Thiên Sứ

Lý Và Tình Trong Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa

83 bài viết trong chủ đề này

Vần đề là tính chính danh của sự việc.

Không phải ngẫu nhiên mà trong Luận Ngữ viết:

- Nếu thày làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?

Tử viết:

- Việc đầu tiên là chính danh.

Cho cháu hỏi "chính danh" là gì vậy ah?

Share this post


Link to post
Share on other sites

vua có việc của vua, dân có việc của dân, đó là phép tắc. Không thể so sánh được. Nếu dân có quyền như vua thì đó chính là đại loạn rồi đó

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho cháu hỏi "chính danh" là gì vậy ah?

Học trò của "Tử " viết cũng hỏi câu đó. "Tử" viết: Gọi tên đúng với sự vật sự việc.

Nhưng vì "tử" chỉ viết đến đấy e rằng khó hiểu. Vậy tôi "dịch" ra thế này:

Một đao phủ giết người là chính danh. Nhưng một tên tội phạm giết người là không chính danh. Hoặc một trường hợp cụ thể hơn: Trong trận đổ bộ vào bãi biển Noocmandi - một viên trung úy của Đức quốc xã một mình chiến đấu giết hơn 2000 quân đồng minh. Anh ta bị bắt và được thả theo luật tù binh chiến tranh. Nhưng nếu một tên ăn cắp có thể bị tù tùy theo luật nước đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

vua có việc của vua, dân có việc của dân, đó là phép tắc. Không thể so sánh được. Nếu dân có quyền như vua thì đó chính là đại loạn rồi đó

Thân mến

Hì hì, ntpt ghép ý này với câu chuyện của bác Thiên Sứ vẫn chưa hiểu ra. Chắc não nó đi ngủ rùi nên động hoài vẫn không hiểu :)

Dù sao cũng cảm ơn HGL nhé.

[ntpt không biết lớn nhỏ, xưng hô lung tung, mong lượng xá :D]

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học trò của "Tử " viết cũng hỏi câu đó. "Tử" viết: Gọi tên đúng với sự vật sự việc.

Nhưng vì "tử" chỉ viết đến đấy e rằng khó hiểu. Vậy tôi "dịch" ra thế này:

Một đao phủ giết người là chính danh. Nhưng một tên tội phạm giết người là không chính danh. Hoặc một trường hợp cụ thể hơn: Trong trận đổ bộ vào bãi biển Normandi - một viên trung úy của Đức quốc xã một mình chiến đấu giết hơn 2000 quân đồng minh. Anh ta bị bắt và được thả theo luật tù binh chiến tranh. Nhưng nếu một tên ăn cắp có thể bị tù tùy theo luật nước đó.

Do HGL giải thích khó hiểu nhé! Làm ntpt nghĩ nãy giờ Không lẽ mình quá "nghi su"...

Kính gửi bác Thiên Sứ:

Cháu còn nhỏ chẳng dám đối thoại hay bàn luận gì với bác cả. Nhưng cháu trước nay vẫn không ủng hộ hành động bạo lực hay tội ác nào. Cho dù hành động đó có nhân danh gì đi chăng nữa.

Tên gọi cũng chỉ do con người nghĩ và đặt ra theo lý do của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do HGL giải thích khó hiểu nhé! Làm ntpt nghĩ nãy giờ Không lẽ mình quá "nghi su"...

Kính gửi bác Thiên Sứ:

Cháu còn nhỏ chẳng dám đối thoại hay bàn luận gì với bác cả. Nhưng cháu trước nay vẫn không ủng hộ hành động bạo lực hay tội ác nào. Cho dù hành động đó có nhân danh gì đi chăng nữa.

Tên gọi cũng chỉ do con người nghĩ và đặt ra theo lý do của con người.

Ủng hộ hành động bạo lực hay không, xuất phát từ một nguyên nhân khác. Còn "chính danh" lại là một phạm trù khác. Cô bé có thể tham khảo chuyện ngắn "Đêm 1002 của Hoàng Hậu Ba Tư". Bài số 13 của Link này.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p?showtopic=272

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý và tình trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa

..............

Là người theo dõi vụ án này từ những ngày đầu tiên, tôi nghĩ xét cho cùng, phần Lý là quá rõ ràng : giết người có chủ đích, hành động cắt xẻ hàng loạt sau khi gây án bằng một thái độ lạnh lùng không hề kinh sợ, nhằm xóa bỏ dấu vết hòng chạy án (mà luật sư biện hộ cho rằng giết người không man rợ, tuy nhiên tôi không đi sâu vấn đề này), ... Nhưng về Tình thì tôi chẳng thấy được ở điểm nào trong hành vi gây án này cả (?!)

Hiện có nhiều quốc gia đã bỏ hẳn luật tử hình, nhưng luật tử hình vẫn được áp dụng ở nhiều nước khác. Bởi ở một mức độ trầm trọng nào đó mà tội phạm gây ra cho nạn nhân, gia đình nạn nhân,... và không thể bù đắp được về nhân thân cũng như hành vi quá ác độc không thể bào chữa do mình gây ra, thì đối tượng đó cần thiết phải bị loại bỏ khỏi cộng đồng xã hội. Xét ở một khía cạnh nào đó, duy trì bản án tử hình trong vụ án này hóa ra lại là một hành động nhân đạo nhất.

Cuối cùng, xin chia sẻ nỗi đau - bi kịch gia đình,... cùng gia đình bà Phạm Thị Chuân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủng hộ hành động bạo lực hay không, xuất phát từ một nguyên nhân khác. Còn "chính danh" lại là một phạm trù khác. Cô bé có thể tham khảo chuyện ngắn "Đêm 1002 của Hoàng Hậu Ba Tư". Bài số 13 của Link này.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p?showtopic=272

Cháu cảm ơn bác đã link cho cháu 1 series truyện. Cháu đã đọc truyện ở bài viết số 13. Và hiểu rất rõ ràng 2 đoạn sau:

"Chính vì thực tế ở cõi đời vốn đã khổ ải, lại thêm thương đau bởi con người tàn nhẫn với nhau. Chính vì có kẻ mạnh lấn át kẻ yếu, kẻ cậy cường quyền bạo lực ức hiếp lương dân vô tội, nên đã nảy sinh ước muốn có sự công bằng. Chính vì sự tàn nhẫn, lạnh lùng của con người trước nỗi thống khổ của đồng loại mà con người hướng tới lòng nhân ái. Chính vì sự trói buộc mà con người ước muốn tự do. Bắt đầu từ những ước vọng về tự do, công bằng và lòng nhân ái được thực hiện trên cõi đời này để đi đến sự thánh thiện hoàn mỹ cho nhân loại, mà con người đã tôn vinh Thượng đế theo hình ảnh của con người, với những quyền năng tuyệt đối như là một giải pháp để thực hiện ước vọng cao cả của nhân loại. Nhưng tiếc thay, Thượng đế lại vô hình, nên mọi người đều có lý khi tin hoặc không tin ở Thượng đế."

"chính vì bệ hạ và những quan chức đại diện cho quyền lực của nhà vua trên khắp lãnh thổ của vương quốc, sẽ phải chịu trách nhiệm về niềm tin của con người vào những giá trị tinh thần cao cả của nhân loại, chứ không phải những loại người như Mohamet Muykhan. Hành động của những loại người như Mohamet Muykhan thành công hay thất bại còn tuỳ thuộc vào khả năng của họ trước đối tượng. Cho nên họ phải chịu trách nhiệm trước lương tâm của chính họ và lưỡi gươm công lý được trao nơi bệ hạ"

Cháu ở bên "phe" tin có Thượng đế bác ah, tin chữ "NGHIỆP".

Nên tâm niệm của cháu thường "NO idea", "Don't Mind" khi một chuyện xấu đã xảy ra. Có thể mọi người phê phán cháu về lối sống bàng quan này. Riêng cháu nếu được, chúng ta hãy ngăn tội ác xảy ra hơn là để tội ác xảy ra rồi trừng phạt.

Cháu biết cũng sẽ có ý kiến phản đối rằng "TRỪNG PHẠT HÀNH ĐỘNG TỘI ÁC ĐÃ XẢY RA ĐỂ RĂN ĐE HÀNH ĐỘNG TỘI ÁC SẼ XẢY RA", nhưng riêng ý cháu "MỘT HÌNH PHẠT BẰNG BẠO LỰC CÓ THỂ DẠY ĐƯỢC CON NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC"

Trước đây cháu có đọc 1 số tin tức về "đánh bom cảm tử" hay "xả súng giết người hàng loạt rồi tự vẫn". Cháu thấy những người phạm tội người ta đâu sợ chết đâu ah.

Vài điều suy nghĩ của riêng cháu thôi ah [Viết bài này xong, cháu đọc lại mới thấy bản thân bị mấy sao Tử vi nó "hành" :)].

Mong bác và mọi người thông cảm và đừng đả kích cháu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Ntpt có suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ.

- Không phải ở việc trừng phạt bằng việc tử hình có thể răn đe hoàn toàn những người khác không phạm tội, nó chỉ có thể đóng góp một chút vào sự răn đe đó mà thôi.

- Cái mà HGL quan tâm chính là biện pháp giáo dục, khi một con người không còn có thể giáo dục được nữa thì việc để hắn sống trong xã hội sẽ gây phiền lụy cho nhiều người khác sau này.

- Việc loại bỏ một con người có thể, tuy trước mắt là hành vi không nhân đạo, nhưng nó là nhân đạo khi điều đó có thể giúp cho nhiều người khác được sống yên ổn thanh bình sau này. Người ta gọi đó là nhân quả

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Cái mà HGL quan tâm chính là biện pháp giáo dục, khi một con người không còn có thể giáo dục được nữa thì việc để hắn sống trong xã hội sẽ gây phiền lụy cho nhiều người khác sau này.

- Việc loại bỏ một con người có thể, tuy trước mắt là hành vi không nhân đạo, nhưng nó là nhân đạo khi điều đó có thể giúp cho nhiều người khác được sống yên ổn thanh bình sau này.

Đã rất có lý khi nghe câu này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kính thưa các bác không biết cháu bị con sao nao trong TV nó hành ?

Cháu lại xin đưa ra nhưng suy nghĩ hơi bị "miên man " chút ạ!

vua có việc của vua, dân có việc của dân, đó là phép tắc. Không thể so sánh được. Nếu dân có quyền như vua thì đó chính là đại loạn rồi đó

cái này cháu xin bổ xung đó là vua làm việc phải được lòng dân .Chứ việc vua vua cứ làm .lại làm nhưng việc không được lòng dân ,giả như nếu ủng hộ những điều này:

Nghĩ cho cùng đến cả tổng thông mỹ ,hay thủ tướng TQ còn gián tiếp quyết định giết hàng ngàn người cái ác này còn lớn hơn vạn lần

>>bạo chúa được sinh ra dân mới đại loạn.

lại nói về chính danh

Nghĩa là: Tử Lộ hỏi: Nếu vua nước Vệ mời thầy về giúp cai trị nước, thầy làm gì trước?

Khổng tử đáp: Tất phải lấy chính danh làm trước vậy!

Tử Lộ hỏi: Có việc ấy sao? Thầy vu khoát lắm! Thế nào gọi là chính danh?

Khổng tử đáp: Anh Do quê mùa này! Người quân tử có điều gì mình không biết thì bỏ qua mà không nói. Nay danh bất chính tất lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận tất việc chẳng thành. Việc chẳng thành thì tất lễ nhạc không hưng thịnh. Lễ nhạc không hưng thịnh thì tất hình phạt chẳng đúng phép, hình phạt mà không đúng khuôn phép thì tất dân không biết đặt tay chân vào đâu để nhờ cậy. Cho nên người quân tử quan niệm được danh ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được. Người quân tử nói ra điều gì nên dè dặt không cẩu thả được!

Học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong Hồi Ký của mình rằng “Thuyết chính danh của ông (Khổng Tử-hienhiendichsac) đẻ ra thuyết giết một bạo chúa là giết một tên thất phu của Mạnh, bắt bọn cầm quyền phải có đức, phải thương dân; ông điều chỉnh lại quyền lợi, nghĩa vụ của vua tôi; ông lại đào tạo một giai cấp mới:Kẻ sĩ để trị nước, thay thế bọn quý tộc thiếu tài, thiếu đức, giai cấp đó đa số sống ở trong giới bình dân, địa chủ mới và thương nhân mà ra.”

Trong này:

+hình phạt chẳng đúng phép:hay là đúng pháp luật! Pháp luật có vai trò là bảo vệ và làm con người tốt đẹp hơn(bao gồm cả sự giáo dục) thiếu một trong 2 yếu tố này pháp luật không còn đúng nữa.

+phải thương dân Lòng thương đối với dân kể từ lòng thương đối với từng tế bào tạo lên xã hôi.

sự hình thành cái ác

con người khi vô tình hay hữu ý để cho những cái ác ,những suy nghĩ ác nẩy nở không tỉnh táo để kiềm chế chung lại .khi cái ác nảy nở nhiều thành quen,thói quen tạo ra bản chất cái ác hình thành.

Việc loại bỏ một con người có thể, tuy trước mắt là hành vi không nhân đạo, nhưng nó là nhân đạo khi điều đó có thể giúp cho nhiều người khác được sống yên ổn thanh bình sau này.

Vậy những người bị bệnh nan y lây lan nguy hiểm cho người khác cũng cần phải loại bỏ?

nhân đạo

Tính từ

nhân đạo

  • tính nhân đạo. Truyền thống nhân đạo của dân tộc.Chính sách nhân đạo.

    Giả sử khi ai trong đầu cũng để cho cái suy nghĩ nhất thời "phải bị trừng phạt ,phải giết đi" chẳng phải vô tình để cho cái ác nảy nở ,nảy nở nhiều thành quen ,quen tạo ra bản chất vậy chẳng phải vô tình chúng ta đã tạo ra cái ác

Edited by VuiSong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như Vuisong không hiểu được hết ý nghĩa của từ nhân đạo, thật đáng buồn

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy những người bị bệnh nan y lây lan nguy hiểm cho người khác cũng cần phải loại bỏ?

Giết người chặt đầu = bệnh nan y ??? So sánh không đồng đẳng! Nên nhớ không phải lúc nào tha cũng là nhân đạo. Tử hình cũng là hình phạt nhân đạo đấy bạn (không xét trong chiến tranh)!

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Ntpt có suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ.

- Không phải ở việc trừng phạt bằng việc tử hình có thể răn đe hoàn toàn những người khác không phạm tội, nó chỉ có thể đóng góp một chút vào sự răn đe đó mà thôi.

- Cái mà HGL quan tâm chính là biện pháp giáo dục, khi một con người không còn có thể giáo dục được nữa thì việc để hắn sống trong xã hội sẽ gây phiền lụy cho nhiều người khác sau này.

- Việc loại bỏ một con người có thể, tuy trước mắt là hành vi không nhân đạo, nhưng nó là nhân đạo khi điều đó có thể giúp cho nhiều người khác được sống yên ổn thanh bình sau này. Người ta gọi đó là nhân quả

Thân mến

Vâng cảm ơn HGL, ntpt cũng biết kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, cũng chưa phải hứng chịu một nỗi đau hay một tội ác nào từ người khác, nên có lẽ như thế lúc nào nhìn cuộc đời cũng màu hồng, và tâm niệm cái gì tha được thì tha...Có lẽ khi sống thêm chút nữa ntpt sẽ thay đổi quan niệm sống chăng?!

Vẫn biết giáo dục cũng luôn cần có sự nghiêm khắc. Và người tên Nghĩa này hay những người khác đã có những hành động rất dã man để tước đoạt đi mạng sống của người khác...Thú thật ntpt rất ít đọc những tin tức như thế này.

Có thể giáo dục được nữa hay không thì ntpt không biết...

Câu cuối của HGL

"Việc loại bỏ một con người có thể, tuy trước mắt là hành vi không nhân đạo, nhưng nó là nhân đạo khi điều đó có thể giúp cho nhiều người khác được sống yên ổn thanh bình sau này. Người ta gọi đó là nhân quả"

Nếu chỉ xét trên khía cạnh từ ngữ thì đúng như vậy, nhưng theo ntpt có nhiều cách để ngăn những con người này gây hại thêm cho người khác không chỉ có duy nhất cách "loại bỏ họ ra khỏi cuộc đời này"

ntpt xin đính chính. Không phải ntpt theo bên ủng hộ tha cho tên Nghĩa, phải trừng phạt, nhưng trừng phạt như thế nào để chuyện này không lặp lại. Không phải chỉ tốn 6 viên đạn + 1 viên ân huệ là có thể xoa dịu nỗi đau mất người thân của bên bị hại và có thể răn đe những người khác. Với ntpt "tử hình" vẫn là hình phạt "ưu ái" cho những người phạm tội.

Nếu chúng ta cảm nghĩ lại...người tên Nghĩa đã và đang hứng chịu quả báo: Mất cha, gia đình tan nát, lo lắng cho cuộc sống của người mẹ, vừa mang cái nghiệp sát nhân vừa đeo mang thêm cái nghiệp bất hiếu. Nếu người này lấy lí do cha mẹ là bình phong để có thể "chạy án", lợi dụng lòng trắc ẩn của mọi người thì lại "nghiệp" càng thêm "nghiệp"

Chúng ta chỉ là những người đứng ngoài, chỉ bàn chuyện trên nhân sinh quan của mỗi người...Ntpt muốn kết phần bàn luận của mình ở đây. Chỉ muốn nói rằng, mọi chuyện đã quá khổ đau, vất vả cho những người trong cuộc, để người gây nợ với người "bị nợ" tự giải quyết, đừng đào bới cũng như phán xét thêm. Ông trời luôn công bằng.

Vài lời thân ái :)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính vậy nên thật ra, mình không thích topics này lắm. Xin được dừng tại đây

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là vụ giết người vì nạn nhân ăn trộm chó. Tổng số năm lĩnh án là 93 năm tù.

===========================================================================

11 trai làng đánh chết người vì nghi trộm chó lĩnh án

08/11/2010 19:40:25

Posted Image- Sáng nay, 8/11, sau 1 tuần nghị án xem xét toàn diện nội dung vụ án, HĐXX đã quyết định tuyên phạt 11 bị cáo trong vụ án đánh chết người vì nghi trộm chó xảy ra vào đêm 1/5/2009 tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

TIN LIÊN QUAN

B

ị cáo Vũ Tuấn Giang lĩnh án 12 năm tù, Nguyễn Danh Hải 10 năm tù, Nguyễn Danh Mạnh 9 năm tù; 6 bị cáo gồm Toàn, Hải, Tài, Khoa, Nghị và Tưởng cùng mức hình phạt 8 năm tù. 2 bị cáo còn lại là Giang và Thế cũng bị tuyên phạt mỗi bị cáo 7 năm tù.

Phiên toà xét xử sơ thẩm các bị cáo với tội danh giết người diễn ra từ ngày 27/10 đến ngày 1/11. Theo cáo buộc của Viện KSND TP Hà Nội: Đêm 1/5/2009, tại khu vực nhà cầu chợ lối lên chùa Trăm Gian (ở xã Tiên Phương), một số thanh niên địa phương tụ tập và chuẩn bị hung khí gồm: dao, kiếm, tuýp sắt… bàn việc phục kích, bắt đánh bọn trộm chó, trong đó có Vũ Tuấn Giang (35 tuổi), Nguyễn Danh Hải (38 tuổi), Nguyễn Danh Mạnh, Vũ Tuấn Toàn và Tống Văn Khoa (cùng 24 tuổi), Nguyễn Đình Hải (31 tuổi), Nguyễn Đình Tài (26 tuổi), Vũ Đình Nghị (27 tuổi), Tống Nguyên Tường (26 tuổi).

Posted Image

Các đối tượng tại phiên tòa

Các đối tượng phát hiện anh Trần Văn Sơn (37 tuổi, trú tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) điều khiển xe máy chở anh Nguyễn Vinh Quang (29 tuổi, trú tại Phú Lãm, Hà Đông) chạy trên đường tỉnh lộ 419 từ hướng UBND xã Tiên Phương về hướng huyện Quốc Oai. Thấy trên xe có chiếc bao tải dứa, còn người ngồi sau lại cầm thanh đầu sắt, một đầu buộc dây phanh xe đạp thắt thòng lọng (dụng cụ bắt chó – PV), nghĩ ngay là đối tượng đang đi rình câu trộm chó nên Tống Văn Khoa và Vũ Tuấn Toàn liền khiêng chiếc bàn gỗ (bàn thịt lợn) ra chặn đường.

Thấy bị chặn đường, anh Sơn vội quay đầu xe chạy, nhưng liền bị Vũ Tuấn Giang tay cầm kiếm, tay gạch xông đến đánh làm chiếc xe máy anh Sơn bị đổ. Thấy thế, Quang ngồi sau vội nhảy ra chạy tháo thân còn anh Sơn do bị ngã nên 2 nhóm phục kích đã lao đến kẻ dao, người gậy đánh chém tới tấp. Nghe thấy tiếng hô hét, Tống Văn Giangvà Vũ Kim Thế nhà ngay gần đó cũng xông ra cùng đánh “hội đồng”. Hậu quả, anh Sơn bị tử vong còn Quang được chuyển lên Bệnh viện Hà Đông cấp cứu và điều trị.

Hồng Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu việc Nguyễn Đức Nghĩa bị mọi người nói là sát nhân tàn ác thì hơi quá

Ngay bản thân cháu nhiều khi điên lên cháu cũng muốn đốt phá, đập phá, này nọ, nhưng qua cái lúc đó thì thôi

Có thể lúc đó là nhất thời mà làm thế, chứ theo dõi từ đầu tới cuối vụ án đó cháu nghĩ NĐN không phải là 1 tên máu lạnh

Vụ Nguyễn Đức Nghĩa chỉ cần mọi người bình tĩnh và công tâm là nhìn ra sự việc, chỉ cần liên hệ lại bản thân mình những lúc không kìm chế được bản thân là biết, nhưng sau đó thì rất hối hận

Trong đời người ai cũng có những lúc sai lầm, tùy vào sai lầm nhỏ hay to mà thôi, có những khi đánh mất tất cả ta mới nhìn lại sự việc, nhìn lại quá trình bản thân, có những người thì được cơ hội làm lại, mà có những người thì mãi mãi và vĩnh viễn không có cơ hội làm lại, mình thấy chỉ những người đang buôn bán ma túy, buôn người qua biên giới để làm nô lê tình dục, những người ăn hối hộ làm chậm sự phát triển của xã hội, những người đốt phá của dân hàng trăm tỷ đồng thì những người đó mới đáng bị tử hình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu việc Nguyễn Đức Nghĩa bị mọi người nói là sát nhân tàn ác thì hơi quá

Ngay bản thân cháu nhiều khi điên lên cháu cũng muốn đốt phá, đập phá, này nọ, nhưng qua cái lúc đó thì thôi

Có thể lúc đó là nhất thời mà làm thế, chứ theo dõi từ đầu tới cuối vụ án đó cháu nghĩ NĐN không phải là 1 tên máu lạnh

Trời! Vậy thì ông Nghĩa là tuýp người gì? Ngài Nghĩa không có lý do để điên khi vừa ngủ với người tình.

Lạy Chúa! Vậy là hành vi đó được chấp nhận sao? Thật khủng khiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác cứ theo dõi và nhìn với 1 sự công tâm, không theo tình cảm, không theo lý chí mà suy luận theo 1 quá trình logic thì việc làm của nghĩa của chỉ là 1 hành động của 1 con người bình thường mà thôi

Khi theo dõi vụ án này ngay từ đầu cháu đã hiểu luôn được ra là khi xét sử nghĩa sẽ nói gì và cháu đã đúng

Bác ơi bây giờ thế hệ 8x và 9x có khác xưa cũng nhiều, cái này bác cũng biết, khi mình nhìn 1 góc độ thật khách quan ra xã hội thì bây giờ việc thay đổi người yêu là bình thường, nay yêu người này mai yêu người khác, rồi nhiều đôi đã chia tay nhau rồi, mỗi người đã có 1 người yêu mới rồi, nhưng thi thoảng gặp lại vẫn ngủ với nhau như thường, chính cháu lúc đầu cũng thấy ko thể chấp nhận được cách sống như vậy, nhưng gặp nhiều quá rồi nên thành quen, coi như là 1 môi trường sống mới theo trào lưu vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới trẻ bây giờ là vậy mà bác, nếu bác đi sâu vào cách sống của thanh niên bây giờ bác sẽ thấy điều đó (ở đây cháu không nói tất cả, nhưng số lượng đó thì bây giờ là quá nhiều, mọi người thật khách quan sẽ thấy)

Trời! Vậy thì ông Nghĩa là tuýp người gì? Ngài Nghĩa không có lý do để điên khi vừa ngủ với người tình.

Lạy Chúa! Vậy là hành vi đó được chấp nhận sao? Thật khủng khiếp.

Hành động này theo cháu là không thể chấp nhận được, vì như thế là mình đã giết chết 1 con người, làm đau khổ nhiều người, nhưng xét trên khía cạnh là 1 con người man dợ giết người không ghê tay hoặc là 1 đồ tể thì cháu nghĩ ko nên nghĩ thế, vì như chí phèo cuối cùng thì cũng vẫn còn 1 chữ lương tâm

Cứ cho rằng Vi Tiểu Bảo đã biết trước vụ việc. Vậy Vi Tiểu Bảo chấp nhận hành vi giết người - người vừa ngủ với mình - chắt đầu, chặt tay, xách đầu quăng là chuyện bình thường chấp nhận được chăng?

Không thể biện minh được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác cứ theo dõi và nhìn với 1 sự công tâm, không theo tình cảm, không theo lý chí mà suy luận theo 1 quá trình logic thì việc làm của nghĩa của chỉ là 1 hành động của 1 con người bình thường mà thôi

Khi theo dõi vụ án này ngay từ đầu cháu đã hiểu luôn được ra là khi xét sử nghĩa sẽ nói gì và cháu đã đúng

Bác ơi bây giờ thế hệ 8x và 9x có khác xưa cũng nhiều, cái này bác cũng biết, khi mình nhìn 1 góc độ thật khách quan ra xã hội thì bây giờ việc thay đổi người yêu là bình thường, nay yêu người này mai yêu người khác, rồi nhiều đôi đã chia tay nhau rồi, mỗi người đã có 1 người yêu mới rồi, nhưng thi thoảng gặp lại vẫn ngủ với nhau như thường, chính cháu lúc đầu cũng thấy ko thể chấp nhận được cách sống như vậy, nhưng gặp nhiều quá rồi nên thành quen, coi như là 1 môi trường sống mới theo trào lưu vậy

Chán quá thật!

" chỉ là 1 hành động của 1 con người bình thường mà thôi".

Vậy thì theo Vi Tiều bảo tất cả những con người bình thường đều làm như vậy chăng?

Trời! Lý luận như vậy mà còn nói là:

nhìn với 1 sự công tâm, không theo tình cảm, không theo lý chí mà suy luận theo 1 quá trình logic

Không thể biện minh được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu có thể khẳng định nghĩa khai là, sau khi giết người, nghĩa đã ngồi bên xác người yêu 2 tiếng bất thần và không biết làm gì là chính xác, đây là cảm nhận của cháu, cháu nghĩ lời khai đó là chính xác 100%, sau khi giết song như thế thì hoảng loạn thật sự, vì mình đã gây ra 1 việc quá khủng khiếp, nếu theo đúng là người bình thường sẽ có 2 trường hợp sảy ra

+ Người bình thường, có tuổi, hoặc có bản lĩnh, bình tĩnh, họ sẽ đến công an đầu thú: trường hợp này cháu gặp trực tiếp là 4 người

+ Trường hợp thứ 2 là lo sợ và tìm mọi cách phi tang, dấu diếm hành vi, có người còn bỏ trốn, bị truy nã, cháu cũng gặp 2 người, có 1 người sau khi giết người song bỏ trốn và bị truy nã 12 năm nhưng vì sau tự về đầu thú, vì không được gặp gia đình, người thân + với trong suốt thời gian đó sống không bằng chết, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị bắt, rồi dấu diếm này nọ + lương tâm dằn vặt + ... vì sau họ quyết định về đầu thú cho thanh thản

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu có thể khẳng định nghĩa khai là, sau khi giết người, nghĩa đã ngồi bên xác người yêu 2 tiếng bất thần và không biết làm gì là chính xác, đây là cảm nhận của cháu, cháu nghĩ lời khai đó là chính xác 100%, sau khi giết song như thế thì hoảng loạn thật sự, vì mình đã gây ra 1 việc quá khủng khiếp, nếu theo đúng là người bình thường sẽ có 2 trường hợp sảy ra

+ Người bình thường, có tuổi, hoặc có bản lĩnh, bình tĩnh, họ sẽ đến công an đầu thú: trường hợp này cháu gặp trực tiếp là 4 người

+ Trường hợp thứ 2 là lo sợ và tìm mọi cách phi tang, dấu diếm hành vi, có người còn bỏ trốn, bị truy nã, cháu cũng gặp 2 người, có 1 người sau khi giết người song bỏ trốn và bị truy nã 12 năm nhưng vì sau tự về đầu thú, vì không được gặp gia đình, người thân + với trong suốt thời gian đó sống không bằng chết, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị bắt, rồi dấu diếm này nọ + lương tâm dằn vặt + ... vì sau họ quyết định về đầu thú cho thanh thản

Vậy theo ý VTB thì nên xử thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ở đây cháu thấy nghĩa đã chọn cách thứ 2 đó là làm mọi cách để phi tang và thoát thân, đồng thời đi bỏ trốn, vì nghĩa nghĩ mọi cách để thoát thân nên => có thể làm mọi việc đó là tìm mọi cách phi tang và làm sao để người khác không phát hiện ra mình

Cũng có thể nói, nghĩa đã chọn cách tối, và con đường vô cùng tối, nếu nghĩa giết người và ra đầu thú, và không tìm mọi cách và mọi hành vi phi tang thì nghĩa sẽ ko bị vào hoàn cảnh thế này, vụ án sẽ là vụ án mạng bình thường, mức độ và sự quan tâm xã hội ko lớn, có thể là Chung thân, hoặc 20 năm

Hiện cháu cũng không biết là xử thế nào nữa, thời gian qua cháu có theo dõi rất sát vụ án này, và có 2 luồng dư luận trái chiều

Thật sự cháu không biết xử thế nào

Có lẽ cho nghĩa tử hình là tốt nhất (Khi nhìn nhận 1 vụ án cháu không bao giờ nhìn nhận sự đau khổ của bị hại hay bị cáo, mà nhìn nhận vào hành vi, cũng như mức độ nặng nhẹ, mẹ nghĩa hay gia đình nghĩa có đau khổ thì cũng phải chấp nhận thôi, vì cái gì mình gây ra mình phải chấp nhận)

Nhưng mà đưa vụ án về đúng vụ việc là trường hợp nghĩa đã chọn sau khi giết người là phi tang để trốn pháp luật, cũng như xã hội nhìn vụ án 1 cách nhẹ nhàng hơn

Nếu mà đưa vụ án về đúng với diễn biến tâm lý của 1 người bình thường thi cháu nghĩ Nghĩa sẽ chấp nhận chết 1 cách thanh thản vì nó quá đúng rồi, Nghĩa hiện tại kháng cáo và kéo dài sự sống, theo cháu nghĩ cũng là bình thường thôi, bây giờ nhìn thấy bố mẹ khóc lóc đau khổ cầu xin con hãy vì bố mẹ, thì cũng phải nhắm mắt mà làm thôi

Nhưng nếu đúng với ý nghĩ bây giờ thì Nghĩa thực sự cũng đang đứng trước 2 con đường, 1 là vì bố mẹ mà làm tất cả để mình có thêm cơ hội, và 2 là quay lại với lương tâm, lương tâm của nghĩa bây giờ sẽ là muốn chết có thể chuộc lại lỗi lầm mình gây ra

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật pháp không phải là chỉ đơn giản là thi hành án theo đúng luật. Dù biện minh thế nào thì cũng phải thừa nhận đây không thể là hành vi "bình thường". Cũng không thể nói là có bà mẹ và ông bố đau khổ vì con giết người dã man mà tha được. Nếu tay Nghiã này có thực sự hồi hận và chính Đức Phật Thích Ca mâu ni đứng ra chứng giám và bảo lãnh thì cũng đành đợi kiếp sau vậy. Đây là xã hội loài người. Nó cần một sự ổn định và niềm tin vào cuộc sống để yên tâm tồn tại.

Nếu nói rằng chắc chắn Nghĩa sẽ hối cải và làm lại cuộc đời thì điều này có thể có ở tất cả những tội nhân sắp bị tử hình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay