Thiên Sứ

Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi.

67 bài viết trong chủ đề này

Từ lâu tôi đã cho rằng : Thuyết Tương Đối đã sai lầm khi kết luận "Vận tốc ánh sáng là vận tốc giới hạn của vũ trụ". Với kết luận này thì giới hạn nhận thức của con người sẽ dừng lại ở tốc độ ánh sáng. Hay nói rộng hơn: Dù với bất cứ một vận tốc nào lớn hơn "n" lần vận tốc ánh sáng thì - nó vẫn tiếp tục sai lầm, vì đó chính là giới hạn của nhận thức.

Kết luận của Lý học Việt là:

Giới hạn của tốc độ vũ trụ là Tuyệt đối; ký hiệu I0I.

Chỉ với kết luận của Lý học Việt thì chúng ta mới bàn đến sự giải thoát.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến Đọc các bài viết này anh có cảm giác gì đặc biệt không? Những bài viết loại này nhiều lắm anh ạ, tóm lại các tác giả vẫn chưa hiểu được trên cơ sở nào mà A. Einstein lại đề nghị một tiên đề về "tính tuyệt đối của tốc độ ánh sáng" chứa đầy sự nghi hoặc như thế.

Vậy mà các kiểm chứng thực nghiệm vẫn đúng, đúng đến mức các phản biện ác liệt lại trở thành các minh chứng thuyết phục hơn cả.

 

Các dẫn giải trong hai bài viết trên chỉ nội hàm trong Thuyết tương đối hẹp nên có thể xuất hiện một vài điểm kỳ dị hoặc nghịch lý khi xét đến tác động của trường hấp dẫn. Các vấn đề này đã được giải quyết ổn thỏa trong Thuyết tương đối tổng quát (GR). Trong GR, vấn đề về hệ qui chiếu quán tính (chuyển động thẳng đều), hệ qui chiếu phi quán tính (chuyển động có gia tốc hoặc có trường hấp dẫn) và bản thân trường hấp dẫn đối với không-thời gian có chứa vật chật đã được giải quyết triệt để. Trong bài viết, thay vì nói như tác giả bài viết cho rằng: "tốc độ ánh sáng thay đổi dưới tác dụng hấp dẫn do chính khối lượng của hệ", thì người ta nói rằng: "dưới ảnh hưởng của khối lượng metric của không-thời gian quanh hệ thay đổi, khi đó cái được gọi đường thẳng, đường chuyển động của ánh sáng trong hệ là các đường geodesic, và ta có được...cái thay đổi không phải là tốc độ ánh sáng mà là chính cái bản chất hình học của không-thời gian quanh hệ" Không có sự nhầm lẫn ở đây, chỉ là sự chưa thấu hiểu thôi. Thân mến

 

Hôm nay vào xem lại các bài trong topic này, thấy luận điểm của anh Quangnx có một đoạn rất quan trong (In đậm trong phần trích dẫn), nên tôi thấy cần trao đổi về vấn đề này.

Theo tôi hiểu thì thuyết Tương Đối cho rằng: "Giới hạn tốc độ vũ trụ không vượt quá tốc độ ánh sáng". Và một luận điểm nữa của lý thuyết này là: "Nếu một vật thể bay bằng tốc độ ánh sáng thì nó chỉ có thể tồn tại ở dạng hạt".

Tôi cho rằng đây chính là miền giới hạn của luận điểm cho rằng "Tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng" và nó luôn luôn đúng trong trường hợp quan sát vật chất có khối lượng nhỏ nhất. Đây cũng là giới hạn nhận thức trực quan thông qua những phương tiện kỹ thuật của khoa học hiện đại - họ mới chỉ biết đến những dạng tồn tại của vật chất có hình thể và khối lượng nhỏ nhất - và thuyết Tương Đối đúng trong giới hạn này.

Nhưng vấn đề đặt ra là:

Trên thực tế vũ trụ tồn tại những dạng vật chất khác, mà tri thức khoa học hiện đại gọi là "vật chất tối", chiếm 90% không gian vũ trụ. Với những cấu trúc vật chất phi hình thể, phi khối lượng - mà Lý học Đông phương đã để cập đến và định danh là "khí", đồng thời trong Lý học cũng phân loại khí với sự mô tả những tương tác của nó thì trong miền giới hạn lớn hơn - so với cấu trúc vật chất có hình thể và khối lượng có thể quan sát được - thì vấn đề tốc độ vũ trụ lớn hơn tốc độ ánh sáng là hoàn toàn phù hợp với một lý thuyết hợp lý (Giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng không thừa nhận tính hợp lý lý thuyết , nhưng ông ta lại trừ toán học và thuyết Newton. Híc!. Tôi sẽ chỉ ra sai lầm của ông ngay trong bài này, một cách chi tiết, cụ thể).

Về mặt lý thuyết: Nếu tốc độ ánh sáng là giới hạn tốc độ vũ trụ thì chúng ta sẽ không thể nhận biết được tốc độ ánh sáng. Nhưng bằng những phương tiện kỹ thuật, con người đã đo được tốc độ ánh sáng. Như vậy phải tồn tại một môi trường tương tác có tốc độ nhanh hơn nhiều lần tốc độ ánh sáng, mới có thể nhận thức được nó.

Với thuyết Tướng Đối cho rằng: Giới hạn tốc độ vũ trụ giới hạn là tốc độ ánh sáng sẽ không thể giải thích những hiện tượng vũ trụ quan sát được. Thí dụ: Giới hạn không gian vũ trụ theo lý thuyết tương đối  với vật chất tồn tại ở dạng hạt sẽ bằng tốc độ ánh sáng  nhân với thời gian. Thực tế khoảng cách vũ trụ hiện nay và cấu trúc vật chất của các thiên hà tạo nên không gian vũ trụ, mâu thuẫn với luận điểm về giới hạn tốc độ vũ trụ.

 

Vũ trụ quan sát được
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
250px-8_Observable_Universe_%28ELitU%29.
Vũ trụ khả kiến với Siêu đám Xử Nữ được đánh dấu
 
lossy-page1-220px-UDFj-39546284.tif.jpg
UDFj-39546284, thiên hà đang giữ kỷ lục về khoảng cách
 

Vũ trụ quan sát được của con ngườiTrái Đấttập hợp tất cả các sự vật, hiện tượng có thể tác động tới loài người mà con người với các phương tiện thiên văn có thể nhận biết trong thời điểm hiện tại.

Các nghiên cứu khoa học hiện đại thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đưa đến nhiều khả năng rằng phần quan sát được của vũ trụ là có giới hạn. Vật thể xa nhất mà con người đã quan sát được tính đến 26/1/2011 có lẽ là thiên hà UDFj-39546284, với dịch chuyển đỏ z[nb 1] được ghi nhận xấp xỉ 10, tương ứng với thời gian ánh sáng di chuyển trong 13,2 tỉ năm, hay ở khoảng cách đồng chuyển động đến chúng ta khoảng 31,7 tỷ năm ánh sáng tính cả sự giãn nở của vũ trụ.[1]

 

Với luận điểm của thuyết Tương Đối về giới hạn tốc độ vũ trụ sẽ cho thấy một vũ trụ đông cứng và khép kín được giới hạn với không gian bởi tốc độ ánh sáng nhân với thời gian lịch sử hình thành vũ trụ. Cho dù không gian đó có rộng lớn đến hàng tỷ năm ánh sáng thì điều này sẽ vô lý khi các quan sát cho thấy vũ trụ ngày càng nở ra. Vậy nó phải có một không gian rộng hơn là điều kiện giãn nở của giới hạn vật chất vận động giới hạn.

Nếu quan niệm cho rằng: Không gian giãn nở ngoài giới hạn vận động với tốc độ vật chất có giới hạn bằng tốc độ ánh sáng - là vô tận và trống rỗng là điều kiện để vũ trụ được giới hạn bằng các hạt vật chất giãn nở - hoàn toàn là chân không phi vật chất thì vấn đề là các hạt vật chất sẽ tương tác như thế nào trong môi trường đó?

Theo tôi biết thì trong những thí nghiệm của vật lý lượng tử, người ta đã chứng tỏ được rằng: Khi hai hạt lượng tử dù ở khoảng cách rất xa - tức là có thể tính khoảng cách không gian bằng tốc độ ánh sáng nhân với thời gian - nhưng nếu ta đổi chiều quay của một hạt nơi này thì ở khoảng cách rất xa đó, hạt tương ứng cũng đổi chiều. Như vậy, phải có một môi trường tương tác tức thì giữa hai hạt thí nghiệm này. Trong trường tương tác đó tốc độ là tức thời , tức bằng IOI tuyệt đối.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ lâu tôi đã cho rằng : Thuyết Tương Đối đã sai lầm khi kết luận "Vận tốc ánh sáng là vận tốc giới hạn của vũ trụ".

Thuyết tương đối không nói vậy, anh đã hiểu lầm!

Thuyết tương đối nói vận tốc ánh sáng là vận tốc giới hạn chuyển động của các hạt vật chất. hay vận tốc giới hạn của truyền năng lượng. Hai cái này không đồng nhất ! Điều này thì em thấy đúng nhưng em không coi là tiên đề, mà là hệ quả của cái cơ bản hơn. Hơn nữa, vận tốc ánh sáng, theo em, không giống nhau ở các không gian khác nhau. Em cũng cho rằng không tồn tại cái gọi là chân không nên luận điểm vận tốc ánh sáng trong chân không là 300000 km/s là vô nghĩa!

Trong các tương tác vật chất, tương tác cảm ứng không truyền năng lượng trực tiếp (vì thế, lực cảm ứng điện từ luôn vuông góc với chuyển động làm cho công A = 0) nên vận tốc truyền tương tác này là vô cùng lớn, thời gian là tức thời. Điều này lý giải được cái "mâu thuẫn" về nhận thức Vũ trụ bị giới hạn bởi vận tốc ánh sáng mà anh đề cập.

Nói chung, nếu khoa học không từ bỏ được định luật bảo toàn năng lượng, kéo theo các khái niệm như "vật chất tối", không gian đồng tính và đẳng hướng, đường "chân trời sự kiện" của các lỗ đen, hạt Hiss, ... thì họ không bao giờ thoát khỏi bế tắc trong các tham vọng nghiên cứu những hiện tượng vi mô hoặc rất vĩ mô (như sự hình thành và phát triển của Vũ trụ) cả. Họ phải bằng lòng với những kết quả nghiên cứu những hiện tượng đỡ cực đoan hơn khi hiệu ứng ảnh hưởng của các luận điểm trên đủ nhỏ.

Kính Anh!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyết tương đối không nói vậy, anh đã hiểu lầm!

Thuyết tương đối nói vận tốc ánh sáng là vận tốc giới hạn chuyển động của các hạt vật chất. hay vận tốc giới hạn của truyền năng lượng. Hai cái này không đồng nhất ! Điều này thì em thấy đúng nhưng em không coi là tiên đề, mà là hệ quả của cái cơ bản hơn. Hơn nữa, vận tốc ánh sáng, theo em, không giống nhau ở các không gian khác nhau. Em cũng cho rằng không tồn tại cái gọi là chân không nên luận điểm vận tốc ánh sáng trong chân không là 300000 km/s là vô nghĩa!

Trong các tương tác vật chất, tương tác cảm ứng không truyền năng lượng trực tiếp (vì thế, lực cảm ứng điện từ luôn vuông góc với chuyển động làm cho công A = 0) nên vận tốc truyền tương tác này là vô cùng lớn, thời gian là tức thời. Điều này lý giải được cái "mâu thuẫn" về nhận thức Vũ trụ bị giới hạn bởi vận tốc ánh sáng mà anh đề cập.

Nói chung, nếu khoa học không từ bỏ được định luật bảo toàn năng lượng, kéo theo các khái niệm như "vật chất tối", không gian đồng tính và đẳng hướng, đường "chân trời sự kiện" của các lỗ đen, hạt Hiss, ... thì họ không bao giờ thoát khỏi bế tắc trong các tham vọng nghiên cứu những hiện tượng vi mô hoặc rất vĩ mô (như sự hình thành và phát triển của Vũ trụ) cả. Họ phải bằng lòng với những kết quả nghiên cứu những hiện tượng đỡ cực đoan hơn khi hiệu ứng ảnh hưởng của các luận điểm trên đủ nhỏ.

Kính Anh!

 

Votruoc thân mến.

Nếu quả là thuyết Tương đối xác định rằng: "Tốc độ ánh sáng chỉ là giới hạn tốc độ của các hạt vật chất" và không xác định "tốc độ ánh sáng là giới hạn của tốc độ vũ trụ", thì việc tôi xác định - theo thuyết ADNh - tốc độ vũ trụ là tuyệt đối, sẽ thuận lợi hơn nhiều khi chứng minh điều này và không gây tranh cãi với thuyết Tương Đối. Còn nếu như thuyết Tương Đối cho rằng: Tốc độ ánh sáng là giới hạn của tốc độ vũ trụ - (rất nhiều tài liệu nói điều này) - thì tôi phải mất công chứng minh luận điểm này của thuyết Tương Đối chỉ là chân lý cục bộ cho những vận động của vật chất tồn tại dưới dạng hạt.

Tóm lại, vấn đề là: Thuyết ADNh nhân danh nền văn hiến Việt xác định rằng: Tốc độ giới hạn của vũ trụ là tuyệt đối.

Và bất cứ một lý thuyết nào bây giờ và trong tương lai cho rằng có một giới hạn trong tốc độ vũ trụ, đều sai.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra, vấn đề như sau:

Hai tiên đề của E là:

+ Trong tiên đề đầu tiên: Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.

+ Trong tiên đề thứ hai, theo phát biểu ban đầu của Einstein: Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.  

Sau đó người ta suy ra công thức E = k.E0. Để công thức này có nghĩa thì V <= c với V là vận tốc hạt vật chất chuyển động. Rồi từ đó họ suy ra c là vận tốc tới hạn của chuyển động hạt vật chất.

Nhưng một số người lại nghĩ rằng, trong Vũ trụ chỉ có chuyển động của hạt vật chất hay năng lượng thôi, mọi chuyển động khác đều có thể qui vào đây được cả, mà không biết rằng còn có những thứ khác nữa nên mới phát biểu rằng c là vận tốc giới hạn của Vũ trụ.

Lỗi ở đây là sự tư duy của mấy con "ếch" thôi chứ không phải của ông E.

Kính anh!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra, vấn đề như sau:

Hai tiên đề của E là:

+ Trong tiên đề đầu tiên: Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.

+ Trong tiên đề thứ hai, theo phát biểu ban đầu của Einstein: Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.  

Sau đó người ta suy ra công thức E = k.E0. Để công thức này có nghĩa thì V <= c với V là vận tốc hạt vật chất chuyển động. Rồi từ đó họ suy ra c là vận tốc tới hạn của chuyển động hạt vật chất.

Nhưng một số người lại nghĩ rằng, trong Vũ trụ chỉ có chuyển động của hạt vật chất hay năng lượng thôi, mọi chuyển động khác đều có thể qui vào đây được cả, mà không biết rằng còn có những thứ khác nữa nên mới phát biểu rằng c là vận tốc giới hạn của Vũ trụ.

Lỗi ở đây là sự tư duy của mấy con "ếch" thôi chứ không phải của ông E.

Kính anh!

 

Cảm ơn Votruoc.

Cái dở của tôi là không biết ngoại ngữ. Nên chỉ xem những tài liệu bằng tiếng Việt.

Thì ra là như vậy! Nếu thế thì không có gì mâu thuẫn giữa thuyết Tương Đối và ADNh. Thuyết Tương đối là một trường hợp riêng của thuyết ADNh.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thuyết Tương đối là một trường hợp riêng của thuyết ADNh.

Không hẳn như vậy. Theo em, thuyết tương đối chỉ là một trường hợp riêng của một bộ phận không lớn của học thuyết ADNH mà thôi. Hơn nữa, "trường hợp riêng" này cũng không được "kín cạnh" lắm, còn nhiều "lỗ hổng" làm cho một số kết quả không phù hợp. Ví dụ như phép biến đổi Lorentz trong thuyết tương đối không chính xác dẫn đến sự phủ nhận tính đồng thời và luật nhân quả...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra, vấn đề như sau:

Hai tiên đề của E là:

+ Trong tiên đề đầu tiên: Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.

+ Trong tiên đề thứ hai, theo phát biểu ban đầu của Einstein: Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.  

Sau đó người ta suy ra công thức E = k.E0. Để công thức này có nghĩa thì V <= c với V là vận tốc hạt vật chất chuyển động. Rồi từ đó họ suy ra c là vận tốc tới hạn của chuyển động hạt vật chất.

Nhưng một số người lại nghĩ rằng, trong Vũ trụ chỉ có chuyển động của hạt vật chất hay năng lượng thôi, mọi chuyển động khác đều có thể qui vào đây được cả, mà không biết rằng còn có những thứ khác nữa nên mới phát biểu rằng c là vận tốc giới hạn của Vũ trụ.

Lỗi ở đây là sự tư duy của mấy con "ếch" thôi chứ không phải của ông E.

Kính anh!

 

Chúng ta có thể hỏi:

 

1. Mọi hiện tượng vật lý (...) đều xảy ra như nhau trong cùng một hệ quy chiếu quán tính hay trong các hệ quy chiếu quán tính!.

 

2. Tốc độ ánh sáng trong chân không C này, thực sự là trong chân không hay trong một môi trường vật chất chưa xác định, hay do giới hạn của thiết bị kiểm tra.

 

3. Nếu cho rằng có một tốc độ của một hạt vật chất nào đó bằng tuyệt đối (tạm thời coi là tốc độ giới hạn của vật chất trong vũ trụ) thì gây ra một sự mâu thuẫn về thực tại như sau:

 

     - Công thức: E=m.V2 (giả sử đúng với V> C) với V = "Vô cùng" thì chứng tỏ rằng với bất kỳ m nào thì chúng vẫn là không đáng kể, tương đương nhau, điều này vô lý.

 

    - Thực tế quan sát, các nhà khoa học đã tìm ra nhiệt độ tới hạn cực lạnh của vật chất là: -273 độ C, chứng tỏ trạng thái vật chất (tương đối) đều có giới hạn. Nhiệt độ của bất kỳ thiên hà nào... không thể có nhiệt độ + vô cùng được, hoặc trạng thái siêu dẫn trong kim loại vẫn không phải là tuyệt đối. Điều có chứng tỏ một thực tại: nếu có một đặc trưng nào đó của vật chất có thể quan sát hay đo đạc được, thì chúng sẽ không mang giá trị "tuyệt đối" - đây là một tiên đề. Hàm nghĩa, chúng chính là các đặc trưng của sự tương đối, các giá trị tới hạn.

 

Quay trở lại ví dụ phổ biến: Khi hai hạt lượng tử dù ở khoảng cách rất xa - tức là có thể tính khoảng cách không gian bằng tốc độ ánh sáng nhân với thời gian - nhưng nếu ta đổi chiều quay của một hạt nơi này thì ở khoảng cách rất xa đó, hạt tương ứng cũng đổi chiều.

 

Chúng ta có thể nhận định tạm thời tốc độ này bằng 1000 tốc độ lần ánh sáng, đồng thời khả năng thiết bị đo có thể thẩm định được kết quả đo hay không? Tất nhiên giữa chúng phải có môi trường truyền tương tác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Hoangnt có vẻ rất thích phản biện tôi. Hôm nay tôi trả lời anh từng câu một và sau đó sẽ xóa tất cả những bài của anh phản biện tôi. Ngoài trừ anh mở một topic riêng để mô tả những luận điểm của anh. Thí dụ như anh cho rằng: Nền văn minh Văn Lang chính là chủ thể phát minh của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tôi đề nghị anh ra chỗ khác chơi và lập một topic riêng chứng minh cho luận điểm của anh. Đấy chính là tinh thần học thuật và tính tự do học thuật của diễn đàn. Nhưng cho đến giờ này, tôi thấy anh vẫn chưa có một luận cứ nào chứng minh được điều anh nói, trong topic của anh.

Chúng ta có thể hỏi:

 

1. Mọi hiện tượng vật lý (...) đều xảy ra như nhau trong cùng một hệ quy chiếu quán tính hay trong các hệ quy chiếu quán tính!.

Trong cùng hệ quy chiếu quán tính.

 

2. Tốc độ ánh sáng trong chân không C này, thực sự là trong chân không hay trong một môi trường vật chất chưa xác định, hay do giới hạn của thiết bị kiểm tra.

Cả hai

3. Nếu cho rằng có một tốc độ của một hạt vật chất nào đó bằng tuyệt đối (tốc độ giới hạn của vũ trụ) thì gây ra một sự mâu thuẫn về thực tại như sau:

 

    Công thức: E=m.v2 (giả sử đúng với V> C) với V = "Vô cùng" thì chứng tỏ rằng với bất kỳ m nào thì chúng vẫn là không đáng kể, tương đương gnhau, điều này vô lý.

 

    Thực tế quan sát, khoa học tìm ra nhiệt độ tới hạn cực lạnh của vật chất là: -273 độ C, chứng tỏ trạng thái vật chất (tương đối) đều có giới hạn. Nhiệt độ của bất kỳ thiên hà nào... không thể có nhiệt độ + vô cùng được.

Anh quan niệm vật chất là gì?

 

Quay trở lại ví dụ phổ biến: Khi hai hạt lượng tử dù ở khoảng cách rất xa - tức là có thể tính khoảng cách không gian bằng tốc độ ánh sáng nhân với thời gian - nhưng nếu ta đổi chiều quay của một hạt nơi này thì ở khoảng cách rất xa đó, hạt tương ứng cũng đổi chiều.

 

Chúng ta có thể nhận định tạm thời tốc độ này bằng 1000 tốc độ lần ánh sáng, đồng thời khả năng thiết bị đo có thể thẩm định được kết quả đo hay không? Tất nhiên giữa chúng phải có môi trường truyền tương tác.

Thực tế thì nghiệm lượng tử xác định điều này. Tự nó đã là kết quả đo..

 

Từ nay tôi đề nghị anh không nên làm rối những ý kiến trao đổi ở diễn đàn. Vì trình độ của anh chưa đủ khả năng lập luận một cách có hệ thống. Nhưng vì tính dân chủ của diễn đàn, anh có quyền lập bất cứ một topic nào, kể cả phản biện tôi. Nhưng không nên chen lấn vào phản biện những topic khác.

Anh là người rất chịu khó sưu tầm tư liệu. Đấy là điều đáng quý ở anh.
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta có thể hỏi:

 

1. Mọi hiện tượng vật lý (...) đều xảy ra như nhau trong cùng một hệ quy chiếu quán tính hay trong các hệ quy chiếu quán tính!.

 

2. Tốc độ ánh sáng trong chân không C này, thực sự là trong chân không hay trong một môi trường vật chất chưa xác định, hay do giới hạn của thiết bị kiểm tra.

 

3. Nếu cho rằng có một tốc độ của một hạt vật chất nào đó bằng tuyệt đối (tạm thời coi là tốc độ giới hạn của vật chất trong vũ trụ) thì gây ra một sự mâu thuẫn về thực tại như sau:

 

     - Công thức: E=m.V2 (giả sử đúng với V> C) với V = "Vô cùng" thì chứng tỏ rằng với bất kỳ m nào thì chúng vẫn là không đáng kể, tương đương nhau, điều này vô lý.

 

    - Thực tế quan sát, các nhà khoa học đã tìm ra nhiệt độ tới hạn cực lạnh của vật chất là: -273 độ C, chứng tỏ trạng thái vật chất (tương đối) đều có giới hạn. Nhiệt độ của bất kỳ thiên hà nào... không thể có nhiệt độ + vô cùng được, hoặc trạng thái siêu dẫn trong kim loại vẫn không phải là tuyệt đối. Điều có chứng tỏ một thực tại: nếu có một đặc trưng nào đó của vật chất, có thể quan sát hay đo đạc được, thì chúng sẽ không mang giá trị "tuyệt đối" - đây là một tiên đề. Hàm nghĩa, chúng chính là các đặc trưng của sự tương đối, các giá trị tới hạn.

 

Quay trở lại ví dụ phổ biến: Khi hai hạt lượng tử dù ở khoảng cách rất xa - tức là có thể tính khoảng cách không gian bằng tốc độ ánh sáng nhân với thời gian - nhưng nếu ta đổi chiều quay của một hạt nơi này thì ở khoảng cách rất xa đó, hạt tương ứng cũng đổi chiều.

 

Chúng ta có thể nhận định tạm thời tốc độ này bằng 1000 tốc độ lần ánh sáng, đồng thời khả năng thiết bị đo có thể thẩm định được kết quả đo hay không? Tất nhiên giữa chúng phải có môi trường truyền tương tác.

 

Trong chủ đề này, tôi cũng đã có nhiều bài viết rồi, mặt khác nói về sự "tuyệt đối", trước đó cổ kim đã có nhiều người đã nói và viết, chứ không chờ đến thời đại của chúng ta, điều này có nghĩa chúng ta đang tìm lại những giá trị cổ và tìm hiểu và phân tích chúng mà thôi, đồng thời phát triển chúng theo kiểu khoa học ngày nay nếu có thể.

 

Giá trị "tuyệt đối" này rất quan trọng đối với các giá trị của Lý học Đông phương, bao hàm cả Đạo học, tất nhiên cả khoa học hiện đại, cho nên nó đang được tư duy bởi một số cá nhân, các bài viết liên quan trong phần này chỉ là những mảnh nhỏ mà thôi. Tôi chỉ ra các sự mâu thuẫn giữa cái đang cho là "tuyệt đối - đặc trưng?" và những cái mà chúng đang được so sánh tới "tương đối - đặc trưng!". Từ đó, chúng ta sẽ thấy cái "cảm thấy" là đúng đã trở nên không còn đúng nữa.

 

Nếu tìm ra có sự "tới hạn" như vậy, điều này rất quan trọng, chẳng hạn đối với các nghiên cứu của tác giả Votruoc muốn đưa Lý học đồng dạng hoặc quy chiếu về khía cạnh Lý học.

 

Đã là "tuyệt đối" thì chúng ta không nên "chấp" vào bất kể cái gì, tôi suy nghĩ như vậy.

 

Về "định nghĩa vật chất" nếu có ai định nghĩa nó cùng các đặc trưng, tôi sẽ chỉ ra cái thiếu cơ bản trong đó, để từ đó hiểu rằng "chính nó" được gọi là "bản thể" của vũ trụ, với một sự tổng quát bao hàm cả không gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã đặt vấn đề từ chính những luận điểm của anh:
 

Thực tế quan sát, khoa học tìm ra nhiệt độ tới hạn cực lạnh của vật chất là: -273 độ C, chứng tỏ trạng thái vật chất (tương đối) đều có giới hạn. Nhiệt độ của bất kỳ thiên hà nào... không thể có nhiệt độ + vô cùng được.

Anh quan niệm vật chất là gì?

 

Vậy anh hãy trả lời đi đã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã đặt vấn đề từ chính những luận điểm của anh:

 

Vậy anh hãy trả lời đi đã.

 

"Vật chất" vẫn đang được sử dụng phổ biến và thường xuyên bởi ngay chính các thành viên trong diễn đàn này và ngay trong chủ đề này, vậy tại sao chúng ta lại phải quay trở lại vấn đề khái niệm "Vật chất"!.

 

Tôi xin dừng viết về chủ đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Vật chất" vẫn đang được sử dụng phổ biến và thường xuyên bởi ngay chính các thành viên trong diễn đàn này và ngay trong chủ đề này, vậy tại sao chúng ta lại phải quay trở lại vấn đề khái niệm "Vật chất"!.

 

Tôi xin dừng viết về chủ đề này.

 

Anh nhầm rồi. Vật chất với định nghĩa của tôi hoàn toàn khác. Nếu anh đồng ý với định nghĩa vật chất của tôi thì đã không đặt vấn đề:

Thực tế quan sát, khoa học tìm ra nhiệt độ tới hạn cực lạnh của vật chất là: -273 độ C, chứng tỏ trạng thái vật chất (tương đối) đều có giới hạn. Nhiệt độ của bất kỳ thiên hà nào... không thể có nhiệt độ + vô cùng được.

 

Bởi vậy tôi khuyên anh không nên tham gia vào những chủ để mà anh chưa hiểu làm rối loạn chủ để. Anh ngưng là tốt.

Trên Thiên Đường bản chất không có dân chủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Không hẳn như vậy. Theo em, thuyết tương đối chỉ là một trường hợp riêng của một bộ phận không lớn của học thuyết ADNH mà thôi. Hơn nữa, "trường hợp riêng" này cũng không được "kín cạnh" lắm, còn nhiều "lỗ hổng" làm cho một số kết quả không phù hợp. Ví dụ như phép biến đổi Lorentz trong thuyết tương đối không chính xác dẫn đến sự phủ nhận tính đồng thời và luật nhân quả...

Anh Thiên Sứ thân mến!

Quan điểm phủ nhận luật nhân quả của thuyết tương đối, theo em, là một quan điểm “đệ nhất mê tín” tự cổ chí kim trong xã hội loài người của những nhà khoa học, những  người luôn tự coi mình là … khoa học … không mê tín!!! Quan điểm này thậm chí không tồn tại trong những tôn giáo, những câu chuyện cổ tích … mê tín nhất mà người ta từng biết ! Người ta có thể tin rằng cái đinh sẽ tự chui vào miếng  gỗ trước khi cái búa nện vào đít nó còn hơn là nghi ngờ xem, liệu có sự không chính xác nào trong các luận điểm lý thuyết khoa học hay không … Người ta thí nghiệm và quan sát thấy một số hiện tượng có qui luật trong không gian và hoàn cảnh của mình rồi vội vã tổng quát hóa cho toàn … Vũ trụ.. Với phương pháp nghiên cứu “mê tín” như thế thì gặp mâu thuẫn là điều tất yếu. Nhưng khổ một nỗi là khi gặp các mâu thuẫn đó, thay vì binh tĩnh lại, xem xét cái cơ sở khoa học của mình nó có cái gì không ổn, xem xét những ý kiến khác nhau, thì người ta lại “bịa ra” những thứ còn “mê tín” hơn nhằm tìm cách cứu vãn tình thế! Những “vật chất tối”, “hạt Hiss”, “đường chân trời sự kiện” của lỗ đen, “điểm kỳ dị”, “vụ nổ lớn”, “vụ co lớn” … là kết quả của những cái “bịa ra “ đó. Vừa tốn tiền vừa mất thời gian, trí lực, vật lực … Em cho rằng những “con ma” còn hiện thực hay đỡ mê tín hơn những “kết quả”  nghiên cứu đó! Ấy vậy mà vẫn được số đông tung hô, ai nói ngược lại thì bị ném đá … thì số đông ấy còn … “mê tín” hơn nhiều.

Khi anh sống trong đám đông “mê tín” mà anh không “mê tín” thì anh lại là người “mê tín” nhất !!! Để cái đám đông ấy không còn “mê tín” nữa thật vô cùng khó khăn với một con người, cần nhiều thời gian và lao động của nhiều người. Vì thế không nên nóng vội, cứ thản nhiên từ từ … lâu năm rồi … khoai nó cũng sẽ … nhừ thôi anh ạ ! Các cụ nói rất đúng: “Động thiện thời” !!! Anh cũng đừng buồn, cái “thời” ấy rồi cũng sẽ đến, tuy rằng hơi lâu cũng như  “cái đuôi con nòng nọc” cũng sẽ “đứt” thôi khi nó đủ lớn! Chẳng thể nhanh cũng như chẳng ai có thể cưỡng lại được cả!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sinh ra từ thời Tây xâm lược nước ta, trải qua bao thời kỳ biến động cuộc sống và xã hội, chưa kể sự lên voi xuống chó ngay chính cuộc đời tôi. Tôi tiếp xúc đủ hạng người thượng vàng, hạ cám. Bởi vậy, tôi cũng chẳng lạ gì thói đời. Với khả năng lý học và dự báo của tôi, tôi cũng biết rất khó thành công ngay để vinh danh Việt sử. Nhưng "quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái, nhưng không thay đổi ý chí của mình". Nếu những luận điểm của tôi không được quan tâm, vì nó chưa có "cơ sở khoa học", nên chưa được "khoa học công nhận" thì chí ít nó cũng chặn lại thứ tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt ở một mức độ nào đó..

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sinh ra từ thời Tây xâm lược nước ta, trải qua bao thời kỳ biến động cuộc sống và xã hội, chưa kể sự lên voi xuống chó ngay chính cuộc đời tôi. Tôi tiếp xúc đủ hạng người thượng vàng, hạ cám. Bởi vậy, tôi cũng chẳng lạ gì thói đời. Với khả năng lý học và dự báo của tôi, tôi cũng biết rất khó thành công ngay để vinh danh Việt sử. Nhưng "quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái, nhưng không thay đổi ý chí của mình". Nếu những luận điểm của tôi không được quan tâm, vì nó chưa có "cơ sở khoa học" thì chí ít nó cũng chặn lại thứ tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt ở một mức độ nào đó..

Đúng thế. Em hiểu. Chỉ vì thấy anh có vẻ sốt ruột, mệt mỏi nên em nói thế thôi. Chứ trên đời này không có hành động nào, tư tưởng nào không tác động tới xung quanh cả. Những luận điểm của anh có không ít người quan tâm đâu nhưng chưa phải lúc kết trái.

Kính anh!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lúc đầu tôi còn sốt ruột hơn! Đó là chuyện cách đây hơn 15 năm về trước. Nhưng bây giờ thì tùy duyên.

Tôi có thể khẳng định rằng: Ngay bây giờ cả cái thế giới này thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Trung Quốc thì chính họ phải chứng minh tính hệ thống, tính hoàn chính và nhất quán của hệ thống lý thuyết này. Đây là điều tất các thiên tài Trung hoa ghi danh trong lịch sử đủ các thể loại, từ hơn 2000 năm nay - kể từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - chưa làm được. Ngay cả sau khi tôi gõ hàng chữ này - tất cả những nhà khoa học hàng đầu thế giới - gồm cả Trung Hoa - tập trung phục hồi được hệ thống lý thuyết của học thuyết này thì nó còn phải chứng minh một thực tại vũ trụ mô tả trong học thuyết này. Việc này là không tưởng, khi hơn 90% vũ trụ này được gọi là vật chất tối. Nó còn khó hơn cả đưa người vào trung tâm giải Ngân Hà. Chỉ có nền văn hiến Việt mới có khả năng phục hồi học thuyết này.

Nhưng Việt sử phải được vinh danh với gần 5000 năm văn hiến trước đã. Không chắc ăn điều này, mọi chuyện dừng ở đây.

Không ăn chắc thì không đổi quạt mo. Tổ tiên ta đã nhắn nhủ hậu thể điều này qua truyện "Thằng Bờm".

Tôi chỉ một mình một ngựa chứng minh Việt sử theo cách của tôi. Phia trước tôi là "hầu hết những nhà pha học trong nước" lại còn cả "cộng đồng pha học quốc tế" nữa chứ. Đúng là như các cụ nói: "Nực cười châu chấu đá xe". Nhưng chính các cụ đã khuyến khích tôi: "Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng".

Khó khăn đến đâu, lại giở cẩm nang di sản văn hiến Việt ra, thế nào cũng có câu giải đáp, chẳng cần phải lên quẻ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites