-
Số nội dung
1.107 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phoenix
-
Bài viết này của chú Thiên Sứ rất tuyệt. Có thời gian Phoenix sẽ dịch ra tiếng Anh.
-
Rất đẹp
-
BỆNH UNG THƯ vừa được cập nhật từ Bệnh viện Johns Hopkins, Hoa Kỳ Chuyển ngữ Lê Văn Ngô 1/ Mỗi người chúng ta, trong cơ thể đều có tế bào ung thư. Các thí nghiệm thông thường tế bào này không phát hiện được, trừ khi nó phát triển hàng vài tỷ tế bào ung thư. Khi Bác sĩ nói với bệnh nhân ung thư rằng không còn tế bào ung thư trong người nữa sau khi chữa trị, vậy có nghĩa là các phương pháp và dụng cụ hiện tại không có khả năng tìm đến các tế bào còn sống sót vì qua ít. 2/ Tế bào ung thư thường xảy ra từ 6 đến 10 lần trong đời sống con người. 3/ Khi hệ thống miễn nhiễm (immune systems) của con người mạnh thì tế bào ung thư bị tiêu diệt hoặc không sinh sản được tạo thành khối u (tumor). 4/ Khi một người vướng phải bệnh ung thư, có nghĩa là người đó thiếu sự dinh dưỡng đúng mức: vì di truyền, môi trường, thức ăn, thói quen của đời sống. 5/ Để vượt qua tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng lành mạnh, ta phải kiêng cử và tiếp liệu thêm những cần thiết để làm tốt hệ thống miễn nhiễm. 6/ Chemotherapy (chữa trị bằng hóa chất) là làm đầu độc những tế bào ung thư đang phát triển mạnh nhưng nó cũng tiêu diệt các tế bào khỏe của cơ thể trong tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột. Nó cũng làm hư hại các cơ quan khác như lá lách (liver) thận (kidneys) tim (heart) phổi (lungs). 7/ Radiation (chữa trị bằng phóng xạ) để tiêu diệt tế bào ung thư, nó cũng đốt cháy và để lại vết sẹo làm hư lại tế bào khỏe và các cơ quan khác trong cơ thể. 8/ Lần đầu tiên chữa trị bằng phương pháp Chemotheraphy hay Radiation thường thì nó làm giảm đi cục u nhọt. Tuy nhiên nếu tiếp tục chữa trị lâu dài nó không có kết quả tiêu diệt hẳn cục u nhọt 9/ Khi cơ thể con người chất chứa nhiều độc tố từ sự chữa trị bằng phương pháp Chemotherapy va Radiation thì hệ miễn nhiễm trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm hay bị tiêu diệt, từ đấy bệnh nhân không chịu nổi với nhiều biến chứng phức tạp. 10/ Chemotherapy va Radiation có thể gây cho tế bào ung thư biến dạng và trở nên chai lì khó tiêu diệt. Giải phẫu cũng gây cho tế bào ung thư phát triển thêm nhiều mặt khác. 11/ Cách chữa trị tế bào ung thư có kết quả tốt nhất là bỏ đói các tế bào ung thư, nghĩa là không nuôi nó với những thức ăn để nó có thể sinh sản được nữa. Tế bào ung thư được nuôi dưỡng bởi: a/ Đường nuôi tế bào ung thư. Bỏ thức ăn có đường là giảm đi thức ăn quan trọng cung cấp nuôi tế bào ung thư phát triển nhanh. Thay chất ngọt đường bằng chất ngọt thực vật, hoặc tổng hợp thiên nhiên như mật ong Manuka hoặc nước mật đường nhưng rất ít. Muối bàn có hóa chất làm trắng, tốt hơn nên dùng muối biển. b/ Sữa vào cơ thể thành chất nhờn, đặc biệt trong đường tiêu hóa. Tế bào ung thư được nuôi dưỡng bởi chất nhờn đó. Bỏ sữa thay thế bằng sữa đậu nành không đường. Tế bào ung thư sẽ bị đói. c/ Tế bào ung thư phát triển trong môi trường acit. Thịt cơ bản là acit. Ăn cá và một ít thịt gà tốt hơn là ăn thịt bò và thịt heo. Thịt chứa thuốc kháng sinh gia súc, hooc môn tăng trưởng (hormone), ký sinh trùng ...tất cả các thứ này đều có hại, đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư. d/ Chế độ ăn uống với 80% rau tươi và nước ép, đậu mè, đậu phụng và một ít trái cây giúp cho cơ thể ở trạng thái trung hòa. 20% còn lại đến từ thức ăn nấu chín. Rau tươi, nước ép giúp cho con men sống có khả năng thẩm thấu vào các mô tế bào trong vòng 15 phút để nuôi dưỡng và làm khỏe thêm các tế bào tốt. Hãy uống nước rau tươi (hầu hết các loại rau kể cả mầm hạt đậu), và ăn rau sống hai hay ba lần một ngày. Những con men sống này bị chết ở nhiệt độ 104ºF hay ở 40ºC. e/ Tránh café, trà và chocolate, các thứ này nhiều cafeine thay thề bằng trà xanh, vì nó có khả năng chống tế bào ung thư. Tốt nhất uống nước lọc. Tránh uống nước vòi (tap water) vì trong có độc tố vi khuẩn và chất sắt nặng (heavy metals), tránh nước cất vì có acid (acidic). 12/ Thịt khó tiêu hóa, phải đòi hỏi nhiều con men sống để tiêu hóa. Thịt chưa tiêu hóa giữ trong ruột trở thành thói rửa dẫn đến tạo thành nhiều độc tố. 13/ Tế bào ung thư được che chở bởi một màng protein rất dai. Cố gắng tránh ăn thịt hoặc một ít mà thôi để con men sống có nhiều thêm tập trung phá hủy màng protein dai dẻo bao bọc tế bào ung thư, khai thông cho tế bào xung kích (killer cell) của cơ thể lọt vào tiêu diệt tế bào ung thư. 14/ Một vài chất phụ thêm sức cho hệ thống miễn nhiễm (IP 6, FLOR, ESSIAC, ANTIOXIDANT, VITAMINS, MINERALS, ect...) để giúp tế bào xung kích (killer cell) cơ bản của cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư. 15/ Ung thư là con bệnh của trí tuệ (mind), cơ thể (body), và tinh thần (spirit). Một tinh thần, một ý chí hăng say tích cực vui vẻ giúp cho chiến sĩ ung thư (cancer warrior) sống còn. Sự giận dữ, chấp nê khó khăn, cay đắng, buồn rầu đưa cơ thể vào sự căng thẳng tạo môi trường acid. Hãy học tinh thần yêu thương tha thứ, buông bỏ yêu đời. 16/ Tế bào ung thư không thể phát triển được trong môi trường nhiều oxy. Tập thể dục hằng ngày, hít thật sâu lấy oxy vào khắp các tế bào trong cơ thể. Oxygene là phương pháp trị liệu dùng tiêu diệt tế bào ung thư. Lưu ý : Dr. Edward Fujimoto thuộc bệnh viện Johns Hopkins đã nói trên truyền hình rằng hóa chất Dioxins gây bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxins là chất độc cao độ đối với tế bào cơ thể. Bác sĩ khuyên chúng ta không nên để đồ ăn trong hộp bằng nhựa hoặc gói bằng plastic và nấu trong Microwave. Hỗn hợp béo và sức nóng cao độ của Microwave làm chất plastic thải ra độc tố Dioxins vào thức ăn, cuối cùng vào tế bào chúng ta. Không dùng bình nhựa chứa nước uống để trong Freezer, dioxins sẽ thải vào nước từ bình nhựa. Bác sĩ khuyên nên dùng ceramic container hoặc glass container. Lê Văn Ngô Tháng 8 năm 2007 Nguồn: http://www.ninh-hoa.com/Khoa-Hoc_Doi-Song-...-BenhUngThu.htm
-
Tặng người anh đã mãi đi xa. Không có ngày gặp lại ở Hà Nội. Ở đâu đó quanh vũ trụ này, mong anh được an lành và thư thái. Nỗi Lòng Người Đi - Anh Bằng Nghe bài hát Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say Đôi tay ngọc ngà dương gian, tình ái em đong thật đầy Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng Nay khóc tơ duyên lìa tan Giờ đây biết ngày nào gặp nhau Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui Nhưng riêng một người tâm tư sầu lắng đi trong bùi ngùi Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi
-
Em Hòa thân mến ơi, sao lưu hạn nó vẫn chưa đúng chỗ.
-
Chị Laviedt download file về. Click chuột vào cho chạy chương trình. Rồi bị mắc chỗ nào thì chị để nguyên hình ảnh trên màn hình như vậy. Sau đó: - Chị gõ vào nút có chữ Print Screen/Sys Rq hoặc Prt Scr ở trên bàn phím (có loại bàn phím thì nó nằm bên trái, có loại lại nằm phía bên phải, nhưng đều ở góc trên cả) để chụp lại hiện trạng trên màn hình - Rồi chị dùng chuột, click vào Start (góc dưới bên trái màn hình)/Chọn Programs/ Chọn Accessories/Chọn Paint. Cửa sổ Paint mở ra, chị chon New (ctrl + N) để tạo một file ảnh mới. Sau đó chị nhấn Ctrl V để dán hình đã chụp vào. Chị lưu lại là có cái ảnh hiện trạng. Chị link ảnh đó lên đây Phạm Thái Hòa có thể xem qua đó để chỉ dẫn cách khắc phục cho chị.
-
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Gai có thể do cột sống thoái hóa (thoát vị đĩa đệm, lão hóa) hoặc do chấn thương (tái tạo). Trong Đông y cho rằng do tâm thận bất giao. Tâm hỏa không xuống giao hòa với thận thủy thăng lên gây nên huyết trệ. Cần phải thông cột sống (làm cho khí huyết thông suốt), điều hòa tâm thận. Vì thế dùng ngải cứu chườm nóng bằng muối hột rang tại thắt lưng và vùng đau để giúp thông khí huyết, giảm đau. Trên thực tế Phoenix thấy, chườm ngải cứu có thể làm giảm nhẹ cảm giác đau và tạo sự dễ chịu. Tuy nhiên để dứt bệnh thì rất khó khăn. Việc dứt bệnh hay không còn phụ thuộc nguyên nhân nào gây ra gai cột sống. Khi đã thoái vị đĩa đệm (lệch) thì đó là một chấn thương cơ học. Đĩa đệm nằm chệch khỏi vị trí giữa các đốt sống. Mới đầu gây đau, sau đó có thể bớt đau. Lâu ngày nơi đĩa đệm chệch cơ thể tự tạo phản ứng bao bọc gây ra gai đốt sống thì có thể lại gây đau. Đau của gai hay không còn phụ thuộc nó có làm tổn thương các vùng cơ xung quanh (nhất là khi cử động) hay không? Nếu không thì không thấy đau. Gai cột sống không ảnh hưởng đến thần kinh cột sống. Nó chỉ có thể ảnh hưởng đến các búi cơ hoặc dây thần kinh thuộc khối cơ. Nếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh thì thường đau chói. Nếu chỉ là tổn thương vùng cơ thì đau kiểu nhức. Vài lời thiển cận để tham khảo. Nếu sai xin chỉ giáo.
-
Dạo này Thiên Đồng lên đẳng, luận toàn bằng thơ. Trông quẻ lại oải mất rùi :) Sao năm nay nhiều duyên với quẻ này thế. Hic! Trời chưa muốn giúp nguời Hưu Xích Khẩu - Có nhờ cũng chẳng nổi. Kiếm người không ra. Kiếm ra lại tốn Lại bị hạch sách giấy tờ nữa đây. Phen này đi chơi long rong cho khỏe. Cảm ơn anh Thiên Đồng lần nữa nhé! Hẹn dịp đa tạ.
-
Tình hình rất chi là tình hình. :) Phoenix mất thêm 01 tháng vẫn chưa có thấy có triển vọng gì. Đỗ Đại An là phải chậm chạp đây. hic... Việc này thật khó mà ngờ tới. Người nhờ để lo giúp hộ thì đột nhiên bỏ việc đi lên tận Pleiku. Rồi ốm đi cấp cứu luôn trên đó. Liên hệ không được. Chẳng đi đến đâu. Quẻ LV tài thật. Tử Tốc Hỷ đúng là "tử". Vụ này chắc chốt lại rồi. Phoenix quyết định tự xử. Việc đã không thành. Giờ còn chờ vào "duyên" Thiên Đồng cho câu hỏi mới :lol:
-
Thiên Đồng kính, Hôm trước việc giấy tờ hỏi Thiên Đồng đã trúng "phóc" hết cả rùi. Giờ lại phải nhờ Thiên Đồng ra tay lần nữa xem sao. Phoenix làm mãi không xong giấy phép xây dựng nhà. Tức chí quá định tự xử lấy. Chưa biết ra sao. Phoenix giúp hộ một quẻ được không? Phoenix có xin được giấy phép không? Có phải nhờ ai không? Có gặp khó khăn gì không? Lúc rảnh luyện LVĐT cho Phoenix "thụ hưởng" chút nhé :) Cảm ơn nhiều và sẽ có hậu tạ (vì ham hỏi quá :P)
-
Tranh thủ có vé Jetstar giá rẻ chắc phải bay ra HN chơi 1 lúc quá :)
-
Phoenix sống được là nhờ một số loại thuốc thuộc loại độc bảng B đây :)
-
Nhớ Thu Hà Nội, nghe bài này rất "đã": Hà nội thu nhớ - Tuấn Ngọc Hà Nội Thu Nhớ Sáng tác: Phạm Vinh Hà Nội thu nhớ, phố vắng với năm cửa ô Mùa thu thay lá buồn lắng u hoài khói sương Hà Nội ngày đó tháp xưa rêu phong Mờ kín sương mai chưa tan Nhìn qua Tháp Bút nghiêng nghiêng Hà Nội thu nhớ, hoa sữa khoe hương tràn lan Tìm người em gái lướt thướt bên hàng liễu mơ Hà Nội ngày đó dáng thu kiêu sa Hồ Gươm nước xanh xanh trong Tìm theo bước chân hẹn hò ĐK: Chờ nhau bao đêm lạnh Lòng mang cô đơn niềm nhớ Giọt thu mưa rơi bên thềm lạnh lùng Người em nơi xa phương trời Buồn dâng bao đêm chờ ngóng Trời thu buồn lạnh với cố đô ... Hà Nội thu nhớ Thê Húc nghiêng soi hồ xanh Chiều Hồ Tây vắng hàng liễu buông mình lả lơi Hà Nội ngày đó bóng ai xa xưa Bụi gió hương kia chưa phai Tìm đâu nét thơ ngày nào Mùa này HN có gió heo may rồi .....
-
Phoenix đã từng thử. Có thể áp dụng được.
-
Autumn tìm được bộ hồ sơ thì tốt rồi. Phoenix cũng đỡ phải luận quẻ :) Phoenix cũng bén duyên với LVĐT từ việc mất một bộ hồ sơ như bạn vậy đó. Chúc mừng bạn nhé!
-
Sáng nay Phoenix đã thấy quẻ Tử Đại An. Ngỡ mình không đi thôi hóa ra các ACE cũng đều bận cả. Chắc dịp sau sẽ suôn sẻ tốt đẹp.
-
Cách đây hơn 1 tuần, Phoenix có trả lời một trường hợp như sau trên diễn đàn Nhân sự: Một bạn làm trong công ty bị cho nghỉ việc không rõ lý do và bạn đó rất bất bình. Bạn cho rằng người phụ trách Nhân sự đã cố tình làm bạn ấy bị nghỉ việc. Bạn này gặp một số khó khăn khi muốn khiếu nại để giải quyết và cũng cho rằng chính người phụ trách Nhân sự kia đã cố tình bưng bít và ngăn cản việc đó. Hôm nay, thấy bức xúc của bạn cũng hơi tương đồng Phoenix chia sẻ chút xíu. Hy vọng không làm bạn thấy phiền. Việc bạn nghi ngờ xem ra mới là cảm tính. Chuyện nhận định một con người rất cần thận trọng. Cho nên nếu không có căn cứ chính xác thì chưa nên nhận định là họ "xấu". Đôi khi sự định kiến làm mình lạc hướng. Thiết nghĩ nên đặt vấn đề khách quan sẽ tránh các phiền toán và lầm lẫn (nếu có). Hơn nữa quẻ LVĐT rất cần sự vô tư, khách quan. Thay vì cách đặt câu hỏi như bạn nêu, bạn có thể đặt câu hỏi khác để tìm hiểu "sự việc" qua LVĐT mà không bị chủ quan. Để bạn thư giãn, Phoenix lấy quẻ hộ bạn với câu hỏi: - Bộ chứng từ đang ở đâu? - Khai Tốc Hỷ - Có khả năng tìm lại được hay không? - Hưu Xích Khẩu - Bao lâu sau sẽ tìm lại được?- Sinh Tiểu Cát - Bạn có gặp hậu quả gì nghiêm trọng từ "sự cố" này không? Thương Vô Vong Phoenix phải đi có việc, tối sẽ luận để thêm thông tin cho bạn. Chúc tâm thường an lạc!
-
Chú Thiên Sứ, anh Thiên Đồng và các anh chị kính mến, Vì gia đình có việc đột xuất nên Phoenix không tham gia được chuyến đi ngày mai. Rất xin lỗi vì thông tin đột xuất nên báo quá trễ. Hy vọng không làm ảnh hưởng nhiều đến sự chuẩn bị của các ACE. Xin hẹn dịp khác. Chúc chuyến đi thượng lộ viên mãn!
-
Theo Phoenix được biết thì cây trà đắng có cả ở Việt Nam chứ không chỉ ở Trung Quốc. Liều lượng uống khuyến cáo chỉ là 1-3 búp (đinh)/ngày. Việc gây độc thì khó tránh khỏi nếu quá liều lượng. Hơn nữa, bây giờ chế biến cái gì cũng tùy tiện. Chẳng ai đảm bảo cái gọi là "trà đắng" (đinh) có thực làm từ lá cây trà đắng hay không hay là lá cây gì ngâm tẩm hóa chất (hay mật động vật) cho đắng rồi bán khắp nơi. Trà đắng thực sự độc hay không phải có công trình nghiên cứu khoa học chứ phát biểu theo kiểu "nhận định qua hiện tượng" thế này thấy không thỏa đáng. Thêm nữa phát biểu như bác sĩ người Đức dưới đây: " Thông thường muốn đổi y sĩ điều trị, thì bệnh nhân chỉ viết thư báo cho cơ quan bảo hiểm y tế biết, và điện thoại cho y sĩ điều trị là đủ. Đây bà muốn trả ơn 9 năm chăm sóc bà bằng hành động làm nhục trên. Tôi vội fax thư của bà cho văn phòng bảo hiểm y tế của bà và con dâu bà. Tôi xoa tay, hết trách nhiệm. Ngày 14 -9-2005, con dâu bà báo cho tôi biết, bà bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện kết luận bì bị hôn mê vì trúng độc. Hiện (11-10-2005) bà bị liệt 2 chân, tay phải, một mắt mù 100%, một mắt thị lực còn 40%. Trong cơn hôn mê bà réo tên tôi cầu cứu. Nhưng tôi vô thẩm quyền, chỉ có thể vào nhà thương thăm bà vì bà là mẹ chồng của một người học trò tôi, chứ tôi không còn quyền y sĩ điều trị ». Dr. Bùi Kim Loan (Gyneco-Obst) " Nghe có vẻ có trách nhiệm nhưng đọc cho kỹ thì không cảm nhận được lương tâm của người thầy thuốc. Đã là bác sỹ, làm việc theo khoa học thì không thể quy kết nguyên nhân bệnh không nghiên cứu cẩn thận và cũng chẳng nên "tự ái nghề nghiệp" vì người bệnh. Bởi thầy thuốc nào cũng được biết đến lời thề Hippocrates: ".... Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết. ..... Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.."
-
Có lẽ sửa lại chút xíu thì đúng từ chuyên ngành của y khoa hơn: - Suy tim độ III (Suy tim do hẹp hai lá khác suy tim do hở động mạch chủ. Suy tim độ III: Thể lực bị hạn chế rõ. Sinh hoạt dưới mức bt cũng gây mệt, khó thở hoặc ÐTN. Gan to rõ rệt, 2-3 cm trở lên dưới bờ sườn, nhưng sờ vẫn thấy mềm, tĩnh mạch cổ nổi rõ ở tư thế ngồi, có thể phù nhẹ ở chân hoặc mắt, hoặc có nước trong màng phổi. Có thể điều trị giảm hoặc hết tùy theo thể lực và thể trạng bệnh của bệnh nhân.). - Cơ tim giản nở (Giãn nở? Xung huyết? Phì đại hay thắt hẹp??? Cơ tim giãn nở: Các buồng tim bị giãn nở và kéo căng ra (phình tim). Tim trở nên yếu đi và không bơm máu được bình thường nữa, và đa số gây suy tim. Có thể rối loạn nhịp tim, đông huyết gây tắc động mạnh). - Thiếu máu cơ tim (do cơ tim yếu không hoạt động bình thường) - Tràn (tràng) dịch đa màng (một phần do suy tim) - Theo dõi bệnh hệ thống - Theo dõi viêm tắc (tắt) tĩnh mạch / Theo dõi ca buồng trứng di căn màng bụng. Thông tin như trên thì chị Nga bị bệnh khá nặng, phải điều trị phục hồi sức khỏe lâu nhưng có nhiều cơ hội để lạc quan. Nếu được chữa sớm chắc đã không đến nỗi như vậy. Rất may được ACE lyhocdongphuong và nhiều người quan tâm. Chúc chị Nga sớm lành bệnh!
-
Bầy cún ở tấm ảnh cuối cùng giống cún nhà Phoenix quá. Đáng iu ghê :D
-
Văn-Minh Nước và Hàng-Hải Thời Cổ của Việt-Nam (Nước, Yếu-tố Văn-hoá Căn-bản của Dân-tộc) Bài Tựa Cuốn Sách Môi-trường đời sống thay đổi luôn luôn, nền văn-hoá dân-tộc cũng thay đổi. Tìm hiểu sự liên-hệ giữa môi-trường sinh-sống và nền văn-hoá của tổ-tiên ta trong quá-khứ là một việc làm thật cần-thiết. Sách này trình-bày các đặc-tính của dân ta qua khía-cạnh hàng-hải. Việc nghiên-cứu cho thấy rằng dân-tộc Việt là giống dân tiên-phong của nhân-loại trong các sinh-hoạt hàng-hải. Câu phát-biểu này có vẻ như chủ-quan hay giả-tưởng? Khi cuốn sách này sắp hoàn-thành, có một người hỏi chúng tôi ý-tưởng như vậy có quá lớn lối không? Thú thực, chính chúng tôi đã từng tự hỏi mình như vậy. Cách đây bốn thập-niên,[1] khi chúng tôi khởi đầu việc nghiên-cứu đề-tài này, các tài-liệu liên-hệ đến cổ hàng-hải trong thư-viện Việt-Nam còn quá ít ỏi. Theo cách quản-lý sách vở thời đó, các tài-liệu loại này thường để riêng lẻ nên dữ-liệu xem ra không mấy giá-trị. Một số kiến-thức thu-thập được mới chỉ là những giả-thuyết, đang được kiểm-chứng. Tuy vậy, dần theo thời-gian, trong những dịp di-chuyển đó đây, chúng tôi góp nhặt thêm nhiều tài-liệu mới và chứng-cớ về cổ hàng-hải Việt-Nam cứ tăng dần. Tổng-hợp lại, chúng tôi nhận thấy rằng thành-quả về hàng-hải của tiền-nhân chúng ta thật vĩ-đại. Dân ta đáng được kể là đi đầu trong mọi phát-minh về vận-chuyển[2] đường thủy thời cổ. Cuốn sách này ra đời nhằm trình-bày những kết-quả nghiên-cứu đó. Sinh-sống tại một ngã tư quốc-tế, dân-tộc Việt có nhiều sinh-hoạt về văn-hoá thật là độc-đáo. Trong buổi bình-minh của nhân-loại, người Đông-Nam-Á mà trong đó đáng kể nhất là người Việt-Nam, đã đi đầu trong các sinh-hoạt hàng-hải. Nhiều phát-minh thời cổ về hàng-hải mới tìm thấy hồi gần đây đã được xác-nhận là của các dân-cư sinh-sống trong vùng Biển Đông. Theo một số nhà khoa-học, những công-trình này thật là vĩ-đại, những thành-tựu về vận-chuyển đường thủy đã thực-sự đóng góp rất nhiều cho văn-minh của nhân-loại. Nhiều người trên thế-giới nghĩ rằng Việt-Nam nói riêng, hay Đông-Dương nói chung, là sản-phẩm của sự giao-tiếp giữa hai nền văn-hoá lớn Trung-Hoa và Ấn-Độ. Tuy vậy hai nền văn-hoá này chỉ mới xâm-nhập nước ta chừng hơn 2,000 năm trở lại đây. Nếu đem so-sánh với số tuổi của các nền văn-minh “nước” Hoà-Bình/Đông-Sơn khởi-sự từ mười mấy ngàn năm về trước thì văn-minh của cả hai nơi Trung-Hoa và Ấn-Độ đều muộn hơn rất nhiều. Du-khách đến Việt-Nam để biết gì? Hiển-nhiên, cả hai nền văn-minh Trung-Hoa và Ấn-Độ đã không bao giờ tiến-triển được đến cực-điểm tại nước ta. Nếu du-khách muốn coi sự tiến-bộ của văn-hoá Trung-Nguyên và Khổng-giáo, họ sang Trung-Hoa. Nếu du-khách muốn xem sự huy-hoàng của văn-hoá Ấn-giáo và Phật-giáo, họ sang Ấn-Độ. Nếu du-khách muốn chiêm-ngưỡng những kiến-trúc vĩ-đại, họ sẽ thất-vọng vì người Việt-Nam vốn ảnh-hưởng “văn-minh nước” trọng nhân-bản, không bao giờ phí sức cho bất kỳ một công-trình xây cất nào quá tốn kém tài-nguyên và sinh-mạng con người. Những điều đáng kể ở Việt-Nam là những sinh-hoạt đặc-thù Việt-Nam. Những nét văn-hoá này đã ra đời trước khi có Khổng, có Phật; chúng đẹp đẽ vô cùng và cũng đi trước thời-kỳ người Trung-Hoa và người Ấn-Độ xuất-hiện trên bán đảo Đông-Dương. Một trong những nét đặc-thù Việt-Nam mà chúng tôi muốn giới-thiệu trong cuốn sách này là hàng-hải và văn-hoá liên-quan đến nước. Các sinh-hoạt của dân ta ngày xưa, ở ngoài biển, trong sông, trên mặt nước, dưới lòng nước, cạnh bờ nước đã tạo thành một thứ văn-hoá mà chúng ta có thế gọi là “Văn-hoá nước” Trong đời sống Việt-Nam thời cổ, văn-hoá “nước” bao la như Biển Đông, bát ngát trải dài vượt cả ra ngoài chân trời và tầm hiểu-biết của con người. Theo Bernard Philippe Groslier, biển cả đã gợi ra trong trí óc người dân Đông-Dương cái ấn tượng về nguồn-gốc của muôn loài, một tâm-tưởng đến cả thế-giới trước khi khai thiên lập địa và cũng là nơi quê-hương cho người chết (tức tổ-tiên của họ) trở về. Trên địa-bàn “nước” này, tiền-nhân chúng ta đã có những phát-minh đầu tiên về ghe thuyền. Bè, thuyền độc mộc, mái chèo, cánh buồm, bánh lái, cây xiếm... là một số nhỏ trong nhiều công-trình sáng-tạo làm tăng-tiến sự tiến-hoá của nhân-loại. Tuy mới thoạt nghe qua, chúng ta có thể nghi-ngờ; nhưng thật sự không phải hoàn-toàn vô-lý vì nhiều ít cũng có dẫn-chứng. Bên cạnh các phát-minh đó, những màu sắc huy-hoàng của văn-hoá dân-tộc Việt: thờ kính tổ-tiên, nam nữ bình-đẳng, kính người già, giúp đỡ người yếu đuối hoạn-nạn, nặng tình quê-hương, nhân-loại bốn biển là nhà, trọng-nghĩa khinh-tài, không vì lợi mà phù-thịnh, yêu-mến thiên-nhiên, hiền-hoà nhưng can-đảm, kỷ-luật và cũng hiên-ngang như hình-ảnh của người thủy-thủ trước phong-ba, không sợ cả cái chết v.v... Những nét đẹp của Việt-Nam không thể hiện qua vật chất, tất cả đều nặng về tinh-thần. Nhờ các ưu-điểm và sức mạnh tinh-thần như vậy, quốc-gia ta mới tồn-tại đến ngày nay. Nhiều người Việt-Nam đã bỏ nhiều thời-giờ, có thể cả đời người, để nghiên-cứu, học-hỏi Khổng, Phật, Lão, Chúa Cứu thế, Kinh Dịch... Tuy thế, chúng ta cũng cần phải “đầu tư” thêm nhiều nhân-lực và thời-gian để tìm hiểu về nền văn-hoá căn-bản của dân-tộc. Gạt bỏ ra ngoài những lớp sơn ngoại-lai phủ-lấp ở trên, nền văn-hoá bản-địa sẽ hiện ra. Trong thời niên-thiếu của chúng tôi, một số người “trí-thức tiểu-tư-sản” Việt-Nam, được sinh ra từ những gia-đình “Cửa Khổng, sân Trình” tự cho mình may-mắn. Một số người khác nghĩ rằng phải vào đời “dưới bóng từ bi” hay “trong sự cứu-rỗi của Chúa”... mới là niềm hạnh-phúc. Cho đến nay, có thể thấy rằng điều may-mắn và niềm hạnh-phúc chung của toàn-thể người Việt chúng ta là cùng được thừa-hưởng một nền văn-hoá cổ xưa, thực-sự có tính-chất nhân-bản do tiền-nhân để lại. Thứ văn-hoá đó mới nghe như lạ-lùng, chúng tôi xin gọi là nền “Văn-hoá Nước”. Có người chưa từng nghe nói trong cái gia-tài quý-giá này lại chứa đựng một thứ lạ-lùng là nền Văn-hoá Nước. Văn-hoá này lại rất cổ. Sau hàng chục ngàn năm sinh-hoạt tự-do, vẫy-vùng trong trời nước Biển Đông, dân Việt đã chế-ngự thiên-nhiên, tạo-dựng nông-nghiệp, phát-triển hàng-hải, mang văn-minh đi khai-hoá khắp nơi, vượt cả hai đại-dương Thái-Bình và Ấn-Độ. Thật là những khám-phá quý-giá nếu sau này chúng ta tìm lại được toàn-vẹn cái nguyên-lý đích-thực của nền Văn-hoá Nước kỳ-diệu này của tổ-tiên. Buckminster Fuller, dù không phải là dân vùng Biển Đông, sau khi nghiên-cứu xong luận-án “Cơ-học Chất Lỏng”, đã hết sức thán-phục triết-lý sống của người dân nước, dân thuyền vùng Đông-Nam-Á. Fuller tin tưởng rằng triết-lý “nước” là con đường lý-tưởng nhất và ông còn mong-mỏi rằng vì sự sống còn của nhân-loại trong tương-lai, con người nên noi theo chân-lý “nước” để tiết-kiệm vật-liệu, năng-lượng[3] v.v... Như các loài di-điểu bay về tổ cũ hay loài cá hồi bơi lại nguồn suối ngày xưa, người Việt chúng ta có Tổ, có Nguồn rất linh-thiêng để trở về. Quốc-gia Việt-Nam được chúng ta gọi là Nước Việt-Nam. Vậy Nước là Quốc-Gia, vớ đầy đủ cả lãnh-thổ, cả dân-tộc. Nguồn-gốc dân ta gắn liền với Nước, tức là địa-bàn Việt-Nam thời nguyên-thủy. Người Việt-Nam chúng ta không thể nào mãi mãi vô-tình quên-lãng công-trình vĩ-đại của tổ-tiên trên lãnh-vực hàng-hải. Những thế hệ sau này cần bảo tồn, phát huy hay ít nhất cũng phải lưu-giữ, tiếp nối truyền-thống cao-quý ấy. Chúng tôi thiết nghĩ rằng ngành giáo-dục Việt-Nam nên thêm một phần thuyết-giảng về văn-hoá “nước”, các bảo-tàng-viện Việt-Nam cần thiết-lập nhiều đồ-án trình-bày về khảo-cổ hàng-hải, lịch-sử hàng-hải, triết-lý dân-tộc liên-hệ đến “nước”. Sách giáo-khoa sử, địa Việt-Nam không thể gọi là đầy đủ nếu không đề-cập đến hàng-hải. Sách nói về văn-minh Việt-Nam hay văn-minh thế-giới mà không đả-động gì tới văn-minh nước của nhân-loại nói chung và văn-minh nước của dân ta nói riêng thì thật là thiếu-sót. Một mảnh lớn hồn nước, hồn quê-hương Việt-Nam truyền qua nhiều thế hệ nằm ở đó. Yêu văn-hoá “nước” cũng là yêu nước, thương đồng-bào. Tìm hiểu để thấu-triệt văn-hoá “nước” nhiều hơn, chúng ta yêu Tổ-quốc nhiều hơn, thương dân-tộc hơn. Sách bàn đến văn-hoá Việt-Nam cần thêm một phần giới-thiệu về sinh-hoạt của dân ta thời tiền-sử mà trong đó những sinh-hoạt sông nước biển cả và những tiến-bộ hàng-hải cần được đề-cập tới. Nói đến hàng-hải thời cổ, chúng tôi mặc-nhiên đi vào cổ-sử. Theo ông Bình-Nguyên-Lộc thì “lịch-sử cổ-đại ít người để chân tới vì đó là một lĩnh-vực hóc búa, tư liệu quá ít nên phải học quá nhiều môn phụ-thuộc, thành thử chợ ế khách”...[4] Những kiến-thức hàng-hải dẫn-chứng trong cuốn sách này không nhiều, thường chỉ là những chi-tiết lặt-vặt rút ra từ các cuốn sách ngoại-ngữ Anh, Pháp, Đức, Tây ban Nha, Nga, Trung-Hoa...[5] Trong tình-thế tranh-chấp Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay. Thành-tích hàng-hải của tiền-nhân ngang dọc đại-dương chính là những tài-liệu chứng-minh hùng-hồn về chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông Trong cảnh tha hương, cùng đồng-bào tìm về nguồn cội, chúng tôi muốn đóng góp thêm ở đây một số ý-kiến mới về giả-thuyết nguồn-gốc dân-tộc Việt-Nam. Chúng tôi không dám quả-quyết những điều trình-bày trong cuốn sách này là hoàn-toàn chính-xác. Để vấn-đề này được thêm sáng-tỏ, xin bạn đọc tiếp-tục thảo luận và nghiên-cứu. Nền văn học dân-tộc, theo đúng nghĩa phải phản ảnh các sinh-hoạt của dân-tộc ấy. Tuy vậy văn học nước ta đã có một khoảng trống quá lớn về hàng-hải. Ngày xưa, nền văn-hoá “nước” tiền tiến của nhân-loại đã khởi-sự tại vùng quê-hương chúng ta. Cho đến nay, sinh-hoạt sông biển vẫn tiếp-tục quan-hệ đến dân ta biết là nhường nào. Thế nhưng, văn học đã vô-tình lãng-quên. Thật là buồn khi người nước ngoài đã khám-phá ra khá nhiều chi-tiết về nền văn-minh cổ hàng-hải của ta, mà chính chúng ta thì lại hoàn-toàn không hay, không biết. Kết-quả khảo-cứu chúng tôi trình-bày trong cuốn sách này được coi như viên đá tạm thời dùng lấp bớt khoảng trống văn học lớn lao đó. Qua những chứng-tích của lịch-sử hàng-hải, chúng tôi tìm ra những niềm tự-hào dân-tộc[6]. Trong lãnh-vực này, thực-sự người Việt-Nam xứng đáng là bậc đàn anh của Trung-Hoa. Không những chúng ta đã đi trước người Trung-Hoa, mà rất có thể chúng ta đã vượt xa mọi dân-tộc khác về các tiến-bộ đã đạt được trong khi sinh-hoạt trên biển. Chúng tôi mượn lời của Học-giả Trần Trọng Kim đề-tựa cuốn “Việt-Nam Sử-Lược” (in lần thứ nhất, Sài Gòn, 1971; q.1) để chép ra đây như lời trần-tình cùng bạn đọc: “Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hãy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu-xí nhưng nó có thể làm ta đỡ rét. Nghĩa là ta hãy làm thế nào cho những thiếu-niên nước ta ngày nay ai cũng biết đôi chút sự-tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc-hồn. Ấy là cái mục-đích của soạn-giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục-đích ấy mà có thể tới được thì tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy”. Sách này viết một đề-tài chưa bao giờ được khai-phá, trong khi đó, chúng tôi không phải nhà văn chuyên-nghiệp lại chẳng phải chuyên-gia nghiên-cứu toàn-thời, nên sự sai-sót không thể tránh khỏi. Kính xin độc-giả lượng thứ cho. Vũ Hữu San 2005 [1] Sau khi tốt-nghiệp Trường Sĩ-Quan Hải-quân và hoàn-tất việc thực-tập hải-nghiệp, tác-giả có dịp thăm viếng Nhật Bản năm 1963. Khi thấy xứ này có nhiều viện nghiên-cứu hải dương, tác-giả nảy sinh việc tìm kíếm tài-liệu hàng-hải cổ Việt-Nam. [2] Vào các thập-niên 1950, 1960: khi cán-bộ ngành hàng-hải được khởi-sự huấn-luyện tại Việt-Nam, danh-từ “vận-chuyển” là tên những môn học kỹ-thuật về điều-khiển chiến hạm hay thương-thuyền như vận-chuyển chiến-thuật, vận-chuyển cặp cầu, tách bến… [3] Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific” của Sumet Jumsai, Singapore, Oxford University Press, xuất-bản 1988, trang 174 [4] “Nguồn-gốc dân-tộc Việt-Nam” trang 70. [5] Cuốn sách hoàn-toàn không mang tính “Sử”. Như Cố đạo L. Cadière thường nói: “Chúng tôi không có tham-vọng viết sử, chúng tôi chỉ lôi ra ánh sáng và thu-thập cho thật nhiều tài-liệu vững để dành cho các sử-gia đời sau.” [6] Phàm đã là một dân-tộc sinh tồn trên hoàn vũ, đã có một cái lịch-sử chính đáng, thì phải gìn giữ những sự vẻ vang trong lịch-sử của dân-tộc mình, nghĩa là gìn giữ lấy những đức tính hay tốt mấy nghìn năm ông cha để lại, khiến cho nước nào, dân-tộc nào đối với mình cũng đem lòng kính trọng. Nói tóm lại, là một cái tính-chất của một dân-tộc đã trải lâu năm kết-tinh lại như hòn ngọc mài không mòn, như sắt nguội đánh không bể thì mới gọi là đạo-đức được. Lời Cụ Phan Chu Trinh (1872-1926). Nguồn:http://vanhoanuoc.tripod.com
-
"Tội ác tột cùng" là một tác phẩm kể về các cuộc tra tấn đẫm máu của giặc Mỹ đối với những người yêu nước Việt Nam trong chiến tranh. Trong đó tàn ác nhất là đối với những nữ yêu nước. Trong "tội ác tột cùng" tác giả đã đề cập đến nhiều hình thức tra tấn phi nhân tính, dã man đến ghê rợn. Lúc Phoenix còn nhỏ, mẹ không cho đọc tác phẩm này vì sợ tâm lý bị ảnh hưởng. Rồi cũng lén đọc và hiểu vì sao mẹ cấm. Những ấn tượng sâu sắc không phải lúc nào cũng hiện hữu nhưng đôi khi trước cảnh cuộc đời cũng không tránh khỏi sự liên tưởng. Ba năm trước làm việc cùng với mấy người bạn Philippin, tình cờ đọc một trang web về người phụ nữ Philipin giết chồng, cắt thịt bỏ vào tủ lạnh với đầy đủ hình ảnh mấy anh bạn Philippin "khủng hoảng" và ra sức giải thích rằng "người đàn bà đó bị điên". Rồi chuyện ăn bào thai trẻ em để "trường sinh bất tử" (hình ảnh chế biến chi tiết). Quá mức khủng khiếp! Mới đây đọc bài viết "Cháu gái 3 tuổi bị hành hạ cắt gân chân" trên Vnexpress thấy rùng mình. Hóa ra, các thời chiến tranh tàn khốc thì thú tính dã man trở nên đơn giản dễ hiểu. Còn giữa cuộc đời tự do ngày hôm nay, thú tính mới khủng khiếp và man rợ thực sự. Nó còn phi nhân tính nhiều hơn cả cái thời đau thương khốc liệt ngày xưa. Quanh chúng ta vẫn đầy rẫy 'tội ác tột cùng" :D Cháu gái 3 tuổi bị hành hạ cắt gân chân Cơ thể bé Hảo đầy thương tích. Ảnh: Pháp Luật TP HCM Cháu bé bị đánh, lấy ống hút chọc vào người chảy máu, cắt cả vành tai, ngón tay cái. Công an địa phương đang vào cuộc. Ngày 18/9, bé Nguyễn Thị Hảo, 3 tuổi được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước trong tình trạng hôn mê, toàn thân nhiều thương tích, đầu và mặt bầm tím. Người đưa cháu đến bệnh viện là Nguyễn Thị Mỳ, 33 tuổi, ở huyện Phước Long. Theo cơ quan chức năng, ban đầu, Mỳ nói Hảo là con của Mỳ, do cha mẹ đi làm mướn để Hảo ở nhà một mình nên bị người anh mắc bệnh tâm thần đánh đập. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện Mỳ có ý định bỏ trốn nên báo bảo vệ giữ lại. Sau đó, Công an thị xã Đồng Xoài tạm giữ hành chính Mỳ. Theo hồ sơ bệnh án, bé Hảo bị suy dinh dưỡng nặng, sức khỏe suy kiệt, mặt biến dạng, lưng có nhiều vết thương cũ đã nhiễm trùng, mưng mủ, một ngón tay cái mất móng do bị cắt, gân gót chân cũng bị cắt. Hảo còn bị cắt ngang vành tai trái, xương đòn bên trái bị gãy. Bác sĩ Nguyễn Phước Tòng, khoa Ngoại chấn thương cho biết, khi sức khỏe Hảo bình phục, bệnh viện sẽ phẫu thuật vá ngón tay bị cắt cụt và các vết cắt ở chân. Đây là những vết thương bị từ khá lâu do vật sắc nhọn tác động. Tại ngôi nhà heo hút nằm phía cuối ấp, ông Nguyễn Văn Tước (chồng bà Mỳ) cho biết, Mỳ là vợ sau và đã có với ông ba người con. Còn Hảo là cháu ngoại của ông. Bà ngoại Hảo là người vợ trước của ông Tước. Một số người dân ở ấp Bình Đức 1 xác nhận từng thấy bà Mỳ trói bé Hảo vào gốc cao su rồi dùng roi đánh tới tấp. Những đứa con bà Mỳ cũng “ăn theo” dùng vật nhọn đâm liên tiếp vào người Hảo. Trưa 18/9, một người hàng xóm phát hiện Hảo có nhiều vết thương trên người, lại bị hai đứa con bà Mỳ kéo lê từ trong nhà ra đường nên báo công an xã. Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Trưởng Công an xã Đức Hạnh cho biết, khi công an đến hiện trường, phát hiện cháu Hảo người đầy thương tích. Vợ chồng bà Mỳ khăng khăng nói Hảo bị anh, chị đánh. Công an xã bèn yêu cầu bà Mỳ đưa Hảo đi bệnh viện chữa trị vết thương. (Theo Pháp Luật TP HCM) Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/09/3BA06ABD/