VULONG

Trước Thái Cực Là Gì ?

31 bài viết trong chủ đề này

Trước Thái Cực là gì ?

Nếu tôi không nhầm thì trong mệnh học Phương Đông có viết :

“THÁI CỰC SINH LƯỠNG NGHI; LƯỠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG; TỨ TƯỢNG SINH BÁT QUÁI“

Anh Thiên Sứ (khi tranh luận với anh Vuivui ở chủ đề Luận Âm Dương) có viết:

“Điều này tôi cũng hiểu vậy. Nhưng vấn đề là tôi dùng thí dụ đó để trả lời Thái Cực là một thực tại. Còn con gà là ví dụ.“

Cứ cho Thái Cực là một thực tại như anh Thiên Sứ đã viết, vậy thì trước cái thực tại của Thái Cực này là cái gì mới là điều cần quan tâm. Chả nhẽ Thực Tại này là điểm đầu tiên để có Can Khôn hay sao? Nếu như vậy thì nghiễm nhiên thừa nhận Thời Gian có điểm bắt đầu, vậy thì cách suy luận này nó có một chút logic gì không?

Ngày nay với kính thiên văn hiện đại người ta đã phát hiện ra hàng tỷ tỷ ngôi sao như mặt trời không ngừng bức xạ năng lượng vào vũ trụ. Nó có nghĩa là trong vũ trụ có quá trình khối lượng biến thành năng lượng là một điều không thể chối cãi được mà chúng ta lại không thừa nhận có quá trình ngược lại là năng lượng cũng phải biến thành khối lượng (tức phải có "Hạt Của Chúa") thì toàn vũ trụ đã cân bằng năng lượng từ lâu rồi nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận. Do vậy nếu thừa nhận thời gian không là vô tận tức thời gian có điểm bắt đầu chính là là thực tại của Thái Cực mà anh Thiên Sứ đã nói ở trên thì chính cái Thái Cực đã phủ nhận quá trình Sinh Thành Lão Tử mà chính thực tại của Thái Cực đã sinh ra nó.

Tóm lại theo suy luận của tôi thì vũ trụ là một thực tại và nó tồn tại mãi mãi, nó không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc mà nó tồn tại và phát triển theo chu kỳ của vòng tròn khép kín. Còn khái niệm Thái Cực chỉ cho chúng ta biết một mắt xích trong cái chu kỳ vĩnh cửu này của vũ trụ mà thôi. Còn Lưỡng Nghi tức Âm Dương và Ngũ Hành thì tôi đã viết một bài riêng về nó có chủ đề “Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương?“.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước Thái Cực là gì ?

Nếu tôi không nhầm thì trong mệnh học Phương Đông có viết :

“THÁI CỰC SINH LƯỠNG NGHI; LƯỠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG; TỨ TƯỢNG SINH BÁT QUÁI“

Anh Thiên Sứ (khi tranh luận với anh Vuivui ở chủ đề Luận Âm Dương) có viết:

“Điều này tôi cũng hiểu vậy. Nhưng vấn đề là tôi dùng thí dụ đó để trả lời Thái Cực là một thực tại. Còn con gà là ví dụ.“

Cứ cho Thái Cực là một thực tại như anh Thiên Sứ đã viết, vậy thì trước cái thực tại của Thái Cực này là cái gì mới là điều cần quan tâm. Chả nhẽ Thực Tại này là điểm đầu tiên để có Can Khôn hay sao? Nếu như vậy thì nghiễm nhiên thừa nhận Thời Gian có điểm bắt đầu, vậy thì cách suy luận này nó có một chút logic gì không?

Ngày nay với kính thiên văn hiện đại người ta đã phát hiện ra hàng tỷ tỷ ngôi sao như mặt trời không ngừng bức xạ năng lượng vào vũ trụ. Nó có nghĩa là trong vũ trụ có quá trình khối lượng biến thành năng lượng là một điều không thể chối cãi được mà chúng ta lại không thừa nhận có quá trình ngược lại là năng lượng cũng phải biến thành khối lượng (tức phải có "Hạt Của Chúa") thì toàn vũ trụ đã cân bằng năng lượng từ lâu rồi nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận. Do vậy nếu thừa nhận thời gian không là vô tận tức thời gian có điểm bắt đầu chính là là thực tại của Thái Cực mà anh Thiên Sứ đã nói ở trên thì chính cái Thái Cực đã phủ nhận quá trình Sinh Thành Lão Tử mà chính thực tại của Thái Cực đã sinh ra nó.

Tóm lại theo suy luận của tôi thì vũ trụ là một thực tại và nó tồn tại mãi mãi, nó không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc mà nó tồn tại và phát triển theo chu kỳ của vòng tròn khép kín. Còn khái niệm Thái Cực chỉ cho chúng ta biết một mắt xích trong cái chu kỳ vĩnh cửu này của vũ trụ mà thôi. Còn Lưỡng Nghi tức Âm Dương và Ngũ Hành thì tôi đã viết một bài riêng về nó có chủ đề “Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương?“.

Nhưng điều anh nói, tôi cũng biết như anh. Nhưng tôi không hiểu như anh. Bởi vậy, tôi không tham gia tranh luận với anh.Tôi không có thời gian để tranh luận chuyện "Lông rùa, sừng thỏ".Tôi nghĩ vấn đề anh đặt ra, anh có thể tự suy nghiệm và trao đổi với các thành viên khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu nhịđịasinh nhớ không lầm, thì người xưa có nói trước thái cực là Thái thủy, Thái sơ... , lúc nào rãnh nhịđịasinh sẽ lục lại mà viết câu nói đó của người xưa để mọi người tham khảo vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thầy Liệt Tử bảo:

- Các thánh nhân đời xưa cho rằng âm dương điều hoà trời đất (tức vũ trụ). Cái hữu hình từ cái vô hình mà ra, vậy thì trời đất ở đâu mà ra? Cho nên bảo rằng có cái Thái Dịch, cái Thái Sơ, cái Thái Thuỷ, cái Thái Tố.

Cái Thái Dịch (cái Biến đổi lớn) là các (trạng thái) chưa thành khí; khi khí bắt đầu thành thì là cái Thái Sơ; khi hình bắt đầu thành thì là cái Thái Thuỷ, khi chất bắt đầu thành thì là cái Thái Tố.

Khi có đủ khí, hình, chất rồi mà ba cái đó chưa tách rời nhau ra thì gọi là Hỗn luân. Gọi là Hỗn luân vì vạn vật còn hỗn hợp nhau, chưa rời nhau ra. Nhìn vào không thấy, lắng nghe không thấy, rờ nắm không được, cho nên gọi là Dịch (Biến đổi), biến đổi thì không có hình nào (nhất định) cả.

Nó biến đổi mà thành ra Một; Một biến thành ra Bảy; Bảy biến thành ra Chín. Tới Chín là cùng, rồi lại trở về Một.

Một là sự khởi thuỷ của các sự biến hình. Cái trong nhẹ bốc lên thành trời, cái đục và nặng lắng xuống thành đất; còn cái khí xung hoà thì thành người.

Vậy trời và đất chứa cái tinh của vạn vật, mà vạn vật hoá sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu như chúng ta cho rằng Vũ Trụ được nấp đầy bằng Khí hay nói cách khác Vũ Trụ không có chân không mà chứa đầy Khí trong khi không hề biết tính chất của nó là gì thì chả khác gì các nhà Vật Lý trước đây đã đưa ra khái niệm về Ete đã nấp đầy Vũ Trụ.

Ở đây anh Dinhnhan07 thì dẫn chứng thêm rằng “Cái Thái Dịch (cái Biến đổi lớn) là các (trạng thái) chưa thành khí“ có nghĩa là Thái Dịch có trước Khí trong Vũ Trụ. Vậy thì thử đặt câu hỏi trước cái Thái Dịch này là cái gì? …. Và câu hỏi sẽ lại được lặp lại khi có ai chỉ khơi khơi đưa ra tiếp một khái niệm về một chất mới mà không hề biết nó có các tính chất là gì.

Ngay cả các nhà bác học ngày nay cũng chả hơn gì khi họ đang đi tìm khởi nguyên của Vũ Trụ và chắc họ cũng đang nghĩ Vũ Trụ phải có điểm bắt đầu….. Không biết họ có đặt câu hỏi rằng trước cái khởi nguyên của Vũ Trụ (nếu họ tìm thấy) thì nó là cái gì, chả nhẽ từ cái hư vô tức chẳng có gì cả hay sao?

Tại sao trong lý học Đông Phương và trong Vật Lý học hiện đại người ta cứ phải luẩn quẩn mãi như vậy?

Để giải đáp câu hỏi này thì theo tôi chỉ có một câu trả lời duy nhất là Vũ Trụ không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc mà nó tồn tại và phát triển theo một chu trình vĩnh cửu của một vòng tròn khép kín nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận.

Để hiểu chính xác các tri thức cổ điển trong lý học Đông Phương của các cổ nhân để lại thì theo suy luận riêng của tôi có thể tóm tắt như sau :

1 - Nếu như trái đất của chúng ta thật sự đã có các nền văn minh tồn tại hàng vạn hay hàng chục vạn năm thì chúng ta phải tìm ra được các vật chứng chứa đựng những thông tin đủ để chứng minh nền văn minh của họ ít nhất cũng phải như trình độ văn minh phát triển từ thấp lên cao như của chúng ta hiện nay chứ không thể chỉ có vài cái giống nền văn minh của chúng ta.

2 - Nếu một nền văn minh tồn tại tự nhiên bị diệt vong trong khi các dân tộc lạc hậu khác vẫn đang cùng sống với họ và đang được hưởng một chút ít tri thức của họ mà không bị diệt vong thì nghe có hợp lý không?

Để trả lời cho 2 câu hỏi này theo tôi không hề có một nền văn minh nào trước đây bị diệt vong. Điều này chỉ có thể giải thích là trước đây đã có sự thăm viếng tạm thời của những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất. Chính vì họ chỉ có ghé thăm chúng ta trong những khoảng thời gian ngắn cho nên các thông tin của họ đã để lại không nhiều và không có nguồn gốc, không có tính liên tục….. mà chúng ta đang đổ lỗi do bị thất truyền…. Dĩ nhiên một nền văn minh “Cởi Trần Đóng Khố“ thì làm sao họ có thể diễn đạt được đúng, chính xác các tri thức mà những vị khách Vũ Trụ thăm viếng này chỉ bảo, đó là chưa nói đến cách diễn đạt quá khó khăn của chữ tượng hình của người Trung Quốc.

Tóm lại theo tôi chúng ta hãy đứng trên quan điểm những tri thức của các cổ nhân đã để lại chỉ là sự diễn đạt lại của những người “Cởi Trần Đóng Khố“ khi họ được tiếp xúc với những vị khách Vũ Trụ đã chỉ bảo cho họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trước Thái cực là gì ?" là một câu hỏi vô nghĩa.

Bởi vì lúc "lúc đó" chưa có không thời gian. Khi âm dương sinh ra từ Thái cực thì không thời gian mới xuất hiện để thể hiện sự vận động, tương tác âm dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Trước Thái cực là gì ?" là một câu hỏi vô nghĩa.

Bởi vì lúc "lúc đó" chưa có không thời gian. Khi âm dương sinh ra từ Thái cực thì không thời gian mới xuất hiện để thể hiện sự vận động, tương tác âm dương.

Có nghĩa là trước Thái Cực là cái hư vô tức không có cái gì cả. Nếu đúng như vậy thì tôi có thể nói là CON GÀ nó sinh ra cái Hư Vô tức cái không có gì cả để sau đó mới có Thái Cực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nghĩa là trước Thái Cực là cái hư vô tức không có cái gì cả. Nếu đúng như vậy thì tôi có thể nói là CON GÀ nó sinh ra cái Hư Vô tức cái không có gì cả để sau đó mới có Thái Cực.

Tôi đã nói, không có khái niệm "trước Thái cực". Suy luận sai lầm !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã nói, không có khái niệm "trước Thái cực". Suy luận sai lầm !

"Trước Thái cực là gì ?" là một câu hỏi vô nghĩa.

Bởi vì lúc "lúc đó" chưa có không thời gian. Khi âm dương sinh ra từ Thái cực thì không thời gian mới xuất hiện để thể hiện sự vận động, tương tác âm dương.

Daretolead không đồng ý với bác Vo Truoc ở điểm này, vì đơn giản là ... mọi người trên diễn đàn còn chưa thống nhất được với nhau về các khai niệm như âm dương, thái cực,... rồi đến các vấn đề không gian, thời gian. Đơn giản là trong khi tranh luận, ai cũng cho mình có lý nhất, và hầu như mắc phải một lỗi tư duy khá phổ biến là "định nghĩa lại khái niệm" theo cách hiểu của mình.

Tuy nhiên, về mặt phương pháp luận, daretolead chỉ suy nghĩ thế này: cách hiểu về việc hình thành vũ trụ theo lý học phương đông nếu cố gắng tìm điểm tương đồng với thuyết bigbang, tức giả định về sự xuất hiện vật chất và năng lượng (âm dương, khí, vận động, không thời gian,...) vào trong vũ trụ mà không cần có nguyên do (hoặc không có nguyên do kiểu "đột biến lượng tử"). Thì theo daretolead đây là điều phản lại với phương pháp khoa học - luôn đi tìm những nguyên do đằng sau các hiệu ứng.

Nếu bác nói là không thể nào nghiên cứu được những gì xảy ra trước Thái cực (theo nghĩa tương đồng với Bigbang - còn nếu có nghĩa khác, xin bác vui lòng chỉ rõ thêm) - vì rằng trước đó không có không thời gian, và việc nghiên cứu phải dừng tại điểm đó thì ta sẽ lại gặp câu hỏi rằng cái gì đã khởi xướng nên sự thay đổi (hay vụ nổ, hay việc sinh trong "thái cực sinh lưỡng nghi",...) tại điểm bắt đầu thời gian đó? rõ ràng là như nhiều người đã phát biểu, cần phải có một xung lực ban đầu kiểu "đột biến lượng tử" hay "bàn tay của chúa".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nghĩa là trước Thái Cực là cái hư vô tức không có cái gì cả. Nếu đúng như vậy thì tôi có thể nói là CON GÀ nó sinh ra cái Hư Vô tức cái không có gì cả để sau đó mới có Thái Cực.

Bác suy luận hay thật, đơn giản trước thái cực là trước, trước con gà là quả trứng, trước quả trứng là con gà... :P. Buồn một tí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác suy luận hay thật, đơn giản trước thái cực là trước, trước con gà là quả trứng, trước quả trứng là con gà... :P. Buồn một tí

Chứng tỏ bạn đã biết câu nói hài hước của các nhà Vật Lý "Quả trứng có trước hay con gà có trước ?".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Daretolead không đồng ý với bác Vo Truoc ở điểm này, vì đơn giản là ... mọi người trên diễn đàn còn chưa thống nhất được với nhau về các khai niệm như âm dương, thái cực,... rồi đến các vấn đề không gian, thời gian. Đơn giản là trong khi tranh luận, ai cũng cho mình có lý nhất, và hầu như mắc phải một lỗi tư duy khá phổ biến là "định nghĩa lại khái niệm" theo cách hiểu của mình.

Xin lỗi, tôi không có ý tranh luận gì với ai ở đây. Tôi chỉ phát biểu tri kiến của mình và tôi biết chắc chắn rằng nhiều người phản đối. Mọi người cứ việc tranh luận, đối với tôi mọi sự đã quá rõ ràng, nằm trong một hệ thống logic nhất quán (tức là một lý thuyết hoàn chỉnh) và không giống cách hiểu của mọi người về các vấn đề đang tranh luận đó.

Tuy nhiên, về mặt phương pháp luận, daretolead chỉ suy nghĩ thế này: cách hiểu về việc hình thành vũ trụ theo lý học phương đông nếu cố gắng tìm điểm tương đồng với thuyết bigbang, tức giả định về sự xuất hiện vật chất và năng lượng (âm dương, khí, vận động, không thời gian,...) vào trong vũ trụ mà không cần có nguyên do (hoặc không có nguyên do kiểu "đột biến lượng tử"). Thì theo daretolead đây là điều phản lại với phương pháp khoa học - luôn đi tìm những nguyên do đằng sau các hiệu ứng.

Tôi không cố gắng tìm điểm tương đồng giữa Lý học Đông phương với khoa học hiện đại mà tôi nhìn khoa học hiện đại dưới nhãn quang Lý học Đông phương và tôi nhận thấy rằng, khoa học hiện đại chỉ là một góc nhỏ, trường hợp riêng của Lý học Đông phương mà thôi, và còn nhiều điểm chưa hoàn thiện có thể hiệu chỉnh bằng Lý học Đông phương. Cái "phương pháp khoa học - luôn đi tìm những nguyên do đằng sau các hiệu ứng." sẽ tắc tỵ khi ta truy nghuyên đến những hiện tượng "đầu tiên".

Nếu bác nói là không thể nào nghiên cứu được những gì xảy ra trước Thái cực (theo nghĩa tương đồng với Bigbang - còn nếu có nghĩa khác, xin bác vui lòng chỉ rõ thêm) - vì rằng trước đó không có không thời gian, và việc nghiên cứu phải dừng tại điểm đó thì ta sẽ lại gặp câu hỏi rằng cái gì đã khởi xướng nên sự thay đổi (hay vụ nổ, hay việc sinh trong "thái cực sinh lưỡng nghi",...) tại điểm bắt đầu thời gian đó? rõ ràng là như nhiều người đã phát biểu, cần phải có một xung lực ban đầu kiểu "đột biến lượng tử" hay "bàn tay của chúa".

Tôi không nói như vậy mà tôi nói rằng, "trước Thái Cực" là khái niệm vô nghĩa, và dĩ nhiên, không ai đi nghiên cứu cái vô nghĩa, không tồn tại cả.

Hình như tôi là người đầu tiên đưa khái niệm "đột biến lượng tử" trên diễn đàn này vào lý luận âm dương và bị "nhiệt liệt" phản đối !!!

Ở trên diễn đàn, người ta bàn nhiều tới cái khởi nguyên của Vũ trụ mà không thấy ai bàn đến cái kết thúc của Vũ trụ theo Lý học Đông phương ! Lạ nhỉ !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Vo Truoc,

Daretolead cũng chỉ muốn nêu ra ý kiến đồng tình hay không của mình thôi. Không có ý phân biệt đúng sai với ý kiến của bác. Vì daretolead thấy mọi người hay đem bigbang ra để làm tham chiếu khi ứng dụng lý học phương đông vào vũ trụ thiên văn. Có một vài cách lý giải khác về vũ trụ cũng rất đáng quan tâm, mà theo ý kiến riên của daretolead, những người nghiên cứu sâu về lý học như bác sẽ tìm thấy những điểm tương đồng và có cái hiểu đúng hơn về các vấn đề đang được tranh luận trong các topic khác. Bác đã có nói:

Tôi không cố gắng tìm điểm tương đồng giữa Lý học Đông phương với khoa học hiện đại mà tôi nhìn khoa học hiện đại dưới nhãn quang Lý học Đông phương và tôi nhận thấy rằng, khoa học hiện đại chỉ là một góc nhỏ, trường hợp riêng của Lý học Đông phương mà thôi, và còn nhiều điểm chưa hoàn thiện có thể hiệu chỉnh bằng Lý học Đông phương. Cái "phương pháp khoa học - luôn đi tìm những nguyên do đằng sau các hiệu ứng." sẽ tắc tỵ khi ta truy nghuyên đến những hiện tượng "đầu tiên".

thì là do bác nghĩ mọi hiện tượng đều phải có khởi nguyên và kết thúc. Và tất yếu là sẽ dẫn đến:

Tôi không nói như vậy mà tôi nói rằng, "trước Thái Cực" là khái niệm vô nghĩa, và dĩ nhiên, không ai đi nghiên cứu cái vô nghĩa, không tồn tại cả.

Hình như tôi là người đầu tiên đưa khái niệm "đột biến lượng tử" trên diễn đàn này vào lý luận âm dương và bị "nhiệt liệt" phản đối !!!

Ở trên diễn đàn, người ta bàn nhiều tới cái khởi nguyên của Vũ trụ mà không thấy ai bàn đến cái kết thúc của Vũ trụ theo Lý học Đông phương ! Lạ nhỉ !!!

Daretolead tin rằng vũ trụ không có khởi nguyên và kết thúc, "không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về quá khứ". Nói như vậy không có nghĩa là "thái cực sinh lưỡng nghi" là sai mà là chưa có một cách hiểu đúng mà thôi. Daretolead đang chờ các thành viên khi tranh luận sẽ ngày càng làm rõ hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để tránh hiểu nhầm, từ "Vũ trụ" trong bài viết trên của tôi là chỉ đến, theo cách hiểu thông thường, toàn bộ những cái tồn tại trong không thời gian chứ không bao gồm những cái ngoài không thời gian (nếu nó tồn tại !). Tôi cho rằng cái "Vũ trụ" đó có khởi nguyên và kết thúc cũng như không thời gian có khởi nghuyên và kết thúc.

Còn Vũ trụ theo cách hiểu là toàn bộ tồn tại, kể cả trong và ngoài không thời gian (Thái cực là cái tồn tại khi không thời gian còn chưa xuất hiện, nên có thể coi Thái cực là cái tồn tại ngoài không thời gian) thì tôi cũng thống nhất là "vũ trụ không có khởi nguyên và kết thúc, "không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về quá khứ"." như Daretolead vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tóm lại theo suy nghĩ của tôi thì Thái Cực có thể được giải thích qua đoạn viết của tôi sau đây :

“.....Vậy thì Lỗ Đen và Lỗ Trắng là hai vật thể khác nhau hay không? Theo tôi chúng chỉ là một bởi vì chả có vật nào như Lỗ Đen cứ hút mãi và cũng chả có vật nào như Lỗ Trắng cứ phun mãi. Điều này có thể giải thích là khi một Lỗ Đen Vĩ Đại hút mãi tới một mực độ nào đó thì nó sẽ tới một giá trị tới hạn (giả dụ như nó phải hút hết tất cả các Lỗ Đen đang khống chế 170 tỷ thiên hà mà ngày nay chúng ta đã phát hiện ra trong Vũ Trụ) và khi đó nó phải phun ra để trở về trạng thái (Lỗ Đen) bình thường của nó. Các vật bị nó phun ra không thể bay theo chiều đó vào vũ trụ mãi được mà chúng chỉ bay tới một giới hạn nào đó thì chúng phải dừng lại bởi lực hấp dẫn của Lỗ Đen Vĩ Đại đã khống chế chúng (Ngày Nay Người Ta Nhận Thấy Vũ Trụ Đang Giãn Nở Ngày Càng Nhanh Chứng Tỏ Tàn Dư Của Lỗ Trắng Vĩ Đại Chưa Kết Thúc Mặc Dù Các Lỗ Đen Nhỏ Và các Lỗ Đen Siêu Lớn Đã Xuất Hiện).

Lỗ Đen Vĩ Đại, Lỗ Trắng Vĩ Đại và các vật thể bị Lỗ Đen Vĩ Đại đó khống chế đã tạo thành một Vũ Trụ Nhỏ (bởi vì ai mà biết được trong Vũ Trụ có bao nhiêu Lỗ Đen Vĩ Đại) tồn tại với thời gian vô tận.

Từ mô hình Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi đã suy luận rằng Thái Cực chỉ là một khái niệm để mô tả tại thời điểm khi mà Lỗ Đen Vĩ Đại bắt đầu trở thành Lỗ Trắng Vĩ Đại. Còn Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương của cái Vũ Trụ Nhỏ này, trong đó Âm và Dương là nói đến cặp phạm trù đối lập, theo cách hiểu đơn giản nhất.....” .

Vậy thì câu hỏi “Con Gà có trước hay quả trứng có trước” đã được giải đáp. Còn nếu chờ các cụ “Cởi Trần Đóng Khố” cách đây vài nghìn năm sống lại thì chắc các cụ CŨNG sẽ trả lời trước Con Gà hay trước Quả Trứng là Thái Cực mà thôi bởi vì "KIẾN THỨC BỊ THẤT TRUYỀN....." mà lị.

Edited by VULONG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để tránh hiểu nhầm, từ "Vũ trụ" trong bài viết trên của tôi là chỉ đến, theo cách hiểu thông thường, toàn bộ những cái tồn tại trong không thời gian chứ không bao gồm những cái ngoài không thời gian (nếu nó tồn tại !). Tôi cho rằng cái "Vũ trụ" đó có khởi nguyên và kết thúc cũng như không thời gian có khởi nghuyên và kết thúc.

Còn Vũ trụ theo cách hiểu là toàn bộ tồn tại, kể cả trong và ngoài không thời gian (Thái cực là cái tồn tại khi không thời gian còn chưa xuất hiện, nên có thể coi Thái cực là cái tồn tại ngoài không thời gian) thì tôi cũng thống nhất là "vũ trụ không có khởi nguyên và kết thúc, "không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về quá khứ"." như Daretolead vậy.

Trời ơi là trời, bây giờ lại còn có khái niệm Vũ Trụ nằm ngoài không-thời gian, vậy thì phải định nghĩa lại từ Vũ Trụ như thế nào bây giờ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời ơi là trời, bây giờ lại còn có khái niệm Vũ Trụ nằm ngoài không-thời gian, vậy thì phải định nghĩa lại từ Vũ Trụ như thế nào bây giờ?

Tôi thấy thật dễ hiểu và cũng chỉ rõ cái ngoài không thời gian đã từng tồn tại là Thái cực (Bởi vì "khi ấy" không thời gian còn chưa xuất hiện).

Theo cách hiểu thông thường Vũ trụ là không thời gian và toàn bộ những gì tồn tại trong không thời gian đó. Với Vũ trụ này, tôi đã khẳng định nó có khởi nghuyên và kết thúc.

Khởi nguyên của nó là Thái cực và kết thúc của nó cũng là Thái cực.

Còn nếu hiểu cái Vũ trụ là cái "Vũ trụ" vừa nói trên và gồm thêm cả Thái cực thì cái Vũ trụ đó mới được hiểu là "vũ trụ không có khởi nguyên và kết thúc, "không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về quá khứ"." như bạn Daretolead quan niệm.

Nói chung, nếu tư duy theo khoa học Phương tây hiện hành thì kêu trời như bạn là chắc chắn. Nhưng với tôi, nó rất giản dị, rõ ràng và dễ hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy thật dễ hiểu và cũng chỉ rõ cái ngoài không thời gian đã từng tồn tại là Thái cực (Bởi vì "khi ấy" không thời gian còn chưa xuất hiện).

Theo cách hiểu thông thường Vũ trụ là không thời gian và toàn bộ những gì tồn tại trong không thời gian đó. Với Vũ trụ này, tôi đã khẳng định nó có khởi nghuyên và kết thúc.

Khởi nguyên của nó là Thái cực và kết thúc của nó cũng là Thái cực.

Còn nếu hiểu cái Vũ trụ là cái "Vũ trụ" vừa nói trên và gồm thêm cả Thái cực thì cái Vũ trụ đó mới được hiểu là "vũ trụ không có khởi nguyên và kết thúc, "không có kết quả mà thiếu đi nguyên nhân - một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả dẫn từ đây về quá khứ"." như bạn Daretolead quan niệm.

Nói chung, nếu tư duy theo khoa học Phương tây hiện hành thì kêu trời như bạn là chắc chắn. Nhưng với tôi, nó rất giản dị, rõ ràng và dễ hiểu.

Mọi người từ trước tới nay đều chỉ nói có một Vũ Trụ duy nhất cái mà được xây dựng từ không-thời gian còn anh thì khẳng định có 2 Vũ Trụ. Vậy thì tôi xin hỏi từ trước tới nay cái “Vũ Trụ nằm ngoài không- thời gian“ như anh nói (cho dù nó sinh ra không-thời gian) đã có ai hay cuốn sách nào nói tới chưa hay anh là người đầu tiên đưa ra khái niệm này?

Nếu đây chỉ là khái niệm của riêng anh thì tôi xin cáo lui bởi vì nó vượt quá sức tưởng tượng của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Vulong

Mọi người từ trước tới nay đều chỉ nói có một Vũ Trụ duy nhất cái mà được xây dựng từ không-thời gian còn anh thì khẳng định có 2 Vũ Trụ. Vậy thì tôi xin hỏi từ trước tới nay cái “Vũ Trụ nằm ngoài không- thời gian“ như anh nói (cho dù nó sinh ra không-thời gian) đã có ai hay cuốn sách nào nói tới chưa hay anh là người đầu tiên đưa ra khái niệm này?

Nếu đây chỉ là khái niệm của riêng anh thì tôi xin cáo lui bởi vì nó vượt quá sức tưởng tượng của tôi.

Có gì là "vượt quá sức tưởng tượng" đâu à!

Ví dụ: bàn tay Chúa, Đấng Sáng Tạo

Vũ trụ là không thời gian và toàn bộ những gì tồn tại trong không thời gian này - là do bàn tay Chúa, Đấng Sáng Tạo ra đó mà ... :P

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Vulong

Có gì là "vượt quá sức tưởng tượng" đâu à!

Ví dụ: bàn tay Chúa, Đấng Sáng Tạo

Vũ trụ là không thời gian và toàn bộ những gì tồn tại trong không thời gian này - là do bàn tay Chúa, Đấng Sáng Tạo ra đó mà ... :P

Sapa

Chào bạn Sapa!

Dĩ nhiên Vũ Trụ là không-thời gian và.... rồi nhưng tôi muốn biết Chúa có phải đã sáng tạo ra không-thời gian hay không? Hoặc Chúa có vũ trụ riêng của Chúa là cái vũ trụ nằm ngoài không-thời gian hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Vulong

Chào bạn Sapa!

Dĩ nhiên Vũ Trụ là không-thời gian và.... rồi nhưng tôi muốn biết Chúa có phải đã sáng tạo ra không-thời gian hay không? Hoặc Chúa có vũ trụ riêng của Chúa là cái vũ trụ nằm ngoài không-thời gian hay không?

Thì vậy, "bàn tay của Chúa" là lối luận giải của thứ tín ngưỡng thời ăn lông ở lổ cũng như kiểu thờ thần sông, thần lửa, thần chớp, thần mưa v.v... Vulong hãy xem ở Sáng Thế Ký nói như vầy:

1 Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.

2 Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.

3 Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng.

4 Đức Chúa Trời thấy sự sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối.

5 Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt.

6 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước.

7 Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy.

8 Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì.

9 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy.

10 Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.

Câu 1: Đây là câu mở đầu giới thiệu Chúa dựng nên trời đất, cũng như ta giới thiệu rằng ta: dựng nên ngôi nhà.

Câu 2: Vế I - để dựng nên trời đất, Chúa xác định: Vả, đất là vô hình và trống không thì rõ là lúc ấy chưa có đất vì: vô hình là phải rồi nhưng còn trống không lại là đang miêu tả khoảng KHÔNG GIAN trống rỗng chưa có vật chất gì cả và mờ tối. (Hãy ghi nhớ điểm này để rồi ta sẽ thấy Chúa dựng nên trời ra sao.) Sự mờ tối này lại được miêu tả là ở trên mặt vực. Như ta biết, vực:

a.) chỗ nước sâu nhất trong sông, hồ hoặc biển

b.) chỗ thung lũng, sâu trong núi, hai bên có vách dựng đứng

... thì (b.) là có thể loại trừ vì lúc ấy Chúa chưa dựng nên đất. Vậy, chỉ còn (a.) là điều kiện duy nhất và Vế II - Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước đã giải quyết nghi vấn này.

Như vậy, khi chưa có trời đất đã có khoảng không trống rỗng và có nước mà 2 thứ này không thấy Kinh Thánh bảo là do Chúa dựng ra. Ngay như ở điểm này, thì nước phải có đất chứa nhưng chưa có đất thời cái gì bao bọc chứa nó? Cũng như bạn Quasar đã có đặt câu hỏi:

Còn nếu cho rằng vũ trụ phải có khởi thủy thì thật khó hình dung cái nguyên nhân nào tạo nên cái thời điểm khởi thủy, một nguyên nhân hình thành từ một trạng thái bất động ?

Xem ra, vũ trụ được tạo dựng ra sao vẫn là điều nghi vấn với nhiều giả thuyết như "Đột biến lượng tử", "bàn tay của chúa" , "Thái Cực: là cái tồn tại khi không thời gian còn chưa xuất hiện" mà là CHÂN LÝ thì huyễn hoặc quá.

Nếu đó là chân lý theo một số người đã dựa vào luận điểm này để bảo rằng giải quyết được tất cả những vấn đề gặp phải liên quan đến nó khi nghiên cứu học thuyết ADNH thì chỉ là mù mờ sờ voi phải chăng, Vulong?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi người từ trước tới nay đều chỉ nói có một Vũ Trụ duy nhất cái mà được xây dựng từ không-thời gian còn anh thì khẳng định có 2 Vũ Trụ. Vậy thì tôi xin hỏi từ trước tới nay cái “Vũ Trụ nằm ngoài không- thời gian“ như anh nói (cho dù nó sinh ra không-thời gian) đã có ai hay cuốn sách nào nói tới chưa hay anh là người đầu tiên đưa ra khái niệm này?

Tôi không đủ tài năng để đưa ra khái niệm đó.

Khái niệm này được nói đến bằng những cách diễn đạt khác nhau trong Lão tử là Thái cực, trong Phật pháp là Tâm thức từ mấy nghìn năm nay rồi. Chỉ có điều là hầu hết hậu sinh bị lệ thuộc vào cái biết tương đối của mình mà không thấy được mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không đủ tài năng để đưa ra khái niệm đó.

Khái niệm này được nói đến bằng những cách diễn đạt khác nhau trong Lão tử là Thái cực, trong Phật pháp là Tâm thức từ mấy nghìn năm nay rồi. Chỉ có điều là hầu hết hậu sinh bị lệ thuộc vào cái biết tương đối của mình mà không thấy được mà thôi.

Nếu vậy thì tôi xin kết luận đây chỉ là một cách hiểu của riêng anh mà thôi bởi vì tôi chưa từng được một ai đó nói như anh.

Vũ Trụ chính là mô hình của không-thời gian và chả có gì ở ngoài nó cả, kể cả Chúa và các thánh thần nếu có. Ngày nay người ta có đưa ra khái niệm tại điểm Kỳ Dị của Lỗ Đen thì thời gian có thể chạy ngược hay chạy xuôi và thậm chí Thời Gian có thể biến thành Không Gian và ngược lại..... nghe còn có một chút có lý do chính đáng để hoài nghi. Bởi vì ở trong cái điểm kỳ dị đó thì với tri thức của khoa học hiện nay người ta tha hồ mà tưởng tượng theo cách suy nghĩ của mình. Nhưng tuyệt nhiên chưa có một ai nói rằng điểm kỳ dị hay một cái gì đó nằm ngoài không-thời gian.

Do vậy bài trên tôi đã viết : " Còn nếu chờ các cụ “Cởi Trần Đóng Khố” cách đây vài nghìn năm sống lại thì chắc các cụ CŨNG sẽ trả lời trước Con Gà hay trước Quả Trứng là Thái Cực mà thôi bởi vì "KIẾN THỨC BỊ THẤT TRUYỀN....." mà lị.".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu vậy thì tôi xin kết luận đây chỉ là một cách hiểu của riêng anh mà thôi bởi vì tôi chưa từng được một ai đó nói như anh.

Vũ Trụ chính là mô hình của không-thời gian và chả có gì ở ngoài nó cả, kể cả Chúa và các thánh thần nếu có. Ngày nay người ta có đưa ra khái niệm tại điểm Kỳ Dị của Lỗ Đen thì thời gian có thể chạy ngược hay chạy xuôi và thậm chí Thời Gian có thể biến thành Không Gian và ngược lại..... nghe còn có một chút có lý do chính đáng để hoài nghi. Bởi vì ở trong cái điểm kỳ dị đó thì với tri thức của khoa học hiện nay người ta tha hồ mà tưởng tượng theo cách suy nghĩ của mình. Nhưng tuyệt nhiên chưa có một ai nói rằng điểm kỳ dị hay một cái gì đó nằm ngoài không-thời gian.

Do vậy bài trên tôi đã viết : " Còn nếu chờ các cụ “Cởi Trần Đóng Khố” cách đây vài nghìn năm sống lại thì chắc các cụ CŨNG sẽ trả lời trước Con Gà hay trước Quả Trứng là Thái Cực mà thôi bởi vì "KIẾN THỨC BỊ THẤT TRUYỀN....." mà lị.".

Tùy anh thôi !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể kết luận vê Thái Cực như sau:

Trong vật lý thiên văn, một Lỗ Trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược lại với nó là một Lỗ Đen vốn hút mọi vật chất kể cả ánh sáng.

Vậy thì Lỗ Đen và Lỗ Trắng là hai vật thể khác nhau hay không? Theo tôi chúng chỉ là một bởi vì chả có vật nào như Lỗ Đen cứ hút mãi và cũng chả có vật nào như Lỗ Trắng cứ phun mãi.

Cũng giống như những Lỗ Đen chỉ được hình thành từ những Mặt Trời chết (chúng không còn cháy) có khối lượng đủ lớn thì một Lỗ Trắng (phun ra vật chất) cũng chỉ được tạo ra khi một Lỗ Đen lớn tới mức độ M. Lỗ Đen có khả năng lớn tới mức M được gọi là Lỗ Đen M (có thể nó phải hút nhiều hơn số lượng các Lỗ Đen đang khống chế khoảng 170 tỷ Thiên Hà mà hiện nay chúng ta đã phát hiện trong Vũ Trụ). Điều này có thể giải thích là khi một Lỗ Đen hút mãi tới một mức độ nào đó thì nó sẽ tới một giá trị tới hạn M và khi đó nó phải phun ra để trở về trạng thái (Lỗ Đen) bình thường của nó. Các vật bị nó phun ra không thể bay theo chiều đó vào vũ trụ mãi được mà chúng chỉ bay tới một giới hạn nào đó thì chúng phải dừng lại bởi lực hấp dẫn của các Lỗ Đen M đã khống chế chúng (ngày nay người ta nhận thấy vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh chứng tỏ tàn dư của Lỗ Trắng chưa kết thúc, nghĩa là các vật thể này chưa bay tới giới hạn phải dừng của chúng – khi lực bay của các vật thể này cân bằng với lực khống chế của Lỗ Đen - mặc dù các siêu Thiên Hà và các Lỗ Đen siêu lớn đã hình thành).

Lỗ Trắng và Lỗ Đen M của nó cũng như các vật thể bị Lỗ Đen M này khống chế đã tạo thành một Vũ Trụ Nhỏ tồn tại với thời gian vô tận (bởi vì ai mà biết được trong Vũ Trụ có bao nhiêu Lỗ Đen M?).

Từ mô hình Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi đã suy luận rằng Thái Cực chỉ là một khái niệm để mô tả tại thời điểm khi mà Lỗ Đen M bắt đầu trở thành Lỗ Trắng. Còn Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương của cái Vũ Trụ Nhỏ này, trong đó Âm và Dương là nói đến cặp phạm trù đối lập, theo cách hiểu đơn giản nhất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay