Thiên Sứ

HOÀI NIỆM MỘT BÀI VIẾT

7 bài viết trong chủ đề này

Hoài niệm

Posted Image Posted Image

Tốc độ giới hạn của vũ trụ?
Bài viết dưới đây trên VnExpress cho thấy quan niệm Tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng trong thuyết Tương Đối của Einstein là một quan niệm không chặt chẽ.
Thứ sáu, 17/11/2006, 09:55 GMT+7
Thêm một người Việt phủ nhận Einstein và Newton
Không chỉ Bùi Minh Trí mà gần đây, một người "ngoại đạo" khác cũng có nghiên cứu phủ nhận các công trình vật lý của Einstein và Newton. Đó là ông Lê Văn Cường, 55 tuổi, ở Thụy Khuê, Hà Nội - một kỹ sư xây dựng đã nghỉ hưu.
Ông Lê Văn Cường bắt tay vào nghiên cứu công trình Chữa công thức bị lỗi của Einstein từ cuối năm 2004. Ông nói về những tìm tòi của mình: "Tôi kiểm tra đi kiểm tra lại, tự phủ định chính mình. Thật không ngờ, càng phủ định thì lỗi trong công thức của Einstein lại càng hiện rõ hơn. Cụ thể tính tương đối và phụ thuộc của ánh sáng vào không gian, thời gian khi hệ bị biến đổi có thể được chứng minh ngay trong sách giáo khoa về vật lý Physics principles & problems xuất bản tại Merill Publishing company - Colombus, Ohio 43216".
Theo ông Cường, Einstein đã chỉ ra sự thay đổi không gian, thời gian khi hệ chuyển động với tốc độ cực lớn, nhưng Einstein bị nhầm bởi nhận thức vận tốc ánh sáng là tuyệt đối không đổi.
"Nếu chúng ta không chấp nhận lỗi này trong công thức năng lượng hệ chuyển động của Einstein thì sẽ không phát hiện mới và hiểu gì về vũ trụ trong tương lai. Tôi nghĩ đã đến lúc phải lật sang trang mới cho khoa học vật lý; và bài 'Ba đại lượng vật lý không gian, thời gian và vận tốc ánh sáng' là có ích trong việc này" - ông Cường nói.
Không ai tin ông Cường khi ông đưa công trình của mình đến nhờ các nhà khoa học nhận xét. Do đó, nhà nghiên cứu nghiệp dư này đã đã bỏ thời gian tự học tiếng Anh để tự dịch công trình của mình gửi cho các tạp chí vật lý thế giới. Cuối năm 2005, ông đã tự công bố nghiên cứu của mình trên một diễn đàn khoa học nước ngoài có tên là The General.
Giáo sư Nguyễn Đại Hưng, Phó viện trưởng Viện Vật lý và điện tử cho biết, không có gì lạ khi xuất hiện những ý kiến về thuyết tương đối của Einstein và thuyết hấp dẫn của Newton. Hằng năm, viện nhận được hàng chục công trình nghiên cứu xung quanh chủ đề này. "Thay vì nhận xét nọ kia, chúng tôi đã tổ chức hội thảo cho mọi người cùng nhau trao đổi" - ông Hưng nói.
Theo giáo sư Hưng, thông thường một công trình nghiên cứu có khả năng phủ định cái trước đó phải đáp ứng đủ 3 yếu tố. Thứ nhất, nghiên cứu đó phải bao trùm toàn bộ hiện tượng đã có. Thứ hai, phải có kiểm chứng bằng thực nghiệm. Cuối cùng, phải có giá trị ứng dụng trong thực tiễn. Vì thế, tính đúng đắn của một học thuyết khoa học phải do số đông cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận một cách dân chủ và tự nguyện.
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải thì cho rằng, mọi hiện tượng chúng ta thấy ngày nay trên trái đất đều tuân theo các định luật của Newton. Với một số vật thể rất nhỏ, vô cùng nhỏ mà chuyển động với vận tốc vô cùng lớn thì khi đó, chúng ta phải dùng thuyết tương đối của Einstein để giải thích.
"Cho nên, nếu như có ai đó bảo rằng các định luật của Newton hoặc Einstein không phù hợp với cuộc sống mà phải dùng các thuyết khác, định luật khác thì tôi cho rằng họ phải học lại vật lý phổ thông và kiến thức vật ký đại cương" - tiến sĩ Khải bức xúc.
Theo ông Khải, nhiều nhà khoa học không phản đối công trình của ông Trí và ông Cường, không phải vì họ cho là đúng, mà vì họ cho rằng phản đối cũng chẳng làm được gì, không phản đối cũng chẳng sao.

(Theo Khoa Học & Đời Sống)

.
Kính thưa quí vị quan tâm.

Thiên Sứ tôi không phải là nhà nghiên cứu chuyên sâu về vật lý lý thuyết. Hiện nay không đủ điều kiện để hiểu sâu thuyết Tương đối của Einstein. Nhưng riêng về tốc độ vũ trụ có giới hạn bằng tốc độ ánh sáng thì tôi cho rằng:
Nếu thuyết tương đối phản ánh một thực tại thì quan niệm tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng là một sai lầm của học thuyết này.

Điều này, tôi không thể chứng minh bằng các công thức toán học, vì không phải là nhà Toán học, nhưng tôi xin phép được chứng minh trên cơ sở một lập luận hợp lý.
Bây giờ chúng ta đặt giả thuyết rằng:
Giới hạn của tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng theo quan niệm của thuyết Tương đối là đúng.

Trên cơ sở giả thuyết này, chúng ta tiếp tục giả thuyết hệ quả của nó là:
Nhận thức của con người bằng tốc độ giới hạn của vũ trụ theo giả thuyết trên.
Tức là bằng tốc độ ánh sáng.
Như vậy, theo chính lý thuyết vật lý cổ điển thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức được bất cứ một vật thể nào có tốc độ bằng tốc độ giới hạn. Bởi vì chúng luôn luôn có khoảng cách bằng khoảng cách không thời gian giữa nhận thức của chúng ta - bằng mọi phương tiện tự thân , hay nhân tạo - với không gian mà vật đó tạo ra trong thời gian vận động. Và như vậy, chúng ta sẽ không thể nhận thức được quá khứ. Đương nhiên chúng ta cũng không thể suy đoán được tương lai. Hay nói cách khác là không có khả năng tiên tri (Khả năng tiên tri là một tiêu chí khoa học). Bởi vậy, chỉ có thể coi thuyết Tương Đối của Einstein là một thành tựu vĩ đại trong chặng đường phát triển của tri thức nhân loại, chứ không thể coi đó là kết luận cuối cùng, nếu thực sự là một nhà khoa học có trách nhiệm quan tâm đến việc phát triển tri thức khoa học.
Nhưng có thể nói rằng: Chính sai lầm này của Einstein trong lý thuyết của ông mà sau này sẽ có người chứng minh được một cách hoàn hảo, dẫn đến một phát kiến vĩ đại khác và đưa tri thức của con người đến với chân lý cuối cùng của vũ trụ. Đây là lúc thuyết Âm Dương Ngũ hành được tôn vinh và được xác nhận là lý thuyết thống nhất.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
*
Phản hồi của Dala
Ví dụ sóng điện từ khi đi qua vật chất Plasma sẽ có tốc độ nhanh hơn vận tốc ánh sáng (thực nghiệm năm 2004 đã có thể chuyển tín hiệu của bản giao hưởng số 40 dưới dạng Laser với vận tốc đạt gấp 4 lần vận tốc ánh sáng). Nhưng vấn đề là vận tốc nhóm (group velocity) của cả bó sóng khi đi qua Plasma vẫn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng.
Sự lý giải của bác Thiên sứ ở trên là hoàn toàn hợp lý, nhưng đó không phải là Vật Lý học mà là Triết học . Ý thức của con người có thể suy nghĩ vượt thời gian , nhanh hơn vận tốc ánh sáng . Nhưng vấn đề không phải ở chỗ này, vì Vật lý học không nghiên cứu về ý thức, hay về suy luận, đó là phạm trù của Triết học. Vật Lý học Hóa học Sinh học là 3 môn Khoa học tự nhiên cơ bản , là chiếc máy mẹ cho cả nền khoa học hiện đại ngày nay của nhân loại . Vật Lý học nghiên cứu đến những hiện tượng TỰ NHIÊN , và tìm cách lí giải nó . Tôi nhắc lại và nhấn mạnh là Tự Nhiên . Vật Lý học không nghiên cứu về ý thức, về nhận thức đó là lĩnh vực của Triết học, Thần học . Nhưng Toán Lý lại có cái tham vọng là mô tả được mọi hiện tượng của tự nhiên, quy luật vận động của cả Vũ trụ bao la cho đến từng nguyên tử nhỏ bé . Mọi thuyết này nọ đều xuất phát từ một số Tiên đề đã định trước, xem nó là đúng, và từ đó suy luận ra mọi hệ quả . Tôi lấy ví dụ
+ Hình học Euclide có 12 tiên đề làm nền tảng
+Cơ học Newton dựa trên 3 "tiên đề" là các định luật của Newton . Sau này được khái quát hóa thành Nguyên lý về tác động nhỏ nhất . Từ đó có thể suy ra 3 định luật Newton .
+Cơ học Lượng tử dựa trên các tiên đề sau : tiên đề về giá trị riêng , tiên đề về sự đo đạc các giá trị riêng , tiên đề về sự tương tác nhỏ nhất .
Dựa vào các tiên đề một hệ thống suy luận được hình thành . Anh có thể chấp nhận các tiên đề đó hoặc phủ nhận nó , chẳng có gì là sai cả . Phủ nhận tiên đề số 12 của Euclide sẽ cho ta hình học phi Euclide .Chấp nhận tiên đề số 12 thì ta sẽ có hình học Euclide . Cả 2 môn hình học đó đều đúng, đều có ứng dụng vô cùng to lớn . Nếu anh chấp nhận 2 tiên đề của Einstein, anh sẽ có thuyết tương đối ;và nếu anh phủ định nó anh sẽ có 1 thuyết khác . Vấn đề không phải ở chỗ chúng ta bảo Einstein đúng hay sai mà ở chổ chúng ta có chấp nhận nó hay không . Đừng nói là Einstein sai , Einstein rất đúng nếu chúng ta chấp nhận 2 tiên đề của ông . Việc phủ nhận hay chấp nhận tiên đề về vận tốc ánh sáng của Einstein cũng như việc chấp nhận hay phủ nhận tiên đề Euclide.

*

Trả lời của Thiên Sứ:
Dala rất thân mến .
Kiến thức trên là của Dala hay là của một nhà bác học vậy? Viết được những điều trên phải là người nắm rất vững những tri thức căn bản của lý thuyết hiện đại. Dala còn ít tuổi, sao lại có thể như thế được nhỉ? Nhưng trên thế gian mọi việc đều có thể xảy ra. Chú chân thành chúc Dala ngày càng tiếp thu được nhiều tri kiến khoa học tiến tiến và sau này giúp ích cho đời và cho mình. Như vậy, với những luận điểm mà Dala nêu trên, chú thấy rằng:Cho dù luận điểm của chú mang tính triết học thì điều này cũng rất có thể chú không sai. Hay nói cách khác: Einstein chỉ đúng trong hoàn cảnh của ông ấy . Tức là điều kiện tiên đề của ông được xác nhận. Nhưng thực tại vũ trụ thì lại không giới hạn ở hai tiên đề này. Mục đích cuối cùng của sự khám phá vũ trụ là con người phải trả lời được câu hỏi về bản chất của vũ trụ và con người.
* Nếu chúng ta thừa nhận giới hạn tốc độ vũ trụ phải lớn hơn tốc độ ánh sáng thì chúng ta sẽ xác lập một tiên đề mới và sẽ phải xuất hiện một lý thuyết khoa học mới, phản ánh một thực tại mới mà con người hiện đại chưa biết được.
Nếu chúng ta thừa nhận tốc độ giới hạn vũ tru bằng /O/ thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và là lý thuyết thống nhất .

*

Phản hồi của Dala
Kính gửi chú Thiên Sứ Cháu xin được cảm ơn chú vì lời khen tặng, cháu có được kiến thức này là do được chỉ dạy bởi một người bạn vong niên, xin được bày tỏ sự biết ơn đến người này . Những kiến thức cháu đã đang và sẽ cố gắng đạt được, sẽ chỉ dùng cho một mục đích duy nhất là:
Xiển dương nền Văn hóa bi hùng 5000 năm của dòng giống Lạc Việt .
Nhận xét của chú hoàn toàn chính xác: Einstein không sai, Newton không sai , mà chúng ta phải nói Newton và Einstein đúng trong giới hạn của hệ thống tiên đề mà họ đặt ra.
Newton là một trường hợp đặc biệt của Einstein , và cháu rất tin tưởng Einstein sẽ là một trường hợp đặc biệt của thuyết Âm dương Ngũ hành và lý thuyết thống nhất .

*


Hoài niệm của Thiên Sứ:
"Cháu có được kiến thức này là do được chỉ dạy bởi một người bạn vong niên, xin được bày tỏ sự biết ơn đến người này ". Người bạn vong niên ấy, chính là giáo sư tiến sĩ Trần Quang Vũ.
Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một bài sau đây nữa có nói về hiện tượng̀ vật tốc chuyển động của vật chất nhanh hơn vận tốc ánh sáng trong một môi trường nào đó. Mọi người có thể tham khảo ở đây :

http://www.physlink.com/Education/AskExperts/ae219.cfm

Question

Posted Image

When high velocity particles travel faster than the speed of light in a medium they create a blue flash. This is called Cerenkov Radiation, why does this happen and why is it blue?

Posted Image

Asked by: Dan

Answer

Posted Image

Historically, Cerenkov radiation was discovered by Pavel Cerenkov in 1934, while he was studying the effects of radioactive substances on liquids. He noticed that water surrounding certain radioactive substances emitted a faint blue glow, which is now termed Cerenkov radiation.

Posted Image

Cerenkov radiation in the core of the nuclear reactor

Submitted by Charles Bell (who works at the plant.) This radiation, as you pointed out, comes from particles travelling at a speed greater than the speed of light in the medium in which they are moving. The explanation we have adopted for Cerenkov radiation was first given by Tamm and Franc. To clarify your question a little, only electrically charged particles emit Cerenkov radiation. The reason they emit Cerenkov radiation can be explained using the more intuitive example of the sonic boom. Normally, when an airplane travels through the air, the wings push the air in front of it out of the way. However, the signal for air to move out of the wing's way can only travel at the speed of sound (in air). So if the airplane is travelling faster than the speed of sound, the air cannot move out of the way. This creates a sudden, intense pressure drop that moves away from the wing at the speed of sound, just like the wake behind a boat. It is the sound created by the pressure change that we hear after the airplane has passed over our heads.

Posted Image

Cerenkov radiation in the core of the McMaster University researcah nuclear reactor

Submitted by Anton Skorucak, creator of PhysLink.com (who used to work there.)

With this example in mind, let's get back to electrically charged particles... Electrically charged particles have electric fields around them as a result of their charge. When such a charged particle is moving, the electrical field moves along with the particle. However, since the electrical field is carried by photons, it can only travel at the speed of light. If the particle is travelling faster than the speed of light in a certain medium (such as water), then it, in a sense, out-runs its electrical field. This electrical field that is left behind forms a shock front, much like our earlier example with sound. But, this shock front manifests itself in the form of light, not sound. As to why this light is blue, there are basically two reasons. In water, the blue light comes from excited atoms that emit blue light. The atoms in the water become excited by the Cerenkov shock wave and then de-excite, emitting blue light. But, another reason is that the number of photons emitted by such a charged particle is inversely proportional to wavelength. This means that more photons are emitted with shorter wavelengths, thereby tilting the spectrum to the blue side.

jimsy xin được lược dịch như sau :

Câu hỏi : Khi các hạt chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng trong môi trường chúng tạo ra những tia màu xanh . Hiện tượng này khỏi là bức xạ Cerenkov . Tại sao lại hiện tượng lại như vậy, và tại sao nó lại có màu xanh.

Trả lời : điều này xảy ra khi hạt chuyển động với vận tốc lớn hơn vật tốc ánh sáng trong môi trường mà nó đang chuyển động thì xảy ra hiện tượng trên.Đó là hiện tượn mang tên Cerenkov.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn Jimsy.

Như vậy trên thực tế lý thuyết của Einstein không đúng trong trường hợp Jimsy đã dẫn chứng. Tuy nhiên, nhận thức của khoa học hiện đại qua phương tiện thực nghiệm mới chỉ đến đấy. Nhưng sự hợp lý sau khi thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến huyền vĩ của người Việt thì tốc độ giới hạn của vũ trụ phải bằng /0/ với ý nghĩa tuyệt đối. Và điều này sẽ bắt đầu giải thích những bí ẩn của vũ trụ và những gì liên quan đến một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến,

Trong thuyết tương đối, Einstein chỉ khẳng định:

1. "vận tốc của ánh sáng là tuyệt đối" theo nghĩa không phụ thuộc vào hệ qui chiếu. Dù photon tiến tới hay rời xa ta theo bất cứ phương nào và ta di chuyển với tốc độ nào, tốc độ của photon vẫn như vậy và bằng "c".

2. Vật chất theo nghĩa được tạo thành từ các fermion (quark hoặc lepton), tức là có khối lượng, phải chuyện động với tốc độ nhỏ hơn "c".

3. Các bức xạ như photon,... chuyển động bằng tốc độ ánh sáng "c"

Vật lý hiện đại đã nhận thức được, bản thân không gian được xem là thực thể hình học (dây, màn,..) và các hạt ảo được gọi là tachion, tốc độ ánh sáng hay "c" không phải là giới hạn dành cho chúng.

Cũng theo thuyết tương đối, các khối lượng chỉ tương tác với không-thời gian và làm uốn cong các đường geodesic của không-thời gian Vũ trụ. Tức là hấp dẫn không phải là lực mà là một hiệu ứng vật lý, vật chất di chuyển trong trường hấp dẫn theo các đường geodesic của spacetime vì đó là cách di chuyển tối ưu, nhằm tối thiểu hóa thế năng.

Điều này có nghĩa là, thực ra đối tượng tương tác trực tiếp của tương tác hấp dẫn vẫn luôn luôn là không-thời gian, nó chẳng hề tương tác trực tiếp với vật chất nào cả, và cũng chính vì vậy nó luôn là hấp dẫn.

Thực vậy, Einstein đã gắng công giải thích, nhiều thế hệ các nhà khoa học khác cũng vậy, và nghiệm của pt Einstein cũng là tensor metric, tất cả đều muốn chỉ ra rằng:

"hấp dẫn chỉ là hiệu ứng hấp dẫn, chứ không phải là lực. Đi theo các đường geodesic là cách di chuyển tiết kiệm năng lượng nhất (free) của vật chất chuyển động trong không-thời gian".

Đây là sự tự nguyện, tương tác hấp dẫn chỉ điều chỉnh lại sân khấu (spacetime) còn các diễn viên vật chất thì luôn biết cách chọn đường đi phù hợp và tiết kiệm (nguyên lý tác dụng tối thiểu). Thế là vạn vật cùng tiết kiệm, ta có vũ điệu hấp dẫn.

Vì vậy, nếu ta đã công nhận "c" không phải là giới hạn tốc độ giãn nở của bản thân không gian (giãn nở lạm phát), thì sự việc phải hoàn toàn tương tự cho tương tác hấp dẫn. Tức là "c" không phải là giới hạn tốc độ cho chính cái đối tượng nghiên cứu là trường hấp dẫn trong Thuyết tương đối tổng quát.

Ngoài ra, dù bằng cách nào thì vật chất trong vũ trụ cũng phải có cách nhìn thấy nhau để ít nhất nguyên lý quán tính, nguyên lý entropy không giảm và nguyên lý bảo toàn năng-khối lượng của vũ trụ,.. không bị vi phạm.

Tóm lại, tốc độ ánh sáng "c" không phải là giới hạn tốc độ của Vũ trụ.

Anh Thiên Sứ kính mến, trên đây là các lập luận khoa học và là một trong các phát hiện của em về một vài nhận định chưa thật thấu đáo của các nhà khoa học đương đại. Em post lên diễn đàn để anh tham khảo.

NXQ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về hiệu ứng Cerencov, thì bọn em biết rõ, nó đã được ứng dụng nhiều trong các Detector Gamma qua các tinh thể nhấp nháy. Nhờ hiệu ứng Cerencov mà tia gamma (photon năng lượng cao) khi đập vào tinh thể này (INa) sẽ sinh ra lóe sáng khả kiến (photon nhìn thấy được, có năng lượng tỉ lệ tuyến tính với năng lượng gamma), photon khả kiến này sẽ được hướng đến ống nhân quang (PMT) để làm nẩy ra quang điện tử và được khuếch đại dòng trong PMT, tương ứng với nó sẽ là một xung tín hiệu tại anod của PMT.

Tóm lại, việc vận tốc pha của các hạt có lớn hơn một ít vận tôc ánh sáng C* di chuyển trong mạng tinh thể để tạo nên hiệu ứng Cerencov không phải là điều anh tìm kiếm vì đó chỉ là một hiệu ứng liên quan đến mạng tinh thể hoặc môi trường dẫn sáng, và giá trị C* vẫn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng trong chân không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quangnx thân mến.

Rất cảm ơn Quangnx cho thông tin. Nếu với kết luận như thông tin của Quangnx đã đưa:

1. "vận tốc của ánh sáng là tuyệt đối" theo nghĩa không phụ thuộc vào hệ qui chiếu. Dù photon tiến tới hay rời xa ta theo bất cứ phương nào và ta di chuyển với tốc độ nào, tốc độ của photon vẫn như vậy và bằng "c".

2. Vật chất theo nghĩa được tạo thành từ các fermion (quark hoặc lepton), tức là có khối lượng, phải chuyện động với tốc độ nhỏ hơn "c".

3. Các bức xạ như photon,... chuyển động bằng tốc độ ánh sáng "c"

Thì thuyết tương đối không khẳng định: Tốc độ ánh sáng là tốc độ giới hạn của vũ trụ. Mà nó chỉ là giới hạn của những chuyển động có khối lượng - theo quan niệm hiện nay của khoa học hiện đại. Điều này sẽ không phủ định quan niệm cho rằng: Tốc độ giới hạn của vũ trụ bằng /0/ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính vì tính không phủ định này, tôi hy vọng sau này hoặc là tôi hoặc ai đó sẽ minh chứng được điều này - tất nhiên chi trên lý thuyết vì sẽ không một phương tiện nào kiểm chứng được cái tuyệt đối.

Xin cảm ơn Quangnx.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quangnx thân mến

Đoạn này hấp dẫn quá!

Ngoài ra, dù bằng cách nào thì vật chất trong vũ trụ cũng phải có cách "nhìn thấy" nhau để ít nhất nguyên lý quán tính, nguyên lý entropy không giảm và nguyên lý bảo toàn năng-khối lượng của vũ trụ,.. không bị vi phạm.

Điều này chứng tỏ rằng: Trong vũ trụ còn một dạng tồn tại để "nhìn" thấy những điều mà Quangnx đã nói ở trên. Theo cách giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là dạng tồn tại khởi nguyên của vũ trụ - tạm dùng khái niệm là - trước bicbang. Và tất cả những sự vận động có tính quy luật để tạo ra những nguyên lý đó, chúng phải có tương tác qua một môi trường nào đó để "nhận biết".

Từ đó có thể kết luận rằng:

Trong vũ trụ không có hư không theo nghĩa là không có gì tồn tại trong cái không gian gọi là hư không đó.

Tôi tin rằng: Tri thức khoa học hiện đại càng phát triển thì càng chứng minh được sự huyền vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành và nền văn hiến Việt.

Thiên Sứ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay