-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Các đọc giả thân mến, xem thấy về mặt chất lượng hình ảnh, dạo này ảnh cứ bị giảm chất lượng lý do tại Photobucket giảm độ lớn tài liệu ảnh, cũng một phần do mỗi diễn đàn cũng khiến cho hình ảnh giảm độ lớn và giảm chất lượng. So sánh nguồn ảnh giữa photobucket và vietlyso thì bên vietlyso chất lượng hơn. Các đọc giả xem kỹ mặt ảnh sẽ thấy rõ chất lượng có khác nhau nhiều và dung lượng cũng chênh lệch xấp sỉ 50%. Tiếp theo là hình bảng nội dung Tý Ngọ lưu chú-Châm cứu Đông Y. Ngày đường kinh Tâm chủ đạo: Photobucket: Vietlyso: P/S: Ngày đường kinh Thận chủ đạo: Vietlyso.Hãy nhấn phím F11 để mở rộng màn hình khi xem ảnh.
-
Các đọc giả thân mến, hình bảng trên có lỗi thực hiện tại cung số 9 (nội dung và tiêu mục bị đảo ngược). Rubi chính lại như sau: Lỗi này to ra phết, thế mà bây giờ mới phát hiện thấy :unsure: Còn tiếp
-
Tý Ngọ Lưu Chú-Châm cứu Đông Y Ngày đường Kinh Thận chủ đạo Quý đọc giả thân mến, hoặc có chuyên môn hoặc không có chuyên môn, nếu quý vị xem mà thấy bất cứ lỗi nào (chính tả, mầu sắc, hình thức, nội dung) thì vui lòng chỉ ra càng sớm càng tốt để Rubi chỉnh sửa. Cảm ơn các đọc giả. Còn tiếp
-
Châm cứu thuộc trong lĩnh vực Đông y. Trong châm cứu có các nguyên lý có hệ thống, một trong những hệ thống đó là Tý Ngọ Lưu Chú. Nói thêm, song song với Tí Ngọ Lưu Chú thì có Linh Qui Bát Pháp và Qui Đằng Bát Pháp, hai nội dung này, trước mắt thấy có thế không đề cập trong topic này. Khái quát Tý Ngọ Lưu Chú, riêng trong chủ đề này có hai phần, phần lý thuyết cơ bản và các vấn đề liên quan: Phần lý thuyết cơ bản -Ngày lịch: mười ngày lịch từ Giáp đến Quý là một chu kỳ của Tý Ngọ Lưu Chú. Và cũng là khoảng thời gian 120 giờ cổ, đúng bằng hai chu kỳ Lạc Thư Hoa Giáp*. -Ngày đường kinh chủ đạo: có mười ngày đường kinh chủ đạo và một khoảng thời gian bế huyệt, tức là trong 120 giờ cổ của 10 ngày lịch được chia thành 11 khoảng thời gian. -Giờ lịch: có sự đồng nhất tính chất Âm Dương Ngũ Hành giữa Can Giờ và Đường Kinh đang vượng khí hoặc huyết. Ví dụ, tại Can giờ có tính chất ADNH là Âm Mộc thì Kinh đang vượng cũng có tính chất ADNH là Âm Mộc. -Huyệt: có 66 huyệt tham gia trong chu kỳ 66 thời điểm huyệt mở. Con số 66 có liên quan đến con số 72. Tức là, trong 66 huyệt khác nhau, có 6 huyệt hoạt động hai lần tại hai thời điểm khác nhau trong chu kỳ. 6 huyệt đó thuộc 6 Kinh Tạng, đều là Huyệt Du của Kinh Tạng. So sánh thì thấy, Kinh Tạng không có Huyệt Nguyên, còn Kinh Phủ thì có Huyệt Nguyên cho nên có hiện tượng 6 huyệt nói trên hoạt động hai lần, một lần đóng vai trò là Huyệt Du và một lần đóng vai trò là Huyệt Nguyên đề có sự cần bằng giữa các Kinh Tạng với các Kinh Phủ. -Tính chất Huyệt: Huyệt cũng được xác định tính chất Ngũ hành, đây cũng là điểm nhấn trong sự tiếp cận Tý Ngọ Lưu Chú. -Nguyên lý Tương hợp. -Một nét khái quát, đây là lý thuyết về sự tự nhiên của các huyệt mở theo thứ tự và theo qui luật Tương sinh trong Ngũ hành, nó là hiện tượng tự nhiên xảy ra chung ở tất cả mọi người. Các vấn đề liên quan -Tính chất Âm và Dương của Đường Kinh: Theo sách, lý thuyết từ trước tới nay, Kinh Tạng có tính chất Âm tính, Kinh Phủ có tính chất Dương tính. Nhưng như vậy, lý thuyết Tý Ngọ Lưu Chú sẽ không khớp với Hà Đồ. Và vấn đế chỉnh lý ngược lại, Rubi vẫn đang chú ý nghiên cứu và chứng minh: "Tạng và Kinh Tạng có tính chất Dương tính, Phủ và Kinh Phủ có tính chất Âm tính". Vấn đề này sẽ liên quan đến sự nghiên cứu, chứng minh chỉnh lý: "Huyết có tính chất Dương tính, Khí có tính chất Âm tính. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm có tính chất Âm tính và Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý có tính chất Dương tính". Căn bản, vấn đề căn cứ trên sự liên quan giữa Can giờ và Kinh, Kinh và Khí Huyết, Kinh và độ số Âm dương Ngũ hành tương sinh-Hà Đồ. -Lý thuyết hiện tại trên sách vở có sự khác nhau về vấn đề thời gian, cụ thể là trong sách Tích Hợp ĐVHĐT (GS-NHP) và sách Châm Cứu Theo Giờ (Lương y-Hoàng Văn Vinh). Điểm này Rubi sẽ nêu rõ sau, nhưng nếu nhận định thì, khi xét kỹ sẽ thấy nội dung này trong sách của Tích Hợp có sự logic hơn, còn sách Châm Cứu Theo Giờ không có ý nghĩa gì khi xem xét kỹ. Chú thích: -*: Lạc Thư Hoa Giáp được chỉnh lý từ Lục Thập Hoa Giáp bởi Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh-sách THỜI HÙNG VƯƠNG & BÍ ẨN LỤC THẬP HOA GIÁP (sách có trong Thư Viện Hà Nội-44 Bà Triệu)
-
Các đọc giả thân mến, sau đây là bản thiết kế xong phần quy hoạch, tức là chưa có phần chi tiết nội dung về Tý Ngọ Lưu Chú. Photobucket, up được có tỉ lệ 1001/3000: Vietlyso, up được tỉ lệ khá hơn 1618/3000 (vẫn còn dư): :unsure: Khi tác phẩm được hoàn thiện, có thể sẽ tải ảnh cở 3000x3000 điểm ảnh (px) lên trang thư viện mở wiki ở tỉ lệ 100%. Và Rubi có thể đưa ảnh từ đó sang đây, với tỉ lệ 100%-3000x3000px.
-
Size 4.2M-3000X3000px. Nhưng mà muốn đẩy ảnh cở lớn như vậy lên 'hostting' thì phải trả phí. Rubi đẩy lên thử, xem photobucket thả cho cỡ bao nhiêu. Thiết kế: đang trong giai đoạn hoàn thiện bố cục, chưa thực hiện chi tiết phần nội dung. Đọc giả nào biết 'hostting' up ảnh cở lớn như trên mà ở chế độ free không nhỉ, nếu biết thì mách cho Rubi qua tin nhắn nhé, thx.
-
Kính chú Liêm Trinh. Nương theo đối thoại của chú, cháu có vài ý song song thế này. Rubi cháu thấy, Nghiên cứu đi đôi với Kiểm chứng, Lý thuyết đi đôi với Ứng dụng. Đồng thời Nghiên cứu thì Lý thuyết sẽ dần hoàn thiện, Kiểm chứng thì Ứng dụng sẽ có sự mở rộng. Song có thể, nếu vấn đề Nghiên cứu bị yếu thì Lý thuyết sẽ mất đi chính khí, giống như thế đất bị đứt long mạnh, và cũng là hiện tượng ở con người, học mà không nghĩ, đem cái học ấy (cũng có lấy được bằng cấp) để ứng dụng (đáp ứng nhu cầu của xã hội). Đó có thể là hiện tượng trong sự học và hành của ngành lý học này. Tức là người ta vẫn có thể nắm lấy Lý thuyết rồi Ứng dụng và lách qua (lách luật) Nghiên cứu và Kiểm chứng, thực tế thì vẫn thấy người ta vẫn có thể tồn tại như thế, giống như anh Kiến trúc sư thiết kế một ngôi nhà mà cái dầm nó bị lệch 50% so với trụ cột, ngôi nhà vẫn xây xong, người ta vẫn có thể ở mà không phát hiện ra được lỗi kia. Và bản thiết kế ấy lại được người khác sao chép để ứng dụng thi công...như vậy thì chưa biết khi nào có người phát hiện ra lỗi này. Mở rộng và nói chung tất cả các ngành, vẫn đầy dẫy sự lách qua Nghiên cứu và Kiểm chứng để thực dụng với Lý thuyết và Ứng dụng, và các ngành đó vẫn tồn tại như thế, có lượng mà kém chất. Còn nói riêng, Nghiên cứu đi đôi với Kiểm chứng, cháu thấy thế này. Yếu tố khởi đầu cho sự khôi phục một ngành học, ví dụ như lý học, đều thấy có người tiên phong, đầu tư tâm lực (bằng trí tuệ: lựa chọn cúng như chấp nhận con đường)...Đề cập trực tiếp đến Nghiên cứu đi đôi với Kiểm chứng, cháu cũng nhân thấy sự đi đôi này là thiết yếu. Nói nghiêng về một bên, nếu anh (nói chung) đã có sự Nghiên cứu và có kết quả là Lý thuyết, việc tiếp sau là qua Ứng dụng để Kiểm chứng thì anh sẽ chỉnh lý Lý thuyết để dần hoàn thiện nó là có triển vọng. Đó là theo hướng Nghiên cứu trước rồi Kiểm chứng sau, đó là điều tất yếu. Song trong sự phản biện một phát kiến mới, nhiều người cứ hấp tấp đem cái Kiểm chứng để phản biện Lý thuyết thì đó chỉ là, như là cầm đèn chạy trước ô tô. Thực tế, sự phản biện cũng là sự tất yếu tương tác. Đó là cháu có vài ý song song với đối thoại của chú Liêm Trinh.
-
Đông bình Tây Nam bình Bắc Ít bình đông Yếu bình mạnh Thiên hạ thái bình Ấy là bình thiên hạ Trị quốc Tề gia Tu thân :lol: Chánh tâm Thành ý Trí tri Cách vật P/S @all:Nhưng mà không phải Tiếu nhân bình Đại nhân, vì Tiểu và Đại là hai đai khác nhau. Tiểu Nhân mà bình Đại Nhân chắc là bình loạn-người đời cho là thời loạn :rolleyes: .
-
Tiểu đề: Định...nghĩa lý Ngũ hành Tương Vũ Tương Vũ là sự vận hành của dinh khí từ phần từ bị khắc tới phần tử khắc, từ phần tử âm tới phần tử âm hoặc từ phần tử dương tới phần tử dương trong đó phần tử bị khắc chủ động không để phần tử khắc khắc lại theo luật tương khắc, đồng thời đó cũng là sự quật trở lại của phần tử bị khắc đối với phần tử khắc mà không gây ra sự khắc chế nào theo chiều vận hành của dinh khí. Hay nói một cách dễ hiểu, đó là sự chủ động: không khắc người đồng nhất với sự không để người khắc mình.
-
Dạ vâng, cháu cảm ơn chú. @Wen: Cái nhà anh Wen này tại sao lại tạo ra chủ để này nhể ? :rolleyes:
-
Thưa chú Thiên Sứ, nội dung điều kiện chú nói cháu thấy cũng đơn giản nhưng lại cũng rất phức tạp, là một đoạn thì nó rất ngắn, nhưng là một câu thì nó rất dài. Câu văn dài này để cháu ngẫm thêm. Dạ, đúng là điều kiện đó là tiêu chuẩn để kết luận. Nhưng nói riêng về cháu hiện tại. Vấn đề cháu thấy, thực ra có hai trường hợp để chỉnh lý, và tất nhiên là phải tìm ra một trường hợp có triển vọng, vì dụ như phải chứng minh được chắc chắn Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ là một nguyên lý đúng so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư. Hoặc ngược lại, vì dụ phải chứng minh được Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc Thư đúng chắc chắn so với Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà Đồ. Xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Hà đồ có các yếu tố cũ và mới có sự logic. Cũng xét trong sự giới hạn, cháu thấy, trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư mà từ đó người ta định ra ý nghĩa cho các yếu tố hệ quả, hay nói một cách khác, có nhiều nguyên lý cho thấy có nguồn gốc từ Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư. Bởi vì khái quát có giới hạn, cháu thấy cả hai trường hợp trên đều có nhưng giá trị khiến vấn đề chưa thể đinh hướng theo hướng nào. Giả sử, sai với trường hợp Tiên thiên Bát quái đi đôi với Lạc thư, nhưng nó vẫn chứa đựng những nguyên lý mà người ta đã căn cứ vào đó để phát triển thành một hệ nguyên lý liên quan. Vậy nên cháu thấy, dù trường hợp này có sai thì cũng vẫn phải tìm hiều nó để xem cái nguyên lý liên quan đến nó đã có hệ thống như thế nào. Và một điều tất yếu, cháu thấy là phải đem nguyên lý của Phong thủy và Đông y vào để so sánh đối chiếu. Nhưng nó cũng không đơn giản có thể kết luận được rằng trường hợp nào trong hai trường hợp trên là đúng. Nhưng đây là ý kiến riêng của cháu, nó phụ thuộc vào khả năng hay kiến thức của người nghiên cứu. Nhưng trọng điểm của vấn đề này, cháu thấy, là nguyên lý của tính chất mỗi phần tử trong Cấu trúc tượng cũng như trong Cấu trúc số phải được xây dựng, mà cháu đang tập trung khám phá.
-
Chú Thiên Sứ kính mến, các anh chị thân mến, Rubi cháu là như thế này. Cái chủ đề này, anh hội viên gì đó copy vào đây, Rubi cũng thấy ngay rồi, nhưng mà bây giờ mới tham gia. Kết luận cuối cùng và Chỉnh lại như thế nào ? Câu hỏi này của chú, có thể là một sự đương nhiên, đương nhiên phải đặt ra như thế cho vấn đề. Cháu thấy, có được kết luận cuối cùng thì rất tốt, nhưng tình hình hiện nay, cháu thấy chưa thể tự mình đưa ra kết luận được. Có lẽ, thay vì kết luận cuối cùng, cháu thấy, nói ngắn gọi là, bài vở nên tự viết lại cho gọn gàng sạch sẽ hơn. Để xem, nó có thể làm tài liệu nghiên cứu có giá trị nhất định hay không. Theo hướng này thì có lẽ, nếu có viết thành được mấy trang tài liệu nghiên cứu, thì tiêu đề của nó sẽ tương tự như là "nhật ký nghiên cứu Âm dương Ngũ hành". Rồi trong đó, cháu có thể tự nói rằng chỉnh lý lại như thế này thế kia, theo hướng thứ nhất, thứ hai. Vậy xem ra, đây là hướng nghiên cứu mà không bám vào kết luận cuối cùng. Bây giờ, nhân chủ đề này, cháu mới manh nha hướng giải quyết tiếp theo như vậy.
-
Thưa các đọc giả, Rubi chuyển bài từ vietlyso.com sang lyhocdongphuong.org.vn . Đang khi chuyển bài, các đọc giả làm ơn không tham gia đối thoại, khi chuyển xong, Rubi sẽ có tin là đã chuyển xong. Xin cảm ơn.
-
Các đọc giả kính mến, Rubi đã chuyển nội dung chủ đề Đại Cương Vô Cực Bát Quái từ vietlyso.com sang lyhocdongphuong.org.vn, xin có lời thông báo.
-
(06-10-2007) (22-10-2007) (04-02-2008) (05-02-2008) (05-02-2008)
-
(04-10-2007) (04-10-2007) (04-10-2007) (05-10-2007) (05-10-2007)
-
Anh xem lại xem cụ thể tôi viết như thế nào. Hình như tôi chưa bao giờ khẳng định có tính tổng hợp là "Chu Dịch đúng" cả. Tôi cũng chưa bao giờ nói bảng 64 quẻ Hậu Thiên là đúng cả. Nhưng tôi xác định tính qui luật cục bộ là hai quẻ liền nhau có tính đối xứng tạo thành 32 cặp đối xứng thôi. Còn bản thân cách sắp xếp 32 cặp quẻ đó có đúng hay không thì tôi chưa hề có ý kiến gì. Nhưng chính tính qui luật cục bộ này phủ nhận cách bố cục của Hậu Thiên Văn Vương. Hay nói cách khác: Hậu Thiên Văn Vương không phải là nguyên lý và là tiền đề cho hệ thống 64 quẻ Hậu Thiên. Bởi vậy, tôi chỉ nói chung chung là hệ thống 64 quẻ Hậu Thiên phản ánh qui luật vũ trụ tương tác với Địa Cầu. Tuy nhiên, tôi giả thiết rằng: Hệ thống 64 quẻ Hậu Thiên đúng thì nó không hẳn là hệ quả tất yếu của Hậu Thiên Văn Vương, khi người ta chưa hiểu qui luật của một thực tại nào làm nên hệ thống 64 quẻ đó. Còn lâu nền khoa học hiện đại này mới biết được bí ẩn của nó. Thiên Sứ Hoàn toàn không. Khái niệm Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương được dùng trong một trường hợp khác, chứ không trong trường hợp này.Xin xem cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn", có thể xuất bản sẽ lý giải rõ khái niệm này. Trong vòng tròn Âm Dương và Thái Cực Lạc Việt (Trên bức tranh dân gian Việt "Đàn Lợn) không thể hiện hai cái chấm mà sách Hán gọi là Thiếu Dương với Thiếu Âm. Còn khái niệm Vô cực xuất hiện vào đời Tống do Chu Hy khởi xướng chỉ là một cách hiểu phi lý nhất để giải thích sử khởi nguyên vũ trụ từ khái niệm Thái Cực. Sự khởi nguyên vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Thái Cực sinh lưỡng nghi", tôi đã trình bày trong cuốn "Định mệnh có thật hay không?" và trong bài giảng "Luận tuổi Lạc Việt". Không tự cho là đúng, nhưng có thể tham khảo. Thiên Sứ (04-10-2007)
-
(02-10-2007) (03-10-2007) (04-10-2007)
-
Chú Khonglaai kính mến! Nội dung trong topic này là như thế này, thưa chú: 1.Bài đầu tiên là cháu đưa ra một hệ "Đại cương Vô cực Bát quái". 2.Sau một vài bài đối thoại thì có một vài nội dung thay đổi như sau: a. Trong phần đại cương, cháu có ý tưởng chứng minh ngũ hành và bát quái là một. Nhưng sau đó gác lại ý tưởng này. b. Sau khi đưa ra hệ đại cương, thì cháu tiếp tục nghiên cứu và thấy cần phải chỉnh sửa định nghĩa Tứ tượng (màu sắc và biểu tượng của tứ tượng) 3.Trong bài viết của cháu có nhiều chỗ khác với các định nghĩa nội dung trong các sách đang được bày bán. Nhưng trong khi viết theo cảm hứng nên cháu không nêu ra tất cả những điểm khác đó, chỉ khi nào cần thì cháu mới so sánh sự thay đỗi giữa lý cũ và luận mới ra làm sao. 4.Sau này soạn lại thì cháu sẽ so sánh cụ thể và nêu ra rõ ràng hơn 5.Những yếu tố cơ bản mà cháu đã định nghĩa mới là: a. Thái cực: Thái cực gồm lưỡng nghi và tứ tượng! b. Biểu tượng của tứ tượng: -Thái dương Kim: hai hào dương. Sắc trắng! -Thái âm Mộc: hai hào âm. Sắc xanh! -Thiếu dương Hoả: hai hào (dưới hào dương, trên hào âm). Sắc đỏ! -Thiếu âm Thuỷ: hai hào (dưới là hài âm, trên là hào dương). Sắc đen! -Hoả và Kim thuộc dương, Thuỷ và Mộc thuộc âm! c.Bát quái: -Thái dương Kim, chồng thêm hào dương thành quái Càn (hành kim, ứng với số 9 của Hà Lạc) -Thái dương Kim, chồng thêm hào âm thành quái Đoài (hành kim, ứng với số 4 của Hà Lạc). -Càn và Đoài thuộc hành Kim! -Thiếu dương Hoả, chồng thêm hào dương thành quái Ly (hành hoả, ứng với số 7 của Hà Lạc ). -Thiếu dương Hoả, chông thên hào âm thành quái Chấn (hành hoả, ứng với số 2 của Hà Lạc). -Ly và Chấn thuộc hành Hoả! -Thiếu âm Thuỷ, chồng thêm hào dương thành quái Tốn (hành thuỷ, ứng với số 6 của Hà Lạc). -Thiếu âm Thuỷ, chồng thêm hào âm thành quái Khảm (hành thuỷ, ứng với số 1 của Hà Lạc). -Khảm và Tốn thuộc hành Thuỷ! -Thái âm Mộc, chồng thêm hào dương thành quái Cấn (hành mộc, ứng với số 8 của Hà Lạc). -Thái âm Mộc, chồng thêm hào âm thành quái Khôn (hành mộc, ứng với số 3 của Hà Lạc). Khôn và Cấn thuộc hành Mộc! d. Nạp quái: -Bát quái lạp vào Hà Đồ theo tính chất ngũ hành tương ứng thì cho ra hình Tiên thiên Bát quái (mới). -Bát quái lạp vào Lạc Thư theo tính chất ngũ hành tương ứng thì cho ra hình Hậu thiên Bát quái (mới). 6. Hệ 64 quẻ: - Hệ 64 quẻ Tiên thiên thì cháu chưa nghiên cứu! - Hệ 64 quẻ Hậu thiên thì cháu đã nghiên cứu và tích hợp một số qui luật trong hệ 64 quẻ Văn Vương (theo sách).Dựa vào đó cháu tìm lại bảng 64 quẻ Hậu thiên mới, có qui luật (lấy Bát quái HẬU THIÊN MỚI làm cơ sở) 7. Nói tóm lại, chỗ nào cháu cũng sửa đổi so với các sách, nhưng dựa trên các qui luật còn sót lại trong các sách đó. Kính thưa chú Khonglaai! (01-10-2007)
-
Chu Dịch Hạ Kinh Kính thưa các bậc Thiện tri thức, trước nguyenle đã post bản Chu Dịch Thượng Kinh ở hình thức đại cương. Phần sau đây là nội dung tiếp theo, Chu Dịch Hạ Kinh. Khi số hoá theo tính chất ngũ hành, nguyenle thấy bản 64 Hậu thiên Văn Vương (theo sách) có một tính đối xứng không chỉ cục bộ trong từng cặp quẻ mà nó còn manh nha một tính đối xứng bao quát, đó là sự đối xứng giữa Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thứ hai là, Thượng Kinh có liên quan đến quái Càn ở vị trí ban đầu, còn Hạ Kinh có liên quan đến quái Khảm ở vị trí ban đầu. Thì ở đây, hai bản Thượng Kinh và Hạ Kinh nguyenle cũng có sự tương đồng như vậy. nguyenle có quyển BÁT TỰ HÀ LẠC-BÙI BIÊN HOÀ. Đúng cái phần nội dung nói về quẻ thứ 27 thì lại là 2 trang trắng tinh, không có một chữ nào. Mà đúng quẻ 27 đó lại là quẻ cuối trong bản Hạ Kinh ở trên. Vậy, Thiện tri thức nào có biết nội dung của quẻ thứ 27 thì giúp nguyenle đưa lên để tham khảo. Xin cảm ơn. (01-10-2007)
-
Chú Thiên Sứ kính mến, vì cháu cũng hơi vội để đưa nội lên topic nhưng cũng vì thấy phần hình ảnh minh hoạ cũng hoàn thiện xong nên cháu nghĩ là đưa phần đại cương lên trước và sẽ diễn giải sau.Những ý kiến của chú cũng mở ra cho cháu một số cách nghiên cứu để xem phần 64 quẻ Hậu thiên này có giá trị hay không. Về mặt ổn định tâm lý thì cháu thấy đến được 64 quẻ này cũng tạm tạm. Còn nói riêng về cách trùng quái thành quẻ của Hệ 64 quẻ hậu thiên thì cháu có thể nói ngắn gọn trước thế này ạ: -Hình Lạc thư Lạp sắc theo độ số hay Bát quái Hậu Thiên Lạp sắc có qui được về dạng Thái cực, nhưng là chiều tương khắc. -Theo nguyên lý 1 sinh 2, Thái cực Hậu thiên cũng có 2 cực. -Mỗi cực của Thái cực lại chia ra hai phần (thượng kinh gồm Thái dương Kim và Thái âm Mộc-ứng với "Thái ất", hạ kinh gồm Thiếu âm Thuỷ và Thiếu âm Hoả ứng với "Độn giáp") -Mỗi cực sau khi chia ra hai phần như vậy thì có được 8 thành phần con. Mỗi Tám thành phần này lại hấp thụ khí âm dương của Thái cực và đó là cách trùng quẻ mà cháu thấy trước mắt. -Mỗi quái (của nhóm 8 thanh phần con) nhân đôi và kết hợp với một cặp quái đối xứng trong Hậu thiên để cho ra 1 cặp QUẺ (có nguyên lý phản phục và tính đối xứng cục bộ) Nếu trường hợp cách trùng quẻ Hậu thiên có giá trị thì rất có thể cách trùng quẻ Tiên thiên cũng phải có thêm qui luật như trên (cái này thì cháu mới nghĩ tới) Cháu cảm ơn chú Thiên Sứ ! (01-10-2007)
-
Chu Dịch Thượng Kinh nguyenle Kính thưa các Bậc học giả, sau đây là bản CHU DỊCH THƯỢNG KINH mà nguyenle nghiên cứu. Mong các quí Học giả xem, nhận xét và góp ý kiến. Đây mới là bản Chu Dịch Thượng Kinh, bản Chu Dịch Hạ Kinh nguyenle sẽ post lên tiếp sau. Các yếu tố nguyenle dựa vào để tạo lại bản Chu Dich Thượng Kinh gồm các yếu tố sau: 1-Căn cứ vào Hành của Bát quái như đã nói trong các phần trước. 2-Nạp Bát quái vào Lạc Thư theo qui luật ngũ hành tương ứng để cho ra Hình Hậu Thiên Bát Quái. 3-Căn cứ vào 64 quẻ Hậu thiên Văn Vương: -64 QUẺ gồm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh. -Nguyên lý phản phục và tính đối xứng cục bộ của Hệ Văn Vương. Đó là đại cương mà nguyenle lấy làm cơ sở để nghiên cứu. Sau đầy là hình minh hoạ cách Trùng quẻ phần Chu Dịch Thượng Kinh: Kính mong các Bậc thiện tri thức nhận định và góp ý. nguyenle xin tiếp thu! (30-09-2007)
-
Tiểu đề Họ Nội Họ Ngoại Hình minh hoạ họ Nội-Ngoại theo sách Kính thưa các Hành giả quan tâm! Điều quan trọng ở đây là hiểu như thế nào về hai họ này! Nếu nói rằng một gia đình cứ phải có đầy đủ tám người thì đó thật là phi lý. Hoặc hiểu theo một cách khác là một gia đình cứ phải có đủ ngần đó thành phần trai và gái thì mới luôn luôn sung túc thì là một điều rất khó phổ biến. Nếu đây là một quy luật tất yếu để một gia đình luôn luôn có được vị trí vững mạnh thì dân số sẽ tăng vùn vụt. Và có thể còn nhiều cách quan niệm về hai họ . Nhưng nguyenle thì cũng có ý kiến riêng về nội dung định nghĩa hai họ như sau: Khi có yếu tố thời gian thì trên thực tế, đời người có thể chia ra 4 giai đoạn phát triển. 4 giai đoạn của nữ giới và 4 giai đoạn của nam giới, gộp lại thành hai Họ. 4 giai đoạn phát triển của nam giới gọi là Họ nội, thứ tự là: Thiếu nam, Trung nam, Trưởng nam, Cha (chủ họ Nội). 4 giai đoạn phát triển của nữ giới gọi là Họ ngoại, thứ tự là: Thiếu nữ, Trung nữ, Trưởng nữ, Mẹ (chủ họ Ngoại). Hai giai đoạn đầu của Họ nội gọi là Thiếu dương, hai giai đoạn sau của Họ nội gọi Thái dương. Hai giai đoạn đầu của Họ ngoại gọi là Thiếu âm, hai giai đoạn sau của Họ ngoại gọi là Thái âm. Kinh thưa các Hành giả, học giả quan tâm! Với định nghĩa Họ nội và Họ ngoại như trên thì có thể xác định Họ nội và Họ ngoại ứng với Bát quái như sau: Thứ nhất là xét về Họ nội: Hai giai đoạn đầu của Họ nội gọi là Thiếu dương thì ứng với Thiếu dương Hoả trong Tứ Tượng. Thiếu dương Hoả chồng thêm hào âm thì thành Quái chấn, Thiếu dương Hoả chồng thêm hào dương thì thành Quái ly. Do vậy Quái chấn và Quái ly ứng với hai giai đoạn đầu của Họ nội. Hai giai đoạn sau của Họ nội gọi là Thái dương thì ứng với Thái dương Kim trong Tứ Tượng. Thái dương Kim chồng thêm hào âm thì thành Quái đoài, Thái dương Kim chồng thêm hào dương thì thành Quái càn. Do vậy, Quái đoài và Quái càn ứng với hai giai đoạn sau của Họ nội. Sự phát triển của Họ nội theo qui tắc âm tiêu dương trưởng. Tức là Thiếu dương (trong dương có âm) phát triển thành Thái dương (thuần một tính là dương). Như vậy để đánh giá vị trí lớn nhỏ của các quái thuộc Họ nội thì căn cứ vào độ chênh lệch về số hào âm giữa hai quái: Quái chấn và Quái ly ứng với hai giai đoạn đầu của Họ nội. Quái chấn có hai hào âm (hào thượng và hào trung), Quái ly có một hào âm (hào trung). Vậy thì Quái chấn là tượng của Thiếu nam, Quái ly là tượng của Trung nam trong Họ nội. Quái đoài và Quái càn ứng với hai giai đoạn cuối của Họ nội. Quái đoài có một hào âm (hào thượng), Quái càn không có hào âm (thuần dương). Vậy thì Quái đoài là tượng của Trưởng nam, Quái càn là tượng của Chủ họ nội (Cha). Như vậy, tượng của Họ nội trong Bát quái là 4 quái: Quái càn: Cha (chủ họ Nội) Quái đoài: Trưởng nam. Quái ly: Trung nam. Quái chấn: Thiếu nam. Hình minh hoạ Tứ tượng (mới) Hình minh hoạ Họ nội, Họ ngoại (mới) Tiếp đến là Họ ngoại. Hai giai đoạn đầu của Họ ngoại gọi là Thiếu âm thì ứng với Thiếu âm Thuỷ trong Tứ Tượng. Thiếu âm Thuỷ chồng thêm hào dương thì thành Quái tốn, Thiếu âm Thuỷ chồng thêm hào âm thì thành Quái khảm. Do vậy Quái tốn và Quái khảm ứng với hai giai đoạn đầu của Họ ngoại. Hai giai đoạn sau của Họ ngoại gọi là Thái âm thì ứng với Thái âm Môc trong Tứ Tượng. Thái âm Mộc chồng thêm hào dương thì thành Quái cấn, Thái âm Mộc chồng thêm hào âm thì thành Quái khôn. Do vậy, Quái cấn và Quái khôn ứng với hai giai đoạn sau của Họ ngoại. Sự phát triển của Họ ngoại theo qui tắc dương tiêu âm trưởng. Tức là Thiếu âm (trong âm có dương ) phát triển thành Thái âm (thuần một tính là âm). Như vậy để đánh giá vị trí lớn nhỏ của các quái thuộc Họ ngoại thì căn cứ vào độ chênh lệch về số hào dương giữa hai quái: Quái tốn và Quái khảm ứng với hai giai đoạn đầu của Họ ngoại. Quái tốn có hai hào dương (hào thượng và hào trung), Quái khảm có một hào dương (hào trung). Vậy thì Quái tốn là tượng của Thiếu nữ, Quái khảm là tượng của Trung nữ trong Họ ngoại. Quái cấn và Quái khôn ứng với hai giai đoạn cuối của Họ ngoại. Quái cấn có một hào dương (hào thượng), Quái khôn không có hào dương (thuần âm). Vậy thì Quái cấn là tượng của Trưởng nữ, Quái khôn là tượng của Chủ họ ngoại (Mẹ). Như vậy, tượng của Họ ngoại trong Bát quái là 4 quái: Quái khôn: Mẹ (chủ họ Ngoại) Quái cấn: Trưởng nữ. Quái khảm: Trung nữ. Quái tốn: Thiếu nữ. Trên đây là định nghĩa mới và phần tích của nguyenle về Họ nội và Họ ngoại, mong các Hành giả và các Học giả tham gia thảo luận. Hình Sự phân phối họ Nội-Ngoại trong Bát quái Tiên thiên Hình Sự phân phối họ Nội-Ngoại trong Bát quái Hậu thiên Hình Sự phân phối họ Nội-Ngoại trong Bát quái Trung thiên (25-09-2007)
-
Nhật ký nghiên cứu: Ngày xửa ngày xưa! Nói vậy chứ cũng mới mấy năm gần đây. Vào một buổi tối, nguyenle lang thang tại mấy hiệu sách giảm giá, ở phố Đinh Lễ ấy. Có cái hàng bán sách ngay cạnh cổng sau của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (số 2 Đinh Lễ). Đang đưa mắt "tia" sách, bỗng thấy ngay dưới có cuốn sách màu bìa rất đẹp. Thấy thoáng thoáng lại có chữ Kinh Dịch, thế là cầm lên xem rồi hỏi giá mua liền. Giá bìa hình như 80 ngàn, quảng cáo giảm giá 30% còn hơn 50 ngàn. Bây giờ thì cuốn sách này nguyenle không còn giữ nữa, bởi cái ông bạn hồi bên Đức về chơi, ông ấy mượn rồi từđó không gặpđược thế là không đòi được sách. I-Ý TƯỞNG BÁT QUÁI CÓ TÍNH ĐỐI XỨNG TỔNG THỂ Với một chút kiến thức hiểu biết từ trước về mấy thứ triết học cổ, nào là tý sửu dần mão, nào là Độn giáp Thái ất, mỗi thứ gọi là biết một tí và nguyenle cũng có cuốn "Tích hợpđa văn hoá Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai" của cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương. Cộng với cuốn sách "Tìm về cội nguồn Kinh dịch", nguyenle bắtđầu từ Hậu thiên Bát quái Lạc Việt của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, rồi xuất hiện ý tưởngđổi thêm vị trí hai quái chấn cà cấn cho nhau, để cho cái Bát Quái Đồ nó có tính đối xứng tổng thể. Hình 1 II-XÁC ĐỊNH HÀNH CỦA BÁT QUÁI Ý tưởng tiếp theo là xác định hành của Bát quái: Khảm và Ly thì là Thuỷ và Hoả rồi, cái này giữ nguyên như cũ. Càn và Đoài thì cùng thuộc Kim, cái này cũng giữ nguyên như cũ. Còn Khôn và Cấn, hiện tại không nhớ rõ lắm. Nhưng hình như Khôn thuộc Mộc là ý tưởng bắt chước trong sách. Nói tóm lại là Khôn và Cấn đều là Hành mộc. Chấn thuộc Âm hoả cái này thì là ý tưởng mới của nguyenle. Tốn thuộc Âm thuỷ cũng là ý tưởng mới của nguyenle. Tóm lại Càn, Đoài thuộc tính là Kim. Ly, Chấn thuộc tính là Hoả. Tốn, Khảm thuộc tính là Thuỷ. Cấn, Khôn thuộc tính là Mộc. Hinh 2 Trung thiên Bát quái Sở dĩ nguyenle khẳngđịnh như vậy là do bắt chước tính chất của hai quái Càn và Đoài. Hai quái này quan hệ với nhau theo sự sinh khí thượng biến, tức là theo cái lý sẵn có thì hai quái quan hệ với nhau ở mức tốt nhất khi hào trên cùng của quái này là âm thì hào trên cùng của quái kia là dương, còn hào giữa( và hào dưới cùng) của quái này cùng tính chất âm dương với hào giữa (và hào dưới cùng) của quái kia. Và lại. Càn, Đoài có quan hệ sinh khí, đồng thời cùng tính chất là Kim. Như vậy cứ thế mà suy ra, các cặp quái có quan hệ sinh khí thì phải cùng tính chất: Ly và Chấn có quan hệ sinh khí, Ly thuộc Hoả thì Chấn cũng thuộc Hoả. Khảm và Tốn có quan hệ sinh khí, Khảm thuộc Thuỷ thì Tốn cũng thuộc Thuỷ. Khôn và Cấn có quan hệ sinh khí, Khôn thuộc hành nào thì Cấn cũng thuộc hành ấy. nguyenle thấy Khôn và Cấn thuộc Mộc cũng có lý, là vì thấy trong Bát quái: Khảm và Ly đối xứng với nhau ứng với Thuỷ và Hoả. Thì từđó mà suy ra, Càn và Khôn đối xứng với nhau ứng với Kim và Mộc. III-BÁT QUÁI TIÊN THIÊN Khi xác định được tính chất hành của mỗi quái, sau một thời gian khá lâu, nguyenle lại xuất hiện ý tưởng là: Do thấy tính chất hành của Quái ứng với tính chất hành của Số: Càn-Đoài-9-4 thuộc Hành kim. Ly-Chấn-7-2 thuộc Hành hoả. Tốn-Khảm-6-1 thuộc Hành thuỷ. Cấn-Khôn-8-3 thuộc Hành mộc. Thấy như trên, nguyenle nạp quái vào Hà Đồ thì thấy được một Bát quái đồ giống với hình Bát quái Tiên thiên(cũ). Tạm gọi là hai Bát quái đồ này là Bát quái Tiên thiên CŨ và Bát quái Tiên thiên MỚI. Hai Bát quái này chỉ khác nhau ở một điểm là, khi nạp quái vào Hà Đồ thì Bát quái Tiên thiên Cũ có vị trí Càn tại SỐ 1, còn Bát quái Tiên thiên MỚI thì có vị trí Khảm tại SỐ 1. Bát quái Tiên thiên MỚI có một điểm hợp lý là nó có nguyên tắc LẠP quái vào Hà Đồ theo tính chất Ngũ hành tương ứng. Hình 3: Bát quái Tiên thiên Càn tại 1 Hình 4 Bát quái Tiên thiên Khảm tại 1 Lại xuất hiện một vấn đề là tính chính xác âm dương của các quái, nguyenle tư duy và kết luận có thể căn cứ vào hai yếu tố gián tiếp là: -Một, giữ nguyên chu kỳ xoắn của Bát quái Tiên thiên là Càn > Đoài > Ly > Chấn xoắn sang Tốn > Khảm > Cấn > Khôn. -Hai, theo chu kỳ đó của Bát quái trên Hà Đồ, quái nào ứng với số nào thì sẽ cùng tính chất âm hay dương của sô ấy: số lẻ thuộc dương, số chẵn thuộc âm. IV-BÁT QUÁI HẬU THIÊN Như vậy, từ Bát quái Tiên thiên MỚI. có một vài cơ sở để tồn tại nhưđã nêu trên. Cũng có nghĩa là cách Lạp quái ứng với số theo tính chất ngũ hành tương ứng, có giá trị. Vậy là nguyenle lại Lạp Bát quái vào Lạc Thư theo tính chất Ngũ hành tương ứng, và cho ra một Bát quái đồ Mới thứ hai. Và, nguyenle đặt tên Bát quái đồ MỚI thứ hai này là Bát quái Hậu thiên(mới). Hình 6: Bát quái Hậu thiên Vì sao lại gọi là Hậu thiên? Vì căn cứ vào sự tương phản (thuận nghịch) giữa Hà Đồ và Lạc Thư; Nếu Hà Đồ đã gọi là Tiên thiên thì Lạc Thư sẽ được gọi là Hậu thiên. Cho nên nguyenle gọi: Bát quái Lạp vào Hà đồ là Bát quái Tiên thiên đồ. Bát quái Lạp vào Lạc Thư là Bát quái Hậu thiên đồ. VI-BÁT QUÁI TRUNG THIÊN Như vậy thì lúc này vấn đề giải quyết cái hình Bát quái (Bát quái Hậu thiên Lạc Việt cộng với sựđổi vị trí hai quái Cấn và Chấn) đó là gì đây? Hình 7: Bát quái Trung thiên nguyenle gọi nó là Bát quái Trung thiên Đồ! Căn cứ vào đâu lại gọi nó là Bát quái Trung thiên Đồ? Có hai điểm để nguyenle gọi đó là Bát quái Trung thiên Đồ: -Một là, trước đó, nguyenle có xem được một bài viết trên mạng. Bài viết này có ý tưởng nói đến 3 cái Bát quái đồ: Tiên thiên Bát quái, Trung thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. -Hai là, trước đó, nguyenle có nghiên cứu cuốn sách "Tích hợp đa văn hoá Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai" của Cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương. Trong đó có nói đến sự liên quan giữa Hậu thiên Bát quái, Lạc Thư và chu kỳ tuần hoàn của 12 đường Kinh. Căn cứ vào hai điểm trên mà nguyenle gọi Bát quái (Bát quái Hậu thiên Lạc Việt cộng với sự đổi vị trí hai quái Cấn và Chấn) đó là Bát quái Trung thiên Đồ. Trên đây, nguyenle đã nói về tiến trình các ý tưởng xác định lại Hành của các quái, và 3 hình Bát quái là : Tiên thiên Bát quái, Trung thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. VII-THÁI CỰC ĐỒ LẠP SẮC Tiếp theo là ý tưởng Lạp sắc cho Thái cực đồ. Các yếu tố Lý học sẵn có mà nguyenle áp dụng để Lạp sắc cho Thái cựcđồ là: -Thái dương Hoả: biểu tượng là hai hào dương, (ứng với sắc đỏ...ban ngày, mùa hè, tạng tim, phủ tiểu tràng, vị đắng...). -Thái âm Thuỷ: biểu tượng là hai hào âm, (ứng với sắc đen...ban đêm, mùa đông, tạng thận, phủ bàng quang, vị mặn...) -Thiếu âm Kim: biểu tượng là hai hào-trên là hào dương, dưới là hào âm; (ứng với sắc trắng...buổi chiều, mùa thu, tạng phổi, phủ đại tràng, vị cay...) -Thiếu dương Mộc: biểu tượng là hai hào-trên là hào âm, dưới là hào dương; (ứng với sắc xanh...buổi sáng, mùa xuân, tạng gan, phủ đởm(mật), vị chua...) Đó là các yếu tố Lý học sẵn có trong sách, nguyenle biết và đem ra ứng dụng để Lạp sắc cho Thái cực. Hình Thái cực Tiên thiên Sau khi đó, nguyenle dựa vào Thái cực đồ Lạp sắc để tư duy tìm hiểu xem nó có khả năng tồn tại hay không và thấy có các điểm đặc biệt như sau: -Một, cực dương đối lập với cực âm về sự sinh khắc. Tức là, Cực dương có tính tương khắc là Hoả khắc Kim. Cực âm có tính tương sinh là Thuỷ sinh Mộc. Cái sự đối lập này về bản chất giữa hai cực này nói lên một điều là quá trình sáng tạo (tương sinh) phải song song với quá trình huỷ diệt (tương khắc). -Hai, giữa hai Cực âm và Cực dương của Thái cực có sự týõng tác cân bằng như sau: Cực dương khắc Cực âm có Kim khăc Mộc. Cực âm khắc Cực dương có Thuỷ khắc Hoả. Cực dương sinh Cực âm có Kim sinh Thuỷ. Cực âm sinh Cực dương có Mộc sinh Hoả. Đến đây, phần Lạp sắc cho thái cực có một số căn cứ. Tuy nhiên, về sau nguyenle có sự thay đổi định nghĩa biểu tượng của tứ tượng do trong khi trùng quái mới thấy được sự cần phải thay đổi này. nguyenle sẽ nêu ra trong phần trùng hào thành quái. VIII-TRÙNG QUÁI Như nguyenle đã kể ở phần đầu, do cho người bạn mượn cuốn sách "Tìm về cội nguồn Kinh dịch". Đã lâu không xem lại. Nhưng nếu nguyenle không nhầm thì trong đó có nói đến cách trùng quái...nguyenle cũng đã đọc cuốn "Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp", mượn trong thư viện Hà Nội, nhưng đã lâu cũng không đọc lại. Phần trùng quái này sẽ cũng có hai giai đoạn, và nội dung giữa hai giai đoạn cũng có một số yếu tố thay đổi. nguyenle sẽ trình bày sau đây. A-Giai đoạn 1: Căn cứ vào nguyên lý Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Theo đó, nguyenle nhớ thì mô hình trùng quái được minh hoạ như sau: Hình 8: Trùng hào thành quái Từ đây, nguyenle Lạp sắc cho các biểu tượng trên cở sở sau: -Một là, về màu của nghi âm và nghi dương thì nguyenle Lạp cho nó màu vàng. Màu vàng này chủ yếu là để phần biệt với các màu của các Tượng khác, chứ nó không phải là tính chất của lưỡng nghi. -Hai là, về màu của Tứ tượng thì nguyenle lấy y nguyên theo cái lý sẵn có trong các sách, tức là: Thái dương: biểu tượng là hai hào dương, hành Hoả, sắcđỏ. Thiếu dương: biểu tượng là hai hào (trên là hào âm, dưới là hào dương), hành Mộc, sắc xanh. Thiếu âm: biểu tượng là hai hào (trên là hào dương, dưới là hào âm), hành Kim, sắc trắng. Thái âm: biểu tượng là hai hào âm, hành Thuỷ, sắc đen. -Ba là, về màu của Bát quái thì nguyenle căn cứ như sau: Điểm thứ nhất là Bát quái chỉ thuộc bốn hành (Kim, Hoả, Thuỷ, Mộc), không có quái nào thuộc hành thổ. (nếu có quái nào có thể là hành Thổ thì có khả năng là hành Thổ có tính chất nào đó mà quái đó có thể tạm thờiđại diện cho Hành Thổ, cái này sẽ nguyenle sẽ nghiên cứu sau, trước mắt là chỉ có 4 hành). Điểm thứ hai là quái thuộc tính là Hành nào thì sẽ có màu của Hành đó. Căn cứ vào hai điểm trên, màu của Bát quái được xác định như sau: Càn và Đoài: hành Kim, sắc trắng. Ly và Chấn: hành Hoả, sắcđỏ. Tốn và Khảm: hành Thuỷ, sắcđen. Cấn và Khôn: hành Mộc, sắc xanh. Căn cứ vào cách Lạp sắc cho các biểu tưởng nhưđã nói, thì cho ra một biểu đồi minh hoạ như sau: Hình 9: minh hoạ cách trùng quái có mầu SAI BIỆT B-Giai đoạn 2: Nhìn vào hình minh hoạ này, nguyenle thấy màu sắc của Tứ tượng có vẻ là có vấn đề, ở chỗ là: Theo định lý Tứ tượng sinh Bát quái thì Tượng(tứ tượng) nào sinh ra Quái của tượng(tứ tượng) ấy. Và, cần nhấn mạnh là Tượng (tứ tượng) thuộc hành nào thì sẽ sinh ra Quái (bát quái) thuộc hành đó. Mà đã cùng hành thì lẽ đưõng nhiên là phải cùng cả Sắc (màu). Lấy Hành và Sắc của Bát quái làm chuẩn, nguyenle có được màu của Tứ tượng như sau: Xin đừng giật mình nha, đoạn sau đây sẽ rất mâu thuẫn; và hãy bình tĩnh, nói xong nguyenle sẽ giải thích tiếp: Thái dương Hoả: biểu tương là hai hào dương, sắc trắng, Hành kim. Thiếu dương Mộc: biểu tượng là hai hào (trên là hào âm, dưới là hào dưong), sắc đỏ, Hành hoả. Thiếu âm Kim: biểu tượng là hai hào (trên là hào dương, dưới là hào âm), sắc đen, Hành thuỷ. Thái âm Thuỷ: biểu tượng là hai hào âm, sắc xanh, Hành mộc. Sở dĩ có sự mâu thuẫn như vậy là do Lý thuyết cũ và Lý thuyết mới khác nhau vậy. nguyenle sẽ trình bày rõ hơn: Lý thuyết cũ: Thái dương Hoả: biểu tượng là hai hào dương. Thiếu dương Mộc: biểu tượng là hai hào (trên là hào âm, dưới là hào dương). Thiếu âm Kim: biểu dượng là hai hào (trên là hào dương, dưới là hào âm). Thái âm Thuỷ: biểu tượng là hai hào âm. Hình 10: Tứ tượng cũ Lý thuyết mới-lấy hành của Hành và Sắc của Bát quái làm chuẩn, suy ra màu và sắc của Tứ tượng là: -Biểu tượng hai hào dương: sắc trắng, Hành kim (ứng với cặp quái Càn và Đoài) -Biểu tượng hai hào (trên là hào âm, dưới là hào dương: sắcđỏ, Hành hoả (ứng với cặp quái Ly và Chấn). -Biểu tượng hai hào (trên là hào dương, dưới là hào âm): sắcđen, Hành thuỷ (ứng với cặp quái Tốn và Khảm). -Biểu tượng hai hào âm: sắc xanh, Hành mộc (ứng với cặp quái Cấn và Khôn) Như vậy, với ý tưởng lấy lý thuyết "Tứ tượng sinh Bát quái" làm cốt, từđó suy ra hành của Tứ tượng phải đồng nhất với hành của Bát quái và tất nhiên là Sắc của Tứ tượng phải đồng nhất với sắc của Bát quái. Và vấn đề là phải thay đổi cả tên gọi của Tứ tượng cho phù hợp. Do đo, có được hệ Tứ tượng như sau: THÁI ÂM Mộc có biểu tượng là hai hào âm, sắc xanh. THÁI DƯƠNG Kim có biểu tượng là hai hào dương, sắc trắng. THIẾU ÂM Thuỷ có biểu tượng là hai hào: dưới là hào âm, trên là hào dương, sắc đen THIẾU DƯƠNG Hoả có biểu tượng là hai hào: dưới là hào dương, trên là hào âm, sắc đỏ. Hình 11: Tứ Tượng mới Hình 12 Thái cực Tien thiên Với hệ Tứ tượng này, nguyenle có sự giải thích về tên gọi như sau: Thuỷ là giai đoạn đầu của Âm cực nên gọi là Thiếu âm Thuỷ. Mộc là giai đoạn cuối của Âm cực nên gọi là Thái âm Mộc. Thuỷ và Mộc đều thuộc âm tính! Hoả là giai đoạn đầu của Dương cực nên gọi là Thiếu dương Hoả. Kim là giai đoạn cuối của Dương cực nên gọi là Thái dương Kim. Hoả và Kim đều thuộc dương tính! Tại sao Thuỷ và Mộc thuộc âm tính? Tại sao Hoả và Kim thuộc dương tính? Tứ tượng là Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm, Thái âm. nguyenle lấy lý thuyết "Lưỡng nghi sinh Tứ tượng" làm cốt, từ đó suy ra, tính âm dương của Tứ tượng và tính âm dương của Lưỡng nghi phải đồng nhất với nhau. Tức là : Nghi âm(cực âm) sinh ra Thiếu âm và Thái âm. Thiếu âm là giai đoạn đầu của Cực âm, Thái âm là giai đoạn cuối của Cực âm. Nghi dương (cực dương) sinh ra Thiếu dương và Thái dương. Thiếu dương là giai đoạn đầu của Cực dương, Thái dương là giai đoạn cuối của Cực dương. Thiếu âm là trong âm vẫn còn khí dương, theo Dịch lý dương tiêu âm trưởng nên thiếu âm phát triển thành Thái âm, khi thuần âm thì bắt đầu đi vào sự huỷ diệt vậy. Thiếu dương là trong dương vẫn còn khí âm, theo Dịch lý âm tiêu dương trưởng nên Thiếu dương phát triển thành Thái dương, khi thuần dương thì bắt đầu đi vào sự huỷ diệt vậy. Như vậy, chúng ta phải hiểu cái lý trong âm có dưong, trong dưong có âm là dành cho sự vật lúc ban đầu (còn non). Và nó sẽ phát triển theo nguyên lý âm tiêu dương trưởng, âm trưởng dương tiêu để rồi đi đến cái sự lớn mạnh là Thuần một tính là Thái âm hoặc Thái dương. Khi thuần thì nó lại biến dịch theo nguyên lý cực thịnh rồi suy để đi đến chỗ huỷ diệt...cực tĩnh lại sinh động... Vậy thì Nghi âm (cực âm) của Thái cực (Tứ tượng ) có Thuỷ và Mộc, cực dương (Nghi dương) của Thái cực có Hoả và Kim. Thì lẽ đương nhiên, Thuỷ và Mộc là thuộc tính Âm, Hỏa và Kim là thuộc tính Dương. Như vậy. qua hai giai đoạn trên, cho ra cách trùng quái với nội dụng sau cơ bản như sau: Biểu tượng của Lưỡng nghi, biểu tượng của Tứ tượng, biểu tượng của Bát quái có một sự thống nhất căn bản. Điều này dựa trên định lý "một sinh hai" áp dụng trong quá trình Biến dịch từ Vô cực thành Bát quái: Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Định lý "một sinh hai" áp dụng cho Thái cực sinh Lưỡng nghi: Thái cực gồm hai cực, Dương cực và Âm cực. Định lý "một sinh hai" áp dụng cho Lưỡng nghi sinh Tứ tượng: Dương cực gồm có 2 thành phần là Hành Kim và Hành Hoả. Âm cực gồm có 2 thành phần là Hành Thuỷ và Hành Mộc. Định lý "một sinh hai" áp dụng cho Tứ tượng sinh Bát quái: Hành Kim gồm có 2 thành phần là Kim dương và Kim âm. Hành Hoả gồm có 2 thành phần là Hoả dương và Hoả âm. Hành Thuỷ gồm có 2 thành phần là Thuỷ dương và Thuỷ âm. Hành Mộc gồm có 2 thành phần là Mộc dương và Mộc âm. Như vậy, do Tứ tượng sinh Bát quái thì hành của Bát quái phải đồng nhất với hành của Tứ tượng. Do Lưỡng nghi sinh Tứ tượng thì tính Âm Dương của Tứ tượng phải đồng nhất với tính Âm Dương của Lưỡng nghi. Đây là một lẽ đương nhiên của Dịch. Dựa trên định lý "một sinh hai" trong quá trình Biến dịch mà tìm về cách trùng quái và tính chất Hành của mỗi quái là một điều rất căn bản. Hình minh hoạ cách trùng quái (22-09-2007)