-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Anh thấy như thế này: Thái cực sinh Lưỡng nghi. Ví dụ Nghi dương là nam giới, Nghi âm là nữ giới. Vậy khi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng thì Nghi dương sinh ra Thiếu dương và Thái dương (2 trong một: hai thời kỳ phát triển của một người). Nam giới hồi nhỏ(tuổi; chưa có gia đình) thì gọi là Thiếu nam-ứng với Thiếu dương. Vị ấy khi lớn lên, lập gia đình thì thành Cha-ứng với Thái dương. Như vậy, cũng là người ấy(nam). Nhưng lúc nhỏ và lúc lớn, cho nên gọi là thiếu dương và thái dương. Hay nói một cách khác, đây là hai giai đoạn trong đời của một người, giống như là hai giai đoạn Mệnh(thiếu) và Thân(Thái) trong tử vi nói đó. Nữ giới hồi nhỏ-cũng lại phân tích như thế. Tóm lại là, Thái /thiếu nghĩa là lớn /nhỏ. Âm /dương nghĩa là /nam nữ. Lớn nhỏ là hai giai đoạn của Một. Nam nữ đều có hai giai đoạn như vậy! Chỗ này thì anh phải đưa ra Trung thiên Bát quái để giải! Hãy để ý đến hai nhóm Tứ tượng tương sinh, một nhóm tương sinh thuận theo chiều kim đồng hồ (hình vuông diềm mầu đen). Một nhóm tương sinh nghịch chiều kim đồng hồ (hình vuông diềm mầu đỏ) Như LinhNhi nói, vậy thì bị âm dương đối nghịch. Thế cũng đúng, nhưng đấy là nhìn tổng quan theo chu vi bên ngoài. Nhưng, đó cũng là lẽ đương nhiên khiến các quái luân chuyển theo chu kỳ thứ tự số Hà Đồ hay Lạc Thư... Anh tạm lý giải vậy:) Cháu, nguyenle kính chào chú Khonglaai. Theo cháu, người xưa hay dùng cách gọi tắt như: Chúng sinh là gọi chung cho chúng sinh và chúng tử. Thái dương là gọi chung cho thái dương và thái âm. Như vậy, cũng có thể là: Thái cực là gọi chung cho thái cực và thiếu cực. Cháu nghĩ cũng phải có một cái không thể nói đến đến được. Nhưng vì sự diệu dụng của Thái cực mà vẫn có thể đặt tên cho cái không thể hiểu là Vô cực. Cháu tư duy vậy. Nhưng thật ra thì từ vô cực là cháu cũng bắt chước người ta mà gọi vậy thôi ạ! (20-09-2007) Chú KLA kính mến! Về vấn đề từ Vô cực đến Bát quái, thì có nhiều tầng kiến giải. Và đặc biệt cái kiến giải về Vô cực ('vô cùng') cũng có khi là ảnh hưởng của trường phái vô tướng nào đó. Nhưng cháu thì cũng nêu ra Vô cực trong phần nghiên cứu của cháu, bởi cũng có chút kiến giải, chú ạ. Còn về vấn đề nghiên cứu Kinh dịch và luận bàn theo cái thấy riêng của mối nhóm hay mỗi cá nhân rồi tạo ra những cách giải thích khác nhau nhất định. Thì cháu thấy là phải có sự hiểu biết bao quát, hay là một giả thuyết bao quát rồi mới có thể triển khai nghiên cứu từng phần. Bởi vì cái Lý học này nó sinh ra nhiều loại tư duy logic. Những tư duy của mỗi nhóm hay cá nhân ví như là Lạc(chi, nhánh, ngõ cụt), để khẳng định tư duy đó đúng sai ra làm sao thì phải xem cái Lạc ấy nó có cùng gen với Kinh hay không... nguyenle cảm ơn chú KLA đã chỉ giáo và gợi ý cho cháu tham khảo tài liệu về Kinh dịch. Theo đó cháu tìm được rồi. Cháu cũng thấy là tư duy theo hướng động tĩnh cũng có nhiều điều hay. Cháu, nguyenle cảm ơn Chú. Quan trọng, chủ nhân của Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt là anh Thiên Sứ có đồng ý với kiến giải này của bạn Linh Nhi không? KLA You are welcome.Lạc cùng gen với Kinh là sao? Ý bạn đổi Chấn lên gần Khảm là làm Kinh cùng gen với Lạc hả bạn? Hỏi vậy thôi chứ bạn cứ làm việc của mình. Chúc thành công. KLA Cháu, nguyenle, cảm niệm chú đã tiết lộ thiên cơ (bởi cháu đang nghi hai Danh bút ấy là Một). Cháu có, đã xem thấy một vài hình ảnh trên diễn đàn, trong đó có Chú TS. Thế là, cũng nảy sinh cái tật tò mò xem tướng, cháu chỉ xem được có mỗi một điểm, đó là vùng huyệt liên quan đến Thận ở trên Tai. Những người có tài, thường biểu lộ trên cái vùng huyệt này một hình dạng dài, rộng và có độ khép . Nói chung là ai có cái tướng này thì thường là có nội công thâm hâụ, có sức khỏe dẻo dai dẫn đến tính lao động bền bỉ và kiên trì...nguyenle, cháu nói sơ sơ vậy thôi, tránh lạc đề quá xa. (21-09-2007)
-
NGHIÊN CỨU PHẦN MỘT HỆ THỐNG LÝ THUYẾT TIÊN THIÊN-VŨ TRỤ HỒI ĐẦU (ĐẠI CƯƠNG VÔ CỰC-BÁT QUÁI) Vô cực sinh Thái cực Thái cực sinh Lưỡng nghi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng Tứ tượng sinh Bát quái Hình biểu trưng Dịch lý từ Vô cực đến Bát quái I. Vô cực: Nói cho dễ hiểu là giống như vô niệm. Thấy biết đó, như như đó, nhưng không phân biệt thì gọi là vô niệm. 7 đại (đất, nước, gió, lửa, không, kiến, thức) của vũ trụ có đó, nhưng vẫn chỉ là nguyên liệu; Chưa hình thành ra một cái gì, nên gọi là Vô cực. Biểu tượng của Vô cực là một hình tròn: Hình 1-Vô cực II.Thái cực: Vô cực sinh Thái cực: Bất giác, ý thức (thức đại) khởi niệm phân biệt. Đó chính là cái nhân để hình thành Thái cực. Thái cực gồm những gì? Đó là lưỡng nghi và tứ tượng! Hinh 2: Thái cực đồ nạp sắc- Thái cực Tiên thiên đồ III.Lưỡng nghi: Thái cực sinh Lưỡng nghi: Thái cực sinh ra hai cực. Cực âm và cực dương. Hình 3: Lưỡng nghi Tượng của Lưỡng nghi: Nghi âm biểu tượng cho Cực âm, được ký hiệu là một vạch đứt. Nghi dương biểu tượng cho Cực dương, được ký hiêu là một vạch liền. IV.Tứ tượng: Lưỡng nghi sinh Tứ tượng Tứ tượng là Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương. Cực Âm của Thái cực có Thuỷ và Mộc, cực Dương của Thái cực có Hoả và Kim. Thuỷ là giai đoạn đầu của Âm cực nên gọi là Thiếu âm Thuỷ. Mộc là giai đoạn cuối của Âm cực nên gọi là Thái âm Mộc. Thuỷ và Mộc đều thuộc âm tính! Hoả là giai đoạn đầu của Dương cực nên gọi là Thiếu dương Hoả. Kim là giai đoạn cuối của Dương cực nên gọi là Thái dương Kim. Hoả và Kim đều thuộc dương tính! Tượng của Tứ tượng: Hình 4: Tứ tượng THÁI ÂM Mộc (của tứ tượng) có biểu tượng là hai hào âm; (chồng thêm một hào âm lên Thái Âm Mộc thì thành quái Khôn-ứng với MẸ) THÁI DƯƠNG Kim (của tứ tượng) có biểu tượng là hai hào dương; (chồng thêm một hào dương lên Thái Dương Kim thì thành quái Càn-ứng với CHA.) THIẾU ÂM Thuỷ (của tứ tượng) có biểu tượng là hai hào: dưới là hào âm, trên là hào dương; (chồng thêm một hào âm lên Thiếu Âm Thuỷ thì thành quái Khảm-ứng với con gái (nói chung)) THIẾU DƯƠNG Hoả (của tứ tượng) có biểu tượng là hai hào: dưới là hào dương, trên là hào âm; (chồng thêm một hào dương lên Thiếu Dương Hoả thì thành quái Ly-ứng với con trai (nói chung)) V.Bát quái: Tứ tượng sinh Bát quái Thái cực gồm hai cực (Dương cực và Âm cực) có khả năng phân thành hai cực riêng rẽ. Và, mỗi phần tử của Thái cực cũng có khả năng trên (theo định lý một sinh hai(âm và dương)): Thiếu Âm Kim phân thành hai, gồm Kim dương và Kim âm. Quái Càn là biểu tượng của Kim dương (Trời). Quái Đoài là biểu tượng của Kim âm (Đầm). Thái Dương Hoả phân thành hai, gồm Hoả dương và Hoả âm. Quái Ly là biểu tượng của Hoả dương (Lửa). Quái Chấn là biểu tượng của Hoả âm (Sấm). Thái Âm Thuỷ phân chia thành hai, gồm Thuỷ dương và Thuỷ âm. Quái Khảm là biểu tượng của Thuỷ dương (Nước). Quái Tốn là biểu tượng của Thuỷ âm (Gió). Thiếu Dương Mộc phân chia thành hai, gồm Mộc dương và Mộc âm. Quái Khôn là biểu tượng của Mộc dương (Đất). Quái Cấn là biểu tượng của Mộc âm (Núi). Tượng của Bát quái: Hình 5: Bát quái Chồng thêm một hào DƯƠNG lên Thái Dương Kim thì thành quái Càn. Chồng thêm một hào ÂM lên Thái Dương Kim thì thành quái Đoài. Chồng thêm một hào DƯƠNG lên Thiếu Dương Hoả thì thành quái Ly. Chồng thêm một hào ÂM lên Thiếu Dương Hoả thì thành quái Chấn. Chồng thêm một hào DƯƠNG lên Thái Âm Thuỷ thì thành quái Tốn. Chồng thêm một hào ÂM lên Thái Âm Thuỷ thì thành quái Khảm. Chồng thêm một hào DƯƠNG lên Thiếu Âm Mộc thì thành quái Cấn. Chồng thêm một hào ÂM lên Thiếu Âm Mộc thì thành quái Khôn. Trùng quái Biểu tượng của Lưỡng nghi, biểu tượng của Tứ tượng, biểu tượng của Bát quái có một sự thống nhất căn bản. Điều này dựa trên định lý "một sinh hai" áp dụng trong quá trình Biến dịch từ Vô cực thành Bát quái: Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Định lý "một sinh hai" áp dụng cho Thái cực sinh Lưỡng nghi: Thái cực gồm hai cực, Dương cực và Âm cực. Định lý "một sinh hai" áp dụng cho Lưỡng nghi sinh Tứ tượng: Dương cực gồm có 2 thành phần là Hành Kim và Hành Hoả. Âm cực gồm có 2 thành phần là Hành Thuỷ và Hành Mộc. Định lý "một sinh hai" áp dụng cho Tứ tượng sinh Bát quái: Hành Kim gồm có 2 thành phần là Kim dương và Kim âm. Hành Hoả gồm có 2 thành phần là Hoả dương và Hoả âm. Hành Thuỷ gồm có 2 thành phần là Thuỷ dương và Thuỷ âm. Hành Mộc gồm có 2 thành phần là Mộc dương và Mộc âm. Như vậy, do Tứ tượng sinh Bát quái thì hành của Bát quái phải đồng nhất với hành của Tứ tượng. Do Lưỡng nghi sinh Tứ tượng thì tính Âm Dương của Tứ tượng phải đồng nhất với tính Âm Dương của Lưỡng nghi. Đây là một lẽ đương nhiên của Dịch. Dựa trên định lý "một sinh hai" trong quá trình Biến dịch mà tìm về cách trùng quái và tính chất Hành của mỗi quái là một điều rất căn bản. Hình minh hoạ cách trùng quái Nạp Quái Bát quái Tiên thiên Nạp Bát quái vào Hà Đồ theo tính chất ngũ hành tương ứng thì được Bát quái Tiên thiên đồ: Bát quái Hậu thiên Nạp Bát quái vào Lạc Thư theo tính chất ngũ hành tương ứng thì được Bát quái Hậu thiên đồ: Bát quái Trung thiên: Còn tiếp! ======================== Kính báo! nguyenle xin có vài lời trước khi tiếp tục nội dụng của entry "Đại cương Vô cực-Bát quái" này. Phần đầu "Đại cương Vô cực - Bát quái" là ý tưởng vạch ra sau quá trình hứng thú nghiên cứu những nguyên lý căn bản. Vì là ý tưởng nên trong đó vẫn có những cái đúng sai mà chính nguyenle chưa biết. Hiện tại, từ đầu cho đến nay, trong gian ngắn đó, nguyenle có thấy được thêm một vài điểm rõ ràng hơn, và cũng có một vài ý tưởng cần gác lại để tiếp tục tiến độ của entry. Về phần Tứ tượng và Bát quái thì nguyenle tự tin hơn, về phần ngũ hành là Bát quái thì vẫn là ý tưởng-chưa có thêm căn cứ khoa học khách quan nào nên tạm thời phải vượt rào ý tưởng này để phát triển nội dung Thái cực, Bát quái. Về phần thảo luận trong Đề tài này thì nguyenle mong được các chuyên gia và các bạn thảo luận tự do không hạn chế. Song song với phần thảo luận, nguyenle sẽ có những tổng kết định kỳ để đảm bảo tính tổng quát của chuyên đề nghiên cứu. Thiết nghĩ nên như vậy, đây cũng là một cái tùy thuận theo thực tại. nguyenle kính báo! (20-09-2007)
-
Cháu, nguyenle rất cảm ơn chú ganda đã góp ý cho cháu.Trong phần ứng dụng của Bát quái thì phải có mặt của Ngũ hành, đó cũng là một ý tưởng đại cương không thể thiếu. Phong cách của Triết học cổ Đông phương là Lý học kết hợp với qui luật (toán học). Vì vậy, hiện tại cháu vẫn truy tìm nguyên lý để Hành thổ có mặt trong Tứ tượng và Bát quái. Như phần đại cương cháu đã nêu, Bát quái là Ngũ hành, Ngũ hành là Bát quái, nó khác nhau ở chỗ Hành thổ phân kỳ thành tứ tượng hay là Tứ tượng hội tụ thành Hành thổ. Hiện tại, Hành thổ là một hành đặc biệt và vẫn còn là điều bí ẩn đổi với cháu. Và, cháu nghĩ là nên hoàn thiện phần ý tưởng về Tứ tượng và Bát quái trước. Vì hiện tại, nó cũng có cơ sở gốc rễ, mỗi cái đều liên quan chặt chẽ với nhau. Sau khi nhẹ phần này, có thể sẽ có những yếu tố liên quan hợp lý của nó với ngũ hành nói chung và hành thổ nói riêng. Cháu nghĩ là nên như vậy, không thì hiện tại rất khó sắp xếp, bởi những các yếu tổ hợp lý nó cứ hiện ra mà không nói luôn thì tư tưởng bị bế tắc. Cháu có vài lời như vậy. (19-09-2007)
-
TIỂU ĐỀ-HOÀNG CỰC_THÁI CỰC VÀ HÀNH THỔ Trong chuyên mục Tử Bình Chân Thuyên Bài-Sách Tử Bình Chân Thuyên - Quảng Văn Hình minh hoạ:HOÀNG CỰC-ngũ hành Hình minh hoạ: ngũ hành tương sinh Hình minh hoạ: ngũ hành tương khắc Hình Thái Cực (thái cực tiên thiên) Như vậy thì có thể thấy rằng quá trình hình thành Thái cực cũng là quá trình hình thành nên Hành Thổ. Khi thái cực đã đầy đủ khí chất của tứ tượng thì nó đã bắt đầu trở thành một cơ thể sống. Bình diện tâm linh và thái cực hợp nhất thì cũng là lúc hoá sinh ra Hành Thổ.Có thể khẳng định rằng, Tứ tượng là bình diện hữu hình của Hành Thổ. Hay nói một cách khác, Hành Thổ là một Thái cực. Khi Hành Thổ được hoá sinh thì cũng là lúc vũ trụ tiếp tục vận động có qui luật, có chu kỳ và qui luật ấy chính là luật sinh khắc của Ngũ Hành. Nói chung, Thái cực là một Hành Thổ (Đại ngã). Nói riêng, Hành thổ là một Thái cực (tiểu ngã). Tức là áp dựng sự kiện trong cái lớn thì có cái nhỏ, cái nhỏ lại mang đầy đủ tính chất của cái lớn. Và có lẽ phải phân biệt giữa Đất (đất trời) với Hành Thổ. Đất nói chung có thể coi là một cực của Thái cực(Đại ngã). Trong môi trường Đất, lại hình thành nhiều môi trường nhỏ khác, mỗi một môi trường nhỏ lại hội tụ các yếu tố để hình thành nên một tiểu Thái cực. Khi một tiểu Thái cực được hình thành thì nó được coi là một phần tử có tính chất là Hành Thổ. Và Hành Thổ này lại tham gia tác động vào một môi trường Thái cực (tứ tượng) khác và hợp lại thành một cực gọi là Hoàng Cực (Ngũ Hành) Ví dụ: Lục phủ ngũ tạng ở người: Gan, Tim, Phổi, Thận đóng vai trò là một Thái cực (tứ tượng). Tỳ đóng vai trò là một Thái cực(hành thổ) khác. Hai thái cực này tạo nên một Hoàng cực (ngũ hành). Thái cực là Hành thổ!? (14-09-2007) (16-09-2007)
-
(12-09-2007) (13-09-2007)
-
là 4 góc vuông . 4 góc nầy không phải tượng trưng cho tứ tượng đâu. Nó tượng trưng cho bốn phương bốn góc, hay là một bí mật trong những con số trong Lạc Thư .Anh nhìn kỷ lại thấy góc vuông đó . Mỗi góc vuông đều bị mất đi một góc nhỏ. Đó là PHI đó anh, bởi vì : Phi = (đường dài + đường ngắn) / đường dài Vì vậy hình vẽ trên của anh tượng trưng cho Lạc Thư và Tiên Thiên Bát Quái . Mong anh nhìn kỷ lại hình vẽ Bé LinhNhi xí xọn, (09-09-2007) nằm ngoài sách kinh dịch hiện nay, cho nên bé cũng không còn ý kiến gì hết. Chúc anh nhiều may mắn trên con đường suy tầm nền văn học Phương Đông.Bé LinhNhi xí xọn @LinhNhi & All: Hình minh hoạ: sự liên quan giữa các vấn đề Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, biểu tượng của tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, sự liên quan giữa hành của Tứ tượng và hành của Bát quái trong trong quá trình trùng quái. Cách trùng quái và nạp Bát quái vào Hà đồ để có được Tiên thiên bát quái Đính chính TIỀU ĐỀ-TỪ LƯỠNG NGHI ĐẾN TIÊN THIÊN BÁT QUÁI Phần 003-Nội dung đã viết là "Dương cực gồm có hai hành, trong trạng thái: Thái dương Hoả khắc Thiếu âm Kim. Vì vậy, Dương cực có khả năng sinh ra hai hành là hành Hoả và hành Kim. Âm cực gồm có hai hành, trong trạng thái: Thái âm Thuỷ sinh Thiếu dương Mộc. Vì vậy, Âm cực có khả năng sinh ra hai hành là hành Thuỷ và hành Mộc. Biều tượng của 4 hành, hay tứ tượng là: Thái Dương Hoả có biểu tượng là hai vạch: __ __ Vạch âm ở trên . ______ Vạch dương ở dưới. Thái Âm Thuỷ có biểu tượng là hai vạch: ______ Vạch dương ở trên. __ __ Vạch âm ở dưới. Thiếu Dương Kim, biểu tượng là hai vạch âm (thiếu dương-không có vạch dương nào): __ __ 1 vạch âm ở trên. __ __ 1 vạch âm ở dưới. Thiếu Âm Mộc, biểu tượng là hai vạch dương ( thiếu âm-không có vạch âm nào): ______ 1 vạch dương ở trên. ______ 1 vạch dương ở dưới." Phần nội dung được tô màu đỏ là nguyenle viết sai với ý tưởng nên đính chính lại như sau: Thiếu Âm Kim, biểu tượng là hai vạch âm (thiếu dương-không có vạch dương nào): ______ 1 vạch dương ở trên. ______ 1 vạch dương ở dưới. Thiếu Dương Mộc, biểu tượng là hai vạch dương ( thiếu âm-không có vạch âm nào): __ __ 1 vạch âm ở trên. __ __ 1 vạch âm ở dưới. Như vậy thì thấy rằng có một điểm hơi lạ là: Thiếu âm Kim thuộc tính là âm mà lại không có(thiếu) khí âm (nghi âm) . Thiếu dương Mộc thuộc tính là dương mà lại không có(thiếu) khí dương (nghi dương). Mong được các chuyên gia thảo luận cái điểm có vẻ như mâu thuẫn này! (10-09-2007) (11-09-2007)
-
TIỂU ĐỀ- TỪ LƯỠNG NGHI ĐẾN TIÊN THIÊN BÁT QUÁI Vài lời giới thiệu: Phần này nều ra sự cần phải chỉnh sửa lại, hay định nghĩa lại biểu tượng của Tứ tượng. Vì sao? Vì tính chất logic là "tứ tượng sinh bát quái" thì hành của tứ tượng phải đồng nhất với hành của bát quái. ...nguyenle mong nhận được sự thảo luận của các bậc học giả và các chuyên gia(không phân biệt độ tuổi.) Có một số phần được nhắc lại và một số phần mở rộng để đảm bảo bố cục tiểu để. Nên nguyenle cũng xin nói rõ trước vậy. Hình minh hoạ: sự liên quan giữa các vấn đề Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, biểu tượng của tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, sự liên quan giữa hành của Tứ tượng và hành của Bát quái trong trong quá trình trùng quái. Cách trùng quái và nạp Bát quái vào Hà đồ để có được Tiên thiên bát quái 001-THÁI CỰC NẠP SẮC Những lý học căn bản để nạp sắc vào hình Thái cực: Về mặt tứ tượng: Thái âm Thuỷ có sắc đen (Ban đêm, mùa đông, hướng Bắc...). Thái dương Hoả có sắc đỏ (Ban ngày, mùa hè, hướng Nam). Thiếu âm Kim có sắc trắng (Buổi chiều, màu thu, hướng Tây). Thiếu dương Mộc có sắc xanh (Buổi sáng, màu xuân, hướng Đông). Về mặt âm dương: Vẫn dựa trên cái lý sẵn có-trong âm có dương, trong dương có âm và nhấn mạnh là trong thái âm có thiếu dương, trong thái dương có thiếu âm. Dựa vào hai điểm của lý-học trên thì đủ cơ sở để nạp sắc cho hình Thái cực và chiều xoắn lốc của nó thuận theo chiều kim đồng hồ. Điểm đặc biệt thứ nhất của hình thái cực này là nó phân chia thành hai cực, và giữa hai cực có thể hiện tính chất đối lập nhưng không mâu thuẫn. Đó là: Cực âm là cực tương sinh: Thái âm Thuỷ sinh thiếu dương Mộc. Cực dương là cực tương khắc: Thái dương Hỏa khắc thiếu âm Kim Có thể nói đây là biểu tượng cho Dịch: sáng tạo cái mới và hủy diệt cái cũ phải đồng thời. "Hay nói một cách khác theo ngôn ngữ cổ điển như truyền thuyết về dấu ấn của vua Salomon là: khả năng hủy diệt, phát triển và tiên tri"-sách tìm về cội nguồn kinh dich. Điểm đặc biệt thứ hai là sự cân bằng sinh khắc giữa hai cực: -Tương sinh: cực âm sinh cực dương có Mộc sinh Hoả, cân bằng với, cực dương sinh cực âm có Kim sinh Thuỷ. -Tương khắc: cực âm khắc cực dương có Thuỷ khắc Hoả, cân bằng với, cực dương khắc cực âm có Kim khắc Mộc. Như vậy, hai trạng thái đối lập nhau, nhưng không mâu thuẫn và có sự tương tác cân bằng thúc đẩy nhau tạo ra sự vận động không dừng nghỉ. 002-Thái cực sinh lưỡng nghi: Thái cực gồm hai cực, dương cực và âm cực, hay có thể nói là Bắc cực và Nam cực. Biểu tượng của Nam cực hay Dương cực là một vạch liền, gọi là nghi dương (sắc đỏ) Biểu tượng của Bắc cực hay Âm cực là một vạch đứt, gọi là nghi âm (sắc đen). 003-Lưỡng nghi sinh tứ tượng: Dương cực gồm có hai hành, trong trạng thái: Thái dương Hoả khắc Thiếu âm Kim. Vì vậy, Dương cực có khả năng sinh ra hai hành là hành Hoả và hành Kim. Âm cực gồm có hai hành, trong trạng thái: Thái âm Thuỷ sinh Thiếu dương Mộc. Vì vậy, Âm cực có khả năng sinh ra hai hành là hành Thuỷ và hành Mộc. Biều tượng của 4 hành, hay tứ tượng là: Thái Dương Hoả có biểu tượng là hai vạch: -- -- Vạch âm ở trên . ------ Vạch dương ở dưới. Thái Âm Thuỷ có biểu tượng là hai vạch: ------ Vạch dương ở trên. -- -- Vạch âm ở dưới. Thiếu Dương Kim, biểu tượng là hai vạch âm (thiếu dương-không có vạch dương nào): -- -- 1 vạch âm ở trên. -- -- 1 vạch âm ở dưới. Thiếu Âm Mộc, biểu tượng là hai vạch dương ( thiếu âm-không có vạch âm nào): ------ 1 vạch dương ở trên. ------ 1 vạch dương ở dưới. Hình minh hoạ: sự liên quan giữa các vấn đề Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, biểu tượng của tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, sự liên quan giữa hành của Tứ tượng và hành của Bát quái trong trong quá trình trùng quái. Cách trùng quái và nạp Bát quái vào Hà đồ để có được Tiên thiên bát quái 004-Tứ tượng sinh Bát quái: Thái cực gồm hai cực (Dương cực và Âm cực) có khả năng phân thành hai cực riêng rẽ. Và, các phần tử của Thái cực cũng có khả năng trên: Thiếu Âm Kim phân thành hai, gồm Kim dương và Kim âm. Quái Càn là biểu tượng của Kim dương. Quái Đoài là biểu tượng của Kim âm. Thái Dương Hoả phân thành hai, gồm Hoả dương và Hoả âm. Quái Ly là biểu tượng của Hoả dương. Quái Chấn là biểu tượng của Hoả âm. Thái Âm Thuỷ phân chia thành hai, gồm Thuỷ dương và Thuỷ âm. Quái Tốn là biểu tượng của Thuỷ âm. Quái Khảm là biểu tượng của Thuỷ dương. Thiếu Dương Mộc phân chia thành hai, gồm Mộc dương và Mộc âm. Quái Cấn là biểu tượng của Mộc âm. Quái Khôn là biểu tượng của Mộc dương. Ghi chú: 1. Có sự chỉnh sửa tính chất âm dương của các quái so với Phần "Đại cương Vô cực Thái cực". Tức là tính chất âm dương của mỗi hành căn cứ vào một số yếu tố sau: - 1-3-5-7-9 là số dương - 2-4-6-8-10 là số âm - lấy thứ tự liên tiếp của tám quái (càn > đoài > ly > chấn > tốn > khảm > cấn > khôn) tạo thành một chu kỳ soắn, rồi nạp vào nạp vào Hà Đồ. 2. Biểu tượng của tứ tượng có khác so với sách. Tức là chỉnh sửa lại cho nó có sự logic theo Đại cương. 3. Trong mỗi một hành, có hai quái. Hai quái này quan hệ với nhau theo tính chất sinh khí (sinh khí thượng biến-tức là so sánh hào trên cùng của quái này với hào trên cùng của quái kia thì thấy nó đối lập nhau về tính chất âm dương. Còn hào trung; hào hạ giữa hai quái thì cùng tính chất, hoặc ) (09-09-2007)
-
Màu ĐEN tượng trưng cho ÂM ( ___ ___ )Màu ĐỎ tượng trưng cho DƯƠNG ( ________ ) Màu TRẮNG tượng trưng cho ÂM ( ___ ___ ) Màu XANH tượng trưng cho DƯƠNG ( _______ ) Màu ĐEN + Màu XANH => có nghĩa là ở trên vạch âm vạch thêm một vạch dương gọi là Thiếu Dương Màu ĐỎ + Màu TRẮNG => có nghĩa là ở trên vạch dương vạch thêm một vạch âm gọi là Thiếu Âm Chỉ đơn sơ vậy thôi là đủ giải thích cho 2 dấu chấm trên hình làm cho hình tượng trưng cho tứ tượng Còn anh muốn nêu ra ngũ hành trong hình vẽ thì anh phải vẽ thêm một tấm hình cho cái hình của anh quay tròn, thì nó mới hiện tượng sự thay đổi từ tứ tượng hóa thành bát quái Bát Quái 1) ở trên thái dương vạch thêm một vạch dương gọi là Càn 2) ở trên thái dương vạch thêm một vạch âm gọi là Ðoài 3) ở trên thiếu âm vạch thêm một vạch dương gọi là Ly 4) ở trên thiếu âm vạch thêm một vạch âm gọi là Chấn 5) ở trên thiếu dương vạch thêm một vạch dương gọi là Tốn 6) ở trên thiếu dương vạch thêm một vạch âm gọi là Khảm 7) ở trên thái âm vạch thêm một vạch dương gọi là Cấn 8) ở trên thái âm vạch thêm một vạch âm gọi là Khôn Sau khi có được 8 quẻ bát quái rồi thì anh phối hợp với Hà Đồ thì nó mới ra Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt, lúc đó thì anh mới có thể nêu ra ngũ hành tương sinh tương khắc. Lúc đó những người đọc bài như bé thì mới thấy được cái đẹp của hình vẽ trên Mến, Bé LinhNhi xí xọn (06-09-2007) (07-09-2007) (09-09-2007)
-
Trong tiêu đề đưa ra, bài viết lúc đầu mang tính đại cương. Trong phần đối thoại này, nguyenle sẽ tiếp tục nêu lên một vài điểm nhấn của phần đại cương đó, để được các chuyên gia xem xét và thảo luận. nguyenle xin phép được có lời như vây. TIỂU ĐỀ-THÁI CỰC Trên đây là hình thái cực, nó có màu sắc như vậy cũng là do nguyenle dựa trên một số thông tin sưu tầm được rồi đúc kết lại.Mặt khác, trong lúc nghiên cứu phần đại cương đã trình bày, nguyenle thấy cần phải nghiên cứu xem hình thái cực này nó có gì bí ẩn không. Sau đó, khi xuất hiện ý tưởng nạp màu của tứ tượng vào thái cực, thì tự cảm thấy mỗi một vị trí màu đều phải có cái lý luận cơ sở. Sau đây, nguyenle xin được trình bày: Về mặt tứ tượng: Thái âm có sắc đen. Thái dương có sắc đỏ. Thiếu âm có sắc trắng. Thiếu dương có sắc xanh. Về mặt âm dương: Vẫn dựa trên cái lý sẵn có-trong âm có dương, trong dương có âm và nhấn mạnh là trong thái âm có thiếu dương, trong thái dương có thiếu âm. Dựa vào đó thì vừa đủ để cho ra một hình thái cực có 4 màu như trên. Điểm đặc biệt thứ nhất của hình thái cực này là nó phân chia thành hai cực, và giữa hai cực có thể hiện tính chất đối lập nhưng không mâu thuẫn. Đó là: Cực âm là cực tương sinh: Thái âm Thuỷ sinh thiếu dương Mộc. Cực dương là cực tương khắc: Thái dương Hỏa khắc thiếu âm Kim Có thể nói đây là biểu tượng cho Dịch: sáng tạo cái mới và hủy diệt cái cũ phải đồng thời. "Hay nói một cách khác theo ngôn ngữ cổ điển như truyền thuyết về dấu ấn của vua Salomon là: khả năng hủy diệt, phát triển và tiên tri"-sách tìm về cội nguồn kinh dich. Điểm đặc biệt thứ hai là sự cân bằng sinh khắc giữa hai cực: -Tương sinh: cực âm sinh cực dương có Mộc sinh Hoả, cân bằng với, cực dương sinh cực âm có Kim sinh Thuỷ. -Tương khắc: cực âm khắc cực dương có Thuỷ khắc Hoả, cân bằng với, cực dương khắc cực âm có Kim khắc Mộc. Như vậy, hai trạng thái đối lập nhau, nhưng không mâu thuẫn và có sự tương tác cân bằng thúc đẩy nhau tạo ra sự vận động không dừng nghỉ. Trên đây là nguyenle trình bày một số điểm nhấn của Thái cực đồ nạp sắc, mong được các chuyên gia nhận định. (06-09-2007)
-
Như vậy thì không liên quan gì đến tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cả. Nguyenle cứ tiếp tục nghiên cứu.Chúc thành công. Nhưng lưu ý Nguyenle là: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi mới sinh tứ tượng. Nay nguyenle lại viết: Như vậy trước Thái Cực đã có tứ tượng rồi sao?Theo tôi, Nguyenle cần xem lại ý tưởng này. Nguyenle lưu ý là: Sẽ không có một công cụ hiện đại nào của nhân loại bây giờ cho đến ngày tận thế kiểm định được tính thực của Thái Cực cả. Nhưng con người sẽ nhận ra nó bằng một sự minh triết có tính hợp lý. Và chỉ vậy thôi. Nguyenle hãy suy nghiệm. Thiên Sứ (06-09-2007)
-
Hai quái Cấn và Chấn là hai quái không có liên hệ hoán chuyển giữa Bát quái Hậu thiên Văn Vương và Hậu thiên Lạc Việt. Hay nói rõ hơn là vị trí hai quái Cấn và Chấn của Hậu thiên Văn Vương và Hậu thiên Lạc Việt như nhau. Vậy đâu cần phải theo tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh mà đổi đâu? Ở đây tôi chưa bàn tới lý do đổi. Nói cụ thể cho dễ hiểu với mọi người biết hoặc không biết về Kinh Dịch là như thế này. Có một cái xe đạp (Trong Nam gọi là xe máy đạp) từ trước đến nay vẫn coi là của ông Chu Văn Vương làm ra. Nhưng cái xe của ông Chu Văn Vương thì yên xe ở phía bánh sau và cái nệm chở (Bọp ba ga) thì ở đằng trước. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh sửa lại cái yên xe ra phía trước và đặt cái nệm chở về phía sau. Ngoài ra các cấu hình khác đều giữ nguyên. Nay anh Nguyenle đổi cái càng xe (Ghi dong) thì không cần phải căn cứ vào cái xe của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh để đổi. Anh Nguyenle có thể đổi cái Ghi đông ngay từ xe của ông Chu Văn Vương. Tương tự như vậy, hai quái Cấn và Chấn thì đều giống nhau giữa Bát quái Văn Vương và Bát quái Lạc Việt. cũng như cái ghi đông xe vậy. Cho nên, khi anh Nguyenle đổi vị trí Cấn Chấn thì không liên quan đến Bát quái Lạc Việt. Thiên Sứ (06-09-2007)
-
Xin hỏi:* Đã là Thái cực Âm và Thái cực Dương thì tức là phân âm dương rồi. Vậy cái có trước Âm Dương - tức có trước hai cái Thái cực Âm và Thái cực Dương ấy gọi là gì? * Sách nói: Thái cực sinh lưỡng nghi vậy: Thái cục Dương sinh ra lưỡng nghi gì? Và Thái Cực Âm sinh ra lưỡng Nghi gì? * Nếu bảo vô cực sinh ra hai Thái Cực - một Thái Cực Âm và một Thái cực Dương thì sao không ghi thẳng là Vô cực sinh lưỡng nghi ma 2lai5 phải là Thái cực sinh lưỡng nghi? Thiên Sứ Theo tôi hiểu thì sách của Nguyễn Vũ Tuấn Anh không hề có một đoạn nào có thể liên hệ hợp lý đến Trung Thiên Bát quái đồ , hoặc dồ hình ở trên. Nguyenle có thể nói rõ căn cứ vào lý luận nào , hay sự suy diễn như thế nào từ sách của Nguyễn Vũ Tuấn Anh để có đồ hình mà Nguyenle đã trình bày?Thiên Sứ (05-09-2007) (06-09-2007)
-
Xin hỏi:* Hai thái cực đó gọi là gì? Thái cực nào là Âm và Thái cực nào là Dương, Hay nó không phải Âm không phải Dương mà là hai Thái cực? * Đã là Thái cực sao lại là hai? Thiên Sứ (05-09-2007)
-
Đại cương Vô cực-Bát quái Lời nói đầu: Chủ đề này, nguyenle chỉ quanh quẩn trong kho kiến thức cơ bản hạn hẹp. Và vì lấy yếu tố đại cương làm chủ đạo nên những chứng minh chi tiết cho từng phần không nêu ngay ra đây. Có thể trong khi đối thoại, nguyenle sẽ lý luận chi tiết cho từng phần. nguyenle cảm thấy nội dung có tính logic nên mạnh dạn đưa ra, mong được các chuyên gia xem và đánh giá thiện chí và rất khoát, ngay thẳng. 001.Vô cực, Thái cực, Hoàng cực: A. Vô cực: Nói cho dễ hiểu là giống như vô niệm. Thấy biết đó, như như đó, nhưng không phân biệt thì gọi là vô niệm. 7 đại (đất, nước, gió, lửa, không, kiến, thức) của vũ trụ có đó nhưng vẫn chỉ là nguyên liệu. Chưa hình thành ra một cái gì, nên gọi là Vô cực. Biểu tượng của Vô cực là một hình tròn: B. Thái cực: Bất giác, ý thức(thức đại) khởi niệm phân biệt. Đó chính là cái nhân để hình thành Thái cực. Thái cực gồm những gì? Đó là lưỡng nghi và tứ tượng! Lưỡng nghi là nghi âm và nghi dương. Tứ tượng(trong âm có dương, trong dương có âm) là Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương. Biểu tượng của Thái cực là một hình tròn 4 màu: Thái cực cũng tức là trạng thái cân bằng giữa hai cực. Cực âm: Thái âm (sắc đen), Thiếu dương (sắc xanh) Cực dương: Thái dương (sắc đỏ), Thiếu âm (sắc trắng) C. Hoàng cực: Tức là Ngũ hành. Hoàng cực tức là Thái cực có đối tượng đối lập nhưng không mâu thuẫn. Thế nghĩa là sao? Tức là có hai Thái cực, một là biểu (bên ngoài), một là lý (bên trong). Bên ngoài thì một tách ra làm bốn(tứ tượng), bên trong thì bốn hợp lại là một (thái cực). Một đó với Bốn đó là 5 yếu tố tạo nên một cực gọi là Hoàng cực. Biểu tượng Hoàng cực là hình ngôi sao 5 màu. ................... Ngũ hành tương sinh ................... Ngũ hành tương khắc --- Cái thể của Hoàng cực là Thái cực. Cái tướng của Hoàng cực là Ngũ Hành. Cái dụng của Hoàng cực là Bát Quái. 002. Bát quái là Ngũ hành, Ngũ hành là Bát quái Bát là 8, quái là biểu tượng. Bát quái hình thành từ đâu? Hoàng cực gồm hai thái cực. Một thái cực phận kỳ (Dương Thái Cực) thành tứ tượng(kim, mộc, thuỷ, hoả), biểu lộ ra bên ngoài (biểu). Một thái cực hội tụ (Âm Thái Cực) tứ tượng (thổ) nằm ở bên trong(lý). Khi thái cực bên trong (Âm Thái Cực-hành thổ) chưa phân kỳ thì Hoàng cực là Ngũ hành(kim, mộc, thuỷ, hoả/ thổ) Khi thái cực bên trong (Âm Thái Cực-hành Thổ) phân kỳ thành tứ tượng thì Hoàng cực là Bát quái: (Kim+Mộc+Thuỷ+Hoả=4)x(Âm+Dương=2)=8: Số 1_ Cung Khảm .....Dương thuỷ-nước Số 6_ Cung Tốn.........Âm thuỷ-gió Số 8_ Cung Cấn........Dương mộc-núi Số 3_ Cung Khôn......Âm mộc-đất Số 9_ Cung Càn........Âm kim-trời Số 4_ Cung Đoài.......Dương kim-đầm Số 2_ Cung Chấn......Âm hoả-sấm Số 7_ Cung Ly..........Dương hỏa-lửa Ngũ hành tương sinh: phân kỳ thành Tiên thiên Bát quái: Ngũ hành tương khắc: phân kỳ thành Hậu thiên Bát quái: 003. Trung thiên bát quái và chu kỳ 12 đường kinh: Trong phần này, nguyenle đã có xem sách "Tìm về cội nguồn kinh dịch" của Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Dựa theo đó, và thế vị trí hai quái cấn và chấn cho nhau, và có hình minh họa như sau: Sau đây, nguyenle nạp chu kỳ 12 đường kinh vào Trung thiên Bát quái, trên cơ sở ngũ hành tương ứng: Ghi chú: Như nguyenle đã nói, vì mang tính chất đại cương và vì kiến thức cơ sở hạn hẹp nên chủ đề được trình bầy rất ngắn gọn. Trong phần đối thoại tiếp theo, nguyenle sẽ có những lý luận chi tiết trong khả năng có thể. Mong được thảo luận cùng các chuyên gia. (05-09-2007)
-
Thông báo xin gửi tới các đọc giả. Xin kính chào Hồng Thất Công, chào Phương Thiện Hữu. @Phương Thiện Hữu: tôi viết xưa thành sưa, cũng biết là như vậy :rolleyes: @ALL: Sau bài viết này, Rubi có việc bận dài ngày nên không tham gia diễn đàn và viết tiếp các chủ để đang dang dở. Có thể phải đến năm mới mới quay trở lại, nhưng cũng có thể là chưa biết đến khi nào. Có lẽ Rubi sẽ viết thêm một bài về Hậu Thiên Bát Quái (Rubi), rồi sẽ bắt đầu nghỉ giao tiếp trên Net. Xin cảm ơn.
-
Nhỡ rằng Thập Đế Tọa là vật chất tối thì...sao đây chú ơi.
-
Chuyện thằng bần thì chuyện thằng bần :rolleyes: Chuyện 1: Ngày sửa ngày sưa, bọn choai đang rủ nhau ra công viên bơi, một thằng hỏi cả bọn: bọn mày hôm nay thích đánh con gì ? Tớ ngó quanh, thấy đoàn tàu hỏa cả đoàn có tám khúc liền đáp với hắn rằng: 87, 78. Sau khi đi bơi về hắn kia đánh thật, tối đến trúng thật con 87 được 14k. Việc đầu tiên sau khi trúng đề là hắn vào quán điện tử :D Chuyện 2: Ngày sửa ngày sưa, tớ nằm mơ thấy có 3 con cá vàng, bắt được 1 con, thế là đoán con 31, tối thấy 31 thật. Chuyện 3: Ngày sửa ngày sưa, tớ mang tiền tới quán đề, nhẩm tính đánh con 42, trong khi đợi chủ đề ghi cho khách, tớ nhìn cái bàn thờ chủ đề, thấy có 3 nén hương và 8 quả chuối, thế là chuyển sang đánh con 38, tối đến đề về 38 thật. Mà sao cái vụ đề đóm vẫn còn tồn tại đến giờ nhỉ, cực lâu rồi không chơi cái trò này.
-
Thưa các đọc giả, hiện tại Rubi chẳng rõ lắm về các yếu tố cơ bản trong Âm dương và Ngũ hành, hệ lý thuyết đang được phổ biến và ứng dụng từ trước đến nay. Chắc lâu rồi, nghiên cứu và phát kiến đi theo một hướng mới nên quên mất một số yếu tố căn bản. Nhìn từ góc độ của người mới tiếp xúc và có thời gian học hiểu nhất định thì Rubi thấy hình như là các nguyên lý cơ bản về Âm dương và Ngũ hành có sự rời rạc, điển hình nhất là quan điểm Âm dương và Ngũ hành là hai vấn đề riêng biệt. Tóm lại, chủ đề này, Rubi sẽ tập hợp nội dung và minh họa nội dung đó một cách tương đối bằng hình ảnh, tất nhiên, nội dung ở đây là các yếu tố căn bản về Âm dương và Ngũ hành đang được phổ biến, ứng dụng từ trước đến nay. Thoáng thoáng thì thấy các nguyên lý cơ bản có phần riêng biệt giữa Tượng và Số, đồng thời phát triển lý thuyết Số nhiều hơn, nhất là Số Lạc Thư. Là vì khi đã có một hệ thống nguyên lý mới phát kiến và phục hồi trong khuôn khổ nhất định thì có thể đứng ở góc độ, mà ở đó có thể khách quan đánh giá phần nào về nó(các nguyên lý AD và NH đang ứng dụng) chứ không bị phụ thuộc vào nó nữa. Cho nên việc nắm bắt nội dung Âm dương và Ngũ hành (đang phổ biến và ứng dụng) ở mức độ căn bản có giới hạn nhất định là một mảng cần thiết. Một điểm cần nhấn là, từ góc độ của người mới tiếp xúc, nên sách phổ biến như thế nào thì Rubi sẽ tập hợp lại như thế, quý đọc giả có thể tập hợp chung với Rubi, kính mời. (còn tiếp)
-
Các đọc giả thân mến, vấn đề chính là sưu tầm nội dung, vấn đế phụ là nhận xét nội dung và/hoặc phản biện nội dung (căn cứ trên sự phát kiến mới và phục hồi). Nội dung chi này là nói đến Tứ tượng, và Rubi có chút nhận xét về vấn đề đặt tên trong Tứ tượng. Như theo nội dung trên thì người ta đặt tên cho Tứ tượng căn cứ theo nguyên lý trong Âm phải có Dương và trong Dương phải có Âm. Nguyên lý thì không sai nhưng áp dụng cho trường hợp này thì sai, vì sao ? Theo nguyên lý Dương là lớn mạnh, Âm là yếu mềm thì có kết quả: -Thái là lớn mạnh nên là Dương. -Thiếu là yếu mềm nên là Âm. Kết quả nguyên lý này cho ra hai đối tượng là Thái Dương và Thiếu Âm, không thể có kết quả Thái Âm và Thiếu Dương. Như vây, Áp dụng nguyên lý Trong Âm có Dương, Trong Dương có Âm trong trường hợp này mẫu thuẫn với nguyên lý Dương là Lớn mạnh, Âm là Yếu Mềm, đơn giản chỉ có vậy.
-
Chú thích: *: -Thái Âm sinh ra từ Hào Âm nên hình thái là trong Âm có Âm. -Thiếu Dương sinh ra từ Hào Âm nên hình thái là trong Âm có Dương. -Thiếu Âm sinh ra từ Hào Dương nên hình thái là trong Dương có Âm. -Thái Dương sinh ra từ Hào Dương nên hình thái là trong Dương có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thái Âm (được Quái Khôn) là hình thái trong Âm có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thái Âm (được Quái Cấn) là hình thái trong Âm có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thiếu Dương (được Quái Khảm) là hình thái trong Dương có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thiếu Dương (được Quái Tốn) là hình thái trong Dương có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thiếu Âm (được Quái Chấn) là hình thái trong Âm có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thiếu Âm (được Quái Ly) là hình thái trong Âm có Dương. -Chồng Hào Âm lên Thiếu Dương (được Quái Đoài) là hình thái trong Dương có Âm. -Chồng Hào Dương lên Thiếu Dương (được Quái Càn) là hình thái trong Dương có Dương.
-
Các đọc giả thân mến, Rubi không biết chữ hán, nhưng mà sử dụng từ điển trực tuyến cũng tra ra và dịch nôm na được (có thể không chính xác cho lắm). Hình 3, theo trục giữa, thứ tự từ dưới lên trên thì nội dung là: -Vô Cực sinh Thái Cực. -Thái Cực. -Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. -Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. -Tứ Tượng sinh Bát quái. -Bát Quái sinh 64 Quẻ. -64 Quẻ sinh vạn sự vạn vật. Và cũng theo hình trên: -Lưỡng Nghi là Hào âm và Hào dương. -Tứ Tượng là Thái Âm và Thiếu Dương, với Thiếu Âm và Thái Dương: -Thái Âm, hình tượng là hai hào Âm. -Thiếu Dương, hình tượng là hai hào, trên hào Dương, dưới hào Âm. -Thiếu Âm, hình tượng là hai hào, trên hào Âm, dưới hào Dương. -Thái Dương, hình tượng là hai hào Dương. -Thái Âm kết hợp với Thiếu Dương tạo thành một vế trong Tứ Tượng. -Thái Dương kết hợp với Thiếu Âm tạo thành một vế (còn lại) trong Tứ Tượng. Còn một phần giải thích trong hình 3 là các hình thái trong mỗi giai đoạn của quá trình từ Vô Cực đến vạn sự vạn vật (*)
-
Các đọc giả thân mến, sau đây là một vấn đề về Tứ tượng. Hình 3: Từ vô cực đến vạn sự vạn vật (nguồn) Hình 4: phụ đề (còn tiếp)
-
Tuy nhiên, người ta có thể triết lý về vấn đề tính chất âm dương của mỗi trong 64 quẻ bằng cách: Chia 64 quẻ thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 8 quẻ, sau đó loại bỏ Nội quái và căn cứ vào Ngoại quái rồi áp dụng qui tắc Càn Khôn giao nhau tạo ra vạn vật thì sẽ xác định được trong nhóm ngoại quái đó, quái nào là quái Âm, quái nào là quái Dương. Và tiếp theo, người ta có thể triết lý, Nội quái là Sơn, Ngoại quái là Hướng. Nhìn vào một quẻ, người ta có thể nhận định Sơn đó là Âm hay Dương và Hướng đó là Âm hay Dương. Vấn đề này đúng hay sai thì lại phụ thuộc vào vấn đề định nghĩa Âm dương ra làm sao. Nếu Âm dương là hai đối tượng đồng hành thì triết lý trên có thể sai, nếu triết lý trên đúng thì người ta định nghĩa Âm dương phải khác đi, và nếu định nghĩa Âm dương không phải là hai đối tượng đồng hành thì chỉ có cách định nghĩa Âm dương như là Thủy và Hỏa là Âm dương, Kim và Mộc là Âm dương, và với định nghĩa này thì lại là một sự lầm lẫn giữa Âm dương với Ngũ hành. p/s: cái chi lý luận độc thoại này Rubi phát triển nó theo phụ đề của chủ đề. Còn chủ đề chính là sưu tập nguyên lý Âm dương và Ngũ hành đang phổ biến từ trước tới nay.
-
Các đọc giả thân mến, bổ xung thêm ý kiến phân tích trên thì nó như thế này: Rubi so sánh Triết lý với Chân lý tương đối như thế, đối với phần Triết lý thì người ta cho rằng như ví dụ cha mẹ có trước và con cái có sau, tức là hai người sau khi kết hôn thì sinh ra con cái, cho nên người ta suy ra Càn Khôn giao nhau mà sinh ra 6 quái còn lại trong Bát quái. Song nhìn rộng hơn, cứ theo Triết lý này thì Quẻ Thuần Càn và Quẻ Thuần Khôn giao nhau thì sẽ tạo ra thêm 10 quẻ hay tạo ra thêm 62 quẻ, trong trường hợp như vậy thì kết quả chỉ tạo ra thêm 10 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào chia ra hai phần, phần thứ nhất có 5 hào âm (hoặc dương) thì phần còn lại là 1 hào dương (hoặc âm). Với trường hợp 62 quẻ thì cứ theo qui tắc xác định tính âm dương của một quẻ thì sẽ có 52 quẻ không biết căn cứ vào đâu để xác định tính âm dương cho nó. Khi Triết lý như trên, là một triết lý mở hay là một triết lý đóng, Rubi cho rằng đó là một Triết lý đóng, tức là tách riêng Bát quái khỏi Tứ tượng và Lục thập tứ quẻ. Đóng như vậy là một vấn đề vô lý, song nếu theo hướng cứ để như vậy rồi Mở ra thì lại thấy sự mâu thuẫn của nó với hệ thống từ Thái cực đến 64 quẻ. Nếu trong trường hợp này, cha mẹ sinh ra con cái hợp với nhau thành Bát quái là Triết lý, song song với vấn đề này thì Chân lý tương đối có nội dung thế nào, phải chẳng là...nên Mở trước rồi...tính sau, tức là phải xác định liên hệ Bát quái với hệ thống một chuỗi cái(tứ tượng) sinh ra nó và cái(64 quẻ) nó sinh ra, thì sau rồi Triết lý mới có thể khế hợp với Chân lý. Khi Mở ra như vậy thì sẽ thấy, không phải cha mẹ có trước rồi con cái có sau, cũng không phải ngược lại, con cái có trước rồi lớn lên thành cha mẹ (mặc dù cái phần ngược lại này có triết lý triển vọng đúng hơn).
-
Các đọc giả kính mến, Rubi mở rộng phần sưu tầm một cách đại khái để đọc giả có thể hiểu chính xác hơn. Nội dung trong hình 2 có các phần như sau: -Nhóm số: Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi Địa nhị sinh Hoả, Thiên thất thành chi Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. -Tính chất Âm dương của mỗi quái: Dương quái đa âm tức là hình tượng các quái Chấn, Khảm, Cấn có nét khái quát giống nhau: trong một quái có 3 hào gồm 1 hào dương và 2 hào âm. Âm quái đa dương tức là hình tường các quái Tốn, Ly, Đoài có nét khái quát giống nhau: trong một quái có 3 hào gồm 1 hào âm và 2 hào dương. -Họ Nội Ngoại: Có sự thứ tự từ nhỏ đến lớn (cũng như từ lớn đến nhỏ): Thiếu, Trung, Trưởng, Chủ. -Cả ba yếu tố trên có hệ thống liên quan đến nhau tạo ra điểm nhấn dễ tiếp cận: Nhóm số sinh, Âm quái đa dương, và Họ ngoại ứng với nhau. Nhóm số thành, Dương quái đa âm, và Họ nội ứng với nhau. P/S: Nếu trong sự nhận xét thì có thể nhận xét điểm nhấn để đánh giá sự đúng sai, khái quát nhận xét thì Rubi cho là có sự vênh nhau giữa Chân lý tương đối với Triết lý ở đây, điển hình nhất là Triết lý Càn Khôn giao nhau tạo ra vạn vận nhưng chân lý tương đối thì (theo Rubi) là theo nguyên lý tự nhân đôi, Hành thổ sinh ra Âm dương thổ, Âm thổ và Dương thổ tương tác với nhau tạo ra Tứ tượng, Tứ tượng tượng tác với nhau tạo ra Càn Khôn Bát quái. (còn tiếp)