VIETHA

Dùng Lvdt Dự Báo Thời Tiết Trong Dịp Tổ Chức đại Lễ 1000 Năm Thăng Long ?

462 bài viết trong chủ đề này

Qua các phản ứng Thiên Đồng thấy rằng:

1. Không thấy mà tin.

từ các "phó thường dân" đến "các chuyên gia", "các nhà nghiên cứu" đều dẫn chứng chuyện Khổng Minh ra để phảm biện xem đó như một bằng chứng hay ít ra là một viện dẫn lý lẽ phản bác, xem ra rất "Khoa học". Nhưng họ không bình tĩnh lại để xem lại rằng những viện dẫn của họ về "trường hợp Khổng Minh" chỉ là "truyện Tam Quốc", do La Quán Trung phóng tác phóng đại thành tiểu thuyết; còn nếu có một tí tư liệu chính sử nào đề cặp khả năng của Khổng Minh, ít nhất là đoán đúng mưa gió, thì những gì các phó thường dân, cách chiên gia, các nhà nghiên cứu cũng chỉ là ...nghe kể qua sách vở chứ chưa phải là "tận mắt chứng kiến". Vậy thì tinh thần của các vị có phần trăm nào là..."pha học"?

Ấy vậy mà các vị "Không thấy mà tin" rằng Khổng Minh có tài đoán thời tiết...mới là lạ. Dương cao ngọn cờ ...khoa học...mới là lạ!

2. Phát ngôn lộn xộn...mâu thuẩn.

"Vị" Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa Đà Nẵng, Phan Thanh Hiền phát biểu:

“Hiện nay, khoa học chưa chứng minh được ý thức có thể tác động được vào vật chất hay không."

Tôi nhớ không lầm là triết học Mark từng nói " Ý thức sinh ra từ vật chất và ý thức cũng tác động ngược lại vật chất", nhưng nay "vị chủ nhiệm CLB" này lại nói như trên, tôi cảm thấy có gì đó...lộn ngôn!

Trong khi đó các hoạt động ở Việt Nam đã từ lâu thực nghiện và chức minh ý thức có tác động trổ lại vật chất qua các hiện tượng dị thường của những người có khả năng cảm xạ!

Chứng minh: Ý thức tác động vật chất.

Còn "vị" Chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt (Công ty Cổ phần Phong thủy Việt Nam) lại cho rằng lời cam kết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cần được xét trên hai yếu tố tách biệt nhau gồm yếu tố khoa học và yếu tố tâm linh.

  Quote

Về phương diện tâm linh, theo quan điểm của Phật giáo, môi trường xã hội và tự nhiên chúng ta sinh sống cùng nhau là do cộng nghiệp được hình thành từ mọi người. Mỗi cá nhân đều có vai trò tác động đến môi trường tự nhiên theo một cách nào đó, mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào trình độ tâm linh của mỗi cá nhân. Có những vị tu chứng ở một cấp bậc nào đó có thể cảm hoá được tự nhiên bởi do năng lượng tâm linh của người đó có ảnh hưởng sâu sắc hơn những người khác.

Nếu nói: Mỗi cá nhân đều có vai trò tác động đến môi trường tự nhiên theo một cách nào đó, thì tức là nó phải là có cơ sở. Mà cái gì có cơ sở thì là khoa học chứ nhỉ? Vậy thì cho rằng "cần được xét trên hai yếu tố tách biệt nhau gồm yếu tố khoa học và yếu tố tâm linh." thì cần phải xét lại nhận định này.

Xem ra các "vị" cũng chịu khó phát biểu lộn ngôn lắm chứ nhỉ? Biết đâu đây cũng là cơ hội xuất hiện trước công chúng để...đánh bóng thêm tên tuổi?!

Chán nhẻ?

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sáng hôm qua khi lướt đọc báo mạng mình thấy có cái tít ngay đầu báo “ Dị nhân thề sẽ đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ”, mặc dù chẳng thích cái tên “ Dị nhân” tẹo nào ( vì từ khi biết chú Bờm thấy chú là người cực kỳ nhân hậu và còn đẹp lão nữa ấy chứ) nhưng vẫn thấy rất vui vì Bờm có được đọc trên diễn đàn ngay từ những ngày đầu chú tuyên bố cơ và có niềm tin tuyệt đối là chú làm được,nay thì có nhiều người biết hơn nữa vì hầu hết các báo mạng đều treo cái tít nài mà.

Nhưng tối về lại đập ngay vào mắt mình cái tít “ Giới khoa học không tin dị nhân đuổi mưa”. Bờm trộm nghĩ,cũng lạ thật đấy,phải mất đến 1 triệu USD thì họ mới tin còn nay có một người làm không mất 1 xu thì họ nghi hoặc,họ lại còn đem cả một “ giới”( gọi là Giới khoa học) ra để phân tích, mổ xẻ 1 người nhận làm cái việc phải tốn cả triệu U SỜ ĐỜ( hay người ta hay gọi là ĐÔ) mà không lấy 1 xu.

“Dị nhân thề đuổi mưa bị đánh tơi tả”,lặng người đi trước cái tít ở ngay “Trang chủ” của một tờ báo mạng.Bờm thấy thói đời thật lạ quá!Khi không thì chẳng thấy các vị giáo sư, tiến sĩ kia nói đến việc giúp đuổi mưa cho Đại Lễ,nay có người làm không công( chẳng ảnh hưởng gì đến miếng cơm manh áo,hàm vị học vị hay danh dự… của các vị cả) thì các vị đồng loạt phân tích, mổ xẻ, chĩa mũi rùi dư luận vào người mà các vị cho là “ ngạo mạn, ngông cuồng…”.

Bờm được biết chú trong những lần lướt web đọc blog từ những năm 2005,2006…Bờm cũng biết rằng chuyện”cỏn con” này chẳng thấm tháp vào đâu so với những vất vả,những áp lực lên chú trong suốt quá trình đi chứng minh lịch sử gần 5000 năm của dân tộc( không phải của chú),có hay chăng nó chỉ tạo thêm 1 dấu lặng buồn nữa trong chú mà thôi nhưng chẳng hiểu sao Bờm cảm thấy nhói đau nơi ngực trái. Bờm chúc chú sức khỏe để tiếp tục chứng minh nền văn minh Lạc Việt – Bờm tin vào điều này, rất nhiều các bác,các cô, các chú và anh chị em trên diễn đàn tin điều này,và cả những người chưa từng được đọc qua diễn đàn cũng tin điều này….sự thật chính là chân lý nên con tin chú sẽ thành công ( dù sớm hay muộn)!

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Quí vị quan tâm thân mến.

Bây giờ là 0g 30 ngày 1/ 8 Âm lịch.

Đáng nhẽ tôi đưa lời dự báo này vào topic "Lời tiên tri 2010", nhưng tôi đưa vào đây vì liên quan đến chủ đề này. Trong topic "Lời tiên tri 2010" tôi có đề cập đến sự hoán đổi về thiên tai giữa Bắc và Nam bán cầu. Bây giờ tôi bổ sung thêm về trục Đông Tây. Vài tháng gần đây bão lụt đã xảy ra ở Đông địa cầu: Trung Quốc Pakistan...vv...bị bão lụt tàn phá. Bây giờ điều này sẽ xảy ra ở Tây Địa Cầu tức lục địa Châu Mỹ trong những tháng tiếp theo. Bởi vậy, tôi xác định rằng: Trong vòng 20 ngày tính từ hôm nay cho đến 20/ 8 Việt Lịch, sẽ khó có sự hình thành những cơn bão lớn tấn công vào biến Đông. Nhưng sau những ngày này, tuy xác xuất xuất hiện bão hoặc mưa lớn rất thấp (Tôi chưa tính kỹ lắm), nhưng vẫn có thể sẽ là sự thử thách với lời hứa của tôi trong topic này:

Đại lễ 1000 năm Thắng Long sẽ không có mưa. Trời nắng đẹp để quay phim chụp ảnh và se lạnh có thể mặc áo ves.

Thứ Tư, 08/09/2010 - 14:35

Biển Đông sắp có bão

(Dân trí) - Một vùng áp thấp nhiệt đới đang di chuyển trên biển Đông. Cơ quan khí tượng dự báo vùng áp thấp có khả năng mạnh thành bão, biển động mạnh.

Posted Image

Áp thấp đang mạnh lên thành bão trên biển Đông. (Ảnh: NCHMF)

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 13h hôm nay (8/9), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 160 km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 13h ngày 9/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. P. Thanh

-----------------------------------

Cũng hơi giật mình. Nhưng xem lại thì tận Đài Loan lận.

Xin lưu ý quí vị quan tâm là: Khái niệm biển Đông của Thiên Sứ là biển Đông của Việt Nam. Với Trung Quốc nên gọi là biển Bắc Hải. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia độc lập, không thể đứng ở Hà nội mà gọi bão ở Đài Loan là "Bão ở Biển Đông" được.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói về chiện Tam Quốc Chí và cơn gió Đông Nam của Khổng Minh làm Chu Du sợ phát khiếp. Khổng Minh tự cho mình là biết huyền thuật - khiêm tốn - yêu cầu lập đàn cầu mưa. Chứ không ngạo mạn ngồi một chỗ chân nhịp nhịp phán lung tung. Nếu đám cận thần của Chu Du, mưu mẹo đầy mình, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, hiểu Âm Dương, tinh Dịch lý, tam giáo , cửu lưu, tứ thư Ngũ kinh cứ gọi là thuộc làu làu, hơn hẳn thầy Tuấn Kiệt và bác Giác Hải thì có lẽ sẽ bĩu môi coi Không Minh "hoang tưởng", là "không có cơ sở pha học" - Í lộn - "Không có cơ sở Lý học"(Thời ấy mần răng mà có khái niệm "pha học"), vạch mặt chỉ tên là ba sạo, chẳng qua biết trước ngày Đông Chí thì khí nhất Dương sinh ra, nên bày đặt lập đàn. Không biết chắc kinh phí lập đàn cấu mưa do Khổng Minh bỏ tiền túi ra, nên không thấy ai phản đối. Nếu Trương Chiêu ra điều kiện: "Ông không cầu được mưa thì chém", chắc Khổng Minh sẽ thôi, ngồi ăn xôi rồi. Mắc mớ gì mà lãnh đạn lãng nhách vậy chứ? Hoặc Lỗ Túc yêu cầu khổng Minh phải chứng nghiệm thử xem Khổng Minh có làm được một tý gió nào đó không đã thì mới cho tiền lập đàn. Nếu thế chắc là oan hồn Chu Du đến bây giờ vẫn ngồi khóc tiếng Hindu, nhìn quân Tào tàn phá Đông ngô, ngậm ngùi khi người đẹp hoa hậu Tiểu Kiều làm bồ nhí Tào Tháo. Cũng may, đám mưu sĩ Đông Ngô im re chắng ý kiến gì (Hay là có nói, nhưng phương tiện thông tin hồi đó, không hiện đại như bây giờ, nên không ghi nhận được?), nên Chu Du mới có kết luận cuối cùng- Quyết định ngày tấn công Tào Tháo. . Còn anh Tào Tháo thì tuy biết rõ quy luật vũ trụ, nhưng lại chủ quan, không ngờ Chu Du lợi dụng đúng ngày đó - vốn xác xuất rất thấp trong việc chọn ngày tấn công - nên bỏ qua, không tính trước.

Ngày Đông chí thì có gió Đông nam, nhưng không phải cứ đúng ngày A, tháng Z năm nào gọi là ngày Đông Chí thì đúng ngày ấy phải có giúo Đông nam, vì tuế sai của vũ trụ. Nó có thể xê xích vài ngày hoặc cả tuần lận (Lịch ta mà, đâu có "pha học" chính xác như lịch Tây). Đồng thời chỉ xuất hiện đúng ba ngày. Việc chọn đúng ngày gió Đông Nam để tấn công thì cực kỳ chuẩn với xác xuất cực thấp. Ấy là chưa nói đến xác xuất của qui luật cục bộ vùng Trường Giang ngày ấy, khiến gió đổi chiều chỉ cần 2 giờ tính theo đồng hồ Tấy đúng vào lúc tấn công thì quân Đông Ngô thành đồ nướng làm lẩu trên sông Trường Giang.

Này xin lỗi nha. Huy động 20.000 quân tấn công vào ngày đã định, không phải như trên sân khấu tuồng mà vừa hô: "Bớ ba quân" thì có đúng ba thằng lính chạy ra múa kiếm gỗ loạn xị, không đầy 5 phút. Chẳng mấy ai có thể chọn đúng ngày đó mà tấn công. Nên anh Tháo nhà ta yên tâm nhâu bia tươi với heo mọi giả chồn, khi quân Hoàng Cái xuất hiện. Chỉ đến khi mưu sĩ liên hệ giữa đội quân Đông Ngô với gió Đông Nam, Tào Tháo mới ngưng nốc "hây ni ken" mà ra lệnh cản lại. Nhưng đã muộn.

Bởi vậy, cần phải xét thấy rằng: Khổng Minh dù với bất cứ hình thức nào - "mê tín dị đoan", hay "pha học" - cũng đã xác quyết được ngày gió Đông Nam, mới tạo điều kiện cho Chu Du quyết định ngày tấn công chuẩn xác. Chỉ sai số một tý, quân Đông Ngô làm mồi cho cá Trường Giang. Do đó, việc xác quyết không mưa trong ngày đại lễ và trước đó bẩy ngày là sự xác quyết cực kỳ chính xác.

Bởi vậy, chiện thiên hạ xôn sao thấy phát chán. Cứ gọi là hơn hẳn cái đám mưu sĩ Đông Ngô đấy. Rách việc!

Bởi vậy, Thiên Sứ tui cảm ơn bac Đào Vọng Đức kiến thức uyên bác đã cho rằng Thiên Sứ có thể làm được và cho rằng không chỉ Thiên Sứ mà còn nhiều người cũng có thể có khả năng này. Hoàn toàn đúng như vậy. Vì đã là phương pháp ứng dụng - dù giải thích theo cách nào - tâm linh hay khoa học - thì cũng có thể truyền đạt.

Thưa thày! Nhưng nay chỉ có em là ra mặt thôi và hứa với thày em sẽ cố gắng. Một số cao thủ hứa hỗ trợ, còn về phía em thì chỉ có mình Hoàng Triều Hải phụ tá. Em chưa dám công khai phương pháp cụ thể vì sợ phá đám. Cái gì cũng có mặt trái của nó. Có thiên thần thì cũng có ma quỷ. Nhưng đã là phương pháp thì cũng có hiệu quả xác xuất. Cũng có thể em thất bại. Bởi vậy, giờ này gấn 4g sáng, em vẫn chưa ngủ để tính toán sự tác động tối ưu. Một con bướm ở Amazon có thể làm ra cơn bão ở Thái Bình dương. Vấn đề là con bướm đó đang ở đâu để đập. Chứ nó đã nổi thành bão rồi thì đúng là hoang tưởng nếu có ý chí ngăn lại.

Nếu trong vòng 20 ngày nữa không có bão lớn đánh vào Việt Nam từ biển Đông của Việt Nam thì em tin thắng đến 80%.

Vài lời tâm sự ngỏ với thày.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ, còn đệ tử và nhiều anh em luôn luôn ở bên thầy. Các đệ tử chân chính sẽ luôn sát cánh bên thầy, chỉ mong Sư Phụ luôn giữ sức khỏe vì việc vinh danh 5000 năm văn hiến Việt tộc còn lâu dài mà.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Giải, cung mệnh cư Tị, theo số Tử Vi, có sao Thái dương độc thủ là số không có cách cục.

Khi trước, Cụ Thao Thao và cụ Trần Thanh Loan chấm số đã có nhiều lời khuyên giải khi Thái tuế cư cung Tuất.

Còn nay, lại lấy dẫn chứng trong chuyện Tam quốc để làm phương tiện lập ngôn trên một tờ báo uy tín là vậy.

Lạ thật !

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng thấy các vị gọi là nhà khoa học, các chuyên gia...luôn luôn thể hiện, giương ngọn cờ khoa học, nhưng chính họ hành động, phát ngôn không khoa học tí nào. Có câu mà ai cũng biết: "Khoa học là phải khách quan". Ấy vậy mà việc Sư Phụ Thiên Sứ tuyên bố ngăn mưa bão cho Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, chỉ mới là việc tuyên bố, chứ chưa thấy đúng sai ra sao mà các vị ấy lại kháo lên rằng không khoa học, hoang tưởng, ngông cuồng thì quả là không khách quan khoa học tí nào cả. Nếu khoa học, khách quan thì trước tiên các vị ấy phải giữ mồm, xem nó ra sao cái đã, chẳng phê phán cũng chẳng ủng hộ thì mới là khách quan. Rồi sau đó, đúng sai thế nào thì mới có ..."cơ sở" mà bình luận hay bình loạn. Vin cái mác nghiên cứu hay khoa học mà...lập ngôn đến nỗi ...lộn ngôn thì chẳng thể hiện được tính khách quan khoa học tí nào cả.

Bởi vậy nhà Phật có câu : "như thị"...mới thiệt là Khoa học.

Thiên Đồng

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Đồng said:

Thiên Đồng thấy các vị gọi là nhà khoa học, các chuyên gia...luôn luôn thể hiện, giương ngọn cờ khoa học, nhưng chính họ hành động, phát ngôn không khoa học tí nào. Có câu mà ai cũng biết: "Khoa học là phải khách quan". Ấy vậy mà việc Sư Phụ Thiên Sứ tuyên bố ngăn mưa bão cho Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, chỉ mới là việc tuyên bố, chứ chưa thấy đúng sai ra sao mà các vị ấy lại kháo lên rằng không khoa học, hoang tưởng, ngông cuồng thì quả là không khách quan khoa học tí nào cả. Nếu khoa học, khách quan thì trước tiên các vị ấy phải giữ mồm, xem nó ra sao cái đã, chẳng phê phán cũng chẳng ủng hộ thì mới là khách quan. Rồi sau đó, đúng sai thế nào thì mới có ..."cơ sở" mà bình luận hay bình loạn. Vin cái mác nghiên cứu hay khoa học mà...lập ngôn đến nỗi ...lộn ngôn thì chẳng thể hiện được tính khách quan khoa học tí nào cả.

Bởi vậy nhà Phật có câu : "như thị"...mới thiệt là Khoa học.

Thiên Đồng

Ngày xưa tôi có dịp trình bày: Đối với lý thuyết của tôi thì:

- Những nhà khoa học ưu tú hàng đầu sẽ ủng hộ. Thí dụ như thày Đào Vọng Đức, Trần Quang Vũ.

- Nhưng nhà khoa học cao cấp sẽ hoài nghi.

- Những người có kiến thức trung bình sẽ phản biện

- Những kẻ phọt phẹt sẽ phản đối. Thí dụ như bà bán ve chai. Tôi vừa nói bà ấy mạng Thủy là nhẩy chồm lên ngay : "Thày rởm! Bao nhiêu người nói mạng Hỏa chỉ có mình thầy nói mạng Thủy".

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin nói rõ thêm rằng:

Lấy UBHC thành phố Hanoi làm tâm, quay một bán kính 75 km sẽ không có mưa trong bảy ngày của 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Trong đó có ngày lễ chính.

Ban đêm có thể có mưa nhỏ cho nó mát. Ngoài ra có thể xem xét những địa danh có khách tham quan sẽ ncó trời nắng đẹp để quay phim chụp ảnh, khí trời mát mẻ đủ mặc ves, thắt ca la vát.

Thiên Sứ tôi xác định như vậy, nhưng tại báo chí làm rùm lên - cũng tốt thôi - chứ không phải do tôi yêu cầu. Trước đây, khi thấy Nha Khí tượng Thủy Văn TW phát biểu Việt Nam sẽ có đại hạn cho đến cuối tháng Bảy và còn có khả năng kéo dài khốc liệt, nguy cơ mất mùa trắng rất cao, Thiên Sứ tôi cũng vô tư phát biểu: Nhanh thì ba ngày, chậm không quá 8 ngày sẽ có mưa khắp Việt Nam. Việt Nam không có hạn hạn lớn. Mọi việc nghiệm đúng, (Xem "Lời tiên tri 2010")., nhưng có báo chí nào nói đâu. Mới gần đây thôi. Còn việc này Thiên Sứ tôi cũng vô tư thôi. Gõ lên mạng Lý học thì ngày nào chẳng gõ. "Chuyện thường ngày ở huyện" mà.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vietnamnet.vn/xahoi/201009/Tranh-lu...-Dai-Le-934414/

Đang giao lưu trực tuyến với ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói gì về tuyên bố sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong suốt 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội? Mời độc giả tranh luận trực tiếp với ông Tuấn Anh tại đây.

TIN LIÊN QUAN

Giới khoa học không tin "dị nhân đuổi mưa"

"Dị nhân" thề sẽ đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ

Trong thời gian vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chuyên gia nghiên cứu Lý học Phương Đông, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Posted Image

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Ảnh: Lê Anh Dũng

Trao đổi với báo giới, ông Tuấn Anh cho biết, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc ngăn mưa, đẩy lùi bão trong những ngày diễn ra Đại lễ vào tháng 10 tới.

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đưa ra cam kết sẽ bảo đảm trong 7 ngày diễn ra Đại lễ, tiết trời Hà Nội sẽ mát mẻ và có nắng nếu UBND TP Hà Nội tin vào khả năng của ông.

Những tuyên bố của ông Tuấn Anh đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội với những ý kiến khen chê khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh của đông đảo độc giả, VietNamNet tổ chức buổi tranh luận trực tuyến xung quanh vấn đề này.

Buổi tranh luận trực tuyến đang được diễn ra tại toà soạn báo VietNamNet. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh tại đây.

Phần hỏi và trả lời:

Độc giả Lê Đình Hiếu, Nam, 57 tuổi: Xin ông cho biết căn cứ khoa học để có thể đuổi mưa, bão 7 ngày trong dịp Đại lễ ?

Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra, xin quý vị cho biết, thế nào là một căn cứ khoa học, phải chăng là cái gì đã được xác nhận .

Hiệu quả của nó đên ngày đó mới xác định được.. Điều tôi muốn chặn mưa này là tôi muốn chặn ngay từ gốc, nếu tôi thất bại tôi có thể làm lại lần khác. Đầu tháng 7 năm nay, đài khí tượng có dự báo hạn hán xảy ra vào cuối tháng 7 hạn hán sẽ tăng nặng, lúc đó tôi đã dự báo khoảng nhanh là 3 ngày chậm là 5 ngày, mưa sẽ xảy ra trên khắp nước VN, và điều đó đã xảy ra. Như vậy là dự báo của tôi đã đúng.

Posted Image

Độc giả Hmm, nam, 28 tuổi: Tôi không tin vào khả năng mà ông nói là ông làm được và nếu Ông có khả năng đó thật thì sao bây giờ mới công bố, phải chăng chờ dịp trọng đại này thì mới có cơ hội nổi tiếng?

Trước đó, tôi đã tiên tri về cái dự báo của nhà khí tượng thủy văn hồi tháng 7, nhưng báo chí không đưa lên. Tại sao họ chỉ hỏi tôi về đại lễ nghìn năm?

Độc giả Đào Đức Thắng, nam, 58 tuổi: 1-Xin phép được hỏi ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là ông có khả năng đuổi mưa ngăn bão, vậy khả năng "hô mưa gọi gió" thì ông có làm được không? 2-Nếu "có" thì ông có sẵn lòng thể hiện một chút bản lĩnh của mình bằng cách tạo ra một cơn mưa vào ngày giờ theo yêu cầu của ban tổ chức hay không ( thời gian mưa ,và lượng mưa thì hoàn toàn theo ý ông để tránh lạm dụng thiên ý. 3-Nếu mục 2 mà ông Tuấn Anh đồng ý thì chúng tôi mong rằng ban tổ chức cũng sẵn lòng ủng hộ. Xin gửi ông lời chào trân trọng và tấm lòng cảm phục!!

Tôi không thể làm được, bởi tôi không phải là người làm xiếc giáo.

Độc giả Đỗ Thành Luân, 18 tuổi: Bất cứ việc gì cũng đều có xác xuất (tỷ lệ %) của nó, vậy việc làm của ông sẽ có bao nhiêu % thành công?

Đã là 1 phương pháp, không phải là phù thủy, tôi vẫn có thể thất bại

Độc giả Khương Tử Nha, nam, 22 tuổi: Xin hỏi chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Đại lễ 1000 năm Thăng Long diễn ra trong 10 ngày, sao không "đuổi mưa" 10 ngày mà lại chỉ là 7 ngày. Có gì khó khăn trong việc "đuổi mưa" 10 ngày và 7 ngày sao? Hay theo "thiên tượng" thì xác suất không mua chỉ có 7 ngày? Xin cảm ơn chuyên gia!

Vì 7 ngày là trong khả năng chắc ăn nhất của tôi.

Độc giả Nghiêm Xuân Cháng, nam, 22 tuổi: Làm sao bác có thể đuổi mưa bão? Đó là quy luật tự nhiên, con người đâu có thể ngăn được. Nếu thời tiết những ngày diễn ra Đại lễ tốt thi cháu nghi rằng đó là lòi tiên chi của bác thôi.Vậy bác làm thế nào để đuổi được mưa bão trong nhũng ngày đó ạ. Bác dựa vào phương tiện khoa học ký thuật, hay bác dung sức mạnh cua thần thánh mà người ta vẫn gọi là duy tâm? Dù sao không chỉ cá nhân chác mà nhân dân cả nước cung đang chờ đợi ngày Đại lễ diễn ra trong không khí của tiết trời mát mẻ và thật đẹp. Cháu cảm ơn bác! Mong Đại lễ diễn ra với thời tiết như bác đã hứa.

Tôi có quan điểm rất rõ ràng về thuyết âm dương ngũ hành, Tôi cũng xác định rằng không có vấn đề gì về tâm linh và thần thánh gì trong việc tuyên bố có thể ngăn mưa trong 7 ngày đại lễ. Mà đó chỉ là lời tiên tri của tôi.

Độc giả Nguyễn Trường An, nam, 25 tuổi: Thưa bác Tuấn Anh, Bác nói "ý thức con người tác động được đến các hạt proton" (trên báo điện tử VTC). Cháu công nhận con người đã dùng "ý nghĩ" của mình để di chuyển các đồ vật nhẹ như đồng xu, giấy... nhưng không phải ai cũng làm được chuyện đó, vì ở mỗi người có nguồn "năng lượng tự thân" phát ra ở mức độ khác nhau. Vậy bác dùng "ý thức" thì có gì khác so với dùng "ý nghĩ" không? "Ý thức" của bác truyền vào không khí dưới dạng năng lượng nào mà nó mạnh đến độ có thể ngăn mưa 7 ngày. Bác có thể chứng minh bằng cách ngăn hạt nước tràn ra khỏi ly nước đang đổ không?

Không, tôi không làm được những chuyện đó. Còn câu "ý thức con người tác động được đến các hạt proton" không phải là do tôi nói, mà nó là nghiên cứu khoa học tôi muốn đưa ra để làm ví dụ. Nếu có mưa bão thì tôi cũng không thể ngăn được.

Posted Image

Độc giả Thái Lương Hoàng, nam, 22 tuổi: Chào chú Nguyễn Vũ Tuấn Anh Cháu được biết rằng, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc ngăn mưa, đẩy lùi bão trong những ngày diễn ra Đại lễ vào tháng 10 tới. Cháu biết ý thức tiêm năng con người là vô hạn nhưng việc ma chú nói năm ngoài khả năng, tiêm năng, ý thức của con người.Ngoài trừ sử dụng biện pháp khoa học để làm việc đó. Con người có thế đối trọi với tự nhiên chứ không thể điều khiên được nó chú nghĩ sao ạ?

Tôi có thấy bài báo nói rằng, có thể bỏ ra 1 tỉ USD để ngăn mưa ngày đại lễ, nhưng tôi cho rằng tôi có thể làm được việc đó, Chính GS Đào Văn Đức cũng đã thừa nhận tôi đã từng dự báo nhiều lần rồi, nhưng lần này mới được báo chí đưa lên.

Độc giả Trịnh Đức Độ, nam, 40 tuổi: Cơ sở khoa học nào để ông có thể khẳng định được việc làm trên? - Việc ngăn mưa chỉ nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội cũ hay toàn bộ Hà Nội mở rộng? - Nếu không thành công thì ý kiến của ông thế nào?

Cái việc này tôi làm bằng tinh thần vô tư. Hàng ngày tôi cũng thường post lên mạng những dự đoán của tôi về thời tiết. Quý vị đừng nóng ruột, đến ngày đại lễ quý vị sẽ biết được kết quả chính xác nhất.

Độc giả Nghiêm Xuân Hậu, nam, 31 tuổi: Kính thưa chuyên gia! Đúng là khả năng con người thì nó vô cùng bí ẩn và không thể khám phá hết với trình độ của thế giới hiện nay. Ý nguyện của chuyên gia là rất đáng hoan nghênh và càng trân trọng hơn nếu đó là sự thật. Tuy vậy, nếu thực sự chuyên gia có khả năng đấy thì tại sao suốt thời gian qua, giông bão hoành hành trên đất nước ta gây cảnh tang thương mà chuyên gia không ra tay cứu giúp? Hay là lúc đó chuyên gia chưa đủ khả năng hoặc đang cần một điều kiện gì đó chăng?

Khả năng con người là có hạn, và không phaỉ là sự kiện nào tôi cũng có thể làm được, Chỉ những sự kiên tôi chú ý đến và quan tâm tôi mới có thể làm được.

Độc giả Trần Mạnh Hùng, nam, 34 tuổi: Mưa nắng là hiện tượng thiên nhiên. Ông noi ông có khả năng ngăn mưa? như vậy ông có khả năng tác động vào thiên nhiên và ngăn chặn thiên nhiên ? Vậy ông có thể ngăn chặn được hiện tượng ấm lên toàn cầu không ? Hay đơn giản hơn ông có thể ngăn chặn hoặc tác động để tới đây những trận mưa to không xảy ra để hà nội không ngập lụt không ? Ông có dám cá cược không ?

Tôi ko cá cược, và tôi muốn nhấn mạnh lại rằng khả năng con người là có hạn. Việc tôi làm là theo 1 phương pháp riêng của tôi.

Độc giả Vũ Chính, nam, 38 tuổi: Thưa ông, xin ông cho biết nếu lãnh đạo thành phố tin vào ông thì họ cần phải làm gì? Việc đuổi mưa theo phương án của ông có tốn kém gì không? Có cần huy động thêm người giúp đỡ ông không? Muốn có được sự tin tưởng ông nên đưa ra phương án thực hiện như vậy sẽ có sức thuyết phục hơn. Cám ơn ông!

Khi tôi đưa vấn đề này lên, tôi ko nhằm mục đích quảng cáo mà là hoàn toàn vô tư. Tôi cũng ko đòi hỏi gì ở lãnh đạo Hà Nội. Tôi chỉ cần lãnh đạo Hà Nội tin ở tôi.

Độc giả Lê Vĩnh, nam, 24 tuổi: Xin chào chuyên gia NVTA, xin ông cho biết đã đưa ra ý tưởng này như thế nào và cơ quan nhà nước vì sao lại không chấp nhận?

Tình cờ tôi đọc được thông tin bỏ 1 tỉ USD để ngăn mưa, tôi rất vô tư, tôi không đưa ra nhận đinh để nhằm mục đích nổi tiếng, chỉ là từ khi đó tôi được đưa lên báo chí, và tôi được chú ý đến.

*Tiếp tục cập nhật...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Độc giả Trần Phong, nam, 28 tuổi: Thưa ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã dựa vào thực nghiệm chưa mà có thể khẳng định như vậy? Hay việc ông quá nhập tâm vào lý học phương đông khiến ông "cuồng tín" dẫn đến cảm tính như vậy? Nếu "thần thông quãng đại" như thế, tôi nghĩ ông có thể làm được những điều kinh ngạc hơn nữa chứ không dừng lại ở công việc của một chuyên gia nghiên cứu. Thêm một câu hỏi riêng tư nữa là liệu ông muốn dư luận gọi ông là dị nhân hay siêu nhân, thưa ông!?

Việc tôi có thể dựa vào thực nghiệm chưa thì Có thể lên trang web Lyhocdongphuong.org để có thể hiểu rõ. Còn việc gọi tôi là dị nhân hay siêu nhân tôi không quan tâm, đó là tùy quan điểm của mọi người.

Posted Image

Độc giả Ngô Đăng Thục, nam, 56 tuổi: Thưa ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một nhà khoa học về y học, chuyên ngành Thần kinh học. Mấy ngày vừa qua, trên diễn đàn Internet, tôi thấy ông tuyên bố về khả năng "đuổi được mưa, ngăn được bão". Nói thật với ông và cũng xin lỗi ông trước là lúc đầu tôi cho là chuyện "vớ vẩn".Bởi vì trong y học thỉnh thoảng cũng xuất hiện một số "Đề tài" của một số tác giả, họ tự nhận là khoa học, làm mất rất nhiều thời gian tiền bạc của xã hội,không đem lại lợi ích gì mà thậm chí còn có hại cho sức khỏe người khác. Rồi cuối cùng đó là sản phẩm suy nghĩ hoang tưởng của người bệnh tâm thần. Tôi hy vọng ông không thuộc vào những tác giả của các đề tài như trên tôi vừa nêu. Tất nhiên ông sẽ có những lý luận để bảo vệ cho tuyên bố của ông. Nhưng như ông biết đã gọi là khoa học thì phải có kiểm chứng. Vậy tôi muốn hỏi ông một câu hỏi đơn giản là: Đã có lần nào, khi ông hoặc vợ con ông chuẩn bị đi đâu mà trời lại đổ mưa, ông đã dùng khả năng của ông để làm cho trời không mưa nữa được chưa? Vợ con ông (tôi chưa nói tới các nhà khoa học) có công nhận ông làm được như vậy không? Cám ơn VietNamnet đã tạo điều kiện cho tôi nêu câu hỏi cho ông Nguyễn Vũ Anh Tuấn.

Có 1 lần tôi và bà xã đi sang MỸ, tôi có nói trong 21 ngày tôi sang Mỹ, toàn bộ thời tiết sẽ hoàn toàn yên bình, nắng đẹp, tất cả những biến động sẽ không sảy ra trong 21 ngày đó, và tôi đã đúng. Câu chuyện này tôi đã chia sẻ ngay trên blog của mình. Tôi cũng không dám nói đây là khả năng của tôi, có thể đó chỉ là lời tiên chi của tôi, Mặc dù vậy không phải lúc nào cũng có thể làm được, nó còn dựa vào từng trạng thái tinh thần.

Độc giả Lê Anh Xuân, nam, 60 tuổi: Cầu được gió gọi được mưa (hay ngược lại) là mong ước của nhân loại. Từ trước tới nay chỉ thấy trong các chuyện thần thoại. Xin được hỏi: ông có năng lực này từ khi nào, tự thân ông có (bẩm sinh), hay do rèn luyện? Và ông đã thực hiện lần nào chưa? (kể cả làm bí mật mang tính thử nghiệm không ai biết.). Trân trọng cám ơn ông!

Bất cứ cái gì cũng cần có sự rèn luyện, còn việc tôi đã thực hiện tiên đoán lần nào trước đó chưa, thì độc giả có thể tham khảo thông tin trên lyhocphuongdong.org. Và dự báo của tôi thường xuyên trái ngược với dự báo thời tiết của các chuyên gia khí tượng

*Tiếp tục cập nhật...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão số 5 hướng vào Trung Quốc

Thứ Năm, 09/09/2010 - 11:41

(Dân trí) - Sáng sớm nay (9/9), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão giật cấp 9, cấp 10 - cơn bão số 5, có tên quốc tế là Meranti. Bão Meranti đang hướng về tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 7 giờ sáng nay (9/9) vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 119,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khoảng 380 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Posted Image

Bão số 5 đang hướng vào tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. (Ảnh NCMHF)

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, vị trí tâm ngay vùng ven biển phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, giật cấp 9, cấp 10. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Chuyên gia khí tượng cho biết, nếu cơn bão này đi đúng theo dự báo thì khu vực đất liền Việt Nam hầu như không chịu tác động gì của cơn bão. Tuy nhiên, cơ quan khí tượng vẫn phải tiếp tục theo dõi sát hướng đi của bão số 5. Hiện khu vực Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua khu vực Bắc Bộ nối với vùng áp thấp nhiệt đới thành bão đang hoạt động trên khu vực phía bắc biển Đông. Dự báo trong hai ngày tới, toàn vùng tiếp tục có mưa rào rải rác về chiều tối và đêm; nền nhiệt 21-33 độ C

P. Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN

Việc xác định không mưa trong bảy ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long đang gây ồn ào trên phương tiện truyền thông. Làm dư luận đặc biệt chú ý. Thiên Sứ chịu mọi sự chỉ trích và hoài nghi. Hầu hết đều đặt vấn đề cơ sở khoa học cho khả năng ngăn mưa và yêu cầu có bằng chứng khoa học. Sở dĩ như vậy vì báo chỉ chỉ đưa lên một chuyện riêng lẻ. Thực ra với trang lyhocdongphuong.org.vn thì nó là "chuyện thường ngày ở huyện". Các bạn có thể xem những thông tin hoàn toàn có cơ sở khoa học của cơ quan khí tượng thủy văn trung ương về khả năng hạn hán ở Việt Nam vào ngày 5/7 2010 và sự xác định của Thiên Sứ trong những bài viết liên quan:

===============================================

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=760

IP: 113.22.61.96 | Bài viết #767

  Quote

Đại hạn tại miền Trung ngày càng khốc liệt

Thứ Hai, 05/07/2010 - 06:30

(Dân trí) - Miền Trung đang vật vã trong cơn đại hạn hán kéo dài. Theo cơ quan khí tượng thủy văn, dự báo trong tháng 7 này tình trạng khô hạn còn khốc liệt hơn nữa.

>> Người dân “oằn mình” trong đại hạn

Thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hạn hán kéo dài nhiều tháng qua ở miền Trung đã khiến hàng trăm nghìn ha lúa vụ hè thu có nguy cơ mất trắng. Mức thiệt hại ước tính lên tới gần 2.500 tỷ đồng. Trước tình trạng hạn hán nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ đã gửi công điện khẩn yêu cầu Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ để đưa ra dự báo, cảnh báo liên tục về tình hình khô hạn, thiếu nước. Dự báo hạn hán phải thông báo kịp thời tới các Bộ, ngành và địa phương liên quan để có giải pháp chủ động phòng, chống hạn. Theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hạn hán tại miền Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt trong tháng 7, thậm chí còn khốc liệt hơn nữa, bởi hình thế tạo bão, áp thấp nhiệt đới - tác nhân gây mưa trong đất liền vẫn chưa thấy xuất hiện ở biển Đông. Trong tháng 6, tổng lượng mưa về miền Trung chỉ bằng 10 - 20% so với mọi năm. Dự báo, vùng khô hạn nặng nhất là các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ và vùng Duyên hải Nam Trung bộ

Posted Image

Nông dân miền Trung đối mặt với nguy cơ mắt trắng mùa màng do hạn hán. (Ảnh: VFDJ)

Thực tế thời tiết nắng nóng, khô hạn trong những ngày qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ lúa hè thu và vụ mùa năm 2010 của các địa phương tại miền Trung. Nhiều diện tích lúa đã gieo cấy bị chết hoặc không thể gieo cấy. Cũng trong công điện khẩn gửi xuống các địa phương, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng bị hạn chỉ đạo các Sở NN&PTNT và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp chống hạn như: sử dụng nước tiết kiệm, đảm bảo cấp đủ nước dưỡng cho các diện tích lúa đã gieo cấy, diện tích có khả năng cấp nước cho canh tác lúa thì tranh thủ gieo trồng khi còn thời vụ... Đối với diện tích không đảm bảo nguồn nước, chủ động chuyển sang gieo cấy lúa mùa hoặc trồng cây lương thực ngắn ngày, trồng rau màu và các cây họ đậu có nhu cầu dùng nước ít; đồng thời có giải pháp cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và nước uống cho gia súc. Cũng để công tác chống hạn kịp thời, đảm bảo thời vụ, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương cho phòng, chống thiên tai, tạm ứng kinh phí từ các nguồn hợp pháp để chi cho công tác chống hạn. Trường hợp vượt quá khả năng của ngân sách địa phương phải báo cáo Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét việc hỗ trợ. Ngoài ra Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên cung cấp đủ điện phục vụ công tác chống hạn. Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã có thống kê sơ bộ thiệt hại và trình Thủ tướng phương án hỗ trợ kinh phí cho vụ hè thu tại miền Trung. Ước tính cần hơn 300 tỉ đồng phân bổ về các tỉnh, đặc biệt hỗ trợ Bắc Trung Bộ 185 tỉ đồng, duyên hải Nam Trung Bộ 115 tỉ đồng để phục vụ công tác bơm nước chống hạn; những vùng cây trồng xác định mất trắng cần nhanh chóng mua giống cấy lại.

Phạm Thanh

-----------------------------------

Dự báo của Thiên Sứ:

Nhanh thì ba ngày nữa, chậm không quá 8 ngày, toàn bộ những vùng hạn ở miền Trung sẽ có mưa - từ mưa vừa đến mưa to. Mưa kéo dài từ ba ngày đến hai tuần. Cần đề phòng lốc xoáy, mưa to bất thường...

===============================================

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...0349&st=760

IP: 113.22.61.96 | Bài viết #775

  Quote

Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn

(Dân trí) - Những luống ngô, luống lạc cháy khô; những cánh đồng trơ trơ đất trắng, nứt nẻ; những con đập trơ đáy... Cả huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) giữa mùa khô hạn khốc liệt khát cháy như một sa mạc.

Đại hạn tại miền Trung ngày càng khốc liệt

Người dân “oằn mình” trong đại hạn

Ngược lên huyện miền núi Hương Sơn những ngày nắng nóng khủng khiếp này mới thấm thía nỗi khốn cùng của người dân nơi đây trong cơn đại hạn. Chỉ mấy tháng trước đập Nội Tranh, “bầu sữa” của gần 100ha lúa, màu ở xã Sơn Lễ còn là một hồ mênh mông nước, vậy mà nay đã cạn trơ đáy.

Không còn là dự báo nữa, nắng hạn đang đẩy người dân ở nhiều xã của huyện Hương Sơn trước một vụ mùa thất bát. Đi đâu cũng thấy người dân làm hết sức để cứu lúa, cứu màu. Tất cả máy móc đến dụng cụ thủ công được huy động chống hạn. Nhưng không phải nơi nào người dân cũng còn hy vọng bởi có nơi hồ đập đã cạn trơ, những bờ mương dẫn nước đã trở thành những con chạch không một giọt nước. Nhiều gia đình đành bất lực để lúa chết khô cùng với nắng hạn.

Có lẽ thứ mà người dân Hương Sơn mong nhất lúc này là mưa. Những cơn mưa quý hơn vàng không biết bao giờ mới có!

Những hình ảnh về "sa mạc" Hương Sơn được PV Dân Trí ghi lại chiều ngày 5/7/2010.

Posted Image

Đập Nội Tranh chỉ còn là một ao nước

Nước cạn nên cả một hệ thống kênh dẫn nằm trơ trọi, chỉ thấy cỏ mua cháy khô và nứt nẻ. Cả một cánh đồng rộng lớn, kể cả một khu vực được cho là trũng nhất của xã Sơn Lễ, giống như một sa mạc, đất đai, cây cối, cỏ mua cháy khô. Một người dân Sơn Lễ nhìn những luống ngô đang cháy khô mà ngao ngán thốt lên: “Khô hạn thường xuyên xảy ra ở chỗ ni nhưng chưa bao giờ khốc liệt như rứa. Đến cỏ mua có sức chịu đựng rứa mà còn còn cháy khô, huống chi là lúa, màu không nước”.

Posted Image

Có thể cảm nhận được cuộc đại hạn ở Hương Sơn khi ngắm nhìn con sông Ngàn Phố chạy dọc theo Quốc lộ 8A ngược lên xã biên giới Sơn Kim 2. Cả một dòng sông rộng lớn, thuyền bè thường xuyên qua lại, đến đám lâm tặc cũng thường lợi dụng dòng nước để kết những bè gỗ thả về xuôi, những ngày này cũng cạn sạch. Từ ngã ba Nầm chạy ngược hơn chục km có thể lội bộ qua lại đôi bờ. Sông cạn người dân không phải dùng thuyền mà chạy thẳng cả những chiếc xe công nông xuống đáy sông khai thác cát.

Đi ngược lên phía thượng nguồn, đứng trên cầu Hàm Tân, xã Sơn Tây phóng tầm mắt dõi ngược theo hướng núi, sông Ngàn Phố chỉ còn là một con suối nhỏ, lộ rõ nhưng dải cát mịn màng.

Nhiều năm trước ruộng bậc thang trồng ngô, đậu xanh mướt dọc suốt hai bên bờ thượng nguồn sông Ngàn Phố đã tạo nên vẻ đẹp diệu kỳ, góp phần giúp Quốc lộ 8A đạt danh hiệu “con đường đẹp nhất Việt Nam”. Nhưng mùa hạn hán này những cảnh vật ấy đã không còn nữa. Những luống ngô, đậu héo khô, chết dần theo nắng nóng. Màu cát cuốn lấy màu cây khô càng tăng thêm cái khốc liệt của đợt đại hạn.

Posted Image

Những luống ngô bên bờ sông Ngàn Phố đang chết dần do nắng hạn

Văn Dũng - Bá Hải - Khánh Trình

----------------------------------------

Tôi hy vọng quẻ của tôi đúng: Nhanh thì ba ngày, chậm không quá 8 ngày sẽ mưa ở tất cả các nơi hạn hán trên đất Việt.

===============================================

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...349&st=780#

IP: 183.80.197.231 | Bài viết #788

  Quote

Thiên Sứ viết:

Nhanh thì ba ngày, chậm thì 8 ngày sẽ có mưa vừa đến mưa ở khắp các vùng hạn hán tại Việt Nam.

Cầu xin Thượng Đế phù hộ.

---------------------------------------------

Việt Nam có thể chịu nhiều mưa lớn

Hiện tượng La Nina đang dần hình thành trên khu vực Thái Bình Dương, sẽ làm mát không khí và gây mưa nhiều ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

> Nắng nóng thiêu đốt toàn cầu

"Theo sau sự suy giảm của hiện tượng El Nino hoành hành quanh Thái Bình Dương và đông Phi vào đầu tháng 5/2010, thì hiện tượng La Nina ở tầm trung đang phát triển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương", AFP trích tuyên bố của Tổ chức khí tượng thủy văn Thế giới (WMO) đưa ra hôm qua. "Hiện tượng này sẽ ngày càng mạnh lên trên diện rộng trong vòng vài tháng tới".

La Nina là một hiện tượng thời tiết khiến nhiệt độ nước biển lạnh bất thường tại vùng biển phía đông xích đạo của Thái Bình Dương.

Vào cuối năm 2008, La Nina đã gây nên tình trạng băng giá làm chết hàng chục người ở khắp châu Âu. Hiện tượng này cũng gây nên lượng mưa lớn ở Indonesia, Malaysia và Australia, cũng như hạn hán tại Nam Mỹ.

Posted Image

Cả Hà Nội ngập trong nước dưới trận mưa kỷ lục cuối năm 2008. Ảnh: Hoàng Hà.

Tại Việt Nam, năm 2008, La Nina khiến mùa hè mát mẻ hơn bình thường. Đặc biệt Hà Nội và khu vực lân cận chịu trận mưa kỷ lục trong vòng 40 năm. Mưa xối xả, liên tiếp trong nhiều ngày vào cuối tháng 10 với lưu lượng xấp xỉ 1.000 mm đã nhấn chìm phần lớn diện tích của thủ đô.

Theo bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cũng như khu vực Thái Bình Dương, La Nina tác động đến Việt Nam sẽ khiến nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, mưa và bão cũng nhiều hơn.

Theo WMO, cả La Nina và hiện tượng đối nghịch của nó là El Nino (tăng nhiệt độ nước biển bất thường ở vùng trung tâm và phía đông xích đạo của Thái Bình Dương) đều phá vỡ những mô hình thời tiết thông thường và gây tác động khó lường trên diện rộng tới nhiều nơi trên thế giới.

Người đứng đầu Văn phòng khí hậu và nước thuộc WMO, Rupa Kumar Kolli, nói: "Thông thường La Nina sẽ gây nên mùa mưa bão lớn tại các vùng châu Á và Australia. Nó cũng gây nên những cơn bão dữ dội tại khu vực nhiệt đới Đại Tây Dương. Vì vậy nó sẽ mang tới những nguy hiểm tiềm ẩn".

Tuy nhiên, Kolli cũng cho biết thêm nếu La Nina thực sự hình thành, nó sẽ làm giảm nhiệt độ không khí đang thiêu nóng nhiều khu vực trên thế giới trong những ngày qua, trong đó có Việt Nam.

Thùy Minh - Như Trang

---------------------------------------------

LỜI TIÊN TRI 2010

Đại ý: Nắng hạn nửa đầu năm, úng lụt nửa cuối năm....

Lạy Chúa! Lũ lụt ở Viêt Nam ít thôi.

===============================================

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...349&st=780#

IP: 123.19.127.223 | Bài viết #800

  Quote

13/7: Bắc Bộ mưa trên diện rộng

Thứ hai, 12/07/2010, 16:41(GMT+7)

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết, ngày mai (13/7) nắng nóng ở Bắc Bộ sẽ chấm dứt; riêng các tỉnh bắc và trung Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài 2 nữa. Đêm nay, chỉ duy nhất vùng từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế không có mưa…

Ngày hôm qua (11/7), nắng nóng diện rộng tiếp tục diễn ra ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh bắc và Trung Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến là 36 - 38 độ, một số nơi cao hơn như Lạc Sơn (Hòa Bình) 39,8 độ; Quỳ Hợp (Nghệ An) 41,1 độ; Tây Hiếu (Nghệ An) 40,8 độ; Hương Khê (Hà Tĩnh) 39,8; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 39,4 độ…

Hôm nay (12/7) nắng nóng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ giảm dần, nền nhiệt cao nhất trong ngày phổ biến trong khoảng 35 - 36 độ, có nơi trên 37 độ; các tỉnh bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt, nhiệt độ phổ biến 36 - 38 độ, một số nơi cao trên 39 độ…

Dự báo ngày 13/7, nắng nóng ở Bắc Bộ sẽ chấm dứt; riêng các tỉnh bắc và trung Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài 2 nữa, với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 37 độ, có nơi trên 38 độ.

PV

-----------------------------------------------------

Hôm nay ngay buổi trưa ở miền Trung nắng có 30 độ (Theo thông báo nhiệt độ ở phi trường). Mặc dù chậm hơn hai ba ngày so với dự báo của tôi, nhưng có mưa là tốt rồi! So với dự báo của KTTV lúc đầu là nắng nóng gay gắt hết tháng Bẩy.

===============================================

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...349&st=800#

IP: 123.19.127.223 | Bài viết #802

  Quote

Nội dung trích dẫn(Thiên Sứ @ Jul 5 2010, 07:18 AM)

Posted ImageĐại hạn tại miền Trung ngày càng khốc liệt

Thứ Hai, 05/07/2010 - 06:30

(Dân trí) - Miền Trung đang vật vã trong cơn đại hạn hán kéo dài. Theo cơ quan khí tượng thủy văn, dự báo trong tháng 7 này tình trạng khô hạn còn khốc liệt hơn nữa.

>> Người dân “oằn mình” trong đại hạn

Thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hạn hán kéo dài nhiều tháng qua ở miền Trung đã khiến hàng trăm nghìn ha lúa vụ hè thu có nguy cơ mất trắng. Mức thiệt hại ước tính lên tới gần 2.500 tỷ đồng. Trước tình trạng hạn hán nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ đã gửi công điện khẩn yêu cầu Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt chẽ để đưa ra dự báo, cảnh báo liên tục về tình hình khô hạn, thiếu nước. Dự báo hạn hán phải thông báo kịp thời tới các Bộ, ngành và địa phương liên quan để có giải pháp chủ động phòng, chống hạn. Theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hạn hán tại miền Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt trong tháng 7, thậm chí còn khốc liệt hơn nữa, bởi hình thế tạo bão, áp thấp nhiệt đới - tác nhân gây mưa trong đất liền vẫn chưa thấy xuất hiện ở biển Đông. Trong tháng 6, tổng lượng mưa về miền Trung chỉ bằng 10 - 20% so với mọi năm. Dự báo, vùng khô hạn nặng nhất là các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ và vùng Duyên hải Nam Trung bộ

Posted Image

Nông dân miền Trung đối mặt với nguy cơ mắt trắng mùa màng do hạn hán. (Ảnh: VFDJ)

Thực tế thời tiết nắng nóng, khô hạn trong những ngày qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ lúa hè thu và vụ mùa năm 2010 của các địa phương tại miền Trung. Nhiều diện tích lúa đã gieo cấy bị chết hoặc không thể gieo cấy. Cũng trong công điện khẩn gửi xuống các địa phương, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng bị hạn chỉ đạo các Sở NN&PTNT và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp chống hạn như: sử dụng nước tiết kiệm, đảm bảo cấp đủ nước dưỡng cho các diện tích lúa đã gieo cấy, diện tích có khả năng cấp nước cho canh tác lúa thì tranh thủ gieo trồng khi còn thời vụ... Đối với diện tích không đảm bảo nguồn nước, chủ động chuyển sang gieo cấy lúa mùa hoặc trồng cây lương thực ngắn ngày, trồng rau màu và các cây họ đậu có nhu cầu dùng nước ít; đồng thời có giải pháp cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và nước uống cho gia súc. Cũng để công tác chống hạn kịp thời, đảm bảo thời vụ, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương cho phòng, chống thiên tai, tạm ứng kinh phí từ các nguồn hợp pháp để chi cho công tác chống hạn. Trường hợp vượt quá khả năng của ngân sách địa phương phải báo cáo Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét việc hỗ trợ. Ngoài ra Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam ưu tiên cung cấp đủ điện phục vụ công tác chống hạn. Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã có thống kê sơ bộ thiệt hại và trình Thủ tướng phương án hỗ trợ kinh phí cho vụ hè thu tại miền Trung. Ước tính cần hơn 300 tỉ đồng phân bổ về các tỉnh, đặc biệt hỗ trợ Bắc Trung Bộ 185 tỉ đồng, duyên hải Nam Trung Bộ 115 tỉ đồng để phục vụ công tác bơm nước chống hạn; những vùng cây trồng xác định mất trắng cần nhanh chóng mua giống cấy lại.

Phạm Thanh

-----------------------------------

Dự báo của Thiên Sứ:

Nhanh thì ba ngày nữa, chậm không quá 8 ngày, toàn bộ những vùng hạn ở miền Trung sẽ có mưa - từ mưa vừa đến mưa to. Mưa kéo dài từ ba ngày đến hai tuần.

Cần đề phòng lốc xoáy, mưa to bất thường...

-------------------------------

Xem lại thì bài viết của tôi vào ngày mùng 5 tháng 7. Đến 13/ 7 vửa đúng tám ngày. Vậy là không chậm nhiều như tôi tưởng tượng - do công việc nhiều quá, thời gian trôi đi trong tôi hơi chậm, đồng hồ sinh học bị sai http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/smile.gif .

Thế là thoát nạn, chứ nắng nóng hết tháng 7 như dự báo ban đầu của Khí tượng thủy văn TW thì chắc tiêu mất:

  Quote

Theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hạn hán tại miền Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt trong tháng 7, thậm chí còn khốc liệt hơn nữa, bởi hình thế tạo bão, áp thấp nhiệt đới - tác nhân gây mưa trong đất liền vẫn chưa thấy xuất hiện ở biển Đông.

Nhưng bây giờ phải lo chống lũ lụt trong năm đi là vừa. Cần xem xét lại và có biện pháp, không để các vụ việc xả lũ ở các đập thủy điện thành thủy hại như năm ngoái.
===============================================

Kính thưa quí vị quan tâm

Như vậy, với dự báo đầy tính khoa học và không cần phải "tét" của Khí tượng thủy văn :

  Quote

Theo TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hạn hán tại miền Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt trong tháng 7, thậm chí còn khốc liệt hơn nữa, bởi hình thế tạo bão, áp thấp nhiệt đới - tác nhân gây mưa trong đất liền vẫn chưa thấy xuất hiện ở biển Đông.

Thì lời dự báo ngay sau đó của tôi chính xác hơn nhiều. Chỉ 8 ngày sau, mưa toàn cõi Việt Nam và chẳng thấy khốc liệt với hạn hán đâu cả. tuy nhiên, không thấy ai bảo tôi là "dị hợm" - í lộn - "dị nhân" trong trường hợp này. Đây cũng chỉ là một thí dụ. Bởi vì báo chí không đưa lên.
10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm vừa phải thân mến.

Qua thí dụ trên về dự báo sẽ khôing xảy ra hạn hán nặng ở Việt Nam - mang tính quy mô toàn quốc, mà lời dự báo này hoàn toàn ngược 180 độ với dự báo của Khí tượng thủy văn TW. Dự báo của khí tượng thủy văn TW thì chẳng ai thắc mắc về tính khoa học của nó mà đòi kiểm chứng, "tét", kiểm tra, thí nghiệm cả. Nhưng rõ ràng thực tế kiểm chứng trong trường hợp này thì dự báo của Lý học Đông phương chính xác và thực tế khách quan đã chứng minh. Tính quy mô toàn quốc của dự báo trên so với tính cục bộ - chỉ nắng ở Hanoi trong bẩy ngày đại lễ thì rõ ràng là quy mộ dự báo của đại lễ tỏ ra khiêm tốn hơn nhiều (Thiên Sứ tôi vốn khiêm tốn :D ). Nhưng chỉ vì nó là đại lễ nên được chú ý hơn mà thôi.

Đây chỉ là một ví dụ để trả lời cho các quí vị quan tâm quá đáng cứ đòi "tét" và kiểm chứng khoa học cho thông tin của tôi về thời tiết trong đại lễ 1000 năm Thăng Long. Quí vị có thể tìm nhiều thông tin khác tương tự ở web này.

Chúc quí vị quan tâm quá đáng có cuộc tham dự lễ hội có một thời tiết nắng đẹp để quay phim chụp ảnh, trời hơi se lạnh có thể mặc ves cho lịch sự.

Nếu mưa thì buồn quá nhỉ http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif .

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua ở VNN tôi có trình bày khái quát nguyên lý sự tác động của ý thức với thực tại môi trường. Bởi vì sự giải thích ở VNN chỉ trả lời từng câu hỏi, nên nó không mang tính hệ thống và bị rời rạc và nó chỉ có trả lời ngắn trong khi cần giải thích một hiện tượng phức tạp. Đại ý như sau:

* Sự tác động của ý thức với vật chất đã được thừa nhận có tính minh triết từ ngàn xưa dù theo quan điểm triết học nào - quen gọi là duy tâm, hay duy vật. Việc dẫn chứng sự tác động của ý thức với hạt cơ bản trong thí nghiệm lượng tử, chỉ là thí dụ được công nhận trong giới khoa học cho dễ hiểu. Bản thân tôi theo quan niệm của Lý học Đông phương không cho rằng hạt cơ bản là cấu trúc cuối cùng có thuộc tính vật chất (Bởi vậy tôi xác định "Không có hạt của Chúa").

* Thí dụ khái niệm "Khí" trong Lý học là một thực tại vật chất mà tri thức khoa học hiện đại thừa nhận, qua thực tế điều trị Đông Y cụ thể là khoa châm cứu - và là khái niệm phổ biến thuộc mọi lĩnh vực trong phạm trù Lý học Đông phương: từ khởi nguyên vũ trụ, thiên văn, phong thủy, tứ trụ, đông y......Qua đó dẫn đến một suy nghiệm hợp lý thấy rằng còn nhiều trạng thái tồn tại của vật chất mà tri thức khoa học hiện đại chưa xác minh được.

* Vật chất tự nó không nhận thức được nó. Vậy phải có một trạng thái vượt trội tương tác với mọi sự tồn tại và vận động của vật chất (kể cả những thuộc tính vật chất chưa được biết tới).

* Con người biết được qui luật của tự nhiên thì sẽ đem sự hiểu biết ấy phục vụ cho quyên lợi con người. Luận điểm này hoàn toàn chính xác. Nhưng như thế nào là biết được qui luật của tự nhiên thì lại là cả một quá trình tiến hóa của nhận thức trong văn minh nhân loại. Nhân thức tự nhiên của quá khứ, không phải của ngày hôm nay, và không phải của 500 năm sau....đại để vậy.

* Lý học Đông phương đã đưa ra những khái niệm về những trạng thái tồn tại của vật chất - thí dụ như khái niệm "khí" ở trên, mà khoa học hiện đại chưa xác định được - chứng tỏ một khả năng nhận thức bản chất vật chất vượt trội. Những phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học về tính nhất quán, tính hệ thống, tính quy luật, khách quan và khả năng tiên tri. Thí dụ: Phong thủy, Tử Vi, bốc dịch....vv.......Đây chính là lý thuyết thống nhất mà tri thức khoa học hiện đại đang mơ ước. Như vậy, tính ứng dụng của sự nhận thức vượt trội này đã tồn tại trên thực tế của văn minh Đông phương, mặc dù nguyên lý lý thuyết đã thất truyền. Và nó đang trong quá trình phục hồi bởi những nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương. Hội thảo: Phong thủy là khoa học là một hiện tượng thể hiện quá trình phục hồi này.

* Con người khi ứng dụng phương pháp không cần hiểu biết sâu về nguyên lý lý thuyết và cơ chế tương tác. Thí dụ người thợ sửa xe xuất sắc không có nghĩa là hiểu được các nguyên lý lý thuyết tổng hợp hình thành cái xe và các bộ phận cần sửa.

* Như vậy, vấn đề là sự ứng dụng phương pháp (vì dụ như thiền định, tập trung tư tưởng) tương tác giữa ý thức con người với tự nhiên hoàn toàn có cơ sở lý thuyết về tính hợp lý.

* Vì là phương pháp bắt nguồn từ một lý thuyết đã thất truyền và giống như mọi phương pháp ứng dụng của khoa học hiện đại, nên không phải lúc nào cũng thành công và nó có hiệu quả ứng dụng của nó. Thí dụ như ngày nay, về lý thuyết và cả thực tế con người đã lên mặt trăng, nhưng không phải cứ muốn bay lên lúc nào thì bay và không phải không có lúc thất bại.

* Hoàn toàn không có vấn đề tâm linh nào trong cơ chế tương tác của ý thức được tổng hợp bởi khả năng nhận thức với điều kiện thiên nhiên (Tôi không coi ý thức là phi vật chất với định nghĩa "Vật chất là tất cả mọi dạng tôn tại chứa năng lương có khả năng tương tác").

Như vậy, tôi cũng có thể không thành công trong việc bảo đảm không mưa bẩy ngày trong đại lễ. Nhưng mọi việc còn ở phía trước và tôi không muốn thất bại. Việc thông tin về thời tiết trong đại lễ là việc "thường ngày ở huyện" trong web này. Báo chí chú ý đưa lên - rất cảm ơn. Vì lần đầu tiên một thông tin về thời tiết ở đây được vinh dự chú ý của dư luận. Tất nhiên tôi đã nói công khai thì quyết tâm thực hiện. Cách diễn đạt của báo chí và của tôi có thể chênh lệch về một số ngôn từ diễn đạt và do khuôn khổ có hạn của bài báo nên có thể không rõ một số ý. Nhưng nội dung là tôi đã thông báo trên web này rằng: "Thời tiết tại Hanoi trong bảy ngày đại lễ sẽ nắng đẹp để quay phim chụp ảnh, tiết trời se lạnh để có thể mặc ves và thắt cà vạt. Trong đó có ngày lễ hội chính". Khi phương tiện thông tin đại chúng đã đưa lên thì vì tính nhất quán và tính thực tế của thông báo tôi thừa nhận quyết tâm thực hiện. Kết quả cuối cùng quí vị có thể chứng nghiệm.

Nếu như thông báo khả năng không xảy ra bão lớn tấn công từ biển Đông của Việt Nam vào đất liền trong 20 ngày - như bài viết trên đây, trong topic này - thì rất có khả năng cả 10 ngày đại lễ và trước sau một ngày với diện trời nắng đẹp, mát mẻ bao trùm toàn quốc, chứ không giới hạn chỉ khu vực Hanoi. Với tôi lúc này bảy ngày nắng đẹp và mát mẻ tại khu vực Hanoi là chắc ăn hơn cả.

Tôi chẳng thánh thần di nhân gì cả. Vẫn bia tươi với heo mọi giả chồn nhậu tỳ tỳ, thấy người đẹp cũng vẫn ngả nón chào lịch sự, mặc dù không quen.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản chất của việc dự đoán này của thầy Thiên Sứ chẳng có gì xa lạ với những người quan tâm trên lyhocdongphuong.org.vn và đúng là đã thành "chuyện thường ngày" rồi. Vấn đề chỉ là mấy nhà báo họ giật những cái tít không thân thiện, khiến độc giả sửng sốt.

Thí dụ: Dị nhân thề đuổi mưa...

THứ nhất, thầy TS không có gì kì dị để gọi là dị nhân cả vì "Vẫn bia tươi với heo mọi giả chồn nhậu tỳ tỳ, thấy người đẹp cũng vẫn ngả nón chào lịch sự, mặc dù không quen", mặc dù hướng nghiên cứu và tâm huyết mấy mươi năm về lý học của bờ nam dương tử của thầy đã vượt tầm thời đại rồi. Và cũng vì thế không thể đuổi bão hay chống biến đổi khí hậu (đang nói về thời tiết mà có độc giả trèo sang cả khí hậu thì đến chết) vì thầy TS làm "dự báo" nhưng tỉ lệ "dự báo" của thầy chắc ăn hơn KHí tượng thủy văn nhà nước.

Thứ hai, qua những lần tiếp xúc với thầy và cả nội dung bài viết, tôi chắc chắn không bao giờ thầy dùng chữ "Thề". Cái chữ này nó nặng nề và cực đoan lắm, trừ trường hợp chuyện tình yêu đương thôi. Quyết tâm minh chứng sử Việt đã làm đơn độc bao lâu nay và không từ mọi gian truân, (cả 2 cha con ăn mỳ gói để làm sách) thì đến giờ này làm sao cần phải thề bồi mấy chuyện vớ vẩn này.

Thứ ba, cái cốt lõi và xuyến suốt cũng là mục tiêu tối thượng của mọi công trình nghiên cứu của thầy TS là để VINH DANH VĂN HIẾN VIỆT 5000 NĂM thì lại không báo nào khai thác hoặc ít khi nhắc tới. Người đọc cũng chỉ thích cái "dị nhân", cái "đuổi mưa" mà không đặt câu hỏi về "5000 năm". Người đọc cứ hỏi về 5000 năm đi, rồi mới sáng mắt ra, lúc đó rùm beng cũng chưa muộn.

Cuối cùng, lẽ ra tên bài báo là "Chuyên gia lý học tiên tri không mưa..." thì mọi thứ đã êm thấm hơn và nếu không may thầy TS đổi ý cho mưa suốt 1 tuần đại lễ thì các báo cũng đỡ vạ miệng.

Bức xúc quá nên có vài lời tâm sự.

Còn đâu thầy TS uống bia tươi với heo mọi giả chồn thì cho con xin 1 suất hầu bia.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão số 5 suy yếu rồi tan dần

Thứ Sáu, 10/09/2010 - 11:35

(Dân trí) - Sau khi đi vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), bão số 5 suy yếu thành một vùng áp thấp và không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta

Posted Image

Bão số 5 không ảnh hưởng đến Việt Nam (Ảnh: NCHMF)

Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 4h sáng nay 10/9, bão số 5 đã đi vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), vị trí tâm bão ở vào khoảng 25,0 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển tỉnh Phúc Kiến. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Đến 4h ngày mai 11/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 29,1 độ Vĩ Bắc; 119,1 độ Kinh Đông, trên địa phận tỉnh Triết Giang. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.

Như vậy, bão số 5 không còn khả năng ảnh hưởng đến nước ta.

P. Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG BÁO VỀ THỜI TIẾT HANOI NGÀY 4 8 VIÊT LICH.

Chiều hoặc gần nửa đêm ngày mai tại Hanoi sẽ có mưa vừa đến mưa to. Nhưng không gây ngập lut.

Quyết định về dự báo này sẽ có thể cải chính vào 17g 30 chiều mai.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

THÔNG BÁO VỀ THỜI TIẾT HANOI NGÀY 4 8 VIÊT LICH.

Chiều hoặc gần nửa đêm ngày mai tại Hanoi sẽ có mưa vừa đến mưa to. Nhưng không gây ngập lut.

Quyết định về dự báo này sẽ có thể cải chính vào 17g 30 chiều mai.

con vừa xủ được quẻ tử-đại an giờ giáp tý ,ngày giáp tý ,tháng ất dậu

như vậy ngày mai sẽ có mưa to vào khoảng giờ ngọ đến giờ mùi ( 11h ==>15h)

khả năng có mưa vào giờ mùi cao hơn (13h)

có lẽ cơn mưa kéo dài 45' nên chưa đến mức ngập đường :D

kính thầy

:D tuấn dương :D

Share this post


Link to post
Share on other sites
  tuấn dương said:

con vừa xủ được quẻ tử-đại an giờ giáp tý ,ngày giáp tý ,tháng ất dậu

như vậy ngày mai sẽ có mưa to vào khoảng giờ ngọ đến giờ mùi ( 11h ==>15h)

khả năng có mưa vào giờ mùi cao hơn (13h)

có lẽ cơn mưa kéo dài 45' nên chưa đến mức ngập đường :D

kính thầy

:D tuấn dương :D

:D . Sau 17g 30 tôi sẽ giải thích. Nếu tôi im lặng thì mọi việc "Vũ như Cẩn" - tức là vẫn có mưa vừa đến mưa to và phải sau 17g 30.

Share this post


Link to post
Share on other sites

THỦY KHÍ SUY?

Hiện tượng và những mối liên hệ tương tác.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nói:

Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ.

------------------------------

Nghệ An: Cá chết bất thường dạt vào trắng bãi biển Cửa Lò

Thứ Sáu, 10/09/2010, 20:25 (GMT+7)

TTO - Ngày 10-9, hàng nghìn con cá mòi chết bất thường tiếp tục bị sóng đánh dạt vào bãi tắm Cửa Lò và bờ biển thị xã Cửa Lò (Nghệ An) gây mùi hôi tanh, thối nồng nặc.

Posted Image

Cá chết dạt vào bờ biển Cửa Lò cùng rác gây mùi hôi thối - Ảnh: Nguyên An

Trước đó, rạng sáng 8-9, có khoảng 1 tấn cá chết dạt vào bãi tắm và kéo dọc dài khoảng 4km bờ biển Cửa Lò. Cá chết bất thường trên chủ yếu là cá mòi, có con nặng hơn 1kg. Người dân đã ra vớt hàng tạ cá đem về nhà, UBND thị xã Cửa Lò đã thông báo, khuyến cáo người dân không được ăn, dùng số cá chết vớt được trên biển để tránh ngộ độc.

Posted Image

Người dân đang nhặt cá chết bất thường dạt vào bãi tắm biển Cửa Lò (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) - Ảnh: Nguyên An

Ngay từ sáng 8-9, UBND thị xã đã gửi mẫu cá chết đến Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Nghệ An xét nghiệm tìm nguyên nhân cá chết. Tuy nhiên đến ngày 10-9, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An vẫn chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến hơn một tấn cá chết bất thường trên biển dạt vào Cửa Lò. Trong khi đó cá chết vẫn đang tiếp tục dạt vào bãi tắm và bờ biển.Đến chiều tối 10-9, cơ quan chức năng và người dân ở thị xã Cửa Lò đã nỗ lực tiếp tục thu gom, dọn vệ sinh hàng nghìn con cá chết thối trên bãi tắm, bờ biển.

NGUYÊN AN

----------------------------

Cá mòi là loài cá đặc sản của mùa hè. Phân loại loài cá thuộc Thủy theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cá mòi thuộc nhóm Mộc đới Hỏa trong Thủy. Hỏa trong Thủy quá vượng nên cá mòi xuất hiện vào gần giữa Thu. Hiện tượng này cho thấy Thủy khí bị suy. Đây là một trong những yếu tố khiến tôi tự tin hơn trong việc Đại Lễ hội 1000 năm Thăng Long hiệu ứng gây mưa rất thấp. Khả năng ngăn mưa là rất cao. Hiệu ứng bão lớn vào Việt Nam cuối năm nay cũng rất thấp.

Nhưng có điều sang năm cần đề phòng hạn nặng trên thế giới, do Hỏa khí quá vượng. Mọi chuyện sẽ xét sau.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

11h21' - Trời đang mờ mịt! Chiều về lại ướt như chuột mất thôi! +____+

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Từ “Hoả sinh Thuỷ” đến trận phục thù của Thần Hạn hán

11/09/2010 06:44:23

Posted Image - Nước là ngọn nguồn của sự sống, lửa làm chín thức ăn tạo trí khôn cho con người. Nhưng những tác động “chinh phục thiên nhiên” bất quy tắc bấy nay đã bộc lộ thành những biến động thảm khốc về thời tiết. Phá rừng, “đào sông xẻ núi, hoặc làm thuỷ điện tràn lan đã bộc lộ thành nguyên nhân của cả hạn hán lẫn lũ lụt. Chữ “thiên tai” dường như đã bị che khuất bởi từ “nhân họa”.

Trận hạn hán thiên niên kỷ

Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti (1), hơn 700 người Moscow đã chết mỗi ngày, ông Adrei Selsovsky, đứng đầu ngành y tế của thủ đô nước Nga cho hay tại một cuộc họp báo vào những ngày nóng nhất giữa tháng Tám 2010. Nắng nóng bất thường và không khí ô nhiễm do cháy rừng, làm dân cư khó thở và chảy nước mắt đã dẫn đến thậm chí tử vong cho các bệnh nhân tim mạch, đường hô hấp

Trẻ em là đối tượng gây lo lắng cho các chuyên gia y tế vì chúng chịu ảnh hưởng lớn nhất của cái nóng chưa từng có từ ngày nước Nga định hình cách đây một thiên niên kỷ, và lá phổi nhỏ bị “hun” trong một bầu không khí ngột ngạt, khét mùi cháy chưa từng được biết đến. Nhìn chung, cả thủ đô đã có hàng tuần hít phải khói độc, khí độc do cháy những cánh rừng trong tỉnh Moscow.

Posted Image

Cháy rừng ở Nga.

Posted Image

Và cảnh trong phim hợp tác Xô - Việt “Cóc kiện trời”, 1959.

Các kênh thông tin nước ngoài như Reuters, Guardian cho rằng, vì thủ tướng Putin không muốn người ta cho rằng các đám cháy đã trở thành một tai hoạ, các bác sĩ Nga đã bị doạ đuổi việc, nếu họ chẩn đoán nguyên nhân cho bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu là do “nóng quá” hay “bị đột quỵ do nóng”, đài Tiếng vang Moscow (Echo of Moscow) xác nhận tin này (2).

Điều hẳn phải được rút ra trong đợt thiên tai khủng khiếp này, với người dân Nga, là “trời phạt” đối với những hành động "chinh phục thiên nhiên” không cân nhắc hậu quả.

Nguyên nhân của cháy rừng ở Nga, theo Viện trưởng Viện các vấn đề nước trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, Danilov – Danilian, là “quá trình tiêu diệt các đầm nước (boloto). Nó được bắt đầu từ thời Stalin và được tiếp tục dưới thời Khrushev và Breznev”.Danilov – Danilian, từng là Bộ trưởng Môi trường và tài nguyên của Nga từ năm 1991 đến 1996, cho rằng các chính quyền trên đã làm khô cạn các đầm để cùng một lúc, khai thác nhiên liệu (than bùn – torph), mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, và ... truyền bá ý thức hệ.

Hãng thông tấn Lenta.ru trích lời của Danilov – Danilian rằng, muỗi, rắn rết, ếch nhái ... từng bị cho là “đối tượng phản động”, và trên các đầm lầy không thể tiến hành các cuộc học tập chính trị và họp đảng, đoàn ...”(3)

Các nguồn tin ôn hoà hơn thì nhấn mạng rằng kể từ khi tìm được khí đốt ở phía Bắc nước Nga những năm 1950, việc rút nước khỏi các đầm lầy đã chấm dứt. Chính phủ Nga đã dự toán sử dụng trong ba năm từ 20 – 25 tỉ rúp (khoảng 800 triệu USD) để bơm nước trở lại vào các mỏ than bùn, cũng là các đầm lầy bị làm khô đã hơn nửa thế kỷ nay.

Để so sánh, theo các nguồn chính thức của Nga, thiệt hại do đợt nắng nóng, cháy rừng vừa rồi được đánh giá là khoảng 450 tỉ rúp. Thiệt hại này, theo các nhà quan sát, sẽ tăng lên, vì các quan đầu tỉnh (gubernator) của Nga đã vin vào lý do chữa cháy rừng và bơm nước đầy các đầm lầy để “xin” tiền ngân sách (4).

Các nhà bác học như Danilov – Danilian thì chỉ ra rằng lượng nước cần có để làm cân bằng độ ẩm của các đầm lầy như cũ sẽ nhiều hơn khối lượng nước mà dòng Vonga vẫn đổ ra biển hàng năm, thậm chí nhiều hơn cả lượng nước mà các dòng sông trên lãnh thổ châu Âu của nước Nga vẫn đổ ra biển (5).

Những quân cờ đô mi nô của thần Khí hậu?

Cùng lúc, tại các nước châu Á như Trung Hoa, Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên ... lũ lụt hoành hành. Hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà cửa. Chính phủ Pakistan cho rằng đây là trận lụt khủng khiếp nhất trong lịch sử nước này.Còn cơ quan khí tượng thuỷ văn Trung Quốc cho rằng sau trận lụt được so sánh với thiên tai tương tự từng xảy ra ở đây mùa hè năm 1998, cướp đi hơn 4000 nhân mạng, nước này vẫn còn phải đối mặt với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thất thường trong thời gian tới. Thiệt hại do thiên tai ở Trung quốc tính ở đầu tháng Tám là 52 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5 tỷ euro) (6). 2,43 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 357 triệu USD) đã được Bắc Kinh chi cho công tác phòng chống lũ lụt và hạn hán (7).

Điều quan trọng hơn là một số nhà khoa học nước ngoài đã gắn hiện tượng nóng nắng bất thường ở Nga với lũ lụt ở châu Á.

Posted Image

Lụt ở Pakistan

Kevin Trenberth, chuyên gia phân tích của Trung tâm Khí tượng Hoa Kỳ (U.S. National Climate Centre) cho rằng: “ ... Nếu lưu chuyển khổng lồ của gió mùa hoành hành ở một nơi, hậu quả của nó sẽ bộc lộ cả ở những nơi khác”.Ông cho rằng khi cháy rừng trở thành hiện tượng phổ biến, và không thể kiểm soát nổi, nhiệt độ không khí sẽ vượt xa giá trị trung bình của nó trong một thời gian dài. Như ở Nga vừa qua, dung sai này đã vượt quá ngưỡng 7 độ Celsius trong một thời kỳ khá lâu.

Không khí bị gió mùa đẩy lên lớp trên của khoảng không sẽ tìm đường đi xuống một vùng trời khác. Trong trường hợp nước Nga, sau khi khối gió mùa khổng lồ tạo nên tầng không khí mới trên bầu trời, các luồng áp suất cao được tạo ra, làm cho các đợt không khí nóng ào tới. Bên cạnh các tầng áp cao, không khí bắt đầu hạ xuống, cản trở các đám mây định hình.

Các hình thái lưu chuyển không khí này là thông thường, nếu không bị tăng cường bởi nhiệt độ cao của nước biển, mà một trong những nguyên cớ là hiệu ứng trái đất nóng lên.

Ví dụ, biển Bắc Ấn Độ đã ấm lên khoảng 2 độ Fahrenheit (khoảng 1,1 độ C) so với những năm 1970. Nước biển nóng làm thoát ra nhiều khí ẩm hơn lên thinh không, làm cho những cơn mưa gây bởi gió mùa tăng lên.

Trenberth còn chỉ ra sự liên hệ của hiện tượng El Nino gần đây như chu trình nóng lên của nước vùng nhiệt đới của khu vực trung tâm và phía tây của Thái Bình Dương, có thể cũng là nguyên nhân tăng nhiệt độ của nước biển Ấn Độ Dương.

Các chuyên gia có cùng một hướng tư duy với Trenberth có thể kể tên Jeff Masters, giám đốc về khí tượng của Trang điện tử Khí hậu ngầm (Weather Underground website), người cho rằng 2010 có thể là năm nóng nhất với nhiều nước, kể từ cuối những năm 1880.

Nhiều nhà bác học khác, như Rosanne D’Arrigo, giáo sư Đại học Tổng hợp Columbia, cũng gắn các thiên tai ở Nga và Pakistan như các đợt nóng, hạn hán, lụt lội vào dịp gió mùa, với hiện tượng nóng lên của quả đất.

Deke Arnt, đứng đầu Chi nhánh Giám định khí hậu của Trung tâm dữ liệu khí hậu Hoa Kỳ (National Climatic Data Center) cũng cho rằng các đám cháy có thể do các đợt gió mùa gây ra.

Càng nghèo, càng cơ cực

Gần đây, trời Moscow đã lạnh hơn, có mưa, nhưng người Nga luôn nhớ hơn rằng, than bùn dưới lòng đất luôn âm ỉ cháy để chờ dịp bùng lên. Vì đây đó trên đất nước Nga rộng lớn, nhiều cánh rừng đại ngàn vẫn đang bùng bùng cháy. Đã xuất hiện cả những dịch bệnh nhiệt đới như bệnh sốt do muỗi vùng sông Nile (!).

An toàn lương thực quốc tế bị đảo lộn do tổng thống Putin đột ngột ra quyết định không xuất khẩu lúa mỳ (8). Nhiều nguồn tin phương tây tỏ ra sửng sốt trước quyết định này, vì Nga là một trong những nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên điều này cũng có thể đoán trước, vì vụ mùa vừa qua ở Nga, đến cả khoai tây cũng không mọc nổi. Truyền thông các nước đều lo lắng vì các biến động thị trường – giá cả do ảnh hưởng thiên tai liên tiếp trên toàn lục địa Á – Âu.

“Bà mẹ thiên nhiên đang xuống tay dữ dằn (Mother Nature is playing a very evil hand), và bao giờ cũng là những người nghèo phải khốn khổ, điêu linh nhất”, Peter McGuire, giám đốc của Công ty thị trường toàn cầu CWA Global Markets Pty nhận định trên tờ Bloomberg, chuyên phân tích các thông số biến động thị trường thế giới (9).

Ai đã “hô phong hoán vũ”?

Còn trung tâm dự báo khí tượng Trung Hoa cho biết nước này sẽ còn đối mặt, chí ít, với hiện tượng La Nina, ngược với El Nino mà ta đề cập ở trên. Nhưng vấn đề là nguyên nhân nào đã dẫn đến 28 tỉnh ở Trung quốc bị thuỷ thần (lũ lụt) thăm viếng, trong khi 2/3 tổng số thành phố lại bị “nữ thần hạn hán” ám ảnh?Các nhà khoa học Trung Hoa nghiêng sang xu thế “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, không cho rằng hẳn mưa lụt đến từ “trời Tây”. Họ liệt kê một “núi” ẩn hoạ: mưa dai dẳng dẫn đến lở đất đá (10), nạn phá rừng từ thời “đại nhảy vọt” và xây dựng tràn lan các công trình thuỷ điện gây cả khô hạn lẫn lũ lụt (11). Các nhà quan sát nghĩ hiện tượng này là “nhân họa” hơn là thiên tai.

Đồng thời, sự kiện mực nước các sông Trường Giang/Dương Tử và sông Hán vừa qua cùng dâng cao ở mức báo động làm cho những nước láng giềng phía nam của Trung Hoa không khỏi liên tưởng đến hiệu ứng “thượng điền tích thuỷ hạ điền khan”, khi “vương quốc của thuỷ thần” các sông Hồng Hà và Mê Kông ngày càng bị cạn kiệt.

Những nỗ lực “dời sông xẻ núi”, “hô phong hoán vũ”, làm nên các công trình thuỷ điện “siêu phàm” ở Trung Hoa, như đập Tam Hiệp, có tác động gây nghẽn dòng chảy tự nhiên của nước trong toàn vùng, theo các chuyên gia Việt Nam, “đã làm trầm trọng hơn mức độ cạn kiệt thiếu nước từ lưu vực phía Việt Nam” (12).

Thế cờ mới của Thần hạn hán?

Phân chia thế giới thành các biên giới quốc gia, biên giới biển ... là ý đồ của con người, đồng thời một số người đã luôn tìm cách thay đổi những địa giới này theo ý mình. Nhưng trên “bản đồ của ông Trời”, thì mọi thứ chắc là khác. Ấy là nếu ta không nhớ đến những chuyện dân gian của các dân tộc về những trận hồng thuỷ và đại hạn.

Trong mười bộ phim hoạt hình được ưa thích nhất ở Nga có kể tên phim “Cóc kiện trời” (tiếng Nga là Скоро будет дождь) (13). Bộ phim được các nhà điện ảnh Xô viết và Việt Nam xây dựng từ năm 1959 này thể hiện sự hoà quyện của trí thông minh với lòng dũng cảm.

Những đoạn Voi thương khóc bạn, nước mắt nó đủ cứu sống hai mẹ con cá Bống trong đầm khô cạn, Rắn thần dựng đuôi đỡ Gấu mẹ vụng về khỏi ngã từ trên trời xuống, các loài vật đoàn kết, đùm bọc nhau trong hoạn nạn, dũng cảm đấu tranh với các hung thần, Cóc dũng cảm đã phải khóc khi kể về sự cực khổ điêu linh của muôn loài do thiếu nước ... đã đi vào tâm tưởng nhiều thế hệ người Liên Xô cũ như những biểu hiện của nhân văn.

Nhờ những tác phẩm như phim “Cóc kiện trời”, các giai điệu như Yêu nhau cởi áo cho nhau, Se chỉ luồn kim, Trống cơm ... như vẫn quấn quít, ngân nga trong không gian hậu xô viết quanh. Khán giả cũng chìm vào những hoạ tiết từ tranh Việt cổ được thể hiện thật tinh tế trong phim.

Posted Image

Mụ Hạn hán rủ ông Trời “thấp cơ” đánh ván cờ “thiên tai”

Posted Image

Một nước “chiếu hết” của thần Hạn hán.

Posted Image

Thần Hạn hán “giam” nước trên mặt đất vào một cái “đập” ở gần Thiên môn (Cổng nhà trời)

Posted Image

Lên đến thượng giới, Cóc tố cáo sự “quan liêu, thiển cận” của ông Trời.

Người xem kinh ngạc về sự hời hợt, nhu nhược mà phiêu lưu, của “ông Trời”. Người nước ngoài hẳn đã phấn khích khi xem đoạn con Cóc nhỏ bé dõng dạc dóng trống trên thiên đình, như để công báo nền độc lập giành được qua đấu tranh của một dân tộc bất khuất. Có chuyên gia Liên Xô từng gọi “đùa” màn kịch chiến chống quân Thiên đình trong phim là “tác chiến bằng ba thứ quân” của Việt Nam ...

Và chắc ai cũng nhớ đoạn khi ông Trời phân trần là đã hết cách, vì đánh cờ thua cả Nước dưới trần gian lẫn Mưa trên trời, Cóc hỏi: “Thế còn mây dông (туча)?”. Trời đã kinh ngạc vì trí khôn của Cóc, phán “Tuyệt vời (Замечательно)”.

Cư xử trang nhã của “đoàn đại biểu” của Hạ giới trên thiên đình, sau khi đánh bại các thế lực xấu bằng cả sức mạnh và mưu trí, gợi nhớ câu Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời một đại diện quốc phòng – an ninh phương Tây, “Chiến lược của tôi là hoà bình”...

Nhưng các khán giả trẻ có thể dự liệu rằng, cả mây dông, mây mưa, mây tuyết ... sẽ trở thành đối tượng bị giam giữ trong ván cờ mới của “thần Hạn hán” vào đầu thiên niên kỷ này? Phim “Cóc kiện trời” cho thấy ông Trời giấu các đám mây ngũ sắc hình chim, thú, trong một bông sen lớn ...

Hôm nay, nhìn lại những thiên tai nào mà thực chất là “nhân họa” của thiên niên kỷ mới, hy vọng rằng tri thức, lòng dũng cảm, và niềm tin vào công lý, như trong chuyện dân gian Việt Nam, sẽ vẫn đồng hành cùng giới trẻ trong đấu tranh chống thiên tai, địch họa.

Lê Đỗ Huy (thuật)

-------------------------------------------

Chú thích:

1.http://en.rian.ru/russia/20100809/160126534.htm

2.http://www.echo.msk.ru/news/701634-echo.html

3.http://www.lenta.ru/news/2010/08/11/fires/

4. http://www.vremya.ru/2010/142/4/259596.html

5.http://media.rin.ru/news/256715/

6.http://phapluatxahoi.vn/20100802080744855p1003c1036/trung-quoc-nguyen-nhan-khien-tham-hoa-sinh-thai-ngay-cang-tang.htm

7. www.nea.gov.vn/.../TrungQuốcđốimặthiệntượngthờitiếtthấtthường.aspx

8. http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/conte...0080502470.html

9. http://www.businessweek.com/news/2010-08-0...l-disaster.html

10. People’s Daily Online, August 09, 2010

11. http://shanghaiist.com/2010/08/11/gansu_la...manmade_dis.php

12. http://dantri.com.vn/c20/s20-389754/nhieu-...an-kiet-moi.htm

13. http://www.stopsnyato.ru/1535182_Skoro_budet_dozhd.html

http://www.afisha.ru/movie/196655/

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2h25' sáng 12/9 vẫn chưa có mưa bác ơi! :|

Share this post


Link to post
Share on other sites
  NDK said:

2h25' sáng 12/9 vẫn chưa có mưa bác ơi! :|

Tôi giải thích sự hiện diện bài viết:
  Quote

THÔNG BÁO VỀ THỜI TIẾT HANOI NGÀY 4 8 VIÊT LICH.

Chiều hoặc gần nửa đêm ngày mai tại Hanoi sẽ có mưa vừa đến mưa to. Nhưng không gây ngập lut.

Quyết định về dự báo này sẽ có thể cải chính vào 17g 30 chiều mai.

- như sau:

Tôi ra Hanoi trước ngày mùng 2/ 9 2010. Vài ngày sau đó tôi và Mitkey có gặp vài người bạn. Trong lúc trà dư tửu hậu tôi có dự bào: "Thời gian tôi ở Hanoi trời sẽ không thể có mưa lớn". Mặc dù không chính thức công khai điều này trên mạng, nhưng ít nhất có Mitkey biết và tôi tin trong số người nghe sẽ tham khảo topic này. Do đó, việc có một trân mưa thì sẽ không đúng như dự báo của tôi. Đáng nhẽ tôi về Sài Gòn vào chiều ngày mùng 2/ 8, nhưng vì lý do tang chế - được thông báo trước sáng 2/ 8 Việt lịch, nên tôi ở lại đến ngày hôm nay. Chiều hôm qua, tôi thực hiện một thí nghiệm có thể gây mưa theo lý học Đông phương với cách hiểu của cá nhân tôi. Nếu thí nghiệm này đúng thì trời phải có mưa. Đó là lý do tôi phải thông báo điều này, vì e rằng những người nghe dự báo của tôi trước đây sẽ căn cứ vào cơn mưa này mà cho rằng tôi đã sai với lời dự báo ban đầu - ""Thời gian tôi ở Hanoi trời sẽ không thể có mưa lớn".

Đó là lý do tôi phải có bài thông báo này. Đó cũng là lý do mà tôi viết rằng sẽ thông báo lại sau 17g 30 chiều (Trong trường hợp không thực hiện thì nghiệm, hoặc thí nghiệm thất bại).

Nhưng cả ngày hôm qua tôi rất mệt mỏi vì tang lễ. Lúc đầu thông báo là 9g sáng bắt đầu tang lễ, nhưng lùi dần đến 14g 30 mới hoàn tất. Sau đó tôi lại phải đi công việc và tiếp khách đến 7g 30 tối (tôi ko nhớ chính xác giờ). Tôi mệt quá và ngủ thiếp đi. Khoảng ít phút sau Hoàng Triều Hải cho biết khí tượng thủy văn thông báo qua tivi là sẽ có mưa tối nay ở Hanoi. Tôi yên tâm ngủ tiếp, khi thức dậy thì quá nửa đêm. Như vậy về hành vi thí nghiệm thì thực hiện được, nhưng không tập trung theo dõi được.

Coi như thí nghiệm thất bại.

Khi đưa hình ảnh thí nghiệm vào photobucket, tôi sẽ đưa hình ảnh lên đây. Sau này, nếu có điều kiện lặp lại thí nghiệm này, tôi sẽ thông báo lên đây.

Tổng chi phí tốn kém cho thí nghiệm gần 20. 000. 000 VND. Tiền túi của tôi là chính. Cảm ơn sự chia sẻ của các ban đã hỗ trợ. Tôi phép không nêu tên, khi chưa được sự đồng ý của họ.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.