dichnhan07
Hội viên-
Số nội dung
125 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by dichnhan07
-
Nhân tiệnnói về Phi Khoa Học. Phải công nhận 1 điều vềThuyết Đồng Nhất của Dịch, đây là 1 thuyết phi khoa học nhất mà tôi từng biết,lần đầu tiên dùng trực giác nhận thức tôi nghĩ mình hoang tưởng và tôi đã bỏqua nó 1 cách không thương tiếc, mãi cho tới lần thứ hai khi hiểu biết chín hơnthì tôi đã dám mở cánh cửa đó ra, và tôi biết mình không hoang tưởng, đó là điềuthời đại này ít ai nghĩ tới.
-
Tôi nghĩ rằng "Định Mệnh chịu sự ảnh hưởng và thay đổi bởi tác động của Định Luật Tương Đồng". Sau khi suy nghĩ này phát ra, tôi đi tìm bằng chứng về điều đó và bằng chứng đầu tiên tôi nghĩ được là câu chuyện "Lê Lai cứu Chúa".
-
Chương XXXXI Đạo dịch tràn đầy – Chín dòng có thể nhập vào, muốn biết cách sống - Phải tự hiểu biết dịch nghĩa "Dịch" thành sách gốc ở âm dương, muôn vật mang âm mà âm dương, làm sao có thể không phải là âm được. Vì thế với con người duy chỉ có sở nhập. Văn Vương, Chu Công là nhập, Văn Vương và Chu Công nhập bằng thứ loại, Tuyên phụ (Khổng Tử) nhập bằng bát vật. Trên nền tảng đó, người sau có người nhập bằng luật độ có người nhập bằng lịch số, hoặc bằng tiên đạo. Từ đó thấy rằng đạo "Dịch" đi đến đâu cũng được. Nếu chỉ chăm chăm bám vào từ huấn để đạt tới Dịch, thì đó là phương pháp cứng nhắc, quả la do chưa thấu hiểu. Nếu quả thấy hiểu (đắc ngộ) thì từ ngoại kiến ý (thấy ý ngoài lời) mà tung hoành diệu dụng (Khéo léo vận dụng ngang dọc) thì đó là phương pháp linh hoạt. Bởi vậy nói rằng: "Người học Dịch nên rong ruổi trong tâm địa của Phục Hy Hòang đế, đừng câu nệ ở dưới lời lẽ của Chu Công, Khổng Tử". ......... Tư tưởng của tôi nói riêng tóm gọn ở trong Chương này. "Chỉ có chuyên gia mới phân biệt được đồ thật đồ giả", vậy nên muốn phân biệt thì ta phải học làm chuyên gia trước đã, may cho ai đã là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó và muốn tìm hiểu đạo Dịch thì cái Thuyết của tôi mới được thấy rõ hơn. Tôi cũng rất muốn nói nhưng lĩnh vực này thật là vô hạn, còn sự hiểu biết của tôi có hạn. "Không có ánh sáng, thì làm sao có hình bóng. Không có nguồn tia sáng soi chiếu, thì lấy đâu ra ánh sáng. Mặt Trời chỉ có một, thường hằng vậy.". Câu nói của bác Hà Uyên thật chí lý. Mọi người hiểu được điều đó là tốt rồi.
-
Vâng, Jesus nói "Ai có tai thì nghe"!
-
Cứ giả sử rằng Kinh Dịch là quyển sách nói về bản chất hay những điều về vũ trụ thì mọi nội dung trong đó cũng chỉ trình bày những nội dung liên quan tới vũ trụ mà thôi. Một ví dụ nhỏ, trong Kinh Dịch nói "Ánh sáng mới lên, Hung!". Nếu như Dịch bật mí cho thế giới biết về những bí mật của vũ trụ thì câu trên cũng sẽ có nội dung tương tự như vậy. "Ánh sáng" ở đây chắc hẳn phải là ánh sáng từ tự nhiên. Là từ mặt trăng, là từ mặt trời. Tai sao mới lên thì hung? Giáo lý Thông Thiên Học có nhắc tới điều này. Họ bàn rằng khi mặt trời và mặt trăng mới lên thì sẽ có những nguồn lực từ vũ trụ xạ xuống trái đất và ảnh hưởng lên con người, và họ nhắc tới việc không nên tu luyện Thiền vào những thời điểm này, những nguồn lực kia sẽ ảnh hưởng không tốt tới cơ thể con người, tốt nhất là nên tập vào lúc trước khi mặt trời mọc, và trước khi mặt trời lặn. Xấu ra sao thì tôi không biết. Nhưng nên nhớ là luyện Thiền theo Đạo Gia có khác với lối Thiền được nhắc tới ở trên, mục đích có khác nhau. Mọi điều cũng chỉ là giả thuyết, giả sử. Tôi chỉ hoàn toàn tin vào những điều tôi chứng kiến rõ ràng. Nhưng rất cần có nhiều người dám lao vào lĩnh vực nan giải này để tìm hiểu và chứng minh. Bởi vậy tôi mới đưa thuyết Đồng Nhất ra đây. Của nhân loại thì trả lại cho nhân loại.
-
"Tôi muốn biết Chúa trời đã sinh ra thế giới như thế nào. Tôi không quan tâm đến hiện tượng cụ thể này nọ, trong bối cảnh nọ kia. Tôi muốn biết Chúa đã nghĩ như thế nào, tất cả phần còn lại chỉ là chi tiết."-Einstein
-
Cảm ơn bác Hà Uyên. Cũng có thể là đúng như bác nói. Thấy sao đúng thì hợp, "Cốt là xem ở cái nhân do mà thôi".
-
Theo Số Hoàng Cực thì tháng 11 AL năm sau là Hạ quái quẻ Dự làm chủ.
-
Dùng Thái Ất để tính quẻ thì số người có quẻ Trùng là rất lớn, đã trùng quẻ Đại Vận thì trùng luôn cả quẻ Tiểu Vận, bởi vậy việc xem cho Mệnh của mỗi người có vẻ không khả quan cho lắm. Vài lời góp ý.
-
Chào bác Hà Uyên và các anh chị em. Sau khi khảo cứu lại tôi lấy giáp tý 1984 mở đầu vận 12 hội Ngọ.
-
Hào 1: Kiền-Cấu: Rồng ẩn chưa ra đời Hào 2: Kiền-Đồng Nhân: Rồng đã ra đời với người Hào 3: Kiền-Lý:Rồng sửa sang lại đạo lý Hào 4: Kiền-Tiểu Súc: Rồng biến hoá hành động Hào 5: Kiền-Đại Hữu: Rồng ở ngôi cao Hào 6: Kiền-Quải:Rồng bay cao quá mà gặp trở ngại Bói gieo được quẻ Thuần Càn Ðộng hào sơ cửu rồng còn náu hơi. Sau ta đây nữa tám đời, Nổi cơn binh lửa, khắp nơi chiến trường. Ngưu giang hợp với Bảo giang, Ðại nhân chính vị, bốn phương một nhà. Tôi tính theo số Hoàng Cực thế này không biết có đúng không Đời thuần Kiền bắt đầutừ 1980 tới 2039 chia làm 6 hào: Hào 1:1980-1989 Hào 2:1990-1999 Hào 3:2000-2009 Hào 4:2010-2019 Hào 5:2020-2029 Hào 6:2030-2039 Sau đây 8 đời có lẽ tới đời Đỉnh-lửa cháy rực trời. Sau đời này cũng vừa tới đời Đại Quá của Đại Nhân có thể khiến bốn phương một nhà. (Lý luận theo cảm tính). Theo bác Hà Uyên hiện tại có đúng vào thời Đế Vương không?
-
Theo tôi hiểuthì những quẻ bên ngoài là thuộc Tiên thiên đồ còntrong ngoặc là Hậu thiên đồ, sự biến đổi dựa vào sự bất dịch ở Khảm-Ly, sự biếndịch ở Cấn-Chấn, và sự giao dịch cũng ở Cấn-Chấn (đổi chỗ cho nhau). Như tôi nóiở trên, vấn đề đổi hay không đổi tôi không quan tâm nghiên cứu, thấy thế nào thìnói thế thôi. Nhận tiện nóivề long tin, tôi xin trích tiếp 1 câu trong đó “khi người ta tin, người ta cònchưa biết, khi người ta biết rồi thì người ta không còn tin nữa”.
-
chết thật viết lộn, sách hơi mờ, đáng ra phải là đối chứ không phải là đổi Cấn (Chấn) đối Đoài (Đoài) Chấn (Cấn) đối Tốn (Tốn) Ly (Ly) đối Khảm (Khảm)
-
Tôi là người khách quan, vả lại vấn đề Tốn đổi Khôn tôi cũng không quan tâm lắm nhưng đọc thấymột đoạn hay trong sách về vấn đề này nên đem ra đây cho mọi người cùng tham khảo,cũng chẳng biết sách đúng hay sai: “Sở dĩ Dịch học Á Đông không ai xiển minh nổi là vì thất chân truyền nên không thấy rõ được những điều nói trên. Ta thử xem kỹ lại Đồ Thư Bát Quái sẽ thấy Kiền là thuần dương, tươngđối với Khôn là thuần âm, là thần đức đầu tiên xạ vào hỗn nguyên khí để được biến ra Tiên Thiên khí. Đến khi âm dương dung hợp biến hoá theo ba thần đức tĩnh, động, hoà (dichnhan: “nghe giốngnhư bất dịch-biến dịch-giao dịch”) của Maha huyền ảo thì Tiên thiên biến ra hậu thiên với ba sự biến đổi mới là: Cấn (Chấn) đổi Đoài (Đoài) Chấn (Cấn) đổi Tốn (Tốn) Ly (Ly) đổi Khảm (Khảm) Bấy nhiêu dữ kiện hiểu theo minh lýcủa Huyền Môn cũng đủ rõ là Dịch học vốn không phải là Siêu thần học mà chính là vũ trụ học thôi. Vậy mà từ xưa đến nay, người ta cứ gọi là ba ngôi thượng đế,Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng. Mà cũng vì thế nên Dịch Lý chỉ đi đến chỗ bói toán là cùng".
-
Không có cái gì gần sát cái đúng bằng cái sai-anhxtanh
-
Tôi dùng Tam Yếu-Thập Ứng qua mạng không biết có ứng không vì đây là ứng ở chỗ của tôi nên bạn cứ tham khảo. Chỗ hiện tại không ưng ý bạn vì tính chất công việc không ổn định,chậm chạp, có thể sẽ gặp nhiều trở ngại bất ngờ. Nếu đúng như vậy thì bạn nên thay đổi nhưng về mặt lương lậu chưa chắc đã khá hơn nhưng công việc ưng ý với sở nguyện, tuy nhiên ban đầu cũng có chút không hài lòng, nghi ngờ.
-
Hệ thống học thuyết của tôi gồm có 7 phần: -Thuyết Đồng Nhất. -Thuyết Hỗ Quái -Thuyết Phản-Đối -Thuyết Bất Thường -Thuyết Tương Đồng -Thuyết Quái Mạch -Thuyết Thống Nhất của Dịch (thuyết này chưa có thời gian để thử nghiệm mà mới chỉ dừng ở ý tưởng) 6 thuyết đầu bổ sung mật thiết cho nhau trong việc luận đoán Mai Hoa Dịch Số, đều đã được đăng lên cùng với các ví dụ thực tế. Tôi mở diễn đàn dạy Dịch gây quỹ từ thiện nên ai thích học Dịch + làm từ thiện thì có thể vào www.dichminh.co.cc
-
Hình như bác Thiên Sứ đổi chỗ bảng 8 quẻ Hậu Thiên vậy không biết bác có đổi luôn vị trí 64 quẻ Hậu Thiên không?
-
Dịch vĩ đại vì đơn giản và dễ hiểu, có thể khiến kẻ trí biếtlo sợ, kẻ ngu độn biết dùng mưu lược, Dịch không vĩ đại sao? Nay đọc kinh sáchthì thấy lời lẽ rối rắm khó hiểu, lẽ nào kẻ ngu độn lại có suy nghĩ sâu sắc rútra được bài học từ trong ẩn ý sao? Bởi vậy ngờ rằng đó chẳng phải Dịch của cổnhân. ("Là ngón tay chứ chẳng phải mặt trăng").
-
Với suy nghĩ thông thường thì người ta đồng tình về quan điểm“ngón chân” trong Cấn và Bí, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Nếu như không phảihiểu là “ngón chân” thì điều gì sẽ xảy ra, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi thế nào?Và Ai dám chắc là cổ nhân đã chọn hình tượng như vậy? >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Hào sáu trên cùng nói về đạo dùng binh khiêm nhường, lui để mà tiến, thua để rồi thắng,đó là Khiêm. Truyện rằng: Khi đó tiết chế Trịnh Tùng đem đại binh đi đánhcác huyện ở Phủ Trường và Thiên Quan, thu về rất nhiều gia súc và của cải. Sau1 tuần đóng quân ở Dương Vũ, Trịnh Tùng giả cách rút quân về, để lại kỳ binh rồiđốt trại để dụ giặc. Quân giặc mắc bẫy tranh nhau đuổi đánh, phục binh nổi dậychém được mấy trăm thủ cấp của giặc. Nói “Minh Khiêm” là “tiếng tăm lừng lẫy về đức khiêm” có vẻkhông thực tế, nói vậy không thể mở ra một bài học cho người đọc đang cần một lờikhuyên, mà chỉ nói về cái kết quả.
-
Cái sai của bản dịch là cái sai đương nhiên phải có, không cócái sai đó thì chẳng có cái gì cho hậu thế đọc, tôi không hề trách cứ gì ngườikhác, nói ra chỉ để cho mọi người biết “mặt trăng không phải ngón tay, nhưng nhờngón tay có thể biết được mặt trăng”.
-
Xét hào 2 quẻ Lâm cả lời hào lẫn lời tượng đều không thấy vừa ý. Xét lại bản dịch âm thì thấy là do đời sau dịch sai. Hào 2: Đều tới, tốt, không gì không lợi. Tượng nói rằng: Đều tới, tốt, không gì không lợi, chưa thuận mệnh vậy. Nói vậy chẳng phải mâu thuẫn sao? Bản nghĩa của Chu Hy trong Kinh Dịch Trọn Bộ có 5 chữ "chưa rõ ý nghĩa ra sao". Dựa theo Sử ta mà thuyết lại thì lời dịch như trên là chưa thoả đáng, không sửa lại thì hậu học không hiểu được. Nhưng đây lại liên quan tới nguồn gốc của Dịch, nói mà chưa chứng minh thì không ai phục nên cứ tạm để lại. Viết vài lời để phân biệt chân- giả.
-
Có một điều mà tôi chắc chắn là nếu chưa hiểu gì về nguồn gốccủa Kinh Dịch thì dù có đọc bản Dịch Âm hay Dịch Nghĩa thì cũng không bao giờhiểu hết được. Ví như các bậc dịch sách bên Tàu lẫn bên Việt đều giải Dịch nhiềukhi “ngang” không đọc nổi, những lúc như vậy người đọc phải làm sao để vượt quađược cái “ngang” đó. Xem hào đầu quẻ Dự thì tôi thấy rõ, bản dịch của cụ Ngô bịsai, lỗi này do tại bản dịch bên Trung. Tôi có xem quyển Kinh Dịch Lược Giải củatác giả Dương Đình Khuê được lưu hành trên mạng. Ông bình giải hào đầu về mặt nộidung không khác gì so với bản dịch của cụ Ngô, đều có ý nói tới phận bề tôi bấttrung làm càn. Không biết tác giả dựa vào đâu để bình giải như vậy nhưng tôi hoàntoàn không đồng tình. Tôi căn cứ và lịch sử Việt Nam, dựa vào đó mà luận cho hàonày, không thấy có điều gì trùng hợp giữa lịch sử với lời bình luận của các nhàtừ xưa tới nay (đang nói về hào đầu quẻ Dự, vì chưa chứng minh về nguồn của Dịchnên tôi không tiện bình luận lại hào này, mong quý vị thông cảm).
-
Có nhiều người không thích học Dịch theo bản Dịch Nghĩa, đó cũng là điều dễ hiểu vì ai cũng thích học cái gốc hơn là ngọn. Nhưng sau đây là quan điểm của tôi khi nghiên cứu: “Học Kinh Dịch theo bản Dịch Âm trước khi hiểu qua được bản Dịch nghĩa là một việc giống như chưa học bò đã lo học chạy”.
-
Theo Bạch Chu Dịch, quẻ Cấn(dừng lại) gọi là Căn(gốc rễ), cònQui Tàng lại gọi là Lang(chó sói). Chính vì việc “Danh Chính Ngôn Thuận” nên đờisau lấy Chu Dịch làm chuẩn mực.