Posted 18 Tháng 11, 2008 Thưa các học giả và các anh chị, chủ đề này Rubi xin trình bày một chút vấn đề về Bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Trước đây, Rubi có xem một cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đó là cuốn 'Thời Hùng Vương Và Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp'. Trong đó, vấn đề chỉnh lý Bảng Lục Thập Hoa Giáp thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, Rubi thấy có những nguyên lý rất hay và thuyết phục. Nhưng trong những bước để đi đến sự hình thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, có một chỗ Rubi không hiểu. Và Rubi tự nghiền ngẫm nghiên cứu thêm. Khi Rubi sử dụng phát kiến có sẵn trong sách, tức là độ số của Thủy cục là 6, độ số của Hỏa cụ là 2 thì cho ra kết quả là 2 nghiệm. Với mỗi một nghiệm, sẽ cho ra một Bảng Lạc Thư Hoa Giáp (LTHG) tương ứng, nghiệm thứ nhất cho ra Bảng LTHG 1 giống như trong sách, nghiệm còn lại cho ra Bảng LTHG 2 có tính đối xứng với Bảng LTHG 1. Như vậy, đến đó xuất hiện hai Bảng LTHG. Nhưng theo các học giả thì từ trước tới nay chỉ có một Bảng, và chắc không ai thấy nói đến có 2 Bảng, vì vậy lúc đó Rubi nghĩ rằng chắc chỉ chọn ra được một trong hai nghiệm để lấy ra được một Bảng ứng dụng. Và, Rubi cũng không có đủ kiến thức để chọn ra một trong hai Bảng đó. Tiếp theo, đến giờ này, khi Rubi nghiên cứu đến phần Đông Y, tức là Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú thì thấy có khái niệm 120 giờ cổ được chia thành 10 ngày: Ngày Giáp, giờ từ 01 đến hết 12 Ngày Ất, giờ từ 13 đến hết 24 Ngày Bính, giờ từ 25 đến hết 36 Ngày Đinh, giờ từ 37 đến hết 48 Ngày Mậu, giờ từ 49 đến hết 60 Ngày Kỷ, giờ từ 61 đến hết 72 Ngày Canh, giờ từ 73 đến hết 84 Ngày Tân, giờ từ 85 đến hết 96 Ngày Nhâm, giờ từ 97 đến hết 108 Ngày Quý, giờ từ 109 đến hết 120 Đến đây, Rubi thấy có khả năng cả hai nghiệm về Bảng LTHG đều có thể đã được ứng dụng. Nhưng đó cũng chỉ là giả thuyết của Rubi. Vậy Rubi xin dành chủ để này để trình bày về hai Bảng LTHG nói trên. Rất mong các học giả đóng góp ý kiến và bổ xung thêm những yếu tố mà có thể Rubi chưa thể hiện được chi tiết. Xin cảm ơn các đọc giả. P/S: Trong khoảng thời gian thể hiện trên đồ hoạ, khi nào xong, Rubi sẽ bắt đầu vấn đề. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 11, 2008 Rubi thân mến. Không bao giờ bảng Lạc Thư hoa giáp có hai nghiệm cả. Có thể Rubi hiểu sai vấn đề. Mặc dù tôi chưa tìm hiểu về phương pháp tính Tý - Ngọ lưu trú trong đông y. Nhưng vì tính hợp lý trong những vấn đề liên quan, nên tôi tin chắc điều này. Bảng Lạc Thư Hoa giáp đã được những nhà khoa học có bằng cấp cao trong khoa học hiện đại và tên tuổi xác định tính hợp lý và tính quy luật rất chặt chẽ của nó. Rubi hãy suy ngẫm lại. Tuy nhiên tôi sẽ chứng minh điều này - mặc dù chưa hề nghiên cứu về Tý Ngọ lưu trú - khi Rubi đưa lên đây bảng đồ họa để kiểm chứng. Nhân đây tôi cũng muốn gửi gấm lời tâm sự là: Hiện nay, tôi biết có một số người vẫn còn chưa tâm phục khẩu phục bảng Lạc Thư hoa giáp (Trong đó có không ít người không xuất phát từ nguyên nhân học thuật) - mà tôi tự hào nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt . Họ dẫn chứng là có vài người phản đối tối. Nhưng thực ra, vài người đó chưa hề gọi là đủ khả năng phản biện, mà chỉ là phản ứng mà thôi. Hơn 2000 năm, chính người Tàu đến nay cũng phải thừa nhận không biết gì về nguyên nhân để có bảng Lục thập hoa giáp - Nhưng mấy người đó lại muốn chứng tỏ họ thông minh hơn cả nền văn minh Hoa Hạ mà họ tiếp thu một cách mê muội - khi chính cả nền văn minh đó bế tắc hàng ngàn năm không hiểu gì về cái mà họ coi là của chính họ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 11, 2008 Rubi thân mến. Không bao giờ bảng Lạc Thư hoa giáp có hai nghiệm cả. Có thể Rubi hiểu sai vấn đề. Mặc dù tôi chưa tìm hiểu về phương pháp tính Tý - Ngọ lưu trú trong đông y. Nhưng vì tính hợp lý trong những vấn đề liên quan, nên tôi tin chắc điều này. Bảng Lạc Thư Hoa giáp đã được những nhà khoa học có bằng cấp cao trong khoa học hiện đại và tên tuổi xác định tính hợp lý và tính quy luật rất chặt chẽ của nó. Rubi hãy suy ngẫm lại. Tuy nhiên tôi sẽ chứng minh điều này - mặc dù chưa hề nghiên cứu về Tý Ngọ lưu trú - khi Rubi đưa lên đây bảng đồ họa để kiểm chứng. Nhân đây tôi cũng muốn gửi gấm lời tâm sự là: Hiện nay, tôi biết có một số người vẫn còn chưa tâm phục khẩu phục bảng Lạc Thư hoa giáp (Trong đó có không ít người không xuất phát từ nguyên nhân học thuật) - mà tôi tự hào nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt . Họ dẫn chứng là có vài người phản đối tối. Nhưng thực ra, vài người đó chưa hề gọi là đủ khả năng phản biện, mà chỉ là phản ứng mà thôi. Hơn 2000 năm, chính người Tàu đến nay cũng phải thừa nhận không biết gì về nguyên nhân để có bảng Lục thập hoa giáp - Nhưng mấy người đó lại muốn chứng tỏ họ thông minh hơn cả nền văn minh Hoa Hạ mà họ tiếp thu một cách mê muội - khi chính cả nền văn minh đó bế tắc hàng ngàn năm không hiểu gì về cái mà họ coi là của chính họ. Chú Thiên Sứ kính mến. Nói chung, về việc có hai bảng Hoa Giáp thì cháu thấy cũng lạ. Sở dĩ cháu đặt vấn đề này nên là nguyên nhân do hai yếu tố. Một là sau khi xem sách của chú, trong các yếu tố để có được kết quả là Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, do có một điểm nhỏ cháu thấy khó hiểu, đó cách diễn giải giữa kết quả phần Nguyên Lý Hóa Hợp của 10 Thiên Can tương đồng với Vận Khí sinh khắc Thiên Can. Tiếp theo, cháu thấy đưa thêm nguyên lý Hành Hợp có tính xác định là Hành Thủy vào vấn đề đó thì sự tương đồng nói trên có thể hợp lý hơn. Và như vậy thì xuất hiện các đối tượng cụ thể là: Hành Hợp, Hành Hóa, Hành của Thiên Can, và Hành của Bản Mệnh. Khi phải xác định sự tương tác giữa Hành Hợp và Hành Hóa ứng với sự tương tác giữa Thiên Can và Bản Mệnh thì cháu lại chưa có cách lý giải cụ thể để xác định một trong hai nghiệm sau: -Hành Hợp khắc Hành Hóa ứng với Thiên Can Khắc Vận Khí -Hành Hợp khắc Hành Hóa ứng với Vận Khí Khắc Thiên Can Hai là khi xem phần Tý Ngọ Lưu Chú của Đông Y, trong đó có khái niệm 1 tuần bằng 10 ngày dương lịch. Ngày thứ nhất là Ngày Giáp cho đến ngày thứ 10 là ngày Kỷ, và 10 ngày này được chia thành hai nửa chu kỳ Tý Ngọ Lưu Chú, mỗi nửa chu kỳ có 60 giờ cổ ứng với Lạc Thư Hoa Giáp. Đại khái là như vậy cho nên cháu mới nghĩ rằng vấn đề trên cũng có thể cần phải để ý xem. Nhưng trước mắt thì đúng là khó có thể cho rằng có hai bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Còn trong việc có ai đó đánh giá đúng sai về các nội dung mới đươc phát hiện và chỉnh lý các nguyên lý cơ bản thì chắc mỗi người đánh giá theo khả năng chung của họ. Nhưng đối với sự chỉnh lý Bảng Lục Thập Hoa Giáp thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp thì cháu thấy quá là thú vị. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 11, 2008 Thưa các học giả và các anh chị, sau đây Rubi sẽ trình bày "nghi án" có hai bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Nội dung bài lần này có hai phần chính. Một là khái quát về kết quả hai bảng Hoa Giáp, hai là nêu ra một khái niệm cơ bản của Tý Ngọ Lưu Chú. Bảng Lạc Thư Hoa Giáp do Nhà nghiên cứu (NNC) Nguyễn Vũ Tuấn Anh nghiên cứu và chính lý từ Bảng Lục Thập Hoa Giáp, nội dung này Rubi có xem trong cuốn sách 'Thời Hùng Vương và Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp' của tác giả. Trước khi xem sách, Rubi cũng không biết Lục Thập Hoa Giáp là gì. Sau khi xem sách thì Rubi có hiểu thêm về Bảng Lục Thập Hoa Giáp và thấy sự chỉnh lý nó thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp khiến rất dễ hiểu. Tuy không nhớ nhanh được 60 tuổi của Hoa Giáp, nhưng Rubi lại có thể hiểu nó phần nào là bởi vì tính quy luật của nó được trình bày theo trong Bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Ngược lại, có thể có nhiều người nhớ nhanh được Bảng Lục Thập Hoa Giáp nhưng đảm bảo họ không hiểu được nguyên lý của nó bởi vì nó không có quy luật hình thành kèm theo. Sau đây là hình ảnh minh họa Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, nội dung trình bày theo chỉnh lý của tác giả, còn Rubi chỉ thực hiện phần trình bày đồ họa. --- Bảng 1: Kỷ 1 của Lạc Thư Hoa Giáp --- --- Bảng 2: Kỷ 2 của Lạc Thư Hoa Giáp ---Có thể nói rằng, dựa trên tiền đề khái quát "Suy ngũ vận, định lục khí" chính là một yếu tố để thành lập cũng như trình bày minh họa Bảng Lạc Thư Hoa Giáp. Vấn đề tiếp theo là các nguyên lý cụ thể.Theo như trong sách, Nguyên Lý Tương Hợp của 10 Thiên Can được sử dụng, trước là để chia thành ngũ vận, sau là để xác định lục khí cho mỗi nửa chu kỳ của Bảng Hoa Giáp. -Suy ngũ vận: 60 năm được chia đều thành 2 kỷ. Kỷ thứ nhất là 30 năm đầu, kỷ thứ hai là 30 năm cuối. 5 vận của kỷ thứ nhất là: Giáp hợp Kỷ ứng với vận 1. Từ năm Giáp Tý đến năm Kỷ Tị là 6 năm thứ nhất. Ất hợp Canh ứng với vận 2. Từ năm Canh Ngọ đến năm Ất Hợi là 6 năm thứ hai. Bính hợp Tân ứng với vận 3. Từ năm Bính Tý đến năm Tân Tị là 6 năm thứ ba. Đinh hợp Nhâm ứng với vận 4. Từ năm Nhâm Ngọ đến năm Đinh Hợi là 6 năm thứ tư. Mậu hợp Quý ứng với vận 5. Từ năm Mậu Tý đến năm Quý Tị là 6 năm thứ năm. 5 vận của kỷ thứ hai từ năm Giáp Ngọ đến năm Quý Hợi cũng được xác định tương tự như trên. -Định lục khí: Định lục khí là xác định tính chất hành Bản Mệnh cho mỗi năm trong 6 năm, của mỗi vận. Theo như trong sách thì có các yếu tố Hành Hóa của Nguyên Lý Tương Hợp, Hành của Thiên Can, và Hành của Bản Mệnh. Đến đây, Rubi tham gia chỉnh lý và đưa ra khái niệm Hành Hợp. Vì 6 đối tượng hợp với nhau thành một nhóm nên tính chất của Hành Hợp là Thuỷ. Hành Hợp của mỗi vận đều là Hành Thuỷ và nó tương tác với Hành Hóa của vận đó: Giáp hợp Kỷ hóa Thổ thì hành Hóa khắc hành Hợp Ất hợp Canh hóa Kim thì hành Hóa sinh hành Hợp. Bính hợp Tân hóa Thủy thì hành Hóa hòa hành Hợp. Đinh hợp Nhâm hóa Mộc thì hành Hợp sinh hành Hóa. Mậu hợp Quý hóa Hỏa thì hành Hợp khắc hành Hóa. Sự tương tác giữa Hành Hợp và Hành Hóa của mỗi vận sẽ tương ứng với sự tương tác giữa Hành Thiên Can với Hành Bản Mệnh. Biết được Hành Hợp, Hành Hoá, và Hành Thiên Can thì từ đó suy ra tính chất Hành Bản Mệnh. Vì giới hạn nguyên lý áp dụng nên đến đấy, Rubi thấy có hai trường hợp kết quả như sau: -Trường hợp 1 Hành Hợp sinh khắc Hành Hóa tương ứng với Thiên Can sinh khắc Bản Mệnh. -Trường hợp 2 Hành Hợp sinh khắc Hành Hóa tương ứng với Bản Mệnh sinh khắc Thiên Can. Với trường hợp 1 thì có Bảng 1 và Bảng 2 minh họa ở trên. Với trường hợp 2 thì có Bảng 3 và Bảng 4 minh họa dưới đây. --- Bảng 3: Kỷ 1 của Lạc Thư Hoa Giáp --- --- Bảng 4: Kỷ 2 của Lạc Thư Hoa Giáp ---Vấn đề là có thể tồn tại cả 4 Bảng nói trên tạo thành một chu kỳ 120 giờ hay 120 năm hay không thì cần phải có những nguyên lý trực tiếp xác định.Bảng Hoa Giáp là yếu tố để xác định chu kỳ thời gian. Và chu kỳ thời gian trong Tý Ngọ Lưu Chú là 120 giờ cổ. Các yếu tố khái quát của Tý Ngọ Lưu Chú trong Đông Y, Rubi tạm trình bày như sau. Còn tiếp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 12, 2008 Cơ sở Đông Y-Cấu trúc Tý Ngọ Lưu Chú Phần I-phụ đề Thưa các học giả và các anh chị, Rubi có vài lời nói về Đông Y và về phần trình bày nội dung trong đoạn viết này. Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú và Cấu Trúc Linh Quy Bát Pháp là hai cấu trúc quan trọng của Đông Y, đặc biệt là Châm Cứu Đông Y. Cấu Trúc Linh Quy Bát Pháp có sự tương đồng với Quy Đằng Bát Pháp, nhưng chắc có một số điểm khác nhau nho nhỏ. Căn bản, ở đây Rubi nói khái quát về Tý Ngọ Lưu Chú và Linh Quy Bát Pháp. Tý Ngọ Lưu Chú thì liên quan đến sự hoạt động của 12 đường Kinh, còn Linh Quy Bát Pháp liên quan đến sự hoạt động của 8 Kinh Kỳ (Kỳ Kinh Bát Mạch). Kỳ Kinh có tám đường, trong đó có hai mạnh gọi là Thần Kinh Trung Ương là mạch Nhâm và mạch Đốc, hai mạch có huyệt riêng còn 6 mạch còn lại không có huyệt riêng, mà nó giao với các Kinh chính và chung huyệt với các Kinh đó. Linh Quy Bát Pháp là nói đến tám huyệt giao hội của Bát Mạch Kinh Kỳ với tám đường kinh của 12 kinh Chính. Tám đường kinh chính trong 12 đường kinh nói trên không đồng bộ với Tứ Tượng là Âm Dương Kim Hỏa Thủy Mộc (tức là 12 kinh chính có hai bộ là 4+8, 4 kinh có tính chất là hành thổ, 8 kinh còn lại là ứng với Âm Dương Kim Hỏa Thủy Mộc). Đây cũng là Lý thuyết tiền đề của Linh Quy Bát Pháp và cũng là nguyên nhân phức tạp khi nghiên cứu về cấu trúc này. Nhưng khái quát về hai cấu trúc nói trên thì Rubi thấy Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú ứng với quy luật Âm Dương Ngũ Hành Tương Sinh do đó có thể đưa cấu trúc này vào thể hiện trong đồ hình Hà Đồ. Còn Cấu Trúc Linh Quy Bát Pháp thì theo như hiện này ứng với đồ hình Lạc Thư. Điều Rubi nghi ngờ là hiện này trong Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú của Đông Y thiếu một điểm quan trọng là Cấu Trúc này lấy đồ hình Hà Đồ làm bí kíp. Sự việc hiện này ngành Đông Y thiếu đồ hình bí kíp nói trên cũng dễ hiểu bởi vì tính chất Âm Dương của 12 đường Kinh bị ngược với Hà Đồ. Sở dĩ như vậy vì Đông Y cho rằng Nội Tạng thuộc tính là Âm, còn Ngoại Phủ thuộc tính là Dương. Nhưng Rubi nghĩ xác định như vậy là bị sai, đúng ra Nội Tạng phải có thuộc tính là Dương và Ngoại Phủ có thuộc tính là Âm. Có thể lấy ví dụ để gián tiếp chứng minh điều này, tức là: -Trong văn hóa xã hội vẫn coi Họ Nội là Dương, Họ Ngoại là Âm. -Xét về cấu tạo trái đất có Lõi bên trong là Kim và Hỏa mang tính là Dương, vỏ bên ngoài có Nước và Đất ứng với Thủy và Mộc là Âm. Từ hai yếu tố xác định bên trong là Dương Tính, bên ngoài là Âm Tính chính là các yếu tố gián tiếp để xác định Kinh ứng với Tạng có thuộc tính là Dương, Kinh ứng với Phủ có thuộc tính là Âm. Sau khi chỉnh lý tính chất Âm Dương của 12 đường Kinh như vậy thì có thể thực hiện một nguyên lý sau: -Trong 12 đường Kinh, loại bỏ hai đường Kinh là Tâm Bào và Tam Tiêu thì còn lại 10 đường kinh với tính chất xác định ứng với Hà Đồ là: Số 6, Kinh Bàng Quang cùng có tính chất là Âm Thuỷ Số 1, Kinh Thận cùng có tính chất là Dương Thuỷ Thủy sinh Mộc Số 8, Kinh Đởm cùng có tính chất là Âm Mộc Số 3, Kinh Can cùng có tính chất là Dương Mộc Mộc sinh Hoả Số 2, Kinh Tiểu Tràng cùng có tính chất là Âm Hoả Số 7, Kinh Tâm cùng có tính chất là Dương Hoả Hỏa sinh Thổ Số 5, Kinh Vị cùng có tính chất là Dương Thổ Số 10, Kinh Tỳ cùng có tính chất là Âm Thổ Thổ sinh Kim Số 4, Kinh Đại Tràng cùng có tính chất là Âm Kim Số 9, Kinh Phế cùng có tính chất là Dương Kim Với quy tắc nạp 10 đường kinh vào Hà Đồ theo sự Âm Dương Ngũ Hành tương ứng như trên chính là yếu tố mang tính vĩ mô của Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú. Sau đây thì Rubi bắt đầu nói đến Tý Ngọ Lưu Chú. Tuy nhiên về hình ảnh minh họa và nội dung thì chưa được chuẩn bị cẩn thận và chi tiết, nhưng vẫn có thể nói được những phần quan trong của Tý Ngọ Lưu Chú. Phần II-chính đề A-Thời gian trong Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú Thời gian ngày và giờ theo lịch âm là yếu tố căn bản của Tý Ngọ Lưu Chú (TNLC): -Về yếu tố Ngày thì khoảng thời gian là 10 ngày đêm, từ ngày Giáp đến ngày Quý theo lich âm thông thường, và cần nhấn mạnh là chu kỳ của TNLC theo thứ tự bắt đầu từ ngày can Giáp đến ngày cuối là can Quý. -Về yếu tố Giờ thì trong chu kỳ 10 ngày chia ra có 120 giờ bằng 240 tiếng( trong TNLG thì sử dụng 120 giờ tức là giờ cổ). Giờ Giáp Tý của Ngày Giáp là giờ thứ nhất-01. Trong khoảng thời gian 5 ngày, từ ngày Giáp đến hết ngày Mậu thì có được 60 giờ cổ, tức là từ giờ Giáp Tý 01 đến giờ Quý Hợi 60 là một nửa của Chu kỳ TNLC. Một nửa chu kỳ TNLC tiếp theo là 5 ngày, từ ngày Kỷ đến hết ngày Quý thì có được 60 giờ cổ, tức là từ giờ Giáp Tý 61 đến giờ Quý Hợi 120. Bang1-Bán chu kỳ I Bảng 2-Bán chu kỳ II Thời gian ngày đường kinh chủ đạo là yếu tố căn bản tiếp theo của Tý Ngọ Lưu Chú: -120 giờ cổ (10 ngày lịch âm) nói trên được chia thành 11 phần. 11 phần được xác định như sau: 01-Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 đến hết giờ thứ 10 02-Ngày đường kinh Đởm chủ đạo-từ giờ 11 đến hết giờ thứ 21 03-Ngày đường kinh Can chủ đạo-từ giờ 22 đến hết giờ 32 04-Ngày đường kinh Tiểu Tràng chủ đạo-từ giờ 33 đến hết giờ 43 05-Ngày đường kinh Tâm Chủ đạo-từ giờ 44 đến hết giờ 54 06-Ngày đường kinh Vị chủ đạo-từ giờ 55 đến hết giờ 65 07-Ngày đường kinh Tỳ chủ đạo-từ giờ 66 đến hết giờ 76 08-Ngày đường kinh Đại Tràng chủ đạo-từ giờ 77 đến hết giờ 87 09-Ngày đường kinh Phế Chủ đạo-từ giờ 88 đến hết giờ 98 10-Ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo-từ giờ 99 đến hết giờ 109 11-Khoảng thời gian bế huyệt-từ giờ 110 đến hết giờ 119, không có đường kinh nào chủ đạo. Trên đây là hai yếu tố về thời gian trong TNLC. B-Kinh, Huyệt, Khí, Huyết trong TNLC -Kinh: Cần nhắc lại là tính chất Âm Dương của các đường kinh như sau: Kinh ứng với Tạng có tính chất xác định là Dương, Kinh ứng với Phủ có tính chất xác định là Âm. Thực hiện nguyên lý vĩ mô, nạp 10 ngày đường kinh chủ đạo vào Hà Đồ theo quy tắc Âm Dương Ngũ Hành tương ứng thì sẽ được mô hình thứ tự 120 giờ hoạt động của Kinh, Huyệt, Khí, Huyết đúng theo quy luật tương sinh của Hà Đồ (Hình 1): Thuỷ 01-Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 đến hết giờ thứ 10 nạp vào cung số 1 Hà Đồ Thủy sinh Mộc 02-Ngày đường kinh Đởm chủ đạo-từ giờ 11 đến hết giờ thứ 21 nạp vào cung số 8 Hà Đồ 03-Ngày đường kinh Can chủ đạo-từ giờ 22 đến hết giờ 32 nạp vào cung số 3 Hà Đồ Mộc sinh Hoả 04-Ngày đường kinh Tiểu Tràng chủ đạo-từ giờ 33 đến hết giờ 43 nạp vào cung số 2 Hà Đồ 05-Ngày đường kinh Tâm Chủ đạo-từ giờ 44 đến hết giờ 54 nạp vào cung số 7 Hà Đồ Hỏa sinh Thổ 06-Ngày đường kinh Vị chủ đạo-từ giờ 55 đến hết giờ 65 nạp vào cung số 5 Hà Đồ 07-Ngày đường kinh Tỳ chủ đạo-từ giờ 66 đến hết giờ 76 nạp vào cung số 10 Hà Đồ Thổ sinh Kim 08-Ngày đường kinh Đại Tràng chủ đạo-từ giờ 77 đến hết giờ 87 nạp vào cung số 4 Hà Đồ 09-Ngày đường kinh Phế Chủ đạo-từ giờ 88 đến hết giờ 98 nạp vào cung số 9 Hà Đồ Kim sinh Thuỷ 10-Ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo-từ giờ 99 đến hết giờ 109 nạp vào cung số 6 Hà Đồ Khoảng thời gian đóng huyệt trong không gian của hành Thủy trên Hà Đồ: 11-Khoảng thời gian bế huyệt-từ giờ 110 đến hết giờ 119, không có đường kinh nào chủ đạo. Hình 1: Hinh minh họa cấu trúc hoạt động vĩ mô và vi mô của Tý Ngọ Lưu Chú (hình tạm thời-chỉ có số) -Huyệt -Cơ bản TNLC có 72 huyệt của 12 kinh chính. 72 huyệt có thể chia ra 3 dạng, là 72=60+10+2. Con số 10+2=12 là số huyệt tham gia trong sự Phản Bổn Hoàn Nguyên, xét về khái niệm vĩ mô của Hà Đồ thì chưa cần nói đến ở đây, các đọc giả có thể thảm khảo chi tiết trong Cơ Sở Đông Y-Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú trong các chuyên đề. Con số 60 được chia ra 10 phần bằng nhau, mỗi phần có 6 huyệt ứng với 6 kinh Phủ hoặc 6 kinh Tạng. Đây là các huyệt hoạt động đúng theo chu kỳ tương sinh của Hà Đồ. Về phần huyệt thì Rubi nói nôm na vậy, và sẽ nói chi tiết hơn ngay sau đây. -Khí, Huyêt -Trong cơ chế của TNLC thì Khí truyền trong các Kinh Phủ và Huyết chảy theo sau, còn Huyết thì truyền trong các Kinh Tạng và Khí chạy theo sau. -Theo tư liệu cổ thì chức năng của ngày đường Kinh Chủ đạo là: Dấn Khí Huyết từ Kinh này sang Kinh khác, sau đó trút các Khí, Huyết đó vào các Kinh cha hoặc mẹ là Kinh Tâm Bào hay Tam Tiêu C-Sự vận hành của Khí Huyết và sự mở Huyệt của các đường Kinh trong Tý Ngọ Lưu Chú theo quy luật ngũ hành tương sinh -Sự vận hành Vĩ Mô Trên phương diện vĩ mô thì thứ tự 10 Ngày Chủ Đạo đã trình bày như trên. -Sự vận hành Vi Mô Sự vận hành vi mô là nói đến sự hoạt động của các Kinh và các Huyệt( tương ứng với Kinh đó) trong khoảng thời gian Ngày Chủ Đạo. Trong mỗi Ngày Chủ Đạo sẽ có 6 Kinh và 6 Huyệt tương ứng tham gia vận hành Khí Huyết. Ngày Đường Kinh Tạng Chủ Đạo thì có sự tham gia của 6 Kinh Tạng, Ngày Đường Kinh Phủ Chủ Đạo thì có sự tham gia của 6 Kinh Phủ. Theo thứ tự 6 kinh thì 5 kinh đầu hoạt động liên tiếp theo quy luật ngũ hành tương sinh và khí huyết được trút vào kinh thứ 6. Kinh thứ 6 sẽ là Kinh Tâm Bào nếu đó là các Ngày Đường Kinh Tạng Chủ Đạo, hoặc sẽ là Kinh Tam Tiêu nếu đó là các Ngày Đường Kinh Phủ Chủ Đạo. Trở lại xét đến yếu tố hoạt động của 5 kinh đầu trong 6 kinh có đặc điểm sau: -Kinh đầu tiên trong 5 kinh chính là kinh Chủ Đạo -Kinh thứ ba trong 5 kinh sẽ có sự tham gia của cả kinh Chủ Đạo, đây là sự Phản Bổn Hoàn Nguyên. Trong sự Phản Bổn Hoàn Nguyên của Ngày Đường Kinh Thận Chủ Đạo có mặt cả Kinh Tâm Bào. Trong sự Phản Bổn Hoàn Nguyên của Ngày Đường Kinh Bàng Quang Chủ Đạo có mặt cả Kinh Tam Tiêu. Hình 1: Hinh minh họa cấu trúc hoạt động vĩ mô và vi mô của Tý Ngọ Lưu Chú (hình tạm thời-chỉ có số) Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 đến hết giờ thứ 10 nạp vào cung số 1 Hà Đồ: -Huyệt Dũng Tuyền của Kinh Thận (01 Dương Thuỷ-Hà Đồ) được mở tại giờ 120 (00-Quý Hợi) của chu kỳ 120 giờ cổ -Hai giờ sau, giờ 02 (Ất Sửu), huyệt Hành Gian của Kinh Can (03 Dương Mộc-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 04 (Đinh Mão), huyệt Thần Môn của Kinh Tâm (07 Dương Hỏa-Hà Đồ) được mở, và xảy ra hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên tức là có sự huyệt nguyên Thái Khê của Kinh Chủ Đạo (Kinh Thận) cũng mở. Riêng ngày đường kinh Thận chủ đạo thì hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên lại phức tạp hơn, có mặt cả huyệt nguyên Đại Lăng của Kinh Tâm Bào cũng mở. Ở ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo, hiện tượng Phàn Bổn Hoàn Nguyên cũng phức tạp tương đương, chi tiết sẽ nói đến sau. -Hai giờ sau, giờ 06 (Kỷ Tị), huyệt Thương Khâu của Kinh Vị (05 Dương Thổ-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 08 (Tân Mùi), huyệt Xích Trạch của Kinh Phế (09 Dương Kim-Hà Đồ) được mở. -Cuối cùng, giờ thứ 10 (Quý Dậu), Huyết được trút vào huyệt Trung Xung của Kinh Tâm Bào. Tiếp theo, các ngày đường kinh chủ đạo khác cũng có quy luật ngũ hành tương sinh tương tự và tương ứng. Trên đây chỉ là một ví dụ cụ thể về quy luật ngũ hành tương sinh trong khuổn khổ vi mô. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2008 Cơ sở Đông Y-Cấu trúc Tý Ngọ Lưu Chú Phần I-phụ đề Thưa các học giả và các anh chị, Rubi có vài lời nói về Đông Y và về phần trình bày nội dung trong đoạn viết này. ..... -Trong 12 đường Kinh, loại bỏ hai đường Kinh là Tâm Bào và Tam Tiêu thì còn lại 10 đường kinh với tính chất xác định ứng với Hà Đồ là: Số 6, Kinh Bàng Quang cùng có tính chất là Âm Thuỷ Số 1, Kinh Thận cùng có tính chất là Dương Thuỷ Thủy sinh Mộc Số 8, Kinh Đởm cùng có tính chất là Âm Mộc Số 3, Kinh Can cùng có tính chất là Dương Mộc Mộc sinh Hoả Số 2, Kinh Tiểu Tràng cùng có tính chất là Âm Hoả Số 7, Kinh Tâm cùng có tính chất là Dương Hoả Hỏa sinh Thổ Số 5, Kinh Vị cùng có tính chất là Dương Thổ Số 10, Kinh Tỳ cùng có tính chất là Âm Thổ Thổ sinh Kim Số 4, Kinh Đại Tràng cùng có tính chất là Âm Kim Số 9, Kinh Phế cùng có tính chất là Dương Kim Với quy tắc nạp 10 đường kinh vào Hà Đồ theo sự Âm Dương Ngũ Hành tương ứng như trên chính là yếu tố mang tính vĩ mô của Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú. Sau đây thì Rubi bắt đầu nói đến Tý Ngọ Lưu Chú. Tuy nhiên về hình ảnh minh họa và nội dung thì chưa được chuẩn bị cẩn thận và chi tiết, nhưng vẫn có thể nói được những phần quan trong của Tý Ngọ Lưu Chú. Phần II-chính đề ........ Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 đến hết giờ thứ 10 nạp vào cung số 1 Hà Đồ: -Huyệt Dũng Tuyền của Kinh Thận (01 Dương Thuỷ-Hà Đồ) được mở tại giờ 120 (00-Quý Hợi) của chu kỳ 120 giờ cổ -Hai giờ sau, giờ 02 (Ất Sửu), huyệt Hành Gian của Kinh Can (03 Dương Mộc-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 04 (Đinh Mão), huyệt Thần Môn của Kinh Tâm (07 Dương Hỏa-Hà Đồ) được mở, và xảy ra hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên tức là có sự huyệt nguyên Thái Khê của Kinh Chủ Đạo (Kinh Thận) cũng mở. Riêng ngày đường kinh Thận chủ đạo thì hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên lại phức tạp hơn, có mặt cả huyệt nguyên Đại Lăng của Kinh Tâm Bào cũng mở. Ở ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo, hiện tượng Phàn Bổn Hoàn Nguyên cũng phức tạp tương đương, chi tiết sẽ nói đến sau. -Hai giờ sau, giờ 06 (Kỷ Tị), huyệt Thương Khâu của Kinh Vị (05 Dương Thổ-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 08 (Tân Mùi), huyệt Xích Trạch của Kinh Phế (09 Dương Kim-Hà Đồ) được mở. -Cuối cùng, giờ thứ 10 (Quý Dậu), Huyết được trút vào huyệt Trung Xung của Kinh Tâm Bào. ... Đính Chính Thưa các học giả và các anh chị, Rubi xin đính chính một chút vì có một sự nhầm lẫn từ trước tới nay. Rubi nhận ra sự nhầm lẫn này khi xem lại bài viết này của chính mình. Tức là nhầm lẫn về tính chất tạng phủ của 4 đường kinh thuộc hành thổ trong 12 đường kinh. Từ trước đến nay Rubi vẫn nghĩ rằng Kinh Tâm Bào và Kinh Tỳ là Kinh ứng với Phủ, và Kinh Tam Tiêu và Kinh Vị là kinh ứng với Tạng. Nhưng cho đến bây giờ, xem đến phần Tý Ngọ Lưu Chú, Rubi mới phát hiện ra là nhầm. Vậy xin đính chính lại như sau: -Kinh Tỳ và Kinh Tâm Bào Lạc là Kinh ứng với Tạng -Kinh Vị và Kinh Tam Tiêu là Kinh ứng với Phủ Do đó, Rubi xin đính chính nội dụng trong bài viết này như sau. Về hình ảnh thì không có gì sai, tức là số 5 ứng với Kinh Tỳ, số 10 ứng với Kinh Vị, hình ảnh không sai là nó nằm ngoài kiểm soát của Rubi vì căn cứ theo sách mà vẽ chứ không suy nghĩ để xác định tính chất. Còn về nội dung thì do viết theo kiến thức nên có sự sai. Nội dung có chỗ sai trong 2 đoạn viết sau : 1: Số 6, Kinh Bàng Quang cùng có tính chất là Âm Thuỷ Số 1, Kinh Thận cùng có tính chất là Dương Thuỷ Thủy sinh Mộc Số 8, Kinh Đởm cùng có tính chất là Âm Mộc Số 3, Kinh Can cùng có tính chất là Dương Mộc Mộc sinh Hoả Số 2, Kinh Tiểu Tràng cùng có tính chất là Âm Hoả Số 7, Kinh Tâm cùng có tính chất là Dương Hoả Hỏa sinh Thổ Số 5, Kinh Vị cùng có tính chất là Dương Thổ Số 10, Kinh Tỳ cùng có tính chất là Âm Thổ Thổ sinh Kim Số 4, Kinh Đại Tràng cùng có tính chất là Âm Kim Số 9, Kinh Phế cùng có tính chất là Dương Kim 2: Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 đến hết giờ thứ 10 nạp vào cung số 1 Hà Đồ: -Huyệt Dũng Tuyền của Kinh Thận (01 Dương Thuỷ-Hà Đồ) được mở tại giờ 120 (00-Quý Hợi) của chu kỳ 120 giờ cổ -Hai giờ sau, giờ 02 (Ất Sửu), huyệt Hành Gian của Kinh Can (03 Dương Mộc-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 04 (Đinh Mão), huyệt Thần Môn của Kinh Tâm (07 Dương Hỏa-Hà Đồ) được mở, và xảy ra hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên tức là có sự huyệt nguyên Thái Khê của Kinh Chủ Đạo (Kinh Thận) cũng mở. Riêng ngày đường kinh Thận chủ đạo thì hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên lại phức tạp hơn, có mặt cả huyệt nguyên Đại Lăng của Kinh Tâm Bào cũng mở. Ở ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo, hiện tượng Phàn Bổn Hoàn Nguyên cũng phức tạp tương đương, chi tiết sẽ nói đến sau. -Hai giờ sau, giờ 06 (Kỷ Tị), huyệt Thương Khâu của Kinh Vị (05 Dương Thổ-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 08 (Tân Mùi), huyệt Xích Trạch của Kinh Phế (09 Dương Kim-Hà Đồ) được mở. -Cuối cùng, giờ thứ 10 (Quý Dậu), Huyết được trút vào huyệt Trung Xung của Kinh Tâm Bào. Nội dung chỉnh lại đúng là: 1: Số 6, Kinh Bàng Quang cùng có tính chất là Âm Thuỷ Số 1, Kinh Thận cùng có tính chất là Dương Thuỷ Thủy sinh Mộc Số 8, Kinh Đởm cùng có tính chất là Âm Mộc Số 3, Kinh Can cùng có tính chất là Dương Mộc Mộc sinh Hoả Số 2, Kinh Tiểu Tràng cùng có tính chất là Âm Hoả Số 7, Kinh Tâm cùng có tính chất là Dương Hoả Hỏa sinh Thổ Số 5, Kinh Tỳ cùng có tính chất là Dương Thổ Số 10, Kinh Vị cùng có tính chất là Âm Thổ Thổ sinh Kim Số 4, Kinh Đại Tràng cùng có tính chất là Âm Kim Số 9, Kinh Phế cùng có tính chất là Dương Kim 2: Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 đến hết giờ thứ 10 nạp vào cung số 1 Hà Đồ: -Huyệt Dũng Tuyền của Kinh Thận (01 Dương Thuỷ-Hà Đồ) được mở tại giờ 120 (00-Quý Hợi) của chu kỳ 120 giờ cổ -Hai giờ sau, giờ 02 (Ất Sửu), huyệt Hành Gian của Kinh Can (03 Dương Mộc-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 04 (Đinh Mão), huyệt Thần Môn của Kinh Tâm (07 Dương Hỏa-Hà Đồ) được mở, và xảy ra hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên tức là có sự huyệt nguyên Thái Khê của Kinh Chủ Đạo (Kinh Thận) cũng mở. Riêng ngày đường kinh Thận chủ đạo thì hiện tượng Phản Bổn Hoàn Nguyên lại phức tạp hơn, có mặt cả huyệt nguyên Đại Lăng của Kinh Tâm Bào cũng mở. Ở ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo, hiện tượng Phàn Bổn Hoàn Nguyên cũng phức tạp tương đương, chi tiết sẽ nói đến sau. -Hai giờ sau, giờ 06 (Kỷ Tị), huyệt Thương Khâu của Kinh Tỳ (05 Dương Thổ-Hà Đồ) được mở. -Hai giờ sau, giờ 08 (Tân Mùi), huyệt Xích Trạch của Kinh Phế (09 Dương Kim-Hà Đồ) được mở. -Cuối cùng, giờ thứ 10 (Quý Dậu), Huyết được trút vào huyệt Trung Xung của Kinh Tâm Bào. Có thể có những bài viết khác trước đây Rubi sẽ nhầm như vậy, Rubi xin thông báo với đọc giả quan tâm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2008 Chú Ý: Xuất hiện hai khái niệm khác nhau cho cùng một vấn đề về thời gian Cơ sở Đông Y-Cấu trúc Tý Ngọ Lưu Chú Phần I-phụ đề ... Phần II-chính đề A-Thời gian trong Cấu Trúc Tý Ngọ Lưu Chú Thời gian ngày và giờ theo lịch âm là yếu tố căn bản của Tý Ngọ Lưu Chú (TNLC): -Về yếu tố Ngày thì khoảng thời gian là 10 ngày đêm, từ ngày Giáp đến ngày Quý theo lich âm thông thường, và cần nhấn mạnh là chu kỳ của TNLC theo thứ tự bắt đầu từ ngày can Giáp đến ngày cuối là can Quý. -Về yếu tố Giờ thì trong chu kỳ 10 ngày chia ra có 120 giờ bằng 240 tiếng( trong TNLG thì sử dụng 120 giờ tức là giờ cổ). Giờ Giáp Tý của Ngày Giáp là giờ thứ nhất-01. Trong khoảng thời gian 5 ngày, từ ngày Giáp đến hết ngày Mậu thì có được 60 giờ cổ, tức là từ giờ Giáp Tý 01 đến giờ Quý Hợi 60 là một nửa của Chu kỳ TNLC. Một nửa chu kỳ TNLC tiếp theo là 5 ngày, từ ngày Kỷ đến hết ngày Quý thì có được 60 giờ cổ, tức là từ giờ Giáp Tý 61 đến giờ Quý Hợi 120. Thời gian ngày đường kinh chủ đạo là yếu tố căn bản tiếp theo của Tý Ngọ Lưu Chú: -120 giờ cổ (10 ngày lịch âm) nói trên được chia thành 11 phần. 11 phần được xác định như sau: 01-Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 đến hết giờ thứ 10 02-Ngày đường kinh Đởm chủ đạo-từ giờ 11 đến hết giờ thứ 21 03-Ngày đường kinh Can chủ đạo-từ giờ 22 đến hết giờ 32 04-Ngày đường kinh Tiểu Tràng chủ đạo-từ giờ 33 đến hết giờ 43 05-Ngày đường kinh Tâm Chủ đạo-từ giờ 44 đến hết giờ 54 06-Ngày đường kinh Vị chủ đạo-từ giờ 55 đến hết giờ 65 07-Ngày đường kinh Tỳ chủ đạo-từ giờ 66 đến hết giờ 76 08-Ngày đường kinh Đại Tràng chủ đạo-từ giờ 77 đến hết giờ 87 09-Ngày đường kinh Phế Chủ đạo-từ giờ 88 đến hết giờ 98 10-Ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo-từ giờ 99 đến hết giờ 109 11-Khoảng thời gian bế huyệt-từ giờ 110 đến hết giờ 119, không có đường kinh nào chủ đạo. Trên đây là hai yếu tố về thời gian trong TNLC. B-Kinh, Huyệt, Khí, Huyết trong TNLC -Kinh: ... Thưa các học giả và các anh chị, vừa hôm nay khi xem lại các khái niệm của Tý Ngọ Lưu Chú (Lưu=chảy ra, Chú=rót vào) ở một cuốn sách khác thì thấy khái niệm về thời gian có những yếu tố khác như đã trình bày. Tực là hiện nay, có hai khái niệm về thời gian khác nhau cho cùng một vấn đề trong TNLC. Cụ thể là khái niệm thời gian về ngày từ Ngày Giáp đến Ngày Quý. Một là khái niệm như đã trình bày và một khái niệm mà Rubi mới biết thêm và sẽ nói tới sau. Như đã trình bày thì khái niệm ngày Giáp cho đến ngày quý là 10 ngày đêm đúng với lịch âm, mỗi ngày có 12 giờ cổ (=24 tiếng). Còn có một khái niệm khác là từ ngày Giáp cho đến ngày Quý là 10 ngày đêm nhưng không giống như trên mà mười ngày này lại chính là Ngày Đường Kinh Chủ Đạo. Cụ thể là: 01-Ngày Quý là Ngày đường kinh Thận chủ đạo-từ giờ 120=00 (Quý Hợi) đến hết giờ thứ 10 (Quý Dậu) 02-Ngày Giáp là Ngày đường kinh Đởm chủ đạo-từ giờ 11 (Giáp Tuất) đến hết giờ thứ 21 (Giáp Thân) 03-Ngày Ất là Ngày đường kinh Can chủ đạo-từ giờ 22 (Ất Dậu) đến hết giờ 32 (Ất Mùi) 04-Ngày Bính là Ngày đường kinh Tiểu Tràng chủ đạo-từ giờ 33 (Bính Thân) đến hết giờ 43 (Bính Ngọ) 05-Ngày Đinh là Ngày đường kinh Tâm Chủ đạo-từ giờ 44 (Đinh Mùi) đến hết giờ 54 (Đinh Tị) 06-Ngày Mậu là Ngày đường kinh Vị chủ đạo-từ giờ 55 (Mậu Ngọ) đến hết giờ 65 (Mậu Thìn) 07-Ngày Kỷ là Ngày đường kinh Tỳ chủ đạo-từ giờ 66 (Kỷ Tỵ) đến hết giờ 76 (Kỷ Mão) 08-Ngày Canh là Ngày đường kinh Đại Tràng chủ đạo-từ giờ 77 (Canh Thìn) đến hết giờ 87 (Canh Dần) 09-Ngày Tân là Ngày đường kinh Phế Chủ đạo-từ giờ 88 (Tân Mão) đến hết giờ 98 (Tân Sửu) 10-Ngày Nhâm là Ngày đường kinh Bàng Quang chủ đạo-từ giờ 99 (Nhâm Dần) đến hết giờ 109 (Nhâm Tý) Vấn đề xác định 10 ngày Thiên Can là cần thiết vì trong TNLC còn áp dụng nguyên lý Hóa Hợp của Thiên Can trực tiếp cho 10 ngày này để tìm ra các cặp Huyệt hợp với nhau có tác dụng nhất định làm tăng khả năng điều trị bệnh hiệu quả theo đúng dịch lý vận động của khí huyết. Nhưng như trên, Rubi trình bày thì thấy có hai khái niệm thời gian về Ngày cho cùng một vấn đề trong TNLC. Việc xác định khái niệm nào được áp dụng nguyên lý Hóa Hợp thì Rubi cần phải nghiên cứu thêm. Vậy Rubi cũng thông tin như vậy để các học giả tiếp cận vấn đề được biết tình hình chung. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2008 Rubi thân mến. Ngay đầu topic này Rubi viết: Nhưng trong những bước để đi đến sự hình thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, có một chỗ Rubi không hiểu. Và Rubi tự nghiền ngẫm nghiên cứu thêm. Khi Rubi sử dụng phát kiến có sẵn trong sách, tức là độ số của Thủy cục là 6, độ số của Hỏa cụ là 2 thì cho ra kết quả là 2 nghiệm. Với mỗi một nghiệm, sẽ cho ra một Bảng Lạc Thư Hoa Giáp (LTHG) tương ứng, nghiệm thứ nhất cho ra Bảng LTHG 1 giống như trong sách, nghiệm còn lại cho ra Bảng LTHG 2 có tính đối xứng với Bảng LTHG 1.Nhưng khi xem đến hết bài trên chú chưa thấy Rubi chứng minh vấn đề được đặt ra? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2008 Rubi thân mến. Ngay đầu topic này Rubi viết: Nhưng khi xem đến hết bài trên chú chưa thấy Rubi chứng minh vấn đề được đặt ra? Thưa chú, đúng là cháu chưa thể chứng minh được hay nói đúng hơn là vấn đề vẫn đang còn là ý tưởng. Việc chứng minh vấn đề chu kỳ 120 năm tương đồng với 120 giờ lại xuất hiện một sự khác nhau là: -Đối với can chi của năm thì Năm Giáp Tý lại không bao giờ có tháng Giáp Tý, bởi vì tháng giêng của năm là Tháng Dần. -Đối với can chi của giờ thì Ngày Giáp Tý lại bắt đầu từ Giờ Giáp Tý. Năm thì bắt đầu từ tháng Dần, Ngày thì bắt đầu từ Giờ Tý do vậy đây là yếu tố chính khiến có sự khác nhau giữa Năm và Giờ và đồng thời cũng ít có khả năng thời gian của năm có chu kỳ 120 năm. Không những thế mà riêng trong các nguyên lý về TNLC lại đang có hai khái niệm khác nhau như cháu vừa nói ở bài trên. Tóm lại, nội dụng topic này vẫn chỉ là một ý tưởng và chưa thể có kết quả chứng minh để kết luận, hoặc có thể ý tưởng không có triển vọng là đúng hướng. Nếu chứng minh được vấn đề nêu ra thì nó lại liên quan đến tháng Tý là tháng đầu năm như lịch Tây, do vậy vấn đề cũng còn liên quan đến nhiều các nguyên lý căn bản khác. Và tóm lại, đúng như chú nói, cháu chưa chứng minh được vấn đề đặt ra. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2008 Rubi thân mến! Tại Rubi viết: Trước đây, Rubi có xem một cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đó là cuốn 'Thời Hùng Vương Và Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp'. Trong đó, vấn đề chỉnh lý Bảng Lục Thập Hoa Giáp thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, Rubi thấy có những nguyên lý rất hay và thuyết phục. Nhưng trong những bước để đi đến sự hình thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, có một chỗ Rubi không hiểu. Và Rubi tự nghiền ngẫm nghiên cứu thêm. Khi Rubi sử dụng phát kiến có sẵn trong sách, tức là độ số của Thủy cục là 6, độ số của Hỏa cụ là 2 thì cho ra kết quả là 2 nghiệm. Với mỗi một nghiệm, sẽ cho ra một Bảng Lạc Thư Hoa Giáp (LTHG) tương ứng, nghiệm thứ nhất cho ra Bảng LTHG 1 giống như trong sách, nghiệm còn lại cho ra Bảng LTHG 2 có tính đối xứng với Bảng LTHG 1. Như vậy, đến đó xuất hiện hai Bảng LTHG. Nhưng theo các học giả thì từ trước tới nay chỉ có một Bảng, và chắc không ai thấy nói đến có 2 Bảng, vì vậy lúc đó Rubi nghĩ rằng chắc chỉ chọn ra được một trong hai nghiệm để lấy ra được một Bảng ứng dụng. Và, Rubi cũng không có đủ kiến thức để chọn ra một trong hai Bảng đó. Bởi vậy, chú cứ tưởng Rubi chứng minh xong rồi chứ! Nhưng thôi, không sao.Cũng đoạn trên, Rubi viết: Nhưng trong những bước để đi đến sự hình thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp, có một chỗ Rubi không hiểu.Rubi có thể trích lại đoạn đó và cho chú biết vì sao Rubi không hiểu. Chú sẽ xem xét lại, hoặc sẽ diễn đạt lại cho dễ hiểu hơn.Cảm ơn Rubi nhiều. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 31 Tháng 12, 2008 ...Rubi có thể trích lại đoạn đó và cho chú biết vì sao Rubi không hiểu. Chú sẽ xem xét lại, hoặc sẽ diễn đạt lại cho dễ hiểu hơn. ... Thưa chú, do sách cháu xem là sách mượn trong thư viện Hà Nội, và hiện tại cháu lại không đăng ký thẻ của thư viện nên không vào đó để mượn lại được, cho nên cháu không thể đọc kỹ lại và dẫn chứng chỗ mà cháu đã không hiểu đó. Tuy thế nhưng cháu nghĩ là tìm trên thư viện của các diễn đàn cũng có, khi nào cháu tìm được thì cháu sẽ xem lại và trích dẫn. Thực tế nữa là, hiện tại cháu cũng đang mải suy nghĩ một vài vấn đề khác, cũng là theo cảm hứng tự nhiên, cho nên chưa tập trung cho vấn đề này (với những yếu tố như trên). Share this post Link to post Share on other sites