Thủy Tiên

Y phục cổ Việt - thời Hùng Vương

83 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Phim Trần Thủ Độ nguồn http://megafun.vn/channel/1522/2009/09/41671/

Đây gọi là bội nhọ lịch sử chứ phục chế cái gì.

Hiện nay đa số người Việt, ngay cả những người làm trong ngành thiết kế, du lịch vẫn cứ thường bô bô tre là truyền thống Việt nam, là quốc hồn quốc tuý, hễ cứ dân tộc là lôi cây tre vào. KTS Võ Trọng Nghĩa dùng tre làm chất liệu chính trong sáng tác, thế là được báo chí tâng lên mây xanh. Thật ra tre có khắp nơi ở khu vực Đông và Nam Á. Trình độ sử dụng tre của dân cư bản địa rất siêu, siêu hơn người Việt hiện nay. Trình độ dùng tre làm vật dụng nội thất và kiến trúc của Nhật bản thuộc loại siêu nhất thế giới.

Xem hình, chắc nhà "nghiêng cú" phục chế muốn khắc hoạ trang phục Việt nên tương mấy ống tre vào. Nếu vậy cho nhân vật xài kiếm tre luôn cho nó đồng bộ :lol: . Điện ảnh Việt nam cứ thế này làm sao mà thu hút người xem cho đặng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm 1 bài phản đối

Sao cứ bắt tổ tiên phải cởi trần đóng khố?

Tác giả: Đinh Công Nguyên

Tại sao người vẽ tranh cho truyện lại bắt tổ tiên ta phải ăn mặc nghèo nàn - trong khi, cùng thời đại - mà người láng giềng lại có được quần áo chỉnh tề như thế?

LTS: Xung quanh những bức hình trong cuốn truyện tranh "An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc" truyện của Nguyễn Thị Thu Hương, tranh của Hồ Vĩnh Phúc, do Nhà Xuất bản Giáo dục in năm 2007 đang có các ý kiến tranh luận nhiều chiều. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết thể hiện góc nhìn riêng của CTV Đinh Công Nguyên để độc giả đóng góp thêm ý kiến. Sau đây là nội dung bài viết:

Tôi nghĩ cách thể hiện hình ảnh trong cuốn truyện tranh có 2 cái sai, đó là:

1. Trang phục của tổ tiên ta không đúng với thực tế (bài viết: Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế chủ yếu chứng minh cho điều này) - nhưng xét trên khía cạnh một tác phẩm văn học - nghệ thuật (truyện, phim,...), vấn đề này cũng không phải là quá quan trọng.

2. Vấn đề đáng nói hơn, sai lớn hơn là ở chỗ, tại sao người vẽ tranh cho truyện lại bắt tổ tiên ta phải ăn mặc nghèo nàn - trong khi, cũng cùng thời đại - mà người láng giềng phương bắc lại có được quần áo chỉnh tề như thế. (Ít nhất thì cũng phải ngang nhau chứ - nếu có quần áo, thì cùng mặc quần áo - nếu không ta đóng khố lông chim, thì họ cũng là lông thú thôi, chứ đằng này...).

Posted Image Ảnh minh họa Cái ấu trĩ ở đây có lẽ là tư tưởng luôn tự cho mình là thấp kém hơn người khác. Nhiều người, do những lý do nào đó, họ không bao giờ được bằng bạn bằng bè, không bao giờ vượt qua được chính mình - vì trong tiềm thức họ đã luôn tự ti, mặc cảm rằng mình luôn thấp kém, không bằng mọi người... bản thân những người bi quan, tự ti, sẽ là thiệt thòi cho chính họ. Nhưng đem cái tư tưởng của số ít mà áp cho cả một dân tộc (theo kiểu bụng ta suy ra bụng cả làng..) thì thật là không nên, thật không thuyết phục. Ở đây tôi không muốn quy kết cái tội danh gì cho ai đã viết, hay vẽ nên những bức tranh truyện kia (vì ít nhất, nó cũng đã được qua kiểm duyệt trước khi xuật bản!).

Song điều đáng nói ở đây là, hiện tượng tâm lý như trên, không phải chỉ có ở một vài người, hay một phần nhỏ người dân ta, mà có vẻ như nó đã ăn sâu, như một căn bệnh ung thư về tư tưởng trong một bộ phận không nhỏ người dân.

Việc này khiến tôi liên tưởng tới một trong những hiện tượng (có thể nói là đặc biệt) của xã hội ta cách đây ít lâu - đó là khi cả nước ta ăn mừng chiến thắng trước Thái Lan rồi giành cúp vô địch cúp bóng đá khu vực.

Khi đó tôi tự hỏi, liệu chiến thắng có thực sự đáng tự hào đến thế hay không? Thực tế, đây dù sao cũng chỉ là một chiến thắng trong thể thao (cho dù là môn thể thao vua - được yêu thích nhất) - nó chắng thể sánh với những chiến thắng trong những thành tựu khoa học - mà chúng ta đã phải rất khó khăn gian khổ, thậm chí mất mát hy sinh để có được - những chiến thắng này có giá trị đích thực của nó mà không cần phải tung hô - thể hiện ở sự ngưỡng mộ, nể trọng của bạn bè thế giới (ví dụ như chiến thắng trong công cuộc giải phóng đất nước, rồi những thành tựu y học kiệt xuất của một số cá nhân như: BS. Nguyễn Tài Thu, NS. Đặng Thái Sơn, ... và nhiều người khác).

Nhưng cũng thật dễ hiểu cho lễ ăn mừng rầm rộ (thậm chí là hơi quá) của quần chúng cả nước cho chiến thắng (mặc dù nếu nhìn từ lăng kính nước ngoài vào, thì đó đúng là chuyện vui nhưng cũng thường thôi, họ không hiểu vì sao lại rầm rộ đến như thế).

Bởi vì, mặc dù đây chỉ là một chiến thắng trong thể thao, nhưng nó đã đáp ứng mong mỏi - từ đã rất lâu rồi - của một xã hội mấy chục triệu dân - của cả một dân tộc mà vừa mới giành lại được một quốc gia độc lập cho riêng mình, được mấy chục năm - nhưng chính là từ đó đến nay, cái mà họ đã vất vả, cực nhọc, thậm chí hy sinh mất bao xương máu để đạt được ấy - từ khi khai sinh, dường như sau đó, chưa khẳng định được mình trước bạn bè thế giới - đáp ứng lòng mong mỏi của toàn dân.

Để rồi đến khi, một chiến thắng trong thể thao, như miếng bánh, cốc nước thỏa nỗi thèm khát của một cơ thể đang đói cồn cào, khát khô cổ...

Posted Image Ảnh minh họa Tất nhiên, đây chẳng phải lỗi của riêng ai, cũng không thể đổ tội cho mọi người trong xã hội (bằng chứng là, ở đâu đó, trong lĩnh vực nào đó đã có những cá nhân nổi lên để khẳng định mình, qua đó góp phấn quảng bá bộ mặt dân tộc, đất nước ra thế giới). Phải chăng đây là hậu quả của sự trì trệ - tự bóp chẹt mình trong một thời gian dài. Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người tiến bộ, trước hết hãy tự đổi mới, cải cách chính mình ngay từ tư duy, cách nghĩ. Tiếp đến là làm sao để truyền bá luồng tư tưởng tiến bộ, mạnh dạn cầu tiến của mình đến cho người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chỉ có cách như vậy, dần dần đến một lúc nào đó, khi đa phần người trong xã hội có "bộ óc mới" thì khi đó mới có thể tăng tốc cho cả bộ máy xã hội này được.

Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh, rằng mình có thể kém người về tiền bạc, của cải, thậm chí là tri thức, khoa học công nghệ, ... - nhưng tất cả những thứ này đều có thể phấn đấu để làm giầu thêm cho mình, thậm chí đuổi kịp để sánh ngang, hay vượt qua những người đi trước (như ví dụ về những "con rồng châu Á" là điển hình) - nhưng trên tất cả, nếu ta thua kém người về ý chí, chấp nhận thất bại ngay từ trong ý nghĩ, nhận mình thua kém từ trước khi phấn đấu, xác định thua từ trước trận đấu thì... có thể nói thật quá khó để chúng ta vượt qua được chính mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

tôi xin khẳng định thời Trần, Lộ quân và Cấm quân đã được trang bị nhiều loại giáp và khiên rồi

Thời Hồ ta kéo quân đi đánh Champa, bị thiếu lương, phải nước áo giáp da để ăn đỡ đói. Qua đó đ3u thấy quân ta phổ biến rất nhiều giáp da, là loại giáp phổ thông nhất. Giả sử mà ko có giáp da thì sao mà cung cấp cho lính ăn đỡ đói được? Nếu bảo chỉ vài người có giáp thì hóa ra lần đó vài ngàn anh lính Việt xúm vào lột đồ vài chục anh đội trưởng, tướng tá rồi nướng chia nhau ăn sao?

Từ thời Tiền Lê ta đã phổ biến ít nhất 2 loại mũ dùng trong quân sự là mũ Tứ Phương Bình Đỉnh ( bằng da) và Mũ Đầu Mâu ( bằng sắt). khó có thể nói cùng lúc ta ko có 1 thứ trang bị tương đối nào bảo vệ thân mình được. Việc nhắc tới khiên giáp vẫn rải rác khắp thời Lý - Trần. Có cả hình trên mặt gốm vẽ lính Trần đang cầm khiên vào giáo nữa kia mà.

tôi nói ko phải ngoa, chứ thời Lý - Trần thì đại đa số các nước nong nghiệp Đông Á đều giàu có hơn rất nhiều Châu Âu. Châu Âu lúc đó nghèo đến mức ko nuôi nổi quân thường trực, Charlemagne hùng mạnh là thế mà cứ phải đổi chỗ ở liện tục vì lương thực 1 nơi cố định ko đủ cung cấp cho triều đình. Lính Châu Âu phần đông toàn là lính đánh thuê bởi vì các lãnh chúa đều ko đủ tiền nuôi 1 số lượng quân lớn cỡ mười ngàn người hoặc hơn trong thời bình. Ấy thế mà người Châu Âu vẫn thích làm phim thể hiện rằng họ ai ai cũng giáp tấm, giáp xích đầy mình, ấy chỉ là lấy 1 số ít binh sĩ tầng lớp trên rồi áp vào cho toàn thể binh lính mà thôi. Nên trang bị của xứ Đông Á tam, đương nhiên bao gồm Đại Việt, Champa, đều khá khẩm hơn Châu Âu cùng thời rất nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Kể từ khi Thiên Sứ tôi viết cuốn sách đầu tiên minh chứng Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến đến nay trải 12 năm. Đây là lần đầu tiên một trang web điện tử chính thức có pháp nhân thông tin đã công bố một tiểu luận trong hàng trăm tiểu luận của tôi về v/d này. Nội dung chính và đầy đủ của bài viết này ngay trong topic mà quí vị đang xem. Nhưng người viết giới thiệu với quí vị và anh chị em quan tâm bài báo trên Tuanvietnam, như là một dấu lóe sáng cho việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến - theo tính thần khoa học được công khai lần đầu tiên. Từ điểm sáng này, nó sẽ trở thành một sự quan tâm và tranh luận công khai giữa sự phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" có "cộng đồng khoa học thế giới " hậu thuẫn với một mình Thiên Sứ tôi, hay nó sẽ tắt ngấm mà không có lý do?! Nhưng "Thà đốt một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối". Thiên Sứ hân hạnh giới thiệu với quí vị và anh chị em quan tâm bài viết được đăng trên Tuanvietnam này, với tư cách ánh sáng của que diêm, trong trào lưu phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống vốn công khai và phổ biến từ trước đến nay.

Nhân đây, nhưng người vốn có quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến và thường cho rằng Thiên Sứ có thể xóa bài thì có thể gửi bài đến Tuanvietnam để phản biện.

Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

------------------------------------------------------------------

Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào?

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn Tuanvietnam.vn

http://tuanvietnam.net/2009-12-07-thoi-hun...an-mac-the-nao-

Bài đã được xuất bản.: 52 phút trước

Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử.

LTS: Thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta ăn mặc thế nào đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Có thể một vài thông tin trong bài cần được thảo luận thêm. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam.

Nhà Xuất Bản Giáo Dục đã cho phép in cuốn sách minh họa hình ảnh tổ tiên ta vào thời An Dương Vương ăn mặc như thời mông muội trong lịch sử nhân loại: Chung quanh người chỉ cuốn lá cọ. Mà vào thời đại tương đương với thời gian lịch sử ấy, có thể nói rằng: Hầu hết các dân tộc khác trên mặt địa cầu này đã có một nền văn minh phát triển. Điều này khiến tôi có thể chắc chắn rằng: Không phải chỉ một mình tôi cảm thấy đau lòng vì sự miêu tả tổ tiên một cách thấp kém của những cuốn sách truyện loại này.

Một trào lưu hạ thấp giá trị cội nguồn dân tộc

Tôi không có thành kiến riêng với người họa sĩ minh họa cho bộ chuyện tranh này. Anh ta chỉ là một trong rất đông người nằm trong trào lưu của quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống về cội nguồn trải gần 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt.

Posted Image

Cách đây không lâu trong cuộc thi thể hình ở Đài Loan, Nguyễn Tiến Đoàn - mệnh danh là Hoa vương của cuộc thi - cũng đã ăn mặc như truyện tranh trên miêu tả và hiên ngang phát biểu trước tất cả các đại diện thi thể hình nam của các dân tộc trên thế giới: "Đây là y phục dân tộc truyền thống của dân tộc Việt". Điều này khiến tôi - người viết bài này thấy nghẹn ngào khi y phục truyền thống của các dân tộc khác trên thế giới rất đẹp và chứng tỏ họ là một dân tộc văn minh. Còn hình ảnh y phục truyền thống dân tộc Việt, theo như Nguyễn Tiến Đoàn công bố thì chỉ "Ở trần đóng khố"!?. Sự việc cũng không chỉ mới ở Nguyễn Tiến Đoàn và truyện tranh "An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc".

Từ năm 1996, Nxb Trẻ cũng in một bộ truyện "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", khi miêu tả về thời Hùng Vương thì chúng ta cũng lại chỉ gặp hình ảnh những người dân "ở trần đóng khố".

Dưới đây là hai hình minh họa của bộ truyện tranh "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" về y phục thời Hùng Vương:

Posted Image

Vua Hùng và các quan lang (Lịch Sử Việt Nam bằng tranh - tập III. Nxb Trẻ 1998.

Posted Image

Vua Hùng và Chử Đồng Tử (Lịch sử Việt Nam bằng tranh - Nxb Trẻ - 1998.

Những bài viết về y phục dân tộc thời Hùng Vương miêu tả như những con người sống ở thời bán khai, nhan nhản, có thể không khó khăn lắm khi tìm những tài liệu này rải rác trên báo chí và sách, mạng...và ngay cả trong sách giáo khoa phổ biến từ trước 2004 từ cấp I đến Đại học. Quan niệm về một hình ảnh thấp kém của tổ tiên không còn là một suy nghĩ riêng lẻ, một thứ tư duy lạc loài mà người ta quen gọi là "hiện tượng cá biệt". Nó đã trở thành một tư duy khá phổ biến.

Họ đã căn cứ vào đâu để có một nhận định như vậy về y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương?

Có thể xác định rằng: Không hề có một căn cứ khoa học nào hết.

Nhưng ngược lại, tôi có thể xác định rằng: Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Nhưng bằng chứng mà tôi trình bày dưới đây, xác định quan điểm này.

Y phục thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến Việt

1 - Y phục giới bình dân

Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây:

Posted Image

Hình trên được chép lại từ cuốn "Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20" (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời gian này.

Posted Image

Hình lớn trong trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: "Đánh ghen", thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt. Ngược lại, chúng ta so sánh y phục trong bức tranh "Đánh ghen" và y phục dân tộc truyền thống của phụ nữ miền Bắc với hình người trên cán dao bằng đồng trong hình mô tả dưới đây:

Posted Image

Minh họa: Thiên Sứ

Posted Image

Ảnh Tượng chùa Dâu: Thiên Sứ;

Ảnh người phụ nữ nông thôn: Võ An Ninh.

Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương - có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm - Hà Bắc - trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc (Ảnh Võ An Ninh) và ảnh Tượng chùa Dâu, do người viết ghép lại thành cụm hình để tiện so sánh. Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2009 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang - nơi cội nguồn của người Việt - trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ.

Qua hình ảnh minh họa đã trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến.

Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy: Từ 2300 năm qua trở lại đây - về căn bản - hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể.

Như vậy, có thể khẳng định: Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục phổ biến trong giới bình dân, tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam.

Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Việt thời Hùng Vương.

2 - Y phục tầng lớp trên trong thời Hùng Vương

Tất nhiên, khi mà trang phục phổ biến của các tầng lớp bình dân đã hoàn chỉnh và đa dạng thì y phục của tầng lớp trên cũng phải phù hợp với đẳng cấp của nó vì sự trang trọng và việc thực hiện những nghi lễ quốc gia văn hiến. Để chứng minh điều này, bạn đọc tiếp tục xem xét các vấn đề và hiện tượng được trình bày sau đây:

Posted Image

Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN). Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xă hội Hà Nội 1995).

Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của hình người trên cán dao đồng, còn phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương, thì chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi vì, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây.

Về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang, người viết xin được trình bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong kinh Thư được chứng minh trong sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt.

Đoạn trích dẫn sau đây liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương được trích trong cuốn "Thượng Thư - sách ghi chép thời thượng cổ" (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156):

"Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như "cổn" thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu".

Qua đoạn văn trên, bạn đọc nhận thấy rằng "cổn miện" (tức là mũ của vua) có chín bậc. trong đó long cổn đứng đầu; "tệ miện tức là cái mũ có hình chim trĩ". Về hình ảnh mũ có hình tượng rồng của vua và mũ có hình chim trĩ của các quan - Oái oăm thay - nó lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang.

Posted ImagePosted Image

Qua hình trên, bạn đọc cũng dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đă được cách điệu để chứng tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của kinh Thư. Nếu như hình vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất thì có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: Thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và một lần nữa cũng không chỉ dừng lại ở đấy.

Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định 1971):

"Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ "Viết" cũng đọc và viết là "Việt". "Viết nhược kê cổ" cũng là "Việt nhược kê cổ". Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu "Việt nhược kê cổ". Cả Mă Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ "nhược" là thuận, chữ "kê" là khảo. Và, câu trên có nghĩa rằng: "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa". Nếu nói "Viết nhược kê cổ" thì ra câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ "Việt" với "Viết" như nhau..."

Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không cho rằng: "Việt nhược kê cổ" tức là "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa" và càng không thể là người Việt có công chép lại kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa. Từ những sự phân tích trên, hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của kinh Thư. Và câu trên có thể hiểu là: "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt".

Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: Y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những hình ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Y phục của vương triều được nhắc tới trong kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những hình ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Kinh Thư chính là cuốn "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt" mà điều này đã ghi rõ ngay trên câu đầu của cuốn sách "Việt nhược kê cổ" và nội dung của nó hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh trên trống đồng của nến văn hóa Việt đã trình bày.

Nếu theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, thì sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong kinh Thư, bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lý và hàng thiên niên kỷ về thời gian.

Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy: Sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đă chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đã chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xã hội, mà ở tầng lớp trên đã có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ.

Điều này minh chứng bổ xung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau:

* Hình người trên trống đồng mà giáo sư Nguyễn Khắc Thuần viết trong "Thế thứ các triều đại Việt Nam" cho rằng: "Hình người đang múa" thực ra đây là hình ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua hình ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội.

* Từ đó đặt vấn đề: Hình chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc hình chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt.

* Sự tồn tại hình ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua: đội mũ có hình đầu rồng; đại thần: đội mũ gắn hình chim phượng, đă khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đă tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đã trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và hính ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau:

19.2.1.1 Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 5000 năm (như di chỉ Bầu Tró), đã thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung.

Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau của nền nông nghiệp Việt Nam. Người Hán từ xưa cũng luôn xem đó là hai đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam: đó chính là hai đặc điểm đầu tiên mà Từ Tùng Thạch kể đến trong cuốn Việt giang 178 lưu vực nhân dân (Kim Định 1971a: 108); trong chữ "Man" mà người Hán dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm.

(Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm).

Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai trò của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xã hội Trung Hoa, chính Khổng tử đã nói: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên tả như người Man Di"

Bạn đọc có thể tìm thấy câu nói đã dẫn của Khổng tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như:

"Luận Ngữ - thánh kinh của người Trung Hoa". Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Hoa". tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin - 1997. trang 32) ...

Quản Trọng - tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu - sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rõ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà không ít những nhà nghiên cứu đă căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương".

Việt sử lược viết:

Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 - 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương"

Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 - 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nhìn mới - mà họ cho rằng: "Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lý, khi chính Khổng tử thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của nền văn minh này.

Đã có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc" (?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ "Man di" để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, "Man di" là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ "người Man" trong câu nói của Khổng tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có trình dộ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Bản văn sau đây do chính Tô Đông Pha, một danh sĩ thời Tống - sau Khổng Tử ngót 1500 năm xác nhận lại điều này:

Tô Đông Pha chép rằng: ...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại t́nh trạng man di. B́ị Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành.Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đă mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.*

----------------------------------

* Chú thích: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục "Cổ Tích". Viện Đại hoc Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận.

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ.

Đây cũng chính là vùng đất: Bắc Giáp Động Đính hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải của nước Văn Lang xưa. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đă chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đă là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để "Nếu không có Quản Trọng thì người Hán đã phải cài vạt áo bên trái" .

Hình ảnh của việc cái vạt áo bên trái (Bên tả) cho y phục truyền thống Việt trong các bản văn trên, được minh chứng tiếp tục trong di sản văn hóa Việt tiếp nối qua các thời đại lịch sử đến tận ngày hôm nay. Bạn đọc tiếp tục so sánh với các hình ảnh dưới đây:

Posted Image

Hình bên đây là một hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tình Hồ Nam, thuộc Nam Dương tử, có niên đại trên 2500 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. Chúng ta lại nhận thấy vạt áo cài bên trái của vua Phục Hy và bên phải của bà Nữ Oa. Có thể nói: Đây là dấu chứng cổ xưa nhất minh chứng về y phục truyền thống Việt liên hệ đến câu nói của Không Tử trong sách Luận Ngữ viết về hiện tượng áo cài vạt bên trái vào thế klỷ thứ VII trước Công Nguyên. Mối liên hệ này chúng ta sẽ còn tiếp tục tìm thấy những dấu chứng qua các thời đại, mà điển hình là hình tượng những con rối nước sau đây:

Posted Image

Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritage số tháng 9/10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam. Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh. Bạn đọc cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên "tả" (trái) và mấy cái búi tóc của những hình rối nước này. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn đàn ông của dân tộc Việt vẫn búi tóc. Điều này chắc không cần phải chứng minh.

Hình tượng những con rối nước - một nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt - cái vạt áo bên trái sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi đó chính là sự tiếp nối của y phục dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước, khi liên hệ với câu của Khổng tử trong sách Luận ngữ: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di".

Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đă hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Đây là sự biến dạng của những di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương.

Xin bạn đọc tiếp tục xem hình bên:

Posted Image

Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ

(Trích từ bài "Cạy cửa tìm nhau"

Ngọc Vinh và Lương Ngọc An - Tuổi Trẻ 8/6/2002

Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy; y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải.

Vấn đề cũng không chỉ dừng ở đây:

Posted Image

Đám cưới người Mông với y phục từ ngàn xưa Nam mặc áo bên tả, nữ bên hữu (Ảnh chụp từ VTV 1).

Hình trên đây được người viết chụp trực tiếp hình ảnh trên chương trình truyền hình VTV1, có nội dung miêu tả đám cưới người dân tộc Mông. Chúng ta lại một lần nữa tìm thấy dấu ấn y phục từ ngàn xưa của tổ tiên với người nam mặc áo bên "tả" và nữ bên "hữu":

Dân tộc Dao và Mông sống trong vùng rừng núi hẻo lánh, cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán.

Do đó, hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông trong y phục của những dân tộc này còn lại đến nay, cùng với các tư liệu đã trình bày ở trên cho thấy: Đó là những chứng cứ có sự tiếp nối văn hóa từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ - khi bạn đọc đang xem bài viết này - của nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở nam Dương Tử. Những chứng cứ rõ ràng đó và luận điểm trình bày hoàn toàn phù hôp với những tiêu chí khoa học: "Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng tiên tri" .

Những vấn đề được hân hạnh trình bày với bạn đọc, nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương tử mà chính Khổng tử nói tới với sự tiếp nối, liên hệ của những giá trị đó trong những di sản văn hóa Việt Nam hiện nay.

Tính đa dạng trong y phục của Việt tộc thời cổ xưa

Sự đa dạng trong y phục của Việt tộc xác định qua sự liên hệ với hình ảnh những con rối nước là một minh à những y phục Qua sự liên hệ ở phần trước, sự minh chứng"Y phục dân tộc thời Hùng Vương"được tiếp tục qua những hình ảnh sau đây.

Posted Image

Hình bên là một hình ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đã dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và hình nhân vật rối nước trong trò "Múa Tiên".

Qua hình ảnh trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về hình thức cái mũ trên đầu hình rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, còn một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lý cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Hay nói một cách khác: Hoàn toàn có căn cứ khoa học thực sự khi dùng những hình mẫu có chọn lọc của những con rối nước truyền thống để phục chế lại y phục thời Hùng Vương.

Posted Image

Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên hình cán dao đồng - được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương - với chiếc nón trong hình rối nước "Múa Tiên" và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ (ảnh bên): Hiện nay, có rất nhiều trò rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng trò "Múa Tiên" là một trò truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam, tất cả các đoàn rối đều có trò này. Do đó, hình rối nước trong trò "Múa Tiên" chắc chắn đã xuất hiện từ thời xa xưa. Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh - đời Lý - của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này. Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây.

Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: Trò "Múa Tiên", tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛò "Múa Tiên" và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi tìm ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Hình thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ, đã xác định sự tiếp nối truyền thống xuyên thời gian của ý phục dân tộc Việt từ thượng tầng xã hội cho đến các tầng lớp bình dân là đa dạng và phong phú, thể hiện qua y phục của những con rối nước trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Những hình thức y phục của những con rối nước Việt còn thấy tồn tại trong y phục dân tộc của các quốc gia láng giếng với Việt Nam ngày nay.

Lịch sử gần 5000 năm văn hiến qua y phục dân tộc

Qua y phục dân tộc thời Hùng Vương trình bày ở trên, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở khoa học để xác quyết về một truyền thống văn hóa sử được chính sử xác định: Thời Hùng Vương có niên đại 2879 BC và kết thúc vào 258 BC, có biên giới: Bắc Giáp Động Đình hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt của phương Đông cổ đại. Và chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng thừa nhận. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây:

Phát hiện mộ cổ bí ẩn ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ nước này vừa khai quật một ngôi mộ hơn 2.500 tuổi, có thể thuộc về một vị vua của triều đại Ba (Ba Kingdom) bí ẩn. Ngoài 500 đồ vật bằng đồng, trong mộ còn có bộ xương của 2 người đàn bà và một người đàn ông, mặt ngửa lên trời và hướng về phía đông.

Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tuỳ tùng hoặc chư hầu được chôn cùng vị vua. Nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất liên quan tới triều đại Ba. Ngôi mộ nằm ở Luo Jiaba, tỉnh Tứ Xuyên, mang đặc điểm điển h́ình của một ngôi mộ thuộc đẳng cấp cao nhất trong số các ngôi mộ thuộc triều đại Ba đã được tìm thấy. 31 ngôi mộ khác cũng đã được khai quật ở khu vực. Hầu hết các đồ đồng là vũ khí (như giáo, gươm, dao găm và rìu), hay các vật cúng tế tương ứng với vị trí tối cao của chủ nhân ngôi mộ. Triều đại Ba bao trùm các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc trước khi biến mất một cách bí ẩn khoảng 2.000 năm trước đây. Người dân thời đại này được miêu tả là những chiến binh hiếu chiến và gan dạ. Tuy vậy, nguồn gốc, cấu trúc xă hội và văn hoá của họ vẫn còn là một điều bí ẩn.

Minh Thi theo Tân Hoa Xã (Nguồn VNexpress)

Cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc và ban biên tập báo Vietnamnet, đã cho tôi một cơ hội trình bày luận điểm của mình.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào?

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguồn Tuanvietnam.vn

http://tuanvietnam.net/2009-12-07-thoi-hun...an-mac-the-nao-

Bài đã được xuất bản.: 52 phút trước

Chúc mừng tiến sỹ Nguyễn Vũ Tuấn Anh trên con đường chứng minh lịch sử huy hoàng hơn 4000 năm của Dân Tộc Việt Nam.

Kính tiến sỹ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng tiến sỹ Nguyễn Vũ Tuấn Anh trên con đường chứng minh lịch sử huy hoàng hơn 4000 năm của Dân Tộc Việt Nam.

Kính tiến sỹ

Anh Thiên Sứ không phải là Tiến sỹ. Tất nhiên anh rất giỏi, hơn nhiều tiến sỹ có bằng cấp hẳn hoi trong và ngoài nước. Chủ yếu do anh tự rèn luyện. Anh Thiên Sứ chắc chắn không vì danh xưng bằng cấp này mà tăng thêm phần giá trị. Anh ấy không thích được gọi như thế đâu.

Hơn nữa anh Thiên sứ có vị trí khá nhạy cảm, nhiều kẻ muốn chống anh ấy. Không nên để cho chúng tìm được kẽ hở để tấn công anh ấy.

Kiến thức, đặc biệt là trong những vấn đề có tính đột phá không nhất thiết dựa vào bằng cấp chính thức. Trong những vấn đề có tính đột phá, nhiều khi bằng cấp, đặc biệt là bằng cấp nửa mùa, còn là trở ngại vì khối lượng kiến thức cũ và thói quen tư duy.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ không phải là Tiến sỹ. Tất nhiên anh rất giỏi, hơn nhiều tiến sỹ có bằng cấp hẳn hoi trong và ngoài nước. Chủ yếu do anh tự rèn luyện. Anh Thiên Sứ chắc chắn không vì danh xưng bằng cấp này mà tăng thêm phần giá trị. Anh ấy không thích được gọi như thế đâu.

Hơn nữa anh Thiên sứ có vị trí khá nhạy cảm, nhiều kẻ muốn chống anh ấy. Không nên để cho chúng tìm được kẽ hở để tấn công anh ấy.

Kiến thức, đặc biệt là trong những vấn đề có tính đột phá không nhất thiết dựa vào bằng cấp chính thức. Trong những vấn đề có tính đột phá, nhiều khi bằng cấp, đặc biệt là bằng cấp nửa mùa, còn là trở ngại vì khối lượng kiến thức cũ và thói quen tư duy.

Thân ái!

Cảm ơn bác Liêm Trinh và anh Vô Trước có ý kiến ủng hộ. Thực ra cách đây vài năm, cũng có ý kiến đề nghị tôi thi cái bằng tiến sĩ. Lệ phí khoảng 50. 000. 000 đ nhằm mời các giáo sư thẩm định và phản biện. Tiền thì tôi có thể xoay sở vay mượn được. Nhưng có một khoản làm tôi nhăn mặt . Đó là yêu cầu tôi phải có bằng C Anh văn. Lạy Chúa! Bây giờ mà lọ mọ đi học lấy bằng thì chít. Tôi bận quá trời luôn. Giá như sau này qui định bằng tiến sĩ cần phải có "mắt kính phiên dịch" - một sản phẩm khoa học có khả năng phiên dịch những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới mới sản xuất - thay cho bằng C thì tốt. :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi bổ sung thêm câu này vào bài viết trên cho hoàn chỉnh, không quí vị lại cho rằng tôi cắt xén bài viết. Lúc tôi chép và post bài trên diễn đàn thì không thấy câu này; hoặc cũng có thể tôi sơ xuất không chép câu này. Đây là câu lặp lại nội dung mà ban biên tập Tuanvietnam đã viết trong LTS, nhưng được lặp lại vào cuối cùng của bài viết, có tính nhắc nhở độc giả để xác định một lần nữa, sợ bị hiểu lầm:

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

xin chúc mừng bác Thiên Sứ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

xin chúc mừng bác Thiên Sứ!

Cảm ơn Rin86 với lời chúc lành.

Đây chỉ là đốm sáng của que diêm thôi. Rin86 không thấy bài báo được đưa lên với hai lần nhắc nhở độc giả rất cẩn thận:

1 -

LTS: Thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta ăn mặc thế nào đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Có thể một vài thông tin trong bài cần được thảo luận thêm. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam.

2 -

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam.

Nhưng những bài viết phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt được đăng tải trên sách báo,không hề có một câu nhắc nhở như vậy từ tòa soạn. Phải chăng điều đó chứng tỏ những Tòa soạn khi đăng những bài phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt đã nghiễm nhiên công nhận như một tư tưởng chính thống , vì không hề được nhắc nhở như vậy.

Bởi vậy, khó khăn còn nhiều.

Nhưng "Thà đốt một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 ah.

Thông tin mới nhất, biết được lúc 5g 50 sáng 9/ 12: Tòa soạn Tuanvietnam đã xóa dòng chữ "Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam" ở phần lời tòa soạn.

LTS: Thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta ăn mặc thế nào đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Có thể một vài thông tin trong bài cần được thảo luận thêm.

Cá nhân tôi cảm ơn báo Vietnamnet.vn và Tuanvietnam - là cơ quan có pháp nhân thông tin của Việt Nam - lần đầu tiên đang tải bài viết của tôi. Trong khi đó, bài viết của tôi phản biện Trương Thái Du gửi BBC - cơ quan truyền thông nổi tiếng của Anh Quốc - vốn tự nhận là khách quan, là thông tin đầy đủ với hẳn một lời mời chào phản biện sau bài viết của Trương Thái Du - những đã không đăng bài viết của tôi. Tuy nhiên, điều làm tôi phải suy nghĩ là ảnh hưởng tương tác của môi trường như thế nào để phải xuất hiện những câu tương tự:"Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả". Câu này không có tiền lệ ở những bài viết có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống, trên tất cả các báo và Nxb đăng tải nội dung này. Theo luật xuất bản Việt Nam thì ban biên tập và tòa soạn chịu trách nhiệm nội dung công bố, chứ không phải tác giả. Cho nên câu này thừa.

Tuy nhiên vì cá nhân tôi - nhân danh khoa học phản biện lại quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống. nên chính cá nhân tôi vẫn chịu trách nhiệm với nội dung bài viết của mình, nếu những luận điểm của tôi sai. Bài viết của tôi không đơn thuần là quan điểm cá nhân để phải chịu trách nhiệm về quan điểm đó hay không. Mà là sự minh chứng khoa học cho một vấn đề lịch sử. Nó có thể đúng và có thể sai và phụ thuộc vào tính khoa học trong luận cứ của bài viết, chứ không lệ thuộc vào quan điểm của tác giả thể hiện trong bài viết - chính tác giả sẽ phải thay đổi quan điểm , nếu những luận cứ được chứng minh sai. Do đó , ai có quan điểm không đồng tính với bài viết minh chứng khoa học thì cần chỉ ra nó sai như thế nào chứ không phải là quan điểm như thế nào. Quan điểm thì mang tính chính trị, còn luận cứ khoa học thì không. Bởi vậy vấn đề sẽ là phản biện khoa học, chứ không phải là quan điểm.

Do đó, nếu tôi là ban biên tập thì tôi sẽ viết lời tòa soạn như sau:

LTS: Thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta ăn mặc thế nào đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Để rộng đường dư luận và thể hiện tính khách quan trong thông tin khoa học, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh minh chứng về y phục thời Hùng Vương theo cái nhìn của tác giả. Có thể một vài thông tin trong bài cần được thảo luận thêm, vì luận cứ nhân danh khoa học của nó, có thể đúng và có thể sai.

Híc! Tôi tin rằng " Hầu hết những nhà khoa học trong nước", học hàm toàn từ giáo sư trở lên với "Cộng đồng khoa học thế giới" , ít nhất cũng có vài viện sĩ viện Hàn Lâm thứ thiệt, làm gì mà chẳng chỉ ra cái sai của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh một cách dễ dàng. Chứ im re mãi cũng kỳ, không khác gì tự nhận quan điểm nhân danh khoa học phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt sai. :rolleyes: :wacko: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Sau khi Tuanvietnam đăng bài viết của tôi, ông Vũ Kim Biên thì bắt đầu nhận được ý kiến phản biện.Tất cả các ý kiến phản biện trên Tuanvietnam sẽ được đưa vào đây để phân tích và biện minh. Đồng thời sẽ được gửi đến Tuanvietnam để trả lời. Còn đăng hay không do ban biên tập quyết định.

*

Dư luận đa chiều quanh chuyện ăn mặc của tổ tiên

Tác giả: Viết Chung

Bài đã được xuất bản.:

2 giờ trước

Xung quanh cuộc tranh luận về trang phục của tổ tiên thời Hùng Vương, rất mong các nhà sử học Việt Nam vào cuộc và làm sáng tỏ vấn đề.

LTS: Câu chuyện thời trang của tổ tiên thời Hùng Vương như thế nào đang được bàn thảo rôm rả. Tuần Việt Nam đã nhận được các ý kiến đa chiều quanh câu chuyện này. Có những ý kiến tạm coi là xác đáng, có những ý kiến cần được bàn thảo thêm, nhưng ai cũng có lý lẽ riêng của mình. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến để độc giả tranh luận thêm.

  • Độc giả Song Hào: "Phải tìm ra sự thật"
Tôi xin gửi bài tranh luận, bày tỏ ý kiến riêng của mình đối với hai bài viết của hai tác giả: Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên "Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế !" và anh Đinh Công Nguyên, trong bài "Sao cứ bắt tổ tiên phải cởi trần đóng khố?" . Tôi xin được mạn phép tranh luận cùng hai anh như sau:

1. Lịch sử là lịch sử. Cần phải tôn trọng sự thật của nó, ngay cả trong các bộ truyện tranh.

Về việc ăn mặc là do phong tục, thẩm mỹ và thói quen đương thời. Không nên nhìn trang phục của vua, quan Trung Quốc xưa để nhận định, so sánh và áp đặt vào trang phục vua, quan Việt cùng thời. Nếu có tư tưởng như vậy khác nào, đang đi một bước lùi, tức là "đồng hóa" người Việt xưa với người Trung Quốc. Trang phục thời Hùng Vương, có những nét đặc biệt riêng, và cũng rất độc đáo, đâu phải cứ là áo mão, cân đai thì mới gọi là "văn minh". Sau 4000 năm các dân tộc khác tại Việt Nam vẫn dùng khố, hoặc dùng những loại vải thổ cẩm với hoa văn có từ xa xưa, các nhà nghiên cứu sẽ gọi đó là không văn minh ư?!

Xin hãy tôn trọng phong tục và lịch sử. Bản tuyên ngôn của lịch sử và lời "tuyên thệ" của các nhà sử học khi dấn thân vào việc nghiên cứu, chỉ có thể là "phải tìm ra sự thật". Là một độc giả bộ truyện tranh, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả và họa sỹ, họ đã thể hiện được sự độc đáo của trang phục, và các trang sức đi kèm, ngoài ra họa sỹ còn thể hiện sự mạnh mẽ vốn có của các nhân vật qua hình dáng bên ngoài và tư thế khi tiếp chuyện với các sứ thần phương Bắc.

Posted Image

2. Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc so sánh của tác giả Đinh Công Nguyên, khi nhận định về "sự vui mừng quá lố" của mọi người khi đội tuyển bóng đá Việt Nam đạt được các thành tích trong khu vực, so với việc Việt Nam ta đạt được các thành tựu lớn như: Thống nhất đất nước, hay các thành tựu cá nhân được trong nước và quốc tế công nhận như nghệ sĩ Piano tài năng Nguyễn Thái Sơn, hoặc của GS-BS Nguyễn Tài Thu trong lĩnh vực Y. Xét về mặt logic, việc so sánh này hoàn toàn sai ngay từ cách đặt đối tượng so sánh, khi đem thể thao, so sánh với giải phóng thống nhất đất nước, với âm nhạc, và với y khoa. Tiếp đến anh sắp xếp trình tự niềm vui "từ trên xuống dưới" và cho rằng phải biết "thưởng thức" niềm vui, chọn niềm vui "có chất lượng" mà thưởng thức, khác gì việc chê những người không biết chọn và thưởng thức "vi cá, yến sào, bào ngư", mà chỉ loanh quanh và hài lòng với những món ăn..."dân dã" và "đánh đồng" họ là những người "tự ti, thiếu ý chí, không có tư tưởng xã hội tiến bộ, chấp nhận thất bại ngay từ trong ý nghĩ, nhận mình thua kém từ trước khi phấn đấu, xác định thua từ trước trận đấu - trích nguyên văn từ bài viết của tác giả Đinh Công Nguyên".

Xin thưa với anh, để đưa đất nước và xã hội phát triển, đâu chỉ biết gào thật to "tôi là người văn minh, tôi là người tự tin, tôi là người tiến bộ" cho thế giới cùng thấy, mà phải có hành động cụ thể, hành động đó chính là ý thức tự thân phát triển của bất kỳ người nào và sau đó là cộng đồng, và cuối cùng là xã hội phát triển. Chúng ta hiện nay đang hội nhập nhanh vào thế giới, trong nhiều lĩnh vực, được tiếp cận thông tin và tri thức đa chiều, điều đó giúp nâng cao sự hiểu biết của mọi người, nhận thức và năng lực sẽ thay đổi từng ngày, xã hội đã thực sự có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Và cuối cùng tôi tin rằng những điều anh khẳng định như "đại bộ phận đang tự ti, thiếu ý chí, chấp nhận thua thiệt" sẽ trở thành : tự tin, ý chí và cạnh tranh tích cực.

3. Cuối cùng, tất cả độc giả đều nhận thấy Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên và anh Đinh Công Nguyên đều là những người có ý thức dân tộc cao, mong muốn thúc đẩy tiến bộ xã hội, giúp Việt Nam nâng cao vị thế và đẩy nhanh công cuộc hội nhập với quốc tế.

  • Độc giả Nguyễn Minh: Những gì của ta, ta tự hào

Xin được góp ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh một vài điểm:

1. Tôi chưa rõ tác giả nhìn theo "quan điểm" gì. Riêng tôi không hề nhận thấy sự tương tự trong y phục các nhân vật trong tranh truyện Tam Quốc và y phục của người trên cán dao. Y phục "Tam Quốc" rõ ràng cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều. Y phục trên cán dao có thể thấy rằng không "tân tiến" hơn mấy so với y phục được vẽ trong "Lịch Sử VN Bằng Tranh". Trong bộ "Lịch Sử Bằng Tranh" này, các nhân vật nữ cũng mặc váy và yếm rất tề chỉnh cơ mà.

2. Mong tác giả chứng minh thêm cho thật hoàn chỉnh: Dựa vào đâu để khẳng định Hồng Phạm Cửu Trù là "bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt"?

3. Cho rằng hình cách điệu trên mũ nhân vật trong trống đồng đúng là hình rồng và phượng, tôi chưa rõ tác giả dựa vào đâu để khẳng định "rồng" và "phượng" là "phát minh" của người Việt? Người Trung Hoa cũng có thể lý luận rằng "Sách của các ông chép rõ Hùng Vương là con cháu Thần Nông, như vậy hình rồng phượng ấy từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam". Thế thì sao?

4. Về chữ "Viết nhược kê cổ", nếu câu văn ấy thiếu chủ từ cũng không sao cả, vì trong cổ văn Trung Hoa, thiếu chủ từ là chuyện quá thường. Thế thì chưa chắc chữ "viết" ấy đã là "việt" viết sai. Dù đúng là chữ "việt", cũng không thể chỉ dựa vào một chữ trong một văn bản để đưa ra kết luận. Muốn có một chứng cứ khoa học hoàn chỉnh, ta còn cần nhiều, rất nhiều hơn thế nữa.

5. Tác giả nhắc đến vua Nghiêu, tôi không rõ nhằm mục đích gì. Nhưng dù nhằm mục đích gì đi nữa thì vua Nghiêu, theo tôi, cũng không nên coi là một nhân vật lịch sử, chỉ nên để vào huyền thoại mà thôi.

6. Tác giả cũng công nhận rằng "Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố". Theo như thế, các hoạ sỹ tranh truyện vẽ nhân vật nữ mặc váy và yếm, nhân vật nam đóng khố, sao lai bảo là sai?

7. Khổng Tử chỉ nói đến "Man Di", không nói "Việt". "Man Di" dĩ nhiên có thể dùng để chỉ người Việt, nhưng nghĩa của nó rộng hơn thế. Đánh đồng "Man Di" với "Việt" là không đúng.

Tóm lại, theo ý tôi, ta không nên tự ty, nhưng cũng không nên tự tôn dân tộc thái quá. Những gì của ta, ta tự hào, không phải của ta, ta chấp nhận, chứ đừng "vơ vào". Nêu ra giả thuyết là một chuyện, nhưng để chứng minh được thuyết ấy, và để thuyết phục được giới nghiên cứu, không chỉ ở VN mà trên toàn cầu, lại là chuyện khác.

  • Độc giả Vinh Xuân: Văn hóa, xã hội hay tư tưởng của tổ tiên chúng ta đang bị thế hệ sau hiểu lầm?
Ông Anh Tuấn và một số nhà nghiên cứu nữa đang đi theo một hướng riêng trong việc khảo cứu Dịch học, nhất là việc tìm hiểu lại cội nguồn của môn này. Đó là điều rất đáng quý. Tuy nhiên, thực sự thì văn hóa, xã hội hay tư tưởng của tổ tiên chúng ta đang bị thế hệ sau hiểu lầm. Điều này cũng có thể do ta thiếu thông tin, hay do những dữ liệu ông cha để lại quá ít ỏi dẫn đến việc thế hệ trẻ hiện nay nghĩ về cha ông ta như trong mấy cuốn truyện tranh trên thực sự là đáng buồn.

Tuy vậy, có một thực tế là nước Âu Lạc hay trước đó là Văn Lang cũng chỉ là một nước nhỏ, hay nói đúng hơn chỉ là một cộng đồng nhỏ trong khu Bách Việt (từ Trường Giang trở về nam), khu "man" mà sách Tàu hay gọi chính là khu vực Bách Việt ở phía Nam (Nam man) nay gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Nam... đều là khu Bách Việt, phân biệt với khu Trung Nguyên của người Hoa. Âu Lạc chỉ là một phần của Bách Việt như Mân Việt, Giang Việt, Âu Việt... thôi chứ còn nói văn hóa Văn Lang, Âu Lạc của chúng ta chi phối cả khu Bách Việt, sang cả Tề, Sở, Yên, Nguỵ... thì e phải trao đổi, nghiên cứu thêm.

Nghiên cứu về lịch sử dân tộc ta hay tộc người thì cũng phải nhìn thẳng vào sự thật để đúc kết những tri thức cho đời sau, không nên đến mức cho dân ta chỉ là cởi trần đóng khố như mấy cuốn truyện tranh kia, nhưng cũng không đến mức cho chúng ta là trung tâm của văn hóa khu vực Đông Á thời cổ đại như một số người, vì thực sự chúng ta còn nhỏ bé, còn yếu và thiếu nhiều thứ nữa để có thể phát triển ngang bằng với họ trong lịch sử trước đây cũng như hiện nay.

  • Độc giả Đào Phong Lưu: Cần có thêm tư liệu xác thực

Phải khẳng định một điều là bài viết của tác giả và cả các sách lịch sử của ta đều không đưa ra được luận cứ xác thực nào để chứng minh người Việt thời Hùng Vương ăn mặc như thế nào? Ngay bức tranh miêu tả Vua Hùng và các công chúa, Hoàng hậu hoặc nô tì gì đó trong bài viết lấy làm dẫn chứng cũng tự tưong mâu thuẫn với nhau: Vua thì đóng khố cởi trần, còn các mỹ nữ thì ăn vận bằng những thứ vải dệt công phu, có những hoa văn tinh xảo, hình như có cả các hàng chữ Hán dệt trên váy của một mỹ nữ. Ngoài ra ai họ cũng đeo trang sức được chế tác từ những hiệu kim hoàn có tay nghề cao là chuỗi ngọc trai, dây xà tích.v.v...

Lịch sử Việt Nam xưa nay vẫn nói 4000 năm, còn có người chưa công nhận (Trừ 2000 năm sau công lịch có sự xuất hiện của Bà Trưng là chính sử, còn trước đấy 18 đời vua Hùng mà kéo dài những 2000 năm là vô lý) nhưng nay tác giả lại đưa ra khái niệm mới lịch sử 5000 năm, để làm gì? Nước Mỹ họ mới chỉ có 300 năm lịch sử nhưng có khối cái để tự hào, ta đưa ra lịch sử lâu đời để muốn chứng minh đã có thời kỳ tổ tiên ta ăn lông ở lỗ để tự hào dân tộc chăng? Chẳng có luận cứ gì, hãy gạt sang một bên mà tìm tư liệu xác thực về cách ăn mặc của tổ tiên ta đã!

  • Sơn Khôi: đã võ đoán sáng tạo khi thể hiện trang phục của tổ tiên

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc thay đổi cách suy nghĩ về ăn mặc của các vị vua Hùng thời kỳ dựng nước. Cùng thời điểm với thời tam quốc, các đế vương Trung Hoa đã có áo quần mặc hẳn hoi, vậy mà Âu Lạc tiếp giáp với nhiều nền văn hóa tiên tiến như thế không thể ăn mặc như thổ dân được!

Ngay từ khi học lớp Một tôi đã thắc mắc về điều này và cho rằng các nhà viết sách chỉ suy nghĩ và sáng tạo ra hình ảnh An Dương Vương (hay các nhân vật khác cùng thời) theo một hướng nghĩ nào đó, mà không hề có một kiến thức nào chứng minh tính đúng đắn của nó. Mai An Tiêm ở trên đảo cũng đóng khố. Cứ con trai là đóng khố, còn phụ nữ thì ăn mặc các trang phục từa tựa Tây Nguyên.

Tôi nghi ngờ rằng các nhà viết sách và họa sĩ của ta hồi đó không thể hình dung ra các trang phục cổ của thời Hùng Vương như thế nào, và khi nhìn vào trang phục của các dân tộc thiểu số, họ võ đoán võ sáng tạo ra một thứ trang phục cho chính dân tộc Kinh một cách tương đồng với các dân tộc này. Đó là một hướng nghĩ hết sức tai hại và sai lệch.

Nước ta thời xa xưa ở vùng khí hậu không hề nóng như hiện nay. Với đới khí hậu gần như ôn đới, tương đối lạnh, chưa kể thời ấy còn hoang sơ, chưa có hiện tượng trái đất nóng lên vì hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ luôn thấp hơn ngày nay đến vài độ C, thì các vua Hùng không thể ăn mặc đơn giản với chiếc khố và ở trần được, điều này là hết sức vô lý. Nước ta thời ấy cũng không phải nghèo nàn, vì các chứng cứ lịch sử hay mộ cổ đều cho thấy người dân đã có áo mặc, do vậy các vị vua Hùng không thể đóng khố được.

Hơn nữa, vì tiếp giáp với Trung Hoa xưa, và lại nằm ở vị trí trên cả phía Bắc nước ta ngày nay, nên các vua Hùng không thể có sự giao thoa nào với các dân tộc Tây Nguyên ngày nay, nếu có thì chỉ có cách ăn mặc kín đáo và tránh cái khí hậu lạnh tại vị trí địa lý lúc bấy giờ.

Các tài liệu cổ mà tôi nghiên cứu trong rất nhiều năm qua cũng chẳng có hình vẽ nào mô tả việc đóng khố, có chăng chỉ là trong các sách vở ở thế kỷ 20 dành cho thiếu nhi và học sinh là sáng tạo ra trang phục đóng khố đơn giản đến khó tin của các họa sĩ không rành về lịch sử nhưng sáng tạo một cách hết sức không đúng (hoặc họ vẽ theo lớp họa sĩ đi trước mà không biết rằng mình đang vẽ theo cái sai). Từ một người sai dẫn đến một nhóm sai, và từ một nhóm người sai, nó dẫn theo cái nhìn sai lầm cho các thế hệ tiếp theo.

Tiến Đoàn cũng không biết là mình sai lầm như thế nào khi giới thiệu về trang phục của nước Việt cổ đến thế giới với chỉ 1 chiếc khố, tất nhiên, về mặt nào đó nó mang đến cho anh phần thưởng cao nhất ở cuộc thi này, nhưng đã là kiến thức sai, tôi hy vọng sắp tới phải phổ biến lại, phải đính chính lại và làm rõ ràng về trang phục của người Việt xưa. Đừng để các em học sinh ngày nay học những kiến thức sai, như thế là có lỗi rất lớn với Tổ tiên ta và không thể tha thứ được !

  • Các ý kiến thể hiện góc nhìn riêng của tác giả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Với những ý kiến ủng hộ thì không nói làm gì. Nhưng với những ý kiến phản biện - chính xác hơn là phản đối, chứ còn không đủ khả năng để phản biện - thì tôi sẽ đưa ra đây từng vị - đang sùng sục minh chứng " tổ tiên ta ở trần đóng khố" - để chỉ ra sai lầm của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuối cùng thì vấn đề này đã gây được chú ý của dư luận => đó chính là một điều đáng để ăn mừng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một diễn đàn học thuật và mang tính sinh hoạt công đồng, nên ngôn ngữ có sì tin một chút, cũng có thể châm chế được. Tuy nhiên, nếu viết gửi báo chí, hoặc mang tính thuần túy học thuật tất nhiên nó sẽ nghiêm túc hơn. Tôi sẽ trả lời bài viết sau đây của ông Nguyễn Minh từng điểm một mà ông ta thắc mắc.

Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông Nguyễn Minh trên Tuanvietnamnet.

Trước hết là xin lỗi các học giả khả kính thực sự đáng tôn trọng về học thuật. Khí đứng trước những người sùng sục phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống thì Thiên Sứ tôi có thể hơi kiêu ngạo, dù đấy không phải bản chất của tôi. Với tôi thì những ý kiến phản đối này là những ý kiến vớ vẩn. Nhưng vì nó được đưa lên công luận nên phải bớt chút thời gian. Biện minh trước những loại ý kiến như thế này tôi không cần tư duy sâu.

Độc giả Nguyễn Minh: Những gì của ta, ta tự hào

Xin được góp ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh một vài điểm:

1. Tôi chưa rõ tác giả nhìn theo "quan điểm" gì. Riêng tôi không hề nhận thấy sự tương tự trong y phục các nhân vật trong tranh truyện Tam Quốc và y phục của người trên cán dao. Y phục "Tam Quốc" rõ ràng cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều. Y phục trên cán dao có thể thấy rằng không "tân tiến" hơn mấy so với y phục được vẽ trong "Lịch Sử VN Bằng Tranh". Trong bộ "Lịch Sử Bằng Tranh" này, các nhân vật nữ cũng mặc váy và yếm rất tề chỉnh cơ mà.

2. Mong tác giả chứng minh thêm cho thật hoàn chỉnh: Dựa vào đâu để khẳng định Hồng Phạm Cửu Trù là "bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt"?

3. Cho rằng hình cách điệu trên mũ nhân vật trong trống đồng đúng là hình rồng và phượng, tôi chưa rõ tác giả dựa vào đâu để khẳng định "rồng" và "phượng" là "phát minh" của người Việt? Người Trung Hoa cũng có thể lý luận rằng "Sách của các ông chép rõ Hùng Vương là con cháu Thần Nông, như vậy hình rồng phượng ấy từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam". Thế thì sao?

4. Về chữ "Viết nhược kê cổ", nếu câu văn ấy thiếu chủ từ cũng không sao cả, vì trong cổ văn Trung Hoa, thiếu chủ từ là chuyện quá thường. Thế thì chưa chắc chữ "viết" ấy đã là "việt" viết sai. Dù đúng là chữ "việt", cũng không thể chỉ dựa vào một chữ trong một văn bản để đưa ra kết luận. Muốn có một chứng cứ khoa học hoàn chỉnh, ta còn cần nhiều, rất nhiều hơn thế nữa.

5. Tác giả nhắc đến vua Nghiêu, tôi không rõ nhằm mục đích gì. Nhưng dù nhằm mục đích gì đi nữa thì vua Nghiêu, theo tôi, cũng không nên coi là một nhân vật lịch sử, chỉ nên để vào huyền thoại mà thôi.

6. Tác giả cũng công nhận rằng "Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố". Theo như thế, các hoạ sỹ tranh truyện vẽ nhân vật nữ mặc váy và yếm, nhân vật nam đóng khố, sao lai bảo là sai?

7. Khổng Tử chỉ nói đến "Man Di", không nói "Việt". "Man Di" dĩ nhiên có thể dùng để chỉ người Việt, nhưng nghĩa của nó rộng hơn thế. Đánh đồng "Man Di" với "Việt" là không đúng.

Tóm lại, theo ý tôi, ta không nên tự ty, nhưng cũng không nên tự tôn dân tộc thái quá. Những gì của ta, ta tự hào, không phải của ta, ta chấp nhận, chứ đừng "vơ vào". Nêu ra giả thuyết là một chuyện, nhưng để chứng minh được thuyết ấy, và để thuyết phục được giới nghiên cứu, không chỉ ở VN mà trên toàn cầu, lại là chuyện khác.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ sau khi hoàn thành bài trả lời bác có thể gửi vào mục thảo luận ở phía dưới trang của tuần Vietnam.net Cháu cũng đã gửi một phản hồi về Tuanvietnam.net rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dư luận đa chiều quanh chuyện ăn mặc của tổ tiên

Xung quanh cuộc tranh luận về trang phục của tổ tiên thời Hùng Vương, rất mong các nhà sử học Việt Nam vào cuộc và làm sáng tỏ vấn đề.

LTS: Câu chuyện thời trang của tổ tiên thời Hùng Vương như thế nào đang được bàn thảo rôm rả. Tuần Việt Nam đã nhận được các ý kiến đa chiều quanh câu chuyện này. Có những ý kiến tạm coi là xác đáng, có những ý kiến cần được bàn thảo thêm, nhưng ai cũng có lý lẽ riêng của mình. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến để độc giả tranh luận thêm.

Độc giả Song Hào: "Phải tìm ra sự thật"

Tôi xin gửi bài tranh luận, bày tỏ ý kiến riêng của mình đối với hai bài viết của hai tác giả: Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên "Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế !" và anh Đinh Công Nguyên, trong bài "Sao cứ bắt tổ tiên phải cởi trần đóng khố?" . Tôi xin được mạn phép tranh luận cùng hai anh như sau:

1. Lịch sử là lịch sử. Cần phải tôn trọng sự thật của nó, ngay cả trong các bộ truyện tranh.

Về việc ăn mặc là do phong tục, thẩm mỹ và thói quen đương thời. Không nên nhìn trang phục của vua, quan Trung Quốc xưa để nhận định, so sánh và áp đặt vào trang phục vua, quan Việt cùng thời. Nếu có tư tưởng như vậy khác nào, đang đi một bước lùi, tức là "đồng hóa" người Việt xưa với người Trung Quốc. Trang phục thời Hùng Vương, có những nét đặc biệt riêng, và cũng rất độc đáo, đâu phải cứ là áo mão, cân đai thì mới gọi là "văn minh". Sau 4000 năm các dân tộc khác tại Việt Nam vẫn dùng khố, hoặc dùng những loại vải thổ cẩm với hoa văn có từ xa xưa, các nhà nghiên cứu sẽ gọi đó là không văn minh ư?!

Xin hãy tôn trọng phong tục và lịch sử. Bản tuyên ngôn của lịch sử và lời "tuyên thệ" của các nhà sử học khi dấn thân vào việc nghiên cứu, chỉ có thể là "phải tìm ra sự thật". Là một độc giả bộ truyện tranh, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả và họa sỹ, họ đã thể hiện được sự độc đáo của trang phục, và các trang sức đi kèm, ngoài ra họa sỹ còn thể hiện sự mạnh mẽ vốn có của các nhân vật qua hình dáng bên ngoài và tư thế khi tiếp chuyện với các sứ thần phương Bắc.

2. Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc so sánh của tác giả Đinh Công Nguyên, khi nhận định về "sự vui mừng quá lố" của mọi người khi đội tuyển bóng đá Việt Nam đạt được các thành tích trong khu vực, so với việc Việt Nam ta đạt được các thành tựu lớn như: Thống nhất đất nước, hay các thành tựu cá nhân được trong nước và quốc tế công nhận như nghệ sĩ Piano tài năng Nguyễn Thái Sơn, hoặc của GS-BS Nguyễn Tài Thu trong lĩnh vực Y. Xét về mặt logic, việc so sánh này hoàn toàn sai ngay từ cách đặt đối tượng so sánh, khi đem thể thao, so sánh với giải phóng thống nhất đất nước, với âm nhạc, và với y khoa.

Tiếp đến anh sắp xếp trình tự niềm vui "từ trên xuống dưới" và cho rằng phải biết "thưởng thức" niềm vui, chọn niềm vui "có chất lượng" mà thưởng thức, khác gì việc chê những người không biết chọn và thưởng thức "vi cá, yến sào, bào ngư", mà chỉ loanh quanh và hài lòng với những món ăn..."dân dã" và "đánh đồng" họ là những người "tự ti, thiếu ý chí, không có tư tưởng xã hội tiến bộ, chấp nhận thất bại ngay từ trong ý nghĩ, nhận mình thua kém từ trước khi phấn đấu, xác định thua từ trước trận đấu - trích nguyên văn từ bài viết của tác giả Đinh Công Nguyên".

Xin thưa với anh, để đưa đất nước và xã hội phát triển, đâu chỉ biết gào thật to "tôi là người văn minh, tôi là người tự tin, tôi là người tiến bộ" cho thế giới cùng thấy, mà phải có hành động cụ thể, hành động đó chính là ý thức tự thân phát triển của bất kỳ người nào và sau đó là cộng đồng, và cuối cùng là xã hội phát triển. Chúng ta hiện nay đang hội nhập nhanh vào thế giới, trong nhiều lĩnh vực, được tiếp cận thông tin và tri thức đa chiều, điều đó giúp nâng cao sự hiểu biết của mọi người, nhận thức và năng lực sẽ thay đổi từng ngày, xã hội đã thực sự có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Và cuối cùng tôi tin rằng những điều anh khẳng định như "đại bộ phận đang tự ti, thiếu ý chí, chấp nhận thua thiệt" sẽ trở thành : tự tin, ý chí và cạnh tranh tích cực.

3. Cuối cùng, tất cả độc giả đều nhận thấy Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên và anh Đinh Công Nguyên đều là những người có ý thức dân tộc cao, mong muốn thúc đẩy tiến bộ xã hội, giúp Việt Nam nâng cao vị thế và đẩy nhanh công cuộc hội nhập với quốc tế.

Độc giả Nguyễn Minh: Những gì của ta, ta tự hào

Xin được góp ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh một vài điểm:

1. Tôi chưa rõ tác giả nhìn theo "quan điểm" gì. Riêng tôi không hề nhận thấy sự tương tự trong y phục các nhân vật trong tranh truyện Tam Quốc và y phục của người trên cán dao. Y phục "Tam Quốc" rõ ràng cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều. Y phục trên cán dao có thể thấy rằng không "tân tiến" hơn mấy so với y phục được vẽ trong "Lịch Sử VN Bằng Tranh". Trong bộ "Lịch Sử Bằng Tranh" này, các nhân vật nữ cũng mặc váy và yếm rất tề chỉnh cơ mà.

2. Mong tác giả chứng minh thêm cho thật hoàn chỉnh: Dựa vào đâu để khẳng định Hồng Phạm Cửu Trù là "bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt"?

3. Cho rằng hình cách điệu trên mũ nhân vật trong trống đồng đúng là hình rồng và phượng, tôi chưa rõ tác giả dựa vào đâu để khẳng định "rồng" và "phượng" là "phát minh" của người Việt? Người Trung Hoa cũng có thể lý luận rằng "Sách của các ông chép rõ Hùng Vương là con cháu Thần Nông, như vậy hình rồng phượng ấy từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam". Thế thì sao?

4. Về chữ "Viết nhược kê cổ", nếu câu văn ấy thiếu chủ từ cũng không sao cả, vì trong cổ văn Trung Hoa, thiếu chủ từ là chuyện quá thường. Thế thì chưa chắc chữ "viết" ấy đã là "việt" viết sai. Dù đúng là chữ "việt", cũng không thể chỉ dựa vào một chữ trong một văn bản để đưa ra kết luận. Muốn có một chứng cứ khoa học hoàn chỉnh, ta còn cần nhiều, rất nhiều hơn thế nữa.

5. Tác giả nhắc đến vua Nghiêu, tôi không rõ nhằm mục đích gì. Nhưng dù nhằm mục đích gì đi nữa thì vua Nghiêu, theo tôi, cũng không nên coi là một nhân vật lịch sử, chỉ nên để vào huyền thoại mà thôi.

6. Tác giả cũng công nhận rằng "Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố". Theo như thế, các hoạ sỹ tranh truyện vẽ nhân vật nữ mặc váy và yếm, nhân vật nam đóng khố, sao lai bảo là sai?

7. Khổng Tử chỉ nói đến "Man Di", không nói "Việt". "Man Di" dĩ nhiên có thể dùng để chỉ người Việt, nhưng nghĩa của nó rộng hơn thế. Đánh đồng "Man Di" với "Việt" là không đúng.

Tóm lại, theo ý tôi, ta không nên tự ty, nhưng cũng không nên tự tôn dân tộc thái quá. Những gì của ta, ta tự hào, không phải của ta, ta chấp nhận, chứ đừng "vơ vào". Nêu ra giả thuyết là một chuyện, nhưng để chứng minh được thuyết ấy, và để thuyết phục được giới nghiên cứu, không chỉ ở VN mà trên toàn cầu, lại là chuyện khác.

Độc giả Vinh Xuân: Chúng ta đang hiểu lầm?

Ông Anh Tuấn và một số nhà nghiên cứu nữa đang đi theo một hướng riêng trong việc khảo cứu Dịch học, nhất là việc tìm hiểu lại cội nguồn của môn này. Đó là điều rất đáng quý. Tuy nhiên, thực sự thì văn hóa, xã hội hay tư tưởng của tổ tiên chúng ta đang bị thế hệ sau hiểu lầm. Điều này cũng có thể do ta thiếu thông tin, hay do những dữ liệu ông cha để lại quá ít ỏi dẫn đến việc thế hệ trẻ hiện nay nghĩ về cha ông ta như trong mấy cuốn truyện tranh trên thực sự là đáng buồn.

Tuy vậy, có một thực tế là nước Âu Lạc hay trước đó là Văn Lang cũng chỉ là một nước nhỏ, hay nói đúng hơn chỉ là một cộng đồng nhỏ trong khu Bách Việt (từ Trường Giang trở về nam), khu "man" mà sách Tàu hay gọi chính là khu vực Bách Việt ở phía Nam (Nam man) nay gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Nam... đều là khu Bách Việt, phân biệt với khu Trung Nguyên của người Hoa. Âu Lạc chỉ là một phần của Bách Việt như Mân Việt, Giang Việt, Âu Việt... thôi chứ còn nói văn hóa Văn Lang, Âu Lạc của chúng ta chi phối cả khu Bách Việt, sang cả Tề, Sở, Yên, Nguỵ... thì e phải trao đổi, nghiên cứu thêm.

Nghiên cứu về lịch sử dân tộc ta hay tộc người thì cũng phải nhìn thẳng vào sự thật để đúc kết những tri thức cho đời sau, không nên đến mức cho dân ta chỉ là cởi trần đóng khố như mấy cuốn truyện tranh kia, nhưng cũng không đến mức cho chúng ta là trung tâm của văn hóa khu vực Đông Á thời cổ đại như một số người, vì thực sự chúng ta còn nhỏ bé, còn yếu và thiếu nhiều thứ nữa để có thể phát triển ngang bằng với họ trong lịch sử trước đây cũng như hiện nay.

Độc giả Đào Phong Lưu: Cần có thêm tư liệu xác thực

Phải khẳng định một điều là bài viết của tác giả và cả các sách lịch sử của ta đều không đưa ra được luận cứ xác thực nào để chứng minh người Việt thời Hùng Vương ăn mặc như thế nào? Ngay bức tranh miêu tả Vua Hùng và các công chúa, Hoàng hậu hoặc nô tì gì đó trong bài viết lấy làm dẫn chứng cũng tự tưong mâu thuẫn với nhau: Vua thì đóng khố cởi trần, còn các mỹ nữ thì ăn vận bằng những thứ vải dệt công phu, có những hoa văn tinh xảo, hình như có cả các hàng chữ Hán dệt trên váy của một mỹ nữ. Ngoài ra ai họ cũng đeo trang sức được chế tác từ những hiệu kim hoàn có tay nghề cao là chuỗi ngọc trai, dây xà tích.v.v...

Lịch sử Việt Nam xưa nay vẫn nói 4000 năm, còn có người chưa công nhận (Trừ 2000 năm sau công lịch có sự xuất hiện của Bà Trưng là chính sử, còn trước đấy 18 đời vua Hùng mà kéo dài những 2000 năm là vô lý) nhưng nay tác giả lại đưa ra khái niệm mới lịch sử 5000 năm, để làm gì? Nước Mỹ họ mới chỉ có 300 năm lịch sử nhưng có khối cái để tự hào, ta đưa ra lịch sử lâu đời để muốn chứng minh đã có thời kỳ tổ tiên ta ăn lông ở lỗ để tự hào dân tộc chăng? Chẳng có luận cứ gì, hãy gạt sang một bên mà tìm tư liệu xác thực về cách ăn mặc của tổ tiên ta đã!

Sơn Khôi: đã võ đoán sáng tạo khi thể hiện trang phục của tổ tiên?

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc thay đổi cách suy nghĩ về ăn mặc của các vị vua Hùng thời kỳ dựng nước. Cùng thời điểm với thời tam quốc, các đế vương Trung Hoa đã có áo quần mặc hẳn hoi, vậy mà Âu Lạc tiếp giáp với nhiều nền văn hóa tiên tiến như thế không thể ăn mặc như thổ dân được!

Ngay từ khi học lớp Một tôi đã thắc mắc về điều này và cho rằng các nhà viết sách chỉ suy nghĩ và sáng tạo ra hình ảnh An Dương Vương (hay các nhân vật khác cùng thời) theo một hướng nghĩ nào đó, mà không hề có một kiến thức nào chứng minh tính đúng đắn của nó. Mai An Tiêm ở trên đảo cũng đóng khố. Cứ con trai là đóng khố, còn phụ nữ thì ăn mặc các trang phục từa tựa Tây Nguyên.

Tôi nghi ngờ rằng các nhà viết sách và họa sĩ của ta hồi đó không thể hình dung ra các trang phục cổ của thời Hùng Vương như thế nào, và khi nhìn vào trang phục của các dân tộc thiểu số, họ võ đoán võ sáng tạo ra một thứ trang phục cho chính dân tộc Kinh một cách tương đồng với các dân tộc này. Đó là một hướng nghĩ hết sức tai hại và sai lệch.

Nước ta thời xa xưa ở vùng khí hậu không hề nóng như hiện nay. Với đới khí hậu gần như ôn đới, tương đối lạnh, chưa kể thời ấy còn hoang sơ, chưa có hiện tượng trái đất nóng lên vì hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ luôn thấp hơn ngày nay đến vài độ C, thì các vua Hùng không thể ăn mặc đơn giản với chiếc khố và ở trần được, điều này là hết sức vô lý. Nước ta thời ấy cũng không phải nghèo nàn, vì các chứng cứ lịch sử hay mộ cổ đều cho thấy người dân đã có áo mặc, do vậy các vị vua Hùng không thể đóng khố được.

Hơn nữa, vì tiếp giáp với Trung Hoa xưa, và lại nằm ở vị trí trên cả phía Bắc nước ta ngày nay, nên các vua Hùng không thể có sự giao thoa nào với các dân tộc Tây Nguyên ngày nay, nếu có thì chỉ có cách ăn mặc kín đáo và tránh cái khí hậu lạnh tại vị trí địa lý lúc bấy giờ.

Các tài liệu cổ mà tôi nghiên cứu trong rất nhiều năm qua cũng chẳng có hình vẽ nào mô tả việc đóng khố, có chăng chỉ là trong các sách vở ở thế kỷ 20 dành cho thiếu nhi và học sinh là sáng tạo ra trang phục đóng khố đơn giản đến khó tin của các họa sĩ không rành về lịch sử nhưng sáng tạo một cách hết sức không đúng (hoặc họ vẽ theo lớp họa sĩ đi trước mà không biết rằng mình đang vẽ theo cái sai). Từ một người sai dẫn đến một nhóm sai, và từ một nhóm người sai, nó dẫn theo cái nhìn sai lầm cho các thế hệ tiếp theo.

Tiến Đoàn cũng không biết là mình sai lầm như thế nào khi giới thiệu về trang phục của nước Việt cổ đến thế giới với chỉ 1 chiếc khố, tất nhiên, về mặt nào đó nó mang đến cho anh phần thưởng cao nhất ở cuộc thi này, nhưng đã là kiến thức sai, tôi hy vọng sắp tới phải phổ biến lại, phải đính chính lại và làm rõ ràng về trang phục của người Việt xưa. Đừng để các em học sinh ngày nay học những kiến thức sai, như thế là có lỗi rất lớn với Tổ tiên ta và không thể tha thứ được !

Các ý kiến thể hiện góc nhìn riêng của tác giả

Tác giả: Viết Chung

Bài đã được xuất bản.: 09/12/2009 07:50 GMT+7

nguồn tuanvietnam.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các quí vị quan tâm

Tôi khẳng định rằng:

Dân tộc Việt Nam trải gần 5000 năm lịch sử và quốc gia đầu tiên là Văn Lang dưới thời trị vì của các vua Hùng với danh xưng văn hiến, một thời huy hoàng ở miên nam sông Dương Tử. Nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải.

Tôi đã minh chứng điều này trên 10 năm nay. Tôi đã phản biện luận cứ của hầu hết những giáo sư hàng đầu có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống và minh chứng luận điểm nhân danh khoa học của mình.

Việc Tuanvietnam đăng bài viết của tôi đã có sự phản ứng của dư luận công khai trên một tờ báo điện tử có pháp nhân, bởi vậy, tôi thấy cần phải tiếp tục công việc của mình. Nhưng, một mình tôi không thể tranh luận với từng người trong số đông hàng vạn người thay nhau bảo thủ quan điểm của họ. Do đó, tôi chỉ biện minh những ý kiến tiêu biểu và có giá trị học thuật.

Tôi bắt đầu từ bài đầu tiên mà tôi đã giới thiệu trên topic này:

Độc giả Nguyễn Minh: Những gì của ta, ta tự hào

Xin được góp ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh một vài điểm:

1. Tôi chưa rõ tác giả nhìn theo "quan điểm" gì. Riêng tôi không hề nhận thấy sự tương tự trong y phục các nhân vật trong tranh truyện Tam Quốc và y phục của người trên cán dao. Y phục "Tam Quốc" rõ ràng cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều. Y phục trên cán dao có thể thấy rằng không "tân tiến" hơn mấy so với y phục được vẽ trong "Lịch Sử VN Bằng Tranh". Trong bộ "Lịch Sử Bằng Tranh" này, các nhân vật nữ cũng mặc váy và yếm rất tề chỉnh cơ mà.

Qua vấn đề thứ nhất mà "độc giả Nguyễn Minh" nêu ra, chỉ là một nhận định rất chủ quan của người này. Quí vị xem lại sự so sánh giữa bức tranh thể hiện nhân vật Tam quốc và hình cán dao đồng.

Posted Image

Có lẽ không cấn phải diễn giải một đồ hình trực quan quá rõ về những "nét tương tự" giữa cán dao đồng và bức minh họa các nhân vật Tam Quốc của các họa sĩ Trung Hoa. "Độc giả Nguyễn Minh" bắt bẻ "Y phục "Tam Quốc" rõ ràng cầu kỳ và phức tạp hơn rất nhiều". Tất nhiên là như vậy. Bởi vì, đó chỉ là hình minh họa được vẽ sau gần 2500 năm so với một vật chứng. Các họa sĩ Trung Hoa có quyền tưởng tượng ra sự phức tạp và tạo thêm những họa tiết cho tác phẩm của mình. Nhưng chính những nét "tương tự" với một khoảng cách 2500 năm đó, lại là sự biện minh sắc sảo cho sự xác định tổ tiên ta ăn mặc như thế nào, ở tầng lớp quyền quý. Tất nhiên chính vì những họa tiết trong trang phục và các họa sĩ Trung Quốc thêm vào hơn 2000 năm sau đó, xác minh rằng: Một nền văn hóa Nam Dương Tử rực rỡ ghi dấu ấn lại trên y phục của vương triều Đông Ngô thời Tam Quốc gần 500 năm sau đó.

"Độc giả Nguyễn Minh" cho rằng:

Y phục trên cán dao có thể thấy rằng không "tân tiến" hơn mấy so với y phục được vẽ trong "Lịch Sử VN Bằng Tranh". Trong bộ "Lịch Sử Bằng Tranh" này, các nhân vật nữ cũng mặc váy và yếm rất tề chỉnh cơ mà.

Đây chính là sự tự phản biện luận cứ của ông ta cũng như của tất cả những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Bởi vì, không thể người nữ thì ăn mặc chỉnh tế, mà vua quan thì chỉ ở "trần đóng khố" trước một sự tiến bộ của cả nhân loại vào thời bấy giờ - nền văn minh đồ sắt ở thế kỷ thứ III BC.

Xin lỗi. Chỉ có một tư duy cực ngu mới có thể tưởng tượng ra như vậy.

Vấn đề còn lại, "độc giả Nguyễn Minh " viết:

Tôi chưa rõ tác giả nhìn theo "quan điểm" gì.

Tôi nghĩ đây là cuộc tranh luận học thuật, bởi vậy tôi không cần thiết phải trả lời về "quan điểm. lập trường" của tôi trong trường hợp này.

2. Mong tác giả chứng minh thêm cho thật hoàn chỉnh: Dựa vào đâu để khẳng định Hồng Phạm Cửu Trù là "bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt"?

Trong bài viết tôi đã nói rõ:

Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong kinh Thư được chứng minh trong sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt.

Vậy mời "độc giả Nguyễn Minh" hãy xem cuốn sách mà tôi đã giới thiệu, rồi bàn tiếp.

3. Cho rằng hình cách điệu trên mũ nhân vật trong trống đồng đúng là hình rồng và phượng, tôi chưa rõ tác giả dựa vào đâu để khẳng định "rồng" và "phượng" là "phát minh" của người Việt? Người Trung Hoa cũng có thể lý luận rằng "Sách của các ông chép rõ Hùng Vương là con cháu Thần Nông, như vậy hình rồng phượng ấy từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam". Thế thì sao?

Thật buồn cười. Hình rồng phượng ghi trong Kinh Thư rõ ràng thể hiện trên trống đống Lạc Việt, mà còn hỏi căn cứ vào đâu thì thật nên dùng ngôn ngữ gì để miêu tả khả năng tư duy của "độc giả Nguyễn Minh" ? Thật chuối hết chỗ nói! Người Trung Hoa mới chính là không có bằng chứng nào minh chứng hình rồng phương là của họ từ những thế kỷ trước khi nhà Tần thống nhất lục quốc.

4. Về chữ "Viết nhược kê cổ", nếu câu văn ấy thiếu chủ từ cũng không sao cả, vì trong cổ văn Trung Hoa, thiếu chủ từ là chuyện quá thường. Thế thì chưa chắc chữ "viết" ấy đã là "việt" viết sai. Dù đúng là chữ "việt", cũng không thể chỉ dựa vào một chữ trong một văn bản để đưa ra kết luận. Muốn có một chứng cứ khoa học hoàn chỉnh, ta còn cần nhiều, rất nhiều hơn thế nữa.

Hi. Nhiều hơn thế nữa là bao nhiêu nhỉ? Trong tiểu luận của tôi đâu phải chỉ một chứng cứ này là duy nhất đâu?

5. Tác giả nhắc đến vua Nghiêu, tôi không rõ nhằm mục đích gì. Nhưng dù nhằm mục đích gì đi nữa thì vua Nghiêu, theo tôi, cũng không nên coi là một nhân vật lịch sử, chỉ nên để vào huyền thoại mà thôi.

Ơ! Mọi chuyễn rõ ràng và nó rành rành ra đấy! Vì tư liệu nhắc đến vua Nghiêu thì phải tôn trong tư liệu chứ không lẽ lại sửa lại thành ....Võ Tắc Thiên? Sao "độc giả Nguyễn Minh" cứ hay nói tới "Quan điểm" và "mục đích" là thế nào nhỉ? Khoa học chứ đâu phải chính trị để phải đặt vấn đề "quan điểm" gì, "mục đích" gì...nghe thấy quen quen thấy mà ớn. "độc giả Nguyễn Minh" nói cứ y như ông tổ phó phụ trách an ninh tổ dân phố vậy. Có đoạn nào của tôi xác nhận vua Nghiêu là nhân vật lịch sử hoặc không phải nhân vật lịch sử đâu? Nó liên quan đến một tư liệu cổ - Kinh Thư, viết về thời kỳ lịch sử liến quan đến Nghiêu Thuấn, chắc "độc giả Nguyễn Minh" chưa xem cuốn này. Hơn nữa, nó nói rõ về y phục thời này liên quan đến trống đồng Lạc Việt thì viết ra so sánh "pha học" chứ bộ. Hổng hỉu "độc giả Nguyễn Minh" phản biện cái quái gì ở đoạn này? Chịu! :rolleyes: .

6. Tác giả cũng công nhận rằng "Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố". Theo như thế, các hoạ sỹ tranh truyện vẽ nhân vật nữ mặc váy và yếm, nhân vật nam đóng khố, sao lai bảo là sai?

Thấy "độc giả Nguyễn Minh" viết vậy, tôi cũng chịu khó đọc lại bài viết của chính mình, Đọc đi , đọc lại mãi mà chẳng thấy đoạn nào "tác giả cũng công nhận rằng..." cả. Híc. Xem mãi thì hóa ra câu này nó nằm trong phần trích dẫn tư liệu của phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Thêm. Híc! Đúng là "độc giả Nguyễn Minh" xem ba chớp, ba nháng nên đã vội vã phản đối để bao vệ lập trường và quan điểm của ông ta. Hic. Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Thêm viết, chứ "tác giả " Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì còn "nâu" mới viết ngu như vậy. Hi.

7. Khổng Tử chỉ nói đến "Man Di", không nói "Việt". "Man Di" dĩ nhiên có thể dùng để chỉ người Việt, nhưng nghĩa của nó rộng hơn thế. Đánh đồng "Man Di" với "Việt" là không đúng.

Ơ. Cái "zdấn" đề là ở chỗ có một dân tộc mà Khổng tử gọi là "man" có nền văn minh vượt trội - cài vạt áo bên trái ở người nam, bên phải ở người nữ, chút xíu nữa thì nền văn minh gọi là "man" làm mẫu mực cho văn hóa Hán. Người "man' ấy chính là người ở Nam Dương Tử và dấu ấn còn trên đất Việt ngày nay. Như vậy nó quá đủ để xác minh, người Việt có mối liên hệ từ hàng 2700 năm trước đã có y phục vượt trội khiến choi chút xíu nữa mà không có Quản Trọng thì dân Hán mang áo cài vạt bên trái hết. Chứ sao lại nói lái sang chuyện Man và Việt nhỉ. Vậy nếu ai đó không nói người Việt mà nói người Kinh thì cũng là hai tộc người hay sao? Chán quá đi. Đúng là củ chuối.

Tóm lại, theo ý tôi, ta không nên tự ty, nhưng cũng không nên tự tôn dân tộc thái quá. Những gì của ta, ta tự hào, không phải của ta, ta chấp nhận, chứ đừng "vơ vào". Nêu ra giả thuyết là một chuyện, nhưng để chứng minh được thuyết ấy, và để thuyết phục được giới nghiên cứu, không chỉ ở VN mà trên toàn cầu, lại là chuyện khác.

Ơ! lại chuối nữa! Vậy theo "độc giả Nguyễn Minh" thì "Ở trần đóng khố" mới chính là "của ta" à? Ông có gì chứng minh điều đó không nhể? Tớ cần chó gì thuyết phục toàn cầu. Thiên Sứ thách tất cả đám "hầu hết" và "cộng đồng" chứng minh dân Việt thời Hùng Vương "Ở trần đóng khố" đấy. Còn "độc giả Nguyễn Minh" chắc không đủ khả năng 'mần việc này.

Bây giờ Thiên Sứ tôi quay lại tiêu đề bài viết của "độc giả Nguyễn Minh": Cái gì của ta, ta tự hào.

Vậy ông Nguyễn Minh chắc rất tự hào với hình ảnh mà ông cho là đúng "Ông cha ta ở trần đóng khố"?

Còn tôi, tôi tự hào về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử một thời huy hoàng ở miến nam sống Dương Tử. Tôi cho rằng: Đây chính là cái của ta đấy ông "độc giả Nguyễn Minh" ạ. Nhưng ông đừng áp đặt ý tưởng của ông lên tôi nha. Chứ cứ hơi một tý ông lại nói quan điểm với lập trường, ớn quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

trong những comment nhanh của độc giả thì đa số mọi người ủng hộ chúng ta, chứng tỏ đa số người Việt Nam đều đồng ý với bác Thiên Sứ. Tuy vậy để khách quan nên trong những phản hồi chính thức, Vietnam.net phải đăng cả những ý kiến trái chiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước kia tôi đọc ở đâu đó, quên mất rồi, có nói rằng, trước thời Khổng Tử, ở Trung Quốc vẫn mặc áo tay chẽn, giống như hình cán dao mà Khảo cổ học phát hiện. Sau đó Khổng Tử mới cải tiến cho tay áo thụng nhằm tạo ra vướng víu, giảm bớt tính hiếu võ đương thời, khuyên người ta kiềm chế, giữ lễ. Nếu đúng như vậy thì cách mặc trước thời Khổng Tử ở Trung Quốc trong giới Quí tộc hoàn toàn trùng khớp với cán dao đồng thời Hùng Vương của ngành khảo cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã viết hoàn chỉnh để biện minh bài viết của "độc giả Nguyễn Minh". Bài số 43 trang 3 của topic này.

Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em và quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Em chưa thấy vị nào có trình độ một chút hay là thành viên trong cái đám mà anh gọi là "cộng đồng" và "hầu hết" ấy, phản biện. Đó là điều đáng tiếc. Có thể họ không thể làm nổi việc này nên lờ đi là tốt nhất. Nhưng dù sao anh cũng đã tạo nên một chú ý của dư luận chú ý tới sự rực rỡ của văn hóa Việt xưa kia đã bị xuyên tạc. Đó là điều tốt.

Qua một số cái gọi là phản biện trên em thấy rằng, những người này đa phần là bình dân, chưa có đủ kiến thức và trình độ phản biện, lại lộp chộp vội vã. Đúng như anh nói, họ phát biểu cảm tính trên cơ sở những kiến thức đã bị méo mó qua thời gian. Như vậy, họ không thể phản biện được thì cũng dễ hiểu thôi. Vấn đề này anh nên thông cảm. Họ cũng là nạn nhân như rất đông đồng bào mình của sự xuyên tạc lịch sử do những mưu đồ đồng hóa, xâm lấn đen tối. Do đó, em mong anh cũng nên chịu khó mất chút thời gian, ôn tồn giải thích cho họ hiểu ngọn ngành, lịch sử, văn hóa Tổ tiên ta đã kỳ vĩ như thế nào và bị xuyên tạc ra sao. Nếu được giác ngộ vấn đề này, em tin rằng họ sẽ rất nhiệt huyết đóng góp cho sự phục hưng văn hóa Việt tùy theo khả năng của mỗi người. Như thế chẳng hơn động chạm tới tự ái của họ, biến bạn thành thù hay sao? Còn một vài cá nhân mê muội cố tình không hiểu hay âm mưu mờ ám thì sẽ bị cuộc phục hưng văn hóa Việt chôn vùi trong nhơ nhuốc mà thôi!

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Em chưa thấy vị nào có trình độ một chút hay là thành viên trong cái đám mà anh gọi là "cộng đồng" và "hầu hết" ấy, phản biện. Đó là điều đáng tiếc. Có thể họ không thể làm nổi việc này nên lờ đi là tốt nhất. Nhưng dù sao anh cũng đã tạo nên một chú ý của dư luận chú ý tới sự rực rỡ của văn hóa Việt xưa kia đã bị xuyên tạc. Đó là điều tốt.

Qua một số cái gọi là phản biện trên em thấy rằng, những người này đa phần là bình dân, chưa có đủ kiến thức và trình độ phản biện, lại lộp chộp vội vã. Đúng như anh nói, họ phát biểu cảm tính trên cơ sở những kiến thức đã bị méo mó qua thời gian. Như vậy, họ không thể phản biện được thì cũng dễ hiểu thôi. Vấn đề này anh nên thông cảm. Họ cũng là nạn nhân như rất đông đồng bào mình của sự xuyên tạc lịch sử do những mưu đồ đồng hóa, xâm lấn đen tối. Do đó, em mong anh cũng nên chịu khó mất chút thời gian, ôn tồn giải thích cho họ hiểu ngọn ngành, lịch sử, văn hóa Tổ tiên ta đã kỳ vĩ như thế nào và bị xuyên tạc ra sao. Nếu được giác ngộ vấn đề này, em tin rằng họ sẽ rất nhiệt huyết đóng góp cho sự phục hưng văn hóa Việt tùy theo khả năng của mỗi người. Như thế chẳng hơn động chạm tới tự ái của họ, biến bạn thành thù hay sao? Còn một vài cá nhân mê muội cố tình không hiểu hay âm mưu mờ ám thì sẽ bị cuộc phục hưng văn hóa Việt chôn vùi trong nhơ nhuốc mà thôi!

Thân ái!

Cảm ơn anh Votruoc góp ý.

Tại tôi viết vậy cho đỡ tức thôi. Tôi sẽ biên tập lại những ý kiến của anh em và gửi Tuanvietnam trả lời họ. Tất nhiên lúc ấy tôi "hạ hỏa" rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin phép cho gacon spam tí.

Không ngờ SP xì tin ra phết. (gacon bầu chọn: nhất là chị nanghe, nhì là SP )

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẬP LUẬN KIỂU CỦ CHUỐI

Độc giả Đào Phong Lưu: Cần có thêm tư liệu xác thực

Phải khẳng định một điều là bài viết của tác giả và cả các sách lịch sử của ta đều không đưa ra được luận cứ xác thực nào để chứng minh người Việt thời Hùng Vương ăn mặc như thế nào? Ngay bức tranh miêu tả Vua Hùng và các công chúa, Hoàng hậu hoặc nô tì gì đó trong bài viết lấy làm dẫn chứng cũng tự tưong mâu thuẫn với nhau: Vua thì đóng khố cởi trần, còn các mỹ nữ thì ăn vận bằng những thứ vải dệt công phu, có những hoa văn tinh xảo, hình như có cả các hàng chữ Hán dệt trên váy của một mỹ nữ. Ngoài ra ai họ cũng đeo trang sức được chế tác từ những hiệu kim hoàn có tay nghề cao là chuỗi ngọc trai, dây xà tích.v.v...

Ở đoạn này thì "độc giả Đào Phong Lưu" ở giữa, bên nào cũng chê, không có - nói theo "độc giả Nguyễn Mình" - là "lập trường" vững chắc và "quan điểm" rõ ràng. Ông chê tụi có lập trường bảo vệ quan điểm "Ông cha ta ở trần, đóng khố" thì đúng rồi. Nhưng bảo Thiên Sứ sai thì phải chỉ ra nó sai như thế nào chứ. Làm gì nói chung chung "đều không đưa ra được luận cứ xác thực nào để chứng minh người Việt thời Hùng Vương ăn mặc như thế nào?". Làm gì có chuyện cá mè một lứa thế được. Thiên Sứ đâu có đồng hạng với đám "hầu hết" và "cộng đồng".

Lịch sử Việt Nam xưa nay vẫn nói 4000 năm, còn có người chưa công nhận (Trừ 2000 năm sau công lịch có sự xuất hiện của Bà Trưng là chính sử, còn trước đấy 18 đời vua Hùng mà kéo dài những 2000 năm là vô lý) nhưng nay tác giả lại đưa ra khái niệm mới lịch sử 5000 năm, để làm gì? Nước Mỹ họ mới chỉ có 300 năm lịch sử nhưng có khối cái để tự hào, ta đưa ra lịch sử lâu đời để muốn chứng minh đã có thời kỳ tổ tiên ta ăn lông ở lỗ để tự hào dân tộc chăng? Chẳng có luận cứ gì, hãy gạt sang một bên mà tìm tư liệu xác thực về cách ăn mặc của tổ tiên ta đã!

Phải nói đây là một lập luận chuối nhất mà Thiên Sứ tôi nghe đến nhàm tai. Sao không nói mẹ nó Đông Timo lịch sử mới có khoảng chục năm đã sánh vai cùng các nước có lịch sử lâu đời ở Châu Á, thí dụ như tham gia Segame chẳng hạn, mà nói đến Hoa Kỳ 300 năm làm gì cho nó hơi bị lâu? Lịch sử dân tộc vả điều kiện phát triển là hai lĩnh vực khác nhau chứ nhẩy?

Còn gần 5000 năm và hơn 4000 năm là hai cách gọi của cùng một khái niệm cho một mốc thời gian. Nước Văn Lang của dân tộc Việt lập quốc vào năm 2879 BC vậy cộng với 2009 AC = 4888 không gần 5000 là gì? Con tính cộng cũng không biết làm - hay là quên - vậy mà cũng bày đặt đăng báo thể hiện cái ngu. Chắc chắn người này cũng không biết chính sử xác định dân tộc Việt lập quốc từ bao giờ! Nếu không thì không thể hồ đồ như vậy. Đào phong Lưu viết:

ta đưa ra lịch sử lâu đời để muốn chứng minh đã có thời kỳ tổ tiên ta ăn lông ở lỗ để tự hào dân tộc chăng?

Ơ! Chính vì cái đám "hầu hết" và "cộng đồng" "chứng minh đã có thời kỳ tổ tiên ta ăn lông ở lỗ" nên Thiên Sứ mới phải nhọc công đến vậy. Híc! Cái nhà ông này "tẩu hỏa nhập ma" , ăn nói lung tung rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites