Thiên Sứ

Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi.

67 bài viết trong chủ đề này

Kính thưa quí vị quan tâm.Tác giả Lê Văn Cường gửi email qua Ban Quản trị diễn đàn liên hệ những ý tưởng của ông với luận điểm của chúng tôi đề cập tới tốc độ giới hạn của vũ trụ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ông cũng gửi tới chúng tôi hai bài nghiên cứu của ông cho chúng tôi. Chúng tôi xin hân hạnh công bố hai bài viết này sau khi xin phép tác giả để quí vị tham khảo.

Công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi.

Lê Văn Cường

Cuong_le_van@yahoo.com

Theo thông tin tại các tạp chí Khoa học quốc tế, vừa qua ( tháng 10/2007) các nhà khoa học Canada công bố đã chứng minh bằng thực nghiệm: thời gian trôi tại hệ chuyển động nhanh đã dãn ra đúng như Thuyết tương đối hẹp của Einstein công bố vào năm 1905.

Như vậy là bài toán chứng minh thời gian dãn ra trong sách giáo khoa về vật lý: Physics & principles (1) là đúng.

Chúng ta có thể xem bài chứng minh: sử dụng thiết bị thực nghiệm đo thời gian thông qua sự truyền của ánh sáng tại trang 551 và 552 như sau:

“Phụ lục A:

4/ Ý nghĩa của thời gian

Einstein đã lưu ý rằng định đề về thời gian được xem như một nghịch lý. Cùng là sự trôi của thời gian, nhưng ở những vị trí hoàn cảnh khác nhau thời gian trôi sẽ khác nhau.

Thời gian, Einstein nói, là một cái gì đó được đo bằng đồng hồ. Chúng ta hãy xem xét một chiếc đồng hồ đặc biệt được đặt trên con tầu vệ tinh. Từ sàn đến trần của vệ tinh có chiều cao là Ls .Tại sàn vệ tinh ta đặt một chiếc đèn có thể bật tắt những tia sáng và có một người kiểm tra giám sát tại đó. Trên trần vệ tinh có gắn một chiếc gương. Ánh sáng khi ta bật đèn sẽ di chuyển tới gương rồi phản xạ lại chỗ người kiển tra giám sát. Người giám sát phát khởi bật đèn sản sinh ra nhưng tia sáng. Mỗi một tia sáng chớp sáng giống một tíc tắc của đông hồ. Đây không phải là đồng hồ để giải trí mà là đồng hồ minh họa một nguyên lý căn bản. Các nhà du hành ngồi trên con tầu vệ tinh khi chưa chuyển động để ý tới đồng hồ sẽ thấy rằng thời gian giữa những tíc tắc là ts , sẽ bằng với khoảng cách di chuyển của ánh sáng là 2Ls , được chia với tốc độ ánh sáng là c , nên ts=2Ls/c hoặc cts=2Ls .

Nếu vệ tinh chuyển động với vận tốc v theo phương vuông góc với phương từ sàn tới trần của vệ tinh, thì những người quan sát đứng trên trái đất cũng sẽ trông thấy toàn bộ các thiết bị thực nghiệm trên vệ tinh. Khi đèn được bật, ánh sáng sẽ xuất phát và di chuyển tới gương, thời gian trôi là tm , đồng thời gương cũng di chuyển với khoảng cách là vtm . Như xem trong hình A-2 , một phần của ánh sáng sẽ di chuyển trên cạnh huyền của tam giác có chiều cao là Ls hoặc cts/2 và cạnh đáy là vtm. Vì ánh sáng di chuyển với cùng một vận tốc c đối với mọi người quan sát, nên khoảng cách di chuyển sẽ là ctm . Theo định lý Pitago ta thấy:

Posted Image

Thời gian từ gương di chuyển trở lại người quan sát bằng với từ đèn tới gương. Đặt tethời gian giữa những “tíc tắc” được đo từ người quan sát trên trái đất. Khi đó te=2tm

Posted Image

Vận tốc v luôn nhỏ hơn c nên mẫu số luôn nhỏ hơn, do đó te luôn lớn hơn ts Người quan sát đứng trên trái đất đo thời gian trôi thấy đồng hồ đặt trên vệ tinh khi nó chuyển động chạy chậm. Điều này gọi là thời gian dãn ra” .

Hình A-2

Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi thông qua sự truyền của ánh sáng.

Posted Image

Chú ý: Chúng ta nhận thấy ts là thời gian trôi tại hệ đứng yên (Clock at rest) và te là thời gian trôi tại hệ chuyển động (Moving clock).

Posted Image nên te = ts

(γ gọi là hệ số dãn )

Căn cứ vào bài chứng minh thời gian dãn ra trên, chúng ta thấy không gian được biểu thị bằng khoảng cách với đơn vị đo là km tại hệ chuyển động cũng dãn ra. Đồng thời vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động cũng khác với vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên và công thức năng lượng tương đối: Er=mo.γ.c2 của Einstein sẽ phải sửa đổi thành: Er=mo.γ.co22 . (Trong đó co=c gọi là vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên và γ là hệ số dãn). Điều này được chứng minh như sau:

Trước hết, chúng ta nhận thấy tại hình A-2, ls=2Ls=c.ts là khoảng cách truyền của ánh sáng tại hệ đứng yên và le=c.te được viết lại cho dễ phân biệt là le=cr.te , là khoảng cách truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động.

Từ hình A-2 , nếu ta gọi ts=so ; ls=2Ls=cts=300.000kmo là đơn vị của không gian, thời gian và là thành phần của vận tốc ánh sáng c=co tại hệ đứng yên, vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên sẽ là c=co= 300.000kmo/so ;

Và te=2tm=sr , le= cr.te =300.000kmr là đơn vị của không gian, thời gian và là thành phần của vận tốc ánh sáng cr tại hệ chuyển động, vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động sẽ là cr=300.000kmr/sr .

Cũng từ hình A-2, Vì Einstein nhận thức vận tốc ánh sáng là tuyệt đối không đổi nên ta thấy le=2ctm=cte , và vì c=300.000kmo/so

do vậy le= 300.000kmo/so.2.tm=300.000kmo/so.te .

Vì đơn vị đo vận tốc kmo/so tại hệ đứng yên trong đó có đơn vị đo thời gian ts=so khác với đơn vị đo thời gian te=sr của hệ chuyển động, nên khoảng cách truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động le chỉ tính được khi đơn vị đo vận tốc kmo/so đổi thành kmr/sr hoặc đơn vị đo thời gian te đổi thành ts.γ . Einstein bị nhầm chỗ này, bởi không nghĩ ra việc đổi đơn vị từ hệ này sang hệ kia. Hoặc có thể Einstein bị nhầm khi tính toán: Posted Image

Tuy nhiên, tại thiết bị thực nghiệm đo thời gian của hình A-2 vẫn đúng khi ta coi c chỉ là c=300.000 là không đổi đúng ở mọi hệ quy chiếu, nhưng đơn vị km/s của c=300.000 phải đổi theo thời gian, không gian của từng hệ quy chiếu.

Khi đó vì te=sr nên le=300.000kmr/sr.te =300.000kmr.

Hay vì te=ts.γ và ts=so nên le=300.000kmo/so.ts.γ =300.000kmo.γ = ls

Vì le=ls.γ nên rõ ràng là không gian truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động cũng dãn ra. Vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động cũng như tại hệ đứng yên đều phải tính bằng khoảng cách ánh sáng đã đi được chia cho thời gian. Do đó, vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động sẽ là:

Posted Image

Hoặc chúng ta có thể tính vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động theo cách khác. Từ cr=le/te , le=2ctm , ls=cts và te=ts.γ :

Posted Image Nên

Posted Image

cr=co

( kmo/so < kmo.γ /so.γ = γ.kmo/so → co < cr = co.γ ).

Kết quả như vậy vì không gian, thời gian là thành phần của đơn vị vận tốc. Chúng ta có thể xem đồ thị thành phần của không gian, thời gian và vận tốc cũng như đồ thị toạ độ của vận tốc ánh sáng như sau:

Posted Image

Từ đồ thị toạ độ của vận tốc ánh sáng như trên, chúng ta có thể lập đồ thị của vận tốc ánh sáng cho các hệ quy chiếu có không gian và thời gian khác nhau như sau: (2)

Posted Image

Có một điều rất dễ gây nhầm lẫn đối với mọi người, hoặc có thể chính Einstein cũng bị nhầm khi tính toán:

Posted Image

Nếu tính toán v=v’ như vậy thì vẫn đúng trong toán học về việc giản ước γ giữa tử số và mẫu số, nhưng lại không đúng về ý nghĩa vật lý đã xảy ra tại hệ quy chiếu chuyển động. Vì giản ước như thế nghĩa là không có sự biến đổi không gian và thời gian tại hệ chuyển động. Hãy tưởng tượng rằng: tại hệ chuyển động có không gian: km.γ và thời gian: s.γ , người quan sát trên đó chỉ thấy có vận tốc ánh sáng có đơn vị là km.γ/s.γ chứ không phải đơn vị là km/s, do đó không thể giản ước hệ số dãn γ được. Nếu so sánh giữa vận tốc v có đơn vị km/s tại hệ đứng yên có không gian là km và thời gian là s với vận tốc v’ có đơn vị km.γ/s.γ tại hệ chuyển động có không gian là km.γ và thời gian là s.γ , ta thấy chúng chỉ đồng dạng với nhau chứ không bằng nhau. Nên:

Posted Image

→ v’ > v , nếu như γ > 1

Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có thể kết luận vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động là: cr=co , chứ không phải là: c .

Chúng ta đưa ra v’> v không phải để làm phức tạp vấn đề mà để nói lên giá trị độ lớn của ánh sáng co.γ tại hệ chuyển động khác với giá trị độ lớn của ánh sáng co=c tại hệ đứng yên. Từ đó mới thấy được sự vô lý của công thức năng lượng tương đối của Einstein: Er=mo.γ.c2 , (công thức này mô tả khi hệ chuyển động cực nhanh sẽ gây ra hiệu ứng biến đổi khối lượng, không gian và thời gian của hệ quy chiếu. Do có hiệu ứng biến đổi, nên tại hệ chuyển động nhanh khối lượng m của hệ đứng yên gọi là khối lượng nghỉ mo được nhân với hệ số dãn γ. Cũng vì nhận thức vận tốc ánh sáng là hằng số không thay đổi nên vận tốc ánh sáng vẫn giữ nguyên là c ).

Nếu vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động vẫn là c và công thức năng lượng tương đối vẫn giữ nguyên như vậy , thì điều này không những tự nó đã mâu thuẫn với việc phát biểu của Einstein là tại hệ chuyển động có sự thay đổi của không gian (km) và thời gian (s) , mà còn mâu thuẫn với chính tiên đề thứ hai của Einstein rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số không thay đổi trong “chân không”. Vì rằng ở cả hai hệ đứng yên và chuyển động của Einstein không có cái gọi là “chân không” mà chỉ có không gian chứa trường hấp dẫn của chính hệ đó biểu hiện bởi khối lượng m. Tại sao trong công thức năng lượng tương đối, hệ đứng yên có khối lượng là mo và tại hệ chuyển động có khối lượng là γ.mo ? Khối lượng đặc trưng cho trường lực hấp dẫn trong không gian, trường lực hấp dẫn trong không gian không giống nhau, vậy “chân không” tại hệ đứng yên khác với “chân không” ở hệ chuyển động chăng ?

Tại hệ đứng yên có khối lượng mo thì trường hấp dẫn chứa trong không gian xung quanh hệ đứng yên phải là G và tại hệ chuyển động có khối lượng được tăng lên mo.γ thì trường hấp dẫn chứa trong không gian xung quanh hệ chuyển động phải là G.γ . Cái từ “chân không” ở đây vô nghĩa, nó như ám chỉ là khoảng không gian trống rỗng chẳng có cái gì có thể làm cho vận tốc ánh sáng thay đổi, làm cho biết bao nhiêu người lỗi lạc bị lạc hướng tư duy để rồi bị nhầm lẫn theo: coi vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối.

Như trên đã chứng minh vận tốc tại hệ chuyển động là cr=co.γ , nên ta có thể phát biểu: tại hệ đứng yên có khối lượng là mo thì ánh sáng truyền trong không gian chứa trường hấp dẫn G với vận tốc là co , và tại hệ chuyển động nhanh có khối lượng tăng lên là mo.γ thì ánh sáng truyền trong không gian chứa trường hấp dẫn G.γ với vận tốc là cr=co.γ . Hoặc có thể phát biểu khái quát rằng: vận tốc ánh sáng truyền trong trường hấp dẫn, khi trường hấp dẫn thay đổi từ G thành G.γ thì vận tốc ánh sáng cũng thay đổi từ co thành cr=co.γ.

Do vậy công thức năng lượng tương đối của Einstein (năng lượng của hệ chuyển động nhanh gây hiệu ứng biến đổi khối lượng, không gian và thời gian của hệ): Er=mr.c2 =moγ.c2 phải được sửa cho đúng là: Er=mr.cr2=mo.γ.co22 .

Có sửa đổi công thức năng lượng tương đối như trên thì tính tương đương giữa các hệ quy chiếu mới đúng như tiên đề đã nêu, cũng như đúng với quy luật vật lý diễn ra tại hệ đứng yên và tại hệ chuyển động thẳng đều là như nhau dù là vận tốc của hệ chuyển động thẳng đều có lớn bằng vận tốc ánh sáng của hệ đứng yên. Công thức Eo=mo.co2 tương đương với công thức Er=mr.cr2 chứ không tương đương với công thức Er=mr.co2 . Sửa công thức như thế thì giữa ông Newton với ông Einstein mới không bị khập khiễng và trong khoa học vật lý mới có quyền phát biểu rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ, nhưng phải tính theo đơn vị không gian và thời gian của từng hệ quy chiếu quán tính.

Vấn đề vận tốc ánh sáng tại các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau, hay nói cách khác vận tốc ánh sáng thay đổi khi trường hấp dẫn thay đổi, có thể minh hoạ như hình vẽ sau:

Posted Image

Trong vật lý lượng tử, các hạt cơ bản khi chuyển động cực nhanh sẽ tăng khối lượng và như vậy trường hấp dẫn của nó tăng lên. Nếu bán kính của hạt cơ bản, ví dụ như electron khi đứng yên có bán kính là r , thì khi chuyển động nhanh gây hiệu ứng biến đổi bán kính của nó sẽ là γ.r. Chúng ta không thể nhìn thấy vận tốc ánh sáng: cr= γ.c trong trường hấp dẫn của electron, nhưng chúng ta sẽ thấy không thể có vận tốc ánh sáng: c trong khu vực bán kính γ.r của electron:

Posted Image

Kết luận:

Từ khi ra đời thuyết Tương đối (năm 1905) đến nay, có thể nói gần như cả nhân loại chúng ta bị nhầm theo cái tiên đề thứ hai trong thuyết Tương đối của Einstein rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối không đổi trong “chân không”...

Thực tế thì không có cái “chân không” vô nghĩa hay trống rỗng không có gì, mà chỉ có cái “chân không” chứa trường hấp dẫn của từng hệ quy chiếu. Cái “chân không” của hệ đứng yên khác với cái “chân không” của hệ chuyển động gây hiệu ứng biến đổi, chính cái công thức năng lượng tương đối: Er=mo.γ.c2 của Einstein đã chỉ ra như thế.

Tuy nhiên về cơ bản thì thuyết Tương đối của Einstein là đúng nếu ta sửa lại tiên đề thứ hai cho phù hợp. Sửa lại thế nào? Chỉ có thể phát biểu lại tiên đề rằng: vận tốc ánh sáng không phải là hằng số tuyệt đối không thay đổi. Vận tốc ánh sáng thay đổi khi không gian chứa trường hấp dẫn của hệ quy chiếu thay đổi.

Nhưng có lẽ tốt nhất là nên thay tiên đề thứ hai bằng tiên đề mới như sau: Vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000 km/s trong không gian của từng hệ quy chiếu quán tính, và trong tất cả các hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ ba yếu tố vật lý Không gian (km), thời gian (s) và vận tốc ánh sáng (km/s) liên quan trực tiếp với nhau. Nếu có sự thay đổi thì cả ba yếu tố này phải cùng thay đổi để tạo ra sự tương đương giữa các hệ quy chiếu.

Đồng thời với việc phát biểu lại tiên đề, công thức năng lượng tương đối: Er=mr.c2hoặc Er =mo.γ.c2 của Einstein chưa đúng phải sửa lại cho đúng là: Er=mr.cr2 hoặc Er=m o.γ.co22 .

Hôm nay chúng ta không sửa tiên đề về vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối trong “chân không” và công thức năng lượng tương đối này thì trong tương lai, thế hệ sau chúng ta nhất định sẽ phải sửa. Vì từ những cái chưa đúng đó có thể sẽ dẫn dắt tới những nhận thức chưa đúng khác trong khoa học, nhất là lĩnh vực vật lý ứng dụng trong các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử và vật lý thiên văn, nhận thức về vũ trụ.

----------------------------------------------

Ghi chú:

-(1): Sách vật lý: Physics & principles xuất bản tại Merill publishing company-Colombus, Ohio 43216

-(2): Ở đây chúng ta chỉ sử dụng chương trình toán học sơ cấp và cơ bản để dễ hiểu. Nếu toán học sơ cấp và cơ bản mà còn sai hoặc nhầm thì dù toán học cao cấp phức tạp theo kiểu gì chăng nữa cũng không thể đúng.

Đồ thị vận tốc dùng để mô tả ở trên là đồ thị vận tốc hiện đang được giảng dạy về môn vật lý trong chương trình lớp 10 PTTH tại Việt nam.

Hà nội, ngày 22/11/2007

Lê Văn Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Nghịch lý hai anh em sinh đôi”

(The Twin paradox)

Lê Văn Cường

cuong_le_van@yahoo.com

Sau khi phát hiện ra không gian, thời gian chỉ là tương đối, tại hệ quy chiếu chuyển động với tốc độ cao cỡ xấp xỉ vận tốc ánh sáng thì thời gian dãn ra, Einstein đã dẫn chứng điều đó bằng câu chuyện “Nghịch lý hai anh em sinh đôi”. Đại ý rằng nếu người anh ngồi trên con tàu bay vào khoảng không vũ trụ với vận tốc cực cao, còn người em song sinh của nó vẫn ở trên trái đất được coi là hệ đứng yên thì sau chuyến du hành của người anh, hai anh em gặp nhau tại trái đất, người anh sẽ trẻ hơn người em rất nhiều.

Câu chuyện: “nghịch lý hai anh em sinh đôi” của Einstein đã gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Nhà khoa học Paul Langevin (1872-1946) đã đưa ra ý kiến: vì con tàu của người anh phải gia tốc chuyển động rồi lại phải giảm tốc khi về trái đất nên đồng hồ trái tim của người anh dường như đập chậm lại so với người em trên trái đất nên khi trở về, hai anh em gặp nhau thì chính người em phải trẻ hơn người anh trên con tàu chuyển động. Lý giải cho rằng Thuyết tương đối của Einstein chỉ có hiệu lực và đúng trong phạm vi hẹp giữa các hệ quy chiếu quán tính, còn việc tăng tốc hay giảm tốc là những tình huống phức tạp không thể giải thích được.

Nhưng chuyển động của con tàu được coi là hệ quy chiếu quán tính thì lại nảy sinh vấn đề tính tương đối của chuyển động giữa các hệ quy chiếu quán tính. Nếu người em tại trái đất được coi là hệ đứng yên quan sát thấy con tàu của người anh là chuyển động thì ngược lại, người anh trên con tàu lại hình dung mình đang ở hệ quy chiếu đứng yên quan sát thấy người em trên trái đất chuyển động. Rút cuộc, thời gian trôi của người em trên trái đất và thời gian trôi của người anh trên con tàu là như nhau vì chẳng thể phân biệt được hệ quy chiếu quán tính nào là đứng yên và hệ quy chiếu quán tính nào là chuyển động, nên chẳng có ai già hơn hay trẻ hơn cả. Cho đến tận bây giờ, dường như vấn đề “nghịch lý hai anh em sinh đôi” vẫn còn được tranh luận kịch liệt chưa có hồi kết, ai nói cũng có lý nên chưa biết ai đúng ai sai !

Thực ra, để giải thích tính đúng đắn về câu chuyện “nghịch lý hai anh em sinh đôi”, (“Twin paradox”) của Einstein rất đơn giản, dễ hiểu nếu như đã hiểu Thuyết tương đối và có thái độ khách quan không bị hào quang của sự vĩ đại làm lóa mắt thành ra nhìn cái đơn giản hóa phức tạp.

Câu chuyện “nghịch lý hai anh em sinh đôi” sẽ rất dễ hiểu nếu bạn đã đọc và hiểu bài báo: “Công thức năng lượng tương đối của Einstein phải sửa đổi”. Trong bài báo đó đã chỉ rõ vận tốc ánh sáng không phải là hằng số tuyệt đối không thay đổi. Vận tốc ánh sáng cũng chỉ mang tính tương đối và nó chỉ là hằng số trong từng hệ quy chiếu quán tính. Các hệ quy chiếu quán tính có không gian và thời gian khác nhau thì vận tốc ánh sáng truyền trong các hệ đó cũng khác nhau. Muốn đo vận tốc ánh sáng tại bất kỳ hệ quy chiếu nào thì cũng phải lấy quãng đường (không gian) mà nó đã di chuyển chia cho thời gian thực hiện việc di chuyển đó. Đơn vị đo khoảng cách quy ước là km, đơn vị đo thời gian quy ước là s thì đơn vị đo của vận tốc phải là km/s. Giả sử không gian của hệ quy chiếu bị thay đổi từ km thành km.γ , thời gian thay đổi từ s thành s.γ thì đơn vị vận tốc cũng sẽ phải thay đổi từ km/s thành km.γ/s.γ. Vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính, có nghĩa là tại hệ quy chiếu quán tính có không gian, thời gian là km, s thì tại hệ quy chiếu đó có vận tốc ánh sáng là 300.000km/s. Còn tại hệ quy chiếu quán tính có không gian, thời gian là km.γ , s.γ thì tại hệ quy chiếu đó có vận tốc ánh sáng là 300.000km.γ/s.γ chứ không thể vẫn cứ là 300.000km/s . Nếu vận tốc ánh sáng tại hệ đó vẫn cứ là 300.000km/s thì có nghĩa chẳng có sự thay đổi không gian, thời gian nào như Einstein đã phát hiện ra cả, và nếu thế thì Thuyết tương đối của Einstein sẽ không có giá trị. Cho nên 300.000km/s ≠ 300.000km.γ/s.γ , và vận tốc ánh sáng được cho là tại hệ quy chiếu đứng yên bằng co= 300.000km/s chỉ đồng dạng với vận tốc ánh sáng bằng cr= 300.000km.γ/s.γ tại hệ quy chiếu được cho là chuyển động với tốc độ cao gây hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian của hệ, chứ chúng không bằng nhau.

Posted Image

Einstein bị nhầm ở chỗ: Posted Image . Về toán học là đúng trong việc giản ước hệ số dãn γ giữa tử số và mẫu số, nhưng lại không đúng về ý nghĩa vật lý do không gian và thời gian của hệ quy chiếu đã bị dãn ra. Thực tế nó phải là Posted Image.Từ chỗ bị nhầm này nên công thức năng lượng tương đối Er=mo.γ.c2 trở nên không đúng, công thức đó phải được sửa lại là Er=mo.γ.(co.γ)2 mới đúng. Sửa lại công thức năng lượng tương đối như trên ít nhất là nó có ích cho việc giải thích câu chuyện: “Nghịch lý hai anh em sinh đôi” của Einstein mà chúng ta sẽ bàn dưới đây.

Giả thiết có hai anh em sinh đôi, người em ngồi trên con tầu Vũ trụ:1, còn người anh ngồi trên con tàu Vũ trụ:2 . Con tàu Vũ trụ:1 không chuyển động, nó được coi như hệ quy chiếu đứng yên tại điểm A với khối lượng là mo và không gian, thời gian có đơn vị đo là kmo, so . Con tầu Vũ trụ:2 sẽ chuyển động và được coi là hệ quy chiếu chuyển động, nhưng tại điểm A nó đứng yên với khối lượng là mo và có không gian, thời gian là kmo , so như con tàu Vũ trụ:1.

Bây giờ, giả sử tại điểm A con tàu Vũ tụ:2 khởi động và tăng tốc độ để có vận tốc từ o đến v trên quãng đường từ A đến B. Tức là đến điểm B nó có vận tốc là v. Trên quãng đường từ B đến C con tàu Vũ trụ:2 sẽ chuyển động đều với vận tốc v. Vì nó chuyển động thẳng đều với vận tốc là v, ( quỹ đạo từ B đến C giả thiết được coi như thẳng), nên nó là hệ quy chiếu quán tính trên quãng đường từ B đến C.

Khi đến điểm C, con tầu Vũ trụ:2 bắt đầu giảm tốc độ và trên quãng đường từ C đến A tốc độ của nó giảm từ v xuống o. Tức là con tàu Vũ trụ:2 sẽ dừng lại tại vị trí xuất phát ban đầu A. Xin xem minh họa tại Hình 1 .

Hình 1

Posted Image

Từ Hình 1 ta thấy con tàu Vũ trụ:2 tại điểm A có năng lượng như con tàu Vũ trụ:1 bằng Eo=mo.co2=mo.(300.000kmo/so)2 . Sau đó trên quãng đường từ A đến B, tầu Vũ trụ:2 tăng tốc độ từ o đến v nên năng lượng của nó sẽ tăng từ Eo=mo.co2 thành Er=mo.γ.(300.000kmo.γ/so.γ)2. Đơn vị tính không gian và thời gian của con tàu Vũ trụ:2 biến đổi tăng từ kmo , so thành kmo.γ , so.γ. (Trong đó γ gọi là hệ số dãn và

Posted Image

Trên quãng đường từ B đến C, con tầu Vũ trụ:2 có vận tốc chuyển động không đổi nên năng lượng của nó không tăng, không giảm và bằng Er=mo.γ.(300.000kmo.γ/so.γ)2. Đơn vị tính của không gian, thời gian luôn không đổi là kmo.γ, so.γ .

Khi đến điểm C, con tầu Vũ trụ:2 bắt đầu giảm tốc độ và trên quãng đường từ C đến A , tốc độ của con tàu giảm từ v tới o . Nghĩa là tới điểm A tầu Vũ trụ:2 dừng lại, và quá trình giảm tốc độ trên quãng đường từ C đến A năng lượng của con tau phải giảm từ Er=mo.γ.(300.000kmo.γ/so.γ)2 xuống như ban đầu khi nó xuất phát là Eo=mo.(300.000kmo/so)2 . Đơn vị tính không gian, thời gian thay đổi giảm từ kmo.γ, so.γ xuống thành kmo, so .

Có nhận xét rằng trên quãng đường từ A đến B và từ C đến A, tuy con tàu Vũ trụ:2 không được coi là hệ quy chiếu quán tính nhưng khối lượng, không gian và thời gian của nó vẫn tăng hoặc giảm bởi hệ số dãn γ trong công thức năng lượng tương đối Er=mo.γ.(co.γ)2 =mo.γ.(300.000kmo.γ/so.γ)2 . Tức là thời gian trôi tại con tầu Vũ trụ:2 buộc phải tính theo giá trị trung bình của đơn vị đo thời gian so và so.γ :

Posted Image

Nghĩa là trên hai quãng đường vận tốc tăng hoặc giảm này thời gian trôi tại con tầu Vũ trụ:2 cũng bị dãn ra chứ không trôi đều như tại con tàu Vũ trụ:1.

Tổng hợp trên quãng đường từ A đến B, từ B đến C và từ C lại trở về A , độ dãn thời gian trung bình tại con tàu Vũ trụ:2 được tính là:

Posted Image

Như giả thiết ban đầu, con tàu Vũ trụ:1 đứng yên nên thời gian trôi của nó không đổi luôn luôn chỉ là đơn vị đo thời gian: so . Lấy thời gian trôi có đơn vị đo so của con tàu Vũ trụ:1, hoặc của con tàu Vũ trụ:2 khi nó tại điểm A làm mốc so sánh, chúng ta thấy:

sr=so.(1/3 + 2/3.γ) > so , trong đó γ > 1

Nghĩa là thời gian trôi tại con tàu Vũ trụ:2 bị dãn ra so với thời gian trôi tại con tàu Vũ trụ:1. Xin xem đồ thị minh họa tại: Hình 2.

Do vậy, sau chuyến du hành của người anh trên con tàu Vũ trụ:2 xuất phát từ A qua B, C rồi lại trở về A, người anh gặp người em song sinh của mình tại con tầu Vũ trụ:1, người anh sẽ trẻ hơn người em. Sự trẻ hơn nhiều hay ít tùy thuộc vào vận tốc của con tàu gây ra hệ số dãn γ là lớn hay nhỏ.

Hình 2

Posted Image

Kết luận:

Trước hết, nếu chúng ta chấp nhận công thức năng lượng tương đối Er=mo.γ.c2 của Einstein, (trong đó c là vận tốc ánh sáng được coi là hằng số tuyệt đối không thay đổi), thì phải chữa lại cho đúng là Er=mo.γ.(co.γ)2 hoặc Er=mr.cr2 , (trong đó mr=mo.γ ; co là vận tốc ánh sáng tại hệ quy chiếu quán tính khi nó không chuyển động và cr= co.γ là vận tốc ánh sáng tại hệ quy chiếu quán tính khi nó chuyển động với tốc độ cao gây hiệu ứng biến đổi khối lượng, không gian, thời gian của hệ; hay nói cách khác cr là vận tốc ánh sáng của hệ quy chiếu quán tính có không gian và thời gian với đơn vị đo là kmr=kmo.γ và sr=so.γ ).

Câu chuyện: “nghịch lý hai anh em sinh đôi” không là nghịch lý như nghiên cứu của nhà khoa học Paul langevin (1872-1946), mà là đúng như tinh thần Einstein đã nêu ra trong Thuyết tương đối từ năm 1905. Công thức năng lượng tương đối Er=mr.cr2=mo.γ.(co.γ)2 của Einstein đã chỉ ra sự khác biệt giữa hệ quy chiếu quán tính đứng yên và hệ quy chiếu quán tính chuyển động. Công thức Eo=mo.co2 chỉ ra năng lượng của hệ quy chiếu quán tính khi nó đứng yên và công thức Er=mr.cr2=mo.γ.(co.γ)2 chỉ ra năng lượng của hệ quy chiếu quán tính khi nó chuyển động. Vận tốc ánh sáng co=300.000kmo/so chỉ ra thời gian trôi với đơn vị đo so tại hệ quy chiếu đứng yên và vận tốc ánh sáng cr=300.000kmo.γ/so.γ chỉ ra thời gian trôi với đơn vị đo so.γ tại hệ quy chiếu chuyển động.

Như ví dụ trên, sau chuyến du hành với tốc độ cao, người anh song sinh tại con tàu Vũ trụ:2 sẽ trẻ hơn người em của mình tại con tàu Vũ trụ:1.

Ngược lại, người em song sinh tại con tàu Vũ trụ:1 khi nó đứng yên và có năng lượng là Eo=mo.co2 không thể nào lại trẻ hơn người anh tại con tầu Vũ trụ:2 khi nó chuyển động và có năng lượng là Er=mo.γ.(co.γ)2 , dù cho lý luận về tính tương đối của chuyển động người em coi con tàu Vũ trụ:1 của mình là chuyển động còn con tàu Vũ trụ:2 của người anh là đứng yên. Bởi lẽ đơn giản rằng Er=mr.cr2 =mo.γ.(co.γ)2 > Eo=moco2 , và sr=so.γ > so .

Hà nội, ngày 22/5/2008

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến

Đọc các bài viết này anh có cảm giác gì đặc biệt không?

Những bài viết loại này nhiều lắm anh ạ, tóm lại các tác giả vẫn chưa hiểu được trên cơ sở nào mà A. Einstein lại đề nghị một tiên đề về "tính tuyệt đối của tốc độ ánh sáng" chứa đầy sự nghi hoặc như thế. Vậy mà các kiểm chứng thực nghiệm vẫn đúng, đúng đến mức các phản biện ác liệt lại trở thành các minh chứng thuyết phục hơn cả.

Các dẫn giải trong hai bài viết trên chỉ nội hàm trong Thuyết tương đối hẹp nên có thể xuất hiện một vài điểm kỳ dị hoặc nghịch lý khi xét đến tác động của trường hấp dẫn. Các vấn đề này đã được giải quyết ổn thỏa trong Thuyết tương đối tổng quát (GR). Trong GR, vấn đề về hệ qui chiếu quán tính (chuyển động thẳng đều), hệ qui chiếu phi quán tính (chuyển động có gia tốc hoặc có trường hấp dẫn) và bản thân trường hấp dẫn đối với không-thời gian có chứa vật chật đã được giải quyết triệt để.

Trong bài viết, thay vì nói như tác giả bài viết cho rằng: "tốc độ ánh sáng thay đổi dưới tác dụng hấp dẫn do chính khối lượng của hệ", thì người ta nói rằng: "dưới ảnh hưởng của khối lượng metric của không-thời gian quanh hệ thay đổi, khi đó cái được gọi đường thẳng, đường chuyển động của ánh sáng trong hệ là các đường geodesic, và ta có được...cái thay đổi không phải là tốc độ ánh sáng mà là chính cái bản chất hình học của không-thời gian quanh hệ"

Không có sự nhầm lẫn ở đây, chỉ là sự chưa thấu hiểu thôi.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến

Thuyết tương đối có thể khiếm khuyết hoặc là trường hợp riêng của một Lý thuyết khoa học nào đó, nhưng nó không thể sai chỉ vì các bài viết kiểu này. Đọc kỷ bài viết, thú thực với anh, em cảm thấy tội nghiệp cho tác giả nếu đã lỡ gửi bài đi đâu đó. Khoảng cách để lỉnh hội được Thuyết tương đối khoa học của tác giả em nhận thấy còn xa lắm...

Thực tình, em đã cố gắng để thấu hiểu ý tưởng của tác giả và rất thông cảm, nhưng em vẫn buộc phải viết những điều như trên...

Cái sai chủ yếu trong mạch suy luận của bài viết nằm ở hình này:

Posted Image

Trong hình, C chính là độ dốc (hệ số góc) của đồ thị, độ dốc không hề thay đổi nhưng tác giả vẫn kết luận C thay đổi...!!!???

Vậy mà các kết luận thì....

Theo em, không nên ủng hộ các "nghiên cứu kiểu đánh đổ" và hời hợt như thế này anh Thiên Sứ ạ..., dĩ nhiên lợi bất cập hại.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quangnx thân mến.

Thực ra trong trường hợp này tôi không ủng hộ và cũng không phản đối - căn bản vì tôi không có kiến thức toán học cao cấp. Mà ở đây tôi chỉ trình bày luận điểm và minh chứng của tác giả như tác giả trao đổi thôi.

Thực ra cách đây mấy năm đã có một nhà khoa học chứng minh rằng: Tốc độ vũ trụ lớn hơn gấp hơn 300 lần tốc độ ánh sáng. Công trình của tác giả được báo chí Việt Nam nhắc tới.

Tôi cho rằng: Quan niệm "tốc độ vũ trụ giới hạn bằng tốc độ ánh sáng" đúng trong thuyết tương đối. Và như anh Quangnx nói:" Nó có thể là trường hợp riêng của một thuyết khoa học nào đó", tôi nghĩ nó là trường hợp riêng của thuyết Âm Dương Ngũ hành với quan niệm tốc độ giới hạn của vũ trụ là tuyệt đối = /O/. Tức là đạt đến tốc độ này thì sẽ không có không gian, thời gian và lượng số.

Vài lời bày tỏ.

Cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh Quangnx

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quangnx và quí vị quan tâm thân mến.
Tôi có hân hạnh mời anh Lê Văn Cường tham gia diễn đàn để trao đổi trực tiếp các vấn đề cùng quan tâm. Nhưng vì lý do công việc tạm thời bận, nên anh chưa tham gia. Anh Lê Văn Cường có gửi tôi một lá thư phản hồi những nhận xét của anh Quangnx và đề nghị đưa lên đây.
Xin được giới thiệu nội dung lá thư:

Kính gửi: anh Thiên sứ!
Cám ơn anh đã post bài của tôi lên diễn đàn để bạn đọc tham khảo. Vì tôi bận nhiều việc nên đành xin lỗi chưa tham gia trao đổi học thuật trên diễn đàn được. Nhưng tôi muốn góp ý phản hồi và trao đổi học thuật trên diễn đàn với anh Quangnx một chút.
Anh Quangnx cho rằng tôi đã sai lầm và “tội nghiệp” cho tác giả nếu đã trót gửi bài đi các nơi. Nhưng tôi lại thấy chính Quangnx đã sai lầm. Bởi lẽ trong bản vẽ đó tác giả mô tả vận tốc ánh sáng tại các hệ quy chiếu có không gian và thời gian khác nhau thì chúng chỉ đồng dạng với nhau chứ không bằng nhau. Sự đồng dạng này ví như có hai bức ảnh cỡ 9x12 và 18x24 do cùng một phim phóng ra, bảo là giống nhau thì được, chứ bảo là chúng bằng nhau thì không được. Bức ảnh 9x12 muốn bằng bức ảnh 18x24 thì phải nhân thêm hệ số 2 theo mỗi chiều. (2.9x2.12=18x24). Nếu nói bức ảnh 9x12 là tuyệt đối không thay đổi, chẳng phải nhân thêm hệ số nào cả thì bức ảnh 9x12 khác với bức ảnh 18x24 về kích cỡ. Tôi nghị sự cố chấp mới bảo bức ảnh cỡ 9x12 là tuyệt đối không đổi và bằng nhau với bức ảnh cỡ 18x24..Tương tự như ví dụ về hai bức ảnh trên vận tốc ánh sáng tại hệ có đơn vị tính không gian: km và thời gian:s là c=300.000km/s chỉ đồng dạng với vận tốc ánh sáng tại hệ có đơn vị tính không gian:km.γ và thời gian:s.γ là c’=c.γ=300.000km.γ/s.γ chứ chúng không bằng nhau. Mà đã không bằng nhau thì làm sao có thể cho nó là hằng số trong vũ trụ được? Sai lầm nghiêm trong trong nhận thức nhân loại suốt một thế kỷ qua về vận tốc ánh sáng là tuyệt đối không đổi được khám phá chính là sự phát hiện ra tính đồng dạng của vận tốc ánh sáng hết sức đơn giản này.

Anh Quangnx nói c là độ dốc (hệ số góc) của đồ thị chỉ vận tốc không hề thay đổi nên c không thay đổi và thương hại cho tác giả vì sự không hiểu biết. Nhưng tôi lại cho rằng: Chính anh Quangnx mới là người không hiểu độ dốc, hệ số góc là gì. Độ dốc, (hệ số góc) của đồ thị chỉ vận tốc ánh sáng c và c’ nói chung chính là con số 300.000 còn vị trí của vận tốc c và c’=c.γ trên độ dốc của đồ thị đó là đơn vị đo vận tốc tại mỗi hệ. Tại hệ có đơn vị đo không gian, thời gian là km và s thì vận tốc ánh sáng là 300.000km/s, còn tại hệ có đơn vị đo không gian và thời gian là km.γ và s.γ thì vận tốc ánh sáng tại đó cũng là 300.000 nhưng đơn vị tính là km.γ/s.γ và viết đầy đủ là 300.000km.γ/s.γ . Ở bất kỳ hệ quy chiếu nào vận tốc ánh sáng cũng là 300.000 không thay đổi nhưng đơn vị tính phải lấy tại từng hệ, tức là tại từng vị trí trên độ dốc của đồ thị là km/s hoặc km.γ/s.γ. Nên nhớ c là vận tốc ánh sáng bao gồm con số 300.000 và đơn vị km/s , viết đầy đủ là 300.000km/s. Không thể nghĩ đơn giản là vận tốc ánh sáng c không đổi vì độ dốc của đồ thị không đổi do chỉ có con số c=300.000 không thay đổi mà không tính đến đơn vị tính km/s và nó có thể thay đổi thành km.γ/s.γ. Nếu c không đổi thì đơn vị tính km/s cũng không đổi và trên hình vẽ chỉ thấy có duy nhất một vị trí của c. Nếu đơn vị tính km/s thay đổi thành km.γ/s.γ thì vận tốc ánh sáng thay đổi thành c’=300.000km.γ/s.γ và trên hình vẽ có hai vị trí c và c’.

Nhắc lại là trong hình vẽ, độ dốc của đồ thị chỉ vận tốc ánh sáng là con số 300.000 không thay đổi ,còn các vị trí của vận tốc ánh sáng nằm trên độ dốc đó là đơn vị đo vận tốc của các hệ quy chiếu khác nhau. Trong toán học, tg:α để tính giá trị độ dốc của đồ thị chỉ vận tốc là con số 300.000 không có đơn vị, nhưng trong vật lý học con số đó phải kèm theo đơn vị km/s để chỉ nó thuộc hệ quy chiếu nào. Độ dốc của đồ thị không thay đổi ( tức con số 300.000 không thay đổi) nhưng đơn vị tính của vận tốc ánh sáng thay đổi (tức đơn vị km/s và km.γ/s.γ) nên vận tốc ánh sáng thay đổi. Tôi nghĩ anh Quangnx cần xem xét lại vấn đề này.

Anh Thiên Sứ thân mến!

Tôi không có thời gian để trao đổi học thuật trên diễn đàn, nhưng tôi nghĩ trên diễn đàn Lý học đông phương đang thiếu và rất cần những người có tri thức khoa học thật sự, nhất là về lĩnh vực vật lý lý thuyết để trao đổi học thuật. Cuộc trao đổi học thuật như vừa rồi của Quangnx về bài viết của tôi là rất đáng khích lệ. Từ chỗ không biết, chưa biết chưa hiểu dần dần sẽ biết, sẽ hiểu, chân lý tự nhiên sẽ dần dần sáng tỏ. Không có tranh luận, nêu ra vấn đề thậm chí cãi nhau xem đúng hay sai thì sẽ chẳng ai hiểu, ai biết gì cả..

Đối với tôi, tôi không cần ai ủng hộ ý tưởng hay bài viết của mình để rồi “lợi bất cập hại”…cho diễn đàn như có người đã khuyến cáo, nhưng lại thấy một mâu thuẫn rằng việc của tôi đang làm rất gần với sự mở màn đột phá cho Lý thuyết âm dương ngũ hành thuận lợi phát triển. Cảm nhận của tôi là chừng nào khoa học thế giới còn chưa nhận thức ra vấn đề vận tốc ánh sáng không phài là hằng số của vũ trụ thì chừng đó khoa học thế giới vẫn coi Lý thuyết âm dương ngũ hành của nền Văn minh Lạc Việt là không có “cơ sở” khoa học, là chưa được kiểm nghiệm chứng minh thực tế.

Tóm lai cuộc chiến đấu về mặt tri thức để hiển dương nền Văn minh Lạc Việt vẫn còn cực kỳ gian nan và phức tạp, nhưng tôi tin rằng chắc chắn sẽ thành công.

Hà nội, ngày 29/7/2008

Lê Văn Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vật lý ma quái: Tín hiệu nhanh hơn ánh sáng

Cập nhật lúc 12h11' ngày 21/08/2008

Nguồn: khoahoc.com.vn

Charles Q. Choi

Một nghiên cứu mới nhất cho hay các sự kiện mà Anh-xtanh gọi là “ma quỷ” có thể xảy ra ở vận tốc gấp 10.000 lần vận tốc ánh sáng.

Nguyên tử, hạt điện tử, và các hạt cơ bản khác của vũ trụ có hoạt động khá kỳ lạ, ngược lại hoàn toàn những gì chúng ta thường thấy. Ví dụ, vật thể có thể tồn tại ở hai địa điểm hoặc nhiều hơn cùng một lúc, hoặc đồng thời xoay theo những chiều ngược nhau.

Một hệ quả thuộc lĩnh vực vật lý lượng tử tối tăm là các vật thể có thể kết nối với nhau, nghĩa là điều gì xảy ra với vật thể này ngay lập tức có tác động đến vật thể kia, hiện tượng này được gọi là “kết nối lượng tử”. Điều đó luôn đúng bất chấp khoảng cách giữa các vật thể.

Anh-xtanh không đồng tình với khái niệm về kết nối lượng tử, ông gọi đó là “hoạt động ma quỷ ở khoảng cách xa”. Tuy nhiên có những tranh cãi rằng một vật thể có thể phát ra một phần tử hoặc tín hiệu với tốc độ cao ảnh hưởng đến vật thể khác, tạo ra cảm giác ngay tức thì.

Trong quá khứ, các thí nghiệm đã loại trừ bất cứ hoài nghi nào về những tín hiệu như vậy khỏi lĩnh vực vật lý cổ. Tuy nhiên, vẫn còn lại một khả năng – rằng nhân tố X có thế di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Posted Image

Để nghiên cứu khả năng này, các nhà khoa học tại Giơnevơ, Thụy Sĩ bắt đầu với những cặp photon hoặc các gói ánh sáng. Chúng được chia ra rồi truyền qua cáp quang được Swisscom cung cấp đến hai trạm tại hai ngôi làng thuộc Thụy Sĩ cách nhau khoảng 11 dặm (18 kilômét). Các trạm khẳng định rằng từng cặp photon vẫn kết nối với nhau – bằng cách phân tích một photon, các nhà khoa học có thể dự đoán tính chất của photon kia.

Bất cứ tín hiệu nào di chuyển từ trạm này đến trạm kia trong 300 phần triệu giây – tốc độ mà các trạm có thể đo chính xác photon – nhân tố X phải di chuyển với tốc độ gấp 10.000 lần tốc độ ánh sáng.

Anh-xtanh không những không thích khái niệm về kết nối lượng tử, mà ông còn cho biết tín hiệu không thể truyền nhanh hơn ánh sáng. Nicolas Gisin, nhà vật lý học tại đại học Giơnevơ, cho biết bất cứ “hoạt động ma quái” nào nhanh hơn ánh sáng đều không hợp lý. Thay vào đó, ông thêm vào, “điều thú vị ở đây rằng tự nhiên có thể tạo ra các sự kiện cùng xuất hiện ở nhiều địa điểm”.

Về một ý nghĩa nào đấy, các sự kiện xảy ra cùng lúc này “có vẻ xảy ra bên ngoài không gian – thời gian, đó không phải là chuyện bạn có thể hiểu được bên trong không gian – thời gian,” Gisin phát biểu trên LiveScience. “Đây là hiện tượng mà toàn bộ cộng đồng các nhà khoa học đang nghiên cứu một cách tỉ mỉ”.

Gisin và các đồng nghiệp công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature số ngày 14 tháng 8 trên tờ Nature.

Trà Mi (Theo LiveScience)

Lời bàn của Thiên Sứ:

Sự vĩ đại của Einstein ở chỗ khi ông cho rằng: Không - thời gian lệ thuộc ở tốc độ. Thiên Sứ tôi không phủ nhận điều này và chỉ nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt cho rằng: Với tốc độ vũ trụ bằng /0/ thì sẽ không có không - thời gian. Và cũng không có trong - ngoài Không - Thời gian như nhà khoa học Gisin và các đồng nghiệp công bố

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lần cuối cùng, tôi đề nghị tác giả Lê Văn Cường đi học lại về thuyết tương đối của Einstein. Không ai chấp nhânk kiểu làm khoa học nhảm nhí thế này.

Tác Giả phản biện thuyết tương đối của E mà chả hiểu chút gì về những điều mình viết cả.

Hình như cái mà Gisin nói gọi là quantum entanglement .

Cái này thì không thể gọi là chuyển động nhanh hơn vận tốc Ánh Sáng được, mà nên hiểu là hiện tượng cả hai cùng xảy ra tại nhiều nơi một lúc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích (LVC viết):

Vì đơn vị đo vận tốc kmo/so tại hệ đứng yên trong đó có đơn vị đo thời gian ts=so khác với đơn vị đo thời gian te=sr của hệ chuyển động, nên khoảng cách truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động le chỉ tính được khi đơn vị đo vận tốc kmo/so đổi thành kmr/sr hoặc đơn vị đo thời gian te đổi thành ts.γ . Einstein bị nhầm chỗ này, bởi không nghĩ ra việc đổi đơn vị từ hệ này sang hệ kia.

Anh cho rằng Einstein sai chỗ này thì chính anh lại sai chỗ đó. Tôi chưa đọc toàn bài của anh, nhưng đọc từ đầu đến đây, thì thấy anh đã dùng cái Sai của anh để kết luận cái đúng của Einstein thành cái sai.

Anh xem lại mà xem: Từ đầu đến cuối, từ te, ts cho đến các loại t của anh đều là t trên cùng một hệ quy chiếu cả, chứ anh có đưa chiếc đồng hồ nào lên con tàu chuyển động đâu.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui thân mến.

Đây là bài viết của anh Lê Văn Cường gửi hồi đáp đến anh. Nhờ tôi gửi lên đây. Anh tham khảo và có thể cho ý kiến.

Tác giả cũng mong đợi như vậy.

Thân Thiên Sứ

*

Anh Vui Vui thân mến!

Quả thật khi thấy bạn trẻ kk tranh luận quá hăng hái trên diễn đàn, tôi không muốn tranh luận với kk ở bất cứ lĩnh vực nào. Kk muốn nói thế nào là quyền của kk, thậm chí bảo tôi ngu dốt tôi cũng không có ý kiến gì, chỉ trừ khi chỉ ra cụ thể cái gì cho là sai hay mâu thuẫn trong bài của tôi như Quangnx đã có lần phản biện thì tôi mới có ý kiến tiếp thu. Mong rằng diễn đàn không xoá bất cứ những ý kiến nào và của ai dù ý kiến đó không được lịch sự cho lắm để sau này có bằng chứng kết luận.

Cám ơn anh vui vui đã có ý kiến cụ thể về bài của tôi, và tôi chỉ có thể thanh minh với anh như thế này:

Einstein đã viết TTĐ hẹp sử dụng toán học đơn giản chứ không phải loại toán học “cao siêu” như đại số lie hay nhóm E8.. mà chỉ có trình độ tiến sỹ: fD hay Dr tốt nghiệp ở Âu Mỹ về toán vật lý mới hiểu… nên mong anh hãy đọc cho hết và thật kỹ bài của tôi. Anh nói tôi tự đặt ra ts , te thì oan cho tôi quá! Cái thời gian ts ,te không phải do tôi tự đặt ra đâu mà do chính tác giả viết sách đặt ra đấy. Anh xem kỹ phần “ý nghĩa của thời gian” tôi trích dẫn trong sách ra thì rõ, tôi chỉ là người sắp xếp ts ,te lại cho hệ thống để dễ hiểu thôi. Phương pháp phản biện khoa học của tôi theo đúng tiêu chí như anh Thiên sứ thường nói: chỉ ra cái sai, cái mâu thuẫn trong chính tác phẩm của tác giả, đơn giản vậy thôi.

Nhân đây tôi cũng muốn nói bài “công thức năng lượng của Einstein phải sửa đổi” tôi dựa vào sách giáo trình của Mỹ, không phải bản gốc TTĐ của Einstein, sách viết như thế nào thì tôi trích dẫn nguyên bản như thế. Tôi xin trích lại nguyên bản trong sách bằng tiếng Anh và đánh dấu mầu vào chỗ cần thiết để anh dễ thấy cái ts , te là của tác giả viết trong sách chứ không phải tôi tự ý đặt ra đâu:

We can see the experimental apparatus to measure time using light at pages 551 and 552:

“Appendix, A: 4 the meaning of time.

Einstein noted that these postulates seemed to contradict each other. Taken together, they did not seem to make sense. The problem, wrote Einstein, was that the measurement of position and time had to be considered very carefully.

Time, said Einstein, is something measured by clock. Consider a special clock installed on a satellite. At one end of a stick of length Ls is flash lamp and detector. At the other end is a mirror. The light flashes and the mirror. The light flashes and the mirror reflect the flash to the detector. The detector triggers the lamp, producing another flash. Each flash is like the tick of a clock. Now, this is not a practical clock, but it is one that illustrates the principle. An astronaut at rest with respect to the clock would find that the time between ticks, ts , would be equal to the distance traveled, 2Ls, divided by the speed of light, c . That is, ts = 2Ls/c. In other words, cts = 2Ls .

If the satellite is moving with velocity v in a direction perpendicular to the stick, consider what an observer on the earth would see. The lamp would flash, but in the time it takes the flash to reach the mirror, tm , the mirror would have moved a distance vtm. As shown in Figure A-2, the path taken by the light is the hypotenuse of a right triangle. The altitude is Ls , or cts/2 and the base is vtm. Because light moves at the same velocity c for all observers, the distance traveled by the light is ctm . The Pythagorean theorems states

Posted Image

Posted Image

The return trip to the detection takes the same amount of time. Let te be the time between “ticks” measured by the observer on the earth. Then te=2tm , which is

Posted Image

The velocity is always smaller than c , so the denominator is always smaller than one. Thus te is always larger than ts . That is, the moving clock on the satellite runs slowly as measured by an observer on the ground. This is called time dilation.”

Mặt trận chính của tôi là trên tạp chí tư nhân, phi chính phủ GSJ (website: www.wbabin.net ), gồm rất nhiều người của rất nhiều nước kể cả các fD hay Dr tại các trường Đại học trên toàn thế giới “điên rồ” như tôi tập hợp lại vì các cơ quan khoa học chính thống ăn lương nhà nước cũng trên toàn thế giới không ưa gì những người phản kháng đối với thần tượng Einstein đang là tiêu chuẩn, cơ sở khoa học của họ. Sau bài “stop teaching Einstein’s…” nói về cái sai trong bản gốc TTĐ của Einstein công bố năm 1905 của tôi đăng tải ngày 12/3/2009 thì ngày 2/4/2009 cũng đã có người đưa ra dẫn chứng cái sai trong bản gốc TTĐ đó chứng cứ giống hệt như tôi đưa ra. Như vậy vấn đề của Einstein ít nhất là có hai ý kiến phản biện bài gốc TTĐ gần trùng nhau tại thời điểm này. Nhân đây tôi cũng nhờ anh Thiên sứ đưa lên diễn đàn để các anh tham khảo và cũng mong ai đó chỉ ra cái đúng, cái sai, cái mâu thuẫn trong bài viết để tôi tiếp thu tự sửa lại mình cho hoàn thiện hơn.

Thân ái

Lê Văn Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

ÔNG LVC sai lè rồi còn cãi cố. Thuyết tương đối của Einstein đã được khẳng định và chính xác ở mức Semiclassical level, mức độ tân cổ điển.

Một bằng chứng là người ta tính toán mức năng lượng của bomb nguyên tử và lò phản ứng hạt nhân hoàn toàn dựa vào công thức của Einstein.

Cái mâu thuẫn chỉ xảy ra tại mức độ lượng tử mà thôi khi mà xảy ra các điểm kì dị.

Anh đề xuất ra thuyết gì thì mặc anh, nhưng nó phải phù hợp với thực nghiệm. Không phù hợp với thực nghiệm thì lý thuyết đó vô giá trị . Anh phải tính được cụ thể năng lượng sinh ra trong phản ứng hạt nhân, và phải khớp với mức năng lượng thu được khi nổ bomb atomic và phản ứng hạt nhân điều khiển được trong Nuclear reactor.

Einstein đã viết TTĐ hẹp sử dụng toán học đơn giản chứ không phải loại toán học “cao siêu” như đại số lie hay nhóm E8.. mà chỉ có trình độ tiến sỹ

Anh chã quá. Khi kiến thức của anh chỉ bằng con tép thì không nên bình luận. Anh phải đọc về Thuyết tương đối cho đến nơi đến chốn đã, trước khi nói, dân trong ngành nó cười khẩy cho. Chưa học thuộc bảng cửu chương mà cứ thích đi bình về tích phân. Haha. Anh nghĩ anh có cơ hội hiểu à? Giống như anh 3 tuổi mà đòi đi đánh nhau với Mike Tison, vác búa liếm oánh B52 thôi.

Anh nên phân biệt cái mà người ta giảng cho trẻ nít và cái thuyết tương đối thật sự nó thế nào. Anh nhìn xem cái toán học trong GR nó sâu ra sao.

http://ocw.mit.edu/OcwWeb/Physics/8-962Spr...dings/index.htm

http://relativity.livingreviews.org/Articles/lrr-2006-4/

Đây là khóa học cơ bản về GR ở MIT mà SV nào cũng học. Tôi sẽ tiếp chuyện với anh sau khi anh học hết được cái này. Chỉ là tài liệu nhập môn về GR thôi, nếu anh đọc ko hiểu nổi thì nên trật tự.

Tất nhiên mấy cái báo chí tư nhân thì toàn rác rưởi, mấy cái kiểu Mỹ Tâm mất chó, Đan Trường mặc quần lót màu xanh, đâu có ý nghĩa gì về khoa học.

Nếu anh ko biết nổi Schwarzschild Solution, sóng hấp dẫn thì tất cả kiến thức lập luận của anh chỉ là rác rưởi. Cũng giống như ko biết sao tử vi là gì thì ko có tư cách lập thuyết về tử vi.

Với anh, tôi chỉ cần đưa một bài tập đơn giản về thuyết tương đối, tôi tin là anh ko thể làm được rồi, huống chi.....

Tuy nhiên tôi cũng có lời khen với lòng yêu khoa học của anh. Hi vọng anh sẽ cho con anh ăn học đầy đủ, để nó trở thành nhà khoa học tốt, thực hiện ước mơ của anh. Xin lỗi vì tôi nói hơi bị nặng lời.

Khuyên anh nên bỏ cuộc đi, tốt cho vợ con anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khuyên anh nên bỏ cuộc đi, tốt cho vợ con anh. ANh nên dành thời gian mà kiếm tiền mua sữa cho con anh, đừng hoang tưởng nữa. Tôi thấy tội nghiệp cho họ lắm.Tôi nói anh thế hơi nặng lời với anh, nhưng đó là lương tâm của tôi với gia đình anh đó.

ANh đã bao giờ có nỏi một đóng góp nào dù nho nhỏ cho vật lý chưa, mà lại tính đến cái việc làm hài hước lật đổ toàn bộ nền vật lý đó?

Giống như cả đời chưa bao giờ luận nổi một lá số tử vi mà đòi lập một mình một phái để mình làm tôn sư. Hài lắm.

Tôi nhìn nhận việc này giống với sự háo danh, muốn nổi tiếng một cách khôn lỏi đi tắt đón đầu nhiều hơn. Nhưng nổi tiếng thì không thấy đâu, người ta bảo là ông hoang tưởng, chỉ lòe được mấy đứa ngu dốt chứ người hiểu vấn đề người ta cười khẩy.

Với người lớn tuổi thì tôi còn phải nhẹ nhàng, chứ với cái dạng tay mơ, ko biết gì về thuyết tương đối mà thích háo danh thì tôi cứ thoải mái mà nặng tay.

Cả lâu đài vật lý hàng trăm năm, bao nhiêu người dành cả đời để nghiên cứu, anh nghĩ một tay ngang làm được à? Anh ảo tưởng quá.

Lời khuyên chân thật đó.

Trong khoa học, muốn nói người khác sai thì phải chứng minh ngươi ta sai. Chứ không phải bảo người ta sai.

Lời khuyên này chẳng có tác dụng và ý nghĩa gì cả. Tôi khuyên Kakalotta không nên viết loại bài như thế này. Tôi đã chép bài của Kakalotta vào đây. Vậy tôi xóa bài nguyên để nhắc nhở.

Người ta có tiền mua sữa cho con hay không, không phải là tiêu chí để xác minh tính chân lý của một giả thuyết khoa học.Thậm chí tư cách cá nhân của một con người , không phải là điều xác định tính chân lý của ý tưởng khoa học của người đó.

Ngay cả câu sau mà Kakalotta viết:

Một bằng chứng là người ta tính toán mức năng lượng của bomb nguyên tử và lò phản ứng hạt nhân hoàn toàn dựa vào công thức của Einstein.

Cái mâu thuẫn chỉ xảy ra tại mức độ lượng tử mà thôi khi mà xảy ra các điểm kì dị.

Cũng cần phải chứng minh cụ thể là người đã tính như thế nào và kết qua được xác định ra sao - chưa hết - Sau đó phải liên hệ với luận cứ của tác giả để chứng minh nó sai. Chứ không phải nói phong long.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửu anh Thiên Sứ, BQT và ACE trên diễn đàn!

Tôi thật xấu hổ khi sinh hoạt trên diễn đàn tôi yêu quí mà có những bài vô văn hóa như một số bài vừa qua vẫn tiếp diễn và ngày càng xấu xa hơn. Chúng ta muốn làm bất cứ cái gì cho văn hóa Việt thì trước tiên phải có văn hóa tối thiểu trong một môi trường văn hóa tối thiểu. Có thể anh và BQT có chủ trương riêng trong trường hợp này, nhưng tôi xin phép từ chối sinh hoạt trên diễn đàn khi tôi cỏn thấy nick Kakalotta, Whitebear chưa bị xóa.

Tôi rất buồn phải chia tay.

Xin lỗi Vuivui vì phải ngừng trao đổi với bạn. Tôi sẽ nghiền ngẫm những gì bạn viết.

Chúc các bạn khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửu anh Thiên Sứ, BQT và ACE trên diễn đàn!

Tôi thật xấu hổ khi sinh hoạt trên diễn đàn tôi yêu quí mà có những bài vô văn hóa như một số bài vừa qua vẫn tiếp diễn và ngày càng xấu xa hơn. Chúng ta muốn làm bất cứ cái gì cho văn hóa Việt thì trước tiên phải có văn hóa tối thiểu trong một môi trường văn hóa tối thiểu. Có thể anh và BQT có chủ trương riêng trong trường hợp này, nhưng tôi xin phép từ chối sinh hoạt trên diễn đàn khi tôi cỏn thấy nick Kakalotta, Whitebear chưa bị xóa.

Tôi rất buồn phải chia tay.

Xin lỗi Vuivui vì phải ngừng trao đổi với bạn. Tôi sẽ nghiền ngẫm những gì bạn viết.

Chúc các bạn khỏe!

Anh Votruoc không cần làm thế. Đây là lời khuyên thành thật với anh. Nick Kakalotta và Whitebear viết quá đáng thì BQT sẽ biên tập lại. Nhưng sự xuất hiện của nhưng bài viết kiểu này và kiến thức của anh ta có tác dụng bài viết được chú ý. Mặc dù đây là tác dụng hạn chế.

Anh được một nhà nghiên cứu thực sự qua nick Vuivui phản biện. Đấy mới là đều cần quan tâm về học thuật.

Thành thật khuyên anh.

Thân.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửu anh Thiên Sứ, BQT và ACE trên diễn đàn!

Tôi thật xấu hổ khi sinh hoạt trên diễn đàn tôi yêu quí mà có những bài vô văn hóa như một số bài vừa qua vẫn tiếp diễn và ngày càng xấu xa hơn. Chúng ta muốn làm bất cứ cái gì cho văn hóa Việt thì trước tiên phải có văn hóa tối thiểu trong một môi trường văn hóa tối thiểu. Có thể anh và BQT có chủ trương riêng trong trường hợp này, nhưng tôi xin phép từ chối sinh hoạt trên diễn đàn khi tôi cỏn thấy nick Kakalotta, Whitebear chưa bị xóa.

Tôi rất buồn phải chia tay.

Xin lỗi Vuivui vì phải ngừng trao đổi với bạn. Tôi sẽ nghiền ngẫm những gì bạn viết.

Chúc các bạn khỏe!

Cháu đồng ý với chú Vo Truoc, kiến nghị ban quản trị diễn đàn bannick Whitebear, chẳng cần thiết BQT phải sửa chữa, biên tập lại. Chả có chút gì văn hóa trong cách gọi là tranh luận, phản biện. Phản biện cái kiểu gì: Mỹ Tâm mất chó, ca sĩ mặt quần lót màu xanh. :) . Khen nhà ai khéo đẻ ra không biết. Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tùy bác VT thôi. Hàm lượng chất xám như vậy mà bác đi khen được thì ... haha.

Tuy nhiên, ai cũng có thể thấy, cái bài viết của ông LVC có chất lượng chất xám như thế nào. Đó là bài viết cần thiết để cảnh tỉnh những người mắc chứng ảo tưởng về kiến thức của bản thân, dốt nát mà cứ thích đi tắt đón đầu. Tôi đã nói rất rõ, tôi cảm thấy có lỗi với cá nhân anh LVC khi viết những lời phản biện nặng như thế, nhưng tôi thấy an ủi khi làm việc tốt cho vợ và con anh ta. Anh ta có mắc chứng điên khùng ảo tưởng cũng được, nhưng đừng điên quá mà bỏ bê, làm khổ vợ khổ con.

Cháu nói thật với bác TS một câu rất chân thành đó bác. Người ta đã đề xuất ra một công thứca, kiểm chứng được bằng thực nghiệm rồi. Bằng chứng thì ai chả thấy, biết bao nhiêu lò phản ứng hạt nhân nguyên tử từ xưa đến nay hoạt động, bao nhiêu cái tế bào quang điện người ta sản xuất ti vi mà xem hằng ngày, nếu kết quả của công thức năng lượng của E mà kô khớp thì ti vi chạy thế quái nào được, hàng ngàn con IC làm cho ti vi nó chạy loạn lên ngay.

Bầy giờ anh LVC đưa ra công thức mới khác người ta, nhưng chả đưa ra được chứng minh nó phù hợp với thực tế, sai lè ra thì tất cả các chứng minh của anh là vô nghĩa và rác rưởi.

Tôn trọng sự khác biệt thì khác xa với nâng bi sự ngu dốt.

Còn ai đó như ông Vô Trước, vẫn cứ ảo tưởng về hiểu biết của ông Cường, thì tôi đã ví dụ cái đoạn viết đầy mê sảng và thiếu hiểu biết cơ bản của anh ta về hình học hyperbolic mà bác Sứ đã xóa. Nghe ông ta lảm nhảm về hình học, người nghiên cứu chuyên ngành về hình học như tôi cười ôm bụng gần chết. Ôi mẹ ơi. Tôi có thể lấy đầu tôi bảo đảm những kiến thức của anh ta là hài hước như truyện DOreamon. Những đoạn tôi bôi đậm thì chứng tỏ kiến thức anh ta =0, sai một cách cơ bản. Ông ta nhầm lẫn khái niệm cơ bản giữa các loại hình học khác nhau. Hoàn toàn tồn tại hình học hyperbolic 2,3 chiều chứ không có chuyện phải đưa lên 4 chiều, đồng thời những cái tôi bôi đậm thì phải nói là dưới cả thiếu hiểu biết.

i. Hình học phi Euclide nhằm mô tả không gian, mặt phẳng thay bằng mặt cong, ít nhất là thêm một chiều nữa vào để trở thành không gian 4 chiều. Bạn hãy hình dung đơn giản là tại không gian 3 chiều có một phương vuông góc với một mặt phẳng thì nay phương đó vuông góc với mặt cong. Tiên đề 2 đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau thì nay 2 đường thẳng song song đó cắt nhau. Ví dụ 2 đường kinh tuyến song song với nhau trên mặt hình cầu cắt nhau tại 2 điểm cực Bắc và Nam. Hình chiếu của một điểm lên mặt phẳng chỉ là một điểm nhưng lên mặt cong sẽ không phải chỉ một điểm nữa mà là một hình khác tập hợp bởi nhiều điểm. Tức là không phải chỉ một hình một bóng như hình học phẳng Euclide, một hình có thể có nhiều bóng tuỳ theo độ cong của mặt cong. Không gian càng có nhiều chiều thì độ cong càng lớn số bóng của hình càng nhiều. Sức tưởng tượng của đa số chúng ta có giới hạn, nên thư giãn một tý cho vui bằng câu chuyện ông Tôn ngộ không trong truyện Tây du ký có thể biến hoá thành hàng trăm ông Tôn ngộ không giống nhau như đúc trong khắp không gian mà không biết ông nào là thật ông nào là giả. Chúng ta đang quen với cái chỉ có một hình một bóng nay nếu thấy chỉ một hình mà có tới 5, 10, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn cái bóng thì khó có thể tin và chấp nhận được cái vô lý khủng khiếp ấy dù nó là sự thật khoa học tại không gian nhiều chiều, không gian cong.

HÌnh học hyperbolic mà con ko biết thì còn nói gì về thuyết tương đối nữa. Không biết tính cộng và nhân khác nhau thế nào mà bình luận về tích phân, haha.

Số ông ta rồi đời rồi nên mới đi múa võ về hình học với một thằng chuyên sâu về hình học.

Thảo luận khoa học thì tốt, nhưng ngu dốt về khoa học mà cứ thích nói càn thì người ta chửi cho. Đây ko phải là phản biện tôi nộp cho viên khoa học, cần một khuônn mẫu văn bản hợp lý, nên tôi cứ thoải mái dùng những từ mà tôi thực sự nghĩ trong lòng. Anh công bố kiểu gì đi nũa thì cũng đến tay tôi hoăc mấy thằng đàn em đang mài đít ở VIện Khoa học Việt Nam nó phản biện thôi, nên anh đừng cố.

Khen khéo cho cái nick như thông, vừa chửi vừa niệm phật. Phật mà biết thì có vật chết không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đâu có chửi ai, tôi nói rõ ràng mà, tôi khen đấy chứ. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta có tiền mua sữa cho con hay không, không phải là tiêu chí để xác minh tính chân lý của một giả thuyết khoa học.Thậm chí tư cách cá nhân của một con người , không phải là điều xác định tính chân lý của ý tưởng khoa học của người đó.

Ngay cả câu sau mà Kakalotta viết:

Cũng cần phải chứng minh cụ thể là người đã tính như thế nào và kết qua được xác định ra sao - chưa hết - Sau đó phải liên hệ với luận cứ của tác giả để chứng minh nó sai. Chứ không phải nói phong long.

Ôi bác ơi là bác, cháu đưa được ngay, cả ngàn cả vạn bài báo ấy chứ. Có điều nó bằng tiếng anh, bác có đọc được chữ nào đâu mà cháu đưa.

@ nhưthong:khen hay không thì phật biết cả thôi. Vật chết hay không thì phật sẽ biết. Ác tâm mà đi niệm phật, thế gian cũng lắm loại người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi ! Wild đã có nhời với Bác bao lần rồi, bác cứ bảo để phản biện để thu hút người đọc. Bác lại còn bảo Quân tử phải chính danh. Bác cứ rộng cửa mà đón gió độc thì lợi bất cập hại Bác ạ. Bác có biết đâu nó vào chỉ để khuấy vữa ra mà lại học được quá nhiều từ chúng ta, nhiều lúc nó còn được lợi từ những khuyên bảo chí tình. Nó cứ ngông nghênh ra cái điều ai ta cũng phản biện được, nhưng nó có nhập tâm đấy bác, đôi khi còn oán ngược lại người sinh ra nó " Sao từ bé đến giờ chả ai dạy ta điều này nhỉ ?"

Bác cứ nhìn sinh hoạt thường ngày của nó Bác nhận ra ngay í mà. Topic nào nó cũng vào cũng bốc vài câu chữ tham gia ra cái điều như ta đây cái gì cũng có đường link có pha học. Mà mục đích của nó cũng chả phải đi tìm chân lý hay học thuật gì đâu bác ! nó tìm gái đấy! Mà lại muốn tìm vợ Xịn nữa cho nên lang thang mãi gái chệt, nó cũng ngấy! Chi bằng nó vào đây tìm Ngọc được mài dũa vừa góc cạnh vừa sáng bóng.Topic có chủ đề của Thanhtrang23 nó cũng khịa ra phết !

Bác ơi ! Sâu bọ nó trườn trên cây nó nhìn xuống con người nó cứ tưởng nó cao hơn người đấy bác ! Nó cứ sa sả đủ thứ ngôn từ chứ nó không chê Web này mà đi tìm Web khác chơi đâu bác. Bác cứ xem ! ban nick này tạo nick khác ngay ấy sao? Vả lại đi qua nơi khác nhiều nơi lại không cư xử như mình đâu Bác. Nhân thấy lời ra đi của Anh Votruoc mà Wild cảm giác buồn như Nhà mất khách quí vì nuôi chó cắn càn làm tổn hại đến khách.

Từ dạo ấy, nhủ lòng là không dám chơi với cái thứ giá Đỗ Xanh cho vào vại khuấy 2 ngày là Chua đâu Bác.

Một vài lời tâm huyết, máu nó sân si nó chửi nữa thì nghe để giải nghiệp Bác ạ !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng! Tôi sẽ đề nghị ban quản trị xem xét vấn đề này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

   Anh Quangnx nói đúng. Tác giả bài viết đã nhầm một chổ rất căn bản nhưng vô cùng quang trọng là ở công thức v=s/t dựa trên giải thích giữa 2 tam giác hình học như trên. Lúc này đơn vị vận tốc là hệ số góc (tanx), hoàn toàn không hề bị thay đổi. Để giải thích cho nghịch lý công thức mình đưa ra, tác giả đã bác bỏ tính chất cơ bản của phân số trong công thức k/s = k.y/s.y, nếu nói rằng đó đúng với bản chất vật lý thì điều đó thật khó chấp nhận. Bởi vậy nhận định của Anhstank có thể nói là không bị lật đổ được.

    Bài nhận xét của tôi không nhằm mục đích xúc phạm tác giả nhưng tôi muốn bảo vệ chính kiến của anh Quangnx. Mong tác giả bài viết thận trọng hơn trong nghiên cứu của mình. Tác giả nên xem xét khi nói là "không có thời gian" nếu tác giả là một nhà nghiên cứu, cần tiếp thu ý kiến đi đôi việc giữ lập trường của mình để tránh có cái nhìn phiếm diện.  

    Bài viết tôi còn sơ sài, tôi sẽ post bài viết với nhận định đầy đủ, cùng với dẫn chứng cụ thể làm hài lòng tác giả.     

   Thân ái, 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này trong một số năm về trước tôi có đọc trên báo và không mấy vừa ý vì các phương trình toán học được đưa ra vô cùng phi lý.

Kính thưa Bác,

Tôi đồng ý với bác Thiên Sứ là Thuyết Tương Đối (Relativity) của Einstein cần phải sửa đổi lại. Lý do? Vì thuyết này của Einstein không thể lý giải được Vật Chất Tối (Dark Matter) của Vũ Trụ, trong khi Vất Chất Tối chiến tới hơn 70% Vũ Trụ.

Tôi không đồng ý với bác Thiên Sứ là Thuyết Tương Đối của Einstein phải sửa đổi lại. Lý do? Vì thuyết này đã lý giải được sự tương quan giữa các nguyên tử vật chất. Mặc dù nó không lý giải được Vật Chất Tối của Vũ Trụ nhưng nó đã lý giải được Vật Chất Sáng của Vũ Trụ. Ví dụ: Chiếc xe chạy trên con đường. Tại sao người đứng bên đường có thể biết chiếc xe đang chạy, trong khi người ngồi trên xe nhìn người đứng trên đường lại thấy bị trôi qua? Không nhờ Thuyết Tương Đối của Einstein không thể giải thích được.

Tôi đề nghị bác Thiên Sứ dịch bài viết của bác lại tiếng Anh, sau đó gởi cho NASA. Nếu NASA vì bài viết này của bác mà cải chỉnh lại công thức thì lúc bấy giờ tôi nghĩ bác Thiên Sứ sẽ trở thành người đầu tiên khơi dậy khái niệm tìm ra đáp án của Vật Chất Tối (Dark Matter).

Nếu không tiện gởi về cho NASA thì bác có thể gởi về tờ báo Discovery của Mỹ để thảo nghiệm.

Xuân Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này trong một số năm về trước tôi có đọc trên báo và không mấy vừa ý vì các phương trình toán học được đưa ra vô cùng phi lý.

Kính thưa Bác,

Tôi đồng ý với bác Thiên Sứ là Thuyết Tương Đối (Relativity) của Einstein cần phải sửa đổi lại. Lý do? Vì thuyết này của Einstein không thể lý giải được Vật Chất Tối (Dark Matter) của Vũ Trụ, trong khi Vất Chất Tối chiến tới hơn 70% Vũ Trụ.

Tôi không đồng ý với bác Thiên Sứ là Thuyết Tương Đối của Einstein phải sửa đổi lại. Lý do? Vì thuyết này đã lý giải được sự tương quan giữa các nguyên tử vật chất. Mặc dù nó không lý giải được Vật Chất Tối của Vũ Trụ nhưng nó đã lý giải được Vật Chất Sáng của Vũ Trụ. Ví dụ: Chiếc xe chạy trên con đường. Tại sao người đứng bên đường có thể biết chiếc xe đang chạy, trong khi người ngồi trên xe nhìn người đứng trên đường lại thấy bị trôi qua? Không nhờ Thuyết Tương Đối của Einstein không thể giải thích được.

Tôi đề nghị bác Thiên Sứ dịch bài viết của bác lại tiếng Anh, sau đó gởi cho NASA. Nếu NASA vì bài viết này của bác mà cải chỉnh lại công thức thì lúc bấy giờ tôi nghĩ bác Thiên Sứ sẽ trở thành người đầu tiên khơi dậy khái niệm tìm ra đáp án của Vật Chất Tối (Dark Matter).

Nếu không tiện gởi về cho NASA thì bác có thể gởi về tờ báo Discovery của Mỹ để thảo nghiệm.

Xuân Phong

Cảm ơn anh Xuân Phong đã xem topic này và cho ý kiến.

Nhưng nếu anh xem kỹ một chút thì đây là bài viết của người khác, mà tôi chỉ là người giới thiệu. Không phải quan điểm của tôi.

Tôi chỉ đặt vấn đề cho rằng:

Nếu Anhxtanh cho rằng: "Tốc độ ánh sáng là giới hạn của tốc độ vũ trụ" - thì Anhxtanh sai. Tất nhiên là nếu. Còn ông Anhxttanh không nói điều này thì tôi chẳng có ý kiến gì về ông ấy cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites