Thiên Sứ

Quy Hoạch Hà Nội Năm 2030

62 bài viết trong chủ đề này

Clip ý tưởng quy hoạch Hà Nội năm 2030

VnExpress

Thứ tư, 7/4/2010, 10:07 GMT+7

Trong 10 phút, clip giúp người xem hình dung về quy hoạch Hà Nội trong tương lai với 5 đô thị vệ tinh và 3 thị trấn sinh thái. Trung tâm hành chính dự kiến đặt tại Hòa Lạc sẽ được kết nối với các khu vực bằng hệ thống giao thông hiện đại.

> 'Hà Nội xây đô thị vệ tinh đầu tiên tại Hòa Lạc'/ Lo ngại vội vàng khi trình Quốc hội quy hoạch thủ đô

Với mục đích giới thiệu đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trang web hanoi.org.vn/planning vừa được khai trương nhằm tập hợp ý kiến phản biện.

Clip "Great Hanoi" được giới thiệu sau khi liên danh tư vấn quốc tế PPJ, đơn vị lập quy hoạch, báo cáo Thường trực Chính phủ lần 3 về đồ án quy hoạch Hà Nội. Với thời lượng 10 phút, clip diễn tả khá sinh động về quy hoạch, định hướng phát triển không gian thủ đô năm 2030, tầm nhìn 2050.

Bấm vào đây để xem video:

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1A791/

Theo thông tin liên danh PPJ đưa ra, Hà Nội năm 2030 với gần 10 triệu dân sẽ có một đô thị trung tâm (gồm vùng lõi lịch sử và mở rộng) cùng 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn). Trong đó, đô thị trung tâm sẽ bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng.

Trung tâm hành chính quốc gia trong tương lai sẽ đặt tại đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Xen giữa là vành đai xanh với 3 thị trấn sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn...

Các khu vực này sẽ được liên kết chặt chẽ bởi một hệ thống giao thông gồm đường hướng tâm, đường vành đai, đường quốc lộ chính, đường cao tốc và đường cảnh quan. Mạng lưới giao thông công cộng sẽ được chú trọng phát triển với hệ thống đường sắt trên cao, tàu điện nhẹ, xe buýt... Mạng lưới này được khẳng định sẽ giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội.

Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị VN, tuy chỉ nêu được những nét chính của đồ án, song đoạn phim đã mang tới người xem hình dung khá rõ ràng về không gian Hà Nội trong tương lai. Qua đó, mọi người có thể đóng góp ý kiến.

Nguyễn Hưng

Clip: Ashui.com - Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN

Ý kiến bạn đọc (22)

Không khả thi

Các nhà quy hoạch vẽ nên ý tưởng như vậy, nhưng cần nhìn lại nội tại của kinh tế Việt Nam khi các ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển, kinh tế vẫn mang tính nông nghiệp cao và phụ thuộc vào xuất khẩu các mặt hàng chế biến thô ít mang lại giá trị gia tăng thì hỏi lấy đâu ra vốn để mà đầu tư. Vốn FDI và ODA sẽ không bao giờ huy động nổi số tiền khổng lồ như vậy, mà dù có huy động thì Việt Nam trả nợ nước ngoài bằng cách nào khi nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt? Hãy nhìn Mexico City, Sao Paolo... bao nhiêu năm rồi có bứt phá được đâu. Thiết nghĩ các nhà quản lý nên có cái nhìn thực tế hơn.

Trần Trung)

Vẫn còn là bánh vẽ

Nhìn thì hấp dẫn thật nhưng bánh vẽ thì khó ăn quá. Thành phố đẹp và văn minh còn tùy thuộc vào từng con hẻm. Ai sẽ quản lý xây dựng đến từng chi tiết như màu sắc, kiểu dáng của từng mái nhà để HN 20 năm sau không phải là HN chói chang như bây giờ?

Rất đẹp

Clip rất đẹp, nhưng có làm được không? Năm 2030 nhiều người đọc và xem bài viết này vẫn còn sống, hy vọng sẽ được nhìn thấy nó.

( hai )

Quy hoạch cần dựa trên thực tế

Tôi thấy quy hoạch này rất hay và đẹp, đây đúng là thành phố trong mơ. Liệu Hà Nội có thể trở thành một thành phố như thế này không? Tôi không dám chắc nhưng nếu được như vậy thì tốt quá. Tuy nhiên việc xây dựng mô hình này tôi thấy không thực tế, hình thì rất đẹp nhưng hình như người thiết kế đã xoá tất cả các nhà lúp xúp của dân đi rồi hay sao đó và thành phố này được giả định là được xây dựng trên một nền đất trống.

Tôi lấy ví dụ phần dọc sông Hồng.Hiện nay có rất nhiều nhà dân, rồi các công trình cao tầng ở các quận, phường dọc hai bên sông, nhưng trong thiết kế thấy phần hai bên sông những nhà dân như vậy biến mất thay vào đó là đường xá rộng thênh thang, công viên, cây xanh. Liệu nhà nước về sau này có đủ tiền và khả năng di dời được toàn bộ dân số dọc hai bên sông?

( Huyen Chieu )

Còn sơ sài

Lưu ý mọi người đây là quy hoạch chung cho Hà Nội tương lai chứ không phải là dự án xây dưng khu đô thị mới, có vẻ như mọi người đang hiểu nhầm. Theo tôi về tổng thể thì được nhưng con quá sơ sài cho một đồ án quy hoạch lớn như vậy.

(Quy hoạch)

Tuyệt vời Hà Nội

Thật sự tôi rất ấn tượng với video này! Hà Nội là bộ mặt của đất nước ta, nếu những dự tính về Great Hà Nội được thực hiện gần hoàn thiện với video này thì thật sự con cháu thủ đô nói riêng và người dân Việt Nam nói chung rất tự hào về một thủ đô ngàn năm lịch sử. Chúc Great Hà Nội thành hiện thực!

(Trần Đình Đồng)

Không còn dấu ấn của Hà Nội nghìn năm văn hiến

Tôi có cơ hội được xem clip về master plan của Hà Nội từ lần đầu trình chiếu và vẫn luôn theo dõi những thay đổi đáng kể về quy hoạch, nhất là vành đai xanh, giao thông và 5 đô thị vệ tinh. Ấn tượng đầu tiên vẫn là nếu bản quy hoạch này thành hiện thực, chúng ta sẽ có một Hà Nội cực kỳ hiện đại và đẹp mắt không thua kém Seoul, Thượng Hải thậm chí vượt xa Singapore.

Tuy nhiên, thành thực mà thừa nhận là chúng sẽ khó lòng nhận ra một Hà Nội với những nét đặc trưng của nó: một thành phố xanh, duyên dáng, đan xen của những khu phố cổ và những làng nghề truyền thống và những dấu ấn kiến trúc Pháp mà chúng ta đang ra sức bảo tồn và phát triển. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải thừa nhận những điều đó làm nên một Hà Nội khác hoàn toàn những thành phố hiện đại trên thế giới.

(Novrain)

Quá thiếu thực tế

Đồng ý với ý kiến Hà Nội xây dựng trên nền đất trống. Nhìn thủ đô tương lai quá hoành tráng, quá thiếu thực tế. Tất cả nhà lụp xụp, ngõ ngách, siêu mỏng... được thay bằng những toà cao ốc, chung cư hiện đại. Có thể tương lai Hà Nội sẽ được như vậy, nhưng phải là tầm nhìn 100 năm, 200 năm. May ra con cháu chúng ta sau này được chứng kiến.

(Thuỳ Dương)

Xem cho vui

Nói là năm 2030 nhưng chắc phải đến 2090 chúng ta mới có thể hoàn thành được nếu như cứ dựa vào những dự án đang đề ra và tiến độ của chúng. Nếu như chúng ta xây dựng hẳn một thủ đô mới như kiểu Brazil thì hy vọng kịp tiến độ vì bỏ qua được hết các công tác giải tỏa đền bù, chưa kể việc quy hoạch kiến trúc còn chưa đâu vào đâu. Nói tóm lại năm 2030 là bất khả thi. Xem cho vui thôi dù sao cũng cảm ơn vì đây là một clip công phu.

(Hoang NM)

Tôi sẽ lưu lại clip này 20 năm

Tôi đã xem đi xem lại clip này, thực sự nó rất đẹp, nhưng có vẻ thiếu thực tế vì giờ HN của chúng ta đang rất lộn xộn, liệu chỉ với 20 năm nữa HN sạch và đẹp được thế không? Nếu được thì chúng ta, những người dân HN rất tự hào. Mong rằng khi tôi 50 tuổi, tôi sẽ được chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục này. Tôi sẽ lưu lại clip này cho 20 năm nữa.

(Trang)

Như trong phim 'Avatar'

Xem clip nay tôi không thấy Hà Nội thể hiện một chút nét văn hóa nào của Việt Nam nói chung và Hà Nội 1000 năm tuổi nói riêng. Nó như là thành phố xa lạ hoặc là một cảnh trong phim Avatar.

(The Big)

Clip của những người lạc quan

Clip thực sự rất hay và đã giải quyết được hầu hết những bất cập đang tồn tại ở Hà Nội. Nhưng trong clip tôi không thấy bóng hình của Hà Nội năm 2010 ở đâu? Chẳng lẽ chỉ trong vòng 20 năm nữa Hà Nội sẽ thay đổi một cách chóng mặt đến vậy? Với thực tại con đường vành đai chạy qua nhà tôi phải mất gần 10 năm từ khi thông báo đến khi hoàn thành, tôi tin rằng chỉ những người lạc quan nhất mới tin tưởng việc quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 trong clip trở thành hiện thực, nếu không muốn nói là không thể.

(Ha Thanh)

Xem xét vị trí trung tâm hành chính quốc gia

Việc xây dựng HN có 5 đô thị vệ tinh là hoàn toàn đúng và đẹp, phù hợp phát triển kinh tế phù hợp quy mô dân số. Tuy nhiên, việc dời trung tâm hành chính quốc gia về khu Láng Hoà Lạc đề nghị xem xét lại.

( nguyen quang tuan )

Nói và làm

Clip làm chuyên nghiệp, nói cũng rất hay. Nhưng Việt Nam ta, nói thường vẫn hay hơn làm gấp bao nhiêu lần tôi không thể tính được. Đã có quá nhiều dự án dự định 2-3 năm hoàn thiện mà đến chục năm vẫn chưa đi đến đâu. Hà Nội của năm 2012 chắc gì mấy người có thể tưởng tượng nó sẽ bừa bộn, tạp nham thế nào mà đã đưa ý tưởng đến năm 2030, viễn tưởng quá.

( mtd )

.......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản copy các thành phố của Hàn Quốc

Xem clip này tôi lại nhận ngay ra một bản photocopy có chút sửa đổi của thành phố Seoul (HQ). Cụ thể hơn là thấy Suwon, Inchoen... hiện hữu tại HN. Thấy những Lotte World, Deajon Science town... trong lòng HN. Thấy cảnh quan sông Hàn hai bên bờ sông Hồng... Tóm lại, tôi không nhìn thấy, hoặc rất ít gặp bản sắc văn hoá Việt.

Tôi cũng không phủ nhận Seoul hay HQ có những mặt tiến bộ, hiện đại hơn HN, nhưng không phải tất cả, không phải không có nhiều hạn chế. Ai từng qua Seoul, du lịch HQ đều dễ dàng nhận ra thành phố ở đó là những concrete cities... không có nhiều bản sắc dân tộc hiện hữu trong đó. Vì vậy, dù công ty, nước nào đấu thầu quy hoạch, xây dựng, thì cũng phải đảm bảo là xây dựng thủ đô HN tại VN, cho người dân Việt.

Một điều nữa tôi không hiểu rõ. Giờ đã là 2010, vậy mà chỉ quy hoạch xây dựng chung đến 2030, thậm chí tầm nhìn chỉ đến 2050 cho một thủ đô mong muốn là trung tâm của nghìn năm tới thì liệu tầm nhìn này có ngắn, có hạn chế quá không?

Vài lời trao đổi. Chúc quý báo sức khoẻ và nhiều thành công.

(Pham C.H)

(trích từ vnexpress)

Đạo văn, đạo nhạc... không lẽ quy hoạch cũng đạo!!! Càng ngày càng có nhiều đạo để đắc!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản copy các thành phố của Hàn Quốc

Xem clip này tôi lại nhận ngay ra một bản photocopy có chút sửa đổi của thành phố Seoul (HQ). Cụ thể hơn là thấy Suwon, Inchoen... hiện hữu tại HN. Thấy những Lotte World, Deajon Science town... trong lòng HN. Thấy cảnh quan sông Hàn hai bên bờ sông Hồng... Tóm lại, tôi không nhìn thấy, hoặc rất ít gặp bản sắc văn hoá Việt.

Tôi cũng không phủ nhận Seoul hay HQ có những mặt tiến bộ, hiện đại hơn HN, nhưng không phải tất cả, không phải không có nhiều hạn chế. Ai từng qua Seoul, du lịch HQ đều dễ dàng nhận ra thành phố ở đó là những concrete cities... không có nhiều bản sắc dân tộc hiện hữu trong đó. Vì vậy, dù công ty, nước nào đấu thầu quy hoạch, xây dựng, thì cũng phải đảm bảo là xây dựng thủ đô HN tại VN, cho người dân Việt.

Một điều nữa tôi không hiểu rõ. Giờ đã là 2010, vậy mà chỉ quy hoạch xây dựng chung đến 2030, thậm chí tầm nhìn chỉ đến 2050 cho một thủ đô mong muốn là trung tâm của nghìn năm tới thì liệu tầm nhìn này có ngắn, có hạn chế quá không?

Vài lời trao đổi. Chúc quý báo sức khoẻ và nhiều thành công.

(Pham C.H)

(trích từ vnexpress)

Đạo văn, đạo nhạc... không lẽ quy hoạch cũng đạo!!! Càng ngày càng có nhiều đạo để đắc!

:)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mượn dịp kỷ niệm 1000 năm thăng long Hà Nội và một số lưu truyền dân gian đại loại như:

Lý đi rồi Lý lại về

...ngẫm về sau nhà Lý xưa nên

nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn... (sấm trạng trình)

Vào năm 2030----> Chắc hậu duệ các vua Lý sau cả 1000 năm bôn ba hải ngoại tại Hàn Quốc nên đem quy hoạch sông Hàn về cải tạo lại Thăng Long cho dân Việt sau này ở toàn chung cư ,biệt thự......cho bạn bè thế giới phải ngưỡng mộ dân ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ án quy hoạch Hà Nội mới:

Không lạm dụng phát triển đô thị 2 bờ sông Hồng

www.thanhnien.com.vn 09/04/2010 2:11

Hôm qua, trong ngày làm việc thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã góp ý vào bản đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội do Liên doanh tư vấn quốc tế PPJ trình bày.

Trung tâm chính trị quốc gia vẫn là Ba Đình

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đề nghị các đại biểu góp ý xây dựng về tầm nhìn chiến lược và mục tiêu của đồ án tới năm 2030 - 2050, cho ý kiến về cơ cấu dân số, mô hình đô thị và 10 nội dung mới đặt ra trong đồ án. Đáng chú ý, về việc xác định trung tâm hành chính quốc gia, ông Thảo cho rằng, để giảm tải cho đô thị lõi, cần di chuyển một số bộ, cơ quan T.Ư ra khu vực vành đai 3 và 4 (Mỹ Đình, Mễ Trì), còn việc quy hoạch trung tâm hành chính cho tương lai ở Ba Vì (với trục Thăng Long) đang có nhiều ý kiến cần trao đổi. “Chúng ta chỉ di chuyển các bộ, ngành ra bên ngoài chứ không xây dựng trung tâm hành chính mới. Khẳng định một điều là trung tâm chính trị quốc gia vẫn giữ nguyên ở Ba Đình và trung tâm chính trị của thành phố Hà Nội vẫn là hồ Gươm”, ông Thảo nhấn mạnh.

Góp ý cho việc quy hoạch giao thông trục Thăng Long, ông Hoàng Thanh Vân, Bí thư Huyện ủy Ba Vì đề nghị nối với trục đường Láng - Hòa Lạc và xây dựng đường nối sườn đông và sườn tây núi Ba Vì để phát triển vùng du lịch sinh thái ở đây. Đặt vấn đề cho tầm nhìn xa của quy hoạch hạ tầng giao thông, đại biểu Nguyễn Văn Mùi đề nghị thành phố phải tập trung dành quỹ đất cho giao thông phát triển hiện đại, tập trung nguồn lực cho giao thông, tránh việc quy hoạch chắp vá trước đây. Đặc biệt, ông Mùi cho rằng cần phải rà soát 500 dự án đầu tư, xây dựng đang dự định triển khai để tránh việc quy hoạch bị chia cắt, chắp vá.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì đề nghị thành phố không nên kiên cố hóa 2 bờ sông Hồng và không nên lạm dụng việc phát triển đô thị hai bờ sông (theo đề án của Hàn Quốc đề xuất). “Chúng ta nên trả lại vẻ đẹp tự nhiên, thiên nhiên hai bên sông và xây dựng các khu vực công viên cây xanh làm nơi vui chơi, giải trí, thư giãn cho người dân đô thị. Hà Nội cần hình thành trục cây xanh 2 bên bờ sông và cần xem lại việc có nên di chuyển các làng mạc lâu đời ven sông để xây dựng đô thị hay không?”, ông Phú trăn trở. Tán đồng ý kiến của ông Phúc, Bí thư Huyện ủy Mê Linh Lê Văn Hoạt cho rằng, tuy phải khai thác tiềm năng hai bờ sông Hồng nhưng thành phố cũng cần phải giảm tải xây dựng 2 bên sông và đưa không gian xanh, sinh thái vào khu vực này.

Bảo tồn phố cổ, phố cũ

Là người theo dõi trực tiếp đồ án này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nhận xét về định hướng quy hoạch “1 đô thị trung tâm + 5 đô thị vệ tinh + 3 đô thị sinh thái + các làng cổ, làng cũ” là khác so với các đô thị đối trọng nằm ở các tỉnh ven Hà Nội. Theo đề xuất quy hoạch này, 750 dự án đầu tư xây dựng sẽ được bố trí ở phía khu vực phía tây thành phố; khu vực đô thị cũ (từ vành đai 3 trở vào) sẽ nằm cách chuỗi đô thị mới bằng một vành đai xanh không có nhà cửa. Về khu vực phố cổ, phố cũ, ông Toàn nhấn mạnh: “Hiện nay chúng ta chưa có một quy chế khả thi để bảo tồn phố cổ, gây bức xúc trong dư luận khi bảo tồn mà vẫn xuống cấp, vẫn cấp phép xây dựng mới. Các phương án tư vấn của nước ngoài tham gia bảo tồn phố cổ vừa qua là không khả thi, không có thực tiễn, không đi vào cuộc sống. Do vậy chúng ta cần xem xét lại vấn đề bảo tồn phố cổ hiện nay”. Về khu phố cũ (do Pháp xây), ông Toàn kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên công nhận là khu vực di sản, nếu không thì cứ mọc thêm các nhà cao tầng như hiện nay ở đây, khu phố cũ sẽ mất đi.

Cả Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ của đồ án quy hoạch này là xây dựng thủ đô hiện đại và có bản sắc truyền thống. "Các kiến trúc sư trong và ngoài nước cho rằng cố gắng xây dựng Hà Nội với bản sắc riêng, không bắt chước các đô thị khác mà mất đi bản sắc riêng", ông Nguyễn Thế Thảo nói. Về quy hoạch đô thị 2 bờ sông Hồng, ông Thảo cũng cho rằng, cần phải xem xét, tăng không gian xanh, hạn chế cao tầng, đô thị.

Việt Chiến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cách tổ chức… và quy trình như thế nên đến thời điểm chuẩn bị phải trình Quốc hội, Đồ án vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được thống nhất ngay trong nội bộ nhóm nghiên cứu; giữa các chuyên gia nước ngoài với trong nước; giữa các chuyên gia trong nước với nhau

LTS: Kiến trúc sư Quy hoạch Lê Mạnh Cường, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Quy hoạch- ĐHKT HN năm 1972, công tác tại Viện Quy hoạch HN, chuyên nghiên cứu về quy hoạch t/p HN. Năm 1998, là đồng Chủ nhiệm Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô HN đã được Thủ tướng CP phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg, ngày 20/6/1998 (gọi tắt là QHC 108). Sau 38 năm công tác, là KTS Quy hoạch, đã gắn cả cuộc đời với công tác nghiên cứu quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng HN, ông có nhiều suy nghĩ và trăn trở về Đồ án Quy hoạch chung HN 2030 tầm nhìn 2050 đang được dư luận rất quan tâm.

Nhiều vấn đề lớn chưa được thống nhất

Posted Image

KTS Quy hoạch Lê Mạnh Cường (đứng giữa , áo gilê mầu trắng) và các thành viên Hội KTS Hà Nội bên tượng đài Chiến Thắng Sông Lô ngày 3-4-2010

- Trải qua vai trò là đồng chủ nhiệm một đồ án quy hoạch HN đã được Thủ tướng CP phê duyệt- là cơ sở để phát triển đô thị HN trong 10 năm qua, ông cho biết quy trình khảo sát, nghiên cứu, lập và trình duyệt đồ án đó diễn ra thế nào? Đồ án QHC 108 đã được nghiên cứu trong thời gian khoảng 30 tháng (từ tháng 01/1996 đến tháng 6/1998), chia làm 3 giai đoạn: (1) Lập nhiệm vụ thiết kế trong 6 tháng. (2) Nghiên cứu khoảng 18 tháng. (3) Hoàn chỉnh hồ sơ, khoảng 6 tháng để trình Quốc hội thông qua và Bộ Chính trị xem xét trước khi Thủ tướng CP phê duyệt.

Trong thời gian nghiên cứu, Bộ Xây dựng (trực tiếp là Vụ quản lý KT-QH) và UBND t/p HN (Văn phòng KTS trưỏng, nay là Sở QH-KT) đã phối hợp với nhau khá chặt chẽ. Tổ công tác chuyên trách gồm 20 KTS và kỹ sư các chuyên ngành của hai viện: Viện Quy hoạch ĐT và NT (Bộ Xây dựng) và Viện Quy hoạch Xây dựng HN; do 2 KTS đồng chủ nhiệm, đồng tác giả. Tổ công tác là nhóm nghiên cứu, tư vấn chính. Tư vấn phụ gồm: Daewoo (Hàn Quốc), Bechtel (Mỹ), SOM (Mỹ), OMA (Hà Lan).

Cách tổ chức quy củ, quy trình chặt chẽ nên triển khai khá thuận lợi, tranh thủ được nhiều ý kiến đóng góp ngay từ đầu, đặc biệt là ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội. Các ý kiến khá thống nhất trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như thẩm định và phê duyệt sau này. Do vậy, không phải chỉnh sửa nhiều lần gây lãng phí cả về công sức cũng như thời gian.

- Trong bối cảnh HN mở rộng, với bản quy hoạch chung HN đến 2030 tầm nhìn 2050 (Gọi tắt là QH mở rộng HN, ông có so sánh sự khác biệt nào về quy trình nghiên cứu?

Có một số khác biệt như: Việc báo cáo Quốc hội và Bộ Chính trị lại gần như ở giai đoạn cuối cùng. Tư vấn chính là người nước ngoài, chưa từng nghiên cứu tiếp cận với HN. Tư vấn phụ là các chuyên gia trong nước, trong đó vai trò của HN lại hầu như không có, rất mờ nhạt.

Với cách tổ chức như trên, và quy trình như thế nên đến thời điểm chuẩn bị phải trình Quốc hội, Đồ án vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được thống nhất ngay trong nội bộ nhóm nghiên cứu; giữa các chuyên gia nước ngoài với trong nước; giữa các chuyên gia trong nước với nhau.

- Theo ông vấn đề nào là lớn , là cơ bản nhấ còn tồn tại cần khắc phục trong bản Quy hoạch mở rộng HN?

Có 4 vấn đề: (1)Quy mô dân số và định hướng phát triển không gian; (2) Phân bổ mạng lưới công nghiệp; (3) Vị trí trung tâm hành chính Quốc gia; (4) Trục Thăng Long.

Đi ngược lại với động lực phát triển kinh tế xã hội

- Ông có thể nêu rõ hơn về quy mô phân bổ dân số trong các đô thị vệ tinh với những trải nghiệm của ông từ các khảo sát tại các đô thị trên thế giới?

Việc tổ chức không gian và phân bổ dân cư gần như đi ngược lại với động lực phát triển KTXH: Các vùng phát triển công nghiệp chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông. Trong khi định hướng để phát triển các đô thị lại ở phía Tây và phía Nam như : Sơn Tây , Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên. Các đô thị vệ tinh này chỉ có một số các cơ sở như: Trường đại học và cao đẳng, một số trung tâm y tế, dịch vụ nghỉ dưỡng với quy mô nhỏ. Công nghiệp hầu như chưa có.

Posted Image

Các đô thị vệ tinh mới xuất hiện ở phía Tây , Đô thị lõi mở rộng cũng nằm phía Tây TP cũ (trái).

Các trung tâm CN- nơi tạo ra nhiều việc làm và là động lực phát triển kinh tế lại ở phía Đông (phải)

Thực tế Khu công nghệ cao Hòa Lạc, làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng vậy, đã triển khai được hơn 10 năm nhưng đến nay mới chỉ ở giai đoạn khởi động. Lập quy hoạch mà vẫn duy ý chí, thiếu cơ sở khoa học như vậy có thể làm mất đi cả một giai đoạn phát triển và hàng nghìn tỷ đồng đầu tư không hiệu quả. Và điều quan trọng nhất là sẽ làm mất đi cơ hội, vận hội của cả một đất nước khi đã bỏ lỡ thì không gì bù đắp nổi. Nước Pháp mà cụ thể là vùng Ile-de-France sau hơn 40 năm xây dựng 05 t/p vệ tinh, cuối cùng cũng chỉ thành công ở 02 t/p là Cergy-Pontoin và St-Quentin, do hai t/p này có nhiều việc làm và khá năng động. Còn 03 t/p khác không được như dự tính.

Posted Image

Vùng Il-de -France , 2 vòng tròn đỏ là Cergy-Pontoin ở Tây Bắc và St-Quentin ở Tây Nam Paris- Ông lấy ví dụ về nước Pháp có vẻ hơi xa xôi, bởi lẽ HN ta năm 2007 xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, thu ngân sách khoảng 3 tỷ US . Trong khi GDP của vùng Ile-de France năm 2006 là gần 700 tỷ USD - tương đương với GDP của cả nước Hà Lan. Đó là chưa kể vị thế của các nhà quy hoạch đô thị của Pháp rất cao. Vậy Hà Nội ta dựa vào động lực phát triển nào là cơ bản ?

Yếu tố cơ bản nhất có thể tạo lập đô thị đó là các khu công nghiệp, nhất là nước ta đang ở giai đọan đầu của CNH-HĐH. Tổng diện tích dành cho công nghiệp t/p có đến 8.000ha, nhưng cơ sở khoa học và điều kiện thực tế để có thể lấp đầy diện tích này lại không có. Quy mô quá lớn so với khả năng quỹ đất, cơ sở để có thể hình thành: Mê Linh dự tính 1000ha, thực tế chỉ có khoảng 700ha; Sóc Sơn tổng 3 cụm công nghiệp có 300ha, phân bổ đến hàng nghìn. Công nghiệp Long Biên - Gia Lâm dự tính 1000ha nhưng không thể còn đất để xây dựng. Đặc biệt là khu công nghiệp Phú Xuyên còn dự tính đến 2000ha; trong khi đó Đồ án lại thể hiện là vùng Hành lang xanh.

Posted Image

Ảnh hưỏng các vùng kinh tế ven biển , hành lang nối hải cảng với vùng Nam Trung Hoa với Hà NộiNgưòi nào mạo hiểm đầu tư nhà máy vào trong vùng khả năng ngập úng lại rất cao như vậy? Rủi ro có thể nhìn thấy ngay khi lập dự án. Nhập nguyên liệu vào bằng loại hình vận tải nào? Xuất đi bằng gì? Đến cảng nào? Đường bộ không thuận, cảng ở xa, phí vận chuyển rất lớn...Không có tính cạnh tranh trong thời kỳ mà hàng hóa đang khủng hoảng thừa. Đó là điều cần phải cân nhắc. - Theo ông, vị trí Trung tâm hành chính Quốc gia và t/p ở đâu sẽ thuận lợi?

Nên chuyển Trung tâm hành chính (TTHC) của t/p về Tây- Hồ Tây, lấy trục không gian này làm chủ thể của một trung tâm HN mới, dành lại Hồ Gươm và khu vực phụ cận làm khu Văn hóa truyền thống cho HN 1000 năm.

Posted Image

TT Hành chính Quốc gia và TP : so sánh các vị trí Ba Vì ,Tây Hồ Tây, và Phương Trạch ( Bắc Sông Hồng). Đối với TTHC Quốc gia nên tập trung ở phía Bắc sông Hồng (trung tâm Phương Trạch), sẽ khai thác được lợi thế về đất đai cảnh quan và hàng nghìn tỷ đồng chúng ta đã đầu tư trong suốt thời gian qua.

Ý tưởng này hầu như các Đồ án trước đây và cả Đồ án lần này đều đề xuất một Trung tâm lớn cho HN tại khu Phương Trạch. Tại đây có địa hình cao ráo, cảnh quan đẹp, có sông Thiếp, đầm Vân Trì, có hồ (dự kiến tại đồ án 108). Ở phía Nam là khu bãi Tầm Xá có diện tích xấp xỉ Hồ Tây (khoảng 500ha) đón gió sông Hồng và hồ thổi vào khu trung tâm, khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp cho trước mắt và cả mai sau, tạo động lực để phát triển phía Bắc sông Hồng

Nhìn người để nghĩ về ta

Nhìn ra ngoài, t/p Thượng Hải (Trung Quốc) là một thành công về quy hoạch: một bên là khu phố cũ ở phía Tây, còn khu phố hiện đại được xây dựng ở phía Đông, tạo thành một t/p hai bên sông nổi tiếng bởi tháp Đông Phương Minh Châu và các tòa nhà văn phòng cao tầng, trung tâm thương mại cỡ lớn thế giới.

Posted Image

Phương án chấp thuận khi BC lần 3 chưa có Trục Thăng Long ,

chỉ xuất hiện trong BC lần 4 (tháng3/2010)Dự kiến đưa TTHC Quốc gia về Mỹ Đình trong giai đoạn trước mắt là không tương xứng với tầm của một TTHC Quốc gia, nhất là sau này, dự kiến đưa về khu vực Ba Vì thì lại quá xa t/p hiện tại. Còn quốc gia Malaysia xây dựng TTHC Putrajaya cách Kuala Lumpur khoảng 30km, Hàn Quốc xây dựng TTHC Quốc gia ở Punđang cách Seoul khoảng 30km cũng vậy, đều không thành công. Australia xây dựng Canbera hoàn toàn mới, không có các trung tâm thương mại dịch vụ lớn, chỉ là TTHC Quốc gia, tách ra khỏi khu vực thành phố cũ, đến nay được coi là thành phố buồn tẻ, thiếu sức sống nhất thế giới.

- Theo phân tích của ông thì TTHC Quốc gia không nên ở Ba Vì, thì trục Thăng Long sẽ đóng vai trò gì?

Có lẽ đây không phải ý tưởng của các chuyên gia PPJ mà là ý tưởng của chúng ta. Một ai đó ngẫu hứng nghĩ ra mà không dựa theo một cơ sở khoa học nào hoặc một luận lý nào về tâm linh cho thấu đáo. Vì vậy, trục không gian chẳng có cảnh quan, cũng chẳng có điểm khởi đầu và kết thúc. Hai bên trục, nhất là đoạn từ vành đai 4 đến chân núi Ba Vì chiếm đến 2/3 chiều dài đường mà không có công trình gì ngoài cây xanh sinh thái, làng mạc.

Vào đến cuối đường Hoàng Quốc Việt lại kết thúc một cách ngẫu nhiên và vô tình. Trục giao thông dài gần 30km lại quá thẳng, vừa căng cứng, vừa thô bạo, không hài hòa với mạng lưới giao thông đã có và đề xuất. Trong đồ án này, tôi thấy không có cơ sở thuyết phục nào khi đề xuất trục đường quá lớn như thế.

Posted Image

Trục Thăng Long , chỉ xuất hiện trong BC tháng lần 4 - tháng 3/2010Thực lòng, tôi rất lo cho t/p chúng ta, nếu theo kế hoạch và tiến độ được đặt ra trong Nghị quyết số 12/NQ-CP, thì không còn đủ thời gian để chỉnh sửa và cập nhật nữa. Sau này khi Đồ án được duyệt, việc thường xuyên phải báo cáo xin Chính phủ cho điều chỉnh cục bộ sẽ là tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình triển khai thực hiện. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển Thủ đô....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối với TTHC Quốc gia nên tập trung ở phía Bắc sông Hồng (trung tâm Phương Trạch), sẽ khai thác được lợi thế về đất đai cảnh quan và hàng nghìn tỷ đồng chúng ta đã đầu tư trong suốt thời gian qua.

Tôi không biết Phương Trạch ở đâu. Nhưng nếu Bắc sông Hồng tức là Tả ngạn sông Hồng - thì đây là ý tưởng xấu nhất mà tôi nghe được.

Trong một cuốn sách xuất bản công khai - lâu quá tôi không nhớ tên - cho biết Ngài Hồ Chí Minh đã kiên quyết không di chuyển TTHCQG sang phía Bắc sông Hồng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày 26/9/2008, Bộ trưởng Xây dựng có nói một câu được nhiều báo nhắc đến "Quy hoạch là ý chí của quyền lực". Câu nói có vẻ áp đặt, khiến nhiều người không hài lòng, nhưng thực ra nó rất đúng, bởi vì từ cổ chí kim, không thành quách đô thị nào được xây dựng không thể hiện ý chí của người đứng đầu.

Từ ý nghĩa của ý chí quyền lực

Từ buổi sơ khai của xã hội loài người, ở đâu cũng vậy, sau những ngày dài sống du cư, sẽ có từng đoàn người đưa nhau đi tìm vùng đất để định cư. Có khi chợt bắt gặp một vùng đất tốt, chỉ trong một buổi chiều ngắn ngủi, vị tù trưởng có thể nhanh chóng quyết định "hạ trại" và ít lâu sau nơi đó đã có thành quách, lâu đài, nhà cửa phồn thịnh.

Lịch sử phát triển kinh đô của cả thế giới cổ đại, trung đại và hiện đại cũng đều diễn ra tương tự, có một kinh đô đủ điều kiện để trị, dân an dân đã khó, nhưng muốn có một kinh đô phồn vinh, phát triển bền vững và ổn định, càng cần có một ý chí quyền lực rất mạnh.

Paris cổ xưa trở thành Kinh đô ánh sáng hiện đại và hoa lệ cổ kinh thời Đệ nhị đế chế những năm 1858 - 1870 là nhờ ý chí của Napoléon và sự lao động cần mẫn của kiến trúc sư, tỉnh trưởng- Nam tước Hussmann.

Ngày nay, đại Paris rộng lớn đang hình thành cũng nhờ ý chí và sự bảo trợ đặc biệt của đương kim Tổng Thống nước Pháp Nicolas Sarkozy. Ông đã huy động nhiều kiến trúc sư danh tiếng của nước Pháp, Anh, Đức, Ý, Hà Lan. Và cho dù nền kinh tế thế giới đang suy thoái thì "giấc mơ đại Paris" sẽ tiêu hết 35 tỷ Euro có thể gặp khó khăn nhưng không hề bị giảm sút.

Ở nước ta cũng vậy, một ngàn năm trước, khi vừa lên ngôi mới ngoài 30 tuổi, vua Lý Thái Tổ đã có thể tự tay viết bản Thiên Đô Chiếu bất hủ "Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế Rồng cuộn Hổ chầu, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước", rồi lập tức nhà Vua cho triều đình rời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Posted Image

Kinh đô ánh sáng Paris

Chính vì nhà Vua có ý chí rất lớn cùng với sự dìu dắt của người thầy uyên bác là Thiền sư Vạn Hạnh và đặc biệt, chú ý đến tham vọng của Cao Biền, một Đô hộ sứ người gốc Mãn Châu được vua Đường cử sang cai trị nước ta nhưng lại phát hiện ra khu vực Đại La có nhiều huyệt đạo linh thiêng, đến mức ông ta đã xây thành Đại La, đã xưng Vương và nuôi mưu đồ tạo phản? Có lẽ đã nắm rất rõ việc làm đó của Cao Biền, nên sau khi di đô về và lấy tên là Thăng Long, vua Lý Thái Tổ chỉ xây mới khu Hoàng thành rất khiêm tốn, còn kinh thành Thăng Long rộng lớn vẫn bao trùm lên toàn bộ thành Đại La cũ, trong đó có sông Tô Lịch xuất phát từ phường Hà Khẩu bên sông Hồng đi đến phường Hồ Khẩu bên Hồ Tây và toàn bộ vùng Hồ Tây linh thiêng.

Suốt hơn 8 thế kỷ, sông Tô Lịch là huyết mạch giao thương kinh tế của Thăng Long. Từ thế kỷ 16, 17 đã có nhiều thuyền buôn nước ngoài, từ Trung Hoa, Nhật, Java, Mã Lai... sau đó là thuyền buôn phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan... đến trao đổi hàng hoá ở phố Hiến và đi theo sông Nhĩ Hà đưa hàng hoá vào tận trung tâm buôn bán Kẻ Chợ là ngã ba sông Tô Lịch, sông Thiên Phù và Hồ Tây.

Khi người Pháp xây dựng Hà Nội, họ lấp sông Tô Lịch, xoá trung tâm buôn bán vùng Chợ Bưởi và các phường quanh Hồ Tây, họ chuyển dịch trung tâm buôn bán sang phía Đông Nam thành phố, mở rộng khu phố cổ và hồ Lục Thuỷ trở thành hồ Hoàn Kiếm, trung tâm của Hà Nội thời Pháp.

Ngày 29/5/2008, sau thời gian dài thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc báo cáo mở rộng địa giới hành chính Thủ đô trước Quốc hội, thể hiện ý chí khai thác trục phong thuỷ Thăng Long "Tựa núi nhìn sông và Rồng cuộn Hổ chầu" để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chiều hôm đó, 92,9% Đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Nghị quyết mở rộng Thủ đô từ 910 Km2 lên đến 3344 km2. Một quyết định táo bạo thể hiện ý chí của quyền lực không thể không gây nên nhiều ý kiến tranh cãi. Người ủng hộ rất nhiều, người phản đối cũng có và người hoài nghi cũng không ít.

Tôi là một trong những người ủng hộ và vẫn đang ủng hộ, nhưng tôi lo lắng nhiều hơn. Bởi hiểu được lý thuyết phong thuỷ NÚI CHẦU SÔNG TỤ đã là khó, còn khắc phục và giải quyết được những hậu quả phá hỏng nguyên lý đó suốt hơn 200 năm qua lại khó hơn nhiều.

Sau khi hợp đồng tư vấn quốc tế lập quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được ký vào ngày 26/12/2009, lại có thêm hai đơn vị thầu phụ là Viện Kiến trúc Quy hoạch Bộ Xây dựng và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội. Theo dõi cả 3 lần báo cáo, tôi thấy công việc tuy có tiến triển nhưng quá chậm và phải chăng đang đi chệch hướng? Tư vấn quốc tế PPJ có những mục tiêu riêng, còn đội ngũ chuyên gia Việt Nam, những người được cử theo dõi, thẩm định, giữ trách nhiệm thực hiện ý chí của Chính phủ và gần 500 ĐBQH có đủ trí tuệ và lòng kiên định?

Và câu chuyện trung tâm hành chính quốc gia

Sau 3 tháng nhập cuộc, ngày 24/4/2009, Liên danh tư vấn quốc tế PPJ báo cáo thường trực Chính phủ lần 1, thời gian quá ngắn, chưa có gì đáng tranh luận.

Ngày 9/7/2009, khi họ báo cáo lần 2 với lãnh đạo thành phố Hà Nội, Trung tâm hành chính quốc gia được họ đề nghị đặt ở Đông Anh hoặc ở Thạch Thất. Cả hai vị trí đó đều bị phê phán.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và Viện trưởng Viện QHXD Hà Nội Lã Kim Ngân đều đề nghị trung tâm hành chính quốc gia phải ở Tây Hồ Tây, vì vị trí đó đủ rộng để xây dựng, địa thế đẹp, nằm trên trục linh mạch 21 độ Bắc, 3' cộng trừ 28'' đi từ Đền Thượng Ba Vì về Hồ Tây và đi tiếp ra Đền Đức Ông và Cảng Vân Đồn trên vịnh Hạ Long.

Ông Thảo còn nói thêm nếu để trung tâm hành chính quốc gia ở một khu tách rời sẽ là thành phố "chết" và trên thế giới ít có thủ đô nào trung tâm hành chính quốc gia tách rời khỏi lõi đô thị.

Nhưng, ngày 16/7/2009 tại hội trường Viện Kiến trúc Quy hoạch - Bộ Xây dựng, báo cáo viên của Liên danh tư vấn PPJ vẫn lại một lần nữa chỉ giới thiệu 2 hướng Đông Anh và Thạch Thất.

Để phụ họa, Tiến sĩ Nguyễn Đình Toàn lúc đó đang là Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch, Bộ Xây dựng còn giải thích thêm về phương án Thạch Thất cũng có cấu trúc "Tựa núi nhìn sông", đó là "núi" Tam Đảo và "sông" Tích và "sông" Đáy?! Nghe vậy, cả hội trường ngạc nhiên!

Tất nhiên khi tranh luận, đa số vẫn thiên về xu thế chọn Tây Hồ Tây là trung tâm hành chính quốc gia. Họ phân tích đây chính là cái rốn của huyệt đạo quốc gia có thế "Rồng cuộn", nơi duy nhất hợp địa thế, lịch sử.

Thậm chí, nếu quả đúng nhà đầu tư Hàn Quốc đã đền bù giải phóng mặt bằng hết 80 triệu USD thì họ cũng sẽ bồi thường đầy đủ để nghiên cứu quy hoạch lại. Trong đó, họ đặc biệt lưu ý và xin tình nguyện đầu tư việc nối sông Nhuệ với Hồ Tây dài hơn 5Km, nối sông Tô Lịch đến Hồ Tây hơn 1Km để xây dựng một hệ thống kênh đào phục vụ du lịch như một Venice nước Ý ngay tại Công viên mở Hồ Tây và khai thác công trình tâm linh Đình Bái Ân để hướng về Núi Tản Viên tổ chức tế lễ tạ ơn Trời Đất đã cho quốc thái dân an và hiền tài giúp nước .

Ngày 21/8/2009, khi báo cáo thường trực chính phủ, Liên danh tư vấn PPJ đã đưa ra phương án thứ 3 và nghe nói phương án này đã được nhiều người tán thưởng.

Huyệt đạo quốc gia

Ngày 26/10/2009, ông Nguyễn Thế Thảo, KTS - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, phó ban thẩm định quy hoạch Thủ đô, người đã phát biểu chính kiến ngày 9/7 trả lời phỏng vấn của VnExpress rằng trung tâm hành chính quốc gia có thể sẽ ở làng Phú Diễn hay đâu đó trên trục Ba Vì - Hồ Tây. Như vậy ông Chủ tịch không phủ nhận trục linh mạch quan trọng, nhưng có vẻ như ông chưa nắm được đâu là "tâm điểm" của huyệt đạo quốc gia, nên ông nói Tây Hồ Tây tuy đẹp, nhưng nếu trung tâm hành chính quốc gia ở đó thì dự án Tây Hồ Tây của Hàn Quốc phải dời đi chỗ khác!

Nói như vậy dễ khiến người khác nghĩ rằng một dự án đô thị mới của người nước ngoài dành cho ngân hàng, khách sạn, biệt thự... còn quan trọng hơn một khu tập trung quyền lực của cơ quan Chính phủ?

Posted Image

Một góc hồ Tây. Ảnh VNN

Một tháng sau, ngày 26/11/2009, được báo chí phỏng vấn, ông Chủ tịch thành phố nói rằng trung tâm hành chính quốc gia sẽ ở Hoà Lạc.

Vậy là trong 3 tháng, người đứng đầu UBND thành phố đã 3 lần thay đổi ý kiến!

Không biết Hà Nội có còn kiên định ý chí mở rộng thủ đô theo cấu trúc "Tựa núi nhìn sông" nữa hay không? Chỉ biết sau khi ông chủ tịch công bố 2 ngày, tại xã Phú Cát có một cuộc đấu thầu đất, giá sàn được đưa ra là 6 triệu/m2 và người ta chen nhau vào bỏ thầu rất nhiều?

Giải thích thêm điều đó, ngày 29/11 quyền Viện trưởng Viện KTQH Bộ xây dựng Thạc sĩ KTS Ngô Trung Hải phát biểu trên báo Lao Động rằng trong tương lai xa thì sẽ như vậy, còn trước mắt sẽ không có gì thay đổi. Trả lời câu hỏi tại sao trung tâm hành chính quốc gia không ở trong đô thị lõi, Thạc sĩ, KTS, Viện trưởng trả lời một nguyên lý khoa học mới, khiến người nghe hiểu vì biến đổi khí hậu, hoàng thành Thăng Long, Ba Đình lịch sử và phố cổ sẽ bị nhấn chìm, chỉ còn lại Hòa Lạc phát triển?

Xem ra, những người thực hiện "Ý chí của quyền lực" muốn thực hiện "Ý chí" thì phải có trí tuệ, phải có lòng tin và sự kiên định. Hay là họ sẽ để mặc cho mọi thứ buông xuôi?

Tác giả: KTS Trần Thanh Vân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại bà Trần Thanh Vân.

Híc!

Vị đại biểu khả kính này phát biểu trong hội thảo là không lo chuyện đại sự quốc gia, mà chỉ bàn chuyện vớ vẩn. Không chứng minh được tính khoa học của Phong thủy thì căn cứ vào đâu để ứng dụng vào chuyện đại sự?

Bởi vậy, thấy mấy chỗ đại sự trong bài viết này thì thật buồn quá. ;)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấy ý kiến dân về quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

18/04/2010 10:26:22

Posted Image - Từ ngày 21/4 đến 1/5, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày các bản vẽ quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội định hướng 2030 - tầm nhìn 2050 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ (số 2 Hoa Lư, Hà Nội)

Triển lãm sẽ trưng bày bản vẽ quy hoạch tổng thể không gian, các bản vẽ về hạ tầng kỹ thuật, mô hình sa bàn và phim minh hoạ đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội nhằm lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch trước khi hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Triển lãm mở cửa hàng ngày từ 8h-17h.

Theo quy hoạch chung Hà Nội, đến năm 2030 dân số toàn thành phố dự kiến khoảng 9,1 triệu người; trong đó thành thị khoảng 6,2 triệu người, nông thôn khoảng 2,9 triệu người. Đến năm 2050, dân số sẽ trên 10 triệu người.

Mạnh Hùng

-----------------------------------

Như vậy, chúng ta sẽ đưa lên đây những đồ án quy hoạch đó và phân tích theo cái nhìn của Phoeng shui Đông Phương. Rất hân hạnh mới các cao thủ tham gia.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 học phong thủy với LVDT không vô (chắc không có duyên, đọc một trang dài xong quên sạch, LVDT thì không cảm ứng được :( ) nhưng rất hồi hộp không biết mọi người sẽ phân tích, khen chê thế nào. Nếu có thiếu sót thì nhất định chúng ta phải góp ý với chính phủ, vì tương lai của cả dân tộc mà :(

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội sẽ có một 'đại quy hoạch treo'?

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đang báo trước một "đại quy hoạch treo" - Ý kiến của đại biểu HĐND TP Hà Nội, KTS Trần Trọng Hanh trước phiên họp bất thường HĐND TP khai mạc sáng nay (20/4). "Siêu thành phố"

Theo dõi quá trình thực hiện, nghiên cứu các báo cáo có liên quan, trong đó có báo cáo lần 3 về qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ông có nhận xét gì?

Posted Image

Ảnh: Cao Nhật

Phải thừa nhận Liên danh tư vấn quốc tế PPJ đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các ý kiến kết luận của Thủ tướng, ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và chuyên gia.

Những tiếp thu, điều chỉnh và thay đổi trong báo cáo lần 3 của Tư vấn và các cơ quan quản lý Nhà nước cần được hoan nghênh và đánh giá cao. Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn những nội dung bất cập cần được bàn luận thêm.

Về qui mô đô thị, Tư vấn đã dự báo qui mô dân số Thủ đô đến năm 2030 là gần 10 triệu dân, trong đó có 6,4 triệu dân đô thị; đến năm 2050 15 triệu dân, trong đó có 12 triệu dân đô thị và dân số của đô thị trung tâm 4,8 triệu.Với dự báo này, nguy cơ tất yếu sẽ xảy ra cho Thủ đô Hà Nội là sớm trở thành một “siêu thành phố” không bền vững, khó đạt được các tiêu chí xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Nhưng Tư vấn đã đề xuất ý tưởng “hành lang xanh” để thực hiện chiến lược phát triển “cân bằng dựa trên bảo tồn”?

Tôi cho rằng đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm “hành lang xanh” và “vành đai xanh”.

Trong nguyên lý qui hoạch đô thị sinh thái, vành đai xanh được hiểu là “vành đai bảo vệ công viên rừng” được quy hoạch để bảo vệ, che chở và ngăn chặn sự phát triển tự phát và sự tăng trưởng quá mức của đô thị hạt nhân.

Vành đai xanh có thể phục vụ đồng thời các hoạt động sản xuất nông nghiệp ven đô và các hoạt động nghỉ dưỡng ngắn ngày của dân cư.

Trong quy hoạch xây dựng các đô thị xanh - sinh thái, việc xem xét riêng rẽ từng mảng xanh như: hành lang xanh, vành đai xanh và các không gian xanh mặt nước công cộng hoặc chuyên dùng là thiếu tính hệ thống và không còn thích hợp.

Tất cả hệ thống không gian xanh phải được hợp nhất, kết nối để hình thành cấu trúc bộ khung bảo vệ thiên nhiên được lồng ghép với cấu trúc nhân tạo đô thị - nông thôn nhằm tạo ra một cấu trúc thống nhất.

Trung tâm hành chính quốc gia ở đâu?

Về địa điểm đặt Trung tâm hành chính quốc gia, ông nghĩ sao về đề xuất mới đây của tư vấn?

Tôi cho rằng, Tư vấn chưa làm rõ được cơ sở khoa học và sự cần thiết của việc xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tập trung, tách biệt với đô thị trung tâm có quy mô 200 ha.

Posted Image

Ở Nhật Bản, Bộ đầu tiên di chuyển từ trung tâm hành chính quốc gia mới về Tokyo lại là Bộ Xây dựng

Kinh nghiệm ở nhiều nước như Nhật Bản, Malaysia, Brazil đã không thành công và đang gây nhiều trở ngại. Riêng ở Nhật Bản, Bộ đầu tiên di chuyển từ trung tâm hành chính quốc gia mới về Tokyo lại là Bộ Xây dựng.

Trước mắt, việc bố trí trung tâm này tại Mỹ Đình và lâu dài tại Hòa Lạc cần được xem xét thêm tính hợp lý của vị trí và khả năng quỹ đất.

Trong chiếu dời đô năm 1010, từ Hoa Lư về thành Đại La, vua Lý Công Uẩn đã chỉ rõ mục đích dời đô là “Đóng ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính thế lâu dài cho con cháu đời sau”.

Từ đó, cho thấy Trung tâm hành chính quốc gia thích hợp nhất vẫn là bố trí ở đô thị trung tâm, có thể gần khu vực Hồ Tây, là nơi linh thiêng của Thủ đô và đất nước.

"Cung tên" bắn vào trung tâm hành chính quốc gia

Đối với trục Thăng Long, thay cho trục thần đạo trước đây, có một số ý kiến đề nghị cần xem lại lý do và sự cần thiết phải có trục này, ông thì sao?

Tôi cũng thấy rất đáng phải bàn, nếu là trục tâm linh - văn hóa thì tại sao không nối Hà Nội trung tâm với các cố đô Văn Lang, Hoa Lư, Cổ Loa hoặc các kinh đô cổ ở phía Tây Hà Nội như Cực Lạc, Sài Sơn, Trấn Sơn Đồng, Phong Châu?

Còn nếu là trục giao thông có quy mô 300 - 1000m thì không cần thiết, vừa tốn kém đúng như Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hà Nội Phí Thái Bình phân tích: “Nếu để giải quyết vấn đề giao thông thì cần tính tới lâu dài, vì trục Thăng Long so với đường 32 hay đường Láng - Hòa Lạc có những đoạn chỉ cách nhau chưa đầy 3 km, trong khi để xây dựng trục này phải tốn đến 10.000 tỷ đồng”.

Posted Image

Trục Thăng Long nếu được xây dựng sẽ hợp với đường vành đai 4 tạo thành một “cung tên”, "bắn" vào khu Hòa Lạc, nơi Tư vấn dự kiến bố trí Trung tâm hành chính quốc gia.

Thêm vào đó, trục Thăng Long nếu được xây dựng sẽ hợp với đường vành đai 4 tạo thành một “cung tên”, "bắn" vào khu Hòa Lạc, nơi Tư vấn dự kiến bố trí Trung tâm hành chính quốc gia.

Ý tưởng này làm ta nhớ đến việc Hồ Quý Ly xây dựng thành Tây Đô ở Thanh Hóa năm Đinh Sửu 1397. Vị trí xây thành do cụ Tả Ao Nguyễn Đức Hiên tìm ra, dựa trên một cuộc đất phát vương. Trước mặt thành có một dải núi bao quanh gọi là Cung sơn.

Tướng Trần Khát Chân vì ghét nhà Hồ đã tâu vua xây thêm một trục đường chạy về Tây Đô, gọi là “tiền lộ”. Trục “tiền lộ” hợp với Cung Sơn trở thành một mũi tên bắn thẳng vào thành Tây Đô, là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng nhà Hồ.

Theo thuật phong thủy, “những đại lộ thẳng và những xa lộ sẽ thúc đẩy luồng khí quá nhanh chóng dẫn đến nguy hiểm. Điều này được biết như là luồng khí dạng mũi tên, hoặc luồng khí tiêu diệt”

Đô thị Hòa Lạc nằm ở chân núi Ba vì chắc gì đã phải là cuộc đất tốt (từ dùng trong thuật phong thủy), trong khi trục Thăng Long và vành đai 4 tạo ra một bộ cung tên là có thật!

Báo trước một “đại quy hoạch treo”

Ông nghĩ sao về tính khả thi của bản Quy hoạch chung này?

Với dự tính từ nay đến năm 2020, Hà Nội cần 34.000 ha đất sạch để phát triển và 160 tỷ USD để đầu tư cho hàng trăm dự án, hạng mục công trình để xây dựng một TP có qui mô gấp 3-4 lần so với qui mô Thành phố 1.000 năm lịch sử thì đúng là một nhiệm vụ nặng nề và khó thực hiện.

Đối với các quận trung tâm của thành phố Hà Nội, sau khi Quy hoạch chung đã được Thủ tướng duyệt năm 1998, Bộ Xây dựng, UBND TP đã hạ quyết tâm giảm quy mô dân số xuống khoảng 0,8 triệu người.

Nhưng sau 12 năm thực hiện quy hoạch, mục tiêu đó chẳng những không thực hiện được mà khu vực trung tâm TP còn bị chất tải thêm một cách nghiêm trọng.

Phát kiến về một “đại Thủ đô” có quy mô khổng lồ, với một lượng vốn đầu tư rất lớn, nhưng không chủ động nắm trước được để xây dựng nhiều hạng mục công trình vĩ đại của thế kỷ luôn là kỳ vọng, ước muốn của nhiều nước, nhiều người.

Nhưng hãy tìm “cái lớn về chất” cho Thủ đô lịch sử 1.000 năm tuổi ở những khía cạnh khác, nếu không, tự chúng ta sẽ mâu thuẫn với chính mình. Bởi lẽ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 hôm nay, đang báo trước một "đại quy hoạch treo".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trao đổi bên hành lang phiên họp HĐND TP Hà Nội hôm qua (20/4), Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết vẫn đang tiếp tục xin ý kiến về địa điểm xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia nhưng định hướng là theo vị trí kết thúc của trục Thăng Long, qua hồ Đồng Mô, dưới chân núi Ba Vì.Ông Toàn cũng một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải xây dựng trục Thăng Long dù gần đây đang có nhiều ý kiến lo ngại.

Đang có nhiều ý kiến về việc có cần thiết phải có trục Thăng Long hay không, ông nghĩ sao sau khi nghe các ý kiến đó?

Posted Image

Ảnh: CN

Trục này vừa để phát triển kinh tế - xã hội, vừa để phát triển giao thông, vừa kết nối văn hóa giữa các vùng xứ Đoài với Thăng Long

Nó không chỉ giúp phát triển ở phía Tây, mà phát triển cả phía Bắc. Ở đây có các đường giao cắt đưa lên Vĩnh Phúc để phát triển các vùng phía Bắc của vùng cũng như của vùng Hà Nội nữa.

Nó kéo dài ra để phát triển Trung tâm hành chính quốc gia về dự trữ lâu dài.

Để phát triển khu văn hóa phía Tây này, làm sao giảm chênh lệch giữa đô thị trung tâm với các vùng ngoại ô thì phải phát triển mạnh hơn hệ thống giao thông phía Đông - Tây lên.

Có ý kiến cho rằng trục Thăng Long nếu được xây dựng sẽ như mũi tên “bắn” vào Trung tâm hành chính quốc gia, ông nghĩ sao?

Trên thế giới cũng có không ít các trục như thế này, ví dụ như Thiên An Môn, Tử Cấm Thành của Trung Quốc cũng có trục Nam Sa dài 16km đâm thẳng vào Tử Cấm Thành mà người ta đã làm mấy trăm năm nay.

Rồi ngang qua Tử Cấm Thành còn có trục Trường Sa mà bây giờ gọi là Trường An, chạy ngang qua Tử Cấm Thành là 46km ra tận ngoại ô.

Ở Việt Nam thì thời nhà Nguyễn đã làm cái trục Thuần Đạo, từ Cột Cờ đâm thẳng vào Đại Nội của Huế, từ Cột Cờ đâm thẳng ra phía bên ngoài là Đàng Nam Sao, bây giờ gọi tên là đường Điện Biên Phủ. Từ thời Nguyễn mà các cụ đã làm như vậy rồi.

Ở một số nước như Mỹ hay Pháp đều có những trục như thế. Cho nên cả TP Hà Nội lớn như thế này cũng cần có những trục lớn, mạnh.

Posted Image

Kinh phí dự trù sẽ huy động từ những nguồn nào, thưa ông?

Kinh phí sẽ có rất nhiều nguồn, có thể là BT, BOT (hình thức đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và các nguồn vốn để phát triển khác.

Trong các nguồn vốn đó, đâu là nguồn vốn chính được huy động?

Điều này sau khi thông qua chủ trương, Chính phủ sẽ bàn với TP Hà Nội để ra quyết định việc huy động các nguồn vốn như thế nào. Chắc chắn là không phải chỉ 100% vốn ngân sách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong thủy trong quy hoạch Thủ đô: Thăng Long hay "Ẩn Long"?

Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.

Cách đây không lâu, ngày 15/12/2009, lần đầu tiên tại Hà Nội, Hội thảo "Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng" do Trung tâm Lý học Đông phương thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á tổ chức đã diễn ra sôi động; thu được kết quả rất đáng ghi nhận.

Muốn hạnh phúc ấm êm

Lần đầu tiên trước đông đảo người nghe, các chuyên gia đã phân tích mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên, nêu rõ để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm, thì gia chủ phải biết chọn hướng nhà, mở ngõ, trổ cửa, phải biết đón ngọn gió lành, hứng dòng nước trong...

Cũng như xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch phải biết xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Hội thảo đã được chuẩn bị công phu, tuy chưa bàn hết mọi điều cần thiết nhất, nhưng đã giúp ta hiểu về cấu trúc phong thủy tựa Núi nhìn Sôngvà Rồng cuộn Hổ chầu, một cơ sở khoa học mà Đức Lý Thái Tổ đã viết ra trong bản Thiên Đô Chiếu 1000 năm trước.

Sau 1000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là là dân số đã phát triển lên gấp trên 10 lần năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn rất lớn khiến chúng ta phải chật vật xoay xở khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm mầu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến cho vựa lúa sông Hồng ngày nay trở nên nghèo kiệt, sụt lún, đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê và luôn luôn đe dọa vỡ đê, còn mùa khô thì dòng sông bị cạn kiệt, trơ đáy, nạn hạn hán đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày.

Phong là gió, thủy là nước. Dòng nước trong và ngọn gió lành là hai yếu tố thiên nhiên quan trọng mà con người muốn sống tốt, muốn phát triển tốt phải biết tôn trọng và gìn giữ. Đó là chưa nói đến vấn nạn lớn nhất mà cả nhân loại đang bị uy hiếp là biến đổi khí hậu sẽ đưa đến những tai họa đột ngột ngoài sự dự báo thông thường của con người như động đất, núi lửa, sóng thần, lũ quét, mưa bụi mang khí độc hại dẫn tới hủy diệt...

Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3344 km2 là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch phải biết vận dụng sự hiểu biết rất tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai.

Thụ khí và tỏa khí

Năm 2000, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965.

GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể.

Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.

Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.

Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất)

Từ đầu thế kỷ 19, Kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội đô thị hành chính phục vụ Chính quyền bảo hộ xuất hiện. Sông Tô Lịch bị lấp, Ngã ba Tam hợp bị xóa, Trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê Trịnh trở thành Hồ Hoàn Kiếm, còn Hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm. Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ Hồ Tây là một "Đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ.

Từ khi Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa (năm 1945) cho đến nay, Hà Nội xinh đẹp khi xưa bị phá nát từng ngày. Hà Nội - "thành phố trong sông" ngày càng chật chội, tù túng. Người Hà Nội sống khép mình, không dám nghĩ, không dám làm và không sao thoát ra khỏi tâm lý tự ty, mặc cảm. Từ ngày Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các nhà quy hoạch, các nhà chiến lược bị ngợp trước cánh cửa đã mở rộng và không ý thức được bước đi của mình phải từ đâu đến đâu?

"Ẩn Long" hay Thăng Long?

Qua bốn lần báo cáo, bản vẽ ngày càng nhiều, thuyết minh ngày càng dài, Video clip hiện lên một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh lộng lẫy rực rỡ ánh đèn, ở đâu cũng thấy nhà cao tầng, ở đâu cũng có đường giao thông trên cao bay lượn như những con Rồng khổng lồ. Xem xong, đọc xong những sản phẩm đó, người có ý thức không thể không đặt ra câu hỏi:

1- Hoàng thành Hà Nội ở đâu?

Hoàng thành là nơi Vua ở, là bộ mặt của đất nước, là nơi phát ra "Lệnh Trời". Ngày nay không có Vua nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được. Nhưng phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, Thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có Hoàng thành xứng đáng.

Năm 1945 đến nay, Hoàng thành ở tạm tòa nhà Phủ toàn quyền Đông Dương và các nhà phụ kế bên. Đã đến lúc dứt khoát Thủ đô ta phải có một Hoàng thành hoàn chỉnh, thể hiện rõ tư thế, bộ mặt của đất nước.

Không thể tiếp tục tình trạng trước kia ở trong phố cũ là tạm, nay đưa một phần ra Mỹ Đình cũng tạm, để tương lai rất xa sau này sẽ chui vào chân núi Ba Vì? Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long" không còn là một Thăng Long nữa.

Theo các chuyên gia về phong thủy kiến trúc, chọn đất xây dựng Hoàng thành cần xem xét một trong 2 khả năng:

- Chọn nơi thụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Hồ Tây hiện nay chỉ còn Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La, nhưng Hà Nội đã duyệt chỗ đó cho khu đô thị mới 210 ha gồm trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thư do Hàn Quốc đầu tư. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Bởi vậy dù ai là chủ đầu tư cũng không bao giờ được biến nơi đây thành nơi buôn bán lừa lọc để kiếm lợi. Hơn nữa, về quy hoạch không nên là bàn cờ ô vuông như đã duyệt. Đất nước sẽ thịnh hay suy chính là việc nhìn nhận cho đúng vùng đất này.

- Chọn nơi ổn định địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo trường tồn vĩnh cửu là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy. Muốn vùng này có khả năng "thụ khí" tốt, dứt khoát phải cải tạo đập Phùng và khơi lại sông Đáy để đưa được nước sông Hồng vào sông Đáy và làm mát vùng đất này.

2 -Trục Thăng Long đi từ đâu đến đâu?

Theo sơ đồ PPJ đưa ra thì Trục Thăng Long đi qua Phủ Tây Hồ, tức là trên đường 21 độ Vĩ Bắc, 3' cộng trừ 30''. Nhưng báo cáo lần 4 nói nhiều tới Trục Thăng Long kéo dài đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì. Trục này sẽ có giao thông bộ, giao thông ngầm, giao thông trên cao và rất nhiều nội dung phong phú khác.

Dư luận đang xôn xao muốn biết đề xuất này xuất phát từ nhu cầu nào? Lưu lượng giao thông sẽ là bao nhiêu? Trục Thăng Long nối Ba Vì với trung tâm thành phố, vậy "trung tâm" sẽ là dốc Chợ Bưởi hay còn đi tiếp đến làng Yên Thái? Phải chăng ý đề xuất trên còn quá sơ sài và khiên cưỡng, nhưng lại được dự định bắt đầu khởi công từ năm 2011.

Đề xuất này có thể sẽ biến con đường rất tốn kém này thành "con đường chết" vì sẽ không ai có nhu cầu đi 30 km từ Ba Vì đến mua một bó hoa ở Chợ Bưởi và nhìn sông Tô Lịch bị chặt cụt ở đầu đường Hoàng Quốc Việt một lát rồi quay về.

Nếu các tác giả muốn có một đề xuất hoàn chỉnh nối sông Tô Lịch, sông Nhuệ với Hồ Tây, tái tạo một ngã ba Tam hợp đô hội sầm uất như khi xưa thì phải có một phương án nghiên cứu tổng hợp và khái quát sơ bộ. Còn hiện nay, bỗng dưng chúng ta bàn đến việc năm 2011 khởi công Trục Thăng Long để nối văn hóa Thăng Long với văn hóa Xứ Đoài, nghe ra hơi hấp tấp và khập khiễng.

Dư luận cũng cho rằng nếu các tác giả đồ án muốn coi đây là một "Trục tâm linh" thì cần xem xét lại, vì "Trục tâm linh" là trục không gian được nối bằng đường đi xoáy trôn ốc và phải dịch lên hướng Bắc 1 km nữa, vì đó mới là Đại Minh Đường. Khi nói đến tâm linh, người ta kiêng một đường thẳng tắp đi đến một địa điểm giống như một mũi tên xuyên thẳng vào tim, mà cần phải tạo nên đường chéo, đường xoáy trôn ốc hoặc dùng biện pháp "yếm cảnh" (trốn) và "chướng cảnh" (che chắn)

3-Bảo tồn đô thị lõi. Đô thị lõi của Hà Nội nên hiểu gồm 2 khu vực: Khu vực bên trong vành đai 1 là khu Hà Nội cũ của người Pháp để lại và khu vực mở rộng ra tới đường vành đai 3 là khu mới hình thành 30 năm qua.

Khu vực bên trong vành đai 1 sẽ "bảo tồn" ra sao nếu Hà Nội vẫn tiếp tục cho xóa kiến trúc thấp tầng để xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn cao tầng? Để thu hút ngày càng nhiều người đến chen chúc kinh doanh buôn bán? Để diện mạo Hà Nội không ngừng thay đổi, càng thêm tắc nghẽn giao thông, càng thêm ngột ngạt? Hơn nữa, để hiểu đúng nghĩa "bảo tồn" thì không chỉ cần bảo tồn công trình kiến trúc mà còn rất cần bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn "thần thái" của Hà Nội thanh lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trục Thăng Long khó là Champs-Élysées Hà Nội

Thứ Hai, 26/04/2010 - 15:21

(Dân trí) - Paris danh tiếng là hình mẫu cho nhiều đô thị đang phát triển nhưng không thể kể hết tên các đô thị vẫn ôm mộng trong lam lũ nhiều chục năm nay. Có nhìn ở tầm xa mấy cũng không dễ gì đem Champs - Élysées về Hà Nội, vì nó ở tận Paris...

>> Cách nhìn mới từ đề xuất làm “trục Thăng Long”

>> Hội khoa học Lịch sử đề nghị bỏ “trục Thăng Long”

Trong chương trình đối thoại trực tiếp trên VTV1 sáng 24/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, chỉ ít ngày triển lãm đồ án Quy hoạch chung Hà Nội đã có gần 1.000 ý kiến đóng góp về các vấn đề liên quan như xây dựng thành phố bên sông Hồng, giãn dân nội thành, trục Thăng Long... chứng tỏ sự quan tâm của dư luận. Bộ Xây dựng đã chỉ đạo tập hợp các ý kiến xây để các đơn vị thực hiện tiếp tục hoàn thiện đồ án trước khi trình Quốc hội. Quanh nội dung “trục Thăng Long”, Dân trí tiếp tục ghi nhận một ý kiến biện giải của KTS Nguyễn Quang Minh về “trục đường hình mũi tên” đã gây nhiều tranh luận. Bất lợi từ mô hình trục “mũi tên”?

Posted Image

Thành nhà Hồ, dấu tích trục đường Bắc Nam xuyên qua thành nối với đàn tế Nam Giao.

Xưa có người muốn hại nhà Hồ nên hiến kế làm trục đường thẳng chạy xuyên trục Bắc Nam của thành vươn đến tận chân núi, nơi dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ - con đường ấy tạo thành mũi tên bắn thẳng vào thành Tây Đô, góp phần làm nhà Hồ nhanh lụn bại. Thực hư còn bàn nhưng ở ta thời nào cũng vậy, ai có tậu đất mua nhà thì đều tránh vị trí có con đường cái ngõ đâm thẳng vào giữa cửa. Tại Paris, trục đường Champs-Élysées nổi tiếng rộng cả trăm mét, dài gần 2km chạy từ Concorde đến Khải Hoàn Môn, nối tiếp hơn 4km nữa bởi đại lộ Charlles de Gaulle, kết thúc ở khu La Défense. Tuy nhiên, đó không chỉ là trục đường thẳng, mà vượt qua 5 quảng trường lớn - nơi hội tụ từ 6 đến 12 đại lộ. Champs-Élysées xuất hiện từ đầu thế kỷ 17, hình thành trong dự án cải tạo Paris của Haussmann giữa thế kỷ 19 và hoàn thành ở cuối thế kỷ 20. Trục đường nằm giữa trung tâm thành phố, xuyên qua khu phố cổ tới vùng đô thị hiện đại nhất hành tinh. Các trục đường thẳng ở nhiều thành phố trên thế giới đều có duyên cớ sinh thành và tương quan với thành phố nó đi qua tương tự như Champs-Élysées. Champs-Élysées ở quá xa!

Posted Image

Đại lộ Champs-Élysées đi qua 5 quảng trường.

Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) khai thông vài năm thì hàng trăm dự án đô thị, khu công nghiệp hai bên đường mọc lên, nối nhau kéo dài vô tận, biến quốc lộ này thành đường phố có chiều dài kỷ lục. Chứng bệnh “Đô thị hoá tự phát theo kiểu vết dầu loang” được định nghĩa như thế. Đường sinh ra nối Hà Nội với Hoà Lạc năm 2006 tiếp tục được mở rộng để đánh thức một khu vực mấy chục năm ngủ vùi. Đường thì đến nay vẫn ngổn ngang nhưng đô thị 2 bên đường thì đã nối nhau chạy dọc hơn 1/2 tổng chiều dài. Đường chính lan ra đường nhánh, đường trục Bắc Nam, để ven các đường ấy cũng hàng trăm dự án đô thị, sân golf, nhà vườn khai sinh. Đường 32 có đoạn nham nhở hàng chục năm nay nhưng hai bên đường từ Sơn Tây đi xuống từ Hoài Đức, đi lên qua Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất cũng đã mấy trăm dự án mà nhiều người đã thuộc nằm lòng.

Posted Image

Bản đồ hiện trạng các dự án Hà Nội, mật độ dày đặc ven đường Láng - Hoà Lạc, đường 32...

Lại thêm đường Tây Thăng Long nằm giữa sông Hồng với đường 32, mới có trên bản vẽ thôi mà đô thị ven đường đã dày đặc. Căn bệnh lại được gọi tên “Đô thị hoá tự phát giống như vòi bạch tuộc”. Sức sống, mạch máu chính của những vòi bạch tuộc chính là các trục giao thông. Bản Quy họach chung Hà Nội đang đảm đương nhiệm vụ xắp xếp không gian mới trong khi phải đối mặt với hàng trăm dự án cái thì hung dữ như vòi bạch tuộc, cái thì loang nhanh như vết dầu. Nay lại thêm một trục đường “mũi tên” thọc giữa những trục đường đã có. E rằng “bệnh” cũ chưa chữa xong lại vơ thêm “bệnh” mới. Paris danh tiếng là hình mẫu cho nhiều đô thị của các quốc gia đang phát triển nhưng không thể kể hết tên các đô thị vẫn ôm cái giấc mộng ấy trong lam lũ nhiều chục năm nay. Có nhìn ở tầm xa mấy cũng không dễ gì đem Champs-Élysées về Hà Nội, vì nó khá xa ở tận Paris.

KTS Nguyễn Quang Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày 24/ 4, chúng tôi gồm: Thiên Sứ, Linh Trang, Trần Anh và ông Nguyễn Thức đã đến Vân Hồ có nội dung triển lãm Qui hoạch Hanoi 2030 - 2050. Những hinh ảnh minh họa chụp được trong đợt tham quan triển lãm này, được đưa lên đây để quí vị tham khảo và cùng chúng tôi có những bình luận phân tích về qui hoạch này.

Posted Image

Quang cảnh bên trong phòng triển lãm Vân Hồ về qui hoạch Hanoi 2030 - 2050.

Posted ImagePosted Image

Ông Nguyễn Thức - Phong thủy gia - Trưởng Đại diên TTNC Văn Hóa Lạc Việt tại Hanoi & Linh Trang - Trưởng ban nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt. TTNC Lý Học Đông phương trong triển lãm

Posted Image

Thiên Sứ và Trần Anh trước bản đồ qui hoạch tổng thể.

Posted Image

Linh Trang xác định vị trí TTHCQG trong dự án

Posted Image

Linh Trang và Trần Anh quan sát qui hoạch tổng thể Hanoi tương quan với địa hình đồng bằng sông Hồng.

.

Nhìn chung, chúng tôi thống nhất một số điểm cần phải xem xét lại về vị trí TTHCQG và trục chính Thăng Long. Cái nhìn của chúng tôi sẽ trình bày trong bài sau với những hình ảnh minh họa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG DỰ ÁN QUI HOẠCH HANOI 2030 - 2050

Posted ImagePosted Image

Posted ImagePosted Image

DỰ ÁN VỊ TRÍ TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Vị trí TTHCQG

Posted ImagePosted Image

Cận cảnh TTHCQG chụp từ bản đồ dự án

Posted ImagePosted Image

Posted ImagePosted Image

Cận cảnh TTHCQG chụp từ sa bàn

Posted Image

BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

Posted ImagePosted Image

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Nhìn chung, chúng tôi ủng hộ những dự án bảo tồn văn hóa Hanoi một cách có hiệu quả

QUI HOẠCH TỔNG THỂ

Posted Image

Qui hoạch tổng thể

TRỤC THĂNG LONG

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị quan tâm.

Quan điểm của chúng tôi - Phong Thủy Lạc Việt - xác định một cách nhất quán rằng:

Khí là dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác giữa các vật thể và tác động trở lại với các vật thể đó.

Trên cơ sở này, chúng tôi xác định rằng: Khí trong Địa cầu phải có sự vận động tổng thể liên quan đến chiều quay của Địa cầu - tức từ Tây sang Đông.

"Khí gặp nước thì tụ" và đó là lý do - hầu hết các đô thị lớn đều thành lập ở Hữu ngạn các bờ sông lớn trên thế giới. Chỉ trừ những trường hợp địa hình cụ thể, vẫn có thể có những đô thị bên tả ngạn sông. Nhưng rất hiếm hoi, vì tính quy luật chung mà chúng tôi đã trình bày ở trên.

Qua nhiều năm tồn tại và tích lũy khí, các đô thị ngày càng phát triển lan tỏa từ trung tâm bên hữu ngạn. Đến ngày nay Hà nội phát triển rộng hơn, như chúng ta nhận thấy về mặt địa giới hành chính, bên hữu ngạn sông Hồng. Sự phát triển này hoàn toàn mang tính quy luật. Nhưng giới hạn địa giới hành chính không có nghĩa là khí đã tụ đầy đủ trong khu vực địa giới đó, tức là không thể đến tận chân núi Ba Vì.

Bây giờ chúng ta xét một yếu tố khác theo phương pháp luận phong thủy:

"Thế tựa núi , nhìn sông", Hay "Tiền cái, hậu đê", là một thế được coi là đắc cách trong phong thủy.

Trên cơ sở này chúng ta quan sát vị thế của TTHCQG trong dự án qui hoạch Hanoi:

Posted ImagePosted Image

Khu TTHCQG trong ảnh là khu xếp như hình rẻ quạt.

Qua hình ảnh trên thì chúng ta thấy rằng: Khu TTHCQG hoàn toàn dựa vào núi Ba Vì và có mặt trước nhìn ra hồ Đồng Mô. Thoạt nhìn, chúng ta dễ nhận thấy nó có vẻ phù hợp với tiêu chí của phong thủy - "Tiền cái hậu đê" và cách "Minh đường tụ thủy".

Sự phối hợp trùng khớp này, khiến chúng ta dễ liên tưởng đến có sự can thiệp của tri thức phong thủy trong việc lựa chọn này. Nhưng nếu quả thật có một tri thức phong thủy trong sự lựa chọn này thì đây là một lựa chọn cần xem xét lại. Bởi sự tiểu khí của khu vực này, hoàn toàn không xứng đáng với vị thế của một TTHCQG, mà chúng tôi sẽ minh chứng ngay sau đây.

Chúng ta đều biết rằng: Một cái ao thả cá rô ở trước nhà và một cái gò nổi ở sau nhà, cũng đủ tư cách để tạo ra thế "Tiền cái Hậu đê" và thế "Minh đường tụ thủy" của căn nhà bác phú nông nào đó. Nhưng nó chỉ có thể phù hợp với địa vị của bác phú nông trong làng có vị trí đắc cách về phong thủy. Nếu bác phú nông này muốn trở thành phú gia địch quốc thì cái ao thả cá rô trước nhà và cái gò đằng sau, không đủ khí lực để làm vượng cho ngôi gia của bác phú nông đó. Tương tự như vậy, thế "tiền cái hậu đê" và "Minh đường tụ thủy" được lựa chọn làm TTHCQG không đủ tầm để là một vị trí hoạt động của một tập hợp những cơ quan có tính chủ quản của cả một quốc gia. Nó thích hợp với một khu du lịch sinh thái có tính quốc tế, hoặc chỉ là một đơn vị kiến trúc độc lập nhiều hơn. Chúng tôi chưa bàn đến hình thể hồ Đồng Mô có tạp khí vì sự xen kẽ giữa gò đất nhô cao với cấu trúc mặt nước ở đây, không thể hiện một cách hoàn hảo cho việc "minh đường tụ thuỷ".

Đây là ý kiến của chúng tôi, không tự cho là đúng. Xin để tham khảo.

Thiên Sứ - Linh Trang.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUY HOẠCH CHUNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

moc.gov.vn

(26/02/2010)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu tổng quan và quá trình lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm. Dân số đô thị sẽ tăng từ xấp xỉ 30% hiện nay lên trên 50% vào năm 2025. Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo yêu cầu đô thị hoá và phát triển đô thị phải đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo hướng CNH-HĐH và phân bố dân cư hài hoà và bền vững. Hiện nay, Chính phủ đang có chương trình chiến lược ưu tiên phát triển Hà Nội thành một Thủ đô có quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Ngày 29/05/2008 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết 15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, gồm Thành phố Hà Nội cũ với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích tự nhiên 3.344,6km2, dân số 6.350.000 dân. Ngày 22/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1878/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008 và Quyết định số 1878/QĐ-TTg, Bộ Xây dựng đã tổ chức tuyển chọn tư vấn quốc tế lập quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Ngày 23/09/2008, tại văn bản số 1585/TTg-KTN, Chính phủ đã chấp thuận lựa chọn Liên danh tư vấn quốc tế PPJ (Perkins Eastman – Hoa Kỳ, POSCO E&C và JINA – Hàn Quốc) là đơn vị lập quy hoạch.

Sau quá trình nghiên cứu đồ án được thực hiện theo đúng tiến độ, Bộ Xây dựng đã báo cáo thường trực Chính phủ 3 lần (lần 1 ngày 24/04/2009, lần 2 ngày 21/08/2009, lần 3 ngày 26/11/2009). Trong quá trình nghiên cứu đồ án, nội dung đồ án đã được tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn và tập trung vào các kết luận cuộc họp lần 1, 2, 3 của Thủ tướng Chính phủ tại các thông báo lần lượt số 144/TB-VPCP, 279/TB-VPCP, 348/TB-VPCP, 29/TT-VPCP. Trong quá trình triển khai tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch, Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Liên danh tư vấn quốc tế PPJ làm việc với các Bộ, ngành liên quan và tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các Hội nghề nghiệp (Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, Tổng hội Xây dựng, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Di sản văn hóa, Hội Môi trường xây dựng...). Việc tổ chức lấy ý kiến các Hội nghề nghiệp đã, đang và sẽ được thực hiện nhiều lần để Tư vấn tiếp thu, bổ sung vào đồ án trước khi trình Quốc Hội. Đồ án được đăng tải trên trang Web và tổ chức triển lãm lấy ý kiến góp ý của đông đảo nhân dân.

Sau các lần báo cáo Chính phủ cho đến nay, đồ án Quy hoạch chung Hà Nội đang tiếp tục hoàn thiện để trình Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước. Hồ sơ đồ án bao gồm 468 trang thuyết minh tổng hợp, 100 trang thuyết minh tóm tắt. Hồ sơ bản vẽ gồm 81 bản, 262 trang phụ lục Đánh giá hiện trạng và kinh nghiệm quốc tế. Trong thời lượng của trang Web, bước đầu Bộ xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chức năng giới thiệu tóm tắt các nét chính của đồ án. Bộ xây dựng và UBND Thành phố Hà nội sẽ tiếp tục cần nhật, đăng tải các vấn đề mà độc giả quan tâm. Chung tôi rất mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của nhân dân để đồ án được hoàn thiện.

2. Tính chất đô thị

- Là trung tâm hành chính - chính trị của cả nước.

- Là trung tâm văn hóa khoa học công nghệ và giáo dục quan trọng của cả nước.

- Là trung tâm kinh tế - dịch vụ và thương mại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

3. Mục tiêu quy hoạch

- Tầm nhìn:

Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh – Văn hiến – Văn Minh - Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học – giáo dục - kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi.

- Tương lai mong muốn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành:

Thành phố Xanh: Phát triển bền vững về môi trường

Thành phố Văn Hiến: Cân bằng giữa bảo tồn và phát triển

Thành phố Văn Minh – Hiện đại: Phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri thức

- Mục tiêu chính của quy hoạch

• Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

• Xây dựng hình ảnh của Hà Nội, một đô thị lịch sử, văn hoá truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng của Hà Nội.

• Định hướng, thực hiện triển khai các chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia & Thủ đô.

• Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô thị trực thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và thu hút đầu tư.

II. CÁC NỘI DUNG QUY HOẠCH

2.1 Đặc điểm tình hình xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

Trong suốt 10 thế kỷ (từ năm 1010-2010) lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội gắn liền với quá trình đô thị hoá. Khu thành cổ, khu 36 phố phường, khu phố Pháp qua các thời kỳ đều được xác định là trung tâm Hà Nội cổ hay đô thị lõi lịch sử, là trung tâm văn hoá - chính trị - kinh tế, nơi tập trung các cơ quan đầu não của nhà nước Việt Nam, nơi diễn ra những hoạt động văn hoá mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Giai đoạn từ Hòa bình lập lại đến nay, Hà Nội đã nhiều lần quy hoạch lại thành phố với những nguyên tắc là văn minh, hiện đại và môi trường trong sạch. Trong đó Quy hoạch Hà Nội năm 1998 với ý tưởng phát triển hai bờ sông Hồng và hành lang xanh dọc sông Nhuệ là thành phố trung tâm trong chùm đô thị Hà Nội. Sau hơn10 năm thực hiện đến năm 2010, có thể nhận thấy:

- Nhiều khu đô thị mới, các công trình HTKT, các công trình đầu mối quan trọng như: cầu, cống, đường vành đai đô thị, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý rác, nước thải... từng bước đã được triển khai xây dựng theo quy hoạch.

- Là cơ sở quan trọng để lập QHCT các Quận, Huyện, các quy hoạch chi tiết, lập kế hoạch kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng của nhiều lĩnh vực trên địa bàn thành phố.

Kết quả đạt được đang làm thay đổi diện mạo bộ mặt của thành phố. Tuy nhiên, sự phát triển và quá trình hoàn thiện bộ mặt đô thị không chỉ do quy hoạch mà nó còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện như năng lực quản lý và nguồn lực đầu tư.

Sau khi sáp nhập mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà nội, gồm Thành phố Hà Nội cũ với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích tự nhiên 3.344,6km2, dân số 6.448.837người (1/4/2009).

Để xây dựng các chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng & phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững đạt hiệu quả cao trên cả 3 lĩnh vực Kinh tế - văn hóa – môi trường, cần thiết lập Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Ranh giới lập quy hoạch Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ diện tích Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ III Quốc hội khoá XII.

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Bao gồm các tỉnh và thành phố thuộc Vùng thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các tỉnh liên quan khác: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên.

2.2. Các tồn tại trong xây dựng phát triển đô thị và những vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch

Hiện nay, Thủ đô Hà Nội đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình đô thị hóa như: Sự phát triển quá tải về các mặt dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục, ô nhiễm môi trường, hệ thống giao thông ùn tắc ... do không kiểm soát được việc gia tăng dân số, nhất là di dân từ các khu phụ cận vào thành phố để tìm kiếm việc làm; Thiếu các chiến lược và chính sách kiểm soát, quản lý đô thị gây lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư.

Quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch Hà Nội đến nay có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết, gồm có 15 điểm chính, đó là:

1. Chưa hình thành được các trung tâm đô thị có tầm cỡ để tổ chức các sự kiện lớn của đất nước và Thủ đô như các không gian văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân Thủ đô và trong vùng.

2. Dự báo quy mô dân số và phân bố dân cư hợp lý cho Hà Nội vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

3. Kế hoạch bảo tồn và cải tạo Đô thị lõi lịch sử gồm Khu phố cổ, phố cũ và các di sản, di tích khác.

4. Giải quyết các áp lực đô thị hóa đang ngày một gia tăng làm ảnh hưởng đến hệ thống di sản văn hóa và cảnh quan của Hà Nội, quỹ đất nông nghiệp.

5. Định hướng giải quyết trên 750 dự án đầu tư xây dựng đang rà soát và cập nhật

6. Khai thác nguồn tài nguyên sông, hồ của Hà Nội cho phát triển đô thị và kiểm soát việc thoát nước và lũ lụt của thành phố chủ yếu tập trung ở địa bàn tỉnh Hà Tây cũ trước khi sáp nhập.

7. Phát triển hành lang sông Hồng, tạo dựng hình ảnh cảnh quan chính của thành phố.

8. Hệ thống giao thông đô thị cần được tiếp tục nâng cấp và mở rộng

9. Hạ tầng kỹ thuật & hạ tầng xã hội đô thị tiếp tục nâng cấp và mở rộng

10. Lựa chọn địa điểm xây dựng các trụ sở hành chính các bộ ngành nhằm giảm tải mật độ xây dựng trong nội đô và định hướng lựa chọn địa điểm Trung tâm hành chính quốc gia mới theo tầm nhìn sau năm 2050.

11. Xác định vị trí xây dựng các KCN chủ lực và phát triển kinh tế vùng

12. Giải quyết các vấn đề quá tải cho các dịch vụ y tế, giáo dục ở khu vực nội đô

13. Đề xuất các chương trình nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội.

14. Tìm nguồn kinh phí đầu tư xây dựng

15. Thiết lập công cụ quản lý đô thị

2.3. Những kinh nghiệm quốc tế

Quy hoạch chung Hà Nội được nghiên cứu dựa trên các kinh nghiệm quy hoạch và thiết kế của mười sáu thành phố lớn trên thế giới, thuộc các khu vực Châu Á, Châu Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Hoa Kỳ, có các đặc điểm tương đồng với Vùng Thủ đô Hà Nội, là: Bangkok - Thái Lan, Manila – Philippines, Bắc Kinh, Hàng Châu, Nam Kinh, Thượng Hải - Trung Quốc, Kuala Lumpur – Malaysia, Seoul, Hàn Quốc, Barcelona - Tây Ban Nha, Thành phố Mê-hi-cô – Mexico, Brasilia – Brazil, Chicago, New York, Thủ đô Washington - Hoa Kỳ, Luân Đôn – Anh, Paris - Pháp. Các chuyên giá tư vấn nước ngoài đã tổng kết có 17 kinh nghiệm quy hoạch có thể áp dụng cho Hà Nội được chia thành bốn loại như sau:

- Tầm nhìn (Các vấn đề Phát triển đô thị):

(1) Tầm quan trọng của quy hoạch chung.

(2) Lựa chọn và thực thi quy mô và mật độ phù hợp.

(3) Tạo dựng hình ảnh của một thủ đô quốc gia với thiết kế đô thị.

(4) Kiểm soát gia tăng dân số.

(5) Phối hợp các mô hình thiết kế bền vững.

(6) Tạo dựng và thực hiện tầm nhìn.

- Cơ sở vật chất đô thị lõi (Các vấn đề cơ sở hạ tầng).

(7) Xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội hiện đại.

(8) Phát triển một hệ thống giao thông công cộng và đường cao tốc.

(9) Hợp nhất thành phố bị chia cắt bởi một dòng sông.

(10) Kết nối thành phố với vùng.

- Tăng trưởng thông minh (các vấn đề không gian và môi trường).

(11) Biến không gian mặt nước đô thị thành tiện ích quan trọng.

(12) Xây dựng một trung tâm thương mại hiện đại.

(13) Nhà ở xã hội.

(14) Khuyến khích phát triển kinh tế.

(15) Bảo vệ di sản văn hóa, thiên nhiên và kiến trúc.

- Đặc trưng đô thị.

(16) Chọn địa điểm phù hợp cho các cơ quan Chính phủ.

(17) Thiết lập một hệ thống công viên công cộng hấp dẫn và dễ tiếp cận.

Việc quy hoạch và phát triển những thành phố toàn cầu này là minh chứng cho một số bài học quy hoạch cụ thể cũng như các mốc quy hoạch quan trọng mà xét ở một góc độ nào đó phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội.

2.4. Mối liên hệ vùng

Trong mối quan hệ khu vực và quốc tế, Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí địa lý- chính trị, lịch sử phát triển lâu đời và là đô thị trung tâm quan trọng của Việt Nam, có sức hút và tác động rộng lớn đối với quốc gia trong khu vực và quốc tế. Việc sáp nhập mở rộng địa giới hành chính, mang lại cho Hà Nội một vùng sinh thái rộng lớn, phong phú về tài nguyên văn hóa và cảnh quan. Tạo nên những lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các vùng đô thị lớn trong khu vực như vùng Nam Trung Hoa, vùng Thủ đô Băng Cốc, vùng Thủ đô Gia Các ta … khi đặt vấn đề về phát triển Hà Nội theo hướng thủ đô Xanh - Văn hiến - Văn minh, hiện đại.

Phát triển không gian Thủ đô Hà Nội được đặt trong mối quan hệ vùng Thủ đô Hà Nội với mối quan hệ tương hỗ hai chiều. Trong đó Thủ đô Hà Nội tác động đến Vùng bằng việc thể hiện vai trò là đầu tàu Trung tâm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy toàn vùng phát triển thông qua sự mở rộng, lan toả các hoạt động kinh tế, đô thị hóa ra các tỉnh xung quanh thủ đô. Vùng tác động đến Thủ đô Hà Nội bằng việc cung cấp cho Hà Nội nguồn thực phẩm, nguồn lao động, quĩ đất phát triển cho các khu chức năng mang tính chất liên kết và chia sẻ chức năng vùng, như:

Về phát triển hợp tác khai thác các công trình HTKT đầu mối mang tính liên Vùng: Hà Nội là trung tâm đầu mối giao thông đối ngoại đường bộ, đường sắt, đường hàng không quốc gia, quốc tế. Vùng Hà Nội – Hòa Bình xây dựng Nghĩa trang liên Vùng và bảo vệ nguồn nước sông Đà. Vùng Hà Nội – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Bắc Ninh - Hưng Yên khai thác và quản lý khu xử lý CTR liên vùng. Vùng Hà Nội – Vĩnh Phúc – Hưng Yên khai thác sông Hồng. Vùng Hà Nội - Hà Nam giải quyết tiêu thoát nước mặt và các giải pháp bảo vệ môi trường sông Đáy.

Về Y tế: Phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu, chất lượng cao hỗ trợ cho các cơ sở y tế đã quá tải trong nội đô Hà Nội cũ. Phát triển các trung tâm y tế lớn tại các đô thị lớn lân cận Hà Nội như Thái Nguyên, Phủ Lý, Vĩnh Yên. Về Giáo dục: Phát triển các trung tâm đào tạo, ưu tiên phát triển hệ thống các trường giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề gắn với phát triển các KCN như TP Hưng Yên, TP Phủ Lý, Khu Xuân Hòa, TP Thái Nguyên, TX Từ Sơn. Qui mô đào tạo tại Hà Nội sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong qui mô đào tạo của Vùng. Về thương mại: Phát triển các Trung tâm thương mại lớn, các chợ đầu mối các trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn (ICD) với các tỉnh có kết nối với Hà Nội qua các tuyến cao tốc như: Khu vực Phố Nối, Văn Lâm, Văn Giang (Hưng Yên), Phúc Yên – Xuân Hòa, khu vực Phổ Yên (Thái Nguyên), khu vực Từ Sơn (Bắc Ninh); khu vực Đồng Văn (Hà Nam) gắn với cao tốc Bắc Nam. Về du lịch: Kết nối các hoạt động du lịch trong thành phố với các Trung tâm du lịch lớn của Vùng như: Khu vực phía Bắc và Tây Bắc có Vùng ATK, hồ Núi Cốc, Vùng Tam Đảo, Tây Thiên; Khu vực phía Đông và Đông Bắc có Đền Hùng, Thanh Thủy, hồ sông Đà, Mai Châu; Khu vực phía Nam có Hương Sơn, Tam Chúc, Phố Hiến; Khu vực phía Đông có Tiên Sơn…Về Công nghiệp: Hạn chế phát triển các KCN lớn và chuyển dần các khu công nghiệp trong nội thị ra ngoại thị. Trong thành phố ưu tiên các loại hình các khu CN công nghệ cao và các tổ hợp Đô thị-CN-Thương mại tiên tiến. Vùng phía Tây Bắc (Khu vực Vĩnh Yên, Phúc Yên), phiá Bắc (Phổ Yên, Sông Công) phía Đông (Phố Nối, Từ Sơn, Quế Võ), phía Nam ( Đồng Văn). Phát triển CN Hà Nội ở ngưỡng 6000-8000 ha (gần 30% CN Vùng) và ưu tiên phát triển công nghệ cao.

2.5. Dự báo dân số

Năm 2030, dân số Hà Nội đạt khoảng dưới 10 triệu dân, tầm nhìn đến năm 2050 đạt ngưỡng 13-14 triệu người. Từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng dân toàn thành phố không tăng quá 2-3%/năm, giảm dần còn dưới 1,5% giai đoạn 2030-2050 (thời kỳ 1994-2007: 2,4%/năm). Tốc độ tăng tự nhiên chung trong khoảng 0,8-1%/năm. Tốc độ tăng cơ học (chuyển đổi ranh giới hành chính và lực hút đô thị) của toàn thành phố 1-2%/năm (0,4%/năm 2007 ); của riêng đô thị 3-4%/năm. Khu vực nông thôn tăng chung sẽ giảm xuống dưới 0% đến -3 % do thu hẹp ranh giới và hạn chế di dân từ nông thôn vào thành thị. Khống chế mật độ dân số trong lõi trung tâm thành phố (4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa), hiện nay là 33.300người/km2, giảm dần trong tương lai đến năm 2050 là 23.000 người/km2; các đô thị khác dự kiến sẽ dưới 10.000 người/km2.

Năm 2030, dân số toàn thành phố có khoảng 9,4 triệu người (trong đó thành thị khoảng 6,4 triệu người, Nông thôn khoảng 3 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa 68,8%). Phân bổ dân cư đô thị hạt nhân khoảng 4,41triệu người (Trong đó: các quận nội đô cũ phía Nam sông Hồng khoảng 1,69 triệu người; khu phát triển mới cả phía Bắc và Nam khoảng 2,72 triệu người); 5 đô thị vệ tinh khoảng 1,77 triệu người; Các đô thị sinh thái và các thị trấn hiện hữu khoảng 0,26 triệu người.

2.6. Dự báo sử dụng đất

Tổng quỹ đất xây dựng cả thành thị và nông thôn khoảng 125.500ha, chỉ tiêu: 130-135 m2/người, chiếm xấp xỉ 37,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất xây dựng thành thị khoảng 92.000ha, chỉ tiêu: 125-130m2/người, chiếm 27,5% so đất tự nhiên toàn thành phố. Đất xây dựng nông thôn khoảng 33.500 ha, chỉ tiêu 135-140m2/người.

Phân bổ chi tiết đất xây dựng đô thị tại các khu vực: Đô thị hạt nhân có diện tích khoảng 40.000 ha; chỉ tiêu: 90 m2/người, trong đó khu vực các quận nội thành (Nam sông Hồng) có diện tích khoảng 9.000 ha; chỉ tiêu: 50-52 m2/người. Khu vực phát triển mới diện tích khoảng 31.000 ha; chỉ tiêu: 110-115 m2/người, trong đó 5 đô thị vệ tinh diện tích khoảng 32.000 ha; chỉ tiêu: 180 m2/người; Các đô thị sinh thái và các thị trấn hiện hữu diện tích khoảng 3.900 ha; chỉ tiêu: 135-140 m2/người.

2.7. Định hướng phát triển không gian vùng Thủ đô

2.7.1. Thủ đô Hà Nội trong chùm đô thị vùng Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội là Đô thị hạt nhân - đa chức năng với chức năng hành chính, chính trị quốc gia là nổi bật; Các đô thị đối trọng là thành phố thủ phủ của các Tỉnh xung quanh Hà Nội; Các đô thị vệ tinh có chức năng riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân phát triển tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh Đô thị hạt nhân tránh mô hình đô thị phát triển theo dạng lan tỏa và đô thị tập trung phát triển quá mức. Phía Đông và Bắc Hà Nội hướng ra hệ thống cảng Hải Phòng, Quảng Ninh phát triển đô thị vệ tinh và KCN sản xuất hàng hóa xuất khẩu khối lượng lớn gắn với hệ thống quốc lô 2, đường xuyên Á và sân bay quốc tế Nội Bài. Phía Tây vùng địa hình bán sơn địa dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, QL21, có rừng Quốc gia Ba Vì, Hương Tích phát triển đô thị vệ tinh và các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghệ cao, một số công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật lớn. Phía Nam Hà Nội phát triển đô thị vệ tinh đảm nhận các chức năng về dịch vụ chuyển tải hàng hóa của vùng phía Tây và Tây Bắc với 1 số khu vực phía Nam Bắc Bộ với hệ thống cảng, thông qua tuyến đường 5 – đường Đỗ Xá, Quan Sơn dự kiến làm mới.

2.7.2. Mô hình không gian thủ đô Hà Nội.

Cấu trúc đô thị Hà Nội được xây dựng dựa trên các yếu tố phát triển bền vững là sự kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Cụ thể là:

(1) Phát triển Thủ đô Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh.

Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, khu vực và Thành phố Hà Nội, có dân số khoảng 4-4,5 triệu người, được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường Vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng – Khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng của Quy hoạch 1998. Trong đó: Thành phố lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản di sản văn hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội, dân số tối đa là 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng. Xây dựng Chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV Đan Phượng – Hoài Đức – Hà Đông – Thường Tín nơi đây sẽ xây dựng các công trình có mật độ cao, ưu tiên về cảnh quan cây xanh mặt nước. Chuỗi đô thị này sẽ ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều đồ án từ trên 750 dự án đang rà soát, cập nhật.

Khu vực Gia Lâm, Long Biên phát triển dịch vụ chất lượng cao như thương mại, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, đào tạo nghề, y tế chuyên sâu...và hỗ trợ các ngành công nghiệp dọc QL5. Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, trường quay gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, TT thể thao thành phố Hà Nội (ASIAD). Mê Linh khu là khu đô thị dịch vụ và công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, phát triển trung tâm triển lãm EXPOR, hội chợ hoa kết hợp trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây.

Hình thành 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ từ 21 vạn đến 75 vạn người/1 đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ... Trong đó Hòa Lạc là đô thị khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và vùng. Sơn Tây là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội, là đô thị văn hóa lịch sử du lịch sinh thái, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp sinh thái. Xuân Mai là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội. Phú Xuyên – Phú Minh là đô thị vệ tinh phía Nam của Thủ đô, phát triển công nghiệp, kho tàng, các dịch vụ trung chuyển, đầu mối phân phối, tiếp vận hàng hóa và Logistics phân phối nông sản vùng. Sóc Sơn là đô thị cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, là đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng hàng không Nội Bài gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc.

(2) Hình thành hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách kiểm soát ngưỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Hành lang xanh chiếm 68% tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo vệ những khu vực tự nhiên quan trọng như hệ thống sông hồ, vùng núi Ba Vì, Hương Tích, Sóc Sơn; bảo vệ vùng nông thôn, nông nghiệp năng suất cao, các làng xóm, làng nghề truyền thống, các di tích văn hoá và kiểm soát lũ lụt.

Trong khu vực hành lang xanh, xây dựng đường cảnh quan Bắc-Nam và 3 đô thị sinh thái mật độ thấp là Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn (quy mô dân số tối đa 5 vạn người/đô thị) tại giao cắt của 3 tuyến chính QL6, đường Láng-Hòa Lạc và QL32. Duy trì các thị trấn hiện hữu như Phùng, Tây Đằng, Phúc Thọ, Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín… và hình thành mới một số thị tứ. Các đô thị sinh thái và các thị trấn, thị tứ có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng hỗn hợp cho khu vực nông thôn.

Thiết lập vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ kết nối các không gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo vùng đệm và là không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến vành đai IV tránh việc phát triển theo vết dầu loang. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng, tiến tới không phát triển dân cư đô thị chỉ có các công trình công cộng sinh thái cây xanh và mặt nước,

(3) Phát triển mạng lưới giao thông hiện đại, nâng cấp và bổ sung mới hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, đường cảnh quan và hệ thống giao thông công cộng lớn để kết nối thuận tiện đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh và toàn bộ khu vực khác trong và ngoài thành phố Hà Nội.

(4) Xây dựng tuyến đường trục Thăng Long kết nối giữa Ba vì với trung tâm Ba Đình Lịch sử. Ngoài chức năng về giao thông, đây cũng là trục không gian văn hóa kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài. Trên tuyến trục sẽ xây dựng mới công trình văn hóa, lịch sử và giải trí của cả nước và Hà Nội. Trung tâm hành chính quốc gia dự kiến sẽ đặt tại khu vực Ba Vì - Hòa Lạc, gắn với trục Thăng Long.

2.8. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội

2.8.1. Khu trung tâm chính trị Ba Đình

Giữ vị trí trung tâm chính trị quốc gia thành một tổng thể lâu dài tại khu vực Ba Đình. Lư¬u giữ các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khảo cổ Hoàng Thành và cảnh quan có giá trị khác. Điều chỉnh quy mô diện tích các cơ quan làm việc của Đảng, Nhà nư¬ớc, Quốc hội và Chính phủ phù hợp với định hướng phát triển của quy hoạch chung TP. Hà Nội. Bố trí các không gian tổ chức các hoạt động chính trị, văn hoá, tham quan du lịch của nhân dân trong nước và khách Quốc tế và chỗ đỗ xe.

2.8.2. Định hướng phát triển nhà ở

Giai đoạn đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu tăng từ 7,5 m2/người (năm 2007), lên 18m2 sàn/người (chỉ tiêu chung của quốc gia là 15 - 20 m2/người) và nhà ở nông thôn đạt 15m2 sàn/người. Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội. Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống. Đối với các khu phố cũ, hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có, bảo tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (các biệt thự cũ). Đối với các khu tập thể cũ, quy hoạch cải tạo không làm tăng thêm quy mô dân số, bổ sung, hoàn thiện các chức năng công cộng và hạ tầng kỹ thuật. Đối với nhà ở nông thôn truyền thống, phát triển nhà ở hài hòa với bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, cải thiện chất lượng môi trường ở.

2.8.3. Định hướng quy hoạch mạng lưới giáo dục đào tạo

a. Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng:

Dự kiến đến năm 2020 quy mô đào tạo vùng Đồng bằng sông Hồng là 1.8 triệu sinh viên, trong đó thành phố Hà Nội đảm nhận khoảng 70-75 vạn sinh viên, chiếm khoảng 45-50% tổng số sinh viên của vùng cả vùng. Phát triển đào tạo theo hướng nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao ở hệ đại học, sau đại học và hướng nghiệp ở hệ cao đẳng.

Trong đô thị lõi lịch sử, giảm quy mô đào tạo từ 66 vạn sinh viên xuống tối đa khoảng 20 vạn sinh viên. Chuyển đổi chức năng sử dụng đất các cơ sở đào tạo hiện hữu; môtk phần thành đất xây dựng các công trình dịch vụ đô thị tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở 2 cho các trường; phần còn lại chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao sau đại học...Tại các đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Sơn tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh, Chúc Sơn, Sóc Sơn xây dựng các cơ sở mới theo mô hình Khu đại học tập trung, đồng bộ về cơ sở vật chất phù hợp với môi trường đào tạo đại học tiên tiến, dự kiến chỉ tiêu 50 - 60 m2đất/sinh viên

b. Hệ thống giáo dục phổ thông: Hiện nay đạt 8 - 10 m2 đất/học sinh (tiêu chuẩn >15m2/hs). Đối với khu vực nội đô, cải tạo và nâng cấp các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức năng KCN, các trụ sở cơ quan...hòa nhập tiêu chuẩn giữa trường học ở nội đô và ngoại đô. Đối với các đô thị mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng trường học theo tiêu chuẩn quốc gia.

2.8.4. Định hướng quy hoạch mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Tăng cường nhu cầu giường bệnh trong các bệnh viện đa khoa và các trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng. Trong đô thị lõi lịch sử, cải tạo nâng cấp các cơ sở bệnh viện gây ô nhiễm thành các cơ sở nghiên cứu, dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ dân cư các quận nội thành cũ. Xây dựng mới các tổ hợp công trình y tế đa chức năng (Nghiên cứu đào tạo - khám chữa bệnh, phục hồi chức năng - sản xuất dược và trang thiết bị y tế) tại khu vực Hòa Lạc, Sóc Sơn và Thường Tín - Phú Xuyên (quy mô khoảng 200ha/1 tổ hợp). Trong đó một phần quỹ đất sẽ được xây dựng thành các cơ sở 2 của các bệnh viện chuyên sâu tuyến Trung ương và Thành phố hiện đang tập trung trong khu nội đô. Thiết lập mạng lưới bệnh viện đa khoa khu vực tại các khu, cụm dân cư thuộc các quận, huyện, đô thị mới và đô thị vệ tinh căn cứ theo quy mô dân số từng khu vực. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cấp xã, phường.

2.8.5. Định hướng quy hoạch mạng lưới công trình văn hóa

Xây dựng trung tâm văn hóa mới của thành phố Hà Nội tại khu vực Tây Hồ Tây và trung tâm văn hóa cấp quốc gia trên trục Thăng Long (Khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức). Quy hoạch lại hệ thống các công trình văn hóa như: nhà văn hóa thông tin, thư viện, hệ thống bảo tàng... Xây dựng mới bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, bảo tàng nghệ thuật Châu Á hoặc bảo tàng nghệ thuật Phương Đông, bảo tàng lịch sử tự nhiên Việt Nam cùng nhiều bảo tàng chuyên đề khác. Tiếp tục đầu tư nâng cấp những bảo tàng hiện có. Tiếp tục hoàn thiện dự án Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, là trung tâm giao lưu nghiên cứu văn hóa các dân tộc trên toàn quốc. Xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các khu đô thị mới.

Quy hoạch hệ thống tượng đài, xây dựng biểu tượng mới của Hà Nội là Tượng đài độc lập trên trục Thăng Long. Xây dựng mới các quảng trường văn hóa gắn với hệ thống tượng đài mang tính lịch sử 1000 năm Thăng Long, tính nghệ thuật cao kết hợp với các không gian công cộng, các không gian công viên vườn hoa, khu vực vui chơi giải trí. Xây dựng công viên Tượng đài thành phố vì hòa bình tại Từ Liêm, các công trình văn hóa tượng đài, phù điêu… về sự kiện Cách mạng tháng 8, Tượng đài chiến thắng Cầu Giẽ tại Phú Xuyên, Tượng đài Nguyễn Trãi tại Hà Đông…

2.8.6. Định hướng quy hoạch mạng lưới du lịch, dịch vụ

Dự kiến, tỷ trọng du lịch chiếm 10-15% GDP thành phố.Doanh thu của ngành du lịch hàng năm tăng 16 -18%. Dự báo nhu cầu phòng khách sạn năm 2030 đạt khoảng trên 5 triệu lượt khách quốc tế lưu trú trong KS, trên 7,5 triệu lượt khách nội địa lưu trú trong KS.

Phát triển khu vực nội đô Hà Nội thành trung tâm đầu mối du lịch quốc gia trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ, khu phố cũ, các di tích lịch sử cách mạng, các di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo gắn với quá trình hình thành và phát triển thủ đô. Tiếp tục lựa chọn vị trí xây dựng hệ thống khách sạn 3-5 sao, tại nội đô và ngoại ô thành phố. Phát triển không gian du lịch nghỉ ngơi cuối ngày và cuối tuần: tại khu vực các huyện ngoại thành phía Nam và phía Bắc sông Hồng với các khu vực hạt nhân cần ưu tiên phát triển là tổng thể di tích Cổ Loa và tổng thể di tích đền Sóc; Khu vực phía Tây theo trục Láng Hoà Lạc, xây dựng các điểm du lịch sinh thái gắn với văn hoá tâm linh như chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm gian, khu du lịch thể thao Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, vườn Quốc gia Ba Vì, CK9...; Kết hợp với văn hóa xứ Đoài, văn hóa làng nghề, lễ hội làng; Khu vực phía Tây Nam liên kết với các không gian du lịch phía Lương Sơn - Kim Bôi - Hòa Bình… phát triển các loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng. Phát triển trung tâm du lịch Quan Sơn – Hương tích. Hình thành tuyến dou lịch trong thành phố (Citytour) bằng tàu thuỷ trên các sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy.

2.8.7. Định hướng quy hoạch mạng lưới thể dục thể thao

Cải tạo và nâng cấp các cơ sở TDTT hiện có. Dự kiến xây mới: Trung tâm thể thao dưới nước Hồ Tây (5ha), Trung tâm giải trí thể thao cảm giác mạnh: loại hình thể thao cảm giác mạnh gắn với công viên giải trí lớn của thủ đô, Trung tâm thể thao vùng phía Bắc – Mê Linh (20ha), Trung tâm thể thao vùng phía Tây – Sơn Tây (20ha), Trung tâm thể thao vùng phía Nam – Phú Xuyên (20ha), Trung tâm thể thao địa hình Viên Nam: loại hình leo núi, tàu lượn, nhảy dù, xe địa hình, trung tâm thể thao quốc gia và khu thể thao Olympic phía bắc sông Hồng phục vụ ASIAD hoặc Olympic trong tương lai. Xây dựng tổ hợp thể thao có đua ngựa, đua xe công thức I.

2.8.8. Định hướng quy hoạch mạng lưới công nghiệp

Từg bước di chuyển toàn bộ các khu, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong đô thị lõi lịch sử như cụm công nghiệp Cao Xà Lá, Cầu Diễn, Minh Khai, Rượu bia… tới các vị trí mới đã được xác định trong quy hoạch chung. Chuyển đổi toàn bộ quỹ đất này thành đất công trình công cộng đô thị. Hình thành mới 03 vùng công nghiệp, diện tích khoảng 7.000 - 8.000 ha (đến năm 2030), gồm: Phía Bắc có các KCN Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm (khoảng 4.000 - 4.500 ha), phát triển công nghiệp nặng, kho tàng, dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (Logistic) gắn với sân bay quốc tế Nội Bài và hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Phía Nam có các KCN Thường Tín - Phú Xuyên (khoảng 1.000- 1.500 ha) phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp đa ngành gắn với vùng nông nghiệp phía Nam Hà Nội và đầu mối giao thông giữa tuyến Đỗ Xá - Quan Sơn và hành lang kinh tế Bắc Nam dọc Quốc lộ 1A. Phía Đông phát triển khu CN cao Hòa Lạc, công nghiệp chế biến, đa ngành tại Xuân Mai, Miếu Môn (khoảng 2.000 ha) gắn kết đường Hồ Chí Minh và các tuyến hướng tâm Hà Nội.

Phát triển TTCN - Làng nghề truyền thống gắn với ngành nghề nông thôn, theo các cụm các nhóm nghề, kết hợp với bảo tồn và khai thác du lịch. Chú trọng bảo vệ môi trường.

2.8.9. Định hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ thương mại

Xây dựng mới các trung tâm giao thương, Tài chính - Thương mại quốc tế (10- 15 ha) ở Tây Hồ Tây, Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế (10 - 50 ha) ở Mỹ Đình, Đông Anh. Hình thành mạng lưới các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... theo các cấp phục vụ; Trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa gắn với các mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50 - 100 ha/chợ) tại khu vực Mê Linh, Thường Tín - Phú Xuyên, Hòa Lạc, Thạch Thất, Gia Lâm; Mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng (20 - 50 ha/trung tâm) gắn với khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên vùng tại Sóc Sơn, Thường Tín - Phú Xuyên, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.

2.8.10. Định hướng quy hoạch mạng lưới không gian xanh.

Phấn đấu chỉ tiêu đất cây xanh tập trung trong đô thị đạt 10-15m2/người. Khai thác bảo vệ cảnh quan các hệ thống cây xanh tự nhiên tại các khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sông hồ, kết nối với các công viên đô thị và công chuyên đề như: Công viên lịch sử Cổ Loa, Đền Sóc; Công viên văn hóa gắn với trung tâm các khu đô thị, khu làng nghề trồng hoa, gốm sứ...; Công viên vui chơi giải trí Hồ Tây, Vườn thú, công viên Thống Nhất, Yên Sở, Mễ Trì…; Công viên thể thao, phục vụ các hoạt động thể thao (khu liên hợp thể thao quốc gia, trung tâm thể thao…

2.8.11. Các trục trung tâm, trục hướng tâm và trục phụ

Hình thành các trục không gian chủ đạo kết nối các chức năng chính đô thị với các vùng cảnh quan chính tạo lập hình ảnh đặc trưng cho Thủ đô, bao gồm: Trục Đông Tây (Trục Thăng Long, trục Tây Thăng Long, trục đường 32, trục Láng Hòa Lạc, trục đường QL6), Trục Bắc Nam (Trục Quốc lộ 3, trục quốc lộ 1A, 1A, trục Nhật Tân- Nội Bài), Trục phía Đông Bắc (Trục đường 5 nối đường Nguyễn Văn Cừ qua trung tâm quận Long Biên), Trục kinh tế Bắc Nam kết nối các thị trấn thị tứ hiện hữu nằm trong hành lang xanh.

Thiết lập trục cảnh quan lấy sông Hồng làm trung tâm khai thác các yếu tố cây xanh mặt nước cùng các thiết chế văn hóa cấp thành phố, quốc gia và quốc tế. Trục tâm linh gắn kết núi Ba Vì với Ba Đình, nôi kết với khu vực Cổ Loa tạo nên trục văn hóa lịch sử và tâm linh lớn của cả nước

2.9. Định hướng phát triển khu vực nông thôn

Phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo hướng sản xuất hàng hoá và công nghệ cao. Ưu tiên trồng cây lúa năng suất cao, trồng hoa và cây cảnh, cây ăn quả, trồng rau sạch, chăn nuôi đại gia súc, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới liên kết với các KCN, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm và nâng cao tính cạnh tranh của các làng nghề.

Phát triển dân cư nông thôn, hình thành các trung tâm tiểu vùng trong huyện là các thị trấn hoặc thị tứ để cung cấp các dịch vụ công cộng thiết yếu. Xây dựng mô hình thí điểm các cụm dân cư đổi mới gắn với các trung tâm dịch vụ sản suất tại các cụm, điểm dân cư trung tâm xã như: Điểm dân cư xã sản xuất lúa tại Thanh Oai, chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì, nuôi trồng thủy sản tại Mỹ Đức, trồng rau an toàn tại Đông Anh, Sóc Sơn, trồng cây ăn quả tại Đan Phương, trồng hoa tại Mê Linh, điểm dân cư TTCN, làng nghề tại Thường Tín, Chương Mỹ... Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ, bảo hộ về thuế và giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân. Từng bước nhân rộng mô hình này, tạo nên vùng nông thôn đặc trưng cho Thủ đô Hà nội, kết hợp với việc giữ gìn và phát huy bản sắc các làng xóm, di tích tín ngưỡng khai thác phát triển du lịch. Hạn chế tăng mật độ dân số khu vực nông thôn và tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt tại các làng nghề.

2.10. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

2.10.1 Giao thông

Mạng lưới giao thông của Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Các dự án phát triển hệ thống giao thông còn thiếu hoặc triển khai xây dựng rất chậm. Hệ thống đường sắt có công nghệ lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nhu cầu vận tải. Đường thủy tỷ trọng vận tải thấp so với tiềm năng do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên. Giao thông đô thị đang bị quá tải nặng nề, tỷ lệ đáp ứng về vận tải hành khách công cộng rất thấp, chỉ đạt 15% (tiêu chuẩn 40-60%).

b. Định hướng phát triển giao thông đối ngoại.

- Đường bộ: Cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện hữu gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm về đô thị lõi lịch sử và đường vành đai. Xây dựng các tuyến song hành trên các hướng tuyến chính như QL32, đường láng Hòa Lạc, QL6, QL1A, 1B, QL5, QL3 nhằm chia sẻ sự quá tải cho các tuyến hướng tâm này. Đối với các tuyến vành đai: Hoàn thiện tuyến Vành đai IV, vành đai V, các tuyến cao tốc dọc các hành lang kinh tế quan trọng và kết nối các đô thị đối trọng với thủ đô Hà Nội. Trong đó tuyến đường vành đai IV là đường vành đai ngoài của đô thị hạt nhân. Xây dựng mới 7 cầu, 1 hầm qua sông Hồng; Xây dựng hệ thống các nút giao cắt khác mức; Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối.

- Đường sắt: Cải tạo xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song theo hành lang vành đai IV; Xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Xây dựng mới 5 tuyến đường sắt đô thị (theo dự án đường sắt đô thị của TP Hà Nội cũ) kết hợp xây dựng mới các tuyến đường sắt phục vụ Ngoại ô, kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và Quốc gia thông qua các ga đầu mối;

- Đường hàng không: Nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu triệu hành khách/năm sau năm 2030; Sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn.

- Đường thuỷ: Khơi thông luồng lạch nhằm khai thác tối đa các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh. Cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy phục vụ du lịch và nông nghiệp trên các sông này. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây, liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam.

c. Định hướng phát triển giao thông đô thị.

- Đô thị hạt nhân: Chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường chính cấp thành phố: 3-5 Km/Km2; Tỷ lệ đất giao thông 20% - 26%; Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45% - 55%; Mạng lưới GTCC: 2,0-3,0 Km/Km2. Đối với trung tâm hiện hữu: Hoàn thiện tuyến Vành đai II, Vành đai III. Xây dựng các tuyến đường 2 tầng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực khó có điều kiện mở rộng hoặc nâng cấp đường. Đối với chuỗi Đô thị mới từ vành đai III đến vành đai IV, xây dựng mới tuyến ”3,5” kết nối các đô thị mới theo hướng Bắc Nam. Xây dựng các nút giao cắt khác mức trên các đường trục chính đô thị. Kiểm soát và dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe. Phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn (UMRT) kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả. Xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối đô thị hạt nhân với các đô thị vệ tinh.

- Các đô thị vệ tinh: Xây dựng mới hoàn toàn hệ thống giao thông theo quy hoạch thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp tính chất chức năng và điều kiện đặc thù của các đô thị, đảm bảo liên hệ nhanh với đô thị trung tâm và các đô thị khác.

- Tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng. Xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ đường vành đai III trở vào để kết nối với hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô để giảm tải giao thông cá nhân. Xây dựng hệ thống nhà ga tàu điện ngầm kết nối với các điểm đô thị. Nơi đây sẽ là điều kiện phát triển trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ. Hoàn thiện hệ thống xe buýt với các tuyến đi riêng biệt.

d. Định hướng phát triển giao thông ngoại ô.

- Mạng lưới đường bộ: Sử dụng các tuyến quốc lộ và đường cao tốc hướng tâm hiện hữu kết nối đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm như QL 32, đường cao tốc Láng Hoà Lạc, QL6, QL 1A và đường cao tốc Bắc Nam, QL3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Xây dựng mới các tuyến Tây Thăng Long, Trục Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc, tuyến Hà Đông Xuân Mai, tuyến Ngọc Hồi Phú Xuyên, tuyến đường sinh thái nông nghiệp (trục Bắc Nam cũ), tuyến Xuân Mai – Quan Sơn - Đại Nghĩa; tuyến Đỗ Xá – Quan Sơn và các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết hợp du lịch và vận tải thuỷ

- Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, kết nối các đô thị vệ tinh: trước mắt kết nối chủ yếu bằng các tuyến xe buýt nhanh. Trong tương lai, tùy theo lưu lượng vận tải mỗi tuyến để nâng cấp lên đường sắt hoặc loại hình vận tải khối lượng lớn hơn và nhanh hơn. Tổ chức các tuyến đường sắt ngoại ô kết nối trực tiếp các khu đô thị mới (TOD); Tổ chức các tuyến ôtô buýt nhanh (BRT) liên kết các đô thị với thành phố hạt nhân.

2.10.2. Chuẩn bị kỹ thuật

a. Định hướng CBKT

Quy hoạch phòng chống lũ được nghiên cứu dựa trên các đề án do Viện quy hoạch thuỷ lợi lập và trình Chính phủ như: “Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội” với mức đảm bảo phòng chống lũ đê sông theo tiêu chuẩn phân cấp đê 14TCN 19-85. “ Dự án quy hoạch sông Đáy” xoá bỏ các khu chậm lũ, xây dựng mới công trình đầu mối sông Đáy, kiến nghị nên giữ sông Đáy theo hình thái tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Quy hoạch san nền đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt và các tác động bất lợi của thiên nhiên (sạt lở, động đất...), cao độ nền khống chế của từng đô thị sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị (ứng với tần suất P=1%). Đối với khu dân dụng đảm bảo tần suất (P=1%) + 0,3m, đối với KCN đảm bảo tần suất (P=1%) + (0,5-0,7)m. Cao độ khống chế đối với các thị trấn, dân cư nông thôn sẽ căn cứ vào mực nước max gây úng ngập hàng năm và tôn cao hơn nền ruộng từ 0,7 đến 1,5m.

b. Quy hoạch Thoát nước mưa đô thị:

Định hướng tiêu thoát nước cho Hà Nội đảm bảo thoát nước nhanh nhất và hiệu quả nhất, theo hình thức tự chảy là chính, đáp ứng được biển đổi khí hậu đã được cảnh báo. Hình thành 3 lưu vực chính là Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội. Đối với khu vực Hà Nội cũ, tiếp tục hoàn thiên dự án thoát nước Hà Nội chủ động tiêu thoát và được hỗ trợ một phần của vùng tiêu thuỷ lợi sông Nhuệ. Các lưu vực phụ trong nội đô Hà Nội (lưu vực sông Tô Lịch) về cơ bản tuân thủ QH thoát nước do JICA lập và QH năm 1998. Các lưu vực phụ nằm giữa vành đai III và vành đai IV phù hợp với quy hoạch tiêu nước hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ (phê duyệt tại quyết định số 037/QĐ-TTg ngày 01/07/2009). Tại các đô thị vệ tinh và các điểm dân cư tập trung khác: các lưu vực thoát nước sẽ được phân chia trên cơ sở địa hình tự nhiên, hướng thoát ra các sông chảy qua đô thị.

Về công trình đầu mối: Đối với khu vực Hà Nội cũ, ngoài trạm bơm tiêu Yên Sở cần hỗ trợ bằng cách chuyển đổi các trạm bơm thuỷ lợi thành các trạm bơm đô thị như: trạm bơm Yên Nghĩa, Đào Nguyên, Yên Thái, Khe Tang mới. Tại các đô thị vệ tinh, thị tứ, thị trấn, dân cư nông thôn, giai đoạn trước mắt tiêu thoát theo thuỷ lợi, nâng cấp các trạm bơm tới đủ công suất để tiêu chung cho cả đô thị, công nghiệp và nông nghiệp.

Các công trình đầu mối được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn đầu tư.

Giải pháp tổ chức thoát nước mưa: Đảm bảo thông thoáng các trục tiêu chính đi qua đô thị: sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ ... Mở rộng và nạo vét các kênh trục chính: sông Nhuệ, sông Tích, sông Hang, La Khê, Vân Đình, Duy Tiên, sông Thiếp, kênh Xuân Nộn, sông Hoàng Giang - Ngũ Huyện Khê…Tạo ra những hệ thống tiêu liên hoàn, đặc biệt là trong đô thị trung tâm. Cần phải có quỹ đất dự phòng dành cho hệ thống công trình tiêu. Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị. Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước, đạt 90% và tiến tới đạt 100%.

2.10.3 Cấp nước

Cấp nước cho Hà Nội hiện nay chủ yếu sử dụng nước ngầm, công suất 700.000 m3/ngđ, chất lượng không đồng đều tại các khu vực. Nhà máy nước sông Đà công suất gđ1 300.000 m3/ngđ là nguồn cấp nước chủ yếu cho Hà Nội, đến nay công suất khai thác sử dụng thấp do mạng lưới cấp nước chưa được xây dựng. Hiện nay tỷ lệ dân sử dụng nước máy chiếm 46% chủ yếu tại Hà Nội cũ, Hà Đông và Sơn Tây, tiêu chuẩn 100-120 l/ng.ngđ & 54% dân số sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa và ao hồ. Khu vực nông thôn, cấp nước đô thị chiếm 1,4%, còn lại sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào.

Định hướng cấp nước đạt 90-100% dân số sử dụng nước sạch, tiêu chuẩn: 150-200 l/ng.ngđ tại thành thị & từ 100-120 l/ng.ngđ tại nông thôn. Tổng nhu cầu cấp nước đến năm 2030: 2.628.544 m3/ngđ, đến năm 2050: 3.633.171 m3/ngđ. Trong đó lượng nước cấp cho đô thị chiếm tỷ lệ 82%. Hạn chế không khai thác nước ngầm, tiếp tục khai thác nước mặt sông Đà, sông Lô, sông Đuống để tránh sụt lún nền đất đô thị, tỷ lệ khai thác nước mặt đến năm 2020 là 65% và đến năm 2030 đạt 83%. Xây mới NNM mặt sông Hồng (nguồn nước sông Đà) công suất năm 2030 đạt 600.000m3/ngđ cấp bổ sung cho khu vực Nam sông Hồng. Xây dựng NNM sông Đuống (nguồn nước sông Đuống, xét thêm phương án lấy nước mặt sông Lô) công suất năm 2030 đạt 600.000m3/ngđ cấp bổ sung cho khu vực Bắc sông Hồng. Nâng công suất NNM sông Đà năm 2030 đạt 1.200.000 m3/ngđ cấp cho khu vực phía Tây thủ đô Hà Nội. Tổng lượng khai thác nước ngầm đến năm 2030 là 455.000 m3.ngđ. Trong đó giảm dần công suất các nhà máy nước ngầm khu vực trung tâm Hà Nội đến năm 2030 là 265.000 m3/ngđ. Xây dựng các trạm bơm tăng áp cấp nước cho các đô thị. Khu vực nông thôn sống gần đô thị sử dụng nước của các nhà máy nước, đối với các khu vực nông thôn khác cần xây dựng các trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ

2.10.4. Cấp điện

Dự báo đến năm 2030, tổng nhu cầu cấp cho Hà nội cần khoảng 10.000MW (năm 2009 đạt 1650MW). Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này, phải đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện cấp vùng tại Sơn La, Lai Châu; các nhà máy nhiệt điện vùng duyên hải Bắc bộ ở Quảng Ninh, Hài Phòng... Cần xây dựng mới 04 trạm 500KV cho Hà nội gồm Hiệp Hòa, Đan Phượng, Đông Anh, Xuân Mai; nâng công suất trạm 500KV Thường Tín. Xây mới khoảng 21 trạm và cải tạo 5 trạm 220KV đến 2030 với tổng công suất 14.500MVA. Các đường dây 500KV, 220KV được bố trí quỹ đất, hình thành các mạch vòng kín để cấp điện ổn định, an toàn.

Đảm bảo mỹ quan đô thị, từ đường vành đai 4 trở vào đô thị lõi lịch sử sẽ ngầm hóa 100% lưới điện nổi đến 220KV hiện có (Hiện tại đường điện đi nổi chiếm >75%).

Tiếp tục phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị Hà Nội phải đảm bảo an toàn cho người dân, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả cao, hạn chế ô nhiễm ánh sáng. Đến 2030, dự kiến 100% đường đô thị và 90% đường trong khu dân cư nông thôn được chiếu sáng đạt tiêu chuẩn.

2.10.5. Thông tin liên lạc

Dự báo đến năm 2030 cần khoảng 7,2 triệu thuê bao, mật độ 77,4 thuê bao/100 dân. Phát triển công nghệ mới, cho phép các nhà cung cấp nâng cao chất lượng dịch vụ. Chuyển mạch quang, giao thức IP sẽ được sử dụng đến tận thuê bao. Từng bước nâng cấp từ thông tin băng thông rộng ADSL, lên các công nghệ tiên tiến hơn như truy nhập không dây băng rộng (Wimax)... Xây dựng mô hình Chính phủ điện tử và tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử. Ngầm hóa mạng cáp ngoại vi trong khu nội đô và các đô thị vệ tinh. Phát triển công nghệ 3G-4G. Bổ xung trạm thu phát sóng tại vùng lõm và khu vực tập trung đông dân cư để tránh xảy ra nghẽn mạng hoặc mất tín hiệu.

2.10.6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang

a. Quy hoạch thoát nước thải

Mạng lưới thoát nước thải tại Hà Nội hiện chưa được đầu tư đồng bộ. Trong các đô thị hiện đang sử dụng chung với hệ thống thoát nước mưa, khu vực nông thôn không có hệ thống nước thải bẩn. Toàn thành phố có 4 trạm XLNT sinh hoạt đô thị, tổng công suất 46.000÷50.000 m3/ngđ. Tại các KCN, chưa xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường; Hiện có 5/17 KCN có trạm XLNT hoạt động và đang xây dựng, chiếm 29,5%. Tại các bệnh viện, có 22/80 bệnh viện chính có trạm XLNT, đạt tỷ lệ 27 %.

Dự kiến đến năm 2030: tổng nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần xử lý cho 100% các hoạt động là 1.975.000 m3/ngđ. Đối với các đô thị cũ, sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, thu gom xử lý tại các trạm XLNT tập trung. Đối với khu đô thị mới, xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng và thu gom xử lý tập trung. Khu vực nông thôn, xây dựng hệ thống mương, cống thoát nước chung và xử lý nước thải sinh học trong điều kiện tự nhiên. Đối với các KCN tập trung, nước thải được thu gom riêng và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Đối với các nhà máy xí nghiệp phân tán, phải xây dựng công trình XLNT riêng của từng nhà máy. Chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam.

b. Quản lý chất thải rắn (CTR)

Toàn thành phố hiện đã thu gom được 1.079.115 tấn/năm đạt 83,2% tổng lượng CTR phát sinh, đã có 5 khu xử lý CTR lớn với diện tích khoảng 101 ha.

Dự kiến 100% CTR được thu gom, phân loại CTR tại nguồn, trên phạm vi toàn thành phố. Dự báo năm 2030, lượng chất thải rắn sinh hoạt là 10.279 tấn/ngđ. Mỗi đô thị, KCN sẽ thành lập một điểm trao đổi thông tin

về CTR có thể tái chế, tái sử dụng để các doanh nghiệp trực tiếp trao đổi CTR, tạo thuận lợi cho nhu cầu tái chế, tái sử dụng.

Cải tạo và xây dựng mới 12 khu xử lý CTR lớn với tổng diện tích đến năm 2050 là 245-452 ha, trong đó dự kiến mới là 144-350 ha. Bao gồm: Khu xử lý CTR Sóc Sơn 68,1-150ha; Khu xử lý CTR Việt Hùng – Đông Anh 8,8ha; Khu xử lý CTR xã Phù Đổng – Gia Lâm 6-23 ha, Khu xử lý CTR Kiêu Kỵ - Gia Lâm 10ha, Khu xử lý CTR xã Cao Dương – Thanh Oai 4,5 ha, Khu xử lý CTR xã Châu Can – Phú Xuyên 4 -15ha, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn – Từ Liêm 2,2ha, Khu xử lý CTR Xuân Sơn – Sơn Tây 10-40ha; Khu xử lý CTR Đồng Ké – Chương Mỹ 19ha; Khu xử lý CTR Núi Thoong – Chương Mỹ 2-9 ha, Khu xử lý CTR xã Hữu Bằng – Thạch Thất 3ha, Khu xử lý CTR xã Tiến Sơn - Lương Sơn (Hòa Bình) 11-78ha.

Các khu xử lý CTR có quy mô lớn (cấp thành phố) sẽ lựa chọn công nghệ hiện đại, chủ yếu là tái chế chất vô cơ, hữu cơ; đốt CTR vô cơ không tái chế được và CTR nguy hại sản xuất điện; chôn lấp hợp vệ sinh (chất vô cơ và tro sau khi đốt). Các khu xử lý CTR quy mô nhỏ, CTR phát sinh tại khu vực nông thôn ưu tiên sử dụng các công nghệ chôn lấp, tái chế, ủ phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp. Áp dụng công nghệ hoàn nguyên bãi chôn lấp để tiết kiệm diện tích.

c. Quản lý nghĩa trang:

Tổng đất nghĩa trang toàn thành phố hiện nay là 2.893ha, trong đó có 9 nghĩa trang tập trung lớn với diện tích 111,6 ha.

Dự báo năm 2030: Địa táng tại Hà Nội chiếm 55%, địa táng ngoài Hà Nội chiếm 5%, hỏa táng chiếm 40%. Cải tạo và xây mới 14 nghĩa trang tập trung, gồm: Mai Dịch 1 – Q. Cầu Giấy là 5,5ha; Mai Dịch 2 – H. Thạch Thất từ 57-200 ha; Vạn Phúc – Hà Đông 5ha; Xuân Đỉnh – Từ Liêm 5,5ha; Thanh Tước – Mê Linh 14ha; Minh Phú – Sóc Sơn 60-130ha; Xã Thụy Lâm – Đông Anh 8ha; Văn Điển – Thanh Trì 18,3ha; Yên Kỳ 1 – Ba Vì 38,4ha; Yên Kỳ 2 – Ba Vì 150-383ha; Vĩnh Hằng – Ba Vì 18,3ha; Trung Sơn Trầm – Sơn Tây 14ha; Sài Đồng – Gia Lâm 0,6ha; Xã Lệ Chi – Gia Lâm 22-68ha. Xây dựng mới các lò hỏa táng tại 4 khu vực là: Yên Kỳ 2, Mai Dịch 2, Thụy Lâm – Đông Anh và Lệ Chi – Gia Lâm.

Các nghĩa trang hiện hữu sẽ phải trồng cây xanh bao quanh, giảm thiểu sự lộ diện ra ngoài các tuyến đường giao thông. Đối với các đô thị, sẽ đóng cửa các nghĩa trang hiện có khi lấp đầy, cải tạo thành nghĩa trang công viên. Khu vực nông thôn, tất cả các nghĩa trang phân tán, quy mô nhỏ thuộc phạm vi dự án xây dựng sẽ di chuyển đến nghĩa trang tập trung. Các nghĩa trang còn lại không thuộc dự án xây dựng, không mở rộng quy mô, hết thời gian hung táng chuyển đến nghĩa trang tập trung.

2.11. Bảo tồn di sản

Trải qua 1000 năm phát triển, Hà Nội mang trong mình những giá trị đặc trưng sâu sắc về văn hóa vật thể và phi vật thể của nền văn hóa Thăng Long cổ, Hà nội văn hiến được hình thành và phát triển bởi sự kế thừa tiếp nối liên tục xuyên xuốt nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc. Bên cạnh những giá trị văn hóa phi vật thể là lối sống, phong tục tập quán, nghề truyền thống… được người Hà Nội đúc kết, lưu truyền từ ngàn năm về trước đến ngày nay. Hà Nội còn lưu giữ trong mình hệ thống di sản văn hóa vật thể đồ sộ cần bảo tồn tại đô thị lõi lịch sử đó là các khu phố cổ, khu phố Pháp, làng cổ ven đô, thành cổ, những công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng, các kiến trúc thuộc địa Pháp, các kiến trúc tiêu biểu thời kỳ Hòa bình lập lại…và cả hệ sinh thái cảnh quan đặc trưng là đô thị với nhiều sông hồ, cây xanh gắn với vùng sinh thái nông nghiệp. Ngày nay, Hà Nội được sáp nhập với Hà tây, cũng là vùng mang đậm văn hóa truyền thống, văn hóa Xứ Đoài.

Tất cả các giải pháp quy hoạch đô thị đều được thiết lập dựa trên tiêu chí bảo tồn. Đối với khu đô thị lõi lịch sử: kiểm soát và giảm quy mô dân số từ 1,2 triệu dân xuống còn 0,8 triệu, không chế tầng cao, mật độ xây dựng và có quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan từ đường vành đai 2 đến lõi trung tâm, đặc biệt là khu vực xung quanh Hoàn Thành, khu Ba Đình, khu phố cổ, phố Pháp, hồ Gươm, hồ Tây và một số làng truyền thống như làng hoa Tây Hồ, hoa Ngọc Hà, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng Bưởi..., các di tích tín ngưỡng trong các ô phố, khu dân cư. Bảo tồn cầu Long Biên. Lập kế hoạch khảo sát, đánh giá toàn diện các di tích Thăng Long cổ, khảo cổ để trung tu, sửa chữa.

Các di tích nằm ngoài đô thị lõi lịch sử, tiếp tục khảo sát và xây dựng danh mục công trình, cụm công trình di tích để đánh giá, xếp hạng và có kế hoạch bảo tồn. Các cụm công trình có giá trị về văn hóa lịch sử như: Thành Cổ loa, Sơn Tây; các làng cổ Đường Lâm, Bát Tràng…; Chùa Thầy, chùa Tây Phương, đình Thụy Phiêu, đình Tây Đằng, Chu Quyến… tiếp tục nâng cấp bảo tồn di tích, khoanh vùng bảo vệ và kiểm soát các hoạt động xây dựng khu vực xung quanh di tích, loại bỏ các kiến trúc ảnh hưởng đến cảnh quan di tích như khu vực chùa Thầy. Phát huy và nhân rộng mô hình bảo tồn làng cổ Đường Lâm hiện nay. Bảo tồn các vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt quan trọng như vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Đồng Mô, hồ Tây, Hương Sơn, khu thiên nhiên bán sơn địa vùng Sơn Tây, vùng sinh thái tự nhiên ven sông Hồng, sông Đáy…

Đối với khu Thành cổ và di tích 18 Hoàng Diệu, phục chế lại Điện Kính Thiên và các di tích khác trong thành khi có đủ tư liệu khoa học.

Đối với khu phố cổ Hà Nội bổ sung quy chế quản lý xây dựng và phát triển, phân kỳ tôn tạo cho các tuyến phố, cải tạo thí điểm chỉnh trang mặt đứng kiến trúc và không gian 1 tuyến phố trên cơ sở hiện trạng kiến trúc hiện nay, giảm mật độ cư trú, cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường, sau đó nhân rộng nhiều khu phố khác.

Đối với khu phố Pháp bảo tồn cấu trúc đô thị, giảm mật độ xây dựng, không phá dỡ biệt thự cũ, trả lại nguyên dạng, xóa bỏ các cơi nới xung quanh các công trình kiến trúc Pháp xây dựng trước năm 1954, không xây dựng xen cấy các công trình mới đặc biệt là các công trình cao tầng; nâng cấp và trung tu các công trình hạ tầng kỹ thuật…

2.12. Đánh giá môi trường chiến lược

Các giải pháp nghiên cứu quy hoạch: không gian, giao thông, hạ tầng kỹ thuật... như đã nêu trên đều đã lồng ghép nội dung nghiên cứu bảo vệ môi trường có tính chiến lược theo các giai đoan quy hoạch, vì vậy nội dung này không nghiên cứu tách riêng.

Hà Nội mở rộng hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường bức xúc như: ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, khí thải từ sinh hoạt, sản xuất và giao thông đô thị, suy giảm các hệ sinh thái, tai biến môi trường và ngập úng...

Bảo vệ môi trường thủ đô Hà Nội cần được giải quyết bằng nhiều giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm: kiểm soát ô nhiễm các khu vực phát triển, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, xử lý triệt để chất thải rắn, lỏng, khí, đảm bảo chất lượng không khí trong lành, phục hồi môi trường nước các dòng sông ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước, cải thiện và sử dụng bền vững tài nguyên đất, giảm thiểu tai biến môi trường, hạn chế thiên tai lũ lụt, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ rừng, các thảm thực vật, bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên... đồng thời đảm bảo các điều kiện xã hội đặc biệt tại các khu nghèo đô thị, khu tái định cư, vùng ven đô.

Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược cho thấy quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng như cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường sống trong quá trình phát triển đô thị hiện nay và trong những năm tới. Những định hướng lớn trong quy hoạch như: phát triển “cân bằng” dựa trên bảo tồn, xây dựng “thành phố xanh”, phát triển đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và năm đô thị vệ tinh, di chuyển các khu công nghiệp cũ, các cơ sở giáo dục, y tế ra khỏi nội thành… về tổng thể đều phù hợp về với mục tiêu bảo vệ và cải thiện môi trường của thủ đô hiện nay. Để bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng tâm theo 7 khu vực như sau:

- Bảo tồn, cải thiện môi trường: Khu vực lõi đô thị trung tâm từ phía Nam sông Hồng đến vành đai 2.

- Xử lý, phục hồi môi trường: Các khu dân cư, khu công nghiệp cũ phía Nam đô thị trung tâm từ vành đai 2 đến vành đai 3.

- Kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường đô thị: Vùng đô thị lõi mở rộng từ sông Nhuệ đến vành đai 4 và Khu vực đô thị mới Hòa Lạc, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Xuân Mai, Mê Linh, Phú Xuyên.

- Phòng hộ môi trường: Vùng vành đai xanh.

- Giảm thiểu rủi ro môi trường: Vùng hành lang 2 bên sông Hồng và hành lang xanh thuộc vùng xả lũ sông Đáy và sông Tích.

- Bảo vệ hệ sinh thái: Khu vực Ba Vì, Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn, Hồ Tây, Sóc Sơn, Hương Sơn.

- Kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường nông thôn.

2.13. Tài chính và quản lý đô thị

2.13.1 Tài chính đô thị

Các nguồn vốn bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước phân bổ cho Thủ đô Hà Nội và Khu vực phía Bắc Việt Nam, ngân sách Thủ đô Hà Nội và nguồn vốn ODA và FDI cho Thủ đô Hà Nội. Xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật làm đòn bẩy hình thành các đô thị vệ tinh cũng như các khu đô thị mới. Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác nguồn vốn từ các Chủ đầu tư bằng các cơ chế phù hợp.

2.13.2 Các chương trình và dự án chiến lược

a. Các dự án chiến lược được thực hiện theo các vấn đề sau:

Chiến lược 1: Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về Thành phố, thiết lập các trục không gian “mặt nước”, “cây xanh” và “văn hoá”.

Chiến lược 2: Phát triển hệ thống đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái có giới hạn rõ ràng, đáp ứng sự tăng trưởng dân số và việc làm trong thời gian tới của Hà Nội. Hạn chế sự phát triển loang rộng và thiếu kiểm soát.

Chiến lược 3: Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, sử dụng giao thông công cộng là phương tiện chủ yếu để kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh nhằm đảm bảo hoạt động kinh tế - xã hội thuận lợi, tính cạnh tranh cũng như bảo vệ môi trường.

Chiến lược 4: Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, có tính cạnh tranh để thu hút đầu tư đa dạng và chất lượng là động lực chính cho các đô thị vệ tinh, đóng vai trò tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và hạn chế tốc độ di dân tới đô thị trung tâm.

Chiến lược 5: Cải tạo và nâng cấp Đô thị lõi lịch sử. Tăng cường kiểm soát phát triển dân số và các khu xây dựng.

Chiến lược 6: Ngăn ngừa hiểm hoạ thiên tai và các thảm hoạ khác do con người gây ra.

Chiến lược 7: Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống

Chiến lược 8: Tăng cường thể chế để quản lý đô thị.

Chiến lược 9: Tạo dựng và tăng cường nguồn lực phát triển đô thị.

b. Các dự án ưu tiên bao gồm hệ thống hạ tầng khung: Giao thông công cộng; Đường xá; Năng lượng ; Cấp nước; Thoát nước; Thông tin liên lạc; Chất thải rắn.

2.13.3. Quản lý đô thị

Hình thành Hệ thống Quy hoạch Tổng thể Thủ đô Hà nội, cải cách thể chế tạo điều kiện quản lý phát triển Thủ đô Hà Nội, thiết lập bộ Luật Thủ đô.

Xây dựng quy chế quản lý đô thị, trước mắt là quy chế quản lý đô thị theo đồ án quy hoạch sau khi TTCP phê duyệt. Sau đó là các bước triển khai quy hoạch chi tiết. Thành phố Hà Nội cần có các quy chế quản lý đô thị đối với từng khu vực đô thị và nông thôn với từng tuyến phố.

Xây dựng Chương trình Cải tiến Phát triển Đô thị phù hợp với thực tiễn và hiệu quả cho quá trình chuẩn bị và quản lý Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội bao gồm nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của các nhà tư vấn quy hoạch, lãnh đạo và chuyên viên quản lý đô thị.

Hợp tác Quản lý Đô thị giữa chính quyền thành phố với các nhà tài trợ để thực hiện Hệ thống Quy hoạch Phát triển tổng thể Thủ đô Hà Nội thông qua một cam kết chung để tham gia chủ động vào Chương trình Cải tiến quản lý Đô thị.

III. KẾT LUẬN

Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sẽ được triển khai thực hiện theo các mốc thời gian như sau:

- Giai đoạn từ năm 2010-2020. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, trong đó ưu tiên xây dựng mạng lưới giao thông công cộng, hạ tầng các KCN, các khu thương mại đầu mối, hạ tầng các cơ sở trường đại học, các đô thị mới dọc đường vành đai IV và phía Bắc sông Hồng. Xây dựng HTKT và HTXH đô thị Hòa Lạc.

- Giai đoạn 2020-2030. Tiếp tục xây dựng các hạng mục công trình đã triển khai trong giai đoạn 2010-2020. Xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội trong các đô thị mới mở rộng của đô thị hạt nhân và HTKT các đô thị vệ tinh khác. Cải tạo đô thị lõi lịch sử. Xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn.

- Giai đoạn 2030-2050. Phát triển hài hòa và tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình đã xây dựng trong giai đoạn 2010-2030.

Để tiếp tục triển khai các bước tiếp theo sau Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, cần có sự phối hợp của các Bộ ngành và Thành phố Hà Nội và sự ủng hộ của nhân dân Thủ đô. Hà Nội sẽ trở thành trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục đào tạo của cả nước và là động lực phát triển cho cả vùng.

Tệp đính kèm

[Tải về ] Do_an_QHC_HN.doc (Do_an_QHC_HN_1267502903500.doc) [Tải về ] Do_an_QHC_HN.pdf (Do_an_QHC_HN_1267502902610.pdf) [Tải về ] Bando QHC.JPG (Bando QHC_1267502902131.JPG)

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUỐC OAI

MỘT ĐỊA DANH NÊN CHỌN LÀM TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Tom_xp

Ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt

Lịch sử đã chứng minh rằng: Hoàng đế Lý Công Uẩn chọn đất Thăng Long làm kinh đô từ 1000 năm trước, đã mở đầu cho trang sử hào hùng, thịnh vượng của dân tộc và đất nước, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển hàng muôn đời sau.

Kinh đô Thăng Long xưa có vị trí tối ưu về phong thủy, xét cả về hình – lý – khí với sông tụ, núi chầu, địa hình rộng rãi bằng phẳng, thời điểm vua Lý định đô lại được cả Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, các nhà phong thủy xưa nay đều nhất trí như vậy.

Theo quy luật của tự nhiên: phát triển rồi lụi tàn rồi lại phát triển – vạn vật đều phải tuân theo quy luật ấy, cho dù là một vùng đất, một quốc gia hay một bông hoa cũng vậy.

Thử xem xét sự phát triển của vùng đất Thăng Long xưa - với tâm điểm là khu vực Hoàng Thành cũ - theo trục thời gian qua các yếu tố của phong thủy, ta có một số nhận xét sau:

- Bắt đầu từ lúc Cao Biền mở rộng thành Đại La – tên cũ của đất Thăng Long, hình thể đã có, nhưng khí mạch do sông Hồng đem tới, mới chỉ bắt đầu tụ ở khu vực Đại La nơi hữu ngạn sông Hồng. Nhưng khí tụ chưa đủ mạnh, cho nên Cao Biền đã phải dùng biện pháp trấn yểm hết sức tàn độc để giúp khí tụ mạnh và nhanh hơn. Xét về Âm khí do dãy núi Ba Vì đem lại: thời gian này Âm khí từ Ba Vì khá mạnh mẽ, thể hiện ở chỗ rừng núi hoang sơ vẫn bao phủ khắp nơi, ngòi đầm chi chít. Vùng Đại La cũng vậy.

- Gần 200 năm sau, cùng với thời gian Dương khí vùng này ngày càng tụ mạnh hơn (việc trấn yểm của Cao Biền cũng giúp khí tụ nhanh hơn), sự cân bằng Âm – Dương giữa Dương khí (từ sông Hồng) và Âm khí (từ dãy núi Ba Vì) cũng trở nên cân bằng hơn. Do vậy, khi Đức vua Lý Công Uẩn tiến hành xây dựng kinh đô tại đất Thăng Long thì Dương khí đã vượng, lại hội đủ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa nên Thăng Long nhanh chóng phát vượng. (Vùng vượng khí nhất của vùng đất được thể hiện bằng vòng tròn tô đỏ trên bản đồ).

- Càng về sau, Dương khí ngày càng vượng, cộng hưởng với sự phát triển của xã hội, nên Dương khí lan tỏa ra các vùng xung quanh (thể hiện bằng các mũi tên màu đỏ).

- Cùng với sự phát triển của xã hội, khi những cây cầu xuất hiện, sự tương tác giữa hai bờ càng trở nên mạnh hơn. Một phần Dương khí được chuyển sang phía bờ tả sông Hồng, do sự tương tác trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư, khiến Dương khí vùng bờ tả cũng vượng lên. Dương khí càng có điều kiện lan tỏa hơn sang khu vực bờ tả sông Hồng (thể hiện bằng các mũi tên màu cam).

- Cân bằng Âm Dương - theo quan niệm của Phong thủy - là yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của xã hội. Khi vùng trung tâm (thể hiên bằng vòng tròn đỏ) Dương khí quá vượng, Âm khí thoái thì các yếu tố sinh Âm khí xuất hiện giúp cân bằng Âm – Dương, ví dụ nhịp sống trong khu vực sẽ chậm đi, kinh tế, văn hóa ngưng phát triển – cái tịnh thuộc Dương sẽ sinh Âm động để cân bằng lại.

- Phát triển rồi lụi tàn rồi lại phát triển vốn là quy luật tự nhiên, mọi vùng đất hay suy rộng ra là mọi quốc gia đều phải tuân theo. Vùng đất trung tâm Thăng Long cũng vậy, hiện tại đã qua thời kỳ cực vượng và đang bắt đầu đến độ suy tàn – do Dương khí quá vượng. Muốn vùng trung tâm vẫn giữ được sự phát triển về kinh tế, văn hóa ở mức tương đối cần có những biện pháp thích hợp.

Posted Image

Thủ đô cũ với khu trung tâm nhỏ hẹp, chật chội và luôn trong tình trạng Dương khí quá vượng dẫn đến mất cân băng Âm – Dương (phải chăng vì thế mà người dân sống trong khu vực này thường có xu hướng nóng tính, vội vã). Cải tạo khu trung tâm cho phù hợp với sự phát triển của đất nước theo tiêu chí phong thủy không mấy khả thi, xét về mặt kinh tế, xã hội càng tốn kém hơn. Do vậy việc mở rộng địa giới Thủ đô, biến khu trung tâm cũ thành một khu vệ tinh trong mạng lưới phát triển của Thủ đô là một quyết định sáng suốt.

Bây giờ, ta thử đi tìm vị trí tối ưu để đặt Trung tâm hành chính Quốc gia theo tiêu chí phong thủy.

Như đã phân tích ở trên, Dương khí do sông Hồng mang lại tích tụ chủ yếu ở bờ hữu, nơi tụ khí nhất vẫn là khu vực Hoàng Thành cũ, cùng với thời gian vùng Dương khí ngày càng phát triển và lan tỏa ra xung quanh, tương ứng với Âm khí từ các dãy núi – chủ yếu từ dãy núi Ba Vì ngày càng thu hẹp. Ta có thể thể hiện một cách định tính những vùng vượng khí và cân bằng Âm – Dương khí bằng dải màu hồng, qua đó ta thấy vùng vượng khí tập trung thành dải giới hạn bởi hai con sông sông Can và sông Đáy. (Song song với sông Đáy còn có sông Nhuệ, nhưng vì dòng chảy sông Nhuệ quá thẳng nên không tích tụ được khí).

Trên cơ sở này, chúng ta nhận thấy khu vực vượng khí hơn cả là khu thị trấn Quốc Oai và khu thị trấn Chúc Sơn. Xét về địa hình: hai khu vực này khá rộng rãi, bằng phẳng.

Huyện Quốc Oai có hai địa danh đáng chú ý là Chùa Thầy và khu vực núi Sài Sơn, đây là hai long huyệt đang phát mạnh mẽ, một người nhạy cảm đi qua khu vực này sẽ cảm nhận được vượng khí nơi đây qua không khí, cây cỏ …

Huyện Quốc Oai có hình dáng một con gấu đang nằm, mặt hướng về hồ Tây. Đầu con gấu là khu vực núi Sài Sơn – một địa linh – rất tiếc nó đang bị nhà máy xi măng Sài Sơn phá hủy.

Huyện Chúc Sơn có hình vuông, thuộc thổ hình, nơi thu hút của Ngũ hành và cân xứng 4 mặt Đông, Tây, Nam, Bắc.

Posted Image

- Định tâm địa giới Thủ Đô - theo Phong thủy Lạc Việt - thì tâm sẽ nằm ở xã An Thượng.

Như vậy khu vực trung tâm huyện Quốc Oai thuộc Tây tứ trạch, còn trung tâm huyện Chúc Sơn thuộc Đông tứ trạch. Cả hai vùng đều thuộc khu vực trung cung.

Xét tính đồng khí thì khu trung tâm Quốc Oai + khu hồ Tây + khu trung tâm Phú Xuyên + khu đô thị công nghệ cao Láng Hòa Lạc thuộc tây tứ trạch.

- Khu trung tâm Quốc Oai thuộc tây trạch, nằm ở cung Càn. Khu trung tâm Chúc Sơn thuộc cung Ly.

Từ các phân tích trên ta thấy khu trung tâm huyện Quốc Oai (thị trấn Quốc Oai) có nhiều ưu điểm hơn cả:

- Xét theo bát trạch, khu vực này thuộc Trung cung, lại nằm về cung Càn so với tâm. Cung Càn tượng Quý nhân, người Cha, người Lãnh đạo nên rất thích hợp là nơi đặt trung tâm Hành chính Quốc gia – nơi đưa ra các quyết định điều hành đất nước.

- Khu vực này hiện đang là một trong hai khu vượng khí nhất và khá cân bằng giữa Âm và Dương khí.

- Vị trí địa lý hài hòa giữa một bên là dãy núi Ba Vì và một bên là sông Hồng. Thuận thế "Tiền cái hậu đê", Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ. Vị trí có thế tựa lưng vào dãy Ba Vì, trước mặt là hồ Tây với minh đường rộng rãi với khí tụ xung mãn.

- Xét về hình thể: huyện Quốc Oai có hình một con Gấu - (Về hình thể, chúng tôi liên tưởng đến liên bang Nga cũng có hình một con Gấu – và người Nga luôn tự hào về điều đó!). Ứng với "thanh" gọi Quốc Oai được định danh từ xưa – Phải chăng ông cha ta đã ngầm nhắc nhở sự vinh danh và phát triển cho đời sau ở vị trí này. Nếu trung tâm hành chính Quốc gia đặt ở đây sẽ rất có ý nghĩa: Quốc gia oai hùng!

- Xét về điều kiện kinh tế địa lý thì cự ly từ vị trí này đến các vùng khác của Thủ Đô tương đương nhau, thuận tiện cho việc bố trí các mạng lưới giao thông, tạo điều kiện phát triển đồng đều cho các vùng.

Như vậy đặt Trung tâm hành chính Quốc gia tại thị trấn Quốc Oai là hợp lý về mặt phong thủy và địa lý kinh tế.

Trường hợp chuyển Trung tâm HCQG về đây thì nhà máy xi măng Sài Sơn cần di dời đi nơi khác để tránh phá hủy một linh huyệt gần Trung tâm.

Chính phủ mở triển lãm Quy hoạch Thủ Đô nhằm tranh thủ ý kiến người dân về việc quy hoạch Thủ Đô trong tương lai & đã tạo lên một sự quan tâm rất lớn từ nhiều tầng lớp người dân trong cả nước.

Hưởng ứng với sự đóng góp ý kiến chung. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt, nhằm thể hiện tấm lòng với đất nước.

Rất mong được anh chị em có ý kiến đóng góp.

Tom_Xp

PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ VỆ TINH VÙNG QUỐC OAI

Posted Image

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung tâm hành chính quốc gia dưới góc nhìn phong thủy

Tinkinhte.com

Cập nhật: 01/05/2010 12:42

Anh chị em và quí vị quan tâm thân mến.

Hôm nay lang thang trên mạng gặp bài viết này trên Tinkinhte.com của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Bà cũng có quan điểm gần với quan điểm của nhóm Nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, v/v chọn Phủ Quốc Oai là Trung Tâm Hành Chính Quốc gia. Bởi vậy, tôi đưa lên đây để anh chị em và quý vị tham khảo.

Posted Image

Kiến trúc sư Trần Thanh Vân - Ảnh: T. Nguyên.

Đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khí" thì chân Ba Vì không thể là nơi "tụ khí". Đặt trung tâm hành chính quốc gia ở chân Ba Vì là chúng ta xây một "Ẩn Long", không còn là Thăng Long nữa.

Đó là quan điểm của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nguyên chuyên viên Viện Kiến trúc đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), người từng có 40 năm trong nghề kiến trúc cảnh quan, chuyên nghiên cứu khoa học phong thủy.

Trò chuyện với VnEconomy, bà Trần Thanh Vân nhìn nhận, phong thủy không phải là vấn đề mê tín, tâm linh, mà một khoa học thực sự, liên quan đến mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên. Trong quy hoạch xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch nên xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Cơ sở khoa học đó đã được vua Lý Thái Tổ chỉ ra trong chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, với mong muốn kinh đô phải ở thế tựa núi, nhìn sông, để "rồng cuộn, hổ chầu".

Với Thủ đô Hà Nội xưa và nay, yếu tố phong thủy nhìn chung được thể hiện như thế nào, theo bà?

Sau 1.000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là dân số đã phát triển lên gấp rất nhiều lần thời điểm năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn lớn, khiến chúng ta phải chật vật xoay xở theo kiểu khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1.600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm màu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê, còn mùa khô thì dòng sông cạn kiệt, đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày.

Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3.344 km2, đó là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch cần vận dụng sự hiểu biết tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai.

Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số nhìn chung ít và kinh thành Thăng Long không có nhiều thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.

Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khí", thì vùng này là nợi "tụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.

Đặc biệt góc Tây Nam là bến Hồng Tân - khu vực chợ Bưởi ngày nay - là ngã ba "tam hợp", nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập.

Từ đầu thế kỷ 19, kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội - đô thị hành chính phục vụ chính quyền bảo hộ - xuất hiện. Sông Tô Lịch bị thu hẹp, ngã ba "tam hợp" bị xóa, trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê - Trịnh trở thành hồ Hoàn Kiếm, còn hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm.

Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ hồ Tây là một "đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ.

Đề xuất về địa điểm xây dựng trung tâm hành chính quốc gia gần chân núi Ba Vì đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bà nghĩ sao về đề xuất này?

Đến nay, qua 4 lần báo cáo, dễ nhận thấy trong đồ án quy hoạch Hà Nội có một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh. Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà khoa học quan tâm là trong đồ án quy hoạch này, khu vực tạm gọi là "hoàng thành" nằm ở đâu?

Ai cũng biết rằng, ngày xưa, hoàng thành là nơi vua ở, là bộ mặt của đất nước. Ngày nay không có vua, nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được.

Chính vì vậy, nó phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có "hoàng thành" xứng đáng.

Tôi xin nhắc lại, theo phong thủy, đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi tụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt trung tâm hành chính quốc gia ở chân Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.

Vậy theo bà, nếu nhìn bằng "con mắt" phong thủy thì trung tâm hành chính quốc gia nên đặt ở đâu?

Theo một số chuyên gia về phong thủy - kiến trúc, việc chọn đất xây dựng "hoàng thành" nên xem xét một trong hai khả năng sau.

Khả năng thứ nhất là chọn nơi tụ khí linh thiêng và nơi địa tầng ổn định. Nơi tụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Đáng tiếc là khu vực Tây Hồ Tây, thuộc phường Xuân La, đã được Hà Nội duyệt xây khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thự do Hàn Quốc đầu tư trên diện tích 210 ha. Khả năng thứ hai là chọn nơi ổn định, địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo sự trường tồn. Đó có thể là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy.

(Theo Vneconomy)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trình Quốc Công nói:

"Năm mươi năm trước , khi tụ trên đầu, năm mươi năm sau khí tụ dưới chân". Đâu phải thánh nhân mù.

Ai chẳng biết hàng ngàn năm trước khu Hoàng thành là nơi tụ khí. Nhưng bây giờ nếu khí còn tụ thì cớ chi lại là nơi hoang tàn đổ nát?

Ai chẳng biết Hồ Tây là nơi Âm Dương hài hòa, linh khí trời Đất lắng đọng ở đây làm nên vượng khí của đất Thăng Long. Nhưng đâu có phải cứ dí mũi xuống hồ mới là hưởng linh khí. Hãy nhìn những nhà quanh hồ, có mấy kẻ đại gia?

Tọa sơn, hướng Thủy, đâu cứ nhà phải sát núi Ba Vì, nhìn ra cái vũng Đồng Mô như quy hoạch. Nếu vậy Âm khí nặng nề. Còn như xây sát hồ Tây thì "Dương thịnh, Âm suy", thế giới này ngơ ngẩn như thơ Xuân Diệu. Híc.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ tiến sỹ

Nếu bây giờ trong lòng sa mạc sahara cát trắng đầu tư vào đó vài nghìn tỷ đô để xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước và các công xưởng sản xuất tâp trung nhân tài để sản xuất ra các mặt hàng chất lượng cao nhất thế giới và giá rẻ nhất thế giới khi được tiêu thụ ở bất cứ thị trường nào. Chắc chắn thành phố đó sau khi xây dựng song sẽ rất sầm uất và các nhà phong thủy lại tha hồ đau đầu tìm cái khí tụ của nó.

Theo hiểu biết của liêm trinh thì các giáo sư tiến sỹ của bộ xây dựng có đẳng cấp rất cao trong quy hoạch thiết kế tổng quát.

Phong thủy chỉ là một yếu tố tạo thành một nơi đô hội mà thôi và họ cũng rất giỏi vấn đề đó,khi chúng ta còn đang mày mò phong thủy là gì thì có thể họ đã biết rõ bản chất và còn có các thiết bị đo đếm thực nghiệm nữa ấy chứ.

Nói tóm lại cụ tiến sỹ cũng như liêm trinh chỉ cần học tập nghiền ngẫm cái be bé để dùng cho bản thân hay để kiếm tiền uống bia như cụ tiến sỹ mà thôi.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ tiến sỹ

Nếu bây giờ trong lòng sa mạc sahara cát trắng đầu tư vào đó vài nghìn tỷ đô để xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước và các công xưởng sản xuất tâp trung nhân tài để sản xuất ra các mặt hàng chất lượng cao nhất thế giới và giá rẻ nhất thế giới khi được tiêu thụ ở bất cứ thị trường nào. Chắc chắn thành phố đó sau khi xây dựng song sẽ rất sầm uất và các nhà phong thủy lại tha hồ đau đầu tìm cái khí tụ của nó.

Theo hiểu biết của liêm trinh thì các giáo sư tiến sỹ của bộ xây dựng có đẳng cấp rất cao trong quy hoạch thiết kế tổng quát.

Phong thủy chỉ là một yếu tố tạo thành một nơi đô hội mà thôi và họ cũng rất giỏi vấn đề đó,khi chúng ta còn đang mày mò phong thủy là gì thì có thể họ đã biết rõ bản chất và còn có các thiết bị đo đếm thực nghiệm nữa ấy chứ.

Nói tóm lại cụ tiến sỹ cũng như liêm trinh chỉ cần học tập nghiền ngẫm cái be bé để dùng cho bản thân hay để kiếm tiền uống bia như cụ tiến sỹ mà thôi.

Kính cụ

Thưa bác Liêm Trinh.

Nếu quả như bác nói thì chẳng cần Thiên Sứ phải tổ chức một cuộc hội thảo để chứng minh Phong thủy là khoa học.

Nếu họ tự thấy giỏi rồi thì thôi. Thực chất bài của Tom_xp chỉ là bài tập của lớp Phong Thủy Lạc Việt II. Vì bài được coi là khá giỏi, nên tôi đề nghị biên tập lại và đưa lên cho vui cửa vui nhà. Còn mấy bài loại trung bình thì cũng đề nghị xây ở Hoàng thành Thăng Long , hoặc sát Hồ Tây cả.Nhưng mà có điều là không bài nào chọn sát Ba Vì , nhìn ra Đồng Mô cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, tổng kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung từ 2010 - 2050 tại đồ án khoảng 90 tỷ USD.

Nguồn vốn này được huy động chủ yếu từ quỹ đất, tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước. Thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và kinh tế xã hội.

Giai đoạn 2010 - 2020 sẽ huy động từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn ODA để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung.

Ủy ban Kinh tế đề nghị cần làm rõ tính khả thi khi xây dựng tổng vốn đầu tư, vì cần tính tới một đặc điểm của đầu tư xây dựng là chi phí thực tế sẽ gia tăng rất lớn so với dự toán. Mặt khác trong đầu tư xây mới về hạ tầng thời gian gần đây ở Hà Nội thì tới 80% chi phí dành cho bồi thường giải phóng mặt bằng.

Cũng theo ủy ban này, nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng để thực hiện đồ án phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô trong các giai đoạn của quy hoạch. Đồng thời cần đặt trong tổng thể cân đối vốn đầu tư của toàn quốc cho các dự án, công trình khác (như phát triển điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM...).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng băn khoăn khi chủ yếu nguồn vốn là từ ngân sách, trong khi "ngân sách không còn tích lũy nữa, toàn bộ tiền đầu tư xây dựng hiện nay là đi vay".

"Hiện nay một năm Hà Nội thu ngân sách trên 72 nghìn tỷ đồng, nếu tốc độ tăng từ 15 - 20% mỗi năm thì toàn bộ tiền ngân sách có đủ đầu tư không?", Chủ nhiệm Hiển đặt câu hỏi.

Nếu đi vay thì rất nhiều công trình như điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng phải đi vay. Nguồn tài chính cần cho đồ án là rất lớn nên phải tính về nguồn lực và phân kỳ đầu tư, ông Hiển nhấn mạnh.

Văn minh, hiện đại, nhưng phải… hạnh phúc

Bên cạnh nguồn vốn, nhiều vấn đề cụ thể khác của đồ án cũng chưa thuyết phục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận băn khoăn không biết “tầm tư duy đến đâu” khi đặt vấn đề khống chế nhập cư vào thành phố tại đồ án. “Hà Nội không thể là ốc đảo, là của riêng người Hà Nội, đồ án được thực hiện gấp gáp thế có vì mục đích gì không?”, ông Thuận đặt câu hỏi.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng lo quy định về khống chế nhập cư không phù hợp với xu thế "nông dân thành thị dân" khi đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Lúc đó nông dân thỉ còn dưới 10 triệu người, hơn 20 triệu nông dân khi đó sẽ trở thành thị dân thì khống chế nhập cư có phải là xu thế hợp lý không, ông Hiển băn khoăn.

Cũng theo ông Hiển, bên cạnh tiêu chí văn hiến, văn minh, hiện đại thì Thủ đô cũng cần thêm tiêu chí là “thành phố có chỉ số hạnh phúc cao nhất nước”.

Đa số ý kiến phát biểu đều tỏ ra băn khoăn về định hướng quy hoạch đối với trung tâm hành chính quốc gia và đề nghị làm rõ cơ sở quy hoạch trung tâm này về Ba Vì, trong khi trung tâm chính trị vẫn ở khu Ba Đình.

“Than thở” là “không hiểu ra làm sao”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An Ninh Lê Quang Bình phân vân, theo quy hoạch này liệu có phải các cơ quan Chính phủ sẽ lên Ba Vì, còn các cơ quan Đảng ở lại Ba Đình?

Theo dự kiến, đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy tới. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, Quốc hội chỉ thảo luận, cho ý kiến chứ không quyết định hay ra nghị quyết. Đồ án này do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An Ninh Lê Quang Bình phân tích, “xin ý kiến của Quốc hội để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, như thế Quốc hội làm tư vấn cho Thủ tướng hay sao? Quốc hội cho ý kiến nhưng cái gì Chính phủ tiếp thu thì thì tiếp thu, không tiếp thu thì thôi, có phải thế hay không?”.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng băn khoăn: đồ án rất lớn, đặc biệt là về tài chính thì có nằm trong quy định của Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hay không? Nếu không thì luật có quy định là trước khi Thủ tướng phê duyệt thì đại biểu góp ý không?

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, theo luật hiện hành thì phê duyệt đồ án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, còn Quốc hội chỉ cho ý kiến và giám sát. Đồ án này cũng chưa phải là dự án đầu tư, sau này khi triển khai có dự án nào đó rơi vào Nghị quyết 66 thì Quốc hội lại cho ý kiến.

Liên quan đến những lo ngại về khoảng cách giữa chủ trương và thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân thừa nhận “làm được như vẽ cũng là một vấn đề”. Quy hoạch chung Thủ đô cách đây 13 năm cũng đã được phê duyệt, đến nay đã có gần 10 lần điều chỉnh. Và kết quả thế nào thì… mọi người đều đã nhìn thấy.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kết luận, đồ án đã đủ điều kiện để báo cáo với Quốc hội và đề nghị chuẩn bị kỹ hơn để có thể cung cấp cho đại biểu những thông tin đầy đủ nhất.

Nguồn: TBKT

Share this post


Link to post
Share on other sites