Thủy Tiên

Y phục cổ Việt - thời Hùng Vương

83 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Ah! Quên nói với Rin86 rằng ví dụ ý muốn của Chúa hoặc trời tròn đất vuông cũng là những cách giải thích, nhưng thực tế hãy truy xét cho kỷ từ thời con cái của Chúa (nền văn minh cổ xưa) đã ăn mặc thế nào nhé! Cái này, nó cụ thể và có thể kiểm chứng đấy ...

Nếu đã cụ thể và có kiểm chứng được thì lại càng hạn chế thêm những cách giải thích. Ban đầu người ta chưa kiểm chứng được thì đưa ra nhiều lời giải thích, khi kiểm chứng được rồi thì cũng sẽ quy về một cách giải thích đúng nhất. Giải thích thì có thể có nhiều cách, nhưng chân lý thì chỉ có một. Tôi nghĩ vậy. Edited by langtucodoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Langtucodoc

Nếu đã cụ thể và có kiểm chứng được thì lại càng hạn chế thêm những cách giải thích. Ban đầu người ta chưa kiểm chứng được thì đưa ra nhiều lời giải thích, khi kiểm chứng được rồi thì cũng sẽ quy về một cách giải thích đúng nhất. Giải thích thì có thể có nhiều cách, nhưng chân lý thì chỉ có một. Tôi nghĩ vậy.

Thì vậy, chân lý chỉ có một mà một này là cho một mình mình thôi .... Ví dụ, theo Rin86 thì: Có lẽ ở châu Âu việc "nam tả nữ hữu" này là dấu hiệu của nền văn mình cổ xưa còn tồn tại từ thời Minoan, Hy Lạp cho đến văn minh La Mã trong khi từ thời Hy Lạp, La Mã cổ xưa cho thấy đàn ông hay mặc áo lòi tay phải ra ngoài kiểu "trệch vai hữu" như các nhà sư Phật Giáo Nguyên Thủy (Ấn Độ).

Posted Image

(La Mã)

Posted Image

(Hy Lạp)

Ngày xưa, người ta quấn tấm vải quanh mình để che thân và thường cài vạt áo bên phải để cho cử động dễ dàng vì thuận tay mặt vốn là khỏe nhất ắt là lô-gích, nhưng để tìm chân lý cho riêng mình thì tìm cách gán ghép "nam tả, nữ hữu" cho vừa nền văn mình cổ xưa của mình mới là cách giải thích đúng khác xa với những cách giải thích sai khác mà mình không chuộng thôi đấy Langtucodoc à!

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 thân mến.

Vần đề là phương pháp nghiên cứu tìm chân lý. Nếu với cách đặt vấn đề theo kiểu cái này khác cái kia thì cái kia không phải là....chỉ là một cách nhìn trực quan và không phải là một kết luận của một tư duy đúng nghĩa.

Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương là một nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành - Nam tả nữ hữu - là một quy ước trên cơ sở học thuyết đó - Áo cài vạt bên trái là một hệ quả của Nam tả nữ hữu - phổ biến trong y phục Việt cổ - có những văn bản cổ và di vật khảo cổ và những di sản phi vật thể còn lại xác nhận. Việc liên hệ với các nền văn minh cổ của Rin86 là hoàn toàn chính xác. Vì thuyết ADNH là một lý thuyết cổ có tính toàn cầu. Sự vĩ đại của học thuyết này khiến nó không thể do một dân tộc nào đó tự nghĩ ra được - mà phải là sự tích lũy kiến thức và phát triển trong lịch sử của toàn nhân loại thuộc về một nến văn minh cổ xưia đã bị hủy diệt. Việc một số dân tộc khác không mặc áo giống như vậy, đã có những giải thích khác hợp lý: Thất truyền.

Bởi vì: Mặc quần áo như thế nào là một trong những thể hiện tính văn hóa của một nền văn hóa - sản phẩm của nhận thức trong một xã hội phát triển. Nên không thể coi việc mặc áo bên trái là ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, với cái nhìn hẹp, thiển cận thì mọi chuyện trên thế gian này đều là ngẫu nhiên. Chúng ta đang tìm hiểu chân lý rốt ráo nhất của vũ trụ qua Lý học Đông phương - nên tranh luận với những học giả nghiêm túc và bỏ qua những ý kiến phản biện ngớ ngẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86,

Rin86 viết rằng: Cúc áo nam (Âu phục) nằm bên tay phải để vạt áo đè lên phía trên sẽ thuộc bên tay trái còn nữ thì ngược lại. Đó là điều tồn tại bấy lâu nay trong các loại Âu phục mà mọi người đều không hiểu tại sao. Có những lối võ đoán chủ quan "quơ đũa cả bó" rồi cho rằng, cho là theo định kiến cá nhân rằng, là mọi người đều không hiểu tại sao. Chẳng lẽ "nó lú" rồi "không có chú nó khôn" được ư như đã có câu: "Nó lú, nhưng chú nó khôn!". Ví dụ, chú nó dạy:

Trước khi có cúc áo nam (Âu phục) ra đời, thì những chiếc áo người nam mặc là quấn quanh mình hở tay phải để tiện hoạt động hoặc tròng qua đầu . Vậy thì, nếu có một nền văn minh toàn cầu cổ xưa tồn tại, thì quái nhỉ - bọn Châu Âu nó - sáng chế đâu ra (theo tuần tự thời gian):

Posted Image

Henry VIII, 1509. The Denver Art Museum (date: 1509)

Posted Image

King Edward VI (Dynasties: Painting in Tudor and Jacobean England 1530-1630)

Posted Image

(The future James II with his father, Charles I)

Posted Image

King George I (Portrait of King George by Georg Wilhelm Lafontaine (1680–1745). Đầu 1/4 thế kỷ 18

Nếu áo quần như thế nào, là thể hiện tính văn hóa của một nền văn hóa - thì sản phẩm của nhận thức trên qua những hình ảnh Vua Chúa của vương quốc Anh trong một xã hội phát triển đã thể hiện việc cúc áo bên phải là ngẫu nhiên hoặc thất truyền từ nền Lý học Đông phương à?

Thế rồi, Âu phục tràn lan sang Đông phương thống lĩnh truyền thống "nam tả, nữ hữu" một cách dễ dãi hầu như không gặp một tí khó khăn gì và chẳng những thế lại được hưởng ứng nhiệt liệt. Âu tây thế mới sang, mới văn minh chứ nhỉ!

Nói trở lại chuyện "Nó lú, nhưng chú nó khôn!" mà bất hạnh thay chú nó lú luôn thì chuyện ráng tìm sự tương đồng trong ăn mặc sẽ trở thành không tưởng khi mơ màng về một nền văn mình cổ xưa còn tồn tại từ thời Minoan, Hy Lạp cho đến văn minh La Mã. Bế tắc là chuyện khó tránh đó Rin86 à. Không chỉ ở phương diện ăn mặc áo quần không thôi đâu ...

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, 16/12/2009 09:48

Vĩnh Thụy nam tính với khố

(Zing) - Lấy ý tưởng trang phục từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước, NTK Thịnh Trị đã cho Vĩnh Thụy mặc khố xuất hiện trong đêm chung kết cuộc thi Mister International 2009.

Posted Image

Chọn khố để mặc trong phần thi trang phục dân tộc, Vĩnh Thụy tự tin mình sẽ nổi bật trong đêm chung kết Mister International 2009, diễn ra tại Đài Loan vào tối 19/12. Mẫu trang phục dân tộc Vĩnh Thụy chọn, theo đánh giá của nhiều người là khá giống với kiểu trang phục mà Tiến Đoàn đã mặc trong đêm chung kết cuộc thi Mister International 2008. Lợi thế của kiểu trang phục này là phô diễn được nét khỏe mạnh, nam tính cho người mặc.

...........................................................

Trương Quốc Phong

--------------------------

Theo nguồn : http://www.zing.vn/news/dep/vinh-thuy-nam-...kho/a72756.html

Lấy ý tưởng trang phục từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước, NTK Thịnh Trị đã cho Vĩnh Thụy mặc khố xuất hiện trong đêm chung kết cuộc thi Mister International 2009.

Nếu như không có cái áo choàng vai kia thì cứ ngỡ là anh ta đang ở trần đóng khố nhỉ!?

Thiệt là ... tai hại! Cứ phải làm cho thế giới cứ ngỡ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước chỉ ăn mặc có thế ...

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Langtucodoc

Thì vậy, chân lý chỉ có một mà một này là cho một mình mình thôi .... Ví dụ, theo Rin86 thì: Có lẽ ở châu Âu việc "nam tả nữ hữu" này là dấu hiệu của nền văn mình cổ xưa còn tồn tại từ thời Minoan, Hy Lạp cho đến văn minh La Mã trong khi từ thời Hy Lạp, La Mã cổ xưa cho thấy đàn ông hay mặc áo lòi tay phải ra ngoài kiểu "trệch vai hữu" như các nhà sư Phật Giáo Nguyên Thủy (Ấn Độ).

Thiệt là... chân lý mà chỉ cho một mình mình thôi thì chân lý quá hạn hẹp... Bác có nhầm lẫn giữa chân lý với một cách giải thích không đấy?!

LTCD

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Langtucodoc

Thiệt là... chân lý mà chỉ cho một mình mình thôi thì chân lý quá hạn hẹp... Bác có nhầm lẫn giữa chân lý với một cách giải thích không đấy?!

LTCD

Langtucodoc thử đọc những gì Rin86 viết đi:

Cúc áo nam (Âu phục) nằm bên tay phải để vạt áo đè lên phía trên sẽ thuộc bên tay trái còn nữ thì ngược lại. Đó là điều tồn tại bấy lâu nay trong các loại Âu phục mà mọi người đều không hiểu tại sao. Nếu có một nền văn minh toàn cầu cổ xưa tồn tại thì đây là minh chứng cho sự thống nhất đó. Có lẽ ở châu Âu việc "nam tả nữ hữu" này là dấu hiệu của nền văn mình cổ xưa còn tồn tại từ thời Minoan, Hy Lạp cho đến văn minh La Mã:

http://vn.answers.yahoo.com/question/index...08090726AABoYBh

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy theo Sapa thì phải giải thích hiện tượng trên như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites