phoenix

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.107
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

phoenix last won the day on Tháng 3 28 2012

phoenix had the most liked content!

Danh tiếng Cộng đồng

100 Excellent

1 Người theo dõi

About phoenix

  • Rank
    Hội viên tích cực
  • Birthday

Xem hồ sơ gần đây

3.553 lượt xem hồ sơ
  1. Lâu rồi không vào DD không biết bạn phoenix ra sao? có khỏe không? chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc nhé

  2. Câu chuyện về chiếc bè Từ Phúc vượt đại dương từ Việt Nam để đến châu Mỹ được khởi nguồn từ nỗ lực kiểm chứng nhận định: "Tim được truyền cảm hứng từ những sử liệu hồi còn là sinh viên tại Trường đại học Oxford danh giá, giả thiết rằng, rất lâu từ trước khi Columbus đến được Tân Thế Giới (châu Mỹ), các nhà hàng hải châu Á đã đến thăm châu Mỹ nhiều lần, và đã gây ảnh hưởng lớn tới nền văn minh Trung Mỹ.Sau đó, những cuộc tranh luận diễn ra, kéo dài hàng thập kỷ trong giới sử học, khảo cổ học và nhân chủng học, vẫn xoay xung quanh câu chuyện có hay không tồn tại một mối liên kết xuyên Thái Bình Dương, liên lục tạo cho Tim Severin một mối quan tâm. Cho đến khi, giáo sư Joseph Needham (1900-1995), nhà Đông phương học người Anh của Đại học Cambrigde, được công nhận là chuyên gia hàng đầu về lịch sử văn minh và khoa học Trung Hoa, trong bộ sách 7 tập, đã tuyên bố ông tin vào sự tồn tại của sự giao lưu văn hóa bằng đường biển giữa châu Mỹ và châu Á thời xưa, mà phương tiện chuyên chở chính là những bè mảng bằng tre… đã thực sự khiến Tim Severin bị chinh phục, và quyết định tìm gặp. Giáo sư J.Needham đã hết sức khích lệ cho ý tưởng của Tim Severin, là làm một bản sao của chiếc bè tre bằng các vật liệu truyền thống, khởi hành từ Hồng Công, đi theo đường biển Đài Loan và Nhật Bản, để xem có đến được bờ biển California hay không. Giáo sư J.Needham khẳng định: "Chuyến du hành này, là rất quan trọng, không chỉ đối với ngành khoa học nghiên cứu về các cuộc thám hiểm nói riêng mà còn đối với cả bộ môn nghiên cứu về các nền văn minh nói chung" (Tim Severin). Năm 1991, bắt tay vào công việc chuẩn bị cho đề án thám hiểm này, Tim Severin đã sang Đài Loan tìm hiểu, nhưng ông thất vọng, vì ở đó người ta không còn sử dụng tre để làm bè nữa, và tất nhiên, không có người nào biết làm một chiếc bè bằng tre đúng nghĩa. Thông tin từ một người bạn là quản lý của Bảo tàng Hàng hải Exeter (Anh quốc) đã gieo cho Tim một luồng hy vọng: Sầm Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam, nơi đó ngư dân vẫn còn sử dụng những chiếc bè tre trong việc kiếm sống hàng ngày. ..... Tôi nhận ra rằng, lối sống thủy cư của những ngư dân đã sản sinh ra những đôi vai cuồn cuộc cơ bắp nhờ khua đảo mái chèo, và những đôi bàn chân to bè với những ngón linh hoạt có khả năng bám chặt lấy bề mặt ướt lem nhem của mảng luồng. Ngay khi rảo bước trên nền cát ẩm đi lên bờ đến chỗ Trúc đang đứng đợi, tôi đã đi đến một quyết định: đất nước, nơi tôi nên làm chiếc bè vượt đại dương để chứng minh học thuyết "Xuyên dương" của Needham chính là Việt Nam", Tim Severin viết....." Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/thanh-phuot-viet-nam-va-chuyen-ve-chiec-be-vuot-thai-binh-duong-846623.tpo
  3. Thấy rõ nhất là bên lăng mộ có 4 con cóc.
  4. GIẢI MÃ BẢN CHẤT THẬT CỦA HAI SAO THÁI DƯƠNG VÀ THÁI ÂM TRONG TỬ VI TS Hà Hưng Quốc Hai sao Thái Dương và Thái Âm trong bộ môn Tử Vi là một sản phẩm trừu tượng nhưng được hình thành trên cơ sở kiến thức khoa học tự nhiên. Quan sát khoa học được khái niệm hóa thành hai dòng hành khí rồi đặt tên là sao Thái Dương và sao Thái Âm. Cặp sao Thái Dương và Thái Âm KHÔNG PHẢI là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng. Chúng là cặp đôi “Thái Dương và âm bản biểu kiến đối xứng của Thái Dương”; là cặp đôi “ánh sáng phía bên này và bóng tối phía bên kia trái đất”; là cặp đôi “hai dòng hành khí vận hành ngược chiều nhau.” Tên gọi của chúng có thể đã mượn từ Dịch, hai nghi Thái Dương và Thái Âm, để chỉ hai dòng hành khí dương và hành khí âm vận hành trên mặt đất. Hành khí không gì khác hơn là năng lượng biến dịch dưới tác động của ánh sáng/ bức xạ của mặt trời. Sự phân bố MVĐH [miếu, vượng, đắc, hãm] của của hai sao Thái Dương và Thái Âm hoàn toàn hợp lý với khoa học. Điều quan trọng là sự vắng mặt của Nguyệt/ Trăng cùng với sự khám phá ra vai trò đơn độc của Trời và “cái bóng của Trời” trong tiến trình giải mã bản chất thật của cặp sao Thái Dương và Thái Âm còn là một bằng chứng rõ rệt cho thấy học giả và danh sư lý số Trung Hoa hoàn toàn mờ mịt về bản chất thật của hai sao Thái Dương – Thái Âm nói riêng, và của toàn bộ bộ môn Tử Vi nói chung nếu cộng vào những bằng chứng trong bài viết Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi của Hà Hưng Quốc đã được trưng ra trước đây. Nếu người Trung Hoa là chủ nhân đích thực của môn Tử Vi nói riêng, và của nền lý học đông phương nói chung, thì tại sao họ lại bị mờ mịt??? Phải chăng vì sự mờ mịt đó họ, vốn dĩ nguyên thủy không phải là chủ nhân đích thực, đã mò mẫm chấp vá và rồi nặn ra những mô hình và lý thuyết dường như rất đúng mà không đúng, những lý giải dường như thâm sâu mà mơ hồ và tùy tiện, và đã bị mắc kẹt suốt chiều dài tính bằng thiên niên kỷ với những “bí ẩn” không thể giải bằng chính những mô hình và lý thuyết do họ nặn ra??? Hà Hưng Quốc, Ph.D. GIẢI MÃ BẢN CHẤT THẬT CỦA HAI SAO THÁI DƯƠNG VÀ THÁI ÂM TRONG TỬ VI Hai sao Thái Dương (TD) và Thái Âm (TA) đối xứng nhau qua trục Sửu Mùi trên cung bàn của lá số. Từng vị trí đối xứng của cặp TD–TA được liệt kê trong H1. Trong bảng liệt kê này chúng ta thấy khi TD ở Sửu thì TA cũng ở Sửu, khi TD ở Dần thì TA ở Tí, khi TD ở Mão thì TA ở Hợi . . . và TD ở Tí thì TA ở Dần. H1: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Phối tất cả những vị trí đối xứng lên 12 cung của cung bàn Tử Vi thì chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H2. H2: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Trên Cung Bàn Tử Vi Xét nghiệm nội dung H1 và H2, không khó để chúng ta nhận ra rằng cặp Thái Dương và Thái Âm chuyển động ngược chiều nhau. Thái Dương chuyển động thuận chiều kim đồng hồ [từ vị trí TD1 cho tới vị trí TD12] còn Thái Âm thì chuyển động ngược chiều kim đồng hồ [từ vị trí TA1 cho tới vị trí TA12]. Chuyển đổi cung bàn từ hình vuông thành hình tròn rồi cho quỹ đạo của Thái Dương [TD1 cho tới TD12] nằm ở vòng ngoài đi thuận theo chiều kim đồng hồ và cho quỹ đạo của Thái Âm [TA1 cho tới TA12] nằm ở vòng trong đi ngược chiều kim đồng hồ, chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H3. Thái Dương và Thái Âm cùng nằm trên trục Sửu Mùi [TD1-TA1 ở Sửu và TD7-TA7 ở Mùi] còn tất cả những vị trí khác đều đối xứng qua trục Sửu-Mùi. Thí dụ như Thái Dương ở Dần [TD2] đối xứng với Thái Âm ở Tí [TA2] qua trục, Thái Dương ở Mão [TD3] đối xứng với Thái Âm ở Hợi [TA3] qua trục. . . H3: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương -Thái Âm Trên Cung Bàn Tử Vi Đã Được Đổi Từ Vuông Qua Tròn Nhìn vào hình H3, với hai dòng vận hành ngược chiều nhau của cặp TD-TA, cũng không khó để chúng ta nhận ra là sự chuyển động của Thái Dương và Thái Âm khế hợp chặt chẽ và hoàn toàn với hai dòng vận hành trên Việt Dịch Đồ, hình H4. Hai dòng vận hành này đại diện cho hai dòng hành khí, hành khí âm (HKA) nằm bên trong [vòng màu xanh lá] chuyển động ngược kim đồng hồ và hành khí dương (HKD) nằm bên ngoài [vòng màu đen] chuyển động thuận chiều kim đồng hồ. H4: Việt Dịch Đồ (Nguồn: Việt Dịch của Hà Hưng Quốc) Như chúng ta đã biết Tí là vị trí “âm cực dương sinh” còn Ngọ là vị trí “dương cực âm sinh.” Nếu chúng ta gán một con số định lượng cường độ cho HKA và HKD ở mỗi vị trí [cũng là ở mỗi thời điểm trong chu kỳ sinh hoá trên Việt Dịch Đồ] thì con số nhỏ nhất sẽ nằm tại Tí và con số lớn nhất sẽ nằm tại Ngọ cho HKD và hoàn toàn ngược lại cho HKA. Hãy cho con số nhỏ nhất đó là số không [0] và giả dụ thêm là sự thay đổi trong cường độ của hành khí từ một vị trí này sang vị trí kế tiếp là tăng thêm hay giảm bớt một đơn vị cường độ, và hãy cho đơn vị cường độ đó là một [=1], thì kết quả theo đó sẽ giống như hình H5. H5: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương -Thái Âm Trên Cung Bàn Tử Vi Đã Được Đổi Từ Vuông Qua Tròn Với Định Lượng Cường Độ Của Hành Khí Tại Mỗi Vị Trí Dấu cộng [+] trước mỗi con số là để chỉ khí dương và dấu trừ [-] trước mỗi con số là để chỉ khí âm. Cường độ của HKD tăng dần từ Tí tới Ngọ và giảm dần từ Ngọ tới Tí, tức tăng dần từ +0 tới +6 và giảm dần từ +6 tới +0. Cường độ của HKA tăng dần từ Ngọ tới Tí và giảm dần từ Tí tới Ngọ, tức tăng dần từ -0 tới -6 và giảm dần từ -6 tới -0. Hình H5 tuy là giúp cho chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự chuyển dịch của hành khí qua từng thời điểm [vị trí], cường độ của hành khí tại mỗi thời điểm, và dạng biến đổi của dòng hành khí một cách tổng quát nhưng lại không giúp cho chúng ta dễ dàng nhận ra sự đối xứng của Thái Dương và Thái Âm được mã hoá trong từng cặp TD1-TA1, TD2-TA2, TD3-TA3 . . . cho tới TD12-TA12. Để làm nổi lên yếu tố đối xứng này, chúng ta có thể xếp đặt lại nội hàm trong hình H5 một cách khác. Và kết quả cho thấy giống như trong hình H6. H6: DNA Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Đối Xứng Qua Trục Sửu Mùi Dòng HKD của sao Thái Dương và dòng HKA của sao Thái Âm được trình bày dưới dạng dây sóng. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Dương chuyển dịch tuần tự từ TD1 tới TD12. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Âm chuyển dịch tuần tự từ TA1 tới TA12. Hai dây sóng độc lập cấu thành bởi sự thay đổi cường độ của mỗi dòng hành khí. Hai dây sóng đi ngược chiều nhau và lệch nhau đúng 180 độ. Và mỗi điểm TDn trên dây sóng Thái Dương được nối với một điểm TAn trên dây sóng Thái Âm và chúng đối xứng nhau qua trục Sửu-Mùi. Dãy sóng của hai dòng hành khí được cấu thành bởi những dây nối này liên kết hai dây sóng lại với nhau. Dài ngắn và vị trí của mỗi dây nối tùy vào khoảng cách giữa Thái Dương và Thái Âm ở mỗi thời điểm đối xứng qua trục Sửu-Mùi. Có nghĩa là khi Thái Dương và Thái Âm cùng tại Sửu thì khoảng cách TD1-TA1 là 0 độ, Thái Dương tại Dần và Thái Âm tại Tí thì khoảng cách TD2-TA2 là 60 độ [cách 2 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương tại Mão và Thái Âm tại Hợi thì khoảng cách TD3-TA3 là 120 độ [cách 4 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương tại Thìn và Thái Âm tại Tuất thì khoảng cách TD4-TA4 là 180 độ [cách 6 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương tại Tỵ và Thái Âm tại Dậu thì khoảng cách TD5-TA5 là 120 độ [cách 4 cung x 30 mỗi cung], Thái Dương tại Ngọ và Thái Âm tại Thân thì khoảng cách TD6-TA6 là 60 độ [cách 2 cung x 30 độ mỗi cung], Thái Dương và Thái Âm tại Mùi thì khoảng cách TD7-TA7 là 0 độ. Dây nối dài nhất tại vị trí 180 độ và ngắn nhất tại vị trí không độ. Một đường thẳng tưởng tượng chạy xuyên qua hai điểm Sửu Mùi và chia dãy sóng thành hai phần trên và dưới. Đường thẳng tưởng tượng này chính là trục đối xứng Sửu-Mùi. Dãy sóng của cặp Thái Dương – Thái Âm có hình dạng giống như cấu trúc DNA cho nên chúng ta tạm gọi nó là DNA của cặp Thái Dương – Thái Âm. H7: Vị Trí MVĐH Của Thái Dương Và Thái Âm Như chúng ta được biết, trong bộ môn tử vi bất cứ tinh đẩu nào cũng đều có vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm địa trên cung bàn. Thái Dương và Thái Âm cũng không ngoại lệ. Vị trí miếu, vượng, đắc, hãm của hai sao Thái Dương và Thái Âm mà chúng ta biết hiện nay có thể nói là đạt được sự đồng thuận của các danh gia Tử Vi ngoại trừ một vài bất đồng nhỏ. Tổng kết trong hình H7 cho thấy điều này. Với những xét nghiệm vừa rồi thì chúng ta có thể nói rằng dường như Thái Dương và Thái Âm là hai sao được hư cấu trên nền tảng thuyết âm dương. Ở ngay thời điểm này của bài viết, hai sao Thái Dương và Thái Âm thực sự đại diện cho cái gì thì chúng ta vẫn chưa thể xác định. Nhưng, một điều khả dĩ có thể xác định được là nếu hai sao Thái Dương và Thái Âm đã được hư cấu trên nền tảng thuyết âm dương thì biến dịch của âm dương tự nó tất yếu sẽ quyết định sự MVĐH [miếu, vượng, đắc, hãm] chứ không thể nào quyết định bởi cái gì khác, thí dụ như bởi qui luật ngũ hành. Nói cho chính xác hơn, sự MVĐH của hai sao này tại mỗi vị trí sẽ là kết quả phản ảnh định lượng cường độ của hai dòng hành khí tại mỗi vị trí đó, hoặc là độc lập hoặc là tương tác nhau dưới một dạng nào đó. Dựa vào sự quan sát và phán đoán này, chúng ta có thể tiến hành kiểm nghiệm tính chất MVĐH của cặp sao Thái Dương – Thái Âm với thông tin đã có sẵn trong các hình H5, H6, H7. Từ những thông tin trong các hình này chúng ta có thể rút ra và kiến tạo đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và Thái Âm như cho thấy trong hình H8. H8: Đường Biểu Diễn MVĐH của Thái Dương Và Thái Âm Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương trong hình H8 chúng ta nhận ra được: Tại Tí cường độ hành khí của Thái Dương là +0 và liên tục tăng lên tại các vị trí Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ. Tại Sửu cường độ hành khí của Thái Dương đã tới mốc then chốt của chiều tăng trưởng (positive critical threshold) nên cho là đắc. Tại Dần cường độ hành khí của Thái Dương đã vượt qua mốc then chốt của chiều tăng trưởng và hiển lộ ra bên ngoài nên cho là vượng. Tại Mão, Thìn cường độ hành khí của Thái Dương rất mạnh nên cũng cho là Vượng. Tại Tỵ, Ngọ cường độ hành khí của Thái Dương cực mạnh và lên tới đỉnh +6 nên cho là miếu. Tại Mùi cường độ hành khí của Thái Dương nằm trên tiến trình suy giảm nhưng chưa vượt qua mốc then chốt (negative critical threshold) nên gọi là đắc. Tại Thân, Dậu, Hợi, Tí cường độ hành khí đã vượt qua mốc then chốt của chiều suy giảm và trượt dài cho tới đáy +0 nên được cho là hãm. Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Thái Âm và đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương trong hình H8 chúng ta nhận ra MVĐH được phân bố hoàn toàn giống nhau, nhưng hai đường biểu diễn lệch nhau 180 độ. Và cũng từ hai đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và Thái Âm trong hình H8 chúng ta có thể rút ra được qui luật phân bố MVĐH của hai sao Thái Dương và Thái Âm. Qui luật đó được tóm lược ngắn gọn trong hình H9 [cũng cần nhắc lại là Thái Âm ngược lại với Thái Dương.] H9 – Qui Luật Phân Bố MVĐH của Thái Dương Kết quả cho thấy H8 và H9 hoàn toàn trùng khớp với thông tin trong bảng tổng hợp ý kiến của các danh gia Tử Vi trong H7, đặc biệt là của Vân Đằng Thái Thứ Lang và của Nguyễn Phát Lộc, ngoại trừ một sai biệt nhỏ tại vị trí Dậu của Thái Âm. Nếu dựa trên cùng một qui luật để quyết định MVĐH thì Thái Âm tại vị trí Dậu nên được coi là vượng thay vì miếu. Câu hỏi được đặt ra là: cặp chánh tinh Thái Âm và Thái Dương trong bộ môn Tử Vi thực ra là đại diện cho cái gì??? Có rất nhiều danh gia Tử Vi cho rằng cặp chính tinh này đại diện cho mặt trời và mặt trăng. Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và Thái Âm trong hình H8 chúng ta nhận thấy mỗi đường gồm một nửa là chiều tăng trưởng còn một nửa kia là chiều thoái giảm. Đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương và đường biểu diễn MVĐH của Thái Âm lại luôn luôn ở vào tình trạng đối nhau [lệch nhau 180 độ] tức là khi đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương đang ở chiều tăng trưởng thì đường biểu diễn MVĐH của Thái Âm đang ở chiều thoái giảm. Và tính cách nghịch động nhau này khá giống với hiện tượng ngày đêm của mặt trăng và mặt trời [thấy trời thì không thấy trăng và ngược lại]. Trong Tử Vi chúng ta thấy có đầy dẫy những câu nói như là “nhật nguyệt tranh huy” hoặc “nhật nguyệt chiếu bích” hoặc “nhật nguyệt đồng cung” hoặc “nhật nguyệt minh tịnh” vân vân. Điều này chứng minh danh gia Tử Vi tin rằng Thái Âm và Thái Dương là để chỉ Trời Trăng/ Nhật Nguyệt. Nhưng, có đúng Thái Âm và Thái Dương thực sự là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt??? Để tìm câu trả lời, chúng ta hãy thử nhìn vào H10, kết quả của “hình hoá” Nhật Nguyệt với những thông tin của Thái Dương và Thái Âm có sẳn trong các hình H5, H6, H7, H8. H10: MVĐH của Nhật Nguyệt (Nếu Thái Dương & Thái Âm Là Nhật Nguyệt) Bên trong vòng tròn là hãm địa. Bên ngoài vòng tròn là đất miếu vượng. Từ Sửu đến Mùi, Thái Âm hãm [nằm bên trong vòng tròn] còn Thái Dương thì miếu vượng [nằm bên ngoài vòng tròn]. Từ Mùi đến Sửu, Thái Âm miếu vượng [nằm bên ngoài vòng tròn] còn Thái Dương bị hãm [nằm bên trong vòng tròn]. Tại hai điểm Sửu và Mùi là giao điểm của sự chuyển tiếp từ hãm địa qua miếu vượng địa và ngược lại. Nhìn vào và phân tích nội hàm của H10 chúng ta thấy có rất nhiều điểm vô lý để cho rằng cặp Thái Dương và Thái Âm là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt. Vì nếu Thái Dương và Thái Âm đích thực là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt thì không thể nào có khả năng “tranh huy” tại Sửu Mùi, dầu chữ “huy” có nghĩa là ánh sáng hay có nghĩa là lực. Nếu Thái Dương và Thái Âm đích thực là Trời Trăng/ Nhật Nguyệt thì không thể nào Trời/Nhật lại bị hãm lúc 3-5 giờ chiều trong khi vượng miếu vào lúc 3-5 giờ khuya còn Trăng/Nguyệt lại bị hãm lúc 3-5 giờ khuya trong khi vượng miếu lúc 3-5 giờ chiều, dầu là nhìn dưới góc độ ánh sáng hay là lực. Không cần là một khoa học gia để nhận ra sự phi lý này [thật đáng tiếc và đáng xấu hỗ là trước đây chính bản thân người viết cũng đã từng thiếu thận trọng để đi đến kết luận Thái Dương và Thái Âm là Nhật Nguyệt]. Thêm vào đó, rõ ràng là cách “tranh huy” nếu có thì chỉ có thể diễn ra tại hai điểm Mão & Dậu và chỉ có “Dương Âm tranh huy” [HKA tranh với HKD vì cường độ của cả hai lúc đó bằng +3 và -3] chứ không thể có “Nhật Nguyệt tranh huy” [vì, bên cạnh yếu tố thời gian xuất hiện đã không thể, ảnh hưởng của mặt trăng đối với trái đất lại càng không thể “tranh huy” với mặt trời]. Nói tóm lại, Thái Dương và Thái Âm không thể nào là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng [phủ định]. Nếu vậy thì Thái Dương và Thái Âm đại biểu cho cái gì? Để có câu trả lời chúng ta thử tiếp cận vấn đề một cách khác khoa học hơn. H11 – Mặt Trời và Âm Bản Đối Xứng Nhìn vào hình H11 chúng ta thấy mặt trời chiếu sáng lên trái đất tạo nên cái gọi “ban ngày” và tác động của sự chiếu sáng đó lên mặt đất tạo nên cái gọi là “hành khí dương.” Ở mặt phía bên kia của trái đất không có ánh sáng của mặt trời chiếu tới tạo ra cái gọi là “ban đêm” và tác động của sự thiếu vắng ánh sáng mặt trời lên mặt đất tạo nên cái gọi là “hành khí âm.” Trong chu kỳ của một ngày đêm, tại điểm Ngọ giữa trưa trên trái đất, mặt trời gần vị trí đó nhất và hành khí dương ở điểm đó mạnh nhất [HKD = +6] trong khi hành khí âm ở điểm đó yếu nhất [HKA = -0]. Cùng lúc đó, tại điểm đối xứng với Ngọ, vị trí xa mặt trời nhất, là thời điểm Tí giữa khuya và hành khí âm ở điểm đó mạnh nhất [HKA = -6] trong khi hành khí dương yếu nhất [HKD = +0]. Tại Mão và Dậu là giao điểm của ban ngày và ban đêm, của bóng tối và ánh sáng, đồng thời cũng là giao điểm của hoàng hôn [phía bên này trái đất] và bình minh [phía bên kia của trái đất]. Tại đây cường độ của hành khí âm ngang với cường độ của hành khí dương [HKD = +3 và HKA = -3]. Hai chữ hành khí không gì khác hơn là sự chuyển dịch của năng lượng trên mặt đất. Dựa trên sự quan sát trên chúng ta có thể phát biểu cặp Thái Dương và Thái Âm không phải là cặp Trời Trăng/ Nhật Nguyệt [khẳng định]. Thực ra thì Thái Dương đúng là mặt trời nhưng Thái Âm thì lại là âm bản biểu kiến đối xứng của mặt trời chứ không phải là mặt trăng. Mặt trời là một vật thể thật còn mặt trời biểu kiến là một đối tượng ảo. Mà đã là đối tượng ảo thì không thể gây ra tác động thật trên mặt đất. Chính vì vậy Thái Dương và Thái Âm cần được hiểu một cách khác. Nói cho rõ ràng hơn, thì Thái Dương đại biểu cho ánh sáng mặt trời còn Thái Âm đại biểu cho sự vắng mặt của ánh sáng mặt trời tức là bóng tối. Cặp Thái Dương và Thái Âm không phải là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng. Chúng là cặp đôi “Nhật và Âm Bản Biểu Kiến Đối Xứng của Nhật,” là cặp “mặt trời và âm bản biểu kiến đối xứng của mặt trời,” là cặp tinh đẩu đại biểu cho “ánh sáng của mặt trời chiếu vào bên này của trái đất và bóng tối do ánh sáng mặt trời không chiếu tới phía bên kia của trái đất,” là cặp sao đại biểu cho hai dòng năng lượng biến dịch trên mặt địa cầu. Hoàn toàn không có vai trò của Nguyệt/ Trăng trong này. Hai chữ “thái dương” có thể nguyên thủy không phải là một danh từ kép “Thái Dương” mà là một một danh từ “dương,” chỉ ánh sáng hoặc năng lượng nóng, và một tỉnh từ “thái” có ý nghĩa là lớn đến bao trùm tất cả. Tương tự, hai chữ thái âm có thể nguyên thủy không phải là một danh từ kép “Thái Âm” mà là một một danh từ “âm,” chỉ sự thiếu vắng ánh sáng [bóng tối] hoặc năng lượng lạnh, và một tỉnh từ “thái” có ý nghĩa là lớn đến bao trùm tất cả. Như vậy, nằm trong góc độ vừa nói, thì cặp sao Thái Dương và Thái Âm chính là để chỉ vào dòng hành khí dương và dòng hành khi âm vận hành ngược chiều nhau trên mặt địa cầu, như cho thấy trên Việt Dịch Đồ trong hình H4. Đến thời điểm này của bài viết thì chúng ta đã thấy rõ bóng hình của Dịch nằm trong hai sao Thái Dương và Thái Âm. Nhìn lại Việt Dịch Đồ và qui luật phân bố MVĐH trong hình H9, lồng hai hình này trên cùng một khung, chúng ta thấy trục đối xứng Sửu Mùi thực ra là một tuyến chia đôi chu kỳ của mỗi dòng hành khí. Với dòng hành khí dương [vòng vuông màu đen trên Việt Dịch Đồ], từ Sửu tới Mùi là nửa chu kỳ thịnh và từ Mùi tới Sửu là nửa chu kỳ suy của dòng hành khí này. Ngược lại, với dòng hành khí âm [vòng tròn màu xanh lá trên Việt Dịch Đồ], từ Sửu tới Mùi là nửa chu kỳ suy và từ Mùi tới Sửu là nửa chu kỳ thịnh của dòng hành khí. Tất cả không nằm ngoài cái gọi là lưỡng nghi. Nói cho cùng, hai chính tinh Thái Âm và Thái Dương của bộ môn Tử Vi chính là hai nghi Thái Âm và Thái Dương của Dịch. Vở lẽ ra, thì núi vẫn là núi và sông vẫn là sông! Có lẽ chúng ta tự hỏi liệu có cơ sở khoa học hỗ trợ cho sự khám phá này?? Người viết không phải là một khoa học gia cho nên không đủ tư cách để xác định sự thật. Tuy nhiên, với trình độ của một người bình thường, người viết nghĩ rằng sự khám phá vừa được trình bày không nằm ngoài hiểu biết khoa học thường thức. H12 – Biến Dịch Của Năng Lượng Trong Một Ngày Đêm H12 là giản lược của kiến thức khoa học. Đồ họa trong hình cho chúng ta thấy là mặt trời mọc vào khoảng giờ Mão và lặn vào khoảng giờ Dậu. Vào hai thời điểm này thì những tia mặt trời gần như song song với mặt đất và năng lượng trái đất tiếp thu [solar absorption/ incoming solar energy/ energy inputs] ở cường độ thấp nhất. Giờ Ngọ những tia mặt trời thẳng góc với trái đất và năng lượng trái đất tiếp thu ở cường độ cao nhất. Từ Mão tới Ngọ cường độ của năng lượng trái đất tiếp thu liên tục gia tăng và từ Ngọ tới Dậu cường độ của năng lượng trái đất tiếp thu liên tục giảm sút [đường biểu diễn màu đen]. Sau khi mặt trời mọc một thời gian ngắn thì cường độ của năng lượng trái đất phóng thích [solar reflection/ outgoing solar energy/ energy outputs] bắt đầu đổi chiều và gia tăng. Cường độ của năng lượng tiếp thu ngang với cường độ của năng lượng phóng thích tại thời điểm này. Từ đây cho tới giờ Mùi cường độ của năng lượng phóng thích cũng liên tục gia tăng [đường biểu diễn màu xanh]. Trong suốt thời gian này, vì năng lượng trái đất phóng thích [đường màu xanh dương] luôn ít hơn năng lượng trái đất tiếp thu [đường màu đen] cho nên theo đó nhiệt độ trên mặt đất tăng dần lên. Và, tuy là trái đất nhận năng lượng mặt trời ở cường độ cao nhất vào giờ Ngọ nhưng nhiệt độ trên mặt đất chỉ đạt đến mức cao nhất vào giờ Mùi. Tại thời điểm đó, cường độ năng lượng tiếp thu ngang với cường độ năng lượng phóng thích và tổng năng lượng hấp thụ [net energy in/ năng lượng sai biệt cộng/ vùng nhiều dấu cộng bên trong hai đường màu đen và màu xanh dương] đã đạt tới tối đa. Tại giờ Mùi cường độ năng lượng phóng thích đổi chiều từ tăng sang giảm. Sau giờ Mùi, mãi cho tới giờ Mão ngày hôm sau, cường độ năng lượng phóng thích liên tục giảm [đường màu xanh dương]. Trong suốt thời gian này, năng lượng trái đất tiếp thu [đường màu đen] luôn ít hơn năng lượng trái đất phóng thích [đường màu xanh] cho nên theo đó nhiệt độ trên mặt đất giảm dần. Tổng năng lượng phóng thích [net energy in/ năng lượng sai biệt trừ/ vùng nhiều dấu trừ bên trong hai đường màu đen và màu xanh dương] đạt tới tối đa tại giờ Mão, một thời gian ngắn sau khi mặt trời mọc. Biến đổi của năng lượng trên mặt đất còn được các nhà khoa học ghi nhận qua số đo bức xạ ròng [net radiation[1]] như cho thấy trong hình H13. Và căn cứ vào hình này thì đường biểu diễn của số đo bức xạ ròng rất giống với đường biểu diễn cường độ của dòng hành khí dương, đặc biệt là tại 4 trọng điểm Tí [thấp nhất/ cực âm], Ngọ [cao nhất/ cực dương], Mão [chuyển tiếp từ thiếu sang thừa/ âm dương ngang nhau] và Dậu [chuyển tiếp từ thừa sang thiếu/ âm dương ngang nhau], tuy rằng tốc độ chuyển dịch có khác nhau ở mỗi thời điểm chứ không đều đều [constant] như là người viết đã giả dụ ở đoạn đầu [Và điểm thiếu hoàn hảo của giả dụ không làm thay đổi giá trị của biện luận trong bài viết này. Chúng ta có thể lấy đường biểu diễn trong hình H13 để thiết lập chính xác cường độ của HKD và HKA tại các thời điểm và rồi theo đó có được một mô hình hòan hảo hơn, nhưng xét ra không cần thiết]. H13 – Biến Dịch Của Năng Lượng Trong Một Ngày Đêm Qua Số Đo Bức Xạ Ròng Chỉ dựa vào quan sát khoa học trình bày trong hình H12 và H13 thì chưa đủ để giải thích cách phân bố MVĐH của hai sao Thái Dương và Thái Âm trong Tử Vi. Đặc biệt là sự biến dịch của năng lượng vào ban đêm trong hình H12 cũng không khế hợp với sự phân bố MVĐH của sao Thái Dương, còn Thái Âm thì hoàn toàn không. Tuy nhiên nếu chúng ta kết hợp sự thật khoa học với khái niệm “âm bản biểu kiến đối xứng” thì chúng ta sẽ thấy sự khế hợp hoàn mỹ. H14 – Biến Dịch Của Năng Lượng & Âm Bản Biểu Kiến Đối Xứng Chu Kỳ Một Ngày Đêm Cho Cả Hai Phía Của Địa Cầu Hình H14 là kết tinh của H11, khái niệm “âm bản biểu kiến đối xứng” và H12, sự thật của khoa học tự nhiên. Chi tiết trong hình cho thấy, từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều, A là vùng sáng ở phía bên này trái đất và A’ là vùng tối ở phía bên kia trái đất. Biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng tối phía bên kia trái đất thể hiện trong đồ hoạ A’ và nó thực ra chỉ là âm bản biểu kiến đối xứng của đồ họa A thể hiện biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng sáng phía bên này trái đất. Từ 18 giờ chiều cho tới 6 giờ sáng ngày hôm sau, B là vùng sáng ở phía bên kia trái đất và B’ là vùng tối ở phía bên này trái đất. Biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng tối phía bên này trái đất thể hiện trong đồ hoạ B’ và nó thực ra chỉ là âm bản biểu kiến đối xứng của đồ họa B thể hiện biến dịch của năng lượng trên mặt đất ở vùng sáng phía bên kia trái đất. H15 – Đường Biểu Diễn Của Thái Dương Áp một đường biểu diễn xuyên suốt 24 giờ từ Mão tới Mão lên đồ họa A và B’ đại diện cho một ngày đêm ở phía bên này của trái đất, hình H15A, không khó để chúng ta nhận ra nó là đường biểu diễn của Thái Dương. H15B – Đường Biểu Diễn Của Thái Âm Tương tự, áp một đường biểu diễn xuyên suốt 24 giờ từ Mão tới Mão lên đồ họa A’ và B đại diện cho một đêm ngày ở phía bên kia của trái đất, hình H15B, cũng không khó để chúng ta nhận ra nó là đường biểu diễn của Thái Âm. Hai đường biểu diễn này được phát hoạ, dầu là mô phỏng theo đường biểu diễn của năng lượng hấp thụ và năng lượng phóng thích [vùng + và vùng -] hay là của bức xạ ròng [net radiation curve] hay là của cường độ năng lượng trái đất tiếp thu thì chúng vẫn chính xác là hai đường biểu diễn của Thái Dương và Thái Âm với những đặc điểm hoàn toàn trùng khớp với sự phân bố MVĐH của Thái Dương và Thái Âm. Rõ ràng Thái Âm là một âm bản đối xứng của Thái Dương [ngược lại của Thái Dương] dầu Thái Dương được hiểu là thể, trạng, hay tính. Tuyệt nhiên không thấy hình bóng của Nguyệt/Trăng. Và ở đây chúng ta cũng thấy đường biểu diễn Thái Dương, hay nói theo ngôn ngữ của Dịch và của môn Tử Vi là đường biểu diễn của dòng hành khí dương mang tên Thái Dương, có một nửa thật và một nửa ảo. Tương tự, đường biểu diễn Thái Âm, hay là đường biểu diễn của dòng hành khí âm mang tên Thái Âm, có một nửa ảo và một nửa thật. Thái Dương vốn dĩ cấu thành từ một nửa thật của bên này và cái bóng [là âm bản biểu kiến đối xứng] do một nửa thật của bên kia tạo ra. Thái Âm vốn dĩ được cấu thành từ một nửa thật của bên kia và cái bóng [là âm bản biểu kiến đối xứng] do một nửa thật của bên này tạo ra. Như vậy, trong Thái Dương đã hàm tàng Thiếu Dương và Thiếu Âm và trong Thái Âm đã hàm tàng Thiếu Âm và Thiếu Dương. Một lần nữa chúng ta thấy Dịch lý hiển hiện trong cách cấu thành cặp sao Thái Âm và Thái Dương của Tử Vi. Để khép lại bài viết này, chúng ta có thể nói hai sao Thái Dương và Thái Âm trong bộ môn Tử Vi là một sản phẩm trừu tượng nhưng được hình thành trên cơ sở kiến thức khoa học tự nhiên. Quan sát khoa học được khái niệm hóa thành hai dòng hành khí rồi đặt tên là sao Thái Dương và sao Thái Âm. Cặp sao Thái Dương và Thái Âm KHÔNG PHẢI là cặp Nhật Nguyệt/ Trời Trăng. Chúng là cặp đôi “Thái Dương & âm bản biểu kiến đối xứng của Thái Dương”; là cặp đôi “ánh sáng phía bên này & bóng tối phía bên kia trái đất”; là cặp đôi “hai dòng hành khí vận hành ngược chiều nhau.” Tên gọi của chúng có lẽ đã mượn từ Dịch, hai nghi Thái Dương và Thái Âm, để chỉ hai dòng hành khí dương và hành khí âm vận hành trên mặt đất. Hành khí không gì khác hơn là năng lượng biến dịch dưới tác động của ánh sáng/ bức xạ của mặt trời. Sự phân bố MVĐH [miếu, vượng, đắc, hãm] của của hai sao Thái Dương và Thái Âm hoàn toàn hợp lý với khoa học. Điều quan trọng là sự vắng mặt của Nguyệt/ Trăng cùng với sự khám phá ra vai trò đơn độc của Trời và “cái bóng của Trời” trong tiến trình giải mã bản chất thật của cặp sao Thái Dương và Thái Âm còn là một bằng chứng rõ rệt cho thấy học giả và danh sư lý số Trung Hoa hoàn toàn mờ mịt về bản chất thật của hai sao Thái Dương – Thái Âm nói riêng, và của toàn bộ bộ môn Tử Vi nói chung nếu cộng vào những bằng chứng trong bài viết Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi của Hà Hưng Quốc đã được trưng ra trước đây. Nếu người Trung Hoa là chủ nhân đích thực của môn Tử Vi nói riêng, và của nền lý học đông phương nói chung, thì tại sao họ lại bị mờ mịt??? Phải chăng vì sự mờ mịt đó nên họ, vốn dĩ nguyên thủy không phải là chủ nhân đích thực, đã mò mẫm chấp vá và rồi nặn ra những mô hình và lý thuyết dường như rất đúng mà không đúng, những lý giải dường như thâm sâu mà mơ hồ và tùy tiện, và đã bị mắc kẹt suốt chiều dài tính bằng thiên niên kỷ với những “bí ẩn” không thể giải bằng chính những mô hình và lý thuyết do họ nặn ra??? Ngày 2 Tháng 12 Năm 2013 ====================== [1] Net Radiation – Balance between incoming and outgoing shortwave and longwave radiations. Mathematically expressed as: Q* = (K + k)(1 – a) – LU + LD where: Q* is surface net radiation (global annual values of Q* = 0, because input equals output, local values can be positive or negative), K is surface direct shortwave radiation, k is diffused shortwave radiation (scattered insolation) at the surface, a is the albedo of surface, LD is atmospheric counter-radiation (greenhouse effect) directed to the Earth’s surface, and LU is longwave radiation lost from the Earth’s surface. Nguồn: http://khoahocnet.com/2013/12/08/ts-ha-hung-quoc-giai-ma-ban-chat-that-cua-hai-sao-thai-duong-va-thai-am-trong-tu-vi/
  5. Ý kiến nhiều chiều thì tốt nhưng thời điểm trao đổi thì nên phù hợp. Thiết nghĩ đây không phải là lúc bàn về những quan điểm như thế này. Có những việc quan trọng cần được ưu tiên. Nhà có biến anh em lại bất hòa thì giải quyết dược việc gì?
  6. Rất tiếc, ngày nhân dân Việt Nam bắt đầu biểu tình phản đối Trung Quốc vào ngày 14 âm lịch - ngày con nước theo cách gọi truyền thống. Hệ quả là biểu tình đã bị lợi dụng, VN bị một cú đâm chọt sau lưng thật đáng tiếc!
  7. Xoáy tóc tròn ngày chính giữa trán (thẳng sống mũi len) là tượng trưng cho ý nghĩa gì ạ?
  8. Bạn thử đăt một ly nước tiểu ở đầu giường, bôi son lên trán khi đi ngủ.
  9. Không thoải mái thì trả lại hoặc hủy nó đi. Không có duyên để giữ thì đừng giữ
  10. Cảm ơn Thiên Luân rất nhiều nhé!
  11. Xin nhờ tư vấn giúp: Chồng: 18/07/1977 - Sa Trung Thổ Vợ: 25/12/1985 - Hải Trung Kim Con lớn: 28/08/2008 Xin tư vấn: Sinh con út năm nào thì tốt và có thể sinh con vào năm 2013 không? Rất cảm ơn các anh/chị!
  12. Cảm ơn anh Thiên Đồng. Hiện thời thì cây quá đỗi xanh tốt và gần như bao kín tường chứ không lốm đốm. Nếu để cây chết thì có lẽ còn lắm chuyện hơn với hàng xóm, chưa biết đâu mà lường. Tạm để đến cuối năm rồi tính tiếp vậy.
  13. Tình hình cháy xảy ra khắp nơi ở Việt Nam. Dự báo từ giờ tới cuối năm có bớt cháy không ạ?
  14. Hình ảnh không hiển thị. Bạn kiểm tra lại.