phoenix

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.107
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by phoenix

  1. Cái Học và Cái Không Đáng Học - Phạm Văn Bản Phần III (tiếp): d. Nguồn Gốc Tộc Việt Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài vốn đã sống vào thời khuyết sử, nên không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ là gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao. Tuy nhiên với thời gian theo dòng đời, Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trội vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp. Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ, từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng là Con Cháu Tiên Rồng. Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt… địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu. Cùng với Hai Vị Khởi Tổ, nguồn gốc Tộc Việt, cũng được truyền thống Văn Hóa Việt thăng hoa, kết tinh thành truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng, được truyền miệng phổ quát trong toàn thể dân chúng Việt: “Giống dân Việt, khởi đầu từ khi một bà Tiên và một ông Rồng phối hiệp nhau, và bà Tiên sinh ra cái bọc, chứa một trăm người con. Sau đó, ông Rồng nói với bà Tiên rằng: Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên. Nên, nàng đem năm mươi con lên núi, ta đem năm mươi con xuống biển. Khi cần thì gọi, ta về ngay. Từ đó dòng giống Việt ngày một phát triển.” * * * (Còn tiếp)
  2. Cái Học và Cái Không Đáng Học - Phạm Văn Bản Phần III: 4. Xuyên Tạc Đất Tổ Về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì Truyện Hồng Bàng cũng cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ. Nhưng trong Truyện Hồng Bàng, ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có tên và quê hương liên hệ tới truyền thuyết Việt, thì tất cả dòng họ nội và ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa. Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa. Sự hoán chuyển này thì thật là thâm độc. Vì không chấp nhận Mẹ mang họ Âu, dân Lạc Việt cũng sẽ lần lượt bớt chú tâm tới yếu tố Mẹ. Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ. Đúng là một phương pháp thực hành lời thề “Giao Chỉ Diệt” của Đại Lão Tướng Phục Ba Mã Viện! a. Vùng Đất Tộc Việt Đất Tổ Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi đã góp phần quan trọng và chính yếu cho việc xuất hiện và phát triển nền văn hóa Việt. Theo khoa cổ học hiện đại xác nhận, thì Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu Sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc. Đang khi đó, địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao. Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của quốc gia Trung Hoa. Tốm lại, lưu vực Sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển tại Lĩnh Nam. Dân Việt đã sinh sống tại đây mấy ngàn năm trước khi người Hoa biết tới. Vậy mà Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa; rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt. b. Quan Niệm Người Hoa Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Và phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt đã phải biết cách tổ chức vững vàng về mọi mặt. Vì ở dọc bờ biển đông nam, nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp. Sựổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, kết hợp với núi non hiểm trở bao quanh, đã tăng phần bảo vệ cho các tiểu quốc Việt thoát khỏi sự thống trị của người Hoa. Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, họ luôn gọi dân Việt là Nam Man. Tiếng Nam Man chỉ các sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía nam, đặc biệt từ nam Sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam và Lĩnh Nam. Sử Trung Hoa cũng luôn luôn coi đây là sự kiện hiển nhiên. Thời Bắc thuộc, khi các thái thú và thứ sử của Trung Hoa thống trị, bao giờ họ cũng coi dân Nam Man là ngoại tộc, không phải người Hoa. Trong mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt. Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt. Các sắc dân ở vùng phía nam Sông Dương Tử, vẫn còn các tên chỉ nguồn gốc là một nhánh của Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt. Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, dân vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân. c. Nguồn Gốc Bách Việt Bách Việt là tiếng của người Hoa dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt, Trăm Việt, phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Bách Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, sử sách ghi nhận các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam… Các nước này nằm kế tiếp nhau từ miền nam Sông Dương Tử, qua lưu vực Sông Hồng rồi xuống tận bình nguyên Sông Mã. Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Hoa, và chưa tổ chức thành quốc gia, và người Hoa gọi họ là dân Bách Bộc. Sau khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Hoa và những lãnh thổ của miền nam Sông Dương Tử, các tiểu quốc Việt lần lần bị xâm chiếm, chỉ có Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt là còn là những quốc gia tự trị. Cho tới thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Hoa. Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Bách Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc, và văn hóa văn minh Bách Việt cũng bị đồng hóa thành ra văn hóa văn minh của người Hoa. Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học gần đây cho thấy người Bách Việt đã vượt Sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa khởi sự và thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Bách Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc… Theo sử sách Trung Hoa, vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, và có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành. Rồi tới năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến hiện nay, tự xưng là Đại Việt sau mới đổi tên thành Nam Hán. (còn tiếp)
  3. Cái Học và Cái Không Đáng Học - Phạm Văn Bản Phần II: 3. Xuyên Tạc Truyền Thuyết Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm khác biệt nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc Việt Nam: - Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân Việt, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên và có Cha là Rồng. Thì trong Truyện Hồng Bàng, cha lại là nhân vật Sùng Lãm, mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của cha Sùng Lãm chỉục, và mẹ Âu Cơ cũng hoàn toàn là người phàm. Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà bà cố nội có tên là Tiên – Vụ Tiên. Không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng. Bởi vì biết dân Việt đương thời chú trọng bên phía mẹ, gọi là mẫu hệ, thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên họ Rồng, rồi để tạo ra điều trớ trêu, chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa, là hoàn toàn phàm tục! Truyện Hồng Bàng lại chú trọng bên phía cha, gọi là phụ hệ, gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu là Lạc Long Quân của một mình người cha; đang khi, mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với Tiên Rồng. - Theo truyền thuyết của dân Việt, thì toàn thể người Tộc Việt là đồng bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – là cùng do Bọc Trăm Con. Thì Truyện Hồng Bàng, một trăm đứa con của Sùng Lãm lại thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông nối nhau mà làm vua, và chính họ cũng “chia nước mà cai trị.” Đây chính là nhóm đặc quyền trong đảng phái chính trị, chớải “tinh thần đồng bào” như trong truyền thuyết Việt? Hơn nữa, Truyện Hồng Bàng dầu có kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì cũng chính là câu truyện này ghi rằng, quanh Sùng Lãm đã có dân chúng Tộc Việt đông đúc và đã sống thành một nước rộng lớn. Như thế thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ. Cũng theo chính Truyện Hồng Bàng, thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất, và như thế, thì làm sao mà còn đủ 100 con để gọi làm tổ cho Bách Việt, Trăm Việt? - Từ khởi thủy cho đến thời điểm cách nay chưa đầy hai ngàn năm, xã hội Tộc Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên mẹ làm chính, và theo tên họ của mẹ. Và không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng mẫu quyền. Trong sách Hậu Hán Thư cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt ở thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ phương Bắc, đã có rất nhiều vị Nữ Tướng với nhiều đội nữ binh; điển hình là những Đức Trưng, Đức Triệu. Rồi mãi tới năm 544, sau gần 300 năm của thời Đức Triệu Nữ Vương, cuốn sử của Trung Hoa này mới ghi nhận dân Việt có một Nam Nhân làm thủ lãnh, Đức Lý Nam Đế. Đang khi Truyện Hồng Bàng kể lại dòng cha là chính. Tất cả dòng bên nội đã được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng và tên hiệu của từng người. Trong khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, hay dòng bên ngoại, và cũng không có cả tên riêng của mẹ. Theo mẫu hệ thì con gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy thì Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa Phụ Hệ của người Hoa, và đi ngược với truyền thống Mẫu Hệ đương thời của dân Lạc Việt. - Về phần tên của tộc dân, dân ta tự xưng là Lạc Việt. Vua, quan, dân, ruộng… cũng đều ghi là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, Lạc điền… Như vậy, theo quan niệm mẫu hệ, tên Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên. Do đó, đúng đắn nhất, chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng là Lạc Cơ và Long Quân, cơ là văn và quân là võ, Mẹ Tiên Cha Rồng. Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân. Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, Truyện Hồng Bàng lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, là họằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, tức là Âu Cơ! (Còn tiếp)
  4. Chú Thiên Sứ sẽ trả lời 3 người, mỗi người 3 câu và mỗi câu dài không quá 15 chữ. Xem ra nhiều bạn phạm quy rùi. Vậy nên Phoenix cứ đăng câu hỏi. Nếu không phạm quy và đủ điều kiện thì chú Thiên Sứ phải giữ lời giải đáp. Câu 1: Ngày 10/3 AL đã được công nhận chính thức là ngày giỗ Tổ. Vậy sau này ngày 5/5 AL có được thừa nhận chính thức như ngày 10/3 không? Nếu "có" thì xin hỏi thêm: Ai sẽ là người khiến nhà nước thừa nhận ngày này? Nếu "không" thì bỏ qua câu hỏi thêm. Câu 2: Trong tương lai, di tích đền Hùng có được công nhận là di sản văn hóa thế giới không? Câu 3: Đã có nhiều người đi thăm khu di tích đền Hùng (kể cả chú Thiên Sứ). Xin hỏi: Lối đi từ cổng chính lên đến điện Kính Thiên (chỉ tính lối đi chính) có bao nhiêu bậc? Kính chờ giải đáp!
  5. Hi, hy sinh vì khoa học thì cũng đáng nhưng sợ chưa làm được khoa học thì đã die vì nắng roài :lol: Dùng trình thiên văn đỡ tốn công sức nhất. Bạn VinhVinh nói rất đúng. Đã phát minh ra máy tuốt lúa, ai lại còn đi đập lúa nữa. Để sức làm việc khác.
  6. Chỉ còn 4 ngày nữa là tới ngày Giỗ Quốc tổ VUA HÙNG. Ngày 15/04/2008 nhằm ngày 10/03/2008 tức ngày Ất Dậu, tháng Bính Thìn năm Mậu Tý _AL. Ngày giỗ Tổ năm nay được coi là ngày Bảo quang Hoàng đạo (cực tốt), có thể tiến hành: Khai trương/ Xuất hành, di chuyển/ Cầu tài, cầu lộc/ Làm việc thiện, làm phúc. Để tôn vinh truyền thống và tự hào về lịch sử dân tộc, sau nhiều năm sửa đổi pháp chế, ngày 02/04/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung điều 73 của Bộ Luật lao động năm 2007. Trong đó quy định: "Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: ...... Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 03 âm lịch)..." Tháng ba này, ai có đi về đất Tổ, nhớ đừng để mỏi mệt níu chân mà không lên đỉnh Nghĩa Lĩnh, ngắm hồn thiêng sông núi linh anh của dân tộc, thấm vào người cái hương linh đất Tổ, thấm đẫm mình trong văn hóa cội nguồn mà thêm yêu non sông, Tổ quốc. Ra về, đừng quên cầm theo quả chò chỉ: đôi cánh vươn lên, xoay tít giữa gió ngàn để đi xa hơn mà không đổi thay hình hài, dáng vóc; không đổi thay tinh chất cây ngàn năm lịch sử, vươn cao mãi giữa dòng thời gian Nhân ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn, xin cung cấp vài tài liệu để bạn bè khắp nơi tiện tìm hiểu về tổ tông. Kính anh linh tổ tiên muôn đời! Chúc vạn đại người Việt an bình, gia lạc, hạnh phúc! Trân trọng giới thiệu bài đầu tiên về HÙNG VƯƠNG theo truyền thuyết lịch sử Hùng Vương Hùng Vương là tên gọi chung 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng (2879-258 tr. DL). Nếu kể cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, có tất cả 20 đời Vua trong họ Hồng Bàng. Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, lấy Tiên sinh ra Lộc Tục. Vua phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam tức Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương kết hôn với Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ sinh được 100 con trai. Về sau, 50 con theo cha xuống biển và 50 con theo mẹ lên núi, đi về phương Nam lập ra nước Văn Lang. Người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, chia nước ra làm 15 Bộ, cha truyền con nối theo chế độ Phụ Đạo, có quan Lạc Tưóng, Lạc Hầu phụ tá và quan Bồ Chính là chức quan nhỏ trông coi Lạc dân, và gọi con trai là Quan Lang, con gái là Mỵ Nương. Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời. Nhân dân ta coi các vị vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang, tức là nước Việt Nam ngày nay, nên gọi là Quốc Tổ Hùng Vương. Hùng Vương được thờ trên núi Nghĩa Lĩnh, Huyện Phong Châu, Tỉnh Phú Thọ (Vĩnh Phú). Trên khắp lãnh thổ Việt Nam và cả ở hải ngoại, đền thờ Hùng Vương cũng được lập ở nhiều nơi để con cháu Việt hướng về tổ tiên cội nguồn. Ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm được coi là ngày giỗ Tổ. Theo một số nhà nghiên cứu, đây là ngày rất đặc biệt và có căn nguyên chặt chẽ được chọn để thể hiện sự minh triết Việt. (Nội dung này sẽ được giới thiệu trong các bài tiếp theo) (còn tiếp)
  7. Ngày mai là ngày giỗ Tổ mà nghĩ đến đền Hùng thấy buồn. Rồng thì có sừng, đặc chủng rồng thời Trần. Đường đi lối lại thì làm bôi bác. Nhất là cái vụ hội chợ mới gọi là "tạp phí lù". Buôn bán đủ loại linh tinh, lại còn cho "pê đê" tham gia hát hò. Đến với tổ tiên mà thấy bát nháo quá. Không thấy cái gì gợi lên tính chất văn hóa cả. Ban tổ chức chẳng có một động thái gì nhắc nhở người đi lễ hội cư xử cho thành kính tổ tiên. Thiện nam, tín nữ đến đền Hùng chẳng hào hứng gì với mấy đồ thờ họ cho là sơ sài. Có lẽ 70% người tham dự lễ hội không cảm nhận được sự linh thiêng của ngày lễ Tổ. Hi vọng, năm nay hội chợ cây trái, sản vật, trò chơi dân gian khắc phục lại được phần nào.
  8. Hi, có lẽ bác có căn tu không chừng :rolleyes:
  9. Theo Phoenix thì quẻ LV chính xác với sự việc khi nó đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên. Dù giờ giấc thế nào, thay đổi chênh lệch ra sao cũng không quan trọng nhiều lắm. Bởi vậy nên mới có thể luận quẻ LV theo tượng (hình ảnh) hoặc theo cảm (cảm nhận) và luận theo quẻ độn (khi quẻ giờ hiện tại đã luận cho câu hỏi khác) mà không phụ thuộc ngày giờ. Tính cảm ứng (bắt nhịp được tần sóng) mới là quan trọng. Giả sử bạn VinhVinh hỏi: Chuyện tình cảm của tôi sắp tới ra sao? Bao giờ tôi lấy vợ? Lấy theo thời điểm của Phoenix, quẻ lập được là quẻ độn: Khai Tốc Hỷ. Về tính chất, so với quẻ Tử Tiểu Cát của chị Lacvietdt cũng không chênh lệch bao nhiêu. Như vậy, quẻ vẫn ứng với sự việc muốn hỏi như thường. * Cách đứng chờ mặt trời chính ngọ cũng kỳ công ra phết. Mà mỗi mùa nó chính ngọ tại một thời điểm thì khó. Để độ chính xác được cao lại phải ngồi làm thí nghiệm xác suất. Phơi nắng làm thỏ đúng là hy sinh đáng kể cho tri thức.
  10. Hi, để xem sáng ra chú Thiên Sứ mở net rồi tâm trạng thế nào? 16h45'ngày 09/03/Mậu Tý_AL: Quẻ Tử - Đại An + Kinh - Lưu Niên Chú Thiên Sứ mở nét rồi thấy.... kẹt. Trót tuyên bố rùi đành lẩm nhẩm, bấm bấm, nhẩm nhẩm và ôm lấy máy tính gõ liền tù tì một mạch 40 phút phán những lời ghi dấu ấn với thời gian :lol: .
  11. Quan niệm này có lý.
  12. Theo Phoenix thấy thì gieo Phúc đức là cả một quá trình. Mới có câu "tích đức". Nếu gặp hạn mà dùng một việc nhân đức như phương pháp giới thiệu thì có vẻ cũng hơi khiên cưỡng. Cả đời không tích đức, đến khi gặp họa chỉ cần một số tiền mua đồ dùng đem đi làm phúc là có thể nhẹ họa thì e nhiều người cứ sống bạt mạng. Khi cần chỉ làm một thủ tục là đỡ lo âu. Mà người giàu thì dễ lắm. Cái gì chứ 80 tuổi - 80 tấn muối, gạo cũng lo được ngay. Xem ra người nghèo lại thiệt thòi. Người cả đời tích đức càng thiệt nữa. Phương pháp này phải nói cũng có ý nghĩa, song chắc không áp dụng được trong nhiều trường hợp. Nếu là ý tưởng của các thầy trong chùa thì càng phải nhìn nhận cho đầy đủ khía cạnh. Nói như vậy không phải là bài bác các thầy. Các thầy rất ra sức kêu gọi công quả, làm phước thiện nhưng nhiều khi lại áp dụng việc công quả hơi thái quá. Sai không phải là sai mà đúng chưa chắc đã đúng với chân tu, nghiệp chướng. Có lẽ phương pháp này cũng vậy, chưa thấu đáo chăng? (hi, Phoenix không có ý công kích các bác theo đạo Phật nhé, có gì không phải xin hoan hỷ mà hỷ xả :rolleyes: ) Cho nên, thiết nghĩ muốn ít hàm oan, tội lỗi hay hạn xấu thì đời người nên sống cho minh chính, lương thiện, nhân từ. Tức khắc sẽ tai qua, nạn khỏi. P/S: Nếu ai đang gặp hạn cũng nên thử cách trên. Song nhớ là đi giúp người thì trước hết vì cái tâm muốn san sẻ. Giúp người để cầu tai qua nạn khỏi e khó thành. Quỷ thần hai vai, Đức Phật minh sáng, Bồ tát từ bi minh chứng. :lol:
  13. Thật thú vị. Nhưng cũng khó nhỉ. Giả sử gia cảnh nghèo mà tuổi lại cao quá thì làm sao đủ kinh phí mua nhiều thứ theo số tuổi được. Có cách gì thay thế không?
  14. Luận thử câu hỏi của Bachma Câu hỏi: mình mới nhận được công việc mới khỏang 1 tuần, hix việc thì nhiều mà sếp lại không được dễ thương cho lắm. Việc người trước để tồn lại quá nhiều không thể giải quyết xuể. Chán lắm. Đang làm vip một vùng bị chuyển về đây thành binh tôm tướng cá, buồn ghê . CH1: Vậy mình làm ở đây có được lâu hay không (thời gian là bao nhiêu)? CH2: Công việc về lâu dài có phát triển lên hay không? CH3: Trong năm nay có chuyển công việc được không ? CH4: Sẽ làm công việc gì? * 7h50, Ngày 09/03/MT _AL - Quẻ Sinh Tốc Hỷ - CH1: Vậy mình làm ở đây có được lâu hay không (thời gian là bao nhiêu)? - Sinh Tốc Hỷ - Thương Xích Khẩu: Công việc của bạn hiện tại sẽ không diễn ra lâu lắm. Bản thân bạn đang rất nôn nóng và sốt ruột (tốc hỷ) như là châu chấu trong chảo, nhảy tanh tách, không kiềm chế được xúc cảm của mình. Bạn cảm thấy tài năng của mình không được đánh giá đúng. Do nôn nóng và thiếu kiềm chế nên chính bạn làm nó thay đổi nhanh hơn. Động thái của bạn làm cho người quản lý thiếu thiện cảm, gây là những chất vấn, đối chất hoặc những tranh luận bất lợi. Bản thân người quản lý cảm thấy không hài lòng sau khi đặt bạn vào vị trí này và bản thân bạn làm họ không ưa về cách thể hiện của mình. Vì vậy, bạn có thể ra khỏi vị trí này nhanh là 8,9 tháng, chậm là 1 năm. - CH2: Công việc về lâu dài có phát triển lên hay không? - Đỗ - Tiểu Cát + Cảnh Vô Vong Công việc này trong tương lai sẽ có được kết quả tốt, song có lẽ chưa thỏa được ý của bạn. Đối với bạn nó chỉ là kết quả an ủi. Nếu bạn biết tự hài lòng thì công việc mới trôi chảy được. Mong muốn của bạn vội vàng hơn (Sinh Tốc Hỷ). Do đó bạn không nhìn thấy cơ hội ở phải trước (Cảnh Vô Vong). Trường hợp này là: không phải bản thân công việc không tạo ra cơ hội mà do chính bạn không hài lòng hoặc không đủ nhẫn nại để tận dụng cơ hội. -CH3: Trong năm nay có chuyển công việc được không ? Tử - Đại An + Kinh Lưu Niên Năm nay bạn còn bị kẹt với công việc này mà chưa chuyển được. Dẫu sao bạn cũng chưa có cơ hội khác để tạo cho mình sự ổn định nên bạn vẫn nhẫn nại làm tiếp vì nó cũng được chút lợi nhỏ (Tiểu Cát). Người quản lý chưa muốn chuyển bạn sang vị trí khác mà vẫn muốn giữ bạn ở vị trí này vì nhu cầu công việc. Tức là hoàn cảnh thuận lợi chưa có. Nếu có thì bạn phải tự tạo ra. Song bạn khó mà thay đổi được hoàn cảnh (đại an + Lưu niên). - CH4: Sẽ làm công việc gì? Khai Tốc Hỷ + Hưu Xích Khẩu Một công việc mới vừa ý rất khó tìm. Bạn thích công việc có tính năng động, nhạy bén, có lý tưởng, có trình độ cao. Nhưng bạn phải thử thách mình trong công việc nhiều. Nhiều việc buồn tẻ làm bạn chán nản. Do bản tính thiếu nhẫn nại, nên gặp công việc nhưng bạn cũng khó thành. Cho nên bạn muốn thành công phải biết điểm dừng của bản thân. Gom góp những lợi ích nhỏ để tích lũy chờ đến khi có cơ hội. Đặc biệt tránh vì buồn chán mà gây xung đột, va chạm. Bất lợi cho bạn nhiều. Mấy lời dông dài, chưa chắc luận đúng, chờ các anh chị có trình độ và kinh nghiệm chữa bài hộ đã nhé. Chúc BM sớm được như ý!
  15. Rất tiếc là Tổ đình này giờ quán cơm che lấp cả nơi thờ quốc Tổ. Trông rất lam nham, nhếch nhác. E rằng chú Thiên Sứ phải kiếm chỗ khác để giảng về Kinh Dịch.
  16. ABC2008 nhầm rùi. Ngày 14/03/2008 mới là ngày 09/03 AL thui. Giờ Tý - 14/03/2008: Kinh Vô Vong - là chú Thiên Sứ vẫn còn trong giấc ngủ mơ màng đó. Còn chưa khai khẩu để giải đáp. :rolleyes:
  17. Chú Thiên Sứ rất có tài thơ. Nhưng câu cuối cùng hình như hơi lạc. :rolleyes:
  18. KHÔNG ĐỀ Chiều buồn rơi bơ Sầu buông ngập đường tơ. Nhớ ai bao hẹn ước mong chờ. Nhạc ngày nào dâng ước mơ Khi hẹn nhau dưới trăng mờ. Tình dâng ngập hồn thơ. Nay trách ai hững hờ. Ngàn thu xơ xác gió ngẩn ngơ. Đọc bài thơ vần "ơ" của chú Thiên Sứ cứ thắc mắc mãi không hiểu "rơi bơ" là rơi cái gì? Hay là chú Thiên Sứ đang ăn quả bơ thì chợt "ngẩn ngơ"?? :rolleyes: :lol: Mạn phép họa lại bài thơ vần "ơ" này: "Chiều thương bỗng nhớ ngẩn ngơ Sầu rơi ướt đẫm đường tơ năm nào Nhớ lời thầm ước khi nao. Nhạc lòng còn sóng xôn xao, bồi hồi. Khi xưa trăng hẹn bên đồi Tình dâng sóng cả ngập lời yêu thương Nay phiền trách mối tơ vương Ngàn năm còn gửi u buồn về ai" P/S: Lời viết ngẫu hứng dông dài, nếu có phê thì xin phê cho thẳng tay để rút kinh nghiệm :lol:
  19. Nếu chú Thiên Sứ có cảm hứng họa thử bài này: Vén tóc mùa đông. Mắt em u buồn thế?! Liễu chớp mi dài, lệ rớt bên sông. Lá bàng khô, đỏ những mối tơ lòng, Heo heo gió, tung từng cơn sắc ngọt. Em khoác áo tơ vàng, anh thảng thốt Kìa là màu ánh sắc thủa tơ duyên Áo đâu phai trong đông giá muộn phiền Thôi thế lỡ, thu đi rồi em nhỉ? Nhớ lại đỏ một trời, nửa thế kỷ Phượng tưng bừng múa với những đam mê Nắng rang trên con phố cũ đi về Môi em thắm vườn hè đầy quả ngọt. Mãi trong anh ngân còn tròn tiếng hát Tình em xanh - xuân một thủa đi về. Thôi để mộng làm hương tươi cỏ mật, Anh găm đầy trong những bước xa quê.
  20. Phoenix có một người bạn đi học "hút thìa" này rất chăm chỉ. Anh ta cũng hút được vài thứ đồ. Mỗi tối về là đóng cửa phòng tập hít thở rồi hô hét gì đó rất to. Nói là để tập khí. Anh ta tập rất say mê và giới thiệu cho rất nhiều người đi tập. Không biết tốt xấu đến đâu nhưng thấy giảm cân rõ rệt. Phoenix cũng đọc một bài về thầy gì đó ở Biên Hòa dạy cảm xạ chữa bệnh. Mở luân xa cho học viên. Có hai chị em đi học rồi về bị bệnh. Liên tục như có người nào đó nhập vào và hành xử không còn tự chủ nữa. Những món này đúng là lợi bất cập hại. Không hiểu hút được thìa rồi dùng nó để làm gì nhỉ?? :rolleyes: Không lẽ chỉ dùng để đi tìm thìa hay đồ sắt bị thất lạc. Thế thì phí công học quá!! :lol:
  21. Đêm 9/3 chắc không ngủ để ngồi canh xếp hàng làm người đầu tiên hỏi. Lỡ có ngủ quên, mở mắt ra đã thấy 300 người hỏi mất rùi. :rolleyes: Ngày 10/3 AL - Giờ Tý: Kinh Vô Vong :lol:
  22. Trân trọng giới thiệu bài tiếp theo: (Bài này giới thiệu các nét đặc trưng văn hóa và nhận thức của người Việt cổ thông qua các họa tiết trên trống đồng trong suốt các thời kỳ. Trống đồng được coi là linh vật tiêu biểu thời đại Hùng Vương. Nó vừa là công cụ giao thức của người Việt cổ vừa là phương tiện sinh hoạt (gần đây có công bố về trống đồng biến thể thành chiếc chậu để khi cần có thể sử dụng làm hiệu lệnh mà vẫn tránh được sự truy xét của đối phương). Trống đồng hiện nay được rất nhiều người sưu tìm, bảo quản và trưng bày. Rất nhiều mẫu và hình hoa văn trống đồng đã được đưa vào các sản phẩm văn hóa du lịch cũng như tiêu dùng để quảng bá cho du khách khắp các quốc gia. Tiếc thay, phần lớn các sản phẩm đó lại do Trung Quốc chế tác.) Hành Trình Về Thời Đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC -- Lê Văn Hảo -- (nguồn: http://chimviet.free.fr) I - Trống đồng Đông Sơn ; hiện vật tiêu biểu nhất của văn hó Việt cỏ, nền văn minh sông Hồng Trống Ngọc LũMặt trống Mặt trống Ngọc Lũ ( Bản vẽ của Ngô Quỳnh Nga) Một toàn cảnh sinh hoạt của người Việt cổ Trống Ngọc Lũ Trống Ngọc Lũ II - Trống đồng Đông Sơn Mặt trống Hoàng Hạ Một toàn cảnh sinh hoạt của người Việt cổ Trống Hoàng Hạ Trống Hoàng Hạ (còn tiếp)
  23. Trân trọng giới thiệu bài tiếp theo về KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG (Nội dung dưới đây là giới thiệu về di tích của Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch tỉnh Phú Thọ. Hiện nay đã có một số nơi được trùng tu và xây dựng lại hết sức quy mô. Đồng thời cũng còn có nhiều bất cập chưa khắc phục được. Trong phạm vi topic sẽ có những giới thiệu sau.) Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. [/color] Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145 m. Ba đỉnh núi: núi Hùng, núi Vặn, núi Trọc theo truyền thuyết là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời. Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,.. Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như: 1. Cổng đền 2. Đền Hạ 3. Nhà bia 4. Chùa Thiên Quang 5. Đền Trung 6. Đền Thượng 7. Đền Giếng 8. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ 9. Bảo tàng Hùng Vương Cổng đền Cổng Đền Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần. Đền Hạ Đền Hạ Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền. Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa. Chùa còn có một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng giường kết hợp với bẩy lẻ. Các bẩy lẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Trên gác chuông có treo quả chuông, không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê. Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu) Đền Trung Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa. Đền Thượng và Lăng Hùng Vương Đền Thượng Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông. Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay. Lăng Vua Hùng Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắp ngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương). Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh) Đền Giếng Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung. Cổng Đền Giếng được xây vào thế kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn. Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái. Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi miếu nhỏ trong núi). Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sỹ. Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên. Đền Tổ mẫu Âu Cơ Đền Mẫu Âu Cơ Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên. Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu. Bảo tàng Hùng Vương Hiện vật cổ của bảo tàng Hùng Vương Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”. Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính: - Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc. - Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước. - Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước phong kiến trước đây, của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng. Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam! (còn tiếp)
  24. Lời giới thiệu: Đây là bài viết của tác giả Hà Văn Thùy đã được công bố trên một số trang web. Có nhiều ý kiến tranh luận trái ngược nhau về những ý kiến của ông Hà Văn Thùy. Xin giới thiệu tại đây để mọi người tham khảo và nhận xét. (Nguồn: sưu tầm) Tác giả: Hà Văn Thuỳ Kinh Thi là tuyển tập những bài dân ca và ca dao đẹp nhất, hay nhất xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ VI TCN trở về trước trên lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Theo Tư Mã Thiên viết trong Sử ký thì ban đầu có tới 3000 bài, Khổng tử san định đã bỏ đi 9 phần 10, chỉ giữ lại có 311 bài. Ðấy là tác phẩm văn học cổ điển có ảnh hưởng sâu rộng đến tâm hồn và trí tuệ phương Ðông, quan trọng đến mức Khổng tử nói bất học thi vô dĩ ngôn! (Không học Thi biết gì mà nói). Thời nhà Tần nó cũng bị đốt nhưng sau đó được khôi phục và xếp vào Ngũ kinh. Hàng nghìn năm nay, kinh Thi mặc nhiên được coi như sản phẩm đặc hữu của Hán tộc, không có ai nghi ngờ hay bàn cãi. Vì vậy, ba chục năm trước, khi học giả Lương Kim Định cho rằng Kinh Thi là quyển kinh điển của Việt tộc (1) đã gây nên sự phản ứng của không ít người. Dễ hiểu thôi, thay đổi một thói quen từng hằn vào cân não hàng nghìn năm đâu phải là việc một sớm một chiều! Ðiều dễ nhận ra là kinh Thi đã bị Hán nho rối Tống nho đánh tráo một cách trơ trẽn: Những sáng tác dân gian sinh ra nơi ruộng lúa nương dâu bị biến thành sản phẩm cung đình, một thứ văn chương xu phụ chuyên ca tụng ông vua này ông vua khác cùng bà hậu phi nào đó! Chính ở đây, tầng lớp Hán nho đã ăn cắp tác quyền của dân gian trao cho vương triều. Ðiều này dễ thấy. Còn cách đánh tráo, ăn cắp tác quyền khác tinh vi hơn thì khó nhận ra. Khó về học thuật và càng khó hơn trong tâm lý: đứng trước nền văn hóa khổng lồ của người láng giềng phương bắc, chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé đi, đến mức chỉ còn là cậu học trò ngu ngơ trước ông thầy vĩ đại! Tâm lý ấy khiến chúng ta hèn đi, không dám nghĩ đến cái điều bị coi là hoang tưởng thậm chí phạm thượng: kinh Thi là quyển kinh điển của Việt tộc! Ðể phân định điều này, ta phải xét từ cội nguồn: Tìm về lịch sử hình thành kinh Thi. Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tồn tại 2 giả thuyết về cội nguồn dân tộc Việt. Một cho rằng, tổ tiên người Việt từ cao nguyên Thiên Sơn di cư vào đất Trung Hoa sau đó bị người Hán chèn ép nên tràn xuống Việt Nam tiêu diệt người bản địa, lập ra nước Văn Lang. Giả thuyết thứ hai cho rằng tổ tiên người Việt đã từ Mã Lai đi lên. Ngày nay, với những thành tựu mới nhất của di truyền học, lần đầu tiên chúng ta có bản viết chính xác về tiền sử Đông Á: Người hiện đại Homo Sapiens đã từ châu Phi lên Trung Đông rồi từ đây theo bờ biển Nam Á đến Việt Nam khoảng 60-70000 năm trước. Dừng lại đây trong khoảng 10.000 năm, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hoà huyết tạo ra những chủng lai. Những chủng người này sinh sôi nảy nở lan khắp lục địa, hải đảo Đông Nam Á rồi sang châu Úc. Khoảng 40.000 năm trước, khi băng hà tan, người từ Đông Nam Á đi lên phía bắc, chiếm lĩnh lục địa Trung Hoa rồi sau đó vượt qua eo Bering tới châu Mỹ. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV TCN, người Đông Nam Á mà sau này sử sách gọi là Bách Việt sống khắp duyên hải Đông Á với nhân số chiếm khoảng 54% nhân loại. Trong đó người Lạc Việt có khoảng 15-20% và giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Người Bách Việt Đông Nam Á kiến tạo nền văn minh nông nghiệp tiến bộ nhất thế giới: Nghề trồng lúa phát triển với giống lúa được tuyển chọn tốt, biết cày bằng trâu bò, đắp bờ giữ nước. Nghề chăn nuôi gia súc trở thành nghề sản xuất chính, biết nuôi tằm dệt lụa. Nghề đúc đồng ra đời. Khoa thiên văn quan sát tượng trời tượng đất dự báo thời tiết ở trình độ cao. Kiến thức âm dương ngũ hành, dịch số được tích luỹ. Từ kết nút để ghi nhớ đã có chữ Khoa đẩu. Là cộng đồng nông nghiệp nên sinh hoạt văn hoá phát triển với ca dao, dân ca, đồng dao, nhạc múa, trái gái luyến ái tự nhiên theo tục dã hợp… Cũng trong khoảng thời gian trên, có phần chắc là muộn hơn, một số nhóm người Mongoloid từ Đông Nam Á đi lên miền đồng cỏ phía Tây Bắc Trung Hoa, sinh sống bằng du mục, tách biệt với khối dân cư còn lại. Khoảng 2600 năm TCN, những bộ lạc du mục thiểu số này vượt Hoàng Hà chiếm đất của dân Bách Việt nông nghiệp, lập ra thời đại Hoàng Đế. (2) Tuy chiến thắng về quân sự nhưng do số người ít và văn hoá kém phát triển nên kẻ chiến thắng bị đồng hoá cả về di truyền cả về văn hoá. Người Mongoloid vốn có nước da sáng hơn người Australod lại sống ở phía bắc từ lâu nên nước da càng trắng hơn. Vì vậy kẻ thống trị gọi người bản địa là lê dân – dân đen - để phân biệt. Vào đất Bách Việt, người Hán Mông Cổ choáng ngợp trước số dân đông đúc và kinh tế sung túc nên lập tức bỏ nghề du mục, chuyển sang làm quan, làm công nghiệp, nhà buôn - những công việc đặc quyền của kẻ thống trị. Không lâu sau, chỉ một vài trăm năm, toàn bộ người Hán Mông Cổ xuống Trung Nguyên bị hoà huyết với dân đen bản địa thành chủng người mới, khoa học gọi là Mongoloid phương Nam hay nhóm loại hình Đông Nam Á. Trong quá trình hoà huyết thì văn hoá cũng hoà đồng: Trước hết là tiếng nói. Lớp con lai dùng trộn trạo từ vựng của bố của mẹ. Với thời gian, hai hệ tiếng nói bổ sung cho nhau, hoà vào nhau tạo nên tiếng nói chung phong phú của lớp dân mới. Tuy nhiên, tiếng nói của một vùng, một quốc gia bao giờ cũng theo cách nói của trung tâm, của thủ đô. Người Hán Mông tập trung ở đô thị nên trong khi học thêm từ vựng Việt thì họ cố giữ cách nói - văn phạm truyền thống Hán. Dần dần toàn bộ dân cư chuyển sang dùng cách nói thống nhất như các đô thị, kết quả là trong giao tiếp cùng nói theo cách của người Hán. Đồng thời trong quá trình chung sống, các phong tục tập quán của hai tộc người ban đầu cũng hoà vào nhau. Người Hán Mông Cổ bỏ vật tổ truyền thống của mình là con cọp trắng để chuyển sang thờ vật tổ của dân bách Việt là con cá sấu được thần hoá thành con rồng. Người Hán Mông Cổ cũng nhận những ông tổ xa xưa của người Việt là Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông làm tổ của mình (3) Điều này không có gì sai trái mà hợp lý vì do hoà huyết nên về huyết thống, những thế hệ người Hán từ sau Hoàng Đế như Đế Cốc, Đế Chí đều là con cháu của Thần Nông. Họ có toàn quyền nhận tổ tiên cũng như văn hoá nông nghiệp làm của mình, bình đẳng với những người Bách Việt mới thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Từ lịch sử đó, chúng ta thử tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của kinh Thi. Từ thời vua Vũ nhà Hạ (2205-1783 TCN), các nước chư hầu dâng cống vật cho thiên tử thì trong phương vật, có cả những câu ca của dân quê nơi thôn dã. Thiên tử xem những câu ca ấy để hiểu thuần phong mỹ tục trong thiên hạ, để đánh giá sự cai trị của vua chư hầu. Cái lễ cống tồn tại dài dài mãi sau này nhưng việc cống những câu ca nơi thôn cùng xóm vắng chỉ tồn tại đến thời nhà Chu (1134-247 TCN). Nhưng thử hỏi thiên hạ Trung Hoa thời Xuân Thu là ai? Lúc này đã 2000 năm qua đi từ trận Trác Lộc Hoàng Đế chiến Si Vưu. Trong cương thổ nhà Chu rộng khoảng 115.000 km2 với 15 tiểu quốc, hai chủng tộc chính ban đầu là Hán Mông Cổ và Bách Việt đã hoà huyết thành chủng mới Mongoloid phương Nam. Cùng với máu huyết, giữa người Việt và người Hán cũng có sự hoà đồng về văn hoá. Trong cộng đồng Hán tộc mới này, lực lượng đông đảo nhất là lê dân, là dân đen tức những người gốc Tam Miêu. Chính do số đông áp đảo, chính xuất phát từ nền văn hoá cao hơn nên những người gốc Bách Việt giữ vai trò chủ đạo trong nền văn hoá. Đặc điểm nổi bật của dân Miêu Việt là sống hồn nhiên vui vẻ, ưa ca múa, khá thoải mái trong chuyện luyến ái gái trai. Kinh Thư ghi nhận, khi vì bất bình mà người Miêu Việt nổi dậy, dẹp không được, vua Thuấn phải sai ông Quỳ dùng ca múa phủ dụ mới yên. Từ kinh nghiệm trên, các ông vua hiền thời cổ ở Trung Quốc đã phần nào dựa vào những lời ca cất lên nơi thôn cùng xóm vắng mà biết nguyện vọng của dân để kịp thời điều chỉnh chính sách của mình. Chính những lời ca dân dã ấy được thu thập lưu giữ trong tàng thư của nhà vua. Và từ những thư tịch trong cung vua nhà Chu, Khổng tử (551- 479 TCN) đã đem ra san định thành kinh Thi. Những nguyên nhân trên đã tạo nên tinh thần nông nghiệp Việt tộc bàng bạc trong kinh Thi ngay từ bài đầu tiên và quan trọng nhất: Quan thư. Quan quan thư cưu Tại hà tri châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu. Bài ca là hình ảnh một bãi nổi trên sông với những loài chim nước cặp đôi cùng người trai người gái tình tự phản ánh cuộc sống hồn nhiên của dân cư nông nghiệp miền sông nước. Hảo cầu là từ đa nghĩa. Tản Ðà dịch là tốt đôi vợ chồng nhưng theo Kim Định, một bản Latinh lại dịch là giao cấu (copulary). Dịch như vậy mới phản ánh đúng cái thần câu ca: quan hệ tính giao tự nhiên như vậy chỉ có ở văn hóa phồn thực của Viêm Việt nông nghiệp. Dịch như Tản Ðà là dịch theo quan điểm thanh giáo mà Hán nho rồi Tống nho áp đặt để xuyên tạc kinh Thi. Một bài khác cũng mang cái phong vị trữ tình như vậy, bài Hán Quảng: Trên bờ sông Hán ai ơi, Có cô con gái khó ai mơ màng Mênh mông sông Hán sông Giang Lặn sang chẳng được, bè sang khó lòng. Sông Hán là chi lưu của sông Dương Tử, miền đất châu Kinh, châu Dương, châu Hoài... địa bàn cư trú lâu đời của người Bách Việt, một bằng chứng cho thấy người Việt là chủ nhân những câu ca trên. Một bài khác Thảo trùng: người con gái lên núi hái rau, nhìn thấy châu chấu theo nhau bay nhảy liền mong tưởng đến chồng trở về: Diệc ký kiến chỉ, diệc ký cấu chỉ, ngã tâm đắc di. Tản Ðà dịch: bao giờ cho thấy mặt chàng, Cho ta vui vẻ nở nang tấm lòng. Dịch vậy là quá khéo, bởi chữ cấu có nghĩa là giao hoan. Nở nang tấm lòng vừa có nghĩa vui mừng lại có nghĩa thai nghén sinh nở! Bài Dã hữu tử huân (con nai chết trên đồng) có câu: Có cô con gái xuân tình, Cậu giai tốt đẹp dỗ dành muốn ve Cũng là bằng chứng của lối sống phồn thực Viêm Việt. Cuộc sống phồn thực luyến ái tự nhiên là đặc điểm của văn hóa Việt tộc. Ta thấy điều này trong sinh hoạt hội mùa xuân: đến hội xuân, tất cả trai gái làng này đến hát đối với trai gái làng bên cạnh (là hai bộ lạc). Trai chưa vợ gái chưa chồng xem mặt nhau rồi chọn lựa trong lúc hát hò. Tan đám hát, họ chia nhau từng đôi, tặng nhau kỷ vật rồi dẫn nhau vào những lùm cây bãi cỏ giao hoan, gọi là dã hợp. Không ai chê bai ngăn cản việc này. Những đứa trẻ sinh ra trong cuộc hôn phối tự nhiên ấy là điềm may. Chỉ khi các thánh hiền phương Bắc xuất hiện mới coi là xướng ca vô loại, chê là dâm bôn, ra sức cấm đoán rồi vỗ ngực ca ngợi công việc ấy của mình là cải hóa phong tục của man di! Nếu trong cuộc đời thực, Hán nho, Tống nho tiếp tay cho vương triều phong kiến xóa bỏ văn hóa Việt tộc thì trên phương diện chữ nghĩa, họ cũng một mặt ăn cắp tác quyền những dân ca và ca dao Việt trao cho vua chúa, mặt khác chú giải Thi theo hướng có lợi cho vương triều, cổ xúy chủ nghĩa thanh giáo. Kim Định phát hiện ra mưu đồ này nhưng có lẽ ông đã quá lời khi nói : "Có thể xẩy ra những cuộc tráo trộn do chính Viêm tộc làm ra: nó ở tại đem vào những bài ca của dân gian một ít lời để lái một bài thơ phương Nam ra vẻ của phương Bắc, hoặc để nguyên cả một bài hay một chuỗi bài như Châu Nam, Thiệu Nam mà đặt vào vùng núi Kỳ ở Thiểm Tây để cho người phương Bắc dễ chấp nhận." (VLTN 135) Có lẽ không phải vậy. Người dân quê hồn hậu không nghĩ rằng những câu ca nơi đồng nội của mình sẽ thành kinh điển nên phải tự sửa mình đi cho vừa khẩu vị kẻ xâm chiếm thống trị. Họ chỉ tự nhiên nhi nhiên hát lên lời hát của lòng mình mà vì nó hay nên vương triều không thể bỏ phải lượm lặt đem về. Nhưng rồi việc biên tập, nhuận sắc, chú giải diễn ra, nội dung nhiều bài thay đổi đồng thời tác quyền bị chuyển cho người khác. Việc làm này của Hán nho là có ý thức. Tuy nhiên, cái việc vụng trộm ấy cũng không hoàn toàn vô tang mà đã để lại dấu vết. Không những không thể xóa hết tinh thần Viêm Việt bàng bạc trong khắp tập kinh mà ở nhiều bài còn lộ rõ dấu vết trong cách đặt câu, trong cú pháp. Ta biết, so với tiếng Việt, cú pháp chữ Hán nói ngược: Việt nói trong lòng là trung tâm thì Hán nói tâm trung. Nhưng trong kinh Thi, có hiện tượng rất lạ là nhiều câu vẫn giữ cấu trúc ngữ pháp Việt: Túc túc thỏ ta, thi vu trung lâm (Thỏ ta: Lưới thỏ mà căng giữa rừng.) Ðúng ra giữa rừng viết theo cú pháp chữ Hán phải là lâm trung mà ở đây lại là trung lâm. Hay Hước lãng tiếu ngạo, trung tâm thị niệu (Chung phong: Cũng là bỡn cợt mà thôi, chỉ thêm đau ruột cho người xót thương). Có thể kể ra nhiều nữa: - Hồ vi hồ trung lộ (Thức vi: trong sương) - Trung tâm rạng rạng (Nhị tử thừa chu: trong lòng áy náy) - Trung tâm hữu vi (Cốc phong: trong lòng băn khoăn) - Di vu trung cốc (Cát đàm: trong hang) - Trung tâm dao dao (thử ly: trong lòng nao nao) - Tại bỉ trung hà (Bách châu: giữa dòng sông) - Trung cấu chi ngôn (Tường hữu từ: lời nói trong buồng kín ) Những "hòn sạn" chữ nghĩa kia nói lên điều gì? Phải chăng là sự vô tình? Phải chăng là những người biên tập, san định, chú giải vì "dốt" nên không thấy cái "sai" ấy? Mấy nghìn năm nay chưa ai giải thích điều này. Trong bài Dẫn nhập in ở đầu cuốn kinh Thi, ông Trần Văn Chánh nhận xét: "Trong kinh Thi, chữ "trung" (ở trong, ở giữa) thường đặt sau danh từ, thay vì ngược lại, so với văn ngôn các đời Hán, Ðường... về sau". (4) Ông cho rằng đó là một trong những nguyên tắc, những mô hình cấu trúc cần nhận biết khi đọc Thi. Ðiều này đã hẳn nhưng nó cũng gợi lên thắc mắc: vì sao lại có hiện tượng khác thường đó? Và vì sao qua hàng nghìn năm phấn đấu xa đồng quỹ, thư đồng văn, qua biết bao lần nhuận sắc, chú giải, những đại nho của muôn đời không sửa chữa, không lượm đi những "hạt sạn"? Ðúng là chữ nghĩa thời kinh Thi chưa ổn định và có khác thời Hán thời Ðường. Nhưng thử hỏi, nguyên nhân của sự không ổn định ấy là gì? Theo thiển ý, ở chính trong lịch sử hình thành ngôn ngữ Trung Hoa. Ngôn ngữ thời kinh Thi nằm trên đường chuyển hóa từ cách nói của người Việt sang cách nói của người Hán. Cách nói của người Hán cuối cùng đã thắng nhưng trong ca dao, dân ca vẫn tồn tại cách nói Việt phản ánh tư duy Việt. Khi ca dao dân ca của người Việt được đưa vào kinh điển, người san định tuy đã nhuận sắc sửa đổi nhưng không thể sửa chữa tất cả vì buộc phải tôn trọng vần điệu của thơ. Trong 2700 bài thơ bị loại bỏ, ai biết có bao nhiêu bài của Việt tộc? Những bài còn lại là những bài không thể bỏ. Những cấu trúc ngữ pháp không bình thường trong các bài đó cũng là không thể sửa đổi! Cái không thể sửa đổi đã trở thành những "hòn sạn" trong ngôn ngữ của Thi. Nhưng chính những "hòn sạn" tưởng như ngẫu nhiên này lại là những hóa thạch ngôn ngữ chứng minh về sự đóng góp của tiếng Việt vào kinh Thi, vào ngôn ngữ Trung Hoa! Không chỉ trong Thi, cách nói Việt này cũng để lại dấu ấn trong một số tên gọi: Nữ Oa, Thần Nông, Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn, Ðế Chí rồi Ðế Minh, Ðế Lai... Cách nói đó không thể phủ nhận được là cách nói Việt. Có lẽ cũng do những nguyên nhân lịch sử bất khả kháng mà người ta không thể sửa thành Nông Thần, Nghiêu đế... theo cách nói của người Hán! Nói như ông Kim Định Kinh thi là quyển kinh điển của Việt tộc e rằng quá lời. Bởi lẽ không hiểu những bài bị loại bỏ ra sao, còn căn cứ vào những bài hiện có, ta thấy trong đó nhiều bài mang đặc tính chung của con người, cái chất uy-manh chả của riêng ai, thật khó tách bạch. Trong đó bên cạnh những bài đậm sắc thái Việt lại có những bài mang tố chất Hán tộc như bài Thạc nhân: Người đâu dong dỏng như ai, Trong mặc áo gấm phủ ngoài áo lương. Ấy người con gái họ Khương, Em ông thái tử cưới sang vua Vệ hầu. Còn như bề giượng là đâu? Có Ðàm công với Hình hầu hai vua. Từ phục sức đến nhân thân cho thấy đó là người đàn bà quý tộc. Nhân vật này không phải đối tượng của văn chương dân gian. Nhiều khả năng đây là sản phẩm của nhà thơ cung đình nào đó mượn phong cách dân gian làm thơ phục vụ vương quyền. Không phải trong tầng lớp vương giả không có người Việt nhưng người đàn bà này đích thực là người Hán: Tay ai như cái cỏ gianh non, Da như mỡ đọng, cổ như con nhậy dài, Hạt bầu thời như thể răng ai, Ðầu trăn mà lại mày ngài thêm xinh... Tay, da, đầu có thể là cái đẹp chung của người Hán người Việt nhưng rõ ràng, cái răng: hạt bầu như thể... cũng như đầu trăn (Tản Đà giảng con trăn như con ve mà bé) là vẻ đẹp theo chuẩn mực thẩm mỹ Hán tộc. Thời ấy, vẻ đẹp của người Việt là nhuộm răng đen, xăm mình. Trong Sở từ, đau vì thân phận dòng Việt của mình, Khuất Nguyên than: răng đen mình trổ dọc ngang! Nhưng điều thú vị là, ngay ở đây cũng hiển lộ yếu tố văn hoá Việt: mày ngài! Trồng dâu nuôi tằm là bản nghệ của dân nông nghiệp phương Nam. Do chăm chút con tằm từ ăn một ăn hai đến ra né, chọn giống, cho ngài đẻ… mà người nuôi tằm nhận ra vẻ đẹp kỳ diệu của cặp râu con ngài. Sự so sánh tuyệt vời nảy sinh: râu con ngài được ví với lông mày con gái. Thành ngữ mày ngài ra đời! Đấy là sản phẩm của văn hoá nông nghiệp Bách Việt. Khi đưa nghề tằm tang từ Văn hoá Hoà Bình lên Trung Nguyên, người Việt cũng đưa luôn thành ngữ mày ngài lên quê hương mới. Thành ngữ này, như những từ vựng khác, nhập tịch ngôn ngữ Trung Hoa rồi một cách vô thức phát lộ trong câu ca dao mang nhiều sắc thái Hoa tộc nhất. Điều này là ví dụ tuyệt vời chứng tỏ sự đóng góp của văn hoá Bách Việt vào văn hoá Trung Hoa. Như vậy, có lẽ sẽ công bằng hơn khi nói rằng, kinh Thi là đứa con lai giữa hai nền văn hóa Hán và Việt mà trong đó phần hồn phần cốt là văn hóa của Bách Việt nông nghiệp. Sài Gòn, 6/2006 Copyright @ DCVonline 2006 Sách tham khảo: (1) Kim Đinh. Việt lý tố nguyên. An Tiêm Sài Gòn 1970 tr. 125 (2) Hà Văn Thuỳ. Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hoá. Talawas.org (3) Ts Nguyễn Thị Thanh - Việt Nam trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới– Vietcatholic 30.9. 2001. (4) Kinh Thi NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1992 tr.XXXII