Li Feng

Nghiệp Bắt Rắn

2 bài viết trong chủ đề này

Posted Image


Dẫu biết có khi phải đánh đổi mạng sống, nhiều người vẫn xem bắt rắn là cái nghiệp. Tiền bán con rắn oan nghiệt không đủ mua quan tài cho người vắn số.
Chỉ cần một đoạn tre dài khoảng 2 m, một đầu buộc kẹp sắt có dây rút, người săn bắt rắn ở Bình Thuận có thể bắt được mọi loài rắn. Ngày hay đêm, mưa hay nắng, người săn bắt rắn phải băng rừng, lội suối hàng chục cây số. Đã có không ít người sinh nghề tử nghiệp trên hành trình tìm rắn nhưng nghề bắt rắn vẫn tồn tại.
Nghề lùng sục khắp nơi
Tại huyện Hàm Thuận Nam, mỗi sáng sớm từng tốp thợ bắt rắn tay cầm sào, vai mang giỏ tiến vào rừng rồi tản đi khắp hướng. Đa phần đều chung hoàn cảnh nhà đông miệng ăn, không nghề nghiệp, thiếu đất sản xuất và vốn làm ăn.
Anh Nguyễn Thanh Dũng ở xã Tân Lập, làm nghề bắt rắn hơn 10 năm nay, cho biết: “Mới vào nghề, thấy con rắn là tôi sợ xanh mặt nhưng ráng bắt để kiếm tiền. Bắt riết rồi cũng quen”. Anh Dũng kể khi phát hiện rắn, người bắt sẽ dùng móc sắt kẹp lại để rắn nằm yên tại chỗ. Nếu đó là rắn thường thì người bắt hất ngược ra, đồng thời chộp ngay con rắn bỏ vào bao. Nếu là rắn độc, người bắt kéo mạnh dây rút, kẹp sắt sẽ kẹp chặt con rắn. Sau đó, người bắt chộp chặt cổ rắn, dùng băng keo quấn miệng rắn, chỉ chừa mũi cho rắn thở.
Theo nghề đã 17 năm, anh Nguyễn Văn Thắng (thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam) chỉ chuyên bắt rắn vào ban đêm. Nhà nghèo, ban ngày đi làm thuê; ban đêm anh một mình lặn lội vào rừng, nhờ ánh đèn pin mà men theo sông suối tìm rắn đến rạng sáng hôm sau mới quay về.
Nghề bắt rắn có thể làm quanh năm nhưng tập trung nhiều vào những tháng mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) bởi đây là lúc nông nhàn. Mặt khác, vào thời điểm đó, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua rắn cao.
Tuy nhiên, cũng có người bắt rắn theo nhiều cách khác. Anh Mai Văn Công và một số thợ rắn ở thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh thường chọn lúc mưa to gió lớn để hành nghề. Lúc này, rắn thường tìm ngọn cây cao trú ngụ. Người bắt chỉ cần chèo xuồng men theo các hàng cây không bị ngập nước là bắt được rắn. Mùa nước ngập trắng đồng bãi, có ngày anh Công bắt được gần một bao tải rắn.
Đổi mạng vì nghiệp
Thông thường, rắn càng độc giá càng cao. Một ký rắn hổ chúa (một loài rắn cực độc) có khi lên đến hai triệu đồng. Vì thế khi gặp rắn độc, người bắt rắn thường bất chấp hiểm nguy, tìm mọi cách để bắt. Bởi sự liều lĩnh này, thời gian qua đã có không ít thợ rắn bị rắn độc cắn chết hoặc mang thương tật suốt đời.
Người dân thị trấn Thuận Nam vẫn chưa quên câu chuyện đau lòng về một trường hợp bị rắn hổ chúa cắn chết khi đang hành nghề. Tiền bán con rắn oan nghiệt không đủ để mua quan tài cho người vắn số. Người mua rắn biết chuyện đã biếu thêm cho gia đình một số tiền để lo chuyện ma chay. Hay như năm ngoái, tại xã Tân Lập (Hàm Thuận Nam), người ta phát hiện một con rắn hổ chúa khá lớn ở một khu vườn hoang. Ngại những cú mổ nhanh như gió của nó, các thợ bắt rắn trong vùng không dám ra tay.
Thấy miếng mồi ngon, anh Lê Văn Tiến quyết không bỏ qua. Trong một khoảnh khắc sơ hở, anh bị rắn mổ một nhát vào đầu, một nhát vào chân nhưng nhờ có mũ bảo hiểm và đi ủng nên không hề gì. Riêng nhát mổ vào vai, do áo không đủ dày nên vai anh bị xước nhẹ. Dù được đưa đi cấp cứu ngay lập tức nhưng anh vẫn không qua khỏi.
Mới đây, do bất cẩn khi tò mò muốn biết hình thù rắn hổ chúa thế nào, ông Nguyễn Văn (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam) đã bị con rắn này cắn chết tại chỗ, để lại vợ và ba con nhỏ. Ở nhiều địa phương khác, số thợ rắn bị rắn cắn cũng không ít.
Chưa có thống kê cụ thể số người bắt rắn chết hoặc bị thương tật do rắn cắn mỗi năm tại Bình Thuận nhưng con số này phải lên đến hàng chục. Những người theo nghề bắt rắn cũng thừa nhận sự nguy hiểm của nghề nhưng vì miếng cơm manh áo họ vẫn không thể bỏ.
Theo Pháp Luật TP HCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào bạn

  Li Feng said:

................................................................................

.........

cám ơn bạn.

Sáng nay đi làm vừa gặp một con rắn bò qua đường, vào diễn đàn lại gặp bài viết của bạn như một dấu hiệu đồng bộ cho những suy ngix về lý học mà liêm trinh đang ngẫm ngix về một trục bất biến nữa của hệ quy chiếu không thời gian.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay