-
Số nội dung
375 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Everything posted by NDK
-
Vâng, điều này cần nhất thì mọi người không làm, chỉ chăm chăm đi chửi bới người khác! Miệng lưỡi thế gian quả là đáng sợ! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sad.gif
-
Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói gì về tuyên bố sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong suốt 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội? Mời độc giả tranh luận trực tiếp với ông Tuấn Anh vào lúc 13h30 ngày 9/9/2010 qua báo VietNamNet. Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây. Trong thời gian vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chuyên gia nghiên cứu Lý học Phương Đông, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Ảnh: Lê Anh Dũng Trao đổi với báo giới, ông Tuấn Anh cho biết, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc ngăn mưa, đẩy lùi bão trong những ngày diễn ra Đại lễ vào tháng 10 tới. Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đưa ra cam kết sẽ bảo đảm trong 7 ngày diễn ra Đại lễ, tiết trời Hà Nội sẽ mát mẻ và có nắng nếu UBND TP Hà Nội tin vào khả năng của ông. Những tuyên bố của ông Tuấn Anh đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội với những ý kiến khen chê khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh của đông đảo độc giả, VietNamNet tổ chức buổi tranh luận trực tuyến xung quanh vấn đề này. Buổi tranh luận trực tuyến được tổ chức vào lúc 13h30 ngày 9/9/2010, tại toà soạn báo VietNamNet. Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh tại đây. ================== Cháu xin phép đặt câu hỏi luôn với bác Tuấn Anh: "Cháu nhìn ảnh bác thế kia mà sao báo chí lại gọi bác là dị nhân thế ạ?" http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif
-
Quả cầu bí hiểm lao xuống núi Dân chúng Colombia ngỡ ngàng khi thấy một quả cầu lửa khổng lồ xuất hiện trên trời, sau đó lao xuống núi cuối tuần trước. Cầu lửa vụt sáng qua bầu trời Colombia. Ảnh: Korea Times. Cầu lửa xuất hiện ở miền trung Colombia lúc 3h15 chiều 5/9. Một số nhân chứng còn cho biết sau đó họ còn nghe thấy tiếng nổ lớn. "Một quả cầu đa sắc to đùng lao xuống dãy núi Elmoro", Korea Times dẫn lời một người dân địa phương cho hay. "Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ 10 phút sau đó", một phóng viên cho biết. "Phần đầu của nó màu xanh, phần đuôi màu vàng, và bốc khói". Giám đốc cơ quan xử lý nguy cơ thuộc Bộ Nội vụ Colombia Luz Amanda Pulido bác những đồn đoán rằng quả cầu lửa này là một máy bay. Trực thăng của không lực Colombia đã được điều tới vùng núi nói trên để xác định vị trí chính xác của quả cầu lửa bí ẩn. Trong khi đó, cảnh sát địa phương cho biết nhiều ô kính cửa sổ bị vỡ trong một vụ nổ ở cùng khu vực đó. Mai Trang vnexpress
-
Nếu có thì tổ chức cưới lại cho mọi người ăn kẹo bác ơi! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif
-
Nhân tiện, đây là ảnh NDK chộp được mấy năm trước:
-
Kinh - Xích khẩu Bạn có khả năng được nhận vào bên xe máy là rất cao. Được gọi đến phỏng vấn thì nhớ bình tĩnh, có thể có vài câu hỏi khó xơi. Chúc bạn sớm được nhận vào làm việc!
-
Cái này chắc phải nhờ cao nhân rồi! Nhưng cứ giúp chị 1 chút gọi là học hỏi xem sao: Chị nhờ các cao nhân khác xem giúp thêm nhé! Chúc chị vạn sự an lành!
-
Đỗ - Đại An Cũng được chị ạ! Cứ tiến hành bình thường, nhớ chọn ngày lành khai trương nhé! Chúc chị kinh doanh phát đạt!
-
Qua lần này mới thấy bác Thiên Sứ là người dũng cảm và giỏi chịu đựng! Đi đâu trên mạng cũng thấy người ta bàn tán này nọ! NDK không dám tự nhận là đang nghiên cứu mà chỉ đọc tham khảo về lý học, nhìn những lời bàn tán ấy mà đã không chịu nổi rồi, nói j bác đã chịu đựng suốt bao năm nay! Hic! Bây giờ cháu mới thấm thía câu chuyện về người sáng mắt bị phẫu thuật thành mù của bác Thiên Sứ! Chúc cho dự báo của bác đúng 100%!
-
Rúng động: Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ 06/09/2010 13:19 (VTC News) – Một nhà nghiên cứu của Việt Nam vừa tuyên bố có thể dùng siêu năng lực “ngăn mưa, bão” suốt 1 tuần trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thay vì chi kinh phí 1 tỉ đô la (khoảng gần 20.000 tỉ đồng), thì Hà Nội chỉ cần chi cho ông 7 tỷ 150 triệu đồng để làm việc này. Tin liên quan » “Đau đầu” vì chuyện thời tiết trong dịp Đại lễ 1000 năm » Luyện tập bay phục vụ ngày Đại lễ 1000 năm » Hoàng thành Thăng Long - Món quà ngày Đại lễ » 10.000 người đi bộ chào mừng Đại lễ 1000 năm Trao đổi với VTC News, nhà nghiên cứu này cho biết, không cần phải tốn đến 1 tỷ USD để thực hiện việc bắn mây ngăn mưa. Chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng, ông cam kết thời tiết trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ở Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định, thời gian sẽ do Ban tổ chức Đại lễ ấn định. Nhà nghiên cứu này cũng cho biết, ông đem danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đã đưa ra để đảm bảo. Số tiền 7 tỷ 150 triệu, ông sẽ nhận sau dịp Đại lễ, khi sự việc đã xảy ra đúng như ông khẳng định. Hà Nội ngập nước trong một trận mưa rất lớn hồi đầu tháng 7. Ông cho biết: "Tôi muốn đưa những thông tin ban đầu này qua VTC News để các cơ quan chức năng của Hà Nội biết được mong muốn của một công dân muốn đóng góp công sức để Đại Lễ thành công tốt đẹp. Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, tôi sẽ tiếp tục có ý và thảo luận nghiêm túc đề nghị này". Nhà nghiên cứu cho biết thêm: Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, ông muốn có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học vào một thời điểm thích hợp để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa, đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông. Trước đề nghị mà theo nhà nghiên cứu này là "không thể nghiêm túc hơn"; trong không khí mà rất nhiều cá nhân, tập thể cả nước đang cống hiến nhiều ý tưởng, sản phẩm độc đáo và kinh phí cho Đại Lễ, VTC News đăng tải thông tin này và đã liên hệ với một số cơ quan của TP. Hà Nội để có phản hồi chính thức. Trước khi bài báo lên khuôn, để minh chứng mong muốn đóng góp của mình cho Đại Lễ, nhà nghiên cứu đã quyết định rút lại đề nghị kinh phí 7 tỉ 150 triệu đồng. Ông cho biết: "Nếu các cơ quan tin tưởng, tôi sẽ thực hiện việc ngăn mưa, đuổi bão mà không nhận bất cứ một thù lao nào". Được biết, chiều 10/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo là không “bắn mây” ngăn mưa. Do thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (từ ngày 1-10/10) là thời điểm thường xảy ra các đợt mưa, giông và dễ ngập lụt… nên theo kịch bản dự kiến ban đầu, nếu thời tiết không được thuận lợi thì có thể sẽ dùng phương án “bắn mây” để Đại lễ diễn ra được suôn sẻ. Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ USD đồng thời phương án này cũng đòi hỏi những kỹ thuật rất phức tạp và không thể “bắn” trong trường hợp mưa bão. Do vậy, Phó Thủ tướng nêu ý kiến, nếu thời tiết không thuận lợi thì Đại lễ sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Dự kiến, Lễ khai mạc hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra vào sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ; Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình và Đêm hội văn hóa nghệ thuật vào tối 10/10 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Bắn mây, ngăn mưa bằng cách nào? Theo anh Phan Thanh Hiền, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa (http://thienvanbachkhoa.org), ngày nay công nghệ tạo mưa đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Các nhà khoa học sử dụng hợp chất chính là I-ốt Bạc (AgI) để tạo mưa ở khu vực mong muốn. "Lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên người ta dùng máy bay để phun hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ. Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này, số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây. Ở giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất. Trong trường hợp muốn ngăn mưa theo như lý luận của các nhà khoa học, họ sẽ tạo mưa trước khi đến thời điểm cần thời tiết khô ráo. Nghĩa là, nếu xuất hiện một đám mây ở khu vực đó, họ sẽ cố gắng khiến đám mây đó sớm hóa thành mưa và tan đi. Như vậy, để có thể ngăn mưa ở một khu vực nào đó, các nhà khoa học và khí tượng học sẽ phải tính toán kỹ hướng gió, từ đó có thể "bắn rụng" các đám mây trước khi chúng tiến vào khu vực cần ngăn mưa. Tuy nhiên xác suất thành công cũng không cao. Nếu có một đám mây quá lớn, sẽ rất tốn nguyên liệu để đám mây đó hóa thành mưa trước khi vào khu vực ngăn mưa. Không loại trừ khả năng đám mây đó đã tiến vào khi chưa kịp “bắn rụng”. Để triệt tiêu hoàn toàn đám mây lớn gây mưa cần rất nhiều nguyên liệu tạo mưa và cũng cần xem xét thêm vấn đề kinh phí và môi trường khi tiến hành biện pháp “bắn mây ngăn mưa” này”, Phan Thanh Hiền khẳng định. (còn nữa) LTS: Sau khi nhận được lời đề nghị "ghê gớm" trên, VTC News đã đến gặp nhà nghiên cứu này để tìm hiểu thêm, đồng thời liên hệ với các cơ quan chức năng và nhà khoa học để nghe họ nhận định, bình luận về đề nghị "đuổi mưa, ngăn bão". Mời độc giả đón đọc các ý kiến này trong kỳ tiếp theo. ------------------ Bác Thiên Sứ đùa thế nào mà báo chí lại om sòm hết lên thế này bác ơi! :D
-
Kính chào bạn Long và cô Lavender, Dựa vào câu hỏi của bạn và quẻ của cô Lav, cháu chợt nhớ đến bài giảng LVĐT, rằng tự nhiên không có cái tốt và cái xấu, chúng đều do ý thức con người mà ra. Câu hỏi của bạn Long 0 đề cập đến chuyện tốt xấu (mặc dù như cô Lav có nói ai cũng muốn hiểu theo nghĩa tốt của câu hỏi), hơn nữa quẻ LVĐT lại mang tính khách quan. Vì vậy, khi nhìn quẻ Đỗ - Đại An, cháu nhớ đến quy luật tự nhiên của con người: Sinh, lão, bệnh, tử mà nghĩ rằng ý quẻ là "trở về với đất". Luận rằng đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch năm tới sự việc diễn ra. Đôi lời với ý muốn học hỏi! Mong rằng thời gian của quẻ còn chậm hơn như đã nói và chúc cho bà của bạn sớm bình phục! Thân ái!
-
Ơ, đúng là năm nay 0 có mưa! Lạ nhỉ? :D
-
Thử một quẻ xem sao nào! Công ty em đang làm bảo vệ kinh doanh trong lĩnh vực nào ? Thương - Vô vong Công ty kinh doanh cây cảnh hoặc sản xuất đồ nội thất, không thì cũng chuyên về bất động sản. ( công ty mới thành lập hoặc chưa có chỗ đứng vững lắm trên thị trường?) Ngày mai em làm việc bao nhiêu tiếng ? Đỗ - Đại An Công việc mai của bác có vẻ nhàn nhã, tuy nhiên có thể chân mỏi hoặc mông ê đây! 5 tiếng đến 7 tiếng buổi sáng. ------------- Dạo này lên quẻ toàn luận sai! :D
-
TT- – Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP.HCM đã được trình tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XII nhưng không được quốc hội thông qua do lo ngại về tính hiệu quả cũng như làm tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia… >> Máy bay của chủ tịch Hòa Phát có mặt ở Hà Nội >> Lỗ nặng vì đầu tư đất theo quy hoạch >> Những siêu dự án "rùa" Tuy nhiên, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã khởi động lại dự án trên. Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, sau khi Quốc hội không thông qua nghị quyết dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam với nguyên nhân chính là báo cáo đầu tư thiếu thông tin, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Chính phủ xin phép được nghiên cứu, lập báo cáo khả thi dự án để nhằm có thêm thông tin, cơ sở dữ liệu chính xác. Cụ thể, sẽ không tiến hành lập báo cáo toàn tuyến Hà Nội - TP.HCM mà trước mắt chỉ tập trung vào hai đoạn tuyến là Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang. Nghiên cứu hai đoạn tuyến trước Sau khi nhận được sự ủng hộ của Chính phủ, đại diện Bộ Giao thông vận tải cùng các cơ quan chức năng đã bàn bạc và đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam lập báo cáo khả thi dự án đường sắt cao tốc hai đoạn tuyến Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang. Đồng thời, thừa ủy quyền Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã có công hàm gửi chính phủ Nhật Bản đề nghị hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để lập báo cáo khả thi. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xác nhận phái đoàn của Nhật Bản đang làm việc với Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Về cơ bản phía Nhật cũng đã đồng ý tài trợ cho Việt Nam trong việc lập báo cáo dự án trên. Dự kiến biên bản ký kết thỏa thuận dự án trên sẽ được ký kết trong ngày 31-8 tới. Sau đó các cơ quan chức năng sẽ tiến hành nghiên cứu, lập dự án với thời gian khoảng hai năm. “Tôi rất lạc quan vào khả năng Nhật Bản sẽ hỗ trợ không hoàn lại để Việt Nam lập báo cáo khả thi dự án này. Cùng với đó, nhiều khả năng đơn vị cũng sẽ tham gia vào việc nghiên cứu lập dự án vì đã từng có kinh nghiệm trong quá trình lập báo cáo trình ra Quốc hội” - ông Đỗ Văn Hạt, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn, Đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải (thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), đơn vị đã từng tham gia nghiên cứu lập báo cáo dự án đường sắt cao tốcBắc-Nam trình Quốc hội, nói. Chưa phải lúc khởi động lại Biết thông tin về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam không được Quốc hội thông qua nhưng nay được khởi động lại, nhiều đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia cho biết rất bất ngờ. “Đây là lần đầu tiên tôi nghe được thông tin dự án tái khởi động. Điều này khiến tôi rất bất ngờ. Tôi có cảm tưởng những người lập dự án chưa rút ra được bài học gì qua việc Quốc hội không thông qua chủ trương xây dựng tuyến đường sắt trên” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phát biểu. Theo ông Thuyết, khi xem xét dự án trên, phần đông đại biểu Quốc hội cho rằng đất nước còn bao nhiêu việc phải làm trong khi đây là một dự án tốn tiền, không đem lại lợi ích, hiệu quả và đặt nền kinh tế đất nước trước rủi ro rất lớn. Đông đảo người dân cũng không tán thành xúc tiến dự án này nên việc Quốc hội không thông qua dự án là hoàn toàn hợp với lòng dân. “Thời điểm này chưa phải là lúc tái khởi động việc lập dự án đường sắt cao tốc. Chúng ta nên cất dự án đó đi. Tiền đi vay cũng là tiền của dân. Hãy tôn trọng ý nguyện của người phải chi tiền. Chỉ khi nào ta làm chủ được công nghệ, đời sống người dân khá giả hơn và khẳng định được hiệu quả kinh tế thì khi ấy hãy tính đến việc này”- ông Thuyết nhấn mạnh. Cùng chung quan điểm với đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, Tiến sĩ Trần Đình Bá (Hội Kinh tế vận tải đường sắt) cho rằng thay vì tập trung vào việc khởi động lại dự án đường sắt cao tốc, chúng ta nên dành thời gian nghiên cứu việc hiện đại hóa mở rộng khổ đường sắt 1.435 mm, điện khí hóa, phục vụ cả tàu khách lẫn tàu hàng. “Đó mới là những cái thiết thực và cần thiết. Còn bây giờ chúng ta chưa đủ tiền, chưa phát triển, lượng hành khách đi lại còn thấp thì hãy cứ để đường sắt cao tốc đấy đã” - ông Bá nói. Không thông qua chứ không phải bác (?!) Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam khi đưa ra Quốc hội đã có nhiều ý kiến khác nhau. Việc Quốc hội không thông qua một phần cũng vì dự án thiếu thông tin. Tuy nhiên, đó chỉ là không thông qua, chứ không phải bác dự án. Nếu không có gì thay đổi, việc nghiên cứu lập báo cáo khả thi dự án trên sẽ diễn ra thuận lợi. Cùng với đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang phối hợp với Nhật Bản để nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt từ Ngọc Hồi đi sân bay Nội Bài (dài khoảng 25 km). Hiện cũng có hướng đề xuất là xây dựng đường sắt đô thị; hoặc thành đường sắt cao tốc để thí điểm cho dự án đường sắt cao tốc về sau. Ông ĐỖ VĂN HẠT, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn, Đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải (thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) Quốc hội bày tỏ chính kiến Chiều 19-6, tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã biểu quyết các nội dung của dự thảo nghị quyết về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Theo đó, chỉ có 185 đại biểu (chiếm tỉ lệ 37,53%) bấm nút tán thành, còn 208 đại biểu (chiếm 42,19%) bấm nút không tán thành chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc. Riêng phần biểu quyết Điều 2 của dự thảo với nội dung: “Sau khi thông qua chủ trương, Quốc hội giao Chính phủ lập quy hoạch chi tiết; tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ và toàn diện hơn các điều kiện bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM. Trên cơ sở đó nghiên cứu lập dự án đầu tư một trong hai đoạn tuyến Hà Nội-Vinh hoặc TP.HCM-Nha Trang, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn, đa dạng phương thức đầu tư”, kết quả cũng chỉ có 157 đại biểu ủng hộ, trong khi số không ủng hộ lại chiếm đến 170 đại biểu, còn 80 đại biểu không biểu quyết. Theo PHÁP LUẬT TP.HCM =================== "Trời ơi!" - Chỉ còn biết thốt lên như thế! :D
-
Không lo ngại đường Hồ Tây - Ba Vì phá hỏng cảnh quan Đường dẫn từ trung tâm thủ đô đông đúc lên Ba Vì xanh sạch đi lại nhanh, thuận tiện càng phát huy giá trị kinh tế xã hội. Những lo ngại trục đường sẽ phá hỏng cảnh quan khá vu vơ, trong khi không có trục đường này, Hà Tây (cũ) và Hà Nội hiện nay có nhiều dự án tấn công cảnh quan nơi đây rồi. Bài dưới đây là quan điểm của kiến trúc sư Trần Huy Ánh, thành viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội. Tuy không chuyển Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì, nhưng đây đã được xác định lập quỹ đất dự trữ quốc gia, không gian phát triển cho 40 năm nữa (năm 2050), như vậy không có nghĩa là không cần đường dẫn lên đó. Giả sử quỹ đất dự trữ ấy Hà Nội trồng rừng, làm công viên cây xanh công cộng thì hàng nghìn ha rừng kết hợp với hàng nghìn ha mặt nước hồ Đồng Mô, lại kề cận đô thị công nghệ cao Hoà Lạc sẽ thật sự là công viên nghỉ dưỡng lý tưởng cho thủ đô, tạo việc làm dịch vụ cho nhân dân địa phương. Con đường dẫn từ trung tâm thành phố đông đúc lên Ba Vì xanh sạch đi lại nhanh, thuận tiện càng phát huy giá trị kinh tế xã hội. Mặc dù thực tế cũng như quy hoạch đã xác định thêm nhiều trục giao thông từ trung tâm thành phố về phía Tây, nhưng trục Ba Vì - Hồ Tây đảm nhiệm đặc thù giao thông riêng. Nó có vai trò như khép kín vòng tròn giao thông, đảm bảo sự lưu thông thuận tiện nhất nếu có bất cứ sự cố nào. Nội đô Hà Nội nối Hoà Lạc chỉ có một trục duy nhất sẽ ẩn chứa tê liệt nếu gặp sự cố. Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ tạo không gian hiện đại. Ảnh: Đồ án Quy hoạch chung HN. Những lo ngại trục đường sẽ phá hỏng cảnh quan khá vu vơ, trong khi thực tế không có trục đường này, Hà Tây (cũ) và Hà Nội hiện nay có nhiều dự án chủ động tấn công cảnh quan nơi đây rồi. Bảo tồn đặc biệt không gian tự nhiên Ba Vì thì việc trước mắt và quan trọng của thành phố là triệt thoái các dự án kinh doanh bất động sản núp tên sinh thái nhà vườn, khu nghỉ dưỡng kết hợp sân golf quanh đây mới là thiết thực, lại mở rộng thêm diện tích dự trữ quốc gia. Còn trục đường vượt qua hai khu vực vành đai xanh và hành lang xanh thì đưa nó lên cao, đảm bảo hành lang thoát nước (2 khu này đều trũng), giữ nguyên đồng ruộng xanh bên dưới, loại bỏ hiện tượng xây dựng bám 2 bên đường, đỡ cả mối lo lợi ích nhóm này kia làm đường là phụ, bán đất ven đường là chính. Mặt cắt đường rộng cỡ nào cũng nhờ máy tính trợ giúp xác định sao cho phù hợp. Ví như khi chưa xuất hiện nhu cầu lớn chỉ cần một tuyến tàu điện một ray cũng là một gợi ý. Việc kết hợp trục giao thông với các tuyến đường dây đường ống kỹ thuật đi dưới mặt đất hay đặt trên cao đều bố trí được. Đoạn vượt qua hành lang xanh đến đất dự trữ quốc gia để tới 30-40 năm nữa không biết ra sao. Nhưng đoạn từ Hoàng Quốc Việt tới vành đai 4 cần can thiệp ngay vì hiện tại đang đứng trước nguy cơ bị băm nát rồi. Mặt cắt đường 300 mét tạo không gian lớn hai bên đường tới hàng nghìn mét, đó chính là không gian Hà Nội mới, hướng tới thiên niên kỷ thứ hai. Những khu đô thị lý nhí chia lô, những cao ốc bé như bó đũa bám chợ bám đường chỉ thích hợp với tư duy anh hàng xén. Các nhà quy hoạch và quản lý nếu cố gắng vượt khỏi cái nhận thức cũ kỹ thì quý lắm. Hãy trưng bày cái mô hình này ra, hỏi những công dân thủ đô tầm tuổi dưới 35 ấy, rằng họ có bằng lòng Hà Nội xắp xếp không gian khoáng đạt như vậy? Họ mới là người cho câu trả lời đáng ghi nhận. KTS Trần Huy Ánh ============= NDK mạn phép nhăng cuội mấy dòng: Không xét đến yếu tố phong thủy, việc xây dựng con đường đâm thẳng này quá lãng phí khi nó: 1/ Nối thủ đô HN với .... chân núi Ba Vì (không gian Hà Nội mới nào ở núi Ba Vì?) 2/ Đường 32 và đường Láng - Hòa Lạc đủ năng lực đáp ứng nhu cầu giao thông từ nội đô đến 2 đô thị vệ tinh của Hà Nội. Sự cố (nếu có) xảy ra trên đường Láng - Hòa Lạc thì Đường 32 sẽ là phụ trợ - với điều kiện phải nâng cấp đường thoát khỏi tình trạng hiện giờ Đô thị bám đường là do chức năng của các nhà quản lý, đô thị lố nhố một phần lỗi do kiến trúc sư. Việc triệt các dự án núp bóng là đúng đắn và cần thiết nhưng không có nghĩa là chặn đường kiếm ăn của mấy ông doanh nhân mà vung tiền cho bên giao thông. Hơn nữa, 1 con đường khác 1 cái công viên ở chỗ nó giải quyết nhu cầu đi lại của con người chứ không phải chỉ để thỏa mãn con mắt và tâm lý "phóng xe đường rộng thích lắm!" Đọc bài từ chiều mà buồn tới tối! :D
-
ối, hình như là mình thì phải! :D Nhưng dù có tiền thì mua sim này về làm gì nhỉ? Đằng nào chả lưu vào danh bạ, bấm 1 cái là ra việc gì phải nhớ? :D
-
Nick của bạn nghe dễ thương gớm! :x Đây là câu chuyện của mình, ở 1 topic nào đó cũng trong box này thì phải, không dễ thương lắm như giấc mơ của bạn! :D Vấn đề nữa là mình rất hay mơ kiểu này! Đã thế thỉnh thoảng còn bị Deja vu! :D
-
Số 6: Đúng: sự chi tiết, hay lo và 0 an tâm, hay đảm nhận việc của người khác, sống thiên về tình cảm, hay mềm lòng, không nợ nần ai bao giờ, ít phung phí tiền bạc Sai: Không thích tiệc tùng (chỗ đông người), hơi ngại giao tiếp (thích 1 mình hơn dù biết không tốt) Tóm lại là đúng 70%, sai 20% và 10% đợi kiểm chứng! :D Thx bác Vietha về bài này!
-
Vậy thì lời chỉ dẫn thiết thực nhất của tôi dành cho anh là sang box Tâm sự mà viết bài! (còn câu nói của tôi, nếu anh 0 muốn suy thì thôi, tôi cũng 0 muốn phân tích) Thân ái và quyết thắng!
-
Đàn bà chiêm bao thấy mình sinh là điềm phát đạt. Thấy sinh con trai là chồng sắp được thăng tiến. Thấy sinh con gái là điềm sắp có thông gia tốt đẹp ---------- Trích BÍ ẨN CỦA NHỮNG GIẤC MƠ Tác giả: MICHAEL HALBERT ---------- vui sống vui sống! :D
-
Nếu ở diễn đàn khác thì tôi đã cho anh 1 trận rồi! Nhưng thôi, diễn đàn này toàn người kiến thức uyên thâm, lại lớn tuổi, gây chuyện e không hay! Tôi chỉ có 1 lời muốn nói cùng anh: đã biết mình là hạt cát trong trời đất thì đừng để ý xem gió cuốn đi đâu! :D Chúc vui!
-
Có phải bài của KTS.Trần Thanh Vân 0 nhỉ? Ngẫm ra thì hơi tiếc......
-
Em đang rối bù cả đầu vì 1 chuyện vớ vẩn nên mong bác nvtuan thông cảm, lúc khác sẽ trả lời câu hỏi của bác được không ạ? :lol: Quẻ trước của em Đỗ - Tốc hỷ - phương vị là hướng Nam nên em đoán bác trong miền Nam. Ngay lúc ấy, nhìn quẻ em liên tưởng đến một thành phố lớn, nơi phù hoa đô hội rực rỡ ánh đèn (hơi văn vẻ tí) nên mới nghĩ bác ở Sài Gòn. Quẻ sau kiểm tra lại là Hưu - Vô vong, theo em hiểu nghĩa là bác chỉ ở đấy chứ không lệch đi đâu được. Tuy nhiên phương vị quẻ Hưu phía Tây Bắc, em lại đoán bác ở Biên Hòa thì do lỗi của em nhớ sai bản đồ! :D Luận lại dựa theo quẻ này thì có thể bác ở các quận/huyện gần vùng trung tâm thành phố, chếch về phía Tây Bắc. Vậy thì có thể là Củ Chi, Hóc Môn,.... Nhiều lúc em sẽ lấy gốc là nơi em đang ở. Em nghĩ đây là 1 cách giúp cho việc tìm hướng được chính xác hơn. Nhưng nếu bình thường ra quẻ, giả dụ với câu hỏi tìm đồ vật trong nhà: "Quyển sách đang ở đâu?" thì em sẽ vừa tìm theo hướng, vừa tìm theo mô tả của quẻ. Có một lần em thử tìm đôi dép cho người bạn, ra quẻ Sinh Tiểu cát, nghĩ là nó ở tầng 3, gần những thứ như giá sách, bàn phấn.... (bằng gỗ), cuối cùng hóa ra nằm ngay ở tầng 1, trong cái tủ dép nhỏ nhỏ không dùng đến và ở tầng thứ 3 của tủ! :) Trong Topic Học LVĐT (em không nhớ rõ cái nào) từng có 1 người xác định phương vị quẻ bằng cách nối liền địa điểm nơi người đó sống (gốc), với phương vị quẻ để cố gắng tìm ra địa điểm chính xác của đối tượng được hỏi. Cách này em cũng chưa thử! :P Bác thử tìm lại bài viết đó tham khảo xem! Hy vọng giúp được bác phần nào! Chúc bác học LVĐT vui vẻ! :D
-
Hôm qua em ra quẻ Đỗ Tốc Hỷ - Câu hỏi là bác ở tỉnh thành nào của đất nước VN so với Hà Nội. Em đoán bác ở Sài Gòn. Hôm nay kiểm tra lại xem ở đâu nào: So với Sài Gòn thì bác ở thành phố nào? Giờ Tí ngày 10 tháng 7 năm Canh Dần Hưu Vô vong Bác ở Sài Gòn hoặc Biên Hòa.
-
Quẻ Kinh Xích khẩu không phải quẻ của bác đâu. Để đoán cho bác thì bác viethg dùng quẻ độn Hưu Vô vong và Sinh Đại An (sau khi đoán cho 1 việc khác nữa với quẻ Khai Tiểu cát). Hưu vô vong của bác nói lên tình trạng vẫn ngồi chơi, chưa kiếm được việc. Vô vong với ý nghĩa là thất nghiệp, khắc ngoại quẻ Hưu nghĩa là bác cũng muốn tìm việc lắm rồi dưng mà chẳng tìm được, hoặc là lười chưa tìm (hé hé) Quẻ độn tới Sinh Đại An ý nghĩa chậm, cho thấy có thể công việc kiếm được sắp tới bác nhàn nhã, bác có thể gắn bó lâu dài với nó nhưng muộn muộn mới xin được việc. Sinh mộc là mùa xuân, nên em mới đoán cho bác tháng 2. Nếu sớm hơn thì chúc mừng bác! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/smile.gif