Thiên Sứ

Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi.

67 bài viết trong chủ đề này

Cảm ơn anh Xuân Phong đã xem topic này và cho ý kiến.

Nhưng nếu anh xem kỹ một chút thì đây là bài viết của người khác, mà tôi chỉ là người giới thiệu. Không phải quan điểm của tôi.

Tôi chỉ đặt vấn đề cho rằng:

Nếu Anhxtanh cho rằng: "Tốc độ ánh sáng là giới hạn của tốc độ vũ trụ" - thì Anhxtanh sai. Tất nhiên là nếu. Còn ông Anhxttanh không nói điều này thì tôi chẳng có ý kiến gì về ông ấy cả.

Không phải các nhà Thiên Văn vẫn sử dụng ánh sáng để làm tốc độ căn bản sao? Ví dụ như tỉ năm ánh sáng hay triệu năm ánh sáng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải các nhà Thiên Văn vẫn sử dụng ánh sáng để làm tốc độ căn bản sao? Ví dụ như tỉ năm ánh sáng hay triệu năm ánh sáng?

Anh Xuân Phong lại nhầm rồi!

"Lấy ánh sáng làm tốc độ căn bản" và "Ánh sáng là tốc độ giới hạn của vũ trụ" là hai khái niệm khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ánh sáng là tốc độ giới hạn trong vũ trụ,Đây là một tiên đề do Anhtanh đưa ra trong thuyết của mình,mà đã là tiên đề thì không bàn đúng sai,vì có chứng minh hay phản biện đươc đâu.Mà chỉ dựa vào những hệ quả của nó để chưng minh.Vì vậy mọi người tốt nhất là không nên lấy thuyết tương đối ra mà bàn luận làm gì,vì đây là vấn đề chỉ có thể chưng minh bằng thưc tiển mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ánh sáng là tốc độ giới hạn trong vũ trụ,Đây là một tiên đề do Anhtanh đưa ra trong thuyết của mình,mà đã là tiên đề thì không bàn đúng sai,vì có chứng minh hay phản biện đươc đâu.Mà chỉ dựa vào những hệ quả của nó để chưng minh.Vì vậy mọi người tốt nhất là không nên lấy thuyết tương đối ra mà bàn luận làm gì,vì đây là vấn đề chỉ có thể chưng minh bằng thưc tiển mà thôi.

Tôi hoàn toàn đồng ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ánh sáng là tốc độ giới hạn trong vũ trụ,Đây là một tiên đề do Anhtanh đưa ra trong thuyết của mình,mà đã là tiên đề thì không bàn đúng sai,vì có chứng minh hay phản biện đươc đâu.Mà chỉ dựa vào những hệ quả của nó để chưng minh.Vì vậy mọi người tốt nhất là không nên lấy thuyết tương đối ra mà bàn luận làm gì,vì đây là vấn đề chỉ có thể chưng minh bằng thưc tiển mà thôi.

Tôi chưa thấy đoan nào trong thuyết Tương đối coi tốc độ ánh sáng là tiên đề không chứng minh cả. Hay tại tôi chưa xem hết những sách viết về vấn đề này. Anh Người Thương có thể trích dẫn để xác minh điều anh nói: Thuyết tương đối coi tốc độ ánh sáng là tiên đề không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi chưa thấy đoan nào trong thuyết Tương đối coi tốc độ ánh sáng là tiên đề không chứng minh cả. Hay tại tôi chưa xem hết những sách viết về vấn đề này. Anh Người Thương có thể trích dẫn để xác minh điều anh nói: Thuyết tương đối coi tốc độ ánh sáng là tiên đề không?

Anh Thiên Sứ thân mến!

Đây là đoạn trích trong http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%...C4%91%E1%BB%91i :

Bài báo của Einstein vào năm 1905, Zur Elektrodynamik bewegter Körper ("Về điện động lực học của các vật thể chuyển động"), đã giới thiệu thuyết tương đối hẹp. Thuyết tương đối hẹp dựa trên một tiên đề duy nhất: "mọi định luật vật lý là giống nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính (tức là những hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc không đổi so với nhau)". Do các định luật vật lý giống nhau, mọi người nằm trong một hệ quy chiếu quán tính không thể làm bất cứ thí nghiệm vật lý nào để xác định trạng thái chuyển động của mình.

Phát biểu ban đầu, Einstein còn đề cập "tiên đề thứ hai" được phát biểu là: "ánh sáng luôn chuyển động trong chân không với vận tốc không đổi". Tuy nhiên, đây chỉ là hệ quả của tiên đề phát biểu ở trên khi công nhận lý thuyết điện từ. Theo tiên đề trên, lý thuyết điện từ, một lý thuyết đưa ra công thức tính vận tốc ánh sáng từ các hằng số (xem bài vận tốc ánh sáng), là không thay đổi theo hệ quy chiếu quán tính. Vậy hiển nhiên vận tốc ánh sáng, kết quả của lý thuyết điện từ, cũng không thay đổi theo hệ quy chiếu quán tính.

[sửa] Thuyết tương đối rộng

Xin xem thêm bài thuyết tương đối rộng Thuyết tương đối rộng được Einstein công bố vào năm 1916 (trước đó đã nằm trong loạt bài giảng tại Viện Khoa học Phổ 25 tháng 11 năm 1915). Tuy nhiên, nhà toán học người Đức David Hilbert đã viết và công bố các phương trình hiệp biến trước Einstein. Có nhiều lý do cả Einstein và Hilbert được xem như đồng phát minh ra thuyết tương đối rộng. Lý thuyết này giới thiệu các phương trình thay cho định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Nó sử dụng hình học vi phântenxo để mô tả trọng trường.

Lý thuyết này cũng dựa trên một tiên đề duy nhất: "mọi định luật vật lý là giống nhau trong mọi hệ quy chiếu (gồm cả những hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc thay đổi so với nhau)". Trong lý thuyết này, trọng lực không tồn tại như lực riêng (như theo quan niệm của Newton), mà chẳng qua là lực quán tính, hay khái quát hơn là hệ quả của độ cong trong không-thời gian.

Như vậy, tốc độ ánh sáng trong chân không là hằng số đối với mọi hệ qui chiếu quán tính không phải là tiên đề mà là hệ quả của tiên đề "mọi định luật vật lý là giống nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính". Tốc độ đó là

Posted Image

Ngay cả kết luận tốc độ ánh sáng là cao nhất của mọi chuyển động vật chất cũng chỉ là hệ quả được rút ra trong quá trình nghiên cứu lý thuyết mà thôi.

Do đó, những ai nghi ngờ tính đúng đắn của thuyết tương đối về mặt lý thuyết thì phải chỉ ra được tính không chặt chẽ của suy luận ra hệ quả này hoặc chứng minh công thức tính vận tốc ánh sáng trên của lý thuyết trường điện từ là chưa thỏa đáng.

Công thức tính vận tốc ánh sáng trong chân không của lý thuyết trường điện từ ra đời trước khi có thuyết tương đối rộng. Có nghĩa là nó hoàn toàn không tính đến ảnh hưởng của trường hấp dẫn. Liệu trường hấp dẫn có ảnh hưởng tới nó hay không thì em chưa được đọc tài liệu nào về vấn đề này.

Trên thực tế, khi người ta dùng thực nghiệm đã phát được hiện sự không thù hợp của thuyết tương đối. Nhưng để cứu vãn nó người ta đưa ra một giả thuyết mà chưa được kiểm chứng hay xây dựng thành lý thuyết cũng chưa kiểm chứng được. Ví dụ như khái niệm về sự vướng vứu lượng tử, vật chất tối, rồi lạnh, rồi ấm, ... Rõ ràng những lý thuyết đó tránh được sự sụp đổ của thuyết tương đối nhưng chưa hay không kiểm chứng được và người ta đang nỗ lực rất nhiều để thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách hoặc cố gắng tìm bằng chứng khoa học, hoặc xây dựng lý thuyết khác... Kết quả như thề nào còn chờ vào tương lai. Anh giỏi dự đoán thử cho một lời tiên tri xem sao !

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Đây là đoạn trích trong http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%...C4%91%E1%BB%91i :

Như vậy, tốc độ ánh sáng trong chân không là hằng số đối với mọi hệ qui chiếu quán tính không phải là tiên đề mà là hệ quả của tiên đề "mọi định luật vật lý là giống nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính". Tốc độ đó là

Posted Image

Ngay cả kết luận tốc độ ánh sáng là cao nhất của mọi chuyển động vật chất cũng chỉ là hệ quả được rút ra trong quá trình nghiên cứu lý thuyết mà thôi.

Do đó, những ai nghi ngờ tính đúng đắn của thuyết tương đối về mặt lý thuyết thì phải chỉ ra được tính không chặt chẽ của suy luận ra hệ quả này hoặc chứng minh công thức tính vận tốc ánh sáng trên của lý thuyết trường điện từ là chưa thỏa đáng.

Công thức tính vận tốc ánh sáng trong chân không của lý thuyết trường điện từ ra đời trước khi có thuyết tương đối rộng. Có nghĩa là nó hoàn toàn không tính đến ảnh hưởng của trường hấp dẫn. Liệu trường hấp dẫn có ảnh hưởng tới nó hay không thì em chưa được đọc tài liệu nào về vấn đề này.

Trên thực tế, khi người ta dùng thực nghiệm đã phát được hiện sự không thù hợp của thuyết tương đối. Nhưng để cứu vãn nó người ta đưa ra một giả thuyết mà chưa được kiểm chứng hay xây dựng thành lý thuyết cũng chưa kiểm chứng được. Ví dụ như khái niệm về sự vướng vứu lượng tử, vật chất tối, rồi lạnh, rồi ấm, ... Rõ ràng những lý thuyết đó tránh được sự sụp đổ của thuyết tương đối nhưng chưa hay không kiểm chứng được và người ta đang nỗ lực rất nhiều để thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách hoặc cố gắng tìm bằng chứng khoa học, hoặc xây dựng lý thuyết khác... Kết quả như thề nào còn chờ vào tương lai. Anh giỏi dự đoán thử cho một lời tiên tri xem sao !

Thân mến!

Cảm ơn anh Votruoc!

Bởi vậy, tôi cho rằng:

Không thể có một giá trị giới hạn cho tốc độ vũ trụ.

Nếu thuyết tương đối xác định một giá trị giới hạn cho tốc độ vũ trụ thì nó chỉ đúng trong điều kiện đó và "Cột cờ đến đây là hết" (*).

---------------

* Chú thích: Trong trại tâm thần, có một trại viên leo lên cột cờ và gài lên đầu cột một tấm bảng, ghi dòng chữ "Cột cờ đến đây là hết". Bác sĩ hỏi nguyên nhân, Anh ta trả lời: Tôi phải treo cái bảng báo như vậy. Nếu không mấy thằng điên nó không biết trèo quá giới hạn sẽ bị ngã.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các thành viên diễn đàn.

Người nghiên cứu khoa học ngoài trình độ ra còn cần nhất ở chữ tâm. Làm khoa học phải có tâm trong sáng. Đọc hết bài viết của bác LVC tôi thấy tác giả hướng kết quả nghiên cứu của mình phục vụ cho thuyết âm dương ngũ hành nên trong lập luận không được logic và sai. Đưa bài báo cho một em học sinh đọc, có lẽ chẳng hiểu gì nhiều nhưng cũng có thắc mắc rất cơ bản về thứ nguyên của các giá trị mà tác giả dùng. Tôi nghĩ ngay từ đầu tác giả đã không có khái niệm đúng về việc dùng thứ nguyên trong các công thức. Các vấn đề khác đã được các thành viên khác phản biện.

Khoa học cần phản biện. Nhưng phản biện phải trong sáng. Tôi thấy bài viết phản biện thuyết tương đối không có điều đó, và có thể nói chưa đủ trình độ để phản biện thuyết tương đối.

Các bác BQL diễn đàn cũng nên thông cảm với các thành viên đưa ra lời phản biện với bài viết của bác LVC. Có nhiều điểm sai trong lập luận quá dẫn đến việc nổi nóng của những người làm khoa học, có hiểu biết căn bản về vấn đề. Đây cũng là điều thường tình mà.

Trân trọng,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc hết bài viết của bác LVC tôi thấy tác giả hướng kết quả nghiên cứu của mình phục vụ cho thuyết âm dương ngũ hành

Đây là một kết luận thiếu cơ sở xuất phát từ định kiến, hạ thấp học thuyết ADNH. Không có bất cứ luận cứ nào trong bài viết của LVC chứng tỏ là hướng vào phục vụ học thuyết ADNH cả. Mọi lập luận của bài viết là dùng phương pháp bình thường trong suy luận khoa học hiện hành.

Cá nhân tôi không thấy thuyết tương đối mâu thuẫn với học thuyết ADNH, nhưng nhỏ hơn . Từ học thuyết ADNH, không khó khăn lắm có thể suy ra những luận điểm của thuyết tương đối . Học thuyết ADNH kỳ vĩ hơn nhiều so với thuyết tương đối.

Cái tôi phản đối ở đây là sự thiếu văn hóa trong trao đổi, phản biện. Tôi có thể thông cảm với sự nóng nảy nhất thời, nhưng sự việc diễn ra liên tục, có hệ thống không hề có thay đổi dù nhiều người nhiều lần nhắc nhở với thái độ thiện chí. Điều đó chứng tỏ một bản chất thiếu giáo dục sơ đẳng, không có tư cách bàn về văn hóa (Khoa học về bản chất cũng là một lĩnh vực quan trọng của văn hóa). Không lẽ lớp trẻ du học Mỹ như thế cả hay sao! Nếu vậy thì văn hóa và nền giáo dục Mỹ thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một kết luận thiếu cơ sở xuất phát từ định kiến, hạ thấp học thuyết ADNH. Không có bất cứ luận cứ nào trong bài viết của LVC chứng tỏ là hướng vào phục vụ học thuyết ADNH cả. Mọi lập luận của bài viết là dùng phương pháp bình thường trong suy luận khoa học hiện hành.

Cá nhân tôi không thấy thuyết tương đối mâu thuẫn với học thuyết ADNH, nhưng nhỏ hơn . Từ học thuyết ADNH, không khó khăn lắm có thể suy ra những luận điểm của thuyết tương đối . Học thuyết ADNH kỳ vĩ hơn nhiều so với thuyết tương đối.

Cái tôi phản đối ở đây là sự thiếu văn hóa trong trao đổi, phản biện. Tôi có thể thông cảm với sự nóng nảy nhất thời, nhưng sự việc diễn ra liên tục, có hệ thống không hề có thay đổi dù nhiều người nhiều lần nhắc nhở với thái độ thiện chí. Điều đó chứng tỏ một bản chất thiếu giáo dục sơ đẳng, không có tư cách bàn về văn hóa (Khoa học về bản chất cũng là một lĩnh vực quan trọng của văn hóa). Không lẽ lớp trẻ du học Mỹ như thế cả hay sao! Nếu vậy thì văn hóa và nền giáo dục Mỹ thế nào?

Chào anh Vô Trước,

Daretolead hoàn toàn không có định kiến và hạ thấp học thuyết ADNH vì quả thật Daretolead chưa đọc nhiều và hiểu học thuyết ADNH. Daretolead chỉ đưa ra nhận xét về phương pháp luận của tác giả bài viết là như vậy. Nếu tác giả thấy không đúng thì xin bỏ quá cho.

Đọc thêm các topic khác, quả thật thấy văn hóa trong trao đổi của một số thành viên diễn đàn chưa phù hợp và daretolead cũng đã lên tiếng phản đối. Daretolead nghĩ văn hóa và nền giao dục Mỹ không tệ. Sự phản biện gay gắt và thái quá ở đây có thể là do sự quá khích của tuổi trẻ, không hiểu về văn hóa Phương Đông. Có thể rất đúng với nhận định "Vật chất quyết định ý thức".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi.

Hà nội, ngày 22/11/2007

Lê Văn Cường

Cháu Miêu xin có vài ý:

- Chưa thấy tác giả đề cập đến thời gian ánh sáng truyền từ nguồn trên tàu vũ trụ đến mắt người quan sát dưới mặt đất. Và liệu mắt người quan sát có nhận tín hiệu liên tục? (Biết đâu mắt thì luôn mở, nhưng khả năng nhận và phân biệt tín hiệu thì vẫn không quá 24 lần/giây - kể cả nếu không dùng mắt mà dùng thiết bị để ghi nhận lại tín hiệu, thì khả năng ghi lại tín hiệu cũng có giới hạn).

- Giả sử mắt người hay thiết bị có khả năng quan sát thấy và liên tục ghi nhận tín hiệu, nhưng trong trường hợp ban đầu tàu vũ trụ và người quan sát mặt đất ở cùng một vị trí, sau đó tàu vũ trụ bay theo hướng thẳng với tầm mắt của người quan sát, thế thì người quan sát dưới mặt đất cũng trông thấy ánh sáng trên tàu phản xạ lên xuống không khác gì người ngồi trên tàu trông thấy, vậy thì như thế nào? Đó là chưa kể khi tàu di chuyển, thời gian để ánh sáng truyền tín hiệu từ tàu về mặt đất còn bị thay đổi...

- Do đó, chứng minh này còn gặp rất nhiều vấn đề chưa hợp lý, cần phải xem lại.

P/S: Tuy Miêu đã học thuyết tương đối của Einstein, nhưng vẫn thấy nếu tốc độ ánh sáng trong chân không là tốc độ giới hạn lớn nhất vẫn làm sao ấy. Cũng mong có sự thay đổi. Nhưng phải xem xét một cách kỹ lưỡng thôi. :o

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu Miêu xin có vài ý:

- Chưa thấy tác giả đề cập đến thời gian ánh sáng truyền từ nguồn trên tàu vũ trụ đến mắt người quan sát dưới mặt đất. Và liệu mắt người quan sát có nhận tín hiệu liên tục? (Biết đâu mắt thì luôn mở, nhưng khả năng nhận và phân biệt tín hiệu thì vẫn không quá 24 lần/giây - kể cả nếu không dùng mắt mà dùng thiết bị để ghi nhận lại tín hiệu, thì khả năng ghi lại tín hiệu cũng có giới hạn).

- Giả sử mắt người hay thiết bị có khả năng quan sát thấy và liên tục ghi nhận tín hiệu, nhưng trong trường hợp ban đầu tàu vũ trụ và người quan sát mặt đất ở cùng một vị trí, sau đó tàu vũ trụ bay theo hướng thẳng với tầm mắt của người quan sát, thế thì người quan sát dưới mặt đất cũng trông thấy ánh sáng trên tàu phản xạ lên xuống không khác gì người ngồi trên tàu trông thấy, vậy thì như thế nào? Đó là chưa kể khi tàu di chuyển, thời gian để ánh sáng truyền tín hiệu từ tàu về mặt đất còn bị thay đổi...

- Do đó, chứng minh này còn gặp rất nhiều vấn đề chưa hợp lý, cần phải xem lại.

P/S: Tuy Miêu đã học thuyết tương đối của Einstein, nhưng vẫn thấy nếu tốc độ ánh sáng trong chân không là tốc độ giới hạn lớn nhất vẫn làm sao ấy. Cũng mong có sự thay đổi. Nhưng phải xem xét một cách kỹ lưỡng thôi. :D

Sao không thấy ai có ý kiến gì cả nhỉ? :unsure: :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu Miêu xin có vài ý:

- Chưa thấy tác giả đề cập đến thời gian ánh sáng truyền từ nguồn trên tàu vũ trụ đến mắt người quan sát dưới mặt đất. Và liệu mắt người quan sát có nhận tín hiệu liên tục? (Biết đâu mắt thì luôn mở, nhưng khả năng nhận và phân biệt tín hiệu thì vẫn không quá 24 lần/giây - kể cả nếu không dùng mắt mà dùng thiết bị để ghi nhận lại tín hiệu, thì khả năng ghi lại tín hiệu cũng có giới hạn).

- Giả sử mắt người hay thiết bị có khả năng quan sát thấy và liên tục ghi nhận tín hiệu, nhưng trong trường hợp ban đầu tàu vũ trụ và người quan sát mặt đất ở cùng một vị trí, sau đó tàu vũ trụ bay theo hướng thẳng với tầm mắt của người quan sát, thế thì người quan sát dưới mặt đất cũng trông thấy ánh sáng trên tàu phản xạ lên xuống không khác gì người ngồi trên tàu trông thấy, vậy thì như thế nào? Đó là chưa kể khi tàu di chuyển, thời gian để ánh sáng truyền tín hiệu từ tàu về mặt đất còn bị thay đổi...

- Do đó, chứng minh này còn gặp rất nhiều vấn đề chưa hợp lý, cần phải xem lại.

P/S: Tuy Miêu đã học thuyết tương đối của Einstein, nhưng vẫn thấy nếu tốc độ ánh sáng trong chân không là tốc độ giới hạn lớn nhất vẫn làm sao ấy. Cũng mong có sự thay đổi. Nhưng phải xem xét một cách kỹ lưỡng thôi. :huh:

Đến nay chưa có một ai công nhận thuyết tương đối của Einstein là đúng, mà nó chỉ đúng ở một mức độ nào đó. Cụ thể hơn nó không tương thích với quantization. Điều này giới KH đã biết cả trăm năm rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đập tan sự hoài nghi về thuyết tương đối rộng

soixam.com

05.05am 08-04-2010

Nghiên cứu mới nhất xác nhận tính đúng đắn của học thuyết do Albert Einstein đề xuất cách đây gần một thế kỷ, có thể giải thích về vũ điệu của các thiên hà quay quanh nhau cũng như mô hình chuyển động của các hành tinh quanh hệ mặt trời.

Công trình đã chứng tỏ loại vật chất vô hình được gọi là vật chất tối cùng lực lượng bí ẩn được biết đến là năng lượng tối không phải là những bịa đặt của trí tưởng tượng vật lý.

Nhiều thế kỷ trước, các quy luật của Isaac Newton về lực hấp dẫn của vũ trụ đã đủ để giải thích khá tốt về trọng lực của Trái Đất. Nhưng các nhà thiên văn học đã dần quan sát thấy những sự không nhất quán trong cách thức vận động của các đối tượng to lớn hơn như sự tương tác giữa các hành tinh.

Thuyết tương đối tổng quát của Einstein công bố năm 1916 đề xuất lực hấp dẫn làm việc trên những phạm vi rộng lớn vì vật chất làm cong kết cấu của không gian và thời gian (hay không – thời gian).

Khái niệm này đã được sử dụng thành công để giải thích các hiện tượng kì lạ trong hệ mặt trời, như sự thay đổi trong quỹ đạo của Sao Thủy quanh Mặt Trời. Điều này là không thể với lý thuyết hấp dẫn của Newton.

Posted Image

Nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein, tác giả của hai học thuyết tương đối.

Sự tồn tại của vật chất tối và năng lượng tối dựa trên giả định lực hấp dẫn đang ảnh hưởng đến các thiên hà cách Trái Đất hàng tỉ năm ánh sáng theo cùng một cách mà nó ảnh hưởng đến các đối tượng trong hệ mặt trời.

Nhưng cho đến tận bây giờ, các cuộc kiểm tra về tính tương đối tổng quát trên các phạm vi lớn vẫn chưa đem lại kết quả cuối cùng.

Đó là lý do thúc đẩy nhà vật lý thiên văn Reinabelle Reyes cùng đồng nghiệp xem xét dữ liệu thu thập từ hơn 70.000 thiên hà elíp. Họ nhận thấy, các thiên hà cách Trái Đất 3,5 tỉ năm ánh sáng được nhóm lại cùng nhau một cách chính xác đúng theo cách mà thuyết tương đối tổng quát đã dự đoán.

Bằng cách kết hợp số đo của nhóm thiên hà với các thuộc tính khác như chuyển động tương đối của thiên hà này với thiên hà khác và cách chúng bẻ cong ánh sáng của nhau, nhóm của Reyes đã tính được EG rơi vào khoảng 0,4. Con số này sát với giá trị EG mà các nhà khoa học tính toán được trong nghiên cứu là 0,39. (EG là đại lượng vật lý đại diện cho các tương tác được kỳ vọng của đối tượng).

Posted Image

Bản đồ một phần của vũ trụ hiển thị các nhóm thiên hà cách Trái Đất 7 tỉ năm ánh sáng.

Các tác giả của nghiên cứu thông báo công trình của họ đã hạ gục những hoài nghi chính đáng trong một vài học thuyết thay thế mà đã cố gắng giải thích lực hấp dẫn làm việc theo một cách thức khác.

David Spergel, một nhà vật lý thiên văn học cho rằng các phát hiện mới xác nhận mô hình phổ biến hiện tại của vũ trụ học. Tuy nhiên ông cho rằng, nghiên cứu mới khảo sát trên một phần của vũ trụ. “Luôn luôn có khả năng mọi thứ sẽ khác đi ở nơi mà bạn chưa từng khám phá”, Spergel nói.

Các nhà khoa học cho biết sứ mệnh không gian trong tương lai sẽ không thể thiếu việc kiểm tra tính tương đối tổng quát ở các khoảng cách lớn hơn nữa.

khoahoc.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào tất cả mọi người.

Sau khi quan sát Hình A-2 về thí nghiệm đo thời gian trôi thông qua truyền ánh sáng, Thành viên Hoangnt xin mạn phép có một ý kiến như sau:

Hình A-2 Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng.

Posted Image

Khi thiết lập công thức tính toán theo định lý Pitago, chúng ta đã bị ảo giác hình học đánh lừa tại vị trí chiều dài cạnh huyền L = CTm. Nguyên nhân chính là do ánh sáng truyền quá nhanh dẫn đến chúng ta cảm giác khi tàu vũ trụ bay được một khoảng cách VTm thì gương trên tàu vũ trụ cũng ngay lập tức nhận được ánh sáng từ trái đất tức ánh sáng di chuyển được một khoảng cách VTm.

Bản chất đúng là ánh sáng đi được một khoảng cách VTm NHƯNG CHƯA CHẮC ĐÃ TỚI HAY VƯỢT QUÁ GƯƠNG TRÊN TÀU HAY CHƯA?

Để kiểm tra thực tế ta lấy ví dụ Ts = 2s; V = 3000km/s; Tm = 1s như vậy:

- Tàu vũ trụ chạy được: VTm = 3000x1=3000km.

- Ánh sáng đi tới gương đặt trên trái đất là: Cts/2 = Cx2/2 = 300.000km.

- Ánh sáng chiếu từ trái đất tới tàu vũ trụ đi được một khoảng chiều dài thực là: CTm=300.000km.

Trong khi đó tính chiều dài cạnh huyền Pitago theo mô phỏng hình vẽ, ta sẽ có chiều dài ánh sáng đi được là > 300.000km/s.

HOÀN TOÀN MÂU THUẪN GIỮA CÁC KẾT QUẢ.

ĐÂY CHÍNH LÀ SAI LẦM TRONG TÍNH TOÁN CHÊNH LỆCH THỜI GIAN, NHỜ MỌI NGƯỜI XEM XÉT.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi quan sát Hình A-2 về thí nghiệm đo thời gian trôi thông qua truyền ánh sáng, Thành viên Hoangnt xin mạn phép có một ý kiến như sau:

Hình A-2 Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng.

Posted Image

Khi thiết lập công thức tính toán theo định lý Pitago, chúng ta đã bị ảo giác hình học đánh lừa tại vị trí chiều dài cạnh huyền L = CTm. Nguyên nhân chính là do ánh sáng truyền quá nhanh dẫn đến chúng ta cảm giác khi tàu vũ trụ bay được một khoảng cách VTm thì gương trên tàu vũ trụ cũng ngay lập tức nhận được ánh sáng từ trái đất tức ánh sáng di chuyển được một khoảng cách VTm.

Bản chất đúng là ánh sáng đi được một khoảng cách VTm NHƯNG CHƯA CHẮC ĐÃ TỚI HAY VƯỢT QUÁ GƯƠNG TRÊN TÀU HAY CHƯA?

Để kiểm tra thực tế ta lấy ví dụ Ts = 2s; V = 3000km/s; Tm = 1s như vậy:

- Tàu vũ trụ chạy được: VTm = 3000x1=3000km.

- Ánh sáng đi tới gương đặt trên trái đất là: Cts/2 = Cx2/2 = 300.000km.

- Ánh sáng chiếu từ trái đất tới tàu vũ trụ đi được một khoảng chiều dài thực là: CTm=300.000km.

Trong khi đó tính chiều dài cạnh huyền Pitago theo mô phỏng hình vẽ, ta sẽ có chiều dài ánh sáng đi được là > 300.000km/s.

HOÀN TOÀN MÂU THUẪN GIỮA CÁC KẾT QUẢ.

ĐÂY CHÍNH LÀ SAI LẦM TRONG TÍNH TOÁN CHÊNH LỆCH THỜI GIAN, NHỜ MỌI NGƯỜI XEM XÉT.

Để dễ hiểu hơn ta lấy ví dụ sau:

Tàu vũ trụ sau khi bay được một khoảng cách VTm và tăng tốc đến gần C (khoảng 200,000km/s) thì rõ ràng là Ánh sáng từ trái đất cần phải đi một khoảng thời gian nữa mới chạm gương, lúc này đồng hồ đo mới được dừng đo. Còn nếu tàu vũ trụ bay với vận tốc C thì ánh sáng không bao giờ tới được gương cho nên chúng ta hoàn toàn không thể xác định lúc dừng đồng hồ đo thời gian được. Ví dụ này cũng giống như một người đi xe đạp đã đi được một đoạn đường trong khi đó người đi xe máy mới bắt đầu đuổi theo, người đi xe máy sẽ đuổi kịp chỉ khi người đi xe đạp đi được một khoảng đường tiếp theo nào đó nữa.

Điều này chứng tỏ thí nghiệm nêu trên là chưa chuẩn xác, nếu thiết bị đại diện tàu vũ trụ di chuyển với tốc độ chậm trong thí nghiệm thì ta chỉ cần điều chỉnh vị trí gương về phía trước một khoảng cách tương ứng độ chênh thời gian x vận tốc ánh sáng ĐẢM BẢO CHẮC CHẮN THỜI GIAN LÀ NHƯ NHAU.

Kết quả thí nghiệm của các nhà bác học là ở dạng biểu kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ mô hình ‘thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng’ ở trên ta thấy cần phải xem xét lại sự hợp lý của ý nghĩa của mô hình thí nghiệm nhằm đảm bảo công thức tính từ mô hình và kết quả thí nghiệm thực tế là chuẩn xác theo yêu cầu ban đầu:

Tóm tắt lại bước thí nghiệm chính như sau: Khi tàu vũ trụ rời khỏi trái đất với vận tốc V và sau một khoảng thời gian bay là Tm thì con tàu đã cách trái đất một khoảng cách là VTm. Tại thời điểm này ánh sáng sẽ phát ra từ nguồn đặt tại sàn tàu vũ trụ chiếu vào gương đặt tại trần tàu vũ trụ và phản xạ về trái đất, ngay tại lúc này trạm quan sát từ trái đất thấy được ánh sáng phát từ gương trên trần tàu vũ trụ. Từ nhận định trên công thức Pitago đã được thành lập với quan niệm là ánh sáng tới trái đất theo đường chéo hình chữ nhật với khoảng cách là CTm.

1. Xem xét vai trò của tấm gương phản chiếu gắn trên trần tàu vũ trụ

Nó có vai trò phản xạ ánh sáng về trái đất để trạm quan sát nhận biết thời điểm ánh sáng tới trái đất để xác định thời gian ngừng đồng hồ đo thời gian trôi.

Ta giả sử rằng đèn chiếu từ sàn tàu vũ trụ đủ ánh sáng để trạm quan sát từ trái đất nhận thấy được do vậy không cần dùng gương phải chiếu, vậy tại thời điểm này ánh sáng sẽ đi được khoảng cách là CTx và đường đi sẽ trùng với cạnh hình vuông. Rõ ràng ta không thể thiết lập tam giác đều tính theo Pitago như các nhà khoan học. Ta thấy theo phương pháp thí nghiệm này thì khoảng cách ánh sáng đi được là CTx, cũng từ nhận định trên thấy CTx= VTm. Theo các nhà khoa học thì Tx=Tm à CTm=VTm là bất hợp lý, suy ra chiều dài ánh sáng tới trạm không phải là CTm là đúng và điều này chứng tỏ ánh sáng sẽ phải tới trạm quan sát từ sớm trước.

2. Nhận định mô hình thí nghiệm với tấm gương phản chiếu gắn trên trần tàu vũ trụ

Giả sử ta chấp thuận sử dụng mô hình thí nghiệm với tấm gương phản chiếu gắn trên trần tàu vũ trụ thì ánh sáng sẽ được nhận thấy từ trạm quan sát theo phương cạnh huyền tam giác vuông. Lúc này ánh sáng sẽ đi được một khoảng cách là CTx chứ không phải là CTm bởi vì C >= V nên Tx<=Tm có nghĩa là tia sáng đầu tiên tới trạm quan sát từ sớm. Điều này chứng tỏ công thức tính toán nêu trên theo tam giác vuông Pitago của các nhà khoa học thật ra là lầm lẫn vì ta có thể tính được CTx dễ dàng từ số liệu chiều cao trần Ls (km) và khoảng cách VTm (km). Độ chênh thời gian (Tx-Tm) chính là khoảng thời gian mà các nhà khoan học cho là ‘ thời gian co giãn giữa hai hệ quy chiếu’. Dĩ nhiên kết quả thời gian đo giữa hai hệ là bằng nhau.

Từ đấy chỉ ra bắt buộc thí nghiệm thực tế phải luôn có 2 chiếc đồng hồ đo thời gian siêu chính xác (ví dụ độ chính xác 1/1000.000.000 giây) đặt tại hai vị trí, một trên tàu vũ trụ và một tại trạm quan sát thì sẽ xác định ngay không có bất kỳ độ chênh lệch thời gian nào cả.

3. Sử dụng 2 chiếc đồng hồ đo thời gian siêu chính xác trong thí nghiệm thực tế

Trong một thí nghiệm gần đây nhất có sử dựng hai chiếc đồng hồ siêu chính xác, chiếc đồng hồ đặt trên máy bay siêu âm Concorde rõ ràng đã chạy chậm hơn so với chiếc đặt trong phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy thời gian hoàn toàn có thể co giãn. Việc nghiên cứu về những bộ máy thời gian trên lý thuyết vẫn được tiến hành với những tiến triển.

Nhà bác học Kip Thorne tại Viện công nghệ Cahfornia đã đề xuất việc sử dụng các lỗ đen vũ trụ. Theo như Emstein mô tả, những lỗ đen chính là những đường hầm đưa ta vào khoảng không - thời gian. Một lỗ đen nằm giữa hai điểm có thể kết nối giữa ngày hôm nay với ngày hôm qua hay sớm hơn nữa.

Từ thí nghiệm trên máy bay concorde chỉ ra thời gian hoàn toàn có thể co giãn. Vấn đề này có đúng không?. Ta thấy các đồng hồ nói trên là các thiết bị điện tử? (vật chất) rõ ràng sẽ chịu các tương tác bên ngoài khác nhau khi một đặt trên máy bay, một còn lại đặt tại phòng thí nghiệm (trạm đo quan sát). Ví dụ ảnh hưởng từ trường trái đất, các ảnh hưởng bởi máy bay như rung lắc, áp suất trong máy bay… điều này lại khẳng định là kết quả cũng không chuẩn.

Kết luận: Mô hình thí nghiệm có nhầm lẫn từ lý luận chọn lựa tính toán ban đầu (quan trọng nhất) cùng với phương pháp thí nghiệm thực tế cũng có thể chưa xác định đúng toàn bộ các tương tác xung quanh đồng hồ đo. Như vậy kết quả tính ra độ chênh lệnh thời gian theo mô hình thí nghiệm nhầm lẫn của các nhà khoan học là sai lầm hoàn toàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào Thầy Thiên Sứ.

Hoangnt xin đính kèm mô phỏng thí nghiệm từ trang đầu của chủ đề và xin ghi chú một ít từ để có thể dễ hiểu thí nghiệm hơn (tô màu đỏ) ,màu xanh chỉ ra vị trí chưa hợp lý của lý luận:

Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi.

Lê Văn Cường

Cuong_le_van@yahoo.com

Theo thông tin tại các tạp chí Khoa học quốc tế, vừa qua ( tháng 10/2007) các nhà khoa học Canada công bố đã chứng minh bằng thực nghiệm: thời gian trôi tại hệ chuyển động nhanh đã dãn ra đúng như Thuyết tương đối hẹp của Einstein công bố vào năm 1905.

Như vậy là bài toán chứng minh thời gian dãn ra trong sách giáo khoa về vật lý: Physics & principles (1) là đúng.

Chúng ta có thể xem bài chứng minh: sử dụng thiết bị thực nghiệm đo thời gian thông qua sự truyền của ánh sáng tại trang 551 và 552 như sau:

“Phụ lục A:

4/ Ý nghĩa của thời gian

Einstein đã lưu ý rằng định đề về thời gian được xem như một nghịch lý. Cùng là sự trôi của thời gian, nhưng ở những vị trí hoàn cảnh khác nhau thời gian trôi sẽ khác nhau.

Thời gian, Einstein nói, là một cái gì đó được đo bằng đồng hồ. Chúng ta hãy xem xét một chiếc đồng hồ đặc biệt được đặt trên con tầu vệ tinh. Từ sàn đến trần của vệ tinh có chiều cao là Ls .Tại sàn vệ tinh ta đặt một chiếc đèn có thể bật tắt những tia sáng và có một người kiểm tra giám sát tại đó. Trên trần vệ tinh có gắn một chiếc gương. Ánh sáng khi ta bật đèn sẽ di chuyển tới gương rồi phản xạ lại chỗ người kiển tra giám sát. Người giám sát phát khởi bật đèn sản sinh ra nhưng tia sáng. Mỗi một tia sáng chớp sáng giống một tíc tắc của đông hồ. Đây không phải là đồng hồ để giải trí mà là đồng hồ minh họa một nguyên lý căn bản. Các nhà du hành ngồi trên con tầu vệ tinh khi chưa chuyển động để ý tới đồng hồ sẽ thấy rằng thời gian giữa những tíc tắc là ts , sẽ bằng với khoảng cách di chuyển của ánh sáng từ đèn trên sàn tàu vũ trụ chiếu tới gương trên trần tàu vũ trụ và phản xạ lại người kiểm tra giám sát trên tàu là 2Ls , được chia với tốc độ ánh sáng là c , nên ts=2Ls/c hoặc cts=2Ls .

Nếu vệ tinh chuyển động với vận tốc v theo phương vuông góc với phương từ sàn tới trần của vệ tinh, thì những người quan sát đứng trên trái đất cũng sẽ trông thấy toàn bộ các thiết bị thực nghiệm trên vệ tinh. Khi đèn tại vị trí người quan sát trên trái đất được bật, ánh sáng sẽ xuất phát và di chuyển tới gương trên trần tàu vũ trụ, thời gian trôi là tm , đồng thời gương cũng di chuyển với khoảng cách là vtm. Như xem trong hình A-2 , một phần của ánh sáng sẽ di chuyển trên cạnh huyền của tam giác có chiều cao là Ls hoặc cts/2 và cạnh đáy là vtm. Vì ánh sáng di chuyển với cùng một vận tốc c đối với mọi người quan sát, nên khoảng cách di chuyển sẽ là ctm . Theo định lý Pitago ta thấy:

Posted Image

Thời gian ánh sáng từ gương di chuyển trở lại người quan sát trên trái đất bằng với thời gian ánh sáng từ đèn trên trái đất chiếu tới gương. Đặt tethời gian giữa những “tíc tắc” được đo từ người quan sát trên trái đất. Khi đó te=2tm

Posted Image

Vận tốc v luôn nhỏ hơn c nên mẫu số luôn nhỏ hơn, do đó te luôn lớn hơn ts Người quan sát đứng trên trái đất đo thời gian trôi thấy đồng hồ đặt trên vệ tinh khi nó chuyển động chạy chậm. Điều này gọi là thời gian dãn ra” .

Hình A-2

Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng.

Posted Image

Chú ý: Chúng ta nhận thấy ts là thời gian trôi tại hệ đứng yên (Clock at rest) và te là thời gian trôi tại hệ chuyển động (Moving clock).

Posted Image nên te = ts

(γ gọi là hệ số dãn )

PHÂN TÍCH:

Chúng ta chú ý lý luận thời gian trôi là tm ở nội dung trình bày mô phỏng thí nghiệm:mô phỏng khẳng định thời gian trôi là tm như trên là không phù hợp bởi vì Tm chỉ là thời gian tàu vũ trụ di chuyển tới vị trí quán xét VTm, mặt khác ta biết vận tốc ánh sáng là hằng số C, cho nên thời gian trôi tức phải là thời gian mà tia sáng đầu tiên đi từ đèn bay chạm tới gương có nghĩa nó phải là một giá trị Tx nào đó. Tx này sẽ được tính toán dễ dàng từ công thức Pitago nói trên tức là lấy chiều dài cạnh huyền chia cho C (chiều dài 1 cạnh vuông là Ls và chiều dài cạnh còn lại là VTm).

Kết quả là Tx < Tm. Kết quả này sẽ có ý nghĩa sau:

1. Cạnh huyền tam giác không phải CTm mà là Ctx, điều này chỉ ra phương pháp tính mô hình là sai.

2. Từ kết quả 1. ta thấy thời gian đo được trên trái đất sẽ phải trừ đi bớt một lượng (Tm-Tx) tức là kết quả đo sẽ là bằng nhau giữa trái đất và tàu vũ trụ (thời gian trên trái đất sẽ ngắn bớt đi so với tính toán của các nhà khoa học).

3. Mô hình sai thì thí nghiệm thực tế sẽ phản ánh kết quả sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt thân mên.

Vì bài viết không phân biệt đâu là chính văn của tác giả và đâu là phần hoangnt phân tích, nên khó hiểu. Theo tôi Hoangnt nên bôi đen rồi click vào phần trích dẫn để phần của tác giả và chính văn của hoangnt phân biệt, hoặc đổi màu chữ để phân biệt.

Rất cảm ơn hoangnt. Tôi mới xem qua, nhưng có vẻ phân tích của hoangnt hợp lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Hoangnt xin điều chỉnh lại chi tiết hơn)

Hoangnt xin đính kèm một phần nội dung mô phỏng thí nghiệm từ trang đầu của chủ đề về việc tính toán chênh lệch thời gian trôi giữa hai hệ quy chiếu tĩnh và động, trong đó toàn bộ nội dung được trích nguyên văn (chữ đen) ngoại trừ các câu từ được tô màu đỏ là của Hoangnt tự bổ sung thêm cho dễ đọc và hình dung:

------------------------------------

Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi.

Lê Văn Cường

Cuong_le_van@yahoo.com

Theo thông tin tại các tạp chí Khoa học quốc tế, vừa qua ( tháng 10/2007) các nhà khoa học Canada công bố đã chứng minh bằng thực nghiệm: thời gian trôi tại hệ chuyển động nhanh đã dãn ra đúng như Thuyết tương đối hẹp của Einstein công bố vào năm 1905.

Như vậy là bài toán chứng minh thời gian dãn ra trong sách giáo khoa về vật lý: Physics & principles (1) là đúng.

Chúng ta có thể xem bài chứng minh: sử dụng thiết bị thực nghiệm đo thời gian thông qua sự truyền của ánh sáng tại trang 551 và 552 như sau:

“Phụ lục A:

4/ Ý nghĩa của thời gian

Einstein đã lưu ý rằng định đề về thời gian được xem như một nghịch lý. Cùng là sự trôi của thời gian, nhưng ở những vị trí hoàn cảnh khác nhau thời gian trôi sẽ khác nhau.

Thời gian, Einstein nói, là một cái gì đó được đo bằng đồng hồ. Chúng ta hãy xem xét một chiếc đồng hồ đặc biệt được đặt trên con tầu vệ tinh. Từ sàn đến trần của vệ tinh có chiều cao là Ls .Tại sàn vệ tinh ta đặt một chiếc đèn có thể bật tắt những tia sáng và có một người kiểm tra giám sát tại đó. Trên trần vệ tinh có gắn một chiếc gương. Ánh sáng khi ta bật đèn sẽ di chuyển tới gương rồi phản xạ lại chỗ người kiển tra giám sát. Người giám sát phát khởi bật đèn sản sinh ra nhưng tia sáng. Mỗi một tia sáng chớp sáng giống một tíc tắc của đông hồ. Đây không phải là đồng hồ để giải trí mà là đồng hồ minh họa một nguyên lý căn bản. Các nhà du hành ngồi trên con tầu vệ tinh khi chưa chuyển động để ý tới đồng hồ sẽ thấy rằng thời gian giữa những tíc tắc là ts , sẽ bằng với khoảng cách di chuyển của ánh sáng từ đèn trên sàn tàu vũ trụ chiếu tới gương trên trần tàu vũ trụ và phản xạ lại người kiểm tra giám sát trên tàu là 2Ls , được chia với tốc độ ánh sáng là c , nên ts=2Ls/c hoặc cts=2Ls .

Nếu vệ tinh chuyển động với vận tốc v theo phương vuông góc với phương từ sàn tới trần của vệ tinh, thì những người quan sát đứng trên trái đất cũng sẽ trông thấy toàn bộ các thiết bị thực nghiệm trên vệ tinh. Khi đèn tại vị trí người quan sát trên trái đất được bật, ánh sáng sẽ xuất phát và di chuyển tới gương trên trần tàu vũ trụ, thời gian trôi là tm , đồng thời gương cũng di chuyển với khoảng cách là vtm. Như xem trong hình A-2 , một phần của ánh sáng sẽ di chuyển trên cạnh huyền của tam giác có chiều cao là Ls hoặc cts/2 và cạnh đáy là vtm. Vì ánh sáng di chuyển với cùng một vận tốc c đối với mọi người quan sát, nên khoảng cách di chuyển sẽ là ctm . Theo định lý Pitago ta thấy:

Posted Image

Thời gian ánh sáng từ gương di chuyển trở lại người quan sát trên trái đất bằng với thời gian ánh sáng từ đèn trên trái đất chiếu tới gương. Đặt tethời gian giữa những “tíc tắc” được đo từ người quan sát trên trái đất. Khi đó te=2tm

Posted Image

Vận tốc v luôn nhỏ hơn c nên mẫu số luôn nhỏ hơn, do đó te luôn lớn hơn ts Người quan sát đứng trên trái đất đo thời gian trôi thấy đồng hồ đặt trên vệ tinh khi nó chuyển động chạy chậm. Điều này gọi là thời gian dãn ra” .

Hình A-2 Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng.

Posted Image

Chú ý: Chúng ta nhận thấy ts là thời gian trôi tại hệ đứng yên (Clock at rest) và te là thời gian trôi tại hệ chuyển động (Moving clock).

Posted Image nên te = ts

(γ gọi là hệ số dãn )

-------------------------------

PHÂN TÍCH CỦA HOANGNT:

Chúng ta chú ý tới lý luận thời gian trôi là tm:

Mô phỏng thí nghiệm khẳng định thời gian trôi là tm là khoảng thời gian ánh sáng đi từ trái đất tới gương gắn trên trần tàu vũ trụ như là không phù hợp bởi vì: Tm chỉ là thời gian mà con tàu vũ trụ di chuyển vận tốc V tới vị trí đang quán xét là VTm, mặt khác ta cũng đã biết vận tốc ánh sáng là hằng số C, cho nên thời gian trôi của ánh sáng từ trái đất tới gương gắn trên trần tàu vũ trụ là thời gian mà tia sáng đầu tiên đi từ đèn bay chạm tới gương có nghĩa nó phải là một giá trị Tx nào đó cần phải xác định chứ không là Tm. Giá trị Tx này sẽ được tính toán dễ dàng từ công thức Pitago như hình vẽ A-2 trên tức là lấy chiều dài cạnh huyền của tam giác vuông chia cho vận tốc ánh sáng C (tam giác vuông này có chiều dài 1 cạnh góc vuông là Ls và chiều dài góc vuông cạnh còn lại là VTm). Dĩ nhiên kết quả là Tx < Tm bởi vì V <= C. Kết quả giá trị Tx này sẽ có ý nghĩa sau:

1. Cạnh huyền tam giác vuông không phải CTm theo các nhà khoa học mà là Ctx, điều này chỉ ra phương pháp tính theo mô hình trên là sai.

2. Từ kết quả 1. ta thấy ánh sáng sẽ tới gương từ rất sớm vì C quá lớn, nó có ý nghĩa là thời gian đo được trên trái đất bằng đồng hồ đo sẽ phải dược bấm DỪNG sớm hơn tức là phải trừ đi bớt một lượng thời gian (Tm-Tx). Điều này có nghĩa kết quả đo của các đồng hồ sẽ là bằng nhau giữa trái đất và tàu vũ trụ (thời gian trên trái đất sẽ ngắn bớt đi so với tính toán của các nhà khoa học).

3. Như vậy mô hình tính trên sai và không thấy ý nghĩa về sự co giãn thời gian vì lý do chính là tự bản thân nó luôn luôn đúng vì ta đã biết tất cả các thông số C, V, Tm, Ts, Ls.

4. Từ nhận định 3. ta sẽ phải có hệ quả là: Thí nghiệm thực tế thực ra chỉ là xem xét các sai số giữa các đồng hồ có độ chính xác cao khi làm việc trong môi trường di chuyển vận tốc lớn cùng với các tương tác khác nhau xung quanh nó như nhiệt độ, áp suất, từ trường mà thôi.

5. Ta cũng phải xem xét lại lý luận mô hình thí nghiệm về không gian co giãn, kích thước co giãn...

6. Theo Hoangnt suy luận từ Thuyết Âm dương Ngũ Hành Lạc Việt thì không - thời gian không phải là 'vật chất' nên chúng không có thuộc tính do vậy bản chất là chúng cũng không thể co giãn hay cứng mềm chẳng hạn, mà chỉ do cảm nhận của chúng ta trên cơ sở chấp nhận các quy tắc thiết lập từ các thiết bị quan trắc được so sánh tới bất kỳ một hoặc nhiều hệ quy chiếu nào đó mà thôi, ví dụ thang đo độ cứng vật liệu chẳng hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào tất cả mọi người.

Theo Hoangnt suy luận từ Thuyết Âm dương Ngũ Hành Lạc Việt thì không - thời gian không phải là 'vật chất' nên chúng không có thuộc tính do vậy bản chất là chúng cũng không thể co giãn hay cứng mềm chẳng hạn, mà chỉ do cảm nhận của chúng ta trên cơ sở chấp nhận các quy tắc thiết lập từ các thiết bị quan trắc nào đó nhằm xây dựng nên các hệ quy chiếu quy ước phục vụ công việc (thời gian , không gian, tính chất...).

Mặt khác nếu mục tiêu của chúng ta là căn cứ vào thời gian trôi qua của ánh sáng (được xác định bằng đồng hồ đo) theo mô hình thí nghiệm truyền ánh sáng giữa các hệ quy chiếu thì vận tốc ánh sáng chỉ có thể thay đổi ở một môi trường đặc biệt nào đấy. Theo suy luận từ thuyết Âm dương Ngũ Hành Lạc Việt, Ánh sáng cũng là 'vật chất' dĩ nhiên nó cũng sẽ bị các tương tác tức là có thể sẽ bị làm thay đổi 'thuộc tính', như vậy vận tốc cũng có thể thay đổi được cứ không phải là hằng số.

Hoangnt xin được trích ra một phần nội dung kết luận của Anh Lê Văn Cường đã viết chủ đề Sự 'cong' của vận tốc ánh sáng (xin phép Anh Lê Văn Cường):

Trong không gian vũ trụ ở những nơi trường lực hấp dẫn “loãng” hay rất yếu có tồn tại loại “ánh sáng” có vận tốc cực lớn, lớn hơn vận tốc ánh sáng thông thường c=3.108 km/s trong hệ quy chiếu của chúng ta. Thậm chí những nơi không gian vũ trụ không có trường hấp dẫn, có thể “ánh sáng” di chuyển với vận tốc vô cùng lớn, gần như ngay tức khắc, gần như không có khoảng cách.

Như vậy vận tốc ánh sáng có thể thay đổi cũng tương tự như vận tốc của các dạng vật chất khác khi di chuyển trong các môi trường khác nhau mà thôi và chúng đang được quan sát, đo đếm bằng đồng hồ chuẩn theo điều kiện của hệ quy chiếu gốc cố định là trái đất. Như vậy nếu người anh song sinh ở trên tàu vũ trụ, sau khi bay qua nhiều hành tinh khác nhau (kể cả khi dừng chân) sẽ trở về trái đất vẫn già tương đương với người em của mình (nếu điều kiện sống trên tàu tương tự trái đất).

Hoangnt không hiểu vật lý nhiều nhưng nếu vận tốc ánh sáng thay đổi thì không biết công thức E=m.c2 có thay đổi không nhỉ.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

....

Hoangnt không hiểu vật lý nhiều nhưng nếu vận tốc ánh sáng thay đổi thì không biết công thức E=m.c2 có thay đổi không nhỉ.

Thân mến.

Vậy hoangnt nên đọc thuyết tương đối trước khi bàn luận về vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Daretolead.

Hoangnt vừa đọc qua thuyết tương đối công thức năng lượng tương đối: E=m.c2của Einstein và tạm hiểu và nhận thấy theo quan điểm cá nhân như sau:

- m là khối lượng (đặc trưng cho các liên kết nội tại, ví dụ như liên kết phân tử...) là không thay đổi trong bất kỳ môi trường nào. Ví dụ H2 thì ở hành tinh nào cũng là chính nó ngoại trừ ngay lập tức bị các phản ứng hóa học.

- C là vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không = 300.000km/s là hệ số tính toán trong công thức (hằng số).

E sẽ không thay đổi ngay cả khi vận tốc ánh sáng thay đổi tăng hoặc giảm trong bất kỳ môi trường nào, vì vận tốc ánh sáng ta đang xem xét là độc lập của riêng đặc tính ánh sáng mà thôi. Ví dụ nếu ta đem bom nguyên tử ném lên bất kỳ hành tinh nào như sao hỏa chẳng hạn thì nó cũng sẽ tạo ra các kết quả tương tự nhưng dĩ nhiên sẽ tác động nhiều hay ít tùy điều kiện môi trường ấy.

Lúc này ta có thể coi C là vận tốc chuẩn còn các vận tốc ở các môi trường khác sẽ được quy đổi tương đương. Vấn đề này cũng có vẻ giống như tình trạng lập luận về thời gian co giãn.

Kết luận E bất biến.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hạt di chuyển 'nhanh hơn ánh sáng

Thứ sáu, 23/9/2011

14:14 GMT+7 (VNExpress.net)

Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu tuyên bố họ đã phát hiện một loại hạt có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.

Posted Image

Một chùm hạt neutrino. Ảnh: Science Daily.

Trong thuyết tương đối hẹp (hay thuyết tương đối đặc biệt), được công bố vào năm 1905, Albert Einstein nói không có bất kỳ vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (299.792 km/giây) trong môi trường chân không.

Nhưng hôm 23/9, Antonio Ereditato, người phát ngôn của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN), nói rằng những hạt neutrino trong máy gia tốc hạt lớn di chuyển với tốc độ lớn hơn ánh sáng.

Hiện tượng hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng được phát hiện hoàn toàn tình cờ bởi một nhà vật lý khi ông tham gia các thí nghiệm về hạt cơ bản. Các thí nghiệm thuộc dự án hợp tác giữa CERN và Trung tâm thí nghiệm Gran Sasso tại Italy.

Trong thí nghiệm, các chuyên gia đã bắn 15.000 luồng hạt neutrino từ ngoại ô thành phố Geneva tại Thụy Sỹ tới thành phố Gran Sasso, nơi chúng được thu nhận bởi các cỗ máy khổng lồ. Khoảng cách giữa điểm xuất phát và đích của các luồng hạt là 730 km.

Ánh sáng bay qua khoảng cách 730 km trong khoảng 2,4 phần nghìn giây, song các hạt neutrino bay nhanh hơn ánh sáng 60 phần tỷ giây, Telegraph cho biết.

“Đó chỉ là một sự khác biệt cực kỳ nhỏ, song về mặt lý thuyết nó vô cùng quan trọng”, Ereditato nói.

Do tầm quan trọng của phát hiện nên các nhà khoa học của CERN đã lặp lại thí nghiệm nhiều lần để kiểm chứng trước khi công bố.

“Chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả mà chúng tôi tìm ra. Các nhà khoa học đã kiểm tra nhiều lần để tìm ra những yếu tố có thể làm sai lệnh kết quả trong quá trình đo, song họ không tìm thấy gì. Giờ đây chúng tôi muốn các đồng nghiệp trên khắp thế giới kiểm chứng kết quả một cách độc lập”, ông Ereditato phát biểu.

Nếu phát hiện của CERN được xác nhận là chính xác, nó sẽ làm giảm giá trị của thuyết tương đối hẹp do Einstein đề xướng, theo đó tốc độ ánh sáng là hằng số không đổi trong vũ trụ và không có dạng vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.

Thuyết tương đối hẹp của Einstein, vốn đã đứng vững trong hơn một thế kỷ, là một trong những yếu tố tạo nên “Mô hình chuẩn” trong vật lý hiện đại. Ngày nay giới khoa học sử dụng “Mô hình chuẩn” để mô tả, giải thích nguyên lý hoạt động của mọi thứ trong vũ trụ.

Máy gia tốc hạt lớn (LHC) là cỗ máy lớn nhất thế giới mà con người tạo ra. Nó nằm dưới một đường hầm có chiều dài 27 km ở khu vực biên giới Pháp – Thụy Sĩ. Kể từ khi LHC ra đời tới nay, Tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) liên tục đưa các luồng hạt proton vào máy để chúng va chạm với nhau.

Neutrino là hạt sơ cấp không mang điện tích, bền, có khối lượng nghỉ bằng không hoặc rất nhỏ. Do khối lượng nghỉ rất gần với không nên hạt neutrino chuyển động với tốc độ gần bằng ánh sáng và có khả năng đâm xuyên mọi thứ. Trong vũ trụ, hạt neutrino có thể di chuyển dễ dàng qua các phản ứng hạt nhân của ngôi sao và mang theo một phần năng lượng đáng kể của ngôi sao.

Nhiều tiểu thuyết giả tưởng cho rằng, nếu con người có thể tạo ra một dạng vật chất di chuyển nhanh hơn ánh sáng, chúng ta có thể quay ngược thời gian.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites