Lương Cơ
Hội viên-
Số nội dung
177 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Lương Cơ
-
Trước tiên SBU giải thích về tiểu đề của topic: "Hổ Đới Giác". Hổ Đới Giác tức là Hổ có thêm Sừng, chỉ đến căn cơ hành giả Thiền Tịnh Song Tu. Nói riêng ở Việt Nam, ngày nay Thiền Phái Trúc Lâm đã được khôi phục và phổ biến khắp cả ba miền Bắc Trung Nam, do đó việc học và tập tu Thiền là cơ hội cho tất cả Phật tử. Yếu chỉ của Thiền Tông là "Kiến Tánh Khởi Tu", trong Mật Tông cũng vẫn lấy đó làm yếu chỉ, trong Tịnh Độ Tông thì các vị Tổ cũng coi yếu chỉ của Thiền Tông là những lời vàng. Hai thời khoá tụng niệm hàng ngày trong các chùa đó là sự kết hợp giữa Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Như thế, hoặc chuyên tu theo một Tông, hoặc song tu Thiền Tịnh Mật thì cũng tuỳ theo căn cơ của hành giả. Trong Tịnh Độ Tông, câu niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" là phát âm hồng danh theo chữ tượng hình của Người Việt Nam, loại chữ tượng hình này là chữ Hán Việt. Bộ chữ tượng hình Hán Việt được coi là do người Trung tạo ra, nhưng cũng có nhà nghiên cứu nói chữ này do Người Việt tạo ra. Vấn đề do người Việt hay người Trung tạo ra cũng quan trọng nhưng ở đây chưa thể khẳng định chắc chắn. Đặc biệt với bộ chữ tượng hình Hán Việt này ở chỗ tuy cùng một cách viết nhưng người Trung phát âm khác còn người Việt phát âm khác. Thì điều này dẫn đến việc "phát âm hồng danh" và "phát âm thần chú chân ngôn" trong Phật Giáo của Việt và Trung là khác nhau với cùng một bản văn. Trong các pháp thuộc về Mật Tông Phật Giáo thì ngày nay cũng đã có sự phổ biến phần nào sự trì tụng thần chú chân ngôn theo sự phát âm tiếng Ấn Độ ở Việt Nam và cả Quốc Tế. Và muốn nói đến cách phát âm này thì lại phải tìm hiểu về các thứ ngôn ngữ và mặt chữ Ấn Độ. Việc tìm hiểu sơ qua lịch sử ngôn ngữ Ấn cũng sẽ được đề cập đến trong chủ đề này. Tiếp đây thì SBU đưa ra tạm một sự so sánh phát âm hồng danh khác nhau: -Lục Tự Hồng Danh: "Nam Mô A Di Đà Phật". -Thập Tự Hồng Danh: "Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da". Phân Tích về "Thập Tự Hồng Danh" na mo 'mi tā bhā ya bu ddhā ya Phiên âm Tiếng Việt: Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da Ví dụ: Trong Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ : "NA-MÔ A-MI-TA BA-DA TA-THA GA-TA-DA. TA-ĐI DA-THA: A-MI RI-TU BA-BI. A-MI RI-TA SA-TAM BA-BI. A-MI RI-TA BI-KA RAM-TÊ. A-MI RI-TA BI-KA RAM-TA. GA-MI-NI GA-GA-NA KI-TA KA-LÊ SƠ-VA-HA." Thì câu đầu tiền là: "NA-MÔ A-MI-TA BA-DA TA-THA GA-TA-DA", trong câu này có tất cả ba từ: "NA-MÔ", "A-MI-TA BA-DA", và "TA-THA GA-TA-DA". "NA-MÔ" là Quy Y(hán việt), "A-MI-TA BA-DA" là Vô Lượng Quang(hán việt), và "TA-THA GA-TA-DA" là Như Lai(hán việt). Còn trong câu "Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da" thì cũng tương tự, "Na-Mô" là Quy Y, "A-Mi-Ta-Ba-Da" là Vô Lượng Quang, và "Bu-Đa-Da" là Bậc Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn. Còn có cách viết "Namo Amita Buddha" và phát âm là Na Mô A Mi Ta Bu Đa. Tiếp theo, là bàn đến Thập Hiệu Như Lai. Bậc đạt đến cảnh giới Phật thì có đủ mười danh hiệu: 01.Như Lai: Tathàgata (skt) 02.Ứng Cúng: Arhat (skt) 03.Chánh Biến Tri: Samyak-sambuddha (skt) 04.Minh Hạnh Túc: Vidyà-carana-sampanna (skt) 05.Thiện Thệ: Sugata (skt) 06.Thế Gian Giải: Loka-vid (skt) 07.Vô Thượng Sĩ: Anuttara (skt) 08.Điều Ngự Trượng Phu: Purusa-damya-sàrathi (skt) 09.Thiên Nhân Sư: Sàstà deva-manusyànàm (skt) 10.Phật-Thế Tôn: Buddha-Bhagavat (skt) Phật Tính là Tâm Bồ Đề, là Tính Giác-Tính Biết. Tính Biết "liễu liễu thường tri" tức là rõ ràng thường biết tất cả nên gọi là Vô Lượng Quang. Tính Biết “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ” (Như Khứ, Như Lai) tức là không từ đâu đến (Như Lai) và cũng không đi về đâu (Như Khứ), không từ đâu đến tức là không sinh, không đi về đâu tức là không diệt, không sanh không diệt thì Vô Lượng Thọ. Vô Lượng Quang tức là Ánh Sáng Vô Lượng, Vô Lượng Thọ tức là Tuổi Thọ Vô Lượng. Theo tiếng Ấn Độ và với cách viết theo kiểu chữ Latin thì Vô Lượng Quang viết là Amitābhā, và Vô Lượng Thọ viết là Amitāyur. Vô Lượng Thọ Quang là hai đặc tính trong vô lượng đặc tính của Tính Biết và hai đặc tính đó cũng là đại diện cho rất nhiều danh hiệu của Đức Phật Vô Lượng Thọ Quang. Trở lại nói đến Thập Hiệu Như Lai, trong đó thì có hai danh hiệu đầu tiên và cuối cùng thường được dùng trong Tam Tạng Kinh Điển. Danh hiệu đầu tiên là Như Lai (Hán Việt), giải nghĩa là Chân Tâm Không Sanh Không Diệt, danh hiệu cuối cùng là Phật (Phật Đà-Hán Việt), giải nghĩa là Tự Giác, Giác Tha, và Giác Hạnh Viên Mãn. Vậy thì có thể thấy được cách phát âm "Na-Mô A-Mi-Ta-Ba-Da Bu-Đa-Da" theo tiếng Ấn Độ "na mo 'mi tā bhā ya bu ddhā ya" thì có nghĩa là: Na-Mô (na mo): Quy Y. A-Mi-Ta-Ba-Da (ami tā bhā ya ): Vô Lượng Quang. Bu-Đa-Da (bu ddhā ya): Bậc Tự Giác, Giác Tha, và Giác Hạnh Viên Mãn. Các vấn đề về Tiếng Ấn Độ: Ấn Độ là quê hương Phật giáo và tất cả các Kinh Điển Phật Giáo đều có bản văn gốc là Phạm Ngữ (ngôn ngữ của cõi trời Phạm Thiên) -Thứ nhất là chỉ trong phạm vi ngôn ngữ dành cho Tôn Giáo (độc giả có thể tự tìm hiểu thêm-phạn ngữ phổ thông và phạn ngữ tôn giáo). -Thứ hai là kiến thức lịch sử về Tiếng Phạn-Sanskrit (saṃskṛtam): + Tiếng Phạn có hệ thống chữ cái cổ nhất gọi là Siddham (Tất Đàm) + Tiếng Phạn có hệ thống chữ cái mới hơn và được dùng phổ biến với nhiều vùng của Ấn Độ là chữ Devagari (Đe va ga ri) + Tiếng Phạn có hệ thống chữ cái thống dụng ngày nay là chữ Latin. Siddham script (chữ Tất Đàm-omniglot.com): http://www.omniglot.com/writing/siddham.htm Vowels (nguyên âm): Vowel diacritics with ka (Nguyên âm với dấu ka): Consonants (phụ âm): Mẫu văn bản Tiếng Phạn trong bảng chữ cái Siddham (Tất Đàm): Chữ tất-đàm (vi.wikipedia.org) http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5t_%C4%91%C3%A0m Chữ Tất Đàm là một dạng văn tự cổ của tiếng Phạn được dùng để ghi chép kinh điển Phật giáo ở Ấn Độ thời xưa. Chữ này âm Phạn đọc là Siddham có nghĩa là "thành tựu"; chữ Devanagari viết là सिद. Khi chữ này truyền sang Trung Quốc thì được phiên ra nhiều âm khác nhau: Tất Đàm, Tất Đàn, Tất Đán, Thất Đán, Thất Đàn... Khi truyền sang Nhật Bản thì người Nhật gọi chữ này là Bonji (http://www.mandalar.com/). Devanāgarī alphabet (Bảng chữ cái tiếng Đe va na ga ri): http://www.omniglot.com/writing/devanagari.htm Consonants (phụ âm): Variant letters (Biến thể thư): A selection of conjunct consonants (Một lựa chọn các phụ âm liên kết): Numerals (Chữ số):
-
Dụng tâm sử lý giải oán kết không khó, cái khó là trình độ trí huệ Phật thấm vào mình tới mức nào. Lấy oán báo ân thì xếp vào loại phun trời ướt mặt.
-
Hum nay đang lau khung ảnh Bồ Tát Kim Cang Trí, bỗng nhiên tui suy ra vấn đề về sự kiện mới gần đây: giấc mộng của một vị Sadi đã chặt đứt kiến giải của một vị tự xưng A La Hán. Các bác, có bác nào muốn biết kiến giải của vị tự xưng A La Hán đó như thế nào không ạ ?
-
Nói chung là kiến giải của vị Alahan Thích Thông Khoái không cần phải giới xuất gia phản biện mà chỉ cần để cho người dân quê chân chất cũng mần được. Ví dụ A La Hán Thích Thông Khoái nói: Chỉ có duy nhất Đức Phật Thích Ca, ngoài ra thì không có Phật nào nữa. Không có Phật A Di Đà. Kiến giải của A La Hán đấy các độc giả, mời độc giả phản biện. Pháp danh Alahan đã được thay đổi
-
Vào khoảng 21h ngày 25-6 một Đài hương với họa tiết hoa sen và lá bồ đề được làm bằng thạch cao đã được đưa đến vườn hoa tượng đài LTT. Đài hương có chiều cao hơn 1m, chiều rộng trên dưới 1m đặt trước tượng đài LTT, được làm trù bị và để khảo sát nên chất liệu tạm thời là Thạch cao. Qua khảo sát nếu được phê duyệt thì Đài hương sẽ được chính thức thi công bằng chất liệu đồng với trọng lượng khoảng 2000kg. Bộ bát hương cũ bằng chất liệu đồng đang đặt dùng dưới chân tượng đài sẽ được cơ quan chức năng thả xuống sông sau khi có Đài hương thay thế. Nguồn: tác giả tác phẩm Đài hương-nhà điêu khắc trẻ tiết lộ.
-
Bố cục "ba vòng" của Lư hương mới này căn bản giống giống như cái logo nầy http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif
-
MẠNG, từ này ai cũng thấy quen nếu đã tiếp xúc với sách bói toán. VẬN, thực ra từ này không thấy nói đến trong các sách. VẬN MẠNG thì theo thói thường tiếp cận nhiều thì ai cũng không lạ. Nhưng qua cái bảng Lạc Thư Hoa Giáp này thì ai cũng thấy rõ sự hợp lý chi tiết giữa VẬN và MẠNG. Cái bảng này trông thấy rất có tiềm năng chứa đựng những bí thuật, hi vọng nếu có thì những bí thuật này sẽ được lộ thiên.
-
Ở tầng lớp bình dân, có nhà nào thay bàn thờ mới chẳng hạn thì cái bàn thờ cũ bằng gỗ họ cũng đem thả xuống sông, các Phong thủy gia cũng thường tư vấn như vậy mà pác, đó vẫn là một thực tế. Chứ nếu tiếc rẻ thì có khi người ta lại đem cái bàn thờ cũ gác lên tầng thượng hoặc cất vào kho. Có lẽ thả xuống sông là cách tốt nhất để sử lý vật khí thờ cúng không dùng nữa. Thực tế, cái bộ Lư Hương xinh đẹp thế mà trưng ngoài dời thì suốt ngày lo mất đó pác, đã mất thật đó. Quái đản là người ta lấy trộm nhưng không lấy cả đôi mà lấy mỗi thứ một chiếc. Khi mất thế thì lại phải tức thời làm lại cái mới, vậy tính ra như thế vừa rất lãng phí vừa rất xui xẻo. Nếu so sánh thì cách thả vật khí xuống sông là giải pháp mang tính...(thôi, để độc giả điền thêm).
-
Làm sao cho được mát mẻ là chuyện nhà nước theo lời khuyên của các Phong thủy gia pác ạ, còn sau đó ai có mò thấy thì đó là chuyện của họ.
-
Các Phong thủy gia thường khuyên gia chủ khi thay bàn thờ mới thì bàn thờ cũ nên đem thả xuống sông cho...mát mẻ mà pác, :D .
-
Không được roài pác ơi, :D nhưng mà có thể rất đáng để chụp. Bộ Lư hương cũ này gồm bảy thứ, một cặp mâm đồng, một cặp chân nến đồng, một cặp bình đồng, và lư hương. Hoa văn bộ Lư hương này rất tinh xảo, có lẽ là mô phỏng phối hợp và cách điệu các nét hoa văn ở các bộ đồ cúng từ các đời vua khác nhau, cặp chân nến có tượng rồng quấn quanh, lư hương có phù điêu lưỡng long triều châu.
-
Lý Các có vài nhời mạn đàm theo chủ đề Thiên Địa Nhân. Thiên Thời: là Thời tiết. Thời tiết thì có bốn mùa ứng với tứ tượng trong ngũ hành. Thời tiết đa dạng, có những yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho con người. Địa Lợi: là Địa thế có lợi. Địa thế có lợi cho sự sống là Địa thế có thể khắc phục và phát huy những yếu tố không thuận lợi và thuận lợi của Thời tiết. Nhân Hoà: là Con người tồn tại hòa đồng, giao hoà, sống chung với thiên nhiên. Trong không gian Địa Lợi ứng với Thiên Thời theo học thuyết ngũ hành thì đó là không gian cho Nhân Hoà. Không biết ý kiến xưa nay sách vở giải thích về Thiền Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa như thế nào, các độc giả nhỉ ?
-
Hình như đa phần các sự kiện mang tính chất bước ngoặt sự nghiệp thì con người ta đều phải có sự đầu tư về kinh tế đó bác Rin, trong đó có cả tích cực hoặc tiêu cực. Trong trường hợp tiêu cực thì điển hình là mua bán danh vọng chức vụ, người "mua" thường bí mật bật máy ghi âm trong những thời điểm trao đổi quan trọng để làm bằng chứng về người chủ trì và chủ tri của sự việc, còn người "bán" thì thường có chiêu phòng bị lạng lách trong lời nói sao cho vừa có thể cầm được tiền lại vừa có thể có những đối thoại mang tính khẳng định cá nhân mình không phải là người chủ trì sự kiện.
-
Vào "Siêu thị" mua "danh" nếu quên tiền thì có thể mua chịu chứ quên máy ghi âm thì... :D
-
Lý Các xin vào đề luôn nhé. Cái tên Phong Thủy được đặt cho bộ môn có lẽ là do hiện tượng thời tiết, thời tiết bốn mùa của một năm. Sự tác động của thời tiết (bốn mùa) tới con người thì có hai mùa khá rõ đó là mùa đông và mùa hạ. Cũng từ hai mùa này (đông và hạ) mà có lẽ người ta đã đặt cho bộ môn địa lý là Phong Thuỷ. Phong là gió của Mùa Đông, và Thủy là nước của Mùa Hạ. Hiện tượng thời tiết bốn mùa, Mùa Đông thì có gió lạnh, Mùa Hạ thì có mưa rào. Mùa Đông, con người cần tránh gió lạnh nên nói Phong Tàng (tránh gió). Mùa Hạ, con người cần...tích trữ nước mưa nên nói Thủy Tụ. Mùa Đông và hướng Bắc ứng với nhau theo Hành Thuỷ, cần tránh gió lạnh nên phải Tựa núi, lấy đó làm phía sau của kiến trúc nhà là hợp lý. Mùa Hạ và hướng Nam ứng với nhau theo Hành Hỏa, cần Thủy tụ nên phải nhìn sông, lấy đó làm phía trước của kiến trúc nhà. Qua một số các yếu tố tự nhiên và triết lý ngũ hành thì cũng thấy được tại sao kiến trúc cổ hay có Hồ Bán Nguyệt được làm ở phía trước công trình. Hồ Bán Nguyệt là ứng với chữ Thủy trong Phong Thuỷ. Độc giả có ý kiến bình luận...xin mời. P/S: -Lý Các: tên hiển thị dự kiến :D -Một số thuật ngữ kiến trúc phong thuỷ: Phong Tàng Thủy Tụ. Tựa Núi Nhìn Sông. Hậu Bắc Tiền Nam. Đông Che Hè Mở.
-
Lý Sư Sư kính chào các Học giả, các Nhà nghiên cứu, thân chào các anh chị và các bạn. Lý Sư Sư muốn xin ý kiến xác định và chỉnh lý nội dung hai câu nói: "Con Rồng Cháu Tiên" và "Con Lạc Cháu Rồng". -Con Rồng Cháu Tiên: Trong cầu này các thanh niên thắc mắc Rồng có phải là Lạc Long Quân ? Lạc Long Quân là người Việt hay người Trung ? Tiên có phải là Âu Cơ ? Âu Cơ là người Việt hay người Trung ? (Xin chỉ dẫn đến bài viết nội dung giải thích vấn đề ạ) -Con Lạc Cháu Rồng: Có thanh niên nói : Vấn đề ý kiến hiểu biết đó thì sao ạ ? mong các Học giả biết thì giải đáp giúp Lý Sư Sư ạ. Xin cảm ơn.
-
Bác này chắc răng thưa, dám chê răng hô hả. Mười người miền Bắc thì 8 người hô đó, bác động chạm nhớn thế chắc răng thưa :( .
-
Để chiêm nghiệm xem. Răng em không ngọc ngà mịn tròn như răng giả nhưng cái nào ra cái nấy . Vậy là từ rờ có thể cãi rằng 'rặng đẹp thế này ai bảo nói láo nào' :(
-
Vào tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, tại lầu Bát Giác (vườn hoa LTT) có biểu diễn chương trình tôn vinh tiếng Đàn Bầu. Chương trình biểu diễn miễn phí, các bác xem xong nhớ vỗ tay nhế :( .
-
Lý Sư Sư xin cảm ơn Chú Thiên Sứ, cảm ơn các anh chị đã cho ý kiến ạ.
-
Cách đây nhiều năm, một vị chuyên gia kinh tế người Nhật đã có chia sẻ với tôi về những lợi ích khổng lồ nếu Việt Nam đổi múi giờ theo giờ Singapore, nghĩa là GMT +8, thay vì + 7 như hiện nay. Tin trên VnExpress.net "Nga bớt 2 múi giờ để phát triển kinh tế", tổng thống nước Nga Dmitry Medvedev nêu ra vấn đề rút bớt số múi giờ từ 11 xuống còn 9 trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang tháng 11 năm ngoái. Hiển nhiên, hành động này sẽ tạo ra một số xáo trộn trong cuộc sống thường nhật, nhưng nhìn chung sẽ giúp tạo xung lực cho nền kinh tế, việc giảm khoảng chênh lệch giữa các múi giờ sẽ bớt gây khó khăn cho công việc của các ngành giao thông, liên lạc, chứng khoán, ngân hàng. Các tổ chức kinh doanh và tài chính cũng giảm bớt các vấn đề thường gặp phải khi cần thực hiện thanh toán giữa các chi nhánh trải rộng trên một diện tích lãnh thổ trải rộng. Nghĩ về Việt Nam, cách đây nhiều năm, một vị chuyên gia kinh tế người Nhật đã có chia sẻ với tôi về những lợi ích khổng lồ nếu Việt Nam đổi múi giờ theo giờ Singapore, nghĩa là GMT +8, thay vì + 7 như hiện nay. Xét về môi trường tài chính toàn cầu, hầu hết các trung tâm kinh tế khu vực đều nằm trong GMT+8 (Singapore, Kualar Lumpur, Hong Kong, Thượng Hải, Đài Loan...). Vì vậy các tin tức kinh tế tài chính thường đi trước Việt Nam và Thái Lan do mở cửa sớm hơn. Những tác động tiêu cực nếu có (hiệu ứng domino) sẽ tác động nặng nề đến Thái Lan và Việt Nam (nếu tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới) trong khi các thị trường khác trong khu vực đã đóng cửa trước 1 giờ và có thêm một buổi đêm để các nhà đầu tư và hoạch định chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ tỉnh táo suy nghĩ trước khi mở cửa lại thị trường vào sáng hôm sau. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã là một bài học nhãn tiền khi thị trường chứng khoán Bangkok gánh chịu toàn bộ cơn sóng thần bán tháo chứng khoán trong khi thị trường Singapore - nơi khơi mào cơn sóng thần này - đã đóng cửa trước 1 tiếng. Điều này khiến cho thủ tướng Thai Lan Thaksin, vào năm 2001, tuyên bố dự định dịch chuyển múi giờ thêm 1 tiếng nữa để thúc đẩy kinh tế đất nước, dù rằng, xét về địa lý, Thái Lan cách xa múi giờ GMT+8 hơn Việt Nam chúng ta rất nhiều. (http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1444075.stm) Về thực thi tiết kiệm, việc dịch chuyển múi giờ thêm 1 tiếng sẽ khiến đêm dường như ngắn đi và ngày dường như dài ra. Hãy tưởng tượng, thành phố Sài Gòn vào lúc 7 giờ tối sẽ sáng như 6 giờ hiện nay và 7 giờ sáng sẽ sáng mờ mờ như 6 giờ sáng hiện nay. Điều này mang lại lợi ích gì? Rất nhiều. Thành phố sẽ lên đèn trễ hơn hiện nay, thay vì 6:00 sẽ là 6:30 hoặc 7:00 theo múi giờ mới, nửa tiếng đồng hồ tiết kiệm điện thắp sáng vào đầu buổi chiều tối sẽ là một khoản tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng. Chưa kể đến việc người dân sẽ lên giường ngủ "sớm hơn", nếu như giờ đi ngủ thông thường là 10:00, thời gian sử dụng điện sinh hoạt sẽ là 4 tiếng (từ 6:00-10:00), nếu theo múi giờ mới, thời gian sử dụng điện sinh hoạt chỉ là 3 - 3,5 tiếng đồng hồ. Những khoản tiết kiệm này có thể bị bớt đi một phần khi có một số người dân thức dậy lúc 6:00 sáng (theo giờ mới) mà trời vẫn tối như lúc 5:00 (theo giờ cũ), và đặc biệt là vào tháng 10 âm lịch khi ngày ngắn, đêm dài nhất trong năm, nhưng nhìn chung vẫn không che lấp được những lợi ích thiết thực của múi giờ GMT+8. Trong khi nhà nước kêu gọi thực hành tiết kiệm và Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (EVN) dù có dư tiền tỷ cũng không biết làm gì vì dòng sông cạn nước không chạy thủy điện được, một giải pháp mang tính quyết định dựa trên những thực tế khoa học được ghi nhận đang bị lãng quên. Không biết bao giờ, những vấn đề này mới được phân tích, mổ xẻ một cách nghiêm túc và đi đến kết luận cuối cùng. Chúng ta hãy chờ nhé! vnexpress.net-Đoàn Hữu Nguyên
-
Về dự án này có một vấn đề rằng, TNC phát biểu : Một nước nghèo đi vay tiền một nước giàu để làm một cái lớn hơn cùng loại ở nước giàu. -Điểm này mà cho rằng vô lý thì cũng có khối cái lý để nói. Và nó cũng là một sự gây ra cái thấy, đã có cái thấy theo hướng lùi thì hẳn là sẽ tác động lùi. -Cũng có thể ngược lại. -Gây ra cái thấy "tiến" với những điều kiện cơ bản đơn giản đã có, xong rồi cứ thế mà nhìn theo cái thấy tiến ấy thì đó là cách nhìn ở một góc độ cũng không phải là hẹp. Theo hướng này thì thuộc cách thức chung "ok mọi lúc mọi nơi" vì thấy đầu ra đầu vào rõ ràng, vấn đề còn lại quyết định hoàn thiện hoàn thành thì mang tính "bên trong vấn đề", "bên trong vấn đề" đó là chuyên gia thiết kế và chất lượng thi công, hai khâu này mà kém thì cái thấy "tiến" sẽ hỏng nặng. Vấn đề lại có thể ví dụ: Có hai ông là hàng xóm, một ông giàu, một ông nghèo. Ông giàu ở nhà lầu 3 tầng, ông nghèo ở nhà cấp 4. Vấn đề bắt đầu là ông nghèo vay được tiền của ngân hàng và ông ấy xây một ngôi nhà 5 tầng, cái này thì thực tiễn không có gì phải nghĩ ngợi nữa. Song ở đây có thể thấy theo cách khác nhau, hoặc thấy nghịch lý, hoặc thấy đó là lẽ dĩ nhiên theo sự phát triển đột biến.
-
TNC có ý kiến ạ. -Giao thông phát triển là sự kiện tốt, phát triển giao thông là ý tưởng đúng. -Siêu dự án phải có siêu chuyên gia thiết kế, không nên tiết kiệm khâu thiết kế (sinh lực quân của dự án; để rồi sau này phải sửa đi sửa lại hoặc phải chấp nhận những hạn chế nhất định). -Siêu dự án thì nên làm theo cách thức làm hết sức mình (và không được làm quá sức), nếu tính trước được rằng làm xong mà vẫn còn sức thì không phải lăn tăn gì. -Nước Mỹ cũng có lịch sử về sự đột phá phát triển giao thông (đường thuỷ) và có kết quả thành công.
-
Liêm Trinh có vẻ thiên về Tổ quốc, nhưng lý luận thì chưa chắc đã khế hợp với ý muốn. Ý muốn chân chánh và lý luận chính xác rồi thực hành đúng đắn thì mới gọi là lý sự tương ưng. Nếu nhìn vào toàn cục thì các vị vua cõi trời đều là do tu thiền định mà được hóa sanh, hoặc sanh ra rồi làm vua một cõi thì đều đã nhiều đời hộ trì chánh pháp. Đặc biệt như Phật Hoàng Trần Nhân Tông có khi lại là hóa thân của Phật Thích Ca. Hễ sinh ra làm Vua thì đều có duyên với Quần chúng. Điểm chung ở đây là một chữ Hữu Duyên, Một người có duyên với Đại chúng và Đại chung có duyên với Một người. Cũng nhìn vào toàn cục thì phải thấy cái gì ra cái nấy, đời ra đời, đạo ra đạo trong khẩu hiệu tốt đời đẹp đạo. Được như thế thì chữ Hữu Duyên kia mới có tính chất thiện lành và tích cực. Người chuyên tu thì phải phải nương vào sự cúng dưỡng của tín đồ của xã hội để duy trì thọ mạng, làm như thế là để lìa duyên mà tiến đạo, bậc Xuất gia đạo lực có tiến có thành quả thì tín đồ mới có phước báo thù thắng. Tóm lại cái gì ra cái nấy thì nền tảng mới dần sinh ra sức mạnh khi hội nhập, còn mọi thứ lẫn lộn từ vấn đề căn thì không có sức mạnh được sinh ra. Một trường hợp điển hình cho sự kiện lẫn lộn là đưa một vị chưa lìa đời sống phàm tục lên giáo phẩm Quốc Sư từ đó mà sinh ra Quốc nạn và Pháp nạn-giả thuyết là như thế. Quốc Sư không thanh tịnh mà lại kết duyên với Đại chúng thì cái nhân hạ tâm hướng về của Đại chúng sẽ không có được cái quả báo thù thắng. Lịch sử đã chứng minh, Quốc Sư Lưu Chi tuy là uyên thâm Phật pháp, thần thông quảng đại, cũng không phạm giới nhưng có nhiều dã tâm vì háo danh Quốc Sư và háo danh Đệ Nhất Phật Môn. Nếu đời người ta tránh sự loạn luân thì trong đạo người ta cũng kiêng sự loạn lý. Tóm lại để thực hiện sự kiện tốt đời đẹp đạo thì giáo phẩm Quốc Sư phải là người có nền tảng lý lịch chân tu thật chứng, phẩm hạnh đạo đức phải vượt lên trên tiêu chuẩn đánh giá hạnh kiểm bình thường thì từ đó mới làm được thầy của Trời Người, tự do tôn giáo vang danh thiên hạ thì tự nhiên xã hội chiêu cảm nhiều sự thành công.