Thiên Luân

Đồ Hình Âm Dương Lạc Việt ở Hội An

98 bài viết trong chủ đề này

Lão lỡm khỡm nào chấm vô hai chấm nghĩa là tạo ra... 2 thái cực. Hehe :angry:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là điểm hợp lý nhất trong một số các cách giải thích hoặc phản biện đồ hình mà người ta vẫn gọi là Thái Cực Đồ. Và lại cái tên Thái Cực Đồ mà gọi như thế thì cũng phải có chỗ giải thích của nó, mà muốn giải thích đúng thì phải có Hệ Thống đồ tượng của nó. Do vậy mà nghe thấy Thái Cực Đồ là Thái Cực Đồ, chỉ thế thôi thì nguyên lý ắt là sai.

Hình có hai chấm thì hai chấm đó là Âm thổ và Dương thổ.

Hình không có hai chấm và xoay 360 độ thì nó là tượng chẵn lẽ của Hà Đồ Lạc Thư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết Tâm Nghiên Cứu có thời gian giải thích cho mọi người hiểu dấu chấm nào là dương thổ và dấu chấm nào là âm thổ; thổ là thổ gì; chổ nào chẳn chổ nào lẽ từ hai con đĩa ôm nhau chăng ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi trên đường Lý Chính Thắng, quân 3, Tp HCM, Thiên Đồng chợt nhận thấy một ngôi đình cổ tên là "Đình Xuân Hòa" mà ở đấy , ngay mặt tiền ngoài nơi thờ ông Hổ có thể hiện hai xoáy Âm Dương Lạc Việt.

Dò hỏi người giữ đình thì người này không biết gì cả, chỉ biết rằng đình thờ Thần Hoàng Bổn Sứ của người Việt đã có tứ lâu. Nay đình này được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viethq22 vừa từ Huế trở về, mặc dù năm nào cũng đi Huế nhưng bây giờ chịu khó quan sát hơn nên phát hiện thấy đồ hình âm dương Lạc Việt ở trên văn bia trong các lăng tẩm của vua Nguyễn, viethq22 đã nhận thấy đồ hình này trên văn bia "Khiêm Cung Ký" trong lăng Vua Tự Đức và trên văn bia lăng Vua Khải Định. Văn bia lăng vua Minh Mạng hình như cũng có nhưng viethq22 quên không chụp hình nên không dám khẳng định.

Hiện chỉ có hình ảnh văn bia lăng Vua Tự Đức đưa lên đây để mọi người cùng xem xét.

Posted Image

Posted Image

Những hình ảnh này khiến viethq22 nghĩ đến những dòng chảy văn hóa truyền thống đích thực của người Việt vẫn âm thầm chảy không chỉ trong dân gian mà cả trong tầng lớp thượng lưu của xã hội. Điều đó cũng phản ánh sức mạnh của một nền văn hóa thực sự mang tính bản địa và có giá trị, được chính thức công nhận bởi nhà nước chứ không chỉ là chuyện tự phát của nhân dân.

Thông tin về lăng Vua Tự Đức

Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.

Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi lang thang trên mạng, viethq22 lại tìm được một hình ảnh do người Pháp chụp đầu thế kỷ 20, trong bức hình này, phía trên của bức cốn lớn là đồ hình âm dương Việt được chạm nổi rất đẹp, mời mọi người cùng xem

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ hình âm dương trên áo ngự lâm quân thời Nguyễn :rolleyes:

Posted Image

Hình không hiển thị. Rin86 kiếm lại cái hình đi?

Hình Âm Dương Việt là một bằng chứng cực kỳ sắc sảo chứng minh một tư duy minh triết về vũ tru quan Đông phương phi Hán và đó cũng chính là một bằng chứng sắc sảo trong hệ luận xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hán. Nó thuộc về văn minh Việt ở Nam Dương tử và hậu duệ chính là người Việt hiện này. Những di sản này xác định rằng: Người Việt hiện nay không phải là một trong nhóm Bách Việt, chính vì những di sản đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi tìm kiếm các từ khóa và đối chiếu hình ảnh, đây chính là bức hình mà Rin86 muốn đưa lên nhưng bị hỏng

Posted Image

Đồ hình này hoàn toàn nhất quán với đồ hình trên tấm bia "Khiêm cung ký" lớn nhất VN tại lăng vua Tự Đức và khẳng định một lần nữa dòng chảy minh triết riêng của người Việt, chính thức được nhà nước thời Nguyễn công nhận.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Viethq22, tại Rin86 lười, copy lại link hình đó từ một trang web khác, đáng lẽ phải tải hình xuống máy rồi up lại lên photobucket của mình, Rin86 xin rút kinh nghiệm ạ :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua đó cho thấy một chuỗi những sự kiện có tính hệ thống từ Nam dương Tử ở các thế kỷ trước đến tận triều đại Nguyễn sau này - Một minh triết Việt với đồ hình Âm Dương vẫn tiềm ẩn song song với quan niệm của Chu Đôn Di vào thời Tống với đồ hình Âm Dương có hai chấm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua đó cho thấy một chuỗi những sự kiện có tính hệ thống từ Nam dương Tử ở các thế kỷ trước đến tận triều đại Nguyễn sau này - Một minh triết Việt với đồ hình Âm Dương vẫn tiềm ẩn song song với quan niệm của Chu Đôn Di vào thời Tống với đồ hình Âm Dương có hai chấm.

Đô hình Bia đá tại Chùa Thiên Mụ

Posted Image

------

Cận ảnh

Posted Image

-------------

Đồ hình tại Điện Hòn Chén

Posted Image

----

Cận cảnh

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ Hình ÂM DƯƠNG ở một ngôi Miếu " Ngũ Bang Thiên Hậu tại TP Vũng Tàu.

Chuyến đi Từ thiện vừa qua tại Huyện Tân Thành Bà Rịa ACE chúng tôi còn thời gian để đổi gió VT nơi đây được tham quan Miếu Ngũ Bang Thiên Hậu chúng tôi đã ghi lại hình ảnh này.

Posted Image

Và một Âm dương không dấu chấm ?

Posted Image

Posted Image

Còn một ngôi chùa của Đài Loan cũng tọa lạc tại TP Vũng Tàu tên Quan Âm Nam Hải chúng tôi sẽ tường thuật bằng hình ảnh ở Topic khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các anh chị và các bác!

Cháu cũng đã có thời gian tìm hiểu về đồ hình này và đã có một vài khám phá thú vị. Xin post lên đây để mọi người cũng tham khảo. Chi tiết cụ thể mọi người có thể vào trang http://namanh2x.blogspot.com để tìm hiểu kỹ hơn. Xin cảm ơn!

Trong tất cả những bức tranh Đông Hồ còn lưu truyền lại được thì bức tranh Đàn lợn là bức tranh có nhiều điểm nổi bật nhất, nhiều ẩn ý nhất và các chi tiết có tính biểu trưng nhất.

Chi tiết đâu tiên đáng chú ý nhất nằm ngay trung tâm bức tranh, đó là hình tròn “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ. Nếu nói 2 hình tròn trên thân lợn con là đốm xoáy thì có thể tạm chấp nhân nhưng đốm xoáy trên thân lợn mẹ thì khó có thể chấp nhận được.

Posted Image

Đốm xoáy sau convert và phục dựng lại trên máy tính

Đây rõ ràng là một hình tròn được phân chia làm hai phần (màu đỏ và màu xanh) bằng một đường cong. Sử dụng kỹ thuật đồ họa để tách riêng 2 phần này ra, ta sẽ có hình sau:

Posted Image

Nào, giờ hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình nhé. Bạn thấy nó có giống 2 sinh vật nào đó đang ở tư thế uốn cong không. Sinh vật nào mà đầu thì to còn thân và đuôi nhỏ dần nhỉ. Chính xác đó là 2 con nòng nọc. Nòng nọc chính là giai đoạn trung gian phát triển từ trứng tới Cóc, Ếch , Nhái… nói chung là các sinh vật lưỡng cư. Nòng nọc là giai đoạn khởi đầu của chu kỳ sự sống. Vậy phải chăng hình ảnh “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ chính là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh nở, một bọc trứng chứa đựng di thể gen của 2 sinh vật nào đó. Càng có thể hơn khi đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên : lợn mẹ cùng hình ảnh đàn con bụ bẫm.

Nếu đây là bọc trứng thì càng không thể là bọc trứng của lợn mẹ được vì lợn là động vật có vú. Phải chăng đây chính là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của dân tộc ta?!

Ngoài ra còn một điểm chú ý nữa đó là các vòng cung hình trăng lưỡi liềm được vẽ nổi bật bằng màu đỏ nằm ở má và đùi lợn mẹ. Hai hình cong này cũng có dạng đối nghịch nhauPosted Image

2 hình cong ")" và "(" ở má và đùi lợn mẹ trong tranh Đàn lợn

Những hình cong này cộng với hình đốm xoáy kiểu nòng nọc được vẽ như vậy chắc chắn phải có ý đồ. Ý đồ đó là gì? Biết hỏi ai đây? Hỏi thầy chứ còn hỏi ai nữa. Thầy là người hay chữ, hiểu biết rộng lại tinh thông thiên văn, chắc chắn thầy sẽ biết. Các bạn có biết “thầy” mà tôi ám chỉ ở đây là ai không? Đó là Thầy đồ Cóc _ một bức tranh rất nổi tiếng nữa trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. Cón ai biết rõ về Nòng Nọc hơn Thầy đồ Cóc đây nhỉ.

Posted Image

Thầy đồ Cóc

Nhìn xem kìa, Thầy ngồi rất là oai (Oai như cóc). Bụng Thầy chứa đầy một bụng “chữ”, đang ngồi quan sát đám học trò của mình. Vậy câu trả lời của Thầy là gì? Hãy nhìn vào chiếc ghế mà Thầy ngồi lên ta sẽ thấy câu trả lời. Đó chính là những biểu tượng hãy những kí tự được thể hiện giống như những hình trang trí bình thường.

Posted Image

Posted Image

Hoa văn trên ghế sau khi convert và phục dựng trên máy tính.

Hình tròn ở chính giữa chính là một loại chữ mà các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nòng Nọc.

Loại chữ này có rất nhiều trên các Trống Đồng thời xưa bao gồm 2 ký hiệu là Nòng O và Nọc ●, tương đương với Âm và Dương. Loại chữ cổ này nhìn rất giống trứng cóc, mà trứng cóc lại nở ra nòng nọc. Điều đó có nghĩa rằng biểu tượng hình tròn có 2 con nòng nọc kia có liên quan đến loại chữ này. Vậy thì đây chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề rồi.

Còn hình này nghĩa là gì?

Posted Image Cũng là một hình có dạng đối xứng hai bên tuy nhiên phần bên phải có to hơn phần bên trái. Không lẽ đây cũng là một dạng khác của biểu tượng Âm Dương. Thử tách hình này ra làm đôi xem sao:

Posted Image

2 đường cong đối xứng hình số "6"

Giờ hãy so sánh với hình đốm xoáy để tìm ra sự tương đồng:

Posted Image

Rõ ràng đây chính là kí hiệu tối giản của hình 2 con Nòng Nọc . hãy xem sơ đồ sau:

Posted Image

Chữ Nòng Nọc_ trứng cóc nở ra nòng nọc được ký hiệu là: Posted Image thì ký hiệu này cũng phải là một loại chữ thuộc loại chữ Nòng Nọc. Vấn đề nghĩa của nó là gì, là Âm hay là Dương, là Nòng O hay là Nọc ●.

Còn hình này :

Posted ImageHình cong ")"

nó giống với hình cong ")" được vẽ nhấn mạnh ở phần đùi lợn mẹ trong tranh Đàn lợn.

Để hiểu được nghĩa của hình cong ")" ta hãy đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên là chiếc ghế. Chiếc ghế này có màu sắc chủ đạo là màu đen, chỉ có một dải đỏ ở giữa. Theo quan niệm Âm Dương thì màu đen là màu lạnh nên thuộc về tính Âm còn màu đỏ là màu nóng nên thuộc về tính Dương. Vậy là chiếc ghế này mang Âm là tính chủ, nghĩa là duy Âm, từ đó suy ra biểu tượng gắn lên nó cũng là duy Âm. Nghĩa là hình trăng lưỡi liềm ")" là duy âm còn hình đối nghịch với nó "(" là duy Dương. Giờ hãy so sánh các đường cong cùng phía để tìm ra cái nào là âm cái nào là dương trong 2 đường cong đối xứng hình số "6"

Posted Image

Điều này giải thích tại sao phần đường cong bên phải lại lớn hơn phần đường cong bên trái trong hình 2 đường cong đối xứng hình số "6". Bởi vì chiếc ghế mang Âm tính nhiều hơn Dương tính.

Ngoài ra còn một hình cong nữa trên ghế đó là cong nằm ngang Posted Image hình cong này nằm độc lập và không có hình đối xứng với nó_giống như hình cong ")"_ điều đó chứng tỏ nó cũng chỉ một thuộc tính là duy Âm.

........

..........

Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANHNguồn: http://namanh2x.blog...ai-mui-lon.html

Trong truyền thuyết có nói rằng Tổ mẫu Âu Cơ kết hôn với Tổ phụ Lạc Long Quân rồi sinh ra một cái bọc có 100 trứng nở ra 100 người con chính là các Vua Hùng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Vì lí do là Âu Cơ thuộc mệnh Hỏa (lửa) còn Lạc Long Quân mệnh Thủy (nước), Thủy Hỏa tương khắc không thể sống cùng nên họ đã chia ra 50 người con theo mẹ lên núi còn 50 người con theo cha xuống biển, mỗi người chiếm lĩnh một phương.

Vậy thì chi tiết nào trong bức tranh này có liên quan đến truyền thuyết kia. Xin thưa đó là cái mũi lợn. Cái mũi này có hình dạng khá đặc biệt và được vẽ một cách nổi bật giống như những hình cong và đốm xoáy. Phân tích cái mũi này ta sẽ thấy nó được ghép lại bởi 4 hình tròn đặc màu đỏ và 2 chấm tròn đen.

Posted Image

Nghĩa là 4 Nòng O và 2 Nọc ● tỉ lệ là 1:2 tương đương với 2 Nòng O và 1 Nọc ●. Với 3 kí tự này ta có 3 cách sắp xếp như sau : OO● , ●OO hay O●O . Nhưng vì đầu lợn mẹ có ký hiệu duy Dương "(" ở má và quay về bên phải nên tính Dương ● sẽ là tính trội vì thế sẽ là OO● tức là OO của ● .

Đối chiếu với 8 quái trong Kinh Dịch ta thấy OO● tương đương với quái Cấn Posted Image. Cấn nghĩa là núi, núi chính là nơi Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con sinh sống, đúng như trong truyền thuyết. Vậy thì hình tượng lợn mẹ cùng 5 lợn con trong tranh Đàn lợn có một ý nghĩa là : mẹ Âu Cơ cùng 50 người con và hình đốm xoáy kia còn có một nghĩa là bọc trứng có chứa 2 đặc tính di truyền là Âm và Dương – nước và lửa, còn cái mũi màu đỏ (lửa) tượng trưng cho quái Cấn – Núi là nơi sinh sống của họ.

Đúng là một khám phá thú vị và thật khó mà tưởng tượng nổi !!

Bức tranh Đàn lợn miêu tả hình ảnh Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con lên núi, vậy còn bức tranh nào sẽ miêu tả hình ảnh 50 người con theo Tổ phụ Lạc Long Quân xuống biển? Xin thưa đó là bức tranh Đàn cá. Đàn cá để đối với Đàn lợn thật là quá chỉnh và chuẩn. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì thứ nhất bức tranh này cũng có môt cá chép to có râu (cha) và 5 cá chép nhỏ tương tự như bức tranh Đàn lợn. Thứ 2 cá chép tượng trưng cho hình tượng cá chép hóa rồng (Long) thường thấy ở phương Đông. Thứ 3 cá chép sống ở nước (Thủy). Đây chính là 3 điểm cơ bản đầu tiên, còn bây giờ hãy đi sâu vào chi tiết.

Posted Image

Vâng, lại là một biểu tượng trăng lưỡi liềm ")" quen thuộc ở mang cá cùng với hình đầu cá quay về bên trái, cả hai điều này có một nghĩa chung là duy Âm. Chi tiết tiếp theo đó là cái vây cá:

Posted Image tương đương Posted Image tương đương Posted Image

Ngoài ra hãy chú ý vào đôi mắt của cá:

Posted Image tương đương Posted Imagetương đương Posted Image

= 1 Nọc ● và 2 Nòng O

Ở cả vây và mắt cá thì hình tròn Nọc đều được vẽ to đậm bằng màu đen (Thủy – nước).

Tương tự như mũi lợn, với 3 kí tự trên ta cũng có được 3 cách sắp xếp. Nhưng đây là một bức tranh duy Âm nên phải sắp xếp thành ●OO tức là ●O của O . Đối chiếu với 8 quái ta sẽ thu được quái Chấn Posted Image (Xem bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc). Chấn nghĩa là Biển là nước đối nghịch với Cấn Posted Image là núi. Hai quái này đúng là có hình dạng ngược nhau.

Vậy thì bức tranh cá chép với cái đầu cá có đôi mắt đen (Thủy – nước) quay về bên trái (duy Âm) chính là hình ảnh tượng trưng cho Tổ phụ Lạc Long Quân, còn 50 người con theo cha xuống biển được tượng trưng bằng 5 cá con. Thật là quá chuẩn và chỉnh còn gì!?

Bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc:

Posted Image

Tổng kết lại 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn bằng sơ đồ sau:

Posted Image

Sơ đồ so sánh 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn

Đến đây chắc chắn sẽ có người nghi ngờ không tin vào những gì tôi vừa nói. Có thể bạn nghi đây chỉ là một sự trùng lặp giữa truyền thuyết và tranh vẽ hoăc nghĩ rằng đây chỉ là suy diễn dựa trên những tưởng tượng mang tính cá nhân, không đủ bằng chứng để chứng minh tính xác thực.

Bạn nói tôi tưởng tượng vậy ông cha ta xưa chẳng phải cũng tưởng tượng để vẽ ra những bức tranh này sao? Và cũng phải dựa trên một thực tế nào đó để tưởng tượng chứ? Và rồi bây giờ tôi cũng dựa vào những bức tranh này để tưởng tượng ra cái thứ mà ông cha ta đã dựa vào đó mà tưởng tượng. Vậy thì đó là tưởng tượng có lí hay vô lí ?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này có phát hiện hay đó bạn namanh2x. Hy vọng thầy TS sẽ đọc được bài này và bổ sung vào quyển "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam". Đưa hệ nhị phân để phân tích suy nghĩ của ông cha quả thật là 1 phát hiện mới khi tìm hiểu về tranh dân gian VN.

Thanks.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này có phát hiện hay đó bạn namanh2x. Hy vọng thầy TS sẽ đọc được bài này và bổ sung vào quyển "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam". Đưa hệ nhị phân để phân tích suy nghĩ của ông cha quả thật là 1 phát hiện mới khi tìm hiểu về tranh dân gian VN.

Thanks.

Cảm ơn bạn.

Còn rất nhiều những khám phá nữa mà mình đã khám phá ra trong quá trình tìm hiểu về tranh Đông Hồ

Tất cả đều có tại blog cá nhân của mình, những ai quan tâm có thể vào địa chỉ http://namanh2x.blogspot.com để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Mình chưa được quyền tạo chủ đề nên ko thể post hết lên đc

Thanks

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật của những đốm xoay

Quay trở lại với bức tranh Đàn lợn. Sau khi đã có cơ sở để xác định hình trăng lưỡi liềm kia là biểu hiện tính duy Âm Dương ta có cơ sở thể lập luận rằng hình ảnh lợn mẹ với 2 hình trăng lưỡi liềm đối nghịch nhau chính là mô tả 2 trạng thái duy Âm và duy Dương của hai bộ phận mông và đầu lợn mẹ,

còn phần giữa là đốm xoáy Âm Dương cân bằng. Phần xoáy màu xanh (màu lạnh) mang Âm tính còn phần xoáy màu đỏ (màu nóng) mang Dương tính.

Quả đúng như vậy hãy nhìn đốm xoáy ở phần mông _ phần duy Âm. Phần màu đỏ của đốm xoáy này bị che khuất đi một phần, nghĩa là phần Dương ít hơn phần Âm, chứng tỏ đốm xoáy này mang tính Âm là tính trội hay còn gọi là duy Âm.

Posted Image

Giờ hãy xét đến những đốm xoáy trên thân lợn con. Lợn mẹ có 2 đốm xoáy thì tất nhiên lợn con phải có 2 đốm xoáy, đó gọi là tính di truyền. Tuy nhiên hãy để ý kỹ 2 đốm xoáy trên thân lợn con, đó là 2 vòng xoáy theo chiều ngược nhau trong khi lợn mẹ cả 2 xoáy đều giống nhau và cùng chiều xoay.

Điều này có nghĩa rằng 1 đốm là di truyền từ mẹ còn đốm kia là di truyền từ cha. Tức là 2 đốm xoáy trên thân lơn con là biểu tượng cho 2 đặc tính di truyền từ cha và mẹ.

Posted Image

Đốm xoáy trên thân lợn con

Giờ hãy thử đi tìm cha của những chú lợn này xem. Đầu tiên là vào google sau đó gõ từ khóa “Đàn lợn tranh Đông Hồ”, bạn sẽ tìm được 2 bức tranh giống nhau nhưng lại ngược nhau. Một bức lợn mẹ quay mặt sang bên phải còn một bức lợn mẹ quay mặt sang bên trái. Nghĩa là một bức là Dương bản còn bức kia là Âm bản. Bức lợn mẹ quay mặt về bên phải (bên Dương) nghĩa là duy Dương, là bức Dương bản.

Posted Image Đàn lợn Âm bản

Nếu bạn sử dụng công cụ Mirror trong photoshop với trục đối xứng theo chiều thẳng đứng để đảo ngược bức Dương bản thì bạn sẽ được bức Âm bản với hình lợn mẹ quay đầu về bên trái (duy Âm). Và lúc này phần đầu lợn mẹ sẽ chuyển sang duy Âm còn phần mông sẽ chuyển sang duy Dương, tức là Âm Dương chuyển hóa.

Posted Image

Đồng thời chiều xoay của đốm xoáy Âm Dương cũng thay đổi.

Giờ hãy lấy 2 cá thể nòng nọc ở 2 bức tranh để so sánh với 2 đốm xoáy trên thân lợn con:

Posted Image

- Ở bức dương bản nòng nọc có chiều xoáy là :Posted Image của kí tự Dương (hình số "6")

- Ở bức âm bản nòn nọc có chiều xoáy là :Posted Image tương đương với kí tự Âm (hình số "6" ngược)

Vậy là chiều xoay của đốm xoáy đã thay đôi ở 2 bức tranh. Còn với những đốm xoáy của lợn con thì ở cả 2 bức đều giống nhau bởi vì cùng có giòng máu như nhau, cùng một cha mẹ sinh ra (hai đốm xoáy mang tính di truyền của đốm xoáy Âm bản Bố và đốm xoáy Dương bản Mẹ). Ngoài ra phân tích kĩ hai đốm xoáy trên thân lợn con với ký tự Dương và Âm ta cũng sẽ thấy có điểm tương đồng (Ảnh trên)

Giờ hãy xét riêng biểu tượng đốm xoáy Âm Dương ở giữa trên thân lợn mẹ. Nếu chỉ xét ở trong phạm vi 1 bức tranh (trên phạm vi 1 đối tượng là mẹ hoặc bố) thì nó chỉ là mang nghĩa Âm Dương cân bằng về màu sắc. Nhưng nếu xét ở phạm vi 2 bức tranh (trên phạm vi cả bố và mẹ) thì nó lại mang nghĩa Âm Dương đối lập về chiều xoay, tượng trưng cho 2 cá thể khác nhau, thể hiện qua sơ đồ sau:

Posted Image

Qua đây cũng chứng tỏ một quy luật trong thuyết Âm Dương là : trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, vạn vật trong vũ trụ đều hàm chứa Âm Dương nhưng tùy theo duy Âm hay duy Dương mà tính Dương hay tính Âm trong nó làm tính chủ. Đó chính là sự biến hóa vô cùng của 2 yêu tố Âm Dương.

Hai yếu tố Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ luôn động và vạn vật sinh tồn.

Sơ đồ gen

Vậy là 2 đốm xoáy trên thân lợn con tượng trưng cho 2 dốm xoáy trên thân lợn mẹ Dương bản và lợn bố Âm bản. Từ đây có thể xây dựng một sơ đồ hình thành mã gen Nòng Nọc cho 2 cá thể lợn bố và lợn mẹ. Trong đó ký hiệu vòng tròn rỗng O là Âm, vòng tròn đặc ● là Dương

Posted Image

Diễn giải:

Đốm xoáy Dương bản có cả Âm O và Dương ●, nhưng vì hình đầu lợn mẹ quay về bên phải (duy Dương) nên gen của nó mang Dương tính nhiều hơn và có mã gen là O● tức Âm của Dương hay Thiếu Dương. Tương tự đốm xoáy Âm bản có mã gen là ●O tức Dương của Âm hay Thiếu Ấm.

(Còn tiếp..)

Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANH

Nguồn : http://namanh2x.blogspot.com

Tranh Chọi gà - tìm về Kinh Dịch thật sự

Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của xoáy tròn trên hai bức tranh Đàn lợn âm bản và dương bản chúng ta phải tìm về vị thủy tổ của dân tộc ta, vị vua đầu tiên của dân tộc Việt. Đó là Kinh Dương Vương , cha đẻ của Lạc Long Quân.

Theo truyền thuyết thì Kinh Dương Vương là con trai của vua Đế Minh, Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông dòng mặt trời Viêm Đế. Tức Đế Minh, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đều thuộc dòng dõi mặt trời. Điều này thể hiện rất rõ trên mặt Trống Đồng của dân tộc Lạc Việt, ở chính giữa mặt trống bao giờ cũng là hình mặt trời với nhiều tia sáng tỏa ra các hướng.

Posted Image

Tranh Chọi gà

Trong tranh Đông Hồ cũng có một bức tranh vẽ hình mặt trời tỏa sáng, đó là bức tranh Chọi gà. Đây là một bức tranh có bố cục hài hòa và rất cân xứng, thể hiện bằng hình ảnh hai con gà trống đang trong tư thế đối chọi nhau. Bạn có thấy hình mặt trời vẽ cách điệu cho phần cánh của gà và những chiếc lông tỏa ra xung quanh không. Nó giống như một hình tròn bị che lấp đi một nửa vậy. Nhìn kỹ sẽ thấy phần mặt trời ló rạng có hình tương tự như hình cong lưỡi liềm nhưng ở dưới thì to còn ở trên thì thon nhọn. Hình ảnh này có nhiều điểm tương đồng với hình nòng nọc uốn cong hơn là hình lưỡi liềm hay hình trăng khuyết.

Posted Image tương đương Posted Image

Còn các “tia sáng” thì cũng uốn cong theo chiều ngược lại:

Posted Image Tương đương Posted Image

Vậy là ở đây lại có một ẩn ý thông qua các hình cong. Giờ hãy vận dụng những gì đã khám phá được và Nguyên lý Âm Dương để diễn giải bức tranh này.

Từ hình ảnh cánh gà và các đường cong ta có thể suy ra được tính Âm Dương của nó:

Với gà trống quay mặt về bên phải: Posted Image hình cánh gà này tương đương với O chồng lên ●, duy Dương thành O●

Với gà trống quay mặt về bên trái: Posted Image Hình cánh gà tương ứng với ● chồng lên O , duy Âm thành ●O

Giờ hãy chú ý đến cái chân gà: Posted Image Hai con gà này chỉ đứng trên có một chân, mỗi chân đều có 4 ngón và một cái cựa cong nhọn.

Các cụ nhà ta vẽ gà có cánh hình mặt trời tỏa sáng đứng trên một chân có 4 ngón, bên cạnh lại minh họa hình một cây hoa nhỏ phải chăng có ẩn ý gì. Cái cây tượng trưng cho sự sống thực vật sinh sôi nảy nở, mặt trời tượng trưng cho năng lượng, nhờ có mặt trời chiếu sáng thì cây cối mới tổng hợp được năng lượng và phát triển. Vậy đây ắt hẳn phải là một bức tranh nói về việc hình thành sự sống từ thủa sơ khai của vũ trụ, khi mà mặt trời tỏa những tia sáng đầu tiên khai sáng vũ trụ.

(Gà trống vẫn được coi là linh vật tượng trưng cho thần mặt trời thường thấy ở những nền văn minh nông nghiệp thờ mặt trời. Hình ảnh mặt trời được gắn với gà trống là rất phù hợp vì gà trống và mặt trời cùng là Dương, hơn nữa gà trống có cái mào đỏ là màu nóng, khiến ta liên tưởng đến hình ảnh mặt trời đỏ rực. Mặt trời tương đương với Càn Posted Image 3 hào Dương ở đây cũng có 3 Dương là 2 gà trống và 1 mặt trời hoàn chỉnh ghép lại từ 2 mặt trời khuyết. Đuôi gà cũng được chia làm 3 đường cong tương đương với 3 hào dương.)

Trong Kinh Dịch có một câu là : “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái”. Thái Cực ở đây nghĩa là điểm cùng cực, là thời điểm vũ trụ chưa hình thành, chưa có gì để phân biệt. Lưỡng Nghi ở đây là 2 nguyên tố khởi đầu có sự phân biệt đó là Âm và Dương. Nhưng có một điều nữa Kinh Dịch cũng có nói là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm nghĩa là 2 Lưỡng Nghi này phải có cả Âm Dương trong nó. Hãy so sánh với hình 2 cánh gà mặt trời ta sẽ thấy có sự tương đồng:

Cánh gà bên phải có cả Âm lẫn Dương nhưng vì gà quay mặt về bên trái_duy Âm_nên Âm sẽ là tính chủ tức ●O.

Cánh gà bên trái có cả Âm Dương nhưng vì gà quay mặt về bên phải_duy Dương_nên Dương sẽ là tính chủ tức O● .

Đây chính là kí hiệu mã gen của 2 lưỡng nghi Âm và Dương mà ta đã xác định được từ phần trước (xem sơ đồ hình thành mã gen). Hai Lưỡng Nghi này kết hợp với nhau tạo ra Tứ Tượng. (quá trình này tương tự như quá trình lai ghep 2 tính trạng trội của 2 cá thể sẽ thu được 4 mã gen khác nhau). Tứ Tượng ở đây được điễn tả bằng 4 ngón chân của gà, vì thế mà gà chỉ đứng trên có 1 chân. Bốn ngón chân này nhân 2 lần (2 gà) theo duy Âm và duy Dương sẽ có được 8 quái đúng như trong Kinh Dịch. Sơ đồ lai ghép như sau:

Posted Image

Tứ Tượng Dương (chân bên trái có cựa cong theo chiều duy Dương) sinh ra 4 quái duy Dương là:

Tứ Tượng Âm (chân bên phải có cựa cong theo chiều duy Âm) sinh ra 4 quái duy Âm là:

Từ đây có thể đi đến kết luận là bức tranh Chọi gà chính là một sơ đồ từ Thái Cực à Lưỡng Nghi à Tứ Tượng à Bát Quái

Thái Cực ở đây quy ước là một hình tròn rỗng không có gì được ghép lại từ 2 hình mặt trời khuyết. (ảnh)

Posted Image

Từ sơ đồ mã hóa quá trình khởi nguyên vũ trụ dưới dạng hình ảnh này ta có thể diễn giải quá trình hình thành vũ trụ như sau:

Posted Image

Đầu tiên vũ trụ chỉ có duy nhất một thứ là Thái Cực không có gì phân biệt với nó nên cũng không có chuyển động. Không có vận tốc nên cũng không có thời gian và không không gian. Đó là thời điểm tuyệt đối |O|. rồi sau đó mầm Dương xuất hiện ●, mầm Dương này động đối nghịch với cái tĩnh OO và ● tức Nòng và Nọc (trong khi Kinh Dịch coi Lưỡng Nghi chỉ có một thuộc tính) của Thái Cực , tương tác với Thái Cực để tạo ra 2 lưỡng nghi chứa đựng tính chất của cả

Lưỡng Nghi Âm lấy tính Âm O làm chủ.

Lưỡng Nghi Dương lấy tính Dương ● làm chủ.

2 Lưỡng Nghi này lại tương tác với nhau để tạo ra Tứ Tượng

Tứ Tượng ơ đây chính là 4 tượng của 4 nguyên tố khởi đầu để hình thành nên sự sống. Lưu ý là tượng đại diện của 4 nguyên tố chứ không phải là 4 nguyên tố, bao gồm:

- Nước – Thủy,

- Ánh Sáng – Lửa (Hỏa),

- Đất – Thổ,

- Không khí_gió - Kim.

Phân Tứ Tượng làm 2 nhánh duy Âm và duy Dương ta được 8 quái.

………

Cứ như vậy vạn vật trong vũ trụ được hình thành sinh sôi này nở và phát triển để tạo nên thế giới đa dạng như ngày này. Tất cả mọi thứ đều chứa đựng trong nó 2 nhân tố cơ bản là Âm và Dương hay O và ●. Giống như mã nhị phân trong máy tính là 0 và 1 dùng để mã hóa những đối tượng từ ký tự đến hình ảnh, âm thanh, video đến đồ họa 3D… và mô phỏng các đối tượng tương tác với nhau gọi là thực tế ảo. Và nếu như có một chiếc máy tính có khả năng lưu trữ và tốc độ sử lí khổng lồ thì nó có thể mô phỏng cả vũ trụ này chỉ với 2 mã 0 và 1 ~ Âm và Dương.

Bức tranh này mô tả quá trình mới hình thành 4 nguyên tố chính nên chưa có màu xanh, toàn bộ bức tranh chỉ là màu đỏ và vàng , đen trên nền trắng.

Như vậy hình tròn đốm xoáy trên thân lợn mẹ trong tranh Đàn lợn không thể coi là Thái Cực được mà chỉ có thể coi đó là một biểu tượng Âm Dương thuần túy hoặc hình ảnh bọc trứng trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của Tổ mẫu Âu Cơ.

Điều đó cũng cho thấy hình tượng bánh chuưng bánh dầy không phải là biểu tượng cho triết lí trời tròn đất vuông được. Mà bánh dầy hình tròn có màu trắng tinh khiết chính là biểu tượng cho Thái Cực còn bánh chưng là tượng trưng cho Tứ Tượng , cho 4 nguyên tố chính khởi đầu hình thành sự sống là:

- Gió (khí) : gạo nếp trắng (Kim)

- Nước : Nước có trong bánh sau khi luộc (Thủy)

- Lửa (ánh sáng) : Thịt nạc đỏ (Hỏa)

- Đất : Đỗ xanh màu vàng (Thổ)

Bốn nguyên tố này vận động và tương tác với nhau để tạo nên sự sống chính là màu xanh của lá rong bao bọc bên ngoài. Đúng là một hình ảnh tuyệt vời tượng trưng cho triết lí Âm Dương và để giải thích sự vận động của vũ trụ tạo nên sự sống. Đó chính là cốt lõi của Văn hóa Việt, mang đậm nét của nền văn minh nông nghiệp coi trọng tự nhiên và sự xung túc phồn thực. Là sản phẩm của một nền văn minh đã đạt tới một trình độ phát triển cao có thể hiểu thấu được quy luật vũ trụ và đúc kết lại thành một triết lí sống tối ưu là hòa mình với vũ trụ. Con người nơi đây sống giản dị và hồn hậu, sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên và muông thú, trọng tình cảm và những giá trị tinh thần.

(Còn tiếp...)

Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANH

Nguồn: http://namanh2x.blogspot.com

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Đầu tiên vũ trụ chỉ có duy nhất một thứ là Thái Cực không có gì phân biệt với nó nên cũng không có chuyển động. Không có vận tốc nên cũng không có thời gian và không không gian. Đó là thời điểm tuyệt đối |O|. rồi sau đó mầm Dương xuất hiện ●, mầm Dương này động đối nghịch với cái tĩnh OO và ● tức Nòng và Nọc (trong khi Kinh Dịch coi Lưỡng Nghi chỉ có một thuộc tính) của Thái Cực , tương tác với Thái Cực để tạo ra 2 lưỡng nghi chứa đựng tính chất của cả

Sửa lại:

Đầu tiên vũ trụ chỉ có duy nhất một thứ là Thái Cực không có gì phân biệt với nó nên cũng không có chuyển động. Không có vận tốc nên cũng không có thời gian và không không gian. Đó là thời điểm tuyệt đối |O|. rồi sau đó mầm Dương xuất hiện ●, mầm Dương này động đối nghịch với cái tĩnh O của Thái Cực , tương tác với Thái Cực để tạo ra 2 lưỡng nghi chứa đựng tính chất của cả O và ● tức Nòng và Nọc (trong khi Kinh Dịch coi Lưỡng Nghi chỉ có một thuộc tính)

Nguồn: http://namanh2x.blogspot.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao không thấy ai bàn luận về nội dung tôi vừa đăng tải nhỉ? Có ai có thắc mắc hay phản biện nào không ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn namanh2x đừng lo lắng, chắc thầy và mấy anh lớn đang xem, khi xong sẽ có câu trả lời. Đừng manh động.^^.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ Thiên Sứ đã viết và phân tích âm dương ngũ hành, Bát Quái, Hà Đồ...trong cuốn Tính Minh Triết Trong Tranh Dân Gian Việt Nam, đã xuất bản năm 2003.

Có thể bài viết này cảm hứng từ tác phẩm của Sư Phụ Thiên Sứ, bởi bài này xuất hiện năm 2011.

Vài dòng lạm bàn

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ Thiên Sứ đã viết và phân tích âm dương ngũ hành, Bát Quái, Hà Đồ...trong cuốn Tính Minh Triết Trong Tranh Dân Gian Việt Nam, đã xuất bản năm 2003.

Có thể bài viết này cảm hứng từ tác phẩm của Sư Phụ Thiên Sứ, bởi bài này xuất hiện năm 2011.

Vài dòng lạm bàn

Thiên Đồng

Thưa anh Thiên Đồng đúng là Mục Đồng tôi đã đọc tác phẩm đó của bác Thiên Sứ, tuy nhiên cảm hứng thật sự lại bắt nguồn từ những nét đẹp giản dị và mộc mạc của văn hóa Việt mà tôi đã cảm nhận được trong quá trình tìm hiểu về tranh Đông Hồ. Anh có thể tìm hiểu kĩ hơn tại địa chỉ http://namanh2x.blogspot.comPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này cần có sự tham gia thẩm định của SP, bởi người viết đã thể hiện mối quan tâm sâu sắc với văn hóa tranh Đông Hồ dù dựa vào cảm hứng của tác phẩm nào thì cũng xứng đáng để xét vào trao đổi học thuật. Chúng ta đánh giá cao những đóng góp trên đây cũng như chiêu hiền đãi sĩ đúng mực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư Phụ Thiên Sứ đã viết và phân tích âm dương ngũ hành, Bát Quái, Hà Đồ...trong cuốn Tính Minh Triết Trong Tranh Dân Gian Việt Nam, đã xuất bản năm 2003.

Có thể bài viết này cảm hứng từ tác phẩm của Sư Phụ Thiên Sứ, bởi bài này xuất hiện năm 2011.

Vài dòng lạm bàn

Thiên Đồng

Cảm hứng thì có thể. Nhưng bài này xuất phát từ một cái nhìn khác và giải mã theo một chiều khác.

Phàm đã giải mã thì nó phải minh chứng được cho một bí ẩn cần khám phá. Nếu giải mã chỉ nhắm chứng minh cho một cái đã có sẵn thì không cần giải mã.

Share this post


Link to post
Share on other sites