Thủy Tiên

Y phục cổ Việt - thời Hùng Vương

83 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quý vị quan tâm

Bài tiểu luận này chúng tôi đã giới thiệu ở nhiều trang web và trong trang chủ www.lyhocdongphuong.org.vn . Nhưng vì bài viết còn chưa hoàn chỉnh ở phần "Phục chế Y phục cổ Việt thời Hùng Vương". Do đó chúng tôi đưa lại bài viết vào đây để bổ sung cho hoàn chỉnh.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý vị.

Y PHỤC CỔ VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG

Phần I

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương

LỜI GIÓI THIỆU

Dân tộc Việt Nam với lòng tự hào về một truyền thống gần 5000 văn hiến. Truyền thống đó được ghi trong chính sử Việt (Tính từ 2879 trước CN, theo chính sử Việt) và trải hàng ngàn năm trong cộng đồng dân tộc cho đến tận gần đây. Có thể khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại tôn vinh những giá trị văn hoá của mình với danh xưng văn hiến.

Chính những tri kiến sâu sắc về một học thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành đă phổ biến và ứng dụng đến từng chi tiết trong sinh hoạt của người Việt, đă tạo nên một bề dày văn hoá - nền tảng của những giá trị văn hoá siêu việt Đông phương - đủ sức chống lại mọi sự tàn phá của thời gian, cùng những thăng trầm của lịch sử.

Nhưng cho đến khoảng hơn một thập kỷ gần đây, có rất nhiều nhà khảo cứu cả trong lẫn ngoài nước, gần như đồng loạt, nhân danh khoa học - đưa ra luận điểm mới về lịch sử văn hoá của dân tộc Việt. Họ cho rằng:

Cội nguồn của dân tộc Việt Nam: "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai; hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN" và "thực chất chỉ là một liên minh gồm 15 bộ lạc" . Bởi vậy, y phục của tổ tiên người Việt theo lập luận của họ chỉ là những người dân "ở trần đóng khố" . Mặc dù luận điểm này nhân danh khoa học, nhưng thực ra lại không hề đưa ra được một tiêu chí khoa học nào để biện minh cho những lập luận gọi là "khoa học" đó. Hay nói một cách khác: Những lập luận của mới về cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt chỉ chứng tỏ cái nhìn chủ quan với tính hợp lý giới hạn, hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mặc dù nhân danh khoa học. Những luận điểm này rời rạc, không có khả năng giải thích những hiện tượng liên quan đến nó. Điều đáng quan tâm là: Có nhiều giả thuyết khác nhau về xuất xứ và thực chất về thời Hùng Vương - cội nguồn các dân tộc Việt Nam . Mặc dù chúng đều nhân danh khoa học, nhưng những luận điểm ấy lại có những khác nhau rất căn bản về nội dung, lộn sộn và rất mâu thuẫn. Người cho rằng:

"Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng 300 năm, với những người dân ở trần đóng khố".

Kẻ phát biểu:

"Thời Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ X trước CN và là một liên minh 15 bộ lạc. Cùng lắm là một nhà nước sơ khai".

Người đưa ý kiến:

"Thời Hùng Vương có thể từ 1200 năm trước CN".

Kẻ lại bảo:

"Thời Hùng Vương cũng phải 1.500 năm trước CN". Họ cũng tranh luận sôi nổi, phản biện, như là những ý kiến khách quan đang được mổ xẻ. Nhưng vì bản chất phi lý của nó, cho nên sự tranh luận của những luận điểm lịch sử mới xét lại cội nguồn lịch sử truyền thống của dân tộc Việt lại tự bác bỏ nhau và bởi tính mâu thuẫn trong nội dung của từng luận điểm. Những không thể bổ sung cho nhau vì tính mâu thuẫn nội tại ngay trong từng luận điểm đó.

Để chứng tỏ một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, cần có tiêu chí khoa học là cơ sở thẩm định tính khoa học của luận điểm về cội nguồn lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt.

Không thể có một giả thuyết nhân danh khoa học nào lại có thể phủ định những tiêu chí khoa học của nó. Ttiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học phát biểu rằng:

"Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó có khả năng giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri".

 

Xuất phát và nhân danh tiêu chí khoa học nói trên, tôi xin được trình bày một luận điểm phản biện quan điểm lịch sử mới về mảng "Y phục dân tộc thời Hùng Vương". Đồng thời minh chứng cho thực tế y phục của dân tộc Việt trong thời kỳ này.

Để chuẩn bị cho nội dung của bài viết, bạn đọc hãy xem hình ảnh minh hoạ dưới đây về y phục của tổ tiên người Việt - vốn tự hào về cội nguồn văn hiến trải 5000 năm - được mô tả theo quan niệm lịch sử mới. Thật không khác gì y phục của những bộ tộc da đỏ mới cách đây vài trăm năm.

yphuc1.jpg

Vua Hùng và các quan lang

Lịch sử Việt Nam bằng tranh - tập III. Nxb Trẻ 1998

 

Tất nhiên, không hề có cơ sở khoa học tối thiểu nào minh chứng cho hình thức y phục trong tranh trên mà họ gọi là của tổ tiên người Việt. Bởi vì, không hề có một luận cứ khoa học nào chứng minh cho hình ảnh trên là y phục thời Hùng Vương, mà chỉ là sự áp đặt cách nhìn của những người có quan điểm phủ nhận giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt. Bài tiểu luận trình bày ở đây là một sự tiếp tục chứng minh trên cơ sở những tiêu chí khoa học về nền văn hiến thực sự trải gần 5000 của dân tộc Việt. Trong những tiểu luận và sách đã xuất bản của mình, tôi đã chứng minh rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành - triết thuyết nền tảng của văn hoá Đông phương cổ - thuộc về nền văn minh Lạc Việt. Không một triều đại nào của Trung Hoa coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống. Nhưng ngược lại, trong nền văn minh Lạc Việt, những nguyên lý căn bản của học thuyết này được ứng dụng đến từng hiện tượng trong cuôc sống và cả y phục dân tộc là chủ đề chính của bài viết này. Trong đề tài này, người viết trình bày với bạn đọc quan tâm về y phục của người Việt cổ và sự ảnh hưởng tới những nền văn hoá cận Lạc Việt - trong đó có cả Trung Hoa - và y phục dân tộc hiện nay. Bạn đọc có thể coi luận đề này vừa là sự chứng minh tiếp tục của luận điểm Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt, vừa là sự chứng minh cho y phục dân tộc và là sự phản bác các luận điểm lịch sử mới về nguồn gốc dân tộc Việt.

Sự minh chứng cho y phục dân tộc Việt cũng chính là thể hiện tiếp tục tiêu chí khoa học cho việc giải thích một cách hợp lý, có hệ thống, nhất quán những vấn đề liên quan đến nó với tính khách quan, tính qui luật và khả năng tiên tri của quan điểm cho rằng: Lịch sử văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến.

Y PHỤC CỔ VIỆT - THỜI HÙNG VƯƠNG. PHẦN II

1/ Y phục dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc

Y phục dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Nếu như không có một bản sắc văn hóa thì khó có thể coi đó là một dân tộc. Do đó, nếu như ở thời Hùng Vương, y phục phổ biến của ông cha ta chỉ “ở trần đóng khố", như hầu hết những sử gia hiện nay đang quan niệm thì không thể coi đó là một bản sắc văn hóa. Vì vậy, khó có thể nói về một nền văn hiến bắt đầu từ thời Hùng Vương, mà chỉ có thể coi là một giai đoạn trong sự tiến hoá tự nhiên của lịch sử nhân loại.

Quan niệm lịch sử định nghĩa rằng:

"Lịch sử của một dân tộc chỉ được tính từ thời điểm lập quốc của dân tộc đó".

Cho nên, vấn đề y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng và là một trong những yếu tố cần, nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng. Sự khẳng định bản sắc văn hóa qua y phục dân tộc, không phải chỉ đơn giản thể hiện nền văn minh mà c̣òn là khẳng định tính độc lập và văn hoá đặc trưng của dân tộc đó. Triều đại Măn Thanh khi xâm chiếm Trung Hoa, một trong những việc làm đầu tiên của họ là buộc tất cả người Hán phải ăn mặc theo y phục dân tộc của họ. Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận: Chúa Nguyễn – để tạo ra một bản sắc văn hóa riêng cho Đàng Trong – đă buộc dân chúng mặc y phục phỏng theo quần áo Trung Quốc.

Đoạn sử văn sau đây được trích lại từ cuốn: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” chứng tỏ điều này:

"Bởi vậy mà vào năm 1665, vua Lê Huyền Tông đă phải ra chiếu chỉ cấm phụ nữ không được mặc quần để bảo toàn quốc tục mặc váy cổ truyền. Trong khi đó đến cuối thế kỷ XVII, để tạo nên sự đối lập với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở trong Nam đă ra lệnh cho trai gái Đàng Trong “dùng quần áo Bắc quốc” (Trung Hoa) để tỏ sự biến đổi".

Qua sự kiện xảy ra vào thế kỷ XVII đă chứng tỏ rằng: Y phục dân tộc hết sức quan trọng, bởi yếu tố khẳng định bản sắc văn hóa và tính độc lập của dân tộc. Sự kiện này cũng chứng tỏ ít nhất là 700 năm sau khi nước Việt hưng quốc, người Việt đă có y phục thể hiện tính văn hóa đặc thù. Tính văn hóa đặc thù này – thể hiện ở y phục dân tộc (tất nhiên không phải chỉ có ở y phục phụ nữ) – đã có từ bao giờ? Nếu như đàn ông ở thời Hùng Vương chỉ “ở trần đóng khố” theo quan niệm lịch sử mới thì người Việt thể hiện bản sắc văn hóa trên y phục nói riêng từ thời điểm nào trong lịch sử? Người viết cho rằng quan niệm lịch sử mới phủ nhận những giá trị vắn hóa truyền thống Việt, sẽ không thể chứng minh “bản sắc đặc thù của y phục dân tộc Việt chỉ bắt đầu từ thời Hưng quốc – Đinh; Lê; Lý Trần…”. Bởi vì, trên thực tế y phục thể hiện bản sắc dân tốc đã có từ trước đó: Từ thời Hùng Vương, cội nguồn của nền văn hiến của người Việt.

Hay nói cách khác:

"Người ta không thể minh chứng một cái đúng từ một cái sai".

Nhưng với cách đặt vấn đề như trên thì tự nó mới chỉ đặt ra một giả thuyết trên cái chung nhất là: Những con người ở một xă hội đă tạo ra một hệ tư tưởng vũ trụ quan hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự ứng dụng toàn diện trên hầu hết mọi vấn đề mà con người quan tâm, xă hội ấy có một tổ chức hoàn chỉnh với đầy đủ những hình thái ý thức của nó trong một nền văn hiến nhân bản và trong quan hệ xă hội với những giá trị đạo lý, được thể hiện qua những nghi lễ mang biểu tượng đầy t́inh người như trong truyền thuyết Trầu Cau. Với một xã hội được giới thiệu như vậy mà không phải là Văn Lang, liệu chúng ta có thể cho rằng: Những con người trong xã hội đó sinh hoạt rất thô sơ “Tất cả đều ở trần, nam đóng khố, nữ mặc váy” hay không? Do đó, y phục chính thức và phổ biến trong xă hội Văn Lang, chắc chắn phải phù hợp với những cái mà xă hội đó đã có. Tức là phải có y phục đầy đủ trong sinh hoạt xă hội và ở tầng lớp lănh đạo phải có những trang phục đủ để chứng tỏ sự trang trọng trong những nghi lễ quốc gia. Sự chứng minh y phục dân tộc trong xã hội Việt thời Hùng Vương là sự tiếp tục phát triển của luận điểm chứng minh cho cội nguồn 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt, chứng tỏ tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh và khả năng giải thích hợp lý mọi vấn đề liên quan đến nó , một cách khách quan, có tính qui luật và khả năng tiên tri.

Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây.

 

yphuc21.jpg

Với hình bên nếu được minh hoạ cho truyền thuyết về “Sự tích Đầm Nhất Dạ”, chắc chắn cũng có thể minh họa cho sinh hoạt của Chử Đồng Tử khi chưa mồ côi cha trong câu chuyện từ thời Hùng Vương này. Nhưng thực ra nó được chép lại từ cuốn “Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20” (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xă hội ở thời gian này.

 

yphuc22.jpg

 

Hình lớn trong trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: “Đánh ghen”, thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt.

yphuc23.jpg

Bây giờ, chúng ta so sánh hình người trên cán dao bằng đồng và một y phục phổ biến của phụ nữ miền Bắc trong hình dưới đây:

Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương – có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm – Hà Bắc – trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc do người viết thể hiện, được ghép bên cạnh cụm hình này để quí vị tiện so sánh. Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2008 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang – nơi cội nguồn của người Việt – trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ.

Qua hình ảnh minh họa đă trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến. Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy:

Từ 2300 năm qua trở lại đây – về căn bản – hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể.

Đặc biệt là thời gian sôi động và u tối nhất trong lịch sử Việt Nam, đó là 1000 năm bị đô hộ với âm mưu đồng hóa khốc liệt dưới thời Bắc thuộc.

Do đó, hoàn toàn có cơ sở để cho rằng:

Kể từ lúc xuất hiện chiếc cán dao bằng đồng thể hiện y phục từ thời Hùng Vương 300 năm tr.CN trở về trước, cũng không có thay đổi là bao nhiêu.

Như vậy, có thể khẳng định:

Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đă có những y phục tương tự như y phục phổ biến của người Việt trước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh và tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam.

Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y PHUC THỜI HÙNG VƯƠNG. PHẦN III

 

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

 

Y phục tầng lớp trên trong thời Hùng VươngTất nhiên, trong một xã hội văn minh thời cổ xưa, khi mà trang phục phổ biến của các tầng lớp bình dân đã hoàn chỉnh và đa dạng thì y phục của tầng lớp trên cũng phải phù hợp với đẳng cấp của nó vì sự trang trọng và việc thực hiện những nghi lễ quốc gia văn hiến.
Bây giờ, chúng ta tiếp tục so sánh những hình dưới đây để minh chứng y phục tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang và tìm về cội nguồn y phục của người Lạc Việt



yphuc31.jpg
 

Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN). Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xă hội Hà Nội 1995).
Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của hình người trên cán dao đồng, còn phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương, thì chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi vì, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây.
Về y phục của tầng lớp trên trong xă hội Văn Lang, người viết xin được trình bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong kinh Thư được chứng minh trong sách “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt. Đoạn trích dẫn sau đây liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương được trích trong cuốn “Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156): Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như “cổn”thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu.
Qua đoạn văn trên, bạn đọc nhận thấy rằng “cổn miện” (tức là mũ của vua) có chín bậc. trong đó long cổn đứng đầu; "tệ miện tức là cái mũ có hình chim trĩ". Về hình ảnh mũ có hình tượng rồng của vua và mũ có hình chim trĩ của các quan – oái oăm thay – lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang.


 

yphuc32.jpg

 

yphuc33.jpg

 

Bạn đọc dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đă được cách điệu để chứng tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của Kinh Thư.

Nếu như hình vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất thì có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: Thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và một lần nữa cũng không chỉ dừng lại ở đấy. Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định 1971):

 

Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng là “Việt nhược kê cổ”.

 

Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. Vì thế câu trên có nghĩa rằng: “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói

 

“Viết nhược kê cổ” thì ra câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với “Viết” như nhau...”

 

Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không cho rằng: “Việt nhược kê cổ” tức là “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa” và càng không thể là người Việt có công chép lại kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa. Từ những sự phân tích trên, hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của kinh Thư:
Phải chăng bộ sách nổi tiếng này có nguồn gốc từ nền văn minh Văn Lang?
Và câu trên có thể hiểu là:
"Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt”.
Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: Y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những hình ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng:
Y phục của vương triều được nhắc tới trong kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những hình ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Kinh Thư chính là cuốn "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt" mà điều này đã ghi rõ ngay trên câu đầu của cuốn sách "Việt nhược kê cổ" và nội dung của nó hoàn toàn trùng khớp với hnhững di vật khảo cổ liên quan đến văn hoá Việt đã trình bày.
Nếu theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, thì sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong kinh Thư, bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lý và hàng thiên niên kỷ về thời gian. Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy:
Sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đă chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đã chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xã hội, mà ở tầng lớp trên đă có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ.
Điều này minh chứng bổ xung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau:
* Hình người trên trống đồng mà giáo sư Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: “Hình người đang múa” thực ra đây là hình ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua hình ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội.
* Từ đó đặt vấn đề: Hình chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc hình chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt.
* Sự tồn tại hình ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua = đội mũ có hình đầu rồng; đại thần = đội mũ gắn hình chim phượng, đă khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đă tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đă trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và hính ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau:

 

19.2.1.1 Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 5000 năm (như di chỉ Bầu Tró), đă thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau của nền nông nghiệp Việt Nam . Người Hán từ xưa cũng luôn xem đó là hai đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam: đó chính là hai đặc điểm đầu tiên mà Từ Tùng Thạch kể đến trong cuốn Việt giang 178 lưu vực nhân dân (Kim Định 1971a: 108); trong chữ “Man” mà người Hán dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm.

 

(Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - sách đă dẫn)

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG . PHẦN IV

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

 

DSC01253-1.jpg

Những di sản văn hóa phi vật thể, bản văn cổ và khảo cổ liên quan

Qua sự trình bày ở trên đi đến một sự nhận xét rằng: những hình ảnh con người ở trần đóng khố - nếu như có được nhắc tới trong các di vật có từ thời Hùng Vương – thì đó chỉ là thể hiện hình ảnh của lễ hội, hoặc miêu tả cảnh đang làm việc....

 

dho-2.jpg

 

Bức tranh trên thể hiện lễ hội dân gian có tựa đề “Đánh vật” thuộc dòng tranh Đông Hồ, miêu tả trang phục người tham gia lễ hội ở trần đóng khố, nhưng chắc chắn bạn đọc sẽ không nghĩ rằng y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời điểm xuất hiện bức tranh này đều ở trần đóng khố. Tương tự như võ sĩ Sumô của Nhật Bản hiện đại, nhưng điều chắc chắn là y phục của người Nhật Bản hiện đại không phải là y phục của võ sĩ Sumô thượng đài, tức là cũng “ở trần đóng khố”. Một thời đại đã đi vào huyền sử, chịu sự tàn phá của thời gian lịch sử hàng ngàn năm với đội quân chinh phục của các triều đại phong kiến Bắc phương. Những di vật khảo cổ tìm được thuộc về thời đại này, không c̣òn đủ để chứng minh một cách sắc xảo cho y phục phổ biến của con người trong nền văn minh Văn Lang. Những giá trị văn hóa trong trang phục tìm thấy trong di vật khảo cổ chỉ duy nhất có chiếc cán dao đồng, thể hiện một mẫu y phục của thời Hùng Vương. Làm sao có thể tìm thấy những bộ quần áo trong những ngôi cổ mộ có niên đại cách đây vài thiên niên kỷ? Bởi vây, hết sức ngạc nhiên và thật sự đau lòng trước một kết luận võ đoán về y phục dân tộc với quan niệm cho rằng: ”Không có một di vật khảo cổ nào tìm thấy chứng minh được truyền thống lịch sử 5000 năm của dân tộc Việt”.Người viết bài này hoàn toàn không phủ định giá trị cao của những di vật khảo cổ tìm thấy được. Nhưng, cần khẳng định rằng:

“Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho một luận điểm lịch sử".

Sự chu đáo của tổ tiên đă để cho con cháu có những cơ hội tìm về cội nguồn của nền văn hiến Việt Nam . Đó là những di sản văn hoá lưu truyền trong dân gian như những tia sáng mong manh – nhưng rất sắc nét – còn sót lại trong những cổ thư vẫn lưu truyền hàng thiên niên kỷ, đã chứng minh cho nền văn hiến của dận tộc Việt trải 5000 năm. Những sự trùng khớp những hình ảnh giữa cổ vật thời các vua Hùng với những di sản văn hóa dân gian còn lại, sự phát triển minh chứng tiếp nối với tính hợp lý giữa những hiện tượng liên quan, là một điều kiện cần yếu chứng tỏ khả năng phản ánh thực tế và là cơ sở khoa học của giả thuyết về y phục thời Hùng Vương trong bài viết này.

Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai trò của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xă hội Trung Hoa, chính Khổng tử đă nói:

 

“Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên tả như người Man Di”

 


Bạn đọc có thể tìm thấy câu nói đă dẫn của Khổng tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như:
"Luận Ngữ – thánh kinh của người Trung Hoa". Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Hoa". tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin – 1997. trang 32 ...)... Không lẽ cái quan điểm phủ định giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ấy, chưa có một ai xem cuốn sách Luận Ngữ này chăng?

Quản Trọng – tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu – sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rõ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà không ít những nhà nghiên cứu đă căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương".

Việt sử lược viết:

 

Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 – 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương”

 

Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 – 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nhìn mới – mà họ cho rằng:
"Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lý, khi chính Khổng tử thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của nền văn minh này. Đã có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc" (?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ “Man di” để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, “Man di” là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ “người Man” trong câu nói của Khổng tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có trình dộ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Để chứng tỏ điều này, xin bạn đọc xem những hình di sản văn hóa dân gian Việt Nam sau đây:

 

yphuc51.jpg

 

Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritagf số tháng 9/ 10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam . Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh. Chắc chắn các bạn sẽ nhận ra ngay: đây chính là hình nhân vật trong các trò múa rối nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của người Việt. Bạn đọc cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên “tả” (trái) và mấy cái búi tóc của những hình rối nước này. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn đàn ông của dân tộc Việt vẫn búi tóc. Điều này chắc không cần phải chứng minh. Đến đây, vấn đề được đặt ra tiếp tục là: Căn cứ vào đâu để những nghệ nhân rối nước truyền thống tạc hình nhân vật có vạt áo bên “tả” này? Hiện tượng các con rối nước có vạt áo bên trái là một sự ngẫu nhiên, hay xuất phát từ một thực tế đă tồn tại từ cội nguồn văn hóa đă sản sinh ra nó? Khi đă hàng ngàn năm trôi qua, chúng ta quen nhìn vạt áo cài bên “hữu”, thì vạt áo bên “tả” của hình rối nước liên hệ gì với câu của Khổng tử trong sách Luận ngữ:
“Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di”.
Những nhân vật rối nước lưu truyền trong dân gian, phải chăng đă phản ánh thực tế y phục sinh hoạt của thời kỳ Hùng Vương. Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đă hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương.
Xin tiếp tục xem hình dưới đây:

 

yphuc52.jpg
Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ
Trích từ bài “Cạy cửa tìm nhau” Ngọc Vinh & Lương Ngọc An
(Báo Tuổi Trẻ ra thứ 7 ngày 08/06/2002)

 

Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy; y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải. Vấn đề cũng không chỉ dừng ở đây.



IMG_0982.jpg?t=1200755932



Hình bên đây được người viết chụp trực tiếp hình ảnh trên chương trình truyền hình VTV3. có nội dung miêu tả đám cưới người dân tộc Mông. Chúng ta lại một lần nữa tìm thấy dấu ấn y phục từ ngàn xưa của tổ tiên với người nam mặc áo bên "tả" và nữ bên "hữu":Chưa hết, một dấu chứng tuyệt vời dưới đây là hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tình Hồ Nam, thuộc Nam Dương tử, có niên đại trên 2000 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. Chúng ta lại nhận thấy vạt áo cài bên trái của vua Phục Hy và bên phải của bà Nữ Oa.



DSC01253-1.jpg

 

Dân tộc Dao và Mông sống trong vùng rừng núi hẻo lánh, cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán. Do đó, hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông trong y phục của những dân tộc này còn lại đến nay, cùng với các tư liệu đã trình bày ở trên cho thấy: Đó là những chứng cứ có sự tiếp nối văn hóa từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ trong nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở nam Dương tử. Những chứng cứ rõ ràng đó và luận điểm trình bày hoàn toàn phù hôp với những tiêu chí khoa học:
"Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng tiên tri.” .Những vấn đề được hân hạnh tường với bạn đọc, nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương tử mà chính Khổng tử nói tới.
Qua sự liên hệ ở phần trước, sự minh chứng“Y phục dân tộc thời Hùng Vương”được tiếp tục qua những hình ảnh sau đây.
Hình dưới đây là một hình ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đă dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và hình nhân vật rối nước trong trò “Múa Tiên”.

 

yphuc61.jpg

 

Qua hình ảnh trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về hình thức cái mũ trên đầu hình rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, còn một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lý cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Hay nói một cách khác:
Hoàn toàn có căn cứ khoa học thực sự khi dùng những hình mẫu có chọn lọc của những con rối nước truyền thống để phục chế lại y phục thời Hùng Vương. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên hình cán dao đồng – được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương – với chiếc nón trong hình rối nước “Múa Tiên” và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ dưới đây:

 

yphuc62.jpg
Tượng công chúa thời Hùng


Hình tư liệu được chụp tại đền Hùng Phú Thọ. Hiện nay, có rất nhiều trò rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng trò “Múa Tiên” là một trò truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam , tất cả các đoàn rối đều có trò này. Do đó, hình rối nước trong trò “Múa Tiên” chắc chắn đă xuất hiện từ thời xa xưa. Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh – đời Lý – của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này. Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây.

Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: Trò “Múa Tiên”, tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛò “Múa Tiên” và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi tìm ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Hình thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ, cho thấy chúng phải có cùng một cội nguồn văn hoá của sự sáng tạo ra nó, tuy chưa xác định được thời điểm bắt đầu cho hình thức tồn tại của nó. Nhưng chắc chắn không thể sau thời Hùng Vương. Những sự trùng khớp gần như hoàn toàn về hình thức y phục của những di sản văn hoá với di vật khảo cổ – được tìm thấy sau sự tồn tại di sản văn hoá – lại khẳng định cội nguồn văn hoá và thời điểm bắt đầu cho hình thức của nó là thời đại Hùng Vương.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y PHỤC DÂN TỘC THỜI HÙNG VƯƠNG. PHẦN V

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

 

Tất cả sự so sánh và minh chứng ở trên đă chứng tỏ rằng: Y phục dân tộc người Việt thời Hùng Vương được phản ánh qua y phục của những nhân vật rối nước. Và chính câu nói của Khổng tử :

“Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên trái như người Man di rồi”

 

, lại là một sự liên hệ hợp lý tiếp theo, cho thấy những y phục này có từ trước thế kỷ thứ VII tr.CN trong nền văn minh Lạc Việt. Những sự liên hệ trùng khớp những hiện tượng liên quan được bổ sung bằng một đoạn trong cuốn cổ sử trích dẫn sau đây:

 

845593371_3200ea8fce_o.jpg

 

Tô Đông Pha chép rằng:
...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại t́nh trạng man di. B́ị Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành.Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đă mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.*

 

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ.

Đây cũng chính là vùng đất: Bắc Giáp Động Đính hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải của nước Văn Lang xưa. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đă chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại – nền văn hóa Lạc Việt đă là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để “Nếu không có Quản Trọng thì người Hán đă phải cài vạt áo bên trái” . Không phải chỉ Khổng Tử đă thừa nhận từ thời cổ đại Trung Hoa. Tiếp nối đến Tô Đông Pha vào thời trung cổ cũng xác nhận điều này. Và ngay thời hiện đại, chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng thừa nhận. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây:


 

Phát hiện mộ cổ bí ẩn ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ nước này vừa khai quật một ngôi mộ hơn 2.500 tuổi, có thể thuộc về một vị vua của triều đại Ba (Ba Kingdom) bí ẩn. Ngoài 500 đồ vật bằng đồng, trong mộ còn có bộ xương của 2 người đàn bà và một người đàn ông, mặt ngửa lên trời và hướng về phía đông.Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tuỳ tùng hoặc chư hầu được chôn cùng vị vua. Nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất liên quan tới triều đại Ba. Ngôi mộ nằm ở Luo Jiaba, tỉnh Tứ Xuyên, mang đặc điểm điển h́ình của một ngôi mộ thuộc đẳng cấp cao nhất trong số các ngôi mộ thuộc triều đại Ba đă được tìm thấy. 31 ngôi mộ khác cũng đă được khai quật ở khu vực. Hầu hết các đồ đồng là vũ khí (như giáo, gươm, dao găm và rìu), hay các vật cúng tế tương ứng với vị trí tối cao của chủ nhân ngôi mộ.Triều đại Ba bao trùm các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc trước khi biến mất một cách bí ẩn khoảng 2.000 năm trước đây. Người dân thời đại này được miêu tả là những chiến binh hiếu chiến và gan dạ. Tuy vậy, nguồn gốc, cấu trúc xă hội và văn hoá của họ vẫn còn là một điều bí ẩn.
Minh Thi (theo Tân Hoa Xă)

 

Như vậy, cùng với tất cả những vấn đề được minh chứng liên quan đến thực trạng xă hội thời Hùng Vương đă cho thấy một sự tương quan hợp lý, khẳng định tính chân xác của cổ sử Việt Nam về một nền văn hiến gần 5000 của dân tộc Việt (tính từ 2879 tr.CN đến 2001) và một nước Văn Lang cội nguồn của dân tộc Việt. Tây giáp Ba Thục; Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông Hải. Thời điểm được coi là "biến mất một cách bí ẩn vào khoảng 2000 năm trước đây",chính là thời điểm sụp đổ của nền văn minh Văn Lang.
Hiện tượng “Vắt vạt áo bên trái” lại phù hợp với sự ứng dụng mang tính phổ biến có tính nguyên tắc, liên quan đến con người của học thuật Đông phương cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó là nguyên tắc “Nam tả, nữ hữu” .
Thuyết Âm Dương Ngũ hành quan niệm rằng:
Sự vận động của Âm Dương luôn chuyển hoá cho nhau. Trong Âm có Dương và ngược lại. Phái Nam thuộc Dương nên cài áo vạt bên trái thuộc Âm, phái nữ thuộc Âm nên cài vạt bên phải thuộc Dương. Hiện tượng “vắt vạt áo bên trái” lại là một chứng tích nữa chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt và đã ứng dụng một cách chi tiết trong sinh hoạt và đời sống xă hội. Hiện tượng này bổ sung cho luận điểm về nguồn gốc của những học thuật cổ Đông phương có xuất xứ từ nền văn hiến Lạc Việt. Đây cũng là những dấu chứng để khẳng định rằng: Nền văn minh Lạc Việt vào thời điểm thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đă phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Việc liên hệ y phục của các con rối nước và xuất xứ của nghệ thuật dân gian Lạc Việt này với di vật khảo cổ và thư tịch cổ, còn dẫn tới những sự liên hệ tiếp nối về rất nhiều vấn đề văn hoá xă hội liên quan ở thời Hùng Vương, như: âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình v.v…là những hình thức nghệ thuật liên quan một cách hữu cơ đến một sân khấu rối nước. Từ những luận điểm và dẫn chứng ở trên, hoàn toàn có cơ sở để để khẳng định rằng:
Y phục thời Hùng Vương đă hoàn chỉnh và định hình ở tất cả các tầng lớp trong xă hội, ở các tầng lớp trên đă có những y phục trang trọng trong những nghi lễ quốc gia.
Người Việt Nam hoàn toàn có cơ sở khoa học để chứng tỏ một cội nguồn gần 5000 năm văn hiến về mọi phương diện.

Còn tiếp
====================

* Chú thich: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục “Cổ Tích”. Viện Đại hoc Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Y PHỤC VIỆT CỔ THỜI HÙNG VƯƠNG . PHẦN VI.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

 

PHỤC CHẾ Y PHỤC VIỆT CỔ  - XÃ HỘI THỜI HÙNG VƯƠNG.
Những bằng chứng trên tất cả mọi lĩnh vực: Từ các bản văn cổ của chính Khổng tử, di vật khảo cổ và các kết luận về khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể..v.v..cùng với một luận cứ thỏa mãn các tiêu chí khoa học bởi mối liên hệ chặt chẽ, có hệ thống và nhất quán với các hiện tượng liên quan một cách hợp lý đã chứng minh rằng: Y phục dân tộc thời Hùng Vương là y phục của dân tộc Việt trong một xã hội văn minh nhất thời bấy giờ ở Đông Phương và vượt xa văn hóa Hán muộn nhất vào thế kỷ thứ VII trước CN. Do đó chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để phục chế lại những hình thức y phục thời Hùng Vương của dân tộc Việt.
872_1195386161.jpg


I - Cái nhìn của quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương
Trước hết, chúng ta hãy xem lại những bức tranh dưới đây miêu tả y phục thời Hùng Vương theo quan điểm lịch sử mới.

yphuc1.jpg

YP8.jpg?t=1195388090

Vua Hùng và các quan lang

Chúng ta so sánh nó với bức hình chụp một đoàn văn công đang thể hiện tiết mục "Cồng Chiêng" của các dân tộc Tây Nguyên dưới đây:

 

YPTN1-1.jpg?t=1195387576


Chúng ta thấy y phục của dân tộc Tây Nguyên và cái gọi là trang phục của "Vua Hùng và các quan lang" gần như hoàn toàn giống nhau. Nhưng thật không may cho "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học thế giới" là: Họ không thể chứng minh và giải thích được trên ngay cái "cơ sở khoa học" của họ về mối liên quan giống hệt giữa hai hình thức y phục này. Tất nhiên, họ cũng chẳng thể liên hệ được y phục của thổ dân da đỏ với y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả. Nói tóm lại là thế này: Họ đã quan niệm rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai" và "thực chất là một liên minh 15 bộ lạc" thì cái hệ quả tất yếu là họ phải chọn một loại y phục nào nghèo nàn nhất hiện nay mà họ nhìn thấy để minh họa cho cái ý tưởng gọi là "cơ sở khoa học" của họ. Bởi vậy, nhìn những cái gọi là "y phục thời Hùng Vương" theo quan điểm mới trông giống y phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên một cách kỳ dị như vậy.
Những người có quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc Việt bám lấy luận cứ căn để của họ là: "Không có di vật khảo cổ để minh chứng cho lịch sử gần 5000 năm văn hiến". Nhưng trong những cái hình mà họ minh họa về thời Hùng Vương thì chính họ lại tự phủ nhận ngay cái luận cứ đó. Họ lại lấy cái hiện tại - y phục của các dân tộc ít người trong thời hiện đại - để minh họa cho quá khứ.
Có lẽ quá đủ để thấy cái sản phẩm "cơ sở khoa học", tập trung trí tuệ của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" cộng với "cộng đồng khoa học quốc tế". Thật là thảm hại.


II- Phục chế y phục thời Hùng Vương trên tiêu chí khoa học
"Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó có khả năng giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có hệ thống, có tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri".

1. Y phục của vua Hùng và Lạc Hầu
a/ Di vật khảo cổ liên quan:
Trung thành với tiêu chí khoa học này. bây giờ chúng ta xem xét lại hình người trên trống đồng Lạc Việt - một di vật khảo cổ - được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII trước C:N
Văn bản liên quan:
“Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156): Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như “cổn”thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu.
So sánh với di sản văn hóa phi vật thể truyền thống liên quan - quí vị có thể dễ dàng nhận ra những nét tương đồng hoàn toàn dưới đây:
b/ Di sản văn hóa liên quan



NON.jpg?t=1195136640

Mũ ông Táo
 

Dùng để thờ cúng và đốt trong ngày ông công ông táo lên trời, hoặc cúng quan Thần linh bản địa trong tín ngưỡng dân gian Việt.

 

sapa1.jpg

Mũ của Thánh trong lễ hội

(Ảnh chụp tại Thanh Hoá)

 

Qua những di vật khảo cổ, văn bản cổ còn sót lại trong những thư tịch bằng tiếng Trung Quốc, những di sản văn hóa truyền thống phi vật thể , có lẽ tự nó đã minh chứng cho y phục của chính vua Hùng qua hình ảnh dưới đây mà người viết không cần phải minh hoạ:
Y phục của các vị liệt thánh trong "Ngũ phủ công đồng", chính là y phục của các vua Hùng và Lạc Hầu trong thời phát triển của nước Văn Lang. Đối với y phục của Lạc Hầu thì thay thế đầu rồng bằng đầu chim phượng.

872_1195386161.jpgNGUPHU3.jpg?t=1195136709




2. Y phục nữ trong xã hội Văn Lang:
a) Y phục tầng lớp trên.
Chúng ta tiếp tục so sánh những di vật khảo cổ, những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hóa dân gian đã chứng minh trong bài trên để phục chế lại nhưng y phục nữ của tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang - Cội nguồn dân tộc Việt.

CANDAO1.jpg?t=1195262960ROI11.jpg?t=1195136343


Chiếc cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước y phục của Tôn Phu Nhân . Vâng điều này là hiển nhiên. Và tất nhiên di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của nền văn hóa Việt, cũng không cần phải bắt chước y phục của bà vợ Lưu Bị. Bởi vì nó đã có một cội nguồn văn hóa của nó. Bởi vậy, có thể nói rằng: Chính các họa sĩ Trung Quốc đã phục chế lại y phục của nền văn hóa miền Nam sông Dương Tử cho một quốc gia hùng cứ ở vùng đất này - Nuớc Ngô thời Tam Quốc. Do đó, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ chứng lý để thể hiện lại y phục nữ ở tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang xưa:

VOLUUB1.jpg?t=1195390704
Tôn Phu Nhân - Thế kỷ thứ III sau Công nguyên.
Hình minh họa của các họa sĩ Trung Quốc

Untitled-1.jpg?t=1195227495
Mỵ Nương

(Minh họa phục chế do Thiên Sứ thực hiện)

 

b / Y phục nữ phổ biến trong xã hội thời Hùng.
Quí vị quan tâm so sánh hình người trên chiếc cán dao đồng và so sánh với y phục còn phổ biến trên y phục dân tộc tương đối phổ biến tại các vùng nông thôn Bắc Việt Nam. Chúng hoàn toàn có những đường nét đặc trưng tương đồng. Nếu xét về đường nét thì y phục của người trên cán dao đồng sang trọng hơn ở chỗ có đai vải thắt ngang bụng. và dải vải phía trước bụng được trang trí cầu kỳ hơn.

CANDAO2.jpg?t=1195449118COGAI1.jpg?t=1195449350

yphuc23.jpg



Nếu chúng ta lại so sánh hình cán dao đồng với hàng loạt y phục của các con rối nữ trong hình dưới đây thì chúng ta lại thấy những nét tương đồng ấy trong nhiều kiểu y phục khác nhau và những đướng nét căn bản trên y phục vẫn giống nhau: Có dải vải đằng trước, mặc yếm và dải vai làm đai quanh bụng.

 

yphuc61.jpg


Qua những bản văn cổ, di vật khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể và các hiện tương văn hóa khác liên quan, mà người viết đã minh chứng ở trên, là cơ sở để một kết luận khoa học rằng: Chính những y phục của các con rối nước và các di sản văn hóa dân gian truyền thống là y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương và những giá trị văn hóa Việt cổ đã bị Hán hóa trong hơn 1000 Bắc thuộc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung trong đề tài này sự minh họa phục hồi lại những y phục của các tầng lớp xã hội trong thời đại Văn Lang - cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt với gần 5000 văn hiến, kèm những chứng tích liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHỤC CHẾ Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG

Y phục chiến binh thời Hùng Vương
yphucHV2copy.jpg?t=1219441608
Hình minh họa do Thiên Sứ thực hiện

Cơ sở phục hiện:
* Di vật khảo cổ:
Dây lưng đồng, qua, mác đồng, giáp chắn ngực đồng, bao tay đồng.
* Di sản văn hóa phi vật thể:
Tranh dân gian Việt.

BATRUNG2.jpg?t=1210841249

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image Posted Image

Tượng thiếu nữ Việt tại chủa Dâu Thuận Thành - Bắc Ninh - tương truyền đã xây dựng từ thế kỷ thứ III sau công nguyên.

Posted Image Posted Image

Tượng thiếu nữ hoàng tộc Việt cũng tại địa chỉ trên.

Chúng ta thấy rằng y phục của hai người hoàn toàn giống nhau. Những giải lụa trên y phục phần thân chúng ta thấy lặp lại ở những y phục cung đình Nguyễn thời cận đại - đó chính là hình ảnh cách điệu của chim Phượng. Họ chỉ khác nhau cái mũ và khăn trùm đầu. Tất nhiên không thể giải thích rằng người đội mũ là bắt chước Hán, còn người đội khăn là của người Việt . Mà chỉ có thể khẳng định rằng:

Đây chính là y phục Việt cổ. Khăn trên đầu người Kinh trong hình minh họa trên là khăn vấn và chúng ta vẫn có thể gặp ở những bà cao tuổi ngay bây giờ.

Posted Image

Tục đội khăn không chỉ của người Kinh mà một số đồng bào các dân tộc cũng đội. Điều này chứng tỏ chúng phải có sự liên hệ về cội nguồn văn hóa. Liên hệ với những bằng chứng đã chứng minh ở bài trước, cho thấy rằng từ thời Hùng Vương y phục dân tộc Việt đã hết sức trang trọng và rất xứng đáng với một nền văn hiến. Nền văn hiến Việt qua y phục dân tộc đã có một ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Hán mà chính Khổng Tử cũng phải thừa nhận.

Quan niệm dân tộc Việt thời Hùng Vương "Ở trần đóng khổ", chỉ xuất phát từ tư duy rất thiển cận với nên khả năng tầm nhìn cũng hạn chế. Với những người này thì một bồ sách trong đầu cũng chỉ có tính nhập liệu như bộ nhớ điện tử. Để có được những dữ liệu như vậy, chỉ cần nâng cấp bộ nhớ máy tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bức tượng phụ nữ quý tộc ở chùa Dâu tuyệt đẹp, nó là bằng chứng rõ ràng nhất chứng tỏ gu thẩm mỹ của người Việt cổ đã đạt đến mức cao, rất tinh tế. Theo Rin86 thì thời kỳ sau công nguyên đến thế kỷ thứ III, không những nước ta không chịu sự đồng hóa, bóc lột kiệt quệ của Trung Quốc mà còn là thời kỳ hưng thịnh. Điều đó thể hiện qua nước da, dáng vẻ kiểu diễm, áo quần lộng lẫy của những nhân vật được miêu tả. Một nước nghèo sẽ không có đủ khả năng tạo ra những tác phẩm đẹp như vậy. Một điều nữa ta thấy ở đây đó là nét tương đồng giữa chiếc đai lưng truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản:

Posted Image

Mặc dù ở Trung Quốc thời kỳ này phụ nữ, nam giới quý tộc cũng mặc dai lưng như vậy nhưng theo Rin86 thì nếu người Nhật và Việt học lối trang phục của Trung Quốc thì tại sao người Triều Tiên lại không?

Đây là bộ trang phục ta thấy trong phim cổ trang của Hàn Quốc, năm 57 trước công nguyên:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Song song hai chiếc thuyền tình

Đầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàng

Một chiếc em chở năm chàng

Hai chiếc em chở mười chàng ra đi

Trách người quân tử lỗi nghì

Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em!

(Đố là cái gì?) (Lỗi nghì tức là quên điều nghĩa)

Câu đố theo thể lục bát ý nhị trên là đố về đôi guốc nhỏ bé, một vật dụng gắn bó mật thiết trong đời sống của người Việt. Trong văn học dân gian, có truyền thuyết Chín chúa tranh ngôi nhắc đến sự tích đôi guốc đã được truyền tụng nhiều đời trên vùng đất Cao Bằng. Thuở ấy, Cao Bằng thuộc bộ Vũ Định, nước Văn Lang. Bộ này rộng bao la, chia làm chín vùng, mỗi vùng có một Po (chúa) cai quản. Mỗi Po lại có một biệt tài và không Po nào chịu phục Po nào, vậy nên các Po họp nhau lại để thi tài. Có Po khoe tài cấy lúa, có Po khoe tài ghép thuyền, Po này khoe có tài trong một ngày đêm mài một chiếc lưỡi cày thành chiếc kim khâu, Po khác lại khoe tài bắn cung, lại có Po khoe đẽo đá thành đôi guốc khổng lồ. Cuộc đua tài diễn ra trong một ngày đêm mà chẳng Po nào làm xong được việc của mình. Po khoe có tài đẽo đá tuy đã đẽo xong đôi guốc đá rất to, nhưng chưa kịp làm quai, đành bỏ. Ngày nay đối guốc đá đó vẫn còn nguyên vẹn ở làng Bản Thảnh, (xã Bế Triều, Hòa An, Cao Bằng).

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, quen trồng lúa nước, giỏi dùng thuyền, người Việt thường để chân trần. Vào cuối thế kỷ X, vua Lê Đại Hành còn có lúc cởi trần, đóng khố, đi chân đất, đến đời nhà Trần người dân đều đi chân không, da chân rất dày khiến trèo núi nhanh nhẹn và không sợ chông gai. Người quý tộc đi giày bằng da, khi đến cung điện thì lại tháo giày. Nói chung, người Việt xưa ít khi dùng guốc.

Thế nhưng, theo sử sách đối guốc đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt chí, Giao Châu ký có ghi rằng Bà Triệu (ở thế kỷ III) đi guốc bằng ngà voi: "Triệu ẩu vú dài ba thước, không lấy chồng, khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch" (Sách Giao Châu ký).

Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi đi dự hội hè đình đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được người đàn ông đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón chân, quai dọc thì tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng ngang như guốc kiểu thời cận đại. Trước kia ở Phú Yên (Nam Trung Bộ), đôi guốc bình dân là guốc do người dân quê tự đẽo lấy. Loại guốc này cao hơn đôi guốc sản xuất để bán, mũi hơi cong lên, trước mũi có dùi một lỗ thủng từ bên trên xuống, phía sau dùi một lỗ ngang. Quai guốc là một sợi dây, có thể dùng vải se lại, mềm, êm, cho khỏi đau chân. Guốc xỏ quai lỗ ngang, đưa tới trước, xuống lỗ phía trước, gút lại bên dưới, giống như quai dép Nhật hiện nay. Chỗ cong lên tránh cho quai không bị giáp đất để khỏi mau mòn, chóng đứt. Bên cạnh guốc tự đẽo, ở tỉnh này cũng đã có bán guốc gỗ dành cho đàn ông và cho phụ nữ. Guốc phụ nữ hơi eo ở chính giữa, guốc đàn ông không eo nên được gọi là guốc xuồng. Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lòng mực. Còn guốc nhập từ Huế thì có sơn, hoặc sơn đều một màu, hoặc sơn hai màu (thường là màu đen và màu nâu), phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt hơn. Chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn. Một số nơi gọi guốc là dỏn nên đã có thành ngữ "Chân giày chân dỏn" chỉ sự giàu có, sang diện.

Cho đến năm 1940, học trò nam trường công ở tỉnh Bến Tre mặc bộ bà ba trắng, chân đi guốc.

Vào những năm 50-60, người ta đem guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng tức Yên Xá (xã Tân triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội), ở Kẽ Giày (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) về số nhà 12 phố Hàng Gà, hay về phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa, sau đó mới đem đi bán. Đi guốc dưới màu xanh của những hàng cây sấu cổ thụ đã là nét đẹp một thời của thiếu nữ thủ đô:

Đường sấu lâu rồi in tiếng guốc

Xuân về, táo rụng nhớ đàn em

Vào cuối những năm 70, bên cạnh guốc gỗ, guốc nhựa đã ra đời. Cùng với giày dép, chức năng chủ yếu của đôi guốc là vật phục sức ở chân. Tuy vậy, cũng có trường hợp, đối với guốc gỗ, người ta khoét rỗng gót để cất giấu vàng bạc và các thứ nữ trang quý hiếm khác khi đi xa.

Đôi guốc đã gắn bó với đời sống người Việt, có thời gian việc dùng guốc (kéo theo việc sản xuất guốc) đã bị lắng xuống. Sự phục hưng của đôi guốc mấy năm gần đây chứng tỏ quan niệm về cái đẹp đang ngày càng đa dạng hơn, và việc dùng guốc trở lại cũng phần nào thể hiện được sự gìn giữ và trân trọng những vật dụng giản dị của lớp trẻ ngày nay. (nguồn http://www.maiyeuem.net/vtopic96600.html)

Đây là hình đôi guốc cổ của Việt Nam, trong một buổi trình diễn áo tứ thân cỏ truyền (chương trình giới thiệu Văn hóa nên không trình diễn trang phục cách tân), Rin86 thấy các người mẫu đeo đôi guốc này, rất giống với miêu tả ở trên nên đã vẽ lại:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Bức chạm nhạc công đàn Đáy ở đình Đại Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Posted Image

Bức chạm tiên gảy đàn Đáy ở đình Lỗ Hạnh, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay quá, em xin phép coppy bài này làm tài liệu nha

Share this post


Link to post
Share on other sites

(*)Posted Image

Phục Hy và Nữ Oa giữa các chòm sao tranh đời Đường Tk 7 -8

So sanh với tranh Phục Hy và Nữ Oa ở miền Nam Dương tử - từ 3000 năm BC

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ hình Âm Dương Lạc Việt cực đẹp tại đền Gióng Bắc Ninh do Phạm Thái Hòa chụp. Những đồ hình Âm Dương mang tính minh triết sâu sắc về sự vận động của vũ trụ, còn tồn tại trong văn hóa Việt khác hẳn đồ hình này từ sách Hán, là những bằng chứng sắc sảo có tác dụng minh chứng cho quan điểm xác nhận rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả các phương pháp ứng dụng liên quan thuộc về văn minh Lạc Việt.

Tất nhiên, không thể là liên minh bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố tạo ra được những biểu tượng mang nội dung minh triết sâu sắc trên.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ hình Âm Dương Lạc Việt cực đẹp tại đền Gióng Bắc Ninh do Phạm Thái Hòa chụp. Những đồ hình Âm Dương mang tính minh triết sâu sắc về sự vận động của vũ trụ, còn tồn tại trong văn hóa Việt khác hẳn đồ hình này từ sách Hán, là những bằng chứng sắc sảo có tác dụng minh chứng cho quan điểm xác nhận rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả các phương pháp ứng dụng liên quan thuộc về văn minh Lạc Việt.

Tất nhiên, không thể là liên minh bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố tạo ra được những biểu tượng mang nội dung minh triết sâu sắc trên.

Posted Image

Chính xác rằng, bà nội của đệ tử đang có lưu trử bộ ấm tách trà cổ rất quý hiếm y hệt đồ hình trong bức ảnh trên. Bà nội có nói rằng, đây là bộ tách trà cổ, bà nội còn giữu lại của ông nội. Khi nào, sư phụ có dịp đi Nha trang, đệ tử sẽ mượn cho sư phụ xem. Hehe :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính xác rằng, bà nội của đệ tử đang có lưu trử bộ ấm tách trà cổ rất quý hiếm y hệt đồ hình trong bức ảnh trên. Bà nội có nói rằng, đây là bộ tách trà cổ, bà nội còn giữu lại của ông nội. Khi nào, sư phụ có dịp đi Nha trang, đệ tử sẽ mượn cho sư phụ xem. Hehe :wacko:

Xem xong thì sư phụ cũng chụp ảnh và đưa lên mnạg.

Vậy nhờ Như Thông "chộp" cái hình và đưa lên luôn. Nhớ ghi rõ những điểm sau đây nếu có thể được:

- Niên đại của bộ ấm chén.

- Hiện đang ở ...tại.... địa điểm (Không cần ghi số nhà, chỉ cần huyện là được).

- Xuất xứ của bộ Ậm chén, nếu có nơi sản xuất nữa thì càng OK.

Nhớ chụp đằng trước , chụp đằng sau, bên phải bên trái, ở trên ở dưới.

Merci nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem xong thì sư phụ cũng chụp ảnh và đưa lên mnạg.

Vậy nhờ Như Thông "chộp" cái hình và đưa lên luôn. Nhớ ghi rõ những điểm sau đây nếu có thể được:

- Niên đại của bộ ấm chén.

- Hiện đang ở ...tại.... địa điểm (Không cần ghi số nhà, chỉ cần huyện là được).

- Xuất xứ của bộ Ậm chén, nếu có nơi sản xuất nữa thì càng OK.

Nhớ chụp đằng trước , chụp đằng sau, bên phải bên trái, ở trên ở dưới.

Merci nhiều.

Ok, ít hôm nữa rãnh, đệ tử sẽ chụp bộ tách trà này. Nhất đinh nhé. Hum bữa, ngày giỗ ông nội, đệ tử dã thấy cái đồ hình này rùi. Chính xác 100%. Nay đọc bài này sực nhớ. Hé hé. :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tời thời Trần người ta vẫn còn giữ tục xăm mình thời Hùng Vương thì một số cách ăn mặc khác chẳng lẽ lại không còn, người ta đã tìm thấy những đồ gốm sứ còn vương những nét vẽ phong cách Đông Sơn trên gốm thời Đinh, Lê, Lý Trần thì có lẽ một số cách ăn mặc cũng không thay đổi nhiều, đặc biệt là những trang phục mang tính thực dụng như trang phục của chiến binh chẳng hạn. Sở dĩ Rin86 nghĩ vậy vì trang phục dưới đây được phục chế trong phim Trần Thủ Độ rất giống miêu tả của bác Thiên Sứ và những tấm bao tay bao chân bằng đồng dù được thay bằng tre (ở trong hình) thì vị trí và cách sử dụng của chúng qua thời gian vẫn không thay đổi:

Posted Image

Phim Trần Thủ Độ nguồn http://megafun.vn/channel/1522/2009/09/41671/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tời thời Trần người ta vẫn còn giữ tục xăm mình thời Hùng Vương thì một số cách ăn mặc khác chẳng lẽ lại không còn, người ta đã tìm thấy những đồ gốm sứ còn vương những nét vẽ phong cách Đông Sơn trên gốm thời Đinh, Lê, Lý Trần thì có lẽ một số cách ăn mặc cũng không thay đổi nhiều, đặc biệt là những trang phục mang tính thực dụng như trang phục của chiến binh chẳng hạn. Sở dĩ Rin86 nghĩ vậy vì trang phục dưới đây được phục chế trong phim Trần Thủ Độ rất giống miêu tả của bác Thiên Sứ và những tấm bao tay bao chân bằng đồng dù được thay bằng tre (ở trong hình) thì vị trí và cách sử dụng của chúng qua thời gian vẫn không thay đổi:

Posted Image

Phim Trần Thủ Độ nguồn http://megafun.vn/channel/1522/2009/09/41671/

Có thể nói rằng: Đây là sự phục chế chán nhất mà tôi nhìn thấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng mà vị trí của những tấm chắn ngực bao tay bao chân vẫn đúng chỗ đấy chứ ạ. Điều đó cho thấy rằng những tấm chắn ngực bằng đồng đã được sử dụng như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng mà vị trí của những tấm chắn ngực bao tay bao chân vẫn đúng chỗ đấy chứ ạ. Điều đó cho thấy rằng những tấm chắn ngực bằng đồng đã được sử dụng như thế nào.

Cái dở hơi của sự phục chế này , mang tính bôi nhọ sự phát triển của cả một dân tộc. Ngay cả việc cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ mới bước vào thời đồ đồng ở thế kỷ thứ VII BC, đã là láo. Huống chi sau đó hơn 2000 năm - vào thời Trần - thì tụt xuống còn đồ....tre. Híc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

à cảnh này trong phim chắc là miêu tả nhân vật lúc còn nghèo khó nên thay đồng bằng tre.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế!

(Nhân xem cuốn tranh truyện “An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc”)

(TT&VH) - Tôi vừa được xem cuốn tranh truyện “An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc” truyện của Nguyễn Thị Thu Hương, tranh của Hồ Vĩnh Phúc, do Nhà Xuất bản Giáo dục in năm 2007. Phần truyện thì tác giả viết theo truyền thuyết không có gì phải bàn. Riêng phần tranh xem xong tôi sửng sốt đến vã mồ hôi.

Posted Image

Hình vẽ An Dương Vương và Mỵ Châu* Vẽ An Dương Vương cởi trần, đóng khố, chân đất

Tất cả người Âu Lạc từ dân thường dến quân sĩ đều vẽ cởi trần trùng trục, phần dưới thân che bằng lá cây. An Dương Vương luôn luôn đóng khố, bàn chân không guốc dép, cũng cởi trần, quanh cổ quàng một dải lông chim. Riêng Mỵ Châu có mặc váy và mặc yếm.

Tất cả người Hán từ Triệu Đà, Trọng Thuỷ đến quân lính đều áo mũ xênh xang như ta thường thấy trong phim truyền hình về truyện Tam Quốc.

Sự đối lập về trang phục này dĩ nhiên đưa đến cho người xem, mà đối tượng chính là các em học sinh nhỏ tuổi hiểu sai về nền kinh tế đời sống, văn hoá xã hội của hai dân tộc, một đằng quá hoang dã, một đằng quá văn minh (xem ảnh)

Ở đây tôi chỉ muốn nói rằng, vải vóc của dân ta thời cổ đại không phải quá hiếm hoi, đến nỗi vua chúa phải đóng khố như nhiều hoạ sĩ, điêu khắc sĩ đã vẽ và đắp tượng.

Posted Image

Hình vẽ An Dương Vương cởi trần đóng khố, bên cạnh là người mặc quần vỏ cây* Người Lạc Việt đều đã có quần áo mặc

Truyền thuyết thời Hùng Vương cho biết, Mẫu Âu Cơ dạy dân trang Hiền Lương (Hạ Hoà Phú Thọ) cấy lúa trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Ứng với thời kỳ này là văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên cách nay 4000 – 4500 năm, đã phát hiện nhiều dọi xe sợi.

Nhà khảo cổ học uy tín GS.TS Hán Văn Khẩn nghiên cứu hàng chục di chỉ Phùng Nguyên đưa ra kết luận về vải như sau: “Dọi xe chỉ tìm thấy khá phổ biến trong văn hoá Phùng Nguyên…Như vậy nghề dệt vải đã phổ biến trong văn hoá Phùng Nguyên. Cư dân văn hoá này ít nhất cũng có hai loại vải mặc, đó là vải vỏ cây và vải dệt từ sợi” (Hán Văn Khẩn – Văn hoá Phùng Nguyên – NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 2005).

Đấy là nói về vải vóc ở giai đoạn mở đầu thời đại Hùng Vương. Đến các giai đoạn sau như Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn thì nghề dệt vải đã phát triển ngang tầm các nghề thủ công khác như nung gốm với 35 mẫu hoa văn, đan lát bộ đồ dùng tre nứa gần như ngày nay, đúc đồng với trống Ngọc Lũ nổi tiếng. Các mộ táng thời Hùng Vương như mộ Tứ Xã (Phú Thọ) thuộc văn hoá Gò Mun cách nay hơn 3000 năm, mộ Châu Can (Hà Tây cũ), mộ Việt Khê (Hải Phòng) thuộc văn hoá Đông Sơn cách nay 2800 năm đến thế kỷ thứ III trước công nguyên đều có vải liệm in trên hài cốt.

Sách Lịch sử Việt Nam,tập I (NXB KHXH, 1971) viết về vải thời Hùng Vương như sau: “Dấu vải in trên nhiều đồ đồng đồ gốm. Tượng người, hình người trạm khắc trên trống, thạp, cho ta biết y phục người đương thời đã khá phong phú. Người Lạc Việt mặc áo chui đầu gài khuy bên trái”.

Sách Lịch sử Vĩnh Phú của Vũ Kim Biên và Lê Tượng (in năm 1980) viết “Về cuối thời Vua Hùng tầng lớp trên may mặc khá xa hoa. Ở di chỉ Làng Cả (Việt Trì) tìm thấy bộ khoá dây lưng bằng đồng mỗi bên tạc 4 con rùa trang trí rất đẹp, to khoẻ, dự đoán là của một vị quan võ”.

Posted Image

Triệu Đà – Trọng Thủy quần áo lộng lẫy

* Xin đừng bắt vua quan phải “cởi trần, đóng khố” nữa

Đây là nhận thức về đời sống vật chất thời Hùng Vương từ 30 năm trước, ngày nay hiểu biết đó còn rõ hơn. Chúng tôi khẳng định, thời Hùng Vương theo truyền thuyết chỉ có Chử Đồng Tử quá nghèo khó phải luôn luôn đóng khố mà thôi. Còn nhân dân Lạc Việt cũng đóng khố trong lúc lội nước mò tôm cá, hoặc dầm mình cấy lúa chiêm sâu, nhưng sau đó về nhà họ đều có quần áo mặc, váy của nữ gọi là xiêm. Về mùa hè nóng bức thì nữ ít mặc áo mà chỉ mặc yếm. Những hình người hoá trang khắc trên trống đồng thạp đồng có thể hiểu đấy là áo dài cách điệu.

Dân như thế thì tất nhiên vua chúa thừa điều kiện để có quần áo đẹp xứng với uy quyền. Chúng ta biết rằng thời đó các Vua Hùng đã dùng trống đồng để biểu thị uy quyền.

Sang thời An Dương Vương thừa hưởng thành quả sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp rực rỡ của thời Hùng Vương, không thể có chuyện quay trở lại hoang sơ mấy nghìn năm trước của cư dân nguyên thuỷ lấy lá cây làm áo, thủ lĩnh cởi trần đóng khố, như vậy được?

Phạm vi của một bài báo chúng tôi chỉ nêu sơ qua vài dẫn chứng như vậy, chứ chưa thể nói rõ được rằng nền văn minh Lạc Việt không hề thua kém, mà có cái còn hơn các nước trong khu vực cùng thời đại. Mong rằng từ nay trở đi các hoạ sĩ, điêu khắc sĩ đừng vẽ và tạc tượng vua quan thời Hùng Vương, An Dương Vương cởi trần đóng khố nữa.

Vả lại đã là sáng tác nghệ thuật thì đâu có cần phải bệ nguyên xi thực tế vào tác phẩm. Các hoạ sĩ Trung Hoa vẽ tổ tiên họ thời Tam hoàng Ngũ đế, Hạ, Thương, Chu, Xuân thu Chiến quốc (ngang với thời Hùng Vương) vua quan sĩ thứ đều áo mão xênh xang lộng lẫy, để vừa thoả mãn lòng khao khát thẩm mỹ của người xem vừa tự tôn dân tộc, chứ có phải là sự thật cả đâu. Là vì nghệ thuật thường có một khoảng cách xa với tự nhiên chủ nghĩa.

Việt Trì 11/2009

Vũ Kim Biên (nhà nghiên cứu)

Nguồn http://www.thethaovanhoa.vn/133N2009112605...hu-the!.htm

Chúng ta có thể đóng góp ý kiến đồng tình với tác giả bài viết qua báo Văn Hóa Thể Thao điện tử

Tại sao những cuốn truyện tranh như vậy cứ nối tiếp nhau ra đời, thật không hiểu nổi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta có thể đóng góp ý kiến đồng tình với tác giả bài viết qua báo Văn Hóa Thể Thao điện tử

Tại sao những cuốn truyện tranh như vậy cứ nối tiếp nhau ra đời, thật không hiểu nổi...

Cái này hỏi những người có trách nhiệm kiểm duyệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này hỏi những người có trách nhiệm kiểm duyệt.

Đây là cơ hội tốt để quảng bá tinh thần của Trung tâm LHDP về Y phục cổ Việt -thời Hùng Vương, có lẽ chúng ta nên vào góp ý đồng tình và đưa thêm các tài liệu vào ( có thể họ sẽ không cho phép đường link). Đề nghị ai có thời gian nên vào tạo sóng tại http://www.thethaovanhoa.vn/133N2009112605...hu-the!.htm

Đây là ý kiến riêng của cháu, nếu chú Thiên Sứ và ban quản trị không đồng ý xin cứ xóa bài.

Trân trọng

Nguyễn Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là cơ hội tốt để quảng bá tinh thần của Trung tâm LHDP về Y phục cổ Việt -thời Hùng Vương, có lẽ chúng ta nên vào góp ý đồng tình và đưa thêm các tài liệu vào ( có thể họ sẽ không cho phép đường link). Đề nghị ai có thời gian nên vào tạo sóng tại http://www.thethaovanhoa.vn/133N2009112605...hu-the!.htm

Đây là ý kiến riêng của cháu, nếu chú Thiên Sứ và ban quản trị không đồng ý xin cứ xóa bài.

Trân trọng

Nguyễn Thế Trung

Ủng hộ ý kiến của trung. Tôi đã vào theo đường link Trung cho và viết với nội dung đại ý như sau:

Chúng tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của ông Vũ Kim Biên. Chúng tôi cũng có những tiểu luận nghiên cứu chứng minh y phục Việt thời Hùng Vương rất rực rỡ xứng đáng với danh xưng văn hiến. Nếu được sự đồng ý của quí vị. chúng tôi sẽ gửi những tiểu luan này đến quí vị để đăng báo.

Đại khái thế.

Nhưng rất tiếc. Viết vậy, nhưng chú không hy vọng. Cho đến ngày hôm nay, chưa một tờ báo nào lên tiếng có hệ thống bảo vệ văn hiến Việt 5000 năm lịch sử. Ngược lại, nó bị phản đối, kê kích cả trong và ngoài nước .

Share this post


Link to post
Share on other sites