-
Số nội dung
1.160 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rubi
-
Nên tìm học nhiều thầy chút, như thế chẳng sao. Vì cầu đạo mà tầm sư. Đạo là con đường, điểm xuất phát là những vị thầy, tức là có nhiều điểm xuất phát. Đích đến là Ta. Tìm sư cầu đạo thực tế bất ngờ là tìm ta, thấy ta là thấy đạo. Nếu chẳng cần tìm ta thì thôi không cần tìm thầy. Sơ đồ nó là như vậy. Cõng Phật đi tìm Phật. Phật nói tất cả pháp Để trị tất cả tâm Nếu không tất cả tâm Đâu cần tất cả pháp.
-
Người có thiên tính thì không tiết lộ thiên cơ (thiên cơ bất khả lộ). Không được phô bày sự biến hoá của Bát quái khi thiên hạ có kẻ đánh mất lương cơ.
-
Nghiên cứu chỉnh sửa Kinh Dịch có nét giống với luyện nội công (như là Càn khôn đại na di hay cửu dương chân kinh), tà tâm làm biếng, muốn nhanh sẽ bị giống như là tẩu hoả nhập ma. Cho nên người học Phật tu thiền mới có thể đủ công lực để luyện môn này.
-
THƯỢNG THƯ TIÊN THIÊN HẠ ĐỒ HẬU THIÊN LỆNH TRỜI TƯƠNG SINH HÌNH ĐẤT TƯƠNG KHẮC
-
-
Hình này sẽ có phiên bản mới, có sự thay đổi. 20150417
-
Đạo trời là sự biến hoá vạn năng của thuyết Âm dương Ngũ hành. Người kém đức dù tính toán cầu đắc tương sinh cẩn trọng vẫn không thể nào được như mong đợi, người có đức dù chẳng cầu ngũ hành tương sinh nhưng vẫn được đạo trời hậu đãi chỉ đường đi vào chiều sâu siêu việt của tam sinh ngũ hành.
-
:) Đức Phật nhập định thuyết pháp nói đến thế giới ngoài cùng là thế giới của Phổ Hiền Bồ Tát. Đại khái là có một tình tiết như vậy. Nhưng mà tự nhiên mang tính sinh tồn thì nó phải có tính xoắn lốc, chứ không bay vèo như sao chổi. Cái tự nhiên xoắn lốc thì nó mới có sinh tồn. Xoắn lốc biến hiện trong sự tương đối- âm dương đối lập- vậy mà nói là Dịch. Dịch không giới hạn vì nó xoắn lốc, vì có sinh có diệt nên có giới hạn. :) Đạo Phật nói đến Bản nhiên. Đạo Lão nói đến Tự nhiên.
-
:) Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên. Âm Dương Ngũ Hành là triết học của tự nhiên-sinh tồn. Giới hạn có thể có: tuy sinh tồn mà không nhìn cao thấy xa. Nếu không tính đến yếu tố nhìn cao thấy xa thì không rõ có giới hạn hay không.
-
Mã hình ảnh: 20150329-năm mầu Mã hình ảnh: 20150329-sáng tối
-
Mã hình ảnh: 20150322-năm mầu Mã hình ảnh: 20150322-sáng tối
-
Học thuật có phần tinh tuý và phần thực dụng. Phần thực dụng thì toàn là nhập khẩu-tranh dành bản quyền. Lãng quên bản sắc-tinh tuý học thuật. Có được cái tinh tuý bất biến thì có thể tuỳ biến cát hung.
-
Các độc giả kính mến! Rubi mở chủ đề "Âm Dương Ngũ Hành Đồ Hình Minh Họa 720" dùng để tập hợp tất cả các đồ hình minh họa với kích cỡ vuông 720 điểm ảnh (px), đồng thời cũng là tổng hợp theo chuyên đề hướng nghiên cứu và chỉnh lý thứ hai về thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Hôm nay 10 tháng Ba năm Tân Mão, 12 tháng 04 năm 2011, Rubi khai trương đặt tác phẩm thứ nhất, mang tính tượng trưng khái quát diện mạo mới về mặt thiết kế. Hi vọng là chủ để này sẽ phát triển tốt. Các độc giả xem và có thể đối thoại, góp ý với tinh thần thiện chí. Cảm ơn các độc giả đã ghé thăm thưởng lãm gian trưng bày này, xin chúc một ngày vui vẻ.
-
NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC HÀ ĐỒ LONG MÃ BÁT QUÁI HẬU THIÊN THIÊN CAN HỢP HOÁ nguyên Lý Hợp Hoá của Thập Thiên Can [suy Ngũ Vận Định Lục Khí] Giáp hợp Kỷ hoá Thố phá Đinh xung Nhâm Ât hợp Canh hoá Kim phá Bính xung Tân Bính hợp Tân hoá Thuỷ phá Mậu xung Quí Đinh hợp Nhâm hoá Mộc phá Ất xung Canh Mậu hợp Quí hoá Hoả phá Giáp xung Kỷ. Phần nội dung tham khảo (sách của Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh): Nạp Thập Thiên Can vào Hà Đồ: Giáp đến Quý ứng với thứ tự 1 đến 10
-
Trạch Cát chưa phải là tài, trong Cát có Hung, chuyển Hung thành Cát mới gọi là tài.
-
Thiên hạ và Đồng đảng không thể lẫn lộn. Những kẻ xấu xa vẫn có người khen. Đó là đồng đảng khen không phải thiên hạ khen.
-
Cứ ăn thịt Đường tăng thì khỏi phải Phật gia với Đạo gia gì gì. Có sinh mà không lão bệnh tử .Sao không phân tích được tình tiết này ta ? Mất hết nghiêm túc.
-
Các cụ đã dạy: Nói nhiều thành nói dại. Gạo đương nhiên có thể nấu thành cơm chứ cát không thể nấu thành cơm. Osho dạy người ta nấu cát. ( http://vi.wikipedia....Shree_Rajneesh) )
-
Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên đó là khai ngộ cho chúng sinh giải ngộ phật tính. Đại sự này đồng thời cũng phải hiểu rằng Phật tính phải được chỉ thẳng và nhận thẳng, phải được truyền thừa, phải có Thầy truyền pháp. Không phải cứ giải ngộ rồi được vào cửa Phật đâu. Do ngày nay, Phật tính được nói toạc ra khiến nhiều khi người giải ngộ không còn tôn Phật, không còn biết ơn Phật. Họ có thể nói pháp thao thao song đó cũng chỉ là đếm của báu cho người để nhiều người khác xem. Vì thế chớ có nên tôn một người nào đó kiểu một vị Phật. Chỉ như thế thì mới có thể nói lời chân thật, và phân biệt được đâu là chân sư đâu không phải chân sư. Gọi một người là một vị Phật ư ! Phải xem vị đó có tôn Phật hay không ! Một vị Phật thì phải được mười phương các Đức Phật tán thán và tán thán mười phương các Đức Phật.
-
Trong Phật giáo, cây cầu ví cho sự giác ngộ. Cầu này trơn trượt, rất khó đi qua.Thuyền Bát Nhã không đáy, tức là trí tuệ về Không tính của các pháp và Không tướng của chân tâm. Đi trong biển sinh tử, độ chúng sinh, chúng sinh càng tu càng lùi nên nếu không cẩn thận Bồ tát có thể bị khủng bố đến mức đầu nổ tung thành nhiều mảnh...Phật đã biến những mảnh đầu vỡ đó của bồ tát thành nhiều đầu chồng lên nhau và khuyến khích Bồ tát tiếp tục phát nguyện độ sinh và Phật đưa ra pháp Quán Tự Tại trí tuệ về Không tính và Không tướng-Thuyền Bát Nhã Rỗng Không-để Bồ Tát vượt qua khủng bố tiếp tục độ sinh.
-
Cái nội dung nó đây chú ạ: "Tôn Ngộ Không chính là tượng trưng cho Phật tính của Đường Tăng"
-
Đường Tăng là Thầy của Tôn Ngộ Không, vậy tức là Tầng Cao hơn.Đường Tăng là Chủ Nguyên Thần Ngộ Không là Phật Tính của Đường Tăng Vậy Nguyên Thần cao tầng hơn Phật Tính . đại để có cái tôi cao siêu hơn cả bản thể chân tâm phật tính.
-
Kính thưa các học giả và các anh chị, rubi không biết mấy về ứng dụng lý số nhưng rubi đã có quá trình nghiên cứu và phát kiến mới khá hoàn chỉnh với mức độ nhất định về nguyên lý học thuật Đông phương. Xin giới thiệu ngắn gọi với quí học giả và các anh chị một vài ý tưởng tích hợp của rubi: Thuyết Âm dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất của nền triết học cổ Đông phương. Hệ thống các nguyên lý của thuyết Âm dương Ngũ hành là một hệ thống đa cấu trúc. Mỗi một cấu trúc là một hệ thống nguyên lý biểu hiện đặc tính của Âm dương Ngũ hành. Sự phối hợp một cấu trúc này với một cấu trúc khác là một nguyên lý thống nhất của Âm dương Ngũ hành, chính vì nguyên lý thống nhất này mà bắt buộc mỗi một cấu trúc phải hoàn chỉnh (xác định chi tiết) tính chất Âm dương Ngũ hành cho từng đối tượng của cấu trúc đó, hay nói một cách khác, một đối tượng có tính chất là âm (hoặc dương) thì nhất thiết phải có tính chất xác định trong Ngũ hành. Thuyết Âm dương Ngũ hành cũng là thuyết thống nhất giữa cách xác định đặc tính Âm dương và đặc tính Ngũ hành(...). Hai cấu trúc cơ bản nhất của Âm dương Ngũ hành là Cấu trúc số và Cấu trúc tượng. Cấu trúc số: Cấu trúc số là hệ thập phân (1,2,3,4,5,6,7,8,9 và 10) với tính chất Âm dương Ngũ hành và có qui luật được biểu hiện qua hai đồ hình, đó là đồ hình Hà đồ và đồ hình Lạc thư. Cấu trúc tượng: -Âm dương Ngũ hành tức là đã có tính chất âm dương thì nhất định phải có tính chất ngũ hành. -Lưỡng nghi là Âm dương Thổ. -Tứ tượng là Thái dương Kim, Thiếu âm Hoả, Thiếu âm Thủy và Thái âm Mộc. -Bát quái là Âm dương Kim, Hoả, Thủy Mộc. Thống nhất Tượng, Số: Nạp bát quái vào Hà đồ thì cho ra hình Bát quái Tiên thiên. Nạp bát quái vào Lạc thư thì cho ra hình Bát quái Hậu thiên. ... 64 quẻ Tiên thiên có liên quan đến chu kỳ 12 đường kinh ứng với hình Bát quái Tiên thiên. 64 quẻ Hậu thiên có liên quan đến qui luật phản phục và tuần hoàn của hình Bát quái Hậu thiên. Trên đây, rubi chỉ mới nghiên cứu có kết quả logic ngần ấy vấn đề, không dám khoe khoang nhưng cũng xin tự giới thiệu. Phần nghiên cứu và phát kiến hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết này ở một mức độ nhất định thì rubi sẽ trình bày trong những phần tiếp theo, sẽ có hình ảnh minh họa rõ ràng hơn. Quí học giả và các anh chị có ý kiến thì rubi cũng mong được trao đổi.
-
Có LỘC thì sẽ LẮM THÊ THIẾP-ĐÀO HOA (Trưởng thành) Có PHÚC thì sẽ LẮM CON CÁI-... (Trung niên) Có THỌ thì sẽ LẮM CHÁU CHẮT-... (Lão niên) Trước có Thê thiếp rồi mới có Con cái và đến Cháu chắt, đó cũng là sự thứ tự Lộc, Phúc, Thọ và sự quan trọng cũng như mức độ tốt lành của ba cái này là: LỘC quan trọng nhất, sau đó là đến PHÚC, sau nữa mới đến THỌ. Phát kiến Phong thuỷ (Tiên Thiên Bát Quái Rubi) cầu Phúc Lộc Thọ...