nhà Hạ . Sử Việt nam cũng chép Mê linh là thủ đô nước Việt cổ của Trưng vương thời 3 năm độc lập ngắn ngủi . Xét như thế đất Mê linh đã là kinh đô của con cháu nhà Hùng từ thuở khai quốc liên tục tới thời nước Văn lang và kéo dài mãi cho tới khi nô lệ Hãn quốc . Thật may mắn khi qua phép phiên thiết Hán văn đã có được thông tin lịch sử vô cùng quan trọng : Mê linh thiết Minh Đây là bằng chứng rõ ràng để xác định : đất Mê linh ở Phú thọ ngày nay chính là Minh đô đã viết trong kinh Thư .Với bằng chứng này thì không còn là sự liên tưởng mơ hồ ; Minh đô – Mê linh đô trung tâm đất nước từ thời vua Hùng đã thành hiện thực lịch sử không thể nào bác bỏ . Xét như thế thì Vùng bắc và bắc trung Việt ngày nay chính là phần đất Sóc phương của lãnh thổ nhà Hạ vương triều đầu tiên của Trung Hoả và cổ sử Trung hoả thực ra là cổ sử của dân Việt . Thực tự hào biết bao ôi đất nước văn hiến ngàn năm . II / Thanh lang thành . Là người Việt có ai không biết về thành Thăng long kinh đô bao đời nay ? Nhưng ...rất có thể tên thực sự của kinh đô ngàn năm nước ta là ‘Thanh lang thành’ nghĩa là thành vua phía đông chứ không phải Thăng long thành theo như huyền tích rồng lên thời vua Lý thái tổ dời đô . Tất cả những chữ ‘long’ trong sách sử dùng chỉ vua thực ra là từ LANG của Việt ngữ biến âm , lang xa là xe của vua , lang ngai là ghế của vua , lang bào là áo của vua , lang thành là thành của vua .v.v. nghe ra sát nghĩa hơn là xe rồng , áo rồng , thành rồng ... Tiếp nối dòng liên tưởng của Sử thuyết Hùng Việt ...Nhà Châu có 2 kinh đô ở phía tây và phía đông , ‘Thanh lang thành’ nghĩa đúng thực là thành vua phía đông nhà Châu , Thanh là màu xanh chỉ phương đông theo Dịch học , Lang đồng âm với long đồng nghĩa với vương - thủ lãnh , cụm từ ‘Thanh lang thành’ hoàn toàn khớp về nghĩa với tên gọi Đông đô hay đông kinh của Hà nội xưa , vì thành do Chu công chúa nước Lỗ chủ trì việc xây dựng nên còn gọi là thành ‘cao Lỗ’ biến âm ra ‘Cổ loa’ (từ cao ở đây nghĩa là chúa - là vương) . Cùng 1 nghĩa ‘Thành vua phía đông’ Thăng long thành còn có tên khác : -Côn lôn hay Côn luân ...như trong 1 bài viết trước đã viết tên gọi thực đúng của thành là ‘cun Lung’ nghĩa là vua phương đông không phải Côn lôn hay Côn luân như sách Tàu viết . -Tư long thành chỉ là tên viết sai của Từ lang thành , ‘Từ’ hay từ ái nghĩa là thương yêu tượng cuả quẻ Khảm chỉ phương đông , chữ Từ này cũng y như chữ từ trong Từ quốc thời Ân Thương và rợ Hoài Di – Từ nhung thời nhà Châu . Sách sử – địa Việt hiện nay cho sở dĩ Hà nội có tên Đông đô là để phân biệt với Tây đô của nhà Hồ ở Thanh hóa nhưng khi nhìn lên bản đồ ...thì thấy không thể như thế được , Hà nội và Tây kinh nhà Hồ nằm đúng trên trục Bắc – nam nên không thể chia đông với tây được , phải chăng ...có phần hợp lý hơn khi xem Đông đô là phần đối của Hạo kinh hay Cun Ninh tức Tây đô của nhà Chu ở Vân nam , nếu đúng như thế thì tên Đông đô của Hà nội xưa đã có từ 1000 năm trước công nguyên , như vậy năm 2010 thay vì kỷ niệm 1000 năm Thăng long – Hà nội phải đổi thành đại lễ kỷ niệm 3000 năm THANH LANG THÀNH - Đông đô - Hà nội mới đúng . Cùng với Minh đô – Mê linh đô thì chuỗi nối kết Nhà Đông Châu – Đông đô –Thanh lang thành - nền văn minh Đông sơn phải chăng là đã đủ để khai mở 1 dòng lịch sử khác cho người Việt nam ?. * Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 10, 2011 [ Cột đồng Mã Viện Cột đồng Mã Viện, theo một số sử cũ, là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gẫy, Giao Chỉ không còn) do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng (trong số đó có trống đồng) thu được của người Việt, và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43. Việc làm này đã được nhiều sử gia Việt Nam và Trung Quốc quan tâm. Tuy nhiên, "cột đồng Mã Viện" có thật hay chỉ là lời truyền, và nếu có thì nó được dựng ở nơi đâu, vẫn là vấn đề chưa có kết luận thỏa đáng. * Theo sách Thủy Kinh chú sớ của Lịch Đạo Nguyên, thì: Mã Văn Uyên (Mã Viện, tên tự là Văn Uyên) đã cho dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc ngày nay. Mốc đồng ấy tức là cột đồng. [Dẫn lại theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Tiền biên, Quyển 2, tờ 82 và 83]. Tương tự, sách Đại việt sử lược, là quyển sử thuộc hàng xưa nhất ở Việt Nam, cũng chép rằng: (Kiến Vũ) năm thứ 19 (tức năm 43), Trưng Trắc càng nguy khổn bèn trốn chạy, bị Mã Viện giết...(Sau đó) Mã Viện dựng trụ đồng làm ranh giới cuối cùng (của nhà Đông Hán) [bản dịch, tr. 40]. Gần đây trong Việt Nam sử lược [tr. 49], sử gia Trần Trọng Kim cũng nhắc lại chuyện cột đồng, nhưng giống như Đại việt sử lược, tác giả không cho biết vị trí dựng cột, trích: Mã Viện đánh được Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ,...Đem phủ trị về đóng ở Mê Linh, và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới. Theo đó, "cột đồng Mã Viện" là có thật. Tuy nhiên, chỗ dựng thì cả ba sách đều biên chép khá mơ hồ. Tra trong các sách sử khác thì thấy có hai luồng ý kiến như sau: Dựng ở Khâm Châu Sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống (Trung Quốc) và An Nam chí lược của Lê Tắc đời Trần (Việt Nam), đều chép Cột đồng Mã Viện được dựng ở vùng hang động Cổ Sâm (có sách ghi là Cổ Lâu) thuộc Khâm Châu (trước thuộc Quảng Đông, nay thuộc Quảng Tây), Trung Quốc. Đến cuối thế kỷ 17, sử thần Ngô Sĩ Liên trong bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư của mình, cũng ghi là cột đồng tương truyền dựng ở trên động Cổ Lâu, thuộc châu Khâm [Ngoại kỷ, Quyển III. Bản dịch trang 147]. Sau, một số sách cũng cho biết tương tự: Sách Đại Thanh nhất thống chí đời Thanh chép: Tương truyền (cột đồng) ở về động Cổ Sâm thuộc châu Khâm, Mã Viện có thề rằng: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt", nghĩa là "Cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt", nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Đó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gẫy... Sách Đại Minh nhất thống chí đời Minh chép: Cột đồng dựng ở động Cổ Lâu thuộc Khâm Châu, (nói) cột đồng Mã Viện dựng trên đất Giao Chỉ là chuyện hão huyền . Tuy nhiên, chỉ có từ điển Từ Hải (Trung Quốc) là chỉ khá rõ nơi dựng cột, đó là núi Phân Mao [1] ở động Cổ Sâm. Theo Gia Khánh trùng tu nhất thống chí đời vua Gia Khánh nhà Minh, núi Phân Mao ở về phía tây Khâm Châu. Năm 1540, Mạc Đăng Dung cắt đất hiến cho nhà Minh nên từ đấy núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh. Dựng ở Lâm Ấp Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Tiền biên, Quyển 2, tờ 82 và 83) của Quốc sử quán triều Nguyễn, đã cung cấp một số thông tin như sau: -Theo Tùy sử, tướng Lưu Phương khi đi đánh Lâm Ấp [2], qua cột đồng của Mã Viện, đi về phía nam 8 ngày thì đến quốc đô Lâm Ấp. Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (806 - 820) đời Đường, An Nam đô hộ là Mã Tổng lại lập hai cột đồng ở chỗ Mã Viện dựng cột đồng trước, để tỏ ra mình là dòng dõi con cháu Phục Ba (Mã Viện). -Theo sách Thông điển của Đỗ Hữu, từ nước Lâm Ấp đi về phía nam, đi thủy, đi bộ hơn hai nghìn dặm đến đấy có nước Tây Đồ Di là chỗ Mã Viện dựng hai cột đồng để nêu địa giới đấy. -Theo Tân Đường thư, ở châu Bôn Đà Lãng của Lâm Ấp, phía nam là năm bãi lớn, có núi "cột đồng" (đồng trụ sơn), hình núi như cái lọng dựng nghiêng, về phía tây có nhiều núi đá, phía Đông là biển lớn. Cột đồng đó là do Mã Viện dựng lên. -Theo sách Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống, Mã Viện đi đánh Lâm Ấp, đi từ Nhật Nam hơn 400 dặm đến Lâm Ấp, lại đi hơn 20 dặm nữa có nước Tây Đồ Di. (Mã) Viện đến nước ấy rồi lập hai cái cột đồng ở nơi phân giới giữa Tượng Lâm và Tây Đồ Di. Về đường thủy, đi từ Nam Hải hơn 3000 dặm đến Lâm Ấp, rồi đến cột đồng ở Giao Châu phải 5000 dặm nữa... Ở Việt Nam, chép cột đồng Mã Viện dựng ở Lâm Ấp có Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Nghệ An thi tập của Bùi Huy Bích. Dựng ở núi Thành (Nghệ An) Trong bài "Les colonnes de broze de Ma Vien" đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Hue ngày 10 tháng 11 năm 1943, học giả Đào Duy Anh cho rằng chuyện cột đồng là có thật và có lẽ nó được dựng ở núi Thành (tức núi Lam Thành hay núi Đồng Trụ, tên chữ là Hùng Sơn) ở Nghệ An. Và ông tin tưởng lời phán đoán của mình là đúng vì nó gần ăn khớp với sự ghi chép của sách Ngô lục và Tùy thư. Bị bác bỏ Theo sách Thông điển và Tân Đường thư ở đời Đường, thì cột đồng Mã Viện có thể ở chỗ núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên). Đề cập đến vấn đề này, sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Tiền biên, Quyển 2, tờ 83) thời Nguyễn đã có ý kiến như sau: ...Nay xét dã sử thấy có chép tỉnh Phú Yên có sông Đà Diễn (tục gọi là sông Đà Rằng). Phía Nam sông ấy có bãi lớn. Phía Tây Nam bãi ấy có núi Thạch Bi. Núi này chu vi tới mười dặm, phía Tây tiếp Đại Lĩnh, nhiều rặng trùng điệp, phía đông ra mãi bờ biển. Trên đỉnh núi ấy có một phiến đá trơ trọi cao hình như bị chẻ dọc. Theo lời ghi chép trong các sách Thông điển, Đường thư, ngờ rằng cột đồng có thể ở chỗ ấy. Chỉ có một điều, một phiến đá trơ trọi ở trên đỉnh núi ấy, cao chừng 10 trượng, rộng tới 6,7 trượng. Nhân dân ở quanh núi ấy nói rằng phiến đá ở trên đỉnh núi là một chỏm đá tự nhiên, không phải của ai lập thành cả. Vậy e rằng ta không thể bảo đấy là cột đồng.... Năm 1908, sách Đại Nam dư chí ước biên ra đời (do Cao Xuân Dục làm Tổng tài) cũng bác bỏ thuyết trên, trích: ...Truyện Hoàn Vương trong Đường thư chép: "Lâm Ấp vương chạy tới Đại phố, phía nam Đà Châu, ở đó có núi Đồng Trụ. Mã Viện đời Hán dựng cột đồng ở đó". Nhưng xét truyện Mã Viện thì ông chưa từng tới Phú Yên. (Vậy) đó chỉ là lời thêm thắt [bản dịch, tr. 139]. Xét khía cạnh khác, là mặc dù các sử cũ ở bên trên đều cho rằng việc Mã Viện dựng cột đồng là có thật, nhưng tra trong Hậu Hán thư (chương nói về tiểu sử của Mã Viện) và Hậu Hán ký đều không thấy nói đến. Có lẽ vì vậy, nhà nghiên cứu Henri Maspéro trong phần biên khảo về cuộc viễn chinh của Mã Viện đã không hề nhắc đến những cây cột đồng, mà cũng chẳng có lời phủ nhận về sự hiện hữu của chúng [bài viết trong tập XVIII, số 3 năm 1918 của bộ tập san Bulletin de l'EFEO]. Đến năm 1941, một phụ tá của Trường Viễn Đông Bác Cổ là Nguyễn Văn Tố, sau khi ra công truy tầm, đã bác bỏ hẳn chuyện Mã Viện sai dựng cột đồng vì cho rằng nó chỉ là một giai thoại. Và ông còn đề nghị là "không nên chép chuyện này vào sách sử, vì không có chứng cớ chính xác" [theo bài viết của Nguyễn Văn Tố trên báo Tri tân số 14 phát hành ngày 12 tháng 9 năm 1941]. Năm 1977, sau khi tìm hiểu, GS. TS. Trương Hữu Quýnh cũng đã có ý kiến như sau: ...Nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị Trung Quốc ở thế kỷ sau đã nhiều lần tìm lại dấu vết cột đồng Mã Viện mà không thấy. Họ cho rằng cột đồng đã bị đá bồi lấp mất hay bị nước biển cuốn đi. Thực ra, theo nhà nghiên cứu sau này, cột đồng và câu chuyện về cột đồng của Mã Viện đều là chuyện đặt thêm... [Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ X), tr. 76]. Tương tự, trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết:...Trên thực tế, không tài liệu nào chứng minh rõ ràng được sự tồn tại của cột đồng này. Gần đây, trong các bộ sử của Việt Nam, như Đại cương lịch sử Việt Nam của nhóm Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh; Đại cương lịch sử Việt Nam của nhóm Trương Hữu Quýnh - Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh,....đều không nhắc đến chuyện cột đồng Mã Viện. Tuy nhiên, vẫn có người tin rằng chuyện "cột đồng Mã Viện" là có thật, bởi trong lịch sử Trung Quốc việc dựng cột để ghi công sau một cuộc viễn chinh là chuyện thường thấy. Sau Mã Viện, những tướng khác như Hà Lý Trinh, Trương Chu và Mã Tống thuộc đời Đường; Mã Hy thuộc đời Hậu Tấn cũng đã dựng cột đồng ở các xứ phía Nam . Trong văn học Việt Khoảng năm 1789, Vũ Huy Tấn được vua Quang Trung cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Trên đường đi gặp nơi dựng cột đồng, ông xúc cảm làm ra bài thơ: Vọng đồng trụ cảm hoài (Trông chỗ cột đồng, cảm xúc) Dịch nghĩa: Sáng sớm ra khỏi thành Minh Châu, Tìm hỏi dấu tích cột đồng. Người địa phương chỉ tay về phía xa, Nơi hai đống đá xanh xanh! Than ôi! Cột đồng kia! Là đất cũ của nước ta! Từ thời Trưng Vương buổi trước, Phục Ba đã vạch làm biên giới. Bậc phấn son [16] thật cũng anh hùng. Muôn đời tiếng tăm còn vang dội. Đáng thương tên gian phu nhúng tay vào vạc, Cắt đất dâng đi chẳng đoái tiếc gì. Bờ cõi xưa vì thế luân lạc đi mất, Đến nay đã hàng mấy trăm năm. Khói mù cộng với thời gian, Cảm khái việc xưa nay biết dường nào! Bên này có núi Phân Mao, Trời đã làm cho phần Bắc phần Nam bị chia tách. Chia đã lâu rồi cần hợp lại, Vết tích lạ này há lại bỏ không. Trong Nam Phong tạp chí số 8, tháng 2 năm 1918, ở mục Vịnh sử có bài thơ ký tên là Vô danh thị, như sau: Trèo non vượt bể biết bao công, Một trận hồ Tây chút vẫy vùng. Quắc thước khoe chi mình tóc trắng, Cân thoa đọ với gái quần hồng. Gièm chê đã chán đầy mâm ngọc, Công cán ra chi mấy cột đồng. Ai muốn chép công ta chép oán, Công riêng ai đó oán ta chung. Thông tin liên quan Một số triều đại phong kiến ở Trung Quốc đã tỏ ra khá quan tâm về chuyện cột đồng Mã Viện. Trích trong sử cũ Việt Nam: -Mùa hạ, tháng 4 năm Nhâm Thân (1272), sứ nhà Nguyên là Ngột Lương sang hỏi giới hạn cột đồng cũ. Vua (Trần Thánh Tông) sai viên ngoại lang Lê Kính Phụ đi hội khám. (Phụ) trở về nói rằng, cột đồng Mã Viện dựng lâu năm đã bị may một, không còn tung tích gì [Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ, Quyển V, bản dịch, tr. 37]. ]. Tháng 8 năm Ất Dậu (1345), sứ nhà Nguyên là Vương Sĩ Hành lại sang hỏi việc cột đồng. Vua Trần Dụ Tông sai Phạm Sư Mạnh đi sang biện luận việc này. Từ bấy giờ trở đi không thấy nhắc nhở đến việc này nữa. Rồi sau đời Trần, nhà Minh chiếm nước Việt được 14 năm, họ cũng không tìm thấy dấu tích gì về đồng trụ [Việt sử tân biên (Tập I), tr. 193]. Rất có thể, đây chỉ là cái cớ để họ hạch sách người Việt. Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu. Chú thích: [1] Theo Đại Thanh nhất thống chí (tức bộ địa dư đời nhà Thanh), núi Phân Mao ở động Cổ Sâm, cách Khâm Châu khoảng 3 dặm về phía tây. Tương truyền trên đỉnh núi Phân Mao có thứ cỏ tranh, do ảnh hưởng của khí hậu và địa thế, ngọn cỏ tranh ngả theo hai hướng Bắc và Nam cho nên mới có tên gọi là núi Phân Mao, nghĩa là núi có thứ cỏ chia ra làm hai hướng... [2]Lâm Ấp (lược kể): Năm 192, Khu Liên, con trai của Công Tào huyện Tượng Lâm (huyện cực Nam của quận Nhật Nam, tương đương với Khánh Hòa-Phú Yên hiện nay) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, giết chết quan huyện lệnh Tượng Lâm, thành lập vương quốc Lâm Ấp. Lãnh thổ ban đầu của Lâm Ấp là Tượng Lâm cũ, sau phát triển ra các vùng Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam ngày nay. Kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp ở Khánh Hòa, quốc vương đầu tiên là Khu Liên. Cư dân của vương quốc này là Chăm Pa, được phát triển từ cư dân bản địa, vốn là chủ nhân từng sáng tạo ra văn hoá khảo cổ học Sa Huỳnh, tức là cư dân Việt Cổ chịu ảnh hưởng của cư dân Ấn Độ từ đầu Công Nguyên. Vương quốc Lâm Ấp tồn tại tương ứng với bốn triều đại đầu tiên của dân tộc Chăm Pa với 26 đời vua, từ năm 192 đến năm 758. Tên nước Lâm Ấp được nhắc đến từ thời Hậu Hán (Tấn thư, Lâm Ấp truyện)...Theo Trần Trọng Kim, thì nước Lâm Ấp chính là Chiêm Thành sau này (Việt Nam sử lược, tr. 55). Sách tham khảo: -Khuyết danh, Việt sử lược (bản dịch của Nguyễn Gia Tường). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. -Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (Quyển I, bản dịch). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983. -Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Tiền biên, Quyển 2). Bản điện tử trên website Việt Nam thư quán. - Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm chủ biên), Đại Nam dư địa chí ước biên (TS. Hoàng Văn Lâu dịch). Nhà xuất bản Văn học, 2003. -Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968. -Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (Tập I). Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, giấy phép xuất bản tháng 3 năm 1968. -Trương Hữu Quýnh, Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ X). Nhà xuất bản Giáo dục, 1977. -Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập I). Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983. Ảnh: Tượng Mã Viện tại núi Phục Ba, Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. * Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 10, 2011 Wiki: Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503–548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Bí (李賁), còn gọi là Lý Bôn[1], người làng Thái Bình, phủ Long Hưng[2], Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). [1] Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (chưa rõ ở đâu, có lẽ gần thành phố Bắc Ninh ngày nay). Long Biên không ở Hà Nội thì ở đâu??? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 10, 2011 Khác với các nhân thần là những con người thực, các vị thiên thần , địa thần mang màu sắc huyền thoại, hoặc được đời sau gán cho những tên họ cụ, thời đại với thần tích mơ hồ, huyền bí. Tuy nhiên, dựa vào các thần tích đó, những nhà nghiên cứu cũng có thể tìm thấy những yếu tố lịch sử thú vị. Thần Long Đỗ Là Thần chủ, thành hoàng của đất Thăng Long, ngự tại núi Long Đỗ (rốn rồng) - còn gọi là núi Nùng* , nằm giữa thành Thăng Long. Từ thời sông Tô Lịch còn vòng quanh Thăng Long, thì Thần còn được hòa nhập hoàn toàn với thần sông Tô. Có sách viết tên sông này lấy từ tên húy của Thần. Do đó, để nói về thần khí thiêng liêng Thăng Long, người ta dùng 8 chữ: Nùng sơn Chính khí, Tô Lịch giang thần. Cao Biền xưa đã tìm cách trấn yểm Thần mà không được, kinh sợ mà lập đền thờ. Lý Thái Tổ xây thành theo dấu chân ngựa trắng từ cửa đền của Thần, nên còn gọi là Thần Bạch Mã. Bạch Mã còn là hình ảnh của Mặt Trời ở phương Đông. Danh hiệu: - Quảng Lợi Bạch Mã Thượng đẳng thần ]- Quảng Lợi Thánh hựu Uy tế Phu ứng đại vương - Long Đỗ Thần quân Bạch Mã Hựu chính Đại vương - Đô phủ Thành hoàng Thần quân - Bảo quốc Trấn linh Định bang Quốc đô Thăng Long Thành hoàng đại vương Núi Long Đỗ của Thần trở thành trung tâm thiêng liêng của Thăng Long, nơi đặt điện Càn Nguyên đời Lý, Thiên An đời Trần, Kính Thiên đời Lê, nay còn đôi rồng đá rất đẹp năm trăm năm. Đền chính thờ Thần giờ là đền Bạch Mã ở Hàng Buồm, là đền Trấn Đông, đền Thần chủ danh tiếng của đất Thăng Long. * Không nên nhầm núi Nùng này với núi Nùng (núi Sưa) trong Bách Thảo. . Thần Đồng Cổ Thần vốn ở núi Khả Phong hay Đồng Cổ (Trống đồng) tại Thanh Hóa. Khúc sông Mã chảy qua đó cũng gọi là sông Đồng Cổ. Thái tử Phật Mã triều Lý qua đây gặp Thần, về lập đền ở Thăng Long, sau lại được báo mộng về họa tam vương, nên càng tôn sùng Thần, tôn Thần là vị đứng đầu tất cả các thần. Danh hiệu: - Thiên hạ Minh chủ Sau họa tam vương, Lý Thái Tông đặt Hội thề Đồng Cổ. Cứ ngày 4 tháng 4 hàng năm, tất cả các quan đều phải đến đền thờ Thần, đọc lời thề rằng Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, Ai trái lời thề, Thần minh tru diệt. Hội thề này được duy trì đến hết đời Trần, từ khi Hồ Quý Ly cướp ngôi (bất trung) thì bỏ. Đền Đồng Cổ gốc ở Thanh Hóa, đền Đồng Cổ của Thăng Long nay nằm ở Hoàng Hoa Thám. Đền bị lấn chiếm, tàn phá, tuy có tu sửa lại nhưng cũng không còn gì nhiều. 6. Thần Linh Lang Xa xưa Linh Lang là vị thần ở vùng sông nước, một vị Thủy thần, Thuồng Luồng, Rắn thần, hay Rái cá của suốt một dải Hồng Hà, Tô Lịch, Thiên Đức... Có thuyết gán cho Thần là hoàng tử triều Lý, cụ thể hơn là hoàng tử Hoằng Chân con của vua Lý Thái Tông, có công đánh giặc Tống. Nơi sinh và hóa của Hoàng tử là ở khu Thủ Lệ - Thăng Long. Tuy vậy, các tài liệu lại viết: Đền Voi Phục do vua Lý Thái Tông cho xây để thờ Linh Lang đại vương. Nếu xây thời Lý Thái Tông thì trong khoảng 1028 - 1054. Nhưng người ta lại cũng cho rằng Linh Lang đại vương chính là hoàng tử Lý Hoằng Chân, là con của Thái Tông. Chả nhẽ cha dựng đền thờ con? Mà Lý Hoằng Chân chết trong trận chống Tống 1076 - 1077. Nếu thần Linh Lang là Lý Hoằng Chân thì đền phải dựng sau 1077. Có chỗ lại nói là Lý Thánh Tông xây dựng năm 1065. Nghĩa là chưa thống nhất. Hơn nữa, tại nhiều nơi, khắp một dải sông nước Bắc Bộ, đến cả Hải Phòng cũng có đền thờ Thần Linh Lang, trong khi Hoằng Chân không có công lao gì nơi đó. Do đó, có thể cho rằng rằng Linh Lang là một vị thần cổ, chủ về sông nước, đã có từ trước khi nhà Lý định đô ở Thăng Long. Hoằng Chân nên coi là một hóa thân của Thần trong việc chống giặc. Danh hiệu (chính thức chưa tìm được). Theo sắc phong ở các tổng thì thần có rất nhiều Tôn hiệu ở các nơi: - Uy Linh Lang - Linh Lang Bạch mã, Chủ sở, Cù lộ, Cửa đầm, Đường cõi, Hải vương, Hiển huệ, Hiển ứng, Hộ quốc, Hồng ân, Uy linh Đại vương - Linh Lang Đô Đại vương, Hải vương, Lôi vương, Lung vương Nghĩa là Thần cai quản tất cả những gì thuộc về cõi Thủy: sông nước, đầm hồ, biển cả, sấm mưa... Trong Đại Việt Sử ký toàn thư có đoạn ghi "Phong thần cho con thứ tám của Lý Thái Tông", tôn hiệu là: - Uy minh Dũng liệt Hiển trung Tá thánh Phu hựu Đại vương Hoằng Chân có phải con thứ tám chăng? Đây có phải tôn hiệu của Thần chăng? Đền thờ Thần rất nhiều, trải khắp miền Bắc, đến hàng trăm làng thờ Thần. Đền ở Thăng Long là đền Voi Phục, là đền Trấn Tây của Thăng Long. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 2, 2012 Đền thờ Ngọc Hoàng (ANTĐ) - Dáng vẻ tĩnh mịch, trầm uy của đền Đậu An (xã An Viên-Tiên Lữ-Hưng Yên) không khác nhiều với những ngôi đền ở các làng quê Việt. Nhưng khi tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc của ngôi đền, người ta ngỡ ngàng khi biết rằng: ngôi đền này là nơi duy nhất tại Việt Nam thờ Ngọc hoàng Thượng đế cùng các thiên thần và cũng là ngôi đền có kiến trúc đặc biệt khi chất liệu tạo nên ngôi đền được tạc nên từ những khối đá nguyên khối. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Theo truyền thuyết, đền có từ thuở khai thiên lập địa thờ Ngũ lão tiên ông xuống trần khai khẩn đất hoang, dạy dân chúng biết săn bắn, hái lượm, diệt trừ thú dữ và còn dạy dân chúng vùng đồng bằng sông Hồng biết làm lúa nước. Đền Đậu An chính thức được ghi tên vào lịch sử với tên gọi là Thụy Ứng Quán vào năm 226 trước Công nguyên. Sau khi nhân dân đến Quán thắp hương, xin lộc thấy ứng đã chung tay góp tiền xây dựng Quán dần trở thành một quần thể di tích với tên gọi đền Đậu An thờ Ngọc Hoàng. Kiến trúc của ngôi đền được xây theo lối kiế́n trúc cổ hình chữ Đinh và được làm phần nhiều từ gỗ lim. Nhưng riêng tại Cung đệ nhất và đệ nhị của tòa chính lại được làm bằng đá từ cột trụ, câu đối, hoành phi cho tới bức tường. Trải qua bao thế kỷ, những hạng mục này vẫn đứng vững theo thời gian. Đền Đậu An không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và bề dầy lịch sử mà phần lễ hội hàng năm cũng có nhiều điều thú vị và khác biệt. Bắt đầu từ năm 1664, lễ hội mới bắt đầu được mở và từ đó đến nay, tục lệ này được tổ chức hàng năm. Cảnh đánh hổ được diễn ra vào ngày mùng 8-4 âm lịch vô cùng hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người tham dự. Tháp cổ bằng đất nung Trong đền có một ngọn tháp 9 tầng bằng đất nung, hoa văn theo lối Chămpa mà theo truyền thuyết, đây là nơi thăng giáng của Ngọc Hoàng khi xuống đền Đậu An. Ngọn tháp có niên đại từ thời nhà Trần và đã được trùng tu vào năm 1664. Ngoài ra, ngôi đền còn có tấm bia từ thời Hậu Lê ghi công đức của các du khách có tấm lòng hảo tâm và một chiếc khánh đá cổ. Đặc biệt, có nhiều bức tượng thiên thần cổ hiện đang vẫn được lưu giữ tại cung cấm. Trước khi ngôi đền được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1989, thì một phần của ngôi đền đã bị phá đi làm trường học tạm và điện chính trở thành hội trường của xã. Sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia, ngôi đền mới được trung tu phần tháp cổ 9 tầng vào năm 2001. Nhưng, theo ông Nguyễn Ngọc Bình - Trưởng ban Quản lý di tích thì hình dáng chưa được khôi phục như hiện trạng ban đầu. Trong khi đó, rất nhiều hạng mục khác của đền Đậu An đã xuống cấp nghiêm trọng như trong 3 gian tòa đá và hậu cung đã lún nứt chỉ dùng cột để chống đỡ. Các mái ngói cũng đã dột nát, các cột và vì kèo đã bị mối ăn. Tuy đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền xã nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Bình: “Nguồn kinh phí để tôn tạo di tích lại chủ yếu được huy động từ du khách thập phương và bà con trong thôn xóm hoặc các nhà hảo tâm đóng góp. Ông Ngô Phi Hùng một doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Liên bang Nga đã cúng tiến 200 triệu đồng để sắm đồ lễ và xây lại nhà Mẫu. Ông Đỗ Anh Bốn đã xây dựng 3 tòa tẩm, xây dựng lại giếng trước cổng đền trị giá ngót nghét 200 triệu đồng”. Tuy vậy, một di tích lịch sử cấp quốc gia đã xuống cấp cần có một quy hoạch tổng thể trước khi bắt tay vào trùng tu. Việc trùng tu không thể chỉ dựa vào nguồn kinh phí của các tổ chức và cá nhân. Rất mong những người có trách nhiệm hãy cứu lấy ngôi đền quý, đừng để nó bị tàn phế trước sự tàn phá của thời gian và con người. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 2, 2012 Lý Ông Trọng Cuối đời Hùng Vương thứ XVIII có người tên Lý Thân, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ. Khi đẻ ra rất to lớn, cao đến 2 trượng 3 thước, tính tình hung hãn, phạm tội giết người, tội ác đáng chết, Hùng Vương tiếc mà không nỡ giết đi. Đến thời vua An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn đem quân sang đánh nước ta, An Dương Vương bèn đem Lý Thân tiến dâng cho nhà Tần. Thủy Hoàng mừng lắm, phong cho làm chức Tư Lệ Hiệu Úy. Khi Thủy Hoàng đã lấy được thiên hạ, sai Lý Thân đem quân giữ đất Lâm Thao, Hung Nô không dám xâm phạm cửa ải, Thủy Hoàng phong Lý làm Phụ Tín Hầu, cho trở về nước. Về sau, Hung Nô lại sang xâm phạm cửa ải, Thủy Hoàng nhớ tới Lý Thân bèn sai sứ người sang triệu về. Lý Thân không chịu đi, trốn vào rừng núi, vua Tần trách quở, An Dương Vương tìm mãi không được, nói dối là Lý đã chết vì bệnh tả. Tần sai sứ sang khám, An Dương Vương bèn nấu cháo đổ xuống đất để làm chứng cứ. Vua Tần đòi mang xác sang, Lý Thân bất đắc dĩ phải tự vẫn. An Dương Vương sai lấy thủy ngân bôi lên xác rồi đem nộp vua Tần. Thủy Hoàng rất thương tiếc, mới đúc tượng đồng, đặt hiệu là Ông Trọng, đem dựng ở ngoài cửa Tư Mã, đất Hàm Dương. Trong bụng tượng chứa mấy chục người để lay cho tượng cử động, Hung Nô trông thấy tưởng là quan Hiệu Úy còn sống, không dám đến gần cửa ải. Tới đời Đường, Triệu Xương sang làm quan Đô Hộ đất Giao Châu, đêm mộng thấy cùng Lý Thân giảng sách Xuân Thu, Tả Truyện, vì thế nên hỏi thăm nhà cũ, lập đền thờ để cúng. Đến lúc Cao Biền dẹp giặc Nam Chiếu, Lý hiển linh cứu trợ, Cao Biền bèn sửa sang lại đền miếu, tạc gỗ làm tượng, gọi là đền Lý Hiệu Úy, nay gần bên sông lớn, thuộc xã Bố Nhi (nay là xã Thụy Hương), huyện Từ Liêm, cách phía Tây thành Thăng Long khoảng 50 dặm. Mỗi năm giữa mùa xuân, đền đều có tổ chức tế lễ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 2, 2012 Kỳ lạ 2 bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở Hà Nội Nhắc đến Trấn Vũ, người ta nghĩ đến đền Quán Thánh, nơi có pho tượng đồng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ quý giá. Nhưng ít ai biết rằng, ở Ngọc Trì, Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội cũng có một pho như thế với quy mô và kiến trúc mang nhiều nét tương đồng. Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng 4 tấn Thần Trấn Vũ có thể coi là hình ảnh giao thoa giữa hai nền văn hóa, vừa mang đậm truyền thuyết dân gian Việt Nam lại pha chút văn hóa Trung Quốc. Trong thần thoại Trung Quốc ghi lại thần Trấn Vũ được Ngọc Hoàng giao cho cai quản phương Bắc, lo việc mưa, gió, có bộ hạ theo hầu là rắn và rùa. Cũng bởi vậy, hình ảnh thần Trấn Vũ thường xuất hiện cùng biểu tượng quy, xà. Còn trong truyền thuyết của Việt Nam, thần Trấn Vũ là vị thần có công giúp An Dương Vương trừ tinh bạch kê quấy rối việc xây dựng thành Cổ Loa. Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng 4 tấn. Những người dân trong thôn Ngọc Trì luôn coi bức tượng khổng lồ bằng đồng như một bảo vật. Dân trong làng thuộc làu câu chuyện vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trên đường đem quân đi chinh phạt phương Nam có nghỉ chân tại Cự Linh (tên gọi xưa của vùng đất Ngọc Trì). Đêm ấy, thánh Trấn Vũ hiển linh báo mộng phù trợ nhà vua. Nhân cái tích ấy, sau khi chiến thắng, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là Hiển linh Trấn Vũ quán. Đền được xây dựng trên thế đất linh với “quy xà hội tụ”. Trước mặt là cánh đồng rộng có gò đất như hình rùa đang phục trước đền. Ôm trọn phía sau ngôi đền là con đê sông Hồng cao uốn lượn. Theo PGS.TS Trần Lâm Biền, nếu để ý, phần lớn các khu vực gần đê sông Hồng đều có đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ với mục đích để cầu mưa thuận gió hòa, trị thủy hoặc tiêu thủy. Như vậy, không có sự khác biệt ở hai pho tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thanh hay ở Ngọc Trì. Chỉ khác nhau ở chức năng của vị thánh này khi được thờ ở hai nơi khác nhau. Như ở đền Quán Thánh là để trấn yêu ma, quỷ quái ở kinh toàn, canh giữ toàn bộ phương Bắc. Còn pho đặt ở Ngọc Trì lại chỉ có chức năng trị thủy, diệt thủy quái ở những khu vực thường bị nước lụt hoành hành. Những trùng hợp kỳ lạ Khi đền mới dựng, tượng Trấn Vũ tạc bằng gỗ. Nhưng để thờ suốt 292 năm thì hư hại quá nhiều. Đến thời Lê Hiển Tông thì đã không còn khả năng phục chế. Bấy giờ, Vua Lê Hiển Tông thấy pho tượng gỗ không tương xứng so với đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ bèn hạ lệnh cho người khẩn trương quyên đồng của dân chúng gần xa về đúc tượng. Các nghệ nhân đúc đồng lúc bấy giờ phải mất hơn 14 năm miệt mài lao động. Cùng những bức tượng đất hình thù kỳ lạ. Cứ mỗi lần đúc xong lại thấy chưa xứng với sự uy nghi bề thế của thần Trấn Vũ, lại một lần nữa đắp đồng cho tượng cao dần lên, to dần lên và ngày càng uy nghiêm, mang hùng thái của một vị tướng canh giữ cõi Bắc. Trên tấm bia “Trấn Vũ điện bi ký” dựng năm 1820 cũng ghi lại: “Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng tám năm Nhâm Tuất (1802) thì hoàn thành”. Việc đúc pho tượng này cũng tồn tại hai thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng, tượng được đúc vào thời Tây Sơn, có thể lúc đầu chưa dám đúc ngay vì có thời gian nhà Tây Sơn dẹp bỏ các đền, chùa và thu chuông đồng để đúc vũ khí… Chỉ đến khi nhà Tây Sơn bỏ chính sách này, thì việc đúc tượng mới được tiếp tục tiến hành. Tuy nhiên, theo PGS. TS Trần Lâm Biền qua những dấu tích nghệ thuật trên pho tượng cho thấy, nhiều khả năng tượng được đúc từ cuối thời nhà Nguyễn, khoảng thế kỷ 19. Bởi cho đến nay chưa hề phát hiện được pho tượng thời Lê Trung Hưng nào được đúc theo lối kiến trúc, nghệ thuật như vậy. Chẳng hạn như đường lượn sóng ở nếp áo theo hình hoa văn sen lượn qua lượn lại rất mạnh, lối nghệ thuật này phổ biến ở cuối thời nhà Nguyễn chứ không hề có ở thời Lê Trung Hưng. Ngay cả tạo hình cắm râu bằng kẽm vào tượng cũng xuất hiện rất muộn. PGS.TS khẳng định, tượng này mang nhiều chi tiết ở các kiểu tượng muộn, ít khả năng có niên đại từ thời Lê như những thông tin trước đây đã từng công bố. Trải qua bao mưa nắng thời gian, pho tượng vẫn phần lớn bảo toàn được nguyên dạng so với dáng vẻ ban đầu. Tuy nhiên, cũng có những chi tiết đồng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, hoen gỉ, phần đồng lộ ra từng mảng nhỏ làm mất đi vẻ hoàn hảo vốn có của bức tượng. Mấy chục năm trước, một số hộ dân trong làng đã quyên góp tiền, sơn lên pho tượng một lớp áo bào, phủ một lớp sơn lên bề mặt tượng để bảo vệ tượng. Cũng từ đấy, pho tượng mới mang dáng vẻ như ngày nay, ngoài lớp áo bào, dưới đầu gối tượng cũng được tô vẽ họa tiết hoa sen cách điệu thành hình hổ phù tạo điểm nhấn tăng sự uy dũng cho pho tượng. Có một sự trùng hợp kỳ lạ là pho tượng này mang nhiều nét tương đồng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh. Cả hai bức tượng đều được đúc trong tư thế ngồi uy nghiêm trên một bệ gạch cao, đầu để trần, mặt tròn, mắt mở to, nhìn thẳng, mày rậm, mũi to, cằm tròn, miệng khép, môi dày, có ria mép, tai to, tỏa ra dáng dấp uy nghiêm lạ lùng. Tay trái tượng để trước ngực, đang bắt quyết. Tay phải úp xuống đốc kiếm. Mũi kiếm chúc xuống chồng lên mai rùa. Pho tượng Trấn Vũ ở Ngọc Trì rộng 1,7 mét, dài 2,9 mét. Tượng cao 3,8 mét, nặng khoảng 4 tấn. Những con số gần như trùng khớp với pho tượng ở đền Quán Thánh mặc dù hai pho tượng được đúc vào hai giai đoạn khác nhau. Ông Mai Hồng Binh - Trưởng tiểu ban quản lý di tích phường Thạch Bàn cho biết, nếu không sớm có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, di vật vô giá ở đây có thể sẽ vĩnh viễn bị lãng quên theo thời gian. (Theo An ninh thủ đô) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 2, 2012 Việc tồn tại Thăng Long thành là hiển nhiên, tuy vậy cũng phải xem nó bị phá hủy như thế nào. An Dương Vương xây thành Cổ Loa trong việc chuẩn bị kháng Tần, lịch sử không thấy ghi nhận thành bị phá hủy. Trong việc mất nước bởi Triệu Đà, trong truyện Nỏ thần ghi nhận vua rời kinh thành với Mỵ Châu. Chúng ta hiểu ẩn ý rằng ngài rời Thanh Long Thành chứ không phải Cổ Loa như đã phân tích trước, nó chỉ là thành chiến lược (hộ thành), như vậy trong chiến tranh với Tần, quân Tần không phá hủy, điều này cũng giống như các cuộc chiến với quân Minh, Mông Cổ... Bắc thuộc sau nhà Triệu, với cuộc nổi dậy của Hai Bà trưng lên ngôi trong 3 năm, đóng đô Mê Linh, theo truyền thuyết. Vậy chúng ta phải xem lại thời Bắc thuộc đóng ở đâu và Mê Linh phải chăng là nơi Hai Bà Trưng lên ngôi. Vì Bà Trưng lên ngôi trong thời gian ngắn và ta lại tiếp tục bị Bắc thuộc, vậy cũng xem sau đó quan cai trị ở đâu để nắm Giao Châu?. Vua Trần Nhân Tông có nói: "Chính sử chân giả đảo điên". Nên 200 năm sau một số sự kiện lịch sử trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên với các nhận xét, thực sự... sai bét, không có lợi cho Đại Việt. Một câu hỏi là sách sử của ta bị quân Minh đốt rụi và đem về nước thì Đại Việt Sử Lý viết dựa trên nền tảng nào? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2012 Quy hoạch chi tiết đền thờ Hai Bà Trưng và thành cổ Mê Linh Thứ Bảy, 22.1.2011 | 22:28 (GMT + 7) Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức công bố và bàn giao Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa đền thờ Hai Bà Trưng và khu vực thành cổ Mê Linh. Theo đó, nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sẽ gồm 3 khu vực. Khu vực I là khu nội đền đã được đầu tư xây dựng, có tổng diện tích khoảng 3,2ha được giữ nguyên trạng, bao gồm các công trình Nghi môn; nhà Tả mạc, Hữu mạc; hồ bán nguyệt trước nhà Tiền tế; nhà Tiền tế, Trung tế, Hậu cung; Hòm thư bí mật của đồng chí Trường Chinh; Hồ mắt voi; Suối cạn; Đền thờ thân phụ mẫu Hai Bà; Đền thờ ông Thi Sách; Đền thờ các Tướng của Hai Bà (nhà bia); Trụ đá thề… Khu vực II để bố trí các công trình phụ trợ và tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ lễ hội như bãi đỗ xe, quảng trường, công viên cây xanh, hồ nước.. có tổng diện tích khoảng 6,61ha.Khu vực III tiếp giáp với khu dân cư thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh dành để bố trí khu vườn cây ăn quả, hồ mắt voi 2, công trình phục chế Thành ống (thành cổ)… có diện tích khoảng 1,12ha. Về quy hoạch giao thông sẽ điều chỉnh các vị trí bãi đỗ xe phân tán theo quy hoạch đã phê duyệt trước đây thành một bãi đỗ xe tập trung có diện tích khoảng 5.550m2, bố trí tại khu vực phía Tây Nam khu di tích để phục vụ tốt nhu cầu đỗ xe của du khách trong các ngày lễ hội và góp phần giải quyết nhu cầu đỗ xe hàng ngày của dân cư trong khu vực lân cận. Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và khu vực thành cổ Mê Linh nằm tại làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh nghiên cứu lập quy hoạch và hoàn thành tháng 7.2010 với quy mô tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 129.745m2. Hà Nguyễn Những di tích lịch sử về vùng Mê Linh hiện còn Phụ lục I. Vị trí thủ đô Mê-linh : Vị trí của thủ đô Mê-linh thời Lĩnh Nam, ngày nay bao gồm khu tam giác ba huyện Lương-sơn, Quốc -oai, Thạch-thất thuộc tỉnh Sơn Tây. Hay nằm trong khu vực bao gồm bởi : _ Phía Tây là sông Đà, bao bọc hai hòn núi Ba Vì (1281 m), Vua Bà(1031 m) _ Phía Bắc do sông Thao, sông Lô đổ vào sông Hát. _ Phía Đông bao bọc bởi sông Đáy. _ Phía Nam thuộc vùng Chương-mỹ. II. Di tích thờ kính anh hùng thời Lĩnh Nam quanh Mê linh : Di tích mà chúng tôi tìm được quanh vùng Mê-linh, cho đến nay (1988), còn tất cả 45 đền thờ anh hùng thời Lĩnh-Nam. Đa số thờ các vị tuẫn tiết trong trận đánh Cẩm Khê. Dưới đây liệt kê những đền thờ, miếu chính, theo số thứ tự. Con số trong ngoặc cuối dòng để chỉ số anh hùng : 1.- Phạm Thông, Phạm Như. Tướng thuộc quyền Tương-liệt đại vương Nguyễn Thành-Công, tử chiến thành Mê-Linh. (2 vị) 2.- Vũ Trinh-Thục, Công-chúa Bát-Nàn, phụ trách toàn bộ hệ thống Tế-tác ngày nay là Tình-báo quốc gia. Nếu vào thời Việt-Nam Cộng-hòa thì bao gồm Tổng-nha Cảnh-sát, Phòng-nhì bộ Tổng-tham-mưu, Phủ đặc ủy Trung-ương tình-báo. Nếu ở Hoa-kỳ thì bao gồm cả CIA lẫn FBI. Nếu tại Việt-Nam hiện thời thì gồm bộ Công-an, Cục Quân-báo, Tổng cục 2.. (3) 3.- Chu Chiêu-Trung, Chu Đỗâ-Lý. Đệ tử anh hùng Chu Bá, tuẫn quốc sau vua Trưng, khi Mã Viện tiến đánh Cửu-chân .(5) 4. Ba chị em Chiêu Nương: Chiêu Anh Nương, Chiêu Hoa Nương, Chiêu Tiên Nương. Trong đội hộ giá vua Trưng. Tử chiến trận Mê-linh. (8) 5.- Ba anh em họ Cao. Cao Chiêu Hựu, Cao Đà, Cao Nguyệt Nương, trong đội quân Tây Vu . Tuẫn quốc trận Nam-hải. (11) 6.- Nguyễn Nga. Tuẫn quốc trận Hành Sơn. (12) 7. Phùng Vĩnh-Hoa. Một trong 12 nữ đại công thần thời Lĩnh-Nam. Đại bác học thời Lĩnh-Nam. Ngài được phong tước Công-chúa Nguyệt Đức, lĩnh Tư-đồ triều đình Lĩnh Nam). (13) 8.- Chu Tước. Tướng chỉ huy đội Thị-vệ. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (14) 9. Sáu mẹ con Ngọc Ba. Không rõ họ. Mẹ tên Ngọc Ba. Năm con gồm hai gái Ngọc Bích, Ngọc Hồng. Ba trai Minh Thiên, Minh Nhân, Minh Đức. Tất cả tuẫn quốc trận Cẩm-khê. (20) 10.- Ba tướng họ Đặng: Đại, Trung, Thiếu. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. Cả ba đều là tướng chỉ huy đội tiễn thủ. (23) 11.- Ông Cai, không rõ họ, chức tước. Tuẫn quốc trận Lãng-bạc. (24) 12.- Nhất Trung A, Nhị Trung A. Thuộc đạo quân Tây-vu. Tuẫn quốc trận Hành Sơn. (26) 13.- Lý Minh. Tướng kị binh. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (27) 14.- Đao Khang. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (28) 15.- Ả-Lã. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (29) 16.- Sa-Lãng. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê.(30) 17.- Chu Hải-Diệu. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Nam Hải . (31) 18.- Lôi-Chân. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn-quốc trận Hành-sơn. (32) 19.- Nguyễn An, Ngự-trù của vua Trưng. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (33) 20.- Hoàng Đào, Tướng chỉ huy đội Thi-vệ. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (34) 21. Ả Tự, Ả-Huyền, Thương-Cát. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (37) 22.- Đỗ Năng Tế, Tạ Thị Cẩn, Không giữ chức vụ gì, được tôn là Quốc-sư. Đền thờ hai ngài tại thôn Mỹ- giang, xã Tam-hiệp, huyện Quốc-oai ngoại thành Hà Nội. Hai ông bà được thờ chung. Ông bà là thầy dạy của vua Trưng và Trưng Nhị. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (39). 23.- Phùng Thị Chính. Tướng phó thống lĩnh Tế-tác (Tình báo quốc gia)). Tuẫn quốc trận Nam Hải. (40) 24.- Man-Thiên, Man-Đà. Người phụ trách giữ đền nói Man-Thiên là sinh mẫu vua Trưng. Man Đà là cậu vua Trưng. Cả hai cùng tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (42)). III. Những hiện vật thời Lĩnh Nam quanh vùng Mê Linh : Quanh Mê-linh, cho đến năm 1980 còn tìm được rất nhiều di vật thời Lĩnh-Nam. Một trong những loại di vật chính là trống đồng. Các nhà khảo cổ Việt Nam thường nhắc đến trống Đồng. 1. Trống đồng, Nhiều giả thuyết cho rằng trống đồng được chế vào thời Hùng-vương. Giả thiết này tương đối vững, tin được. Vì khi dùng quang tuyến xác định niên đại đã chứng minh rõ ràng điều đó. Trong khi tìm kiếm tài liệu về Anh Hùng Lĩnh Nam, chúng tôi đã thấy nói đến trống Đồng rải rác ở khắp các cuốn phổ. Huyền thoại nói rằng phò mã Sơn Tinh dâng nhiều lễ vật lên vua Hùng, cầu hôn với công chúa Mỵ Nương. Trống đồng đó trước 1945 còn để tại hang Địch-lộng, vùng Ninh-bình. Hồi 1945, thuật gia đã viếng thăm, được thấy trống này. Không biết nay có còn không ? Huyền thoại nói rằng trong trận đánh giữa Phù Đổng Thiên vương với giặc Ân, « trống đồng hơn trăm chiếc, đánh rung động cả Sàøi Sơn ». An Tiêm từ đảo trở về, vua Hùng truyền đánh trống đồng đón rước. Đấy là trống được nhắc đến trong thời vua Hùng. Thời vua An Dương vương trống đồng cũng xuất hiện : Trận đánh giữa Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung với Đồ Thư tại vùng núi Đông-triều ngày nay : « Trống đồng đánh vang dội, quân Tần khiếp vía ». Đến thời Lĩnh Nam, sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng bàn với Công-chúa Nguyệt-đức Phùng Vĩnh Hoa về việc đúc trống đồng. Công chúa hội ý với Tây-vu Thiên-ưng lục tướng, rồi truyền đúc 6 loại trống khác nhau, tướng trấn thủ sáu vùng là Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải. Tây-vu lục tướng được đề cử đúc trống. Các ông đề nghị khắc hình chim. Công chúa Gia-hưng (Trần Quốc) đề nghị thêm hình thuyền với người chèo đò, cuối cùng hoa văn trên trống được đưa ra triều nghị. Trống đồng được dùng trong quân, trong lễ nghi thời ấy. Năm 1923 tìm thấy trống đồng trong vùng Mê linh, gọi là trống Sơn Tây. Năm 1932 tìm thấy gần chùa Tùng-lâm, thuộc xã Mỹ -lương, huyện Chương-mỹ, 5 cây số Bắc Miếu-môn một trống đặt tên là Tùng-lâm (I). Gần đây, năm 1959 tìm thấy một trống nữa đặt tên là trống Tùng-lâm (II). Năm 1959, tìm thấy trống lớn ở xã An-tiên huyện Mỹ -đức gần chùa Hương-tích. Năm 1961 tìm thấy ở Thượng-lâm một trống, đặt tên là trống Miếu-môn (I). Năm 1966 đã tìm thấy một trống ở đồi Ro, xã Long- sơn, huyện Lương-sơn, phía Tây Nam chợ Bến 5 cây số. Đặt tên là trống đồi Ro. Năm 1973, tìm thấy ở cánh đồng Vọng-châu, xã Phú- lương, huyện Quảng-oai, nay là huyện Ba-vì, gần đê sông Hồng, 2 trống đặt tên là Phú-lương (I-II). Năm 1975 tìm thấy trống Đồng bên bờ trái sông Côn (3 cây số tây bắc huyện lỵ Thạch Thất) một trống nữa, mang tên trống Thạch Thất. Năm 1976 lại tìm thấy một trống lớn cạnh đền thờ công chúa Nguyệt Đức Phùng Vĩnh Hoa gọi là trống Miếu Môn (II). Tương truyền đây là trống lệnh của vua Trưng ban cho Công chúa Nguyệt Đức, khi bà lĩnh chức tổng trấn Tượng-quận, đem quân đánh nhau với Ngô Hán, Vương Bá. Chúng tôi hiện giữ hai trống đồng tại Paris. Một do vua Trưng ban cho Công chúa Gia Hưng Trần Quốc, khi bà nhận lệnh đem thủy quân đánh lên vùng Bắc Nam Hải (Ngày nay ngang với Hương Cảng). Trận này bà giết chết đại đô đốc Hán là Đoàn Chí. Một do vua Trưng ban cho Bình Tây đại tướng quân, Công chúa Thánh Thiên, làm trống lệnh, tổng trấn Nam Hải (Quảng Đông ngày nay). 2. Hiện vật, chiến cụ, Thời Pháp thuộc cũng như sau này, trong vùng Mê-linh và phụ cận, các toán khảo cổ đã đào được rất nhiều búa, rìu, lao, mác, là vũ khí chế tạo thời vua Trưng, chôn cất, còn lại. - Năm 1924, toán nghiên cứu địa dư Đông Dương đào được tại Quảng-oai một hố. Trong hố có 43 cái rìu, 12 cây giáo, 2 cây kiếm. Hiện vật này được đem về Pháp. - Năm 1925, toán tìm kiếm mỏ của người Pháp, đào được một hầm chứa 5 cây đao, 7 cây búa, 12 cây giáo. Hầu hết đều mục nát. Nơi tìm thấy là xã Hà-hiệp, huyện Quốc-oai. - Tháng 6 năm 1979, tại xã Hà-bằng, đã đào được một hầm ở độ sâu 0,50-0,70 cm 44 chiếc rìu, một chiếc giáo. Việc tìm thấy trống đồng, vũ khí quanh Mê-Linh là truyện rất thường. Song các tỷ dụ trên, cho thấy đó là nơi chôn cất tập thể, có tính chất cất giấu, chứng tỏ xưa kia, đây là bãi chiến trường thời vua Trưng. IV. Vị trí của đất Mê Linh trong sách sử cổ. Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc-sử quan triều Nguyễn, khi chú thích về địa danh Cẩm-khê đã dẫn sách Thủy kinh chú của Dịch Đạo Nguyên như sau : « Theo sách Việt Chí, Cẩm-khê là Kim-khê ở phía Tây Nam huyện lỵ Mê-linh ». Vị trí của thành Mê linh ở trung tâm Cổ-lỗi trang. Về thành Mê-linh Cao Hùng Trưng ghi trong An Nam chí vào giữa thế kỷ 17. Sách Đại nam nhất thống chí của Quốc-sử quán triều Nguyễn dẫn sách Cao Hùng Trưng như sau : « Thành cổ Mê Linh, theo An Nam chí thì Mê Linh ở phía tây phủ Giao Châu. Thời thuộc Hán là huyện của quận Giao Chỉ. Nhà hậu Hán vẫn theo như trước. Giữa thời Kiến Vũ, hai bà Trưng đóng đô ở đây ». « Thành cổ Phong Châu, theo An Nam chí chép : Ở phía tây bắc phủ Giao Chỉ, tức đất Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ đời Hán ». « Thành cổ Bình Đào, theo An Nam chí thì thành cổ Bình Đào ở phía tây bắc phủ Giao Châu, tức thuộc huyện Yên Lãng bây giờ... » Sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng cho xây thành Mê Linh , cùng cung điện. Các cung điện mà lịch sử còn ghi được gồm : - Điện Kinh Dương, nơi vua thiết đãi triều, tiếp các Lạc vương, Lạc công. Trong điện có vẽ hình nguồn gốc phát tích của Quốc Tổ Hùng Vương : Vua Đế Minh kết hôn với Tiên nữ ở hồ Động Đình. vua Đế Minh tế cáo trời đất, phong cho con thứ là Lộc Tục làm vua Lĩnh Nam. Lạc Long Quân kết hôn với Âu Cơ đẻ ra trăm trứng. Sự tích An Tiêm làm lịch. Sự tích Phù Đổng Thiên Vương. Sự tích vua An Dương. Sự tích Vạn tín hầu Lý Thân xây thành Cổ Loa. Sự tích Trung tín hầu Vũ bảo Trung giết Đồ Thư. Sự tích Cao cảnh hầu chế nãy nỏ thần. - Cung Âu Cơ, nơi vua Trưng ở. - Điện Minh Đức, nơi vua Trưng làm việc hàng ngày cùng với Tam công, Tể tướng và Lục bộ. - Phủ Lạc Long, nơi vua thiết tiêu triều. - Phủ Thiên Vương, nơi vua Trưng luyện võ cùng với triều thần. - Phủ An Tiêm, nơi nghiên cứu Thiên văn, Lịch số, chép sử. Tục lệ do Quốc Tổ Hùng Vương để lại, là tổ chức lễ tế trời đất gọi là lễ Nam Giao. Ý nghĩa rằng : nhà vua thay trời đất cai trị muôn dân. Lễ Nam Giao trên một nền đất gọi là dàn Nam Giao ở phía Nam kinh thành. Di tích của thời Lĩnh Nam là chỗ dân Nam Giao xưa, nay thành xã Nam Giao thuộc tổng Hòa Lạc, tức xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây. V. Kết luận : Kết lại, thủ đô Mê Linh thời Lĩnh Nam hiện vẫn còn đầy đủ di tích. Nào đền thờ các anh hùng tuẫn quốc, nào các hố chôn vũ khí, nào trống đồng, nào dàn Nam Giao. Hồi 1952, thuật gia đã được viếng cố đô Mê Linh, lặn lội khắp vùng. Bấy giờ mới 13 tuổi. Mãi tới năm 1990 mới được trở lại nghiên cứu chi tiết. Đến nay (1990) sau 1948 năm, trải không biết bao nhiêu lớp sóng phế hưng, mưa nắng, nhưng cố đô vẫn không bị mai một. Dân chúng vẫn thờ kính, tưởng nhớ công đức chư vị anh hùng. Tôi đã tổ chức một cuộc du lịch Việt-Nam cho những người yêu văn hóa lịch sử tộc Việt. Đoàn gồm 36 người, chia ra: Việt 9, Pháp 20, Đức 3, Anh 2, Hòa-lan 1, Bỉ 1. Chi phí rất rẻ, vì chúng tôi chia phí tổn đồng đều. Tôi làm hướng dẫn viên (Nhưng cũng trả tiền như mọi người). Đoàn đã viếng thăm 10 kinh đô tộc Việt: 1. Phong-châu thời vua Hùng. 2. Cổ-loa thời vua An-Dương. 3. Mê-linh thời Lĩnh-Nam. 4. Vạn-xuân thời Tiền Lý. 5. Trường-yên thời Đinh, Tiền Lê. 6. Thăng- long thời Lý, Trần, Lê. 7. Tây-đô (Thanh-hóa) thời nhuận Hồ. 8. Đồ-bàn, Chiêm-quốc. 9. Thần-kinh (Huế) thời Nguyễn. 10. Sài-gòn, thời Việt-Nam cộng-hòa. Không biết do tôi thuyết trình hay do hoàn cảnh lịch sử, mà thính giả tỏ ra cực kỳ xúc động khi viếng Mê-linh và Cổ-loa. Chính tôi cũng cực kỳ rung động khi thuyết trình. Nếu các cơ sở du lịch của người Việt tại hải ngoại đọc được những dòng này, mà tổ chức hành hương 10 cố đô của tộc Việt, thực là vừa nhắc nhở du khách nhớ đến những thời oanh liệt của tổ tiên ta, vừa thu được nhiều...tiền. Mong lắm. - Truyền thuyết Thần Kim Qui và Nỏ Thần – Người Việt Nam chỉ biết qua truyện Thần Kim Qui hiện lên giúp vua An Dương Vương xây Thành Cổ Loa. Sau khi xây xong thần tặng cho vua móng rùa làm nẫy nỏ. Mỗi phát bắn ra hàng ngàn mũi tên. Vì vậy ngài mới thắng Đồ Thư và 500000 quân nhà Tần, đánh cho Triệu Đà bại bao phen. Sau Triệu Đà cho con là Trọng Thủy ở rể Âu Lạc, ăn cắp móng rùa, rồi vua An Dương Vương mất nước. Ngược với truyền thuyết đó, trong các cuốn phổ chép về sự tích thời Âu Lạc, thì Vạn Tín Hầu Lý Thân (Lý Ông Trọng) là người vẽ đồ hình, tìm vị trí xây thành Cổ Loa. Cao Cảnh Hầu Cao Nỗ và em là Cao Tứ là tác giả chế ra 3 loại nỏ thần khác nhau, khinh nỗ, trung nỗ và đại nỗ. Nhiều người ít học sử cứ cho rằng không có thành Cổ Loa. Truyện nỏ thần là truyện hoang đường. Sự thật thành Cổ Loa đến thế kỷ thứ 19 vẫn còn. Đến năm 1945 thành vẫn còn được mấy dãy tường trên 4 mét. Theo Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ, trong bộ sách Anh Hùng Lĩnh Nam thì bản phụ chú nghiên cứu về thành Cổ Loa đã được tác giả phỏng theo tài liệu của trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội. Như vậy “Nẫy nỏ thần với Thần Kim Qui” là một truyện bịa đặt. Thành Cổ Loa di tích vẫn còn đó, đây là một công trình kiến trúc xây cất theo vòng xoáy trôn óc. Nẫy Nỏ Thần là một sáng tạo khoa học của tiền nhân, chứ không phải là truyện hoang đường. Đều này cho thấy rằng, dân Việt đã sớm có một văn minh hơn các dân tộc chung quanh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2012 Việc tồn tại Thăng Long thành là hiển nhiên, tuy vậy cũng phải xem nó bị phá hủy như thế nào. An Dương Vương xây thành Cổ Loa trong việc chuẩn bị kháng Tần, lịch sử không thấy ghi nhận thành bị phá hủy. Trong việc mất nước bởi Triệu Đà, trong truyện Nỏ thần ghi nhận vua rời kinh thành với Mỵ Châu. Chúng ta hiểu ẩn ý rằng ngài rời Thanh Long Thành chứ không phải Cổ Loa như đã phân tích trước, nó chỉ là thành chiến lược (hộ thành), như vậy trong chiến tranh với Tần, quân Tần không phá hủy, điều này cũng giống như các cuộc chiến với quân Minh, Mông Cổ... Bắc thuộc sau nhà Triệu, với cuộc nổi dậy của Hai Bà trưng lên ngôi trong 3 năm, đóng đô Mê Linh, theo truyền thuyết. Vậy chúng ta phải xem lại thời Bắc thuộc đóng ở đâu và Mê Linh phải chăng là nơi Hai Bà Trưng lên ngôi. Vì Bà Trưng lên ngôi trong thời gian ngắn và ta lại tiếp tục bị Bắc thuộc, vậy cũng xem sau đó quan cai trị ở đâu để nắm Giao Châu?. Vua Trần Nhân Tông có nói: "Chính sử chân giả đảo điên". Nên 200 năm sau một số sự kiện lịch sử trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên với các nhận xét, thực sự... sai bét, không có lợi cho Đại Việt. Một câu hỏi là sách sử của ta bị quân Minh đốt rụi và đem về nước thì Đại Việt Sử Lý viết dựa trên nền tảng nào? Đương nhiên hơn 1000 năm Bắc thuộc thì những gía trị văn hóa sử Việt tộc bị vùi lấp và thất lạc, sai lệch là lẽ đương nhiên. Đám tư duy ở trần đóng khố trong cái hầu hết và cộng đồng căn cứ vào sự thất lạc của Việt sử trong hơn 1000 năm đó để phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt trên cơ sở sự hoài nghi này. - Xin lỗi, ngay dân tộc Do Thái với sức sống mãnh liệt thì qua 2000 năm lịch sử cũng chỉ còn là huyền thoại. Ngoại trừ dân Do Thái và Việt tộc thì chẳng có dân tộc nào qua vài trăm năm bị mất nước mà còn lưu lại những giá trị lịch sử cả.Đám tư duy ở trần đóng khố và loại tư duy trực quan cứ khăng khăng thành Cổ Loa do An Dương Vương dựng lên. Tôi đố cả thế giới này chứng minh được điều đó. Cứ hơi một tý thì theo sách này viết, theo sách kia viết..... ==================== PS: Máy tôi hỏng, nhờ máy của BBW, nên bài viết mang ký danh BBW. Tôi không dám thoát ra vì không thạo sử dụng vi tính, E hỏng các phần khác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 28 Tháng 2, 2012 [ Đền Chèm, Lý Ông Trọng và tục thờ thần khổng lồ Một góc đền Chèm. (Ảnh: Internet) Đã từ rất lâu, đền Chèm gắn với một nhân vật huyền thoại cuối thời Hùng Vương - Lý Thân, hay còn gọi là Lý Ông Trọng. Thần phả Đền Chèm ghi rằng Lý Ông Trọng sống trong khoảng thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) và thời An Dương Vương. Tương truyền xưa kia ở làng Chèm có một thanh niên vóc người to lớn tên là Lý Thân. Ông tham gia quân đội Tần chống giặc Hung Nô phía Bắc. Sự kiện này nếu có thật thì phải xảy ra ở thế kỷ thứ 4, thứ 3 trước Công Nguyên, tức khi nước Tần bắt đầu nổi lên vào cuối thời Chiến Quốc và trở thành đế chế nhà Tần ở nửa sau thế kỷ 3 trước Công nguyên. Theo khảo sát gần đây nhất về dòng họ Lý thì có khả năng dòng họ Lý Thân thuộc tộc Tây Âu, sau này là nòng cốt của bộ Tây Vu thời Tây Hán.Dòng tộc Lý này di chuyển từ vùng các tiểu quốc người Việt ở Lĩnh Nam (như Điền, Dạ Lang, Ai Lao, Tây Âu…) chạy về phía nam sau khi bị Sở rồi Tần o ép giành đất. Trong khung cảnh đó, câu chuyện Lý Thân tham gia quân Tần đánh Hung Nô chỉ có thể xảy ra khi nhà Tần đã thống nhất thiên hạ (cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên). Lý Thân sau khi tham gia quân đội nhà Tần đã chạy xuống phía nam, tới vùng đất Âu Lạc. Đây cũng là thời điểm xảy ra cuộc sáp nhập Tây Âu-Lạc Việt với vai trò nổi lên của Thục Phán An Dương Vương. Việc Lý Thân không tham gia quân Tần nữa khiến nhà Tần phải làm tượng hình nhân đóng giả ông để dọa quân Hung Nô chứng tỏ mối bất hòa đã diễn ra gay gắt giữa quân Tần ở Lĩnh Nam với khối tộc Tây Âu (diễn ra trong khoảng từ năm 219 đến năm 208 trước Công nguyên). Điều đáng chú ý là hành trạng của Lý Thân không ghi lại công đức giống như các vị thần hay thành hoàng khác ở nước ta (như có công đánh giặc giữ nước, khai khẩn lập làng hay dạy nghề…) nhưng ông lại được coi như một biểu trưng đối kháng trong tâm linh người Việt. Giới nghiên cứu đặt câu hỏi, vì sao Lý Thân được nhân dân tôn kính và thờ phụng? Tài liệu trong các sách sử cung cấp hai dữ liệu có thể lý giải điều này. Một là Lý Thân có cơ thể khổng lồ phi thường và chữ "Thân" mang tên ông có thể ám chỉ điều đó. Người Tần làm tượng khổng lồ của ông là để dọa quân Hung Nô. Hai, tên thờ phụng của Lý Thân là "Ông Trọng". Trọng là chữ Hán ghi âm Việt “Đùng” hay “Tùng” trong nghĩa “to đùng to đoàng”. Thờ Ông Trọng tức là thờ Ông Đùng. Đó là hiện tượng rất phổ biến trong xã hội Mường cổ truyền. Những hòn núi đá to lớn đứng một mình sừng sững thường được người Mường gọi là Ông Đùng và thờ cúng như một thần linh khổng lồ. Ông Đùng - Ông Trọng chính là ông Khổng Lồ , một biểu trưng được thờ cúng trong thần thoại Việt Nam. Những thông tin trên cho ta thấy có sự kết hợp giữa hiện tượng một nhân vật lịch sử có thân thể to lớn khác thường với tục thờ thần khổng lồ của người Việt cổ. Đền Chèm thờ Lý Ông Trọng được ghi nhận là tàn tích phong tục thờ cúng rất cổ xưa của người Việt - tục thờ thần khổng lồ hay còn gọi thần đá, thần núi (Sơn Thần). Và việc thờ phụng Lý Ông Trọng có thể là hiện tượng thu nhỏ của việc thờ thần Sơn Tinh ở Núi Tản (Ba Vì) trong tâm linh Việt Cổ./. Tiến sĩ Nguyễn Việt-Nguyễn Mạnh (Vietnam+) Lý Ông Trọng của Lê Thánh Tông Tầm cả tầm cao chỉn xuất quần[1], Khí thiêng quang nhạc[2] dấu mười phần. Phò Nam, dẹp Bắc tài văn võ, Chắn nước, dời non sức quỉ thần, Vòi vọi Thụy Hương[3] từ đã đặng, Nhơn nhơn Tư mã tiếng còn răn. Chàng Cao, gã Triệu chiêm bao rõ[4], Càng sợ An Nam có thánh nhân. Cái râu ria CAO BIỀN CÒN DÍNH Ở ĐOẠN CUỐI TRUYỆN, chắp vá lung tung, dùng dao gillete loại 2 lưỡi cạo sạch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 2, 2012 Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện Lý Ông Trọng Cuối đời Hùng Vương có người tên Lý Thân, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ (1). Khi đẻ ra rất to lớn, cao đến 2 trượng 3 thước, tính tình hung hãn, phạm tội giết người, tội ác đáng chết, Hùng Vương tiếc mà không nỡ giết đi. Đình Chèm, thở Lý Ông Trọng ở xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội Đến đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn đem quân sang đánh nước ta, An Dương Vương bèn đem Lý Thân tiến dâng cho nhà Tần. Thủy Hoàng mừng lắm, phong cho làm chức Tư Lệ Hiệu Úy. Khi Thủy Hoàng đã lấy được thiên hạ, sai Lý Thân đem quân giữ đất Lâm Thao, Hung Nô không dám xâm phạm cửa ải. Thủy Hoàng phong Lý làm Phụ Tín Hầu, cho trở về nước. Về sau, Hung Nô lại sang xâm phạm cửa ải. Thủy Hoàng nhớ tới Lý Thân, sai sứ người sang triệu về. Lý Thân không chịu đi, trốn vào rừng núi. Vua Tần trách quở, An Dương Vương tìm mãi không được, nói dối là Lý đã chết vì bệnh tả. Tần sai sứ sang khám. An Dương Vương bèn nấu cháo đổ xuống đất để làm chứng cứ. Vua Tần đòi mang xác sang, Lý Thân bất đắc dĩ phải tự vẫn. An Dương Vương sai lấy thủy ngân bôi lên xác rồi đem nộp vua Tần. Thủy Hoàng rất thương tiếc, mới đúc tượng đồng, đặt hiệu là Ông Trọng, đem dựng ở ngoài cửa Tư Mã, đất Hàm Dương. Trong bụng tượng chứa mấy chục người để lay cho tượng cử động. Hung Nô trông thấy tưởng là quan Hiệu Úy còn sống, không dám đến gần cửa ải. Tới đời Đường, Triệu Xương sang làm quan Đô Hộ đất Giao Châu, đêm mộng thấy cùng Lý Thân giảng sách Xuân Thu, Tả Truyện. Vì thế nên hỏi thăm nhà cũ, lập đền thờ cúng. Đến lúc Cao Biền dẹp giặc Nam Chiếu, Lý hiển linh cứu trợ, Cao Biền bèn sửa sang lại đền miếu, tạc gỗ làm tượng, gọi là đền Lý Hiệu Úy, nay gần bên sông lớn, thuộc xã Bố Nhi, huyện Từ Liêm (2), cách phía tây kinh thành khoảng 50 dặm, (Bố Nhi nay là xã Thụy Hương). Mỗi năm giữa mùa xuân đều có tế lễ (3). Chú thích: 1) Bản A 2914 chép: có người ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, nay là huyện Từ Liêm đất Giao Chỉ, gần bên sông lớn. 2) Bản HV 486 chép: thuộc xã Bố Hiện, bản A 2914 chép: thuộc xã Thuỵ Hương 3) Bản A 2914 còn có đoạn: Đến năm thứ nhất đời Trùng Hưng (Dịch giả: tức năm 1285, đời vua Trần Nhân Tông) được sắc phong làm Uy Mãnh, năm thứ 4 phong thêm làm Anh Liệt. Năm thứ 21 đời Hưng Long (Dịch giả: tức năm 1313 đời vua Trần Anh Tông) sắc phong làm Phụ Tín. Bản A 2914 không có hàng chữ “Mỗi năm giữa mùa xuân đều có tế lễ”. . Bình: • Truyện này nói về trung quân ái quốc và bang giao giữa Âu Lạc và nhà Tần của Trung quốc. “Thân” là thân thể chỉ con người của ta. Trọng là nặng, hay là tôn trọng. Thân đi với Trọng, rất rõ là nới về việc đạo nghĩa sống cho chính mình để mình được tôn trọng, kính trọng. • Vào thời phong kiến và quân chủ, trung quân và ái quốc thường trùng nghĩa với nhau. Trung với vua (trung quân) cũng chính là yêu nước (ái quốc). Khi An Dương Vương mang Lý Thân tặng Tần Thủy Hoàng làm của lễ ngoại giao, Lý Thân vâng lời. Sau khi được chức tước của nhà Tần và được cho về quê sinh sống, Lý Thân vẫn trung thành với An Dương Vương, dù đã làm tướng nhà Tần. Điểm này rất rõ trong văn hóa Việt lòng trung đặt ở đâu. Dân Việt thì luôn là dân Việt, luôn trung thành với vua Việt, nước Việt—dù đã có thời làm quan xứ người. • Vào thời chến tranh bằng gươm dáo, sức mạnh của một người luôn luôn là lợi thế trong chiến tranh, nên luôn luôn được tôn trọng. Tặng dũng sĩ là một món quà tặng rất quý giá, thường là chỉ tặng cho bạn đang giao hảo tốt. Không ai tặng dũng sĩ cho kẻ có thể là thù, vì đó là thêm sức mạnh cho địch. Dũng sĩ Lý Thân ở đây còn là biểu tượng của sức mạnh quân sự. An Dương Vươg và Tần Thủy Hoàng lúc đầu có liên hệ tốt để An Dương Vương có thể trợ lực với Tần Thủy Hoàng về quân sự. • Khi không còn tin nhau nữa, tức là lúc nói dối nhau—An Dương Vương nói dối Lý Thân bệnh chết, Tần Thủy Hoàng không tin sai sứ sang xét, An Dương Vương phải mang cháo đổ ra đất để gạt, Tần Thủy Hoàng vẫn không tin đòi mang xác đi. Rốt cuộc Lý Thân phải tự vẫn. Khi hai vua, hai nước, không còn tin nhau nữa, thì các trợ lực hay liên minh quân sự là điều không thể. • Đây có lẽ là truyện dẫn nhập về đoạn Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà xâm chiếm Âu Lạc sau này. (Trần Đình Hoành dịch và bình) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2012 [LĂNG MỘ TRIỆU VĂN ĐẾ Ở QUẢNG CHÂU (Nguyễn Duy Chính) DẪN NHẬP Giới nghiên cứu đã có nhiều tranh biện Triệu Đà và con cháu ông có nên liệt kê vào một trong những triều đại trong quốc sử hay chỉ nên coi như thời điểm mở đầu cho một giai đoạn ngoại thuộc kéo dài hơn 1000 năm? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác và những bộ sử lớn của nước ta như Đại Việt Sử Ký triều Lê, Khâm Định Việt Sử triều Nguyễn tuy có chép đến nhưng các sử thần không coi là chính thống.1 Thế nhưng thái độ ngạo nghễ của bản thân Triệu Đà đối với nhà Hán cũng như ý chí bất khuất của tể tướng Lữ Gia lãnh đạo một cuộc chiến đấu chống xâm lăng sau này, nên không ít người trong chúng ta vẫn coi nhà Triệu phần nào đại diện cho tính khí quật cường của dân tộc. Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô Đại Cáo cũng liệt kê họ Triệu như một triều đại của Việt Nam: ... tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhấr phương . ...(...自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐� ��元而各帝一方 ) nghĩa là ... từ các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần xây dựng nước ta, cùng với Hán, Đường, Tống, Nguyên (của Trung Hoa) mỗi bên một phương làm chúa tể... Tuy địa vực của thời kỳ này khác xa lãnh thổ của nước Việt hôm nay, triều đại nhà Triệu cũng như nhà Thục (An Dương Vương) vẫn được chép vào quốc sử, nên việc tìm hiểu thời kỳ đó ít nhiều cũng soi sáng những sinh hoạt xã hội trong thời kỳ mà tài liệu còn ít ỏi, mù mờ. Cho đến nay, các sử gia vẫn cho rằng việc du nhập một số định chế đời Hán chỉ được tiến hành trong thời Bắc thuộc, khi nước ta trở thành một phần lãnh thổ của họ. Những khám phá mới đây cho thấy lập luận này không đứng vững mà trong nhiều thiên niên kỷ, một nền văn minh riêng biệt đã tồn tại ở vùng Đông Nam Á mà địa giới lan rộng tới cả vùng Hoa Nam. Những khác biệt rất rõ rệt của văn minh phương Nam – ngồi xổm, đội khăn, ăn trầu, nhuộm răng, đi chân đất ... – và những tập quán bản địa đến nay cho thấy người Việt chúng ta vẫn còn rất nhiều gần gũi với phương Nam hơn là bị đồng hoá bởi phương Bắc. Trong khi văn minh Hoa Hạ mang tính khép kín của một đại lục thì những dân tộc tiếp giáp với biển cả có nhiều sinh hoạt phóng túng hơn và việc trao đổi đa phương với các nền văn hoá khác vẫn còn tiếp tục. MỘT KHÁM PHÁ BẤT NGỜ Nếu ai đọc qua Tam Quốc Chí đều biết đến cái tên Tôn Quyền ( 孫權 ), con thứ của Tôn Kiên, em của Tôn Sách, người được mệnh danh là mắt biếc, râu tía, trong thế tam phân thiên hạ kế vị anh làm chúa tể đất Giang Đông. Khi làm chủ nước Ngô (bao gồm cả miền nam Trung Hoa và miền bắc nước ta ngày nay), Tôn Quyền nghe nói trong các ngôi mộ của họ Triệu – tức Triệu Đà và con cháu – có nhiều bảo vật nên sai tướng là Lã Du ( 呂瑜 ) đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, tất cả những nơi nghi là lăng mộ họ Triệu đều được đào sâu ít nhất 3 thước (Tàu). Công cuộc khai quật để lấy châu báu đó chỉ thành công một phần và quân Ngô chỉ tìm ra mộ của Anh Tề ( 嬰齊 ), cháu gọi Triệu Đà bằng ông cố 2, lấy được rất nhiều vật quí. Thế nhưng trong suốt hai ngàn năm qua, mộ của Triệu Đà và cháu là Triệu Muội ở đâu vẫn không ai tìm được. Tháng 8 năm 1980, trong khi tiến hành việc xây dựng một công trình ở phía bắc gò Tượng Cương ( 象崗 ), tỉnh Quảng Châu người ta vô tình tìm thấy một ngôi mộ cổ mà sau này mới biết rằng chính là mộ của Triệu Muội ( 趙眛 )3. Tượng Cương là tên của một ngọn núi nhỏ chỉ cao có 49.71 mét, chung quanh đã khai phá xây cao ốc từ thập niêm 1970s. Điều đáng ngạc nhiên là khi đào sâu vào đá núi đến 20 thước tây, lúc đó mới gặp ngôi mộ này, thành thử suốt hơn hai nghìn năm không ai biết đến. Việc tìm ra ngôi mọâ được sách vở tường thuật như sau: Hôm đó, một chiếc máy đào đất to lớn liên tục đào vào Tượng Cương Sơn, khoét sâu vào núi một lỗ hủng lớn. Đột nhiên mỏ máy bổ xuống một tảng đá, dội lên nên thợ phải ngừng lại xem xét, không biết là vật gì, tất cả đồng ý di chuyển máy sang đào ở bên cạnh nhưng đâu đâu cũng toàn là đá phiến, rõ ràng là phần trên của một ngôi mả đá. Đoàn công nhân phải ngừng lại và báo cáo lên huyện để chờ cấp trên cử nhân viên khảo cổ đến xem xét. Sau khi tiến hành điều tra, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng đây là một ngôi mộ được tạc vào trong núi, phía nam có một mộ đạo (đường hầm) thông xéo vào dài chừng hơn 20 mét, chèn đầy đất và đá tảng chạy dài tới cửa mộ.4 Theo Mạch Anh Hào (Mai Yinghao - 麥英豪 ), giám đốc danh dự của Viện Bảo Tàng thành phố Quảng Châu5 trong bài tường trình tại Hội Nghị Khảo Cổ Đông Nam Á từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 3 năm 19956 tổ chức tại Hội Nghị Sảnh, đại học Hương Cảng thì vì có kinh nghiệm với nhiều lần khai quật khác không mấy thành công, thành phố Quảng Châu đã quyết định thực hiện công trình này bằng cách cố giữ ngôi mộ cho được nguyên trạng bằng cách đào ngang thay vì đào từ trên xuống theo lối thông thường và dự định sẽ xây dựng một viện bảo tàng ngay tại đây để duy trì một di tích quan trọng.7 Ngày 25 tháng 8 công tác khai quật ngôi mộ này thực sự bắt đầu. Việc mở cánh cửa đá đầu tiên cũng gặp khó khăn. Khi xây ngôi mộ này, cổ nhân thực hiện hai khung cửa đá cách nhau chừng 10 mét theo một đường hầm thoai thoải. Đằng sau khung cửa đá có một bộ phận, khi cửa đóng lại sẽ tự động tuột ra khiến cho vòm cửa sụp xuống. Cửa đằng trước cũng có một cơ quan bí mật khiến cho toán khảo cổ phải đục đá ra mới vào đường hầm được. Ngôi mộ chính có diện tích chừng 100 m2, bao gồm 7 gian phòng, trần cao 2 mét, chung quanh tường đều lát bằng đá xanh, dưới sàn lát gỗ. Sau khi vào được mộ rồi, các nhân viên khảo cổ bắt đầu công việc thu dọn cho sạch sẽ. Việc dọn dẹp đáng kể nhất là những gian phòng phía tây, là nơi tàng trữ các loại khí dụng và châu báu, rất nhiều đồ tuỳ táng (đồ chôn theo người chết). Nghiên cứu kỹ lưỡng, đội khảo cổ quyết định sẽ nằm bò ngay trên ván gỗ để phân loại tại chỗ. Sau khi xúc hết đất cát trong căn phòng chính, người ta thấy lộ ra dấu vết của một quan tài gỗ và một hình người. Mộ chủ được đặt trong một bộ quần áo bằng ngọc theo lối chôn các bậc vương hầu đời Tây Hán8, ngang lưng đeo mười thanh kiếm bằng sắt có khảm vàng, thanh dài nhất là 1.46 mét. Trong những ngôi mộ đời Hán đã khai quật, đây là thanh kiếm thép dài nhất từ trước tới nay. Trên đầu mộ chủ có móc vàng và trang sức bằng ngọc, chế tạo khéo léo, lót dưới ót là túi dệt bằng tơ, đựng ngọc trai. Chung quanh mộ chủ cũng vương vãi rất nhiều món đồ khác được điêu khắc tỉ mỉ là những món ngọc quí giá đời Hán. Trong khi mọi người còn đang suy đoán không biết người chết mặc áo ngọc này là ai vào buổi chiều ngày 22 tháng 9 một việc khá bất ngờ xảy ra. Một đội viên trong nhóm khảo cổ vô tình phát hiện một chiếc ấn vàng, núm hình rồng cuộn, sáng lấp lánh đặt ở khoảng giữa ngực và bụng của mộ chủ. Sau khi dùng bàn chải quét sạch lớp bụi đất đóng ở trên chiếc ấn, lật ngược lại thì thấy dưới đáy khắc bốn chữ “Văn Đế Hành Tỉ” ( 文帝行璽 ) theo lối tiểu triện Việc tìm ra chiếc ấn vàng này đã cho phép các nhà nghiên cứu xác định được người nằm trong ngôi mộ chính là vua thứ hai nhà Triệu nước Nam Việt, tên chính là Triệu Muội, là cháu gọi Triệu Đà bằng ông. Triệu Đà làm vua rất lâu, sống thọ9 nên khi qua đời, con ông đã chết rồi nên truyền ngôi cho cháu. Bốn chữ khắc trên ấn cũng đặt ra nhiều câu hỏi, không phải chỉ cho các sử gia Trung Hoa mà cho cả Việt Nam. Theo sử cũ, Triệu Đà xưng đế nhưng về sau thần phục nhà Hán được phong là Nam Việt Vương. Tuy nhiên nếu Triệu Muội vẫn dùng con dấu Văn Đế thì chúng ta có thể tin rằng Triệu Đà cũng là người mở đầu cho một chính sách ngoại giao kéo dài tới tận ngày nay. Đó là tuy thần phục và chấp nhận được triều đình Trung Hoa phong vương (lúc này là Nam Việt Vương, sau này là An Nam quốc vương ...) nhưng chỉ trên hình thức, trên thực tế các vua nước ta vẫn tự cho mình là hoàng đế, ngang hàng với Trung Hoa. Chính vì thế nên Triệu Muội đã sử dụng con dấu “Văn Đế hành tỉ”. BỐ CỤC CỦA NGÔI MỘ Theo các nhà chuyên môn, ngôi mộ được kiến trúc theo bố cục tiền triều hậu tẩm10 (phía trước là triều đình, phía sau là cung điện của vua ở), xây bằng tổng cộng hơn 750 phiến sa nham ( 砂巖 ) bao gồm tất cả trước sau 7 gian phòng. Việc đục núi làm lăng (phách sơn vi lăng - 劈山為陵 ) để khỏi phải đắp đất bắt đầu từ thời Tần – Hán nhưng chỉ trở thành một định chế từ đời Đường mà thôi. Từ bên ngoài vào theo một thông đạo thoai thoải đi xuống chừng 10 thước thì đến cửa vào thứ nhất. Thông đạo này kiến trúc như một ống hình vuông dài kết thúc bằng hai cánh cửa đá, trên cửa có gắn phô thủ (鋪首)) bằng đồng xanh có khắc hình đầu thú. Qua khỏi cửa đến phòng ngoài (tiền thất) ở giữa, hai bên là hai phòng ngang (đông nhĩ thất và tây nhĩ thất). Kế đó là phòng chính để mộ chủ, hai bên có hai phòng (đông trắc, tây trắc) và sau cùng là một nhà kho. Bố cục của toàn thể ngôi mộ theo hình chữ giáp (甲) được đặt theo hướng đầu về phương bắc, chân ở phương nam. Phòng trước (tiền thất) Trên tường của phòng trước vẽ nhiều hình dùng hai màu đen và đỏ các biểu tượng văn hoá mà nhiều loại người Trung Hoa hiện nay vẫn còn sử dụng. Căn phòng đó có cửa thông ra bốn bên, cửa phía nam tiếp với lối vào, cửa phía bắc vào phòng mộ chủ. Hai cửa này có cánh cửa bằng đá còn hai cửa hai bên sang phòng phía đông, tây chỉ là hai lỗ trống mà thôi. Phòng hông (nhĩ thất) Hai phòng phía đông và phía tây có chứa nhiều loại đồng khí, trong đó có các loại chuông, khánh đá, nhạc khí, binh khí và ngọc khí. Ngoài ra còn một người bị chôn theo (tuẫn táng). Phòng chính Phòng chính để mộ chủ còn gọi là địa cung vốn dĩ hình vuông tất cả lát đá nhưng lại không có các hình vẽ như tiền thất mà đều để trần. Hai bên phải trái cũng có hai phòng nhỏ, có cửa thông sang. Đằng sau phòng này có một phòng nhỏ làm kho chứa. Phòng chứa Ngay sau phòng để xác mộ chủ là một nhà kho (trữ tàng thất) để chứa thực phẩm. Đây là phòng nhỏ nhất trong bảy gian phòng, hình dáng tương đối vuông vức. Tuy nhỏ nhưng trong phòng chất hàng trăm vật dụng chồng lên thành nhiều tầng bao gồm đồ đồng và đồ sành sứ trong đó có các loại đồ nấu ăn, đồ đựng thức ăn và bồn rửa. Những nồi niêu dưới đáy còn vết tro than chứng tỏ những vật này thường được sử dụng để nấu ăn cho mộ chủ, nay đem chôn theo người chết. Để cho Triệu Văn Đếâ sinh hoạt, ngoài đồ dùng còn có rất nhiều loại thực phẩm, hầu hết chứa trong các loại đồ đồng và đồ sành sứ. Trong hơn 30 đồ đựng thấy có các loại thịt gia cầm, gia súc, hải sản được giám định như sau: thịt bò, thịt heo, thịt gà, sơn dương, cá mè, tôm, ếch, chân rùa, sò hến và cá chép tổng số gần 20 loại khác nhau. Trong ba chiếc hũ sành, người ta còn tìm thấy khoảng 200 con chim sẻ lúa11 đã chặt đầu, chặt chân. Chim sẻ là một đặc sản đất Quảng Đông, như vậy món ăn này đã có từ hơn 2000 năm trước. CÁC BẢO VẬT TRONG MỘ Theo tổng kết sơ khởi người ta liệt kê được hơn 200 món ngọc khí, điêu khắc tinh mỹ, hơn 500 món thanh đồng và nhất là một bộ áo mặc cho người chết bao gồm nhiều miếng ngọc khâu với nhau bằng tơ. Đây là ti lũ ngọc y ( 絲縷玉衣 ) sớm nhất mà người ta tìm thấy được ở Trung Hoa. Ngoài ra người ta còn kiếm được một bộ thanh đồng đồng chung ( 青銅筩鍾 )12 5 cái, một bộ nữu chung13 ( 鈕鐘 ) 14 cái, một bộ câu dược ( 勾鑃)14 8 cái trên có khắc “Văn Đế cửu niên” là những món đồ đồng mà người ta cũng từng tìm thấy trong các ngôi mộ đời Hán khác. Trong mộ có tất cả 23 chiếc ấn là số lượng nhiều nhất trong những ngôi mộ cổ trong đó chiếc ấn Văn Đế Hành Tỉ là ấn vàng lớn nhất kiếm thấy đời Hán. Trong số 36 cái đỉnh đồng có 8 cái khắc hai chữ Phiên Ngung ( 蕃禺 ), lại có những vật dụng nguồn gốc từ Tây Á và Phi Châu như đồ trang sức bằng vàng gắn hạt châu, hộp bằng bạc, ngà voi, nhũ hương ... minh chứng nước Nam Việt cách đây 2000 năm đã có buôn bán và giao dịch với nhiều nước trên thế giới bằng đường thuỷ. Hành tỉ Con dấu này vuông vức 3.1 cm, núm hình rồng cuộn, so với các ấn vàng khác cùng thời có phần lớn hơn. Theo cổ tịch, ấn đời Hán được qui định là một tấc (khoảng 2.2 cm), xem ra nước Nam Việt không tuân theo qui tắc của Hán triều mà có tiêu chuẩn riêng. Con du long trên ấn cuộn theo hình chữ S, giương vuốt nhe nanh trông rất hùng tráng, không có sừng nhưng hai tai to, thân có vảy, phần dùng để cầm trơn bóng nên các chuyên viên khẳng định rằng đây là con dấu được dùng hàng ngày khi còn sinh tiền chứ không phải được đúc để chôn theo khi đã chết. Núm ấn hình con rồng cũng là một câu hỏi lớn về vị thế của vua Văn Đế. Cứ như qui luật, một khi thần phục Trung Hoa, vua các phiên thuộc chỉ được phong vương, đúng lý ra phải là Triệu Văn Vương. Ấn của phiên thuộc đời Hán làm bằng ngọc, núm hình con li hổ ( 螭虎 ), một động vật thần thoại, đầu rồng nhưng không có sừng, có bốn chân mà ta thường gọi là con lân. Năm 1968, người ta đào được ở vùng phụ cận lăng của Hán Cao Tổ tại Thiểm Tây một chiếc ấn làm bằng bạch ngọc có khắc “Hoàng Hậu Chi Tỉ” ( 皇后之璽 ), núm hình con lân. Chiếc ấn này các chuyên gia khẳng định là của Lã hậu, vợ Lưu Bang. Việc đúc ấn núm hình rồng bằng vàng lại lấy hiệu là Văn Đế chứng tỏ tổ chức hành chánh và xã hội nước Nam Việt hoàn toàn độc lập với Trung Hoa. Ngoài ra, với những qui mô người ta tìm thấy trong mộ mà ít nhiều như một triều đình thu nhỏ, chúng ta có thể cho rằng nước Nam Việt thời đó tương tự như nhà Tần, pha trộn với một số tập tục bản địa của vùng Lĩnh Nam chứ không phải bắt chước nhà Hán như trước đây vẫn lầm tưởng. Cũng theo sử sách ghi chép, các vua nhà Hán đều không xưng đế khi còn sống. Những tên gọi như Cao Đế, Văn Đế, Vũ Đế ... đều là thuỵ hiệu ( 謚號 ), do quần thần căn cứ vào công nghiệp của tiên vương rồi truy phong nên ấn của vua Hán không hề có các loại “Cao Tổ chi tỉ”, “Vũ Đế chi tỉ” và cũng không chôn theo khi qua đời vì triều đình nhà Hán có một bảo ấn gọi là truyền quốc tỉ ( 傳國璽 ), được coi như tín vật chính thức truyền ngôi, lưu giữ đời vua này sang đời vua khác. Nếu vị vua nào khi chết có ấn chôn theo thì đó là ấn được đúc khi lâm chung theo ý của đương sự chứ không phải là ấn dùng khi còn sống. Một thắc mắc khác cũng đáng nêu lên là theo sử Trung Hoa, vua thứ hai của triều đại nhà Triệu đất Nam Việt vẫn chép là Triệu Hồ (趙胡), sao con dấu này lại có tên là Triệu Muội (趙眛), liệu có gì sai sót hay không? Đối với người Việt chúng ta có lẽ đây là một nghi vấn lớn nhưng theo các chuyên viên ngôn ngữ tại Quảng Châu thì vào thời Tây Hán, ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam và trung nguyên hoàn toàn khác hẳn, tên của Triệu Muội chép trong sử không phải là tên chính thức ghi trên giấy tờ qua lại mà chỉ là chữ ký âm do lời khai của các sứ thần được cử đến, khi về triều tâu lại với Hán đế và thường chỉ dùng một chữ Hán tương tự. Hiện nay tại vùng nam Trung Hoa, âm “muội” vẫn còn phát âm giống như “hồ” nên việc dùng chữ nọ ghi âm chữ kia không phải là chuyện đáng ngạc nhiên.15 Ngoài con ấn Văn Đế Hành Tỉ người ta còn tìm thấy một chiếc ấn vàng có khắc hai chữ thái tử (泰子). Chiếc ấn này một chiều 2.6 cm, một chiều 2.4 cm không vuông hẳn. Thời cổ người ta dùng lẫn lộn hai chữ thái (太 và 泰) cho nên chiếc ấn có lẽ là của Triệu Muội khi ông chưa lên làm vua, chỉ mới là người được chỉ định kế nghiệp. Thế nhưng đây cũng là một nghi vấn sử học vì theo sách vở con Triệu Đà là thái tử Trọng Thuỷ chết trước khi ông qua đời, trên danh nghĩa Triệu Muội chỉ là cháu nội, không thể được truyền vị thái tử, liệu có phải là của cha ông để lại hay chăng? Ngoài chiếc ấn thái tử, người ta cũng tìm thấy 4 chiếc ấn khác chôn theo 4 người đàn bà trong đó có một chiếc ấn có khắc 4 chữ Hữu Phu Nhân Tỉ (右夫人璽). Chiếc ấn này vuông vức 2.2 cm được đúc bằng vàng ròng trong khi 3 chiếc còn lại là đồng mạ vàng không gọi là tỉ mà chỉ là ấn. Theo qui định, chỉ ấn của hoàng hậu mới được gọi là tỉ, như vậy một trong bốn người đàn bà địa vị rất cao và việc xưng hô của triều đình Nam Việt không theo cách thức nhà Hán mà theo phong tục của dân địa phương. Từ điểm này nhiều người đã xác nhận rằng nhà Triệu sau hai đời đã bị Việt hoá khá nhiều, không phải chỉ là một bản sao của triều đình phương bắc nữa. Cho đến nay, những sử gia Trung Hoa đều cố gắng dùng điển lệ của nhà Hán để giải thích các di chỉ trong mộ Triệu Muội nên nhiều điểm chưa rõ ràng, biết đâu nếu các nhà khảo cổ Việt Nam bước vào nghiên cứu rất có thể đưa ra được một vài đáp số và bí ẩn chưa tìm thấy. Hình 2: Ấn vàng Văn Đế Hành Tỉ và ngọc giác bôi Đồ bạc Hộp bạc hình tròn, chiều cao 12 cm, đường kính chỗ lớn nhất là 14.9 cm, nặng 572.6 gram tìm thấy trong phòng đặt quan tài mộ chủ, trong hộp có chứa 10 hộp nhỏ đựng thuốc viên. Theo sự giám định của các chuyên gia về nghệ thuật tạo hình, chất liệu và đường nét trên hộp thì hộp này không phải do người Trung Hoa chế tạo mà có nguồn gốc từ đế quốc cổ Ba Tư (550 TTL – 330 TTL) còn dược hoàn có lẽ là thuốc do người Ả Rập bào chế16. Tính niên kỷ và thời gian trị vì, Văn Đế Triệu Muội thân thể không được tráng kiện, việc chôn theo thuốc men để dùng ở thế giới bên kia không phải là chuyện lạ. Ngoài chiếc hộp này, người ta cũng tìm thấy một số đồ bằng bạc khác như chậu rửa (tẩy - 洗), chén uống rượu (chi -?), khoá đai (đái câu - 帶钩) ... là đồ dùng hàng ngày của Việt vương. Trong số 7 chiếc khoá đai thì có năm hình dáng khác nhau, đầu nhạn, đầu rùa, đầu rồng, đầu rắn ... điêu khắc tinh vi đẹp đẽ. Những đái câu này dài 18.4 cm, hình cong, có gắn bảo thạch tìm thấy trong phòng để quan tài của mộ chủ. Theo những nhà chuyên môn lượng giá, những món đồ này cho thấy trình độ kỹ thuật thời đó rất cao. Khoá đai dùng để đeo kiếm, đao, túi tiền hay ấn tín ... không chỉ để thắt lưng như ngày nay. Đồ đồng Tổng số các đồ đồng trong mộ Triệu Văn Đế Triệu Muội lên tới hơn 500 món, vừa đa dạng, vừa tinh mỹ mang nhiều tính chất bản địa của vùng Lĩnh Nam. Trong số này người ta nhận thấy bao gồm đồ dùng nhà bếp, đồ ăn uống, tửu khí, nhạc khí, các loại dùng trong xe cộ, thắng ngựa ... Người Trung Hoa phân biệt khá chi li về những đồ đựng bằng đồng và không phải đồ vật nào có ba chân cũng đều gọi là đỉnh17. Đồng khí dùng để đựng chia làm ba loại khác nhau, đựng đồ ăn (food vessels) bao gồm lịch (鬲), đỉnh (鼎), nghiễn (甗), Về đỉnh đồng có tất cả 36 cái, bao gồm ba kiểu khác nhau của người Hán, người Sở và người Việt trong đó 9 cái có khắc hai chữ Phiên Ngung (蕃禺) là những sản phẩm được đúc tại kinh đô Nam Việt (nay thuộc Quảng Tây, Trung Hoa). Đặc biệt hơn cả có một đỉnh lớn kiểu người Việt, cao 54.5 cm, trong đỉnh có khắc hai chữ “thái quan” (泰官) là chức quan chuyên về việc ăn uống thường ngày cho nhà vua. Bình đồng có 9 cái, một cái nạm vàng (銅提簡) cao 37 cm, cổ dài, bụng phình ra, chỗ nào cũng khảm vàng lấp lánh là một nghệ phẩm đặc biệt. Ngoài ra còn có 9 cái thạp đồng (銅提簡) là một trong những món đặc trưng của dân Việt. Trên một chiếc thạp đồng cao 40.7 cm có một vành đai khắc bốn hình thuyền quấn liền theo thân thành một hình dài liên tục, mỗi thuyền có 5 người đội mũ lông chim, đi chân đất, đầu thuyền có treo một đầu người, đầu thuyền có cắm hai lá cờ cũng bằng lông chim. Năm người trên thuyền mỗi người một kiểu, kẻ thì cầm giầm chèo thuyền, kẻ thì đánh trống, kẻ cầm binh khí, có kẻ lại đang giết địch thủ. Người ta giải thích rằng vì đất Quảng Châu giáp với biển cả nên thường phải đối phó với những kẻ thù theo đường biển tiến vào nên những hình vẽ miêu tả việc giao chiến và tiêu diệt kẻ địch. Trong thuyền cũng thấy vẽ các loài hải sản như rùa, chim, cá ... hình thái sinh động, nét vẽ sắc bén chứng tỏ đã đạt tới một trình độ mỹ thuật cao. Những hình đó tương tự như những hình chúng ta khá quen thuộc trên các loại trống đồng tìm thấy ở miền Bắc nước ta. Hình 2: Một vật bằng đồng trong mộ Triệu Muội Ngoài những món kể trên người ta còn tìm thấy 39 tấm gương đồng, chế tạo tinh xảo, đúc nổi hình rồng, mây, núi ..., cái lớn nhất đường kính 41 cm là kính lớn nhất tìm thấy tại Trung Hoa đời Tây Hán, coi như quốc bảo. Trên kính này có vẽ người, vật bằng màu, khi tìm thấy vẫn còn các màu xanh lục và trắng, chính giữa có hai người đang đấu kiếm, bên ngoài có 4 người khác đứng xem, nét vẽ sinh động như thật. Chung quanh gương và bên trong cũng có đường lượn nổi liên tục (liên hồ văn - 連弧紋) và hình mây cuốn (quyển vân văn - 卷雲紋). Cũng có những tấm gương gọi là lục sơn kính - 六山鏡 là kiểu mẫu khá độc đáo thời Chiến Quốc ít thấy trong đời Hán18. Lục sơn kính trong mộ Triệu Muội là cổ vật đầu tiên đào được mặc dù trong các viện bảo tàng vẫn có trưng bày những kính tương tự nhưng là của gia bảo do tư nhân giữ được chứ không phải chôn dưới đất.19 Cũng nên nói thêm, trong mộ Triệu Muội người ta tìm được một số tổ hợp kính (組合鏡). Như chúng ta đã biết gương là dụng cụ để soi mặt, một món đồ không thể thiếu của phụ nữ mọi thời đại. Khi chưa chế được gương bằng thuỷ tinh, người ta đúc gương bằng đồng rồi mài cho nhẵn bóng để dùng, nếu không thì soi vào nước. Chiếc gương đồng thời xưa bao gồm hai mặt, một mặt nhẵn, còn mặt kia thường được trang trí bằng những hoa văn hay hình điểu thú, có khoen để buộc vào thắt lưng. Đồng thời cổ thường pha thiếc, tuỳ theo nhiều ít mà cứng hay mềm, thô tạo hay nhẵn nhụi. Chính vì cần đáp ứng nhu cầu mềm để dễ điêu khắc và cứng để dễ đánh bóng mà soi nên người Trung Hoa nghĩ ra cách đúc gương thành hai mảnh với hai hợp chất khác nhau cho hai nhiệm vụ gọi là tổ hợp kính. Nghề đúc đồng là một tuyệt nghệ của vùng Lĩnh Nam nên việc trong mộ có nhiều tổ hợp kính tinh xảo không phải là chuyện lạ. Ngoài những tấm gương đồng (銅鏡), trong mộ cũng có những bồn lớn vừa để chứa nước rửa, vừa để soi mặt gọi là giám (鑒), khi tìm thấy bên trong còn nhiều loại thực phẩm như thịt heo, thịt dê, thịt gà, cá, rùa ... là những món ăn thông dụng thời đó. Trong mộ cũng có 11 cái lò hương, nắp có chỗ thoát hơi. Hương liệu vốn dĩ là sản phẩm độc đáo của nước ta nhất là các tỉnh miền Trung nên lò hương bằng đồng cũng là một sản phẩm có tính địa phương, nói lên kỹ thuật đúc đồng của phương nam có những nét đặc sắc mà trung nguyên chưa theo kịp. Chuông đồng Có ba loại chuông cổ khác nhau theo tên gọi: nữu chung ( 鈕鍾 ), dũng chung ( 甬鍾 ) và đồng câu điêu ( 銅句鑃 ). Chuông đồng thời này chưa giống như các loại chuông về sau này, thường nhỏ hơn, một bộ có nhiều cái để đánh ra nhiều âm thanh được dùng chủ yếu trong lễ nghi như một hình thức trung gian tiếp xúc với thần linh. Âm nhạc cũng rất thông dụng trong các cuộc vui chơi, yến tiệc. Tại phòng phía đông trong mộ có chứa nhiều loại nhạc khí, bên cạnh còn có một nhạc sư tuẫn táng. Nhạc khí chia ra nhiều loại khác nhau bằng đồng, bằng đá, bằng gốm, bằng tơ. Riêng về nhạc khí bằng đồng, người ta tìm thấy một bộ nữu chung 14 cái, dũng chung một bộ 5 cái, câu điêu một bộ 8 cái. Nữu chung là sản phẩm của Nam Việt, cái lớn nhất cao 24.2 cm, cái nhỏ nhất cao 11.4 cm. Dũng chung, cái lớn nhất cao 49 cm, cái nhỏ nhất cao 38 cm, hình ống tròn. Câu điêu lớn nhất cao 64 cm, hình hơi vuông, cán đặc, miệng hình cung. Trên thân các câu điêu có khắc lõm hàng chữ triện: Văn đế cửu niên nhạc phủ công tạo ( 文帝九年樂 府工造 )20 từ thứ nhất đến thứ tám là những món đồ có niên đại rõ rệt duy nhất vào thời này. Người ta cũng đánh thử những câu điêu này, tiếng vẫn còn tốt. Đồng qua, đồng kiếm và hổ tiết Trong mộ có rất nhiều loại binh khí. Ngoài 15 thanh kiếm thép, các món khác đều làm bằng đồng. Món đồ hiếm quí nhất là một thanh đồng qua Trương Nghi ( 張儀銅戈 ) trên có khắc hàng chữ “vương tứ niên tương bang Trương Nghi” ( 王四年相邦張儀 ) ứng vào thời Tần Huệ Vương ( 秦惠王 ), do Trương Nghi trông coi chế tạo đủ biết đây là một món binh khí từ nước Tần đem vào Nam Việt chứ không phải là sản phẩm bản xứ. Ở gian phòng phía tây người ta tìm thấy một thanh đồng kiếm, hình dáng theo kiểu nước Sở thời Chiến Quốc là thanh kiếm duy nhất làm bằng đồng tìm thấy trong ngôi mộ này. Người ta còn tìm được một hổ tiết trên đúc nổi hình con cọp, tư thái sinh động trong tư thế sắp sửa vồ mồi, đầu ngửng lên, há miệng nhe răng, lưng khum đuôi cuộn lại trên thân có dát vàng thành hình vằn là hổ tiết duy nhất mà người Trung Hoa tìm thấy từ trước đến nay. Trên hổ tiết này cũng còn một hàng chữ dát bằng vàng: “Vương Mệnh: Xa Đồ” ( 王命車徒 ). Có ba loại: hổ tiết, long tiết và nhân tiết là các loại lệnh phù dùng trong quân sự để điều binh. Chỉ những ai cầm các lệnh phù này mới có thể điều động được quân đội và chiến xa. Đồng phương, ấn hoa ( 印花 ) Phương ( 鈁 ) là một loại bình đựng rượu miệng hình vuông, bụng hơi phình, trên có khắc những đường nét phức tạp. Kỹ thuật chế tạo những bình này đã tinh vi. Một trong những hiện vật quan trọng nhất mà người ta tìm thấy trong mộ Triệu Muội là hai ấn bằng đồng một to, một nhỏ dùng để ráp vào nhau in lên vải làm mẫu thêu. Người thợ sẽ dùng hai mẫu này để in lên vải đúng vị trí của hình sau đó thêu bằng tay theo vết đã có sẵn. Hai mẫu này tương tự như mẫu người ta tìm thấy trong mộ ở Mã Vương Đôi ( 馬王堆 ), Trường Sa ( 長沙 ). Ấn thêu có hình ngọn lửa, mây và núi non này được coi như chứng cớ sớm sủa là tơ lụa có hình thêu đã được sản xuất một cách qui mô tại Nam Việt và mẫu in trên vải có thể là bước khởi đầu cho nghề in hình và chữ lên giấy, là những phát minh mà người ta cho rằng cũng phát xuất từ thời Hán. Đặc biệt hơn nữa, mẫu hình không phải chỉ gồm một bản gốc mà có thể ghép hai hay nhiều mẫu với nhau để thành những mẫu phức tạp.21 Đồ trang trí Trong số đồ trang trí nội thất có một bức bình phong bằng sơn mài có những bản lề và mảnh kết hợp bằng vàng ròng đúc theo hình rồng cuộn, chim sẻ ... Kiếm sắt, mâu sắt, giáp sắt Trong mộ Triệu Văn Đế Triệu Muội có đến hơn 700 món đồ sắt bao gồm nhiều loại vật dụng khác nhau dùng trong việc trồng trọt, công nghệ và binh khí. Giáp sắt cao 58 cm tổng cộng 709 miếng vảy hình vuông, góc tròn kết lại với nhau, thích hợp cho khí hậu nóng và ẩm của phương nam, khác hẳn kiểu áo giáp của miền bắc dùng cho khí hậu nóng và khô. Kiếm sắt tổng số 15 cái trong đó một thanh đeo phía eo trái của mộ chủ, bao kiếm bằng tre, cán bằng gỗ có quấn dây tơ. Bốn thanh kiếm có cán khảm ngọc màu xanh vàng, điêu khắc tinh tế, bên dưới có hình thú đục nổi (phù điêu) rất sinh động. Đặc biệt nhất trong số có một chiếc mâu làm bằng sắt pha đồng và khảm vàng, trên khắc văn hình mây rất đẹp mắt nên người ta cho rằng nếu k hông phải là vũ khí tuỳ thân của Triệu Muội thì cũng là một loại nghi trượng tượng trưng cho uy quyền của bậc đế vương. Ngọc Bích Có cả thảy 56 món ngọc bích trong mộ Triệu Văn Đế, riêng trong phòng để quan tài đã có đến 47 món nên người ta cho rằng mộ chủ ưa thích ngọc. Trong những ngọc khí này, những món đặc sắc nhất phải kể đến những món ngọc bích điêu khắc hình rồng, và một đại ngọc bích đo được 33.4 cm là món ngọc lớn nhất, điêu khắc tinh mỹ. Đại ngọc bích được các nhà khảo cổ ban cho mỹ danh “bích trung chi vương”22 (vua các loại ngọc bích). Vật bằng ngọc phía bên phải ở trên được các nhà khảo cổ đoán rằng đây là một khúc trong nhiều mảnh nối liền thành sợi đai để đeo kiếm. Hộp bằng ngọc Hộp ngọc tìm thấy trong căn phòng chứa quan tài mộ chủ là loại ngọc xanh, ánh màu vàng, thân hộp hình viên trụ cao 77 cm, có khắc hình hai con phượng và nhiều hình chạm nổi (phù điêu) rất đẹp, kết cấu tinh vi, nhẵn nhụi đáng được coi là một tuyệt phẩm trong ngọc khí. Ti lũ ngọc y Y phục bằng ngọc là một hình thức tẩn liệm độc đáo của thời Hán. Sau thời Đông Hán người ta không còn tìm thấy lối mai táng tương tự như vậy nữa. Ngọc y được qui định theo đẳng cấp có kim lũ, ngân lũ, đồng lũ ngọc y (các sợi dây buộc các mảnh ngọc với nhau bằng vàng, bạc hay đồng). Các chư hầu của nhà Hán thường dùng kim lũ. Riêng Triệu Văn Đế thì dùng tơ để kết nối những miếng ngọc với nhau (ti lũ ngọc y - 絲縷 玉衣 ) là bộ áo ngọc đầu tiên người ta tìm ra và duy nhất từ trước đến nay. Bộ ngọc y này dài 1.73 mét, tổng cộng là 2291 mảnh tết lại bằng tơ màu đỏ thành nhiều hình kỷ hà, sắc thái dễ coi. Ấn ngọc, ngọc bội và ngọc giác bôi Ấn ngọc Có tất cả 9 cái ấn ngọc trong đó có 3 chiếc khắc văn tự (6 chiếc kia không có chữ) đều là ấn hình vuông, tìm thấy trên thân người của mộ chủ khắc các chữ Triệu Muội ( 趙昧 ), Thái Tử ( 泰子 ) và Đế Ấn ( 帝印 ). Chính từ các con dấu này chúng ta có thể xác định rằng Triệu Vương tự xưng là đế, ngang hàng với vua nhà Hán chứ không chịu nhún mình thần phục như sử Trung Hoa vẫn thường khẳng định. Ngọc bội Hình 3: Một món đồ ngọc tinh xảo Việc đeo những đồ trang sức tạc bằng ngọc là một truyền thống đã có từ lâu ở phương Đông. Người ta tin rằng đeo ngọc trong người có thể giúp cho thân thể mạnh khoẻ, trừ được tà khí nên ngọc vẫn thường được tạc thành đồ trang sức và cũng tượng trưng cho giới quyền quí. Trong mộ của Triệu Văn Đế Triệu Muội có tất cả hơn 130 món đồ làm bằng ngọc, nhiều món rất tinh mỹ và quí giá chẳng hạn như một khối ngọc tạc hình sừng tê, một khối ngọc tạc hình hai con rồng chầu, giương nanh trừng mắt rất sinh động. Một số món ngọc của các phi tần người ta cho rằng có thể ráp lại với nhau theo nhiều cách tuỳ theo trường hợp và sáng kiến của người đeo. Ngọc giác bôi Tìm thấy ngay trong phòng để quan tài là chén của mộ chủ dùng dài 18.4 cm, miệng hình ống, đường kính chỗ nhỏ nhất 5.8 cm, chỗ lớn nhất 6.7 cm trông như một cái tù và, rất lạ mắt. Đây là món đồ mà các chuyên gia đánh giá là “độc nhất vô nhị” trong các món ngọc khí đời Hán. Cái chén ngọc này làm bằng loại ngọc trong mờ, có gân nổi từ xanh nhạt sang màu nâu tạc từ một khối đá nguyên thuỷ và phải dùng nhiều loại kỹ thuật khác nhau, khắc nông hay sâu.23 Các món đồ sứ ( 陶器 ) Trong mộ của Triệu Muội người ta tìm thấy 371 món đồ sứ bao gồm đồ để đựng, đồ để nấu và các loại dùng hàng ngày. Ngoài ra còn có các món thuộc về minh khí là đồ chế tạo riêng để chôn theo người chết được mô phỏng theo những vật dụng hàng ngày mà mộ chủ thường dùng trong đó có đỉnh, bích (món đồ của bậc vua chúa cầm theo tước vị của mình), vò, chén, bát ... Đặc biệt nhất trong một số vò và đỉnh có bốn chữ Trường Lạc Cung Khí ( 長樂宮器 ) và đã đưa ra nghi vấn cho những nhà nghiên cứu: “Có thực trong cung Triệu Việt Vương có cung Trường Lạc hay chăng?”. Trường Lạc Cung là tên của một cung điện tại Trường An, chính là cư sở của vua và hoàng hậu nhà Hán, việc một số đồ sứ hiện hữu trong mộ của Triệu Muội thực đáng lưu tâm. Vải vóc, tơ lụa Quảng Châu vốn dĩ là hải cảng quan trọng hơn cả của miền Nam và vào thời đại nước Nam Việt được coi như thương khẩu quốc tế, buôn bán trao đổi không chỉ với các dân tộc nằm trong đại lục Trung Hoa mà còn cả với nhiều quốc gia từ Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương cho tới tận Phi Châu. Theo lịch sử, phương Nam đã biết trồng dâu nuôi tằm từ lâu, gần đây tại miền Bắc nước ta cũng đã tìm thấy mẫu vải trong mộ cổ từ thời Đông Sơn. Trong mộ Triệu Muội, các loại vải tìm thấy phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại. Trong căn phòng phía tây, người ta tìm được vải vóc xếp thành tầng, trong số đó bao gồm cả lụa ( 絹 ), là (朱羅), đồ thêu (綉), và nhiều loại the mỏng ... Những loại tơ lụa này khi xuất thổ đều bị mủn nát, thành bụi cao đến 2, 30 cm, tính ra không dưới 100 xấp vải, chồng lên nhau khoảng 700 lớp. Các đồ tuỳ táng cũng có một số lớn được quấn vải, chẳng khác gì người ta dùng giấy gói những hàng hoá để chuyên chở đi nơi khác. Các loại vải tìm thấy cũng được nhuộm màu khác nhau và cho thấy ở vào thời kỳ này, vải đã khá phổ biến ở phương Nam để dùng trong giao dịch, buôn bán với các nơi khác. Ngà voi, ngọc trai Trong mộ cũng tìm thấy ngà voi còn nguyên chiếc, tổng cộng 5 cái, lớn nhất dài 1 mét 26, đặt chồng lên nhau cao 57cm. Theo các chuyên gia về sinh vật học, những ngà voi này không phải voi Á Châu mà to lớn giống như ngà voi Phi Châu nên người ta cho rằng đây không phải là sản vật bản địa mà do các thương thuyền từ nước ngoài đem đến Quảng Châu. Ngoài ngà voi còn nguyên trong mộ cũng có một số món đồ và vật dụng khắc bằng ngà. Trong túi gối đầu đặt dưới bộ ngọc y người ta tìm thấy 470 viên ngọc trai, đường kính từ 0.1 đến 0.4cm là ngọc trai còn ở dạng thiên nhiên chưa giũa gọt. Theo một số nhà khảo cổ giải đoán, ngọc trai có lẽ dùng để trừ tà ma và đây cũng là lần đầu tiên một chiếc gối như thế được tìm thấy. Ngoài ra trong một chiếc hộp sơn lớn người ta tìm được một số lớn ngọc trai khác, nặng tổng cộng 4117 grams, đường kính từ 0.3 đến 1.1 cm. Tuẫn táng (殉葬) Trong mộ Triệu Muội người ta tìm thấy cả thảy 15 người tuẫn táng. Tuẫn táng là chôn người sống theo để hầu hạ, phục dịch cho người chết ở thế giới bên kia, một tục lệ khá phổ biến ở thời kỳ phong kiến cổ đại. Mười lăm người này chia ra như sau: - Phòng trước 1 người gác cửa (cảnh hạng lệnh - 景巷令) - Phòng trước phía đông (đông nhĩ thất) 1 người có nhạc khí kèm theo chắc là nhạc công. - Phòng phía đông chôn theo 4 cung phi của Triệu Muội cùng nhiều món ngọc khí, đồng khí, đào khí. Ngoài ra còn có thêm bốn cái ấn như đã miêu tả ở trên. - Phòng phía tây có 7 người cùng với các đồ dùng nhà bếp, có lẽ đây là đầu bếp và người phục dịch. Cũng nơi đây mỗi người có chôn theo một hay hai chiếc gương đồng. - Trong mộ đạo còn có 2 người, có lẽ một người là vệ sĩ, một người là xa phu. Theo những chuyên gia giám định thì tất cả những người tuỳ táng này đều bị đánh mạnh vào ngực cho chết rồi chôn theo. Trong tất cả những ngôi mộ đời Hán đào được ở Trung Hoa, ngoài mộ của Triệu Muội, người ta không thấy có hiện tượng tuẫn táng. Tục lệ này ở Trung Hoa chỉ có từ đời Tần trở về trước.24 Kiến trúc Theo các chuyên gia về lăng mộ của Trung Hoa, ngôi mộ Triệu Văn Đế thực ra không thấm vào đâu với một của các vì vua chúa khác và kém cả nhiều mộ của vương tôn, hoàng thất. Ngôi mộ này nằm giữa một ngọn đồi thạch anh, một loại đá biến chất khá cứng, khi khai thác công nhân đã phải dùng búa đẽo từng miếng một. Vào thời kỳ ngôi mộ này được kiến tạo 21 thế kỷ trước khi kim loại còn hiếm hoi, việc đào khoét một ngọn núi nhỏ thành một hang động lớn như thế không phải là chuyện dễ dàng. Theo các tính toán thì ngôi mộ của Triệu Văn Đế sử dụng đến hơn 750 phiến đá để làm tường, lót sàn, xây cột, làm cửa ... mỗi thứ lớn nhỏ, dày mỏng một khác. Những phiến đá đó không phải cùng một loại mà bao gồm cả sa thạch, huyền võ, hoa cương trong đó sa thạch tương đối mềm nên được dùng nhiều hơn cả. Tuy nhiên khi đối chiếu các mẫu đất đá ở phụ cận, các nhà nghiên cứu không tìm thấy nơi nào có các loại đá dùng trong kiến trúc ngôi mộ này. Điều đó khiến họ đưa đết nghi vấn là các tảng đá đó được đục từ một nơi nào đó sau đó mới chuyên chở về để xây mộ. Một việc khá tình cờ đã đưa đến câu trả lời. Một nông dân vô tình đào được một cái đục bằng đồng (銅鑿) ở một nơi cách ngôi mộ này khoảng 100 dặm và các nhà khảo cổ xác định rằng tuổi của nó khoảng hơn 2000 năm và người ta cũng tìm thấy nơi ngọn núi Liên Hoa gần đó loại hoa cương cùng loại với đá dùng để xây mộ Triệu Muội và người ta đưa đến kết luận rằng nhà Triệu đã thiết lập một loại công xưởng tại đây để đục đá, sau đó dùng thuyền theo Châu Giang chở về. Chính đó là lý do tại sao ngôi mộ giữ được bí mật phải đến hơn 2000 năm sau mới vô tình tìm thấy. Tính theo kỹ thuật và phương tiện của thời đại, người ta cho rằng riêng việc đục đá cũng phải tốn hàng mấy tháng trời và dùng hàng trăm nhân công. Nghiên cứu thêm về ngôi mộ, vì mộ thất nằm sâu trong đất đến 20 thước, rộng hàng trăm thước vuông, người ta cho rằng việc kiến trúc phải khởi đầu bằng cách đào một giếng to từ trên đỉnh đồi đi xuống, lớn hơn ngôi mộ để đưa những phiến đá mà trọng lượng không dưới 3, 4000 kg, có tảng dài tới 5.5 mét. Việc sử dụng những tảng đá để xây dựng cũng là một thay đổi so với các triều đại trước thường chỉ xây cất một phần bằng gỗ và phần nào miêu tả hình thái sinh hoạt của triều đình trong một qui mô nhỏ. KẾT LUẬN Từ những di vật trong ngôi mộ của Triệu Văn Đế chúng ta thấy các bậc đế vương đời nào cũng muốn sống lâu để hưởng thụ và lại còn muốn tiếp tục nếp sống vương giả ngay cả khi đã qua đời. Trong mộ Triệu Muội người ta cũng tìm thấy một số thuốc viên có lẽ là những “linh đan” mong uống vào có thể “trường sinh bất tử” mà thời cổ các đạo sĩ thường bỏ nhiều công lao chế luyện. Những viên thuốc này khi phân chất người ta tìm thấy các loại đá quí tán thành bột, nhiều loại hoá chất trong đó có lưu huỳnh, hùng hoàng, chì và chu sa. Rất có thể Triệu Muội đã trúng độc khi dùng các loại linh đan này. Theo một số nghiên cứu, vua chúa đời Hán dùng đến 1/3 tài nguyên quốc gia vào việc xây dựng lăng tẩm.25 Nhà Thương, nhà Chu, nhà Tần đều xây những ngôi mả khổng lồ mà đến nay người ta vẫn chưa khám phá hết. Vào thời đó, tục tuỳ táng còn thông dụng nên vua chúa nào cũng chôn theo mình về thế giới bên kia một số cung tần, mỹ nữ, quan quân, gia nhân, xe ngựa ... Một ngôi mộ nước Tề tại Sơn Đông có đến 600 bộ xương ngựa. Chúng ta còn chờ đợi thêm những khai quật và nghiên cứu những học giả mới dám khẳng định về đâu là cái nôi của văn hoá quan trọng này. Tuy nhiên, những khai quật cũng cho thấy từ nhiều thế kỷ trước TL, miền Lĩnh Nam đã có một nền văn minh khá rực rỡ trong đó nhiều kỹ thuật được áp dụng rộng rãi đồng thời với các khu vực khác trên toàn cõi Trung Hoa cho thấy việc nhiều sử gia cho rằng chỉ đến sau khi bị lệ thuộc nước Tàu các dân tộc miền Nam mới học được một số “văn minh Hoa Hạ” không còn đứng vững. Chúng ta có thể tin tưởng rằng trong cùng một thời kỳ, nhiều trung tâm văn hoá tồn tại có những trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhưng không phải chỉ một chiều từ phương Bắc đi xuống. Việc chiếc ấn vàng của Triệu Muội có khắc bốn chữ Văn Đế Hành Tỉ cũng là một chứng cớ quan trọng khác. Nước Nam Việt đã sinh hoạt một cách độc lập và không chịu phong vương của nhà Hán như người ta thường hiểu lầm. Triệu Muội đã tự xưng là Triệu Văn Đế ngay từ khi còn sống, không phải là một thuỵ hiệu sau khi chết. Chúng ta cũng có thể suy luận thêm là chính Triệu Đà lúc sinh tiền cũng tự xưng là Triệu Vũ Đế chứ không phải chỉ đến tước Vương như sử Trung Hoa đã chép. Lẽ dĩ nhiên, chiếc ấn vàng cũng là một đề tài đáng bàn rộng thêm một chút. Theo suy nghĩ thông thường, chúng ta thường cho rằng ấn là để đóng dấu son lên các văn thư của nhà vua. Thực ra cho tới thời kỳ này, khi giấy chưa được phát minh và công văn còn viết trên những thanh tre kết lại, ấn tượng trưng cho thẩm quyền (token of authority) và tư thế của sở hữu chủ hơn là một tín hiệu để in trên thư từ, văn kiện26. Phần lớn người ta sử dụng dấu để đóng lên một tác phẩm như đã tìm thấy trên những hình nhân trong mộ Tần Thuỷ Hoàng và còn lưu truyền về sau trên đồ sứ và các đồ dùng có nguồn gốc là đất sét. Chiếc dấu của Triệu Văn Đế cũng mang ý nghĩa đó nên chôn theo trong mộ như một thứ thông hành khi về thế giới bên kia. Một trong những giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đưa ra là vùng Lĩnh Nam nói chung và miền Bắc nước ta nói riêng chỉ có cơ hội phát triển một khi Trung Nguyên có loạn. Trong thời kỳ đó, khi nước Tàu các phe phái thanh toán lẫn nhau để làm bá chủ, tình hình kinh tế bị kém sút nhiều và giới thương nhân quốc tế không đến buôn bán được nên chuyển hướng sang Giao Châu để tìm đường sang Trung Hoa theo đường bộ. Những thời kỳ nước ta mạnh lên hầu như bao giờ cũng đi nghịch chiều với phương Bắc. Vào thế kỷ thứ 10 sau Công Nguyên, khi nhà Đường tàn lụi, Trung Hoa chia ra thành nhiều nước nhỏ nên việc kiềm chế các khu vực lệ thuộc ở phương Nam cũng nới ra tạo cho một số thổ hào đứng lên phất cờ độc lập mở đầu cho một kỷ nguyên mới trên đất nước ta. Khi nhà Tống bị đe doạ bởi các giống dân du mục phương Bắc, nước ta cũng có dịp vùng lên để mở ra một thời kỳ thịnh trị mà ngày nay chúng ta gọi là văn minh Lý Trần. Thời kỳ nhà Triệu cũng tương tự như thế nên Nam Việt cũng trở thành một trung tâm thương mại quốc tế, lưu lại nhiều dấu tích qua ngôi mộ của Triệu Muội. Nếu tính về ảnh hưởng của văn minh Hán tộc thì nhà Triệu là giai đoạn đầu tiên chúng ta bị đồng hoá một cách qui mô nhưng nếu đứng ở phương diện chính trị thì giai đoạn này người Việt đã được tổ chức thành quốc gia trong khi các nước chung quanh như Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm La, Ai Lao còn đang trong tình trạng bộ lạc. Về phương diện sử liệu, trước thời nhà Triệu không ai biết chắc tổ chức xã hội của người Việt đã tiến đến đâu nhưng chắc chắn rằng trước khi Triệu Đà chiếm cứ nước ta, dân cư bản địa đã có một nền văn minh rất cao mà một số di tích còn lưu lại trong ngôi mộ Triệu Muội. Trong nhiều thời kỳ, một triều đại mới đã tìm cách xoá sạch mọi dấu tích của các triều đại cũ để nhấn mạnh vào tính chính thống của mình. Trong những năm gần đây, một số di chỉ quan trọng được tìm thấy trong vùng Lĩnh Nam, Vân Quí và miền bắc nước ta đã khiến nhiều vấn đề lịch sử cần được nhìn lại dưới một lăng kính mới. Tháng 11, 2006 1 Trong tấu nghị của các sử thần nhà Nguyễn (ngày 10 tháng 6 năm Tự Đức thứ 9 tức 11-07-1856) thì từ An Dương Vương tới Ngô Quyền không được liệt vào chính thống mà chỉ tính đời Hùng Vương, sau đó tới Đinh Tiên Hoàng. ... An Dương Vương là người nước ngoài, nhân dịp người ta suy yếu, trước thì cậy sức mạnh để kiêm tính nước người, sau vì tin quỉ thần quái dị mà bị người khác lừa gạt, bỗng khởi lên, bỗng bị diệt, không được trọn đời. Triệu Vũ Đế chiếm cứ Phiên Ngung, chống nhau với nhà Hán, nhưng rồi cũng bỏ danh hiệu hoàng đế mà xưng thần ... Tóm lại, các thời đại ấy đều chưa có thời đại nào gọi là chính thống được. Đến thời đại Đinh Tiên Hoàng, trong nước mới được thống nhất. Vậy Đinh Tiên Hoàng nên liệt vào chính thống để nối tiếp với quốc thống Hùng Vương. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (bản dịch Viện Sử Học, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998) tập I, tr. 23. 2 Theo sử nước ta nhà Triệu bao gồm Triệu Đà (Vũ Đế), Triệu Hồ (Văn Vương), cháu nội Vũ Đế, con trai Trọng Thuỷ, Triệu Anh Tề (Minh Vương, con trưởng của Văn Vương), Triệu Hưng (Ai Vương, con thứ của Minh Vương), Triệu Kiến Đức (Thuật Dương Vương) tổng cộng 5 đời vua, 97 năm (207-111 TCN). Vì Triệu Vũ Đế sống rất thọ (121 tuổi), làm vua đến 71 năm nên khi chết truyền ngôi cho cháu chứ không cho con. 3 Tức vua Văn Vương Triệu Hồ ( 趙胡 ), theo sử nước ta. 4 Thượng, Lung ( 尚瓏 ), Dương Phi ( 楊飛 ). Trung Quốc Khảo Cổ Địa Đồ (中國考古地圖 ) The Map of China Archaeology (Bắc Kinh: Quang Minh Báo xb xã, 2004) tr. 181. 5 Nguyên danh là Quảng Châu thị Bác Vật Quán Danh Dự Quán Trưởng 6 Conference on Archaeology in Southeast Asia 7 Mai Yinghao: “Excavation, Preservation and Utilization – Examples of Field Archaeology in Guangzhou” (麥英豪: 發掘,保護,使用。廣州田野考古例� � ),, Archaeology in Southeast Asia, The University of Hongkong, 1995 tr. 357-59. 8 Năm 1968, ở Mãn Thành (滿城), Hồ Bắc người ta khai quật hai ngôi mộ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng ( 劉勝 ) và vợ, tìm được 2800 món đồ quí. Hai người này được đặt trong một bộ quần áo bằng ngọc tương tự như của Triệu Muội nhưng dây tết các mảnh ngọc làm bằng vàng (ngọc y kim lũ), một bộ tổng cộng 2690 mảnh, một bộ 2156 mảnh. New Archaeological Finds in China, 1974, tr. 9-10. 9 theo sử Tàu ông thọ 90 tuổi còn theo sử ta thì thọ đến 121 tuổi (?) 10 前朝後寢. Theo kiến trúc cung điện đời xưa, phần trước gọi là “triều” là nơi vua họp với quần thần để bàn việc nước, phía sau gọi là “tẩm” là nơi vua và thân tộc sinh hoạt, ăn, ở. Kiến trúc này cũng được tạo dựng tông miếu và lăng mộ. 11 禾花雀 12 chuông đồng hình ống 13 chuông có núm để cầm 14 một loại nhạc khí cổ tương tự chiếc lục lạc, dùng trong tế lễ hay yến tiệc 15 Tạ Hồng Ba ( 謝洪波 ), Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê (中國歷代帝王陵墓之謎- Zhong Guo Li dai Di Wang Ling Mu Zhi Mi) (Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân xb xã, 2005) tr. 60 16 Đặc điểm của chiếc hộp bạc này là có chân, một kiểu dáng mà người Trung Hoa thời đó chưa thịnh hành đủ biết nếu không phải là do người ngoại quốc mang tới thì cũng là do công nhân địa phương bắt chước theo. 17 Ngày nay khi nói đến đỉnh chúng ta thường nghĩ đến một loại vạc có ba chân. Theo truyền thuyết, vua Đại Vũ ( 禹 ) đúc 9 cái đỉnh lớn, trên có khắc sông núi cỏ cây để truyền cho hậu thế. Chỉ những ai tài đức vẹn toàn mới làm chủ được những đỉnh này và nếu như bất xứng thì đỉnh sẽ qua tay người khác. Cái đỉnh trở nên một biểu tượng của đức độ và những vì vua đời Hạ (1989-1766 B.C.), đời Thương (1766- 1122 B. C.), đời Chu (1122-221 B. C.) đều lấy việc truyền đỉnh coi như một kế thừa chính thống. Tuy nhiên, người Trung Hoa chưa tìm được đỉnh nào có từ đời Hạ và những đỉnh của đời Thương, Chu tìm được không phải là các đỉnh lớn như sử sách miêu tả. 18 Ở mặt sau của tấm gương có những chạm khắc hình chữ sơn 山 để thành hình tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác. Lối trang trí hình kỷ hà này ít thấy ở các đời sau. 19 Theo Tạ Hồng Ba trong Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê (Cáp Nhĩ Tân, 2005) thì loại gương đồng này là kiểu mẫu của nước Sở thời Chiến Quốc nhưng ngay trong các ngôi mộ của nước này người ta cũng chỉ tìm được các loại kính có 3 chữ sơn, 4 chữ sơn. Đây là chiếc kính có 6 chữ sơn đầu tiên tìm thấy mà lại ở một quốc gia khác. 20 thợ trong nhạc phủ chế tạo năm Văn Đế thứ 9 (129 TTL) 21 Lothar Ledderose, Ten Thousand Things tr. 158-9 22 璧中之王 23 Maurizio Scarpari, Ancient China – Chinese civilization from its Origins to the Tang Dynasty (New York: Barnes & Noble Books, 2000) tr. 181 24 Một ngôi mộ đào được ở An Dương, Hà Nam đời Thương có đến 90 người tuẫn táng bao gồm thê thiếp và đầy tớ 25 The Han dynasty rulers, for example, are said to have spent one third of the state revenue on imperial tombs. Lothar Ledderose, Ten Thousand Things, tr. 65. 26 Lothar Ledderose, tr. 159 PHỔ HỆ HỌ TRIỆU Triệu Đà ( 趙佗 ) Nam Việt Vũ Đế ( 武帝 ) Tại vị 67 năm (203 TTL – 137 TTL) | Triệu Muội ( 趙眛 ) Nam Việt Văn Đế ( 文帝 ) Tại vị 16 năm (137 TTL – 122 TTL) | Triệu Anh Tề ( 趙嬰齊 ) Nam Việt Minh Vương ( 明王 ) Tại vị 10 năm (122 TTL – 113 TTL) | Triệu Hưng ( 趙興 ) Tại vị 1 năm (113 TTL) | Triệu Kiến Đức ( 趙建德 ) Tại vị chừng 2 năm (112 TTL – 111 TTL) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Bội Lan ( 葉佩蘭 ). Văn Vật Thu Tàng Giám Thưởng Từ Điển ( 文物收藏鑒賞辭典 ). Bắc Kinh: Đại Tượng xb xã, 2004. 2. Ebrey, Patricia Buckley. The Cambridge Illustrated History of China. London: Cambridge University Press, 1996. 3. Không tác giả. New Archaeological Finds in China: Discoveries during the Cultural Revolution. Peking: Foreign Languages Press, 1974. 4. Ledderose, Lothar. Ten Thousand Things: Module and Mass Production in Chinese Art. NJ: Princeton University Press, 2000. 5. Mạc, Kiệt ( 莫杰 ) chủ biên. Quảng Tây Phong Vật Chí ( 廣西風物志 ). Quảng Tây: Quảng Tây Nhân Dân xb xã, 1984. 6. National Palace Museum. Chinese Cultural Art Treasures. Đài Bắc: Quốc Lập Cố Cung Bác Vật Viện, 1967. 7. Nhiều tác giả. Conference papers on Archaeology in Southeast Asia. ( 東南亞考古論文集 ) Hongkong: The University Museum and Art Gallery, The University of Hong Kong, 1995. 8. Nhiều Tác Giả. Lịch Sử Văn Hoá Trung Quốc ( 中國文化史 ) 2 tập (Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi dịch). Hà Nội: nxb Văn Hoá – Thông Tin, 1999. 9. Đồng, Ân Chính ( 童恩正 ). Nam Phương Văn Minh ( 南方文明 ). Trùng Khánh: Trùng Khánh xb xã, 1998. 10. Scarpari, Maurizio. Ancient China: Chinese Civilization from its Origins to the Tang Dynasty. New York: Barnes & Nobles, 2000. 11. Tạ, Hồng Ba ( 謝洪波 ). Trung Quốc Lịch Đại Đế Vương Lăng Mộ Chi Mê ( 中國歷代帝王陵墓之謎 - Zhong Guo Li Dai Di Wang Ling Mu Zhi Mi). Cáp Nhĩ Tân: Cáp Nhĩ Tân xb xã, 2005. 12. Tài liệu internet www.guangzhou.gov.cn 13. Thượng, Lung ( 尚瓏 ), Dương Phi ( 楊飛 ). Trung Quốc Khảo Cổ Địa Đồ ( 中國考古地圖 ) The Map of China Archaeology. Bắc Kinh: Quang Minh Báo xb xã, 2004. 25 14. Vainker, Shelagh. Chinese Silk: A Cultural History. NJ: Rutgers University (Theo st Khanhngoc PDS) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 3, 2012 V. Kattigara - Kinh đô Huyền thoại Việt Phải công bằng mà nói Bình Nguyên Lộc đã và sẽ còn đồng hành lâu dài với sự nghiệp nghiên cứu nền văn minh Việt cổ khi ông gắn Việt tộc với Mã Lai, dù theo cung cách quay đầu xuống đất. Chính vì vậy, theo tôi, với trường hợp Kattigara ông đã đọc gần đúng nghĩa của cụm từ này theo cách đọc của người Việt cổ, nói cách khác là theo cách đọc của [một bộ phận] tổ tiên người Malayo. Từ một vài từ gốc được người Hy-La cổ đại viết thành một từ đa âm tiết, ông đã tách được thành ba từ riêng biệt theo đúng phong cách và cấu trúc ngôn ngữ Việt, trong đó Ka được đọc thành Kẻ, Ti được đọc thành Thị, còn Gara được đọc thành Ghe (thuyền). Theo tôi, ông đã gần đúng với trường hợp chữ Ka, còn Ti và Gara thì ông chưa đúng, cho dù ông rành rẽ tiếng Mã Lai, như ông đã nói và đã thể hiện trong hai tác phẩm quan trọng Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam và Lột trần Việt ngữ. Lầm lẫn của ông, có lẽ xuất phát từ việc ông bị định kiến trước với từ Thị của người Hoa tại Sài Gòn xưa, và đặc biệt có lẽ còn hơn cả định kiến trước, ông đã bị ám ảnh với từ Gay (ghe thuyền) trong tiếng Mã Lai, nên đã lập tức tách thành một từ gọi là Gara để đọc thành Gay. Ấy là chưa kể về phương diện lịch sử, Hòn Gay chỉ thực sự có mầm mống một đô thị kể từ năm 1878, khi nhà buôn người Thanh là Ngô Nguyên Thành xin chính quyền Tự Đức cho khai mỏ than tại vùng này; và đặc biệt là kể từ khi Pháp đánh chiếm Quảng Ninh năm 1883 cho đến Thế chiến I, với chính sách đẩy mạnh khai thác thuộc địa phục vụ cho chính quốc. (Trần Văn Giàu 1961). Còn gần 2000 năm trước thì vùng Hòn Gay có lẽ vẫn chỉ có những vạn chài thưa thớt với những con thuyền và kiếp sống lang thang rày đây mai đó mà thôi. Giống Bình Nguyên Lộc, tôi cũng hiểu Kattigara là một cụm từ tiếng Việt cổ, chứ không phải là tiếng Phạn hay một thứ tiếng nào khác, để ghi lại một địa danh Việt cổ nổi tiếng; từng từ trong cụm từ đó có nghĩa rất rõ ràng; cả cụm từ được viết rất đúng với cấu trúc tiếng Việt, và không hề nhầm lẫn. Tuy nhiên vì là tiếng Việt cổ, cách xa chúng ta hàng 2000 năm ròng, nên muốn hiểu hết nghĩa của các từ cổ đó thì cần phải so sánh nó với các ngôn ngữ liên quan, trong đó có tiếng Mã Lai. Giống với Bình Nguyên Lộc tôi cũng tách cụm từ đó thành ba từ riêng biệt, nhưng khác với Bình Nguyên Lộc, tôi không tách cụm từ đó thành Ka - Ti - Gara, mà thành Kat - Tiga - Ra. Và cũng khác với Bình Nguyên Lộc, trong ba từ của ông có một từ ngoại lai là Ti (Thị), còn trong ba từ của tôi không có bất cứ từ ngoại lai nào, mà là ba từ tiếng Việt cổ, hoàn toàn cổ, đến mức là ngày nay hầu như người ta không hiểu được rõ ràng, vì vậy cần phải diễn giải các từ này một cách chi tiết hơn. Trước tiên với trường hợp chữ Ra, theo các nhà ngôn ngữ học trong địa danh thuần Việt, dạng ngữ âm Ra có các biến thể la, lô, rào dùng để chỉ các con sông, chẳng hạn sông Hồng cũng mang tên là Lô, một nhánh sông từ Tuyên Quang nhập vào sông Hồng ở Việt Trì cũng mang tên Lô; về ngữ âm la, có sông La ở Hà Tĩnh, suối La ở Quảng Trị; về biến thể Rào, cóRào Quán ở Quảng Trị, Rào Nậy- sông Gianh ở Quảng Bình, Cửa Rào- Nậm Nơn hợp thành sông Cả ở Nghệ An v.v...(Trần Trí Dõi 2008). Bên cạnh các tương đồng và biến đổi trên, chúng ta còn thấy ở Việt Nam và Đông Nam Á, sự biến đổi rất phổ biến giữa bán nguyên âm ya, các nguyên âm kép ia, ea, ai, ay (sông nước) trở thành các dạng có phụ âm đầu như ba, da, đa, tạ, đạ, đà, đái, đak, đáy, pa, trà vẫn để chỉ sông nước, ở miền Bắc có Tạ Khoa, Tạ Pú, sông Đà, sông Đáy; đặc biệt là ở các vùng miền Trung – Tây Nguyên có vô số sông suối mang tên Ia, Ea, Trà, Đạ, Đak như Ia Ly, Ea Hleo, Trà Giang, Trà Bồng, Trà Cú, Đạ Đờng, Đạ Tẻ, Đạ Hoai, Đak Bla, Đak Lak, Đak Krông, v.v.... Cho nên hiện tượng biến âm giữa ia, ea, tạ, đà, lô, la thành ra để chỉ sông nước trong cụm từ cổ Kattigara là điều rất bình thường. Và như vậy hoàn toàn có thể đọc Ra là sông, nước. Riêng với trường hợp từ Kat nếu bỏ phụ âm cuối [t] còn lại Ka thì đúng là một đặc sản Việt cổ xuất phát từ cuộc sống gắn liền với sông biển. Trong môi trường cư trú của người Việt cổ - một bộ phận của tổ tiên người Malayo-Polynesian - chúng ta thấy có ba từ tạo thành một hệ thống sinh thái nước hoàn chỉnh, đó là Cái để chỉ vũng vịnh ven biển, nơi con người có thể tụ tập thành cộng đồng và sinh sống lâu dài. Vùng biển Quảng Ninh, vịnh Hạ Long và Hải Phòng điển hình cho môi trường này. Ở khu vực này vẫn còn thấy rất nhiều địa danh có từ Cái như Cái Bầu, Cái Lân, Cái Làng, Cái Bèo, v.v... Những vùng này ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán cho nên ít thấy có trường hợp sử dụng từ Hán Việt để mô tả từ này ở khu vực Quảng Ninh, Hạ Long. Nhưng lùi về bờ biển phía đồng bằng Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, chúng ta thấy có hàng loạt từ Hải, chắc chắn đã được dùng thay cho từ Cái, đó là Hải trong Hải Phòng, Hải Hậu. Ở Hải Phòng còn thấy một số địa danh cải biến Cái thành 吉Cát hoặc lai giữa Việt và Hán Việt, trong đó có thể từ Cát là tiếng Việt thay cho từ Cái như Cát Bà, hoặc Cát Cụt, Cát Dài nhưng đối với trường hợp Cát Hải thì lại có thể được diễn giải bằng hai từ Hán 吉海, trong khi vẫn tồn tại địa danh Cái, chẳng hạn Cái Tráp huyện Cát Hải. Có lẽ các biến đổi địa danh trên diễn ra muộn, không xa ngày nay là bao nhiêu. Riêng từ Cửa cũng khá phức tạp, vì từ này được dùng để mô tả các cửa sông chảy ra biển, hoặc cửa sông chảy vào một con sông chính nào đó. Hầu hết các vùng này đều dần dần trở thành thủ đô hoặc các đô thị, các trung tâm quan trọng của vùng, nên khi bị người Hán đô hộ, từ Cửa đã được khoác bằng một hai chiếc áo Hán để ghi bằng các âm tương ứng trong tiếng Hán như 古Cổ (Cổ Loa, Cổ Đô (cạnh ngã ba Hạc Trì), Cổ Lương (Hà Nội), hoặc Khả 可 (Khả Lũ - Cổ Loa; Khả Lạc - Kinh đô của người Dạ Lang cũ nay thuộc Quý Châu, Trung Quốc) chẳng hạn. Như vậy trong hầu hết các trường hợp thì Cổ - Khả là để chỉ một loại trung tâm như Kinh đô, hoặc chính là Kinh đô. Riêng với Kẻ, giống như trường hợp Cái, vì xa các trung tâm đô thị Hán hóa và ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nên nó vẫn tồn tại nguyên vẹn với tư cách là một từ tiếng Việt, cho dù có một hai âm đọc tương ứng khác là Kẽ, Khe, và cũng có thể được viết bằng từ Hán 溪Khê. Đây là những địa điểm tụ cư tại cửa các con sông nhỏ, hoặc cửa các con ngòi, lạch nhỏ chảy vào một vùng nước, hoặc một con sông chính. Vì vậy về cấu trúc phân cấp xã hội phải có một loạt Kẻ phụ thuộc vào một Cửa – Cổ - Khả nào đó. Trong lịch sử thủy cư Việt thì ba từ trên tương ứng với ba quy mô lớn nhỏ khác nhau. Về mặt nguyên ủy, nếu chỉ sống dựa vào tự nhiên thì Cái có quy mô diện tích lớn nhất, và cũng có thể nuôi chứa được một dân số đông nhất vì nguồn lợi thiên nhiên dồi dào của nó. Tuy nhiên khi nông nghiệp, thủ công nghiệp và đô thị phát triển thì Cửa - Khả - Cổ lại là môi trường thuận lợi nhất để nuôi chứa được một dân số lớn đến mức khó tưởng tượng đối với con mắt của người quen nhìn cuộc sống phụ thuộc vào các nguồn thuần túy tự nhiên. Cuối cùng Kẻ vẫn là quy mô làng thôn theo đúng nghĩa của từ khe, ngòi chỉ đủ nguồn lợi để nuôi chứa được một cộng đồng dân số nhỏ bé. Riêng Kẻ Chợ là một khái niệm phiếm chỉ, có lẽ nó ra đời cùng với lớp thị dân vừa thoát khỏi thân phận nông nô, hoặc nông dân tự do nghèo khổ, là những người sống bên lề của xã hội quan lại, quý tộc phong kiến. Vì vậy Kẻ Chợ không nằm trong hệ thống Cái, Cổ, Kẻ truyền thống Việt, mà lại là một từ có vẻ tiên báo về một giai cấp tiểu tư sản thị dân đang xuất hiện và dần dẫn trở thành chủ đạo, giống như các thành thị Châu Âu thời Cận đại vậy. Tuy nhiên vấn đề ở đây lại không phải là chữ Ka, mà là Kat. Liệu có phải Marinus, Ptolemy và những người trước họ đã viết thừa một phụ âm [t]; nếu họ viết thừa một phụ âm [t] thì khi tách ra sẽ đúng là có ba từ Ka – Tiga - Ra mà thôi. Nhưng theo tôi chắc không có chuyện viết thừa phụ âm [t] ở đây. Tôi đã kiểm tra lại nguyên bản viết tay tiếng Hy Lạp của Ptolemy do thư viện Paris công bố [Ptol. Geograph. l.i.c. 17. Paris, 1546, Lib. i, c. 14.] thì thấy tất cả đều được viết là Καττιγαρα*** với hai phụ âm [t]. Như vậy khi tách cụm từ đó thành ba thì sẽ là Kat – Tiga – Ra, và vấn đề sẽ trở nên khó khăn, rắc rối hơn, vì sẽ không còn là Ka để có thể đọc là Khả, Kẻ, Cổ nữa. Như vậy thì không thể đơn giản bỏ một phụ âm [t] đi để đọc cho thuận được. Chỉ còn cách duy nhất là phải thử đọc chữ Kat đó, và tất nhiên cũng phải đọc nó là một từ tiếng Việt. Tôi nhớ hồi còn nhỏ ở quê, bà nội và bà ngoại tôi rất già, không bao giờ gọi Việt Trì, mà chỉ gọi là Vật Trì, dù bà ngoại là người Bạch Hạc. Tại sao các bà lại nhầm lẫn hoặc nói nhịu kiểu đó? Trong thực tế khả năng biến âm giữa [iê] (chẳng hạn từ thiệt) và [â] (chẳng hạn từ thật) của Việt và Vật là thông thường. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì không? Tôi nhớ cạnh Việt Trì, bên huyện Ba Vì, sát kề sông Đà có xã Vật Lại. Và tôi cũng đã từng đọc mấy câu thơ nổi tiếng của sĩ phu Ngô Quang Bích (1832 – 1890) làm quan lâu năm ở xứ Hưng Hóa và gắn bó máu thịt với non nước nơi này; chính vì vậy ông đã có được những vần thơ để đời như hai câu 眾水皆東走,沱江獨北流Chúng thuỷ giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu; vừa mượn hướng chảy của sông Đà để nói về chí khí của mình, vừa nói về kinh đô Phong Châu, nơi hồn thiêng núi sông ngàn năm hội tụ. Vậy thì chắc hẳn chữ Việt trong Việt Trì, được viết Kat là biến/hoán đổi âm của Vật ↔ Quật ↔ Quặt ↔ Kat được dùng để mô tả dòng Hắc Long – sông Đà chảy vật lại, quật lại, quặt lại, quay lại, từ phía tây nam ngược lên phía bắc; dòng Thanh Long – sông Lô từ phía đông lượn sát Việt Trì quành về phía tây bọc lấy Bạch Hạc; còn dòng Xích Long – sông Hồng đón nước Đà giang rồi lượn vòng hẳn về phía đông hợp lưu với Lô giang, trở thành ba con rồng thiêng quần chầu ôm lấy vùng Đất tổ, tạo thành một Đại huyệt đạo Kattigara. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất trong ba từ trên chính là Tiga, thật không dễ tìm được một từ nào trong vốn tiếng Việt hiện đại tương ứng để suy luận nghĩa của nó. Chính vì vậy, chúng tôi đã phải tìm đến các ngôn ngữ gần gũi hoặc có quan hệ với tiếng Việt, mà trước hết là các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Malayo-Polynesian. Và ở đây chúng tôi đã tìm thấy một gợi ý rất có ý nghĩa, khi phát hiện ra Tiga chính là số 3 (Ba) trong hệ số đếm của các ngôn ngữ Malayo-Polynesian như dưới đây (AnderbeckK. R.2008): Malay: Tiga Indonesian: Tiga Javanese: Tiga, Telu Balinese: Tiga, Telu Sundanese: Tilu Toraja: Tallu Tagalog: Tatlo Acehnese: Lhè Nhìn bảng trên có thể thấy các ngôn ngữ Balinese, Indonesian, Javanese, và Malay vẫn còn giữa được nguyên vẹn số đếm Ba từ thời cổ đại, trong khi đó các ngôn ngữ còn lại đã có những biến đổi hoặc đôi chút khác biệt, tuy nhiên vẫn có những mối liên hệ ngữ âm rất rõ ràng và có tính quy luật. Bình Nguyên Lộc đã chứng minh rằng người Việt cổ cũng sử dụng hệ số đếm này trong cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Còn bản thân chúng tôi vẫn chủ trương khu vực văn hóa Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long của người Việt cổ là một trong những cội nguồn của người Malayo-Polynesian, nên đương nhiên ngữ hệ Malayo-Polynesian cũng là một cơ tầng ngôn ngữ Việt. Chính vì vậy ở đây chúng tôi không chứng minh lại nữa, mà chỉ xem xét riêng về khả năng biến đổi những từ đa âm tiết trong tiếng Việt cổ thành từ đơn âm tiết sau khi tiếp xúc lâu dài với ngôn ngữ - văn hóa Hán. Một trong vô vàn trường hợp đó chính là từ Tiga đã biến đổi thành một từ đơn tiết trong tiếng Việt hiện đại là Ba. Như trên chúng ta đã thấy, bên cạnh Tiga của các ngôn ngữ Indonesian, Javanese, Malay đã xuất hiện phụ âm [l] trong chính các từ số đếm Ba của các ngôn ngữ Javanese, Balinese, Sundanese, Toraja, Tagalog, và Acehnese. Trong tiếng Việt, có thể thấy rất rõ sự biến âm giữa [t] ~ [bl]; đặc biệt là vẫn còn rất nhiều hiện tượng biến đổi trực tiếp [g] → như: gạy → bẩy, gói → buộc, gập → bẻ, gò → bó, gạt →bạt, guá → bụa, gả → bán. Vì vậy trong trường hợp này, quá trình đơn tiết hóa có thể diễn ra như sau: tiga → tiba → tba → ba. Vậy là chúng ta đã đọc được cụm từ Kattigara, và đến đây thì ai cũng biết là cụm từ ấy có thể diễn giải theo nghĩa đen là Vùng đất Ba sông Cuộn lại, nói theo cách hiện đại là Thành phố Ngã ba sông, Thành phố Việt Trì. Còn trong lịch sử và tiềm thức thì người Việt vẫn coi đó là Kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang, Kinh đô huyền thoại của các vua Hùng, của người Lạc Việt. Như thế có nghĩa là cái đặc trưng lớn nhất của vùng đất linh thiêng này là nơi hợp lưu của ba con sông, và ngay cả đặc trưng 北流bắc lưu của Hắc Long – Đà Giang cũng đã được người xưa ghi nhận trong chính cái tên mà họ đã gọi nó. Tuy nhiên có một số vấn đề cơ bản về ngữ âm học lịch sử, danh pháp học lịch sử liên quan đến những từ cổ để gọi Kinh đô Phong Châu vẫn còn lại ở vùng này, đó là chữ Trì trong cặp từ Việt Trì. Chữ Việt thì mọi người đều có thể dễ dàng đồng ý là về sau người ta có thể dùng từ chữ Hán là 越 Việt trong cái tên quen thuộc Việt Nam. Nhưng còn chữ 池Trì được ghép thành 越池 Việt Trì để giải thích là Ao Việt thì không có nhiều sức thuyết phục so với cả trường ý nghĩa rất sâu sắc gắn liền với Kinh đô Phong Châu huyền thoại của dân tộc. Chúng tôi chỉ tạm thấy yên tâm với chữ Trì khi mạo muội cho rằng đó có thể chính một mảnh ngữ âm còn rớt lại từ quá trình biến đổi nghĩa tiga thành ba, nhưng về phương diện ngữ âm thì lại vẫn lưu giữ một mối liên hệ ngầm theo con đường giữa tiga với ti, tli, để rồi cái mảnh ngọc nhỏ xíu quý báu đó đã ẩn mình sau tấm áo Hán 池 trì (ao);và một lần nữa lại long đong cùng các cố đạo Pháp, khi họ dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt thì ti hoặc tli hoặc âm trì trong tiếng Hán của địa danh này đã chính thức trở thành chữ Trì trong hai chữ Việt Trì, vẫn được giải thích là Ao Việt. Nhưng vẫn không hết băn khoăn, vì bên cạnh chữ Việt Trì, vẫn còn một chữ quen thuộc khác là Hạc Trì. Vậy thì Hạc là gì? Về phương diện thuần túy danh pháp thì có thể diễn giải Hạc Trì là Ao Hạc, nơi có nhiều hạc, sếu đến kiếm ăn. Trong thực tế có thể có chuyện đó, và đúng là có chuyện đó. Vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi người viết bài này còn nhỏ, nhà bên dòng sông Lô, cách Việt Trì không bao xa, vào mùa thu chúng tôi vẫn thấy những đàn sếu, bồ nông chân dài, mỏ dài, sải cánh lớn bay về kiếm ăn bên dòng sông vẫn còn rất êm đềm, vắng vẻ. Vì vậy nếu hình dung khoảng hơn 2000 năm trước, cùng với quá trình biển thoái, cả một vùng đất ngập nước bao la, màu mỡ của Ngã ba sông hiện ra, thì đúng là nơi “đất lành chim đậu”. Bên cạnh đó, có thể còn những khả năng khác để diễn giải chữ 鶴Hạc. Trước hết, trên các trống đồng Lạc Việt có hình khắc chim hạc, sếu. Vì vậy có thể hạc, sếu được sử dụng làm biểu tượng của cư dân Phong Châu nói riêng, làm biểu tượng của người ở nơi cao ráo, ít bị ngập úng, thuộc vùng đồi núi, vùng của mẹ Tiên, người ở trên núi Tiên, mà chữ trên trong tiếng Việt cổ có thể có nguồn gốc từ tlên, tliên, chiền, tiên vẫn còn có thể quan sát được. Ngoài ra cũng còn một cách khác để diễn giải chữ Hạc từ khả năng tương đồng âm giữa chữ Kat và chữ Hạc. Trong tiếng Trung Quốc phổ thông hiện đại, chữ Hạc được phát âm là hứa, khứa, còn những nhóm người khác nhau ở Đài Loan và Quảng Đông thì phát âm là hộc, hạc, hác, khác, khách không xa âm Kat trong tiếng Việt cổ. Tuy nhiên tích truyện xưa lại lý giải cái tên Bạch Hạc với cây Chiên đàn “cao hàng nghìn nhẫn, tỏa ra một vừng rộng, che rợp như rừng, có đến hàng nghìn dặm, thường có đôi hạc đậu ở trên nên gọi là Bạch Hạc” (Vũ Quỳnh 1993: 95) thì rõ ràng có màu sắc Phật giáo. Trước hết là hình tượng cây Chiên đàn, 栴檀树Chiên đàn thụ - là loại cây quý, màu vàng tro, tỏa hương thơm ngào ngạt, người xưa dùng để tạc tượng Phật. Theo Kinh Tăng nhất A hàm, quyển 28, trong thời gian đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp độ mẫu thân, vua Ưu Điển (Udayana) không được đảnh lễ Ngài, nên sinh bệnh. Các quan lấy cây Chiên đàn tạc pho tượng Phật cao 5 thước, vua liền khỏi bệnh, và đó chính là pho tượng đầu tiên của Đức Phật tại Ấn Độ. Vì vậy hình tượng cây Chiên đàn tại Bạch Hạc chính là cây Chiên đàn trong tích truyện vua Ưu Điển. Cùng với hình tượng cây Chiên đàn thì hình tượng chim Bạch Hạc cũng chính là biểu tượng của Đức Phật. Kinh Đại Niết Bàn chép rằng khi đức Phật nhập niết bàn tại Sa La viên, cả rừng Sa La rủ bóng che chở Ngài, toàn bộ lá trong rừng đều biến thành màu trắng như ngàn cánh hạc trên kim thân đức Phật. Màu trắng là gốc của các màu thể hiện đức Phật nhập Niết Bàn là quay về với bản nguyên vô thủy, vô chung. Chính vì vậy các khu vườn của tăng đoàn sau này thường được gọi là Hạc lâm. Một phiên bản khác nói rằng khi đức Phật nhập Niết Bàn thì hai cây Sa La bên kim thân Ngài biến thành đôi hạc trắng, nên hai cây Sa La đó còn được gọi là Sa La Song thụ, hoặc có tên gọi khác là cây Hạc trắng. Ngoài ra sách Đại Nhật kinh sớ, quyển 3 còn nói ở Ấn Độ có loại chim Sarasa, giống như chim uyên ương, nhưng lớn hơn đôi chút, tiếng hót rất thanh nhã, loài chim này không có ở Trung Quốc, sách Tuệ Lâm Âm nghĩa dịch là Cộng hành điểu, còn gọi là Bạch Hạc – tượng trưng cho Phật tính. Vậy là dù có những phiên bản khác nhau, nhưng tất cả các hình tượng trên đều là biểu tượng của đạo Phật, của sự quay về với cái bản nguyên của con người. Tuy nhiên trong trường hợp Bạch Hạc, chắc chắn tác giả của tích truyện còn muốn sử dụng hình tượng của Phật giáo để gửi gắm tâm sự và niềm tin của người dân đất Việt vào nơi gốc tổ, coi đó không chỉ là bản nguyên của mỗi cá nhân, gia đình, mà còn là bản nguyên, là nguồn sức mạnh vô song của cộng đồng, và của cả dân tộc. Đặc biệt là khi đất nước gặp nguy nan như khi kẻ thù phương Bắc xâm lược, hoặc gặp thời tao loạn, người con dân Lạc Việt luôn luôn quay trở về tìm lại nguồn sức mạnh vô tận từ gốc tổ, từ bản nguyên, để hồi sinh, lớn mạnh, và chiến thắng. Vài lời cuối bài viết Hai nghìn năm là một quãng đường dài, nhiều hiện thực lịch sử đã trở thành ký ức, nhiều ký ức đã trở thành huyền thoại, và đến lượt mình nhiều huyền thoại đối với nhiều người chỉ còn thuần túy là huyền thoại. Có thể Hạc Thành - Phong Châu không ở trong trường hợp đó, nhưng với nhiều người, thật không dễ để nhìn thấy nó như một hiện thực sống động. Trong bối cảnh đó Kattigara - Kinh đô Ba con sông - Hạc Thành, giống như một cuốn phim, không phải ngẫu nhiên đã được Marinus, Ptolemy và những bộ óc vĩ đại khác của thế giới Hy - La ghi lại như để giành tặng riêng cho người Việt. Không phải ngẫu nhiên, vì chính bản thân Lạc Việt - Phong Châu - Kinh đô Ba con sông - Hạc Thành đã một thời tỏa rạng bên bờ biển Đông. Cái thời đó tưởng đã lùi xa, tưởng đã bị vùi lấp trong thẳm sâu quá khứ, nhưng giống hệt một chân lý, và đó chính là chân lý - những gì là giá trị thực thì sẽ vĩnh viễn tồn tại cùng con người. Kattigara là một chân lý như vậy. Tôi hình dung một ngày không xa Việt Trì - Phong Châu - Hạc Thành sẽ có một công viên, một con đường, một nhà hát, một bảo tàng, một đại học mang lại cái tên đầy âm hưởng xưa: Kattigara của những thế hệ tổ tiên vĩ đại. Ở đó bên cạnh bố rồng, mẹ tiên, các vua Hùng và các tiên hiền Lạc Việt, còn có những bức tượng của Alexandros, Titanus, Marinus, Ptolemy, Columbus, Magellan và nhiều vĩ nhân khác nữa - những con người đã chót bén duyên Lạc Việt. Và tương lai sẽ có những tuyến hải hành quay trở lại con đường cổ, từ Kattigara - Phong Châu - Hạc Thành tỏa đến Alexandria, Châu Phi, Châu Mỹ để tưởng nhớ những bước chân các vĩ nhân xưa trên con đường đi tìm một Kattigara huyền thoại nay đã trở về cùng hiện thực. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 3, 2012 Giang Tây chuyên trúc Đại La thành Bách Việt Trùng Cửu Thiên Nam ngữ lục cho biết Cao Biền sau khi đánh dẹp được quân … Hậu Lý, khai kênh … Lâm Ấp thì: Dân làm cự cứu bảo nhau Tôn Biền làm chủ giữ âu Long thành Đến Kim Lan cơ đầu ghềnh Lục nơi cải tử hoàn sinh chẳng cùng Mạch tòng Tản Lĩnh giáng long Sáu rồng phun ngọc, ba sông nước chầu Biền già ở cõi Nam châu Người nhà bèn táng ở đầu Kim Lan.Mả Cao Biền được táng ở chỗ “giáng long” là ở Kim Lan. Tác giả khảo cứu Thiên Nam ngữ lục bó tay, không biết “ghềnh Kim Lan” ở chỗ nào.Lục tìm trong các di tích dân gian thì thật bất ngờ khi biết Kim Lan là một xã ở Long Biên, nay thuộc Gia Lâm – Hà Nội. Tại đây đình làng vẫn còn thờ Cao Biền và 2 vị tướng tá của ông là Trạc Linh và Chử Việt. Vị trí của đình Kim Lan được câu đối trước tam quan đình mô tả như sau: Nam đái Nhĩ hà chân đào tích Bắc lân cổ tự chấn linh thanh. Dịch: Sông Nhĩ dải Nam là di tích làng gốm Chùa xưa bên Bắc có tiếng thiêng vang truyền. Bãi Hàm Rồng - Kim LanNgay cạnh đình phía Nam bãi sông là .. di chỉ Hàm Rồng, vừa được phát lộ năm 2000. Phía Bắc đình là chùa Kim Lan. Rõ ràng ghềnh Kim Lan, nơi táng mộ Cao Biền trong Thiên Nam ngữ lục chính là bãi Hàm Rồng này. Đây thực sự là một khu vực cực kỳ linh thiêng với sự có mặt của 4 vị vua lớn của cổ sử tại các làng lân cận:- Chử Xá: quê của Chử Đồng Tử và bãi Tự Nhiên. - Đầm Dạ Trạch: thờ Triệu Việt Vương. - Bát Tràng: thờ Hán Cao Tổ Lưu Bang và Lã Hậu (!) - Xuân Quan: điện Long Hưng thờ Triệu Đà – Triệu Vũ Đế Tại di chỉ Hàm Rồng – Kim Lan đã tìm thấy nhiều đồ gốm sứ từ thời Đường. Đặc biệt còn tìm thấy cả mẫu gạch “Giang Tây quân”, là lớp gạch dưới cùng của Hoàng thành Thăng Long. Câu đối ở tam quan đình Kim Lan: Tĩnh Hải chân truyền từ đào nghiệp Giang Tây chuyên trúc Đại La thành. Dịch: Thầy Tĩnh Hải truyền nghề gốm sứ Gạch Giang Tây đắp Đại La thành. Đọc câu đối này không khỏi nghiêng mình thán phục trước thông tin từ văn hóa dân gian. Việc khai quật hoàng thành Thăng Long thì mới làm từ vài chục năm trở lại đây. Vậy mà dân Kim Lan đã biết từ lâu, thành Đại La được xây bằng gạch “Giang Tây chuyên”. Trong khi các nhà khảo cổ Việt Nam còn đang lúng túng, không biết xác định gạch "Giang Tây chuyên" là gạch đời nào thì làng gốm Kim Lan này đã nêu đích xác đó là gạch từ thời Cao Biền. Là làng nghề gốm được truyền từ đời Cao Biền nên dân Kim Lan hiểu rõ gạch "Giang Tây chuyên" nghĩa là gì. Chính ở Kim Lan là nơi đã đúc nên loại gạch "Giang Tây chuyên" này để xây thành Đại La. Lý do các nhà khảo cổ khó giải thích về xuất xứ và thời gian của gạch Giang Tây là vì: - "Giang Tây" là địa danh ở xa lắc, tận tỉnh Giang Tây Trung Quốc. Các nhà khảo cổ đành phải "bịa" ra là thời Đường có các đạo quân phòng đông, phòng thu gì đó đi lao động tăng cường ở Lĩnh Nam... An Nam từ thời Cao Biền đã trở thành một khu vực tách biệt, thay từ Đô hộ phủ sang chế độ phiên trấn (Tiết độ sứ). Cao Biền có lẽ chỉ thiếu chút nữa là xưng vương lập quốc gia riêng ở Tĩnh Hải. Làm gì có chuyện có quân ở một "sứ" khác lại đi xây thành cho sứ Tĩnh Hải. - "Giang Tây chuyên" được tìm thấy ở nhiều nơi ở Việt Nam và còn trong cùng một lớp tường với gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” của nhà ... Lý tại Hoa Lư và Cổ Loa. Từ Đường tới Lý theo chính sử trải qua một đống triều đại hàng trăm năm (Hậu Lương - Khúc Thừa Mỹ, Nam Hán Lưu Cung, Ngô Vương Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn). Làm sao gạch thời Đường lại nằm chung lớp với gạch thời Lý trên cùng một bức tường được? Gạch "Giang Tây quân" ở Hoàng thành Thăng LongLời giải về những viên gạch xây thành Thăng Long như sau:- Cao Biền sau khi đánh dẹp Nam Chiếu, được nhà Đường phong là Tiết độ sứ. An Nam đô hộ phủ đổi thành đất Tĩnh Hải, tức là vùng đất phía Tây của biển Đông. Đại Nam quốc sử diễn ca viết: Gia quan cho lĩnh tiết mao, Đặt quân Tĩnh Hải biên vào bản chương.Quân của Cao Biền thì không gọi là Tĩnh Hải quân mà gọi là “Giang Tây quân”. Giang Tây ở đây không liên quan gì đến tỉnh Giang Tây bên sông Dương Tử cả, mà là một từ dùng tương đương với Tĩnh Hải. Tĩnh = Tây, Giang = Hải. Đây là tên gọi khu vực nước ta từ thời Đường tới tận thời Đinh Lê. Cũng vì thế gạch “Giang Tây quân” tìm thấy khắp nơi, ở nhiều niên đại. Ngay ở Hoa Lư và thành nhà Hồ (Thanh Hóa) cũng từng là những tòa thành xây dưới thời Đường vì đều tìm thấy loại gạch này.- Lớp gạch tiếp theo ở Hoàng thành Thăng Long là gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên”. Điều này cho thấy Hoa Lư cũng như Thăng Long sau thời “Tĩnh Hải sứ” – “Giang Tây quân” đã chuyển thành “Đại Việt quốc”, là một quốc gia độc lập. Người xây thành Thăng Long bằng gạch Đại Việt này là Lưu Cung, sau khi đánh bại Khúc Thừa Mỹ chứ không phải Lý Công Uẩn (Đại Việt của triều Lý phải mãi tới thời Lý Thánh Tông mới đặt tên). Hai nhà Đinh, Lê không tiến hành xây dựng gì cả, hoặc có xây thì cũng vẫn dùng quốc hiệu Đại Việt của Lưu Cung. Khi xây dựng Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã không hề dùng niên hiệu Thái Bình hay Thiên Phúc như chính sử chép. - Niên hiệu “Thái Bình” xuất hiện ở lớp gạch thứ ba của Hoàng thành Thăng Long, nhưng không có ở Hoa Lư. Đó là loại gạch “Lý gia tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Gạch này của vị vua thứ ba của triều Lý, Lý Thánh Tông, người đã đặt tên Đại Việt theo chính sử. Đây cũng là người cho sửa cung điện và xây Văn Miếu. Thật là lạ vì hoàn toàn không tìm được gạch nào là của Lý Công Uẩn, người tương truyền đã dời đô từ Hoa Lưu về Đại La. Chẳng nhẽ khi dời đô lại không hề phải xây dựng gì trong thành? Việc phải đến đời vua Lý thứ ba mới lấy niên hiệu riêng, xây một loại gạch mới cho thấy đây mới là thời điểm mở đầu một triều đại độc lập. Lý Thánh Tông mới là vị vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Hai nhà Đinh Lê trước đó lấy quốc hiệu theo Lưu Cung cũ, chịu tước phong của nhà Tống. Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông cũng vậy. Giả thuyết rằng Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là hai vị vua Lý đầu tiên ẩn họ (Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông) hoàn toàn được xác nhận bởi các lớp gạch ở Hoàng thành Thăng Long. Từ Cao Vương tới Lý Thánh Tông là một chặng đường dài đầy biến cố trên đất Tĩnh Hải – Giang Tây. Thật may một số dấu tích vẫn còn lưu lại và đang ngày càng chiếu tỏ giai đoạn lịch sử bản lề này. Đình Kim LanVài câu đối hay khác ở đình Kim Lan:Chấp thần bút ngự kim diên, thanh trì Bắc quốc Trúc La Thành tiêu thạch trụ, uy chấn Nam bang. Dịch: Cầm bút thần cưỡi diều vàng, tiếng vang sang Bắc quốc Đắp La thành dựng cột đá, oai phong dội Nam bang. Một câu khác: Châu lĩnh ngật đồi ba, Hồng Lạc sơn hà lưu thắng tích Nhĩ hà bồi xuân sắc, Thăng Long cố chỉ ánh Đại La. Dịch: Đất ngọc sóng vờn vun, non nước Lạc Hồng lưu thắng tích Sông Nhĩ đắp xuân sắc, nền cổ Thăng Long sáng Đại La. Sự nghiên cứu thực tế của tác giả rất là nghiêm túc. Z2. Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler – Hoa Kỳ). Hy vọng đây sẽ là đóng góp nhỏ vào nỗ lực mà ông Hàn đang ôm ấp cùng một số đồng nghiệp tại Trung Hoa lục địa: Hóa giải những mâu thuẫn lịch sử quốc gia giữa Việt Nam và Trung Hoa trên cùng một chủ đề nước Nam Việt thời Tây Hán. Tuy vậy, góc nhìn ở đây sẽ bị ràng buộc bởi khuôn khổ những giả thuyết tổng thể về cổ sử Việt Nam trong “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” mà tác giả đã từng giới thiệu trên báo điện tử talawas và hiện lưu trữ tại kho sách vnthuquan.net. Qua đây, tôi cũng xin thay mặt ông Hàn gửi lời mời trân trọng đến các cây bút chuyên nghiệp hơn góp thêm tiếng nói, hầu đa dạng và phong phú hóa các quan điểm Việt Nam về Nhà Triệu và nước Nam Việt. 1. Những mô tả về nước Nam Việt của hiến sử Việt Nam trước năm 1400: Tập hiến sử đầu tiên của Việt Nam còn bảo tồn dược đến hôm nay là An Nam Chí Lược của Lê Tắc (viết năm 1335). Ở quyển Đệ nhất Lê Tắc xếp nhà Triệu là khởi triều, nếu không kể một ít nguồn gốc Giao Chỉ - Việt Thường dựa vào tích “Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc” được nhiều sách đời sau dẫn từ Thượng Thư Đại truyện. Song có một phần sự kiện liên quan được kê cứu như cổ tích. Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của Trung-Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật. Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn chín mươi năm. Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt. Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất mười vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị. Phần“Cổ tích” Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao-Châu Ngoại-Vực-Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc-điền tuỳ theo thuỷ-triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc-Dân, người cai-quản dân gọi là Lạc-Vương, người phó là Lạc-Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu. Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc-Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An-Dương-Vương. Triệu-Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao-Thông xuống giúp An-Dương-Vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An-Dương-Vương, nhân đó trú lại huyện Võ-Ninh, khiến Thái-Tử Thuỷ làm chước tá hàng để tính kế về sau. Lúc Cảo-Thông đi, nói với vua An-Dương-Vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước". An-Dương-Vương có con gái tên là Mỵ-Châu, thấy Thái-Tử Thuỷ lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mỵ-Châu lấy cái nỏ thần cho Thái-Tử Thuỷ xem, Thuỷ xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau Triệu-Đà kéo quân tới đánh thì An-Dương-Vương bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu-Đà chiếm cả đất của An-Dương-Vương. Nay ở huyện Bình-Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An-Dương-Vương hãy còn. Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu – 1272) Năm 1272 Lê Văn Hưu viết xong bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển. Hiện nay sách này đã thất truyền. Theo Trần Trọng Kim, quyển sử ấy chép việc từ Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử lược (Khuyết danh - năm 1388) Sách này đầu tiên kể đến Hoàng Đế, một vị vua truyền thuyết của Trung Hoa không thống thuộc được Giao Chỉ. Qua đời Trang Vương (696 – 682 TCN) thì vua Hùng xuất hiện. Phần truyền thuyết về họ Triệu trong An Nam Chí Lược đã được biên tập bớt hoang đường. Cuối đời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa. Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương. Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lổ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người. Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu. Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo. Cao Lỗ bỏ đi, con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gẫy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra. Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu. Câu cuối cùng trong phần trích trên là lí do căn bản để Đại Việt sử lược xếp nhà Triệu là một triều đại Việt Nam, kéo dài 93 năm với các đời vua: Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương, Triệu Ai Vương, Triệu Vệ Dương Vương. Cái nhìn của hiến sử Việt Nam với nhà Triệu và nước Nam Việt phải đặt trong toàn cảnh lịch sử chính trị - xã hội Việt Nam cùng thời. Dưới lăng kính tiến hóa chính trị và vận động xã hội mới nêu bật được những mâu thuẫn nội tại của sử sách Việt Nam và con người Việt Nam trên cùng một dữ liệu lịch sử. Học giả người Nhật, Yumio Sakurai, qua nghiên cứu cách định cư và nông nghiệp thời Lý đã lập luận nhà Lý là một triều đại địa phương, nhiều thế lực địa phương khác đến thế kỉ 13 mới bị nhà Trần trấn áp hoàn toàn (1). Đây phải chăng là tàn tích của nạn “xứ quân” từ thế kỉ 10. Tuy vậy, tác giả bài này không tin rằng thế kỉ 13 mô hình nhà nước phân quyền kia đã được thay bằng công thức phong kiến tập quyền tuyệt đối. Bằng chứng nằm tại “Hịch tướng sĩ” năm 1284 của Trần Hưng Đạo. Mặc dù là “Tiết chế” thống lĩnh toàn quân, lời văn của Trần Hưng Đạo trong “hịch tướng sĩ” mang phong thái khuyến dụ hơn là quân lệnh bắt buộc phải tuân theo. Như vậy tại đỉnh cao đoàn kết chống ngoại xâm, ở thời thịnh trị nhất của nhà Trần, dấu vết phân quyền chưa phai nhạt thì không có lẽ nào đến khi Trần mạt hình thức ấy có nhiều thay đổi. Niên đại 1388 của Đại Việt sử lược là thời kì Trần mạt. Lúc này một nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi sắp bước lên vũ đài chính trị Việt Nam là Hồ Quí Ly. Các chính sách cai trị của họ Hồ một lần nữa khẳng định quyết tâm tập quyền của ông: 1. Làm tiền giấy, cải cách thuế má, thống nhất tài chính. 2. Định phục phẩm quan lại, cải tổ địa giới hành chính như đổi một vài lộ làm trấn, đặt thêm quan chức ở lộ, phủ, qui ước các lộ ghi chép sổ sách và đem về kinh báo cáo mỗi cuối năm. 3. Cải cách giáo dục, thi cử, đưa toán pháp vào quá trình chọn người tài v.v.. Với nhà nước phong kiến phân quyền, tính chính thống của kẻ mạnh nhất đặt trên cơ sở cầu phong Bắc phương. Tệ phân quyền ấy là căn nguyên của những hành động mà sau này sử sách Việt Nam qui là “phản quốc”: từ thời Trần qua đến đầu thời Lê, nhiều lần quí tộc Việt Nam sang Trung Hoa “rước giặc” về để mong thiết lập vương triều cho chi họ mình. Đến thời Hồ Quí Ly, việc nhập khẩu Nho Giáo vào Việt Nam đã hạ bệ tính chính thống kia và cố gắng chuyển việc cầu phong thành quan hệ ngoại giao, tuy chưa được bình đẳng nhưng cũng nói lên sự trưởng thành to lớn của đất nước Việt Nam. Chính Hồ Quí Ly, chứ không ai khác đã đặt nền móng cho việc nhìn nhận lại nước Nam Việt và dòng họ Triệu trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. 2. Các quan điểm sau năm 1400 Ở Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên - dưới triều Lê Thánh Tông 1460 đến 1497), lần đầu tiên hiến sử Việt Nam truy nguyên gốc tích của mình từ kỷ Hồng Bàng với Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân rồi mới đến Hùng Vương, An Dương Vương và Triệu Vũ Vương… Lê Thánh Tông là ông vua đã rút ra được bài học nóng vội của Hồ Quí Ly, để áp dụng thành công đường lối chính trị Nho Giáo Trung Hoa vào đất nước Việt Nam. Nhu cầu “chính danh” đã đưa rất nhiều huyền thoại, cổ tích trong dân gian thành chính sử. Ngô Sĩ Liên được thay mặt trí thức Việt Nam đương thời trả lời câu hỏi “Ta là ai? Từ đâu tới?” cho dân tộc Việt Nam. Những quyển sử cũ chỉ đuợc thêm vào chứ không bớt đi hoặc tách ra, và họ Triệu được để yên cho đến khi xuất hiện Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ năm 1775: Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nướcThục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy. Với lý do này, Ngô Thì Sĩ đã loại họ Triệu khỏi chính sử Việt Nam. Ông gộp năm đời Triệu Vương thành một kỷ Ngoại thuộc, tương đương với các kỷ ngoại thuộc Hán, Tùy, Đường sau đó. Thực ra lí luận của Ngô Thì Sĩ mang tính nhất thời, trong cái nhìn địa phương hãn hữu. Ông phân biệt rạch ròi “Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam”, nghĩa là Việt Nam ngày nay chẳng dính dáng gì đến cương vực bao la của Nam Việt khi xưa. Vì không cùng quan điểm với họ Ngô nên Tự Đức vẫn cho Quốc Sử Quán ghi danh các vua Triệu như là tiền triều trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa TK 19). Hơn nữa lời phê của ông sau khi nhà Hán diệt nhà Triệu là câu trả lời dứt khoát: ngày xưa bờ cõi của tổ tiên ông bao gồm nhiều quận trong Giao Chỉ bộ! Lời phê - Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân năm 1945, nền sử học cộng sản non trẻ áp dụng ngay phép biện chứng duy vật lịch sử vào môn lịch sử. Tình cờ nhãn quan của Ngô Thì Sĩ rất hợp với quyết tâm xây dựng nền móng bản địa cho lịch sử Việt Nam, cộng với chủ nghĩa dân tộc dâng cao, vấn đề Nam Việt và Triệu Đà giờ đây có thể tóm gọn trong một đoạn văn của Đào Duy Anh: Nhà Triệu không phải là quốc triều Sách Toàn thư, sau khi nêu lên quốc thống của ta bắt đầu từ Hồng Bàng Thị, đến Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mười tám đời Hùng Vương, rồi đến Thục An Dương Vương, thì chép luôn nhà Triệu làm một triều đại chính thống. Các sử thần thời Lê, kế tục phương pháp và quan điểm Lê Văn Hưu ở đời Trần (quan niệm lịch sử phản dân tộc) không thấy rằng Triệu Đà làm vua nước Nam Việt ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, đối với nước Âu Lạc mà nghĩ xâm lược, chỉ là một tên giặc cướp nước chứ không phải là một đế vương chính thống. Mãi đến cuối đời Lê mới thấy có một nhà sử học là Ngô Thì Sĩ, tác giả sách Việt sử tiêu án, phản đối việc cho họ Triệu tiếp nối quốc thống của An Dương Vương. Có lẽ do ảnh hưởng của ý kiến ấy cho nên sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn không chép riêng nhà Triệu làm một kỷ chính thống nữa, nhưng vẫn cứ chép cả lịch sử nhà Triệu vào phạm vi quốc sử của ta. Các nhà sử học tư sản của ta cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm phản dân tộc ấy, cho nên Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng chép kĩ càng về lịch sử nhà Triệu, và Những trang sử vẻ vang của Nguyễn Lân thì biểu dương Lữ Gia là trung thần của nhà Triệu làm vị anh hùng dân tộc đầu tiên của chúng ta. Đối với dân tộc ta thì Triệu Đà là giặc cướp nước, mà lịch sử của nhà Triệu ở nước Nam Việt không thể nằm trong phạm vi lịch sử Việt Nam (2). Cố giáo sư Đào Duy Anh là ông thầy uyên bác của đa số các nhà sử học có tiếng Việt Nam hiện nay, nhóm người mê tín thuyết bản địa của văn hóa và văn minh Việt Nam. Nhưng trớ trêu, những tác phẩm nghiên cứu lịch sử quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông Đào, lại khẳng định người Việt “có thể” di cư bằng thuyền đến đồng bằng sông Hồng sau khi nước Việt của Câu Tiễn bị xóa sổ thời Chiến Quốc (3)! Lời lẽ nặng nề của Đào Duy Anh ở trên, xét cho cùng mang khẩu khí chính trị nhiều hơn là tinh thần nghiên cứu trung thực, khách quan vốn luôn hiện hữu ở nhiều công trình mang tên ông. 3. Lời bình Trong “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” tôi đã đưa ra giả thuyết mới về ngữ nghĩa của từ Âu Lạc. Thật may mắn, khi dùng giả định Âu Lạc = Đất nước = Non nước = Xứ sở trên chủ đề Nam Việt này thì mâu thuẫn của các nhà sử học Việt Nam phần nào sáng tỏ. Quả tình, thuật ngữ Âu Lạc nếu không phải là tên của vương quốc do An Dương Vương lập ra, thì nó sẽ thống nhất một vùng đất rộng lớn là Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc bộ Việt Nam thành một lãnh thổ khá tương đồng về văn hóa. Như vậy, nếu nhìn nhận cương giới của người dân Việt trước thời Triệu Đà gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam thì việc Nhà Triệu tiếp nối An Dương Vương như một triều đại chính thống là hợp lí. Bản thân An Dương Vương cũng đã “cướp nước” của các vua Hùng kia mà! Nếu đã loại Triệu Đà, nên chăng loại luôn An Dương Vương, cùng xếp họ vào kỷ nội thuộc. Rõ ràng cái gọi là “quan niệm lịch sử phản dân tộc” của cố Giáo sư Đào Duy Anh rất khiên cưỡng và khó đứng vững. Nước Nam Việt cùng năm đời Việt Vương là một hiện hữu lịch sử không thể phủ nhận và có liên quan hữu cơ với lịch sử Việt Nam. Tài liệu xưa nhất đã nhắc đến nó và gần như cùng thời với nó là Sử Kí của Tư Mã Thiên. Tuy nhiên do đặc điểm quá cô đặc, gãy gọn của cổ văn Trung Hoa mà hiện hữu ấy không ngừng được tranh cãi, mổ xẻ, suy luận theo những chiều hướng nhiều khi mâu thuẫn đến hoàn toàn trái ngược. Về phía Việt Nam, nước Nam Việt của Triệu Đà trong những trang sách còn phải ngụp lặn giữa quá trình tiến hóa nhận thức, xã hội và chính trị không ngừng của con người Việt Nam hàng ngàn năm qua. Giả sử nếu mai này thuyết các vua Hùng từng xuất phát từ Động Đình Hồ rồi di cư xuống đồng bằng sông Hồng qua Quảng Tây được chấp nhận rộng rãi, thì việc tái chấp nhận Triệu Đà như một vương triều phong kiến chính thống lại sẽ được đặt ra. Nói cho cùng, càng nhiều suy biện, càng nhiều giả thuyết, càng nhiều nỗ lực cày xới trên những bình nguyên quá khứ mang tên hiến sử, chẳng qua cũng là việc phải làm vì sự phát triển sử học mà thôi. Không bao giờ nên để các trang sử bất biến. Tĩnh tức là tử. Không chỉ có ngày hôm qua là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, mà bản thân khoa học lịch sử cũng rất cần phân luận, bởi nó là gương mặt, là tư duy, là trình độ phát triển, là thước đo vận động (tiến hoặc lùi) của chính thời đại dung dưỡng nó.Sau khi tìm hiểu, người Việt thờ Triệu Đà phổ biến và đã đưa vào đền thờ ở khắp nơi qua một hình tượng trung gian như một vị thần hay hộ pháp, sẽ phải kiểm tra lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2012 [ Triệu Đà là vua của Việt Nam Lịch sử Việt Nam, nhất là phần cổ sử, không những rất sơ sài mà còn quá nhiều "góc khuất". Vì thế tranh cãi là lẽ đương nhiên; không tranh cãi mới là lạ. Với tinh thần đó, tôi xin trích ra đây nguyên văn một đoạn chính sử trên Wikipedia để làm ví dụ. Trích dẫn: Vấn đề chính thống của nhà Triệu. Nhà Triệu trong lịch sử Trung Hoa là một vua chư hầu trong đế quốc Trung Hoa, nhưng là một giai đoạn lịch sử gây tranh cãi. Người Trung Hoa không công nhận nhà Triệu và Triệu Đà thuộc nước họ vì ông là Nam Việt hiệu úy còn theo quan điểm chính thống ở Việt Nam ngày nay thì Triệu Đà bị coi là giặc xâm lược.[2] Quan điểm chính thống thời phong kiến, nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam được thể hiện qua các sử gia từ Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) đến Trần Trọng Kim (thế kỷ 20), coi đó là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi các đội quân nhà Hán xâm lược đất nước này và sáp nhập nó vào đế chế Hán thành bộ Giao Chỉ. Lê Văn Hưu đã ghi trong bộ Đại Việt sử ký: Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được. Có một số tác giả phương Tây cũng công nhận điều này và cho rằng chỉ tới khi quân Hán sang tấn công Nam Việt, thời Bắc thuộc của Việt Nam mới bắt đầu.Quan điểm phủ nhận nhà Triệu được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam, trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy. Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, và hiện nay các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước nước Âu Lạc của An Dương Vương.Hết trích dẫn Đọc đoạn chính sử trên đây ta không khỏi băn khoăn: Tại sao ngay cả sử sách Trung Quốc không coi Tiệu Đà và Nam Việt là của họ và trong khi các thế hệ vua chúa Việt Nam trước TK 18 , kể cả Hưng Đạo Vương, đều đã coi Triệu Đà (Nam Việt) là Việt Nam, sử gia Trần trọng Kim (thế kỹ 20) vẫn thừa nhận Triệu Đà... mà Việt Nam hiện nay lại chối bỏ? Có vô lý chăng, khi chối bỏ Triệu Đà nhưng lại chấp nhận các vua chúa Việt Nam như nhà Hồ, nhà Lý, nhà Trần...? Sự thật là, hầu hết các vua chúa Việt Nam dù đến từ phương Bắc nhưng đều có gốc gác Bách Việt nên đã chọn vùng "đất tổ" Văn Lang (dù dưới bất cứ tên gọi nào sau này như Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam...) để lập nghiệp đế vương và chống lại sự bành trướng của các đế chế Hán tộc. Nói cách khác họ cũng là các bậc tiền bối của dân tộc VN ngày nay. Đó là sự thật không thể chối bỏ. Quan điểm của Ngô Thì Sĩ chỉ là một cá nhân không thể sánh với quan điểm của nhà sử học cùng thời Trần Trọng Kim đại diện cho quan điểm chính thống của tất cả các thời đại trước đó. Chỉ tiếc rằng quan điểm sai lầm đó lại được "tiếp thu" bởi các nhà sử học của Việt Nam từ sau CM tháng Tám..., có lẽ chủ yếu xuất phát từ động cơ chính trị trước mắt nhằm thực hiện "dĩ hòa vi quý" với "người anh em XHCN "? Nếu vậy, đó là cách hành xử "lợi bất cập hại" khi tự mình xóa nhòa những dấu tích lãnh thổ tổ tiên đã bị phuơng Bắc xâm lấn, mà trong đó thời kỳ Triệu Đà là một mắc xích gần nhất trong nhiều mắc xích đã bị thất truyền trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ thời Kinh Dương Vương. Không có lý gì trong cả quá trình các Vua Hùng kéo dài hơn hai ngàn năm TCN mà chỉ còn là một tuyền thuyết mơ hồ? Thiết nghĩ, với một số dân tộc khác, chỉ cần một vài trăm năm bị ngoại bang thống trị có thể trở thành vong quốc (như Chiêm Thành hay người Da đỏ ở châu Mỹ và thổ dân ở Úc v.v...) thì dân tộc Việt Nam sau 1.000 năm Bắc thuộc khó có thể tránh khỏi những sự thất truyền về nguồn cội. Tuy nhiên điều quan trọng là quốc thể và bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, và truyền thuyết - phương tiện duy nhất thay cho sử sách vẫn còn đó để các thế hệ sau này dựa vào mà truy tìm lại cội nguồn . Tuyệt đối không được tự tiện "đơn giản hóa" phần cổ sử của dân tộc hoặc nghi ngờ, thậm chí chối bỏ cả truyền thuyết. Cũng không nên tự huyễn hoặc rằng "dân tộc ta rất anh hùng nên chưa bao giờ để mất tấc đất nào cho giặc ngoại xâm" (!?). Nói như vậy là tự chối bỏ sự thật về một nước Văn Lang với cương vực từ Hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam-bên Trung Quốc). Trần Kinh Nghị Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 3, 2012 Hùng Việt Sách cổ Trung Hoa những đoạn nói về cuộc tiến quân của nhà Tần xuống phía nam và hình thành nước Nam Việt là trang sử ‘lộn sộn’ nhất , tiền hậu bất nhất năm tháng lung tung ...., Sử ký –Tư mã thiên , Hán thư- Ban cố và tư liệu lịch sử Việt Nam chẳng ai giống ai . Lãnh thổ đế quốc Tần lúc Thủy hoàng lên ngôi năm -221 được Sử ký xác định : Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà. Chú thích (4).Tức là Nhật Nam(miền Quảng Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời. Như vậy rõ ràng ranh giới phía nam đế quốc Tần đã gói gọn đất Lạc Việt , phía bắc ranh giới là Hoàng hà . Nhưng lại Cũng sử ký đã chép : Năm thứ 33 ( -214), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn bán đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ ( ...) Chỉ đoạn trên - đọan dưới Sử ký đã tự mâu thuẫn . Xin lưu ý đoạn ‘xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã....’ ; đất Cao khuyết , Đào sơn , Bắc giã ...là chỗ nào thì các sử gia Tàu toàn quyền ấn định , còn ý nghĩa câu : xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà...thì qúa rõ không thể hiểu khác được . Năm Thủy hoàng cho tiến quân xuống phương nam cũng không sách nào giống sách nào , Sử ký viết là -214 , sách khác chép là -217 , -219....tư liệu lịch sử Việt ghi là -218. Về Địa danh cũng lung tung không kém...chỗ thì ghi là quân nhà Tần đánh lấy Lục Lương , sách khác ghi Dương Việt , khác nữa là Lục dương..., Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì chỉ rõ là miền Lĩnh nam..., gọi là chỉ rõ vì Địa danh Lĩnh nam đã được xác định không cần bàn cãi còn : Lục Lương – Lục Dương – Dương Việt thì đã ai dám chắc là chỗ nào trên bản đồ ...? Có thể nào Lục Lương là từ ký âm của Lạc Long trong tiếng Việt tức đất Giao chỉ ? Lục Dương là biến âm của Lạc Dương ? Lạc là Lạc ấp ,dương chỉ phương đông ( theo dịch học ) là nơi Chu công xây kinh đô phía đông của nhà Chu ? Còn đất Dương Việt có lẽ là đất của cộng đồng người Dương Việt ở Giang tây ngày nay , thời Chiến quốc là đất của nước Ngô . Như vậy thầy trò Triệu Chính – Đồ Thư đánh chiếm nơi nào ? Trong 3 địa danh này khả dĩ nhất là Dương Việt vì trong danh sách Lục quốc đã bị Tần thôn tính trước khi Thủy hoàng lên ngôi không có nước Ngô và Việt ( theo sử hiện lưu hành thì Ngô vaô Việt đã bị Sở chiếm ), Lục Lương- Lạc Long là vùng Bắc hộ đã nằm trong biên giới Tần rồi ( Sử ký đã dẫn trên) còn Lạc Dương đông đô nhà Chu thì càng vô lý hơn . Tiếp theo xin dẫn 1 đoạn trong sách sử Việt : “Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.” Năm -257 Thục Phán đã là An dương vương vua nước Âu Lạc vậy mà sao sau năm -218 Tây âu còn tù trưởng ? đọc đoạn sử trên ta có cảm giác Tây Âu và Lạc Việt là 2 phần rời chẳng dính gì tới nhau cả , kinh dị hơn khi quân của Đồ thư tiến vào đất Lạc Việt thì đương kim hoàng thượng An Dương vương được các Lạc tướng bầu làm thủ lãnh để lãnh đạo cuốc kháng chiến chống quân xâm lược ? các tướng lãnh suy tôn vua làm thủ lãnh ....không biết ….viết sử kiểu gì kỳ khôi vậy nữa . Cứ theo tư liệu của viện nghiên cứu sử học Việt nam này thì năm -207 ( 10 năm kháng chiến .đã dẫn ở trên ) Đồ thư chết và quân Tần vắt giò lên cổ chạy về ....Tần như vậy làm sao Triệu Đà có thể đánh chiếm sáp nhập nước của An Dương vương để lập nước Nam Việt năm -206 hay -207 ( theo sử Tàu) năm -208 (theo Trần trọng Kim) được ? Sách Tàu viết nhà Tần bình định xong miền lĩnh nam vào năm -214 tức 7 năm trước khi tướng Đồ thư chết Nhâm ngao lên thay ...? Về danh hiệu của nhân vật tên Đà cũng lắm điều phải bàn : Trước khi lên ngôi Sử ký gọi ông ta là Úy Đà ; trong quan chế nhà Tần quan úy là quan trông coi 1 quận cả về quân sự lẫn hành chánh , đã gọi là úy Đà mà lại.... là huyện lệnh huyện Long xuyên....cũng như bây giờ ta nói ông tỉnh trưởng Nguyễn văn Đà là quận trưởng quận Long xuyên ...thực chẳng ra đầu ra đuôi gì cả ; còn nói ông ta là quan úy quận Nam hải ....cũng không có lý vì chiếu bổ nhiệm Triệu Đà làm quan úy quận Nam hải là chiếu giả do Nhâm Ngao tự làm ., đã biết chắc như thế thì với quan niệm ‘chính danh’ không bao giờ Tư mã thiên cho tên ‘úy’ Đà vào sách sử Trung Hoa . Thêm 1 điều vô lý nữa : Triệu Đà vốn là danh tướng của Tần thân làm phó Soái cho cuộc viễn chinh cả nửa triệu quân vậy mà sau khi thắng lợi toàn diện ....lại ‘bị’ bổ nhiệm làm 1 huyện lệnh nho nhỏ ? hay là ông ta bị kỷ luật giáng cấp mà sử không ghi lại ? Dựa trên những tình tiết lịch sử đã biết ...rất có thể Úy Đà chỉ là chức danh của Nhâm ngao , Nhâm Ngao thay Đồ Thư đã tử trận tiếp tục cuộc hành binh xuống phương Nam ( ngày nay ), Đà –Đào là tên thời cổ của quận Nam hải nơi Nhâm ngao làm quan úy , Úy Đà trước đó trong cương vị tướng nước Tần chứ không phải Triệu Đà đã diệt triều An dương vương chiếm đất Giao chỉ ,diễn biến này cũng chính là đoạn sử nhà Tần vô đạo thí chúa diệt và chiếm đất đai của nhà Đông Chu trong Hoa sử . Dã sử Việt lồng cuộc xâm chiếm Âu - Lạc của Triệu Đà năm -208 vào câu truyện tình lâm ly bi đát Trọng thủy- Mỵ châu .... kết cuộc của truyện là An Dương vương mất nước .... cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ...còn Sử ký Tư mã thiên thì chỉ viết mỗi dòng gọn lỏn (Triệu Đà...)“đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình....”...như vậy là đâu có đánh đấm gì... ? Trước đó cũng Sử ký viết ... “dần dần ông dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”. 2 đoạn trích trên ...Qủa là tiền hậu bất nhất ....Quế là tên khác của đất Qúy châu và ...cũng chính sử Tàu chép ...’Qúy châu bản Tây âu Lạc Việt chi địa...” Mới đây thời điểm Triệu Đà chiếm Âu Lạc được các nhà Sử học Việt Nam điều chỉnh lại là -178 chứ không phải -208 như sử Trước đây đã ghi ,Nhưng như thế cũng không ổn...vì Khi Thục Phán đánh bại vua Hùng lập nên nước Âu Lạc năm -257 thì ít nhất tuổi cũng trên 20 , ở ngôi tròn 80 năm như thế tính ra lúc mất nước vào tay Triệu Đà thì đã hơn 100 tuổi , con gái Mỵ Châu của ‘cụ’ chắc cũng chỉ đôi mươi vì ngày xưa ...nữ thập tam,nam thập lục ..như vậy cụ sinh Mỵ châu ở tuổi khoảng 80....vậy mà vẫn còn thua Triệu Đà xa...tính ra ông ta sống đến 121 tuổi.,,,toàn những con số mà y học hiện đại còn ...đang mơ Còn chiếu theo Sử ký Tư mã thiên thì ít nhất là từ năm -221 ( Sử ký đã trích dẫn ở trên ) đất Tần đã đến miền Bắc hộ thì làm gì còn Âu –Lạc cho Triệu Đà đánh chiếm ..? Sách vở đã thế đến khi tìm được mộ Văn đế nước Nam Việt còn rối tinh mù hơn... ‘Văn đế hành tỉ’ đã khẳng định câu ‘Man di đại trưởng lão....’ trong sử Tàu là hoàn toàn láo khoét , Và ...thật ngộ nghĩnh tên của Văn đế là Triệu Muội hay Triệu Mạt ...là ‘vua lậu’ không hề có trong ‘danh sách’ vua Nam Việt , thật nực cười khi ....những nhà ‘khoa học’ trung quốc sau cả năm tranh cãi mới ‘phát hiện’ ra chữ ‘Muội’ còn được đọc gần giống chữ ‘Hồ’ và...như vậy là....coi như xong...đã tìm thấy mộ Triệu Hồ vua thứ 2 của Nam Việt .... không phải vua lậu .. như đã tưởng . Ông trưởng đoàn khai quật và nghiên cứu đã ‘phát biểu’:.... trong trường hợp này ....nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng giống như người nghiệp dư ....vì tất cả chỉ là ...suy đoán ( chính xác phải nói là đoán mò...). Chính sự ‘rối loạn’ thông tin đã chỉ ra : đây là thời kỳ bất thường của lịch sử . Sự dối trá dù tinh vi đến đâu sớm muộn gì cũng bị vạch mặt ...nhưng tìm ra cái sai đã khó , tìm được cái đúng để lấp vào còn khó hơn nhiều .....lắm khi cơ hồ như trở thành bất khả ... Nhà nghiên cứu Nguyễn cung Thông cho là trong Triệu Mạt thì Mạt là chữ Nôm viết chữ ‘một’ trong Việt ngữ , đây là ý kiến rất hay là hướng nghiên cứu rất sáng tạo và nhiều triển vọng , Triệu là từ ‘Chậu’ trong tiếng Thái –Lào , là từ ‘chủ-chúa’ trong tiếng Việt , Triệu Mạt nghĩa là vua hay chúa thứ nhất ., rất có thể Văn đế chính là vua khai sáng nước Nam Việt ; Đà không phải là tên người mà là tên đất , chính xác là đất Đào hay Thao là biến âm của Thiêu đồng nghĩa với Đốt –cháy chỉ hướng quẻ ly –lửa tức hướng nóng , Đào=hồng , hồng cũng là lửa , Triệu Đà hay Tha chính xác là Triệu Đào hay Triệu Thiêu ; nghĩa chúa đất Đào hay đất Thiêu mà thôi . Triệu Đà xưng là Nam Việt vũ vương hay Nam Việt vũ đế ; Nam Việt Vũ chỉ nghĩa là vua Nam Việt , vương và đế là thừa như lỗi núi Thái sơn , sông Hồng hà... thường gặp . Rất có thể : Nam Việt vũ , Triệu Đà và Văn vương Triệu Mạt chỉ là 1 nhân vật , chính là vua khai sáng cũng là vua đầu tiên của nước nam Việt mà lãnh thổ là đất Đào hay Thiêu . Có những việc rất dễ nhưng vô cùng quan trọng mà ‘người ta’ không chịu làm như xét nghiệm ADN bộ hài cốt của Văn đế xem lai lịch dòng giống ông ta ra sao ? là người Mongoloit hay Nam mongoloit tức gốc Đại Hán hay Bách Việt ( hay đã làm rồi nhưng thấy ...kẹt nên ...?) , Văn minh Nam Việt đích thị là văn minh Việt rồi vật chứng rành rành không thể cãi được nữa nhưng còn vua Nam Việt chiếu theo sử là người Hán , quê Chân Định ở Hà Bắc ngày nay tức chính dòng Mongoloit....nhưng cũng có người nói ‘bừa’ trong Sử thuyết họ HÙNG :Chân định còn gọi là Chân đăng là vùng Tứ xuyên ngày nay , người ở đấy thuộc dòng Quỳ Việt hay Cửu Việt nghĩa là Việt phía tây như thế xét theo nhân chủng học là thuộc dòng Nam mongoloit tức Nam á hoặc Indonesien cùng là con rồng cháu tiên cả ....; mong mỏi chơi vậy thôi chứ với những nhà nghiên cứu Trung quốc thì luôn luôn ....sự thật ...rất xa tầm tay với . Phần số của Nam Việt vũ vương triệu Đà cũng hẩm hiu lắm . Sử Tàu thì xếp ông ta vào diện ‘nghịch tặc’ ly khai mẫu quốc , sử Việt thì chưa rõ ràng ...còn đang bàn ; một phái thì coi ông ta là vì vua khai quốc của người Việt ; là người làm rạng rỡ khiến phương nam trở nên hùng tráng sánh ngang với phương bắc , nhưng phái khác lại cho ông ta là tên xâm lược đầu tiên mở màn cho ngàn năm nô lệ khổ đau của dòng giống Việt .... Nhờ cái nhìn xuyên suốt từ cội nguồn Sử thuyết họ Hùng đặt Nam Việt vũ vương Triệu Đà vào đúng vị trí xác thực trong dòng lịch sử : Đời Hùng vương thứ 17 ; Hùng Triệu vương – Cảnh Triệu lang hay Cảnh Thiều lang ...; bước đầu là vậy song những thông tin về thời kỳ lịch sử này còn rất nghèo nàn ; vẫn đang trong ....công đoạn đi tìm và xác minh ; công việc này chỉ với sức lực của 1 người thì không thể nào làm nổi ...biết đến ngày nào mới song suôi để mọi người có thể biết 1 cách chính xác và rõ ràng về ông vua và triều đại rất đỗi gian truân trong dòng lịch sử này . Chúng ta phải nghiên cứu truyện Lý Ông Trọng làm việc cho Tần Thủy Hoàng, điều này mang một ý nghĩa rất hay là sự đàm phán giữa Thục Vương và Tần Thủy Hoàng sau khi Đồ Thư bị giết và quân Tần rút lui (10 năm). Chúng ta cũng biết, đất Tần có một phần vùng Hồ Nam và hạ lưu Dương Tử tức Việt cũ, đây chính là bàn đạp chiến tranh. Rõ ràng thực lực của Thục Vương không thể đủ sức giải phóng toàn bộ Âu Việt. Khả năng dẫn đến thỏa hiệp đôi bên, lúc này Triệu Đà đang quản lý các vùng đất tách ra khỏi Tần là hợp lý. Sau đó thì lịch sử rõ ràng, như vậy Triệu Đã đã được ủng hộ của dân Việt trong các châu, mặc khác Thục Phán cũng chỉ có một công chúa là Mỵ Châu nên xảy ra trạng huống như đã thấy. Do thiếu thông tin sử ở các châu Quảng Đông, Tây... cho nên rất khó nhận định. Tuy nhiên, chiến tranh không xảy ra trong giai đoạn Triệu Đà thu phục Nam Việt từ phía Bắc trong khoảng gần 100 năm cũng ngả về hướng là vị vua được công nhận từ dân Việt nói chung. Thành đô đóng ở Phiên Ngung gần núi Vũ Di, đã phát lộ mộ Triệu Muội với các văn vật cho thấy hầu như là văn hóa Việt nhưng chưa phát lộ mộ Triệu Đà ở đâu. Trong văn hóa Việt, có tôn thờ Hộ Pháp Vũ Di cho phép ta thấy có liên quan đến núi Vũ Di nơi đô thành Triệu Đà mà không liên quan gì nhiều ở Việt Nam. Ta có thể nhận định: Triệu Đà là vua chính thống Việt và xem lại thành Thăng Long đã bị phá hủy trong thời chiến tranh với Tần hay Triệu Đà? Nghiêng về Tần là tuyệt đối - vậy chúng ta tìm kiếm thông tin và logic lập luận ntn? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 3, 2012 Trong địa chí hiện nay của Trung Hoa, dân vùng Quảng Đông được gọi là dân Việt - thật là hợp lý khi Triệu Đà được ủng hộ bởi tộc Việt. Ta có thể hiểu rằng vùng thấp là Kinh và vùng cao là dân tộc miền núi hay gọi là Lạc Việt và Âu Việt, giống như truyện 100 trứng trăm con. Có vể muốn tìm hiểu Triệu Đà thì phải qua thư viện và thực tế Quảng Đông là chắc ăn nhất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 3, 2012 tần thủy hoàng, triệu đà và gia long Xét về mặt phổ hệ Tần Thủy Hoàng, Triệu Đà và Gia Long là đồng tông nhưng không đồng tộc. Cả ba đều là người Việt. Họ đều có gốc từ Cao Dao, một trong tứ thánh thời Thượng cổ. Cao Dao (皋陶) là hiền thần thời vua Vũ nhà Hạ, truyền thuyết nói Cao Dao sanh vào thời vua Nghiêu, thời vua Vũ nhà Hạ được cử giữ chức quan hình pháp, lấy chính trực trị người nên được xem là tỵ tổ tư pháp Trung Quốc. Khổng Tử liệt Cao Dao vào hàng Thượng Cổ tứ Thánh: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ, Cao Dao. Sách “Minh nhất thống chí”, “Thanh nhất thống chí” đều ghi Cao Dao người Hồng Động. Sách “Hồng Động huyện chí” ghi Cao Dao người huyện Hồng Động, thôn Sĩ Sư, khi chết chôn tại phía đông thôn, miếu thờ lập ở phía đông bắc thôn. Lại có thuyết khác, sách “Lã thị Xuân Thu thông thuyên” nói Cao Dao là quan Tư pháp thời Ngu Thuấn, người Cao thành (nay là Lục An tỉnh An Huy) Cao Dao là hậu duệ của Thiếu Hạo thủ lĩnh Đông Di, họ Yển. Hiện nay phía đông thành phố Lục An có mộ Cao Dao Tương truyền Cao Dao có ba người con trai. Con trưởng là Bá Ế (tức Bá Ích) giỏi thuần hóa chim thú, làm quan nước Ngu, ăn lộc ở Doanh nên mang họ Doanh, hậu duệ Bá Ích được phong ấp Tần hợp xưng Doanh Tần, Tần Thủy Hoàng chính là dòng dõi Bá Ích, con cháu Bá Ích sau dời về trấn Triệu Thành, huyện Hồng Động, tỉnh Sơn Tây là thủy tổ của họ Triệu. Con thứ Trọng Chấn, làm quan nhà Hạ, được phong đất Lục (Lục An, tỉnh An Huy). sau phong đất Yển ( Khúc Phụ Tây, tỉnh Sơn Đông) nên mang họ Yển. Họ Yển về sau lập nước Nguyễn, hậu duệ mang họ Nguyễn. Các họ Thư, Từ, Nguyễn, Giang, Hoàng, Diệp đều là hậu duệ của Cao Dao. Như vậy Tần Thủy hoàng họ Doanh, Triệu Đà họ Triệu cùng gốc Cao Dao, dòng Bá Ích. Gia Long họ Nguyễn, họ Nguyễn có nguồn gốc từ Cao Dao nhưng thuộc dòng thứ Trọng Chấn. Tần Thủy Hoàng, họ Doanh tên là Chính, sử gọi là Tần Vương Chính. Tần Thủy Hoàng là con trai của Tang Tương Vương nước Tần tên Tử Sở và mẹ là Triệu Cơ (người đẹp nước Triệu) nguyên là thiếp của thương gia Lã Bất Vi. Tử Sở vốn là con tin của nước Triệu vì vậy sinh Tần Thủy Hoàng tại Kinh Đô Hàm Đan nước Triệu, do đó Tần Thủy Hoàng còn có tên là Triệu Chính, ông sinh năm 259 TCN, lên ngôi năm 247 TCN, năm 221TCN tiêu diệt sáu nước Triệu, Ngụy, Hàn, Sở, Yên, Tề thống nhất Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng mất năm 210 TCN Để tránh vết xe đổ của nhà Chu do chế độ phân phong cát cứ khiến chư hầu lộng hành, Tần thủy Hoàng thành lập chế độ quận huyện. Đứng đầu quận là quận thú có quận úy phụ tá coi về quân sự. Triệu Đà người huyện Chân Định (真定), quận Hằng Sơn (恒山), thời Tần (nay là huyện Chính Định (正定), tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc; cùng quê với Triệu Tử Long (Triệu Vân) danh tướng thời Tam Quốc ) Năm 218 trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư (屠睢, còn đọc Đồ Tuy) làm chủ tướng, chỉ huy 50 vạn quân đi bình định miền Lĩnh Nam. Đồ Thư chiếm được nhiều đất đai nhưng cuối cùng bị tử trận. Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao (壬嚣[5]) cùng Triệu Đà đến cai trị vùng Lĩnh Nam. Khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thuỷ Hoàng lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận (nam Quảng Tây), bổ nhiệm Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; Triệu Đà làm Huyện Lệnh Long Xuyên. Đó là đất của dân Bách Việt. Tần Thuỷ Hoàng chết (210 TCN), Tần Nhị Thế nối ngôi, hào kiệt nổi lên khắp nơi, mạnh nhất Lưu Bang và Hạng Vũ (từ năm 206 TCN), Trung nguyên lâm vào cảnh rối ren loạn lạc. Năm 208 trước Công nguyên, quận uý Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết cho gọi Triệu Đà đến, dặn dò đại ý rằng: “ Đất Phiên Ngung thế núi hiểm trở, đất Nam Hải có núi chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước”. Khi nhà Tần diệt vong, Triệu Đà liền đánh chiếm Quế lâm, Nam Hải, Tượng quận lập nước Nam Việt xưng là Nam Việt Vũ Vương, chủ trương “hòa tập Bách Việt” ăn ở theo tập tục người Việt. Thời Cao Hậu, Triệu Đà xưng Đế, đem quân đánh quận Trường Sa, “đi xe mui lụa màu vàng, cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc. Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc của An Dương Vương vào Nam Việt biến Nam Việt thành một quốc gia rộng lớn nằm về phía nam núi Ngũ lĩnh, gồm tỉnh Quảng Đông, một phần Quảng Tây, một phần Phúc Kiến (nay thuộc Trung Quốc), phía nam đến tận Hà Tĩnh (Việt Nam ngày nay). Sau khi nhà Hán tiêu diệt Nam Việt sáp nhập phần đất thuộc Trung Quốc ngày nay thì sử thư Trung Hoa xem Triệu Đà là người Trung Quốc và cho là ông có công Hán hóa người Việt, mặc dầu Sử Ký của Tư Mã Thiên xác định Triệu Đà chống lại nhà Hán để bảo vệ căn tính Việt. Sử gia Việt Nam thì chia làm hai phái, một công nhận Triệu Đà và Nam Việt Quốc thuộc Kỷ nhà Triệu Việt Nam, một ngược lại phản bác cho là xâm lược. Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780), tác giả Việt sử tiêu án đã viết: “Đến như việc tán tụng công lao của Triệu Đà đã xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên cứ theo cách chép ấy không biết thay đổi, rồi đến bài Tổng luận của Lê Tung, thơ Vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc đế của nước ta. Qua hàng ngàn năm mà không ai cải chính, vì thế tôi phải biện bạch kĩ càng” (4). “Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nướcThục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy”. Nói như Ngô Thì Sĩ thì đúng ý của sử gia Trung Quốc, họ cho đất Bách Việt là đất của họ, Triệu Đà là người của họ. Mao Trạch Đông còn phong cho Triệu Đà là “Nam hạ cán bộ đệ nhất nhân” có công khai phá miền nam Ngũ Lĩnh. Các sử gia chính thống của ta thì thừa nhận Triệu Đà “có công mở đầu sự nghiệp đế vương cho nước Việt ta” Lê Văn Hưu nói: “Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được” Đến thời Nguyễn Trãi (1380-1442). Mở đầu Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi cũng đề cao vai trò “gây nền độc lập” của Triệu Đà: “ …Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương… Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có!”… Nguyễn Trãi đã xác định hai điều cốt tử : - Triệu, Hán mỗi bên hùng cứ một phương, núi sông bờ cõi đã phân định. - Phong tục Bắc Nam cũng khác. Người Trung Quốc định nghĩa Hoa là quần áo đẹp, Hạ là to lớn có nghĩa với họ dân tộc Hoa Hạ không kết nối với nhau bằng huyết thống mà chính là do văn hóa phong tục tập quán, bị Hán hóa là chấp nhận y quan, tập quán của người Hoa. Triệu Đà luôn chống lại điều này, hơn ai hết nhà vua là người Việt, người Việt từ trong máu, gọi ông là người Hán là cưỡng bức lịch sử. Đâu phải Triệu Đà quê ở Chân Định, Hà Bắc mà vội kết luận ông là người Hán, hoàn toàn sai lầm. Triệu Đà họ Triệu, mà họ Triệu là hậu duệ của Cao Dao người Đông Di (Bách Việt) vì vậy ông có gen Việt. Đất đai của Trung Quốc hiện nay nguyên thủy là đất của người Việt, người Việt vào đấy trước người Hoa hằng mấy nghìn năm, hiện còn lưu lại nhiều di chỉ ở khắp nơi từ nam đến bắc. Khi người phương Bắc tràn xuống chiếm cứ Trung Nguyên người Việt đã thiên di trở về phương Nam nơi khởi thủy của họ ở Đông Nam Á khi từ Đông Phi đến, nhưng họ không thể chạy hết, chỉ một số ít chạy được còn thì phải ở lại rồi dần dần bị Hán hóa. Triệu Đà đến Lĩnh Nam là trở về với đồng bào của mình nên dễ hòa nhập với người Bách Việt phương Nam, sống thỏa mái trong theo tư thế người Việt. Đừng quên Lĩnh Nam là giang sơn của Văn Lang, là vùng đất mà Hai Bà Trưng đã đứng lên đạp đổ 65 thành để giành độc lập tự chủ trước quân nhà Hán xâm lược. Triệu Đà hãnh diện tự xưng “ Man Di đại trưởng lão phu” và thường lên án Cao Hậu hay kỳ thị phân biệt Hoa Di, Hán Việt. Man= Di= Hoa là tên tự gọi của chủng tộc không có phân biệt đẳng cấp như sau này. Năm 179 TCN Triệu Đà gởi thư cho Hán Văn Đế nói mình ở đất Việt đã 49 năm, đã có cháu bồng, ông sống theo lối Việt, ăn cơm Việt, lấy vợ Việt, con cháu ông cũng vậy, thì rõ là Triệu Đà đã Việt hóa từ lâu rồi, mà thần dân ông toàn là người Việt thì ông là người Hán chỗ nào. Cứ xem những người có gốc Bách Việt chạy sang Việt Nam họ hòa nhập rất nhanh, chỉ mới nửa đời thôi đã là người Việt rồi đến thế hệ thứ hai thứ ba họ hoàn toàn là người Việt sẳn sàng chết để bảo vệ đất nước mình đang sinh sống, lịch sử không thiếu những dẫn chứng. Ta cũng không thể quên tinh thần chống Hán để bảo vệ giang sơn Việt của Lữ Gia. Khi biết Cù Thái hậu muốn dâng Nam Việt cho nhà Hán, Lữ Gia đã truyền hịch khắp nước: “Vua còn nhỏ tuổi, thái hậu vốn là người Hán, lại cùng với sứ giả nhà Hán dâm loạn, chuyên ý muốn nội phụ với nhà Hán, đem hết đồ châu báu của Tiên Vương dâng cho nhà Hán để nịnh bợ, đem theo nhiều người đến Trường An rồi bắt bán cho người ta làm đầy tớ, chỉ nghĩ mối lợi một thời, không đoái gì đến xã tắc họ Triệu và lo kế muôn đời". Bèn cùng với em đem quân đánh, giết vua và thái hậu, cùng tất cả bọn sứ giả nhà Hán, rồi sai người đi báo cho Tần Vương ở Thương Ngô và các quận ấp, lập con trưởng của Minh Vương là Thuật Dương Hầu Kiến Đức làm vua”. Những người tự cho mình yêu nước Việt hơn ai hết để rồi phỉ báng Triệu Đà, Lữ Gia có thể nào làm hơn Triệu Đà, Lữ Gia không? Các sử gia Trung Quốc bây giờ chỉ nhấn mạnh ở chỗ Triệu Đà người Hà Bắc lập quốc rồi chịu thần phục nhà Hán, Nam Việt quốc tồn tại như một địa phương cát cứ “赵佗归汉, 岭南正式列人中国统一的版图”(Triệu Đà quy Hán, Lĩnh nam chính thức sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc thống nhất), mà lờ đi chuyện nhà Hán xua quân xâm lăng Nam Việt, lờ chuyện Nam Việt đã chiến đấu đến cùng cho nền độc lập vô vọng của mình nhằm muốn chính thống hóa đất Lĩnh Nam, văn minh Nam Việt là của Trung Quốc mà thôi. Thái Bá người nhà Chu (người Hoa) vượt Trường Giang đến ở với người Việt, cắt tóc ngắn xăm mình, lập nước Câu Ngô, không ai không nói Câu Ngô là nước của người Việt. Nhà Nguyên, nhà Thanh xâm lược Trung Quốc nhưng sử Trung Quốc có liệt vào kỷ Bắc thuộc ? Không như Ngô Thì Sĩ lớn giọng phủ nhận “ Than ôi! Đất Nam Hải , Quế Lâm không phải là đất Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam” các vị vua Việt Nam vẫn đau đáu miền đất Quảng Đông, Quảng Tây. Vua Quang Trung từng có ý định lấy lại Lưỡng Quảng. Vua Gia Long tên thực là Nguyễn Phúc Ánh theo phổ học cùng gốc với Tần Thủy Hoàng họ Doanh, Triệu Đà họ Triệu. Theo truyền thuyết họ Doanh, họ Triệu, họ Nguyễn đều là hậu duệ của Cao Dao người Đông Di , Tần Thủy Hoàng Hoa hóa, còn Triệu Đà, Gia Long là người Việt. Vua Gia Long sau khi thống nhất sơn hà, năm 1804 sai Thượng Thư Lê Quang Định đi sứ Trung Hoa xin phong và xin đổi quốc hiệu, trong thư gởi Gia Khánh nhà Thanh có nói: “ Các đời trước mở mang cõi Viêm Bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt” Nhà Thanh không đồng ý tên Nam Việt, Gia long nói thẳng không cho thì không chịu phong, Gia Khánh bèn đổi là Việt Nam với ý “tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên cũ của Lưỡng Việt ở nội địa [Trung Quốc] lại phân biệt hẳn.( Đại Nam thực lục, Đệ nhất kỷ, quyển XXIII, tr. 580.Nxb Giáo Dục, 2002) Thư của Gia Long dường như muốn dấu một sự thực dưới lớp ngôn từ thủ thuật ngoại giao. Xứ Đàng Trong không có tên Nam Việt, Trung Quốc thường gọi là An Nam, Nhật Bản gọi là Giao Chỉ, cũng có khi hai nước gọi xứ của chúa Nguyễn là Quảng Nam Quốc. Nhà Lê xưng nước là Đại Việt vậy sao Gia Long lại chọn tên Nam Việt nói là khôi phục hiệu cũ trùng tên nước Nam Việt của Triệu Đà, còn nói quốc hiệu là Nam Việt chỉ mới truyền nối hơn 200 năm mà lại gồm cả Việt Thường. Rõ là hư hư thực thực khó lường. Theo Đào Duy Anh: "Sách Điền Hệ của Súy Phạm viết về các dân tộc thiểu số ở miền Vân Nam cho biết rằng một dân tộc thiểu số tên là Sản Lý hay Xa Ly, có truyền thuyết nói rằng đời Chu Thành vương họ sai sứ giả đến triều cống, khi về được Chu công cho xe chỉ nam, vì thế họ lấy tên là Xa Lý. Lại có một dân tộc khác là Lão Qua (Lào) có truyền thuyết rằng ở thời nhà Chu, tổ tiên của họ là nước Việt Thường. Sách Điền nam tạp chí thì nói Diến Điện (Mianma) là nước Việt Thường xưa. Những dân tộc kể trên nhận Việt Thường là tổ tiên xa của mình đều có thể là di duệ của người Di Việt, tức của người Việt tộc xưa cả. Do đó chúng ta có thể đoán rằng nước Việt Thường xưa, một nước của Việt tộc ở miền nam Dương Tử, có thể tồn tại thực, cho nên một số dân tộc di duệ của Việt tộc ngày nay, trong ấy có Việt Nam, vẫn còn ghi nhớ mà xem như nước tổ của mình" ( Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB VHTT 2005, trang 218, 219). Như thế, ta có thể thấy được ẩn ý của Gia Long muốn khôi phục lại quốc hiệu Nam Việt của Triệu Đà để nhớ rằng lãnh thổ rộng lớn của nước ta đã từng gồm cả phía nam Ngũ Lĩnh. Hàm ý của Gia Long cũng là niềm tiếc nuối của Tự Đức: “ Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc!”. (Khâm Định Việt Sử thông Giám Cương Mục, tập 1, tr. 108 (Tb. II, 3 – 4). Châu phê của Tự Đức (dẫn theo Trần Xuân An). Với Nam Việt, Gia Long và Quang Trung đã gặp nhau, những người anh hùng đã có công thống nhất giang sơn không thể không để giấc mộng của mình bay cao hơn. Nguyễn Thiếu Dũng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 4, 2012 Huyền Thiên Trấn Vũ Bách Việt Trùng Cửu Truyện Rùa vàng trong Lĩnh Nam chích quái chép: “(An Dương Vương) xây thành ở đất Việt Thường, nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy, vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo. Ngày mồng 7 tháng 3, bỗng thấy một cụ già từ phương đông tới trước cửa thành, than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong được!”. Vua đón vào trong điện, vái và hỏi rằng: “Ta đắp thành này đã nhiều lần nhưng cứ bị sập đổ, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?”. Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới, cùng nhà vua xây dựng mới thành công”, nói xong từ biệt ra về…” Đối chiếu với thần tích và các câu đối ở đình Thổ Hà có thể thấy “cụ già” từ phương đông tới giúp An Dương Vương ở đây chính là Lão Tử. “Cụ già” mà đọc bằng tiếng Nho thì rõ ràng là Lão Tử. Lão Tử không phải là “ông lão” nhưng lại là “trẻ con”, mới sinh ra mà râu tóc đã bạc phơ như vẫn được giải thích. Lão = Lửa, là ánh sáng, là trí tuệ. Lão Tử nghĩa là người thông tuệ, hiểu biết. Thường Lão Tử hay được vẽ cưỡi trên lưng trâu. Nếu Lão Tử xuất xứ ở tận bên bờ Hoàng Hà thì chắc ông phải cưỡi … bò mới đúng. Người phương Bắc không có trâu đến nỗi trong mười hai con giáp phải thay bằng con bò (hoàng ngưu). Hình ảnh Lão Tử cưỡi trâu cho thấy ông là người của nền nông nghiệp lúa nước. Trâu = Sửu = Thủy = Lạc. Lão Tử người Lạc Việt. Con trâu theo Dịch lý là biểu tượng của sự tòng thuận. Đó cũng là chỗ cốt yếu của Đạo Lão, thể hiện trong Đạo Đức kinh: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.” Câu chuyện về Lão Tử ở Việt Nam không dừng lại ở đó. Trong truyền thuyết Việt thì người đã cử Kim Qui tới giúp vua Thục là … Huyền Thiên. Vị thần này đã được lập thành một trong Thăng Long tứ trấn ở Quán Thánh cạnh Hồ Tây ngày nay. Quán là nơi thờ cúng của Đạo Giáo. Câu đối ở đền Quan Thánh: Đĩnh nhạc độc chước chung, tố An Dương ngật Đinh Lê Lý Trần Lê, hộ quốc tí dân tinh linh cái cổ Trung thiên địa nhi lập, đương Chu Tần lịch Hán Đường Tống Nguyên Minh, siêu nhân nhập thánh thanh tích truyền kim. Dịch: Một ngọn núi vượt lên, ngược từ An Dương tới Đinh Lê Lý Trần Lê, giúp nước che dân, linh thiêng bao trùm thời cổ Cùng trời đất mà thành, ngang thời Chu Tần sang Hán Đường Tống Nguyên Minh, hóa thần nhập thánh, tiếng tích còn truyền tới nay. Nhà Đường mở đầu triều đại đã tôn Lão Tử là Thái Thượng Huyền Nguyên hoàng đế, coi là thủy tổ của mình. Có thể thấy Huyền Nguyên và Huyền Thiên chỉ là một. Huyền Thiên Trấn Vũ của Thăng Long cũng chính là Lão Tử, là tên xưng khi nhà Đường tôn lập vị tổ sư này của Đạo Giáo mà thôi. Huyền Thiên Trấn Vũ không phải là vị thần “ngoại quốc” chen chân vào truyền thuyết Việt, mà ông chính là người Việt. Truyền thuyết về Huyền Thiên tại làng Ngọc Trì – Gia Lâm: “Ngài giáng sinh vào vương quốc Tĩnh Lạc, hoàng hậu đặt tên là Huyền Nguyên, năm 14 tuổi vào núi Vũ Đương tu hành, tới năm 42 tuổi thì đắc đạo”. Ở đây gọi rõ tên thần là Huyền Nguyên, là tên nhà Đường tôn cho Lão Tử. Vương quốc Tĩnh Lạc theo sách Tử Quang Kính “là nơi tiên ở, nằm giữa biển phía Tây nước Nguyệt Chí …”. Thời Đường, vương quốc ở phía Tây biển thì chỉ có… đất Tĩnh Hải Lạc Việt mà thôi. Lại một lần nữa cho thấy Huyền Thiên – Lão Tử là người Lạc Việt. Câu đối ở đền Quán Thánh: Vũ Đương sơn thạch luyện hà niên, sắc tướng câu không, chân thân thượng tại Huyền Thiên quán vân du thử nhật, tiên tung ngẫu kí, linh tích trường lưu. Dịch thơ: Núi Vũ Đương năm xưa luyện đá Mặc hình nhan thân cả ở cao Mây bay Huyền quán ngày nào Dấu tiên chợt hiện, biết bao giờ mờ. Quả núi Vũ Đương hay Võ Đang chẳng phải là ngọn “Thái sơn” của Đạo Giáo đó hay sao? Núi Vũ Đương không ở đâu xa tận Hồ Bắc Trung Quốc mà … ở ngay chính nơi có sự tích về Huyền Thiên, tại làng Thụy Lôi – Đông Anh – Hà Nội. Vũ Đương cung khuyết tăng tiên giới Âu Lạc sơn hà tráng đế cư. Dịch: Cung khuyết Vũ Đương cửa lên tiên giới Non sông Âu Lạc thêm vững đất vua. Núi Võ Đang ở Hồ Bắc mới là "hàng nhái", là nơi thờ vọng Huyền Thiên, mới có vào thời Minh mà thôi. Ngũ môn đền SáiNgọn núi Vũ Đương ở Đông Anh còn có tên là núi Sái (Sái = Thái, chứ không phải sư sãi gì cả). Trên núi có đền Sái hay “Huyền Thiên đại quán”, là nơi có các dấu vết của Huyền Thiên tu luyện (ao tiên, giếng tiên, dấu ngựa tiên). Núi này nối với núi Thất Diệu, nơi Huyền Thiên giúp vua Thục diệt Bạch Kê tinh xây thành Cổ Loa.Diệu Lĩnh Loa Thành linh tích thiên niên truyền tín sử Tiên trì mã tích sùng từ nhất thốc trấn hoàn âu. Dịch: Núi Diệu thành Loa, dấu linh nghìn năm truyền sử sách Ao tiên dấu ngựa, đền cao một ngọn trấn đất vua. Vũ Đương có thể hiểu là “vua sống” hay “ngang hàng với vua”. Huyền Thiên là một vị thần rất được các vua chúa phong kiến thời xưa coi trọng. Ở làng Thụy Lôi tới nay hàng năm vẫn tổ chức hội rước “vua sống” đến bái yết Huyền Thiên tại đền Sái. Thời phong kiến mà lại cho người dân được đóng làm vua thì mới thấy vị thần thờ ở đây được nhà nước phong kiến xem trọng như thế nào. Bởi vì Huyền Thiên chính là Huyền Nguyên hoàng đế, là Thái Thượng Lão Quân (tức là còn trên cả Thái Thượng Hoàng, bố của vua), là tổ của họ Lý (Đường). Lý Công Uẩn khi lên ngôi cũng đến đền Sái và rước Huyền Thiên về làm Trấn Vũ cho kinh thành có thể cũng vì coi Huyền Thiên Lão Tử là tổ của mình. Câu đối ở đình Thụy Lôi: Hà nhạc an dân, kê sùng tận quỉ tinh trừ, bái giang sứ Thục Ngô kiến quốc, Loa thành thụ xuân hội trí, tạ sơn thần. Dịch: Núi sông yên dân, gà trắng chết quỉ tinh trừ, bái Thanh Giang sứ Thục Ngô dựng nước, Loa thành đắp hội xuân bày, tạ thần Huyền Thiên. (Ngô ở đây có thể là Ngô Quyền, cũng đóng đô ở Cổ Loa). Ngọn núi Sái (Thái Sơn) hay Vũ Đương ở Đông Anh gắn với truyền tích Lão Tử - Huyền Thiên giúp vua Thục diệt Bạch Kê Tinh ở Thất Diệu, xây thành Cổ Loa. Đây phải được coi là một nơi cực kỳ linh thiêng với người Hoa Việt vì chính là nơi khởi sinh Đạo Giáo của phương Đông. So với đền Gióng và tục thờ Phù Đổng Thiên Vương thì đền Sái với tục rước vua sống và thờ Huyền Thiên phải xứng đáng được nhận danh hiệu “di sản văn hóa thế giới”. Đạo Giáo là tín ngưỡng gốc của toàn bộ văn hóa Trung Hoa xưa, có xuất xứ chính từ Việt Nam. Cực kỳ chuẩn. Và Trấn Nam chính là Phù Đổng Thiên Vương và Trấn Tây chính là Tản Viên Sơn Thánh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 4, 2012 Lão Tử hóa ... Việt kinh Bách Việt trùng Cửu Đình Thổ Hà – xã Vân Hà – Việt Yên – Bắc GiangBên bờ sông Cầu, quê hương của những làn điệu quan họ, di sản văn hóa thế giới, có một ngôi đình làng cổ nổi tiếng. Đình Thổ Hà đã có trong danh sách xếp hạng di tích của Viện Viễn Đông Bác Cổ từ thời Pháp. Đình này nổi bật bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất tinh xảo của xứ Kinh Bắc. Có điều khi xem đến vị thành hoàng được thờ ở đây thì mới thực sự là điều bất ngờ. Thành hoàng làng Thổ Hà tên là … Lão Tử, Thái Thượng Lão Quân. Trích thần tích chép từ văn bia Cung sao sự tích thánh tại đình:Đời vua Thục An Dương Vương phả lục chép rằng có một vị đại vương cấp bậc Thượng đẳng thần thuộc bộ Càn Hào. Sau khi Hùng Vương thứ 18 mất ngôi, vua An Dương Vương nối ngôi. Có một người từ Bắc quốc đến đạo Kinh Bắc, phủ Bắc Hà, huyện An Việt và ở nhờ chùa Đoan Minh Tự của trang Thổ Hà. Ngày đêm giảng kinh đọc sách, có sức màu nhiệm như thần, trong trang có nhiều con em theo học. Một hôm Người bảo học trò rằng: ta sinh ra từ thủa Hồng Mông, trời đất mới mở mang, cho nên ta thông minh khác thường. Năm xưa mẹ ta kể chuyện rằng: mẹ vốn là người từ bi, huyền diệu mà sinh ra, tên là Mỹ Thổ Hoàng. Có một đêm mẹ ta nằm mơ thấy nuốt một vì sao ngưu tinh, thế là mẹ có thai đủ 81 năm. Đến ngày 7 tháng giêng năm Canh Thìn nách tay phải của mẹ rung động rồi sinh ra ta. Khi ta mới ra đời đầu đã bạc, chân có chữ, ta không có bố, khi đẻ mẹ vịn vào cây mận cho nên lấy họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Quanh vùng nơi ở của người không ai xảy ra tật bệnh, nên người trong trang thường bảo nhau rằng: đó là khí sinh thánh tổ, chẳng phải người thường, các nơi cũng đến xin làm thần tử. Từ đó danh vang thiên hạ, người đến theo học càng đông. Lúc bấy giờ trong nước có giặc Quỷ mũi đỏ, một vị quan thị hầu vua bị bệnh ngã nhào xuống đất và sau đó bệnh tật lan khắp mọi nơi, trong nước nhiều nơi mắc bệnh, người ốm người chết thiệt hại rất nhiều. Nhà vua vội truyền hịch đi các nơi: nếu ai trừ được giặc Quỷ vua sẽ gia phong tước lộc. Lão Tử liền vâng mệnh đến nơi có giặc Quỷ, người liền niệm chú rằng: "Đạo pháp bản vô đa, nam thần quán Bắc Hà, đô lai tam thất tự, tận diệt thế gian ma". Đọc chú xong, Người lại thư phù vào gậy trúc và phóng đi bốn phương, các nơi đều yên ổn. Quan địa phương tâu với triều đình, vua liền mời Lão Tử đến ban thưởng, mở tiệc khoản đãi và phong người là Đệ nhất nhân (người tài nhất). Lại cho ngài được hưởng thực ấp ở vùng An Việt huyện. Người bái tạ đức vua và trở về Thổ Hà trang. Về tới nơi Người liền cho xây dựng cung doanh trị sở. Khi xây xong Người cho mời các bô lão trong trang và tất cả học trò đến mở tiệc ăn mừng. Lúc sắp sửa ăn bỗng thấy đám mây năm sắc từ từ sa xuống đất, trong mây thấp thoáng có bóng người mặc áo đỏ, Lão Tử liền theo đám mây cưỡi rồng đỏ mà biến mất. Bấy giờ là năm Giáp Tý ngày 22 tháng 2 (đời vua An Dương Vương) Người đã hóa… Mặc dù thần tích không hề nói Thái Thượng Lão Quân của làng Thổ Hà là Lão Tử nổi tiếng của Trung Hoa, nhưng tên của vị thành hoàng này hoàn toàn trùng với tên Lý Lão Đam – Lý Bá Dương. Lão Tử Trung Hoa lập công nghiệp rồi hóa thần ở Việt Nam, chuyện này phải giải thích sao đây?Xem vào câu đối cổ trong đình Thổ Hà: Đẳng Thích Ca nhân tế quần sinh, phật pháp thiên cổ / thần tiên thiên cổ Dữ Khổng thánh công thùy vạn thế, Xuân Thu nhất kinh / Đạo Đức nhất kinh. Dịch: Sánh Thích Ca nhân nghĩa giúp chúng sinh, phật pháp nghìn đời kiếp / thần tiên nghìn đời kiếp Cùng Thánh Khổng công đức trùm vạn thế, Xuân Thu một bộ kinh / Đạo Đức một bộ kinh. Câu đối này dùng hình thức trình bày khá hiếm gặp. Trong một vế đối có đoạn được tách làm 2 một cách song song. Hình thức và nội dung này nêu bật quan niệm Tam giáo đồng nguyên: Đạo giáo của Lão Tử, Nho giáo của Khổng Tử và Phật giáo của Thích Ca sánh cùng nhau, song hành trong dân gian. Một câu đối khác: Huyền tham Thích điển công tỉ Vô Sơn, Đạo Đức nhất kinh truyền chí bảo Quyết bản Khương công thuật khai Hoàng Thạch, thần tiên chung cổ hiển linh tung. Dịch: Huyền diệu vào tích Thích Ca, công đức như núi Vô Sơn, Đạo Đức kinh một bộ truyền báu vật. Phù quyết gốc từ Khương Công, pháp thuật mở tảng Đá Vàng, thần tiên tự cổ xưa sáng dấu linh. Câu đối nói tới sự hiện diện của Lão Tử trong phật điển. Đây là truyện “Lão Tử hóa hồ kinh”, kể rằng Lão Tử sau khi xuất quan ải đã đi sang Ấn Độ mở đầu phật giáo ở đó. Chuyện “Lão Tử hóa hồ” đã là đề tài tranh cãi của hai phái Đạo và Phật trong nhiều thời đại. Vế sau ở câu đối trên còn nêu một điển tích khác, nói tới pháp thuật của Khương Thái Công Lã Vọng, người giúp Chu Vũ Vương nên nghiệp thiên tử ngàn năm. Khương Thái Công sau lại hóa hình là Hoàng Thạch Công, truyền sách binh pháp cho Trương Lương phò trợ Lưu Bang lập nhà Hiếu (Sử ký). Qua những câu đối trên thì không còn nghi ngờ gì nữa: vị thành hoàng thờ ở Thổ Hà chính là Lão Tử, người mở đầu Đạo giáo, viết Đạo Đức kinh, cùng Khổng Tử dựng nên nền văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa xưa. Thực ra đình Thổ Hà không chỉ là đình của làng mà đây là nơi từng được xuân thu quốc tế, tức là Thái Thượng Lão Quân ở đây là một vị thần mang tầm quốc gia của các triều đại Việt Nam xưa. Theo Hoa sử thì Lão Tử sống muộn lắm cũng là vào đầu thời Đông Chu (thời Xuân Thu). Nhà Chu bị Tần Chiêu Tương Vương diệt vào năm 256 TCN. Còn nhà Thục của Việt Nam theo sử sách chép sớm lắm cũng chỉ bắt đầu từ năm 257 TCN. Từ thời Xuân Thu tới thời Thục An Dương Vương có cả vài trăm năm. Vậy làm thế nào Lão Tử của nhà Chu lại có thể giúp vua Thục ở nước Việt trừ yêu dẹp quỉ được? Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai đạo Giáo Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền huyễn hóa tác thần tiên. Dịch: Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng tay nắm chốn thanh hư, khai mở đạo Giáo Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một mình truyền phép màu nhiệm, tạo tác thần tiên. Vế đầu câu đối trên cho biết Lão Tử, người mở đạo Giáo sống vào thời “Đông Chu” của Hoa sử. Còn vế dưới lại nói rõ “Nam Việt” là nơi “duy thử địa”, vùng đất duy nhất mà Lão Tử đã hóa thần tiên. Kết hợp hai vế đối này thì chỉ có cách hiểu hợp lý duy nhất là: nhà Chu của Hoa sử chính là nhà Thục của Nam Việt. Chỉ có vậy mới có thể giải thích vì sao Lão Tử Trung Hoa lại có mặt trong một triều đại ở Việt Nam. Xem lại tiểu sử của Lão Tử được chép trong Sử ký Tư Mã Thiên, nguyên văn như sau: Lão tử giả, Sở Khổ huyện, Lệ hương, Khúc Nhân lý nhân dã. Tính Lý thị, danh Nhĩ, tự Bá Dương. Thụy viết Đam. Chu thủ tàng thất chi sử dã. Khổng tử thích Chu, tương vấn lễ ư Lão tử… Thường được dịch là: Lão Tử là người thôn Khúc Nhân, làng Lệ huyện Khổ, nước Sở. Ngài họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, thụy là Đam. Làm quản thủ thư viện nhà Chu. Khổng Tử đến Chu, hỏi Lão Tử về lễ… Phần dịch trên đã không theo sát nguyên văn về quê hương của Lão Tử. Sử ký chép “Lão Tử người huyện Sở Khổ”, chứ không hề nói Lão Tử là người nước Sở. Đọc phần tiếp theo, Lão Tử “làm quản thủ thư viện nhà Chu”. Nhà Chu là thiên tử, là triều đại chính của thời Lão Tử nên trong đoạn văn không cần nêu “trong triều Chu” thì vẫn phải hiểu Lão Tử là người nước Chu, huyện Sở Khổ. Vì Lão Tử ở nước Chu nên Khổng Tử mới đến Chu tìm gặp. Một sách khác là Lão Tử Minh chép về xuất xứ của Lão Tử, nguyên văn như sau: Lão tử tính Lý, tự Bá Dương, Sở Tương huyện nhân dã. Xuân thu chi hậu, Chu phân vi nhị, xưng Đông, Tây quân. Tấn lục khanh chuyên chinh, dữ Tề Sở tịnh tiếm hiệu vi vương. Dĩ đại tính tiểu, Tương huyện hư hoang, kim thuộc Khổ. Cố thành do tại. Tại Lại hương chi đông oa thủy xứ kỳ dương, kỳ thổ địa uất ông cao tệ, nghi sinh hữu đức quân tử yên. Dịch: Lão Tử tính Lý, tự Bá Dương, người huyện Tương nước Sở. Sau thời Xuân thu, Chu triều chia làm hai gọi là Đông quân, Tây quân. Lục khanh nước Tấn tự ý động binh gây chinh chiến. Tấn cùng với Tề, Sở tự xưng vương. Nước lớn thôn tính nước nhỏ. Huyện Tương trở nên hoang vu, ngày nay thuộc Khổ. Thành lũy cũ nay hãy còn. Phía đông làng Lại có con sông chảy qua. Vùng này là một khu đất cao cỏ cây tươi tốt, dễ sinh ra một bậc thượng nhân tài đức. Tương tự như Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử Minh cũng không nói Lão Tử người “Sở quốc” mà nói Lão Tử người “Sở Tương huyện”. Câu tiếp theo ở xuất xứ này lại một lần nữa nói tới nhà Chu. Rõ ràng phải hiểu Lão Tử là người nước Chu ở huyện Sở Tương. Đoạn trên trong Lão Tử Minh còn có nói “Sở tự xưng vương”, thế mà “huyện Tương” lại “trở nên hoang vu”? Nước Sở xưng vương thì huyện Tương nước Sở phải thịnh vượng mới đúng chứ sao lại trở nên hoang vu?... Huyện Tương hoang vu bởi vì huyện này không nằm ở Sở, mà nằm ở Chu. Chữ Sở trong Sở Khổ hay Sở Tương huyện có thể chỉ là từ chỉ phương hướng: Sở = Sủy = Thủy = nước là tượng của phương Bắc ngày nay. Như vậy lai lịch của Lão Tử theo Sử ký và Lão Tử Minh trùng với thần tích của đình Thổ Hà về việc có một nhà hiền triết đến từ phương Bắc. Mạnh dạn hơn nữa, có thể Sở Khổ hay Thủy Khổ phiên thiết cho chữ Thổ, chính là Thổ Hà, tên làng thờ Lão Tử ngày nay. Làng này có con sông Cầu chảy qua đúng như sách Lão Tử Minh chép. Bến Thổ HàCâu đối ở đình Thổ Hà:Do Chu ngật kim, nhất kinh truyền đạo đức Tại hà chi tứ, vạn cổ chấn anh linh. Dịch: Từ thời Chu tới nay, một bộ kinh truyền đạo đức Cạnh sông Cầu bên bến, chục ngàn đời chấn linh thiêng. Về hàng trạng của Lão Tử trong Lão Tử Minh chép: Lão tử vi Chu tử tàng thất sử. Đương U vương thời, tam xuyên thật chấn dĩ Hạ Ân chi quí, âm dương chi sự, giám dụ thời vương. Dịch: Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng ba sông bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua. Nhà Chu có vùng Tam Xuyên (ba sông) như trong sách dẫn trên. Tam Xuyên là đất Đông Chu, nơi Tần Thủy Hoàng sau khi diệt Chu đã lập quận Tam Xuyên. Nhưng: Tam Xuyên = Tam Giang. Tên này còn lưu trong tên thánh Tam Giang, tức Trương Hống - Trương Hát, hai vị thần bên dòng sông Như Nguyệt, con sông chảy qua làng Thổ Hà. Thần tích ở đình Thổ Hà về Lão Tử: Vua (Thục An Dương Vương) xây thành (Cổ Loa) có những u hồn và tà ma quấy nhiễu, cứ xây xong lại đổ. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo vua rằng: xin vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi Người sai Thanh giang sứ (tức thần Kim Quy) đến giúp, giết Bạch kê tinh trong núi Thất Diệu, lại đào được hài cốt Bạch kê đem đốt đi, từ đó yêu ma tan hết, lại đào thấy nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Có thể thấy truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cơn “địa chấn” lúc giao thời Tây – Đông Chu chỉ là một. Diễn biến việc này có thể như sau: Lão Tử sống vào cuối thời Tây Chu (Chu U Vương) sang tới đầu thời Đông Chu. Khi nhà Chu chuyển về phía Đông, tới vùng Tam Xuyên – Tam Giang, thì gặp trận động đất lớn. Thanh lang thành (Lạc Dương) bị rung chuyển. Lão Tử nhân đó nói là âm khí của thời Hạ Thương phát hại, nhằm răn khuyên thiên tử Chu. Truyền thuyết Việt chép thành vua Thục (vua Chủ) xây thành Cổ Loa bị đổ, phải nhờ Lão Tử phái Thanh Giang sứ giả (Thương sứ) tới giúp dẹp yêu quỉ thì thành mới xây được. Cửa võng đình Thổ HàCâu đối ở cửa võng đình Thổ Hà:Qui giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỉ Long năng thừa hóa, ngũ vân trang hạ ký đăng tiên. Dịch: Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỉ Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên. Thần tích, câu đối trong dân gian Việt chính là những “bộ kinh” còn truyền thiên thu về lịch sử Hoa Việt chói ngời. Nhà Chu từ lúc Khương Thái Công câu cá bên sông … Tô Lịch, Chu Vũ Vương cùng … Thánh Gióng đánh giặc Ân, tới Lão Tử người … “huyện Thổ Hà” khai mở Đạo giáo, Chu Bình Vương dời đô về Cổ Loa… Tất cả đều còn lưu trong bia đá, bia gạch, bia gỗ, bia giấy, bia miệng … ở Việt Nam. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2012 “Lưỡng Thạch Trụ” của Thục Phán trên núi Nghĩa Lĩnh Cuốn ngọc phả lưu ở Đền Hùng, do trạng nguyên Nguyễn Cố đời vua Trần Thánh Tông biên soạn, đời vua Lê Thánh Tông Bộ Lễ viết lại, và năm Hoằng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông (Tây lịch 1601) sao chép lại đóng dấu kiềm, nói về sự kiện Vua Hùng thứ 18 (Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục Phán, và Thục Phán lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Vua Hùng, lập hai trụ đá thề. Tháng 10 năm 1974, tại Hội nghị thông báo Sử học Vĩnh Phú, báo cáo khoa học nhan đề: “Cuộc thống nhất Hùng Thục” nêu ra mấy điểm chính như sau: - Thục Phán là họ tộc vua Hùng, tổ tiên làm tù trưởng bộ lạc Tây Vu hay Tây Âu cha truyền con nối. Địa bàn ở vùng Đông Anh - Bắc Ninh - Bắc Giang. Đến đời ông cha Thục Phán thì đã được mở rộng liên minh với các bộ lạc miền núi khác từ Đông Bắc sang Tây Bắc nước ta. Thục Phán không phải người Tầu ở Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc) như sử cũ nói, cũng không phải người Tày Cao Bằng như sử mới nói. - Hùng Duệ Vương không có con trai kế vị, nên đã cho thi tuyển rể để nhường ngôi. Tản Viên là trang nam nhi kỳ tài thắng cuộc, được lấy công chúa Ngọc Hoa và nhận truyền ngôi. Thục Phán đem quân tranh giành với Tản Viên, đánh nhau ròng rã nhiều năm. Thục Phán luôn luôn thua, nhưng ông ta nhất định không chịu thôi. - Tản Viên nhận thấy tập quán truyền ngôi trong dòng tộc đã có từ lâu. Nếu hai bên cứ đánh nhau mãi thì tổn hại sinh mạng, dân chúng làm sao mà an cư lạc nghiệp được. Mặt khác tin tức lan truyền từ phương Bắc xuống, Tần Thuỷ Hoàng đã diệt nhà Chu và các nước chư hầu, đang phát binh xuống đánh chiếm các bộ lạc Việt tộc tụ cư ở Quảng Đông Quảng Tây. Với tầm nhìn sáng suốt Tản Viên chủ động rút lui và khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán để đoàn kết dân tộc chuẩn bị chống Tần. - Thục Phán được Vua Hùng truyền ngôi và trao cho nỏ thần, liền dựng đền thờ nhà Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, lập hai trụ đá thề ở bãi bằng giữa núi thề giữ nước và cúng bái vua Hùng. Lại làm miếu thờ mẹ Tản Viên ở động Lăng Xương để tạ ơn. Từ đó trở về sau tôi vẫn để ý hai tảng đá như hai chiếc thúng ở hai đầu bàn thờ gian giữa Đền Hạ, tự đặt ra câu hỏi: Hai tảng đá đó có tự bao giờ?, để làm gì?, sao thời Lê làm Đền Hạ người ta lại không dám bỏ đi?. Có phải là hai trụ đá thề không? Nếu đúng “lưỡng thạch trụ” thì dài bao nhiêu, đục đẽo thế nào? Vì chưa khảo tả được, chưa biết người xưa sử dụng theo kiểu gì, nên đành im lặng, chờ cơ hội nghiên cứu tiếp. Cũng năm 1974 tôi viết cuốn “Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng”, tái bản tới nay là lần thứ 28, nói rõ chiếc cột đá trên bệ trước Đền Thượng mà năm 1962 Phòng Bảo tàng Ty Văn Hoá Phú Thọ làm để đồng bào chiêm ngưỡng, là cột miếu cổ, và đưa ra dự đoán nó có từ thời Hùng Vương. Song anh em dẫn khách ở Đền Hùng cứ giới thiệu là Cột đá thề. Tình cờ ngày 5-11-2011 tôi mới được thấy nguyên hình “Lưỡng thạch trụ” và ngộ ra mọi chuyện. Một lần được phóng viên Đài PT-TH tỉnh mời giới thiệu về cây Thiên tuế trước cửa chùa. Việc xong tôi rủ phóng viên vào Đền Hạ xem hai tảng đá nghi là “Lưỡng thạch trụ”. Đền Hạ lúc này quây bạt kín xung quanh để xây lại. Vào trong khu quây bạt gặp anh em công nhân, họ bảo chúng cháu đào đem để ở hè chùa, đến đó mà xem. Tôi giật mình nghĩ bụng “Bọn này liều thật, dám đụng vào vật thiêng bao đời rất sợ”. Nhưng lại mừng vì đây là cơ hội duy nhất ngàn năm có một để được nhìn thấy phần chìm của “Lưỡng thạch trụ”. Tôi thì đo đạc, còn Duy Khoa thì quay phim chụp ảnh. Rồi tôi rủ Duy Khoa, chúng ta sang ngay chỗ ông Nguyễn Xuân Các giám đốc Ban quản lý Đền Hùng bàn về việc bảo vệ di vật lịch sử này. Tôi nói với ông Cát tầm quan trọng của hai tảng đá đó, đề nghị giữ gìn cẩn thận và đặt lại vào đúng hai vị trí cũ ở trong Đền Hạ. Ông Các đồng ý sẽ làm như vậy. Hôm mồng 3 tết Nhâm Thìn tôi lên lễ Đền Hùng, vào Đền Hạ xem, thì đúng là ông Các đã cho đặt lại “Lưỡng thạch trụ” vào hai bên đầu bàn thờ gian giữa. Thấy ông Từ đứng lên tảng đá để với vào trong bàn thờ, tôi bảo ông: Đấy là đá thiêng chớ đứng lên như thế. Ông Từ cả thẹn vội bước xuống ngay. Tôi dặn anh em bảo vệ: Các ông Từ mới chưa rõ lai lịch tảng đá, cần nhắc các ông ấy không được đứng lên, anh em đều nhất trí. Do duyên may được diện kiến đầy đủ hình thể “Lưỡng Thạch Trụ” vẫn nghi vấn bấy lâu nay. Nó chỉ là hai tảng đá sạn kết tự nhiên không có đục đẽo gia công gì cả, bề mặt lồi gần tròn đường kính khoảng 60cm, chiều cao cũng không đều trung bình độ 40cm. Hai tảng to nhỏ chênh nhau một chút xíu. Xem xong tôi mới ngộ ra rằng, lưỡng thạch trụ chỉ dùng để chém dao lúc thề bồi mà thôi. Liên hệ với cách thề bồi của dân ta trước cách mạng tháng 8-1945, khi hai người có bất bình điều gì hay giao ước điều gì, họ tuyên bố xong lấy dao chém vào đá để khẳng định mình không sai lời, bởi thế có câu “chắc như dao chém đá”. Có lẽ thời Thục Phán cũng vậy, ông cho đặt hai tảng đá ở giữa bãi bằng lưng chừng núi (Lưỡng thạch trụ ư sơn trung) để tiến hành hội thề. Dự đoán khi vua Hùng sai Tản Viên tuyên chiếu nhường ngôi, tiếp theo Thục Phán phát lời thề. Rồi Thục Phán dùng gươm chém vào một tảng đá, Tản Viên chém vào một tảng đá, để thần minh chứng giám. Sự tích hai tảng đá này được nhân dân quanh núi Nghĩa Lĩnh truyền tụng. Khi trạng nguyên Nguyễn Cố viết ngọc phả được ghi là lưỡng thạch trụ. Trải qua hàng nghìn năm hai tảng đá bị đất vùi lấp chỉ còn nổi trên mặt đất như hai cái thúng úp, chẳng ai dám động đến, chẳng rõ ở dưới thế nào. Thời nhà Lê làm Đền Hạ chùm lên hai trụ đá đó, phải chăng nhằm giữ gìn đôi báu vật lịch sử cho con cháu. Vũ Kim Biên Rất giống trụ đồng vùng Vân Nam - Quảng Tây/ Hồ Nam - Hai Bà Trưng đuổi Mã Viện, thu giang sơn về một mối. Cột đồng phải chăng chính là cột thề không xâm phạm lãnh thổ, như phân tích của tác giả Bách Việt Trùng Cửu. Thật không ngờ lại có Lưỡng Thạch Trụ thay vì Cột đá thề: chắc chắn là chuẩn?, tuy nhiên phải giải thích tại sao ở Đền Hạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2012 Thứ tự diễn biến chính trị thời An Dương Vương: - Sự phát triển và phân hóa xã hội ngày càng tăng dẫn đến các Bộ trong 15 Bộ của Văn Lang đều muốn cát cứ - giống như Hoa Bắc. - Tần Thủy Hoàng thống nhất Hoa Bắc và mục tiêu mở rộng lãnh thổ về phía Nam, bàn đạp là một phần Hồ Nam và nước Việt của Câu Tiễn Cũ (Văn Lang mất đất vào thời giặc Ân Thương). - Hùng Vương XVIII không có người nối ngôi, ngài gả con gái cho Tản Viên Sơn Thánh. Thục Phán là thủ lĩnh Bộ Quảng Châu - giáp ranh Bộ Phong Châu (Bắc Việt Nam chứ không phải VIệt Trì Phú Thọ) thấy thế muốn tiếp nối Hùng Vương. Tuy nhiên đã xảy ra các trận chiến, lịch sử không ghi nhận các quan hệ với Bộ khác trong những trận chiến này. - Tản Viên Sơn Thánh kiến nghị Hùng Vương truyền ngôi cho Thục Phán và lập lời thề trên núi Nghĩa Lĩnh - chém đá lập nguyền, đổi tên nước Âu Lạc thể hiện tính thống nhất giang sơn. - Lúc này, kinh thành Văn Lang ở Thăng Long với tên là Phượng Thành. - Tần Thủy Hoàng Tấn công, trong trận chiến quân Việt thực hiện vườn không nhà trống. Quân Tần thất bại chết 50 vạn quân, chủ tướng Đồ Thư cũng bị giết chết. Tần rút quân nhưng Âu Lạc không thể giải phóng hết. Trong khi rút, quân Tần phá hủy Phượng thành để trả thù. - Triệu Đà bỏ Tần và cát cứ tại Quảng Đông, thành Phiên Ngung, gần núi Vũ Di, được ủng hộ các bộ tộc vì các Bộ Văn Lang cũng trong giai đoạn phân rã và cát cứ. - Thục Phán xây thành Cổ Loa tả ngạn sông Hồng - thành xây lại sụp do sự phá hoại của một số tướng sĩ trung thành với Hùng Vương: chi tiết gà trắng và nhạc khí cổ khi xây thành là nói về phía Tây thành Cổ Loa tức Phượng thành cũ, vì không thể có nhạc khí dưới thành Cổ Loa là đất mới, ít cư dân. - Triệu Đà tấn công Thục Phán và câu chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy là vậy. - Triệu Đà theo văn hóa Việt và giữ đất được gần 100 năm sau 5 đời mới bị về Hoa Bắc. - Cả Thục Phán và Triệu Đà đều được suy tôn Thần tại đất Việt. - Kinh đô vua Hùng chính là vị trí Thăng Long thành, nó liên quan đến Lạc Long Quân diệt hồ tinh, ngư tinh... xung quanh Thăng Long thành hàm ý này. Đây là lý do Thục Phán không thể lấy Quảng Châu làm đô của Âu Lạc được. - Tính bất thuận tiện của thành Cổ Loa là nhà Hán cũng không đặt quận trị tại đây, cũng như Hai Bà Trưng sau khi thu phục lại giang sơn cũng không lấy thành này làm kinh đô, vì phương Bắc tấn công mà không cần vượt sông Hồng. Tuy nhiên, một mâu thuẫn là tại sao Thục Phán lại xây nó - điều này có thể giải thích Cổ Loa là vệ thành dùng ngăn chặn tiến quân ngay tại sông Hồng không cho vượt sông tấn công thẳng vào Thăng Long, nên thành này có tên là Tư Long, còn triều đình vẫn đều hành đất nước phía hữu ngạn bằng cách sửa sang lại Phượng Thành hay ở một thành gần đấy ở Mê Linh?. Tư Long và Phượng thành cũ tạo thế Long Phượng Thành phối hợp. Việc nhận định Loa Thành xây sau cuộc chiến là vì Thục Phán lên ngôi thì khả năng xây thành chuẩn bị đối đầu quân Tần là có thể nhưng tâm lý của dân chúng là không thuận lợi, do vậy tôi nhận định là nó xây sau. Câu chuyện Lý Ông Trọng cho phép ta nhận định Âu Lạc - Triệu Đà - Tần có thỏa thuận thế tam phân vì Lý Ông trọng làm quan cho Tần khi Triệu Đà thành vua đất Quảng Đông, từ đây thấy rõ hòa hoãn giữa Âu Lạc và Triệu Đà? vì Lý Ông Trọng phải vượt qua Triệu Đà mà làm quan Tần - phải chăng điều này vô lý hay Lý Ông trọng chính là Triệu Đà mà truyền thuyết ám chỉ Triệu Đà trấn đất ngăn cản quân Tần phía Bắc của Âu Lạc? Tuy nhiên gia đình Triệu Đà ở Hoa Bắc mà sau này nhà Hán có quan hệ và Triệu Đà chấp thuận triều phục. Nếu theo sử thì chi tiết này chỉ ra Lý Ông trọng và Triệu Đà là hai người khác nhau. Ta sẽ phải lý giải ra sao? Chuyện nỏ thần của tướng Cao Lỗ là câu chuyện giữa Thục Phán và Triệu Đà. Trống đồng muộn nhất từ thế kỷ II TCN và trung tâm phát tích là Bắc Việt Nam, điều này chỉ ra kinh thành vua Hùng chắc chắn là ở Phong Châu, nên Thượng Thư có nói về Hạ Vũ lấy vợ ở Đồ Sơn Thị - (là Hải Phòng). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 4, 2012 Làm thế nào giải thích trong Kinh Dịch nói về: Vua lui về đất Mân - khả năng giặc Ân tấn công từ trên cao xuống hay từ Quảng Châu qua, cho nên Quảng Châu c ó vị thế rất quan trọng nằm gần giữa Văn Lang cổ, đấy là lý do Thục Phán có quân lực tấn công Hùng Vương XVIII vài lần sau khi thất bại. Nơi đây cũng chính là nơi có cột đồng thề không xâm phạm giữa Hai Bà Trưng và nhà Hán hay giữa Hoa Nam và Hoa Bắc, sau này Hán tập hợp lực lượng và tấn công trở lại. Hán có từ Lưu Bang, Hán Cao Tổ - tuy nhiên dân tộc "Hán" còn phải xem lại, nếu đọc Hán Sở tranh hùng thì Lưu Bang là dòng dõi của Nghiêu Thuấn - là Việt cả ấy mà. Giống như ông bà để lại nhiều đất trong Sài Gòn giá cao, ông bà mất các anh em tranh nhau. Hoa Bắc làm gì toàn bộ là Hán được, mà cũng không phải hoàn toàn từ "du mục" như các nhà sử học phân tích, "du mọc gốc" bị ngăn cản bởi vạn lý trường thành rồi, đấy là lý do Lý Ông Trọng cũng được Tần vời về để ngăn cản?. Share this post Link to post Share on other sites