hoangnt

Thành Cổ Loa được Xây Dựng Thời Gian Nào?

194 bài viết trong chủ đề này

Vua Quang Trung cầu hôn Công Chúa Ðại Thanh

Ước gì vua Quang trung chỉ cần sống thêm chừng vài tháng nữa, chờ đến khi Vũ Văn Dũng đem tin vui về, lúc đó đất nước Việt Nam sẽ rộng lớn hơn nhiều lần như ngày nay, danh xưng Nam Việt thời Triệu Ðà vẫn được dùng lại, kinh đô Phú Xuân nay đang nằm chễm chệ trên đất Quảng Tây! Và dĩ nhiên vị anh hùng Nguyễn Huệ của chúng ta sẽ lập thêm một hoàng hậu nữa... để sánh bước cùng Ngọc Hân Công Chúa, nâng con số lên đến 3! Suy cho cùng, tuy lập hơi nhiều Hoàng Hậu thật, nhưng nếu so với vua Ðinh Tiên Hoàng, hoặc vua Lê Ðại Hành thì vua Quang Trung vẫn còn ít hơn!!!

HỒ VĂN QUANG

Ðặc san QUANG TRUNG - TÂY SƠN Xuân Kỷ Mão 1999

Đức vua Quang Trung dù xuất thân từ thần phần nào, nhưng khi đã làm ông Vua của thời phong kiến, thì đêu có suy nghĩ cơ bản giống nhau: như nhiều vợ (dù là con của ai), đất đai phải mở rộng bờ cõi, bình hùng tướng mạnh, phải đánh các nước kế bên, . . . Nên việc Vua Quang Trung đánh nhà Thanh và đề nghị cưới công chúa Thanh là điều hoàn toàn có thật.

Ước gì Vua Quang Trung sống lâu lâu khỏang 100 tuổi, sau khi cưới công chúa thanh triều và lấy được 2 tỉnh quảng đông , quảng tây và vua Càn Long già yếu thấy con rể là thông minh , có khả năng nhất nên đã nhường ngôi cho Quang trung lãnh đạo Thanh triều.

Hiz bây giờ mấy tỉnh bắc kinh, thượng hải, . . . ngày 22/5/2011 là đi bỏ phiếu bầu cử đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua một số trích dẫn và nhận định của các tác giả liên quan đến nhiều mặt kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, khảo cổ..., về mặt cá nhân, Hoangnt có nhận định về thành Cổ Loa như sau:

1. Trước khi Loa thành được xây dựng bởi vua An Dương Vương, thì Phong Châu tại Việt Trì Phú Thọ không phải là kinh thành của các vua Hùng, bởi lý do địa thế bất thuận lợi quân sự, kinh tế và xã hội. Cho tới nay, khi vực này cũng không phát triển tương ứng như các khu vực khác, thông thường các nền văn hóa đi đôi với các dòng sông mẹ và tồn tại, phát triền cùng thời gian. Khảo cổ không chỉ ra có các di chỉ kinh thành cổ cũng như các di vật mang khía cạnh của một đô thành, với các sản phẩm dành cho vương quyền. Đặc trưng là các trống đồng, tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng: Mã Viện đã tiêu hủy không biết bao nhiêu trống đống cổ xưa của Lạc Việt, đặc biệt loại Heger I (cách phân loại dĩ nhiên cần bàn thêm, ta chỉ nhận định niên hạn lịch sử).

2. Cấu trúc của Cổ Loa cũng tương tự, nhưng lại nằm mạn Đông Bắc nếu lấy Hà Nội làm tâm, nằm bên kia sông Hồng, không thuận lợi về mặt ý nghĩa quân sự, xã hội và kinh tế đối với một Thành đô. Vấn đề này xảy ra tương tự ở Phong Châu Việt Trì, Phú Thọ. Tuy nhiên, nếu xét về mặt quân sự thì phù hợp cho vị trí của một tòa thành bảo vệ cho Đô thành chính, tức mang ý nghĩa trấn thành thì phù hợp hơn. Đặc biệt, nhận định cuộc chiến từ phía Bắc tràn sang trong thời kỳ của vua An Dương Vương.

3. Di chỉ khảo cổ tại Cổ loa đơn giản như mũi tên đồng... không thể nói lên điều gì cả so với thời kỳ văn minh đồ đồng của toàn khu vực và thế giới, các học giả quá quan trọng điều này.

Theo ngôn ngữ, được phân tích bởi tác giả Lãn Miên, Phong Châu là một vùng đồng bằng, nằm ở khu vực Hà Nội/ Hà Tây hiện nay đây cũng là một thông tin quý, tôi nhận định rằng kinh thành của các vua Hùng trước thời An Dương Vương chính là thành Thăng Long bây giờ, tuy nhiên chưa khẳng định nó phải là trung tâm hành chính để quản lý toàn bộ vùng Nam Dương Tử hay không? và tên cũ xưa có phải là Thăng Long hay không?.

Mối quan hệ giữa Loa Thành và Thăng Long cần phải xem xét, ta biết có Long Biên Thành: nhận định chính là Loa thành hay Long Thành, Loa thành còn có tên Tư Long. Như vậy, Loa thành chính là Long Thành. Vậy, Thăng Long có tên là gì trước đấy, tra cứu lại thì có nhiều tên và có một tên hết sức đáng chú ý là Phượng Thành.

Vậy thì, Phượng Thành Long Thành rất tương hợp về mặt ý nghĩa tên gọi, cũng như địa thế tương quan quân sự. Các di chỉ khảo cổ và phát lộ hoàn toàn ở Thăng Long hiện nay cho ta thấy sự phù hợp về ý nghĩa của một nơi kinh thành, và chú ý nó được xây dựng và phát triển đến ngày nay, trở thành thủ đô là hoàn toàn hợp lý về sự phát triền văn minh sông Hồng, giống như văn minh sông Hằng, Hoàng Hà vậy...

Long Thành bảo vệ Phượng thành phải là một học thuyết quân sự hợp lý khi chuẩn bị cho các cuộc chiến quan trọng. Nếu tấn công Phượng Thành thì phải vượt qua Long Thành và sông Hồng, thời gian này đủ để triều đình có phương án chuẩn bị nếu thất thủ.

(Tóm tắt thôi, nếu viết hết thì cũng kha khá).

Thăng Long hay Phượng Thành có phải là trung tâm hành chính quản lý toàn bộ khu vực Nam Dương Tử hay không cũng sẽ được phân tích tiếp tục.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên đền Thượng của núi Ngũ Lĩnh còn "Cột đá thề" của Thục Phán An Dương Vương lập nên, thề bảo vệ nước Văn Lang và ngàn năm hương khói tông miếu họ Hùng khi nhận vương quyền từ Hùng Vương thứ 18. Dĩ nhiên, Cột đá thề còn lại ngày nay không phải là bản chính. Điều này, cho thấy An Dương Vương cũng có thể là một đời vua trong Chi Hùng Vương thứ 18. Một số người nghi ngờ điều này.

Chúng ta cùng nhận định về biên giới nước Việt cổ:

1. Theo truyền thuyết Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Nam Hải.

2. Theo khảo sát của bác sĩ Trần Đại Sĩ, ranh giới Văn Lang như trên là đúng do hiện nay các khu vực này đều có miếu thờ Hai Bà Trưng, nhị vị anh hùng của dân tộc.

3. Theo bản đồ cổ Trung Hoa (Thương) thì cũng vậy, tuy nhiên có một sai khác nhỏ: Hạ lưu Trường Giang, phần cuối nguồn là đất sau này của nước Việt - Câu Tiễn. Một phần đất, bao gồm Hồ Động Đình thuộc phía Bắc.

4. Bản đồ thời Chiến Quốc cũng tương tự Mục 3.

5. Bản đồ thời nhà Tần cũng tương tự (đã bao gồm cả vùng Động Đình Hồ). Sau này có bản đồ bao gồm tới cả Quảng Đông/ Phúc Kiến.

6. Chưa nhận định nội dung truyền thuyết: Đế Nghi làm vua Phương Bắc của Văn Lang.

7. Tới thời Hùng Vương chia Văn Lang thành 15 bộ.

8. Thời Nhà Hạ thống nhất Phương Bắc chia thành 9 châu như Kinh Thư đã dẫn. Kiểm tra nội dung Kinh Thư thì toàn bộ sông ngòi, núi non... đều thuộc Phương Bắc: phù hợp với các bản đồ trên.

Chú ý: Bản đồ thời thượng cổ Trung Hoa gần giống hiện nay.

Chúng ta có thể có các nhận định sau:

- Ranh giới Văn Lang đúng như truyền thuyết chỉ có nhận định vùng Động Đình Hồ và nước Việt Câu Tiễn thời thượng cổ.

- Lịch sử Văn Lang và lịch sử Trung Hoa phải là 2 phần tách biệt (tạm thời chưa xét thời Đế Nghi).

- Kinh Thư... chỉ ra thời nhà Hạ với phương pháp quản lý quốc gia rất chặt chẽ, tương tự lý luận thuyết âm dương ngũ hành bao hàm việc chia châu quận, kiến trúc cung đình, lễ tế... như vậy có giao tiếp văn hóa với Văn Lang (dĩ nhiên, chỉ cách một con sông Trường Giang hung dữ).

- Hệ quả, 15 bộ thời Hùng Vương rõ ràng không phải hoàn toàn ở Bắc Việt Nam sau này. Nhưng tại sao chia 15 mà không phải 9 như nhà Hạ, cũng là một câu hỏi?.

- Việc chia châu quận của nhà Hạ hay chia bộ như củ Văn Lang xuất phát từ các khối dân tộc, văn hóa khác nhau là đều cơ bản đầu tiên.

- Ta cũng biết, thời cổ trong 1 quốc gia rộng lớn như Trung Hoa có hàng trăm nước nhỏ chứ không phải một vài.

- Mãi đến thời Chiến Quốc có sự phân rã cụ thể, điều này dễ hiểu các nước này cũng chính là các nước của thời nhà Hạ, Thương, Chu mà thôi.

- Vùng trung tâm thời Chu theo sử sách có thể chính là Lạc Dương.

- Ta đã nhận định Thăng Long hay Phượng Thành là trung tâm Bắc Việt Nam chứ chưa khẳng định là trung tâm quản lý đều hành Văn Lang hay không. Loa thành thời An Dương Vương là Long Thành và là thành bảo vệ cho trái tim Phượng Thành.

- Phong Châu, Việt Trì, Phú Thọ là vùng thờ cúng các vua Hùng hay tương tự thánh địa Mỹ Sơn sau này.

- Nền văn minh thế giới như sông Nil Ai Cập, sông Hằng Ấn Độ, sông Hoàng Hà Trung Hoa, sông Dương Tử của Văn Lang hay sông Hồng của cực Nam Văn Lang là hợp lý về sự phát triển xã hội.

- Mộ Nam Việt Vương cũng đã phát lộ: Triệu Muội.

Vậy phương pháp luận nào để xác định trung tâm hành chính nước Văn Lang?.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

[Phát hiện dấu tích hai tòa thành 4.000 năm tuổi (trích lại)

Tiền Phong Online

09:27 | 15/01/2011

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát lộ ra tàn tích của hai tòa thành cổ hình vuông, có diện tích tổng cộng là 1,68 triệu m2 tại di chỉ Wangjinglou (thị trấn Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam) có niên đại trên dưới 4.000 năm tuổi.

Posted Image

Các nhà khảo cổ Trung Quốc tiến hành khai quật tại di chỉ Wangjinglou.

Phát hiện này sẽ làm hé lộ việc xây dựng những tòa thành đầu tiên, những sự thay đổi về văn hóa và nguồn gốc của đất nước Trung Hoa. Một trong hai tòa thành đó được cho là kinh đô của một bộ lạc trong đời Hạ (2.100-1.600 TCN). Còn tòa thành kia được cho là căn cứ quân sự chủ chốt đầu đời Thương (1.600-1.100 TCN). Hai tòa thành này vẫn còn dấu tích các tường thành, đường hào, sông và mộ. Riêng tòa thành quân sự có chiếc cổng rộng 2.000 m2.

Theo Tuấn Vĩ

Thể thao Văn hóa

===========================================

Hai tòa thành ở Hồ Nam - một địa danh ở Nam Dương Tử mà 4000 năm trước bảo nó là của nhà Ân Hạ và Thương thì ....không thể có một tiêu chuẩn chân lý để nói chuyện.

Posted Image

Hà Nam thuộc Bắc sông Dương Tử.

Di chỉ Vọng Kinh Lầu nằm ở thị trấn Tân Thôn , cách Trịnh Châu Mới 6 km về phía bắc, gần hồ chứa nước Vọng Kinh Lầu, cách tpTrịnh Châu 35 km về phía Bắc, thuộc tỉnh Hà Nam. Di chỉ được phát hiện vào những năm 60 thế kỷ 20 khi dân địa phương san mặt bằng đào được một lô khí cụ đồng thau và khí cụ ngọc, trong đó có rìu đồng thau 青 铜 钺 là loại lớn nhất ở TQ của thời Hạ Thương.(Do gần hồ chứa nước Vọng Kinh Lầu nên di chỉ mang tên là di chỉ Vọng Kinh Lầu. Vọng kinh lầu thật thì là tòa nhà “ngóng về kinh đô Bắc Kinh” , nó là một di tích lịch sử khác , ở thành phố Vệ Huy tỉnh Hà Nam, được xây dựng thời vua Vạn Lịch nhà Minh, do Lộ Giản Vương bị giáng chức đày tới Vệ Huy nhớ mẹ ở Bắc Kinh mà xây nên tòa nhà rất cao gọi là “vọng kinh lầu”, thời Thanh nhiều địa chủ lắm tiền của cũng xây nhà rất cao to cũng gọi là “vọng kinh lầu”). Năm 2006 di chỉ này được xếp hạng văn vật được bảo vệ của tỉnh Hà Nam, diện tích 12 ha. Tháng 9 năm 2010 được sự phê chuẩn của cục văn vật quốc gia, viện nghiên cứu văn vật khảo cổ thành phố Trịnh Châu đã tiến hành khai quật di chỉ này cho đến hiện nay, trên một diện tích 3000 mét vuông, phát lộ tường thành, kênh bao thành, cổng thành, đường đi, móng nhà, mộ táng v.v. khoảng hơn 200 di tích, trong đó phát hiện di tích thành đời Hạ và di tích thành đời Thương được cho là quan trọng nhất. Do qui hoạch đường cao tốc Trịnh Châu – Tân Thôn đi xuyên qua khu di chỉ nên các chuyên gia đã yêu cầu các cơ quan chức năng tp Trịnh Châu sửa lại qui hoạch đi vòng khu di chỉ để giữ nguyên được khu vực bảo tồn . Ngày 12 tháng 1 năm 2011 toàn bộ diện mạo hai thành Hạ và Thương đã được phát lộ trên khu diện tích 168 ha. Các chuyên gia cho rằng di chỉ thành đời Hạ có thể là một đô ấp của một nước địa phương nào đó thời nhà Hạ, còn di chỉ thành đời Thương có thể là một trấn quân sự trọng yếu thời nhà Thương. Thành đời Thương bảo tồn khá hoàn chỉnh, mặt bằng thành gần như hình vuông, diện tích khoảng 37 ha, cổng thành ở hướng Đông Nam, có đường đi, toàn bộ cổng thành chiếm diện tích 2000 mét vuông, là cổng thành lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất được khai quật từ trước đến nay. Cổng thành rộng 4,5 mét hình chữ U, hai bên cổng thành có các công trình kiến trúc phụ kiểu thành phòng ngự thời Chiến Quốc ngược về thời đầu Thương. Thành đời Hạ nằm ở cạnh ngoài thành đời Thương, mặt bằng hình vuông, gần mương bảo vệ thành đời Thương. Có chuyên gia cho rằng nó có thể là đô ấp của Cát Quốc 葛 国 hoặc Tăng Quốc 潧 国. Các chuyên gia của Đại Học Bắc Kinh cho rằng phát hiện hai thành này ở cùng một nơi, rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu văn hóa giai đoạn cuối Hạ đầu Thương. Di vật đào được có hài cốt, đồ gốm như chum, vại v.v. mà các chuyên gia gọi là “đồ gốm nguyên thủy”, trong đó có loại vại có ba chân cao như ba ông đầu rau hay ba chân kiềng (hình ảnh xem trên www.news.cn) trông rất giống cái vạc đồng. (Có nhà nghiên cứu người Việt đã viết, lịch sử đã đi từ đồ đá, rồi đồ gốm, rồi mới đến đồ đồng, thể hiện rất rõ trong ngôn từ Việt : “chum” gốm rồi mới đến “chuông”,”chung” bằng đồng, nhưng hình dáng thì giống nhau; “vại” gốm rồi mới đến “vạc” đồng, nhưng hình dáng thì giống nhau cũng có ba chân). Cái vại gốm có ba chân ở di chỉ Vọng Kinh Lầu này hình dáng nó di truyền lại cho hình dáng ở cái vạc đồng. Tại sao cư dân thời đó lại làm cái vại gốm có ba chân cao? Hẳn là họ đã phải chạy trận lụt kinh hoàng cùng vua Bàn Canh từ Trường Giang lên khai phá vùng Hoàng Hà? (mà bạn Minh Xuân có nêu là di chỉ này có thể là minh họa cho Sử thuyết Họ Hùng của Nhật Nguyên).

Thiên Sứ: Anh Lãn Miên và quí vị thân mến.

Vua Bàn Canh nhà Ân Thương sang cướp nước ta vào cuối đời Hùng Vương thứ VI - Niên đại tương đương các di chỉ nói trên. Chúng đánh vào tận kinh đô Văn Lang ở vùng hạ lưu sông Dương Tử. Vua Hùng thứ VI phải chạy ra đất Mân (Phúc Kiến ngày này) Trong bản văn kinh Dịch có nói rõ: "Vua chạy ra đất Mân". Những đồ đồng đào được ở khu vực gọi là Ân Thương kia chính là chiến lợi phẩm thu được từ cuộc chiến này. Khi chạy ra đất Mân - Vua Hùng thứ VI kêu gọi toàn dân cứu quốc - Đó chính là sự tích Thánh Gióng - xác định niên đại đầu thời đồ sắt của Việt tộc. Các nhà khảo cổ tìm thấy ở Đông Bắc Thái Lan tức là sát biên giới Văn Lang hoặc trong lãnh thổ Văn Lang xưa, những chiếc vòng sắt cổ tay có niên đại 1500 năm BC - tương đương niên đại với trận chiến Ân Thương giữa Việt tộc ở Nam Dương Tử.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích tạm từ Wiki:

Nhà Chu (chữ Hán: 周朝; bính âm: zhōu cháo; Wades-Gile: chou c'hao; thế kỷ 11 TCN hoặc 1122 TCN đến 256 TCN) nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà TầnTrung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốcviệc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc.

Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị (Wei), phía tây nền văn minh Thương. Tổ tiên bộ tộc Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây), tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc, sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ.

Qua nhiều đời di cư, Chu phát triển thành một bộ lạc lớn và bắt đầu di cư về đất Mân (nay thuộc tây nam huyện Tuần Ấp, Thiểm Tây). Tại đây, bộ lạc Chu bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và trở thành thủ lĩnh một liên minh gồm các bộ lạc gần nền văn minh Thương, đóng đô tại đất Kỳ (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây). Truyền 15 đời từ Hậu Tắc tới đời Tây bá Cơ Xương, liên minh bộ lạc này phát triển thành một tiểu quốc Chu hùng mạnh, với kinh đô tại đất Phong (nay thuộc tây Tràng An, Thiểm Tây), uy hiếp mạnh mẽ sự tồn tại của nhà Thương.

Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên thay, tiếp tục ý định diệt Thương. Vị vua Thương, Đế Tân hay Trụ Tân (Zhouxin) tàn bạo và mất lòng dân. Cơ Phát đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán ghét nhà Thương, tập hợp lực lượng chống lại. Nhà Chu và đồng minh coi việc suy yếu của nhà Thương là một cơ hội để nổi dậy, và vào năm 1123 trước Công Nguyên[1] họ chiến thắng vua nhà Thương là Trụ trong trận chiến Mục Dã (Mu-ye). Vua Trụ thua trận, nhảy vào lửa tự thiêu. Từ đó, vương triều Chu bắt đầu cai trị ở vùng đất trước đó thuộc nền văn minh Thương. Cơ Phát lên làm thiên tử, tức là Chu Vũ Vương.

Posted Image Posted Image Nền văn minh Tây Chu.

Ta thấy: các khu vực làm dấu đều nằm phía Bắc sông Dương Tử, ngoại trừ một vùng hạ lưu (sau này là nước Việt cổ - Câu Tiễn).

Truyền thuyết vua Hùng Vương 6 truyền ngôi cho Lang Liêu: kể từ đấy không có gì đặc biệt thêm cho tới thời vua Hùng Vương 18. Giai đoạn này tương ứng từ Nhà Thương Ân tới Chu là chính và tiếp tục...

Nhà Chu: >800 năm. Sự ổn định của Nhà Chu cũng tương ứng sự ổn định của Văn Lang.

Tới thời Hùng Vương 18, lúc này phía Bắc, nhà Tần thống nhất là rất hùng mạnh, không còn như thời Hạ Thương Chu nữa mà bành trướng lãnh thổ là lẽ tất yếu của sự thay đổi cấu trúc quốc gia và tư tưởng quân chủ theo thời gian.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯƠNG II

NHÀ THỤC

蜀 氏

(257-207 tr. Tây-lịch)

1. Gốc-tích nhà Thục2. Nước Âu-lạc3. Nhà Tần đánh Bách-Việt4. Nhà Thục mất nước 1. GỐC-TÍCH NHÀ THỤC. Nhà Thục chép trong sử nước ta không phải là nước Thục bên Tàu, vì rằng cứ theo sử nước Tàu thì đời bấy giờ đất Ba-thục 巴 蜀 (Tứ-xuyên) đã thuộc về nhà Tần 秦 cai-trị rồi, thì còn có vua nào nữa. Vả, sử lại chép rằng khi Thục-vương Phán 蜀 王 泮 lấy được nước Văn-lang thì đổi quốc hiệu là Âu-lạc 甌 駱, tức là nước Âu-lạc gồm cả nước Thục và nước Văn-lang. Song xét trong lịch-sử không thấy đâu nói đất Ba-thục thuộc về Âu-lạc. Huống chi lấy địa-lý mà xét thì từ đất Ba-thục (Tứ-xuyên) sang đến Văn-lang (Bắc-Việt) cách bao nhiêu đường đất và có bao nhiêu núi sông ngăn-trở, làm thế nào mà quân nhà Thục sang lấy nước Văn-Lang dễ-dàng như vậy? Sử cũ lại có chỗ chép rằng An-dương-vương họ là Thục 蜀 tên là Phán 泮. Như vậy chắc hẳn Thục tức là một họ nào độc-lập ở gần nước Văn-lang, chứ không phải là Thục bên Tàu. Sách « Khâm-định Việt-sử » cũng bàn như thế.

2. NƯỚC ÂU-LẠC. Sử chép rằng Thục-vương 蜀 王 hỏi con gái của Hùng-vương 雄 王 thứ 18, là Mị-nương 媚 娘 không được, trong bụng lấy làm tức giận, dặn con cháu ngày [ 18 ]sau đánh báo-thù lấy nước Văn-lang. Hùng-vương bấy giờ cậy mình có binh cường tướng dũng, bỏ trễ việc nước, chỉ lấy rượu chè làm vui thú. Người cháu Thục-vương tên là Phán 泮 biết tình-thế ấy, mới đem quân sang đánh lấy nước Văn-lang. Hùng-vương thua chạy, nhảy xuống giếng mà tự-tử.

Năm giáp-thìn (275 tr. Tây-lịch), Thục-vương dẹp yên mọi nơi rồi, xưng là An-dương-vương 安 陽 王, cải quốc-hiệu là Âu-lạc 甌 駱, đóng đô ở Phong-khê 封 溪 (nay thuộc huyện Đông-anh, tỉnh Phúc-an). Hai năm sau là năm bính-ngọ (255 tr. Tây-lịch), An-dương-vương xây Loa-thành 螺 城. Thành ấy cao và từ ngoài vào thì xoáy trôn-ốc, cho nên mới gọi là Loa-thành. Hiện nay còn dấu-tích ở làng Cổ-loa, huyện Đông-anh, tỉnh Phúc-an.

3. NHÀ TẦN ĐÁNH BÁCH-VIỆT. Khi An-dương-vương làm vua nước Âu-lạc ở bên này, thì ở bên Tàu vua Thỉ-hoàng nhà Tần 秦 始 皇 đã nhất-thống thiên-hạ. Đến năm đinh-hợi (214 tr. Tây-lịch) Thỉ-hoàng sai tướng là Đồ Thư 屠 雎 đem quân đi đánh lấy đất Bách-Việt 百 越 (vào quãng tỉnh Hồ-nam, Quảng-đông và Quảng-tây bây giờ). An-dương-vương cũng xin thần-phục nhà Tần. Nhà Tần mới chia đất Bách-Việt và đất Âu-lạc ra làm ba quận, gọi là: Nam-hải 南 海 (Quảng-đông), Quế-lâm 桂 林 (Quảng-tây) và Tượng quận 象 郡 (Bắc-Việt).

Người bản-xứ ở đất Bách-Việt không chịu để người Tàu cai-trị, trốn vào rừng ở. Được ít lâu quân của Đồ Thư, vốn là người ở phương bắc, không chịu được thủy-thổ, phải bệnh rất nhiều. Bấy giờ người Bách-Việt thừa thế nổi lên giết được Đồ Thư.

4. NHÀ THỤC MẤT NƯỚC. Chẳng được bao lâu thì nhà Tần suy, nước Tàu có nhiều giặc-giã, ở quận Nam-hải có quan úy là Nhâm Ngao 壬 嚣 thấy có cơ-hội, muốn mưu đánh lấy Âu-lạc để lập một nước tự-chủ ở phương nam. Nhưng công-việc chưa thành, thì Nhâm Ngao mất. Khi sắp mất, [ 19 ]Nhâm Ngao giao binh-quyền lại cho Triệu Đà 趙 佗 để thay mình làm quan úy 尉 quận Nam-hải.

Năm quí-tị (208 tr. Tây-lịch) là năm thứ 50 đời vua An dương-vương. Triệu Đà đem quân sang đánh lấy nước Âu-lạc, lập ra nước Nam-việt 南 越 [1].

Tục truyền rằng khi An dương-vương xây Loa-thành, có những yêu-quái quấy-nhiễu, xây mãi không được. An-dương-vương mới lập đàn lên cầu-khấn, có thần Kim-qui hiện lên bày phép cho vua trừ những yêu-quái đi, bấy giờ mới xây được thành. Thần Kim-qui lại cho An-dương-vương một cái móng chân, để làm cái lẫy-nỏ. Lúc nào có giặc thì đem cái nỏ ấy ra bắn một phát, giặc chết hàng vạn người.

Cũng nhờ có cái nỏ ấy cho nên Triệu Đà đánh không được An-dương-vương. Triệu Đà dùng kế, cho con là Trọng Thỉ 仲 始 sang lấy Mị Châu 媚 洙 là con gái An-dương-vương, giả kết nghĩa hòa thân để do thám tình thực.

Trọng Thỉ lấy được Mị Châu rồi, hỏi dò vợ rằng: « Bên Âu-lạc có tài gì mà không ai đánh được? » Mị Châu nói chuyện cái nỏ, và lấy cho chồng xem. Trọng Thỉ bèn lấy cái móng của Kim-qui đi, làm cái lẫy giả thay vào, rồi định về báo tin cho cha biết. Khi sắp ra về, Trọng Thỉ hỏi Mị Châu rằng: « Tôi về, mà nhỡ có giặc-giã đánh-đuổi, thì rồi tôi biết đâu mà tìm? » — Mị Châu nói rằng: « Thiếp có áo lông ngỗng, hễ khi thiếp có chạy về đâu, thiếp sẽ lấy lông ấy mà rắc ra ở dọc đường thì rồi sẽ biết. »

Trọng Thỉ về kể lại với Triệu Đà tình đầu mọi sự, Triệu Đà bèn khởi binh sang đánh Âu-lạc. An-dương-vương cậy có cái nỏ, không phòng-bị gì cả, đến khi quân giặc đến gần chân thành mới đem nỏ ra bắn, thì không thấy hiệu-nghiệm nữa. An-dương-vương mới đem Mị Châu lên ngựa mà chạy về phía [ 20 ]nam. Chạy đến núi Mộ-dạ 墓 夜 山 (thuộc huyện Đông-thành, tỉnh Nghệ-an) gần bờ bể, vua thấy giặc đuổi kíp quá, mới khấn Kim-qui lên cứu, Kim-quy lên nói rằng: « Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy! » An-dương-vương tức giận quá, rút gươm ra chém Mị Châu đi, rồi nhảy xuống bể mà tự tận[2].

Trọng Thỉ theo dấu lông ngỗng của vợ rắc, đem binh đuổi đến núi Mộ-dạ, thấy xác vợ chết nằm đó, thương-xót vô cùng, vội-vàng đem về cấp-táng, xong rồi, nhảy xuống cái giếng ở trong Loa-thành mà tự-tử.

Nay ở làng Cổ-loa trước đền thờ An-dương-vương có cái giếng tục truyền là Trọng Thỉ chết ở giếng ấy. Tục lại truyền rằng Mị-Châu bị giết rồi, vì nỗi tình thực mà phải thác oan, cho nên máu nàng ấy chảy xuống bể, những con trai ăn phải hóa ra có ngọc trân-châu. Hễ ai lấy được ngọc ấy đem về rửa vào nước cái giếng ở trong Loa-thành là chỗ Trọng Thỉ đã tự-tử, thì ngọc ấy trong và đẹp thêm ra.

An Dương Vương đóng đô ở Đông Anh và sau đó xây Cổ Loa? chứ không phải ở Phong Châu vì có đô thành của Văn Lang ở Việt Trì: mâu thuẫn, thành nào ở Đông Anh?.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯƠNG II

NHÀ THỤC

蜀 氏

(257-207 tr. Tây-lịch)

1. Gốc-tích nhà Thục2. Nước Âu-lạc3. Nhà Tần đánh Bách-Việt4. Nhà Thục mất nước 1. GỐC-TÍCH NHÀ THỤC. Nhà Thục chép trong sử nước ta không phải là nước Thục bên Tàu, vì rằng cứ theo sử nước Tàu thì đời bấy giờ đất Ba-thục 巴 蜀 (Tứ-xuyên) đã thuộc về nhà Tần 秦 cai-trị rồi, thì còn có vua nào nữa. Vả, sử lại chép rằng khi Thục-vương Phán 蜀 王 泮 lấy được nước Văn-lang thì đổi quốc hiệu là Âu-lạc 甌 駱, tức là nước Âu-lạc gồm cả nước Thục và nước Văn-lang. Song xét trong lịch-sử không thấy đâu nói đất Ba-thục thuộc về Âu-lạc. Huống chi lấy địa-lý mà xét thì từ đất Ba-thục (Tứ-xuyên) sang đến Văn-lang (Bắc-Việt) cách bao nhiêu đường đất và có bao nhiêu núi sông ngăn-trở, làm thế nào mà quân nhà Thục sang lấy nước Văn-Lang dễ-dàng như vậy? Sử cũ lại có chỗ chép rằng An-dương-vương họ là Thục 蜀 tên là Phán 泮. Như vậy chắc hẳn Thục tức là một họ nào độc-lập ở gần nước Văn-lang, chứ không phải là Thục bên Tàu. Sách « Khâm-định Việt-sử » cũng bàn như thế.

Nhận định trên của "Đại Việt Sử Ký" là thích hợp, tuy nhiên việc Thục Phán tổ chức được một đội quân đông đảo vài chục vạn quân thì rõ ràng không thể nằm trong ranh giới lãnh thổ Bắc Việt hiện nay cho ta thấy rõ hơn điều này.

Bản đồ thời chiến quốc chỉ ra Văn Lang vẫn còn rộng lớn, phần đất Động Đình Hồ và Việt (Câu Tiễn) có thể đã bị mất trong cuộc chiến Ân Thương của vua Hùng Vương VI (thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại) là hợp lý. Như vậy Thục Phán có thể xuất phát từ Quảng Châu, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến...

Việc An Dương Vương sau khi được Hùng Vương truyền ngôi vẫn lấy đất Văn Lang Bắc Việt bây giờ làm quốc đô, chứng tỏ nơi đây chính là quốc đô của Văn Lang rộng lớn ngay thời An Dương Vương, chứ vua An Dương Vương không lấy nơi đất cũ của mình là quốc đô. Về sau Nhà Triệu lấy Phiên Ngung làm quốc đô.

Việc tái tổ chức chiến tranh của Thục Phán chứng tỏ sự khôi phục sức mạnh rất nhanh và nó có vẻ đất của Thục Phán rất gần Lạc Việt. Đồng thời việc truyền ngôi cho Thục Phán chứng tỏ khu vực của Thục Phán rất quan trọng và dĩ nhiên người đứng đầu (Lạc Hầu) sẽ là thân cận của Vua Hùng: cho ta mối nghi ngờ Thục Phán xuất phát từ Quảng tây, chính là vùng tự trị của người Choang Trung Hoa bây giờ (văn hóa trống đồng tại đây rất rực rỡ, nay vẫn còn duy trì) và điều khiển được các vùng lân cận. Thời Việt Vương Câu Tiễn thường có sứ đến dụ nhưng Hùng Vương cự lại: chúng tỏ Văn Lang rất mạnh và các vùng tiếp giáp biên giới có quân đội hùng hậu hay Quảng Châu... có tổ chức quân sự rất mạnh. Chúng ta chú ý Quảng Châu gần như vị thế Trung tâm của Văn Lang - nhưng cũng cần xem lại địa thế khu vực như sông núi....

Sau cuộc chiến giặc Ân, một phần đất Văn Lang bị mất, như vậy giả sử trung tâm Văn Lang ở ngoài Lạc Việt thì khả năng vua Hùng Vương thứ 6...? có thể dời đô giống nhà Ân Thương vậy. Tuy nhiên, khả năng này vẫn có thể không xảy ra. Chúng ta hãy nhận xét các quốc gia khác về trung tâm quản lý như sau:

- Nước Nga cực to lớn vẫn được điểu khiển bởi trung tâm quốc gia.

- Trung Hoa thời Chu cũng tương tự, sau này Văn Lang mất hầu hết đất thì các vương triều Trung Hoa vẫn tổ chức được mặc dù Bắc Kinh gần sát phía Bắc.

- Ấn Độ: chưa nắm rõ.

Vậy, Thủ đô của Văn Lang vẫn có thể tại Bắc Việt (Phượng thành). Tuy nhiên theo tác giả Thiên Sứ trong Kinh dịch có đề cập đến sự rút lui của vua Hùng Vương VI ra đất Mân - Phúc Kiến trong cuộc chiến với giặc Ân, cho ta một nghi ngờ về vị trí kinh đô Văn Lang ở đâu đó thì mới gọi là "rút ra". Mặt khác, truyền thuyết Thánh Gióng nói về bộ Vũ Ninh - đây cũng là một huyện tỉnh Giang Tây (đất Việt cũ) của Trung Hoa bây giờ, vậy ta nhận định ra sao?. Cần phải nghiên cứu thông tin trong Kinh dịch trước vậy.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thục An Dương Vương

trích từ tác giả Bách Việt Trùng Cửu. Thư mục: Thiên Nam ngữ lục... ngoại kỷ Một đoạn trong Thiên Nam ngữ lục về "Thục Kỷ - An Dương Vương":

Thủa ấy có An Dương Vương

Người quê Ba Thục ở đàng phương tây

Anh hùng trí lực ai tày

Mới sai trấn cõi giáp rày Văn Lang.

Dòm Hậu Hùng nghiệp trễ tràng

Lăm le ý sắm mở mang xa gần

Vân Nam bèn mới dấy quân

Của mượn tượng mã, lưới ngăn nhân tài.

Như vậy ở thế kỷ XVII người ta vẫn xác định An Dương Vương người nước Thục ở phương Tây, dấy binh đánh Hùng Vương từ Vân Nam. Thế mà chẳng hiểu sao thời nay các sử gia lại đoán già đoán non là nước Thục của An Dương Vương gốc ở Cao Bằng, cố tình lờ đi sự đồng nhất về văn hoá và khảo cổ của vùng Vân Nam, Quảng Tây với Bắc Việt (trống đồng) với thời Hùng Vương.

Còn có tư liệu cho rằng Thục Phán là người ở Ai Lao. Thực ra Ai Lao Di hay Di Lão là tên của tộc người sinh sống ở vùng Vân Nam Quí Châu. Thục Phán ở Ai Lao cũng đồng nghĩa với Thục Phán xuất phát từ vùng Vân Quí.

Thêm một chi tiết trong giải mã câu chuyện An Dương Vương trong Thiên Nam ngữ lục: Câu chuyện kết thúc với việc Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự tử và tương truyền ngọc trai biển (do Mỵ Châu hoá thành) rửa ở giếng này sẽ rất sáng. Trong TNNL về việc này có câu:

Vì chưng duyên cũ vợ chồng

Hiệu Tẩy Chu tỉnh ở trong Loa Thành.

"Tẩy Chu tỉnh" chính là giếng ngọc (giếng rửa hạt châu).

Như vậy Mỵ Châu hoá thân thành hạt châu, và chữ Châu ở đây còn gọi là Chu như trong câu thơ trên. Điều này hoàn toàn phù hợp với giải thích Mỵ Châu là con gái vua Chu trong Sử thuyết họ Hùng.

Dùng nước giếng để rửa châu cũng ám chỉ chữ "Thuỷ" là nước trong Trọng Thuỷ. Nước giếng là hình tượng của Trọng Thuỷ, ngọc châu là Mỵ Châu. Thuỷ cũng là chỉ phương Bắc, như trong tên của Tần Thuỷ Hoàng.

Câu chuyện An Dương Vương đúng là đã gói một giai đoạn lịch sử rất dài của dân Hoa Việt, từ:

- Nhà Thương sang nhà Chu: An Dương Vương kế Hùng Vương. Rồi việc sứ giả Thanh Giang trao cho Thục Vương Qui Tàng Dịch (móng của Kinh Qui).

- Xây dựng nhà Chu: qua việc Cao Lỗ xây thành Cổ Loa.

- Nhà Chu sang nhà Tần: với chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, hay giữa con gái vua Chu (vua Chủ Cổ Loa) và chàng rể phương Bắc.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy ở thế kỷ XVII người ta vẫn xác định An Dương Vương người nước Thục ở phương Tây, dấy binh đánh Hùng Vương từ Vân Nam. Thế mà chẳng hiểu sao thời nay các sử gia lại đoán già đoán non là nước Thục của An Dương Vương gốc ở Cao Bằng, cố tình lờ đi sự đồng nhất về văn hoá và khảo cổ của vùng Vân Nam, Quảng Tây với Bắc Việt (trống đồng) với thời Hùng Vương.

Còn có tư liệu cho rằng Thục Phán là người ở Ai Lao. Thực ra Ai Lao Di hay Di Lão là tên của tộc người sinh sống ở vùng Vân Nam Quí Châu. Thục Phán ở Ai Lao cũng đồng nghĩa với Thục Phán xuất phát từ vùng Vân Quí.

Tra cứu bản đồ thì Vân Nam đúng là phía Tây Bắc của Văn Lang với trung tâm tại Bắc Việt hiện nay.

Như vậy, cuộc chiến giữa Thục Phán và Văn Lang phải diễn ra ác liệt nhất tại Quảng Tây vì muốn tới trung tâm thì phải vượt qua khu vực này hoặc giả Thục Phán đã an bình được Quảng Châu trước và tấn công trực diện vào trung tâm Văn Lang.

Việc huy động quân từ Quảng Đông, Phúc Kiến của Hùng Vương là bắt buộc ngoại trừ đã bị Thục Phán bình rồi.

Vậy thì, nơi cuộc chiến diễn ra có được mô tả không?.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wiki: tạm.

Bình định đất Lĩnh Nam

Xem thêm: Chiến tranh Tần-Việt Sau khi thống nhất 7 nước, Tần Thuỷ Hoàng bắt tay bình định vùng đất Bách ViệtLĩnh Nam. Năm 218 trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư (屠睢, phiên tên theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, các từ điển Hán-Việt hiện nay phiên là Đồ Tuy) làm chủ tướng, chỉ huy 50 vạn quân đi bình định miền Lĩnh Nam. Đồ Thư chiếm được nhiều đất đai nhưng cuối cùng bị tử trận. Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao (壬嚣[5]) cùng Triệu Đà đến cai trị vùng Lĩnh Nam.

Khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thuỷ Hoàng lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận (nam Quảng Tây), bổ nhiệm Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lý và quân sự, được giao dưới quyền Triệu Đà làm Huyện Lệnh. Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên (ngày nay là thị trấn Đà Thành huyện Long Xuyên) nhậm chức, Triệu Đà áp dụng chính sách "hoà tập Bách Việt" đồng thời xin Tần Thuỷ Hoàng di dân 50 vạn người từ Trung Nguyên đến vùng này, tăng cường chính sách "Hoa Việt dung hợp" (hòa lẫn người Hoa Hạ và người Lĩnh Nam).

Ly khai nhà Tần

Tần Thuỷ Hoàng chết (210 TCN), Tần Nhị Thế nối ngôi, khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng nổ ra năm 209 trước Công Nguyên, rồi tiếp theo là chiến tranh Hán-Sở giữa Lưu BangHạng Vũ (từ năm 206 TCN), trung nguyên vào cảnh rối ren loạn lạc. Năm 208 trước Công nguyên, quận uý Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết cho gọi Triệu Đà đang tạm thời làm huyện lệnh Long Xuyên đến, dặn dò đại ý rằng: vùng đất Nam Hải có núi chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước và phòng thủ chống lại quân đội từ Trung nguyên (tức khu vực trung ương Trung Quốc) đánh xuống, và đồng thời chính thức bổ nhiệm Triệu Đà nối quyền cai trị quận Nam Hải.

Không lâu, Nhâm Ngao chết, Triệu Đà gửi lệnh đến quan quân các cửa ngõ Lĩnh Nam, canh giữ phòng chống quân đội Trung nguyên xâm phạm, và nhân dịp đó, giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cho tay chân của mình thay vào những chức vụ đó.

Chinh phục Âu Lạc, lên ngôi vua nước Nam Việt

Sử sách ghi chép không thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian.

Sử Ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Âu Lạc mà thu phục nước này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử Ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới).

Theo sử sách cổ của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục) thì năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Để có chiến thắng này, trước đó Triệu Đà đã gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để biết bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc và mang quân sang đánh chiếm. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.

Sau khi nhà Tần diệt vong, năm 203 trước Công Nguyên, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, tự xưng "Nam Việt Vũ Vương". Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh (ngày nay là một giải từ bắc Quảng Đông, bắc Quảng Tây và miền nam vùng Giang Nam), phía tây đến Dạ Lang (bây giờ là Quảng Tây và phần lớn tỉnh Vân Nam), phía nam đến dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh-Việt Nam ngày nay), phía đông đến Mân Việt (ngày nay là miền nam tỉnh Phúc Kiến). Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, là thành Quảng Châu ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thuỷ Hoàng lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận (nam Quảng Tây), bổ nhiệm Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lý và quân sự, được giao dưới quyền Triệu Đà làm Huyện Lệnh. Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên (ngày nay là thị trấn Đà Thành huyện Long Xuyên) nhậm chức, Triệu Đà áp dụng chính sách "hoà tập Bách Việt" đồng thời xin Tần Thuỷ Hoàng di dân 50 vạn người từ Trung Nguyên đến vùng này, tăng cường chính sách "Hoa Việt dung hợp" (hòa lẫn người Hoa Hạ và người Lĩnh Nam).

Theo phân tích của Hà Văn Tấn thì khả năng Tượng Quận là một phần đất của Quý Châu. Đồng thời Thục Phán là người Quảng Tây chứ không phải Vân Nam. Tôi thấy, nhận định này phù hợp bản đồ Nhà Tần - khi kết thúc chiến tranh với Văn Lang.

Sau khi quân Tần thua trận rút lui thì cho dù nơi cũ của Thục Phán là Vân Nam hay Quảng Châu thì ông cũng phải tấn công để thu về lại. Tuy nhiên lực chưa đủ và do địa hình, địa mạo khu vực nên Nhà Tần vẫn chiếm được 3 Quận trên. Sau đó đến Nhà Triệu.

Nhận định về Nhà Triệu, thuận lợi nhất là khi Nhà Tần lộn xộn, Triệu Đà tấn công thu phục 3 Quận trên do chịu sự áp bức hà khắc của Nhà Tần sau đó mới tấn công vào Quảng Tây. Dĩ nhiên làm rào dậu phía Đông Bắc thì Triệu Đà phải lấy luôn Mân Việt tức Phúc Kiến ngày nay.

Giải thích quốc hiệu Âu Lạc của Thục Phán có nhiều lý giải khác nhau, nhưng tôi cũng tạm đưa ra 1 lý giải khác như sau:

Hùng Duệ Vương trao vương quyền và Thục Phán lập cột đá thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.

Bố cáo tới thiên hạ, và rõ ràng lúc này chưa phải lúc đổi niên hiệu. Hệ quả tất nhiên sẽ có nhiều nơi không tuân phục.

Khi xây thành Cổ Loa thường bị đổ chứng tỏ có người không phục, phá hoại. Hùng Duệ Vương giúp Thục Phán giải tỏa mối nghi ngờ bằng cách giải thích tình thế và nói lên nghĩa đồng bào, khả năng chiến tranh với Phương Bắc, ách đô hộ của Nhà Tần vô cùng tàn ác, vua Hùng Duệ Vương cùng bàn bạc với Thục Phán chấp thuận thay đổi quốc hiệu Âu Lạc tức Âu Cơ + Lạc Long Quân nhằm bày tỏ nỗi trên với toàn bộ quốc dân nhằm tái xây dựng lại tinh thần dân tộc trong một thời đại có khả năng phân rã và chiến tranh: lúc này lòng dân mới yên và thành được xây xong.

Với sự phát triền xã hội, sự cát cứ của các Lạc Hầu và cuộc chiến với phương Bắc là có thể xảy ra (tin tình báo cũng như tình hình chuẩn bị của Phương Bắc), đây chính là những nguyên do mà Thục Phán cần phải xây thành Cổ Loa nằm phía tả ngạn sông Hồng, phương Đông Bắc, sát nách Thăng Long là vậy.

Lý luận xây thành Cổ Loa thật hợp lý trong mối tương quan với Thăng Long và địa thế hiện hữu (lý luận đánh thành và phong thủy xây dựng). Đấy là lý do Triệu Đà thất bại trong các cuộc công thành. Vũ khí tầm xa là nỏ tên đồng với sức mạnh có thể bắn xuyên 3 người thật là lợi hại khiến quân lính Triệu Đà khiếp sợ - gây nên tâm lý lo ngại do vậy khó mà chiến thắng.

Nhà Triệu nối Nhà Thục, quốc đô đặt tại Phiên Ngung.

Lăng mộ Triệu Muội phát lộ chứng tỏ sự hợp lý.

Chú ý: Khi phân tích nên có bản đồ địa hình trung Hoa bây giờ phối hợp để dễ dàng nhận thấy các ranh giới khu vực, thông thường ranh là các con sông lớn, địa hình núi cao hiểm trở. Ví dụ, nhận định 3 Quận như trên. Sau cuộc chiến với Nhà Tần của Thục Phán, Âu Lạc mất toàn bộ Hồ Nam, Mân Việt, phần lớn Quảng Đông, 1 phần Đông Bắc Quảng tây, phần lớn Quý Châu, miền đất giữa Hồ Nam và nước Việt - Câu Tiễn Cũ. Ngũ Lĩnh chính là một phần ranh giới.

Tiếp tục suy luận để tìm Quốc đô Văn Lang trước thời Hùng Vương VI.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT SỐ BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI ĐẠI

Posted ImageThời nhà Châu (475 - 221 Trước Công Nguyên)

Theo một số sử thuyết, thời nhà Châu Quảng Đông & Quảng Tây thuộc về Bách Việt trong đó có Việt Nam.

Posted ImageThời nhà Tần (221 - 207 Trước Công Nguyên)

Thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành được xây lên ở phía Bắc Trung Quốc & nhà Tần cũng lấn khá sâu về phía Nam nhưng chưa đụng đến Việt Nam.

Posted ImageThời nhà Hán (206 Trước Công Nguyên - 220 Sau Công Nguyên)

Thời Hai Bà Trưng đánh với Mã Viện, nhìn trên bản đồ lúc này nhà Hán chỉ mới chiếm một phần của miền Bắc Việt Nam.

Posted ImageThời Tam Quốc (220 - 265)

Thời Ngụy - Tào Tháo (hướng Bắc), Thục - Lưu Bị (hướng Tây), Ngô - Tôn Quyền (hướng Đông). Một phần của miền Bắc Việt Nam & Đảo Hải Nam nằm dưới sự đô hộ của Đông Ngô - Tôn Quyền.

Posted Image

Thời Nam Tống (1127 - 1279)

Thời nhà Tống, Việt Nam đã được độc lập.

Posted ImageThời nhà Nguyên - Mông Cổ (1271 - 1368)

Nhà Trần 3 lần đánh quân Nguyên - Mông Cổ, nhưng theo bản đồ trên thì thời nhà Nguyên biên giới phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc có vẻ bị quân Nguyên lấn chiếm.

Posted ImageThời nhà Minh (1368 - 1644)

Thời nhà Minh miền Bắc Việt Nam lại bị xâm chiếm cho đến khi Lê Lợi đánh quân Minh giành lại chủ quyền Việt Nam.

Posted ImageThời nhà Thanh (1644 - 1911)

Thời này quân Thanh có một lần đưa 20 vạn Quân sang Việt Nam theo lời cầu của Vua Lê Chiêu Thống nhưng đã bị Vua Quang Trung đánh bại

Posted Image

Bản đồ Trung Quốc hiện nay (Không phải là cái bản đồ "tham lam" lưỡi bò bao gồm cả Hoàng Sa & Trường Sa ...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT SỐ BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI ĐẠI

Posted ImageThời nhà Châu (475 - 221 Trước Công Nguyên)

Theo một số sử thuyết, thời nhà Châu Quảng Đông & Quảng Tây thuộc về Bách Việt trong đó có Việt Nam.

Posted ImageThời nhà Tần (221 - 207 Trước Công Nguyên)

Thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành được xây lên ở phía Bắc Trung Quốc & nhà Tần cũng lấn khá sâu về phía Nam nhưng chưa đụng đến Việt Nam.

Posted ImageThời nhà Hán (206 Trước Công Nguyên - 220 Sau Công Nguyên)

Thời Hai Bà Trưng đánh với Mã Viện, nhìn trên bản đồ lúc này nhà Hán chỉ mới chiếm một phần của miền Bắc Việt Nam.

Posted ImageThời Tam Quốc (220 - 265)

Thời Ngụy - Tào Tháo (hướng Bắc), Thục - Lưu Bị (hướng Tây), Ngô - Tôn Quyền (hướng Đông). Một phần của miền Bắc Việt Nam & Đảo Hải Nam nằm dưới sự đô hộ của Đông Ngô - Tôn Quyền.

Từ các bản đồ, ta thấy một số các điểm lưu ý sau:

Bản đồ thời Tần sau khi rút khỏi Văn Lang: có một khoảng trống trong vùng lãnh thổ Văn Lang (không ghi rõ tên nước) - chính là nơi phát sinh Nhà Ngô của Tôn Quyền sau này.

Vùng đất mà An Dương Vương còn giữ được: bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, Lạc Việt, 1 phần Quảng Đông: Nơi phát tích Nhà Hán - Lưu Bị.

Phần Nhà Tần lấy được: Triệu Đà nắm giữ Nam Hải, 1 phần Quảng Tây, 1 phần Quý Châu.

Nhà Triệu thay An Dương Vương, vậy thì thâu tóm hết, chỉ chừa vùng Tứ Xuyên nằm phía Bắc sông Trường Giang. Bản đồ thể hiện Âu Lạc thuộc Nhà Ngô. Mâu Thuẫn tại đây: là khoảng giao thời gian Nhà Triệu và thế Tam Quốc.

Vậy thì, Triệu chính là nhà Hán hoặc bị Nhà Hán thâu tóm tạo thế chân vạc với Ngô Tào.

Xét thời Hai Bà Trưng thì thuộc Nhà Hán và đã khởi nghĩa lấy lại toàn bộ Văn Lang.

Vậy thì, chúng ta bắt buộc phải xét lại xuất xứ của Nhà Hán trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT SỐ BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI ĐẠI

Posted ImageThời nhà Châu (475 - 221 Trước Công Nguyên)

Theo một số sử thuyết, thời nhà Châu Quảng Đông & Quảng Tây thuộc về Bách Việt trong đó có Việt Nam.

Posted ImageThời nhà Tần (221 - 207 Trước Công Nguyên)

Thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành được xây lên ở phía Bắc Trung Quốc & nhà Tần cũng lấn khá sâu về phía Nam nhưng chưa đụng đến Việt Nam.

Posted ImageThời nhà Hán (206 Trước Công Nguyên - 220 Sau Công Nguyên)

Thời Hai Bà Trưng đánh với Mã Viện, nhìn trên bản đồ lúc này nhà Hán chỉ mới chiếm một phần của miền Bắc Việt Nam.

Posted ImageThời Tam Quốc (220 - 265)

Thời Ngụy - Tào Tháo (hướng Bắc), Thục - Lưu Bị (hướng Tây), Ngô - Tôn Quyền (hướng Đông). Một phần của miền Bắc Việt Nam & Đảo Hải Nam nằm dưới sự đô hộ của Đông Ngô - Tôn Quyền.

Từ các bản đồ, ta thấy một số các điểm lưu ý sau:

Bản đồ thời Tần sau khi rút khỏi Văn Lang: có một khoảng trống trong vùng lãnh thổ Văn Lang (không ghi rõ tên nước) - chính là nơi phát sinh Nhà Ngô của Tôn Quyền sau này.

Vùng đất mà An Dương Vương còn giữ được: bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, Lạc Việt, 1 phần Quảng Đông: Nơi phát tích Nhà Hán - Lưu Bị.

Phần Nhà Tần lấy được: Triệu Đà nắm giữ Nam Hải, 1 phần Quảng Tây, 1 phần Quý Châu.

Nhà Triệu thay An Dương Vương, vậy thì thâu tóm hết, chỉ chừa vùng Tứ Xuyên nằm phía Bắc sông Trường Giang. Bản đồ thể hiện Âu Lạc thuộc Nhà Ngô. Mâu Thuẫn tại đây: là khoảng giao thời gian Nhà Triệu và Nhà Hán.

Vậy thì, Triệu chính là nhà Hán hoặc bị Nhà Hán thâu tóm.

Xét thời Hai Bà Trưng thì thuộc Nhà Hán và đã khởi nghĩa lấy lại toàn bộ Văn Lang.

Vậy thì, chúng ta bắt buộc phải xét lại xuất xứ của Nhà Hán trước.

Hạng Tịch (項籍) (232 TCN-202 TCN), tên tự là Vũ/Võ (羽), còn gọi là Tây Sở Bá Vương (西楚霸王). Ông là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ (Lưu Bang) đầu thời nhà Hán.

Giai đoạn đầu tiên trong hai giai đoạn của nhà Hán, được gọi là Tiền Hán (前漢) hay triều Tây Hán (西漢) 206 TrCN–9 CN, đóng đô ở Trường An. Hậu Hán (後漢) hay triều Đông Hán (東漢) 25–220, đóng đô ở Lạc Dương. Việc quy ước thành Tây Hán và Đông Hán được sử dụng hiện nay để tránh nhầm lẫn với triều Hậu Hán của giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc mặc dù cách gọi tiền và hậu đã từng được sử dụng trong các văn bản lịch sử gồm cả cuốn Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang.

Nhà Triệu do Triệu Vũ Đế sáng lập với quốc hiệu là Nam Việt, tồn tại từ năm 207 TCN đến năm 111 TCN.

Vậy: trong thời Tần đang tồn tại hoặc 1 nước mới có tên là Sở: chỉ ra ngoài biên giới thống nhất của Tần? hoặc xuất phát trong nội bộ Tần phía Bắc Trường Giang

Lật đổ Tần.

Hán Sở tranh Hùng.

Hán thắng Sở.

Nhà triệu thuộc kỳ này vậy nằm ngoại cuộc chiến (truyền 5 đời).

Sau Hán lấy Triệu: hợp lý lịch sử.

Đến thời Tam Quốc: Hán hay Ngô đều xuất phát từ đất Văn Lang cả (xem lại lịch sử).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Góp ý về Nhà Triệu và nước Nam Việt Song Thuận

(Viết tại Little Sài Gòn ngày đầu Xuân Đinh Hợi 2007)

Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta đều nhận thấy Nhà Triệu (207-111 trước Tây Lịch) là một triều đại rực rỡ của nước Nam Việt, với cương thổ từ Đông sang Tây rộng hơn vạn dậm, do Triệu Vũ Đế, tên thật là Triệu Đà thành lập năm 207 trước Tây Lịch.

Ca tụng sự nghiệp anh hùng của Triệu Vũ Đế, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.”

Niềm hãnh diện này truyền tụng mãi mãi về sau, được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhắc lại: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng (Sứ Quân), tiếp nối quốc thống của Triệu Vũ (Đế) ...”

Một vị tướng tài nổi danh khắp năm châu như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, lúc sắp qua đời, cũng tỏ ra kính phục Triệu Vũ Đế, trong câu chuyện sau đây:

“Hưng Đạo Vương làm quan đến đời vua Anh Tông thì xin về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Khi ngài sắp mất, vua Anh Tông có ngự giá đến thăm, nhân thấy ngài bệnh nặng, mới hỏi rằng:” Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân Bắc lại sang thì làm thế nào?”

Hưng Đạo Vương tâu rằng: “Nước ta thủa xưa, Triệu Võ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Võ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Tràng Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời...”

Mở đầu “Bình Ngô Đại Cáo”, nguyên bản bằng chữ Hán, danh thần Nguyễn Trãi cũng đã trân trọng công nhận Nhà Triệu đứng đầu các Triều Đại chính thống của nước ta:

“Cái văn: nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân; điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo. Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi phong vực ký thù, Nam Bắc chi phong tục diệc dị. Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương. Tuy cường nhược thì hữu bất đồng, nhi hào kiệt thế vị thường phạp”. (Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim, Tập 1, Phụ lục trang 277).

Sách “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” (Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội), dịch ra như sau (tập 2, trang 282):

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Xét như nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến. Cõi bờ sông núi đã riêng, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt không bao giờ thiếu.”

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, cũng đã có ý muốn “đòi về” vùng đất Lưỡng Quảng, là đất đai nước Nam Việt của nhà Triệu xưa kia:

Trần Trọng Kim (sách đã dẫn, quyển II, trang 143) viết: “...năm Nhâm Tí (1792) vua Quang Trung sai sứ sang Tàu, xin cầu hôn và xin trả lại cho Việt Nam (bấy giờ tên là Đại Việt) đất Lưỡng Quảng.”

Phạm Văn Sơn (sách đã dẫn, trang 563) viết: “Đi xa hơn nữa, năm Nhâm Tý tức Quang Trung thứ 5, nhà vua bắt đầu thi hành công chuyện nói trên. Ngài gửi cho bọn biên thần nhà Thanh hai bức thư liên tiếp nhờ đề đạt lên vua Càn Long ngỏ ý muốn cầu hôn với Công chúa Thanh và đòi đất Lưỡng Quảng để làm quốc đô.”

Những kẻ hậu sinh chúng ta, mỗi lần nhắc đến “Lưỡng Quảng” tức đất Bách Việt xưa kia, theo truyền thuyết là nơi lập quốc của Kinh Dương Vương (khoảng 2879 trước Tây Lịch), truyền ngôi cho Lạc Long Quân, bị Nhà Tần xâm chiếm năm 214 trước Tây Lịch, nhưng được Triệu Vũ Vương giành lại năm 207 trước Tây Lịch, dựng lên nền độc lập cho dân tộc Việt gần 100 năm, sau đó bị Nhà Hán thôn tính lấy mất, trong lòng ai chẳng bồi hồi luyến tiếc?

Chính vua Tự Đức cũng đã ngậm ngùi khi viết lời phê về việc Nhà Hán diệt Nhà Triệu trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa thế kỷ 19) như sau:

“Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.”

Trên đây là cách nhìn lịch sử (sử quan) của những nhà viết sử nổi tiếng và những danh nhân, danh tướng Việt Nam, coi Nhà Triệu và nước Nam Việt tiếp nối nền chính thống từ thời vua Hùng.

Cách nhìn khác, có lẽ căn cứ trên thực tế cương thổ của nước Việt Nam, một số nhà viết sử đã có nhận định trái ngược với cách nhìn của những sử gia trong chính sử: Khởi đầu là sử gia Ngô Thời Sỹ đời Nhà Lê với “Việt Sử Tiêu Án” và tiếp theo là những nhà viết sử ở trong nước ngày nay. Một số nhà viết sử ở Hải Ngoại có cùng quan điểm với cách nhìn mới, loại bỏ Nhà Triệu ra ngoài danh sách những triều đại chính thống. Theo cách nhìn này, nước Việt Nam bị “Bắc thuộc” (hoặc ngoại thuộc Nhà Triệu) bắt đầu từ thời Nhà Triệu nắm chính quyền.

Một số dữ kiện lịch sử có thể đã được dùng làm luận cứ cho cách nhìn này:

1. Tượng Quận được coi là vùng đất cổ Việt khác với Nam Hải (Quảng Đông) và Quế Lâm (Quảng Tây):

“Chuyện Văn Lang và Âu Lạc được xếp vào loại khó tin được, nhưng đến Tượng Quận thì không còn là chuyện hoang đường mà chắc chắn là chuyện lịch sử rõ ràng.

Năm 214 tr. CN (đinh hợi), Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư và Sử Lộc đánh lấy đất Lĩnh Nam lập ra các quận Quế Lâm (nay là vùng bắc và đông Quảng Tây, Trung Hoa), Nam Hải (nay là Quảng Đông, Trung Hoa), và Tượng Quận (vùng cổ Việt) (Trần Gia Phụng, sách đã dẫn trang 12).

Ngô Thời Sỹ trong Việt Sử Tiêu Án cũng đã phân biệt rõ ràng: “Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ” (trang 25).

Theo cách nhìn này, biên giới phía Bắc nước cổ Việt với nước Trung Hoa ở đâu đó vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, khác với biên giới nước Nam Việt, được vua Hán Cao Tổ công nhận, bắt đầu từ Động Đình Hồ: “Cõi đất từ Ngũ Lĩnh về nam, vương (Triệu Đà) cứ việc trị lấy” (ĐVSKTT trang 144).

2. Văn Lang chia thành 15 “bộ”, không có “bộ” nào ở Lưỡng Quảng, mà chỉ giới hạn trong vùng đất Bắc Việt và vài tỉnh phía Bắc Trung Việt ngày nay.

3. Triệu Đà là người gốc phương Bắc, và kinh đô nước Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Đông), không ở Bắc Việt ngày nay.

4. Quan trọng nhất là nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm đã được ghi rõ trong sách sử: “Canh Thân, năm thứ 27 (181 TCN), (Hán Cao Hậu năm thứ 7). Nhà Hán sai Lâm Lư hầu, Chu Táo sang đánh Nam Việt để báo thù việc đánh Trường Sa. Gặp khi nắng to ẩm thấp, bệnh dịch phát, bèn bãi quân, Vua (Triệu Vũ Đế) nhân thể dùng binh uy và của cải để chiêu vỗ Mân Việt và Âu Lạc ở phía Tây (tức là Giao Chỉ và Cửu Chân) các nơi ấy đều theo về). (ĐVSKTT, trang 143)

Cách nhìn lịch sử căn cứ vào thực tế cương thổ nước Việt Nam, mở ra một phương pháp suy luận mới, có vẻ thực tế khách quan.

Tuy nhiên cách nhìn này đã vấp phải sự nhận diện sai lạc và sự di dịch biên giới cổ Việt qua các thời đại, cũng như sự phân biệt và kỳ thị có tính cách địa phương (theo Trương Thái Du, là “tính nhất thời, trong cái nhìn địa phương hãn hữu” - Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam – 2005 talawas), vì thế làm mất hẳn đi tính thuyết phục:

1.Thuyết coi Tượng Quận là đất cổ Việt, thuộc về phần đất Bắc Việt ngày nay, đã bị phê phán: “Tượng Quận: tên quận đời Tần mà trước đây nhiều sách sử của ta và của Trung Quốc đều chú giải là quận Nhật Nam, hay bao gồm cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán, tức đất An Nam. Thuyết đó là dựa vào một câu cước chú của Hán thư (q.28 hạ, tr. 11a) về quận Nhật Nam thờ Hán: Quận Nhật Nam - quận Tượng thời Tần ngày trước”. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX thuyết đó đã bị phê phán. Chính Hán Thư phần Bản Kỷ (q. 7 tr. 9a) chép rõ ràng: “Năm thứ 5 hiệu Nguyên Phương (76 TCN), bãi bỏ quận Tượng, chia đất vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha”. (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trang 138).

Bản đồ nước Nam Việt (Trần Việt Bắc vẽ).Chú ý sẽ thấy Tượng Quận ở phía trên Tây Âu, gần Tường Kha.

Quận Uất Lâm ở vùng đất thuộc Quảng Tây, quận Tường Kha ở phía tây quận Uất Lâm và gồm một phần Quý Châu. Vậy Tượng Quận thuộc về miền tây Quảng Tây và nam Quý Châu.

Nhìn nhận Tượng Quận là đất cổ Việt, ắt phải nhìn nhận Quảng Tây là cổ Việt? Chưa kể, thời Hai Bà Trưng có quận Hợp Phố thuộc về tỉnh Quảng Đông ngày nay theo về, làm cho biên giới nước cổ Việt mở rộng, ăn sâu vào tỉnh Quảng Đông. Biên giới nước Việt Nam ngày nay cũng đã thay đổi: thời Hồ Quí Ly mất cho Trung Hoa vùng đất Lộc Châu gồm 59 thôn ở Cổ Lâu (năm 1405), thời Mạc Đăng Dung mất 5 động Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Xung, Liễu Cát, La Phù và đất Khâm Châu (năm 1540) và thời Cộng Sản gần đây (năm 1999) mất thêm đất vùng biên giới Hoa Việt từ Ải Nam Quan (Lạng Sơn) qua vùng đất có Thác Bản Giốc Cao Bằng, cũng như lãnh hải và các đảo Hoàng Sa, Trường Sa (?).

2. Còn về thuyết Văn Lang được chia ra làm 15 bộ để cai trị, cũng đã bị phê phán về tính xác thực. Học giả Lê Quí Đôn (1726-1784) trong Văn đài loại ngữ đã nhận xét : “...Tôi xét đời Hùng Vương, trên nối đời Hồng Bàng, không có chữ nghĩa gì truyền lại; về 15 bộ đặt ra thời đó, cùng với các quận huyện do nhà Hán, nhà Ngô (Trung Hoa) mới đặt ra, tên gọi lẫn lộn, tôi ngờ rằng những tên đó do các hậu nho góp nhặt vay mượn chép ra, khó mà tin được...” (Trần Gia Phụng, sách đã dẫn trang 11, 12).

Cũng nên biết rằng ý niệm thống nhất đất đai chư hầu thành một nước để chia ra từng bộ phận, quận huyện mà cai trị, chỉ bắt đầu xuất hiện bên trung Hoa từ thời nhà Tần (356 tr. TL) trở về sau (do chính sách của Tướng quốc Thương Ưởng, sau đó được Tần Thủy Hoàng củng cố mạnh mẽ hơn nhờ Tể Tướng Lý Tư soạn ra tân chính sách). Vì vậy, nếu cho rằng ý niệm “thống nhất đất đai” đã xẩy ra ở cổ Việt trước thời Tần Thủy Hoàng xâm lăng đất Bách Việt, thì quả thật đáng để chúng ta suy nghĩ về tính xác thực của nó. Hơn nữa chính “đất Bách Việt” trước khi bị Nhà Tần xâm lăng, theo truyền thuyết thuộc về Văn Lang là đất đai của vua Hùng. Nhà Tần chia đất Bách Việt ra thành 3 quận Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), và Tượng Quận (theo thuyết mới thuộc về Quảng Tây). Có lẽ Tượng Quận bao gồm phần đất bản bộ của Thục Phán tại Quảng Tây, trước khi đánh chíếm nước Văn Lang (?).

3. Chúng ta cũng cần suy nghĩ về quan niệm cho rằng Triệu Đà là người phương Bắc và kinh đô Nhà Triệu ở Phiên Ngung, không nằm trong đất Bắc Việt ngày nay, rồi kết luận “Nước Nam Việt là một nước phương Bắc, đô hộ nước Âu Lạc (Bắc Việt)”.

Bởi vì nước ta có nhiều ông vua gốc phương Bắc như Thục An Dương Vương, Lý Nam Đế, Hồ Quí Ly, Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng vẫn được dân tộc Việt công nhận là những ông vua Việt Nam có tài và có công. Còn về Kinh đô của một nước, thường tùy thuộc vào diện tích đất đai và cách tổ chức chính trị của nước đó. Thí dụ khi Việt Nam còn giới hạn ở miền Bắc và mấy tỉnh miền Trung, thì kinh đô của các Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê đều đặt ở miền Bắc (Hoa Lư hoặc Thăng Long). Nhưng khi lãnh thổ mở rộng về phương Nam đến mũi Cà Mâu, thì kinh đô của vua Quang Trung hay vua Gia Long đều dời về ở miền Trung (Phú Xuân, Huế). Giả thử Thục An Dương Vương khi chiếm đất của các vị vua Hùng, có đất bản bộ là vùng Lưỡng Quảng rộng lớn, tất cũng phải đặt kinh đô trên đất Lưỡng Quảng vậy. Sau này, vua Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã có ý định “đòi đất Lưỡng Quảng để làm quốc đô” (Phạm Văn Sơn sách đã dẫn trang 563).

Sử gia Ngô Thời Sỹ khi viết về đất Bách Việt (Quảng Đông, Quảng Tây) cũng cho rằng: “ đất Bách Việt là đất cổ Việt (?): “Nhà Tần cho là nước Việt ta nhiều châu báu, muốn chia nước ta ra làm quận huyện, sai Hiệu Úy Đồ Thư mang quân vào sâu mãi Lĩnh Nam lấy đất Lục Lương đặt ra Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận. Người Việt ta đều chạy trốn vào trong rừng rậm, không chịu để cho nhà Tần dùng, ngầm đặt Kiệt Tuấn làm tướng, đương đêm đánh Đồ Thư, nhà Tần bèn mang 500 vạn (5 triệu) (?) dân phát vãng đi đầy sang ở đó. ...”. (sách đã dẫn trang 24). Theo Trần Trọng Kim, Nhà Tần sai Đồ Thư sang đánh Bách Việt ở “vào quãng tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ” (sách đã dẫn trang 18). Phải chăng, nhóm từ “nước Việt ta”, “nước ta”, “người Việt ta” trong Việt Sử Tiêu Án đã mặc nhiên thừa nhận dân tộc Bách Việt chính là dân tộc Cổ Việt? Tương tự, một cách khách quan sử gia Phạm Văn Sơn trong Việt Sử Toàn Thư cũng công nhận người Việt Nam và người Nam Việt chỉ là một(?): “Với Triệu Đà ta thấy xã hội Việt Nam bắt đầu tiến do sự phát triển về nông nghiệp...Triệu Đà đã thúc đẩy dân tộc Việt Nam lên một bước đáng kể”, hoặc: “Sự tiến hóa về các phương diện trên đây tuy còn ít ỏi nhưng cũng đã làm nảy nở ít nhiều ý thức quốc gia của người Việt”. (sách đã dẫn, trang 90).

4. Căn cứ vào dữ kiện lịch sử “Triệu Đà xâm lăng Âu Lạc” tức đất Bắc Việt ngày nay, để cho rằng nước ta ngoại thuộc Nhà Triệu hay “Bắc thuộc”, không phải là không có duyên cớ. Tuy nhiên, bảo rằng lãnh thổ của Âu Lạc là lãnh thổ của Văn Lang (trong truyền thuyết) lại là một nghi vấn lịch sử? Chính “ Lời Thông Luận” cũng đã tỏ ra ngạc nhiên: “An Dương Vương khởi từ đất Ba Thục, thừa lúc họ Hùng-Lạc đã suy, một trận cử binh mà lấy được nước cũ hơn hai nghìn năm, sao mà hùng cường thế”. (Ngô Thời Sỹ, sách đã dẫn trang 25).

Để có thể nhận xét một cách khách quan, chúng ta cần tìm hiểu và xét lại 2 vấn đề sau đây:

1. Thục Phán là người Phương Bắc (gốc nước Thục, mà ta quen gọi là người Tàu), đánh bại vua Hùng Vương thứ 18, chiếm kinh đô vua Hùng ở Phong Châu (Vĩnh Yên, nay là tỉnh Phú Thọ), nhưng có chiếm được hết đất đai của vua Hùng theo truyền thuyết hay không?

Với thời gian trị vì của Thục An Dương Vương không quá 50 năm trong 1 đời vua, Thục An Dương Vương đã có thể thu phục được bao nhiêu phần trăm “nhân tâm” của những quan Lạc Tướng, Lạc Hầu, và nhất là của dân tộc Việt “cắt tóc vẽ mình” từng là con dân vua Hùng hàng ngàn năm rồi? Số dân chúng còn luyến tiếc thời vua Hùng, không chịu khuất phục “chế độ mới” là bao nhiêu?

2. Dân tộc Bách Việt “ cắt tóc vẽ mình” cùng một tổ tiên với dân tộc Lạc Việt sống rải rác từ Động Đình Hồ (tức vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây) tới Âu Lạc (Bắc Việt ngày nay), trước khi Tần xâm lăng Bách Việt, thuộc về nước nào? vua nào? nếu không phải là nước Văn Lang của vua Hùng? Khi Hán Cao Tổ chiếm trọn đất đai phía Bắc Ngũ Lĩnh (Động Đình Hồ), Triệu Vũ Đế hầu như chiếm trọn đất đai phía Nam Động Đình Hồ. Vua Hán dùng ngoại giao để thu phục Nhà Triệu và phong Vương cho Triệu Đà không hề đả động gì đến nước Văn Lang, hay Âu Lạc, mà chỉ biết Nam Việt là một nước duy nhất ở phương Nam “thần phục” Nhà Hán” (khác với “lệ thuộc” Nhà Hán, vì đây chỉ là một hình thức ngoại giao, Nam Việt vẫn giữ được nền tự chủ).

Để biết rõ thêm về Nhà Triệu và nước Nam Việt, chúng ta cùng tìm hiểu mấy câu hỏi sau đây:

1. Triệu Đà là ai? Vợ con Triệu Đà và thân tín của Triệu Đà là ai? Triệu Đà đến nước Cổ Việt từ bao giờ?

2. Vua quan triều đình nước Nam Việt là ai?

3. Dân tộc nước Nam Việt là ai?

4. Triệu Đà đã làm được những điều gì ích lợi cho nước Việt Nam ta thời xưa?

Đỉnh trong mộ Vua Nam Việt đời thứ 2 – 122 BC (tức Triệu Văn Vương - 137-125 BC)

(Một Thế Kỷ Khảo Cổ Việt Nam Tập II)

1. Triệu Đà là ai?

Mặc dù thời đại Triệu Đà đã có chữ viết, nhưng sử sách chép về tiểu sử Triệu Đà lại rất sơ sài. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho biết: “Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông)...”. Trần Trọng Kim trong “Việt Nam Sử Lược” chú trọng nhiều đến việc thành lập nước Nam Việt: “Năm Quí tị (207 tr. TL), Triệu Đà đánh được An Dương Vương rồi, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung, gần thành Quảng Châu bây giờ”, và cho biết thêm: “Năm Giáp Thìn (137 trước Tây Lịch), Triệu Vũ Vương mất. Sử chép rằng ngài thọ được 121 tuổi và làm vua được 70 năm”.

Vợ con Triệu Đà là ai?

Ngô Thời Sỹ không nói gì đến tiểu sử của Triệu Đà, nhưng lại cung cấp một dữ kiện quí báu, đó là thân thế của bà vợ người Việt của Triệu Vũ Đế: “Theo sách ngoại sử: Mẹ Trọng Thủy là Trình Thị, người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ , (nay làng Đường Xâm, huyện Chân Định), nơi có miếu thờ Triệu Đà, Trình Thị được tòng tự ở miếu ấy”. (trang 24, sách đã dẫn)

Triệu Đà đến nước Cổ Việt từ bao giờ?

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Việt Sử Tiêu Án đều chép: “Triệu Đà làm quan lệnh Long Xuyên”, nhưng không cho biết Triệu Đà được vua Tần sai phái sang nước Nam từ bao giờ? Căn cứ vào bức thư của Triệu Đà viết gửi Hán Văn Đế (năm 179 trước Tây Lịch), có câu: “Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi” (Ngô Thời Sỹ, sách đã dẫn trang 27), suy ra Triệu Đà đến đất cổ Việt vào năm 228 trước Tây Lịch, đúng vào thời gian nước Triệu bị Nhà Tần diệt (228 tr. TL), 14 năm trước khi Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đem quân đánh lấy Bách Việt. Trong cuốn “Sổ Tay Địa Danh Việt Nam”, Đinh Xuân Vịnh cho biết thêm: “CHÂN ĐỊNH: huyện về đời Lê thuộc phường Kiến Xương do phủ kiêm lị, trấn Sơn Nam . Nguyên là huyện Chân Lợi, đời Lê vì kị húy vua Lê Thái Tổ, nên đổi là Chân Định, lấy tên là huyện quê hương Triệu Đà ở nước Triệu bên Trung Quốc. Đà có người vợ người Việt quê ở làng Đồng Sâm (Đường Xâm?), huyện Chân Định. Đời Thành Thái vì kị húy tên vua Dục Đức là Ưng Chân, đổi là Trực Định và chuyển thuộc tỉnh Thái Bình mới thành lập (1894), từ năm 1945 là huyện Kiến Xương. Quê Nguyễn Quang Bích, Trương Quỳnh Như”.

Nhờ vào những dữ kiện lịch sử kể trên, chúng ta có thể suy diễn: “Triệu Đà sinh năm 258 tr. TL, quê huyện Chân Định nước Triệu (bị Nhà Tần diệt vào năm 228 tr. T.L), lúc đó Triệu Đà vừa 30 tuổi, phải bỏ nước chạy sang Giao Chỉ “tị nạn”. Tại Giao Chỉ, Triệu Đà kết hôn với một cô gái người Việt quê làng Đường Xâm (sau thuộc tỉnh Thái Bình, Bắc Việt). Vợ chồng Triệu Đà sinh ra Trọng Thủy. Sau Trọng Thủy kết duyên với Mỵ Châu, con gái An Dương Vương, sinh được một trai đặt tên là Hồ (Triệu Hồ được truyền ngôi lên làm vua nước Nam Việt năm 137 tr. TL). Trong suốt thời gian 14 năm sống trên đất Việt và thời gian 70 năm làm vua nước Việt sau này, Triệu Đà đã nhiễm phong tục tập quán của người Việt, đồng hóa với người Việt, yêu thương văn hóa Việt và quyết tâm bảo vệ và gìn giữ nền Văn Hóa cổ Việt, ngăn cản không cho Văn Hóa người Hán tràn vào Nam Việt.

Nhận xét một cách vô tư, sử gia Phạm Cao Dương viết: “Triệu Đà mặc dầu gốc miền Bắc, nhưng vì xuống ở miền Nam lâu ngày đã bị đồng hóa bởi người Nam Việt, chấp nhận các phong tục tập quán của người Nam Việt đến độ quên hết quá khứ của mình, đúng như Lê Thành Khôi đã nhận xét” (trang 71 sách đã dẫn).

Chính sử gia Ngô Thời Sỹ cũng đã nhận xét: “Còn về phần giáo hóa , phong tục (Triệu Đà) không để ý đến một chút nào.” (sách đã dẫn, trang 34). Sử gia Phạm Văn Sơn cũng viết: “ Giao Chỉ vẫn giữ được đầy đủ các cá tính quốc gia, tinh thần cố hữu của nó. Lại nhân cuộc thay trò đổi cảnh hai xứ này (Giao Chỉ, Cửu Chân?) được thêm sự mở mang kinh tế và chấn hưng nông nghiệp. (sách đã dẫn, trang 86 & 87). Thật may mắn cho dân tộc Lạc Việt, nhờ Triệu Đà không để ý thay đổi phong tục tập quán cổ truyền của người Việt theo phong tục phương Bắc, nên dân tộc ta mới không bị Hán hóa ngay từ thời Nhà Triệu! Đây chính là công lao rất lớn của Triệu Vũ Đế vậy.

Có lẽ Triệu Đà qua Giao Chỉ “tị nạn”, chỉ có một thân một mình, căn cứ vào lời lẽ của Lục Dận nói với Triệu Vũ Vương: “Vương vốn là người Hán, họ hàng mồ mả đều ở nước Hán”, hoặc căn cứ vào sự giao thiệp với Hán Văn đế: “Vua Hán vì thấy mồ mả tổ tiên của vua (Triệu Đà) đều ở Chân Định, mới đặt người thủ áp để trông coi, tuế thời cúng tế, gọi các anh em của vua cho làm quan to, ban cho hậu”. Trong bức thư gửi Triệu Vũ Vương, vua Hán Văn Đế nói rõ: “Mới rồi nghe nói Vương có gửi thư cho tướng quân Lâm Lư hầu muốn tìm anh em thân và xin bãi chức hai tướng quân ở Trường Sa. Trẫm theo thư của Vương, đã bãi chức tướng quân Bác Dương hầu rồi, còn anh em thân của Vương hiện ở Chân Định, trẫm đã sai người đến thăm hỏi và sửa đắp phần mộ tiên nhân của Vương rồi”. (ĐVSKTT, trang 142-145). Như vậy, phải chăng anh em, họ hàng, thân thích cũ của Triệu Đà đã bị Nhà Hán giam lỏng, hoặc dùng chức tước để cầm chân, không cho rời khỏi nước Hán để đến nước Nam Việt?

2. Vua quan triều đình nước Nam Việt là ai?

Như trên vừa kể, những người thân tín của Triệu Đà trấn đóng khắp nơi và làm quan trong triều không phải là họ hàng, thân thích hay anh em của nhà vua (nếu có cũng rất ít). Vậy họ là ai? Có phải là người Tần không? Có phải là người Hán (người Tàu) không? Triệu Đà sống ở Giao Chỉ lâu ngày, lấy vợ Việt, ắt có rất nhiều bạn bè người Việt. Sau Triệu Đà làm quan cho nhà Tần tới chức Lệnh huyện tại Long Xuyên (đất Bách Việt), có thể đã kết hợp với người Bách Việt (Lạc Việt, Âu Việt...), giết hết trưởng lại Nhà Tần, để thay bằng thân tín là những người Việt. Lữ Gia và họ hàng thân thích hàng trăm người làm quan to trong triều, đều là người Việt: “Con trai đều lấy công chúa, con gái đều gả cho con em của vua hay tông thất của vua” (Phạm Cao Dương, sách đã dẫn trang 68).

Một triều đình nước Nam Việt với quan, dân đều là người Việt “cắt tóc vẽ mình” như vậy mà nhà viết sử lại cho rằng nước Nam Việt là... nước Tàu, thì chỉ có thể giải thích bằng “đầu óc kỳ thị địa phương” kiểu người miền Nam Việt Nam tự nhận là “dân Nam Kỳ Quốc” để phân biệt với người miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc mà thôi! Về nhận xét có sự phân biệt “kỳ thị địa phương” thời Nhà Triệu, chính sử gia Phạm Văn Sơn cũng đã bác bỏ: “Và tuy sử sách không nói nhiều về việc cai trị dưới thời Triệu Đà hay dở thế nào ở đất Giao Chỉ, nhưng ta tin chắc rằng họ Triệu đã đối đãi dân Giao Chỉ không khác gì với nhân dân hai quận Quế Lâm , Nam Hải” (sách đã dẫn, trang 87).

Các vị vua Nam Việt nối ngôi sau này như Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương... đều mang dòng máu Việt.

3. Dân tộc nước Nam Việt là ai?

Theo định nghĩa: “Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô Khởi truyện) của Tư Mã Thiên (Đại Việt Sử Ký Toàn thư, trang 131). Học giả Đào Duy Anh cũng xác nhận: “Chúng ta đều biết rằng người nước Văn Lang là người Lạc Việt, lại cũng biết rằng nhóm Việt tộc sinh tụ ở miền Quảng Tây, tức trong lưu vực sông Tây giang với hai nhánh của nó là Tả giang và Hữu giang, là người Tây Âu”. (sách đã dẫn trang 26).

Sử gia Phạm Văn Sơn cũng cho biết:” Còn cương vực của nước Văn Lang phía Bắc giáp hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Đông giáp bể nam hải, là cương vực cổ xưa của toàn thể gia đình Bách Việt” (sách đã dẫn trang 51). Theo chúng tôi nghĩ, cho tới khi Nhà Tần xâm lăng Bách Việt, Tổ Tiên người Lạc Việt của nước Văn Lang vẫn sinh sống tại Bách Việt, mặc dù có một số dân chúng tiếp tục “di cư dần xuống lưu vực sông Nhị và sông Mã” (Phạm Văn Sơn), vì khó có thể xẩy ra chuyện cả một dân tộc dời bỏ quê hương, nơi “chôn nhau cắt rốn” ra đi hết không còn một ai ở lại?

Như vậy, Dân tộc nước Nam Việt bao gồm thành phần người Bách Việt trong đó có người Lạc Việt và Âu Việt, tức là người cổ Việt, (mang dòng máu Việt), lẫn với một số người Tàu khi nhà Tần mang theo sang xâm chiếm Bách Việt, và những dân tộc thiểu số khác. Đào Duy Anh cho biết: “ Sách Lộ Sử ở đời Tống chép rằng: Việt Thường , Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thả Âu, Cung Nhân, Hải Dương, Mục Thâm, Phù Xác, Cầm Nhân, Thương Ngô, Man Dương, Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Lý, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cầu, Tỷ Đái, (sửa là Bắc Đái), Khu Ngô, gọi là Bách Việt”. (Đất Nước Việt Nam qua Các Đời, trang 21). Như vậy dân chúng nước Nam Việt có thành phần quan trọng là người Việt cổ.

Hoài Nam Vương (Lưu) An khi dâng sớ can ngăn vua Hán đừng can thiệp vào cuộc chiến tranh giữa Nam Việt và Mân Việt, cũng đã minh xác: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được” (ĐVSKTT, trang 147). Bàn về phong tục người Việt Cổ (Giao Chỉ, Bách Việt), Lê Tắc trong An Nam Chí Lược viết: “Dân (Việt) hay vẽ mình, bắt chước tục lệ của hai nước Ngô, Việt. Vì thế, Liễu Tư Hậu có câu thơ rằng “Cộng lai Bách Việt văn thân địa”, nghĩa là cùng đi tới đất Bách Việt là xứ người vẽ mình”.(Sách đã dẫn trang 70)

Tóm lại, nước Nam Việt bao gồm đất Bách Việt (Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay) và nước Âu Lạc (Bắc Việt và vài tỉnh miền Trung ngày nay), dân chúng là người Việt chiếm đa số, được cai trị bởi Triệu Vũ Đế, người gốc phương Bắc nhưng đã thấm nhuần phong tục, tập quán người Việt, truyền ngôi cho cháu chắt đều mang dòng máu Việt và các quan trong triều đình Nam Việt đều là người Việt.

4. Triệu Vũ Đế đã làm được gì ích lợi cho nước ta xưa kia?

Sử gia Phạm Cao Dương viết: “...sự thành lập nước Nam Việt bởi họ Triệu, đã khởi đầu cho sự hấp thụ văn hóa Trung Quốc của tập thể người Việt” (sách đã dẫn trang 70).

Hũ Đồng thời Tây Hán: (10) Hũ thời chiến Quốc (200 BC – 9AD – Thanh Hóa VN),

Nguồn: Một Thế Kỷ Khảo Cổ Học VN/ Nha XB KH XH.

Sử gia Phạm Văn Sơn viết: “Với Triệu Đà ta thấy xã hội Việt Nam bắt đầu tiến do sự phát triển về nông nghiệp nhờ sự cải thiện của nghệ thuật canh tác trước đây còn quá thô sơ (Nghề săn bắn, chài lưới bấy giờ vẫn còn thịnh). Họ Triệu nhập cảng lưỡi cầy sắt để thay cho lưỡi cuốc bằng đá trau, cho dùng trâu bò thay vào sức người, đem gia súc từ Tàu qua để mở mang việc chăn nuôi, nhờ vậy mà sinh sản lượng tăng gia gấp bội; sự phát triển về văn hóa, chính trị, quân sự cũng do cái bản lĩnh hơn người của họ Triệu đã thúc đẩy dân tộc Việt Nam lên một bước đáng kể, nếu ta nhớ rằng dưới đời Hồng Bàng người Việt Nam vẫn chưa thoát ly hẳn tình trạng bán khai, mọi điều còn ở trình độ rất thấp kém trước khi nước ta nội thuộc về phương Bắc.

Sự tiến hóa về các phương diện trên đây tuy còn ít ỏi nhưng cũng đã làm nẩy nở ít nhiều ý thức quốc gia của người Việt , nhất là sau những cuộc xô sát bằng quân sự và ngoại giao với Hán triều trong thời Lã Hậu cầm quyền. Ý thức quốc gia còn nẩy nở trong những giai đoạn người Việt độc lập, tự chủ và tự cường nữa. Tóm lại, ta có thể nhìn nhận người cầm cái mốc đầu tiên trên đường tiến hóa của chúng ta là tướng Triệu Đà...”

Nên nhớ rằng thời đại Nhà Triệu chính là thời đại “văn hoá Đông Sơn” được tiếp tục tồn tại và phát triển tại Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ II trước Công nguyên đến đầu thế kỷ I sau Công nguyên (giai đoạn thuộc Triệu và Tây Hán). Đây là thời kỳ tiếp tục phát triển thời đại sắt Việt Nam, và bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Hán, đã dẫn đến sự dung hợp văn hóa Hán-Việt. Về mặt di tích, đây chính là thời kỳ mà văn hóa Đông Sơn vẫn phát triển và vẫn là yếu tố chủ đạo trong văn hóa.” (Phạm Như Hổ, Một thế kỷ Khảo Cổ Học Việt Nam tập II, trang 12).

Bách Việt & Âu Lạc (Trích VNSL – Trần Trọng Kim)

Nhận xét về thời Hán thuộc dưới quyền đô hộ của các Thái Thú Tích Quang và Nhâm Diên (năm 29 sau T.C, tức vào khoảng 140 năm sau thời kỳ độc lập của Nhà Triệu đối với Nhà Hán), sử gia Phạm Cao Dương viết: “...một nhận định khác liên hệ tới sinh hoạt kinh tế cũng cần phải được nêu lên. Đó là sự phát triển kinh tế của quận Giao Chỉ vào cuối thời Tây Hán khi Nhâm Diên là Thái Thú Cửu Chân: dân Cửu chân đã có thể sang đong thóc ở Giao Chỉ”. (sách đã dẫn trang 83).

Bàn về trường hợp Thái Thú Nhâm Diên quận Cửu Chân “sai rèn đúc đồ làm ruộng, dạy dân khai khẩn mở mang đất đai”, Phạm Cao Dương viết: “Sự kiện này (sự kiện Nhâm Diên là người đầu tiên dạy dân ta cày cấy với nông cụ bằng sắt) trái ngược với những gì người ta tìm được trong các cuộc phát quật ở Đông Sơn (cùng thời Nhà Triệu), vì trong các cuộc phát quật này người ta đã tìm thấy những đồ làm ruộng như lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi rìu...” (sách đã dẫn trang 83).

Trên đây là những nhận xét khách quan và thành thật của các sử gia. Bên cạnh đó, không thể tránh được những lời nhận xét mang tính chủ quan và địa phương

Kết luận

Tìm hiểu về lịch sử một triều đại, có nhiều cách nhìn. Trong mỗi cách nhìn, thường dựa trên một số dữ kiện lịch sử khách quan để dùng làm căn bản lý luận. Đối với sách sử cũ (ngoại trừ Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ) đa số đều công nhận Nhà Triệu với nước Nam Việt là một triều đại chính thống nối tiếp vua Hùng. Nhiều vị Anh hùng, Danh nhân, Danh tướng Việt Nam cùng kính phục Triệu Vũ Đế và coi đất Bách Việt (Lưỡng Quảng) là đất đai của Tổ Tiên đã bị Nhà Hán thôn tính lấy mất. Truyền thuyết về Kinh Dương Vương dựng nước ở đất Bách Việt, cũng như sự nhìn nhận của Nhà Tây Hán qua thể thức “phong vương” cho Triệu Đà là những bằng chứng lịch sử để tin tưởng.

Gần đây, nhiều nhà viết sử ở trong nước đã dựa theo “Việt Sử Tiêu Án” của Ngô Thời Sỹ, viết về Nhà Triệu trái ngược với sử cũ, coi nước Việt Nam bị Bắc thuộc (nội thuộc nước Tàu?) hoặc ngoại thuộc Nhà Triệu từ khi Triệu Vũ Vương dựng nước Nam Việt. Một số sử gia ở Hải Ngoại cũng có cùng quan điểm như vậy.

Một cách đơn giản hơn, là nhìn thẳng vào chính quyền, dân chúng và lãnh thổ của một nước, để tìm hiểu xem đất nước ấy có bị một nước nào đô hộ hay không? Nếu không, tính chính thống coi như được tiếp nối. Đối với nước cổ Việt, thời đại vua Hùng, chưa có ý niệm về thống nhất đất đai chư hầu để chia thành quận huyện cai trị như thời nhà Tần bên Tàu, nên ta có thể chấp nhận: “Nơi nào có dân tộc cổ Việt tập trung sinh sống đông đảo mà không bị lệ thuộc vào nước nào thì nơi đó chính là quê hương, tổ quốc của dân tộc cổ Việt”. Từ nhận xét này, suy ra đất Bách Việt là đất đai quê hương và Tổ quốc của người Lạc Việt và Âu Việt, tức là người Việt Nam thời cổ .

Điều đáng suy nghĩ là người Hán thôn tính các nước láng giềng đều coi dân tộc các nước bị diệt là người ... Trung Hoa, trong khi cùng là người Việt, nhưng vì địa phương tính, lại coi nhau như người khác nước!

“Nhà Triệu và Nước Nam Việt” là một đề tài lịch sử quan trọng, cần được tìm hiểu cặn kẽ, vô tư và khoa học khách quan để tôn trọng những trước tác sách sử mang tâm huyết hào hùng của tiền nhân, nhất là để không phụ công ơn dựng nước và giữ nước của Tổ Tiên. Đánh giá một nhân vật lịch sử là một việc làm cẩn trọng, và trách nhiệm nặng nề của những nhà viết sử, vì việc làm này sẽ ảnh hưởng không ít đối với học sinh, sinh viên sau này.

Bài viết trên đây chỉ là những nhận xét thô thiển của một cá nhân, với số sách sử tham khảo rất giới hạn. Chúng tôi mong mỏi được quí vị thức giả trong và ngoài nước, có tinh thần tự do, vô tư và không bị hạn chế bởi bất cứ một áp lực chính trị nào, chỉ giáo và đóng góp ý kiến rộng rãi, để làm sáng tỏ vấn đề: “Nhà Triệu là một triều đại chính thống, có công với dân tộc Việt Nam, hay Nhà Triệu chỉ là một nhà nước xâm lược?”

Sách Tham Khảo:

* Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Tập I – Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1998.

* Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim - Nhà Xuất Bản Miền Nam – 1971.

* Việt Sử Tiêu Án – Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ - Văn Sử xuất Bản – 1991.

* Việt Sử Toàn Thư - Phạm Văn Sơn - Tủ Sách Sử Học - Đại Nam.

* Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam - Quyển I - Phạm Cao Dương - Truyền Thống Việt – 1987.

* An Nam Chí Lược – Lê Tắc – Nhà Xuất Bản Thuận Hóa – 2002.

* Sử Trung Quốc – Nguyễn Hiến Lê - Văn Nghệ - 2003.

* Những Câu Chuyện Việt Sử - Tập 2 - Trần Gia Phụng – Toronto – 1999.

* Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời – Đào Duy Anh – Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin.

* Một Thế Kỷ Khảo Cổ Học Việt Nam-Tập II-Viện Khảo Cổ Học – Nhà XBKHXH

* Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam – Trương Thái Du - 2005 talawas.

Triệu Đà sao lại tị nạn được để huy động cuộc các cuộc chiến tranh lớn. Giải thích của sử là chuẩn nhất.

[Góp ý về Nhà Triệu và nước Nam Việt Song Thuận

(Viết tại Little Sài Gòn ngày đầu Xuân Đinh Hợi 2007)

Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta đều nhận thấy Nhà Triệu (207-111 trước Tây Lịch) là một triều đại rực rỡ của nước Nam Việt, với cương thổ từ Đông sang Tây rộng hơn vạn dậm, do Triệu Vũ Đế, tên thật là Triệu Đà thành lập năm 207 trước Tây Lịch.

Ca tụng sự nghiệp anh hùng của Triệu Vũ Đế, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.”

Niềm hãnh diện này truyền tụng mãi mãi về sau, được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhắc lại: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng (Sứ Quân), tiếp nối quốc thống của Triệu Vũ (Đế) ...”

Một vị tướng tài nổi danh khắp năm châu như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, lúc sắp qua đời, cũng tỏ ra kính phục Triệu Vũ Đế, trong câu chuyện sau đây:

“Hưng Đạo Vương làm quan đến đời vua Anh Tông thì xin về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Khi ngài sắp mất, vua Anh Tông có ngự giá đến thăm, nhân thấy ngài bệnh nặng, mới hỏi rằng:” Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân Bắc lại sang thì làm thế nào?”

Hưng Đạo Vương tâu rằng: “Nước ta thủa xưa, Triệu Võ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Võ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Tràng Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời...”

Mở đầu “Bình Ngô Đại Cáo”, nguyên bản bằng chữ Hán, danh thần Nguyễn Trãi cũng đã trân trọng công nhận Nhà Triệu đứng đầu các Triều Đại chính thống của nước ta:

“Cái văn: nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân; điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo. Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi phong vực ký thù, Nam Bắc chi phong tục diệc dị. Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương. Tuy cường nhược thì hữu bất đồng, nhi hào kiệt thế vị thường phạp”. (Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim, Tập 1, Phụ lục trang 277).

Sách “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” (Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội), dịch ra như sau (tập 2, trang 282):

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Xét như nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến. Cõi bờ sông núi đã riêng, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt không bao giờ thiếu.”

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, cũng đã có ý muốn “đòi về” vùng đất Lưỡng Quảng, là đất đai nước Nam Việt của nhà Triệu xưa kia:

Trần Trọng Kim (sách đã dẫn, quyển II, trang 143) viết: “...năm Nhâm Tí (1792) vua Quang Trung sai sứ sang Tàu, xin cầu hôn và xin trả lại cho Việt Nam (bấy giờ tên là Đại Việt) đất Lưỡng Quảng.”

Phạm Văn Sơn (sách đã dẫn, trang 563) viết: “Đi xa hơn nữa, năm Nhâm Tý tức Quang Trung thứ 5, nhà vua bắt đầu thi hành công chuyện nói trên. Ngài gửi cho bọn biên thần nhà Thanh hai bức thư liên tiếp nhờ đề đạt lên vua Càn Long ngỏ ý muốn cầu hôn với Công chúa Thanh và đòi đất Lưỡng Quảng để làm quốc đô.”

Những kẻ hậu sinh chúng ta, mỗi lần nhắc đến “Lưỡng Quảng” tức đất Bách Việt xưa kia, theo truyền thuyết là nơi lập quốc của Kinh Dương Vương (khoảng 2879 trước Tây Lịch), truyền ngôi cho Lạc Long Quân, bị Nhà Tần xâm chiếm năm 214 trước Tây Lịch, nhưng được Triệu Vũ Vương giành lại năm 207 trước Tây Lịch, dựng lên nền độc lập cho dân tộc Việt gần 100 năm, sau đó bị Nhà Hán thôn tính lấy mất, trong lòng ai chẳng bồi hồi luyến tiếc?

Chính vua Tự Đức cũng đã ngậm ngùi khi viết lời phê về việc Nhà Hán diệt Nhà Triệu trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa thế kỷ 19) như sau:

“Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.”

Trên đây là cách nhìn lịch sử (sử quan) của những nhà viết sử nổi tiếng và những danh nhân, danh tướng Việt Nam, coi Nhà Triệu và nước Nam Việt tiếp nối nền chính thống từ thời vua Hùng.

Cách nhìn khác, có lẽ căn cứ trên thực tế cương thổ của nước Việt Nam, một số nhà viết sử đã có nhận định trái ngược với cách nhìn của những sử gia trong chính sử: Khởi đầu là sử gia Ngô Thời Sỹ đời Nhà Lê với “Việt Sử Tiêu Án” và tiếp theo là những nhà viết sử ở trong nước ngày nay. Một số nhà viết sử ở Hải Ngoại có cùng quan điểm với cách nhìn mới, loại bỏ Nhà Triệu ra ngoài danh sách những triều đại chính thống. Theo cách nhìn này, nước Việt Nam bị “Bắc thuộc” (hoặc ngoại thuộc Nhà Triệu) bắt đầu từ thời Nhà Triệu nắm chính quyền.

Một số dữ kiện lịch sử có thể đã được dùng làm luận cứ cho cách nhìn này:

1. Tượng Quận được coi là vùng đất cổ Việt khác với Nam Hải (Quảng Đông) và Quế Lâm (Quảng Tây):

“Chuyện Văn Lang và Âu Lạc được xếp vào loại khó tin được, nhưng đến Tượng Quận thì không còn là chuyện hoang đường mà chắc chắn là chuyện lịch sử rõ ràng.

Năm 214 tr. CN (đinh hợi), Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư và Sử Lộc đánh lấy đất Lĩnh Nam lập ra các quận Quế Lâm (nay là vùng bắc và đông Quảng Tây, Trung Hoa), Nam Hải (nay là Quảng Đông, Trung Hoa), và Tượng Quận (vùng cổ Việt) (Trần Gia Phụng, sách đã dẫn trang 12).

Ngô Thời Sỹ trong Việt Sử Tiêu Án cũng đã phân biệt rõ ràng: “Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ” (trang 25).

Theo cách nhìn này, biên giới phía Bắc nước cổ Việt với nước Trung Hoa ở đâu đó vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, khác với biên giới nước Nam Việt, được vua Hán Cao Tổ công nhận, bắt đầu từ Động Đình Hồ: “Cõi đất từ Ngũ Lĩnh về nam, vương (Triệu Đà) cứ việc trị lấy” (ĐVSKTT trang 144).

2. Văn Lang chia thành 15 “bộ”, không có “bộ” nào ở Lưỡng Quảng, mà chỉ giới hạn trong vùng đất Bắc Việt và vài tỉnh phía Bắc Trung Việt ngày nay. 3. Triệu Đà là người gốc phương Bắc, và kinh đô nước Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Đông), không ở Bắc Việt ngày nay.

4. Quan trọng nhất là nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm đã được ghi rõ trong sách sử: “Canh Thân, năm thứ 27 (181 TCN), (Hán Cao Hậu năm thứ 7). Nhà Hán sai Lâm Lư hầu, Chu Táo sang đánh Nam Việt để báo thù việc đánh Trường Sa. Gặp khi nắng to ẩm thấp, bệnh dịch phát, bèn bãi quân, Vua (Triệu Vũ Đế) nhân thể dùng binh uy và của cải để chiêu vỗ Mân Việt và Âu Lạc ở phía Tây (tức là Giao Chỉ và Cửu Chân) các nơi ấy đều theo về). (ĐVSKTT, trang 143)

Cách nhìn lịch sử căn cứ vào thực tế cương thổ nước Việt Nam, mở ra một phương pháp suy luận mới, có vẻ thực tế khách quan.

Tuy nhiên cách nhìn này đã vấp phải sự nhận diện sai lạc và sự di dịch biên giới cổ Việt qua các thời đại, cũng như sự phân biệt và kỳ thị có tính cách địa phương (theo Trương Thái Du, là “tính nhất thời, trong cái nhìn địa phương hãn hữu” - Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam – 2005 talawas), vì thế làm mất hẳn đi tính thuyết phục:

1.Thuyết coi Tượng Quận là đất cổ Việt, thuộc về phần đất Bắc Việt ngày nay, đã bị phê phán: “Tượng Quận: tên quận đời Tần mà trước đây nhiều sách sử của ta và của Trung Quốc đều chú giải là quận Nhật Nam, hay bao gồm cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán, tức đất An Nam. Thuyết đó là dựa vào một câu cước chú của Hán thư (q.28 hạ, tr. 11a) về quận Nhật Nam thờ Hán: Quận Nhật Nam - quận Tượng thời Tần ngày trước”. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX thuyết đó đã bị phê phán. Chính Hán Thư phần Bản Kỷ (q. 7 tr. 9a) chép rõ ràng: “Năm thứ 5 hiệu Nguyên Phương (76 TCN), bãi bỏ quận Tượng, chia đất vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha”. (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trang 138).

Bản đồ nước Nam Việt (Trần Việt Bắc vẽ).Chú ý sẽ thấy Tượng Quận ở phía trên Tây Âu, gần Tường Kha. Quận Uất Lâm ở vùng đất thuộc Quảng Tây, quận Tường Kha ở phía tây quận Uất Lâm và gồm một phần Quý Châu. Vậy Tượng Quận thuộc về miền tây Quảng Tây và nam Quý Châu.

Nhìn nhận Tượng Quận là đất cổ Việt, ắt phải nhìn nhận Quảng Tây là cổ Việt? Chưa kể, thời Hai Bà Trưng có quận Hợp Phố thuộc về tỉnh Quảng Đông ngày nay theo về, làm cho biên giới nước cổ Việt mở rộng, ăn sâu vào tỉnh Quảng Đông. Biên giới nước Việt Nam ngày nay cũng đã thay đổi: thời Hồ Quí Ly mất cho Trung Hoa vùng đất Lộc Châu gồm 59 thôn ở Cổ Lâu (năm 1405), thời Mạc Đăng Dung mất 5 động Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Xung, Liễu Cát, La Phù và đất Khâm Châu (năm 1540) và thời Cộng Sản gần đây (năm 1999) mất thêm đất vùng biên giới Hoa Việt từ Ải Nam Quan (Lạng Sơn) qua vùng đất có Thác Bản Giốc Cao Bằng, cũng như lãnh hải và các đảo Hoàng Sa, Trường Sa (?).

2. Còn về thuyết Văn Lang được chia ra làm 15 bộ để cai trị, cũng đã bị phê phán về tính xác thực. Học giả Lê Quí Đôn (1726-1784) trong Văn đài loại ngữ đã nhận xét : “...Tôi xét đời Hùng Vương, trên nối đời Hồng Bàng, không có chữ nghĩa gì truyền lại; về 15 bộ đặt ra thời đó, cùng với các quận huyện do nhà Hán, nhà Ngô (Trung Hoa) mới đặt ra, tên gọi lẫn lộn, tôi ngờ rằng những tên đó do các hậu nho góp nhặt vay mượn chép ra, khó mà tin được...” (Trần Gia Phụng, sách đã dẫn trang 11, 12).

Cũng nên biết rằng ý niệm thống nhất đất đai chư hầu thành một nước để chia ra từng bộ phận, quận huyện mà cai trị, chỉ bắt đầu xuất hiện bên trung Hoa từ thời nhà Tần (356 tr. TL) trở về sau (do chính sách của Tướng quốc Thương Ưởng, sau đó được Tần Thủy Hoàng củng cố mạnh mẽ hơn nhờ Tể Tướng Lý Tư soạn ra tân chính sách). Vì vậy, nếu cho rằng ý niệm “thống nhất đất đai” đã xẩy ra ở cổ Việt trước thời Tần Thủy Hoàng xâm lăng đất Bách Việt, thì quả thật đáng để chúng ta suy nghĩ về tính xác thực của nó. Hơn nữa chính “đất Bách Việt” trước khi bị Nhà Tần xâm lăng, theo truyền thuyết thuộc về Văn Lang là đất đai của vua Hùng. Nhà Tần chia đất Bách Việt ra thành 3 quận Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), và Tượng Quận (theo thuyết mới thuộc về Quảng Tây). Có lẽ Tượng Quận bao gồm phần đất bản bộ của Thục Phán tại Quảng Tây, trước khi đánh chíếm nước Văn Lang (?).

3. Chúng ta cũng cần suy nghĩ về quan niệm cho rằng Triệu Đà là người phương Bắc và kinh đô Nhà Triệu ở Phiên Ngung, không nằm trong đất Bắc Việt ngày nay, rồi kết luận “Nước Nam Việt là một nước phương Bắc, đô hộ nước Âu Lạc (Bắc Việt)”.Bởi vì nước ta có nhiều ông vua gốc phương Bắc như Thục An Dương Vương, Lý Nam Đế, Hồ Quí Ly, Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng vẫn được dân tộc Việt công nhận là những ông vua Việt Nam có tài và có công. Còn về Kinh đô của một nước, thường tùy thuộc vào diện tích đất đai và cách tổ chức chính trị của nước đó. Thí dụ khi Việt Nam còn giới hạn ở miền Bắc và mấy tỉnh miền Trung, thì kinh đô của các Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê đều đặt ở miền Bắc (Hoa Lư hoặc Thăng Long). Nhưng khi lãnh thổ mở rộng về phương Nam đến mũi Cà Mâu, thì kinh đô của vua Quang Trung hay vua Gia Long đều dời về ở miền Trung (Phú Xuân, Huế). Giả thử Thục An Dương Vương khi chiếm đất của các vị vua Hùng, có đất bản bộ là vùng Lưỡng Quảng rộng lớn, tất cũng phải đặt kinh đô trên đất Lưỡng Quảng vậy. Sau này, vua Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã có ý định “đòi đất Lưỡng Quảng để làm quốc đô” (Phạm Văn Sơn sách đã dẫn trang 563). Sử gia Ngô Thời Sỹ khi viết về đất Bách Việt (Quảng Đông, Quảng Tây) cũng cho rằng: “ đất Bách Việt là đất cổ Việt (?): “Nhà Tần cho là nước Việt ta nhiều châu báu, muốn chia nước ta ra làm quận huyện, sai Hiệu Úy Đồ Thư mang quân vào sâu mãi Lĩnh Nam lấy đất Lục Lương đặt ra Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận. Người Việt ta đều chạy trốn vào trong rừng rậm, không chịu để cho nhà Tần dùng, ngầm đặt Kiệt Tuấn làm tướng, đương đêm đánh Đồ Thư, nhà Tần bèn mang 500 vạn (5 triệu) (?) dân phát vãng đi đầy sang ở đó. ...”. (sách đã dẫn trang 24). Theo Trần Trọng Kim, Nhà Tần sai Đồ Thư sang đánh Bách Việt ở “vào quãng tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ” (sách đã dẫn trang 18). Phải chăng, nhóm từ “nước Việt ta”, “nước ta”, “người Việt ta” trong Việt Sử Tiêu Án đã mặc nhiên thừa nhận dân tộc Bách Việt chính là dân tộc Cổ Việt? Tương tự, một cách khách quan sử gia Phạm Văn Sơn trong Việt Sử Toàn Thư cũng công nhận người Việt Nam và người Nam Việt chỉ là một(?): “Với Triệu Đà ta thấy xã hội Việt Nam bắt đầu tiến do sự phát triển về nông nghiệp...Triệu Đà đã thúc đẩy dân tộc Việt Nam lên một bước đáng kể”, hoặc: “Sự tiến hóa về các phương diện trên đây tuy còn ít ỏi nhưng cũng đã làm nảy nở ít nhiều ý thức quốc gia của người Việt”. (sách đã dẫn, trang 90).

4. Căn cứ vào dữ kiện lịch sử “Triệu Đà xâm lăng Âu Lạc” tức đất Bắc Việt ngày nay, để cho rằng nước ta ngoại thuộc Nhà Triệu hay “Bắc thuộc”, không phải là không có duyên cớ. Tuy nhiên, bảo rằng lãnh thổ của Âu Lạc là lãnh thổ của Văn Lang (trong truyền thuyết) lại là một nghi vấn lịch sử? Chính “ Lời Thông Luận” cũng đã tỏ ra ngạc nhiên: “An Dương Vương khởi từ đất Ba Thục, thừa lúc họ Hùng-Lạc đã suy, một trận cử binh mà lấy được nước cũ hơn hai nghìn năm, sao mà hùng cường thế”. (Ngô Thời Sỹ, sách đã dẫn trang 25).

Để có thể nhận xét một cách khách quan, chúng ta cần tìm hiểu và xét lại 2 vấn đề sau đây:

1. Thục Phán là người Phương Bắc (gốc nước Thục, mà ta quen gọi là người Tàu), đánh bại vua Hùng Vương thứ 18, chiếm kinh đô vua Hùng ở Phong Châu (Vĩnh Yên, nay là tỉnh Phú Thọ), nhưng có chiếm được hết đất đai của vua Hùng theo truyền thuyết hay không?Với thời gian trị vì của Thục An Dương Vương không quá 50 năm trong 1 đời vua, Thục An Dương Vương đã có thể thu phục được bao nhiêu phần trăm “nhân tâm” của những quan Lạc Tướng, Lạc Hầu, và nhất là của dân tộc Việt “cắt tóc vẽ mình” từng là con dân vua Hùng hàng ngàn năm rồi? Số dân chúng còn luyến tiếc thời vua Hùng, không chịu khuất phục “chế độ mới” là bao nhiêu?2. Dân tộc Bách Việt “ cắt tóc vẽ mình” cùng một tổ tiên với dân tộc Lạc Việt sống rải rác từ Động Đình Hồ (tức vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây) tới Âu Lạc (Bắc Việt ngày nay), trước khi Tần xâm lăng Bách Việt, thuộc về nước nào? vua nào? nếu không phải là nước Văn Lang của vua Hùng? Khi Hán Cao Tổ chiếm trọn đất đai phía Bắc Ngũ Lĩnh (Động Đình Hồ), Triệu Vũ Đế hầu như chiếm trọn đất đai phía Nam Động Đình Hồ. Vua Hán dùng ngoại giao để thu phục Nhà Triệu và phong Vương cho Triệu Đà không hề đả động gì đến nước Văn Lang, hay Âu Lạc, mà chỉ biết Nam Việt là một nước duy nhất ở phương Nam “thần phục” Nhà Hán” (khác với “lệ thuộc” Nhà Hán, vì đây chỉ là một hình thức ngoại giao, Nam Việt vẫn giữ được nền tự chủ). Để biết rõ thêm về Nhà Triệu và nước Nam Việt, chúng ta cùng tìm hiểu mấy câu hỏi sau đây:

1. Triệu Đà là ai? Vợ con Triệu Đà và thân tín của Triệu Đà là ai? Triệu Đà đến nước Cổ Việt từ bao giờ?

2. Vua quan triều đình nước Nam Việt là ai?

3. Dân tộc nước Nam Việt là ai?

4. Triệu Đà đã làm được những điều gì ích lợi cho nước Việt Nam ta thời xưa?

Đỉnh trong mộ Vua Nam Việt đời thứ 2 – 122 BC (tức Triệu Văn Vương - 137-125 BC)

(Một Thế Kỷ Khảo Cổ Việt Nam Tập II)

1. Triệu Đà là ai?

Mặc dù thời đại Triệu Đà đã có chữ viết, nhưng sử sách chép về tiểu sử Triệu Đà lại rất sơ sài. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho biết: “Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông)...”. Trần Trọng Kim trong “Việt Nam Sử Lược” chú trọng nhiều đến việc thành lập nước Nam Việt: “Năm Quí tị (207 tr. TL), Triệu Đà đánh được An Dương Vương rồi, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung, gần thành Quảng Châu bây giờ”, và cho biết thêm: “Năm Giáp Thìn (137 trước Tây Lịch), Triệu Vũ Vương mất. Sử chép rằng ngài thọ được 121 tuổi và làm vua được 70 năm”.

Vợ con Triệu Đà là ai?

Ngô Thời Sỹ không nói gì đến tiểu sử của Triệu Đà, nhưng lại cung cấp một dữ kiện quí báu, đó là thân thế của bà vợ người Việt của Triệu Vũ Đế: “Theo sách ngoại sử: Mẹ Trọng Thủy là Trình Thị, người làng Đường Xâm, quận Giao Chỉ , (nay làng Đường Xâm, huyện Chân Định), nơi có miếu thờ Triệu Đà, Trình Thị được tòng tự ở miếu ấy”. (trang 24, sách đã dẫn)

Triệu Đà đến nước Cổ Việt từ bao giờ?

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Việt Sử Tiêu Án đều chép: “Triệu Đà làm quan lệnh Long Xuyên”, nhưng không cho biết Triệu Đà được vua Tần sai phái sang nước Nam từ bao giờ? Căn cứ vào bức thư của Triệu Đà viết gửi Hán Văn Đế (năm 179 trước Tây Lịch), có câu: “Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi” (Ngô Thời Sỹ, sách đã dẫn trang 27), suy ra Triệu Đà đến đất cổ Việt vào năm 228 trước Tây Lịch, đúng vào thời gian nước Triệu bị Nhà Tần diệt (228 tr. TL), 14 năm trước khi Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đem quân đánh lấy Bách Việt. Trong cuốn “Sổ Tay Địa Danh Việt Nam”, Đinh Xuân Vịnh cho biết thêm: “CHÂN ĐỊNH: huyện về đời Lê thuộc phường Kiến Xương do phủ kiêm lị, trấn Sơn Nam . Nguyên là huyện Chân Lợi, đời Lê vì kị húy vua Lê Thái Tổ, nên đổi là Chân Định, lấy tên là huyện quê hương Triệu Đà ở nước Triệu bên Trung Quốc. Đà có người vợ người Việt quê ở làng Đồng Sâm (Đường Xâm?), huyện Chân Định. Đời Thành Thái vì kị húy tên vua Dục Đức là Ưng Chân, đổi là Trực Định và chuyển thuộc tỉnh Thái Bình mới thành lập (1894), từ năm 1945 là huyện Kiến Xương. Quê Nguyễn Quang Bích, Trương Quỳnh Như”.

Nhờ vào những dữ kiện lịch sử kể trên, chúng ta có thể suy diễn: “Triệu Đà sinh năm 258 tr. TL, quê huyện Chân Định nước Triệu (bị Nhà Tần diệt vào năm 228 tr. T.L), lúc đó Triệu Đà vừa 30 tuổi, phải bỏ nước chạy sang Giao Chỉ “tị nạn”. Tại Giao Chỉ, Triệu Đà kết hôn với một cô gái người Việt quê làng Đường Xâm (sau thuộc tỉnh Thái Bình, Bắc Việt). Vợ chồng Triệu Đà sinh ra Trọng Thủy. Sau Trọng Thủy kết duyên với Mỵ Châu, con gái An Dương Vương, sinh được một trai đặt tên là Hồ (Triệu Hồ được truyền ngôi lên làm vua nước Nam Việt năm 137 tr. TL). Trong suốt thời gian 14 năm sống trên đất Việt và thời gian 70 năm làm vua nước Việt sau này, Triệu Đà đã nhiễm phong tục tập quán của người Việt, đồng hóa với người Việt, yêu thương văn hóa Việt và quyết tâm bảo vệ và gìn giữ nền Văn Hóa cổ Việt, ngăn cản không cho Văn Hóa người Hán tràn vào Nam Việt.

Nhận xét một cách vô tư, sử gia Phạm Cao Dương viết: “Triệu Đà mặc dầu gốc miền Bắc, nhưng vì xuống ở miền Nam lâu ngày đã bị đồng hóa bởi người Nam Việt, chấp nhận các phong tục tập quán của người Nam Việt đến độ quên hết quá khứ của mình, đúng như Lê Thành Khôi đã nhận xét” (trang 71 sách đã dẫn).

Chính sử gia Ngô Thời Sỹ cũng đã nhận xét: “Còn về phần giáo hóa , phong tục (Triệu Đà) không để ý đến một chút nào.” (sách đã dẫn, trang 34). Sử gia Phạm Văn Sơn cũng viết: “ Giao Chỉ vẫn giữ được đầy đủ các cá tính quốc gia, tinh thần cố hữu của nó. Lại nhân cuộc thay trò đổi cảnh hai xứ này (Giao Chỉ, Cửu Chân?) được thêm sự mở mang kinh tế và chấn hưng nông nghiệp. (sách đã dẫn, trang 86 & 87). Thật may mắn cho dân tộc Lạc Việt, nhờ Triệu Đà không để ý thay đổi phong tục tập quán cổ truyền của người Việt theo phong tục phương Bắc, nên dân tộc ta mới không bị Hán hóa ngay từ thời Nhà Triệu! Đây chính là công lao rất lớn của Triệu Vũ Đế vậy.

Có lẽ Triệu Đà qua Giao Chỉ “tị nạn”, chỉ có một thân một mình, căn cứ vào lời lẽ của Lục Dận nói với Triệu Vũ Vương: “Vương vốn là người Hán, họ hàng mồ mả đều ở nước Hán”, hoặc căn cứ vào sự giao thiệp với Hán Văn đế: “Vua Hán vì thấy mồ mả tổ tiên của vua (Triệu Đà) đều ở Chân Định, mới đặt người thủ áp để trông coi, tuế thời cúng tế, gọi các anh em của vua cho làm quan to, ban cho hậu”. Trong bức thư gửi Triệu Vũ Vương, vua Hán Văn Đế nói rõ: “Mới rồi nghe nói Vương có gửi thư cho tướng quân Lâm Lư hầu muốn tìm anh em thân và xin bãi chức hai tướng quân ở Trường Sa. Trẫm theo thư của Vương, đã bãi chức tướng quân Bác Dương hầu rồi, còn anh em thân của Vương hiện ở Chân Định, trẫm đã sai người đến thăm hỏi và sửa đắp phần mộ tiên nhân của Vương rồi”. (ĐVSKTT, trang 142-145). Như vậy, phải chăng anh em, họ hàng, thân thích cũ của Triệu Đà đã bị Nhà Hán giam lỏng, hoặc dùng chức tước để cầm chân, không cho rời khỏi nước Hán để đến nước Nam Việt?

2. Vua quan triều đình nước Nam Việt là ai?

Như trên vừa kể, những người thân tín của Triệu Đà trấn đóng khắp nơi và làm quan trong triều không phải là họ hàng, thân thích hay anh em của nhà vua (nếu có cũng rất ít). Vậy họ là ai? Có phải là người Tần không? Có phải là người Hán (người Tàu) không? Triệu Đà sống ở Giao Chỉ lâu ngày, lấy vợ Việt, ắt có rất nhiều bạn bè người Việt. Sau Triệu Đà làm quan cho nhà Tần tới chức Lệnh huyện tại Long Xuyên (đất Bách Việt), có thể đã kết hợp với người Bách Việt (Lạc Việt, Âu Việt...), giết hết trưởng lại Nhà Tần, để thay bằng thân tín là những người Việt. Lữ Gia và họ hàng thân thích hàng trăm người làm quan to trong triều, đều là người Việt: “Con trai đều lấy công chúa, con gái đều gả cho con em của vua hay tông thất của vua” (Phạm Cao Dương, sách đã dẫn trang 68).

Một triều đình nước Nam Việt với quan, dân đều là người Việt “cắt tóc vẽ mình” như vậy mà nhà viết sử lại cho rằng nước Nam Việt là... nước Tàu, thì chỉ có thể giải thích bằng “đầu óc kỳ thị địa phương” kiểu người miền Nam Việt Nam tự nhận là “dân Nam Kỳ Quốc” để phân biệt với người miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc mà thôi! Về nhận xét có sự phân biệt “kỳ thị địa phương” thời Nhà Triệu, chính sử gia Phạm Văn Sơn cũng đã bác bỏ: “Và tuy sử sách không nói nhiều về việc cai trị dưới thời Triệu Đà hay dở thế nào ở đất Giao Chỉ, nhưng ta tin chắc rằng họ Triệu đã đối đãi dân Giao Chỉ không khác gì với nhân dân hai quận Quế Lâm , Nam Hải” (sách đã dẫn, trang 87).

Các vị vua Nam Việt nối ngôi sau này như Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương... đều mang dòng máu Việt.

3. Dân tộc nước Nam Việt là ai?

Theo định nghĩa: “Bách Việt: là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô Khởi truyện) của Tư Mã Thiên (Đại Việt Sử Ký Toàn thư, trang 131). Học giả Đào Duy Anh cũng xác nhận: “Chúng ta đều biết rằng người nước Văn Lang là người Lạc Việt, lại cũng biết rằng nhóm Việt tộc sinh tụ ở miền Quảng Tây, tức trong lưu vực sông Tây giang với hai nhánh của nó là Tả giang và Hữu giang, là người Tây Âu”. (sách đã dẫn trang 26).

Sử gia Phạm Văn Sơn cũng cho biết:” Còn cương vực của nước Văn Lang phía Bắc giáp hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Đông giáp bể nam hải, là cương vực cổ xưa của toàn thể gia đình Bách Việt” (sách đã dẫn trang 51). Theo chúng tôi nghĩ, cho tới khi Nhà Tần xâm lăng Bách Việt, Tổ Tiên người Lạc Việt của nước Văn Lang vẫn sinh sống tại Bách Việt, mặc dù có một số dân chúng tiếp tục “di cư dần xuống lưu vực sông Nhị và sông Mã” (Phạm Văn Sơn), vì khó có thể xẩy ra chuyện cả một dân tộc dời bỏ quê hương, nơi “chôn nhau cắt rốn” ra đi hết không còn một ai ở lại?

Như vậy, Dân tộc nước Nam Việt bao gồm thành phần người Bách Việt trong đó có người Lạc Việt và Âu Việt, tức là người cổ Việt, (mang dòng máu Việt), lẫn với một số người Tàu khi nhà Tần mang theo sang xâm chiếm Bách Việt, và những dân tộc thiểu số khác. Đào Duy Anh cho biết: “ Sách Lộ Sử ở đời Tống chép rằng: Việt Thường , Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thả Âu, Cung Nhân, Hải Dương, Mục Thâm, Phù Xác, Cầm Nhân, Thương Ngô, Man Dương, Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Lý, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cầu, Tỷ Đái, (sửa là Bắc Đái), Khu Ngô, gọi là Bách Việt”. (Đất Nước Việt Nam qua Các Đời, trang 21). Như vậy dân chúng nước Nam Việt có thành phần quan trọng là người Việt cổ.

Hoài Nam Vương (Lưu) An khi dâng sớ can ngăn vua Hán đừng can thiệp vào cuộc chiến tranh giữa Nam Việt và Mân Việt, cũng đã minh xác: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được” (ĐVSKTT, trang 147). Bàn về phong tục người Việt Cổ (Giao Chỉ, Bách Việt), Lê Tắc trong An Nam Chí Lược viết: “Dân (Việt) hay vẽ mình, bắt chước tục lệ của hai nước Ngô, Việt. Vì thế, Liễu Tư Hậu có câu thơ rằng “Cộng lai Bách Việt văn thân địa”, nghĩa là cùng đi tới đất Bách Việt là xứ người vẽ mình”.(Sách đã dẫn trang 70)

Tóm lại, nước Nam Việt bao gồm đất Bách Việt (Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay) và nước Âu Lạc (Bắc Việt và vài tỉnh miền Trung ngày nay), dân chúng là người Việt chiếm đa số, được cai trị bởi Triệu Vũ Đế, người gốc phương Bắc nhưng đã thấm nhuần phong tục, tập quán người Việt, truyền ngôi cho cháu chắt đều mang dòng máu Việt và các quan trong triều đình Nam Việt đều là người Việt.

4. Triệu Vũ Đế đã làm được gì ích lợi cho nước ta xưa kia?

Sử gia Phạm Cao Dương viết: “...sự thành lập nước Nam Việt bởi họ Triệu, đã khởi đầu cho sự hấp thụ văn hóa Trung Quốc của tập thể người Việt” (sách đã dẫn trang 70).

Hũ Đồng thời Tây Hán: (10) Hũ thời chiến Quốc (200 BC – 9AD – Thanh Hóa VN),

Nguồn: Một Thế Kỷ Khảo Cổ Học VN/ Nha XB KH XH.

Sử gia Phạm Văn Sơn viết: “Với Triệu Đà ta thấy xã hội Việt Nam bắt đầu tiến do sự phát triển về nông nghiệp nhờ sự cải thiện của nghệ thuật canh tác trước đây còn quá thô sơ (Nghề săn bắn, chài lưới bấy giờ vẫn còn thịnh). Họ Triệu nhập cảng lưỡi cầy sắt để thay cho lưỡi cuốc bằng đá trau, cho dùng trâu bò thay vào sức người, đem gia súc từ Tàu qua để mở mang việc chăn nuôi, nhờ vậy mà sinh sản lượng tăng gia gấp bội; sự phát triển về văn hóa, chính trị, quân sự cũng do cái bản lĩnh hơn người của họ Triệu đã thúc đẩy dân tộc Việt Nam lên một bước đáng kể, nếu ta nhớ rằng dưới đời Hồng Bàng người Việt Nam vẫn chưa thoát ly hẳn tình trạng bán khai, mọi điều còn ở trình độ rất thấp kém trước khi nước ta nội thuộc về phương Bắc. Sự tiến hóa về các phương diện trên đây tuy còn ít ỏi nhưng cũng đã làm nẩy nở ít nhiều ý thức quốc gia của người Việt , nhất là sau những cuộc xô sát bằng quân sự và ngoại giao với Hán triều trong thời Lã Hậu cầm quyền. Ý thức quốc gia còn nẩy nở trong những giai đoạn người Việt độc lập, tự chủ và tự cường nữa. Tóm lại, ta có thể nhìn nhận người cầm cái mốc đầu tiên trên đường tiến hóa của chúng ta là tướng Triệu Đà...”

Nên nhớ rằng thời đại Nhà Triệu chính là thời đại “văn hoá Đông Sơn” được tiếp tục tồn tại và phát triển tại Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ II trước Công nguyên đến đầu thế kỷ I sau Công nguyên (giai đoạn thuộc Triệu và Tây Hán). Đây là thời kỳ tiếp tục phát triển thời đại sắt Việt Nam, và bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Hán, đã dẫn đến sự dung hợp văn hóa Hán-Việt. Về mặt di tích, đây chính là thời kỳ mà văn hóa Đông Sơn vẫn phát triển và vẫn là yếu tố chủ đạo trong văn hóa.” (Phạm Như Hổ, Một thế kỷ Khảo Cổ Học Việt Nam tập II, trang 12).

Bách Việt & Âu Lạc (Trích VNSL – Trần Trọng Kim)Nhận xét về thời Hán thuộc dưới quyền đô hộ của các Thái Thú Tích Quang và Nhâm Diên (năm 29 sau T.C, tức vào khoảng 140 năm sau thời kỳ độc lập của Nhà Triệu đối với Nhà Hán), sử gia Phạm Cao Dương viết: “...một nhận định khác liên hệ tới sinh hoạt kinh tế cũng cần phải được nêu lên. Đó là sự phát triển kinh tế của quận Giao Chỉ vào cuối thời Tây Hán khi Nhâm Diên là Thái Thú Cửu Chân: dân Cửu chân đã có thể sang đong thóc ở Giao Chỉ”. (sách đã dẫn trang 83). Bàn về trường hợp Thái Thú Nhâm Diên quận Cửu Chân “sai rèn đúc đồ làm ruộng, dạy dân khai khẩn mở mang đất đai”, Phạm Cao Dương viết: “Sự kiện này (sự kiện Nhâm Diên là người đầu tiên dạy dân ta cày cấy với nông cụ bằng sắt) trái ngược với những gì người ta tìm được trong các cuộc phát quật ở Đông Sơn (cùng thời Nhà Triệu), vì trong các cuộc phát quật này người ta đã tìm thấy những đồ làm ruộng như lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi rìu...” (sách đã dẫn trang 83).

Trên đây là những nhận xét khách quan và thành thật của các sử gia. Bên cạnh đó, không thể tránh được những lời nhận xét mang tính chủ quan và địa phương

Kết luận

Tìm hiểu về lịch sử một triều đại, có nhiều cách nhìn. Trong mỗi cách nhìn, thường dựa trên một số dữ kiện lịch sử khách quan để dùng làm căn bản lý luận. Đối với sách sử cũ (ngoại trừ Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ) đa số đều công nhận Nhà Triệu với nước Nam Việt là một triều đại chính thống nối tiếp vua Hùng. Nhiều vị Anh hùng, Danh nhân, Danh tướng Việt Nam cùng kính phục Triệu Vũ Đế và coi đất Bách Việt (Lưỡng Quảng) là đất đai của Tổ Tiên đã bị Nhà Hán thôn tính lấy mất. Truyền thuyết về Kinh Dương Vương dựng nước ở đất Bách Việt, cũng như sự nhìn nhận của Nhà Tây Hán qua thể thức “phong vương” cho Triệu Đà là những bằng chứng lịch sử để tin tưởng.

Gần đây, nhiều nhà viết sử ở trong nước đã dựa theo “Việt Sử Tiêu Án” của Ngô Thời Sỹ, viết về Nhà Triệu trái ngược với sử cũ, coi nước Việt Nam bị Bắc thuộc (nội thuộc nước Tàu?) hoặc ngoại thuộc Nhà Triệu từ khi Triệu Vũ Vương dựng nước Nam Việt. Một số sử gia ở Hải Ngoại cũng có cùng quan điểm như vậy.

Một cách đơn giản hơn, là nhìn thẳng vào chính quyền, dân chúng và lãnh thổ của một nước, để tìm hiểu xem đất nước ấy có bị một nước nào đô hộ hay không? Nếu không, tính chính thống coi như được tiếp nối. Đối với nước cổ Việt, thời đại vua Hùng, chưa có ý niệm về thống nhất đất đai chư hầu để chia thành quận huyện cai trị như thời nhà Tần bên Tàu, nên ta có thể chấp nhận: “Nơi nào có dân tộc cổ Việt tập trung sinh sống đông đảo mà không bị lệ thuộc vào nước nào thì nơi đó chính là quê hương, tổ quốc của dân tộc cổ Việt”. Từ nhận xét này, suy ra đất Bách Việt là đất đai quê hương và Tổ quốc của người Lạc Việt và Âu Việt, tức là người Việt Nam thời cổ .

Điều đáng suy nghĩ là người Hán thôn tính các nước láng giềng đều coi dân tộc các nước bị diệt là người ... Trung Hoa, trong khi cùng là người Việt, nhưng vì địa phương tính, lại coi nhau như người khác nước!

“Nhà Triệu và Nước Nam Việt” là một đề tài lịch sử quan trọng, cần được tìm hiểu cặn kẽ, vô tư và khoa học khách quan để tôn trọng những trước tác sách sử mang tâm huyết hào hùng của tiền nhân, nhất là để không phụ công ơn dựng nước và giữ nước của Tổ Tiên. Đánh giá một nhân vật lịch sử là một việc làm cẩn trọng, và trách nhiệm nặng nề của những nhà viết sử, vì việc làm này sẽ ảnh hưởng không ít đối với học sinh, sinh viên sau này.

Bài viết trên đây chỉ là những nhận xét thô thiển của một cá nhân, với số sách sử tham khảo rất giới hạn. Chúng tôi mong mỏi được quí vị thức giả trong và ngoài nước, có tinh thần tự do, vô tư và không bị hạn chế bởi bất cứ một áp lực chính trị nào, chỉ giáo và đóng góp ý kiến rộng rãi, để làm sáng tỏ vấn đề: “Nhà Triệu là một triều đại chính thống, có công với dân tộc Việt Nam, hay Nhà Triệu chỉ là một nhà nước xâm lược?”

Sách Tham Khảo:

* Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Tập I – Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1998.

* Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim - Nhà Xuất Bản Miền Nam – 1971.

* Việt Sử Tiêu Án – Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ - Văn Sử xuất Bản – 1991.

* Việt Sử Toàn Thư - Phạm Văn Sơn - Tủ Sách Sử Học - Đại Nam.

* Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam - Quyển I - Phạm Cao Dương - Truyền Thống Việt – 1987.

* An Nam Chí Lược – Lê Tắc – Nhà Xuất Bản Thuận Hóa – 2002.

* Sử Trung Quốc – Nguyễn Hiến Lê - Văn Nghệ - 2003.

* Những Câu Chuyện Việt Sử - Tập 2 - Trần Gia Phụng – Toronto – 1999.

* Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời – Đào Duy Anh – Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin.

* Một Thế Kỷ Khảo Cổ Học Việt Nam-Tập II-Viện Khảo Cổ Học – Nhà XBKHXH

* Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam – Trương Thái Du - 2005 talawas.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc hội tụ Văn Lang

10:16 | 15/04/2005

Trong “Ðại Việt sử lược", bộ chính sử cổ nhất còn giữ lại được đến nay, ở phần ghi chép về sự xuất hiện của Tiên Tổ Vua Hùng và thời đại Hùng Vương có câu: "Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang". Chỉ ngần ấy chữ thôi, mà ghi lại rành rẽ: Một quốc gia và kinh đô đã ra đời.

Trong áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo", thiên tài Nguyễn Trãi đã có câu: "Nước Ðại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Ở câu bất hủ - công bố lần đầu tiên vào đầu năm 1428 ấy, quốc gia (và quốc hiệu) Ðại Việt chưa có tên kinh đô là Ðông Kinh. Ðô hiệu này, đến năm 1430 mới chính thức đặt định.

Vì thế, sự thể cả quốc gia lẫn kinh đô đất nước và dân tộc ta, ở thời đại Tiên Tổ Vua Hùng, đều chung một tên Văn Lang, trước hết, có và biểu thị ra thành một ý nghĩa đặc sắc và độc đáo, thật lớn, đó là: Hội tụ!

Sử sách xưa, từ "Ðại Việt sử lược" (khuyết danh) đời Trần, đến "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Ðại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên... đời Lê, đều nói đến và kể thêm 15 "bộ" hoặc "bộ lạc" mà Vua Hùng đã hợp nhất thành nước Văn Lang. Trong số này, "bộ gọi (tên) Văn Lang, là nơi Vua đóng đô". Ấy là lời sách "Ðại Việt sử ký toàn thư". Như thế, về mặt địa bàn và nguồn lực, cuộc hội tụ lớn để dựng nước đầu tiên, là dựa trên và xoay quanh một "hạt nhân cơ bản", làm nơi chốn mạnh và thuận nhất, để vận hành sự nghiệp trọng đại. Ðó chính là "bộ" đất gốc của người quân trưởng bộ lạc, trước khi trở thành quân trưởng quốc gia - Vua Hùng. Tên nước trùng với tên đất gốc, quốc hiệu và đô hiệu đều là Văn Lang, chính bởi vì lẽ đó.

Cuộc hội tụ Văn Lang của Vua Hùng chỉ nhận diện được qua và bằng chữ nghĩa ở các giấy tờ, văn bản cổ, là như thế. Nhưng chính là, cuộc kiếm tìm và tìm thấy những bằng cứ khảo cổ học trên địa bàn nước Văn Lang Xưa - công phu tâm huyết và đều đặn liên tục, mấy chục năm qua - đã chứng minh và cho thấy những hình ảnh phong phú sinh động, cụ thể và vật thể của sự nghiệp hội tụ Văn Lang kỳ diệu này.

Bảy mươi nhăm năm trước, qua việc đào bới ở di chỉ và mộ địa Ðông Sơn (Thanh Hóa) và nghiên cứu một số cổ vật đồng trong "sưu tập D'Argence" (tìm được ở Hà Tây...), người ta chỉ mới bắt đầu nói đến thuật ngữ và thực thể "Văn hóa Ðông Sơn", như là hình ảnh và di tồn của một "thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" như nhan đề một luận văn của học giả Victor Golubev thuộc Trường Viễn Ðông Bác Cổ. Nhưng đến nay thì, với hơn ba trăm di tích được phát hiện, hàng vạn cổ vật được nghiên cứu, trong đó, đặc biệt là hơn hai trăm chiếc trống đồng (loại I Heger) và hàng nghìn mẫu hoa văn trang trí trên đồ gốm, đã có thể nhận ra đâu là "Ðông Sơn miền núi", đâu là "Ðông Sơn sông Hồng", thế nào là "Ðông Sơn sông Mã", thế nào là "Ðông Sơn sông Cả" - những loại hình địa phương của nền văn hóa khảo cổ học Ðông Sơn nổi tiếng ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên, tức những hình ảnh cụ thể và vật thể của một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

Chiếc trống đồng quý, tìm thấy ở bờ sông Ðà (Hòa Bình) có thể được đúc không to bằng chiếc trống đồng đào lên được từ dưới chân núi Hùng (Phú Thọ), chiếc trống đồng trong ngôi mộ ở Làng Cả (Nghệ An) có thể ít hoa văn hình chim mỏ dài hơn chiếc trống đồng Mả Tre được phát hiện dưới chân tường thành Cổ Loa (Hà Nội)..., nhưng tất cả đều có hình mặt trời tỏa sáng ở giữa mặt trống, đều có kết cấu ba phần hoàn chỉnh theo mô hình vũ trụ "ba tầng - bốn thế giới" của người Việt cổ, được bảo lưu trong lễ ca, sử thi "Ðẻ đất đẻ nước"...

Ðấy là hình ảnh của tiến trình "Ðông Sơn hóa" những sắc thái địa phương của nền văn hóa khảo cổ học này ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Và đến lượt mình, cuộc hội tụ Ðông Sơn này cũng chính là hình ảnh của sự nghiệp Hội tụ Văn Lang của Tiên Tổ Vua Hùng ở thời đại Hùng Vương.

Ðấy là hình ảnh và chứng tích của cuộc hội tụ theo chiều ngang không gian, trên bình tuyến một "lát cắt ngang" thời gian dày đến một nghìn năm: thiên niên kỷ I trước Công Nguyên.

Nhưng ta vẫn còn thấy, theo chiều dọc thời gian, một cuộc hội tụ nữa, để thành những loại hình địa phương, để rồi chúng sẽ cùng nhau hội tụ theo chiều ngang mà thành Ðông Sơn, thành Văn Lang. Ðó là, nhờ chủ yếu nhận ra những mẫu đề hoa văn tuyệt đẹp trên đồ gốm, có tuổi thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, lại được tái hiện trên đồ đồng cùng đồ gốm ở thiên niên kỷ I ngay sau đấy, mà biết được, trong vòng hai thiên niên kỷ, đã có sự hội tụ dọc từ "văn hóa Phùng Nguyên" xuống (và thành) "loại hình sông Hồng" của văn hóa Ðông Sơn; từ các "nhóm di tích Cồn Chân Tiên", "Hoa Lộc"... xuống (và thành) "loại hình sông Mã" của văn hóa Ðông Sơn; từ "nhóm di tích Ðền Ðồi", "Rú Trăn", văn hóa Thạch Lạc... xuống (và thành) "loại hình sông Cả" của văn hóa Ðông Sơn.

Vậy là dọc rồi ngang, cuộc hội tụ Ðông Sơn, hội tụ Văn Lang, thấy được qua hiện thực và tài liệu khảo cổ học, thật sự là một cuộc đan kết rất dày công phu kỳ tích, do đó mà thật lớn lao, trọng đại.

Lại chuyển xem đến một hình thức (và cuộc) hội tụ cực kỳ đặc sắc, thuộc thế giới tâm linh, trong lịch sử tín ngưỡng của người xưa, ở Ðền Hùng trên núi Hùng, thì thấy: Tất cả các ngai thờ chính trên đền, các bài vị đều mang hàng chữ tên Thánh là: "Ðột ngột cao sơn - Cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền " (Núi non cao ngất, họ Hùng truyền mười tám đời nước Việt cổ). Rõ ràng, vị thần tối linh thiêng được thờ ở đây, không phải là một, mà theo lớp lang cấu trúc nên thần (và tên thần), thì trước hết, đó là Thần Núi, tiếp theo (sau đó) mười tám đời Vua Hùng mới được tích hợp vào. Thiên thần (thần tự nhiên, thần núi) hội tụ cùng nhân thần (Hùng Vương), đúng hơn: Tổ Tiên Vua Hùng hòa nhập cùng thần linh non sông đất nước, làm nên một chỉnh thể thiêng liêng, tôn quý - đó là một cuộc hội tụ trong tâm tưởng, tâm linh, của (và trải qua) bao thế hệ con dân nước Việt, mới thành (và có) được.

Chính là từ chỗ này mà, qua (và bằng) thiên tài phát hiện - tổng kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc hội tụ của hai nhiệm vụ - sự nghiệp lịch sử và truyền thống, xuyên thế hệ và thời đại, là dựng nước và giữ nước, đã được trình lên Tiên Tổ Vua Hùng, ở Ðền Hùng trên Núi Hùng, vào (và từ) năm 1954, đồng thời nói cùng đồng bào, chiến sĩ để ra sức thực hiện, và thực hiện thành công: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Cuộc hội tụ lớn nhất, trong thời hiện đại, là cuộc hội tụ này.

GS Lê Văn Lan

(Nguồn: ND

Chúng ta có các nhận xét tiếp theo:

- Khả năng một Trung tâm đóng ở Bắc Việt Nam vẫn quản lý được quốc gia vào thời thượng cổ - các vua Hùng.

- Cùng với tên gọi Văn Lang là tên nước cũng như tên 1 bộ trong 15 bộ cho ta thấy một ý nghĩa đặc biệt như trên.

- Kinh dịch quẻ___: cho ta nhận định có thể tại Quảng Đông, vua lui quân về đất Quảng Tây và xuất hiện Thánh Gióng (Đền thờ Ngài chắc phải còn bên Trung Hoa).

- Vùng phát xuất trống đồng loại có mật mã về Dịch Học là từ Bắc Việt Nam, sau khi đã so sánh hầu hết trống đồng với Trung Hoa và cả thế giới. Riêng Quảng Tây vẫn còn tôn thờ trống đồng. Vị thế Quãng Tây nằm giữa nước Văn Lang, có các dãy núi ngăn cản khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống cũng có lợi địa thế xây đô thành.

- Bắc Việt Nam tràn ngập đình, đền, miếu... thờ các vua Hùng và tướng lĩnh.

- Hai Bà Trưng thống nhất Văn Lang nhưng cũng quay trở về đóng đô tại Bắc Việt. Cho tới An Dương Vương cũng thế.

So sánh, nhận định và xâu chuỗi xuyên suốt các vấn đề:

Hoàn toàn khẳng định Nước ta chính là trung tâm của nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba - Thục và Đông giáp Nam Hải. Thủ đô chính là thành Thăng Long bây giờ, trước kia tên gọi cổ thời Văn Lang là Phượng Thành. Trong đó, nơi vua ngự trên ngai vàng triều chính được gọi là điện Kim Loan hay chính là trái tim của Phượng Thành vậy.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

đi tìm Thăng Long thành 1 (Dienbatn)

THĂNG LONG THÀNH vẫn chưa được xác định. Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra, nhưng kết luận vẫn còn là một câu hỏi.

Lật lại Lịch sử cả ngàn năm, trên đất Hà nội bây giờ đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Ta có thể thấy các Thành đã được xây dựng trên nền đất của Hà nội ngày nay bao gồm: Thành Vạn Xuân do Lý Nam Đế, rào lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống quân xâm lược Trần Bá Tiên (545); Năm 602, nhà Tùy chuyển trụ sở đô hộ từ Long biên sang Tống bình là tên gọi của miền đất Hà nội thời nay; Tử Thành do Khâu Hòa (621); Thành Long Biên - Năm Điều Lộ thứ 1 (679); Tống Bình thành do Trương Bá Nghi (767) ; Thành Đại La do Cao Biền (867) dựng lên; Thành Thăng Long do Lý Công Uẩn dựng lên năm 1010; Và cuối cùng là Thành Hà nội ngày nay. Trên một vùng đất dày đặc di chỉ kiến trúc, chồng chéo lên nhau như thế, việc xác định chính xác vị trí của THĂNG LONG THÀNH quả thực là một vấn đề nan giải. Dựa theo thư tịch cổ còn sót lại đến ngày nay, chúng ta chỉ có tấm bản đồ thời Hồng Đức (1490) - Tức là 380 năm sau khi Lý Công Uẩn xây dựng thành Thăng Long Ngoài ra còn có một số bia đá và và một số di chỉ khắc trên đồng, thật là ít ỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện Ngư Tinh

10. Trong biển Đông Hải có loài Ngư tinh, mình dài hơn năm mươi trượng, có nhiều chân giồng như chân rết, biến hóa vô cùng, linh dị khó dò được; mỗi khi đi đâu thì nổi cơn mưa gió, hay ăn thịt người, ai cũng đều sợ hãi.

11. Thời thượng cổ có loại cá mặt giống như mặt người, thường đi chơi trên bờ Đông Hải, hóa thành hình người, ngôn ngữ thông hoạt dần dần sinh lớn ra người trai gái, lấy cá tôm, hến ốc làm vật ăn; lại có giống người mới sinh ở hải đảo lấy sự bắt người làm sinh nhai, cũng thành ra người, cùng với đàn ông đổi chác các phẩm vật như muối gạo, áo quần, dao búa, thường qua lại ở biển Đông Hải.

12. Trong có núi Ngư tinh, miệng răng nhô ra ngoài bờ biển, ở dưới núi có một chiếc hang lớn, đó là nơi cư trú của Ngư tinh; thuyền nhân dân qua lại phần nhiều bị hại; phong ba hiểm yếu, họ không có đàng nào mà tránh; muốn mở một lối đi ngã khác thì họ lại gặp cát đá không thể nào đào được.

Một đêm kia, có tiên xuống moi đá làm kênh cho sự thông hành của loài người được tiện lợi; kênh sắp được đào xong thì Ngư tinh hóa ra một con gà trắng gáy ở trên núi; quần tiên nghe thấy ngỏ là trời gần sáng nên đều tự nhiên bay đi hết, nay gọi là đường Phật.

13. Lạc Long Quân thương dân bị hại mới làm một con thuyền lớn, ra lệnh cho Thuỷ Dạ Xoa cấm thần biển không được làm gió sóng, chèo thuyền đến núi Ngư tinh, giả đem một người đến cho Ngư tinh ăn; Ngư tinh há miệng toan nuốt, Long Quân liền lấy một khối sắt nướng đỏ liệng vào miệng cá; Ngư tinh vùng vẫy nhảy đến đánh thuyền; Long Quân chém được khúc đuôi, lột da treo lên trên núi, nay gọi là Bạch Long Vỹ; khúc đầu trôi ra ngoài biển, hóa ra chó mà chạy mất; Long Quân lấy đá lấp biển thì chém được, nó bèn hóa ra đầu chó, nay gọi là Cẩu Đầu; khúc mình trôi vào Man Cầu, nay gọi là Cầu Man Cẩu là bởi đó vậy.

Cùng với truyện Lạc Long Quân diệt Hồ Tinh, Mộc Tinh và vua Hùng chọn đất đóng đô, ta có thể nhận định rằng: đây chính là truyền thuyết chọn lựa Phương Nam (trong toàn bộ Nam Dương Tử) đóng đô chính là Phong Châu (1 trong 15 bộ): Phong Châu bao phủ cả Hà Nội, Hà tây, Việt Trì... bây giờ. Bạn sẽ thấy trống đồng Ngọc Lũ (Heger I) hay bất kỳ loại trống Heger I nào đều chỉ có ngôi sao 14 cánh ở tâm là ẩn nghĩa 15 bộ, bộ Phong Châu ở tâm ngôi sao. Dĩ nhiên, chữ Phong Châu còn mang những ẩn nghĩa sâu xa khác nữa.

* Phúc Lôc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trên đây là các nội dung trình bày xác định Bộ Văn Lang (Bắc Việt Nam) là thủ đô của nước Văn Lang thời vua Hùng Vương (Kinh Dương Vương) với trung tâm là thành Thăng Long hay tên gốc là Phượng Thành. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề để hoàn thiện nốt, đó là: - Thăng Long thành bị phá hủy vào thời nào.

- Di chỉ khảo cổ có còn không và phải chăng ở trong thời kỳ này?. Tổ tiên thật siêu việt, Cổ Loa là di chỉ gián tiếp của Thăng Long Thành. Sự phá hủy khả năng xảy ra thời kỳ: Nhà Triệu, Nhà Hán... xác xuất thuộc Nhà triệu vì kinh đô đóng ở Phiên Ngung, cho nên không thể duy trì một thành trì quá quan trọng ngay gần bên và là trung tâm lâu đời của Văn Lang.

Nhà Hán thống nhất Trung Hoa rộng lớn, vì vậy đặt Đô hộ phủ ở đây, tuy nhiên khả năng phá hủy theo lý luận chiến tranh là không cao, do tự tôn đủ sức mạnh dập tắt các cuộc khởi nghĩa nào. Về mặt văn hóa, tín ngưỡng thì có khả năng nhưng theo cá nhân vì là thời kỳ xây dựng ban đầu nên vẫn giữ nguyên Thăng Long thành.

Mặc dù theo phân tích trên nhưng thực tế ta phải kiểm tra lại thông tin lịch sử của các triều đại liên tục đóng đô ở đâu là dễ dàng nhận ra ngay điểm này.

Về mặt di chỉ Thăng Long Thành: chú ý đồ đồng, vàng bạc, và đặc biệt là ngọc khí, Không hiểu sao các di vật quý như vàng bạc, ngọc không thấy hay là "Bốc hơi rồi". Phát hiện Thăng Long Thành hiện này vẫn không nhận thấy bất kỳ thông tin lịch sử nào của thời Hùng Vương về tầng di chỉ sâu nhất có liên quan???. Vấn đề này thật sự quan trọng nhưng không có nghĩa không có nó là không có thành Thăng Long.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mã Viện – cựu thành hoàng Hà Nội?

31/03/2010

Trương Thái Du Biên khảo cổ sử hà nội, mã viện, thành hoàng 10 phản hồi

Nguồn BBC

Ký ức về Mã Viện ở miền Bắc Việt Nam

Posted ImagePosted Image Bìa tập sách Opusculum de Sectis apud Sinenses et Tunkinenses Tuần rồi, đài BBC đã giới thiệu quyển sách “Opusculum de Sectis apud Sinenses et Tunkinenses: A Small Treatise on the Sects among the Chinese and Tonkinese” do NXB Đại học Cornell ấn hành năm 2002. Nhan đề tập sách có thể dịch ra tiếng Việt là: “Một luận thuyết nhỏ về những giáo phái của người Hoa và Đông Kinh”, dày 359 trang.

Đây vốn là ghi chép của linh mục người Ý, Adriano di St. Thecla (1667 – 1765), người sống gần 30 năm ở miền Bắc Việt Nam trong thế kỷ 18.

Khi đang là nghiên cứu sinh của ĐH Cornell với luận án về Liễu Hạnh, bà Olga Dror tình cờ tìm thấy cuốn sách trong một kho tư liệu tại Paris.

Bài giới thiệu đã gây tranh luận và ngạc nhiên cho nhiều độc giả.

Để cung cấp thêm thông tin về quyển sách, dưới đây là phần viết về việc tìm kiếm dấu tích Mã Viện ở miền Bắc Việt Nam.

Phần này là của Olga Dror, dịch giả của cuốn sách, trích trong phần giới thiệu tác phẩm.

Olga Dror hiện đang giảng dạy ở Khoa Lịch sử, Đại học Texas A & M University.

Bấm vào đây để đọc bài giới thiệu sách Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong chương viết về các vị thần là khi Adriano di St. Thecla đánh đồng Mã Viện với Vua Bạch Mã.

Mã Viện là một trong những viên tướng nổi tiếng của nhà Hán, được gửi đến khu vực mà nay là miền Bắc Việt Nam để chinh phục cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng năm 42 – 44. Cuộc nổi dậy này được lịch sử Việt Nam xem là một sự kiện vinh quang trong lịch sử tranh đấu lâu dài chống ngoại xâm. Mã Viện đã không chỉ đàn áp được cuộc nổi dậy mà còn thiết lập nền tảng cho sự cai trị của nhà Hán. Khi quay về Trung Quốc năm 44 sau Công nguyên, ông đươc xem như là anh hùng của đế chế. Chiến dịch của ông được mô tả trong nhiều biên niên sử của Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – đây là tập sách mà Adriano di St. Thecla đã dựa vào để kể lại trong bản thảo của ông.

Vua Bạch Mã, được Adriano di St. Thecla nhắc đến trong mối liên hệ với Mã Viện, là Thành hoàng của Hà Nội. Truyền thuyết về vị này được tìm thấy trong quyển Việt Điện U Linh Tập, do Lý Tế Xuyên tập hợp vào thế kỷ 14. Ở đó, ông xuất hiện với cái tên Long Đỗ, và truyền thuyết về ông liên quan đến Cao Biền, vị quan thời Đường trấn thủ ở miền Bắc Việt Nam thế kỷ 9. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền sai đắp thành Đại La, bỗng thấy một dị nhân cưỡi rồng bay lượn trên mặt thành. Cao Biền định dùng bùa phép trấn yểm đi, nhưng thấy đồ bùa phép đều bị sét đánh nát vụn. Thấy mình không thể vượt qua vị thần thiêng này, Cao Biền quyết định quay về Trung Quốc.

Sau đó, truyền thuyết này được trau chuốt thêm và vị thần có một tên mới, Bạch Mã.

Câu chuyện mới như sau: khi vua Lý Thái Tổ (1009 – 28) dời đô về thăng Long, cho tu sửa thành Đại La nhưng công việc mãi không xong. Vua sai người vào đền cầu đảo, trong chỗ lát thấy một con ngựa trắng từ trong đền ra, đi khắp một vòng quanh thành, đến đâu có vết chân để lại đến đấy. Vua sai theo vết chân ngựa trắng mà đắp, quả nhiên thành xây xong.

Truyền thuyết này rõ ràng có ảnh hưởng Ấn Độ, vì biểu tượng con ngựa trắng có vị trí quan trọng ở Ấn Độ từ thời cổ ở cả trong khu vực tôn giáo (người Bà La Môn thờ ngựa trắng) và khu vực nhà nước (lễ vẽ đường biên giới của một nhà nước đi theo vết chân của một con ngựa trắng). Có thể ảnh hưởng Ấn Độ đã vào khu vực này thông qua người Chăm (vì một số lượng đáng kể người Chăm đã định cư ở các vùng gần Hà Nội sau khi xuất phát từ khu vực miền Trung và đem theo văn hóa Hindu) hoặc thông qua ngả Trung Quốc (vì cái tên ‘Bạch Mã’ nổi tiếng tại đó; ví dụ, ngôi đền nơi vua Hán Minh Đế của nhà Hậu Hán (58 – 76) còn giữ một bản kinh của Siddhartha Gautama từ Ấn Độ và nơi đây được đặt tên là Đền Bạch Mã). Ngôi đền thờ Bạch Mã tại Hà Nội đặt ở số 76 Hàng Buồm.

Mới nhìn qua, lời nói của Adriano di St. Thecla rằng “Vua Bạch Mã, một tướng thái thú có tên Mã Viện, có danh tiếng vang rền” dường như là một sai sót hiển nhiên của một người không rành thực tế Việt Nam và bị nhầm lẫn vì từ mã (ngựa) xuất hiện trong cả hai cái tên. Tuy nhiên, kết luận như thế thì vội vã. Cần ghi nhận rằng Adriano di St. Thecla không phải là người duy nhất xem Bạch Mã và Mã Viện cùng là một nhân vật.

Một nhà du hành người Trung Quốc, Trịnh Tuấn Am, đến thăm Đông Kinh trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 18, đã viết như sau trong ghi chép của ông:

“Ở khu Hà Khẩu (phố Hàng Buồm hiện đại thuộc về khu này) của thủ đô, có một ngôi đền Bạch Mã, và người ta bảo rằng tại đó người dân tưởng nhớ cầu chuyện về vị tướng Phục Ba Mã Viện, thuộc thời nhà Hán. Tôi vừa đến Nam quốc và không biết gì hết, vì thế tôi cũng tin đó là thật. Và khi tôi đến đền để đọc các bia, tôi thấy viết ở đó rằng linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán, được thời phụng để cầu an cho đất nước và bảo vệ người dân. Tuy nhiên, không rõ từ khi nào ông được thờ phụng ở đó, nó bắt đầu thế nào và từ triều đại nào. Chỉ thấy điều sau đây ghi lại trên bia:

Viết trong mùa thu năm Đinh Mão ở niên hiệu Chính Hòa (1687); ngôi đền được xây từ lâu lắm; các nóc và cột bị hư hại; các thương nhân từ Trung Quốc, như Chiêm Trọng Liên, đã tụ họp người dân, quyên tiền, và thuê người phục hồi, vì thế nay ngôi đền lại tươi đẹp như mới.

Tôi đánh bạo mà nghi ngờ về việc rằng Phục Ba, họ là Mã, cũng được gọi là Bạch Mã. Đâu là lý do cho điều này?”

Posted ImagePosted Image Ở khu Hà Khẩu (phố Hàng Buồm hiện đại thuộc về khu này) của thủ đô, có một ngôi đền Bạch Mã, và người ta bảo rằng tại đó người dân tưởng nhớ cầu chuyện về vị tướng Phục Ba Mã Viện, thuộc thời nhà Hán.

Posted Image Trịnh Tuấn Am, viết trong thế kỷ 18 Vào mùa thu năm Giáp Ngọ (1714), Trịnh Tuấn Am đi điều tra chủ đề này, và khi tìm kiếm, ông gặp cuốn sách Việt Điện U Linh Tập. Ông ngạc nhiên thấy rằng trong sách này chỉ có nhắc tới truyền thuyết Bạch Mã mà không liên quan gì đến Mã Viện. Những trò chuyện của Trịnh Tuấn Am với người lớn tuổi không cho ra thêm thông tin nào mới, vì thế ông ức đoán rằng những người di dân Hoa kiều đã hiểu sai về ngôi đền và xem Bạch Mã cũng là Mã Viện và vì thế thờ ông.

Trịnh Tuấn Am kết luận rằng Mã Viện và Bạch Mã là hai người khác nhau và bày tỏ e sợ rằng cái sai lầm này sẽ kéo dài vĩnh viễn.

Ta có thể thấy sự lo xa của Trịnh Tuấn Am không hoàn toàn vô lý, bởi vì bức tượng Mã Viện còn để trong ngôi đền này cho đến thời gian gần đây, như mô tả của Vũ Đăng Minh và Nguyễn Phú Hợi trong cuốn Temples et pagodes de Hanoi (1956). Dường như không biết về lịch sử lẫn lộn lâu đời giữa Bạch Mã và Mã Viện, họ quy sự có mặt của Mã Viện trong ngôi đền là vì “trong thời gần đây, người Hoa, không biết đến truyền thuyết Bạch Mã, đã biến đền thành đền của Mã Viện vì họ thấy trong chữ Mã có họ của viên tướng nhà Hán.” Như hai tác giả này đặt giả thiết, việc người dân thờ Mã Viện trong đền Bạch Mã có thể quy cho là vì sự hiểu nhầm và thiếu kiến thức lịch sử hay huyền thoại Việt Nam của cộng đồng người Hoa, và do lẫn lộn ngôn ngữ.

Nhưng tôi sẽ thử mở rộng việc giải thích bằng hai khả năng sau đây.

Đầu tiên, theo một nghiên cứu hiện đại (cuốn Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vĩnh Phúc và Trần Huy Ba), “bắt đầu từ thế kỷ 17, Hoa kiều được cho phép sống ở Thăng Long, và họ tập trung ở nhiều con phố, trong đó có phố Hàng Buồm. Đây là nhắc đến sự gia tăng giao thương giữa Đông Kinh và Trung Quốc trong thế kỷ 17, khiến nhiều thương nhân người Hoa định cư ở Hà Nội. Nhưng trước đó đã có một cộng đồng Hoa kiều ở Hà Nội trong nhiều thế kỷ.

Có thể nghĩ rằng người Hoa ở Hà Nội đã bắt đầu thờ Mã Viện như một anh hùng Trung Hoa đã đưa văn minh và quyền lực Hán vào đất nước nơi họ nhập cư. Do khu vực này của thành phố chủ yếu là người Hoa, có thể giả thiết rằng những người định cư mới đến đã lấy các ngôi đền có sẵn và đưa vào các vị thần mà họ tôn thờ. Tuy nhiên, vì vẫn luôn là một thiểu số, họ không dám trục xuất vị thần Bạch Mã ra khỏi đền thờ, mà lại hợp nhất cả hai vị.

Giả thuyết thứ hai của tôi là người được thờ đầu tiên tại đền này không phải là Bạch Mã, mà chính là Mã Viện.

Khi vương quốc Việt Nam phát triển trong thế kỷ 11, ngôi đền mới được chuyển sang để thờ Bạch Mã. Giả thuyết này có thể được hỗ trợ bởi việc Thăng Long đã tồn tại dưới cái tên Đại La từ trước khi Lý Thái Tổ dời đô về đây trong thế kỷ 11. Ngoài ra, khi thái thú Cao Biền được gửi đến để bình định vùng này trong thế kỷ 9, ông đặt thủ đô tại đây. Có thể giả định rằng ông đã củng cố tục thờ có sẵn từ trước dành cho viên tướng tiền nhiệm Mã Viện, hoặc thậm chí lập ra tục thờ nếu nó không tồn tại từ trước. Theo Việt Điện U Linh Tập, Mã Viện đã hiện ra trước Cao Biền trong một giấc mơ khi Cao Biền đang ở Đại La. Tục thờ Mã Viện có thể đã mở rộng do sự áp đặt từ trên xuống.

Posted ImagePosted Image Giả thuyết thứ hai của tôi là người được thờ đầu tiên tại đền này không phải là Bạch Mã, mà chính là Mã Viện. Khi vương quốc Việt Nam phát triển trong thế kỷ 11, ngôi đền mới được chuyển sang để thờ Bạch Mã.

Posted Image Olga Dror Mặt khác, tục thờ cũng có thể được phát triển bởi chính người bản địa, vì Mã Viện đã đem lại một số đổi thay tích cực vào Việt Nam vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, khi ông tái tổ chức xã hội và thiết lập trật tự mà khi đó đang thiếu. Theo Philippe Papin, trong quyển Histoire de Hanoi, thì:

“Bên cạnh những viên chức và người định cư Trung Quốc, ông đã tuyển mộ nhân viên địa phương, những người có quyền lực được tăng lên trong sự giám hộ của Trung Quốc. Một số trong đó có thể lên chức cao hơn. Trong các thế kỷ tiếp sau, người Hoa và Việt chung sống với nhau. Chia sẻ cùng quyền lợi, các gia đình hòa nhập, khiến có lợi cho việc kết hợp các tín ngưỡng và kiến thức văn hóa. Vì thế, một giai tầng tinh hoa Việt – Hoa được thành lập mà nhờ đó, một không gian nhỏ thống lĩnh ở đồng bằng sông Hồng đã trở thành một thủ đô uy tín.”

Sau đó, với việc thành lập một chế độ quân chủ Việt Nam độc lập, có thể Mã Viện đã không còn được ưa thích, hoặc có thể việc thờ phụng vị thần này bị kìm nén, và vì thế huyền thoại Bạch Mã được đưa vào để thay thế vị trí trước đây của Mã Viện. Để gắn kết một uy quyền lớn hơn cho Bạch Mã, huyền thoại này đã kết hợp với một vị thần khác (Long Đỗ) được cho là có sức mạnh còn hơn Cao Biền, người cũng là tướng phương Bắc giống như Mã Viện.

Tại đền Bạch Mã ở Hà Nội, Mã Viện còn duy trì vị trí của mình ít nhất cho đến năm 1984 – theo hồ sơ “Di tích. Đền Bạch Mã. Hồ sơ khảo sát năm 1984” của Sở Văn hóa Hà Nội, ở đây bàn thờ Mã Viện đặt trong góc xa phía trái của ngôi đền. Vị trí này tại ngôi đền, ngày hôm nay, để trống. Người giữ đền nói với tôi rằng theo hiểu biết của ông, quả thực có một tượng Mã Viện từ lâu lắm, nhưng không phải ở trong thế kỷ này; ông không nói thêm chi tiết.

Tôi tìm thấy một phản ứng bác bỏ tương tự về sự có mặt của Mã Viện trong đền. Phản ứng này là của những người Hoa vẫn còn sống ở khu vực gần ngôi đền (mặc dù con số họ đã giảm nhiều từ năm 1979).

Tôi phỏng vấn nhiều người Hoa lớn tuổi sống ngay sát cạnh đền, nhưng tất cả đều từ chối nói chuyện về Mã Viện, nói rằng họ chưa từng nghe đến việc thờ Mã Viện tại đền Bạch Mã và rằng không thể nào có chuyện Mã Viện lại được thờ ở bất kì đâu tại Việt nam vì ông bị người Viêṭ xem là kẻ thù tàn nhẫn.

Phản ứng này của họ có vẻ là kết quả từ việc loại bỏ tục thờ Mã Viện ở Việt Nam sau cuộc chiến 1979, khi việc thờ Mã Viện có thể đã bị xem là việc thờ kẻ xâm lược và người Hoa có nguy cơ bị đánh đồng với kẻ xâm lược này.

Theo Adriano di St. Thecla, việc thờ Mã Viện được bắt đầu bởi chính một trong hai chị em Bà Trưng, những người “nhớ đến phẩm cách và sự phục vụ nhà nước của ông. Bà đã dựng đền để thờ ông ở huyện Phúc Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Kể từ đó, ông bắt đầu được người An Nam thờ phụng.”

Không rõ nguồn nào đã cung cấp thông tin này cho Adriano di St. Thecla bởi vì theo sử liệu, Hai Bà Trưng đã chết trong chiến dịch của Mã Viện và vi thế không thể nào bắt đầu việc thờ ông, ngay cả nếu họ có ý đó. Phúc Lộc, một tên lấy từ địa danh quê nhà của Hai Bà Trưng, không phải ở Thanh Hóa. Vì thế có vẻ có sự nhầm lẫn ở đây. Hiện không có đền thờ Mã Viện nào ở Phúc Lộc và Thanh Hóa, mặc dù có đền thờ Hai Bà Trưng ở hai nơi này.

Nhưng chúng ta không thể chắc chắn là những ngôi đền như thế đã không tồn tại trong thời của Adriano di St. Thecla. Hiện nay rất khó tìm bằng chứng cụ thể về các ngôi đền thờ Mã Viện ở bất kì đâu tại Việt Nam do sự tẩy xóa việc thờ sau cách mạng Tháng Tám, khi gần như toàn bộ các ngôi đền thờ Mã Viện bị phá hủy.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những dấu hiệu rằng các ngôi đền thờ Mã Viện quả có tồn tại ở Thanh Hóa.

Ví dụ, Nguyễn Thuật (sinh năm 1842), thống đốc Thanh Hóa trong thời nhà Nguyễn (ông trấn thủ ở Thanh Hóa trong thập niên 1870), nhắc đến một ngôi đền thờ Mã Viện trong một bài thơ nhan đề “Quốc Triều Danh Nhân Mặc Ngân”. Vị trí ngôi đền này không thể xác định, nhưng có vẻ nó là một trong nhiều ngôi đền thờ Mã Viện ở tỉnh Thanh Hóa. Vì thế Adriano di St. Thecla không hẳn là phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng có sự tồn tại của các đền thờ Mã Viện ở Thanh Hóa.

Ngoài ra, không phải không có khả năng là tại các ngôi đền thờ Hai Bà Trưng, người dân cũng thờ Mã Viện. Tôi tìm thấy một ví dụ về điều này trong báo cáo do thôn Thanh Bình của làng Đa Tiên, tỉnh Bắc Ninh, nộp cho Viện Viễn đông Bác cổ năm 1938. Báo cáo này nói rằng người dân của thôn này xem Hai Bà Trưng là vị thần bảo vệ chính cho họ, nhưng ngoài ra họ cũng thờ người chinh phục, Mã Viện.

Một chỉ dấu khác là của Nguyễn Đức Lân, viết giữa thế kỷ 19. Ông này mô tả một ngôi đền Mã Viện ở vùng lân cận của hồ Loa. Vị trí hồ này giờ đây không chắc chắn, nhưng có thể nó đã ở ngoại vi của Cổ Loa, một địa điểm cách Hà Nội nhiều cây số về hướng đông bắc gần nơi mà, theo sử Trung Hoa, đã diễn ra trận đánh quyết định giữa Mã Viện và Hai Bà Trưng. Vì thế, lời của Adriano di St. Thecla rằng Mã Viện “được người An Nam thờ” có vẻ chính xác.

Nỗ lực của tôi đi tìm một ngôi đền Mã Viện còn tồn tại, hoặc ít nhất dấu vết của nó, đã đưa tôi đến làng Hoàng Xá, huyện Thạch Đà, tỉnh Phúc Yên. Lý do là vì ngôi làng này đã báo cáo với Viện Viễn đông Bác cổ năm 1938 rằng Mã Viện là một trong các Thành hoàng của họ.

Tại đây, một người giữ đền Linh Tự, bà Nguyễn Thị Đường, đồng ý nói chuyện với tôi về vị thần của làng của bà. Bà Đường, khi đó ở ngoài tuổi 70, nói rằng quả thực làng của họ đã thờ Mã Viện, nhưng vào năm 1946, ngôi đền bị phá hủy. Giờ đây tại vị trí của nó là một bưu điện. Theo bà Nguyễn Thị Đường, vào lúc đó, theo trí nhớ của bà, không có người Hoa sống ở khu vực này.

Bà không thể giải thích vì sao ngôi làng lại thờ một viên tướng Trung Hoa đã đàn áp các nữ anh hùng dân tộc chiến đấu vì tự do của đất nước. Bà chỉ có thể nói rằng việc thờ Mã Viện là một truyền thống mà người địa phương đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và rằng việc thờ viên tướng này là điều bà được dạy khi còn trẻ. Điều này đặt giả thiết rằng Mã Viện đã được cả người Việt Nam và Trung Quốc thờ như một vị thần bảo vệ.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để Hoangnt trả lời giùm luôn:

Nương vào sức mạnh của quân thù và chấp nhận nó để duy trì và bảo vệ một sức mạnh tâm linh tiềm ẩn của dân tộc chờ ngày Phục sinh.

Đền Bạch Mã là một trong những chứng cứ lịch sử của Thăng Long thành (Phượng Thành), vị thần Long Đỗ theo nghiên cứu khả năng là vua cha Bát Hải Động Đình: "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ".

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát Hải Động Đình

Bách Việt Trùng Cửu.

Trong tín ngưỡng Đạo giáo ở Việt Nam có một vị thần khá đặc biệt là vua cha Bát Hải Động Đình. Đền thờ vị thần này tới nay còn lưu lại ở nhiều nơi như đền Đồng Bằng ở Thái Bình:

Posted Image

(Ảnh net)

Bát Hải Động Đình là vua cha của nhiều vị thần khác trong đạo giáo:

- Quan lớn đệ nhị thượng ngàn, là con thứ hai của vua cha Bát Hải Động Đình, cai quản miền núi.

- Đệ tam thoải phủ, là con thứ ba. Đây cũng là Mẫu Thoải, là thủy thần.

- Đệ ngũ Tuần tranh, con thứ năm, bị lưu đày và thờ ở đền Kỳ Cùng Lạng Sơn.

- Ông hoàng Mười ở Nghệ An.

Tất cả những vị thần Đạo giáo này đều là từ thời Hùng Vương. Như vậy thì Đạo giáo ở Việt Nam đã chẳng phái có từ lâu, trước khi bị 1000 năm Bắc thuộc hay sao?

Bát Hải Động Đình cho thấy rõ Động Đình là vùng biển chứ không phải hồ. Bát là 8, con số chỉ phương Đông trong Hà thư. Bát Hải tức là ... biển Đông. Bát Hải Động Đình cho thấy rõ Động Đình là biển Đông của nước ta, chứ chẳng phải đầm Vân Mộng ở Hồ Nam bên Tàu.

Vua cha Bát Hải Động Đình như thế cũng chính là Thần Long Động Đình, người sinh ra con gái, cưới Kinh Dương Vương trong truyền thuyết. Nói cách khác đây là "ông ngoại" của Lạc Long Quân, hay là dòng máu "ngoại" của dân Bách Việt.

Có nơi còn gọi là Bạt Hải Long Vương, như ở đền thờ tại Tiên Lãng Hải Phòng. Bát hay Bạt chỉ là hai cách ghi âm khác nhau. Nhưng có lẽ bất ngờ hơn khi biết Bạt Hải chính là ... Bột Hải trong cổ sử. Đền thờ Cao Lỗ, vị tướng của Thục An Dương Vương ở Nho Lâm Diễn Thọ (Nghệ An) ghi rõ họ Cao xuất xứ từ Bột Hải, với bức hoành phi "Bột Hải triều Nam" và nhiều câu đối trong đền như:

Vạn cổ anh linh nguyên Bột Hải

Ức niên miếu mạo đối Cao Sơn

Bột Hải triều Nam thì không thể còn có chỗ nào khác là biển Đông của nước ta.

Việc xác định Bột Hải là Bạt Hải - biển Đông - Động Đình cho thấy các đảo Bồng Lai, Doanh Châu trong Hoa sử nằm ở rìa Đông Bột Hải, tức là danh thắng Vịnh Hạ Long nước ta. Tần Thủy Hoàng phái Từ Phúc đi tìm chốn Bồng Lai cũng là đi ra biển Đông. Tất cả cho thấy... Hoa sử bắt đầu từ chính vùng ven biển Đông Việt Nam, đúng với truyền thuyết Việt Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình và Lạc Long quân dẫn 50 người con mở mang thủy phủ Nam minh về phía Đông Nam...

Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc ViệtKinh Dương Vương (chữ Hán: 涇陽王), húy là Lộc Tục (祿續), hiện tại ở Đài Trang Vương, Hà Tĩnh (nơi vương đóng đô đầu tiên) và làng An Lữ (Á Lữ) xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đều đã xây dựng đền thờ[2].

Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên (鶩僊)[3], sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục.

Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi[1].

Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long[1][4], sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.

Kinh Dương Vương Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, theo truyền thuyết là thủy tổ dân tộc Việt, hiện còn mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Nhâm Tuất, năm thứ 17 . Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội, Thăng Long Tứ Trấn & An Nam tứ đại khí

Tuesday, 6. January 2009, 01:09

Du lịch, Hà Nội

Posted Image

Đền Voi Phục ở công viên Thủ Lệ cạnh cửa Ô Cầu Giấy phía tây kinh thành, xây trên bờ hồ. Nơi đây ngay trước khi được mở rộng thành vườn bách thú, vốn đã là một vườn hoa tự nhiên, cây cối um tùm cũng soi bóng mặt hồ, cảnh vật có phần hoang sơ hàm chứa một vẻ huyền bí, như kết tụ linh khí đất trời, là thắng cảnh truyền đời. Đền xưa quy mô ra sao không rõ, hai lần thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội vào các năm 1873 và 1882, chúng chiếm được thành nhưng đều bị quân dân Hà Nội dụ về quanh khu đền Voi Phục căng ra đánh, giết chết tướng giặc là Garnier và Riviere. Sau đó chúng đốt phá trả thù đã làm ảnh hưởng di tích, rồi năm 1947 khi chúng tái chiếm Hà Nội và mở rộng ra vùng ngoại vi đã phá trụi đền Voi Phục. Năm 1953 dân làng dựng lại, và cả một số lần tu sửa ở nửa sau thế kỷ XX cho tới nay ngôi đền vẫn còn khiêm tốn, nó bình dị dưới những tán cây cổ thụ, ngoại thất gắn với cả công viên lại trải ra như vô tận. Đầu lối vào đều có tượng hai con voi quỳ gợi lại một giai đoạn huy hoàng của vị thần được thờ, và do đó thành tên đền. Vị thần ở đây là Linh Lang đại vương, con của một cung tần nhà Lý đi tắm hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) gặp rồng mà hoài thai 14 tháng sinh ra, được vua Lý Thánh Tông cho về sống ở trại Thủ Lệ. Khi quân Tống sang xâm lược nước ta, Linh Lang xin vua cho thớt voi rồi cưỡi đi đánh giặc. Thắng giặc rồi chàng xin về lại Thủ Lệ, không bao lâu mắc bệnh rồi hoá thành con giao long bò xuống hồ biến mất. Vua phong là thượng đẳng thần và sai lập đền thờ trên khu nhà cũ. Thực chất đây là nơi thờ thần sông nước, sau được nâng lên thành thờ rồng, rồi lịch sử hoá thành thờ anh hùng giữ nước, gắn với phương tây mang tính âm. Thần Linh Lang ở đây là cùng mô thức với việc thờ ông Cộc ông Dài tức thờ rắn của cư dân sông nước xứ Bắc mà sau lịch sử hoá thành thờ Trương Hống Trương Hát. Posted Image

Đền Kim Liên thuộc làng Kim Liên phường Phương Liên ở phía Nam thành phố. Đền xưa đã bị phá chỉ còn toà miếu nhỏ với tấm bia rất lớn được khắc và dựng từ năm Hồng Thuận 3 (1510) ghi lại bài văn dài Cao Sơn đại vương thần bi minh trích tự. Mặt sau ghi thêm ít dòng nữa vào năm Cảnh Hưng 33 (1772) cho biết bia này vốn ở Phụng Hoá, sau trôi nổi về bến Bồ Đề, vào đời Hoằng Định dân bản phường vớt lên đưa về chùa, sau thấy thiêng lại rước ra đặt ở bên trái đình, đúng như ngày nay còn thấy, có cây đa cổ thụ trùm lên càng tạo vẻ cổ kính và thiêng liêng, đúng là nơi cư trú của thần linh. Văn bia cho biết vị thần ở đây là Cao Sơn đại vương, một trong số trăm con của Lạc Long quân và Âu Cơ, là thần núi xa xưa đã giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh, đầu thế kỷ XVI lại giúp vua Lê dẹp loạn giữ yên ngai vàng. Thực chất đây là việc thờ thần Núi, vốn rất phổ biến ở xứ Đoài - nơi có núi chủ Tản Viên/Ba Vì, được khái quát là Tản Viên sơn thánh, một biểu hiện của việc thờ các thần tự nhiên. Đưa hai thần Linh lang và Cao Sơn về trấn giữ các cửa tây và cửa nam của kinh thành chính là đã kéo các thần của cư dân phía bắc trũng thấp và của cư dân phía tây cao ráo là những vùng ngày nay đưọc xem là đất tổ, gắn kết sông với núi, đất với nước để trở thành Tổ quốc là một khái niệm thiêng liêng nhất, đồng thời cũng là sự khẳng định văn hoá truyền thống, lấy vốn cũ làm cơ sở để xây dựng bản sắc dân tộc.

Posted Image

Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, xưa thuộc phường Hà Khẩu trên bờ sông Hồng cạnh cửa sông Tô Lịch, thuộc phía đông kinh thành là nơi thờ thần Long Đỗ với hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương. Long Đỗ vốn là thần núi Nùng, trong thời bắc thuộc khi Cao Biền chôn đồng và sắt ở thành Đại La để yểm, thì thần đã gây mưa gió, sấm chớp đánh bật lên và nát vụn cả đồng và sắt. Cao Biền bèn lập đền thờ để mong được bình yên. Rồi khi vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long, cứ xây xong lại đổ. Vua cho người đến đền Bạch Mã cầu thần thì có một con ngựa trắng từ trong đền đi ra chạy một vòng trong khép kín ngược chiều kim đồng hồ rồi vào đền rồi biến mất. Vua cứ theo vết chân ngựa xây thành, cho sửa lại đền và phong thần là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần. Ngày ấy quanh đền Bạch Mã dân mở phố chợ rất đông. Với nhà Lý, phật giáo được xem là quốc giáo, mà Thăng Long đã thành một trung tâm, nó tiếp nhận một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước mà trực tiếp là theo đường thuỷ có nghía là từ phía đông. Với văn hoá ấn Độ, ngựa trắng là biểu trưng của mặt trời, ngày nay nhiều chùa và đền vẫn còn tượng ngựa trắng, và trong nhân dân vẫn gắn ngựa với thời gian: "bóng câu qua cửa sổ". Lớp văn hoá ấy sau được lồng vào văn hoá mới, coi Long Đỗ là sự kết tụ khí thiêng sông núi làm chỗ dựa tinh thần của kinh thành. Thần Bạch Mã được thờ ở phía đông, nơi cửa ngõ đón nhận văn hoá ấn Độ đã ở một trình độ cao. Nền văn hoá phật giáo trong suốt thời bắc thuộc đã giao thoa với tín ngưỡng bản địa để tạo ra những gía trị mới cao hơn cho dân tộc, trong đó có gắn với nguồn gốc của Lý Công Uẩn và sự thành lập vương triều Lý. Với những biến thiên của lịch sử, đền Bạch Mã đã qua nhiều tu sửa - nhất là ở thế kỷ XVII - XVIII, trong đó kiểu cách hiện thấy là thuộc thời Nguyễn. Do sự phát triển phố xá, khuôn viên đều thu hẹp nhưng còn khá rộng, các lớp kiến trúc gối nhau chạy sâu vào khang trang, nhiều bia đá và đồ thờ trọng thể. Posted Image

Đền Quán Thánh nằm bên góc đường Cổ Ngư xưa, nay là đường Thanh Niên, đền Quán Thánh ở một vị thế có phong cảnh hữu tình, cảnh quan thoáng đãng, gần sát hồ Tây và hồ Trúc Bạch góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính và thơ mộng. Tương truyền đền có từ thời Cao Biền (thế kỷ thứ IX) ở phía nam sông Tô Lịch. Sau khi vua Lý Thái Tổ định đô (1010), mở rộng kinh thành, đã dời ngôi đền về Tây Bắc thành, tức như vị trí hiện nay. Đền là nơi thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, đây cũng chính là một trong những ngôi đền nổi tiếng trong "Thăng Long tứ trấn" của xứ Hà thành xưa. Đền có cổng tam quan uy nghi đường bệ được dựng trên những tấm đá lớn với gác chuông ở phía trên cùng. Phía trước có bốn cây cột lớn được đắp nổi bằng những hình nghê, phượng và mặt hổ phù... Bước chân qua cổng tam quan là sân rộng, trong sân có bể cá vàng và hòn giả sơn. Cấu trúc đền gồm hai lớp. Lớp ngoài là nhà Đại Bái cao ráo, lộng lẫy với hệ thống cột, xà, cửa võng sơn son thếp vàng. Hai bên tả hữu treo biển đồng chữ bạc của vua Thiệu Trị (1841-1847) ban và một khánh đồng do một Đại Đô đốc thời Tây Sơn cung tiến vào năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1795). Phía trong nội cung đáng chú ý nhất là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen cao 3,72m, nặng 4 tấn, tay trái bắt quyết, tay phải cầm gươm có rắn quấn chống lên lưng rùa với phong thái như một vị tiên phong đạo cốt. Pho tượng được nhiều người biết đến như một tuyệt tác về kĩ thuật đúc đồng của người Việt hồi đầu thế kỉ XVII với những đường nét tinh xảo, điêu luyện. Ngoài ra, hậu cung còn có tượng bốn vị nguyên soái khác cũng được thờ tự. Đặc biệt, trong đền có một pho tượng ngồi trong khám. Tương truyền đó là tượng ông Trùm Trọng, một ông trùm phường đúc đồng làng Ngũ Xá đã đúc pho tượng thánh Trấn Vũ. Sau khi ông trùm qua đời, các học trò đúc tượng thầy đặt vào đây để tỏ lòng nhớ ơn thầy. Ngoài nghệ thuật đúc đồng, đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới... được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Trải qua gần một thiên niên kỷ nhưng ngôi đền vẫn còn nguyên vẹn, duyên dáng bên hồ Tây thơ mộng và tồn tại trong lòng người Hà Nội. Việc thờ Bạch Mã và Quán Thánh rõ ràng là biển hiệu tiếp nhận văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Hoa để làm giàu văn hoá dân tộc. Đây là bài học xuyên các thời kỳ lịch sử về tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. An Nam tứ đại khí là bốn khí vật bằng đồng cực lớn tương truyền được đúc ở thời Lý, là tháp Báo Thiên và chuông Quy Điền ở kinh đô Thăng Long, là vạc chùa Phổ Minh ở Nam Định (hay chùa Phả Lại ở Bắc Ninh?) và tượng phật chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh, do làm bằng đồng nên quân Minh trong thời gian thống trị nước ta ở đầu thế kỷ XV đã phá huỷ lấy đồng. Dân gian còn nhớ vạc Phổ Minh còn có thể chạy được trên miệng, còn bia chùa Quỳnh Lâm kể rằng pho tượng Phật ở đây cao những 6 trượng (3,1m) đầu tượng chạm nóc điện cao 7 trượng, đứng ở bến đò Triều Đông xa mươi dặm (chừng 5Km) còn trông thấy rõ. Riêng hai công trình lớn ở kinh đô được ghi khá đầy đủ trong thư tịch, theo đó nó có thể xem như là huyền thoại, kỳ vĩ cả về ý tưởng chứ không phải chỉ ở hình thức. Tháp Báo Thiên gọi theo tên chùa ở phía tây hồ Lục Thuỷ ( hồ Hoàn Kiếm). Nhẽ ra là tháp Phật như một số tháp đương thời ở các chùa Phật Tích, Tường Long, Chương Sơn... nhưng tháp Báo Thiên xây ngay trên đất bằng ở giữa kinh thành, có số tầng chẵn (12 hoặc 30?) và nhất là ở cái tên Đại Thắng Tư Thiên khẳng định ý nghĩa báo cáo trời chiến công lớn lao của dân tộc, cao những vài mươi trượng...tất cả biểu thị đây là công trình kiến trúc của nhà nước mang tính chất đài kỷ niệm chiến thắng như một thứ Khải hoàn môn. Tháp có số tầng chẵn biểu thị sự cân bằng, ổn định, tĩnh tại , bền vững như triều đình nhà Lý đầy khí thế, sẽ tồn tại dài lâu. Ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao Ly Thiên tỏ ý tưởng của đấng tối cao xông lên tận trời thẳm. Đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc hứng móc ngọt làm thuốc cho vua. Trong xã hội nông nghiệp xanh- sạch- đẹp, ở trên cao dường như không có bụi, hơi nước gặp lạnh đọng lại có thể xem như nước cất tinh khiết, là tinh tuý của tự nhiên, là lộc của trời ban. Có nhẽ vì thế, những tháp xây các thời sau không cao lắm, trên đỉnh thường kết thúc bằng một quả hồ lô như bầu rượu, cũng là mang ý nghĩa bình nước thiêng. Cây tháp báo Thiên đến thời Trần được Nho thần Phạm Sư Mạnh tả lại với hình tượng thật hoành tráng: Trấn áp đông tây cũng đế kỳ Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy Sơn hà bất động kình thiên trụ Kim cổ nan nan lập địa chùng Dịch: Trấn giữ đông tây vững đế kỳ Tháp cao sừng sững thật uy nghi Là cột chống trời yên đất nước Vượt mọi thời gian chẳng sợ gì. Cái hình ảnh "cây cột trụ chống trời, cao sừng sững vượt trội hẳn lên trong cả không gian và thời gian để giữ vững kinh kỳ" hẳn phải nhoà trong mây, là cây thánh nối Trời với Đất, là sự giao hoà trời cha - đất mẹ để dân tộc phát triển, dân đông vật thịnh. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các tác giả sách Tang thương ngẫu lục đã chứng kiến cuộc đào nền tháp (sau khi tháp bị quân Minh phá ở đầu thế kỷ XV) còn thấy nền tháp hình vuông, hai bên mỗi cửa có hai pho tượng kim cương đứng trấn giữ, bên trong lòng tháp còn có các tượng người tiên, chim muông đến cả giường, ghế, chén, bát không sao kể hết, tất cả đều bằng đá. Cho đến cuối thế kỷ XIX, các tác giả sách Đại nam nhất thống chí còn thấy tháp cao một trăm thước (chừng 40m), nhưng sau đó Pháp chiếm Hà Nội đã chuyển khu đất này cho bên đạo thiên chúa xây nhà thờ lớn Hà Nội. Posted Image

Chùa Một Cột tên chữ là Diên Hựu tự, nay đã làm lại thu nhỏ nhưng vẫn trên khu đất cũ vốn xưa thuộc vườn cấm phía tây của hoàng thành nhà Lý, là ngôi chùa của hoàng gia có quả chuông Quy điền khổng lồ, do vua Lý Thái Tông cho xây để giải giấc mơ thấy quan Âm dắt lên đài sen. Chùa mang hình tượng bông sen thanh cao, tinh khiết biểu trưng của đạo phật và đất phật. Thư tịch xưa cho hay chùa được dựng trên đỉnh cây cột đá cao mươi trượng, vọt lên từ giữa ao thơm Linh Chiểu hình vuông ở trong một cái hồ Bích Trì hình tròn, xung quanh hồ có hành lang được vẽ nhiều hình về thế giới nhà Phật, các phía bắc cầu cong để đi vào, hai bên cầu đằng trước được xây tháp bằng sứ men trắng như lưu ly. Trong lòng tháp có tượng Quan Âm. Hàng tháng vào ngày mồng một và rằm Hoàng gia làm lễ đi vòng quanh chùa để cầu cho nhà vua sống lâu, vương triều bền thịnh. Hàng năm ở đây còn tổ chức lễ phóng sinh. Thời Trần, thiền sư Huyền Quang đã ghi nhận hình ảnh ngôi chùa này: Thượng phương thu dạ nhất chung lan Nguyệt sắc như ba, phong thụ đan Xi vẫn đảo niên phương kính lành Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn... Dịch: Chùa xưa một tiếng chuông ngân Trăng thu tãi sóng, lá bàng nhuộm son Hồ vuông chim ngủ soi gương Tháp cao sừng sững, búp tròn đôi tay... Đặc biệt năm 1080 chùa được triều đình đúc quả chuông rất lớn, đúc xong chuông nặng không thể khiêng được mà tự di chuyển đến chùa. Tại chùa đã xây toà phương đình bằng đá cao 8 trượng (chừng 25m) vẫn không treo nổi, do đó phải để chuông dưới ruộng ẩm, rùa vào ở trong chuông, do đó chuông được mang tên là chuông Quy Điều. Chuông tồn tại đến đầu thế kỷ XV thì bị quân Minh phá huỷ lấy đồng. Chuông Quy Điều gắn với rùa là con vật thiêng từng giúp An Dương Vương làm nỏ thần và giúp Lê Lợi gươm báu để giữ nước và khôi phục nước, chuông cũng là sự thông đạt của dân chúng bị oan khuất đến nhà vua, là sự giác ngộ của đức Phật đối với các phật tử. Vì chuông thiêng nên tự di chuyển đến chùa (chính là việc lăn chuông từ nơi đúc đến chùa, dùng sức đẩy thay sức khiêng giảm nhẹ rất nhiều), cũng vì thiêng nên chuông phải luôn gắn với đất và rùa. Trở lại ngôi chùa Một Cột, hình ảnh cây cột đá kỳ vĩ đội toà chùa, vọt lên ở giữa hồ nước còn có thể xem là cặp tượng Linga-Yoni hoành tráng, biểu thị sự trường tồn, sinh khí rộn bừng sức sống. Rất tiếc là cuối thời Nguyễn làm lại thu nhỏ nhiều lần, rồi tháng 9-1954 thực dân Pháp lại lén phá, sau khi tiếp quản thủ đô đã cho làm lại. Cột chùa ngày nay bằng xi măng cốt thép chỉ cao chừng 4m với đường kính 1,2m và ngôi chùa trên đầu cột mỗi cạnh cũng chỉ chừng 3m. Chùa nhỏ nhưng hình tượng bông sen vẫn giữ được và hoà hợp với cảnh trí cây xanh mang một vẻ đẹp duyên dáng. Sau chùa Một Cột từ năm 1958 còn được trồng cây bồ đề chiết từ cây mẹ mà đức Thích Ca đã tu thành Phật, do Tổng thống Ấn Độ Praxat tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Posted Image

Diện mạo Thăng Long thời Lý còn phải kể đến đền Đồng Cổ ở phố Thuỵ Khê thờ thần Trống Đồng. Trống Đồng là vật thiêng của dân tộc từ thời các Vua Hùng dựng nước đầu tiên, sau sự tìm huỷ của phong kiến phương Bắc trong thời gian chúng thống trị hơn ngàn năm, ngày nay chỉ còn giữ được rất ít. Năm 1996, Nhà nước ta đã đúc phục chế tặng Liên Hiệp Quốc nhân kỷ niệm 50 năm thành lập. Đền Đồng Cổ vốn ở Thanh Hoá, nhà Lý đã cho rước Thần về Thăng Long để thờ làm thần bản mệnh của triều đình, hàng năm tổ chức lễ tuyên thệ của các quan:"Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung thì thần minh tru diệt". Lời thề đề cao chữ hiếu trên cả chữ trung, có hiếu trong nhà mới trung giữ nước, tề gia tốt mới mong trị quốc giỏi. Trong đền lễ trọng thể, tất cả các quan văn võ phải thề hiếu trung trước thần vị Trống Đồng với sự chứng kiến của nhà vua. Ngoài đền thì trai thanh gái lịch mở hội tưng bừng. Lễ ở đây là hạt nhân của hội, lễ càng trọng thì hội càng vui, tất cả mới tạo sức sống mãnh liệt để tồn tại mãi về sau. Đền Đồng Cổ qua những biến thiên, dấu tích hiện còn cũng cơ bản thuộc lần làm lại ở thời Nguyễn, quy mô nhỏ nhưng hoà với phong cảnh cây xanh, có sông Tô đằng sau và Hồ Tây phía trước, là chứng tích của sự rèn luyện đạo đức gia đình và đạo đức xã hội, cùng xây dựng một nền văn hoá Việt Nam, nó thật truyền thống nhưng cũng rất hiện đại. Posted Image

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, sau ít năm, đến 1076 đã tổ chức cuộc thi cấp cao đầu tiên của dân tộc. Lâu nay vẫn coi đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, song thực ra nơi đây đào tạo và thi tuyển tiến sĩ vượt trội lên cấp cử nhân rất nhiều. Dấu tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lý không còn, nhưng các thời sau tu bổ vẫn khẳng định vị trí của trong không gian và trong lòng người, trong xã hội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay là thuộc những lần tu bổ ở thời Lê và thời Nguyễn, là cả một tổng thể có hồ Văn phía trước, có vườn hoa và nhà bia ở trong, có điện Đại Thành để bình văn và thờ Khổng Tử cùng Tứ Phối, có các dãy tả - hữu... vốn xưa thờ 72 học trò ngoan và giỏi của Khổng Tử. Phía sau Văn Miếu còn có khu vốn xa xưa là nhà Thái học đào tạo nhân tài cho cả nước, thời Nguyễn chuyển thành nhà Khải Thánh thờ bố mẹ Khổng Tử. Đầu kháng chiến bị thực dân Pháp phá tan, nay chúng ta đang dựng lại khang trang, xứng tàm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội để thờ các danh nhân dân tộc, các vị vua hiền đã có công mở mang Văn Miếu - Quốc Tử Giám và việc học hành của dân tộc. Từ đây, ngọn đuốc văn hoá - giáo dục ngày càng thắp sáng và là ngọn đuốc truyền thống trí tuệ dân tộc truyền đời Diện mạo Thăng Long ban đầu qua thư tịch rất phong phú, xứng tầm một thành phố lớn thời trung cổ thế giới, thực sự là khí thế rồng bay của dân tộc, của vương triều, của hoàng đế. Gần nghìn năm biến đổi, dấu tích xưa còn lại quá ít ỏi, chỉ có thể hình dung với bức tranh phác hoạ, song thật rất quí. Hy vọng ngành khảo cổ sẽ dần từ lòng đất lấy ra những chứng cứ để bổ sung cho nó thêm đậm hơn, rõ hơn.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền Thiên Trấn Vũ - Vị thần trấn phía Bắc

file:///C:/Documents%20and%20Settings/MinhPhuc_Computer/Desktop/Huy%E1%BB%81n%20Thi%C3%AAn%20Tr%E1%BA%A5n%20V%C5%A9%20-%20V%E1%BB%8B%20th%E1%BA%A7n%20tr%E1%BA%A5n%20ph%C3%ADa%20B%E1%BA%AFc_files/avatar.jpeg

Đền Quán Thánh, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phía Bắc kinh thành Thăng Long. (Ảnh tư liệu: Internet)

Đền Quán Thánh, có người gọi là Quan Thánh, là một trong “Thăng Long tứ trấn”. Tương truyền được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010).

Đền xưa có tên là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại đế quán, đến năm 1823 vua Minh Mạng đổi ra là Trấn Vũ quán, năm 1842 dưới thời vua Thiệu Trị đổi ra tên hiện nay.

Thánh Trấn Vũ, vị thần được thờ tại đền Quan Thánh mang tính cách vừa là của Việt Nam, vừa là của Trung Quốc.

Theo truyền thuyết, Huyền Thiên Trấn Vũ là thần coi giữ phương Bắc, từng đầu thai làm con vua nước Tinh Lạc (Trung Quốc), lớn lên bỏ ngôi hoàng tử đến tu luyện trong hang ở Vũ Dương liền trong 42 năm, đã giúp người phương Bắc diệt trừ nhiều quỷ dữ, giúp dân đời Chu chiến thắng thần dịch hạch gây bệnh chết người hàng loạt, được Thượng đế phong là Đại Từ, Đại Bi, cuối cùng được phong là Huyền Thiên Trấn Vũ.

Huyền Thiên Trấn Vũ sau đó sang nước Việt, giúp các vua Hùng ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm. Đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân ở phương Bắc rất hung dữ đem quân xâm lấn đất nước Văn Lang.

Quan quân vua Hùng đánh không nổi. Thần đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Phù Đổng bộ Võ Ninh, sinh ra cậu bé chẳng nói chẳng rằng, nhưng khi nghe tin sứ nhà vua đi truyền rao tìm người tài giỏi, đã tự nhiên bật thành tiếng xin sứ giả tâu lên nhà vua, xin vua cấp cho ngựa sắt nặng một nghìn cân và một cây roi sắt nặng một trăm cân.

Khi nhận được ngựa sắt, roi sắt vua ban, thần đang từ là một cậu bé bỗng vươn lên thành chàng trai cao lớn dẫn đầu mấy vạn quân Nam xông lên đánh cho giặc Ân tan tành, giữ vững bờ cõi giang sơn. Sau khi đánh tan giặc, thần hóa phép ở núi Vệ Linh bay lên trời.

Vua Hùng bèn phong thần là Đổng Thiên Vương và lập cho đền thờ cúng trọng thể.

Theo truyền thuyết đó thì Huyền Thiên Trấn Vũ chính là Đức Thánh Gióng có công giúp vua Hùng dẹp giặc Ân mà nhân dân ta đang thờ cúng ở nhiều nơi.

Cũng theo truyền thuyết vào đời Hùng Vương thứ 14, thần đã giúp nhân dân làng Bồ Đề cạnh sông Hồng trừ diệt con rùa yêu tinh từng tàn hại nhiều dân lành.

Đến thời vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để chống trả quân xâm lược Triệu Đà, có con gà trắng hóa tinh và quỷ ở vùng núi Thất Diệu thường đến quấy phá khiến nhà vua không xây được thành, thần nghe theo lời thỉnh cầu của thần Kim Quy đã giúp vua An Dương Vương trừ hết mọi tà ma, nhờ đó Loa Thành được xây nên vững chắc.

Sau đó một thời gian, thần trở lại phương Bắc đầu thai làm con vua Tùy. Sang đời Đường, thần đã giúp vua Đường tiêu diệt con quỷ dữ thường gieo bệnh giết hại trẻ con Trung Quốc.

Đến thời vua Lê Đại Hành, thần lại xuống đất Lỗ Lâm gần thành Long Đỗ giúp nhân dân trừ quỷ dữ.

Khi bọn tướng nhà Tống là Hầu Nhân Báo và Tôn Toàn Hưng theo lệnh vua Tống đem quân sang cướp nước Đại Cồ Việt, thần đã dâng nước sông Nguyệt Đức (sông Cầu), sông Nhật Đức (sông Thương) lên cao tạo thành hào sâu ngăn cản.

Thần còn hiện thành một vị tướng nhà trời cao 10 trượng, mặc chiến bào màu vàng, tay cầm ngọn giáo bằng vàng đứng trên đầu trước mặt quân Tống.

Quan quân Tống trông thấy thế sợ quá hoảng hốt quay đầu vắt chân lên cổ tháo chạy. Quân Nam nhân cơ hội đó mãnh liệt truy kích quân giặc, giết chết chủ tướng giặc Hầu Nhân Bảo, bảo vệ toàn vẹn non sông.

Sang đời Lý, đời Trần, thần còn xuất hiện nhiều lần giúp nhân dân diệt trừ quỷ dữ./.

(Danh nhân Hà Nội/Vietnam+)

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tháp Báo Thiên xưa và tháp báo ân ngày nay

Thứ tư, 20 Tháng 4 2011

Posted Image

Vào ngày 21 – 22 tháng 11, tại chùa Bằng A (Linh Tiên tự) tại địa bàn Phường Phương Liệt - Quận Hoàng Mai diễn ra lễ cắt băng khánh thành Tháp Báo Ân. Đại bảo tháp này được Thượng tọa Thích Bảo Nghiên cho xây dựng nhằm dựng lại hình ảnh âm vang của tháp Báo Thiên cũ đã bị tàn vào thời Nhà Minh dưới tay tướng Vương Thông và thời Pháp đô hộ xâm lược nước ta .

Cách đây 7 năm, chùa Bằng A khởi công trùng tu và xây dựng Tháp Báo Ân cao 13 tầng, trên mỗi tầng tháp đặt 8 pho tượng, quay ra 8 hướng. Cả thảy có 104 pho tượng phật bằng đồng lớn, nhỏ. Pho nặng nhất để ở tầng 1, nặng ước 700 kg, pho nhỏ nhất để ở tầng thứ 13, nặng 60 - 70 kg. Bên ngoài tháp (ở tầng 1),có 4 pho tượng THIÊN VƯƠNG bằng đá.

Trong không khí hân hoan mừng ngày khánh thành, chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh lịch sử của tháp Báo Thiên xưa và tháp Báo Ân ngày nay.

Chùa Sùng Khánh Báo thiên (chùa Báo Thiên) và Bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên (tháp Báo Thiên) tọa lạc ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, (xưa gọi là phường Báo Thiên), gần hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm), bên ngoài thành Thăng Long. Khu vực này ngày nay là Nhà thờ Lớn Hà Nội.

Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đã cho xây dựng chùa vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) Suốt hai triều Lý-Trần gần 400 năm, chùa Báo Thiên là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt. Thời thuộc Minh, năm 1426, tướng Vương Thông với chủ trương phá hoại nền văn hoá bản xứ đã cho tiêu hủy Đỉnh tháp Đại Thắng Tự Thiên.

Cho tới thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên luôn được trùng tu bảo tồn, là nơi cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà…

Năm 1883, thành Hà Nội bị thực dân Pháp đánh chiếm, sau đó theo yêu cầu của Công sứ Bonnal, kinh lược Bắc Kỳ là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã giao khu chùa này cho Giám mục Puginier phá đi để kiến tạo Nhà thờ chính toà Hà Nội.

Hình ảnh tháp Báo Thiên xưa:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Hình ảnh tháp Báo Ân ngày nay:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

(Trích nguồn :www.hoangphaphanoi.com)

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites