-
Số nội dung
92 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by hoaithuong
-
Hơn 2 năm nay không hiểu sau em đi làm rồi mà gia đình vẫn thiếu trước hụt sau,nợ nần thì chồng chất,không thấy lối thoát đâu hết.Xin ACE giúp xem dùm lá số của hoaithuong. Hoaithuong là con thứ 2 trong gia đình,trước HT còn có 1 người anh cùng cha khác mẹ.Sau thì có em gái sinh năm 1988 đã lập GĐ và có 3 người con,em trai út sinh năm 1993 HT đang làm thu ngân trong siêu thị.HT vẫn còn độc thân Đây là tử vi của hoaithuong : http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=Ngo+Nguyen+Truc+Ha&date=1987,5,8,2,0&year=2013&gender=f&view=screen&size=2 Xin ACE coi dùm năm nay HT có trả hết nợ nần không. HT xin cám ơn.
-
Không thích cách cười của Bạn Bá Kiến à.Chẳng hay chút nào đâu,cứ như 1 người đợi người khác bị nói là nhảy vào chọc quê. Lá số xấu,bản thân người ta đã buồn không những ko có lời động viên nào mà cứ nói những chuyện khiến người khác không vui. Đó là cách khiến người ta thấy an ủi hay sao đó nhỉ???
-
câu "Nhân định thắng Thiên" chủ về mặt tinh thần hơn là vật chất, vì Thiên (Trời) đã định cho con người năm tháng ngày giờ sinh thì con người không đổi được việc đó (thể chất) . Sinh ra trong hoàn cảnh và môi trường đã định sẵn, v.v... . Lá số Tử vi của con người suốt đời không đổi . Đi theo con đường hướng thiện (thể LÝ) con người hiểu và chấp nhận chính mình, chấp nhận cuộc sống của mình để sống hòa thuận với trời đất (Thuận thiên), như vậy thì chính con người đã đạt được "Tri Mệnh", tìm thấy hạnh phúc và hoàn toàn cải số ( Nhân định thắng Thiên), vì con người lúc bấy giờ hoàn toàn quán thông (con người tự do) không để ngoại cảnh chi phối. Ta có thể thấy và gặp nhiều người nghèo khó trong cuộc sống, nhưng lúc nào họ cũng đầy bình an và hạnh phúc . Tiêu biểu nhất trong lich sử Việt nam Thọ Tường Tử Nguyễn Công Trứ, cuộc đời thăng trầm lên voi xuống chó, ngài vẫn sống tự tại và để lại một triết lý sống cho hậu thế : " Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn " Tác giả: Thieulam
-
HT cảm ơn Túy Lão và Vietgo đã quan tâm tới HT nhưng vì việc đó mà có hiểu lầm về nhau là không nên.HT vẫn nghĩ "nhân sẽ thắng thiên" nên dù là có tệ đến đâu mình nghĩ là mình sẽ vượt qua được. Đúng nhưng Túy Lão đã nói 17 tuổi đã mém chết nhưng nhờ phúc dày thì sợ gì. Chuyện tình cảm thì HT không trong mong gì.Chỉ cố gắng làm mà trả hết nợ nần cho GĐ và bản thân thôi
-
cám ơn anh vietgo!Em sẽ cố gắng
-
Dạ đúng là em bị cận nặng.Em đang rất cố gắng nhưng em càng tuyệt vọng.Nhà em cũng đang lâm vào cảnh có thể nói là đường cùng.Càng làm càng mắc nợ,không có lối thoát,ba e lại không yên phận,vậy thì cố gắng làm nhưng lại có người phá thì sao đây anh???
-
Không sai đâu Vietgo.HT ở nhà là Ngô Hoài Thương nhưng khi làm giấy khai sinh lại đổi tên là Ngô Nguyễn Trúc Hà.Do vậy nên HT có 2 tên
-
huynh Thiendong oi!Xem giúp muội lá số tử vi với.Muội đang rất nản,xin nhờ huynh.Muội chân thành cám ơn Huynh~
-
“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường” (Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà) “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới, Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào” (Hồ Xuân Hương) “Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa, Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà" (Nguyễn Công Trứ) “Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu Ủa ! Tết ! Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc Ồ ! Xuân !” () “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” () - Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển) - Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi) Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. () Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ Nhân bách hạnh hiếu vi tiên. (Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân; Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.) Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước ! Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà ! (Quảng Ngôn) Tân niên hạnh phúc bình an tiến Xuân nhật vinh hoa phú quý lai Nghĩa là: Năm mới hạnh phúc bình an đến Ngày Xuân vinh hoa phú quý về. Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân (Nguyễn Công Trứ) Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng, Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm. Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết, Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân. Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi, Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng. (Nguyễn Công Trứ) Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết, Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân. Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết, Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân. (Tú Xương) Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt, Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn. Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc, Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn. Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới, Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa. Già trẻ gái trai đều khoái Tết, Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân. Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó, Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo (Nguyễn Khuyến) Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ... Đùng !... ờ ờ... Tết Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh... Cộc !... á à... Xuân Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha Tết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc. Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân. Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới. Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ. Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân. Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên 1) Môn đa khách đáo thiên tài đáo Gia hữu nhân lai vạn vật lai Lược dịch : Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến Nhà có người vào lắm vật vào Ðôi câu đối dán trong sân nhà : 2) Sơn thủy thanh cao xuân bất tận Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh Lược dịch : Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi Thần tiên vui thú cảnh đời đời Những câu đối dán trong nhà : 3) Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường Lược dịch : Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà 4) Tổ tôn công đức thiên niên thịnh Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương Lược dịch: Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay 5) Xuân như cẩm tú, nhân như ngọc Khách mãn gia đình, tửu mãn tôn Lược dịch : Xuân như cẩm tú, người như ngọc Khách chật trong nhà, rượu hết chung 6) Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân Lược dịch : Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh Lộc nảy vinh hoa phú qúy xuân 7) Niên niên như ý xuân Tuế tuế bình an nhật Lược dịch : Năm năm xuân như ý Tuổi tuổi ngày bình an 8) Nhập môn tân thị kinh luân khách Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân Lược dịch : Vào cửa toàn khách kinh luân Ngồi chơi toàn người cẩm tú 9) Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức Khải hậu nhân,trường phát kỳ tường Lược dịch : Nhớ tổ tiên, đẹp điều nhân đức Tin cháu con bền sự lạ hay 10) Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức Bố y tùy phận, cầu phúc đức lai tài Lược dịch : Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được đức Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài 11) Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện Thánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ vinh Lược dịch Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh 12) Tân niên, hạnh phúc bình an tiến Xuân nhật, vinh hoa phú qúy lai Lược dịch : Năm mới, hạnh phúc bình an đến Ngày xuân, vinh hoa phú qúy về 13) Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái Lược dịch : Ðất sinh tài nghiệp đời sán lạn Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi 14) Phúc mãn đường, niên tăng phú qúy Ðức lưu quang, nhật tiến vinh hoa Lược dịch : Phúc đầy nhà, năm thêm giàu có Ðức ngập tràn, ngày một vinh hoa 15) Trúc bảo bình an, tài lợi tiến Mai khai phú qúy, lộc quyền lai Lược dịch : Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi Mai khai phú qúy, lại lộc quyền 16) Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tích học hiển gia phong Lược dịch : Tiên tổ danh thơm ghi sử nước Cháu con tích học nổi cơ nhà 17) Liên tọa đài tiền hoa hữu thực Bồ đề thụ thượng qủa thanh nhàn Lược dịch : Tòa sen đài trước hoa đầy đủ Cổ thụ bồ đề qủa thanh nhàn 18) Đa lộc, đa tài, đa phú quý Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm Lược dịch : Nhiều lộc, nhiều tài, nhiều của cải Gặp thời, được lợi, được lòng người Một câu đối Nôm : 19) Ngoài cửa mừng Xuân nghênh Ngũ Phúc Trong nhà chúc Tết hưởng Tam Ða
-
Nếu năm nay Liêm trinh mà bắt được đôi hổ đó mà nấu cao thì năm nay chắc chắn LT sẽ giàu to rồi. ^ ^
-
Đón xuân(sưu tầm) Cây mai đầu ngõ trổ hoa vàng Tiết trời lành lạnh báo Xuân sang Chỉ vài hôm nữa là Tết đến Cửa nhà im ắng lòng xốn xang. Thôi thì chờ đón cái Tết nghèo Nghe bạn gợi ý cứ làm theo Mộ bàn bia ghế vẫn còn đấy Mặc đời gợn đục, rượu trong veo. Chếnh choáng hơi men đợi giao thừa Rượu thơ bày sẵn chờ tiển đưa Tống cựu nghinh tân chào năm mới Tạm quên nghèo khó uống say sưa... Kính chúc diễn đàn một năm an khang thịnh vượng
-
HoaiThuong xin góp thêm 1 câu chuyện vì sao gọi Hổ là "Ông Ba mươi" "Ngày xưa, khi mà đời sống còn lạc hậu, con người rất sợ thú dữ, đặc biệt là loài hổ rất hung dữ,chúng thường hay vào làng bắt người và thú vật. Vào thời đó, ở một làng nọ có con hổ rất hung dữ thường xuyên về làng bắt người Vua hay tin mới tuyên thưởng 30 lượng vàng cho người nào bắt hổ cứu giúp dân làng. Thế rồi cũng có người giết được con hổ dữ đó Nhưng vì con hổ thời đó được coi con vật rất thần thánh nên tráng sĩ giết được hổ, sau khi nhận thưởng 30 lượng vàng cũng đồng thồi bị đánh 30 trượng ( như để tạ tội với con hổ đã bị giết chết) Nên từ đó ông cha ta mới gọi hổ là ông 30
-
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy. * (Trích bài "Tết Nguyên Đán" của Nguyễn Đình Khang)
-
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì. Nhưng phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt. Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
-
Kính chào Bác Laido Con tha thiết mong bác để ý giúp con với ạ COn sinh ngày : 08-05-1987 ngày dương giờ sinh của con là 02:30'. Năm vừa qua là một năm đầy gian nan và khó khăn đối với con.Thật sự Con rất bế tắc.Mong bác xem dùm Con năm tới 2010 cuộc đời con có đỡ hơn không ạ. Chân thành cảm ơn Bác.Kính chúc sức khỏe Bác.
-
Hì hì hì,HT không có ý gì đâu.Tại trời nóng quá nên vậy,bạn cũng đừng buồn nghe.
-
HoaiThuong xin cám ơn. Bạn ơi ,cảm ơn bạn đã cho HT biết tuổi của Bác Laido,nhưng việc sến hay không sến cũng đâu liên quan tới bạn. Vài lời gửi bạn. HT
-
Việc sử dụng mười hai con giáp làm biểu tượng cho thời gian chủ yếu gắn liền với các dân tộc nằm trong vòng ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa , trong số này có Nhật Bản . Người Nhật Bản sử dụng mười hai con giáp , sử dụng lịch can chi trong lịch pháp của họ . Việc nghiên cứu hệ can chi đã giúp người Nhật xây dựng phép đoán số tử bình với thành tựu đáng tin cậy . Phép tính tử bình cũng dựa trên tử vi , và sử dụng nhiều đặc điểm của tử vi . Phép tính tử bình dựa vào các yếu tố năm tháng ngày giờ , theo can chi của các yếu tố đó . Từ đây sẽ tạo ra bát tự và người Nhật xét đoán công việc cuộc đời trên sự tính tóan bát tự này theo các quy luật Âm Dương - Ngũ Hành . Họ còn xây dựng một quan niệm cho các tuổi theo các con vật . Sau đây là quan niệm của người Nhật với con người theo các tuổi : 1.Tuổi chuột :vui vẻ , xởi lởi , dễ gần , dễ mến nhưng hay lo vặt vẵnh nên cũng dễ cáu giận . Học thức ít nhưng tự tin và tự trọng . Thích làm đẹp làm sang cho bản thân nhưng trong khuôn khổ cho phép . Tuổi chuột hợp với các tuổi khỉ , rồng , trâu , kỵ các tuổi rắn , chó và lợn , đặc biệt tối kỵ tuổi ngựa . 2.Tuổi trâu :là người nhẫn nại , ít lời , không hay khoe mẽ về mình do đó dễ tranh thủ được sự gíup đỡ của người khác . Tính nóng và cục tính . Chăm làm , khéo tay và quyết đoán , không chấp nhận , không nhúng nhường kẻ cản trở họ . Làm ăn đối với họ là chính , tình cảm là chuyện thứ yếu nên họ khó lấy vợ . Tuổi hợp là tuổi chuột và tuổi gà , không nên lấy tuổi chó và kỵ nhất là tuổi lợn . 3.Tuổi hổ:là ngưởi nhạy cảm , đa tình có đời sống nội tâm cao nên thường do dự . Tuổi hổ trọng người ít tuổi , kỵ người cao tuổi hơn mình . Quả cảm kiên trì nhưng có vẽ ích kỷ , thiển cận , tuổi này giữ vía , ma quỷ cũng phải tránh đường , do đó người Nhật thường cầu mong trong gia đình có người tuổi hổ . Tuổi này hợp duyên với tuổi ngựa và rồng , khắc tuổi trâu , rắn và khỉ . <B> .Tuổi mèo:là tuổi thành đạt , nhã nhặn, khiêm nhường , hiếu thảo, và giao thiệp rộng . Ðời người may mắn nhưng hay ba hoa , được cái ba hoa đúng lúc , đúng chỗ . Ít cáu giận, dễ đi vào kinh doanh buôn bán . Tuổi này dễ khóc dễ cười , chăm học, chăm đọc xong ít tài năng đặc biệt. Rộng rãi trong giao tiếp nhưng bảo thủ , so đo . Hợp với tuổi chó , dê, lợn, khắc với tuổi chuột , gà và không hợp tuổi rồng. 5.Tuổi rồng:khoẻ mạnh , năng nỗ , xốc vát, dễ bị khích bác, kích động, khó làm chủ bản thân. Vừa ương gàn vừa độ lượng nên dễ giàu và dễ được tiếng vang , dễ bị lôi kéo vào việc xấu . Tuổi này về già thì nhàn nhưng không kín miệng . Nên lấy người tuổi chuột, rắn, khỉ, gà. Tránh rồng, trâu, chó 6.Tuổi rắn:khôn ngoan, có ý chí, gặp may nhiều và dễ thành đạt. Thích loè loẹt , phô trương ,ích kỷ và keo kiệt. Ða nghi nhưng khi cho tiền ai, thì cũng cho rất nhiều . Họ rất thích khen nịnh vì tuổi này có lãng mạng . Con gái Nhật cho dù tuổi gì cũng thích được một lần gọi là "mỹ nhân tuổi tỵ" . Họ hợp tuổi trâu,gà , xung khắc với hổ, lợn. 7.Tuổi ngựa:vui tính , ba hoa , mồm mép và khá nổi tiếng và dễ được cảm tình . Giỏi kinh doanh , giỏi đoán ý đồ của người khác để "lựa lời mà nói" . Tuổi ngựa nhiều tài nhưng khó tính , cầu kỳ trong ăn mặc, cầu toàn trong công việc nên họ coi tình yêu là thứ yếu .Họ dễ bị lừa trong yêu đương cho dù họ rất thích độc lập sáng tạo . Họ hợp với tuổi hổ, dê, chó. Kỵ tuổi chuột. 8.Tuổi dê:nhạy bén , tinh tế trong cảm xúc, cuồng nhiệt nhưng cũng dễ thất vọng bi quan . Dễ thích nghi với người mọi kiểu . Cuộc đời ít gặp may nhưng rất mộ đạo . Ðời sống vật chất tạm ổn . Họ hợp với người tuổi mèo , lợn, ngựa . Tránh tuổi chuột, chó, trâu. 9.Tuổi khỉ :thông minh, hiểu biết , biết rộng nhưng không để tâm nhiều đến công việc . Nhớ thì làm , quên thì cho qua luôn mặc dù khi sử lý công việc thì khá nhanh . Dễ hoà nhập , quản giao , trí nhớ tốt . Ðường nhân duyên không lấy gì làm may mắn . Gặp tuổi chuột hoặc tuổi rồng thì tốt , gặp tuổi lợn , rắn thì kém may mắn , gặp tuổi hổ thì đại hoạ 10.Tuổi gà :tuổi bận rộn , lo toan, tham công tiếc việc, việc gì cũng muốn làm mà dễ bi quan , thất vọng. Thích hoạt động xã hội. Tự tin nhưng lại ít tin người . Luôn luôn tỏ ra viễn vông , kỳ cục .Tiêu pha hoang toàng nhưng cũng có sao nói vậy . Họ hợp người tuổi trâu , rắn , rồng. Tránh tuổi gà , chuột , chó. Kỵ nhất là tuổi mèo . 11.Tuổi chó:là biểu hiện tập trung mọi phẩm chất tốt của con người . Ngay thẳng , chân thành, biết mình, biết người , có đức tin và cao độ tin cậy cao . Ðại lượng , không vụ lợi, tuổi chó ít giao du, sống kín đáo ,bướng bỉnh và thẳng thắn , giỏi quản lý , giỏi hoạt động xã hội. Họ hợp người tuổi chó , tuổi mèo , ngựa không hợp tuổi trâu , gà kỵ nhất là tuổi rồng , dê. 12.Tuổi lợn:Kiên định, kiên trì , cuộc đời tuổi lợn mang tính mục đích rõ rệt . Ít bạn nhưng có tính sẵn sàng hy sinh vì bạn . Ít nói nhưng vẫn không biết giữ bí mật . Tuổi lợn không thích cãi vả . Ðường tình duyên không thuận . Họ hợp người tuổi mèo , dê , tranh tuổi khỉ , đại kỵ tuổi rắn.
-
Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm). Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển. Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen. Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành. Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính. Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa. Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm. Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui. Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân. Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng. Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.
-
Xin haithienha xem dùm hoaithuong với Ngô Nguyễn Trúc Hà sinh ngày 08-05-1987 lúc 02:30'(dương lịch) Hoaithuong xin cám ơn.
-
Em cũng là con gái của nhà quý tộc nè