phoenix

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.107
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by phoenix

  1. NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ÂM Minh Chánh ghi chép Lời nói đầu Tháng 10/2002 Liên hiệp Khoa học công nghệ và Tin học ứng dụng (UIA) đã tổ chức thực nghiệm khoa học “Nói chuyện với người âm”, trong dân gian thường gọi là “Gọi hồn”. Đây là đè tài khoa học thực nghiệm của 3 cơ quan: Liên hiệp UIA, Viện khoa học hình sự Bộ Công An, Trung tâm văn hóa kỹ thuật, truyền thống. Địa điểm thực nghiệm: 93B đường Trung Kính xã Trung Hòa, điện thoại: 7845613 Đặc điểm của cuộc giao tiếp là: Mọi người đều có thể yêu cầu được gặp người quá cố từ 4 đời (tứ đại) trở lại. Nội dung thường hỏi: + Đất đai nhà ở. +Mồ mả. +Bàn thờ, việc thờ cúng. +Sức khỏe, việc làm ăn hiện tại +….. Và được người âm của gia đình mình trả lời. +Khi gặp không cần hoa quả, hương đèn, lễ bái như các nơi khác. +Khi gặp chỉ rõ họ tên của mình, địa chỉ và xin gặp ai (ông bà, bố mẹ, anh chị em, con …) thì lập tức được gặp ngay …. Tôi đã theo dõi những buổi “Nói chuyện với người âm” của hơn 30 gia đình. Tôi chỉ ghi chép những điều tôi quan tâm nghiên cứu về “cõi giới vô hình” như: -Cơ cấu tổ chức. -Sự lãnh đạo và chỉ huy ở cõi vô hình. -Sống và hoạt động của các linh hồn chết. -Những tục lệ thờ cúng, đi lễ của người âm với người còn sống trên cõi Trần, các hình thức, sự biểu hiện của các mối quan hệ đó? …. Trước đây tôi đã giới thiệu tài liệu “Nói chuyện với người chết” qua máy ghi âm điện tử ở Mỹ. Còn ở đây thì nói chuyện với người chết qua cỗ máy sinh học tinh vi là con người, vừa nhanh chóng, vừa thuận tiện, lại không tốn kém gì. Bạn đọc và các nhà nghiên cứu khoa học tâm linh muốn nghiên cứu “cõi giới vô hình” xin mời đến nghe các buổi nói chuyện với người chết của các gia đình rồi cùng tôi hợp tác viết tiếp các phần sau của tài liệu này./. Đại tá: Minh Chánh (TCCT Nguồn: nhatnam.com
  2. Câu chuyện về chiếc bè Từ Phúc vượt đại dương từ Việt Nam để đến châu Mỹ được khởi nguồn từ nỗ lực kiểm chứng nhận định: "Tim được truyền cảm hứng từ những sử liệu hồi còn là sinh viên tại Trường đại học Oxford danh giá, giả thiết rằng, rất lâu từ trước khi Columbus đến được Tân Thế Giới (châu Mỹ), các nhà hàng hải châu Á đã đến thăm châu Mỹ nhiều lần, và đã gây ảnh hưởng lớn tới nền văn minh Trung Mỹ.Sau đó, những cuộc tranh luận diễn ra, kéo dài hàng thập kỷ trong giới sử học, khảo cổ học và nhân chủng học, vẫn xoay xung quanh câu chuyện có hay không tồn tại một mối liên kết xuyên Thái Bình Dương, liên lục tạo cho Tim Severin một mối quan tâm. Cho đến khi, giáo sư Joseph Needham (1900-1995), nhà Đông phương học người Anh của Đại học Cambrigde, được công nhận là chuyên gia hàng đầu về lịch sử văn minh và khoa học Trung Hoa, trong bộ sách 7 tập, đã tuyên bố ông tin vào sự tồn tại của sự giao lưu văn hóa bằng đường biển giữa châu Mỹ và châu Á thời xưa, mà phương tiện chuyên chở chính là những bè mảng bằng tre… đã thực sự khiến Tim Severin bị chinh phục, và quyết định tìm gặp. Giáo sư J.Needham đã hết sức khích lệ cho ý tưởng của Tim Severin, là làm một bản sao của chiếc bè tre bằng các vật liệu truyền thống, khởi hành từ Hồng Công, đi theo đường biển Đài Loan và Nhật Bản, để xem có đến được bờ biển California hay không. Giáo sư J.Needham khẳng định: "Chuyến du hành này, là rất quan trọng, không chỉ đối với ngành khoa học nghiên cứu về các cuộc thám hiểm nói riêng mà còn đối với cả bộ môn nghiên cứu về các nền văn minh nói chung" (Tim Severin). Năm 1991, bắt tay vào công việc chuẩn bị cho đề án thám hiểm này, Tim Severin đã sang Đài Loan tìm hiểu, nhưng ông thất vọng, vì ở đó người ta không còn sử dụng tre để làm bè nữa, và tất nhiên, không có người nào biết làm một chiếc bè bằng tre đúng nghĩa. Thông tin từ một người bạn là quản lý của Bảo tàng Hàng hải Exeter (Anh quốc) đã gieo cho Tim một luồng hy vọng: Sầm Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam, nơi đó ngư dân vẫn còn sử dụng những chiếc bè tre trong việc kiếm sống hàng ngày. ..... Tôi nhận ra rằng, lối sống thủy cư của những ngư dân đã sản sinh ra những đôi vai cuồn cuộc cơ bắp nhờ khua đảo mái chèo, và những đôi bàn chân to bè với những ngón linh hoạt có khả năng bám chặt lấy bề mặt ướt lem nhem của mảng luồng. Ngay khi rảo bước trên nền cát ẩm đi lên bờ đến chỗ Trúc đang đứng đợi, tôi đã đi đến một quyết định: đất nước, nơi tôi nên làm chiếc bè vượt đại dương để chứng minh học thuyết "Xuyên dương" của Needham chính là Việt Nam", Tim Severin viết....." Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thanh-phuot-viet-nam-va-chuyen-ve-chiec-be-vuot-thai-binh-duong-846623.tpo
  3. Thấy rõ nhất là bên lăng mộ có 4 con cóc.
  4. Nhân ngày Tết mùng 5 tháng 5, Phoenix chép lại bài viết về chủ đề này đã được đăng trên Vietlyso. Chú Thiên Sứ vẫn còn nợ Phoenix một câu giải mã: Vì sao lại có câu "Len lét (nen nét) như rắn mùng năm". :-D Mời các ACE xem bài giải mã: "LỊCH SỬ TẾT ĐOAN NGỌ (5 Tháng 5 Âm Lịch) Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng: 1)Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công Tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi vinh quang ông khinh bỉ đám cận thần của vua; ông ko nhận quan tước. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi; bèn ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này và dân chúng chỉ ăn đồ nguôi. 2)Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở; tương truyền; ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ; thể hiện tâm trạng buồn về đất nước suy vong. Can vua không được; ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông; cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Nhưng trong văn hoá Việt: Ngày mùng 5 tháng năm là ngày giỗ quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang” Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Mẹ và 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ của giống nòi Lạc Việt? Là những người nghiên cứu lý số Đông Phương chắc chúng ta đều biết đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được các cổ thư chữ Hán miêu tả như sau: *------*------*------*------* ---------------0 --------0------0------0 ---------------0 *------*------*------*------* Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng. Như vậy; tháng có trước và ngày có sau (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì: Tháng 3 là tháng Thìn/Rồng biểu tượng của Vương Quyên chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ. Ngày là con của tháng thuộc Âm; nên chọn ngày mùng 10; đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Cũng trên nguyên lý Âm là sự hiện hữu; lại là ngày giỗ Mẹ Âu Cơ. Nên ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ. Ngày cực Âm; tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên; dân chúng ăn đồ nguội. Ngay trong Đông Y; ngày cực âm 5/5 cũng được chọn để hái thuốc trị một số bệnh nhất định. Ngày giỗ Mẹ Âu Cơ mùng 5 tháng 5 được cử hành rất long trọng ở một số nơi trong nước Việt Nam; tuy ko lớn như giỗ Tổ Hùng Vương; nhưng cũng có nhiều người biết đến. Trong bài báo: “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16; ngày 22 tháng 6 năm 2004; đưa tin: “Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”. Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá; nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian." Đúng là văn hoá không thể là bánh mì! Bởi thế; Thiên Sứ tôi tường bài này với hy vọng những người có trách nhiệm với di sản văn hoá của nhân loại hãy thận trọng khi quyết định về cội nguồn của một giá trị văn hoá truyền thống. Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị! THIÊN SỨ"
  5. GIẢI MÃ BẢN CHẤT THẬT CỦA HAI SAO THÁI DƯƠNG VÀ THÁI ÂM TRONG TỬ VI TS Hà Hưng Quốc Hai sao Thái Dương và Thái Âm trong bộ môn Tử Vi là một sản phẩm trừu tượng nhưng được hình thành trên cơ sở kiến thức khoa học tự nhiên. Quan sát khoa học được khái niệm hóa thành hai dòng hành khí rồi đặt tên là sao Thái Dương và sao Thái Âm. Cặp sao Thái Dương và Thái Âm KHÔNG PHẢI là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng. Chúng là cặp đôi “Thái Dương và âm bản biểu kiến đối xứng của Thái Dương”; là cặp đôi “ánh sáng phía bên này và bóng tối phía bên kia trái đất”; là cặp đôi “hai dòng hành khí vận hành ngược chiều nhau.” Tên gọi của chúng có thể đã mượn từ Dịch, hai nghi Thái Dương và Thái Âm, để chỉ hai dòng hành khí dương và hành khí âm vận hành trên mặt đất. Hành khí không gì khác hơn là năng lượng biến dịch dưới tác động của ánh sáng/ bức xạ của mặt trời. Sự phân bố MVĐH [miếu, vượng, đắc, hãm] của của hai sao Thái Dương và Thái Âm hoàn toàn hợp lý với khoa học. Điều quan trọng là sự vắng mặt của Nguyệt/ Trăng cùng với sự khám phá ra vai trò đơn độc của Trời và “cái bóng của Trời” trong tiến trình giải mã bản chất thật của cặp sao Thái Dương và Thái Âm còn là một bằng chứng rõ rệt cho thấy học giả và danh sư lý số Trung Hoa hoàn toàn mờ mịt về bản chất thật của hai sao Thái Dương – Thái Âm nói riêng, và của toàn bộ bộ môn Tử Vi nói chung nếu cộng vào những bằng chứng trong bài viết Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi của Hà Hưng Quốc đã được trưng ra trước đây. Nếu người Trung Hoa là chủ nhân đích thực của môn Tử Vi nói riêng, và của nền lý học đông phương nói chung, thì tại sao họ lại bị mờ mịt??? Phải chăng vì sự mờ mịt đó họ, vốn dĩ nguyên thủy không phải là chủ nhân đích thực, đã mò mẫm chấp vá và rồi nặn ra những mô hình và lý thuyết dường như rất đúng mà không đúng, những lý giải dường như thâm sâu mà mơ hồ và tùy tiện, và đã bị mắc kẹt suốt chiều dài tính bằng thiên niên kỷ với những “bí ẩn” không thể giải bằng chính những mô hình và lý thuyết do họ nặn ra??? Hà Hưng Quốc, Ph.D. GIẢI MÃ BẢN CHẤT THẬT CỦA HAI SAO THÁI DƯƠNG VÀ THÁI ÂM TRONG TỬ VI Hai sao Thái Dương (TD) và Thái Âm (TA) đối xứng nhau qua trục Sửu Mùi trên cung bàn của lá số. Từng vị trí đối xứng của cặp TD–TA được liệt kê trong H1. Trong bảng liệt kê này chúng ta thấy khi TD ở Sửu thì TA cũng ở Sửu, khi TD ở Dần thì TA ở Tí, khi TD ở Mão thì TA ở Hợi . . . và TD ở Tí thì TA ở Dần. H1: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Phối tất cả những vị trí đối xứng lên 12 cung của cung bàn Tử Vi thì chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H2. H2: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Trên Cung Bàn Tử Vi Xét nghiệm nội dung H1 và H2, không khó để chúng ta nhận ra rằng cặp Thái Dương và Thái Âm chuyển động ngược chiều nhau. Thái Dương chuyển động thuận chiều kim đồng hồ [từ vị trí TD1 cho tới vị trí TD12] còn Thái Âm thì chuyển động ngược chiều kim đồng hồ [từ vị trí TA1 cho tới vị trí TA12]. Chuyển đổi cung bàn từ hình vuông thành hình tròn rồi cho quỹ đạo của Thái Dương [TD1 cho tới TD12] nằm ở vòng ngoài đi thuận theo chiều kim đồng hồ và cho quỹ đạo của Thái Âm [TA1 cho tới TA12] nằm ở vòng trong đi ngược chiều kim đồng hồ, chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H3. Thái Dương và Thái Âm cùng nằm trên trục Sửu Mùi [TD1-TA1 ở Sửu và TD7-TA7 ở Mùi] còn tất cả những vị trí khác đều đối xứng qua trục Sửu-Mùi. Thí dụ như Thái Dương ở Dần [TD2] đối xứng với Thái Âm ở Tí [TA2] qua trục, Thái Dương ở Mão [TD3] đối xứng với Thái Âm ở Hợi [TA3] qua trục. . . H3: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương -Thái Âm Trên Cung Bàn Tử Vi Đã Được Đổi Từ Vuông Qua Tròn Nhìn vào hình H3, với hai dòng vận hành ngược chiều nhau của cặp TD-TA, cũng không khó để chúng ta nhận ra là sự chuyển động của Thái Dương và Thái Âm khế hợp chặt chẽ và hoàn toàn với hai dòng vận hành trên Việt Dịch Đồ, hình H4. Hai dòng vận hành này đại diện cho hai dòng hành khí, hành khí âm (HKA) nằm bên trong [vòng màu xanh lá] chuyển động ngược kim đồng hồ và hành khí dương (HKD) nằm bên ngoài [vòng màu đen] chuyển động thuận chiều kim đồng hồ. H4: Việt Dịch Đồ (Nguồn: Việt Dịch của Hà Hưng Quốc) Như chúng ta đã biết Tí là vị trí “âm cực dương sinh” còn Ngọ là vị trí “dương cực âm sinh.” Nếu chúng ta gán một con số định lượng cường độ cho HKA và HKD ở mỗi vị trí [cũng là ở mỗi thời điểm trong chu kỳ sinh hoá trên Việt Dịch Đồ] thì con số nhỏ nhất sẽ nằm tại Tí và con số lớn nhất sẽ nằm tại Ngọ cho HKD và hoàn toàn ngược lại cho HKA. Hãy cho con số nhỏ nhất đó là số không [0] và giả dụ thêm là sự thay đổi trong cường độ của hành khí từ một vị trí này sang vị trí kế tiếp là tăng thêm hay giảm bớt một đơn vị cường độ, và hãy cho đơn vị cường độ đó là một [=1], thì kết quả theo đó sẽ giống như hình H5. H5: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương -Thái Âm Trên Cung Bàn Tử Vi Đã Được Đổi Từ Vuông Qua Tròn Với Định Lượng Cường Độ Của Hành Khí Tại Mỗi Vị Trí Dấu cộng [+] trước mỗi con số là để chỉ khí dương và dấu trừ [-] trước mỗi con số là để chỉ khí âm. Cường độ của HKD tăng dần từ Tí tới Ngọ và giảm dần từ Ngọ tới Tí, tức tăng dần từ +0 tới +6 và giảm dần từ +6 tới +0. Cường độ của HKA tăng dần từ Ngọ tới Tí và giảm dần từ Tí tới Ngọ, tức tăng dần từ -0 tới -6 và giảm dần từ -6 tới -0. Hình H5 tuy là giúp cho chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự chuyển dịch của hành khí qua từng thời điểm [vị trí], cường độ của hành khí tại mỗi thời điểm, và dạng biến đổi của dòng hành khí một cách tổng quát nhưng lại không giúp cho chúng ta dễ dàng nhận ra sự đối xứng của Thái Dương và Thái Âm được mã hoá trong từng cặp TD1-TA1, TD2-TA2, TD3-TA3 . . . cho tới TD12-TA12. Để làm nổi lên yếu tố đối xứng này, chúng ta có thể xếp đặt lại nội hàm trong hình H5 một cách khác. Và kết quả cho thấy giống như trong hình H6. H6: DNA Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Đối Xứng Qua Trục Sửu Mùi Dòng HKD của sao Thái Dương và dòng HKA của sao Thái Âm được trình bày dưới dạng dây sóng. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Dương chuyển dịch tuần tự từ TD1 tới TD12. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Âm chuyển dịch tuần tự từ TA1 tới TA12. Hai dây sóng độc lập cấu thành bởi sự thay đổi cường độ của mỗi dòng hành khí. Hai dây sóng đi ngược chiều nhau và lệch nhau đúng 180 độ. Và mỗi điểm TDn trên dây sóng Thái Dương được nối với một điểm TAn trên dây sóng Thái Âm và chúng đối xứng nhau qua trục Sửu-Mùi. Dãy sóng của hai dòng hành khí được cấu thành bởi những dây nối này liên kết hai dây sóng lại với nhau. Dài ngắn và vị trí của mỗi dây nối tùy vào khoảng cách giữa Thái Dương và Thái Âm ở mỗi thời điểm đối xứng qua trục Sửu-Mùi. Có nghĩa là khi Thái Dương và Thái Âm cùng tại Sửu thì khoảng cách TD1-TA1 là 0 độ, Thái Dương tại Dần và Thái Âm tại Tí thì khoảng cách TD2-TA2 là 60 độ [cách 2 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương tại Mão và Thái Âm tại Hợi thì khoảng cách TD3-TA3 là 120 độ [cách 4 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương tại Thìn và Thái Âm tại Tuất thì khoảng cách TD4-TA4 là 180 độ [cách 6 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương tại Tỵ và Thái Âm tại Dậu thì khoảng cách TD5-TA5 là 120 độ [cách 4 cung x 30 mỗi cung], Thái Dương tại Ngọ và Thái Âm tại Thân thì khoảng cách TD6-TA6 là 60 độ [cách 2 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương và Thái Âm tại Mùi thì khoảng cách TD7-TA7 là 0 độ. Dây nối dài nhất tại vị trí 180 độ và ngắn nhất tại vị trí không độ. Một đường thẳng tưởng tượng chạy xuyên qua hai điểm Sửu Mùi và chia dãy sóng thành hai phần trên và dưới. Đường thẳng tưởng tượng này chính là trục đối xứng Sửu-Mùi. Dãy sóng của cặp Thái Dương – Thái Âm có hình dạng giống như cấu trúc DNA cho nên chúng ta tạm gọi nó là DNA của cặp Thái Dương – Thái Âm. H7: Vị Trí MVĐH Của Thái Dương Và Thái Âm Như chúng ta được biết, trong bộ môn tử vi bất cứ tinh đẩu nào cũng đều có vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm địa trên cung bàn. Thái Dương và Thái Âm cũng không ngoại lệ. Vị trí miếu, vượng, đắc, hãm của hai sao Thái Dương và Thái Âm mà chúng ta biết hiện nay có thể nói là đạt được sự đồng thuận của các danh gia Tử Vi ngoại trừ một vài bất đồng nhỏ. Tổng kết trong hình H7 cho thấy điều này. Với những xét nghiệm vừa rồi thì chúng ta có thể nói rằng dường như Thái Dương và Thái Âm là hai sao được hư cấu trên nền tảng thuyết âm dương. Ở ngay thời điểm này của bài viết, hai sao Thái Dương và Thái Âm thực sự đại diện cho cái gì thì chúng ta vẫn chưa thể xác định. Nhưng, một điều khả dĩ có thể xác định được là nếu hai sao Thái Dương và Thái Âm đã được hư cấu trên nền tảng thuyết âm dương thì biến dịch của âm dương tự nó tất yếu sẽ quyết định sự MVĐH [miếu, vượng, đắc, hãm] chứ không thể nào quyết định bởi cái gì khác, thí dụ như bởi qui luật ngũ hành. Nói cho chính xác hơn, sự MVĐH của hai sao này tại mỗi vị trí sẽ là kết quả phản ảnh định lượng cường độ của hai dòng hành khí tại mỗi vị trí đó, hoặc là độc lập hoặc là tương tác nhau dưới một dạng nào đó. Dựa vào sự quan sát và phán đoán này, chúng ta có thể tiến hành kiểm nghiệm tính chất MVĐH của cặp sao Thái Dương – Thái Âm với thông tin đã có sẵn trong các hình H5, H6, H7. Từ những thông tin trong các hình này chúng ta có thể rút ra và kiến tạo đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và Thái Âm như cho thấy trong hình H8. H8: Đường Biểu Diễn MVĐH của Thái Dương Và Thái Âm Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương trong hình H8 chúng ta nhận ra được: Tại Tí cường độ hành khí của Thái Dương là +0 và liên tục tăng lên tại các vị trí Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ. Tại Sửu cường độ hành khí của Thái Dương đã tới mốc then chốt của chiều tăng trưởng (positive critical threshold) nên cho là đắc. Tại Dần cường độ hành khí của Thái Dương đã vượt qua mốc then chốt của chiều tăng trưởng và hiển lộ ra bên ngoài nên cho là vượng. Tại Mão, Thìn cường độ hành khí của Thái Dương rất mạnh nên cũng cho là Vượng. Tại Tỵ, Ngọ cường độ hành khí của Thái Dương cực mạnh và lên tới đỉnh +6 nên cho là miếu. Tại Mùi cường độ hành khí của Thái Dương nằm trên tiến trình suy giảm nhưng chưa vượt qua mốc then chốt (negative critical threshold) nên gọi là đắc. Tại Thân, Dậu, Hợi, Tí cường độ hành khí đã vượt qua mốc then chốt của chiều suy giảm và trượt dài cho tới đáy +0 nên được cho là hãm. Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Thái Âm và đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương trong hình H8 chúng ta nhận ra MVĐH được phân bố hoàn toàn giống nhau, nhưng hai đường biểu diễn lệch nhau 180 độ. Và cũng từ hai đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và Thái Âm trong hình H8 chúng ta có thể rút ra được qui luật phân bố MVĐH của hai sao Thái Dương và Thái Âm. Qui luật đó được tóm lược ngắn gọn trong hình H9 [cũng cần nhắc lại là Thái Âm ngược lại với Thái Dương.] H9 – Qui Luật Phân Bố MVĐH của Thái Dương Kết quả cho thấy H8 và H9 hoàn toàn trùng khớp với thông tin trong bảng tổng hợp ý kiến của các danh gia Tử Vi trong H7, đặc biệt là của Vân Đằng Thái Thứ Lang và của Nguyễn Phát Lộc, ngoại trừ một sai biệt nhỏ tại vị trí Dậu của Thái Âm. Nếu dựa trên cùng một qui luật để quyết định MVĐH thì Thái Âm tại vị trí Dậu nên được coi là vượng thay vì miếu. Câu hỏi được đặt ra là: cặp chánh tinh Thái Âm và Thái Dương trong bộ môn Tử Vi thực ra là đại diện cho cái gì??? Có rất nhiều danh gia Tử Vi cho rằng cặp chính tinh này đại diện cho mặt trời và mặt trăng. Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và Thái Âm trong hình H8 chúng ta nhận thấy mỗi đường gồm một nửa là chiều tăng trưởng còn một nửa kia là chiều thoái giảm. Đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và đường biểu diễn MVĐH của Thái Âm lại luôn luôn ở vào tình trạng đối nhau [lệch nhau 180 độ] tức là khi đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương đang ở chiều tăng trưởng thì đường biểu diễn MVĐH của Thái Âm đang ở chiều thoái giảm. Và tính cách nghịch động nhau này khá giống với hiện tượng ngày đêm của mặt trăng và mặt trời [thấy trời thì không thấy trăng và ngược lại]. Trong Tử Vi chúng ta thấy có đầy dẫy những câu nói như là “nhật nguyệt tranh huy” hoặc “nhật nguyệt chiếu bích” hoặc “nhật nguyệt đồng cung” hoặc “nhật nguyệt minh tịnh” vân vân. Điều này chứng minh danh gia Tử Vi tin rằng Thái Âm và Thái Dương là để chỉ Trời Trăng/ Nhật Nguyệt. Nhưng, có đúng Thái Âm và Thái Dương thực sự là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt??? Để tìm câu trả lời, chúng ta hãy thử nhìn vào H10, kết quả của “hình hoá” Nhật Nguyệt với những thông tin của Thái Dương và Thái Âm có sẳn trong các hình H5, H6, H7, H8. H10: MVĐH của Nhật Nguyệt (Nếu Thái Dương & Thái Âm Là Nhật Nguyệt) Bên trong vòng tròn là hãm địa. Bên ngoài vòng tròn là đất miếu vượng. Từ Sửu đến Mùi, Thái Âm hãm [nằm bên trong vòng tròn] còn Thái Dương thì miếu vượng [nằm bên ngoài vòng tròn]. Từ Mùi đến Sửu, Thái Âm miếu vượng [nằm bên ngoài vòng tròn] còn Thái Dương bị hãm [nằm bên trong vòng tròn]. Tại hai điểm Sửu và Mùi là giao điểm của sự chuyển tiếp từ hãm địa qua miếu vượng địa và ngược lại. Nhìn vào và phân tích nội hàm của H10 chúng ta thấy có rất nhiều điểm vô lý để cho rằng cặp Thái Dương và Thái Âm là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt. Vì nếu Thái Dương và Thái Âm đích thực là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt thì không thể nào có khả năng “tranh huy” tại Sửu Mùi, dầu chữ “huy” có nghĩa là ánh sáng hay có nghĩa là lực. Nếu Thái Dương và Thái Âm đích thực là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt thì không thể nào Trời/Nhật lại bị hãm lúc 3-5 giờ chiều trong khi vượng miếu vào lúc 3-5 giờ khuya còn Trăng/Nguyệt lại bị hãm lúc 3-5 giờ khuya trong khi vượng miếu lúc 3-5 giờ chiều, dầu là nhìn dưới góc độ ánh sáng hay là lực. Không cần là một khoa học gia để nhận ra sự phi lý này [thật đáng tiếc và đáng xấu hỗ là trước đây chính bản thân người viết cũng đã từng thiếu thận trọng để đi đến kết luận Thái Dương và Thái Âm là Nhật Nguyệt]. Thêm vào đó, rõ ràng là cách “tranh huy” nếu có thì chỉ có thể diễn ra tại hai điểm Mão & Dậu và chỉ có “Dương Âm tranh huy” [HKA tranh với HKD vì cường độ của cả hai lúc đó bằng +3 và -3] chứ không thể có “Nhật Nguyệt tranh huy” [vì, bên cạnh yếu tố thời gian xuất hiện đã không thể, ảnh hưởng của mặt trăng đối với trái đất lại càng không thể “tranh huy” với mặt trời]. Nói tóm lại, Thái Dương và Thái Âm không thể nào là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng [phủ định]. Nếu vậy thì Thái Dương và Thái Âm đại biểu cho cái gì? Để có câu trả lời chúng ta thử tiếp cận vấn đề một cách khác khoa học hơn. H11 – Mặt Trời và Âm Bản Đối Xứng Nhìn vào hình H11 chúng ta thấy mặt trời chiếu sáng lên trái đất tạo nên cái gọi “ban ngày” và tác động của sự chiếu sáng đó lên mặt đất tạo nên cái gọi là “hành khí dương.” Ở mặt phía bên kia của trái đất không có ánh sáng của mặt trời chiếu tới tạo ra cái gọi là “ban đêm” và tác động của sự thiếu vắng ánh sáng mặt trời lên mặt đất tạo nên cái gọi là “hành khí âm.” Trong chu kỳ của một ngày đêm, tại điểm Ngọ giữa trưa trên trái đất, mặt trời gần vị trí đó nhất và hành khí dương ở điểm đó mạnh nhất [HKD = +6] trong khi hành khí âm ở điểm đó yếu nhất [HKA = -0]. Cùng lúc đó, tại điểm đối xứng với Ngọ, vị trí xa mặt trời nhất, là thời điểm Tí giữa khuya và hành khí âm ở điểm đó mạnh nhất [HKA = -6] trong khi hành khí dương yếu nhất [HKD = +0]. Tại Mão và Dậu là giao điểm của ban ngày và ban đêm, của bóng tối và ánh sáng, đồng thời cũng là giao điểm của hoàng hôn [phía bên này trái đất] và bình minh [phía bên kia của trái đất]. Tại đây cường độ của hành khí âm ngang với cường độ của hành khí dương [HKD = +3 và HKA = -3]. Hai chữ hành khí không gì khác hơn là sự chuyển dịch của năng lượng trên mặt đất. Dựa trên sự quan sát trên chúng ta có thể phát biểu cặp Thái Dương và Thái Âm không phải là cặp Trời Trăng/ Nhật Nguyệt [khẳng định]. Thực ra thì Thái Dương đúng là mặt trời nhưng Thái Âm thì lại là âm bản biểu kiến đối xứng của mặt trời chứ không phải là mặt trăng. Mặt trời là một vật thể thật còn mặt trời biểu kiến là một đối tượng ảo. Mà đã là đối tượng ảo thì không thể gây ra tác động thật trên mặt đất. Chính vì vậy Thái Dương và Thái Âm cần được hiểu một cách khác. Nói cho rõ ràng hơn, thì Thái Dương đại biểu cho ánh sáng mặt trời còn Thái Âm đại biểu cho sự vắng mặt của ánh sáng mặt trời tức là bóng tối. Cặp Thái Dương và Thái Âm không phải là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng. Chúng là cặp đôi “Nhật và Âm Bản Biểu Kiến Đối Xứng của Nhật,” là cặp “mặt trời và âm bản biểu kiến đối xứng của mặt trời,” là cặp tinh đẩu đại biểu cho “ánh sáng của mặt trời chiếu vào bên này của trái đất và bóng tối do ánh sáng mặt trời không chiếu tới phía bên kia của trái đất,” là cặp sao đại biểu cho hai dòng năng lượng biến dịch trên mặt địa cầu. Hoàn toàn không có vai trò của Nguyệt/ Trăng trong này. Hai chữ “thái dương” có thể nguyên thủy không phải là một danh từ kép “Thái Dương” mà là một một danh từ “dương,” chỉ ánh sáng hoặc năng lượng nóng, và một tỉnh từ “thái” có ý nghĩa là lớn đến bao trùm tất cả. Tương tự, hai chữ thái âm có thể nguyên thủy không phải là một danh từ kép “Thái Âm” mà là một một danh từ “âm,” chỉ sự thiếu vắng ánh sáng [bóng tối] hoặc năng lượng lạnh, và một tỉnh từ “thái” có ý nghĩa là lớn đến bao trùm tất cả. Như vậy, nằm trong góc độ vừa nói, thì cặp sao Thái Dương và Thái Âm chính là để chỉ vào dòng hành khí dương và dòng hành khi âm vận hành ngược chiều nhau trên mặt địa cầu, như cho thấy trên Việt Dịch Đồ trong hình H4. Đến thời điểm này của bài viết thì chúng ta đã thấy rõ bóng hình của Dịch nằm trong hai sao Thái Dương và Thái Âm. Nhìn lại Việt Dịch Đồ và qui luật phân bố MVĐH trong hình H9, lồng hai hình này trên cùng một khung, chúng ta thấy trục đối xứng Sửu Mùi thực ra là một tuyến chia đôi chu kỳ của mỗi dòng hành khí. Với dòng hành khí dương [vòng vuông màu đen trên Việt Dịch Đồ], từ Sửu tới Mùi là nửa chu kỳ thịnh và từ Mùi tới Sửu là nửa chu kỳ suy của dòng hành khí này. Ngược lại, với dòng hành khí âm [vòng tròn màu xanh lá trên Việt Dịch Đồ], từ Sửu tới Mùi là nửa chu kỳ suy và từ Mùi tới Sửu là nửa chu kỳ thịnh của dòng hành khí. Tất cả không nằm ngoài cái gọi là lưỡng nghi. Nói cho cùng, hai chính tinh Thái Âm và Thái Dương của bộ môn Tử Vi chính là hai nghi Thái Âm và Thái Dương của Dịch. Vở lẽ ra, thì núi vẫn là núi và sông vẫn là sông! Có lẽ chúng ta tự hỏi liệu có cơ sở khoa học hỗ trợ cho sự khám phá này?? Người viết không phải là một khoa học gia cho nên không đủ tư cách để xác định sự thật. Tuy nhiên, với trình độ của một người bình thường, người viết nghĩ rằng sự khám phá vừa được trình bày không nằm ngoài hiểu biết khoa học thường thức. H12 – Biến Dịch Của Năng Lượng Trong Một Ngày Đêm H12 là giản lược của kiến thức khoa học. Đồ họa trong hình cho chúng ta thấy là mặt trời mọc vào khoảng giờ Mão và lặn vào khoảng giờ Dậu. Vào hai thời điểm này thì những tia mặt trời gần như song song với mặt đất và năng lượng trái đất tiếp thu [solar absorption/ incoming solar energy/ energy inputs] ở cường độ thấp nhất. Giờ Ngọ những tia mặt trời thẳng góc với trái đất và năng lượng trái đất tiếp thu ở cường độ cao nhất. Từ Mão tới Ngọ cường độ của năng lượng trái đất tiếp thu liên tục gia tăng và từ Ngọ tới Dậu cường độ của năng lượng trái đất tiếp thu liên tục giảm sút [đường biểu diễn màu đen]. Sau khi mặt trời mọc một thời gian ngắn thì cường độ của năng lượng trái đất phóng thích [solar reflection/ outgoing solar energy/ energy outputs] bắt đầu đổi chiều và gia tăng. Cường độ của năng lượng tiếp thu ngang với cường độ của năng lượng phóng thích tại thời điểm này. Từ đây cho tới giờ Mùi cường độ của năng lượng phóng thích cũng liên tục gia tăng [đường biểu diễn màu xanh]. Trong suốt thời gian này, vì năng lượng trái đất phóng thích [đường màu xanh dương] luôn ít hơn năng lượng trái đất tiếp thu [đường màu đen] cho nên theo đó nhiệt độ trên mặt đất tăng dần lên. Và, tuy là trái đất nhận năng lượng mặt trời ở cường độ cao nhất vào giờ Ngọ nhưng nhiệt độ trên mặt đất chỉ đạt đến mức cao nhất vào giờ Mùi. Tại thời điểm đó, cường độ năng lượng tiếp thu ngang với cường độ năng lượng phóng thích và tổng năng lượng hấp thụ [net energy in/ năng lượng sai biệt cộng/ vùng nhiều dấu cộng bên trong hai đường màu đen và màu xanh dương] đã đạt tới tối đa. Tại giờ Mùi cường độ năng lượng phóng thích đổi chiều từ tăng sang giảm. Sau giờ Mùi, mãi cho tới giờ Mão ngày hôm sau, cường độ năng lượng phóng thích liên tục giảm [đường màu xanh dương]. Trong suốt thời gian này, năng lượng trái đất tiếp thu [đường màu đen] luôn ít hơn năng lượng trái đất phóng thích [đường màu xanh] cho nên theo đó nhiệt độ trên mặt đất giảm dần. Tổng năng lượng phóng thích [net energy in/ năng lượng sai biệt trừ/ vùng nhiều dấu trừ bên trong hai đường màu đen và màu xanh dương] đạt tới tối đa tại giờ Mão, một thời gian ngắn sau khi mặt trời mọc. Biến đổi của năng lượng trên mặt đất còn được các nhà khoa học ghi nhận qua số đo bức xạ ròng [net radiation[1]] như cho thấy trong hình H13. Và căn cứ vào hình này thì đường biểu diễn của số đo bức xạ ròng rất giống với đường biểu diễn cường độ của dòng hành khí dương, đặc biệt là tại 4 trọng điểm Tí [thấp nhất/ cực âm], Ngọ [cao nhất/ cực dương], Mão [chuyển tiếp từ thiếu sang thừa/ âm dương ngang nhau] và Dậu [chuyển tiếp từ thừa sang thiếu/ âm dương ngang nhau], tuy rằng tốc độ chuyển dịch có khác nhau ở mỗi thời điểm chứ không đều đều [constant] như là người viết đã giả dụ ở đoạn đầu [Và điểm thiếu hoàn hảo của giả dụ không làm thay đổi giá trị của biện luận trong bài viết này. Chúng ta có thể lấy đường biểu diễn trong hình H13 để thiết lập chính xác cường độ của HKD và HKA tại các thời điểm và rồi theo đó có được một mô hình hòan hảo hơn, nhưng xét ra không cần thiết]. H13 – Biến Dịch Của Năng Lượng Trong Một Ngày Đêm Qua Số Đo Bức Xạ Ròng Chỉ dựa vào quan sát khoa học trình bày trong hình H12 và H13 thì chưa đủ để giải thích cách phân bố MVĐH của hai sao Thái Dương và Thái Âm trong Tử Vi. Đặc biệt là sự biến dịch của năng lượng vào ban đêm trong hình H12 cũng không khế hợp với sự phân bố MVĐH của sao Thái Dương, còn Thái Âm thì hoàn toàn không. Tuy nhiên nếu chúng ta kết hợp sự thật khoa học với khái niệm “âm bản biểu kiến đối xứng” thì chúng ta sẽ thấy sự khế hợp hoàn mỹ. H14 – Biến Dịch Của Năng Lượng & Âm Bản Biểu Kiến Đối Xứng Chu Kỳ Một Ngày Đêm Cho Cả Hai Phía Của Địa Cầu Hình H14 là kết tinh của H11, khái niệm “âm bản biểu kiến đối xứng” và H12, sự thật của khoa học tự nhiên. Chi tiết trong hình cho thấy, từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều, A là vùng sáng ở phía bên này trái đất và A’ là vùng tối ở phía bên kia trái đất. Biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng tối phía bên kia trái đất thể hiện trong đồ hoạ A’ và nó thực ra chỉ là âm bản biểu kiến đối xứng của đồ họa A thể hiện biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng sáng phía bên này trái đất. Từ 18 giờ chiều cho tới 6 giờ sáng ngày hôm sau, B là vùng sáng ở phía bên kia trái đất và B’ là vùng tối ở phía bên này trái đất. Biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng tối phía bên này trái đất thể hiện trong đồ hoạ B’ và nó thực ra chỉ là âm bản biểu kiến đối xứng của đồ họa B thể hiện biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng sáng phía bên kia trái đất. H15 – Đường Biểu Diễn Của Thái Dương Áp một đường biểu diễn xuyên suốt 24 giờ từ Mão tới Mão lên đồ họa A và B’ đại diện cho một ngày đêm ở phía bên này của trái đất, hình H15A, không khó để chúng ta nhận ra nó là đường biểu diễn của Thái Dương. H15B – Đường Biểu Diễn Của Thái Âm Tương tự, áp một đường biểu diễn xuyên suốt 24 giờ từ Mão tới Mão lên đồ họa A’ và B đại diện cho một đêm ngày ở phía bên kia của trái đất, hình H15B, cũng không khó để chúng ta nhận ra nó là đường biểu diễn của Thái Âm. Hai đường biểu diễn này được phát hoạ, dầu là mô phỏng theo đường biểu diễn của năng lượng hấp thụ và năng lượng phóng thích [vùng + và vùng -] hay là của bức xạ ròng [net radiation curve] hay là của cường độ năng lượng trái đất tiếp thu thì chúng vẫn chính xác là hai đường biểu diễn của Thái Dương và Thái Âm với những đặc điểm hoàn toàn trùng khớp với sự phân bố MVĐH của Thái Dương và Thái Âm. Rõ ràng Thái Âm là một âm bản đối xứng của Thái Dương [ngược lại của Thái Dương] dầu Thái Dương được hiểu là thể, trạng, hay tính. Tuyệt nhiên không thấy hình bóng của Nguyệt/Trăng. Và ở đây chúng ta cũng thấy đường biểu diễn Thái Dương, hay nói theo ngôn ngữ của Dịch và của môn Tử Vi là đường biểu diễn của dòng hành khí dương mang tên Thái Dương, có một nửa thật và một nửa ảo. Tương tự, đường biểu diễn Thái Âm, hay là đường biểu diễn của dòng hành khí âm mang tên Thái Âm, có một nửa ảo và một nửa thật. Thái Dương vốn dĩ cấu thành từ một nửa thật của bên này và cái bóng [là âm bản biểu kiến đối xứng] do một nửa thật của bên kia tạo ra. Thái Âm vốn dĩ được cấu thành từ một nửa thật của bên kia và cái bóng [là âm bản biểu kiến đối xứng] do một nửa thật của bên này tạo ra. Như vậy, trong Thái Dương đã hàm tàng Thiếu Dương và Thiếu Âm và trong Thái Âm đã hàm tàng Thiếu Âm và Thiếu Dương. Một lần nữa chúng ta thấy Dịch lý hiển hiện trong cách cấu thành cặp sao Thái Âm và Thái Dương của Tử Vi. Để khép lại bài viết này, chúng ta có thể nói hai sao Thái Dương và Thái Âm trong bộ môn Tử Vi là một sản phẩm trừu tượng nhưng được hình thành trên cơ sở kiến thức khoa học tự nhiên. Quan sát khoa học được khái niệm hóa thành hai dòng hành khí rồi đặt tên là sao Thái Dương và sao Thái Âm. Cặp sao Thái Dương và Thái Âm KHÔNG PHẢI là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng. Chúng là cặp đôi “Thái Dương & âm bản biểu kiến đối xứng của Thái Dương”; là cặp đôi “ánh sáng phía bên này & bóng tối phía bên kia trái đất”; là cặp đôi “hai dòng hành khí vận hành ngược chiều nhau.” Tên gọi của chúng có lẽ đã mượn từ Dịch, hai nghi Thái Dương và Thái Âm, để chỉ hai dòng hành khí dương và hành khí âm vận hành trên mặt đất. Hành khí không gì khác hơn là năng lượng biến dịch dưới tác động của ánh sáng/ bức xạ của mặt trời. Sự phân bố MVĐH [miếu, vượng, đắc, hãm] của của hai sao Thái Dương và Thái Âm hoàn toàn hợp lý với khoa học. Điều quan trọng là sự vắng mặt của Nguyệt/ Trăng cùng với sự khám phá ra vai trò đơn độc của Trời và “cái bóng của Trời” trong tiến trình giải mã bản chất thật của cặp sao Thái Dương và Thái Âm còn là một bằng chứng rõ rệt cho thấy học giả và danh sư lý số Trung Hoa hoàn toàn mờ mịt về bản chất thật của hai sao Thái Dương – Thái Âm nói riêng, và của toàn bộ bộ môn Tử Vi nói chung nếu cộng vào những bằng chứng trong bài viết Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi của Hà Hưng Quốc đã được trưng ra trước đây. Nếu người Trung Hoa là chủ nhân đích thực của môn Tử Vi nói riêng, và của nền lý học đông phương nói chung, thì tại sao họ lại bị mờ mịt??? Phải chăng vì sự mờ mịt đó nên họ, vốn dĩ nguyên thủy không phải là chủ nhân đích thực, đã mò mẫm chấp vá và rồi nặn ra những mô hình và lý thuyết dường như rất đúng mà không đúng, những lý giải dường như thâm sâu mà mơ hồ và tùy tiện, và đã bị mắc kẹt suốt chiều dài tính bằng thiên niên kỷ với những “bí ẩn” không thể giải bằng chính những mô hình và lý thuyết do họ nặn ra??? Ngày 2 Tháng 12 Năm 2013 ====================== [1] Net Radiation – Balance between incoming and outgoing shortwave and longwave radiations. Mathematically expressed as: Q* = (K + k)(1 – a) – LU + LD where: Q* is surface net radiation (global annual values of Q* = 0, because input equals output, local values can be positive or negative), K is surface direct shortwave radiation, k is diffused shortwave radiation (scattered insolation) at the surface, a is the albedo of surface, LD is atmospheric counter-radiation (greenhouse effect) directed to the Earth’s surface, and LU is longwave radiation lost from the Earth’s surface. Nguồn: http://khoahocnet.com/2013/12/08/ts-ha-hung-quoc-giai-ma-ban-chat-that-cua-hai-sao-thai-duong-va-thai-am-trong-tu-vi/
  6. Ý kiến nhiều chiều thì tốt nhưng thời điểm trao đổi thì nên phù hợp. Thiết nghĩ đây không phải là lúc bàn về những quan điểm như thế này. Có những việc quan trọng cần được ưu tiên. Nhà có biến anh em lại bất hòa thì giải quyết dược việc gì?
  7. Rất tiếc, ngày nhân dân Việt Nam bắt đầu biểu tình phản đối Trung Quốc vào ngày 14 âm lịch - ngày con nước theo cách gọi truyền thống. Hệ quả là biểu tình đã bị lợi dụng, VN bị một cú đâm chọt sau lưng thật đáng tiếc!
  8. Xoáy tóc tròn ngày chính giữa trán (thẳng sống mũi len) là tượng trưng cho ý nghĩa gì ạ?
  9. Bạn thử đăt một ly nước tiểu ở đầu giường, bôi son lên trán khi đi ngủ.
  10. Không thoải mái thì trả lại hoặc hủy nó đi. Không có duyên để giữ thì đừng giữ
  11. Cảm ơn Thiên Luân rất nhiều nhé!
  12. Xin nhờ tư vấn giúp: Chồng: 18/07/1977 - Sa Trung Thổ Vợ: 25/12/1985 - Hải Trung Kim Con lớn: 28/08/2008 Xin tư vấn: Sinh con út năm nào thì tốt và có thể sinh con vào năm 2013 không? Rất cảm ơn các anh/chị!
  13. Cảm ơn anh Thiên Đồng. Hiện thời thì cây quá đỗi xanh tốt và gần như bao kín tường chứ không lốm đốm. Nếu để cây chết thì có lẽ còn lắm chuyện hơn với hàng xóm, chưa biết đâu mà lường. Tạm để đến cuối năm rồi tính tiếp vậy.
  14. Tình hình cháy xảy ra khắp nơi ở Việt Nam. Dự báo từ giờ tới cuối năm có bớt cháy không ạ?
  15. Hình ảnh không hiển thị. Bạn kiểm tra lại.
  16. Biết suy xét trước sau. Đi làm có danh chức. Tu bổ thêm vào tri thức và mối quan hệ sẽ được tương đối như ý.
  17. Nhà Phoenix cây leo bám kín tường. Độ này xa nhà, cây còn lấn lướt cả vào trong nhà luôn. Lúc xây nhà thì có đố kỵ, kiện tụng của hàng xóm. Từ lúc trồng cây leo cũng không thấy kiện tụng gì. Nhưng cây mọc xanh tốt quá khiến cũng cảm thấy ngôi nhà bị "hút" hết chất để phục vụ cho cây. Nếu chặt cây đi sẽ khiến cành cây chết khô bám đầy tường mà không gỡ được ra. Hoặc có gỡ ra thì nhìn cái nhà cũng rất tang thương. Cũng không ổn. Theo Thiên Đồng nên để cây hay cắt cây đi?
  18. Mới đây thì đã thấy truyền thông hoan hỷ với cuộc họp có vẻ thành công giữa UBND Thành phố Hà Nội với các nhà sử học, văn hóa học (tiếc là không có các nhà phong thủy sư) về phương án cầu vượt qua Đàn Xã Tắc. Đã "tắc" thế nào cũng phải "vượt". Nhu cầu đó đã thành động lực ăn vào máu của người thủ đô và dân Việt từ lâu nay rồi. "Vượt" bừa thì sẽ có người kêu. Mà không "vượt" là không thể được, bức bách lắm. Nhờ thế mới có cuộc họp mang tính cầu thị đến thế. Chuyện họp hành đáng được ủng hộ vì nó vừa nghiêm túc mà vừa thận trọng. Quyết sách đến cả đời sống kinh tế xã hội và văn hóa tâm linh không là chuyện nhỏ. Nhưng chuyện của "chúng mình" ở đây chắc chưa dám lạm bàn đến những việc đấy. Việc quan tâm là phương án "vượt" được xem xét thế nào dưới con mắt "phong thủy". Các chuyên gia, các bạn nghiên cứu, các thành viên quan tâm có "suy tư" nào về phương án cho cầu vượt qua Đàn Xã Tắc xin mời vào đây mạn đàm. Post vài bài báo để các anh/chị/em có thêm thông tin. Nguồn: Báo Đất Việt GS Nguyễn Quang Ngọc:Xây cầu vượt Đàn Xã Tắc là phạm luật(ĐVO) - "Nên dừng dự án cầu vượt Ngã 5 Ô Chợ dừa, các nhà quản lý cần tìm một giải pháp khôn ngoan hơn" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, khuyến nghị. Chiều 26/3, trả lời báo chí ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội cho biết, sau 2 năm nghiên cứu đã có phương án kiến trúc cầu vượt hạn chế giải phóng mặt bằng tại ngã 5 Ô Chợ Dừa. Tuy nhiên, điều đáng nói, cầu sẽ đi sát phạm vi bảo tồn Đàn Xã tắc. Mố cầu nằm ngoài di tích còn mặt cầu có một phần chạy qua di tích này. Trước thông tin này, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển khuyên rằng: Nên dừng dự án lại, các nhà quản lý cần tìm một giải pháp khôn ngoan hơn. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc phân tích: Đàn Xã Tắc - nơi khởi nguồn nguồn cội Đàn Xã Tắc là một di tích quốc gia đã được xếp hạng theo quyết định của BVHTTDL, năm 2007, bởi những giá trị rất đặc biệt của nó. Thứ nhất: Kinh thành Thăng Long bao gồm 3 vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và Đại La thành. Ở khu vực phía Tây của Đại La thành, có cửa ô Trường Quảng (ô Chợ Dừa) là cửa quan trọng nhất ở phía Tây Kinh thành, nối thông với toàn bộ khu vực phía Tây, Tây Nam và phía Nam qua hệ thống đường thượng đạo. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triểnThứ hai: Ngay từ thời Lý Thái Tổ định định đô Thăng Long, chọn khu vực núi Nùng ở trung tâm trời đất để dựng chính điện Càn Nguyên. Hệ thống đền đài cung điện trong Cấm thành và Hoàng thành cũng bám lấy vị trí trung tâm này (chính là khu vực Thành cổ và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu), nhưng vua Lý Thái Tổ lại phong Hoàng Thái tử Phật Mã làm Khai Thiên vương, cho dựng cung Long Đức ở ngoài cửa ô Trường Quảng để Hoàng Thái tử ra ở đấy “ý muốn cho Thái tử hiểu biết mọi việc của dân”. Đây là kiểu tổ chức kinh thành hết sức độc đáo, hình ảnh tuyệt vời của nền chính trị thân dân, dấu son rạng rỡ của Trung tâm quyền lực nghìn năm Thăng Long Hà Nội vừa mới được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Hoàng Thái tử Phật Mã sau 18 năm sống ở cung Long Đức ngoài Ô Chợ Dừa đã trở thành vị Hoàng đế Lý Thái Tông lừng danh trong lịch sử vương triều Lý và lịch sử đất nước. Tiếc rằng Khảo cổ học chưa tìm thấy dấu tích cung Long Đức, nhưng điều có thể khẳng định vị trí cung Long Đức không nằm ngoài nút giao thông mà chúng ta đang bàn. Lý Thái Tổ lựa chọn nơi này là để Hoàng Thái tử có cơ hội được hiểu rõ về cuộc sống của người dân và đồng thời cũng có thể nắm bắt được mọi hoạt động trong Kinh thành. Điều đó càng nói lên rằng đây là vị trí hết sức trọng yếu, một điểm chốt của Kinh thành Thăng Long. Thứ ba và quan trọng nhất, chính nơi này là Đàn Xã Tắc. Sử cũ chép vào năm 1048 vua Lý Thái Tông “Lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng”. Thế là quá rõ: Chính ông vua có đến gần hai thập kỷ cảm nhận hồn thiêng của mảnh đất này đã quyết định chọn nơi mình gắn bó lập đàn Xã Tắc để tế thần Xã (tức thần Đất) và thần Tắc (tức thần Lúa). GS Đào Duy Anh trong Từ điển Hán Việt định nghĩa: “Thưở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền Xã để tế thần Hậu Thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập đền Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Chỉ cần nói thế cũng đủ biết đàn Xã Tắc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, giống nòi như thế nào và mặc nhiên nó là bộ phận hữu cơ của Cấm thành, Hoàng thành Thăng Long. Cũng phải nói thêm điều này nữa, rằng đây là vị trí hiếm hoi (có lẽ là duy nhất hay độc nhất vô nhị) trong khu vưc các quận nội thành Hà Nội còn lưu lại dấu tích văn hóa Phùng Nguyên muộn. Các nhà khảo cổ học đã đào được di chỉ văn hóa Phùng Nguyên muộn ngay trên gò đất mà Lý Thái Tông cho dựng đàn Xã Tắc linh thiêng này. Cho đến ngày nay trong khu vực các quận nội thành Hà Nội, chúng ta mới chỉ biết duy nhất một vị trí này là có dấu tích văn hóa văn hóa Phùng Nguyên, tức là dấu tích cư trú, dấu tích con người và xóm làng đầu tiên của Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến. Thế thì gò đất nhỏ nhoi kia lại chính là nền tảng của mọi nền tảng, cội nguồn của mọi cội nguồn, cái cốt, cái hồn của Thăng Long-Hà Nội ta đấy. Như thế khu vực mà chúng ta đang nói tới, di tích chồng lên di tích. Ít nhất là từ thời Phùng Nguyên cho tới thời Lý Thái Tổ định đô Thăng Long, rồi khu nhà ở của Hoàng Thái Tử Phật Mã, sau này là Lý Thái Tông, rồi Đàn Xã Tắc, và còn nhiều di tích khác nữa và cái quý là vẫn duy trì được nền móng cho đến tận ngày nay. Công việc khai quật khảo cổ học mới chỉ là bước đầu và chỉ được thực hiện trong phạm vi rất nhỏ hẹp, nhưng có thể nói hiện vật khai thác được rất là phong phú, tiêu biểu đủ để căn cứ vào đó xếp vào hàng di tích, di sản cấp quốc gia. Tôi rất mừng vì như thế là chúng ta đã không phụ tổ tiên, đánh giá đúng giá trị di tích. Tôi hy vọng rằng trong tương lai chúng ta phải nghiên cứu tích hợp di tích Đàn Xã Tắc vào trong cấu trúc tổng thể của Di sản Văn hóa Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Dừng dự án là giải pháp khôn ngoan Dự án làm cầu vượt đã được đưa ra từ năm 2005 nhưng không được thực hiện. Khi thực hiện dự án đường Kim Liên Mới (đường Xã Đàn), các nhà quản lý đã chọn giải pháp lấp cát, lập bia đá đánh dấu di tích đó cũng là giải pháp cần thiết tạm thời. Di tích quốc gia theo Luật Di sản bao gồm vùng lõi và vùng đệm, cả trên mặt đất và cả trong lòng đất, cả di tích, di vật và thiên nhiên cảnh quan. Việc xây cây cầu sắt khổng lồ nằm đè lên trên di tích, dù có không đụng chạm gì đến những hiện vật đã được lấp cát ở bên dưới thì cũng vẫn là một sự xâm hại di tích và xét cho cùng là hành động bất chấp pháp luật, không còn lương tâm, đạo lý để phá hoại mồ mả, hồn cốt của tổ tông. Vị trí các hố thám sát và khai quật Đàn Xã TắcVẫn biết rằng chúng ta đang phát triển nên cần thêm nhiều đất, một tấc đất, vì thế, là một tấc vàng, thậm chí là cả cây vàng nhưng giá trị văn hóa chúng ta giữ được còn lớn hơn gấp nhiều lần và không gì có thể so sánh được. Việc xây cầu mặc nhiên là rất cần, nhưng có thể căn chỉnh hay điều chỉnh ra khỏi vùng di tích, còn di tích thì chỉ có vậy, không thể di dời sang vị trí khác được. Vấn đề là tùy thuộc vào trách nhiệm của các nhà làm quy hoạch thôi, vì chúng ta làm sao có thể kéo cụ Lý Thái Tông lên mà cật vấn cụ sao không nghĩ đến quy hoạch Thủ đô năm 2013 mà lại cho làm đàn Xã Tắc ở giữa cái nút giao thông quan trọng này?. Nói thế chứ ai lại nỡ phá di tích của tổ tông. Tôi tin là các nhà quản lý có đủ tỉnh táo để dừng dự án lại và chọn một giải pháp phù hợp vừa giải phóng được ách tắc ở nút giao thông có lịch sử đến hơn nghìn năm lại vừa bảo tồn được di tich có một không hai của quốc gia dân tộc. Tôi ví dụ, trước đây khi khai quật khu vực Hoàng thành nhiều ý kiến cũng cho rằng phá đi, để quy hoạch kiến trúc công trình xây dựng quan trọng hơn. Nếu khi đó phá đi thì bây giờ làm gì có được Di sản Văn hóa thế giới để chúng ta và bạn bè khắp năm châu cùng chiêm ngưỡng, nghiên cứu, đánh giá. Giờ Đàn Xã Tắc đã được phát lộ, chưa được khai quật toàn bộ; nhiều di tích có liên quan cũng chưa được nghiên cứu mà lại xây cầu chồng lên hay xâm hại đến nó thì cái hệ lụy có thể nhìn thấy được, không phải chỉ riêng những người làm trực tiếp mà là cả Thủ đô và đất nước. Trong trường hợp này, người làm quy hoạch phải có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, cân nhắc trên lợi ích lâu dài, tổng thể, không thể chỉ vì lợi ích cục bộ trước mắt mà đang tâm xâm hại, phá bỏ di tích. Sau này, khi cần khôi phục, thậm chí phải phá bỏ cả con đường, cả cây cầu cũng không lấy lại được di tích nữa. Việc quy hoạch chọn vị trí xây cầu hay phân luồng, chia đường sao cho có thể đi lại dễ dàng, khắc phục được ách tắc mang lại không động chạm di tích, theo tôi nghĩ là không quá khó đối với các nhà quy hoạch có tâm, có tầm và có thái độ ứng xử văn hóa đối với các di sản văn hóa của đất nước, của nhân dân. Cần phải nhìn nhận đúng, đánh giá đúng giá trị lịch sử văn hóa. Đây là những thứ không tính được bằng tiền, không đánh đổi được bằng kỹ thuật, công nghệ tinh xảo và hiện đai. Nó là kết tinh của giá trị văn hóa, giá trị đời sống của đất nước và con người cả trăm năm trước, cả nghìn năm trước mà dù có hội được tất cả các điều kiện chúng ta cũng không có cách nào sống lại đúng vào thời kỳ đó để làm ra một hiện vật như thế. Khi một di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia thì nó phải được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Luật di sản văn hóa quy định rất rõ, về khu vực bảo vệ di tích bao gồm vùng lõi, vùng đệm, trong lòng đất, trên mặt đất và cả không gian, cảnh quan của vùng di tích. Chẳng hạn ở những khu di tích như thế này, việc xây nhà cao tầng trong không gian cảnh quan của di tích cũng sẽ bị cấm, thế thì việc xây một cây cầu khổng lồ úp trên trên di tích liệu luật có cho phép không? Nếu xâm phạm di tích cũng là vi phạm luật mà vi phạm luật vì phải xử lý theo luật. Lợi dụng kinh tế chối bỏ văn hóa Một điều khác biệt rõ rệt giữa Việt Nam với các nước phát triển trên thế giới đó là người ta rất quý di tích. Một quốc gia càng phát triển, càng giàu có thì người ta càng ý thức đầy đủ giá trị, tầm quan trọng của di tích. Giữ gìn di tích không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái cũ kĩ, lạc hậu, mà là chúng ta giữ di tích để phát huy giá trị của di tích, để lớn lên cùng với di tích. Đã có lần tôi nói về kỳ tích khôi phục dòng suối giữa lòng thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Đây vốn là dòng suối tự nhiên giữa lòng phố cổ dịu ngọt và mộng mơ. Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, dòng suối đã bị lấp đi, làm đường cao tốc. Con đường cao tốc này đã trở thành biểu tượng của quá trình hiện đại hóa thủ đô Seoul và đất nước Hàn Quốc. Sau khi đã trở thành siêu đô thị, đại đô thị giàu có và hiện đại vào bậc nhất thế giới, Seoul lại dũng cảm dỡ bỏ con đường cao tốc để trả lại không gian, cảnh quan của dòng suối ngày xưa. Và hơn cả ngày xưa, dòng suối này trở thành trung tâm văn hóa – du lịch lớn nhất, niềm tự hào và biểu tượng phát triển bền vững của đô thị Seoul, một kỳ tích rất đáng tự hào của đất nước Hàn Quốc. Đó là giải pháp hết sức thông minh. Nếu tính giải pháp kinh tế thì có thể giá trị cao hơn nhiều so với đầu tư xây dựng một con đường để giải tỏa ùn tắc giao thông. Ở Trung Quốc, thời kỳ cách mạng văn hóa vô sản người ta cũng đập phá hầu hết các di tích. Bây giờ thì hoàn toàn ngược lại, nhiều di tích đã được khôi phục lại đàng hoàng, to đẹp hơn xưa. Tôi có cảm giác như người ta đang dồn tâm, dồn sức trả nợ cho tất cả những gì đã trót đánh mất. Có thể đây cũng là những bài học để các nhà làm quy hoạch tham khảo. Quy hoạch giao thông cần phải có cái nhìn tổng thể, khách quan, nếu chỉ vì lợi ích trước mắt hay chỉ quan tâm đến lợi ích nhóm chẳng hạn thì nguy hiểm vô cùng. Quy hoạch, con đường có thể thấy rõ ràng nếu Ô Chợ Dừa thành đầu mối của nhiều luồng giao thông mà xâm hại di tích thì các nhà quy hoạch nên tìm giải pháp để tránh. Vấn đề này đối với các chuyên gia quy hoạch, tôi xin được nhắc lại là không đến nỗi quá khó, không thể tìm ra được lời giải mà chỉ là chúng ta có thực tâm và có muốn làm hay không thôi. Nhân chị hỏi tôi chỉ xin liên hệ một chút đến phác thảo mới về quy hoạch khu di tích quốc gia đặc biệt thành Cổ Loa. Có thể nói là về mặt hình thức thì khu di tích có được mở rộng, diện tích được bảo vệ tăng lên nhiều. Nghe thì hay đấy, nhưng xem kỹ thì phần diện tích tăng thêm không có giá trị bao nhiêu (có cũng tốt mà không có cũng không ảnh hưởng gì nhiều). Trái lại người ta thiết kế một con đường bao lấy thành ngoài và gạt toàn bộ sông Hoàng Giang ra ngoài khu di tích Cổ Loa. Thành Cổ Loa là một Kinh thành, Quân thành triệt để khai thác địa hình tự nhiên đồi, gò, đầm hồ, sông nước cải tạo và xây dựng các vòng thành và hào thành một căn cứ thủy bộ liên hoàn, công thủ đều tiện lợi. Thành Cổ Loa mà không có sông Hoàng Giang thì nó trở thành một tòa thành khác, không còn là nó nữa. Như thế có thể nói quy hoạch như thế này là làm hỏng di tích. Người làm quy hoạch thiết nghĩ cũng cần phải biết về lịch sử và văn hóa để có thể tránh được những sai lầm không đáng có. Người ta có thể giải thích rằng thiết kế con đường như thế là vì sự phát triển của địa phương. Có thể như thế thật, nhưng không thể vì sự phát triển này mà làm hỏng di tích. Trong trường hợp này (cũng giống như ở khu vực Đàn Xã Tắc) nếu nhà quy hoạch vẽ con đường dịch ra phía ngoài sông Hoàng Giang thì không chỉ bảo tồn được di tích mà vẫn bảo đảm được sự phát triển chung. Hơn thế nữa, di tích không bị phá đi, lại khai thác được điều kiện giao thông thuận tiện, chắc chắn hiệu suất phục vụ sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế cũng sẽ lớn hơn. Biến di tích thành cơ sở phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, cảnh quan, sinh thái... và như thế di tích cũng là một nguồn lực kinh tế quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn là di tích góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển nguồn lực con người. Mà nguồn lực con người mới là nguồn lực cơ bản cho xây dựng và phát triển bền vững đất nước. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc Nguồn: Xã luận Xây cầu vượt hình chữ Y qua Đàn Xã Tắc? Đồng thuận với phương án cầu vượt hình chữ Y qua Đàn Xã Tắc vì phương án này đảm bảo tốt nhất về giao thông, không ảnh hưởng đến bảo tồn Đàn Xã Tắc, song Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng lưu ý, trong quá trình thiết kế chi tiết, cần chú ý đến thiết kế cảnh quan của cầu vượt với khu vực xung quanh. ảnh minh họaChiều ngày 5/6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các ngành liên quan, các chuyên gia, nhà sử học… về phương án thiết kế Dự án cầu vượt nút giao thông Ô Chợ Dừa. Có tổng số 6 phương án được đưa ra để lấy ý kiến. 6 phương án, chọn 1 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, để giải quyết triệt để ùn tắc tại nút giao thông Ô Chợ Dừa, việc xây dựng cầu vượt qua khu vực theo quy hoạch là cần thiết. Việc làm này sẽ góp phần tăng cường năng lực giao thông và giảm thời gian qua nút của các phương tiện. Tuy nhiên, dù xây dựng theo phương án nào thì cũng phải đảm bảo việc bảo tồn di tích lịch sử Đàn Xã Tắc. “Quan điểm của thành phố là làm sao phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, đồng thời giảm tối đa xung đột tại nút giao thông này” - ông Thảo nhấn mạnh. Từ kết quả nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và công luận trong thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo nhà đầu tư hoàn thiện các phương án trên cơ sở phải đảm bảo 5 tiêu chí: Phù hợp với quy hoạch và chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt; Bảo tồn một cách tốt nhất di tích Đàn Xã Tắc; Bảo đảm phát triển giao thông đô thị khu vực; Hạn chế ảnh hưởng đến điều kiện sống của dân cư trong khu vực; Cải thiện không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị. Ông Thảo cũng cho biết, đến nay sau khi rà soát, lựa chọn, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã tổng hợp và đưa ra 6 phương án thiết kế. Thứ nhất: Cầu vượt trực thông theo hướng đường Vành đai 1, chia làm 2 nhánh khi đi qua đảo giao thông, chiều dài cầu khoảng 750m (bao gồm cả đường dẫn); Thứ hai: Cầu vượt trực thông hướng đường Vành đai 1, đi lệch về phía Bắc (phía đường Tôn Đức Thắng). Nhưng mép cầu chờm đều lên đảo lưu dấu Đàn Xã Tắc 1,5m; Thứ ba: Cầu vượt trực thông theo hướng đường Vành đai 1, đi lệch về phía Nam (phía đường Nguyễn Lương Bằng); Thứ tư: Cầu vượt trực thông theo hướng đường Vành đai 1, đi lệch về phía Nam (phía đường Nguyễn Lương Bằng) có thiết kế bổ sung cầu nhánh đi 1 chiều từ Khâm Thiên đi qua nút Ô Chợ Dừa, nhập vào cầu chính trên đường Vành đai 1; Thứ năm: Xây dựng hầm chui trực thông theo hướng đường Vành đai 1, đi ngầm bên dưới khu vực bảo tồn Đàn Xã Tắc; Thứ sáu: Cầu vượt theo hướng Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng. Hợp lý nhất, hài hòa nhất Sau khi trình bày các ưu và nhược điểm của từng phương án trên, đại diện chủ đầu tư và tư vấn thiết kế đã đề xuất phương án thứ 4 (đây là phương án kế thừa và phát triển từ phương án 3) là phương án tối ưu so với các tiêu chí mà thành phố đã đề ra. Đây cũng là phương án đã được sự đồng tình rất cao của các đại biểu tham dự hội nghị. Đánh giá về phương án này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, đây là phương án hợp lý nhất so với các phương án còn lại, bởi nó vừa giải quyết được bài toán ùn tắc giao thông tại nút giao này, đồng thời không gây ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế chi tiết, cần chú ý đến thiết kế cảnh quan của cầu vượt với khu vực xung quanh. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ chỉ đạo đơn vị tư vấn là Tổng công ty Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) tiếp thu tất cả các ý kiến đề xuất của các chuyên gia. Cùng chung quan điểm với Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch, bà Đặng Thị Kim Liên cho rằng, phương án 4 là phương án hài hòa và hợp lý với những tiêu chí xây dựng nút giao này. Bà Liên kiến nghị, khi thiết kế cầu vượt phải có kiến trúc phù hợp với di tích. Rất nhiều các nhà sử học, văn hóa, chuyên gia khoa học cũng đánh giá rất cao về tính khả thi của phương án này. “Đây là phương án hay, có thể giải quyết triệt để nhất vấn đề giữa phát triển giao thông và bảo tồn di tích” - Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết. Lấy ý kiến người dân trước khi xây dựng Ngoài phương án 4 được đa số ý kiến ủng hộ, tại hội nghị này cũng có một số ý kiến cho rằng, nên xem xét cả phương án thứ 3 để đảm bảo tính kinh tế cho cầu vượt cũng như thẩm mỹ của khu di tích. Trên tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết, UBND thành phố thống nhất lựa chọn cả hai phương án 3 và 4 để tổ chức lấy ý kiến nhân dân tại 4 phường (thuộc quận Đống Đa), các Bộ GTVT, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch trước khi triển khai xây dựng theo quy định. Nguồn: Dân trí Nên đổi hướng cầu vượt để Đàn Xã Tắc được an toàn (Dân trí) - “Làm cầu vượt ở nút giao Ô Chợ Dừa - Xã Đàn là cần thiết. Nhưng để giải quyết dứt điểm ùn tắc cho ngã 7 này, cần nghiên cứu cầu vượt theo hướng Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng TS. Nguyễn Đình Toàn nói. Bộ Xây dựng vừa tổ chức cuộc họp có sự tham gia của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Ban Quản lý các công trình trọng điểm Hà Nội và các đơn vị liên quan xem xét phương án kiến trúc cầu vượt ở nút giao Ô Chợ Dừa - Xã Đàn. Sau khi nghe đại diện các cơ quan của thành phố Hà Nội trình bày các phương án, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho rằng, đường Xã Đàn nằm trong nội đô có lưu lượng người tham gia giao thông lớn. “Cầu vượt nhẹ chỉ phát huy hiệu quả tại các điểm giao cắt ở ngã tư. Do vậy, nếu làm cầu theo hướng đường Xã Đàn mới chỉ giải quyết giao thông được một hướng vì ở đây là ngã 7”, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn phân tích.<br style="margin: 0px; padding: 0px;"> Nút giao Ô Chợ Dừa - Xã Đàn<br style="margin: 0px; padding: 0px;"> Theo ông Toàn khu vực này không như nút giao Chùa Bộc hay Daewoo. Nút giao Ô Chợ Dừa có tới 7 ngã rẽ, như vậy phải giải quyết dứt điểm vấn đề ô tô, xe máy và cả người đi bộ trên các tuyến đường Khâm Thiên, đê La Thành, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng…“Hơn nữa, do đặc thù khác biệt của nút giao thông Ô Chợ Dừa - Xã Đàn; các ngã tư thông thường khác Hà Nội thường xử lý bằng cầu vượt nhẹ, thì ở đây cần nghiên cứu cầu vượt lập thể. Phải làm sao các phương tiện tham gia giao thông thuận tiện từ các tuyến Khâm Thiên sang đường Nguyễn Lương Bằng, từ đê La Thành sang đường Tôn Đức Thắng… không bị giao cắt”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói. Trước khi đề xuất phương án, theo Thứ trưởng Toàn đơn vị chức năng phải tính toán kỹ lưỡng lưu lượng ô tô, xe máy ra vào ngã 7 này ở các thời điểm khác nhau. Thứ trưởng Toàn cho biết, ở những nước như Thái Lan, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc… gặp những trường hợp như ngã 7 Ô Chợ Dừa, họ không bao giờ giải quyết riêng, tất cả phải giải quyết đồng bộ, với hệ thống cầu vượt lập thể khác cốt phù hợp ở các mức khác nhau. Làm cầu vượt theo hướng Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng không ảnh hưởng đến Đàn Xã Tắc<br style="margin: 0px; padding: 0px;"> “Tại ngã 7 nút giao thông Ô Chợ Dừa - Xã Đàn này nếu cầu vượt đi theo hướng Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng sẽ giải quyết hữu hiệu tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ vào nội đô. Hơn nữa, nếu làm cầu vượt theo hướng này sẽ không ảnh hưởng đến di tích Đàn Xã Tắc. Đây là nút giao rất quan trọng, do vậy phải giải quyết dứt điểm, nếu không làm lúc này, sau này lại cải tạo lại sẽ rất tốn kém”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nhận định. Theo Thứ trưởng Toàn, để đạt được hiệu quả cao, hệ thống giao thông lập thể ở khu vực này cần tổ chức thi tuyển để lựa chọn giải pháp tối ưu về công năng sử dụng, kinh phí đầu tư, hạn chế thấp nhất chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và bảo tồn di sản văn hóa. Quang Phong
  19. Nhân bài viết của chú Thiên Sứ về liên hệ giữa cỗ bài tổ tôm với Văn hóa Nhật, Phoenix post bài tư liệu này để ACE tham khảo. TÌM HIỂU VỀ CỖ BÀI TỔ TÔM CỖ BÀI TỔ TÔM - VÀI CÁCH GIẢI TRÍ (BÀI 1) ................... Dẫn Nhập: Đã từ lâu tôi muốn viết về bộ bài lạ lùng này, nhưng chưa có dịp. Hôm nay viết mở hàng vài câu trước khi tán chuyện giông dài với các bạn về một trong những thú tiêu khiển của các cụ ngày xưa. Nhớ lại những ngày còn ở tiểu học, mỗi khi có giỗ chạp hay ba ngày Tết là chúng tôi lại có màn phân công nhau ra mà hầu hạ, chia bài cho mấy ông, mấy bác và mấy chú ngồi đánh tổ tôm hay chắn. Mặc dù chúng tôi được trả công chia bài và điếu đóm, nhưng không đứa nào muốn ngồi lỳ một chổ mãi, trong khi những đứa khác kéo nhau đánh bi, đánh đáo, chèo thuyền, câu cá, v.v. Nhưng làm gì thì làm chúng tôi cũng không thoát khỏi chuyện ngồi hầu các cụ. Ngồi chia mãi cũng chán, chúng tôi lôi hết tất cả sách truyện trong tủ sách trong nhà ra đọc cho qua thời giờ. Đọc chán hết sách, hết báo, chúng tôi quay ra ngồi xem các cụ đánh bài ra sao. Chỉ quan sát xem cho biết, rồi nó nhập vào người lúc nào không hay. Các quân bài Tổ Tôm có hình ở giữa và chữ ở hai đầu, các cụ thì nhận dạng các quân bài bằng cách đọc chữ, riêng chúng tôi, lũ trẻ con, lại nhận dạng các quân bài bằng hình. Ví dụ như quân bài "ngũ vạn" có hình cái chùa nên chúng tôi gọi là "ngũ chùa", quân "ngũ sách" có hình chiếc thuyền buồm nên chúng tôi là "ngũ buồm" hay "thuyền", quân "nhất sách" có hình ông mập nên chúng tôi đặt là "nhất béo" hay "ông béo", đại khái như vậy. Riết rồi cả đám chúng tôi đều biết đánh bài, các loại dễ thôi như đánh chắn, bí tứ, chắn phỏng, v.v. Còn hai thứ khó hơn như Tổ Tôm và Tài Bàn thì chưa đứa nào biết. Lớn lên đi học xa và trở về thăm nhà vào các dịp Tết là thế nào tụi tôi cũng kéo nhau ngồi nói chuyện khào, cùng lúc đánh chắn với nhau cho vui, lúc đó các tay chia bài là mấy đứa cháu con ông anh bà chị. Cũng một vòng lẩn quẩn! Bây giờ tụi nhỏ cũng đã đi vào số tuổi 40, không hiểu có còn cơ hội mà nhớ lại hình ảnh chia bài cho mấy cô mấy chú nó không?! Khi lớn lên, những khi có dịp nhìn lại các quân bài Tổ Tôm, tôi lại lấy làm lạ là tại sao các quân bài này được gọi bằng các tên Hán Việt như Nhất đến Cửu, và chia ra làm ba hàng Vạn Sách Văn, chữ viết thì cứ y như chữ Tàu mà hình thì không giống các nhân vật trong sách Tàu tí nào, mà lại giống các nhân vật trong những quyển sách hình của Nhật. Tôi có đem các quân bài này hỏi thăm bạn bè người Tàu Chợ Lớn và Hồng Kông, họ cũng chẳng biết gọi ra sao, và cách chơi như thế nào. Gặp bà chị từng đi du học ở Nhật, hỏi thăm là có thấy ai đánh loại bài Tổ Tôm bên Nhật không thì chị cho biết là cũng có hỏi thăm các vị giáo sư và chẳng ai biết một tí gì hết. Thật là lạ lùng! Chữ trên quân bài là chữ Trung Hoa, hình quân bài là người Nhật, mà chỉ duy nhất có người Việt Nam biết cách chơi, trong lúc đó người Trung Hoa và Nhật thì mù tịt. hình các quân bài TỔ TÔM, mỗi quân bài có 4 cây, từ YÊU rồi NHẤT đến CỮU chia ra ba hàng là VẠN, SÁCH, VĂN. Tổng cộng có 120 quân tất cả như hình chụp sau đây. các quân bài TỔ TÔM, mỗi quân bài có 4 cây, từ YÊU rồi NHẤT đến CỮU chia ra ba hàng là VẠN, SÁCH, VĂN. Tổng cộng có 120 quân tất cả. Tên gọi các quân bài Tổ Tôm từ trái qua phải: - hàng thứ nhất: Ông Cụ, Thang Thang, Chi Chi (hàng yêu); Nhất Vạn, Nhất Sách, Nhất Văn; Nhị Vạn, Nhị Sách, Nhị Văn; Tam Vạn, Tam Sách, Tam Văn. - hàng thứ nhì: Tứ Vạn, Tứ Sách, Tứ Văn; Ngũ Vạn, Ngũ Sách, Ngũ Văn; Lục Vạn, Lục Sách, Lục Văn; Thất Vạn, Thất Sách, Thất Văn. - hàng thứ ba: Bát Vạn, Bách Sách, Bát Văn; Cửu Vạn, Cửu Sách, Cửu Văn. Theo tiếng Hán Việt thì Nhất = Một, Nhị = Hai, Tam = Ba,...Cửu = Chín. Những cây Yêu như Ông Cụ, Thang Thang, Chi Chi được xem như tương đương với các cây Nhất. CỖ BÀI TỔ TÔM - Vài cách giải trí Cũng giống như các loại bài khác, các cụ ngày xưa đã nghĩ ra nhiều cách giải trí với bộ bài Tổ Tôm, từ dễ đến khó. Có hai cách giải trí chính với bộ bài Tổ Tôm là Đánh CHẮN và Đánh TỔ TÔM. Trước hết, xin trình bày về cách Đánh CHẮN và vài biến thể của nó như CHẮN KÍNH, BÍ TỨ, CHẮN PHỎNG. Sau đó xin trình bày về cách Đánh TỔ TÔM, và biến thể của nó là TÀI BÀN. Chắc chắn là sẽ có nhiều thiếu xót, mong quí vị nào thông thạo bổ túc giùm. A.- Đánh CHẮN 1. Mục Tiêu Một hình thức giải trí trong các buổi họp mặt như ba ngày Tết, đám cưới, đám hỏi, và ngay cả trong đám ma chay. Thay vì ngồi nói chuyện xuông với nhau, các cụ họp nhau lại mà ngồi tán gẩu, nhắc lại chuyện xưa. Những ai không tham gia thì có thể ngồi chầu rìa bên ngoài mà hóng chuyện. Thường chỉ có các cụ ông, lớn tuổi mới được ngồi vào các chiếu Đánh Chắn, Đánh Tổ Tôm. Các đám trẻ nhỏ thì thường được phái vào chân hầu hạ trà nước, chạy mua thuốc lá, và chia bài. 2. Cách đánh 2a- Số người tham dự: đầy đủ cho cuộc chơi là năm (5) người ngồi thành vòng tròn trên chiếu trãi trên sàn nhà, hay trên cỗ ván. Do việc phải ngồi xếp chân trên chiếu, những ai mập mạp rất khó mà ngồi lâu trong cuộc đánh chắn. Qua Mỹ, tôi thấy một số ngồi đánh ở bàn ăn, thay vì ngồi xếp bằng trên chiếu. 2b- Số quân bài của mỗi người: được chia lúc ban đầu là 19 cây, nhà cái thì được 20 cây. Sau khi đánh đi cây đầu tiên, nhà cái cũng chỉ còn 19 cây như mọi người. Để người đánh bài không bận rộn nên việc chia bài được giao cho đám trẻ nhỏ bên ngoài lo. Vì thế khi đánh Chắn hay Tổ Tôm là cần phải có hai bộ bài, một bộ đang đánh bởi người trong cuộc chơi, một bộ được đám trẻ bên ngoài ngồi chia ra thành sáu (6) phần, mỗi phần 19 cây để trên một cái khay, sáu (6) cây còn lại để nằm vắt ngang trên hai phần nào đó. 2c- Chọn Chổ Ngồi: trước khi đánh thì lấy ra năm (5) cây Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Lục, mỗi người rút một cây và theo đó mà ngồi. Tuỳ theo sự quy định với nhau mà sau bao nhiêu lâu sẽ bốc thăm lại mà chọn chổ ngồi. 2d- Nhà Cái: Lúc bắt đầu người bắt được quân Nhất sẽ là nhà cái, sẽ lấy 6 quân bài thừa trên khay, nhập vào một phần nào đó tuỳ thích, để vào một cái dĩa ở giữa làm NỘC. Tiếp tục nhà cái lấy ra một cây ở dưới cùng của Nộc đặt vào một phần, trong năm phần còn lại trên khay, và bậc lên xem là cây gì (nông sâu tuỳ ý). Cây bài lật lên này sẽ xác định ai là người nhận được phần bài 20 cây này. Người nhận được phần bài 20 cây lợi hơn người khác một cây. Sau khi duyệt bài xong, người có phần 20 cây sẽ đánh ra một cây, và trên tay cũng còn 19 cây như bốn người khác. 2e- Đi Bài và Ưu Tiên: bài được đánh ra về bên phải, cũng là CỬA của người bên trái. Dòng bài sẽ di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Ưu tiên để ăn một quân bài là cho người ngồi ngay cửa, rồi đến Nhà Dưới hay người ngồi bên phải mà thôi. Trừ khi nào bạn có 3 quân cùng loại trên tay, bạn có quyền ưu tiên CHIẾU tức là ăn thành 4 cây, trên tất cả mọi người, rồi sau đó đánh lại một quân ngay tại nơi mình ăn. 2f- Cách Sắp Xếp Bài Trên Tay và Dưới Chiếu: Hai quân bài giống nhau như hai cây Bát Vạn chẳng hạn(con cá) thì gọi là CHẮN, hay đôi. Còn hai cây cùng hàng nhưng khác loại như Bát Vạn và Bát Văn thì gọi là CẠ. Khi nhậ được bài lúc đầu thì mình phải sắp cho các quân bài thành CHẮN và CẠ để cho dễ nhìn, và những quân lẻ loi, gọi là rác, qua một bên đê dánh đi cho nhanh. Nếu người ngồi Cửa Trên đánh xuống mà ăn không được, thì mình có quyền bốc một quân bài từ Nộc cho cửa của mình. Nếu không ăn được thì đến phiên Nhà Dưới, hay người ngồi bên phải của mình. Khi mình một quân bài dù từ Cửa Trên hay Ngay Cửa, mình phải đánh ra ngay Cửa bên phải của mình. Bài nào ăn thì phải sắp xuống chiếu ngay trước mặt cho mọi người thấy. 3. Cách Ù (Tới = Win) và Tính Tiền 3a- Ù (Tới = Win): Trong cách đánh CHẮN, để được Ù (hay Tới) chúng ta phải TRÒN BÀI, trong bài chỉ toàn là Chắn (Đôi) hay Cạ, và phải có ít nhất là 6 đôi, trên tay và dưới chiếu. Quân bài để Ù, giúp cho mình được Tròn Bài, phải được bốc ra từ NỘC, trừ khi CHIẾU Ù - nghĩa là mình đã có sẳn ba cây giống nhau trên tay và đang chờ đúng cây thứ tư để Ù. Bộ bài trên NỘC phải chừa lại một quân cuối, đến lúc đó nếu không ai Ù thì coi như HÒA, và người nào Ù ván trước sẽ tiếp tục làm CÁI. 3b- Những Cách Ù và Tính Tiền: Trong cách Đánh CHẮN, mỗi người tham dự sẽ cùng góp vào LÀNG, tiền để giữa chiếu, một số tiền bằng nhau, ví dụ như $10 một người chẳng hạn. Mỗi người Ù (Tới) thì sẽ rút ra từ LÀNG cho đến khi hết, gọi là HẾT MỘT HỘI. Thông thường người chia bài và điếu đóm được cho 20% phần của một người, hay $2. Sau đây là những cách Ù và tính thành tiền, tùy theo sự qui định với nhau lúc đầu. Ví dụ như là cách "Suông 2 dịch 1" có nghĩa là Ù Suông thì được tính $2, Ù lớn hơn thì mỗi cấp được cộng thêm $1, như sau: - SUÔNG được $2 : bài trong tay và dưới chiếu không có gì đặc biệt. - CHÌ được $3 : ù với quân bài bốc ngay tại Cửa. - THÔNG được $3 : Ù liên tiếp ván kế. - TÔM được $3 : trong tay có cây Tam Vạn, Tam Sách, Thất Văn. Nếu có hai Tam Vạn, hai Tam Sách, hai Thất Văn thì gọi là HAI TÔM và được tính $4, và cứ thế tiếp tục. - LÈO được $4 : trong tay có cây CHI CHI (quân Yêu), BÁT SÁCH, CỬU VẠN. Khi có HAI LÈO thì được tính $6, v.v. - CHIẾU được $4 : khi có 3 cây giống nhau trong tay và ăn cây thứ tư của làng. - THIÊN KHAI được $4 : khi có sẳn 4 cây giống nhau trên tay từ đầu. - BẠCH THỦ được $4 : khi trong tay đã có năm đôi và cây chờ để Ù là cây lẻ loi và chỉ có cây giống như vậy là được Ù mà thôi. Còn nếu như bạn chờ một lúc bằng ba cây, ví dụ như chờ hàng Nhị với ba cây Nhị Văn, Nhị Sách, Nhị Vạn (Ba Đầu) thì cây Nhị nào lên bạn đều Ù được, không thể coi là Bạch Thủ. - THIÊN Ù được $5 : khi người làm cái có 20 cây trên tay và Ù luôn, nghĩa là Tròn Bài mà không cần ăn cây nào từ làng. - ĐỊA Ù được $5 : Ù cây đầu tiên từ Nộc. - BẠCH ĐỊNH được $5 : khi mọi quân bài (19 trong tay và cây để Ù) đều màu trắng, không có quân màu đỏ như Thang Thang, Chi Chi, Bát Vạn, Bát Sách, Cửu Vạn, v.v. - KÍNH CỤ được $6 : khi chỉ có quân ÔNG CỤ là đỏ và 19 quân còn lại màu trắng. - THẬP HỒNG (còn gọi Thập Điều) được $7 : khi có đúng 10 quân đỏ trong tay, 10 quân còn lại màu trắng. Nếu có 11 quân đỏ cũng không được tính là Thập Hồng. Một ván bài Ù có thể là bao gồm nhiều tính cách trên, ví dụ: như THÔNG-BẠCH THỦ-CHÌ-CHIẾU-THẬP HỒNG-LÈO. Đâu bạn thử tính xem nếu Ù như vậy thì được bao nhiêu?! )) - Đặc Biệt : vì Ù-Bạch Thủ khó hơn bình thường nên đôi khi người đánh đặt ra cách chung GÀ, mỗi người phải chung thêm $1 hay $2 cho người Ù. Hoặc mổi hội góp riêng ra ngoài $1 hoặc $2, gọi là NUÔI HEO, để thưởng thêm cho người nào Ù được các ván bài đặc biệt như BẠCH THỦ-CHÌ, BẠCH ĐỊNH, KÍNH CỤ, hay THẬP HỒNG chẳng hạn Còn áp dụng cách tính "Suông 1 dịch 2" sẽ làm cho tiền được tính khi Ù lớn hơn mỗi khi Ù các ván đặc biệt. 4. Luật Phạt - Nếu Ù nhiều loại mà lở xướng ít thì chỉ được tính tiền theo như đã xướng ít mà thôi. - Còn Ù ít mà lỡ xướng nhiều hơn, sẽ không được ăn gì hết. ) - Bài chưa tròn mà kêu Ù, phải đền bằng tiền một ván Suông, hay lớn hơn tùy qui định ban đầu. 5- Luật Bất Thành Văn - Đã hẹn đến đánh thì nhớ đi đúng giờ. - Chỉ nghỉ khi đánh đến giờ qui định lúc ban đầu, không được ăn non bỏ về sớm. - Đánh thua không được cau có, chửi chó mắng mèo, hay đốt vía, đốt phong long, v.v. ) - Đánh theo cùng tốc độ như mọi người. Trên đây là những tóm tắt về cách Đánh CHẮN mà tôi còn nhớ và ghi lại. Nếu có chi thiếu xót, mong các bạn bổ túc để được hoàn hảo hơn. Cách Đánh CHẮN dễ nhất trong những cách giải trí từ bộ bài Tổ tôm, nên hầu hết lũ chia bài chúng tôi đều biết đánh lúc còn trẻ. Trước năm 1975, những ngày Tết chúng tôi ở xa về thường tụ nhau lại mà đánh với nhau trong nhà thật vui. Mấy đứa cháu thì dành nhau chia bài, vì biết chắc là có tiền, không sợ thua! Chúc các bạn có thêm một cách giải trí vui trong những ngày Tết sắp đến. (st- thuvientoancau.com)
  20. Về núi Ngũ Lĩnh Phụ lục Để tìm hiểu rõ nguồn gốc tộc Việt, cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc-kinh đi Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này. Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm nằm trên đại lộ Nhân-dân. Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới. Đầu tiên tôi đêi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc : _ Một là Đại-dữu lĩnh. _ Hai là Quế-dương, Kỳ-điền lĩnh. _ Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh. _ Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh. _ Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh. Về vị trí : _ Ngọn Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-đông. _ Ngọn Đại-dữu chạy từ huyện Đại-dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông. _ Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tây. _ Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng-Đông. _ Ngọn Quế-dương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tây . Lập tức tôi thuê xe đi một vòng thăm các núi này. Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số . Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra : Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này : _ Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Dương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia. _ Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đình mới thuộc lãnh địa Việt. Kết luận : « Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa ». Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thọai. Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh : Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào ? Trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ. Đi thăm Thiên-đài : Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằøng đêá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối , chữ còn, chữ mất. Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố , nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi : Thiên-đài di sự lục Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn sọan. Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào ? Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học lọai văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục.Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể thêm : « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữõ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ». Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Đào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Đào Kỳ. Ngài Đào Kỳ lĩnh chức Đại Tư-mã thời vua Trưng. Còn tướng Đào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Động-đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây. Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối : Thoát thân Nam thành xưng sư tổ, Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh. Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh. Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái an dân. Hai câu này là ngụ ý nói : Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an . Nơi có dấu vết Thiên- đài, còn đôi câu đối khắc vào đá : Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc. Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường. Nghĩa là : Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống Việt-thường. Chỗ miếu thờ của Đào Hiển-Hiệu có đôi câu đối : Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế, Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long. Nghĩa là : Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Động-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long. Kết luận : « Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình ». (trích http://www.huyenthoai.org)
  21. Ngày 4/1 Âm lịch, giờ Dần theo Lịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương thì ứng với quẻ Hưu Vô Vong. Giờ Mão ứng với quẻ Sinh Đại An. Ngày 16/01 âm lịch, giờ Mùi ứng với quẻ Sinh Xích Khẩu Có sự nhầm lẫn hay giờ tốt được tính toán theo nguyên lý khác, anhThiên Đồng?
  22. Một lời dự đoán từ năm 1555 của nhà tiên tri Nostradamus, được cả thế giới bái phục với tiên đoán chuẩn xác về cái chết của công nương Diana, vụ khủng bố 11/9, thảm hoạ bom nguyên tử ở Hiroshima… vừa được diễn dịch: Khi điệu nhảy ngựa Gangnam Style đạt đến 1 tỷ click trên Youtube, ngày tận thế sẽ đến. Xuất hiện trên Youtube, sau đó được trang chia sẻ video Clipvn dịch phụ đề tiếng Việt, một video clip phân tích về lời sấm truyền đang lan truyền với tốc độ chóng mặt tại Việt Nam. Nguyên văn lời tiên tri được dịch sang tiếng Việt như sau “Từ một buổi sáng tĩnh lặng, cái kết sẽ chết khi điệu nhảy ngựa đạt đến con số 9 của vòng tròn”. Đoạn clip dài gần 5 phút ( ), dẫn chứng các thảm họa lớn của thế giới theo lời tiên tri chính xác của Notradamus, sau đó diễn dịch câu nói bí ẩn năm 1555 của ông. Mọi diễn giải đều dẫn về một con số:Khi video điệu nhảy Gangnam Style đạt đến con số 1 tỷ lần xem trên Youtube, ngày tận thế sẽ đến. Theo ước tính trong clip, với tốc độ hiện nay, con số 1 tỷ sẽ được chính thức chạm đến vào ngày 21-12-2012 sắp tới. Bạn tin chuyện này hay không? Nó là thật hay chỉ là trò đùa gây hoang mang, một trò chỉ chống lại sự lây lan chóng mặt của ‘điệu nhảy ngựa’? Có thể hay không, dùng chính hành động của chúng ta để thay đổi vận mệnh trái đất? Mời các bạn xem clip, và tự tìm câu trả lời cũng như đưa ra hành động cho chính mình! Yahoo! Đông Nam Á (nguồn: http://vn.news.yahoo.com)
  23. "Mới đây, một clip được đăng trên YouTube với lời buộc tội Psy thờ quỷ Satan và tham gia Illuminati- một tổ chức tôn giáo bí mật, điều khiển mọi lĩnh vực của thế giới – đang thu hút được nhiều sự chú ý. Clip này giải thích: “Nếu tính gộp ngày phát hànhGangnam Stylecủa Psy – 15/7/2012 – bạn sẽ có số 666. Đây là con số củaSatan. Bìa album thứ 6 của Psy cũng có hình con mắt của Horus – biểu tượng của Illuminati. Ngay cả hình Psy làm tiên cá cũng giống với Dagon – một trong những biểu tượng quan trọng của hội”. Chưa dừng ở đó, clip này còn cho rằngGangnam Style chứa nhiều thông điệp ẩn. “Nếu nghe kỹ, các bạn có thể nghe thấy câuThe Star has come(tạm dịch: Ngôi sao đang tới). Ở đây, “Star” chính là Lucifer của Hội Tam Điểm” – clip viết. Người tạo ra clip này cũng cho rằngGangnam Styleđược phổ biến trên khắp thế giới cũng là do Hội Tam Điểm giúp đỡ." Người ta bảo "Thương nhau cau sáu bổ ba; Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười' - quả không sai. Suy diễn thế này mà mang áp cho "Sư Thiến" thì có thể luận ra đại khái như: - Sự kiện ngăn mưa là điềm báo "quỷ sa tăng vì ghét những kẻ nói nhảm nên đã phải hành động" - Sự kiện đổi ngôi soái chủ TT LHĐP là điềm báo "con ngựa già của Chúa trời đã hết nhiệm vụ chán thế gian nên từ nhiệm sở" - Sự kiện viết "Tử vi lạc việt" là "lời phán quyết của định mệnh dành cho những kẻ ngoan cố không chấp nhận thế giới vô hình" ...... Cỡ đó thì sư phụ Thiên Sứ chắc khăn gói đi ở ẩn biệt tích lun!
  24. Chuyên gia thiên văn Việt kiều không tin ‘ngày tận thế’ Nhà vật lý thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, nguyên Giám đốc nghiên cứu tại Đài Thiên văn Paris, khẳng định ngày tận thế không xảy ra trong tháng 12, mà sẽ chỉ đến trong tương lai xa xôi khoảng 5 tỷ năm nữa. Giáo sư Nguyễn Quang Riệu là nhà vật lý thiên văn Việt kiều đang định cư tại Pháp. Ông nguyên là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), làm việc tại Đài Thiên văn Paris. Ảnh: HAAC. - Câu chuyện về ngày tận thế 21/12 đang trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn và mặt báo. Giáo sư đánh giá thế nào về các thông tin này? - Lịch người Maya sẽ kết thúc vào 21/12/2012 khiến nhiều người nghĩ đó là dấu hiệu ngày tận thế. Ở bắc bán cầu, ngày 21/12 là ngày đông chí, thời điểm khởi đầu mùa đông có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm. Vào thời điểm này, mặt trời ở vị trí thấp nhất trên hoàng đạo (quỹ đạo biểu kiến của mặt trời nhìn từ trái đất) và xuất hiện không cao trên bầu trời. Mỗi năm cũng thời gian này, mặt trời trong quá trình di chuyển trên hoàng đạo đột nhập vào hướng chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) và đồng thời thẳng hàng với trung tâm Ngân Hà (nhưng không phải là sát ngay cạnh trung tâm Ngân Hà). Những sự kiện thuần túy khoa học trên là có thật, song việc lý giải tác động của những hiện tượng thiên nhiên đối với nhân loại trên trái đất thì không có tính thực tế. Căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên, các nhà tiên tri cho rằng, vì nhân của Ngân Hà là một lỗ đen khổng lồ nặng bằng hàng triệu lần mặt trời, nên có khả năng hút đủ mọi thứ xa gần, làm tiêu tan cả trái đất. Việc hệ Mặt Trời di chuyển vào hướng trung tâm Ngân Hà xảy ra tuần hoàn hàng năm mà không gây tai hại cho nhân loại trên trái đất. Điều đáng chú ý là toàn bộ hệ mặt trời trong đó có trái đất cách trung tâm Ngân Hà và lỗ đen những 25.000 năm ánh sáng (250 triệu tỷ km). Tính toán sơ bộ dựa trên định luật hấp dẫn phổ biến cho thấy, ở khoảng cách cực kỳ lớn như thế thì tác động của lực hút hấp dẫn của lỗ đen đối với trái đất chỉ yếu bằng một trăm tỷ lần tác động lực hấp dẫn mặt trời. Trái đất tồn tại hàng tỷ năm bên cạnh mặt trời thì không có lý do gì bỗng nhiên lại bị một thiên thể ở tận xa lắc xa lơ tàn phá. Mặt trời, tuy sắp trải qua một thời kỳ hoạt động tối đa với chu kỳ 11 năm, nhưng nó sẽ phun ra những hạt vật chất chủ yếu làm nhiễu hệ thống vô tuyến viễn thông, chứ không có ảnh hưởng đến đời sống con người trên bề mặt trái đất. Còn có những lý do khác đưa ra để tiên đoán ngày tận thế như sự tồn tại cuả một thiên thạch hoặc một hành tinh X vô danh nào đó có khả năng đâm vào trái đất. Thực tế, các nhà thiên văn thường xuyên quan sát bầu trời đều không phát hiện được sự hiện diện cuả một thiên thể nào có khả năng va chạm với trái đất trong tháng 12. Một nguyên nhân nữa được đề xuất là trục từ trường lưỡng cực của trái đất có khả năng sẽ đảo ngược, cực bắc từ trường trở thành cực nam và ngược lại. Tuy nhiên, cứ sau khoảng một trăm nghìn năm, sự đảo ngược cực từ trường mới có thể xảy ra. Quá trình đảo ngược cực từ trường không phải là đột ngột mà kéo dài hàng nghìn năm. Dù sao, hiện tượng này cũng không có ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất. Dựa vào những thông tin trên, chúng ta hãy tin rằng tận thế sẽ không xảy ra ngày 21/12. - Từng có rất nhiều dự báo về ngày tận thế tương tự trước đây. Nhưng tin đồn ngày tận thế 21/12 tới lại thut hút quan tâm của nhiều người hơn cả. Theo giáo sư nguyên nhân do đâu? - Ngày tận thế được tiên đoán nhiều lần trong quá khứ và luôn gây ra nỗi lo âu trong quần chúng. Lý do mà nhiều người tin vào ngày tận thế là dựa trên thuật chiêm tinh và siêu hình học, hoặc những hiện tượng trong thiên nhiên mà họ tưởng là có tác động thực sự đến sự kiện tiên đoán. Lần này, sự tiên đoán chủ yếu phát sinh từ cách lý giải bộ lịch cuả nền văn minh cổ đại Maya, một bộ tộc thổ dân ở vùng Trung Mỹ. Tin đồn tận thế 21/12 tới thu hút sự chú ý của nhiều người có thể do nền văn minh Maya luôn giữ vị thế uy tín trong lịch sử, đây là nền văn mình có tầm hiểu biết cao trong lĩnh vực thiên văn và tính toán lịch với những công trình kiến trúc xây đền đài và kim tự tháp. Khoa học hiện đại, đặc biệt ngành thiên văn cung cấp nhiều thông tin về những hiện tượng trong vũ trụ nên các nhà tiên tri có thêm “cảm hứng” trong công việc tiên đoán ngày tận thế. Dưới góc độ khoa học thì trái đất sẽ không tồn tại được mãi mãi. Trước hết, hệ Mặt Trời chỉ có tuổi thọ 10 tỷ năm và hiện mặt trời đang ở tuổi trung niên. Trong vòng 5 tỷ năm nữa, mặt trời sẽ trở thành ngôi sao khổng lồ vì nó sẽ phồng lên rất nhiều; khí quyển của mặt trời khi đó sẽ bao trùm cả trái đất. Dù nhiệt độ bề mặt mặt trời sẽ giảm đi một nửa trong quá trình giãn nở, nhưng vẫn ở mức cao khoảng 3.000 độ - đủ nóng để thiêu hủy sự sống trên trái đất. Thiên hà Tiên Nữ cũng đang tiến về phía Ngân Hà với tốc độ khoảng 700.000 km/giờ. Trong vòng 4 tỷ năm nữa, Tiên Nữ sẽ lao vào Ngân Hà và ảnh hưởng đến số phận hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, những thiên tai này xảy ra trong tương lai quá xa xôi, hiện chưa phải là mối lo ngại đối với nhân loại. - Ngoài nguy cơ mà như giáo sư nói là 5 tỷ năm nữa mới đến, có những mối nguy nào gần hơn đang đe dọa trái đất của chúng ta? - Ngoài những thiên tai có thể xảy ra trong tương lai xa xôi hàng tỷ năm, chúng ta cũng phải kể đến khả năng thiên thạch va chạm với trái đất. Hành tinh chúng ta ra đời cùng thời với các hành tinh khác trong hệ mặt trời cách đây 5 tỷ năm. Quá trình hình thành hệ mặt trời để lại những vụn dưới dạng thiên thạch kích cỡ lớn bé khác nhau. Do đó, thiên thạch có khả năng rơi xuống và tàn phá phần nào bề mặt trái đất, như từng xảy ra năm 1908 tại vùng Tunguska (Siberia). Thiên thạch này lớn khoảng 100 m và khi rơi xuống đã san phẳng một vùng đất đai rộng khoảng 2.000 km vuông. Một thiên tai có sức tàn phá như thế được ước tính là có khả năng xuất hiện vài nghìn năm một lần. Sự va chạm với những thiên thạch lớn hơn lại càng hiếm. Trái đất cũng có thể bị hủy hoại bởi loài người. Sự biến đổi khí hậu do khí thải công nghiệp gây ra cũng có thể làm tổn thương trái đất và sự sống trở nên khó khăn. Thời hạn xảy ra tai họa này chưa được dự đoán trước. - Theo giáo sư, liệu "ngày tận thế "21/12 tới có thể là cách mà nền văn minh cổ đại ám chỉ một thiên tai nào đó như lũ lụt hay động đất không? - Trong kinh thánh có nhắc tới hiện tượng "Đại hồng thủy", một trận lũ lụt khủng khiếp xảy ra từ thời xa xưa trên toàn cầu do Thiên Chúa trừng phạt nhân loại. Sự kiện này chỉ là một huyền thoại không được giải thích bằng khoa học. Ngày nay, các nhà khí hậu tiên đoán trái đất có thể xuất hiện những đợt lũ lụt và hạn hán trầm trọng gây ra thiệt hại lớn về người và của, nhiều vùng đất đai phì nhiêu sẽ giảm bớt. Thảm họa thiên tai này là hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu, do loài người sử dụng quá nhiều nhiên liệu thải ra khí làm ô nhiễm môi trường. Vụ sóng thần làm nổ lò phản ứng điện nguyên tử Fukushima, Nhật Bản cũng gây ra thảm họa có thể coi là một "tiểu hồng thủy”. Một năm sau, những đống vật liệu rác rưởi của thảm họa sóng thần còn trôi dạt tới tận bờ bên kia Thái Bình Dương, vùng bờ biển California, Mỹ. Nhân loại có khả năng khống chế được những thảm họa nhân tạo bằng cách sử dụng những loại năng lượng sạch, vừa an toàn và vừa không tạo ra hiệu ứng nhà kính. - Nhiều căn cứ khoa học đưa ra đều phủ nhận ngày tận thế tới, nhưng theo giáo sư, vì sao nhiều người vẫn lo sợ và nghĩ rằng ngày đó có thật? - Tôi xin khẳng định lần nữa, những lý do khoa học mà các nhà tiên tri nêu lên không thích hợp để chứng minh là tận thế sẽ xảy ra ngày 21/12. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Các nhà khoa học tiếng tăm của NASA thường xuyên trả lời những câu hỏi liên quan đến khả năng có hay không ngày tận thế trong tháng 12. Họ đưa ra lý do tại sao những hiện tượng thiên nhiên mà các nhà tiên tri viện dẫn để tiên đoán ngày tận thế không ảnh hưởng đến trái đất. Dù sao, đa số nhân dân toàn cầu dường như vẫn bình chân như vại và tò mò đợi ngày được coi là ngày tận thế. Cũng như tác giả những chương tiểu thuyết ngày xưa, chúng ta có thể tạm kết luận là “hạ hồi sẽ phân giải”. Nguyễn Quang Riệu sinh năm 1932 tại Hải Phòng. Ông đang định cư ở Pháp. Là giáo sư, tiến sĩ tại Đại học Sorbonne, Paris, giám đốc nghiên cứu tại Đài thiên văn Paris, ông đã công bố trên 150 công trình khoa học về vật lý thiên văn trên các tạp chí khoa học quốc tế. Ông cũng là Giám đốc Nghiên cứu Danh dự của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS). Năm 1973, ông nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sau khi đã phát hiện và xác định chính xác vị trí xảy ra vụ nổ trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus X3). Ông được coi là một trong số rất ít nhà khoa học gốc Việt trên thế giới không ngại dấn thân và đạt được những thành công trong ngành thiên văn học, một ngành khoa học đến giờ vẫn còn non trẻ và ít có điều kiện phát triển tại Việt Nam. Hương Thu Từ http://vnexpress.net/