quangnx
Hội viên-
Số nội dung
110 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by quangnx
-
Votruoc thân mến, Tôi có vài lời, hy vọng Votruoc lắng nghe để định hướng lại hướng nghiên cứu nhằm đạt được sự hoàn thiện hơn trong lý luận. 1. Thái cực về bất cứ phương diện nào đều không thể đồng nhất với hành Thổ, có chăng chỉ là sự gợi ý tốt về đặc tính của hành Thổ 2. Tương tự, Tứ tượng về bất cứ phương diện nào đều không thể đồng nhất với tứ Hành, nếu có thể cũng chỉ là sự gợi ý. Ngoài ra, theo tôi Dịch lý hoặc Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là giản dị, chứ không hề đơn giản. Đề nghị Votruoc tìm hiểu thêm về các cấu trúc toán học hiện đại nói về các đối xứng của Vũ trụ, ví dụ Lý thuyết nhóm Lie, Đại số Lie. Trong các lý thuyết này, người ta đã chứng minh được tồn tại và chỉ tồn tại duy nhất 4 Đại số có phép chia được định chuẩn là R (1-nion), C (binion), Q (quaternion) và O (octonion), tương ứng có 1, 2, 4 và 8 kích thước. Đại số hiện đại (không phải đại số sơ cấp) chính là cơ sở cho phép chúng ta đo đạc, tính toán, luận lý về đối tượng. Đại số Lie là công cụ giúp chúng ta nghiên cứu về tất cả phép biến đổi liên tục (sự thay đổi có cơ sở khả giải theo không gian, thời gian). Người ta cũng đã chứng minh được tồn tại và chỉ tồn tại duy nhất 5 nhóm đối xứng đơn đặc biệt là G2, F4, E6, E7 và E8. Trong đó chỉ nội mỗi nhóm G2, người ta đã có thể mô tả tốt các tương tác mạnh, yếu và điện từ. Nhóm F4 có thể mô tả được tương tác hấp dẫn và nhóm E8 có thể hợp nhất được tất cả các tương tác kể trên. Bàn về Hà đồ, Lạc thư hay các con số trong Lý số, tuy các nhà khoa học chưa có sự quan tâm, nhưng người ta cũng đã xây dựng cả một nền tảng Lý thuyết số hiện đại, trong đó có môn Hình học số học không giao hoán và các Ma phương từ cổ điển đến hiện đại. Các vấn đề chẵn lẻ hay tăng giảm của các con số lại liên quan đến tính kết hợp hoặc giao hoán của đối tượng đại số cụ thể. Theo tôi cái chúng ta cần là giải mã học thuyết ADNH chứ không phải là giải thích nó. Cần phải tránh sự lẩn quẩn và tự làm khó mình, khi chỉ sử dụng các lập luận thuần túy trên nền tảng của toán học còn quá sơ sài, trong khi ta đang bàn về một học thuyết có tính thống nhất lớn như thuyết ADNH. Tóm lại, chúng ta chỉ có thể xây dựng một học thuyết đúng đắn từ những cơ sở và luận lý đúng đắn và phù hợp, chứ không thể xây dựng được một học thuyết đúng đắn từ những cơ sở không sai. Hy vọng các bạn nhận ra được một học thuyết thống nhất nếu có, không thể được xây dựng từ những con người sống từ khoảng 6000 năm trở lại đây... Không có một sự mặc khải hay giác ngộ nào làm được điều này. Thân mến NXQ
-
Về hiệu ứng Cerencov, thì bọn em biết rõ, nó đã được ứng dụng nhiều trong các Detector Gamma qua các tinh thể nhấp nháy. Nhờ hiệu ứng Cerencov mà tia gamma (photon năng lượng cao) khi đập vào tinh thể này (INa) sẽ sinh ra lóe sáng khả kiến (photon nhìn thấy được, có năng lượng tỉ lệ tuyến tính với năng lượng gamma), photon khả kiến này sẽ được hướng đến ống nhân quang (PMT) để làm nẩy ra quang điện tử và được khuếch đại dòng trong PMT, tương ứng với nó sẽ là một xung tín hiệu tại anod của PMT. Tóm lại, việc vận tốc pha của các hạt có lớn hơn một ít vận tôc ánh sáng C* di chuyển trong mạng tinh thể để tạo nên hiệu ứng Cerencov không phải là điều anh tìm kiếm vì đó chỉ là một hiệu ứng liên quan đến mạng tinh thể hoặc môi trường dẫn sáng, và giá trị C* vẫn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng trong chân không.
-
Anh Thiên Sứ kính mến, Trong thuyết tương đối, Einstein chỉ khẳng định: 1. "vận tốc của ánh sáng là tuyệt đối" theo nghĩa không phụ thuộc vào hệ qui chiếu. Dù photon tiến tới hay rời xa ta theo bất cứ phương nào và ta di chuyển với tốc độ nào, tốc độ của photon vẫn như vậy và bằng "c". 2. Vật chất theo nghĩa được tạo thành từ các fermion (quark hoặc lepton), tức là có khối lượng, phải chuyện động với tốc độ nhỏ hơn "c". 3. Các bức xạ như photon,... chuyển động bằng tốc độ ánh sáng "c" Vật lý hiện đại đã nhận thức được, bản thân không gian được xem là thực thể hình học (dây, màn,..) và các hạt ảo được gọi là tachion, tốc độ ánh sáng hay "c" không phải là giới hạn dành cho chúng. Cũng theo thuyết tương đối, các khối lượng chỉ tương tác với không-thời gian và làm uốn cong các đường geodesic của không-thời gian Vũ trụ. Tức là hấp dẫn không phải là lực mà là một hiệu ứng vật lý, vật chất di chuyển trong trường hấp dẫn theo các đường geodesic của spacetime vì đó là cách di chuyển tối ưu, nhằm tối thiểu hóa thế năng. Điều này có nghĩa là, thực ra đối tượng tương tác trực tiếp của tương tác hấp dẫn vẫn luôn luôn là không-thời gian, nó chẳng hề tương tác trực tiếp với vật chất nào cả, và cũng chính vì vậy nó luôn là hấp dẫn. Thực vậy, Einstein đã gắng công giải thích, nhiều thế hệ các nhà khoa học khác cũng vậy, và nghiệm của pt Einstein cũng là tensor metric, tất cả đều muốn chỉ ra rằng: "hấp dẫn chỉ là hiệu ứng hấp dẫn, chứ không phải là lực. Đi theo các đường geodesic là cách di chuyển tiết kiệm năng lượng nhất (free) của vật chất chuyển động trong không-thời gian". Đây là sự tự nguyện, tương tác hấp dẫn chỉ điều chỉnh lại sân khấu (spacetime) còn các diễn viên vật chất thì luôn biết cách chọn đường đi phù hợp và tiết kiệm (nguyên lý tác dụng tối thiểu). Thế là vạn vật cùng tiết kiệm, ta có vũ điệu hấp dẫn. Vì vậy, nếu ta đã công nhận "c" không phải là giới hạn tốc độ giãn nở của bản thân không gian (giãn nở lạm phát), thì sự việc phải hoàn toàn tương tự cho tương tác hấp dẫn. Tức là "c" không phải là giới hạn tốc độ cho chính cái đối tượng nghiên cứu là trường hấp dẫn trong Thuyết tương đối tổng quát. Ngoài ra, dù bằng cách nào thì vật chất trong vũ trụ cũng phải có cách nhìn thấy nhau để ít nhất nguyên lý quán tính, nguyên lý entropy không giảm và nguyên lý bảo toàn năng-khối lượng của vũ trụ,.. không bị vi phạm. Tóm lại, tốc độ ánh sáng "c" không phải là giới hạn tốc độ của Vũ trụ. Anh Thiên Sứ kính mến, trên đây là các lập luận khoa học và là một trong các phát hiện của em về một vài nhận định chưa thật thấu đáo của các nhà khoa học đương đại. Em post lên diễn đàn để anh tham khảo. NXQ
-
Về chủ đề này tôi xin mạn phép có vài ý kiến. Qua chiêm nghiệm cũng như qua thực tiển mà bản thân tôi gặp phải, đúng là đời người có vận - hạn, có may mắn và xúi quẩy. Câu "Phúc bất trùng lai - Họa vô đơn chí" là điều đầu tiên tôi muốn nói đến. Khi gặp phúc hoặc những điều may mắn mong các bạn hảy ghi nhớ "Phúc bất trùng lai" mà nên cố gắng giữ cho tâm thật trong sáng để bình tâm mà hưởng phúc, bình tâm mà phát huy. Không nên vì quá đắc ý thành ra thách thức mà sanh ra di hận lên các mối quan hệ, tức là vô tình đã tạo nên mầm móng của những di họa mà chính mình hoặc người thân sẽ hứng lấy nó ngay sau đó rất đáng tiếc. Đây là những việc hết sức cụ thể, có hệ lụy cụ thể, không hề có yếu tố mơ hồ hay siêu hình nào can thiệp vào đây cả. Những đức tính khiêm tốn, tự tin, hợp tác, biết ơn và thân thiện là hết sức quí báu để phát huy "phúc ấm". Những tật tính như tự đắc, tự mãn, kiêu ngạo, coi trời bằng vung, chỉ có ta là khôn, là nhất, chỉ mình ta làm được, không cần ai hết, bất hợp tác, vô ơn... là điều cố gắng tránh vì chúng rất dễ lớn mạnh để thành lực lượng khống chế bản thân khi ta đang thành công, và sự di họa từ chúng là điều chắc chắn. Ngược lại, khi gặp họa hoặc những điều xúi quẩy hay ngay những năm được cho là xui rủi như "hạn tam tai"..., mong mọi người hảy ghi nhớ câu "Họa vô đơn chí" mà nên bình tâm tu thân dưỡng tánh, nghĩ thiện làm thiện, chủ động nhường nhịn để từng bước hóa giải tai họa, giảm thiểu thiệt hại. Không nên vì quá bất đắc chí hoặc quá lo lắng thành ra liều lĩnh mà sanh ra sân hận hoặc làm tăng thêm sự rối rắm, phức tạp không đáng có lên các mối quan hệ. Tức là vô tình đã tăng thêm nguy cơ làm tăng nặng và đa dạng, đa phương thêm hệ lụy của các tai họa, xúi quẩy... Để hóa giải tốt nhất phải học cách chấp nhận, nên xem đó là những thử thách của đời người để tu thân dưỡng tánh mà vượt khó. Cần phải tránh việc đổ thừa cho số phận hoặc chỉ nhìn thấy lỗi của người khác, của xã hội mà sinh ra thụ động, mê tín, hận đời, hận người, bất cần đời... Vì nếu làm như vậy vô tình ta đã nuôi dưỡng tai họa và giữ chúng ở lại với ta càng lâu hơn. Những câu nói hoặc hành động sân hận kiểu như "ngu sao chịu..., phải cho nó biết tay ...., tôi đâu có ngu..." trong những năm hạn hoặc lúc xúi quẩy hầu như chỉ góp phần đốt cháy thân chủ của nó. Thay cho hành động mê tín, cúng vái khắp nơi khi vào các năm hạn mà kết quả của nó vốn không ai có thể nắm chắc được, ta làm theo cách vạn năng và chắc chắn hơn nhiều đó là: "Học cách chấp nhân, bình tâm tu thân dưỡng tánh, suy nghĩ thiện, làm việc thiện, biết nhường nhịn, biết tha thứ, biết quên đi, biết vui vẻ với những cái mình đang có, thận trọng hơn trong mọi việc nhưng không lo lắng vu vơ và sống thân thiện với mọi người...". Làm được điều này không một tai họa hay điều xui rủi nào mà không hóa giải triệt để. Đó cũng là sự tu tập, hành thiện, tích thiện, là cách sống bản lĩnh thì khó khăn, thử thách nào mà không vượt qua được phải không các bạn... Thân mến