Rubi

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.160
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    3

Everything posted by Rubi

  1. Thiền tông Việt nam, thuyết pháp là văn nói, rồi ghi băng mà in thành sách. Không như nhiều các nhà tu lại học triết học nổi tiếng thế giới. Vì vậy đạo vị của Việt nam có phong cách riêng, lại phù hợp thực tế với trình độ người nghe. Nhưng đằng sau những lời thuyết pháp bằng văn nói, là một quá trình thực tu thực chứng, tổng kết kinh sử luận ngữ của Phật tổ, đúc kết lại, cái gì phù hợp thì mới có thể nói được. Có lẽ đúng vậy.
  2. Tánh không cũng gọi là Thật tướng. Thật tướng của muôn pháp là Tánh không, Tánh không là Thật tướng của muôn pháp. Nhiều vị xưa nay vẫn nhầm dùng Tánh không và Thật tướng để chỉ đến Chân không. Chân Không là Tự Tánh, còn Thật Tướng là Tánh Không.
  3. Bốn phương tiện cũng là bốn cạnh của một tấm gương, người tu soi vào đó mà thấy mình ra sao. Có thể gọi đó là kính chiếu yêu. Thánh soi gương thì thấy hình Thánh, Phàm soi vào thì thấy hình Phàm.
  4. THỨC thì có từ thông minh cho đến đần độn. Thông minh thì phân biệt đủ thứ các pháp sinh diệt, phân biệt biện tài, ấy là thông minh mà không TRÍ-trí huệ. Thông minh lại ở trong đó phân biệt đây là tiểu thừa, kia là đại thừa, kia là đốn, đây là tiệm, bám vào phân tích cạn sâu rộng hẹp đó, cho là thật mặt trăng rồi hài lòng. TRÍ thì tức là Bát Nhã. Trí Bát Nhã thường phá tất cả si mê, thấy các pháp như thực. Trí không phải là sự phân biệt những cái để mà bị dính vào vòng sinh diệt. Phân biệt được tánh không của các pháp sinh diệt thì ấy lại là Trí. Cho nên các Thiền Sư khi cất lời đều khế hợp với Trí Bát Nhã. Trí Bát Nhã là đạo giải thoát cho nên thường phá tất cả những sự Thông minh nghiêng lệch.
  5. Tiên thiên Bát quái Hồng đức Bát quái này, Rubi đồ họa hiện thiếu một chi tiết, đó là điểm quá độ. Quá độ là giai đoạn, nhưng sao lại nói là điểm quá độ ? Các giai đoạn quá độ từ ngày sang đêm, từ đêm sang ngày tưởng như bình thường như khái niệm quá độ, quá lắm muốn xác định điểm quả độ thì cứ tìm cái điểm chính giữa của giai đoạn đó. Nhưng trong Tiên thiên Bát quái Hồng đức, khi được hình tượng như vậy đó là dựa trên Định luật Bảo toàn Tổng lượng tuyệt đối hai khí Âm dương, thì Rubi thấy trong giai đoạn quá độ trên Bát quái, điểm quá độ được biểu lộ với các yếu tố của nó, tức là nó cần được xác định và đưa ra có nội dung cụ thể. -Trong giai đoạn quá độ từ Âm cực sang Dương cực, từc là từ Quái khôn chuyển sang Quái chấn, có một điểm được gọi là điểm quá độ thứ nhất, điểm này là danh giới đột biến từ Âm thành Dương với bước nhấy của Bẩy phần Âm sang còn Ba phần Âm và Bốn phần Dương. -Trong giai đoạn quá độ từ Dương cực sang Âm cực, từc là từ Quái càn chuyển sang Quái tốn, có một điểm được gọi là điểm quá độ thứ hai, điểm này là danh giới đột biến từ Dương thành Âm với bước nhấy của Bẩy phần Dương sang còn Ba phần Dương và Bốn phần Âm. Sự chuyển biến liên tiếp về thời gian nhưng lại không tuần tự như bình thường là yếu tố của điểm quá độ trong giai đoạn quá độ. Nối hai điểm quá độ với nhau thì xác định được Trục quá độ, mà thường gọi là Trục Âm dương. (160)
  6. Chỉ cần một cái mặt trống đồng đủ để thể hiện tất cả. Chàu chào chú, Chú nhắc đến mandala, cháu thấy trên mạng cũng có các mandala của Tây tạng về Bát quái, nhưng loại mandala này có vẻ không được hoàn thiện như các loại khác, nên cháu nghĩ rằng người Tây tạng cũng không hiểu được nội dung chi tiết của Bát quái. Như chú trích dẫn: 'Dịch...giản dị, cao siêu'. Cháu cũng thấy LHDP thể hiện cái cao siêu một cách rất giản dị-đơn giản đến mức khác biệt. Liên hệ với trống đồng, cháu cảm nhận thấy, văn hóa trên trống đồng có nội dung cao siêu của nó, không như ai đó đã nói rằng, đó chỉ là những văn hoa tráng trí theo kiểu hình tròn.
  7. Rubi mới vớ được hình bát quái tiên thiên hồng đức, vác đến, tạm để đây. Đề nghị không sờ vào hiện vật :lol: Bát quái Tiền thiên... à không, Tiên thiên Bát quái Hồng đức Bái quái này là Rubi nhặt được trong phần mềm Corel và Photoshop CS4. Tạm thời đặt tên là Bát quái Hồng đức Tiên thiên hay Tiên thiên Bát quái Hồng đức. Có thể sẽ có tên khác, chẳng hạn bát quái con cóc, hay bát quái ông khiếtvvv... :P
  8. Trở lại trong topic, theo như ý của anh Batin như vậy thì Rubi thấy thế này. Cái quan trọng không phải là nói nhiều hay nói ít mà là chánh kiến. Ngay lúc nói cũng là thực hành rồi, nếu nói sai thì là thực hành sai, nếu thấy sai mà không nói ấy là, chính là làm sai. Thậm chí, khi thực hành, nói còn mạnh và nhiều hơn là đằng khác. Xem ra ý này thì anh Thiên Long góp ý trước rồi và Rubi hiểu thế này. Trong nhà thiền, đặc biệt là Thiền tông, ai cũng phải biết kinh Kim cang, đặc biệt là các vị có sự lợi tha. Chính vì vậy, các vị tiền bối cũng đã đúc kết giữa kinh điển và thiền khách để cho ra những chiêu tháo đinh nhổ chốt. Đối với một câu hỏi của Thiền khách rằng : "Phật là gì ?" Thì chủ phải nói theo cách chẳng lập văn tự nhưng không bác bỏ văn tự. Không bác bỏ văn tự tức là nói theo văn tự nhưng không được nói thẳng, tuy nói không thẳng nhưng lại lấy ý kinh làm bí kíp để tiếp Thiền khách. Và trong trường hợp này thì như ý kiến của anh Thiên Long là một kiến giải rất chính xác, tức là ý của Chủ đã khế hợp với Kinh Kim Cang, chỉ là không chỉ thẳng ra theo cách mà Thiền tông vẫn làm. Vì đây là đối thoại giữa khách với khách, cả hai cùng khách là tình thế chết rồi, cho nên nói thẳng là một cách sống.
  9. Cập nhật Bát quái Thiên thiên Rubi
  10. Để trị nhất niêm vô minh, Lục Tổ nói: "chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm". Để trị vô thỉ vô minh thì trước hết người học dùng ý thức để xác định chánh kiến về vô thỉ vô minh là gì, sau đó thì thực hành đập vỡ vô thỉ vô minh thì chứng nhập Chân như Phật tánh. Cho nên trực giác não bộ và ý thức kiến giải chỉ giới hạn đến vô thỉ vô minh, không thể dùng trực giác, ý thức để chứng nhập Chân như. Cho nên, muốn giải quyết vấn đề bản thể, chỉ có cách Tham Thiền-chẳng duy tâm, chẳng duy vật, chẳng duy thức mà là duy tu, chuyên tu.
  11. Tiểu đề: SỰ BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG TUYỆT ĐỐI HAI KHÍ ÂM DƯƠNG TRONG HỆ THỐNG 64 QUẺ TIÊN THIÊN Thưa các học giả và các anh chị, tiếp tục, Rubi nói đến sự bảo toàn tổng các giá trị tuyệt đối của hai khí Âm dương trong hệ thống 64 quẻ tiên thiên. Hệ 64 quẻ tiên thiên, như Rubi đã nói, qui luật trùng quái thành quẻ là dựa trên sự hoạt động theo chu kỳ khí huyết trong 12 đường kinh của nhân thể. Yếu tố này chỉ nếu ra làm lý thuyết liên quan cho tiểu đề này nên Rubi chỉ nói khái quát như vậy. Nội dung chính trong tiểu đề này là nói đến các giá trị sau: Giá trị của mỗi hào theo vị trị của nó trong một quẻ. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo hai loại: "loại thứ nhất là lấy giá trị tuyệt đối của mối hào, sau đó tính tổng các giá trị tuyện đối của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Loại thứ hai là để nguyên giá trị âm/dương của mỗi hào, sau đó tính tổng các giá trị của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Loại thứ ba là chỉ tính hệ thống các giá trị hào dương hoặc hào âm" Giá trị của mỗi hào theo vị trí của nó trong một quẻ được xác định như sau: Mỗi quẻ gồm hai quái chồng lên nhau (quái dưới là nội quái, quái trên là ngoại quái), mỗi quái lại có 3 hào, vậy mỗi quẻ có 6 hào. Mỗi hào có giá trị theo vị trí của nó trong một quẻ và cụ thể mỗi giá trị này là: -Độ số 01 là giá trị của hào lục (hào trên cùng) -Độ số 02 là giá trị của hào ngũ (hào thứ 5 từ dưới lên) -Độ số 04 là giá trị của hào tứ (hào thứ 4 từ dưới lên) -Độ số 08 là giá trị của hào tam (hào thứ 3 từ dưới lên) -Độ số 16 là giá trị của hào nhị (hào thứ hai từ dưới lên) -Độ số 32 là giá trị của háo sơ (hào dưới cùng) Nếu hào là Âm thì giá trị của nó sẽ độ số âm, nếu hào là Dương thì giá trị của nó sẽ là độ số dương. Giá trị của mối quẻ được xác định theo loại thứ nhất: Lấy tổng các 'giá trị tuyệt đối của mỗi hào' trong một quẻ sẽ được giá trị của quẻ đó. Giá trị này là một hằng số, có độ lớn bằng 64. Và đây là hiện tượng bảo toàn tổng lượng tuyệt đối của hai khí Âm dương trong một quái. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo loại thứ hai: Giữ nguyên giá trị âm/dương của mỗi hào, sau đó tính tổng các giá trị của 6 hào trong một quẻ thì cho ra giá trị của quẻ đó. Giá trị này luôn là một số lẻ. Các quẻ liên tiếp nhau sẽ tạo ra một dẫy số lẻ tằng dần đều hoặc giảm dần đều. Giá trị của mỗi quẻ được xác định theo loại thứ ba: Chỉ tính riêng hệ thống các giá trị hào dương hoặc hào âm trong một quẻ, nên sẽ có hai hệ khác nhau, liên tiếp các giá trị trong mỗi hệ sẽ là dẫy số tăng dần đều hoặc giảm dần đều. Hệ 64 quẻ Tiên thiên Rubi (Còn tiếp) Các giá trị sẽ được tính toán và trình bày cụ thể sau.
  12. Tiểu đề: Khám phá con số 7, lý giải dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên hay ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG TUYỆT ĐỐI* HAI KHÍ ÂM DƯƠNG (bổ xung) Thưa các học giả và các anh chị, tiểu đề này Rubi nói đến ý nghĩa của dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên. Đúng là dẫy số này có ý nghĩa biểu thị nhất định để giải thích vì sao khí huyết lại vận động theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể. Phải nói thẳng ngay rằng, khí huyết lưu thông theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể là một sự vận động dựa trên sự bảo toàn tổng lượng của khí Âm và khí Dương. Thế nào là bảo toàn tổng lượng khí Âm và khí Dương ? Tại một thời điểm bất kỳ trong sự lưu thông, vận hành, tổng lượng tuyệt đối của khí Âm và khí Dương luôn không đổi, đó là hằng số có giá trị bằng 7 (bẩy). Trong quá trình bảo toàn tổng lượng, các giá trị tuyệt đối của khí âm hoặc dương sẽ giảm dần đều từ 7 đến 0 hoặc tăng dần đều từ 0 đến 7. Quá trình khí Âm giảm đồng thời là quá trình khí Dương tăng, và ngược lại, quá trình khí Âm tăng là quá trình khí Dương giảm. Và Bát quái Tiên thiên chính là không gian chuẩn hóa của Dịch lý bảo toàn tổng lượng tuyệt đối này. Cụ thể là: Khí huyết lưu hành theo định luật bảo toàn tổng lượng hai khí Âm và Dương Quái Càn có giá trị Dương khí bằng 7 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 0. Dương khí + Âm khí = 7 + 0 =7. Quái Đoài có giá trị Dương khí bằng 6 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 1. Dương khí + Âm khí = 6 + 1 =7. Quái Ly có giá trị Dương khí bằng 5 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 2. Dương khí + Âm khí = 5 + 2 =7. Quái Chấn có giá trị Dương khí bằng 4 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 3. Dương khí + Âm khí = 4 + 3 =7. Quái Tốn có giá trị Dương khí bằng 3 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 4. Dương khí + Âm khí = 3 + 4 =7. Quái Khảm có giá trị Dương khí bằng 2 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 5. Dương khí + Âm khí = 2 + 5 =7. Quái Cấn có giá trị Dương khí bằng 1 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 6. Dương khí + Âm khí = 1 + 6 =7. Quái Khôn có giá trị Dương khí bằng 0 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 7. Dương khí + Âm khí = 0 + 7 =7. DỊCH LÀ BÁT QUÁI, VẬY DỊCH LÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG. HÁY TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG ĐƯỢC BẢO TOÀN NÊN GỌI LÀ DỊCH. Vì hoạt động trên nguyên lý bảo toàn tổng lượng và 'tăng giảm dần đều đồng thời' của hai khí Âm dương, điều này giải thích vì sao đường đi của Khí huyết lại có hình số 8 trong không gian Ngũ hành tương sinh của Hà Đồ hay Bát quái Tiên thiên. GIÁ TRỊ HÀO TRONG MỘT QUẺ TRONG MỘT QUÁI BẤT KỲ HÀO THƯỢNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 1 HÀO TRUNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 2 HÀO HẠ CÓ GIÁ TRỊ BĂNG 4 HÀO LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG THÌ GIÁ TRỊ CŨNG LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG (GIÁ TRỊ HÀO HẠ GẤP ĐÔI HÀO TRUNG, GIÁ TRỊ HÀO TRUNG GẤP ĐÔI HÀO THƯỢNG) Nếu lấy giá trị tuyệt đối của mỗi hào trong một quái cộng với nhau thì sẽ được hằng số bằng 7. Nếu giữ nguyên giá trị âm dương của mỗi hào rồi cộng với nhau thì sẽ có kết quả như sau: Quái Càn: 4 + 2 + 1 = 7 Quái Đoài: 4 + 2 +(-1) = 5 Quái Ly: 4 + (-2) + 1 = 3 Quái Chấn: 4 + (-2) + (-1) = 1 Càn Đoài Ly Chấn có các giá trị lần lượt là 7,5,3,1; thứ tự này giảm dần là quy luật Dương giáng từ Thái dương xuống đến Thiếu dương. Quái Tốn: (-4) + 2 + 1 = -1 Quái Khảm: (-4) + 2 + (-1) = -3 Quái Cấn: (-4) + (-2) + 1 = -5 Quái Không: (-4) + (-2) + (-1) = -7 Tốn Khảm Cấn Khôn có các giá trị lần lượt là -1,-3,-5,-7; thứ tự này tăng dần là quy luật Âm thăng từ Thiếu âm lên đến Thái âm. Ghi chú: *Tuyệt đối: tức là giá trị tuyệt đối. Ví dụ: giá trị tuyệt đối của -2 viết là |-2|. Và |-2|=2. Các giá trị tuyệt đối của quái khảm là |-4| + |2| + |-1| =7 Âm dương thăng giáng tiêu trưởng
  13. Tiểu đề: Khám phá con số 7, lý giải dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên hay ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG HAI KHÍ ÂM DƯƠNG Thưa các học giả và các anh chị, tiểu đề này Rubi nói đến ý nghĩa của dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 trong Bát quái Tiên thiên. Đúng là dẫy số này có ý nghĩa biểu thị nhất định để giải thích vì sao khí huyết lại vận động theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể. Phải nói thẳng ngay rằng, khí huyết lưu thông theo thứ tự 12 đường kinh trong nhân thể là một sự vận động dựa trên sự bảo toàn tổng lượng của khí Âm và khí Dương. Thế nào là bảo toàn tổng lượng khí Âm và khí Dương ? Tại một thời điểm bất kỳ trong sự lưu thông, vận hành, tổng lượng của khí Âm và khí Dương luôn không đổi, đó là hằng số có giá trị bằng 7 (bẩy). Trong quá trình bảo toàn tổng lượng, các giá trị của khí âm hoặc dương sẽ giảm dần đều từ 7 đến 0 hoặc tăng dần đều từ 0 đến 7. Quá trình khí Âm giảm đồng thời là quá trình khí Dương tăng, và ngược lại, quá trình khí Âm tăng là quá trình khí Dương giảm. Và Bát quái Tiên thiên chính là không gian chuẩn hóa của Dịch lý bảo toàn tổng lượng này. Cụ thể là: Khí huyết lưu hành theo định luật bảo toàn tổng lượng hai khí Âm và Dương Quái Càn có giá trị Dương khí bằng 7 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 0. Dương khí + Âm khí = 7 + 0 =7. Quái Đoài có giá trị Dương khí bằng 6 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 1. Dương khí + Âm khí = 6 + 1 =7. Quái Ly có giá trị Dương khí bằng 5 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 2. Dương khí + Âm khí = 5 + 2 =7. Quái Chấn có giá trị Dương khí bằng 4 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 3. Dương khí + Âm khí = 4 + 3 =7. Quái Tốn có giá trị Dương khí bằng 3 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 4. Dương khí + Âm khí = 3 + 4 =7. Quái Khảm có giá trị Dương khí bằng 2 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 5. Dương khí + Âm khí = 2 + 5 =7. Quái Cấn có giá trị Dương khí bằng 1 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 6. Dương khí + Âm khí = 1 + 6 =7. Quái Khôn có giá trị Dương khí bằng 0 đồng thời có giá trị Âm khí bằng 7. Dương khí + Âm khí = 0 + 7 =7. DỊCH LÀ BÁT QUÁI, VẬY DỊCH LÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG. HÁY TRONG QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, TỔNG LƯỢNG ÂM DƯƠNG ĐƯỢC BẢO TOÀN NÊN GỌI LÀ DỊCH. Vì hoạt động trên nguyên lý bảo toàn tổng lượng và 'tăng giảm dần đều đồng thời' của hai khí Âm dương, điều này giải thích vì sao đường đi của Khí huyết lại có hình số 8 trong không gian Ngũ hành tương sinh của Hà Đồ hay Bát quái Tiên thiên. GIÁ TRỊ HÀO TRONG MỘT QUẺ TRONG MỘT QUÁI BẤT KỲ HÀO THƯỢNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 1 HÀO TRUNG CÓ GIÁ TRỊ BẰNG 2 HÀO HẠ CÓ GIÁ TRỊ BĂNG 4 HÀO LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG THÌ GIÁ TRỊ CŨNG LÀ ÂM HOẶC DƯƠNG (GIÁ TRỊ HÀO HẠ GẤP ĐÔI HÀO TRUNG, GIÁ TRỊ HÀO TRUNG GẤP ĐÔI HÀO THƯỢNG) Âm dương thăng giáng tiêu trưởng
  14. Viên đồ Tứ vượng mộ của khí Dương trong Bát quái Tiên thiên-Rubi Viên đồ Tứ vượng mộ của khí Âm trong Bát quái Tiên thiên-Rubi Viên đồ khí Âm dương tiêu trưởng thăng giáng trong Bát quái Tiên thiên-Rubi
  15. Thôi thì cứ đi thẳng vào vấn đề. Rubi thấy có nhiều điểm sai trong nội dung này của anh Daohoa. Thứ nhất nói đến Lưỡng nghi như vậy là không đúng, bởi vì Rubi thấy Lưỡng nghi là Âm dương Thổ. Thứ hai là vấn đề về Quẻ ứng với thời tiết bốn mùa như anh Daohoa thấy cũng không đúng, theo Rubi, trong 'Bát quái Tiên thiên Rubi' thì vấn đề nó như thế này: Âm cực thì Dương sinh là Dịch lý của quái Khôn rồi đến quái Chấn, và là tượng cho mùa Xuân chuyển sang mùa Hạ. Dương cực thì Âm sinh là Dịch lý của quái Càn rồi đến quái Tốn, và là tượng cho mùa Thu chuyển sang mùa Đông. Và lại, nói rằng 'Âm cực dương sinh tượng trưng cho mùa Đông đổi sang mùa Xuân' thì nghĩa là hành Thủy là Thái âm (âm cực), hành Mộc là Thiếu dương (dương bắt đầu sinh). Tương tự nói rằng 'Dương cực âm sinh tượng trưng cho mùa Hạ đổi sang mùa Thu' thì nghĩa là hành Hỏa là Thái dương (Dương cực), hành Kim là Thiếu âm (âm bắt đầu sinh). Tư tưởng như vậy cúng có nét khái quát là Mộc và Hỏa là Dương, Kim và Thủy là Âm. Rubi thấy như vậy là sai, mặc dù cái sai này nó là cái được cho là đúng và đang được phổ biến. Vì sao lại sai ? Sai ở điểm nào ? Hành Thủy ứng với Thái âm là sai, hành Mộc ứng với Thiếu dương là sai, hành Hỏa ứng với Thái dương là sai, hành Kim ứng với Thiếu dương là sai. Điều này cũng có nghĩa là hành Mộc hợp với hành Hỏa thành Cực dương là sai, hành Kim hợp với hành Thủy thành Cực âm là sai. Sở dĩ như vậy là sai vì căn cứ trên vấn đề căn bản, tức là, Ngũ hành Âm dương là điều kiện cho sự sống. Hay nói một cách rõ hơn, năm Hành trong Ngũ hành phải được điều chỉnh thật hợp lý thì mới có thể xuất hiện sự sống. Sự sống với nghĩa là sự sống của Trái đất so với vô số các hành tinh. Thế nào là điều chỉnh Ngũ hành hợp lý ? Trước khi thấy thế nào là hợp lý thì phải biết khái niệm điều chỉnh ngũ hành, điều chỉnh với nghĩa tương tự như là điều chỉnh độ lớn nhỏ của một ngọn đèn dầu. Tức là: -Hành Thủy là Âm tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Thuỷ, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái âm Thuỷ, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu âm Thuỷ. -Hành Hỏa là Dương tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Hỏa, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái dương Hoả, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu dương Hoả. Đối với hai hành tiếp theo, sử dụng giả thiết Mộc là Âm tính, Kim là Dương tính thì có thể suy luận tương tự: -Hành Mộc là Âm tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Mộc, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái âm Mộc, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu âm Mộc. -Hành Kim là Dương tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Kim, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái dương Kim, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu dương Kim. Đối với hành Thổ cũng lại như thế: với giả thuyết hành Thổ thuộc Âm tính. -Hành Thổ là Âm tính, chỉnh cho nó lớn hơn cả trong Ngũ hành thì nó là Thái cực Thổ, chỉnh cho nó nhỏ hơn thế một nấc thì nó là Thái âm Thổ, chỉnh cho nó nhỏ thêm nấc nữa thì nó là Thiếu âm Thổ. Lại có thể sử dụng một nét nghĩa trong Ngũ hành, tức là trong Ngũ hành, hành nào đang mạnh nhất thì hành đó được coi là chủ thể của Ngũ hành, khi nó là chủ thể thì nó được xác định là Trung cực trong Ngũ hành, Trung cực là đối với Âm dương cực. Như vậy, trường hợp ví dụ như hành Thủy là Âm tính, mà nó đang mạnh nhất trong Ngũ hành thì nó lại là Trung tính, tương tự, các hành khác trong Ngũ hành cũng lần lượt được ví dụ. Ngũ hành là Đạo Tôn Ti cho nên không thể cả năm hành đều bằng vai phải lứa với nhau, thậm chí không được có hai hành bất kỳ bằng vai với nhau. Nên có thể hiểu một nét nghĩa của Ngũ hành là Tôn ti năm bậc thứ tự. (Dịch là Ngũ hành vậy Dịch là 'lý tôn ti'). Đó là nói đến vấn đề điều chỉnh Ngũ hành, hay là mức độ dao động của mỗi hành trong Ngũ hành, hoặc có thể hiểu rằng mỗi hành trong Ngũ hành đều được lần lượt lên ngôi Thái cực. Điều chỉnh Ngũ hành hợp lý thì như thế nào đây, hợp lý làm sao, tôn ti thế nào để có thể xuất hiện sự sống? Tất nhiên, có thể giả thuyết như sau: Hành Thổ là Thái cực. Hành Kim là Thái. Hành Mộc là Thái. Hành Hỏa là Thiếu. Hành Thủy là Thiếu. Và: Hành Thổ là Trung tính. Hành Thủy và hành Mộc là Âm tính. Hành Hỏa và Hành Kim là Dương tính. (Với khái niềm điều chỉnh thì bất cứ hành nào cũng có thể là Âm dương, ví dụ như Hành kim khi cứng chắc thì là dương tính, khi nóng chảy thì là Âm tính. Đến đây lại thấy Âm dương là cương nhu. Dịch là Âm dương vậy Dịch là đạo cương nhu. Dịch là Ngũ hành Âm dương nên Dịch là Tôn ti, Cương nhu.) Như vậy thì có thế giải thích một số vấn đề về điều kiện của Ngũ hành để có được sự sống, từ đó mà xác định sự Tôn ti và Cương nhu cho mỗi hành. -Hành Thủy mà cực thịnh thì nước bao phủ toàn bộ bề ngoài hoặc băng bao phủ toàn bộ hành tinh nên không thể có sự sống. Cho nên hành Thủy mà ở vị trí Thái cực hoặc Thái âm thì không có sự sống. Thậm chí có thể suy ra Băng là Thái dương Thuỷ. Đó là hành Thủy ở vị trí vừa Tôn lại vừa Cương, trái lại, nếu hành Thủy ở vị trí vừa Ti lại vừa nhu thì đó là điều kiện cho sự sống, nước trôi chảy và có sông ngòi, ấy là sự vận hành xuất hiện. -Hành Hỏa mà cực thịnh thì lửa bao phủ toàn bộ trong ngoài, nước thì bốc hơi hết, kim thì hóa lỏng hết, như vậy thì không thể có sự sống. Đó là hành Hỏa ở vị trí vừa Tôn là vừa Cương (cực thịnh). Cho nên hành Hỏa mà ơ rvị trí Thái cực, Thái dương thì không thể xuất hiện sự sống. Trái lại nếu hành Hỏa ở vị trí Thiếu dương là điều kiện cần để có sự vận động vừa đủ. -Hành Mộc là lớp dưỡng chất, nếu nó cực thịnh đến vị trí Thái cực vượt lên trên hành Kim thì nó không có chỗ bám cũng như khó có thể tồn tại lâu dài vì không đủ nước. Ngược lại, nếu hành Mộc quá suy đến vị trí Thiếu âm thì nó không thể trồi lên trên hành Thủy được, bị ngập trong nước thì không thể phát triển sinh sôi được. Cho nên hành Mộc phải thắng hành Thủy ở mức độ liền kề để xuất hiện lãnh thổ với lớp dưỡng chất là điều kiện cho thực vật động vất sinh tồn. Như vậy thì hành Mộc được xác định là Thái âm thì phù hợp nhất. -Hành Kim là lớp nền móng cho mọi thứ, nhưng nếu nó cực thịnh thì nó bao phủ toàn bộ bề mặt nên nó lại là nhà tù của mọi thứ. Ngược lại, nếu hành Kim cực suy thì mọi thứ không có chỗ bám. Cho nên hành Kim phải ở vị trí là Thái dương, ẩn ở bên trong làm nền móng cho các hành khác. -Hành Thổ... Kết luận...bài viết cảm hứng này có vẻ tốt cho sự luận bàn về phong thuỷ :lol:
  16. Viên đồ: Tiên Thiên Bát Quái Rubi-Âm dương Ngũ hành trưởng tiêu Viên đồ: Dương trưởng Dương tiêu Tiên thiên Viên đồ: Âm trưởng Âm tiêu Tiên thiên
  17. @Winter82 & Nhuthong: Năm Trâu nói chuyện Chuột, ấy không hẳn là Chuột mà là nói chuyện về sao thái bạch. Đúng là sao thái bạch quét sạch cửa nhà (webblog) Rubi, tức là năm ngoái, đầu năm thì dữ liệu máy tính bị xoá nhầm, các blog cũng bất đắc dĩ phải xoá thông tin cá nhân hoặc xoá toàn bộ, rồi thì là tập trung phản biện Pháp luân công. Đấy là nói riêng về các sự kiện qua mạng, nhưng cũng do vậy mà blog của Rubi chỉ còn lại các bài viết về một vài vấn đề hoặc Phật giáo hoặc Lý học. Rubi cũng xin giới thiệu với các khách quí blog này: ngoisaoblog.com/hoanghiem http://www.ngoisaoblog.com/hoanghiem
  18. Ui dùi ui, Linh Nhi xí xọn-chị này thấy giỏi chứng khoán ra phết. Rubi nói chõi mà cũng là nói thật, nói thật mà cũng là nói vui, tuy không đúng chủ đề nhưng cũng là tiếp chuyện với Như Thông. Sau đây Rubi giới thiệu links có nội dụng về tỉ lệ các hành tinh trong Hệ mặt dời, và không gian của Hệ mặt dờiđang hoạt động. Link 1: Hình học thuộc Hệ mặt dời </FONT> http://www.solargeometry.com/Geometry.htm 01 02 03 04 Link 2: Ảnh động dạng flash về Hệ mặt dời, dùng chuột để tuỳ chọn quan sát, rất hay và đõn giản, ai tò mò thì cứ vào rồi biết. </FONT> http://www.shadowandsubstance.com/Comet%20Holmes/solc.html Còn blog thì Rubi cũng có gần chục cái mà linh tinh quá nên thôi, không dám quảng cáo. :rolleyes:
  19. Rubi ngẫu hứng đầu năm, nhưng cũng không kém phần nghiêm túc... :angry: Thể và dụng vốn không hai gọi là Diệu Chân Như Tánh. Do ý thức bất giác quên mất Chân Tánh nên Diệu tánh sinh ra Thái cực, Thái cực lại ngậm chứa và nhả ra hư không. Thái cực là hành Thổ và về sắc tướng chỉ có duy nhất nó, ngoài nó chưa có thêm gì. Vì Chân Tánh bất diệt nhưng bị bỏ quên nên Diệu hữu sinh ra Lưỡng nghi, tức là Thái cực Thổ sinh ra hai phần tử cùng hành, một Âm một Dương hợp với nhau nên gọi là Lưỡng Nghi, Nghi âm là Âm thổ, Nghi dương là Dương thổ. Vẫn vì Chân Tánh bất diệt và luôn hiện hữu nhưng bị bỏ quên nên Diệu hữu sinh ra Tứ tượng, tức là Âm thổ sinh ra hai phần tử cùng cực, một nhỏ một lớn đối lập với nhau, nhỏ là hành Thuỷ, lớn là hành Mộc; Dương thổ sinh ra hai phần tử cùng cực, một nhỏ một lớn đối lập với nhau, nhỏ là hành Hỏa, lớn là hành Kim. Tứ tượng chầu phục Thái cực mà lập nên đạo Ngũ hành. Vẫn vì Chân Tánh bất diệt và luôn hiện hữu nhưng bị bỏ quên nên Diệu hữu sinh ra Bát quái, tức là mỗi hành của Tứ tượng sinh ra hai phần tử cùng hành, một Âm một Dương hợp với nhau, Âm kim hợp với Dương kim ở phương Tây, Âm mộc hợp với Dương mộc ở phương Đông, Âm hỏa hợp với Dương hỏa ở phương Nam và Âm thủy hợp với Dương thuỷ ở phương Bắc. Bát quái chầu phục Lưỡng nghi mà lập nên đạo Âm dương Ngũ hành. Ngũ hành đã sinh, Âm dương đã thành, Chân tánh hiện tiền vẫn vị bỏ quên nên mọi sự sinh diệt do ý thức dẫn dắt theo luật Ngũ hành Âm dương. ... Chúc mừng xuân Kỷ sửu, một năm chăn trâu gặm cỏ dưỡng tánh :lol: niệm chân như :lol:
  20. Hậu Thiên Bát Quái Rubi
  21. Rubi xin chào các vị khách quí, hôm nay 20/01/2009 tự dưng có ý định thay chữ ký của Rubi trên diễn đàn. Nên mới đăng nhập, nhập mãi mà không vào được diễn đàn ấy là bởi vì nhập nhầm "nêm" và "níc nêm". Khi phát hiện ra là mình nhầm như vậy thì mới bắt đầu vào được "4RUM". Khi xoá chữ ký rồi thì lại chưa có thiết kế chữ ký mới, sau một giấc ngủ phi thời thì lại bất đầu kế hoạch. Loay hoay trong cái thư viện ảnh riêng và cho ra kết quả một chữ ký xếp hình khá là khổng lồ. Khổng lồ đến mức cho ra cái topic này và xếp tập trung nó vào đây. Không dám quấy rầy, mời khách quí thưởng lãm: (Có thể còn tiếp)
  22. Thưa các học giả và các anh chị, chủ đề này Rubi xin trình bày một chút vấn đề về Bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Trước đây, Rubi có xem một cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đó là cuốn 'Thời Hùng Vương Và Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp'. Trong đó, vấn đề chỉnh lý Bảng Lục Thập Hoa Giáp thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, Rubi thấy có những nguyên lý rất hay và thuyết phục. Nhưng trong những bước để đi đến sự hình thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, có một chỗ Rubi không hiểu. Và Rubi tự nghiền ngẫm nghiên cứu thêm. Khi Rubi sử dụng phát kiến có sẵn trong sách, tức là độ số của Thủy cục là 6, độ số của Hỏa cụ là 2 thì cho ra kết quả là 2 nghiệm. Với mỗi một nghiệm, sẽ cho ra một Bảng Lạc Thư Hoa Giáp (LTHG) tương ứng, nghiệm thứ nhất cho ra Bảng LTHG 1 giống như trong sách, nghiệm còn lại cho ra Bảng LTHG 2 có tính đối xứng với Bảng LTHG 1. Như vậy, đến đó xuất hiện hai Bảng LTHG. Nhưng theo các học giả thì từ trước tới nay chỉ có một Bảng, và chắc không ai thấy nói đến có 2 Bảng, vì vậy lúc đó Rubi nghĩ rằng chắc chỉ chọn ra được một trong hai nghiệm để lấy ra được một Bảng ứng dụng. Và, Rubi cũng không có đủ kiến thức để chọn ra một trong hai Bảng đó. Tiếp theo, đến giờ này, khi Rubi nghiên cứu đến phần Đông Y, tức là Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú thì thấy có khái niệm 120 giờ cổ được chia thành 10 ngày: Ngày Giáp, giờ từ 01 đến hết 12 Ngày Ất, giờ từ 13 đến hết 24 Ngày Bính, giờ từ 25 đến hết 36 Ngày Đinh, giờ từ 37 đến hết 48 Ngày Mậu, giờ từ 49 đến hết 60 Ngày Kỷ, giờ từ 61 đến hết 72 Ngày Canh, giờ từ 73 đến hết 84 Ngày Tân, giờ từ 85 đến hết 96 Ngày Nhâm, giờ từ 97 đến hết 108 Ngày Quý, giờ từ 109 đến hết 120 Đến đây, Rubi thấy có khả năng cả hai nghiệm về Bảng LTHG đều có thể đã được ứng dụng. Nhưng đó cũng chỉ là giả thuyết của Rubi. Vậy Rubi xin dành chủ để này để trình bày về hai Bảng LTHG nói trên. Rất mong các học giả đóng góp ý kiến và bổ xung thêm những yếu tố mà có thể Rubi chưa thể hiện được chi tiết. Xin cảm ơn các đọc giả. P/S: Trong khoảng thời gian thể hiện trên đồ hoạ, khi nào xong, Rubi sẽ bắt đầu vấn đề.
  23. Thưa chú, do sách cháu xem là sách mượn trong thư viện Hà Nội, và hiện tại cháu lại không đăng ký thẻ của thư viện nên không vào đó để mượn lại được, cho nên cháu không thể đọc kỹ lại và dẫn chứng chỗ mà cháu đã không hiểu đó. Tuy thế nhưng cháu nghĩ là tìm trên thư viện của các diễn đàn cũng có, khi nào cháu tìm được thì cháu sẽ xem lại và trích dẫn. Thực tế nữa là, hiện tại cháu cũng đang mải suy nghĩ một vài vấn đề khác, cũng là theo cảm hứng tự nhiên, cho nên chưa tập trung cho vấn đề này (với những yếu tố như trên).