dichnhan07
Hội viên-
Số nội dung
125 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by dichnhan07
-
Trong Kinh Dịch Trọn Bộ có ghi lại 1 vd như sau: Khi Nam Khoái sắp làm phản gieo được hào 5 quẻ Khôn: “hoàng thường, nguyên cát” (Quần vàng, cả tốt), cho là tốt, nhưng sau này thất bại. Dịch lại: “Lo sợ thường xuyên, truy nguyên điều tổn hại” Ý hào là nên luôn luôn lo sợ, tìm hiểu về những điều sẽ gây ra tổn hại cho bản thân, hoặc công việc. Qua trên, ta có thể thấy việc dịch sai có ảnh hưởng lớn tới công việc như thế nào.
-
Tôi nghĩ những câu hỏi của Bác không quan trọng bằng việc là câu trả lời sẽ giúp giải quyết vấn đề gì? Có thể cách nghiên cứu đặt vấn đề của tôi không giống mọi người, có gì bác bỏ qua cho.
-
“Nhanh chóng một cách xằng bậy thì sớm dừng lại, đi chẳng hơn được, gây nên lỗi”. Câu này tương đương với câu “nhanh ẩu đoảng, vôi vàng hư”. Hào 1 quẻ Khôn: “sửa trị phải rộng lượng, bền chặt quá thì mất cái lớn". Câu này ứng với câu “ao trong thì không có cá, làm chính trị mà khắt khe quá thì kẻ dưới không theo”. Kinh Dịch có thể là “biến đổi theo chiều ngang” hoặc có thể là “xử lý các biến đổi”.
-
Dịch lại Hàm-Hào 1: Cứvui mãi sẽ nảy sinh điềm gở
-
Cảm ơn bác Hà Uyên đã chỉ dẫn thêm. Tuy nhiên, tôi sẽ vẫn thử cách của mình trong 1 thời gian xem sao, tại vì tôi chưa thấy mối liên hệ giữa quẻ và thời gian, và nó nhằm mục đích gì, có thể là nó giúp cho việc xác định ứng kỳ hoặc trợ giúp cho phần Thiên Văn Lịch Số, hoặc giúp quan sát cảnh vật tự nhiên ứng dụng trong sản xuất.
-
Tôi có một thắc mắc đó là tại sao không phải là an quẻ từ dưới lên mà lại an từ trên xuống, trong khi đó tên gọi lại là Lâm (dưới)-Đại Hữu (trên). Tôi thử biến lại thành Tụy (dưới)-Đồng Nhân (trên), bác thử xét xem liệu quẻ nào hợp hoàn cảnh hơn. Kính Bác.
-
THUYẾT ĐỒNG NHẤT CỦA DỊCH "NHỮNG CHỮ CÓ ÂM GIỐNG NHAU SẼ CÙNG NHAU TRỢ NGHĨA CHO CÁI THỨ MÀ ĐƯỢC GỌI THEO ÂM ĐÓ" Giải: Đơn giản chỉ là sự Đồng Âm của chữ Hán vậy mà mãi chẳng có ai chịu hiểu cho. Một Âm có thể có nhiều Chữ, một Chữ có thể có nhiều Nghĩa. Thái Cực tức là quá nhiều Cực.
-
Địa Trạch Lâm: Hào 2: Tượng viết: Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy. (Theo Kinh Dịch Trọn Bộ). Dịch Âm: Hàm lâm, cát, vô bất lợi, vị thuận mệnh dã. Hào này, tôi thấy lời Tượng có chỗ lầm lạc nên sửa lại. Cũng chỉ khác lời Hào là thêm 4 chữ “vị thuận mệnh dã”. Truyện rằng: Năm 1513, tháng 8 mùa thu, ngày 30, có sắc chỉ rằng: Các tuấn sĩ vệ Cẩm y, người nào bị sung quân thì khai lại để đuổi về nguyên quán theo như lệ. Dựng bia ghi tên tiến sĩ khoa Tân Mùi năm Hồng Thuận thứ 3. Sai Công bộ thượng thư chưởng bộ sự, tri Hiển Phúc điện Uy quận công Nguyễn Bá Lân trông coi việc dựng bia, Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư, Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri kinh diên sự Đôn Thư bá Lê Tung soạn bi ký; Trung thư xá nhân Ngô Ninh viết chữ chân, Tri thượng bảo giám các cục Nguyễn Huệ viết chữ triện. …………………………………………� �……. Qua 2 câu chuyện ở tháng 8 năm 1513, ta thấy nếu dùng theo bản dịch “Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy” thì chưa thật rõ ý mà lại còn bị hiểu sai về câu “chưa thuận mệnh vậy”. Làm theo sắc chỉ sao lại gọi là “chưa thuận mệnh vậy”, đã “chưa thuận” thì sao lại tốt được. Xét nghĩa 3 âm “Hàm-Lâm-Vị” -“Hàm” gồm 12 chữ, có các ý nghĩa sau: dung được (đủ chỗ dung được), ngậm (ngậm gì đó trong miệng), khắp cả, đều, hết thảy, ngu si, (hám: hại, quả quyết), vui mãi, miệt mài, nuốt. -“Lâm” gồm 5 chữ, có các ý nghĩa sau: đông đúc, ngâm nước, ở trên soi xuống, tới, kịp, mưa dầm. -“Vị” gồm 16 chữ, có các ý nghĩa sau: ngồi, nếm, bùi ngùi, trơ trọi, chưa, không, giúp, xúm xít, bề bộn lộn xộn, bình luận, nói, chăm, siêng. Tất cả những nghĩa này đều có thể dùng để luận đoán. Hiểu theo ý nghĩa của 2 câu chuyện, ta có thể sửa lại lời Tượng là: “Soi xét khắp cả, tốt, không gì không lợi, siêng năng thuận mệnh vậy”. Bài Học: Khi người xem ở vào hào này thì nên xem xét lại những gì mình đã làm, xem có lỗi sai gì không, rồi sau đó tập trung vào công việc trước mắt.
-
Tôi rất muốn tạo một phần mềm xem thời tiết mưa gió nơi địa phương tôi, nếu ai trong nhómtình nguyện chỉ dạy tôi cách tạo một phần mềm kiểu như lập quẻ thái ất thì tôi sẽ vào nhóm, khi nào làm xong tôi sẽ đưa mọi người dùng thử.
-
Bác huygenn cho tôi hỏi là bác lấy ngày đông chí của năm 2009 là vào ngày bao nhiêu vậy?
-
Cái hay của phép này không phải là giúp người học hiểu ý nghĩa của hào mà là tiết lộ mối quan hệ giữa “hào-thời gian-tình thế”. Đó mới là cái trọng đại và đồng thời cũng là cái “nguy hiểm” của phép tính này. Nếu như 3 vấn đề trên không liên quan với nhau thì phép này vô nghĩa.
-
Bác Hà Uyên đã đưa ra công thức để tính mà sao chẳng thấy ai cùng chung tay viết lại một bộ “Kinh Dịch & Lịch sử dân tộc” nhỉ ? Sơn Thuỷ Mông-Hào 1: Mở mang trẻ thơ, lợi dùng về sự hình phạt người ta để phát gông cùm, đi thì hối tiếc. Hào đầu là âm tối, ở dưới, ấy là kẻ dân mờ tối, hào này nói cách mở mang cho họ. Mở mang sự mờ tối cho kẻ dân, thì tỏ rõ hình cấm với họ, khiến họ biết sợ, rồi sau mới theo đó mà dạy bảo họ Đã dùng hình cấm dắt họ, dầu mà bụng họ chưa thể hiểu được, nhưng họ cũng phải sợ oai mà theo, không dám thả dông cái lòng ham muốn mờ mịt, rồi mới có thể dần dần hiểu biết đạo phải mà đổi cái bụng, thì mới có thể thay đổi thói tục. Nếu chỉ chuyên dùng hình phạt để làm việc, thì kẻ tối tăm tuy là có sợ, nhưng rút lại vẫn không thể mở mang, họ chỉ cẩu thả tránh cho khỏi tội mà không còn có liên sỉ, trị hoá không thể thành được. Cho nên hễ dùng kiểu đó mà đi, thì là đáng tiếc. Truyện rằng: Khi đó họ Mạc sai quân xâm lấn Nghệ An. Hoàng quận công đánh nhau nhiều lần với giặc không được, thấy quân lính nhiều kẻ bỏ trốn, bèn làm vòng sắt khoá chân quân lính vào thuyền. Quân giặc đuổi đến, họ cũng không chịu đánh. Hoàng quận công bèn bỏ thuyền lên chạy bộ. Đến châu Bố Chính, bị tướng Mạc là Nguyễn Quyện bắt sống đem về Kinh Ấp rồi bị hại.
-
Trong tập 6 của bộ sách này có nói tới phương pháp tính số Thái Ất Niên Vận. Cũng giống như mọi sách và trên các diễn đàn khác đề cập, con số được dùng là 10153917. Đây được coi là thời điểm 7 hành tinh cùng với Nhật-Nguyệt thẳng hàng. Cũng là mốc chuyển dịch của những ngôi sao được nhắc tới trong môn Thái Ất, nhưng lại có những ngôi sao không xuất phát vào thời điểm đó, với chúng, ta lại cần một dãy số khác để tính riêng. Trên diễn đàn này, bác Hà Uyên có giới thiệu với mọi người một phương pháp tính khác mà chẳng có sách nào dạy như thế cả. Đó là việc dùng con số 30. Số này ở đâu ra? Thực ra đó là con số rút gọn của một dãy số. Nay tôi giới thiệu thêm cho những ai đam mê môn Thái Ất, nghiên cứu cả đời mà không biết thì cũng tội. Số 30 có nguồn gốc từ dãy số 10155358. Còn nguồn gốc của dãy số này như thế nào thì mọi người cứ nghiên cứu nếu thích. Nhưng chỉ có dãy số này hoặc con số 30 mới giúp tính đúng Thái Ất Niên Vận. Tôi đã có nhiều ví dụ chứng minh rồi nên cũng không cần phải chứng minh là nó sai nữa, còn ai thích thì cứ tự nhiên. Giá như tôi xuất hiện sớm hơn có thể bộ sách này đã có nhiều câu hỏi được trả lời (Ví như “liệu ý nghĩa của Quẻ Dịch có thay đổi không?”). Tiếc quá!
-
Thuyết Hỗ Quái Sau khi Thuyết Đồng Nhất Của Dịch được đưa ra, một vấn đề khó khác lại được nêu lên. Đó là làm thế nào để biết được khi nào thì quẻ có ý nghĩa này và khi nào thì quẻ có ý nghĩa kia? Tuy rằng trong một quẻ có vô số nghĩa, nhưng chúng vẫn cố định trong phạm vi của mình. Để cố định được những ý nghĩa khác biệt nhau, thuyết Hỗ Quái được phát hiện. Một vấn đề khác lại được đặt ra. Đó là tại sao không dùng luôn Chính Quái mà phải dùng Hỗ Quái để biết nghĩa? Trong Chính Dịch Tâm Pháp chỉ nói một cách mơ hồ rằng: “Thể của Càn Khôn đều ở ngoài, sáu con đều bao trong đó. Đây là cái mà tượng tự nhiên có không thể lấy mà dụng tâm được”. Cách dùng Hỗ Quái để luận nghĩa như thế nào? Trong di thư, cổ nhân có nhắn lại rằng: “Tiên Thiên Đồ là Thể của Dịch, Hậu Thiên Đồ là Dụng của Dịch”. Vấn đề nằm ở đó. Trước tiên, ta nên tìm hiểu qua về Nhị Đồ này: -Trong Tiên Thiên đồ, Kiền là trời, Đoài là đầm (mây), Ly là lửa (mặt trời), Chấn là Sấm,Tốn là gió, Khảm là mưa (mặt trăng), Cấn là núi (sao), Khôn là đất, -Trong Hậu Thiên đồ, đề xuất ở Chấn, gọn gàng ở Tốn, gặp gỡ ở Ly, làm việc ở Khôn, vui mừng ở Đoài, đánh nhau ở Kiền, khó nhọc ở Khảm, hoàn thành ở Cấn. Làm sao để vận dụng được ý cổ nhân? Để hiểu được, ta cần biết được tên gọi đầu tiên của Mai Hoa Dịch Số. Tên đầy đủ là “Hội Đồ Tiên Thiên Hậu Tiên Mai Hoa Quan Chiết Tự Số Toàn Tập” (theo Mai Hoa Dịch Số của Ông Văn Tùng dịch). Tại sao lại gọi là “Hội Đồ Tiên Thiên Hậu Tiên”? Có phải là gộp 2 đồ hình lại mà dùng không? Gộp thế nào? Cũng như trong sách có dạy, Hỗ Quái chỉ dùng Đơn Quái chứ không dùng Trùng Quái. Trong một Trùng Quái có chia làm Thượng Quái và Hạ Quái. Khi một Trùng Quái đã được vạch thì từ trong đó, Hỗ Quái cùng lúc hiện ra. Xét từ dưới lên trên, một Trùng Quái có 6 hào, hào 2-3-4 sẽ làm Hỗ Quái cho Hạ Quái, hào 3-4-5 sẽ làm Hỗ Quái cho Thượng Quái. Sau khi vạch xong Chính Quái và Hỗ Quái, ta sẽ có từng cặp Thượng Quái-Hỗ Thượng Quái, Hạ Quái và Hỗ Hạ Quái. Như thế, ta đã có hai cặp Thể-Dụng. Và khi xét lại ý cổ nhân, ta sẽ lấy Chính Quái làm Thể còn Hỗ Quái làm Dụng. ……….. “Manh mối đã được đưa ra và người có Tâm sẽ thấy được”
-
Từ khi Thuyết Đồng Nhất của Dịch được nêu ra, vấn đề ý nghĩa của mỗi quẻ càng trở nên phức tạp hơn trước đây, sự tập trung vào ý nghĩa được đẩy cao, và vấn đề về Tượng quẻ bị phai nhạt. Nhưng nếu ý nghĩa mới thực sự quan trọng thì đã chẳng cần thiết phải vạch Tượng, cần truyền miệng rộng rãi thôi cũng được rồi. Vậy nhiệm vụ của Tượng quẻ là gì? Phải chăng là nguồn gốc của cái nguyên lý “Lấy thứ cố định để chế ngự thứ vô định” (Lấy Tĩnh Chế Động). Đây chính là cái nguyên lý trong Bốc Dịch Lục Hào, thấy Động thì tìm Hợp, thấy Tĩnh thì tìm Xung. Tượng được lập lên để giúp xác định ý nghĩa của Quẻ. Ví như 2 quẻ Đại Súc và Tiểu Xúc, đều cùng âm “Súc” cả, phân biệt ra sao? Sơn Thiên Đại Súc là tượng “Sao ở trên Trời”, nên ta sẽ thấy với ý nghĩa “đứng sững-nổi cao”, còn Phong Thiên Tiểu Xúc là tượng “Gió thổi trên Trời”, nên ta sẽ thấy với ý nghĩa “tiếp xúc-húc đâm-thúc giục-vội gấp”. Chính là theo nguyên lý “nước nhảy chỗ ướt, lửa tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ”. Hay chính là cái được gọi là Định Luật Tương Đồng. Chuyển sang vấn đề khác, nếu so sánh với Số Học thì Dịch Học còn dễ hơn vì có Tượng để định, còn số thì chỉ có số và số. Ví như “Chẵn” hay “Lẻ” thì cũng là số 8, “Được” và “Mất” cùng là số 7, “Thêm” hay “Bớt” đều là số 1. Lấy gì để mà xác định. Trong Triết Học có dạy, vật sẽ bộc lộ đặc tính khi có những va chạm, và từ chỗ biết trước sự va chạm ta sẽ biết sự bộc lộ đặc tính của vật. Ví như con người, khi gặp hoàn cảnh thuận lợi thì sẽ vui vẻ, lạc quan, còn gặp hoàn cảnh bất lợi thì sẽ chán nản, buồn bã. Đó là nguyên lý xác định. Người học Dịch nên để Tâm mình rộng và cao.
-
Coi như đã xếp đúng đi, ta sẽ làm gì tiếp?
-
Tôi nghe nói trong kinh Vệ Đà có dạy 6 môn, trong đó có Tử Vi Đẩu Số. Không biết ai từng đọc kinh này chưa?
-
Một số điều về Luân Xa-Hỏa Xà Luân Xa là bánh xe lửa, Hỏa Xà là con rắn lửa. Trên cơ thể có 7 Luân Xa chính và một số Luân Xa phụ, đó là nơi phát ra sức mạnh tiềm ẩn khi mà bánh xe quay, Luân Xa được mở. Khi Luân Xa quay, nó sẽ tạo ra sức nóng, cũng giống như các bánh xe thông thường quay lâu, chịu ma sát thì cũng nóng thôi. Sức nóng này sẽ phát xuất ra các đường kinh mạch nối với Luân Xa đó. Khi khí nóng lan tràn di chuyển qua các kinh mạch thì gọi là các luồng Hỏa Xà, con rắn lửa, khi đó ta sẽ có cảm giác giống như có những con rắn nữa bò trên cơ thể gần nơi Luân Xa quay, cảm giác rất giống như có người châm lửa rồi để lại gần da vậy. Khi đả thông toàn bộ các đường kinh ở khu vực đó thì mỗi khi vận công làm Luân Xa quay, ta sẽ có cảm giác ấm nhẹ, luyện lâu thì nhiệt độ sẽ tăng nhưng phải tập trung cao độ, nếu để thoát khí thì khí tán loạn, sẽ có cảm giác mát lạnh như kiểu bị giảm thân nhiệt, hay gần giống cảm giác nổi da gà. Nếu đả thông được kinh mạch dọc sống lưng lên đầu thì sẽ có cảm giác ngây ngất khôn tả.
-
Huynh đệ Dần mộc có trong quẻ chắc là ứng rồi. ////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// Trong bản Ngọc Bích Thần Biểu của nhân vật nắm được cả 3 phần tri thức của toàn vũ trụ có nhắc tới Định Luật Tương Đồng. Dùng nó, ta có thể biết nhiều hơn về Dịch. Có Biến là nhờ ở Động Dịch có thể chỉ dẫn người ta Người xem phải biết Luật Tương Đồng Ai có tai thì nghe Tôi không có chỉ dẫn gì cả
-
Tôi sẽ vì mọi người, nhắc lại một lần nữa về bí mật nguồn gốc của Trí Tuệ. Đó là sự Khổ Não. Để tìm ra lý thuyết hay nguyên lý nào đó của Lý học thì có thể có nhiều cách, tôi biết có một cách khá khó nhưng dù sao thì méo mó có hơn không. Đó là phải tôn trọng và để tâm tới mọi điều mình đọc, nhưng quan trọng hơn là phải tìm ra cách để vận dụng những điều mà mình học được.
-
Thầy Liệt Tử bảo: - Các thánh nhân đời xưa cho rằng âm dương điều hoà trời đất (tức vũ trụ). Cái hữu hình từ cái vô hình mà ra, vậy thì trời đất ở đâu mà ra? Cho nên bảo rằng có cái Thái Dịch, cái Thái Sơ, cái Thái Thuỷ, cái Thái Tố. Cái Thái Dịch (cái Biến đổi lớn) là các (trạng thái) chưa thành khí; khi khí bắt đầu thành thì là cái Thái Sơ; khi hình bắt đầu thành thì là cái Thái Thuỷ, khi chất bắt đầu thành thì là cái Thái Tố. Khi có đủ khí, hình, chất rồi mà ba cái đó chưa tách rời nhau ra thì gọi là Hỗn luân. Gọi là Hỗn luân vì vạn vật còn hỗn hợp nhau, chưa rời nhau ra. Nhìn vào không thấy, lắng nghe không thấy, rờ nắm không được, cho nên gọi là Dịch (Biến đổi), biến đổi thì không có hình nào (nhất định) cả. Nó biến đổi mà thành ra Một; Một biến thành ra Bảy; Bảy biến thành ra Chín. Tới Chín là cùng, rồi lại trở về Một. Một là sự khởi thuỷ của các sự biến hình. Cái trong nhẹ bốc lên thành trời, cái đục và nặng lắng xuống thành đất; còn cái khí xung hoà thì thành người. Vậy trời và đất chứa cái tinh của vạn vật, mà vạn vật hoá sinh.
-
Vật Lý Luận Từ khi phân chia ra Tam Tài, và định ra Bát Quái, vạn vật không ở ngoài Ngũ hành, quần sinh đều cùng nằm trong Nhị khí. Vua Phục Hy là ông tổ của Văn Tự. Thương Hiệt là người khởi đầu của việc làm sách. Với chân chim mà thành chương cú, chẳng là do tượng hình, hội ý, mây rồng tụ họp, truyền lại bằng trúc giản, tất thư (thẻ tre, sách sơn). Tần Hán trở về sau, chữ Lệ thay thế, rồi có chuông đồng, lại có chữ Chân, chữ Thảo. Hình dạng các chữ ây, ngày nay còn thấy, nhưng nghĩa thì xuất phát từ thời cổ...
-
Câu Hỏi Hàng Ngàn Năm Tại Sao Vua Phục Hy Vạch Quẻ Mà Không Đặt Văn Tự? Câu trả lời ẩn trong Văn ngôn? “Cùng tiếng ứng nhau, cùng khí tìm nhau, nước nhảy chỗ ướt, lưat tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấy lên mà muôn vật cùng thấy”. Câu hỏi nay đã được trả lời: Bởi vì sợ rằng người đời sau học Dịch sẽ chấp nê văn tự thì sự học chẳng khác nào như chọn vỏ bỏ ngọc. Biến đổi để sinh thành cái mới trong hào và quẻ - không đóng khung ở những “từ” mà giải thích - phải lấy được ẩn ý ngoài từ. Đó mới là yêu cầu của người đi tìm dịch đạo Người đời học hiểu – Quá nghe lời cũ - Mấy gốc - Dịch hiểu quá hẹp (Chính Dịch Tâm Pháp) Hàng ngàn năm trước không ai tuyên bố bí mật này, hang ngàn năm sau chắc cũng chẳng hy vọng gì hơn. Nay tôi nói thẳng ra ý cổ nhân để Dịch không mất gốc, và cũng là để tiếp nối sự nghiệp truyền Dịch ở đời.
-
44. Cấu: Gồm 13 chữ. (Có thể còn nữa). 44. Thiên Phong Cấu : cáu bẩn, nhơ nhuốc, gặp, kín đáo, hợp, xây dựng, châm chọc, phân rẽ, mắng, nhục, mua sắm, mưu bàn. (Có thể còn nữa) Nếu coi Cấu là số 1 thì những ý nghĩa của nó tương tự như là 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82, 91…..
-
Tôi chưa có đưa ví dụ. Sau đây mới là ví dụ: Ví như quẻ Cấu, nó vừa là “kết hợp”,vừa là “phân rẽ”, nói Cấu là “phân rẽ” cũng đúng mà nói là “kết hợp” cũng chẳngsai. Điều này là một điểm tương đồng giữa Dịch học và Số học. Với Số học, trong1 số cũng có 2 hình thái trái ngược, mâu thuẫn nhau. Ví như số 0, nó vừa có ýnghĩa là “vô tận” lại vừa có nghĩa là “hữu hạn”.