Li Feng

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    43
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Li Feng

  1. ÂN SÂU Con người mà biết báo ân Tạo duyên khởi đức ,rất cần cho ta Đức ấy là đức vị tha Không còn vị kỷ ,thật là quí thay. Báo ân con tụng kinh này Trên ơn Quốc tổ cao dầy thương ban Cho con dòng máu Việt Nam Tâm hồn chim Lạc ,trí ngàn Rồng thiêng. Con ơn nòi giống tổ tiên Anh hùng dân tộc giữ gìn non sông Ơn cha mẹ ơn vợ chồng Ơn người ân phúc ơn đồng bào Ơn người yêu ghét con ơn Anh em bằng hữu họ hàng gần xa Cuộc đời chính trực gian tà Kinh ân giải nghiệp đường xa hóa gần. Lời quê mọc cánh chim thần Thành ra kinh nguyện báo ân cho đời Bông hoa như hé miệng cười Nén nhang linh dị như ngời khói hương. Trùng trùng duyên khởi giây vương Vị tha tha lợi là thương chính mình Báo ân ân báo thực tình Đức cao là tạo an bình cho nhau. Ơn nhà ơn nước thâm sâu Sẽ mang tội trọng hàng đầu: bội ân Chặt cầu bôi mặt manh tâm Lòng trung chưa tỏ gian thần thành tên. Lòng thành ngọn khói bay lên Biết bao nhân ảnh thần thiêng về cùng Trái tim con mái sen hồng Âm dương sống thác thủy chung một nhà. Hiếu trung truyền thống ông bà Thọ ân báo đáp mẹ cha dặn dò Người tri ân nghĩa không lo Thân an tạo phúc, đức nhờ tổ tông. Đã mang mạch sống tiên long Gắng mang ân báo Lạc Hồng mới hay Hạt kinh gieo xuống đất này Sẽ thành trụ đức chẳng lay chẳng mòn. Nghe kinh lắng dịu tâm hồn Nguồn ân trí tuệ lại tuôn dạt dào Tạ ơn đất nước đồng bào Ơn sâu đông hải trăng sao nghìn trùng. Tạ ơn những đấng anh hùng “Tí dân hộ quốc” chưa từng biết danh Tri ân những bậc cha anh Tiền nhân chưa phải danh nhân nước nhà. Hy sinh tính mạng vì ta Hy sinh tư lợi nước nhà phồn vinh Tư lợi không hại nước mình Lợi nhà hại nước thật tình không ham. Lợi nhà lợi nước rất cần Đó là cách mạng tinh thần Việt Nam Trong xây dựng hiện đang cần Cũng như chiến đấu tinh thần hy sinh. Tri ân vì nước quên mình Hoàng Sa hải đảo tận tình dân binh Khẩn hoang khai hóa đất lành Biển khơi nào khác đất liền miền Nam. Báo ân mới biết gia ân Người tri ân mới biết phần sẻ chia Có tình mới biết yêu vì Nâng niu trân trọng người tri tri tình. Còn như giả nghĩa giả hình Giả ân giả ái vị mình vô nhân Chưa từng bố đức thi ân Mà sao lại muốn báo ơn lạ đời. Niềm tin “cưỡng chế” nực cười Không nhân ái lại đòi người yêu ta Dó là phi nghĩa gian ma Cũng là kẻ cắp bà già gặp nhau. Biết nhân nghĩa mới bền lâu Có tình mới biết lối vào trái tim Biết suy mới biết trắng đen Biết ơn mới biết đường nên con người. Cũng từ hạt bụi luân hồi Hóa sinh rồi lại vào nơi cát lầm Lầm than điên đảo một vòng Chữ ân thọ, báo chưa xong kiếp người. Trải bao dâu biển cuộc đời Thăng trầm vật đổi sao dời luôn luôn Thọ ơn thời biết đền ơn Nước đi nước lại về nguồn hóa công. Biết ơn trời đất viên dung Mới hay dâu bể trùng phùng biệt li Phế hưng hưng phế thịnh suy Bất khả tri bất tư nghì cũng ơn. Biết ơn để biết trường tồn Ta còn dân tộc ta ơn suốt đời Dặn lòng báo đáp khôn nguôi Cháu con tiếp mãi ân người báo ân. Nay dù gặp bước khó khăn Kết đoàn hòa hợp sức thần cứu nguy Bằng không lỗi đạo bất nghi Bất trung với nước nói chi anh hùng. Báo ân ta báo thật lòng Kinh này con đọc tự trong tim mình Ngày đêm cầu khấn con xin Nghĩa ân con báo con đền từ nay. Báo ân sao lại quên thầy Không thầy chắc hẳn đố mầy làm nên Thầy đời thầy đạo bề trên Tôn vinh giáo dục phải nên trọng thầy. Lòng người dù có đổi thay Thì còn có hạt kinh này chứng tri Con đường Quốc đạo ân thi Quê hương đất nước sáng vì ngày mai.
  2. "Đại trường Ca Tình yêu " nhà thơ Mai Trinh Lửa Trời thiêu đốt con người. Lửa yêu làm đẹp cuộc đời nên thơ, Lửa Trời đốt cháy rừng mơ, Lửa yêu cảm hóa không ngờ - người yêu Văn minh nhân loại - lửa reo Cái nôi tiến hóa - bắt đầu lửa thiêng Thức ăn cho đến tài nguyên Bắt đầu từ lửa nhiệm huyền tìm ra Lửa nào bão chuyển phong ba Hay lòng hoa nở đó là lửa yêu. Yêu là phải đủ mọi điều, Yêu là phải nhớ, phải chiều, phải mong, Yêu là phải giữ trong lòng Những gì kỷ niệm đợi mong ngày nào Yêu là nguồn sống của nhau, Cùng nhìn một hướng cùng cầu hợp duyên, Duyên cầm sắt, lẽ đương nhiên, Nếu không thì cũng là duyên cầm kỳ. Bạn đời chẳng đặng, mong chi? Bạn tâm giao chẳng mong gì nữa đâu. Yêu là giữ mãi nguyện cầu, Tâm đầu ý hiệp cùng nhau nguyện làm Nguyện xây Đất Nước đàng hoàng, Quê hương giàu đẹp huy hoàng hơn xưa Yêu làm đời đẹp nên thơ! Yêu là sao để túi thơ cho đời! Thơ tình, tình bạn, tình người, Tình yêu trong sáng muôn đời còn yêu! Yêu là phải hiểu nhau nhiều, Phải đoán được ý những điều quan tâm, Yêu là muốn được hiến dâng, Những gì mình quý chẳng cần thiệt hơn. Yêu thì chẳng muốn ghen hờn, Ghen sao vẫn giữ được hồn người yêu, Yêu là người phải biết điều, Điều hơn lẽ thiệt kiệt keo làm gì? Yêu thì chẳng nói năng chi. Đồng tình, đồng cảm những gì ước mơ Tuy hai mà một mong chờ Cùng nhau hiệp nhất từng giờ từng giây! Yêu thì như dại như ngây Như diều gặp gió như cây liền cành Yêu mong sớm được ngày lành, Những gì quí nhất để giành cho nhau, Yêu thì mong ước nguyện cầu, Mong sao ý hợp tâm đầu hợp duyên, Mong sao những chuyện tư riêng, Cùng nhau chia sẻ những niềm đắng cay, Yêu nhau như đắm như say, Bảo sao nghe vậy đâu hay thế nào! Sớm hôm chẳng hiểu làm sao? Cứ như ta bị hút vào nam châm, Nam châm hút mạnh khi gần, Còn yêu lại hút mạnh dần từ xa, Ái lực tăng sức cho ta, Như nguồn suối nóng như là thuốc tiên, Thuốc tiên hiệu quả thấy liền Yêu thì lại khiến ta ghiền ta say, Mê say lại thật là hay! Say mà vẫn tỉnh chẳng say chút nào, Tình yêu kì diệu làm sao! Không thể diễn tả thế nào ra đây! Yêu mà đạt đạo mới hay, Yêu mà mù quáng biết ngày nào khôn, Yêu thì tình lớn tình con, Tình yêu đôi lứa chẳng còn tình chi? Chẳng là tình nhỏ là gì! Có khi hạnh phúc, có khi nát lòng, Thói đời hờn giận mất khôn, Nhỏ nhen thì dễ tính đường thiệt hơn, Vợ chồng tương kính như tân, Đâu ai giữ đượcthanh xuân ngày nào, Cho nên tình lớn chí cao. Cùng nhìn một hướng làm sao đi cùng, Con đường xây dựng quê hương, Con đường nhân ái yêu thương đồng bào, Con đường cách mạng gian lao, Con đường vận động làm sao đại hòa, Con đường thù hận bỏ qua! Con đường đất nước tiến xa phú cường, Con đường biển lớn muôn phương, Con đường đa dạng ta thường phát huy, Con đường bác ái từ bi, Con đường “bầu bí” ta đi tới cùng, Con đường tử tế thật lòng, Con đường trung thực mà không gian tà, Con đường ta vẫn là ta, Con đường đi tới bài ca vuông tròn, Con đường đại nghĩa chí nhân, Con đường muôn sự của chung thật là, Con đường về tắm ao ta, Dù trong dù đục quê nhà vẫn hơn, Con đường vinh nhục dại khôn, Con đường sống chết thiệt hơn định phần. Con đường tiến dũng tín nhân, Con đường quốc đạo mười phân vẹn mười, Con đường Quốc tổ giống nòi, Đồng bào đồng bọc ta thời thương nhau, Con đường nhân ái nêu cao Đại hòa dân tộc làm sao tới gần. Con đường thượng võ tinh thần, Con đường cách mạng tâm thân phải làm, Con đường thiên lý gian nan, Tử qui sính ký vô vàn yên tâm, Con đường vạn giáo đồng nguyên, Hòa giải hòa hợp thành giềng mối chung, Con đường đạo lý tương ân, Nếu ta tuân thủ thung dung trọn đời, Con đường khoa học ai ơi, Những điều mới lạ làm tươi nhân loài, Mục đích ấy chớ đơn sai, Chỉ vì tham vọng của loài phi nhân, Chúng ta sống đẹp sống gần, Con đường truyền thống tinh thần Việt xưa, Thê giới phẳng ta hiện giờ, Quan niệm đó giúp chạy đua tinh thần, Con đường phát triển thêm gần, Văn minh nhân loại góp phần cho ta, Ta không lầm lẫn tinh hoa, Mong sao giúp nước non nhà phồn vinh, Phát huy vốn quí nước mình, Phải là chiến sĩ hòa bình mới hay, Con đường bằng phẳng chông gai, Bàn chân ta để dấu hoài ngày sau, Chúng ta đi với nguyện cầu, Tình yêu sức bật, trước sau một lòng, Tình yêu thì vẫn thủy chung Dân tộc trên hết mặn nồng như xưa, Bao nhiêu hòai bão ươc mơ Trở thành lí tưởng Đại hòa trong tim, Con đường sáng, giấc mơ tiên, Con đường vui trải mấy miền cỏ hoa, Con đường hiện thực giấc mơ, Con đường sống để làm thơ yêu đời, Đường Tự do nối chân trời, Đường tình yêu nối tim người với ta Cùng chung nhịp đập giao hòa Cùng chung đại nguyện sống là dấu son Đường tình yêu trải nước non, Điểm xanh cuộc sống tô hồng Quê hương, Quê hương muôn vạn con đường, Qui về một cội một nguồn Việt Nam, Con đường thoát khỏi nghèo nàn, Con đường phát triển Việt Nam phú cường, Con đường làm đẹp quê hương, Con đường vọng ngoại hết đường sống dai, Con đường quí trọng hiền tài, Con đường tiến tới tương lai vững bền, Con đường nhân chủ làm nền, Con đường dân chủ dựng nên cơ đồ, Con đường độc lập tự do, Con đường hạnh phúc ấm no phú cường Ấy là gìn giữ thiên lương Noi theo đạo sống tấm gương Đại Hòa Đường Quốc Đạo - Khải hoàn ca Con đường bản sắc đậm đà Việt Nam, Con đường bảo vệ giang san, Anh hùng hào kiệt hiên ngang giữ gìn, Con đường quyết tạo niềm tin, Con đường vương đạo văn minh tuyệt vời, Bá đạo quyết bỏ ai ơi, Nói thì làm thật chẳng lời nào sai, Làm trai cho đáng nên trai, Giữ lời - xứng bậc anh tài mày râu Tầm nhìn dân tộc làm đầu Mục tiêu phải đạt mau mau hùng cường Không ai làm nhục quê hương Khiến cho tụt hậu coi thường nước Nam Nguy cơ bắc thuộc phải bàn Phải tính phải toán kỹ càng người ơi. Con đường đã rõ mười mươi Dù cho nghịch cảnh ta thời cứ yêu, Tùy duyên tùy cảnh yêu nhiều, Tùy thời vẫn giữ những điều ước mong, Dù cho xa cách muôn trùng, Cũng đừng vì thế hết cùng yêu nhau, Nếu không thỏa nguyện ước cầu, Nhìn cùng một hướng yêu nhau thật lòng, Tình yêu dù lớn dù con, Dù sao ta vẫn hẵng còn yêu nhau, Tình yêu mới thật nhiệm mầu, Phải gìn giữ nó trước sau một lòng!
  3. Cậu Bé Sao Hỏa đưa Ra Cảnh Báo 2013 Cộng đồng mạng đang xôn xao vì những lời cảnh báo của đại họa toàn cầu năm 2013 của một cậu bé có biệt danh là người sao Hỏa. Trang tin Pravda của Nga đưa tin ngày 5/12, về việc cậu bé Boriska Kipriyanovich, 12 tuổi, và những lời tiên đoán của cậu về năm 2013. Cậu đã từng nói, năm 2011 trái đất sẽ có 3 lần thiên tai chỉ riêng trên đại lục và năm 2013 sẽ là một trận đại hồng thuỷ. Những tiên đoán này được cậu bé 12 tuổi đưa ra và ghi lại thành một đoạn video. Boriska đã nói rằng một thiên tai lớn đầu tiên sẽ dội xuống một đại lục của địa cầu vào năm 2009. Cậu cũng cảnh báo năm 2011 sẽ xảy ra 3 lần thiên tai lớn trên một đại lục. Thậm chí, theo như lời nói của cậu bé sao Hỏa, năm 2013 thiên tai khủng khiếp sẽ khiến trái đất đứng trước nguy cơ diệt vong. Boriska đưa ra những dự đoán về đại thiên tai trong năm 2013 Hiện tại đoạn video kéo dài 1 tiếng ghi lại những lời nói cảnh báo của Boriska đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Các cư dân mạng đều tỏ ra băn khoăn, không biết nên tin hay không tin những lời nói này. Sinh vào tháng 1 năm 1996, Boriska là một đứa trẻ rất khác biệt. Từ nhỏ cậu đã không hay khóc và hầu như không mắc bệnh. Khi mới 8 tháng, cậu đã bắt đầu nói và trước lúc 3 tuổi đã giải thích được những điều liên quan tới vũ trụ. Khi báo chí phỏng vấn một tiến sĩ về cậu bé Boriska, ông đã nói: “Tôi tin những nhà nghiên cứu khoa học có quyền uy trên thế giới sẽ không thể bỏ qua những điều cảnh báo về tương lai thế giới và vũ trụ mà Boriska đã nói”.
  4. Con người hoàn toàn có thể dự đoán tương lai 27/11/2010 07:22 (GMT +7) Theo các nhà khoa học, thuật siêu linh không chỉ là "trò chơi" của các ông thầy bói. Rất nhiều người trong số chúng ta cũng có khả năng siêu linh như vậy, tức là có thể "dự đoán tương lai." Để chứng minh cho kết luận của mình, các nhà khoa học đã tiến hành hai thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất, họ yêu cầu các đối tượng ghi chép từ mới. Sau đó tiếp tục yêu cầu các đối tượng thí nghiệm bằng mọi cách có thể để hồi tưởng lại càng nhiều từ mới càng tốt. Tiếp theo, họ lựa chọn ngẫu nhiên một nhóm từ trong số những từ các đối tượng được yêu cầu ghi nhớ và in nhóm từ này ra. Kết quả cho thấy, một số đối tượng dễ dàng ghi nhớ nhóm từ, trong khi một số khác lại rất khó ghi nhớ. Vanga được xem như nhà tiên tri lỗi lạc với những dự đoán chính xác của mình. Điều gây ngạc nhiên là những từ các đối tượng thí nghiệm ghi nhớ đều là những từ nằm trong số những từ đã được in ra, trong khi các đối tượng thí nghiệm không biết được trước số lượng từ được các nhà khoa học đã in. Điều này cho thấy sự kiện xảy ra trong tương lai (tức các từ được in ra) đã ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của các đối tượng thí nghiệm. Tại thí nghiệm thứ hai, các nhà khoa học cho học sinh xem một bức ảnh trên màn hình máy tính. Trong bức ảnh có hai rèm cửa, một trong số hai rèm cửa có cất giấu một bức ảnh khiêu dâm. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhiều đối tượng lựa chọn rèm cửa có chứa ảnh khiêu dâm. Đây không thể giải thích một cách đơn giản là do sự "ngẫu nhiên", bởi bức ảnh khiêu dâm xuất hiện ở rèm cửa nào hoàn toàn là do sự sắp xếp ngẫu nhiên của máy tính. Hơn nữa, sự lựa chọn này xuất hiện sau khi các đối tượng thí nghiệm đã thực hiện sự lựa chọn của mình. Trong số những người tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên, những học sinh này trên thực tế đã ảnh hưởng đến sự kiện phát sinh trong tương lai. Các kết quả thí nghiệm cho thấy chúng ta không thể giải thích một cách đơn giản các hiện tượng trên thuộc về "sự ngẫu nhiên thuần túy." Giới khoa học cần phải giải phóng tư tưởng và có thái độ mở đối với khả năng tồn tại của sức mạnh siêu nhiên. Theo TTXVN
  5. Kiểu này chắc phải tổ chức karaoke mừng Đại Lể Phần 1 :Bác Thiên sứ phải ra hát tặng các nhà "pha học " bài "Hà nội những đêm trở gió" . Phần 2 các bác ấy tặng lại bác bài "Im lặng đêm Hà Nội " Ps: Đang mặt vest hút thuốc, mân mê món gió mùa đông bắc đã về...........lúc này là 15h40
  6. Trước đây, làng Đại Hoàng (tên cổ là Vũ Đại) nghèo nhất tỉnh Hà Nam, dân sống chủ yếu bằng nghề nông bên cạnh dòng Châu Giang. Có lẽ vì vậy mà cá kho trở thành món ăn chính quanh năm. Nói đến Hà Nam, mọi người đều nhớ tới mối tình Chí Phèo - Thị Nở trong tác phẩm để đời của cố nhà văn Nam Cao. Nhưng mảnh đất ven sông này còn nổi tiếng bởi những món ngon thấm đẫm hồn quê như hồng Nhân Hậu, chuối ngự Đại Hoàng..., đặc biệt là món cá kho. Trước đây làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) nghèo nhất tỉnh, dân sống chủ yếu bằng nghề nông, bên cạnh dòng Châu Giang. Có lẽ vì vậy mà cá kho trở thành món ăn chính quanh năm và không thể thiếu trong mâm cơm tất niên. Ngày nay, nồi cá kho không còn là món chính trong bữa cơm mà trở thành đặc sản của vùng. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng không thể quên được vị đậm, bùi của cá, mùi thơm cùng chút cay nồng của gia vị, tạo nên một hương vị rất riêng. Món cá kho ở đây vì vậy còn trở thành thứ quà tặng độc đáo. Năm nào cũng vậy, từ tháng 10 âm lịch, người dân Đại Hoàng tìm và đặt mua cá, đến đầu tháng chạp thu cá về thả vào bể dự trữ để kho dần. Trong cả năm, người ta phải chuẩn bị củi đốt, niêu kho và hàng chục loại nguyên liệu khác để tập trung cho “mùa” cá kho, kéo dài khoảng một tháng trước Tết. Ở xã hiện có 4-5 lò nấu cá chuyên nghiệp. Khi vào mùa, trung bình một lò kho 600-700 nồi với lượng cá lên đến trên hai tấn. Niêu kho cá phải là niêu đất. Ngon nhất là dùng cá trắm đen, loại nặng tối thiểu 3 kg. Cá khi kho vẫn giữ nguyên vảy, bỏ đầu, đuôi, để thật ráo nước rồi mới cho vào niêu ướp gia vị. Cá kho làng "Vũ Đại" giờ còn theo máy bay vượt ra ngoài lãnh thổ. Ngoài các loại gia vị như riềng, gừng, nước cốt chanh, kẹo đắng, người ta còn cho thêm thịt ba chỉ, nước mắm cua và tuyệt đối kiêng nước lã. Đặc biệt, cá chỉ được kho một lửa, liên tục 10-12 giờ, duy trì đều đến khi trong nồi còn khoảng một thìa nước thì bắc khỏi bếp. Vì gắn bó với niêu cá nhiều năm nên người dân ở đây chỉ cần ngửi hương vị cũng có thể biết cá mặn hay nhạt, nghe tiếng sôi cũng biết lượng nước trong niêu còn nhiều hay ít. Không hề sử dụng chất bảo quản nhưng cá kho làng Đại Hoàng có thể giữ 5-10 ngày. Đó có thể là nhờ kỹ thuật kho và các gia vị đều là chất liệu tươi, tự nhiên. Giờ đây, niêu cá kho của làng đã theo bước chân người dân tỏa đi khắp mọi miền đất nước, thậm chí còn theo máy bay vượt ra ngoài lãnh thổ. Hồng Hương
  7. WC Phong Thủy Nhà ở nhất thiết phải có chỗ tiêu thoát nước thải và nhà vệ sinh , đó là nơi tiêu thoát và tích chứa nước bẩn , trong toàn thể bố cục nhà thì vị trí đặt nhà vệ sinh và chỗ tiêu thoát nước bẩn có quan hệ rất lớn đến sức khỏe , tài vận của toàn bộ nhà , đường nước thải cần nhất là đi ở khu vực ngoại vi của nhà ở , bể phốt cũng nên tránh khỏi ngoại vi nhà từ 3m trở nên thì sẽ giảm được cái xấu . Bố trí nhà vệ sinh và đường thoát nước quan hệ rất mật thiết tới sinh hoạt hàng ngày của chúng ta , trong Tướng Trạch ( Học thuật về Phong Thủy Hình Thế ) cho rằng nó có liên quan đến sức khỏe và tài vận , nhà vệ sinh là nơi tàng chứa uế khí , là nơi mọi người bài tiết các chất thải , do đó dễ ảnh hưởng tới khả năng tư duy của chúng ta nếu ở gần quá . Nhà Cầu , Phòng Tắm , Đường thoát nước đều thoát nước bẩn bằng các đường ống , nên những người nghiên cứu thiết kế các hạng mục này rất cần chú ý đến đường đi của các đường ống này . Cps một số người muốn tiết kiệm nguyên liệu nên đã tìm cách rút ngắn các đường thoát nước bẩn này bằng cách cho đi thẳng qua trung tâm nhà ra ngoài . Đây là một điều tối kỵ trong học thuật Phong Thủy cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hiện nay . Tuyệt đối tránh phạm phải . Nó dễ đưa lại các bệnh tật cho người trong nhà , tài vận suy sụp , thậm chí đưa đến đột tử khi ngủ do sự thẩm thấu các khí độc hại qua nền nhà tác động vào con người trong một số điều kiện đặc biệt ( Như thời tiết oi bức , người đang lúc ốm yếu ) . Hơn nữa cửa lớn là nơi cúng ta đưa khí tốt vào nhà , nếu để nước thải đổ ra đây thì vô tình cúng ta lại đưa hơi khí độc của nó ngược trở vào nhà làm ô nhiễm không khí trong toàn bộ nhà . Điều này đôi khi chúng ta không để ý ( Vì chưa chắc đã có dấu hiệu gì rõ ràng ) . Không phải đến nay người ta mới quan tâm đến khu vực vệ sinh trong kiến trúc nhà ở . Từ rất lâu rồi đã có vô số đề cập của khoa học Phong Thủy ( Tức là môn Kiến Trúc của người xưa ) đề cập đến vấn đề này . Xin dẫn chứng vài ví dụ sau : “Phong Thủy Tạp Luận” nói kỵ đặt nhà xí tại Đông Bắc ( Cung Cấn – Quỷ Môn ) Tây Nam ( Cung Khôn – Âm Môn ) đây là 2 cũng có âm khí rất nhiều nên nếu đặt nhà vệ sinh nơi này dễ dẫn đến trong nhà tích tụ quá nhiều âm khí dễ này sinh bệnh tật . “Hà Lạc Tinh Uẩn .” viết : Kỵ đặt nhà vệ sinh tại trung ương ( Nhà hoặc phòng ) vì trung cung là chủ quản khí trường 8 cung còn lại nên nếu nó ô nhiễm thì thật tồi tệ . “Bát Trạch Minh Kính” cho rằng : Nhà vệ sinh kỵ đặt ở phía Nam là cung Ly hành hỏa , biểu chưng cho Danh Tiếng , Phát triển . “ Trạch Kinh .” đồng một quan điểm với “Hà Lạc Tinh Uẩn .” cho rằng không nên đặt nhà vệ sinh nơi trung cung nhà . “Hám Long Kinh” chủ trương không quay cửa phòng vệ sinh về phía Tây cung Đoài ( Thiếu Nữ - Cúng là Bạch Hổ ) và Phía Bắc hành thủy . Dễ phạm Kim Thủy Dâm Tình , hoặc bệnh về thận . Trong thực tế nếu bể phốt chúng ta đặt cách ngoại vi nhà ở được 3m trở lên thì sự nguy hại của khu vệ sinh đã giảm đi rất nhiều rồi . Tuy nhiên do ngày nay đất chật người đông nên thường chỉ đặt cách nhà khoảng ½ m , hơn nữa có một thói quen rất dở là chúng ta hay đặt nhà vệ sinh nằm trong khu vực bếp nấu ăn . Đây là một sự nguy hại vì một cái rất cần sự vệ sinh an toàn , còn một cái lại rất ô nhiễm . Hai cái này không nên gần nhau . Theo quan điểm của Phong Thủy học nó sẽ gây hại cho phụ nữ trong gia đình và phát sinh các bệnh về tiêu hóa . Ngoài các vấn đề đặt khu vệ sinh ở đâu trong bố trí kiến trúc nhà ở thì vấn đề bên trong nội thất nhà vệ sinh cũng rất quan trọng . Vấn đề này các sách cổ về Phong Thủy không đề cập chi tiết nhưng trải qua quá trình khảo sát cụ thể , người kiến trúc về Phong Thủy có thể dễ dàng rút ra một số kiến thức khá thú vị . Hiện nay trong kiến trúc nhà ở , người ta có thói quen là nhét các khu vệ sinh vào những chỗ đầu thừa đuôi thẹo , như gầm cầu thang , góc trong bếp , đầu cửa phòng ngủ giáp với cầu thang . Khu vệ sinh thường là cái được chú ý sau cũng trong quá trình thiết kế . Đây là cái sai lầm ! Khu nhà vệ sinh cần được coi trọng như các khu vực khác , nó cũng phải được dành ra một không gian thoáng đãng nhất định , tránh các trường hợp quá nhỏ mà bố trí quá nhiều thứ : Nào bồn cầu , chậu rửa mặt , bồn tiều , máy giặt , thậm chí cả một cái bồn tắm trình ình được nhét trong một diện tích chưa đầy 4 m2 . Nếu các diện tích không cho phép mở rộng chúng ta cần chia nhỏ các chức năng này một cách hợp lý . Như tách phòng tắm ra khỏi chỗ đi vệ sinh , để nó trở thành hai hạng mục riêng biệt có diện tích hợp lý . Bởi nếu quá nhiều đồ trong diện tích nhỏ dễ tạo thành các góc khuất cản trở sự lưu thông của dòng khí dẫn đến tích tụ khí uế tạp , trần cũng nên thiết kế cân đối không quá cao tạo cảm giác bất an , cũng không quá thấp tạo sự đè nén của khí trường . Đối với sự sắp đặt bên trong nên lưu ý : Bồn tắm nên bố trí khi sử dụng mặt phải quay ra nhìn được cửa , bồn cầu thì tránh nhìn trực diện với cửa , trong nhà vệ sinh nên có các thiết bị khử mùi tiêu độc . Lắp quạt thông gió rất tốt , nhưng người ta thướng chỉ lắp một cái hút ra ngoài , thật ra nên lắp hai cái tại hai hướng khác nhau , một hút , một đẩy ra ( Đẩy ra ngoài nhà ) . Cánh cửa sử dụng cho phòng vệ sinh nên dùng loại cửa xếp mở sang một bên , vì khi dúng cánh cửa tấm lớn mỗi khi chúng ta đóng mở , vô tình chúng ta đã đẩy uế khí của phòng vệ sinh vào trong nhà , điều này đặc biệt xấu khi nhà vệ sinh nằm trong khu vực nấu ăn . Trong phòng vệ sinh ngoài việc trang trí cho đem lại cảm giác đẹp , sạch sẽ , nếu diện tích cho phép chúng ta co thể đặt thêm một số loại cây có sức sống tốt , nó đem lại sinh khí cho không gian và giúp giảm bớt khí độc . Hệ thống tiêu thoát nước nên chú ý thật tốt để giảm tối đa sự tích tụ hơi ẩm trong nhà vệ sinh , xóa bỏ điều kiện phát triển mạnh của vi khuẩn . Phong Thủy Nhà Xí 15 Điều Nên Tránh Nhà xí mà đối diện với phòng ngủ hoặc đối diện cửa phòng ngủ đối với sức khỏe rất bất lợi , trong nhà phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa hoặc lông tóc . Nhà xí đối diện cửa trước dễ phá tài , nếu đối diện với bồn cầu , tất tình trạng mất tiền càng nặng . Giường nằm ngang cửa nhà xí , hôn nhân dễ sinh chuyện xấu , vợ chồng hay tranh cãi , lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai vợ chồng , nếu xung thẳng vào sẽ dẫn đến bệnh về long tóc hoặc đau đớn . Đầu giường đầu trực tiếp xung vào nhà xí chủ ly tán trong tình cảm thường không muốn về nhà . Đầu giường dựa vào tường nhà vệ sinh , người trong nhà dễ gặp các chuyện thị phi , rất nhiều tiểu nhân bên mình . Nhà xí đối diện với cửa phòng bếp ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ trong nhà , nếu gần trong phòng dễ gây bệnh về bệnh đường ruột . Nhà xí đối phòng ăn , trong nhà thường không đủ người ăn . Nhà xí nên giữ cho luôn khô thoáng , nếu không dễ phát sinh âm khí . Nhà xí luôn đóng cửa sổ hoặc không có cửa sổ , uế khí tích tụ không tán , dẫn đến tụ âm khí , đưa dén gia đình bất hòa , ảnh hưởng nhà ở , nên đặt thực vật trong nhà để hóa giải . Tối kỵ nhà xí ở trung cung , dễ phá tài , trong nhà bệnh tật liên miên . Nhà xí quá gần cửa lớn dễ phá tài , trong nhà hay tranh cãi , muốn đỡ xấu nên thường đóng cửa . Trong nhà xí nên dùng các màu tươi sáng , không nên dùng các màu đen tối , bởi nhà xí vốn là nơi thiếu dương khí ,nếu dùng các màu tối thì giống như đổ dầu vào lửa , mời gọi âm linh . Cửa nhà vệ sinh không nên mở thường xuyên , sẽ làm tổn hại sức khỏe , tốt nhất nên đóng thường xuyên . Tốt nhất nên dúng cửa rút . Nếu phải đi qua phòng bếp rồi mới vào nhà vệ sinh dễ gây ra các bệnh đường ruột . Nhà xí tương xung với ban thờ , hoặc thờ Thần Phật hoặc Tổ Tiên , gia trạch bất yên , dễ bị tiểu nhân ám hại Ngày nay do đời sống ở đô thị rất cao nên người ta coi trọng việc xây dựn công trình phụ , tuy nhiên do chú trọng đến tính tiện lợi mà người ta thường đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ , gần vị trí giường ngủ , hoặc trong bếp nên dễ phạm vào các điều cấm kỵ mà không biết . Ngày xưa do nhà vệ sinh rất nặng uế khí nên các Cụ thường kiêng đặt nó ở nơi đầu gió . Bồn cầu không nhất định phải có phương hướng mà cần linh hoạt đặt cho hợp . Nhà xí chính xung với bếp , trong nhà phụ nữ bất an , nên cải tổ ngay . Nhà xí xung với bàn học bàn công tác dẫn đến ngồi đó bất an . Nhà xí xung với két đựng tiền , hao tài tốn của . Tốt nhất thì nên bố trí nó ở bên Bạch Hổ . Nếu bắt buộc phải bố trí nhà xí ở sau ban thờ thì nên tránh đặt bồn cầu trực tiếp ở phía sau . Bếp cũng vậy Thế Anh.
  8. "Bố ơi, mỗi một giờ bố làm ra bao nhiêu tiền?" Một người đàn ông đi làm về muộn, rất mệt mỏi và căng thẳng. Cậu bé con mới lên 7 đang đứng đợi người cha yêu dấu trở về nhà ở cửa ra vào. Khi nhìn thấy cha, cậu bé lại gần, ôm lấy và rụi đầu vào người cha. Bất ngờ cậu bé hỏi: "Bố ơi, mỗi một giờ bố làm ra bao nhiêu tiền?" Người cha vừa thoát khỏi một đống công việc bừa bộn rất bực mình về câu hỏi của cậu bé. Ông thoáng nghĩ đó không phải là việc của trẻ con. Tuy nhiên cậu bé cứ khăng khăng muốn biết mỗi giờ người cha của mình kiếm được bao nhiêu. Cuối cùng, người đàn ông cũng nói cho cậu bé biết rằng mỗi giờ ông chỉ kiếm được 20 đô. Cậu bé con suy nghĩ một lúc rồi ngập ngừng: "Bố ơi, bố có thể cho con vay 10 đô được không ạ? Người cha lúc này trở nên tức giận không kiềm chế nổi mình. Ông nghĩ rằng con mình lại muốn vòi vĩnh những thứ đồ chơi xa xỉ hay một thứ gì khác mà ông phải đánh đổi hàng giờ làm việc mệt nhọc mới có được. Ông mắng: "Con thật là ích kỷ đấy, con biết bố đã phải làm việc như thế nào không? Đi về phòng ngay đi!" Cậu bé mắt ươn ướt khi thấy thái độ giận dữ của cha, cậu lầm lũi đi lên phòng. 1 tiếng sau, người cha cảm thấy đã nguôi giận phần nào và bắt đầu suy nghĩ về những lời nói của đứa con. Ông nghĩ chắc hẳn phải có việc gì quan trọng lắm thì cậu mới xin ông 10 đô như vậy vì chưa bao giờ cậu bé hỏi xin tiền. Người cha lặng lẽ đi lên phòng đứa con và gõ cửa. "Con còn thức không con trai?" Cậu bé thổn thức: "Chưa bố à." Người cha chậm rãi: "Bố nghĩ rồi, có lẽ bố đã hơi nóng. Bố đi làm cả ngày nên mệt quá. Bố cài 10 đô của con vào cánh cửa rồi nhé!" Cậu bé lao ra cửa, nhìn bố, mỉm cười. Cậu chạy vào phòng, lật gối lên và mang ra cho người bố 1 xấp tiền lẻ và hào hứng: "Bố ơi, bây giờ thì con có đủ tiền rồi." Người cha nghiêm khắc nhìn con, ông gằn giọng: "Tại sao con vẫn muốn bố cho tiền trong khi đã có?" Đứa con ngây thơ: "Vì con chưa đủ tiền mà." Nó nhanh nhảu: "Bố ơi, giờ con đã có đủ 20 đô rồi. Bố ơi, con có thể mua được 1 tiếng làm việc của bố. Mai bố nhớ về nhà sớm hơn 1 tiếng ăn cơm với con nhé." Người cha sững lại, cố kìm dòng nước mắt. Ông ôm cậu bé vào lòng và nói: "Bố thực sự xin lỗi con trai yêu quý!"
  9. "Thánh Gióng họ Đổng, xuất thân rõ ràng, có cha, mẹ. Dòng họ Đổng nổi tiếng có công giúp nước cứu dân", Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược và Tiến sĩ Lương Văn Kế đã công bố những phát hiện mới về nguồn gốc Thánh Gióng. Những công bố này được căn cứ vào một bản thần phả của đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội). Theo thần phả, Thánh Gióng có họ Đổng, xuất thân rõ ràng, có cha, có mẹ. Đặc biệt, dòng họ Đổng nổi tiếng với những chiến công trị thủy, giúp nước cứu dân. Xuất thân rõ ràng Trong khi khảo cứu di tích đền Bộ Đầu thờ Phù Đổng Thiên Vương (tên thường gọi là đền Quan Thánh nằm trên cánh đồng giữa hai thôn Bộ Đầu và Thượng Giáp) ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, các nhà khoa học có những phát hiện mới rất có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa. Đặc biệt, trong hậu cung của ngôi đền và cũng là chùa khang trang có pho tượng uy nghi lẫm liệt đức Đổng Sóc Thiên Vương cao tới 6 m. Đây có lẽ là pho tượng cổ lớn nhất trong di sản văn hóa dân tộc còn lại cho đến ngày nay. Ngài đầu đội mũ bách tinh chói lọi, mặt đỏ hồng màu cánh sen, đôi mắt sáng quắc nhìn về phương Bắc, hai chân giẫm lên lưng hai con giao long. Tay phải cầm long đao, lòng tay trái nâng thờ mộ tháp của mẫu thân. Hai bên tả hữu là Bát bộ đại kim cương chia làm hai hàng đứng hầu phía sau. Mỗi pho cao hơn 3 m. Bản thần phả gốc của ngôi đền này được tìm thấy trong Viện nghiên cứu Hán Nôm, ngoài bìa có đóng dấu bầu dục của Viễn Đông Bác cổ thời Pháp thuộc. Thần phả do Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn bằng Hán văn vào năm thứ nhất niên hiệu Hồng phúc, triều Lê Anh Tông (1572). Nội dung bản thần phả thờ đức Đổng Sóc Thiên Vương này có nhiều điểm khác lạ so với truyền thuyết Thánh Gióng quen thuộc. Mẹ Thánh Gióng có tên họ và xuất xứ rõ ràng. Người không phải là một bà già luống tuổi xấu xí như huyền thoại dân gian lưu kể, mà là người con gái có nhan sắc của thánh thần. “Khi cô tròn 16 tuổi, gương mặt hồng tươi, mắt tựa ánh trăng rằm hồ thu, nhan sắc tuyệt vời, nghiễm nhiên thành một trang giai nhân tuyệt thế. Lại có điều lạ thường, trên đầu nàng luôn hiện một vầng hào quang ngũ sắc lãng đãng như cánh chim loan. Dù nàng đi đâu, đi chơi hay đi lấy củi hay làm đồng thì vầng hào quang đó vẫn bay ở trên đầu, tứ bề muôn đóa huy hoàng quấn quýt, một vùng gió biếc hương đưa ngan ngát”. Tiến sĩ Khoa học Lương Văn Kế. Người phụ nữ này sau thành vợ yêu của Đại quan lang họ Đổng tên Gia vùng Đại Mạn Châu danh giá. Tuy nhiên, hồng nhan bạc mệnh, chỉ một năm sau chồng bà qua đời, bà vào tu tại chùa Hoàng Nham, do được 'thiên thụ' mà có thai. Sau ba năm bốn tháng sinh ra một bọc hình như đóa sen hồng còn phong nhụy, lúc nào cũng thoang thoảng hương đưa và có những dải mây cầu vồng quấn quýt, 7 tháng sau bông sen còn chưa nở. Chỉ khi vua Hùng đưa về cung ngày đêm chăm sóc, dần dần đóa sen mới nở hình hài nhi. Hài nhi đó chính là vị anh hùng lẫm liệt mang tên Thánh Gióng mà dân gian vẫn nhắc tới với sự thụ thai kỳ lạ mang tên 'vết chân to'. Dòng họ Đổng từ đó ngày càng danh giá. Tiến sĩ Lương Văn Kế, người gắn cả tuổi thơ với ngôi đền Phù Đổng Thiên Vương hé lộ rằng, người cháu 13 đời của ông Đổng Sóc đã tiếp tục sự nghiệp lẫy lừng của tổ tiên mình. Thần phả mà các ông tìm thấy còn cho biết, sự nghiệp thực sự của những ông Gióng này không chỉ là đánh giặc. Điều thú vị hơn, cả hai ông điều rất hiếu thuận với mẹ. Điều sẽ được làm sáng rõ khi hội thảo về ông Gióng thứ hai được công bố. “Sự tồn tại của dòng họ Đổng đã quá rõ ràng, vấn đề là làm thế nào để chắp nối được liên tục phả hệ của dòng họ này mà thôi”, tiến sĩ Lương Văn Kế nói. Dòng họ trị thủy Sự khác biệt trong câu chuyện về Thánh Gióng trong thần phả và truyền thuyết không chỉ thể hiện ở dòng họ và sự thụ thai, mà còn khác biệt ở chiến công của ngài Phù Đổng Thiên Vương. “Đó là một tâm thức khác của người dân về vị anh hùng dân tộc”, Tiến sĩ Lương Văn Kế nói. Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược. Thánh Gióng của thần phả này là một anh hùng trị thủy, “Đây là một điều nghe hết sức hợp lý và đối với những kẻ hậu sinh là vô cùng lý thú”, Tiến sĩ Cung Khắc Lược nói: “Một trong những hiểm họa luôn rình rập đất nước ta đó là lụt lội. Cho đến giờ, một năm chúng ta phải đối mặt với không biết bao nhiêu trận bão lũ, nhất là trong thời kỳ biến đổi khí hậu này”. Theo thần phả, thủa ấy, ở động Xích Thủy do Hùng Vương trị vì có thần tướng Đằng Xà nổi lên cướp bóc suốt từ rẻo Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Thái Nguyên. Quân giặc được mô tả mặt thú hình yêu, đầu rắn mặt cá... như là hiện thân của những cơn lũ và những loài thủy quái làm hại dân lành. Bộ thần phả như một thiên anh hùng ca hiếm hoi của Việt Nam diễn lại trận đánh và cuộc đời vị Thiên vương lẫm liệt: “Thiên thần lập tức xông thẳng tới nơi giặc ở Động Xích Quỉ bên núi Ngũ Lĩnh. Tướng giặc Đằng Xà bấy giờ đang giữa trăm quân hầu cận, trông thấy ngài bèn hồn bay phách lạc. Bọn tả hữu vội tẩu tán. Thần tướng bắt sống được tướng giặc Đằng Xà bên chân núi Ngũ Lĩnh, chém nó thành ba đoạn. Tàn quân giặc Xích Quỉ bị đánh tan tác như tro bụi. Thần tướng trở gót một mạch về triều, tới trước mặt vua nói: Ơn bú mớm thật là sâu nặng, Xin nhà vua hãy thay ta chăm sóc mẹ. Dứt lời thiên thần cầm đao long vút thẳng lên trời”. Lòng hiếu với mẹ của ông Gióng không ngừng ở đó. Khi ông đã về trời, nhận được tin mẹ mình đang bị thuồng luồng ăn thịt, ông bèn giáng thế cứu mẹ mình. Đoạn hùng ca Thánh Gióng cứu mẹ làm thỏa lòng người Việt về tâm thức cao đẹp của dân tộc: “Đầu ngài đội mũ bách tinh chói lọi, thân khoác long bào kim giáp, mặt đỏ như mặt trời, mắt sáng như dao. Một chân ngài đặt giữa đồng, còn chân kia giẫm chết đôi giao long bên bờ sông. Ngài nâng mẹ lên lòng bàn tay trái. Bỗng nhiên thi thể mẹ hóa thành ngôi tháp lớn ngay trong lòng bàn tay ngài”. Hình ảnh hai con giao long quấy phá đó theo Tiến sĩ Lương Văn Kế cũng tượng trưng cho hiện tượng lũ lụt và thủy quái quấy phá dân lành. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu thì hiện trong dân gian và các thần phả vừa mới tìm thấy còn có một “phiên bản” Thánh Gióng thứ ba. Theo Gia đình và Xã hội
  10. Triết lý của người học võ Ông vẫn nhớ như in câu chuyện võ học mà ông từng may mắn được đàm đạo cùng với Bác. Sau lần biểu diễn võ cho người xem ở sân vận động Hàng Đẫy, có lần Bác đã mời ông vào nơi mình ở. Tại đây, thấy Bác đang mải miết tập quyền cước, ông buột miệng hỏi: "Dạ thưa, Bác cũng tập võ Tàu?". Nghe câu hỏi của ông, ngừng tập Bác quay sang từ tốn: "Sao chú lại hỏi thế?". "Dạ, cháu thấy bài quyền Bác đang tập có xuất xứ từ Trung Quốc". "Đúng, chú nói đúng rồi! Đây chính là bài quyền bác học được của người Trung Quốc, nhưng không thể gọi là võ Tàu được!". "Thế gọi là võ Trung Quốc, thưa Bác!". "Chú nói thế cũng không phải, mà phải gọi là võ Việt Nam!". Câu khẳng định của Bác làm ông ngạc nhiên, không hiểu. Thấy vẻ bối rối của ông, Bác khẽ mỉm cười, kéo ông ngồi xuống, Người nói: "Nhà chú có ao thả cá, nhà hàng xóm của chú cũng có ao thả cá. Một hôm, trời mưa, nước lớn, cá nhà chú tràn sang ao nhà hàng xóm thì chú có sang đó mà nhận hay đòi lại cá nhà mình được không? Võ cũng vậy, từ Trung Quốc chảy xuống nước ta thì phải gọi là võ ta chứ!". Triết lý đơn giản nhưng vô cùng chí lý của Người khiến ông suy nghĩ. Thấy thế, Bác liền vỗ vai, thân mật: Chú là người giỏi võ, chú phải cố gắng làm sao để cả dân tộc ta học được võ, có thế thì mới có sức khoẻ để bảo vệ và kiến thiết đất nước! Phong trào học võ, rèn luyện sức khoẻ phải nở như hoa!. Ông bảo, chỉ một lần gặp ấy thôi, ông đã phục sát đất sự uyên bác của Bác Hồ, người mà ông cả đời kính trọng, quý yêu.
  11. Không nhân, nghĩa là chỉ thấy chút hành và loáng thoáng vài chấm mộc nhĩ chưng mỡ hiện lên mờ mờ dưới làn bánh trắng mỏng. Tịnh không có mảy may hơi thịt nào. Một đĩa xinh xinh gồm 6 cái bánh bé được kéo nhỏ tanh tách cắt làm đôi, một túm rau mùi thơm ngát đặt bên trên và một thìa hành khô phi vàng được cẩu thả rắc vào, kèm một bát nước chấm điểm ớt đỏ tươi reo vui trong mắt. bánh cuốn không nhân Hà Nội những năm 90. Thức quà này đối với tôi những năm 90 vẫn là xa xỉ. Và mỗi lần có được nó là một lần vui sướng, hân hoan. Năm thứ nhất ĐH, lần nào được nhận học bổng là cả lũ con gái lại rủ nhau tự thưởng cho mình món này. Nhưng đó là thứ bánh cuốn không nhân cao cấp rồi. Vào những năm 80, bánh cuốn không nhân của tôi cũng khác. Là thứ bánh cuốn của Hà Nội thời bao cấp. Thứ bánh không mua bằng tiền mà đổi gạo. Bình dân hơn. Không ngon bằng. Nhưng bây giờ ở xứ người tưởng lại, thì thương và nhớ nhiều hơn. Nhiều nhất… Sáng Chủ Nhật, sau buổi tổng vệ sinh khu phố, cả nhà thảnh thơi đến lạ. Bố loay hoay sửa lại nan chuồng gà bị mèo cậy xộc xệch cả. Thuở ấy ở khu tập thể, ai chẳng nuôi gà, nuôi lợn dưới tầng một. Mẹ phơi quần áo một bên sân. Hai chị em tôi tha thẩn bắt bọ ngựa trong vườn. Thì bỗng: "Ai… đổi bánh cuốn đê..ê.. ..ê…!". Tiếng rao to, rõ ràng, kéo dài lê thê suốt cả dọc dãy nhà, tưởng chừng nhà nào cũng phải bật dậy vì nó. Giọng rao người tỉnh khác, luyến láy đến là vui tai. Hai chị em dỏng tai nghe rồi chẳng ai bảo ai, hấp tấp chạy ra cửa: "Bánh cuốn ơi…!". Bánh cuốn Hà Nội bây giờ. Hai đứa vừa gọi, mẹ đã ra theo, tay giữ cái rá đựng ít gạo để sẵn từ sớm đợi hàng bánh. Thứ gạo vàng vàng, đo đỏ, nhiều sạn… đem đi đổi thứ bánh trắng muốt, cho dù lá bánh dày khồm khộp chứ không mỏng manh như bánh cuốn Thanh Trì, thì cũng vẫn cứ là lãi! Cô hàng bánh sau khi mặc cả lấy lệ “Một cưn (kg) ăn cưn bảy”, thì thoăn thoắt hạ gánh hàng xuống, giở một bên mủng, lật lớp lá sen bên trên, bốc một tệp bánh mềm mại, bản to bằng cả bàn tay người lớn, để lên lá chuối, đặt vào cân tay. Ngay lập tức, cái mùi đặc trưng của bánh cuốn không nhân dậy lên, hơi chua chua như mùi men bột, nhưng là vị chua dễ chịu, hứa hẹn nhiều điều vui thú. Cô hàng trút vào rá cho mẹ rồi lại quày quả gánh hàng đi, giọng rao vẫn vang vang rộn ràng, thoắt cái đã sang đến K5, K6, rồi đi xa hơn nữa… Hai chị em tôi đứng ngóng theo, thoáng nghe những tiếng “ơi” của nhà nào đó gọi bánh, lòng tự nhiên thấy vui vui. Vào đến nhà, đã thấy mẹ thái hành khô. Tôi nhanh nhảu phụ mẹ đặt chảo lên bếp, cho một thìa mỡ trắng vào, ngắm nhìn mỡ tan ra, tỏa mùi thơm ngầy ngậy. Một vốc hành khô làm gian bếp sực lên mùi ăn uống, mùi thức ngon, mùi vui sướng và hạnh phúc. Bởi trưa chủ nhật nào gia đình tôi cũng quây quần quanh mâm bánh cuốn như thế. Đối với tôi khi ấy, chẳng còn gì hạnh phúc hơn! Xếp từng lớp bánh cuốn lên đĩa to, rưới hành phi lên trên mỗi lớp bánh, trịnh trọng đặt lên mâm nhôm. Bát nước chấm cũng đã sẵn sàng, hăng nồng mùi ớt và hạt tiêu. Một ít rau mùi rau thơm làm xanh một góc mâm, cũng đang khe khẽ tỏa hương, góp thêm vào mâm bánh cuốn một thứ vị không thể thiếu. Không có chả quế vỏ đỏ tươi, nhân vàng vàng điểm mỡ hạt lựu cắt từng miếng hình quả trám đâu! Món đó sau này mới có, khi ăn bánh cuốn không nhân “cao cấp” của những năm 90. Lúc này, chỉ là một mâm bánh cuốn tráng dày, thô, trắng mỡ màng, lẫn lộn đủ thứ mùi vị: chua chua, cay cay, hăng hăng, thơm thơm… Thế thôi cũng đủ làm hai đứa bé háo hức, hai người lớn tủm tỉm cười. Thế thôi cũng khiến một buổi trưa Chủ Nhật thêm đủ đầy niềm vui, đủ cho tôi nhớ suốt cả một đời.
  12. 2009 * Ngày 25 tháng 1: lớn của trận động đất 8,2 độ lớn tại Kobe, một nửa triệu thương vong. * Tháng hai: 8,9 cường độ trận động đất lớn ở San Francisco, Hoa Kỳ * Ngày 24 tháng 8: cường độ 8,9 (8,2?) Của trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ về phía tây nam; Istanbul bị tàn phá * 25 tháng 8: Động đất 8,2 độ lớn ở Lệ Giang, Trung Quốc * Ngày 03 tháng 9: hurricane lớn nhất của Mỹ kể từ bão Katrina để tấn công New Orleans * Tháng mười một: chính trận động đất ở Nhật Bản, hàng ngàn người chết * 16 tháng 12: 7,8 độ lớn (7,3) trận động đất ở Sumatra? 2010 * Ngày 20 tháng 1: Động đất 7,1 độ lớn ở Colombia * 14 tháng 5: một trận động đất 7,7 độ lớn ở Tokyo * Ngày 15 tháng 6: Mỹ sụp đổ thị trường chứng khoán; thế giới trong cuộc khủng hoảng kinh tế * Ngày 15 tháng 9: 8,4 cường độ trận động đất lớn ở Tokyo (Great Kanto Earthquake) * 02 Tháng Mười Một: một trận động đất 7,9 độ lớn tại Algeria. * Nhiệt độ trung bình đạt đến 59 độ ở Châu Phi, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. * Tác động của mực nước biển tăng lên bắt đầu được cảm nhận ở các khu vực ven biển trên toàn thế giới * Một số người bắt đầu thay đổi mindsets của họ; tâm linh trở nên quan trọng hơn 2011 * Ngày 17 tháng 2: một trận động đất 7,8 độ lớn tại Afghanistan * Tăng tốc độ nóng lên toàn cầu; bush / cháy rừng hung hăng * Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại Trung Đông do một ổ dịch của chiến tranh * Nhật Bản của nền kinh tế là không * Ngày 08 tháng 10: có hiệu quả điều trị bệnh ung thư được phát hiện; một vi-rút mới "Els" xuất hiện * Bùng phát của dịch cúm gia cầm giết chết lên tới 73 triệu người vào năm 2013 2012 * 31 tháng 7: núi lửa phun trào trong Krakatau ở Indonesia bắt đầu; mong đợi một vụ nổ lớn vào năm 2015 * Cường độ 8,9 trận động đất ở Osaka; kết quả với số lượng lớn của các thương vong * Hoang mạc hoá rộng rãi nguyên nhân phần lớn của Amazon biến mất trong vòng 20 năm tới * 06 tháng 12: thời tiết bất thường trên thế giới; bầu trời trên toàn thế giới bắt đầu quay ảm đạm; bệnh dịch do các bệnh truyền nhiễm biểu hiện sự khởi đầu của sự tuyệt chủng của con người. 2013 * Hiệu quả điều trị các bệnh ung thư (ngoại trừ khối u não) đã đạt được * Ngày 01 tháng 11: La Palma núi lửa phun trào trên Quần đảo Canary; có thể kích hoạt lên đến 150-mét sóng thần cao trên Đại Tây Dương; Mỹ bờ biển phía đông bao gồm Florida bị tàn phá * Biển dâng cao trên bờ biển phía đông Hoa Kỳ; thiệt hại to lớn mang về bởi sóng thần 2014 * Dân sự bất ổn trong phần lớn của Châu Phi và Châu Á do thiếu nước * Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Asteroid (2002 NT7) có thể là vào một khóa học va chạm với Trái Đất 2015 * Tháng tư: chính khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng trên lục địa châu Âu * Nhiệt độ trung bình mùa hè tại Nhật Bản đạt đến một chưa từng thấy 58 độ C * Nổ của núi lửa Krakatau ở Indonesia mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng trên thế giới về thời tiết * Ngày 26 tháng 11: Nhiệt độ trung bình của thế giới đạt đến 59 độ C; người dân trên toàn thế giới bắt đầu hoảng loạn với tình trạng bất ổn dân sự phổ biến rộng rãi * Ngày 28 tháng 11: Động đất 7,7 độ lớn xảy ra tại Naples, Italy; hàng ngàn thương vong 2016 * Chính trong cơn bão Chanchu (Trân), Trung Quốc; hàng ngàn người chết 2017 * Nặng mưa và lũ lụt ở châu Âu và Việt Nam; dẫn đến hàng ngàn người qua đời và người tị nạn * Hạn hán trầm trọng trên thế giới dẫn đến cuộc đối đầu quốc gia trên tiếp cận nước sạch, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, nạn đói và bệnh dịch lan rộng do hạn hán kéo dài * Ngày 04 tháng 10: Nhiệt độ trung bình ở Châu Phi đạt đến 60 độ C * Nhật Bản và Trung Quốc để thay thế các hệ thống kinh tế tư bản cũ với một hình mới 2018 * Các nhà khoa học thành lập mà Asteroid 2002 NT7 có 60 phần trăm cơ hội đụng độ với Trái Đất * Cường ô nhiễm không khí xung quanh các kết quả thế giới trong một bệnh dịch mới * 16 tháng 5: một cường độ 7,6 trận động đất xảy ra ở Iran, khoảng 4.000 thương vong * Ngày 21 tháng 6: một trận động đất cường độ 10,6 khổng lồ trong khu vực Tokai của Nhật Bản * Ngày 19 tháng 10: một trận động đất 8,1 độ lớn, ở El Salvador; hàng ngàn người chết 2019 * Cho dù chúng ta có thể tránh va chạm tiểu hành tinh phụ thuộc vào sức mạnh của khoa học và mindsets của người dân * Đại dịch Cúm gia cầm đã dẫn đến hơn 73 triệu người chết * Ngày 23 tháng năm: một cường độ 7,8 trận động đất xảy ra ở Nga 2020 * Tháng Năm 14, một trận động đất 7,3 độ lớn-tại Afghanistan; hàng ngàn người thiệt mạng và vô số người tị nạn * Ngày 15 Tháng Tám: California trận động đất cường độ 7,1; hàng nghìn người chết; dạo đầu cho sự sụp đổ cuối cùng của các đứt gãy San Andreas 2021 * Ngày 07 tháng 10: Động đất 8,7 độ lớn tại Mexico, 20.000 người bị hư mất * Nam Mỹ (Peru, Ecuador, Bolivia, Colombia, phía bắc và phía nam Brazil) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Đức, Ba Lan, Áo và Nga) đối mặt với tình trạng thiếu nước uống nghiêm trọng; nông nghiệp không còn bền vững. * Biến mất của các sông băng do sự nóng lên toàn cầu trong dãy Andes ở Châu Mỹ Latin thêm trầm trọng thêm vấn đề 2022 * 7 tháng 6: một trận động đất 9,1 độ lớn xảy ra ở Peru, Nam Mỹ; dẫn đến sự sụp đổ của các bờ biển 2023 * 09 tháng 2, US San Francisco của trận động đất 8,9 độ lớn; hàng ngàn người chết 2024 * Ngày 06 Tháng Mười: một trận động đất 7,4 độ lớn, ở miền Nam Ấn Độ sẽ xảy ra * 11 tháng 12: một trận động đất 7,5 độ lớn, ở Nga sẽ xảy ra * Cao nhiệt độ 74 độ C để được nhiều kinh nghiệm trong các khu vực nhất định của thế giới 2025 * Ngày 09 tháng 8: một trận động đất 6,8 độ ở phần đông nam của Hy Lạp sẽ xảy ra 2026 * 17 tháng 7: 10,8 độ lớn chưa từng thấy một siêu mạnh trận động đất trên West US Coast; vỡ của đứt gãy San Andreas ở California; phun trào núi lửa và sóng thần rất lớn sẽ được kích hoạt; hàng triệu người thương vong (có tên The Big One) 2027 * Ngày 26 tháng 11: chính núi lửa phun trào trong Yellowstone tại Hoa Kỳ; hàng triệu thương vong; có thể kích hoạt "Ice Age" tại Hoa Kỳ * Hoang mạc hoá của Amazon ở Nam Mỹ intensifies 2028 * Venice, Italy biến mất vào biển 2029 * Khu vực núi lửa phun trào trở nên thường xuyên hơn trên toàn thế giới; nhiều hòn đảo và ven biển sẽ biến mất * Ngày 24 tháng 9: Hà Lan đã biến mất vào biển * Asteroid "99942 Apophis" phát hiện được trên một khóa học va chạm với Trái Đất ill-fated hành tinh; tương đương ảnh hưởng đến 100.000 lần Hiroshima-loại bom nguyên tử. Từ Wikipedia tiếng Việt "Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng Apophis bảo đảm giám sát chặt chẽ hơn, và nhằm mục tiêu đó, trong tháng 2 năm 2008 Hội Planetary trao $ 50,000 tiền thưởng cho các công ty và những sinh viên nộp mẫu thiết kế cho các thiết bị thăm dò không gian mà có thể đặt một thiết bị theo dõi trên hoặc gần tiểu hành tinh." 2030 * Ngày 28 tháng 9: núi lửa phun trào và một trận động đất 9,8 độ khổng lồ tại Nhật Bản 2036 * Tháng mười một: tiểu hành tinh "Apophis" chậm tiếp cận Trái Đất. Các nhà khoa học thành lập một cơ hội 80% có thể có một va chạm với Trái Đất. Cuộc khủng hoảng này được đưa về bởi nhân loại ngày nay ** 2037 * Hệ sinh thái tại Úc và New Zealand bị phá hủy; con sông bắt đầu biến mất 2038 * 80 phần trăm của băng Nam Cực biến mất; mực nước biển trên toàn thế giới tăng mạnh * Cháy rừng lan tràn ở châu Âu; cao, nhiệt độ gây ra sự biến mất của dãy Alps * Ngày 17 tháng 9: một lỗi rạn nứt giữa bờ biển của Amazon Nam Mỹ và bờ biển phía đông của Ấn Độ lực lượng lục địa châu Phi để chia thành hai; một cao 800 m, sóng thần khổng lồ đi du lịch ở tốc độ 800 km / giờ sẽ nhấn Mỹ; một vài triệu thương vong * Kết quả là nửa phía nam của bồn lục địa châu Phi và kinh nghiệm trên thế giới khoảng 300 mét tăng mực nước biển và nhiều hòn đảo và bán đảo này sẽ biến mất * Ngày 26 tháng 11, chính trận động đất trên bờ biển miền Tây nước Mỹ từ Seattle tới San Diego ... (jucelinodaluz.jp)
  13. Một loạt thiên tai trong 24 giờ - Sự trùng hợp bất thường? 4 trận bão nhiệt đới, 2 trận động đất mạnh kèm theo sóng thần, tất cả đều xảy ra ở quanh khu vực Tây Thái Bình Dương và Nam Á chỉ trong vòng có 24 giờ. Vậy chúng có liên quan đến nhau? Hình ảnh sóng thần tiến vào sân bay quốc tế Tafuna, thủ phủ Pago Pago, American Samoa, ngày 29/9. Theo nhà khí tượng học, kiêm nhà sản xuất thời tiết của hãng thông tấn CNN Brandon Miller, những hiện tượng trên rõ ràng là không phải không có tiền lệ trong các hệ thống nhiệt đới. “Tháng 9 biểu trưng cho đỉnh điểm của hoạt động ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới. Bản thân vùng Tây Thái Bình Dương mỗi năm phải hứng chịu nhiều trận bão nhiệt đới hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính vì vậy mà việc có tới tận 4 trận bão cùng ập đến khu vực vào cùng một thời điểm không có gì khác thường”, ông nhận xét. Có lẽ điều đáng chú ý ở đây là 2 trận động đất lớn, một trận 8,3 độ gần Samoa ngày 29/9 và tiếp theo đó là một trận động đất 7,6 độ richter ở tây Indonesia. Tâm chấn của 2 trận động đất này nằm cách nhau 7.600km, nhưng Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ đã từ chối cho biết liệu chúng có liên quan gì đến nhau hay không. Ông Miller cho hay: “Chúng tôi chỉ thấy trung bình có khoảng từ 5-10 trận động đất với cường độ kiểu này trên toàn cầu mỗi năm. Vì vậy 2 trận động đất xảy ra trên cùng một khu vực trong vòng có 18 tiếng đồng hồ có vẻ như khá trùng hợp”. Trái đất được bao phủ bởi những mảng kiến tạo khá mỏng, tạo nên lớp vỏ bên ngoài của trái đất – còn được gọi là thạch quyển. Tất cả những mảng kiến tạo này đều liên kết với nhau và liên tục chuyển động, tạo ra áp lực dọc các đường ranh giới giữa chúng. Động đất xảy ra khi áp lực này đạt tới đỉnh điểm nguy hiểm, giống như một sợi dây cao su khi bị kéo tới điểm giới hạn sẽ bị đứt. Khu vực xảy ra 2 trận động đất mạnh liên tiếp trong vòng 24 giờ. “Đó có vẻ như là lý do khiến một trận động đất lớn ở một địa điểm có thể tạo ra thêm lực cần thiết cho một địa điểm khác gần đó, kéo sợi dây cao su tới điểm đứt, gây ra một trận động đất khác nữa”, ông Miller giải thích. Một điều khó hiểu nữa là: Cả hai trận động đất này đều xảy ra ở dọc những điểm cuối đối diện nhau của cùng một mảng kiến tạo, mảng Úc. Mảng kiến tạo Úc này giáp giới với mảng Thái Bình Dương về phía đông (trận động đất ở Samoa xảy ra dọc đường biên này) trong khi ở phía tây, nó giáp với mảng Á – Âu. Rất nhiều mảng kiến tạo này bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương, tạo nên một vòng cung động đất, núi lửa, được biết đến là “Vành đai lửa”. Vành đai này thực chất có hình vành móng ngựa rộng 40.000km, nơi “quy tụ” hầu hết các hoạt động núi lửa của trái đất ở trên mực nước biển và hầu hết các trận động đất của thế giới. Vậy trận động đất ở Samoa có giúp thúc đẩy động đất ở Indonesia? “Chúng tôi không thể nói chắc chắn, nhưng có vẻ điều đó rất có lý”, Miller nhận xét. “Các nhà khoa học chắc chắn sẽ nguyên cứu những điều này và cố gắng tìm mối liên hệ có thể xâu chuỗi chúng với nhau, với một đích cuối cùng là một ngày nào đó có thể đưa ra được cảnh báo trước các trận động đất chết người như thế này”. Số người thiệt mạng trong 2 trận động đất mới đây của Indonesia có thể lên tới hàng ngàn. Trận động đất lớn nhất từng đo được là trận động đất mạnh 9,5 độ richter xảy ra trong vành đai dọc bờ biển Chile. Sau đó nó đã tạo ra sóng thần giết chết khoảng 2.000 trước khi “toả ra” làm 61 người ở Hawaii và 122 người ở Nhật Bản thiệt mạng. Hồi tháng 12/2004, trận động đất đo được ít nhất là 9 độ richter đã làm rung chuyển bờ biển ở đầu phía bắc đảo Sumatra, Indonesia, gây ra một trận sóng thần khủng khiếp ở Ấn Độ Dương, khiến hơn 200.000 người ở 11 quốc gia thiệt mạng. Sức tàn phá của nó đối với Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka là vô cùng thảm khốc. Trong khi đó, đợt phun trào núi lửa khủng khiếp nhất trong lịch sử gần đây là ở Krakatoa, Indonesia vào tháng 8/1883. Nó đã gây ra sóng thần cao tới 40m, ập vào các hòn đảo gần đó, phá huỷ hàng trăm làng mạc, giết chết hàng chục ngàn người. Phan Anh Theo CNN
  14. Indonesia lại rung chuyển bởi trận động đất thứ 2 - Đảo Sumatra của Indonesia sáng nay tiếp tục rung chuyển bởi một trận động đất mạnh, chỉ chưa đầy một ngày sau trận động đất 7,6 độ richter chiều qua, tàn phá nhiều khu vực của hòn đảo này, khiến số người thiệt mạng đã tăng lên 467. Một trung tâm thương mại ở Padang đã bị sập sau trận động đất chiều qua. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho hay, trận động đất sáng 1/10 mạnh 6,8 độ richter xảy ra vào lúc 9h31 giờ địa phương ở độ sâu 24km, cách thành phố Padang trên đảo Sumatra khoảng 240km về phía nam. Hiện chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại từ trận động đất thứ 2. Trận động đất thứ nhất mạnh 7,6 độ richter (Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ban đầu cho biết trận động đất mạnh 7,9 độ richter) xảy ra vào 17h16 phút giờ địa phương ngày 30/9 ở độ sâu 80km, cách thành phố Padang khoảng 53 km về phía tây bắc. Các quan chức địa phương cho hay, ít nhất 200 thi thể đã được tìm thấy sau trận động đất đầu tiên, vốn gây lở đất và mất điện trên diện rộng. Hàng nghìn người được cho là vẫn bị mắc kẹt trong những tòa nhà đổ sập - trong đó có các bệnh viện, một khách sạn và một phòng học. Số người thiệt mạng được dự báo còn gia tăng. Tugiyo Bisri, quan chức thuộc Trung tâm khủng hoảng của Bộ xã hội Indonesia, vừa cho hay số người thiệt mạng trong trận động đất 7,6 độ richter chiều ngày 30/9 đã tăng lên đến 467. Ngoài ra, 421 người khác bị thương rất nặng. Trận động đất chiều qua đã gây ra các vụ hỏa hoạn, làm hỏng nhiều tuyến đường, gây mất điện và thông tin liên lạc tới Padang - thành phố ven biển với khoảng 900.000 dân - bị tê liệt. Hàng nghìn người rời bỏ nhà cửa trong hoảng loạn do lo sợ sóng thần. Người dân tại thủ đô Jakarta, cách Padang khoảng 940km, chiều qua cũng cảm nhận được dư chấn của trận động đất. Nhiều tòa nhà tại các quốc gia láng giềng như Malaysia và Singapore cũng bị lắc lư, khiến các nhà chức trách địa phương phải ra lệnh sơ tán người dân khỏi các khu nhà cao tầng. Tại Padang, thủ phủ của tỉnh Tây Sumatra, trận động đất mạnh tới nỗi người dân phải nằm ngồi sụp xuống đất để tránh bị ngã. Trẻ em la hét khi hàng nghìn người lũ lượt kéo nhau đi sơ tán khỏi khu vực ven biển. Ô tô, xe máy xếp thành hàng dài trên những tuyến phố, còi xe inh ỏi. Còn nhiều người bị mắc kẹt trong các đống đổ nát. Phát ngôn viên Cơ quan quản lý thảm hoạ Indonesia, Priyadi Kardono, cho biết ít nhất 500 ngôi nhà tại Padang đã bị sập hoặc bị hư hại nghiêm trọng. 200 thi thể được tìm thấy trong các đống đổ nát tại đây. Tuy nhiên, chưa rõ quy mô của thiệt hại tại các khu vực xung quanh do thông tin liên lạc bị cắt đứt. Thống đốc thành phố Padang đã đưa ra lời kêu gọi trợ giúp các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất trên đài phát thanh el-Shinta của Indonesia. "Chúng tôi có quá nhiều nạn nhân... và thiếu nước sạch, điện, thông tin liên lạc. Chúng tôi thực sự cần sự trợ giúp. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy tới Padang để tìm kiếm các thi thể và trợ giúp những người bị thương", Thị trưởng Padang Fauzi Bahar nói. Ông Bahar cho biết thêm, riêng tại Padang, hàng trăm người đã bị mắc kẹt trong các tòa nhà đổ sập, trong đó có 1 khách sạn 4 sao. Những tòa nhà khác bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng là các bệnh viện, nhà thờ, một trường học và một trung tâm mua sắm. Các quan chức cho hay, trận động đất hôm qua là một trong những trận động đất mạnh nhất tại Indonesia trong vài năm gần đây và có thể còn mạnh hơn cả trận động đất hồi năm 2006 làm hơn 5.000 người thiệt mạng. Indonesia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra động đất. Hồi năm 2004, một trận động đất rất mạnh ở ngoài khơi Sumatra đã gây ra trận sóng thần kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người ở châu Á, trong đó Indonesia thiệt hại nặng nề nhất về người. An Bình Theo AP, BBC Chênh lệch thời gian 49 ngày với dự đoán của năm 2009
  15. Tối nay bão cấp 8 đi vào biển Đông Áp thấp nhiệt đới ở phía đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là Ketsana, cường độ cấp 8. Với tốc độ 20-25 km một giờ, chiều tối nay bão sẽ vào phía đông biển Đông. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, bão Ketsana tiếp tục mạnh lên. Khoảng 7h sáng mai, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570 km về phía đông đông nam, mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ). Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Hai ngày tới, bão giữ hướng giữa tây và tây tây bắc, tốc độ 20 km mỗi giờ và còn mạnh thêm. Đến 7h sáng thứ hai tuần sau, nó chỉ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 150 km về phía đông nam, mạnh cấp 10-11. Dự báo đường đi và vùng ảnh hưởng của bão. Ảnh: NCMHF. Do ảnh hưởng của bão, vùng phía đông biển Đông từ chiều và tối nay gió sẽ mạnh dần từ cấp 6 đến cấp 10, giật cấp 11-12, biển động rất mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, khu vực giữa và nam biển Đông, vùng biển các tỉnh Bình Thuận - Cà Mau có gió mạnh cấp 6-7. Chiều qua, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đã có công điện gửi các tỉnh thành ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận yêu cầu thông báo cho chủ tàu thuyền thoát ra hoặc không đi vào vùng biển nguy hiểm, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn. Theo Bộ tham mưu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến sáng nay trên tuyến biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên có 15.900 tàu với gần 86.000 lao động đã được thông báo, hướng dẫn để chủ động vào nơi neo đậu. Ketsana là cơn bão thứ chín vào biển Đông trong mùa mưa bão năm nay. vnexpress.net Hỏi 1 : Bão có tàn phá Biển Đông hay không ?
  16. Thảm họa từ chủ quan và dự báo sai Về vùng đông Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi hay ra đảo Lý Sơn bây giờ, “tan hoang” là cảm nhận rõ nhất. Đây là những nơi mà bão số 9 vần vò tan nát. Chủ quan cộng với dự báo sai trở thành thảm họa đối với người dân vùng này. Giông tố trong lòng người Ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi báo cáo với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về thiệt hại của đảo, giọng ông như thất lạc giữa những con số: 500 hec ta hành và hoa màu bị cát biển vùi lấp, 18 tàu đánh cá dù đã neo đậu vào cảng vẫn bị sóng nhấn chìm, cầu cảng cá Lý Sơn - chiếc phao cứu sinh của hai vạn dân trên đảo đã bị sóng “hớt” mất phần chữ T, chỉ còn đường dẫn ra cầu cảng. Dọn dẹp cây đổ trên đường phố Quảng Ngãi sáng ngày 30/9 (Ảnh: T.Đ) Sóng mạnh đến mức, những cọc sắt to bằng nắm tay vẫn bị “bóp” cong queo! Nhưng đau thương nhất là 29 ngư phủ, công dân của đảo, đi trên hai tàu đánh cá vào cách đảo 8 hải lý lúc 8h sáng ngày 29/9 nhưng đến chiều 30/9 vẫn bặt tín vô âm. “Chắc họ đã chết cả rồi”, ông Huyện nói trong vô vọng. Hai tàu này đánh cá ở khu vực Hoàng Sa, hay tin có bão thì chạy thục mạng. Họ nghĩ bão vào Quảng Trị như dự báo chứ nếu biết bão vỗ mặt Quảng Ngãi như thực tế thì việc gì họ phải cắm cổ chạy vào… tâm bão để phải trả giá! Bây giờ, những người đàn bà trên đó lại dõi mắt khơi xa với hy vọng nhỏ nhoi là chồng con họ bị trôi dạt đâu đó. Trời đất đã yên nhưng trong lòng người, giông tố lại nổi lên! Hòn đảo xinh từng đẹp là thế, mà giờ như đi lạc vào miền hoang đảo nào đó: Không lá cây ngọn cỏ, những ngôi nhà tan nát, những mảnh vườn bị vùi dập sau mưa. Không biết đến bao giờ Lý Sơn mới phục sinh cái màu xanh từng quyến rũ bao du khách. Ở làng Phước Thiện Làng Phước Thiện, bên hông khu đô thị mới Vạn Tường, nằm sát nách Nhà máy lọc dầu Dung Quất, mặt hướng ra biển, như vừa trải qua một trận rải thảm của B52 thời chiến tranh. Không một ngọn cây nào còn lá! Nhiều gia đình chỉ còn mấy tấm tôn rách (Ảnh: T.Đ) Vì là nằm sát biển bên bão vỗ trực diện khiến Phước Thiện là địa phương chịu trận nặng nhất của cơn bão - chỉ đứng sau đảo Lý Sơn. Trưởng thôn Phước Thiện, Tiêu Viết Thanh thở dài: “Thôn có trên 1.100 ngôi nhà thì có đến 800 nhà bị bão “bóc” mất tôn hoặc là đánh sập. May nhờ có Trường Dạy nghề Dung Quất mà trú chứ không chết sạch rồi”. Bà Nguyễn Thị Đào là vợ của người xấu số duy nhất trong bão số 9 ở làng Phước Thiện, ông Bùi Phước Tình (58 tuổi), kể trong nước mắt: “Hai vợ chồng vừa ăn xong gói mì tôm thì bão tới, ông bảo tui đi trước vô núp trong Bệnh viện Dung Quất. Tui vừa bước ra sân đã nghe đánh ầm. Nhìn lại thấy cả tấm vách nhà đã đè lên người ổng rồi”. Làng Phước Thiện chỉ có một mình ông Tình tử nạn, song bão vẫn đang thổi liên hồi kỳ trận vào những ngôi nhà nghèo. Bây giờ, cứ một ngôi nhà “lành” thì đùm 3-4 gia đình “rách”, trong lúc các phương tiện sản xuất hầu như bị sóng đánh chìm. Một số vùng, trẻ em vẫn phải sử dung mì tôm sống vì không điện, không nước (Ảnh: T.Đ) Tỉnh Quảng Ngãi đã cấp 1 tấn mì tôm cho làng nhưng đó chỉ là hạt muối đang bỏ vào biển cả mà thôi. Chủ quan + Dự báo sai = Thảm họa! Trong cuộc “giao ban nóng” sáng sớm ngày 30/9, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Phạm Đình Khối “nổi nóng”: “Chúng ta không thể chấp nhận kiểu dự báo như bên khí tượng vừa rồi. Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai đã đưa đến những hệ lụy ghê gớm”. Hệ lụy đó là, rất nhiều người dân cứ nghĩ bão sẽ vào Quảng Trị như “dự báo” của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương chứ không nghĩ bão sẽ đáp úp Quảng Ngãi. Thế là cứ “tà tà”. Trên 1 ngàn gia đình làng Phước Thiện, đến khi bão thốc vào nhà mới chạy giạt vô Trường Dạy nghề Dung Quất. Họ đi tay không còn bỏ lại tất cả, giao phó cho ông trời. Vì vậy, mới núp bão một buổi đã “la làng” khắp nơi vì đói! Cũng cứ nghĩ Quảng Ngãi chỉ “chịu ảnh hưởng” như “nhà khí tượng” đã dự báo nên rất nhiều tàu đánh cá cắm cổ chạy vào các cảng của Quảng Ngãi. Chạy nhanh thì thoát, chạy chậm như 2 tàu ở Lý Sơn thì vĩnh viễn không bao giờ cập cảng được nữa! Tệ đến mức, bão đã kết thúc lúc 2h30 chiều 29/9 mà bản tin đọc lại của “nhà khí tượng” trên VOV lúc 16h vẫn cứ nói: “Bão sẽ đổ bộ vô Quảng Nam - Quảng Ngãi tối nay!”. Dự báo luôn luôn sai số, song sai đến mức ấy thì không còn là “dự báo” nữa mà là quan liêu vậy. Trả giá cho sự quan liêu ấy dĩ nhiên là người dân chứ không ai khác. Nếu trong lòng còn chút tự trọng các vị lãnh đạo của cơ quan dự báo khí tương này nên từ chức , chỉ e là một chút tự trọng cũng không còn.....
  17. Bạn đang sống trong một không gian, mà ở đó bạn cảm thấy sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái. Ngược lại, có những nơi vừa đặt chân đến, bạn đã có cảm giác mệt mỏi, sức khỏe yếu đi... Tại sao có những vùng “địa linh, nhân kiệt”, xuất hiện nhiều người tài, lại có chốn “tử địa”, bệnh tật, chết chóc? Câu trả lời: “Tia đất” là một nguyên nhân khách quan gây nên những điều huyền bí này. Điều này được kỹ sư Vũ Văn Bằng-nhiều người mệnh danh là “thầy phù thủy” trong việc tìm nước ngầm, tìm hài cốt-khẳng định. Vậy “tia đất” là gì? Tác hại của nó thế nào? Lý thuyết về “tia đất” có từ thời cổ đại Có thể định nghĩa “tia đất” như thế nào, thưa ông? Theo truyền thống khi tìm đất để làm nhà, đặt mồ mả... việc đầu tiên là tìm “đất lành”, tránh “đất dữ”. Để gặp “lành”, tránh “dữ” người xưa dùng thuyết phong thủy và xuất hiện những người chuyên làm nghề này gọi là “thầy địa lý”. Câu chuyện về phong thủy thường gắn liền với một cái gì đó thần bí và khó giải thích, vì vậy đã bị nhiều người khoác cho cái vỏ bọc mê tín. Ở các nước phương Tây họ ít dùng thuật phong thủy mà dùng một phương pháp khác, đó là phát hiện và xử lý những tia năng lượng phát lên từ dưới đất gọi nôm na là “tia đất”. Hiểu một cách phổ thông nhất thì đó là những tác động của một loại “trường địa điện từ” mà trường này tùy vào cường độ mạnh nhẹ tác động lên con người. Loại trường này hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong lòng đất, trong vật liệu xây dựng, nhà cửa... Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu về “tia đất” mới chỉ dừng ở mức xác định được sự hiện diện và mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người. Còn bản chất thực của “tia đất” vẫn bỏ ngỏ. Ai phát hiện ra “tia đất”? Ông có phải là người Việt Nam đầu tiên áp dụng “tia đất” vào cuộc sống không, thưa ông? Trong sách cổ Trung Hoa có ghi vào năm 2000 trước Công nguyên vua Ngu Hoàng nhà Thuấn (2205-2197 tr.CN) rất giỏi trong việc dò tìm các mỏ quặng, các mạch nước ngầm, của cải chôn giấu dưới đất. Vào thời Phục Hưng ở châu Âu, đặc biệt ở Đức, Pháp, Ý… rộ lên nghề dùng “đũa thần” hình chữ Y và con lắc tìm những thứ dưới mặt đất mà họ muốn. Như thế, người xưa đã biết vận dụng những kiến thức về “tia đất” để phục vụ cuộc sống. Trong đó, theo tôi biết, người Ai Cập cổ đại là những chuyên gia hàng đầu về “tia đất”. Năm 1958, tôi học tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Địa chất công trình. Mặc dù học ngành khoa học về công trình nhưng quả thực tôi chưa hề biết gì về cái gọi là “tia đất”. Năm 1990, khi sang Ba Lan học, tôi biết có một công ty (của Ba Lan) chuyên xử lý các tia có năng lượng xấu cho các công trình, trong đó có cả nhà ở. Tôi đến tận nơi tìm hiểu và sau khi hiểu ra, tôi hoàn toàn bị chinh phục. Từ đó, tôi say mê tìm hiểu về tác động của “tia đất” lên con người. Hiện nay, có thể áp dụng lý thuyết về “tia đất” như thế nào vào cuộc sống? Nhờ áp dụng kiến thức về “tia đất”, chúng ta có thể xác định được nơi đất tốt, đất xấu cho sức khỏe con người; tìm nước ngầm, khoáng sản; xác định các vị trí rò rỉ của các ống dẫn nước, dẫn dầu dưới lòng đất; tìm kiếm mồ mả, hài cốt… Nơi có “tia đất” xấu sẽ sinh bệnh, “tia đất” tốt chữa được bệnh “Tia đất” có những tác động như thế nào đến đời sống? Con người ta hằng ngày đều tiếp xúc với “tia đất” nhưng đa số là với các “trường địa điện từ” rất nhỏ ít ảnh hưởng đến con người. Chỉ những nơi có “tia đất” phát mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ rệt. “Tia đất” bao gồm cả những tia phát ra từ vỏ cứng của Trái Đất và lan tỏa trên mặt đất dưới dạng sóng và trường. Do các sóng này va đập vào các tác động khác của tự nhiên nên sản sinh ra các bức xạ điện từ. Nếu là các bức xạ có liên quan đến mạch nước ngầm và phóng xạ thì sự nguy hại đến sức khỏe con người tăng lên gấp bội lần. Tất cả các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy “tia đất” có nguồn gốc từ phóng xạ và dòng nước chảy dưới mặt đất đều có hại tới sức khỏe con người dưới dạng bệnh lý như: đau đầu, khó thở, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn máu, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, lâu dần dẫn đến ung thư. Trong đa số trường hợp bệnh lý không rõ ràng (ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe) khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bác sĩ Ha-gơ thuộc Hội khoa học Y tế Đức cùng các đồng nghiệp người Ba Lan đã tiến hành khảo sát những căn nhà của 5.348 người bị chết vì bệnh ung thư ở thành phố Ste-tin (Ba Lan) cho thấy: hầu hết họ đã sống và ngủ ở những nơi có “tia đất” xấu có cường độ mạnh. Như vậy, “tia đất” có ảnh hưởng xấu, cần phải loại trừ? Không phải thế, bên cạnh những nơi có “tia đất” xấu thì lại có những nơi có “tia đất” rất tốt. Con người sống ở nơi này sẽ khỏe mạnh, khí chất thông minh. Đây chính là tiền đề để hình thành những vùng “địa linh, nhân kiệt”. Hay như người xưa vẫn quan niệm rằng nếu tìm ra những “long mạch” để an táng phần mộ tổ tiên ở đó thì con cháu sẽ “phát lộc, phát tài”. Những nơi “long mạch” ấy chính là nơi có “tia đất” rất tốt. “Tia đất” xấu có thể làm con người sinh bệnh tật. Ngược lại, những nơi “tia đất” tốt lại có tác dụng chữa bệnh. Dư luận từng xôn xao về những “khu đất lạ” mà người bệnh đến đó khỏe ra. Điều này có cơ sở khoa học của nó. Tuy nhiên, những khu đất ấy không phải và không thể chữa được bách bệnh mà nó chỉ giúp người bệnh cảm thấy sức khỏe tốt hơn, khí huyết lưu thông. Chắc chắn nó không thể chữa được những bệnh truyền nhiễm. Chuyện dùng thần giao cách cảm để tìm hài cốt có liên quan tới “tia đất”? Ông có nói hài cốt khi được chôn dưới lòng đất sẽ phát ra các tia đặc biệt. Liệu đây có phải là nguyên nhân xuất hiện những câu chuyện thần bí về việc đi tìm mộ? Hài cốt khi ở trong lòng đất sẽ phát sinh một loại sóng đặc biệt. Người bình thường cũng nhận được loại sóng này nhưng không giải mã được. Chỉ những ai có khả năng đặc biệt, mà theo tôi là trong người họ có một thứ gen rất nhạy cảm, sẽ trở thành an-ten để thu nhận những sóng đó. Những người có khả năng siêu việt kia, lúc đầu có thể chỉ là những người bình thường, chỉ sau khi gặp những biến cố như ốm nặng, điện giật, tai nạn thì các gen đặc biệt mới được kích hoạt. Và khả năng đặc biệt ấy không tồn tại vĩnh viễn. Đến một thời điểm nào đó, nó tự mất đi. Còn những chuyện mê sảng thấy vong hồn hiện về? Nghe thì có vẻ mê tín, nhưng hiện tượng này cũng có thể lý giải dưới góc độ khoa học về “tia đất”. Các hài cốt phát ra “tia đất” không tốt. Nếu dưới nền nhà mà có hài cốt thì những người sống trong nhà đó sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, hay gặp chuyện mộng mị. Để chấm dứt, đầu tiên phải chuyển hài cốt đi nơi khác, sau đó tiếp tục dùng các chất cần thiết để trung hòa các “tia đất” xấu còn rơi rớt lại. Hóa giải “tia đất” xấu bằng cách nào? Khi đã phát hiện được “tia đất” xấu, có thể dùng than hoạt tính để trung hòa nó. Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ trường địa điện từ rất tốt, hay nói cách khác nó có tác dụng khử từ. Ở phương Tây, người ta dùng thạch anh để trung hòa “tia đất”. Tuy nhiên, thạch anh hiếm, giá thành đắt hơn than hoạt tính rất nhiều. Ta có thể dùng than hoạt tính chôn xuống nền nhà, hoặc chỉ cần để mỗi góc nhà một giỏ than hoạt tính. Sau 2 năm, nếu “tia đất” lại tiếp tục tác động thì đặt tiếp than hoạt tính mới. Chi phí để “hóa giải” có lớn không? Thấp nhất chỉ cần vài trăm nghìn đồng. Người ta kể rằng ông đã giúp rất nhiều nơi loại trừ “tia đất” độc? Tại Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, nhân viên làm việc ở đây luôn có hiện tượng mỏi mệt, bất an. Thậm chí, có người đã đi gặp thầy cúng để giải hạn. Tôi đến đo và nhận thấy có tác động của “tia đất”, do dưới nền đất nằm trong khuôn viên Sở có khá nhiều mồ mả, hài cốt. Sau khi dùng than hoạt tính để khử từ, mọi người trong Sở không còn cảm thấy trạng thái mệt mỏi nữa. Hay như chính nội tộc nhà tôi ở Đại Mỗ (Hà Tây), có người trong nhà hay ốm đau kéo dài mà đi khám không tìm ra nguyên nhân. Tôi mang máy về đo và phát hiện trong nền nhà có hài cốt liền dùng than hoạt tính khử từ và mọi người từ đó hết ốm đau. Đến nay, tôi đã khử từ ở hơn 600 nhà dân và nhiều cơ quan. Nếu ở các nhà xây cao hoặc chung cư thì “tia đất” có tác động lên sức khỏe con người không? Tôi đã thử và thấy rằng ở trên tầng cao của chung cư, “tia đất” vẫn tác động. Thậm chí nhiều vật liệu xây dựng hiện nay cũng phát ra “tia đất” rất mạnh như đá Granite, gạch men, thép sản xuất… Ngay cả những đường ống dẫn nước lên các tầng cao của các căn hộ chung cư cũng có khả năng phát ra “tia đất” ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy phải tính toán vị trí lắp đặt cho phù hợp. Làm thế nào để nhận biết khu đất tốt, không có những “tia đất” độc hại? Thường những nơi cao ráo, thoáng đãng rất có lợi cho sức khỏe. Những nơi ẩm thấp, tối tăm, gần sông suối, ao hồ thường có “tia đất” xấu tác động mạnh. Một vài vùng đồng bằng ven sông của ta có địa thế thấp nên xuất hiện nhiều “tia đất” bất lợi. Ở các nước như Đức, Ba Lan, Áo, Anh, Pháp, Mỹ…, các bác sĩ là người đi tiên phong trong lĩnh vực dò tìm “tia đất” để di chuyển bệnh viện hoặc giường bệnh cho bệnh nhân đến vị trí không có “tia đất” xấu. Đây được coi là phương pháp phòng và chữa bệnh đầu tiên phải nghĩ đến của các bác sĩ trước khi khám và can thiệp bằng thuốc. Nước Đức đã có luật, khi bán đất hay nhà ở cho người khác trong thủ tục chuyển nhượng phải kèm theo chứng nhận ở đó không có “tia đất” độc hại. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng eo hẹp hiện nay, nếu không thể chọn được mảnh đất tốt, khi xây nhà cần phải áp dụng các biện pháp để khử “tia đất” xấu. Nguồn: http://vubangtiadat.com.vn
  18. Thôi Quản trị Close cái topic này lại được rồi , mình mở thêm cái topic mới " Phản biện Phong Thủy Lạc Việt "cho anh em thảo luận tiếp đi . Hi anh Thiên Khôi ! Chúng ta đều là người đọc sách nghiên cứu cái hay trong đó , thật ra theo quan điểm cá nhân tôi ở đây chẳng nên phân biệt phong thủy tàu hay phong thủy việt vì mỗi trường phái đều có lý lẽ và cái hay riêng của nó . Thật sự tôi phải thừa nhận với anh một điều Thiên Sứ và lý thuyết phong thủy lạc việt chưa biết đúng hay sai nhưng một người giám bỏ gần như cuộc đời mình để nghiên cứu nó thì đó là sự đáng quý và đáng tôn trọng. Nếu anh cảm thấy điều tôi nói là có lý , mời anh tham gia vào topic trên ,tôi tuy kiến thức về phong thủy không sâu nhưng củng cố gắng dùng ít kiến thức của tôi về Thẩm thị và Dương thị để thảo luận cùng anh và Thiên Sứ.
  19. Miền Bắc nước ta đang bước vào thời kỳ thu hoạch vụ lúa hè thu. Ở một số địa phương, do mặt bằng chật hẹp, người dân phải tận dụng tối đa diện tích đường làng ngõ xóm của mình làm nơi phơi rơm. Màu rơm và mùi rơm mới tạo nên hương sắc rất đặc trưng về làng quê Việt Nam. Bao đời nay, rơm đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người nông dân Việt Nam. Rơm được tận dụng để làm mái nhà, mái bếp, làm chất đốt, làm phân bón... Trong xã hội hiện đại và tùy môi trường dân cư, việc tái chế rơm cũng có những tiêu cực nhất định. Hiện tượng phơi rơm trên mặt đường quốc lộ và việc đốt rơm ở một ở một số địa bàn đã bị phê phán vì gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường, điển hình là hiện tượng khói mù ở Hà Nội mùa hè vừa rồi. Tuy nhiên, hình ảnh những con đường, đụn rơm vàng luôn gắn bó mật thiết với diện mạo nông thôn Việt Nam, đến mức, nếu thiếu nó, hồn quê Việt sẽ phai nhiều. Hơn 100ha lúa hè thu của làng Nam Quất đã được thu hoạch gần xong. Khắp các đường làng ngõ xóm Nam Quất được nhuộm màu vàng tươi và hương thơm dịu của rơm. Rơm lấp đầy sân nhà tràn ra cả đường đi. Rơm chất đầy hai bên bờ mương thủy lợi. Rơm còn ẩm ướt có màu vàng thẫm, trong khi rơm đã khô có màu vàng nhạt. Chị Trần Cô Sa ở xóm Đê đang trải rơm từ những đụn rơm lớn trong sân và hai bên đường xuống lòng đường để phơi. Chị Tạ Thị Thùy ở xóm Cây Đa đang đánh tơi những đụn rơm nhỏ để rơm có thể khô đều. Chị cho biết gia đình chị sử dụng rơm để cho lợn ăn và đun bếp. Việc trải rơm và đánh tơi rơm được thực hiện từ khi trời hửng nắng đến xế trưa. Chiều tối rơm được gom vào. Ở một số nơi đốt rơm khô tạo đám khói lớn, khiến chiều 20/9, vốn nóng 36 độc C, càng ngột ngạt. Tro rơm là phân bón rất tốt cho đồng ruộng.
  20. Muốn lên tới đèn Mũi Dinh (Ninh Phước, Ninh Thuận) phải đi vòng qua 15 km truông bụi, lội bộ 3 km trên sa mạc, rồi trèo thêm 1 km đường núi. Theo Trạm trưởng Phạm Văn Cơ, cũng vì xa xôi thế mà 16 năm nay, ngọn đèn biển này không tuyển thêm được người nào và cũng chưa có ai “đào ngũ”. Ngọn đèn biển 100 năm tuổi.Ngọn đèn trăm tuổi Lục từ mớ tư liệu cũ kỹ của người Pháp, hóa ra đèn biển Mũi Dinh có tuổi đời nhiều hơn cả tên vùng đất nó đang đứng. Năm 1904, toàn quyền Đông Dương Paul Beau đã ký lệnh xây đèn biển Mũi Dinh phục vụ những chuyến hải trình khai thác thuộc địa. Kiến trúc sư Chvanat, người thiết kế đèn biển Mũi Dinh đã chọn vị trí đắc địa nhưng cũng hiểm trở nhất ở độ cao 178m để dựng đèn. Đây cũng là nơi trước khi có đèn biển, dân làng biển Sơn Hải chưa một lần chạm chân. Dân Sơn Hải giờ không ai còn nhớ đèn biển được xây hồi nào nhưng quá khứ đau đớn gắn với ngọn đèn này thì nhiều người vẫn kể. Trạm trưởng Cơ kể rằng cùng thời ông nội mình, hàng trăm trai tráng trong làng đã bị bắt phu xây đèn. Từ con đường hơn 1 km men theo vực thẳm, đến hàng vạn khối đá xây đèn đều được những dân phu trong làng đắp bằng tay. Mấy lớp dân phu Sơn Hải vì thế bị bắt đi từ khi còn trai trẻ cho đến lúc tóc bạc mà vẫn chưa được cho về. Đèn biển Mũi Dinh nay thanh bình, đứng thinh lặng trước trùng khơi, không ai biết đã vùi chôn bao nhiêu dân phu. Lão ngư Tư Vằm, người bãi Tràn, chỉ tay về hẻm núi dưới chân đèn, kể rằng ở đó còn một bãi xương người, nơi những dân phu xấu số bị quẳng xác khi đã kiệt sức. Dân chài mỗi khi ra khơi đều ngang qua hẻm núi này, chắp tay vái lạy, xin các cụ độ trì. Lấy tấm vải mùng khỏi ụ đèn, rơ-le sẽ tự động bật đèn khi trời tối.Nửa đời gác đèn Con đường cát bỏng và dốc núi dựng đứng có lẽ chỉ góp một phần vào lý do 16 năm trạm đèn Mũi Dinh chưa tuyển thêm được người. Ai đã một lần căng sức leo lên ngọn đèn biển này mới biết sự cô đơn và buồn tẻ ở đây có lẽ còn nhiều hơn cả sóng biển đang ầm ào. Một ngày của những người gác đèn bắt đầu từ 18h, khi ngọn đèn biển được thắp lên. Công việc có vẻ đơn giản, leo lên gác đèn, lấy tấm vải mùng khỏi ụ đèn, rơ-le sẽ tự động bật đèn khi trời tối. Thỉnh thoảng lại ra kiểm tra sự cố, đợi trời sáng đèn tắt lại lau chùi và chụp vải mùng lên ụ đèn. Nhưng để có được sự đơn giản ấy, sáu nhân viên trạm đèn phải bảo trì cả một hệ thống điện mặt trời to đùng đặt trên đỉnh núi. Nắng, mưa hay bão tố cũng phải cắm chốt mà “trời càng bão tố thì đèn lại càng phải sáng”, đội trưởng Cơ nói đơn giản. Tất cả sinh hoạt vì thế đành phải gắn với điểm cao hoang vu này, năm này qua tháng khác triền miên. “Không ai nghĩ mình có thể gắn với chốn này lâu đến vậy”, anh Nguyễn Văn Thanh, người đã 26 năm gắn bó với đèn Mũi Dinh, trầm ngâm. Quê anh Thanh tận Quảng Bình, thời trai trẻ hăng máu lang bạt vào đây, “Tưởng chỉ gác chơi chơi vài năm, rứa mà mần một lèo nửa đời người, cưới vợ, sinh con, chừ coi như làm dân chốn ni luôn...”, anh Thanh nhớ lại. Câu chuyện của người có tuổi đời và “tuổi đèn” cao nhất trạm cũng là chuyện chung. Ngoại trừ đội trưởng Phạm Văn Cơ là dân địa phương, năm người còn lại đều vì máu phiêu bạt mà ghé lại trạm đèn này. Cũng chỉ tưởng gác chơi vài năm rồi đành “gian díu” mấy mươi năm. Người Thái Bình, kẻ Hải Phòng, Nam Định nhưng giờ ai cũng có vợ là dân vạn chài Sơn Hải, con cái đề huề... “Chưa kịp ngoảnh lại thì đã già rồi. Chắc gác đèn cho tới khi nào già gần bằng ngọn đèn này thì nghỉ”, anh Thanh tếu táo. Mỗi ngày những người gác đèn biển phải thay nhau xuống núi lấy lương thực. Nghề - nghiệp Mấy mươi năm chuyện đời gói ghém trong vài câu chuyện đơn giản. Nhưng lên đỉnh Mũi Dinh, sống với những người gác đèn vài ngày mới thấy bên trong những câu chuyện ngắn gọn ấy có rất nhiều sự cực nhọc và nỗi niềm... Bám trụ đỉnh núi nên mỗi ngày những người gác đèn đều phải thay phiên nhau xuống núi cõng thức ăn, gạo, muối lên cho cả trạm. Con đường có độ dốc đáng sợ đến mức xe máy không dám thả phanh. Khi chưa có điện mặt trời, các anh còn phải è lưng gánh dầu lên chạy máy phát điện. Mùa nắng, khi hai hầm nước mưa dự trữ cạn kiệt, đoạn đường qua sa mạc và dốc núi thành nỗi ám ảnh khi phải gánh từng can nước lên dùng. Ngay cả việc đến tháng nhận lương cũng chưa có nơi nào “quái chiêu” bằng khi phải đi hơn 300 km ra Quy Nhơn để lấy tiền. “Tất cả biến cố đều phải vượt qua, bỏ vợ, con thì được chứ trạm đèn này không dám bỏ phút nào”, các anh tâm sự. Trạm trưởng Phạm Văn Cơ thiệt tình: “Mấy anh em đã trót vô đây không lấy gái làng chài chỉ có ế thôi. Thâm sơn cùng cốc này mà!”... Nghe câu chuyện duyên số như một sự chấp nhận này không biết nên vui hay buồn. Chỉ biết giờ đã cho ra một thế hệ, đẩy lên vai những người gác đèn xa xứ nhiều trĩu nặng. Anh Tuyển quê Thái Bình, anh Đông quê Hải Phòng đang tính chuyện gửi con về học cấp ba ở miền Bắc cho ông bà. Mấy năm rồi, hai anh phải gửi con ra tận Vũng Tàu nhờ họ hàng cho ăn học. Những anh em còn lại không có điều kiện cũng ráng gửi con ra Phan Rang theo lớp vì làng chài Sơn Hải quá heo hút. Anh Thanh cười buồn: “Để ở nhà đi rẫy, đi ghe với má nó chắc rồi cũng lên gác đèn thôi chứ làm gì được”... Vậy là phía sau sự tếu táo về nửa cuộc đời gác đèn còn có chung cả nỗi trăn trở về nghiệp dĩ đã trót mang theo. Rời Mũi Dinh, tôi về lại đồng bằng theo lối dốc núi những người gác đèn đã mòn chân. Đèn biển ở lại phía sau như trăm năm qua đã thắp sự an bình cho những chuyến tàu ngoài khơi xa. Chỉ có những người ở gần đèn biển nhất hình như vẫn chưa một ngày thôi thấp thỏm về nỗi nhớ quê, về ngày mai của con cái. Đèn biển Mũi Dinh là một trong những ngọn đèn cổ nhất Việt Nam, chỉ sau èn biển Kê gà (Bình Thuận) xây năm 1897 và đèn bienr Cù Lao Xanh (Quy Nhơn) xây năm 1899. Với tâm sáng bán kính khoảng 30 hải lý, đèn biển Mũi Dinh chỉ hướng đất liền cho tàu thuyền từ Phan Tang (Ninh Thuận) cho đến Tuy Phong (Bình Thuận). Công suất bóng đèn là 1.000 W với chu kỳ của vòng xoay là 12 giây. Ở Việt Nam hiện có trên 30 ngọn đèn biển, ngoài Mũi Dinh còn có các đèn biển tiêu biểu như Hòn Dấu (Hải Phòng), Đại Lãnh (Phú Yên), Trường Sa (Khánh Hòa), Kê Gà (Bình Thuận), Bảy Cạnh (Côn Đảo)... Hiện đại nhất là hải đăng Bạch Long Vĩ được xây dựng vào năm 1995, có tầm chiếu sáng 50 hải lý. Theo Pháp Luật TP HCM
  21. Quán chè chén của bác tôi không lúc nào vắng khách. Và trong những năm tháng xa nhà, nỗi nhớ về bác trong tôi luôn gắn với nỗi nhớ về quán nhỏ, chè xanh, trà mạn và cảm giác ấm sực lên khi áp vào má chiếc chén gốm màu vàng sậm khi ngoài kia gió bấc đã tràn về. Trung tâm của quán chè chén thường là một cái bàn con cũ kỹ, nước gỗ đã bóng lên vì thời gian. Trên bàn có đủ thứ lặt vặt: chiếc đèn dầu nhỏ; vài ba lọ kẹo lạc, vừng, bột; túm bánh giò lá chuối bóng mỡ; bánh gai với vỏ lá xác xơ và một vỏ lon sữa bò xếp những cái đóm trắng xốp dùng để châm thuốc lào... Cạnh bàn là những chiếc ghế gỗ be bé, tôi nhớ ông tôi hay gọi là “đòn”, ngồi lên cứ cập kênh. Có nơi người ta làm ghế dài như ghế của học sinh, nhưng những ghế ấy không dễ chịu bằng ghế đòn. Bao nhiêu năm đi xa Hà Nội, tôi vẫn nhớ những quán nước nhỏ xíu đơn giản như thế, có mặt khắp nơi, trên phố, bên đường quốc lộ, hay khắp những hang cùng ngõ hẻm của thủ đô. Nhớ hơn, vì bác ruột tôi, chị gái của mẹ tôi, cũng từng mở một hàng nước vào những năm khó khăn của thời bao cấp, khi bác mới về hưu non. Người ta vẫn hay gọi những quán ấy là quán cóc, nhưng tôi lại nhớ một cái tên khác, ban đầu nghe cứ thấy buồn cười: quán chè chén! Nghĩa là, thức hàng chủ yếu, quan trọng nhất của quán là nước chè. Chè tươi, trà mạn được rót vào những chiếc chén con bé xíu xiu, chỉ đựng vừa đủ một hớp nước trong cơn khát, nhưng lại có thể chứa đựng cả mười lăm phút đồng hồ trầm ngâm nhìn đường phố của một người khách có vẻ như đang ngắm người qua lại mà mắt thì cứ ngơ ngác xa xăm, như lạc về một nơi lơ lắc… Tôi nhớ những chiếc chén gốm sứt sẹo, màu men đục, không mịn, nhưng vẫn được người nâng niu, ấp vào lòng bàn tay, đôi khi còn áp vào má để hơi nóng của nước chè bốc lên êm ái, mơn man trên mặt vào một buổi sáng mùa Đông rét buốt. Một quán chè chén giữ lòng Hà Nội. Sau khi ăn quà sáng bằng một bát phở hay bún riêu của quán gần đó, người ta không đứng dậy đi làm ngay, mà ghé vào hàng nước xin bà quán một chén chè. Cũng là một phút ngâm nga “câu giờ”, giữ cho mình một vài phút tĩnh tâm buổi sớm. Không tốn nhiều tiền, chỉ mất vài tờ tiền lẻ là mà lại được rất nhiều! Ngay từ thời còn bé ấy, tôi đã nghĩ, nếu không có những quán chè chén thì con người hẳn lúc nào cũng vội vã. Và không gì bắt họ dừng lại được một lúc giữa cuộc sống bận rộn hàng ngày. Bây giờ, khi trở về Hà Nội sau nhiều năm xa xứ, tôi càng thấy cái ý nghĩ tưởng chừng ngớ ngẩn trẻ con mà lại đúng thế! May sao, những quán chè chén vẫn còn! Các thức quà vặt đã khác đi nhiều, tất nhiên rồi! Những chiếc chén gốm cũ kỹ giờ được thay bằng cốc thủy tinh nhỏ. Không hiểu sao, tôi cứ nghĩ, cốc thủy tinh không thể áp vào má được, hơi nóng không giữ lâu và đều như chén gốm, không khiến ta cứ bâng khuâng, nấn ná mãi chẳng muốn rời ra như đang giữ trên má mình một bàn tay ấm áp của người thân vậy. Ghế đòn cũng không phải ghế gỗ nữa. Ghế nhựa thấp, không còn cập kênh mà sao tôi thấy ngồi không vững chãi bằng. Một cảm giác chênh vênh kỳ quặc đến với tôi khi nhìn dòng người xe nườm nượp đan nhau trên đường. “Bệnh” hoài cổ luôn khiến tôi vô tình so sánh cái mới với cái cũ xưa, để rồi ngậm ngùi cảm nhận rõ bước đi dài của thời gian… Nhưng mà, dù sao vẫn cứ còn quán chè chén, nghĩa là vẫn còn nơi cho người ta dừng lại trước mỗi buổi đi làm, trước khi tiếp tục công việc của đầu giờ chiều, hay dừng chân chờ đợi một người. Người khe khẽ trò chuyện với nhau, người lại ngồi một mình lơ đãng, người rít thuốc lào sòng sọc, nghe tiếng ống điếu kêu đã thấy đầy khoan khoái, người thì sôi nổi nói cười, chọc ghẹo bà chủ quán, ồn ào những câu chuyện vô thưởng vô phạt… Thế rồi, họ đứng dậy đi, quán lại có thêm ngay khách khác, không bao giờ vắng vẻ. Nhớ năm xưa, sau khi thôi không bán chè chén, bác tôi làm rất nhiều nghề để nuôi ba con ăn học: đóng guốc, mở hàng xén… Thế mà tôi vẫn chỉ ấn tượng nhất hình ảnh bác ngồi sau chiếc bàn con có cái đèn dầu đo đỏ lửa kể cả ban ngày, miệng nhai trầu, dáng ngồi nhẫn nại, cứ như thể cả đời bác chỉ làm một nghề duy nhất ấy. Đúng rồi, bác tôi hình như là một trong những người phụ nữ cuối cùng của thủ đô còn ăn trầu. Quán của bác có bán cả lá giầu không và trầu vỏ, mùi thơm cay, nồng nồng tỏa ra mỗi khi bác dùng chiếc dao bé tẹo tách cau, gọt trầu. Bác vui vẻ và chân thật, người gầy gò bé nhỏ, miệng lúc nào cũng tươi. Đôi khi tôi có cảm giác, bác có chút gì đó… ngây thơ ngơ ngác với cái tuổi không còn trẻ nữa hồi ấy. Nhiều món ăn bác không biết, nhiều nơi bác chưa đi qua, nhiều điều khiến bác thấy lạ lẫm… Thì con gái Hà Nội vừa lớn lên đã đi lấy chồng, sinh ba con trai, rồi đi làm, lo toan cho cả nhà vào những năm cả nước cùng nghèo khó, bác nào đã được đi đâu xa! Tôi rất thích được “lên phố” chơi với bác. Tôi không bao giờ quên được dáng tất bật của bác khi đón các cháu: “Em ngồi xuống đây, để bác đi mua bát chè…”. Tôi hỏi: “Các anh đi đâu rồi, hả bác?”, bác trả lời: “Các người đi làm đi học cả, tối mới về…”. Những người nhỏ tuổi hơn, ai bác cũng gọi là “em”, như cách xưng hô đặc trưng của một thời nào đó rất xa xôi của Hà Nội. Tôi yêu làm sao cách dùng từ của bác, là lạ mà gần gũi, nghe cứ thấy như lạc vào một quá khứ mà mình chỉ biết trong sách vở. Tôi thấy tôi được yêu thương, được chiều chuộng, được quý trọng, chỉ với một từ “em” dịu dàng ấy thôi. Trong lòng tôi, bác còn là một trong những hình mẫu người phụ nữ Hà Nội lạc quan và nhẫn nhịn. Mãi đến khi đi học xa, đủ khôn lớn, qua thư mẹ viết, tôi mới hiểu đời bác nhiều vất vả đến thế nào, có những điều kể ra được, có những điều không thể nói hết. Không hiểu nụ cười hiền hậu của bác làm sao còn lại được sau tất cả những lo buồn khó nhọc mà bác đã trải qua? Có thể, chính cái vẻ ngây thơ ngơ ngác với đời lại khiến bác chịu đựng được những cay đắng một cách nhẹ nhõm hơn chăng? Ngồi bán quán, tay cầm quai chiếc ấm tích có những hoa văn màu tím lấy từ cái giỏ ủ bọc một lớp bông chần, rót từng chén nước chè tươi mời khách, miệng nở một nụ cười dễ chịu, mắt thì lấp lánh ánh sáng, một thứ ánh sáng phát ra từ đâu đó trong tâm hồn. Tâm hồn ấy giản dị và tin người, vì thế mà thứ ánh sáng kia mới lôi cuốn làm sao! Quán chè chén của bác không lúc nào vắng khách. Và trong những năm tháng xa nhà của tôi, nỗi nhớ về bác trong tôi luôn gắn với nỗi nhớ về quán nhỏ, chè xanh, trà mạn, và cảm giác ấm sực lên khi áp vào má chiếc chén gốm màu vàng sậm mà ngoài kia gió bấc đã tràn về.
  22. Trên cùng là rau răm, hành hoa, mùi ta thái nhỏ, rắc lên trên, thành thử mặt bát bún thang có khá nhiều màu từ trắng đến vàng, từ vàng thẫm đến vàng nhạt, từ xanh đến nâu... tuy vậy, bát bún này thang vẫn cần một đầu tăm cà cuống. Nó là bún quà, nhưng khác hẳn các thứ canh bún nấu cần, cải (cá quả cá rô, bún cho vào nồi canh đun sôi, ăn thật nóng, dậy mùi rau thìa là ngào ngạt...), đấy là món bún thang. Có người hiểu sai chữ thang, cho rằng bát bún giống thang thuốc vì nó có nhiều thứ. Hoàn toàn không phải. Bún thang nghĩa là bún chan canh, vì canh là thang. Tuy vậy nó không phải là canh như canh cua, cá nấu bún. Và nó chỉ là nó một cách đặc biệt thôi. Quan trọng nhất của món bún thang là tất cả nguyên liệu góp phần làm nên nó. Thiếu một thứ cũng hỏng. Đầu tiên là nồi nước dùng phải thật ngon, trong, nóng và thơm. Nồi canh phải có vị ngọt của xương gà, lợn, tôm he, nước mắm ngon và không được một chút gây nào của xương trâu, bò hay ngọt vị đường giả tạo. Bún phải mềm, trắng muốt như bông nõn, rối, sợi nhỏ, trước khi gắp vào bát phải chần cho mềm, nóng thêm. Trên mặt bát bún thang là nhiều thứ: Trứng gà hay vịt đều được, tráng mỏng tang, thái chỉ li ti, đặt riêng một góc. Giò lụa vừa trắng vừa hồng, vừa mịn mặt còn thơm riêng mùi vị của món ăn sang trọng đó, cũng được thái chỉ, tơi bông lên. Thịt gà miếng nạc miếng lườn, miếng da miếng mỡ, miếng đùi... tất cả đều được xé nhỏ như một loài tơ tằm chưa chuốt, đặt riêng một góc khác. Ruốc bông làm bằng tôm he, tôm nõn (không bằng thịt lợn vì thịt sẽ dai), nó lồng khồng, màu ngà, cũng đặt riêng một góc, không lẫn với thứ khác, nước thang chan vào không làm nó xẹp xuống, mất vẻ đẹp đi. Bát bún thang đậm đà hương vị và màu sắc. Đôi khi có người còn cho thêm ít củ cải khô đã ngâm tẩm cho trắng, giầm giấm và đường cho vừa chua vừa ngọt. Có người gần đây còn cho thêm nửa hoặc một phần tư quả trứng luộc, giống như một miếng cau tươi, khiến bát bún thang na ná như bát sủi cảo của Hoa Kiều. Trên cùng là rau răm, hành hoa, mùi ta thái nhỏ, rắc lên trên, thành thử mặt bát bún thang có khá nhiều màu từ trắng đến vàng, từ vàng thẫm đến vàng nhạt, từ xanh đến nâu... Tuy vậy, bát bún thang vẫn chưa ăn được. Còn phải chờ bà chủ vẩy một đầu tăm cà cuống vào mặt bát, một thứ hương thơm mê hoặc, khác thường, xa xôi mà quái đản, làm cái lưỡi thắc thỏm đợi chờ từ lâu đến lúc này mới hít hà, mới nuốt nước bọt. Đây là giây phút hồi hộp, giây phút mạo hiểm trèo lên cành cao, bứt được quả ngon vừa lơ lửng, nay đã vào tay. Nhưng hãy khoan. Còn một tẹo gia vị khác nữa mới thành ra hoàn chỉnh, đó là mắm tôm loãng màu xám hồng, để riêng nó có mùi hơi gắt nhưng đi với bún thang thì hình như nó tự tan mình ra để nâng cao giá trị món quà. Cách đây dăm chục năm, cô Ẩm, nay là bà Ẩm rồi trỏ thành cụ Ẩm là người chuyên bán món quà bún thang trong chợ Đồng Xuân, nổi tiếng một thời. Quán của bà Ẩm đơn sơ, lọt thỏm vào dãy hàng quà giữa chợ, quầy là cái chõng hơi cao, giát bằng tre, còn ghế là ghế dài bằng gỗ, lâu ngày đã mòn bóng, đoán ra mà biết đã có hàng vạn con người Hà Nội ngồi đây bưng bát bún thang ngọt lịm, thơm lừng, nóng bỏng mà thưởng thức. Sáng chủ nhật, hầu như khách phải đứng chờ. Đành chờ vậy, tranh thủ liếc mắt sang các hàng quà ngon lành khác nào bánh rán nóng, bánh trôi bánh chay trắng mịn để nhở đến câu thơ Hồ Xuân Hương "Của em thì trắng phận em tròn" hàng bánh gai bánh gấc loại không gói kín, hàng bún cá, bún cua, hàng nước chè tươi óng ánh để nhớ đến bài văn bất hủ "Hàng nước cô Dần" của Thạch Lam... "Gia vị" của món bún thang. Cho đến nhiều năm sau, có những đôi vợ chồng thuở thanh niên đã kéo nhau lên đây ăn bún thang, khi có con, rồi có cháu, đầu đã pha sương khói, vẫn cứ theo lệ, dắt nhau lên chợ Đồng Xuân tìm món bún thang bà Ẩm. Bẵng đi một thời gian dài, thực phẩm khan hiếm, bún ốc cũng thành món quốc cấm (phải mang gạo đi đổi bún) bà Ẩm đành về nghỉ, bỏ lại một quãng vắng trong chợ Đồng Xuân và trong cả lòng người Hà Nội, nhưng thực khách tinh sành. Cho đến những năm dầu của thế kỷ 19, bà cụ Ẩm mới trở lại nghề làm bún thang. Nhưng tuổi đã cao, đời sống cũng khá giả, bà Ẩm cùng phu quân là ông Châu, truyền lại nghề làm món đặc sản Thăng Long này cho cô con gái là cô Vân. Cô này, sau mở hàng ăn, khách sạn ở phố Cửa Nam, bán món bún thang mỗi ngày vài giờ buổi sáng, nói theo bà Ẩm là để "giữ nghề”. Vườn Ẩm Thực 37 phố Cửa Nam có món bún thang cổ truyền của bà Ẩm. Ai biết thì đến, không cần quảng cáo. Nhất là so với vài ba món quà khác thì giá nó hơi cao. Người Hà Nội kỹ tính, thường ăn bún thang chỉ riêng mình nó, không thêm bớt gì như dầu cháo quẩy, hay tương ớt... Nhưng đành chấp nhận một thời kỳ xô bồ, nhất là người ta rủng rỉnh, làm "thượng để' nên người bán hàng đánh nhắm mắt làm ngơ. Đây đó cũng đôi khi thấy xuất hiện cái bảng con con đề chữ bún thang kèm theo phở mỹ gà vịt… Khó tin rằng đó, là món bún thang "thuần chủng” ngon vào loại đặc sản của Hà Thành, và nếu đúng thế thì thà đi ăn một bát bún riêu cua, bát bún ốc hoặc chỉ là bánh cuốn phố Hàng Cân còn hơn. Nghe nói Hưng Yên có bà Mỹ cũng làm món bún thang nổi tiếng, nhưng là bún thang bằng lươn mà người Hưng Yên thường khen nức nở và giới thiệu cho bạn bè Hà Nội. Không biết ngon đến mức nào. Còn riêng Hà Nội, hình như chưa ai dám so tài làm bún thang với bà Ẩm từ trước đến nay. Làm bún thang ở nhà dù thế nào cũng không thể ngon bằng đi ăn bún thang của bà. Người Hà Nội vẫn giữ được cách ăn Tết từ xa xưa. Sau Tết có món canh dưa chua. Nhưng mùng ba, bốn, muốn đổi lưỡi, nhiều bà khéo tay và có điều kiện, thường làm bữa bún thang cho cả nhà lúc đã ngấy bánh chưng măng hầm, giò lụa... Nay bún thang càng qúy hiếm vì con cà cuống, linh hồn của món bún thang ngày càng hiếm, có nguy cơ bị diệt chủng. Nếu thế thì tiếc vô cùng cho văn hoá ẩm thực người Hà Nội. Theo Báo Điện Tử Tổ Quốc
  23. Tương truyền, món đặc sản đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đã được tiến cống cung đình triều Nguyễn dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương. "Đuông" là loại côn trùng có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Loài côn trùng này rất thích ăn củ hủ dừa (phần lá mầm nằm chính giữa ngọn của cây dừa) là một trong những món ăn quý nhất của dân sành ẩm thực. Hằng năm, sau mùa giao phối, đuông thường chọn cây dừa sung sức khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng, sau đó mẹ con nhà đuông "mở chiến dịch khai phá" với củ hủ dừa một cách thoả thích. Trung bình mỗi cây dừa có khoảng 100 con đuông ngày đêm "đánh chén" một cách say sưa ngon lành cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa, làm cây kiệt sức rồi uá tàn dần đến chết. Chủ vườn phải đốn cây để bắt đuông. Mỗi con đuông dừa to cỡ ngón tay cái, béo tròn. Một số loại cây khác cũng có đuông nhưng hơi khó tìm. Cây đủng đỉnh khi thấy héo ngọn, chặt ra là có đuông cỡ ngón chân cái mập tròn, trắng múp. Ở Trà Vinh có đuông chà là, mỗi cây có một con trú ngụ cho đến khi già mọc cánh bay đi. Cứ thấy cây nào héo đọt là cây ấy có đuông. Đuông chà là to mà đem nướng, mỗi người ăn chừng ba con đã thoả mãn rồi. Đuông dừa khoét lỗ chui vào ngọn dừa non ăn củ hủ và sinh sản. Đến lúc đọt thối, ngã ngang cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe chúng rầm rì ở trong. Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ, một cây có hàng trăm con. Có người bảo những con mọc cánh vẫn ăn được và ngon nữa là khác. Đuông vốn là món ăn dân dã, nhưng thời nay trở nên quý hiếm và rất đắt tiền, không phải lúc nào cũng có. Ngay cả những bậc lão nông lăn lộn với ruộng đồng, vườn tược mà trong đời cũng chỉ thưởng thức món này được vài ba lần. Tương truyền, món đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đã được tiến cống dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương. Nhiều chuyên gia ẩm thực ví ấu trùng đuông dừa với "sơn dương trùng" mà Từ Hy Thái hậu thết đãi các sứ thần phương Tây. Sự ví von này cũng không có gì quá đáng. Người ta dùng hai thanh tre hoặc trúc, chẻ vừa miếng làm nẹp, kẹp đuông còn sống vào giữa, để lên lửa than nướng liu riu, trở qua xoay lại. Đến khi chín giòn thì lấy ra, mở nẹp xếp vào đĩa. Sửa soạn chén nước mắm me bằng cách lấy me lùi vào than cho chín rồi rót nước mắm Phú Quốc vào, thêm chút đường, bột ngọt cho vừa ăn. Đuông nướng ăn với các loại rau xà lách, cải trời, càng cua, cải xanh, húng quế, tía tô, ớt. Dùng tay bốc đuông dừa lót lên các loại rau, cuốn lại chấm vào chén mắm me chua. Cắn một miếng nhai thong thả, tận hưởng hương vị độc đáo toả ra với mùi hăng hăng, ngòn ngọt của rau, vị thơm lừng béo ngậy của thịt đuông, quyện với vị chua chua của nước mắm me là vị cay nồng của ớt, tuy dân dã nhưng sơn hào hải vị khó sánh kịp. Món đuông nướng hấp dẫn này có thể nhấm nháp lai rai với vài ly rượu. Người ta còn ngâm đuông vào nước mắm, sau đó mới đem lăn bột chiên, ăn với rau xà lách, cà chua. Đuông nấu cháo nước cốt dừa cũng ngon. Loài côn trùng này còn làm được nhiều món khác, món nào cũng béo, thơm.
  24. Dẫu biết có khi phải đánh đổi mạng sống, nhiều người vẫn xem bắt rắn là cái nghiệp. Tiền bán con rắn oan nghiệt không đủ mua quan tài cho người vắn số. Chỉ cần một đoạn tre dài khoảng 2 m, một đầu buộc kẹp sắt có dây rút, người săn bắt rắn ở Bình Thuận có thể bắt được mọi loài rắn. Ngày hay đêm, mưa hay nắng, người săn bắt rắn phải băng rừng, lội suối hàng chục cây số. Đã có không ít người sinh nghề tử nghiệp trên hành trình tìm rắn nhưng nghề bắt rắn vẫn tồn tại. Nghề lùng sục khắp nơi Tại huyện Hàm Thuận Nam, mỗi sáng sớm từng tốp thợ bắt rắn tay cầm sào, vai mang giỏ tiến vào rừng rồi tản đi khắp hướng. Đa phần đều chung hoàn cảnh nhà đông miệng ăn, không nghề nghiệp, thiếu đất sản xuất và vốn làm ăn. Anh Nguyễn Thanh Dũng ở xã Tân Lập, làm nghề bắt rắn hơn 10 năm nay, cho biết: “Mới vào nghề, thấy con rắn là tôi sợ xanh mặt nhưng ráng bắt để kiếm tiền. Bắt riết rồi cũng quen”. Anh Dũng kể khi phát hiện rắn, người bắt sẽ dùng móc sắt kẹp lại để rắn nằm yên tại chỗ. Nếu đó là rắn thường thì người bắt hất ngược ra, đồng thời chộp ngay con rắn bỏ vào bao. Nếu là rắn độc, người bắt kéo mạnh dây rút, kẹp sắt sẽ kẹp chặt con rắn. Sau đó, người bắt chộp chặt cổ rắn, dùng băng keo quấn miệng rắn, chỉ chừa mũi cho rắn thở. Theo nghề đã 17 năm, anh Nguyễn Văn Thắng (thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam) chỉ chuyên bắt rắn vào ban đêm. Nhà nghèo, ban ngày đi làm thuê; ban đêm anh một mình lặn lội vào rừng, nhờ ánh đèn pin mà men theo sông suối tìm rắn đến rạng sáng hôm sau mới quay về. Nghề bắt rắn có thể làm quanh năm nhưng tập trung nhiều vào những tháng mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) bởi đây là lúc nông nhàn. Mặt khác, vào thời điểm đó, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua rắn cao. Tuy nhiên, cũng có người bắt rắn theo nhiều cách khác. Anh Mai Văn Công và một số thợ rắn ở thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh thường chọn lúc mưa to gió lớn để hành nghề. Lúc này, rắn thường tìm ngọn cây cao trú ngụ. Người bắt chỉ cần chèo xuồng men theo các hàng cây không bị ngập nước là bắt được rắn. Mùa nước ngập trắng đồng bãi, có ngày anh Công bắt được gần một bao tải rắn. Đổi mạng vì nghiệp Thông thường, rắn càng độc giá càng cao. Một ký rắn hổ chúa (một loài rắn cực độc) có khi lên đến hai triệu đồng. Vì thế khi gặp rắn độc, người bắt rắn thường bất chấp hiểm nguy, tìm mọi cách để bắt. Bởi sự liều lĩnh này, thời gian qua đã có không ít thợ rắn bị rắn độc cắn chết hoặc mang thương tật suốt đời. Người dân thị trấn Thuận Nam vẫn chưa quên câu chuyện đau lòng về một trường hợp bị rắn hổ chúa cắn chết khi đang hành nghề. Tiền bán con rắn oan nghiệt không đủ để mua quan tài cho người vắn số. Người mua rắn biết chuyện đã biếu thêm cho gia đình một số tiền để lo chuyện ma chay. Hay như năm ngoái, tại xã Tân Lập (Hàm Thuận Nam), người ta phát hiện một con rắn hổ chúa khá lớn ở một khu vườn hoang. Ngại những cú mổ nhanh như gió của nó, các thợ bắt rắn trong vùng không dám ra tay. Thấy miếng mồi ngon, anh Lê Văn Tiến quyết không bỏ qua. Trong một khoảnh khắc sơ hở, anh bị rắn mổ một nhát vào đầu, một nhát vào chân nhưng nhờ có mũ bảo hiểm và đi ủng nên không hề gì. Riêng nhát mổ vào vai, do áo không đủ dày nên vai anh bị xước nhẹ. Dù được đưa đi cấp cứu ngay lập tức nhưng anh vẫn không qua khỏi. Mới đây, do bất cẩn khi tò mò muốn biết hình thù rắn hổ chúa thế nào, ông Nguyễn Văn (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam) đã bị con rắn này cắn chết tại chỗ, để lại vợ và ba con nhỏ. Ở nhiều địa phương khác, số thợ rắn bị rắn cắn cũng không ít. Chưa có thống kê cụ thể số người bắt rắn chết hoặc bị thương tật do rắn cắn mỗi năm tại Bình Thuận nhưng con số này phải lên đến hàng chục. Những người theo nghề bắt rắn cũng thừa nhận sự nguy hiểm của nghề nhưng vì miếng cơm manh áo họ vẫn không thể bỏ. Theo Pháp Luật TP HCM
  25. Mùa cá bông lau trên sông Vàm Nao (Tân Phú, An Giang) bắt đầu từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch. Đây cũng là thời điểm ngư dân thả lưới đánh bắt loài cá có hành tung bí ẩn này, theo sự phù độ của "Bà cậu". Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, về những huyền thoại “dưới sông sấu nhảy…” một thời mà còn nổi tiếng vì đặc sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó. Rủi may nhờ “Bà cậu” Sáng sớm, trên sông Vàm Nao, những người làm nghề đánh bắt cá bông lau đã hoàn thành phần việc thả lưới của mình. Họ chờ cho đến khi mặt trời lên cao thì đi thăm lưới. Bực bội vì không đánh được cá ngày hôm qua, Hai Lai, một ngư dân đánh bắt cá bông lau lâu năm và nổi tiếng nhất ở đây, cho biết: “Không những chẳng đánh được con cá bông lau nào mà còn bị cào bay (ghe cào) chém nát mấy chục mét lưới, mất toi mấy trăm nghìn thuê người vá lại... Thôi thì mong bữa nay sẽ gỡ gạc vậy”. Cá bông lau nặng gần 10 kg do ông Hai Lai đánh lưới. 50 tuổi, Hai Lai đã có hơn 30 năm làm nghề đánh cá bông lau. Nhìn con nước, ngắm mây, coi tăm cá và nghiệm tiết trời là ông có thể đoán được đến 7-8 phần hôm nay có cá hay không.Không “siêu” như Hai Lai nhưng nhiều ngư dân nơi đây cũng đoán biết được cá bông lau có “chạy” hay không bằng cảm nhận từ tiết trời. Nhưng biết thì để trong bụng thôi, chứ không ai dám nói ra vì sợ có lỗi, vì ai cũng tin là “đất có thổ công, sông có hà bá”. Đối với những người đánh bắt cá bông lau thì sông nước ở đây còn có “Bà cậu”. Làm ăn được hay không, bắt được nhiều hay ít cá là do Bà có độ không. Có người còn lập bàn thờ Bà, mỗi bận xuất ghe đi đánh bắt đều âm thầm làm mâm cỗ cúng. Mọi người đều tin rằng, nếu trước khi đi thả lưới mà có ai đó trông thấy, đặt hàng trước, đại khái như: “Chừa cho tôi một con nhé”, “Thăm lưới về, được bao nhiêu, giao hết cho tôi nghen”... thì kể như chuyến đi ấy trắng tay. Cũng chính vì sự kiêng kỵ đó mà không ai có thể thể liên hệ trước với những người làm nghề đánh bắt cá bông lau. Hôm đó là một ngày hên của Hai Lai. Mới hơn 9h, tay lưới đã rung lên bần bật. Hai Lai dang tay phăng mạnh. Thoáng chốc, một con bông lau trắng toát, dài hơn nửa thước, dễ đến chục kg đã nằm gọn trên lòng ghe. “Thấy Bà cậu độ chưa? Kẻ vô tâm nào hôm qua cào nát lưới tui thì hôm nay cũng bị Bà cho trắng tay mà xem...”, Hai Lai liến thoắng. “Hành tung” bí ẩn của cá bông lau Cá bông lau dài đòn nên có dáng thon thả. Đẹp nhất phải kể đến nước da của nó, trắng mịn mà lại nổi bông phấn nên người ta gọi là trắng phấn. Dưới ánh nắng mặt trời, da cá ánh lên một màu trắng như bông lau. Thịt bông lau có sức quyến rũ lạ kỳ. Hầu như loại cá nào lúc còn tươi sống cũng tanh, nhưng riêng bông lau lại có một mùi thơm lạ lẫm. Nhiều nhà nghiên cứu chuyên ngành thủy sản và cả... giới văn nghệ sĩ bị hấp dẫn bởi loài cá này. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp, một trong số họ, đã lặn lội từ đầu nguồn đến cuối nguồn sông Cửu Long tìm hiểu. Đã mấy chục năm nhưng kỳ thực ông cũng chưa hiểu hết được tông tích cá bông lau. Ông nói: “Có một cái gì đó bí ẩn về đường đi nước bước của loài cá này. Xưa nay chưa ai thấy trứng cá bông lau bao giờ. Cũng chưa ai đánh bắt được con cá bông lau nào có trứng. Người ta cũng không biết cá bông lau được sinh ra từ đâu. Người thì quả quyết nó được sinh ra từ Biển Hồ của Campuchia như nhiều loại cá da trơn khác. Nhưng những người làm nghề đánh bắt cá lâu năm cho biết họ không thấy mặt cá bông lau ở Biển Hồ”.Cũng theo ông Hiệp, một giả thuyết khác cho rằng cá bông lau sinh ra ở cuối nguồn sông Cửu Long, nơi giao nhau giữa nước mặn và nước ngọt. Giả thuyết này có phần đúng nhiều hơn vì thực tế ở vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu thuộc địa phận các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau... cũng có nhiều cá bông lau nhưng đa phần là cá nhỏ, mỗi con độ 2 kg là cùng. Trong khi cá bông lau ở đầu nguồn Cửu Long như sông Vàm Nao (An Giang) thì phần nhiều là trên 5 kg, con trên 10 kg cũng không phải hiếm. Mùa cá bông lau trên sông Vàm Nao bắt đầu từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch. Từ xưa tới nay, ít ai câu mà đa phần dùng lưới. Lưới có mắt rộng khoảng 14 cm, cao trên 10 m, chiều dài mỗi tay khoảng 400-500 m. Cá đi nhiều theo con nước đêm nên người ta hay thả lưới từ lúc chiều tối đến rạng sáng hôm sau. Có hai cách bắt cá bông lau là lưới đèn và lưới ngầm. Lưới ngầm thì cứ 5 m lại có một móc chì nặng hơn 2 kg làm sức nặng cho lưới chìm sâu, xen kẽ là các phao xốp báo hiệu thả trên mặt nước. Lưới ngầm chuyên bắt những luồng cá đi sâu đáy sông. Lưới đèn gắn thêm những chiếc đèn dầu, bắt cá chạy luồng trên. Loại lưới này đánh rất trúng vào buổi tối, nhưng chỉ bắt được cá nhỏ. Trên chiếc ghe tam bản, một mái chèo, một tay lưới, một chiếc máy Cole là đủ công cụ cho nghề săn cá. Mỗi chuyến, họ thường đi theo nhóm hai người, một chèo giầm, một thả lưới. “Chừng chục năm trước, chỉ riêng khúc sông này đã có hơn chục bến, số ghe đánh bắt cá bông lau ở đây lúc cao điểm lên tới 400-500 cái. Ai đến trước thả lưới trước, người đến sau phải chờ, tuyệt đối không có sự tranh giành. Mấy năm gần đây, cá bông lau mỗi lúc một ít, người ta bỏ nghề lên bờ mà cái sự làm ăn xem ra cũng lộn xộn hơn nhiều”, Hai Lai cho biết. Không biết có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào không mà hầu hết người làm nghề đánh bắt cá bông lau ở Vàm Nao đều nghèo. Có người nói chính cái sự hên xui đan xen đã tạo nên một yếu tố hấp dẫn, khiến nhiều người ta không bỏ được nghề, dù khó đến mấy. Hai Lai cũng không là ngoại lệ. Làm nghề đánh bắt cá bông lau hơn 30 năm nay nhưng tính ra anh và gia đình chẳng mấy lần được ăn loài cá này. Theo Báo An Giang