Công Minh
Hội viên-
Số nội dung
284 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
4
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Công Minh
-
Việc nhà nông theo ngày tốt Trong kho tàng văn hoá Hán- Nôm các dân tộc Việt Nam có một bộ phận quan trọng đề cập đến âm lịch, còn gọi nông lịch và công việc làm ăn canh tác, chăn nuôi... của nhà nông. Xin liệt kê những ngày tốt theo can chi đối với một số công việc rất cụ thể mà người xưa coi trọng là "đại sự chí cốt ích lợi sinh tồn". Những ngày tốt cày bừa: Có 5 nhóm ngày tốt cho việc cày sâu bừa kỹ, lần lượt như sau: * Nhóm 1 gồm 8 ngày: Giáp Tuất- Ất Sửu/Đinh Mão/Kỷ Tỵ- Canh Ngọ- Tân mùi/Quý Dậu/Ất Hợi (ký hiệu/cách 1 ngày can chi). * Nhóm 2 gồm 11 ngày: Bính Tý - Đinh Sửu - Mậu Dần- Kỷ Mão/Tân Tỵ- Nhâm Ngọ - Quý Mùi - Giáp Thân - Ất Dậu- Bính Tuất, Đinh Hợi. * Nhóm 3 gồm 9 ngày: Kỷ Sửu/Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tỵ - Giáp Ngọ - Ất Mùi- Bính Thân/Mậu Tuất- Kỷ Hợi. * Nhóm 4 gồm 8 ngày: Canh Tý-Tân Sửu- Nhâm Dần- Quý Mão - Giáp Thìn/Bính Ngọ/Mậu Thân- Kỷ Dậu. * Nhóm 5 gồm 9 ngày: Quý Sửu - Giáp Dần/Bính Thìn - Đinh Tỵ - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi-Canh Thân-Tân Dậu/Quý Hợi. Những ngày tốt ngâm giống: Có 6 ngày là Giáp Tuất, Ất Hợi, Nhâm Ngọ, Ất Dậu, Nhâm Thìn và Ất Mão. Những ngày tốt gieo mạ: Có 11 ngày là Tân Mùi, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Canh Dần, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Ất Mão, Tân Dậu. Những ngày tốt cấy lúa: Có 11 ngày là Canh Ngọ, Nhâm Thân, Quý Dậu, Kỷ Mão, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Ngọ, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Dậu. Những ngày tốt trồng bầu, bí, mướp: Có 6 ngày là Giáp Tý, Ất Sửu, Tân Tỵ, Canh Tý, Nhâm Dần và Ất Mão. Những ngày tốt trồng rau: Có 4 ngày là Nhâm Tuất, Mậu Dần, Canh Dần, Tân Mão. Những ngày tốt trồng gừng: Có 5 ngày là Giáp Tý, Ất Sửu, Tân Mùi, Nhâm Thân và Tân Mão. Những ngày tốt trồng đậu (đỗ): Có 7 ngày là Canh Tý, Nhâm Tuất, Nhâm Thân, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Tân Mão và Mậu Thân. Những ngày tốt gặt hái: Có 11 ngày là Giáp Tý, Nhâm Thân, Quý Dậu, Ất Mão, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Ngọ, Quý Mão, Giáp Thìn và Ất Dậu. Những ngày tốt tậu trâu, bò: - Trong tháng Giêng được 14 ngày: Bính Dần, Đinh Mão, Canh Ngọ, Đinh Sửu, Quý Mùi, Giáp Thân, Tân Mão, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Canh Tý, Canh Tuất, Tân Hợi, Mậu Ngọ và Nhâm Tuất. - Trong tháng 6 được 2 ngày: Canh Thọ và Canh Tuất. - Các tháng 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, Một (11) và Chạp (12) được 2 ngày: Quý Hợi và Quý Mùi. Những ngày tốt làm chuồng trâu, bò: Có 11 ngày là Giáp Tý, Ất Tỵ, Canh Ngọ, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Tý và Canh Dần. Những ngày tốt cho việc trong buồng vợ chồng đi lại: Có 5 nhóm ngày tốt gồm 45 ngày như sau: - Nhóm 1 có 8 ngày: Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mão, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Quý Dậu và Ất Hợi. - Nhóm 2 có 11 ngày: Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất và Đinh Hợi. - Nhóm 3 có 9 ngày: Kỷ Sửu, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Mậu Tuất và Kỷ Hợi. - Nhóm 4 có 8 ngày: Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Bính Ngọ, Mậu Thân và Kỷ Dậu. - Nhóm 5 có 9 ngày: Quý Sửu, Giáp Dần, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu và Quý Hợi. - Tháng tốt là ba tháng Xuân: Giêng, Hai và Ba; ba tháng đông là Mười, Một (11, và Chạp (12). Nên kiêng kỵ nhất là ba tháng hè (tháng Tư, Năm và Sáu) vì thời khí không có lợi cho sức khoẻ vợ chồng, sẽ ảnh hưởng xấu đến nòi giống. Ba tháng Thu khí trời đất hanh khô cũng không tốt cho việc đôi bên đi lại với nhau lắm. Việc quý trọng bậc nhất của con người là sinh dục và sinh sản, cho nên càng phải cẩn trọng, không nên phóng túng tùy tiện. Nên kiêng tránh các ngày mà các bậc tiên y đã cảnh báo được gọi chung là ngày con nước : "Dù ai đi lại vợ chồng Phải ngày con nước khó lòng nuôi con". TS. Cung Khắc Lược Theo Báo NTNN
-
Phải chăng tục chọn ngày chọn giờ chỉ tồn tại ở nước ta và các nước nông nghiệp lạc hậu ? Việt Nam, Trung Quốc thời xưa chỉ sống về nông nghiệp. Ngày nay nước ta vẫn chưa thoát khỏi nền nông nghiệp lạc hậu. Cái ăn, cái mặc, nơi ở thuộc bản năng sinh sống của con người. Vì vậy, lịch pháp và thiên văn học cổ đại cảu Trung Quốc và Phương Đông nói chung rất chú trọng đến thời tiết. Đặc biệt lịch tiết khí, lịch mặt trăng là loại lịch độc đáo chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thuật chiêm tinh cũng vậy. Xin chỉ dẫn ra đây một loạt công việc dựa vào Thuật chiêm tinh để tìm ra ngày tháng tốt lành. Săn bắn: Ngày vào rừng, ngày tế Sơn tinh, Bạch hổ, ngày phạt mộc, ( ngày đốn cây làm chòi, làm lán, ngày lui rời sơn trại, mùa thu hái, mùa đốn củi, săn bắn...) Đánh bắt cá: Ngày hành thuyền thả lưới, ngày tế thần hà bá. Trồng trọt: Ngày ươm giống, ngày gieo mạ, ngày cấy, ngày gặt, ngày lế thần nông, ngày cúng cơm mới, ngày nhập kho, ngày nạp lương... Chăn nuôi: Ngày làm chuồng, ngày mua giống lợn, bò dê ngựa chó méo, ngày lót ổ cho gà đẻ, ngày bắt đầu nuôi tằm, ngày kéo tơ, ngày lấy mật ong, ngày san tổ ong.... Tất nhiên thời nay người ta không chọn tất cả những ngày nói trên nữa, liệt kê ra để chứng minh: sản xuất nông nghiệp rất gắn bó với Thuật chọn ngày. Các nước Công nghiệp tiên tiến, cũng có tục chọn ngày: 12 chòm sao trên đường Hoàng đạo theo thiên văn học phương Tây, đối chiếu với 12 trực và nhị thập bát tú của phương Đông có những nét tương tự, cách đặt tên các sao theo tên các thiên thần tuy không giống phương Đông nhưng cũng là Thần sát. Qua bài “ trong con số có điều gì thần bí” ta thấy số 13 là con số kiêng kỵ của nhiều nước phương Tây. Theo Lưu- Đạo –Siêu: nhân vật sùng tín thuật chọn ngày tiêu biểu nhất là tổng thống Mỹ Rigân. Lịch công tác cả năm của Rigan dựa vào ngày do một nhà nữ chiêm tinh vạch sẵn: Ngày tốt; mầu lục, ngày trung bình: màu vàng, ngày xấu: màu đỏ. Căn cứ vào đó mà chánh văn phòng Tổng thống đặt lịch công tác: ngày nào đi nước ngoài, ngày nào lên máy bay, ngày nào ký các hiệp ước, ngày nào tiếp khách bình thường, ngày nào phải hoàn toàn nghỉ việc. (Theo thoigian.com)
-
Xuất xứ của tục chọn ngày chọn giờ Tìm điều lành tránh điều dữ thuộc bản năng của con người. Do trình độ nhận thức, con người cổ sơ chưa thể nào hiểu nổi những hiện tượng thiên nhiên. Thiên nhiên cho ta sự sống, cho ta nước uống, thức ăn, không khí, ánh sáng, hơi nóng.v.v. nhưng bao nhiêu tai hoạ dồn dập đe doạ cuộc sống con người: hạn hán, bão lụt, sấm sét, giông tố, dịch bênh, thú dữ.v.v. cũng do thiên nhiên đưa tới.v.v? khi xã hội có giai cấp xuất hiện, con người cổ sơ cũng chưa thể nào hiểu nổi: tại sao thân phận từng người khác nhau? Kẻ đàn áp, bóc lột, độc ác, tàn bạo được hưởng phú quý, người nô lệ chịu cảnh khốn khổ bần cùng, các tập đoàn người gây còn gây chiến tranh tàn phá lẫn nhau, bao nhiêu cảnh đau thương chết chóc bất ngờ ập tới...? Không giải thích nổi, họ đành quy mọi mối vào tạo hoá. Tạo hoá theo quan niệm thời nay là mọi thiên thể trong vũ trụ, là môi trường thiên nhiên và xã hội, nhưng theo quan niệm xưa là các lực lượng siêu nhiên, là ông trời là cả một loạt thiên thần ác quỷ hoặc một vùng phân dã dưới bầu trời. Trời ban phúc cho ai, người ấy được cai trị kẻ dưới, trời gieo tai vạ cho ai người ấy phải chịu. Bao nhiêu bất công trong đời chỉ biết van trời. Do bản năng sinh tồn, con người phải tìm lẽ sống, tìm cách duy trì và phát triển nòi giống, vươn lên làm chủ muôn vật trên trái đất. Nhu cầu được thu hái sản phẩm, ăn no, mặc ấm, được ở yên, được đi lại bình yên, chống đỡ được bệnh tật tai hoạ là những nhu cầu cơ bản thuộc bản năng sinh vật. Tâm lý chung của xã hội loài người: tìm điều lành tránh điều dữ, xuất phát chung của các loại hình tôn giáo, các loại hình bói toán và các thuật chọn ngày giờ lành dữ. Có ngày tốt ngày xấu hay không? Thực tế có ngày làm mọi việc đều thắng lợi, nhiều điều may mắn tự nhiên đưa tới, ngược lại có ngày vất vả sớm chiều chẳng được việc gì, lại còn gặp tai nạn bất ngờ. Người ta muốn hỏi vì sao vậy? Phép duy vật biện chứng giải thích: Đó là quy luật tất nhiên và ngẫu nhiên. Trong tất nhiên có yếu tố ngẫu nhiên, ngược lại trong ngẫu nhiên cũng có yếu tố tất nhiên. Lý luận thì như vậy, nhưng người ta muốn biết cụ thể: làm sao đón trước được những yếu tố ngẫu nhiên tốt và tránh những yếu tố ngẫu nhiên xấu? Cụ thể: Tháng này cưới vợ nên chọn ngày nào thì tương lai duyên ưa phận đẹp, làm nhà nên chọn ngày nào thì con cháu sum vầy, gia đình làm ăn nên nổi, an táng nên chọn giờ nào, tránh giờ nào, để cầu được phúc đức tránh được tai vạ về sau. Vì vậy người ta phải tìm thầy, tìm sách xem ngày chọn giờ. Nhưng trong Hiệp kỷ lịch không có ngày nào hoàn toàn tốt hay xấu cho mọi người, mọi việc, mọi địa phương. Thực tế, trên chiến trường, thời điểm ta thắng thì địch thua, trên thương trường anh mất của thì người khác được của. Trời mưa lợi cho việc đồng áng ruộng vườn thì bất lợi cho việc xây nhà hay đi đường.v.v. Như vậy ngày tốt ngày xấu còn tuỳ thuộc từng người, từng việc, từng hướng, từng vùng. Ngày tốt, ngày xấu còn tuỳ thuộc vào quan niệm của từng người. Ví dụ mất của là điều không may, nhưng để an ủi người mất của, người ta bảo đó là điều may vì “của đi thay người”. Ngày Nguyệt kỵ tức mồng năm, mười bốn, hai ba, ta cho là ngày xấu, kỵ kiêng xuất hành. Nhưng tránh được ngày nguyệt kỵ lại đến ngày tam nương (13 tam nương, 14 nguyệt kỵ, 22 tam nương, 23 nguyệt kỵ), nếu có việc cần kíp thì sao? Có nhiều cho rằng: ngày xấu thiên hạ kiêng không xuất hành, thì đối với mình càng tốt, vì ngoài đường đỡ chen chúc nhau, xe tàu rộng chỗ, đỡ tai nạn giao thông. Ngày Nguyệt kỵ: trong phong tục, mọi miền ở nước ta đều cho là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Bởi vậy, ngày xưa vua chúa chọn ba ngày đó đi du ngoạn. Vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, tiền hô hậu ủng. Dân chúng không được nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục Nhân dân tránh 3 ngày mồng 5, mười bốn hăm ba của từng tháng, gọi ba ngày đó là ngày Nguyệt kỵ (ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng). Ngày tốt đối với kẻ cao sang, nhưng trở thành ngày xấu của dân thường. Khi đã chọn được ngày tốt đối với từng việc, theo thuật chiêm tinh, còn phải đối chiếu ngày đó có hợp với bản mệnh của người chủ sự hay không? Cụ thể, phải xem ngày đó thuộc hàng can, hàng chi nào? Có tương xung, tương khắc,tương hình, tương hại với bản mệnh can, chi của người chủ sự hay không? Bác sĩ Vũ Định, trong bài “có ngày tốt, ngày xấu hay không?” (báo Hà Nội mới chủ nhật số 73) có nêu lên lập luận về nhịp sinh học của từng cá thể. “Nếu biết ngày tháng năm sinh của mỗi người, có thể xác định được các chu kỳ đều chuyển tiếp từ bán chu kỳ dương sang bán chu kỳ âm. Số ngày trùng hợp với chuyển tiếp các chu kỳ là ngày xấu, có thể coi là ngày vận hạn của người đó”. Lập luận trên phù hợp với nhận thức về mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố địa vật lý vũ trụ với các hoạt động chức năng của cơ thể...Ta thử vận dụng lập luận về nhịp sinh học từng cá thể như đã nêu trên để phân tích ngày giờ hợp hay xung khắc với bản mệnh từng người trong thuật chiêm tinh có cùng luận cứ khoa học hay không? Chọn ngày chọn giờ và bói toán khác nhau: Các thuật sĩ làm nghề bói toán và chọn ngày chọn giờ đều có tên gọi chung là các nhà chiêm tinh hay âm dương học. Nhưng bói toán và chọn ngày thuộc hai giai đoạn, hai lĩnh vực tư duy khác nhau của con người. Con người muốn biết tương lai thân phận mình ra sao, sắp tới vận hạn rủi may thế nào, họ không nắm được quy luật thiên nhiên và xã hội, họ chỉ biết dựa vào thuật bói toán. Bói toán khi chưa có chủ định, chưa có phương hướng, chưa biết vận hội ra sao, việc làm thành bại thế nào. Khác với thuật bói toán, khi người chủ sự muốn chọn ngày chọn giờ, tức là họ đã có chủ định, đã chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, hay ít ra cũng đã có dự án phác thảo, duy còn phân vân “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” (Con người chủ động mưu tính công việc, việc làm đó thành hay bại còn do trời), có nghĩa là con người đặt khẳng định nội lực của mình, họ chỉ muốn tiến hành trong thời cơ nào thuận lẽ trời, dễ đi đến thành công , tránh được tai hoạ. Vì sao tục chọn ngày chọn giờ tồn tại lâu đời? Xuất phát từ bản năng trở thành tâm lý phổ biến trong quần chúng, mọi việc làm có thành bại. Không phải mọi người đều tin rằng yếu tố quyết định sự thành bại là do chọn ngày chọn giờ. Có người không tin vào thuật chiêm tinh, cho đó là điều nhảm nhí, nhưng chiều theo tâm lý chung của nhiều người trong gia đình họ hàng, xét thấy chẳng có hại gì, nên cũng chọn ngày chọn giờ. Đối với một người trong một năm, năm năm, làm sao tránh khỏi rủi ro bất ngờ, huống gì đối với cả nhà, cả họ. Hễ khi ai đó xảy ra tai nạn, họ đổ lỗi cho người chủ sự báng bổ, không chịu chọn ngày, chọn hướng. Chỉ có lợi, không có hại: Chọn ngày, giờ là một tục lệ biểu hiện sự thành kính, thận trọng, nghiêm trang, không tuỳ tiện, không cẩu thả trước, trong và sau khi tiến hành một công trình, do đó dễ được sự đồng tình của những người có liên quan, đối tác. Có một luận thuyết để tin cậy. Thuật chiêm tinh đúng hay sai, luận thuyết mình tuân theo đáng tin cậy hay không, chỉ có những người đi sâu nghiên cứu mới xác định được, tuy rằng “vô sư, vô sách, quỷ thần bất trách”, nhưng có vẫn còn hơn không, nếu sai sót gì đổ lỗi cho thầy, đã có thầy mang tội, người chủ sự đỡ lo. (theo thoigian.com)
-
13 bài thuốc dân gian phòng chống bệnh tả Mộc qua Trong y học cổ truyền, bệnh tả thuộc phạm vi chứng hoắc loạn, được chẩn trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc vận dụng những kinh nghiệm dân gian hết sức phong phú. Phương pháp dùng thuốc Bài 1: Cát căn 15g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 5g, ngô thù du 3g, ý dĩ 30g, sắc uống. Dùng cho bệnh thuộc thể nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng thông thường có kèm theo phát sốt, họng khô miệng khát, tâm phiền, trong ngực rạo rực không yên, đau bụng, chất thải nặng mùi, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn... Nếu bị chuột rút gia thêm mộc qua 12g, bạch thược 15g, nôn nhiều gia trúc nhự 10g, bán hạ chế 10g. Bài 2: Thái tử sâm 30g, mạch môn 15g, bạch thược 15g, ngũ vị tử 15g, hoàng liên 6g, biển đậu 10g, chích thảo 10g, ý dĩ 30g, sắc uống. Dùng cho trường hợp mất nước nhiều, nếu khí hư nhiều (mệt lả, huyết áp tụt) gia hoàng kỳ 30g, chuột rút gia mộc qua 10g, khát nhiều gia cát căn 15g, ô mai 15g; đi ngoài quá nhiều gia thạch lựu bì 15g. Bài 3: Thái tử sâm 25g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, ô mai 15g, trúc diệp 10g, lá sen 10g. Dùng cho thời kỳ hồi phục, nếu có sốt gia thạch cao 30g, tiểu tiện bất lợi gia phục linh 10g, ăn kém gia mạch nha, cốc nha và sơn tra sao đen 30g. Bài 4: Gừng tươi nướng cháy vỏ 8g, riềng sao 12g, củ sả sao 12g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g), sắc với 500ml nước còn 200ml chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ sim 8g, búp ổi 60g, riềng 20g, tất cả sao vàng tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm. Dùng cho bệnh thuộc thể hàn biểu hiện bằng các triệu chứng thông thường có kèm theo tay chân lạnh, vã mồ hôi lạnh, sợ lạnh, bụng không đau, phân toàn nước màu hơi trắng đục như nước vo gạo, tiểu tiện trong, rêu lưỡi trắng mỏng... Bài 5: Hoạt thạch và cam thảo lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3-6g. Hoặc búp chè xanh 16g, rau má 16g, lá mơ lông 16g, bông mã đề 16g, nụ sim 18g, sắc uống. Dùng cho bệnh thuộc thể nhiệt. Bài 6: Dùng một trong các bài thuốc độc vị: (1) Biển đậu 1 thăng (còn gọi là thưng, có dung tích khoảng 200ml, dùng để đong lương thực) sắc với 1.200ml nước lấy 400ml uống. (2) Sinh khương 90g, rửa sạch, giã nát, sắc với rượu 200ml, chia uống nhiều lần. (3) Ngải cứu một nắm sắc với 3 bát nước lấy một bát uống. (4) Riềng 30g giã nát sắc với 3 bát nước lấy 2,5 bát rồi bỏ bã đem nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần. (5) Chi tử 14g sao vàng tán bột, uống với rượu ấm. (6) Ngô thù du sao 60g sắc với hai chén rượu to lấy một chén uống ấm. Các bài thuốc nói trên sắc uống ngày 1 thang cho đến khi khỏi. Phương pháp không dùng thuốc Bài 1: Dấm gạo để lâu đun nóng, dùng gạc cũ thấm ướt rồi chườm tứ chi nhiều lần. Dùng để chữa cơn chuột rút (y học cổ truyền gọi là chuyển cân) trong bệnh tả. Bài 2: Cứu huyệt trửu chùy, mỗi huyệt 10 tráng. Vị trí huyệt trửu chùy: ở vùng lưng, nằm sấp xuôi tay, lấy dây đo khoảng cách hai đầu nhọn khớp khuỷu, dây đi ngang qua chỗ hõm dưới cột sống lưng là một huyệt, từ huyệt này đo ngang ra hai bên một thốn, mỗi bên một huyệt, như vậy là có 3 huyệt. Đây là huyệt vị do Hoa Đà tìm ra, được ghi trong sách Hoa Đà thần y bí truyền. Bài 3: Lấy muối ăn đổ đầy rốn rồi dùng mồi ngải cứu bên trên, dùng để chữa chứng trướng bụng và hồi sinh trong bệnh tả. Cũng có thể thay muối bằng gừng tươi thái lát (cứu cách gừng). Bài 4: Châm tả huyệt chi câu (từ điểm giữa cổ tay phía mu đo lên trên 3 thốn, ở khe giữa xương quay và xương trụ), dùng để chữa chứng nôn nhiều trong bệnh tả. Bài 5: Dùng một cái bát sứ dấp dầu hạt cải cạo gió vùng cổ vai, cột sống, hai bên sườn, hai mặt trong khớp khuỷu và khớp gối. Cạo từ trên xuống dưới cho đến khi xuất hiện những chấm đỏ tím thì thôi. Bài 6: Lấy tỏi giã nát xát vào hai lòng bàn chân cho đến khi nóng rực thì thôi, dùng để chữa chứng chuột rút trong bệnh tả. Bài 7: Dùng muối ăn sao nóng chườm vùng ngực, bụng và lưng nhiều lần để cầm nôn và đi ngoài. Nói chung, những kinh nghiệm nêu trên đều đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rất tiện lợi. Nhưng vì tả là một bệnh nguy hiểm nên người bệnh nhất thiết vẫn phải được khám và điều trị theo biện pháp của y học hiện đại. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, việc chọn lựa và vận dụng những kinh nghiệm dân gian vẫn có giá trị phòng bệnh tích cực, điều trị hỗ trợ và dự phòng tái phát ở một mức độ nhất định. (Theo SK & CĐ)
-
22:02:05, 20/03/2008 Phòng bệnh tả bằng kinh nghiệm dân gian Một ca bệnh tả hồi mùa dịch năm rồi Ảnh: L.Châu Trong mấy ngày qua, bệnh tả xuất hiện lại ở phía Bắc, căn bệnh này được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm. Trong y học cổ truyền, bệnh tả thuộc phạm vi chứng "hoắc loạn", được chẩn trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc vận dụng những kinh nghiệm dân gian hết sức phong phú, bằng việc dùng và không dùng thuốc. Phương pháp không dùng thuốc Về những phương pháp không dùng thuốc gồm: lấy giấm gạo để lâu đun nóng, dùng gạc thấm ướt rồi chườm tứ chi nhiều lần - dùng để chữa cơn chuột rút (y học cổ truyền gọi là chuyển cân) trong bệnh tả; hoặc cứu huyệt trửu chùy, mỗi huyệt 10 tráng (huyệt trửu chùy ở vùng lưng, nằm sấp xuôi tay, lấy dây đo khoảng cách hai đầu nhọn khớp khuỷu, dây đi ngang qua chỗ hõm dưới cột sống lưng là một huyệt, từ huyệt này đo ngang ra hai bên 1 thốn tay, mỗi bên 1 huyệt, như vậy là có 3 huyệt); lấy muối ăn đổ đầy rốn, rồi dùng mồi ngải cứu bên trên, dùng để chữa chứng chướng bụng và hồi sinh trong bệnh tả. Cũng có thể thay muối bằng gừng tươi thái lát (cứu cách gừng); hay châm tả huyệt chi câu (từ điểm giữa cổ tay phía mu đo lên trên 3 thốn, ở khe giữa xương quay và xương trụ) - dùng chữa chứng nôn nhiều trong bệnh tả; dùng một cái bát sứ dấp dầu hạt cải cạo gió vùng cổ vai, cột sống, hai bên sườn, hai mặt trong khớp khuỷu và khớp gối. Cạo từ trên xuống dưới cho đến khi xuất hiện những chấm đỏ tím thì thôi; lấy tỏi giã nát xát vào hai lòng bàn chân cho đến khi nóng rực thì thôi, dùng để chữa chứng chuột rút trong bệnh tả; dùng muối ăn sao nóng chườm vùng ngực, bụng và lưng nhiều lần để cầm nôn và đi ngoài. Thạch cao và Vị thuốc cam thảo - Ảnh: K.Vy Phương pháp dùng thuốc Gồm có các bài sau: 15gr cát căn, 12gr hoàng cầm, 6gr hoàng liên, 5gr cam thảo, 3gr ngô thù du, 30gr ý dĩ, đem sắc (nấu) uống - dùng cho bệnh thuộc thể nhiệt (biểu hiện bằng các triệu chứng sốt, họng khô miệng khát, đau bụng, chất thải nặng mùi, tiểu tiện sẻn đỏ...). Nếu bị chuột rút, thì gia thêm mộc qua 12gr, bạch thược 15gr. Nôn nhiều, thêm trúc nhự 10gr, bán hạ chế 10gr; dùng bài gồm, thái tử sâm 30gr, mạch môn 15gr, bạch thược 15gr, ngũ vị tử 15gr, hoàng liên 6gr, biển đậu 10gr, chích thảo 10gr, ý dĩ 30gr, đem sắc uống - dùng cho trường hợp mất nước nhiều, nếu khí hư nhiều (mệt lả, huyết áp tụt) thì thêm hoàng kỳ 30gr, chuột rút thêm mộc qua 10gr, khát nhiều thêm cát căn 15gr, ô mai 15gr, đi ngoài quá nhiều gia thạch lựu bì 15gr; hay bài gồm, thái tử sâm 25gr, mạch môn 12gr, thạch hộc 12gr, ô mai 15gr, trúc diệp 10gr, lá sen 10gr - dùng cho thời kỳ hồi phục, nếu có sốt gia thạch cao 30gr, tiểu tiện bất lợi gia phục linh 10gr, ăn kém gia mạch nha, cốc nha và sơn tra sao đen 30gr; dùng bài gồm, trạch tả sao muối 40gr, vỏ cây vối tẩm gừng sao 40gr, đậu ván trắng sao vàng 100gr, hoắc hương 80gr, gừng tươi sấy khô 10gr. Tất cả tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5gr với nước ấm; dùng gừng tươi nướng cháy vỏ 8gr, riềng sao 12gr, củ sả sao 12gr, nụ sim 8gr (hoặc búp ổi sao 12gr), đem sắc với 500 ml nước còn 200 ml chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ sim 8gr, búp ổi 60gr, riềng 20gr, tất cả sao vàng tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5gr với nước ấm - dùng cho bệnh thuộc thể hàn (biểu hiện triệu chứng thông thường có kèm theo tay chân lạnh, vã mồ hôi lạnh, sợ lạnh, bụng không đau, phân toàn nước màu hơi trắng đục như nước vo gạo...); dùng hoạt thạch và cam thảo lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3-6gr; hoặc búp chè xanh 16gr, rau má 16gr, lá mơ lông 16gr, bông mã đề 16gr, nụ sim 18gr, sắc uống. Nói chung, những kinh nghiệm nêu trên đều đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rất tiện lợi. Hoàng Khánh Toàn
-
Bài thuốc chữa bệnh đổ mồ hôi tay chân Đây là một bài thuốc dân gian mà một nhà báo đã được một người bạn vùng cao chỉ dẫn. Bản thân nhà báo này và nhiều người khác đã áp dụng hiệu quả. Cách làm thuốc như sau: Chặt bỏ ngọn cây lá lốt chỉ lấy phần thân, lá và rễ còn lại. Rửa sạch, băm thành từng khúc nhỏ dài ngắn tùy ý và đem sao vàng (tức là rang cho vàng theo cách gọi của miền Nam). "Hạ thổ" tức là đổ xuống đất sạch hoặc nền gạch sạch để "lấy âm dương" cho đến khi thuốc nguội hẳn. Mỗi ngày bốc một nắm lá lốt đầy tay đem đun. Để cho tiện bạn hãy thực hiện như việc sắc một ấm thuốc nam hay thuốc bắc (đổ 3 bát bát nước lã đun cạn chỉ còn khoảng 1 bát thuốc). Ngày uống 3 bát thuốc như thế. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa. Cây lá lốt là loại cây thực phẩm chúng ta vẫn ăn nên bạn không sợ có phản ứng phụ. (Theo VN Media.vn)
-
@ anh Nhưthông : Cũng xin chúc mừng anh và đại gia đình : May mắn - Thành đạt. Công Minh
-
5. Kết luận và kiến nghị. Quy hoạch, Kiến trúc, Xây dựng để phát triển ổn định, bền vững và Hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển bền vững là chung sống hoà hợp, bạn bè với thiên nhiên. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự cố gắng của mỗi một quốc gia và mỗi một con người. Với hệ thống thông tin liên lạc quốc tế, trái đất trở nên bé nhỏ. Sự phân chia nghèo giầu giữa các quốc gia, sự chênh lệch giầu nghèo giữa con người và con người ngày càng lớn. Chiến tranh, khủng bố, mất ổn định, tàn phá đất đai, thiên nhiên vẫn là những thảm hoạ treo lơ ửng trên đầu nhân loại. Làm gì, để ai cũng có nhà ở, được học hành, sống trong hoà bình, giàu lòng nhân ái, có cuộc sống có chất lượng ngày càng cao hơn và đất nước có thể sánh vai với các quốc gia phát triển. Quy hoạch, thiết kế kiến trúc, xây dựng một công trình, một khu dân cư phải biết điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, hướng gió, cấp nước, thoát nước… Đó chính là những kiến thức của văn hoá phương Đông và văn minh phương Tây. Xây dựng một công trình cho tương lai phải biết quá khứ, hiện tại và chắt đọng được giá trị văn hoá Đông phương để thỏa mãn các nhu cầu của tương lai. Quy hoạch kiến trúc và xây dựng thủ đô phải kể đến các bài học của lịch sử, của văn hoá, của truyền thống. Phải cân bằng âm dương, phải có đủ ngũ hành và tôn trọng các hiểu biết của Khoa học Phong thuỷ. Nên sớm quy hoạch và xây dựng các đường vành đai đồng tâm, lấy Hồ Hoàn Kiếm là tâm, sớm xây dựng hệ thống giao thông ngầm. Tôn tạo sông Hồng, xây dựng nhà cao tầng và đường xá dọc theo hai bờ sông (không nên bị giới hạn bởi đê điều). Phải khai thông sông ngòi, hồ ao, trồng thêm cây xanh. Nên xây dựng các hồ lớn ở phía Tây và Tây Bắc Hà Nội. Chú ý phát triển Hà Nội ở các phương vị : Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Sử dụng các đường cong hình tròn (trời tròn) và vuông (đất vuông) trong quy hoạch và kiến trúc. Trong vuông, ngoài tròn (đồng tiền chinh) là Đạo người quân tử theo quan niệm của văn hoá Đông Phương và của Khổng tử. Chăm lo xây dựng nhà ở, trường học và trạm xá cho dân nghèo với khoa học công nghệ tiên tiến. Tập trung xây dựng nghĩa trang theo lời dạy của Khổng tử : Đạo trị thiên hạ trọng nhất ba việc "ăn, tang và tế". Hà nội đã phá huỷ đàn Nam Giao. Nên phục hồi lại một công trình văn hoá. Nên lập sa bàn toàn bộ thành phố Hà Nội như kinh nghiệm của một số nước đã phát triển Thủ đô cho 1000 năm sau. Nên tái tạo lại Hoàng Thành và xây dựng dự án "Vườn Thăng Long trong lòng Hà Nội" để có dịp trở lại với cội nguồn và làm sống lại các giá trị văn hoá Đông Phương. Giáo dục đào tạo nâng cao các kiến thức về địa lý, về khí hậu, về môi trường để phát triển ổn định, bền vững phù hợp với quy luật…xét cho cùng là phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (nội lực, tiềm năng…). Tranh thủ cao sự hợp tác quốc tế (khoa học công nghệ, quản lý điều hành, tài chính…) là con đường ngắn nhất để hội nhập. Hãy đơn giản hoá các vấn đề phức tạp và tìm câu trả lời các vấn đề hôm nay bằng những tinh hoa được chắt đọng từ văn hoá Đông Phương và văn minh phương Tây. Dịch lý, Ngũ hành, Âm dương, Phong Thuỷ, Khoa học Công nghệ, Khoa học Quản lý, Kinh tế học, Dân chủ, Chủ nghĩa Mác trên nền của Đạo đức : Nhân (thương yêu con người, không ham, không sợ gì), Nghĩa (ngay thẳng, trung thực). Trí (sáng suốt, biết người, biết việc), Dũng (dũng cảm, dũng khí đấu tranh), Liêm (không tham danh, lợi, ham học, ham làm). Tóm lại nếu không có đức, Văn hoá, Trí tuệ, Sức khoẻ, tình cảm, trách nhiệm, khoa học công nghệ, dân chủ, tường minh và chí khí không thể có được những dự án quy hoạch, những công trình kiến trúc và xây dựng sống mãi với thời gian. Con người không sống yên ổn được với nhau trên trái đất, sao lại phải đi tìm sự sống ở các vì sao. Con người cứ tự hào là chinh phục được thiên nhiên, song lại chưa thấy được chính mình, không biết sợ chính mình thì thật là vô nghĩa. “ Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi” “Rau răm đã bay về trời, còn lại rau .…. một đời khổ đau” " Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo". Những câu nói của cổ nhân là các gía trị văn hoá Đông Phương để chúng ta cùng suy ngẫm. Xin được làm cỏ, làm cây, làm rau, làm một bình rỗng để tiếp nhận khí và nước. Bài viết này được thực hiện theo yêu cầu của Hội Khoa học và Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội. Chắc chắn không tránh được những sai sót. Xin nhận được ý kiến đóng góp.
-
4. Phong thuỷ của Thủ đô Hà Nội. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước. Qua các thời đại Lý - Trần - Lê thành Thăng Long vẫn cùng một vị trí. Các kết quả nghiên cứu và khảo cổ học cho thấy : Thành Thăng Long tọa Bắc, hướng Nam (đúng như kinh đô của các nước Đông á). Nghĩa là toạ không hướng không. Tọa vào Hồ Tây và kéo dài về phía Nam (đường Lê Duẩn hiện nay). Thành Thăng Long lấy tâm điểm là núi Nùng (nền điện Kinh Thiên trong Hoàng Thành, không phải núi Nùng ở Vườn Bách Thảo). Khu vực đang khai quật hiện nay đang nằm ở phía Tây điện Kính Thiên. Phía Bắc thành Thăng Long có chùa Trấn Quốc, Trấn Vũ, chùa Linh Sơn. Phía Nam có Cột cờ, chùa Long Khánh, đàn Nam Giao (nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo), chùa Hàm Long. Phía Đông có Đình bạch Mã, Ô Quan Chưởng, chùa Cầu Đông, Đình Đông Môn. Phía Tây có chùa Một Cột, chùa Láng, chùa Huy Văn, Đình Đông Các. Thành Thăng Long nằm bên bờ sông Tô (chạy từ bờ phía Bắc qua phố Phan Đình Phùng hiện nay). Giang thần sông Tô được phong là Quốc đô thành hoàng đại vương. Sau khi triều đình nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, Tiến sĩ Vũ Tông Phan đã vận động xây dựng đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc để tụ tập sĩ phu Bắc Hà. Ông mở trường học tại trụ sở báo Nhân dân ngày nay. Vì vậy từ 200 năm nay, Hồ Hoàn Kiếm là địa chỉ quan trọng nhất của thành phố Hà Nội. Hiện nay Hà Nội có 3 hồ quan trọng nhất là Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây và Hồ Thuyền Quang (hồ Hale). Nên lấy hồ Hoàn Kiếm là tâm để mở rộng và phát triển Hà Nội trong tương lai theo các đường vòng tròn đồng tâm. Không nên kè kín Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm như Hồ Hale. Đất, Nước và Khí không thể giao hoà với thiên nhiên và vũ trụ. Theo quan niệm truyền thống Bắc (Khảm Thuỷ) là quyền lực, Đông (Chấn – Mộc) là liên kết (hướng ngoại), Nam (Ly Hoả) là năng động và Tây (Đoài – Kim – Hồ) là thách thức, hướng nội và trở về cội nguồn, Trung tâm là Thổ (đất), tài chính, tiềm năng. Hà Nội phát triển đền thờ, miếu mạo, Phật giáo ở phía Bắc. Công nghiệp, dịch vụ, liên doanh, hợp tác quốc tế ở Đông và Nam. Khu hành chính tương lai của Hà Nội nên chuyển dịch về Tây và Tây Bắc. Hoà Lạc, Sơn Tây, Ba Vì, Vĩnh Phú, Việt Trì… là cội nguồn và Thủ đô đầu tiên của người Việt. Quanh hồ Hoàn Kiếm là trung tâm Tài chính, văn hoá. Hà Nội hiện nay vừa thừa nước vào mùa mưa vừa thiếu nước về mùa khô. Phong thuỷ là Khí và Nước. Việc quy hoạch, kiến trúc và xây dựng Hà Nội trong 50 năm qua cho chúng ta những bài học về phong thuỷ, dịch lý, ngũ hành, cân bằng âm dương 50 công trình nào là tiêu biểu của 50 năm qua? và đặt cho chúng ta những câu hỏi lớn. - Hà Nội nên tái tạo sông, hồ, cây xanh… ở đâu ?. - Làm gì để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ?. Làm sao vẽ lại được quy hoạch và công trình của 1000 năm qua? - 1000 năm sau con cháu sẽ nghĩ gì về các nhà quy hoạch, kiến trúc và xây dựng hôm nay ?.
-
3. Những con số thực tế và những hạn chế. 3.1 Những con số thực tế : Theo những thông tin của quốc tế và của Việt Nam các chỉ số sau đây được tập hợp để suy ngẫm về bức tranh toàn cảnh về kinh tế. Tổng GDP trên toàn thế giới năm 2003 là khoảng 66.000 tỷ USD. Thế giới chi phí trong năm 2003 khoảng 1000 tỷ USD cho quân sự . GDP của Mỹ khoảng 10.000 tỷ USD, Trung Quốc 1.000 tỷ USD, Đông Nam á 500 tỷ USD và Việt Nam khoảng 40 tỷ USD. Doanh thu của một số tập đoàn kinh tế lớn, thí dụ Metro Cash khoảng 50 tỷ USD. Thu ngân sách của Việt Nam hàng năm khoảng từ 9 - 10 tỷ USD, trong đó khoảng 25% từ dầu khí, 25% từ thuế xuất nhập khẩu. Chi phí cho xây dựng cơ bản hàng năm khoảng 3,5 - 4,0 tỷ USD, chi phí cho giáo dục đào tạo khoảng 2 tỷ USD. Người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về nước hàng năm khoảng 2 - 4 tỷ USD. Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 13 tỷ USD, tổng số dư nợ khoảng 20 tỷ USD. Khoảng từ 3 - 5 năm Chính phủ phải xử lý nợ khoảng 1,3 tỷ USD. Nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản cho đến năm 2003 là khoảng 730 triệu USD. Thất thu thuế năm 2002 khoảng 130 triệu USD. Lợi nhuận của các doanh nghiệp xây lắp khoảng 1% trên doanh thu. Khoảng 60% nợ tồn đọng là nợ xấu, nợ dài hạn. Những số liệu đây cần được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả điều hành và định hướng một cách khoa học cho tương lai. Trong cuộc sống của cổ nhân, các chữ số và thứ tự số đều mang một nội dung và ý nghĩa nhất định. Các số từ 1 đến 9 đóng vai trò hết sức quan trọng để diễn đạt bát quái (8), âm dương (2), Thiên, Địa, Nhân (3), Ngũ hành (5), các hướng (4), Vận, Mệnh, Mã số (6,7,9). Phân tích những số liệu thực tế và số tự nhiên sẽ cho những kinh nghiệm lý thú. 3.2 Những hạn chế trong đầu tư quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Cả nhân loại đang có xu hướng "xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn", phấn đấu vì một cuộc sống có chất lượng hơn. Tiêu chí của nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia là Trách nhiệm (Responsibility), Dân chủ (Democracy), và Tường minh (Transparency). Tiêu chí của nhiều công ty xây dựng quốc tế là An toàn (Safety), Chất lượng (Quality), và Hiệu quả (Eficiency). Nói chung các nhà quản lý, hoạch định chính sách, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đều lựa chọn 3 tiêu chí, 3 điểm của một mặt phẳng để tìm lại sự cân bằng, phát triển và hoà hợp với thiên nhiên. Sự cân bằng của Thiên - Địa - Nhân, sự cân bằng của Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, sự cân bằng Âm, Dương, sự cân bằng của các giá trị hữu hình và vô hình của vật thể và phi vật thể. Quy hoạch, kiến trúc và xây dựng chưa vận dụng và khai thác giá trị văn hoá Đông Phương. Phong thuỷ - Môi trường, Vận, Mệnh, cơ hội, thời cơ… chưa được coi trọng. Chúng ta đang chặn các dòng sữa mẹ (sông) đang làm vẩn đục không khí, phá hoại rừng, làm cạn kiệt Khí, Nước và Tài nguyên thiên nhiên. Trời được coi là Cha, Đất là Mẹ, sông suối là sữa mẹ, Rừng, cây xanh, hồ nước là Anh Em. Các loại sinh vật là bạn bè. Họ chưa được kính trọng, tôn trọng và chưa được yêu thương. Chúng ta thiếu trách nhiệm và quá "vô tình" với văn hoá Đông Phương, với Khổng tử, Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, với Tổ tiên và với thiên nhiên… 3.3 Một số hạn chế : Văn hoá phương Đông chưa được nghiên cứu, tổng kết và áp dụng trong quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Thế hệ chúng ta không được học và nghiên cứu chữ Nho, Dịch lý, Phong thuỷ, Âm dương, Ngũ hành và vô tình với văn hoá Đông Phương. Chúng ta lo cho hiện tại và tương lai (Dương), mà không để ý đến quá khứ và giá trị văn hoá của cha ông (Âm). Chúng ta quan tâm nhiều đến Danh và Lợi, ít chú ý đến Phúc và Đức. Phải trồng cây Đức mới có quả Phúc. Nếu không có Đức (Âm), chỉ có Tài (Dương) sẽ mất cân bằng. Chúng ta chấp nhận các giá trị văn hoá hữu hình (vật thể) song chưa quan tâm đến và chưa nhìn thấy các giá trị văn hoá vô hình (phi vật thể). Phải có trí nhớ và trí tưởng tượng trong quy hoạch và xây dựng. Chúng ta cố chinh phục tự nhiên, chinh phục biển cả, núi cao, sông dài, vũ trụ… song ít nghĩ đến việc chinh phục chính chúng ta và hiểu về con người. Người là trung tâm của vũ trụ, người là phong thủy. Quy hoạch, kiến trúc, nhà ở, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hoá…của con người và để phục vụ con người sống và nghĩa trang cho người chết chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta ở trên cây, là lá, là hoa, là quả song chưa tìm hiểu rõ gốc và rễ của cây. Chúng ta ít để ý đến tính quy luật. Vạn sự có thể thay đổi nhưng quy luật là không đổi. Chúng ta là ai, chúng ta phải làm gì cho non sông đất nước và đến lúc nào lại về cõi vĩnh hằng… là những câu hỏi chưa có câu trả lời thích hợp. Hàng loạt thói hư tật xấu, tham nhũng, quan liêu, mua bằng cấp, địa vị… đều có nguồn gốc từ sự suy đồi đạo đức và lừa dối. Chúng ta dễ dàng chấp nhận các thông tin, tư liệu sẵn có, thiếu sự tìm tòi, phân tích, suy luận để tìm ra tính quy luật và tính logic. Nếu không hiểu về lịch sử, về quá khứ, về các giá trị văn hoá phương Đông, có cách gì chúng ta vững tin để đến với tương lai. Chúng ta chưa hiểu được Vận, Mệnh và Phong thuỷ và tìm cách lý giải vì sao Bác Hồ dự đoán từ năm 1941 là 1945 Việt Nam độc lập, trong kháng chiến chống Pháp Bác dự đoán 1954 kháng chiến thành công và báo trước cuộc chiến tranh chống Mỹ sẽ kết thúc với "Điện Biên Phủ trên không". Chúng ta cũng không hỏi vì sao Nguyễn Bỉnh Khiêm (sinh năm 1491) đã dự báo với sấm Trạng Trình, tiên đoán 500 năm sau đất nước Việt Nam sẽ phát triển, sánh vai với bạn bè quốc tế (khoảng 2041 - 2043, tùy thuộc vào năm Người dự đoán, 1491 + n9). Chúng ta cũng chưa tìm hiểu thật kỹ vì sao Vua Lý Công Uẩn và Thiền sư Vạn Hạnh chọn Thăng Long là Thủ đô và gắn với Thành Đại La của Cao Biền. Vì sao chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) là nơi địa linh nhân kiệt với Thiền sư Thích Như Trí. Tại sao chúng ta có Bát quái ở cửa Tây Thành Thăng Long (bên bờ sông Tô Lịch) gắn liền với tên tuổi của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi và Tướng nhà Minh (Hoàng Phúc) được xây dựng vào khoảng 1405 và phát lộ vào năm 2001. Tại sao Hoàng thành được phát lộ vào năm 2003. Cách đây hơn 60 năm xuất hiện các nhà văn kiệt xuất của Việt Nam : Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… và các nhân vật Chí Phèo, Thị Nở, ông giáo Thứ, chị Dậu, Xuân tóc đỏ, TPN, Bà Phó Đoan… Nhiều câu chuyện năm xưa, cách đây 60 năm lại được tái tạo. Không hiểu quá khứ làm sao vượt được thách thức của hiện tại và dự đoán được tương lai. Việt Nam có lịch sử 4000 năm, Hà Nội sắp tròn 1000 tuổi. Cách đây 1000 năm Hà Nội là những con sông, hồ nước, đầm lầy, đồi, gò, núi Nùng… Sau đó có Hoàng Thành, Đàn Nam Giao. Tại sao các đỉnh núi, đỉnh đồi phía Tây và phía Đông Hà Nội đều đối xứng qua Hồ Hoàn Kiếm. Vì sao đường nối tâm Hồ Tây và tâm Hồ Hoàn Kiếm lại có trục Tây Bắc - Đông Nam, trùng với trục của kinh thành Huế do Vua Gia Long lựa chọn. Hướng Tây Nam - Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội nói lên điều gì? Tại sao phía Đông Bắc của châu á lại phát triển vượt bậc trong 50 năm qua. Phía Tây và Tây Bắc của Hà Nội là gì? Phía Tây Bắc của Tổ quốc là Tây Tạng, là đỉnh Himalaya. Có những giả thiết cho rằng Tây tạng là nguồn gốc của loài người. Là chốn linh thiêng. Hai dòng sông lớn, sông Hồng và sông Cửu Long của Tổ quốc đều bắt nguồn từ đây. Nền văn minh lúa nước và Trống Đồng Đông Sơn đều có cội nguồn từ phía Tây và Tây Bắc của Hà Nội. Vì sao đồng bằng sông Cửu Long lại hiền hoà, đẹp đẽ, kiên cường, bất khuất, trung hậu và đảm đang đến vậy. "Miền Nam đi trước về sau". Vì sao Bác Hồ lại chọn phía Nam và Đông Nam của Tổ quốc (Gió - Tốn, Ly - Hoả) để tìm đường cứu nước và trở về từ phương Bắc (Khảm- Thuỷ). Bác sống nhiều năm ở Đá Chông. Đá Chông - Tản Viên - Viên Namlại nằm trên một đường thẳng và sẽ là trục chính của Công viên nghĩa trang Khoang Diệu. Có nhiều việc, nhiều sự kiện, nhiều mảnh đất, nhiều dòng sông, nhiều con người, nhiều cây lớn… có những sự trùng hợp đặc biệt. Thật thú vị biết bao, nếu chúng ta có thể giải thích và đưa ra những nhận xét mang tính quy luật, logic và khoa học để kiểm chứng quá khứ, vượt qua thử thách của hiện tại, hướng đến tương lai với niềm tự hào, kiêu hãnh và ý chí của ngàn năm.
-
2.5 Tiềm năng của con người - Nguồn gốc của vũ trụ và của loài người. Nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc của loài người, tiềm năng của con người đã được đề cập và nghiên cứu hàng ngàn năm nay. Văn hoá Đông Phương, triết học phương Tây, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Lão giáo…đều đề cập đến sự bắt đầu của vũ trụ, của trời đất, của con người và vạn vật. Loài người hiện đang đi tìm người ngoài trái đất, tìm sự sống trên vũ trụ, tìm công nghệ xây dựng kim tự tháp, vườn tượng đá ở úc, vết chân lạ trên núi Nam Mỹ… nhiều nhà khoa học châu âu đi tìm nguồn gốc loài người ở Tây Tạng và bí mật của mắt người. Mắt người là bộ phận quan trọng nhất để thể hiện tâm đức và anh linh. Nhìn mắt là biết người. Phân tích mắt có thể dựng được cả hình thể con người. đôi mắt được thờ ở các chùa của Tây Tạng và Toà thánh Tây Ninh…… Có những luận điểm cho rằng con người đã xuất hiện 30.000 năm nay. Trong quá khứ con người có tiềm năng và sức khoẻ hơn hẳn chúng ta ngày nay. Có những vị Thiền sư, Pháp sư, Giáo chủ, hoà thượng… có khả năng thiền định để nhìn, nghe và nói bằng ý tưởng. Thiền sư Thích Như Trí (Chùa Tiêu Sơn, Bắc Ninh) nhập tháp cách đây 283 năm, để thiền táng, được phát lộ vào 5/3/2004. Nhiều nhà khoa học đã tìm thấy mối quan hệ đặc biệt giữa Kinh dịch, Phong thuỷ, Âm dương, Ngũ hành, Phật học… với khoa học hiện đại. Nhiều nhà khoa học quốc tế đi tìm sự sống sau cái chết theo những quan niệm của Khổng tử và Văn hoá Đông Phương. Có thể nói đến thế kỷ XXI, sau một thế kỷ của chiến tranh, của phát triển, bùng nổ dân số, phân chia quyền lực, gia tăng sự cách biệt giàu nghèo, thực dụng, vật chất, hưởng thụ, nhân loại lại khát khao tìm đến các giá trị văn hoá, tâm linh, tinh thần, đạo đức, nhân văn… để tìm lại sự cân bằng. Để phát hiện chính mình. Thiện và ác, Giàu và Nghèo, Vật chất và Tinh thần, Đức và Lợi, Họa và Phúc, Âm và Dương, Tiểu nhân và Quân tử, Trí tuệ và Ngu dốt, Quá khứ và Tương lai, ổn định và Phát triển… đều là những cặp phạm trù có thể giải thoát bằng nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn. Không nên coi các giá trị văn hoá Đông Phương là lạc hậu, mê tín, hoang tưởng. Không nên coi văn minh phương Tây là con đường duy nhất để đi lên. Chúng ta phải lựa chọn con đường ngắn nhất để tiếp cận chân lý, để tiến đến trạng thái trí tuệ siêu việt. Trước hết phải "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài". Phải có đạo đức của con người, đạo đức nghề nghiệp để sống, làm việc và ứng xử. Khổng tử dạy rằng : Tâm còn chưa thuận, Phong thuỷ vô ích. Bất hiếu cha me, Thờ cúng vô ích. Anh em chẳng hoà, Bạn bè vô ích. Việc làm bất chính, Đọc sách vô ích. Làm trái lòng người, thông minh vô ích. Chẳng giữ nguyên khí, uống thuốc vô ích. Thời vận không thông, Mưu cầu vô ích. Hơn 2500 năm, lời dặn của Người còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay của cả nhân loại. Có lẽ vì vậy, các nhà khoa học thế giới được giải thưởng Nobel vào năm 1982 họp mặt tại Paris đã thừa nhận : Loài người muốn tồn tại và phát triển trong thế kỷ XXI phải đến với Đông Phương và Học Khổng tử. Học lòng nhân ái và đạo làm người. Dân chủ và khoa học là hai phạm trù cần thiết bổ xung cho Văn hoá phương Đông và Nho học. Cách đây gần 150 năm, khoảng 1860 Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị vua Tự Đức cho xây dựng trường Đại học Khoa học đầu tiên của Việt Nam. Không được chấp nhận, Người dự báo phải 100 năm nữa Việt Nam mới có trường Đại học khoa học. Cách đây hơn 70 năm nhà Nho học Trần Trọng Kim và nhà báo Phan Khôi tranh luận về Nho học và Tây học bất phân thắng bại. Ông Trần Trọng Kim đã mời nhà báo Phan Khôi cùng mình xây dựng một toà nhà với nền móng là Văn hoá Phương Đông, Nho học và phần trên là văn minh phương Tây. Đó là sự kết hợp đúng đắn Quy hoạch, Kiến trúc, Xây dựng thủ đô là để phục vụ con người, vì sự an toàn và chất lượng cuộc sống của con người, hoà hợp với thiên nhiên, phong thuỷ (môi trường), phải biết rõ Mệnh và Vận (cơ hội, oportunity). Nhiều khái niệm và định nghĩa cần được so sánh giữa tiếng Anh, tiếng Hán và tiếng Việt để hiểu chính xác hơn giá trị văn hoá và KHKT. Xét cho cùng, con người phải tự tìm chân lý trong chính bản thân mình bằng con đường tự học, tự rèn luyện, tự tu thân, tích đức cho hôm nay va mai sau. Vòng tròn của quy luật, bánh xe của luân hồi cho phép quá khứ, hiện tại và tương lai được tưởng tượng, được chiêm nghiệm và được dự báo ngay tại một thời điểm của hiện tại. Thế giới hôm nay, khoa học hiện đại hôm nay đã, đang và sẽ được tiếp tục chứng minh là xoay quanh và tiệm cận với Tâm và Thức của văn hoá Đông Phương, của Phật giáo. Con người được coi là Phong Thuỷ, được coi là tiểu vũ trụ. Phải chăng nếu vũ trụ là vô tận, vô hạn, vĩnh hằng thì con người cũng co khả năng vô hạn, vô tận và vĩnh hằng. Khoa học càng hiện đại, trí tuệ con người càng sáng suốt, tình cảm con người càng nhạy cảm chúng ta càng tìm thấy sự tương đồng đến huyền diệu giữa thành tựu hôm nay và giá trị văn hoá Đông Phương và Phật học. Đó là điều mỗi chúng ta có thể kiểm chứng và chiêm nghiệm với một thái độ cầu thị, khiêm nhường, tình cảm mãnh liệt, trí tuệ sáng suốt và chí khí vững vàng. Quy luật, Thống nhất, Đối lập, mâu thuẫn, sinh tồn, huỷ diệt, sống chết… có thể tìm thấy được trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Xét về thực chất tính quy luật, tính logic là phạm trù của tự nhiên, của triết học, của khoa học, được con người khám phá, trở thành định nghĩa và khái niệm, quyết định sự ứng xử của mỗi con người.
-
Các nhà Phong Thuỷ cho rằng cửa chính vào nhà và mệnh cũng cần tương phối với nguyên tắc ngừơi Đông tứ mở cửa theo hướng cửa Đông tứ. Căn cứ vào quẻ mệnh của từng người để tìm hướng tốt cho bản thân theo thứ tự của 4 ngôi sao lành và tránh 4 ngôi sao dữ như sau, theo 8 phương vị. * Sao lành : - Sinh khí - Thiên Y - Diên niên - Phục vị * Sao dữ : - Hoả hại - Lục sát - Ngũ quỷ - Tuyệt mệnh +/ Ví dụ Nam mệnh Càn thuộc Tây tứ mệnh, sinh vào các năm 1931, 1940, 1949, 1958, 1967, 1976, 1985 (cách nhau 9 năm)… tương đồng với Tây tứ trạch, tương ứng với sao tốt ở 4 phương vị sau : Tây : Sinh khí Đông Bắc : Thiên Y Diên niên : Tây Nam Phục vụ : Tây Bắc. Nên tránh làm cửa chính và chọn hướng chính tương ứng với phương vị và sao dữ theo thứ tự : Đông Nam : Hoả hại Bắc : Lục sát Đông : Ngũ quỷ Nam : Tuyệt mệnh +/ Nam có mệnh Khôn Thổ (sinh năm 1932, 1935, 1941, 1944, 1950, 1953, 1959, , 1962, 1968, 1971, 1977, 1980…) có thể chọn hướng cửa chính về 4 hướng Đông Bắc (Sinh khí), Tây (Thiên Y), Tây Bắc (Diên niên), Tây Nam (Phục vị), tránh 4 hướng dữ là : Đông (Hoả hại), Nam (Lục sát), Đông Nam (Ngũ quỷ), Bắc (Tuyệt mệnh). Quẻ mệnh Nam được tính như sau : (100 – năm sinh) : 9 tìm số dư không chia hết. Quẻ mệnh của nữ được tính : (năm sinh – 4) : 9 tìm số dư không chia hết Số dư không chia hết và mệnh được liên hệ như sau : 1 - Khảm 2- Khôn 3 - Chấn 4- Tốn 5 - Khảm ( với Nam ) - Cấn ( với nữ ) 6- Càn 7- Đoài 8- Cấn 9- Ly *** Chú ý lấy ngày 5/2 Dương lịch làm mốc sinh trước ngày này thì tính vào năm cũ (kinh nghiệm tham khảo) +/ Ví dụ : Nam sinh năm 1944 (100 – 44) : 9 = 56 : 9 = 6 dư 2 thuộc mệnh Khôn +/ Ví dụ : Nữ sinh 1956 (56 – 4) : 9 = 5 dư 7.Thuộc mệnh Đoài. Hướng tốt của mệnh này là Tây Bắc (Sinh khí), Tây Nam (Thiên Y), Đông Bắc (Diên niên), Tây (Phục vị). Hướng xấu là Bắc (Hoả hại), Đông Nam (Lục sát), Nam (Ngũ quỷ), và Đông (Tuyệt mệnh). Nhận xét chung là : - Người có Đông tứ mệnh, tốt nhất là chọn hướng Sinh khí, sau đó đến Thiên Y, Diên niên, Phục vị. Nên hướng vào phương vị của Đông tứ trạch và tránh các cửa Tây tứ trạch. Xấu nhất là Tuyệt mệnh sau đó đến Ngũ quỷ, Lục sát, Hoả hại. - Người Tây tứ trạch nên đặt cửa chính, hướng chính, bàn làm việc theo 4 phương của Tây tứ trạch. - Các quan niệm trên giành cho người sống lựa chọn hướng nhà, hướng cửa chính, lập bàn thờ, bàn làm việc… - Việc lựa chọn Âm phần được lựa chọn theo phương vị để toạ (quay đầu về hướng phương vị lành, sao tốt). Nghĩa là : người về cõi vĩnh hằng có thể toạ đầu hướng về Dương cơ. Thí dụ: Nam sinh năm Mậu Thìn (1928) thuộc mệnh Ly Hoả, Đông tứ trạch khi về cõi vĩnh hằng có thể toạ vào các hướng là Đông (Sinh khí), Đông Nam (Thiên Y), Bắc (Diên niên), Nam (Phục vị). Khi nằm ngủ hàng ngày, cũng nên quay đầu về hướng trên để tiếp nhận năng lượng. - Thông số quan trọng nhất để lựa chọn Dương cơ và Âm phần là mệnh của mỗi người, nếu là làm nhà (Dương cơ) chọn mệnh của người chủ gia đình.
-
Phong Thuỷ quan niệm rằng Đất (trạch) và mệnh của từng con người phải hoà hợp, tương phối. Nghĩa là trạch và mệnh cùng loại sẽ tương phối, bình an, may mắn. Mệnh và trạch khác nhau là không tốt. Mệnh của mỗi người tính theo năm sinh, ứng với quẻ mệnh. Những ngừơi thuộc mệnh Thuỷ, Mộc, Hoả thuộc Đông tứ trạch (Đông, Đông Nam, Bắc, Nam, tương ứng với các quẻ đơn của Kinh Dịch : Chấn, Tốn, Khảm, Ly. Người thuộc mệnh Thổ hoặc Kim thuộc Tây tứ trạch. Phân loại trên được thể hiện : Đông tứ trạch : Ngũ hành : Mộc - Mộc - Thủy - Hoả Mệnh : Chấn - Tốn - Khảm - Ly Phương vị : Đông - Đông Nam - Bắc - Nam Tây tứ trạch Ngũ hành : Kim - Kim - Thổ - Thổ Mệnh : Càn - Đoài - Cấn - Khôn Phương vị : Tây Bắc - Tây - Đông Bắc - Tây Nam * Ví dụ : Nam sinh 1949 (Kỷ sửu) tương ứng với mệnh Càn Kim (Tây tứ mệnh). Người Tây tứ mệnh nên chọn Tây tứ trạch (toạ Tây tứ trạch) để ở, nơi có Càn (Tây Bắc), Đoài (Tây), Cấn (Đông Bắc) và Khôn (Tây Nam). *** Nguyên tắc chung là người có tứ mệnh Đông phải ở Đông tứ trạch và người Tây tứ mệnh phải ở Tây tứ trạch.
-
2.4. Phong Thuỷ và áp dụng Phong Thủy, Dịch lý để chọn Dương cơ và Âm phần. Phong Thuỷ nghĩa là gió và nước, song thực chất được hiểu là khí và nước. Khí có thể là Khí Âm, khí Dương, gặp gió sẽ tiêu tán, gặp nước sẽ tụ lại, không tản mát, có đi và có dừng. Khí được coi là nguồn năng lượng, một dạng tồn tại của vật chất, chan hoà trong vũ trụ, trong tự nhiên, trong sinh vật và trong con người. Phong Thuỷ được coi là một giá trị văn hoá và đã trở thành một môn khoa học được nhiều học giả tại Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Việt Nam… nghiên cứu. Tiếng anh gọi Phong Thuỷ là Fongsui. Một chuyên gia nổi tiếng về Phong Thuỷ cho công trình văn hoá và nghĩa trang Malaixia mang tên là TS. Fongsui. Phong Thuỷ được tồn tại và phát triển từ 3000 năm nay, là một phần trong nhân sinh quan về vũ trụ của triết học phương Đông, thể hiện sự ứng xử có quy luật nhất định của con người với tự nhiên, môi trường sống. Phong thuỷ theo khái niệm của Phương Tây chính là môi trường sống - là ngôi nhà chung của nhân loại. Phong thuỷ và Môi trường, là sự giao thoa tuyệt vời của Văn hoá Đông Phương và Văn minh phương Tây. Những nguyên tắc về Phong Thuỷ cho phép con người tận dụng hài hoà nguyên khí Âm, Dương, dồi dào sức khoẻ, an bình, thịnh vượng. Phong Thuỷ gắn liền với Âm Dương, Ngũ hành và sự sống của Thiên nhiên. Phong Thuỷ đã gắn liền với việc quy hoạch, xây dựng thành phố, thôn ấp, nhà cửa và lăng tẩm. Phong Thuỷ được gắn liền với một số phạm trù địa lý cơ bản : Long, Huyệt, Sa, Thuỷ, hướng. Nhà Phong Thuỷ phải tìm mạch (Long), xem cát (Sa), quan sát nước (Thủy), tìm Huyệt và lập Hướng. Long được hiểu là sự mạch lạc của núi, đá là xương Long, Đất là thịt Long, cỏ cây là râu Long. Núi có tổ tông, là nơi xuất xứ, khởi nguyên mạch, có cha mẹ là phần đầu của sơn mạch. Sống lưng của núi liền hay đứt quãng, thế nằm của núi, sự tương xứng của các sao ngũ tinh và cửu tinh với Long cho phép đánh giá mạch của núi. Himalaya là núi của thế giới, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Ngũ hành sơn… là núi của Việt Nam Sa được hiểu là núi nhỏ, đồi nhỏ ở quanh chủ Long. Sa ở bên trái là Thanh Long, ở bên phải là Bạch Hổ. Sa ở đằng trước là Chu tước, sa ở đằng sau là Huyền Vũ. Sa sơn ở phía trước gần với chủ Long được gọi là án Sơn, xa là Triều sơn. Núi Ngự Bình của kinh đô Huế được coi là tiền án. Thủy là dòng nước chảy theo sơn mạch. Thủy khẩu là nơi nước chảy vào và chảy ra. Để tụ Thuỷ chỗ chảy vào nên rộng, chỗ chảy ra nên hẹp. Hình hài của sông, hướng chảy… cho phép đánh giá chất lượng của cuộc Đất. Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Tô Lịch, sông Hương, sông Sài Gòn, sông Hậu, sông Gianh… là những dòng sông gắn với thành phố và đô thị của Việt Nam. Huyệt được phân ra Dương huyệt và Âm huyệt. Dương cơ là nền nhà, đô thị cho người sống. Âm phần là nơi đặt mộ cho người chết.
-
2.3. Kinh Dịch. Kinh Dịch là một bộ sách được viết cách đây khoảng 5000 năm (2800 BC), liên tục được phát triển, hoàn thiện phản ánh tính quy luật của vũ trụ, tự nhiên, sự sống… Tích luỹ tri thức, kinh nghiệm. Dịch là sự vận động, biến hoá, phát triển, như Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh Dương, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Âm và Dương (Lưỡng nghi, hai con cá trên bát quái) được sinh từ Thái cực (Âm Dương hỗn hợp). Lưỡng Nghi sinh tứ tượng : Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhật (Mặt Trời), Nguyệt (Mặt trăng). Tứ tượng sinh Bát quái. Quẻ Càn Tây Bắc : Trời (Heaven) Quẻ Khảm Chính Bắc : Nước, thuỷ (water) Quẻ Cấn Đông Bắc : Núi (mountain) Quẻ Chấn Chính Đông : Sấm, Mộc (Thunder) Quẻ Tốn Đông Nam: Gió, Mộc (wind) Quẻ Ly Chính Nam Hoả, lửa (Fire) Quẻ Khôn Tây Nam : Đất (Earth, Land) Quẻ Đoài Chính Tây : Hồ, đầm, kim (Lake) Từ hai hào Âm và hào Dương xây dựng nên Bát quái. Các quẻ đơn trên chồng lên nhau theo quy luật nhất định trở thành 64 quẻ dịch và 384 hào. Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi được kể đến như một người am hiểu Âm Dương, Ngũ hành và Kinh Dịch. Nguyễn Trãi cho rằng Kinh Dịch đề xuất phép tắc vĩnh hằng, phổ biến, khách quan, bao quát đạo Trời, Đất, người, vũ trụ, sinh tồn, biến hoá và phát triển. Nguyễn Trãi nói “Trời Đất có 4 mùa, người có 4 đức : hiếu, lễ, trung, tín”. Ngũ hành chứa đựng mối quan hệ giữa Trời, Đất, Người. Ông quan niệm “Nếu hành Thổ không thịnh, điều tín không có, thì đạo Trời tất hỏng, việc người tất hư”. Trong quá trình ứng dụng Dịch lý, Nguyễn Trãi đặc biệt nhấn mạnh vai trò của “Trời”. Cụ Phan Bội Châu quan niệm “Kinh Dịch là nhân sinh quan, vũ trụ quan của nhân loại”. Cụ cho rằng đúng như Kinh Dịch “Bình đẳng, đại đồng là chân tính, là hạnh phúc của nhân sinh” và “tinh thần quy củ có trật tự đạo đức là lẽ công bằng của con người”. Kinh Dịch (tiếng anh là I Ching) được các nhà khoa học phương Đông và phương Tây nghiên cứu để áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Những quan niệm chung là : “Không học dịch, làm gì rõ được chỗ đầu mối của tạo hoá”, “Dịch mà thông thì dự lý trong vạn vật tự thông”, “Chưa từng thấy chưa thông. Dịch lại thông được cả cái lý của sự vật”. Các nhà khoa học châu Âu, châu Mỹ đều cho rằng Kinh Dịch cho con người lời khuyên để sống hoà hợp với quy luật tự nhiên, là Kim chỉ Nam dẫn con người đến cuộc sống hạnh phúc hơn, thành đạt hơn. Thiện Khang Tiết cho rằng “Từ chỗ biến mà biết được chỗ bất biến mới bàn được dịch” nghĩa là Dịch là động. Âm Dương là cơ bản của biến động. Âm là tĩnh, Dương là động. Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. Nghĩa là không có một quẻ nào là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Toàn bộ Kinh Dịch được đúc kết lại trong chữ “Thời vận”. Học dịch để quy hoạch, thiết kế, ứng xử với Thiên nhiên, Trời Đất, con người, phải thực sự lưu ý các điểm sau : - Sự vật có cùng mới biến, song là biến dần dần, không đột biến. Tiểu nhân thịnh thì quân tử suy, “Thiên điạ bế, hiền Nhân ẩn” để khỏi bị hại. - Dương lấy Âm làm nền. Âm Dương cùng tồn tại. Âm Dương thiếu một thứ thì không thành sự. Có thiện phải có ác, có quân tử phải có kẻ tiểu nhân. Dương phát triển là hợp với đạo Trời, hanh thông, Âm phát triển là bất thông. Nhịp sống con người là phải hoà đồng với nhịp sống Thiên nhiên. Âm là nền đất, nền móng của công trình và một dự án quy hoạch từ nghĩa đen và nghĩa bóng. - Nội quái là 3 hào Nhất, Nhị, Tam, thượng quái là 3 hào Tứ, Ngũ, Lục. Hai quái này thường đối nghịch nhau. Nếu sự vật cực thịnh ở thượng quái (hào 4, 5, 6) sẽ bắt đầu tàng ẩn bĩ cực. - Dịch lý là tự nhiên, con người phải làm theo tự nhiên. Lão Tử dạy ngừơi theo Đất (Âm), Đất theo Trời (Dương), Trời theo đạo và đạo theo Tự nhiên. Nghịch lại với tự nhiên cũng nằm trong tự nhiên. - Trật tự các quẻ dịch cho ta thấy, quẻ Càn Khôn là các quẻ chính, trải qua nhiều quẻ mới có thể thành đạt, hanh thông; song để rồi vào bĩ cực một cách nhanh chóng. Kết thúc Kinh Dịch là quẻ vị tế nghĩa là chưa xong. Dịch kết thúc lại về với Thái cực với Hư vô, là vô hạn trong cái hữu hạn của một thời vận nào đó. Cây cối, dòng sông, biển cả, núi non, lửa cháy, cuộc đất, tài nguyên, con người… cũng sẽ trở về với hư vô theo Vận, Mệnh và Phong thuỷ.
-
2. Một số định nghĩa và khái niệm về Dịch lý và Phong Thuỷ áp dụng cho quy hoạch thiết kế. 2.1. Dịch lý và Phong Thuỷ. Dịch lý và Phong thuỷ đã được nhiều tác giả hàng ngàn năm nay luận bàn, tổng kết, chiêm nghiệm, nâng cao. Việc áp dụng Kinh Dịch và Phong Thuỷ trong kiến trúc, quy hoạch được thực hành từ rất lâu ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngày nay có thêm các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu và tìm hiểu vệ sự thần bí của Âm Dương, Ngũ hành, Kinh Dịch và Phong Thuỷ. Những điều trình bày dưới đây mang tính chất hệ thống một số khái niệm, định nghĩa… nhằm áp dụng vào thực tiễn một cách đúng đắn và tin cậy. 2.2. Âm Dương và Ngũ hành. Thuyết Âm Dương là một phạm trù triết học, một tư tưởng triết học, biện chứng, dựa trên quan sát vũ trụ và tự nhiên của người lao động. Một số quan niệm cơ bản là : Thuyết Âm Dương là hai mặt độc lập và thống nhất của sự vật. Trên thế giới và trong cuộc sống đều có thể quy ước vào hai phạm trù Âm và Dương. Lão Tử nói “Muôn vật mang Âm và ôm Dương”. Bầu Trời có mặt Trời được coi là Dương và có mặt trăng được coi là Âm. Âm Dương có thể chuyển hoá cho nhau, dựa vào nhau mà tồn tại. Sự tồn tại của mặt này là điều kiện tồn tại của mặt kia. Có Trời (Dương) mới có Đất (Âm). Âm Dương tồn tại ở cân bằng động, Dương phát triển mạnh, Âm sẽ tiêu. Mặt Âm tiến thì Dương lùi, ngày được coi là Dương, đêm được coi là Âm. Hết ngày đến đêm là quy luật. Âm Dương có thuộc tính cố định, trái ngược nhau. Dương là cương, là tiến, là động, là Vua, là chồng, là bên trái là ngoài. Âm là bề tôi, vợ, bên dưới, bên trong, bên phải là lùi… Âm Dương có mặt trong toán học (số Dương, số Âm và cân bằng ở bằng 0), trong vật lý học (cực Âm và cực Dương), trong y học (Đông y). Âm Dương phải hoà hợp, cân bằng “Âm phù, Dương trợ” đều cùng tồn tại và tôn trọng quy luật khách quan. Tư tưởng Chu dịch cho rằng “Thiên Nhân hợp nhất”, “Thiên Nhân đối ứng”, “Thiên Nhân cộng thông”, (Trời, Người cùng quy luật chung). Suy đạo Trời để rõ việc người. Nghĩa là Trời Đất, Người có quy luật chung. Thân thể con người là Trời Đất thu nhỏ. Phong thủy chính là người. Trời Đất có Âm Dương, con người có vợ chồng, Trời có 365 ngày, con ngừơi có 365 đốt, Đất có núi cao, con người có hai đầu gối, Đất có hang sâu, con người có nách, kheo, Đất có cỏ, con người có lông tơ, Đất có 12 kinh thủy, con người có 12 kinh mạch… Học thuyết Âm Dương nhắc nhở con người phải cân bằng Âm Dương ở mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong ứng xử. Con người không chỉ chú ý đến ăn uống (Âm) mà phải chú trọng bảo dưỡng phần tinh thần (Dương), theo đạo người quân tử và giàu lòng nhân ái. Hải Thượng Lãn Ông nói “Dương làm hại Âm thì kinh huyết khó cháy, Âm làm hại Dương thì thần khí lặng tắt”. Âm thịnh Dương suy, Dương thịnh thì Âm suy được diễn đạt bằng “trèo cao, ngã đau”, “tre già măng mọc”, “sướng lắm khổ nhiều”. Thuyết Ngũ hành đóng vai trò hết sức quan trọng trong Dịch lý và Phong Thuỷ. Thuyết Ngũ hành là công cụ để mô tả vật chất, tự nhiên, năng lượng, phương vị, mầu sắc và sự ứng xử theo quy luật. Ngũ hành bao gồm : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tương ứng với ngũ phương, ngũ sắc như sau : Ngũ hành : Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ Ngũ phương : Tây - Đông - Bắc - Nam - Trung ương Ngũ Sắc : Trắng - Xanh - Đen - Đỏ - Vàng * Ngũ hành tương sinh, tiết Sinh khí theo quy luật : Kim sinh Thuỷ sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim. * Ngũ hành tương khắc, hạn chế lẫn nhau theo quy luật : Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hoả khắc Kim. Ngũ hành được hiểu là 5 loại vật chất, hành được hiểu là hoạt động và biến hoá. Sự vật có tính lạnh, mát, thấm xuống Đất, có vị mặn đều thuộc về Thủy. Sự vật có tính nóng, vận động lên trên, có vị đắng thuộc về Hoả. Sự vật có tính chất sinh trưởng, thăng phát, khoan khoái, chấp nhận thẳng cong, có vị chua thuộc về Mộc. Sự vật có tính chất thanh khiết, có vị cay là Kim. Sự vật có tính chất thu nạp, sinh hoá, đón nhận thuộc về Thổ. Con người thuộc mệnh gì, nên chọn mầu sắc, vị trí, ứng xử… phù họp với ngũ hành.
-
Bán khoán Tác giả: Phùng Thành Chủng Vợ chồng anh sinh con gái đầu lòng. Ca đẻ khó. Đứa trẻ ra ngược! Tuy phải phẫu thuật nhưng rất may là cuối cùng vẫn mẹ tròn con vuông. Theo giấy chứng sinh, con anh cân nặng ba cân hai, tình trạng sức khoẻ tốt. Vậy mà không hiểu sao, sau khi đón con từ bệnh viện về, ban ngày thì bé rất ngoan, đói thì bú, trụt vú mẹ là ngủ; nhưng cứ đêm đến, quãng từ lúc gà lên chuồng cho đến nửa đêm là nó cứ khóc ngằn ngặt và oằn người lên như đau đớn ở đâu đó mà không nói ra được! Vợ chồng anh phần vì phải thay nhau thức để dỗ bé, phần vì nghe con khóc mà xót cả ruột, có muốn ngủ cũng không ngủ được, nên cả hai đều rộc hẳn đi! Đưa bé đi viện, bác sĩ cũng chịu không phát hiện ra đó là bệnh gì! Tình cờ có người mách những trường hợp như vậy ở trẻ sơ sinh gọi là khóc dạ đề và khuyên vợ chồng anh thay vì đưa con đi viện nên tìm đến một pháp sư. Có bệnh thì vái tứ phương, sau khi nghe anh trình bày, vị pháp sư lấy ra năm đạo bùa để vào một chiếc đĩa rồi miệng thì lầm rầm phù chú trong khi hai tay lúc thì bắt quyết lúc thì huơ huơ ba nén hương thành những hình loằng ngoằng trên đó như đang viết vào không khí. Rồi đưa cho anh mấy đạo bùa, ông ta khẳng định: - Cháu sẽ đỡ dần và sẽ dứt khóc muộn nhất là sau chín ngày nếu là cháu gái và bảy ngày nếu là cháu trai. Sau khi đã dặn dò anh những việc cần làm. Theo đó, trong năm đạo bùa, một đạo được mang trong người cho bé, một đạo treo nơi đầu giường nằm, một đạo để dưới đít hòn đầu rau bà (chân giữa nếu là kiềng, bếp dầu hoặc bếp ga); tiếp đến anh phải sang nhà hàng xóm và phải là người khác họ, lấy trộm (chứ không được hỏi xin) lấy một chiếc đũa; sau đó mang về dùng dao tách đôi phần trên, kẹp vào đó một đạo (trong số hai đạo bùa còn lại) rồi cài lên chái nhà. Đến đây, ông ta lưu ý anh một điều là trong suốt quá trình thực hiện những công đoạn trên nếu có gặp ai và dù có ai hỏi han, kể cả đó là những người thân trong gia đình, anh cũng phải làm ngơ như không nghe tiếng và không được trả lời; rằng anh chỉ được phép giao tiếp với mọi người xung quanh khi những công đoạn nói trên đã hoàn tất và dặn anh phải nhớ kỹ điều đó. Cuối cùng, chờ khi bé khóc dữ, lấy nốt đạo bùa còn lại để vào một chiếc đĩa và đổ vào đó một ít cồn hoặc rượu có nồng độ cao rồi đốt lên và dỗ cho bé nhìn vào ngọn lửa. Sau đó, chờ khi đạo bùa đã cháy hết, dùng ba đầu ngón tay dập dập vào phần muội tro trong lòng đĩa rồi xoa vào hai bên bả vai cho bé...Anh đã thực hiện tất cả những điều đó như một kẻ bị ám thị và kỳ lạ thay - đúng như lời vị pháp sư nói – con anh đỡ dần và đến ngày thứ chín thì dứt khóc hẳn. Hôm trả lễ, anh được vị pháp sư đọc cho nghe bài thơ nói về phép tính giờ trẻ con: Chính thất sơ sinh tị hợi thì Nhị bát thìn tuất diệc kham nghi Tam cửu mão dậu chính thời sát Tứ thập dần thân dĩ định kỳ Ngũ thập nhất sửu mùi chính thị Lục thập nhị tý ngọ tiên tri Nhược ngộ sửu mùi do khả cứu Thảng lâm thìn tuất bất thăng bi. ( Tháng bảy sinh giờ tị, hợi – Tháng 2 tháng 8 sinh giờ thìn, tuất – Tháng 3 tháng 9 sinh giờ mão, dậu – Tháng 4 tháng 10 sinh giờ dần, thân – Tháng 5 tháng 11 sinh giờ sửu, mùi – Tháng 6 tháng chạp sinh giờ tý ngọ. Nếu gặp sửu mùi còn có khả năng cứu chữa. Còn phạm thìn ,tuất .. hết cửa) Theo đó, con anh sinh tháng mười một, giờ mùi là nhằm đúng giờ quan sát, do đó việc nuôi nấng sẽ rất vất vả; rằng số con anh là số phải mày Người và phải qua được cái tuổi mười hai mới có thể yên tâm và khuyên anh nên lên chùa làm lễ bán khoán cho bé. Và thế là trong tờ khoán ước màu vàng, khổ lớn, được viết bằng loại chữ tượng hình, trông như một đạo sắc phong dán nơi đầu giường nằm, ngoài cái tên khai sinh Nguyễn Thị Phương Thảo, con anh còn mang một cái tên khác của một dòng họ khác là Chu Thị Hạnh. Chả là con anh phải bán cho Đức Ông, là con mày của Đức Ông mà Đức Ông là họ Chu nên con anh phải mang họ Chu và tên thì từ Thảo đổi sang Hạnh. Không hiểu ở cõi siêu nhiên có thực có một ông họ Chu chuyên lo những việc cứu nhân độ thế, do đó được người đời tôn xưng là Đức Ông hay không, chỉ biết từ đó con anh một ăn một lớn, ngoại trừ mấy lần hắt hơi xổ mũi, còn thì chưa biết đến cổng bệnh viện là gì... * * * Đến tìm anh là một người đàn ông quãng ngoài sáu mươi tuổi trông khắc khổ nhưng khoẻ mạnh: - Xin lỗi! Anh là nhà văn Nguyễn Thiêm? Nhìn người khách lạ, anh buông một câu không mấy thiện cảm: - Vâng, tôi là Nguyễn Thiêm... Có vẻ như không nhận ra thái độ lạnh lùng của anh, ông ta vô tư tự giới thiệu mình và về mục đích của chuyến viếng thăm. Theo đó, ông ta đã được đọc những bài phóng sự điều tra chống tiêu cực mà anh là tác giả, biết anh là một nhà văn luôn đứng về phía lẽ phải, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, nên ông ta tìm đến anh với hy vọng là sẽ được anh giúp đỡ. Chuyện thì dài nhưng đại để là ông ta nhập ngũ năm 1968. Sau ba tháng huấn luyện cấp tốc, đơn vị ông được lệnh đi B, rồi bảy năm trong quân ngũ thì bảy năm ông gắn bó với chiến trường Tây Nguyên. Rằng ông bị thiệt thòi chỉ vì trình độ văn hóa có hạn (mới qua xóa mù chương trình Bình dân học vụ) còn trong chiến đấu ông là người rất dũng cảm và có nhiều thành tích; rằng ông đã từng được công nhận là dũng sĩ diệt Mỹ nhưng rốt cục vẫn chỉ là anh sĩ quan một vạch. Rồi năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, ông được ra quân; song vì ở quê không còn ai là người thân thích nên ông đã xung phong ở lại Tây Nguyên và coi đây như quê hương thứ hai của mình. Vậy mà không hiểu do một sự nhầm lẫn nào đó, năm 1986, sau mười tám năm xa cách, có điều kiện về thăm quê ông mới hay tin ở quê mọi người đều yên trí là ông đã chết vì đơn vị ông đã đánh giấy báo tử về địa phương là ông đã hy sinh từ năm 1972 và ở địa phương người ta đã tổ chức làm lễ truy điệu cho ông! Câu chuyện chỉ có thế chẳng có gì đáng phải để tâm bởi ông nghĩ trong chiến tranh việc báo tử nhầm là chuyện bình thường và sau khi trở lại Tây Nguyên ông vẫn coi đó như một chuyện vui mỗi khi có dịp nhắc đến. Song sự đời lại không đơn giản như ông tưởng! Bây giờ khi đã ở cái tuổi 65, ông có nguyện vọng muốn chuyển vợ con về quê để sống nốt những năm cuối đời, phòng nếu có mất còn được gửi gắm xương tàn ở chính nơi mình đã sinh ra và để các con ông sau này khỏi mất gốc, nhưng đến khi chuyển ra rồi ông mới ngớ người khi được biết mình vẫn là... liệt sĩ! Những giấy tờ cần thiết như: Quyết định phục viên, sổ hộ khẩu kèm theo giấy giới thiệu và xác nhận của chính quyền địa phương quê vợ mà ông đưa ra đều được trả lời là không hợp lệ với lý do về mặt thời gian những giấy tờ đó đều có sau giấy báo tử! Ông đã phải nuốt nghẹn để hỏi lại: - Hẳn các anh cũng biết đó là một sự nhầm lẫn?- Nhầm hay không là việc của ông chứ không phải việc của chúng tôi!. Họ đã trả lời ông như vậy và một lần nữa ông đành phải nuốt nghẹn: - Chẳng lẽ việc tôi còn sống sờ sờ và đang đứng trước mặt các anh ngay lúc này đây lại không có giá trị bằng mảnh giấy báo tử?- Việc nhà nước không phải đơn giản như ông nói với chúng tôi! Tất cả đều phải có nguyên tắc và phải có cơ sở pháp lý. Chúng tôi làm việc theo pháp luật... Cực chẳng đã, ông đành phải hạ một câu. - Vậy theo các anh, trường hợp của tôi phải như thế nào mới là hợp lệ? - Ông phải có giấy xác nhận của đơn vị cũ là trước đây đã báo tử nhầm! Đòi hỏi đó với ông không khác gì hơn là một sự đánh đố bởi biết đơn vị ông bây giờ ở đâu; với lại ngần ấy năm đã trôi qua, nếu có tìm ra, thì những người cùng đơn vị với ông ngày ấy, bây giờ liệu có còn ai để mà xác nhận! Ông đã bỏ về và nhen nhóm trong đầu ý nghĩ: Chỉ còn cách trở thành tội phạm. Trước cơ quan công quyền ông khai nhận là đã can tội giết người – một bé trai mới lên ba tuổi rồi cho vào bao tải và vứt xuống giếng. Họ đã cho người đến hiện trường vớt chiếc bao tải lên, nhưng đến khi mở ra thì bên trong chỉ là một... con chó! Với tội danh gây rối trật tự trị an, ông bị xử ba năm tù nhưng cho hưởng án treo và có thời gian mười lăm ngày để chống án...- Ông làm như vậy để làm gì? – Anh hỏi.- Để được thấy là mình còn sống!- Và... bây giờ thì ông... chống án?- Tôi sẽ chống án!- Với lý do một người đã chết cách đây hơn ba mươi năm không thể sống lại để phạm tội?- Đúng thế!- Nghĩa là... (?)- Nghĩa là nghĩa vụ và quyền lợi phải đi đôi với nhau và bây giờ thì tôi lại muốn được là... liết sĩ! * * * ... Chuyện cách đây đã mười hai năm. Tất nhiên là với vị thế của mình và do tính chất của những tình tiết của vụ án đã không còn dừng lại như là những tình tiết ở một vụ án thông thường nên anh đã chẳng làm được gì hơn cho thân chủ của mình ngoài sự đồng cảm và lời tự thú rằng mình bất lực! Tuy nhiên sau đó ý tưởng cho một cái truyện ngắn cứ ám ảnh, cứ bám riết lấy anh và đúng vào cái buổi sáng mà vợ anh trở dạ, trong khi mẹ anh đưa vợ anh đến nhà hộ sinh thì cũng là lúc đứa con tinh thần của anh đòi được ra đời và hối thúc anh phải ngồi vào bàn viết...Để tránh sa đà vào những tình tiết, những sự kiện cụ thể nhưng mang tính cá biệt, anh đã không cho câu chuyện một không gian cũng như một thời gian xác định. Ngay cả cái tên nhân vật anh cũng không muốn nó có một quốc tịch rõ ràng khi sự cần thiết tối thiểu là cái danh xưng cũng chỉ được anh cho một ký tự là chữ cái P! Nghĩa là, cái truyện ngắn của anh không còn thuần tuý là một truyện ngắn viết về vụ án, bởi chẳng còn tìm đâu ra dấu tích của cái vụ án mà anh đã nghe và câu chuyện người đàn ông đã kể.Anh viết như là bị ma ám, như là ai đó viết chứ không phải là anh viết và - cũng thật trùng hợp – khi sau đó anh biết rằng đúng vào cái thời khắc ở bệnh viện vợ anh sổ bé Thảo thì cũng là lúc anh hạ dấu chấm hết cho cái truyện ngắn của mình.Song có cái gì đó như là định mệnh, bởi suốt mười hai năm qua, cái truyện ngắn ấy đã được anh gửi cho rất nhiều nơi nhưng vẫn chẳng một nơi nào nhận in...Ngày Phật đản anh lên chùa lễ cho bé Thảo. Vị sư già hỏi thăm: - Dạo này con bé có được khoẻ không? - Cảm ơn thầy! Nhờ Trời Phật phù hộ, cháu vẫn khoẻ. - Sao không cho nó đi cùng? - Sắp này cháu phải bận học. - Năm nay nó đã học lớp mấy rồi? - Dạ, lớp 6. - Nam mô a di đà Phật! Vậy là hôm nào chuộc khoán cho nó được rồi đấy! Chuộc khoán! Điều đó cũng đồng nghĩa với việc năm nay con anh đã mười hai tuổi và đã qua cái hạn sinh nhằm phải giờ quan sát! Nếu như vị sư già không nhắc thì anh đã chẳng còn nhớ là nó đã đến tuổi chuộc khoán! Trong cái khoảnh khắc của một sát na ấy, anh bỗng ngộ ra về cái gọi là số phận của đứa con tinh thần của mình:Cái truyện ngắn của anh cũng đã sinh nhằm phải giờ quan sát! * * * Sự xuất hiện của cái truyện ngắn Vụ án của nhà văn Trung Quốc: Chu Tác Lâm (do nhà văn Nguyễn Thiêm dịch) trên tờ Cảo Thơm – một tờ báo có uy tín, chuyên về sáng tác, lý luận, phê bình và những thông tin văn học nghệ thuật của Hội nhà văn ngay lập tức đã gây xôn xao dư luận! Nếu như trước đây người ta thường quan niệm chiếc roi phê bình giúp cho con ngựa sáng tác lồng lên thì bây giờ tình hình đã hoàn toàn ngược lại! Con ngựa phê bình đã lồng lên trước ngọn roi của sáng tác hay đúng hơn là trước ngọn roi của một truyện ngắn... dịch! Vốn vẫn bị giới sáng tác coi là ăn theo, là nặng tính kinh viện, là phê bình cánh hẩu, hoặc chỉ là những chuyên gia điểm sách mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt theo như phép thắng lợi tinh thần của A. Q, lần này các nhà phê bình đã nhận thấy ở cái truyện ngắn một chỗ dựa để nhất loạt phản pháo! Sau khi phân tích nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm, bằng vào những lập luận sắc sảo, đầy tính thuyết phục, các nhà phê bình đã không ngần ngại khi cho rằng: Vụ án là đỉnh Chô Mô Lung Ma không chỉ của văn học Trung Quốc mà của cả thế giới; rằng từ Vụ án đến Vụ án Chu Tác Lâm còn thân phận và phi lý hơn cả KAFKA; và xa hơn là trời đoan chắc tác phẩm này nhất định sẽ đoạt giải... Nobel! Cuối cùng, nhằm chĩa mũi nhọn vào giới sáng tác mà cụ thể ở đây là các nhà văn, các nhà phê bình cũng đã không ngần ngại khi đưa ra nhận xét là nền văn học của chúng ta mấy chục năm qua mới chỉ có nền chứ chưa có đỉnh; rằng trông người lại nghĩ đến ta chúng ta còn bảo hoàng hơn cả nhà vua! Nhân đó khuyến cáo các nhà văn sở dĩ trong thời gian qua, giới phê bình đành phải im hơi lặng tiếng là vì còn thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao và không giấu giếm sự mỉa mai khi hy vọng những năm 50 của thế kỷ XXI chúng ta có thể có được những tác phẩm ngang tầm Vụ án!Vậy Chu Tác Lâm là ai? Không phải khó khăn gì lắm, sau đó các nhà phê bình cũng đã phát hiện được chẳng có một nhà văn Trung Quốc nào có cái tên là Chu Tác Lâm cả! Thắc mắc này được chuyển đến cho nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Thiêm thì anh chỉ cười: - Đó là tên bán khoán đứa con mày của Đức Ông... ( Nguồn hatayonline)
-
Linh thiêng Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn TPCN - Đi dưới những vòm cây xanh tỏa bóng mát sườn đồi, Trưởng ban quản lý Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, anh Hồ Tất Ái kể: “Hàng đêm chúng tôi tuần tra canh giấc ngủ cho các liệt sỹ, thường nghe tiếng chào hỏi rất rõ: Chào đồng chí. Đi tuần đấy hả!”. "Tiếng của ai vậy?”- Tôi hỏi. Giọng anh Ái hạ xuống như thì thầm: “Của các liệt sỹ”. Anh Hồ Tất Ái kể: Lúc khánh thành, tháng 4/1977, Nghĩa trang có 10.327 ngôi mộ. Mấy năm sau đó, thân nhân các liệt sỹ xin đưa về quê nhà một số, khi còn 10.263 ngôi mộ thì ổn định đến nay. Thân nhân liệt sỹ đến viếng thấy mộ phần được chăm sóc chu đáo đều hài lòng, không xin đưa về quê nữa. Mộ liệt sỹ được xếp từng khu vực theo tỉnh, thành phố, trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu có nhà tưởng niệm kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước. Đứng ngoài nhìn vào, Nghĩa trang như một lâm viên. Vô bên trong, Nghĩa trang tĩnh lặng, thâm nghiêm, mát dịu. Nơi gần nhất của Nghĩa trang cách đường Hồ Chí Minh khoảng 400 mét, cuộc sống ồn ào bên ngoài không động tới đây! Đi trong Nghĩa trang, bất giác nhẹ bàn chân, tâm tưởng lắng lại để chuyện trò với các liệt sỹ hoặc với bản thân mình. Khu trung tâm Nghĩa trang nằm trên một ngọn đồi cao 32,4 mét, Đài tưởng niệm (Đài Tổ quốc ghi công) bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Sát sau Đài tưởng niệm, cân đối hài hòa như có bàn tay nghệ nhân sắp đặt là một cây bồ đề. Đây là cây bồ đề tự mọc. Nghĩa trang khánh thành được 6 tháng, vào tháng 10/1977 đột nhiên mọc lên cây bồ đề này. Và dường như sợ có người nhầm lẫn mà nhổ đi, cây bồ đề lớn rất nhanh, chẳng mấy đã vươn cành lá um tùm, che mát Đài tưởng niệm. Anh ái dừng chân dưới gốc bồ đề nói: “Chúng tôi đã tìm hiểu, trong vòng bán kính khoảng 10 cây số xung quanh đây không hề có bồ đề”. Cây bồ đề trở thành cây thiêng của Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn chính thức khởi công ngày 24/10/1975, hoàn thành ngày 10/4/1977, nơi yên nghỉ của các liệt sỹ Binh đoàn Trường Sơn Anh hùng đã ngã xuống trong 16 năm trời khai mở, giữ vững và phát triển con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Nghĩa trang nằm ở khu đồi Bến Tắt thuộc xã Vĩnh Trường (Gio Linh, Quảng Trị). Trên đồi có cây xanh bóng mát. Dưới chân đồi có một hồ nước trong vắt. Đây là hồ nhân tạo. Hồi xây dựng Nghĩa trang, nơi đó là bãi đất thấp trũng, bộ đội đào đất để đắp đường thì bên dưới phụt lên một mạch nước ngầm. Tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn khi đó lệnh sửa thành cái hồ, còn tạo gò đảo ở giữa và bắc cầu đi ra. Những năm đại hạn, khe suối, ao hồ xung quanh cạn nước nhưng hồ này vẫn long lanh nước mát. Ban quản lý Nghĩa trang có 20 người. Nghe sơ qua về công việc của họ đã thấy không hề nhẹ nhàng. Mỗi ngày đón khoảng 20 đoàn khách, từ trong nước đến ngoài nước. Đón tiếp nghĩa là mời trà, mời xem phim, phục vụ làm lễ viếng ở Nhà khánh tiết, dẫn đường vào Đài tưởng niệm cách hơn 200 mét và đi xuống các khu mộ. Ban đêm, thay nhau tuần tra. Phải thường xuyên chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, rừng xanh, làm vệ sinh toàn bộ 39,8 ha. Mỗi năm một lần cọ sạch rong rêu trên 10.263 bia mộ, thay cát trong 10.263 bát hương. Nhiều người ở xa không đến được thường điện thoại nhờ Ban quản trang thay mặt viếng liệt sỹ thân nhân. Giữa tháng 5 rồi, một chị ở Hải Phòng vào viếng mộ liệt sỹ, khi về nằm mộng mới tá hỏa nhớ lại là lễ vật dâng cúng do xúc động, lúng túng mà chưa tròn như lời hứa. Chị điện thoại khẩn khoản nhờ Ban quản trang mua sắm, tổ chức cúng giúp chị. Ban quản trang không bao giờ từ chối, luôn luôn đáp ứng mọi nguyện vọng đến từng chi tiết. Tôi hỏi anh Ái: - Ban đêm, các anh đi tuần một mình hay phải nhiều người? Anh Ái trả lời: - Đi một mình thôi. Chúng tôi quen rồi – Trầm ngâm một lúc, anh nói tiếp - Tuy vậy, có một lần tôi cũng hoảng hồn, phải bỏ chạy. Hôm ấy, mới hơn 7 giờ tối, còn nhìn rõ mặt người, tôi lên Đài tưởng niệm thắp hương, chợt thấy một người đàn ông ngồi gần đó, hỏi thì ông ta trả lời là liệt sỹ đi thăm liệt sỹ. Tôi hơi bực mình là vào Nghĩa trang mà còn trả lời ỡm ờ nên vừa đốt hương vừa để ý liếc nhìn ông ta. Cắm hương xong, tôi định bước tới để xem cho rõ mặt thì ông ta không thấy đâu nữa. Lúc đó chúng tôi cách nhau chỉ dăm mét. Tôi hoảng quá, quay đầu chạy xuống chân đồi. Câu chuyện của anh Ái làm cho không khí Nghĩa trang thêm linh thiêng, chính xác hơn, cho tôi hiểu thêm sự linh thiêng của một Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia. 10.263 liệt sỹ, trong đó anh Ái cho biết khoảng 80% hy sinh ở lứa tuổi 18 - 22. Sự linh thiêng của núi sông, trong tâm tưởng, trong cõi sâu thẳm tâm hồn mỗi người đang được sống trên đất nước thanh bình hôm nay luôn luôn tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ. Các liệt sỹ không chết trong lòng người đang sống, trong lòng quê hương đất nước. Anh Ái và các anh các chị trong Ban quản trang, hàng ngày chăm sóc từng phần mộ, hàng ngày đón tiếp tấm lòng tưởng nhớ liệt sỹ ở mọi miền gần xa, hơn ai hết luôn thấy các liệt sỹ vẫn sống bên mình. Những mẩu chuyện của anh Ái về các liệt sỹ mà anh “thấy” thường xuyên, là ảo ảnh với cuộc sống thực song dứt khoát là hình ảnh thực trong tình cảm, trong suy tưởng, trong niềm kính trọng vô bờ bến những linh hồn vì nước vì dân. Như bao Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hằng đêm vẫn thường thấy con của mình trở về, đi lại trên đường quê yêu dấu. Bao cựu chiến binh, thỉnh thoảng lại “gặp” đồng đội cũ đã hy sinh, sống dậy vui đùa, gọi nhau đi chiến đấu. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng viết: “Đất nước của những người không bao giờ khuất, đêm đêm rì rầm trong tiếng đất, những buổi ngày xưa vọng nói về”. Theo thống kê của Ban quản trang, mỗi năm có gần 100.000 lượt người đến viếng các liệt sỹ ở đây, không ngày nào vắng người đến viếng, không ngày nào tắt khói hương. Lúc bước đi dưới mái nhà tưởng niệm cong vút như mái chùa cổ kính, trong hương hoa đại tinh khiết, tôi hỏi nhỏ anh Ái: - Anh hết lòng vì các liệt sỹ ở đây thì vợ con sống như thế nào? Anh tâm sự về gia cảnh: Vợ làm nông nghiệp ở xã Đông Thanh (thị xã Đông Hà, Quảng Trị), hai con, trai học lớp 12, gái học lớp 10. Anh vào làm việc ở Ban quản trang từ năm 1998. Cũng từ ngày đó, lương của anh hàng tháng vẫn 1,7 triệu đồng, trừ các khoản đóng nọ kia còn 1,2 triệu đồng, tuy nhiên kinh tế gia đình có phần khá lên sau mỗi năm nhờ vợ trồng trọt, chăn nuôi luôn gặp may, được mùa được giá. “Cũng nhờ biết ứng dụng khoa học kỹ thuật”-Anh nói thêm. Anh sinh năm 1960, trước khi làm quản trang từng là bộ đội, phục viên, trải nhiều chức vụ, được điều về Nghĩa trang cũng tưởng nhất thời song như câu thơ anh đọc: “Cứ ngỡ xuống trần chơi một giấc, nào ngờ ở mãi đến hôm nay”. Anh hạ giọng tâm tình: Trong Ban quản trang, người lương thấp nhất mỗi tháng chỉ có hơn 400.000 đồng, thêm 40.000 đồng trị giá 20 ký gạo. Song mọi người đều yên tâm, gắng sức lo toan cho phần mộ liệt sỹ. Tôi đứng trước Đài tưởng niệm, ngước nhìn ngọn bồ đề xanh biếc giữa bầu trời xanh vĩnh cửu. Cầu Hiền Lương cách đây chừng 30 cây số, Thành cổ Quảng Trị cách hơn 40 cây. Thành cổ Quảng Trị, nơi ngã xuống của hơn 10.000 chiến sỹ, hầu hết còn trẻ. Sông Thạch Hãn chạy qua đâu đây, vẳng bên tai tôi câu thơ của một cựu chiến binh khi viếng thăm đồng đội đã hy sinh: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi đôi mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm. Một làn gió vụt qua. Nén hương tôi vừa dâng lên Đài tưởng niệm lóe sáng như những đốm sao đỏ rực. Sáu Nghệ ( Theo Tiền phong chủ nhật )
-
Nghiên cứu tiềm năng của con người (Trình bày tại hội thảo 20.3.2004 của trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) GS.TS Nguyễn Trường Tiến Viện hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ ASEAN Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa Kỹ thuật Việt Nam. Các chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng nhà nước đều nhấn mạnh đến nội dung và khai thác phát triển nội lực và đánh giá cao sự giúp đỡ quốc tế để xây dựng đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, một xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới đã tích lũy suốt cả cuộc đời mình van hóa phương Đông, văn minh phương Tây, tiếp thu các tư tưởng triết học của nho giáo, Khổng tử, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Mác Lê nin... và áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện Việt nam để dựng nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cổ nhân nói thời thế tạoAnh hùng. Thật vậy 4000 năm lịch sử và văn hóa Việt Nam đã hun đúc và tạo nên Hồ Chí Minh. “Tháng Mười đẹp nhất hoa sen, nước Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Một con người đã làm rạng rỡ non sông Việt Nam. Từ năm 1941, Bác Hồ đã tiên đoán năm 1945 nhà nước Việt Nam độc lập, từ trong kháng chiến chống Pháp Bác đã tiên đoán năm 1954 kháng chiến thành công. Tiềm năng của Bác Hồ thật vĩ đại. Tình cảm của Bác ôm trọn non sông và kếp ngưồi. Trước lúc đi xa để gặp cụ Các Mác, Lê nin và những người khác Bác đã để lại mọi cẩm nang là di chúc. Bác căn dặn phải đoàn kết, phải biết ơn bạn bè quốc tế và chăm lo cho nhân dân. Bác thường dậy “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”. Khai thác tiềm năng con người, khai thác vốn quí báu của dân tộc là Đoàn kết, khai thác truyền thống, lịch sử, văn hóa ... của dân tộc dể sánh vai với năm châu, bốn biển là ước mong của Bác Hồ và của thế hệ chúng ta hôm nay. Nói một cách khác là khai thác nội lực để đủ sức cạnh tranh và hội nhập Quốc tế vì quyền lợi của dân tộc là trách nhiệm và nghĩa vụ. Con người được hiểu là một tiểu vũ trụ, năm trong vũ trụ bao la giữa trời đất và từ ngàn đời nay đã tồn tại trong Thiên Địa Nhân. Theo cổ nhân người hiền biết là trên thông thịa văn, dưới tường địa lý và giữa là hiểu con người. Con người muốn sáng tạo và dự báo cho hôm nay và ngày mai phải có tri thức. Cụ Khổng Tử dạy rằng 50 tuổi mới tri thiên mệnh, 60 tuổi mới thuận nhĩ. Có nhiều cách hiểu khác nhau. Thí dụ cho rằng 50 tuổilà lên lão và 60 tuổi thì nghe gì cũng thấy thuận. Song cũng có ý kiến cho rằng người 50 tuổi mới hiểu được mệnh của mình, mệnh của trời và 60 tuổi mới hiểu hết và phân biệt được đúng sai và đạo lí ... có thể còn có những lời giải thích khác của các bậc cao nhân về tư tưởng triết học của Khổng Tử . Năm 2004 là năm kỷ niệm 50 năm giải phóng Điện Biên, năm 2005 sẽ kỷ niệm 50 năm Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và 30 năm giải phóng Miền Nam. Nhiều người nói tới vận hội và vận mệnh của đất nước. Ai ai cũng mong muốn một đất nước Việt Namgiàu mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Ai ai cũng muốn có đủ cơm ăn, áo mặc, được học hành, được làm việc và cống hiến hết mình cho đát nước, cho dân tộc. Trung Quốc đã sửa đổi hiến pháp và nói tới thuyết 3 đại diện, sở hữu cá nhân, văn minh vật chất văn minh tinh thần và văn minh chính trị. Cả nhân loại đang phấn đấu vì một cuộc sống có chất lượng hơn và một thế giới tốt đẹp hơn. Tất cả những ước vọng đó đều cần khai thác tiềm năng con người, sử dụng trí thức và hiền tài là nguyên khí Quốc gia. Con người mới hôm nay của Việt Nam, trong thời đại Hồ Chí Minh phải có những hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc, triết học phương Đông,vũ trụ quan và nhân sinh quan ... đồng thời phải tiếp cận và cập nhật được khoa học, công nghệ, luật pháp, kinh tế, kinh nghiệm quản lí điều hành, môi trường, ngoại ngữ, máy tính điện tử... Theo cổ nhân con người phải cân bằng âm dương, phải hiểu về ngũ hành, dịch lí, phong thủy, địa lí, lịch sử, văn hóa truyền thống. Tức là các tri thức và hiểu biết của quá khứ, tạm gọi là phần âm. Những tri thức về vật lí, toán, sinh học, triết học, quản lí... tạm gọi là dương. Con người đang sống ở hiện tại, gánh trên vai các tri thức âm dương nêu trên, một bên là phúc, một bên là đức với trái tim yêu nước, thương nòi, tự hào dân tộc với bản lĩnh kiên cường bất khuất ... chắc chắn khó đi về phía trước. Nhiều người hôm nay chỉ gánh trên vai hai chữ danh và lợi, thực hiện chủ nghĩa cơ hội, giáo điều với sự ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân chắc chắn sẽ cản trở và đẩy lùi ước mong của tổ tiên hôm qua và người dân hôm nay. Làm sao chúng ta có thể khai thác được tiềm năng của con người, phát huy được nội lực của hơn 80 triệu người dân Việt nam và tranh thủ được sự giúp đỡ của Quốc tế nếu chúng ta không khai thác lịch sử, văn hóa, triết học, truyền thống và bài học kinh nghiệm của 4000 năm qua của Việt nam và của phương Đông. Làm sao chúng ta có thể cạnh tranh và hội nhập quốc tế mọi cách thành công mà không hiểu về quá khó, hiểu về hiện tại và dự báo được tương lai. Làm sao chúng ta có thể làm phiền, phát triển ổn định và bền vững nếu chúng ta không có hiểu biết về quy luật khách quan của cuộc sông, của trời đất, của vận, mệnh, của âm dương, ngũ hành, dịch lý phong thủy... để chúng ta có thể ứng xử một cách thông minh, văn hóa và hợp đạo lý. Một thái độ cầu thị, khách quan, trung thực, trong sáng, khoa học, nhân ái, tâm linh, tôn trọn lịch sử, quá khứ, văn hóa, triết học... sẽ giúp chúng ta chiêm nghiệm, kiểm chứng và định hướng cho chúng ta đi tới tương lai cùng nhân loại. Ngày hôm nay loài người có thể dễ dàng chia xẻ cho nhâu thông tin, tri thức, công nghệ, vật liệu mới, kinh nghiệm quản lý, các phạm trù và hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội... vì đó là tài sản chung, văn minh chung, hiểu biết chung, tri thức chung. Tuy vậy loài người thật khó chi nhau, chuyên giao cho nhau những phạm trù và giá trị về văn hóa, về lịch sử, về truyền thống, về triết học cổ, tri thức coor, quan niệm về sống và chết, về điều kiện tự nhiên về phong thủy, địa lý và những giá trị thuộc về bản sắc văn hóa. Văn minh vật chất, văn minh tinh thân, văn minh chính trị sẽ tiếp tục phát triển, đổi thay. Kho tàng tri thức, khoa học công nghệ của loài người sẽ được làm giàu lên qua năm tháng. Song tính quy luật của vũ trụ, của trời đất, của thiên nhiên của con ngưồi, của sinh lão, bệnh, tử, của sự sáng tạo, phát triển, bảo tồn, hủy hoại... là trường tồn. Nếu chúng ta không trả lời được một cách khoa học những vấn đề thần bí của lịch sử, của văn hóa, của trời đất, của con người, của sự việc trong quá khứ và thực tiễn hôm nay, tức là tìm ra tính quy luật truờng tồn thì làm sao chúng ta có thể dự báo được tương lai. Tiềm năng con người là vô hạn nhưng vũ trụ là vô hạn. Sự hiểu biết của con người là vô hạn. Khoa học là phát triển vô hạn. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khoa học là hữu hạn. Thật ra không phải vậy. Cho đến hôm nay loài người chưa giải thích được làm sao có thể xây dựng được kim tự tháp. Làm sao có thể chữa bệnh bằng bàn tay ánh sáng. Làm sao các nhà ngoại cảm có thể tìm được mộ. Làm sao vua Champa xây dựng được thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam Đà Nắng, tồn tại hơn 1000 năm qua mà không hề bị rêu phong và xây gạch không có vữa. Vì sao các bậc Thiền sư Việt Nam Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Khắc Minh và Thích Như Trí có thể thiền táng. Vì sao Việt Namgiành độc lập vào năm 1945 và kháng chiến thắng lợi vào năm 1954. Vì sao năm 2003 xuất lộ Hoàng Thành và lập sự án công viên Nghĩa trang hiang Diệu cho quốc gia. Tại soa một năm lại có 365 ngày và 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông được lập theo quy luật. Vì soa dân tộc Việt Nam và các nước có nền văn hóa tương đồng thắp hương. Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm thấy một hành tinh mới vòa năm 2004. Khi sống và khi chết thì chúng ta hướng về đâu và theo quy luật nào. Trong quá trình nghiên cứu về quy hoạch và thiết kế công viên nghĩa trang Khoang Diệu, dựa vào kiến thức về dịch lý, phong thủy, âm dương, ngũ hành và thực tiến khảo sát điều tra, xin dư ra một số nhận xét để xin ý kiến của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp 1. Dương phần (nhà cửa, đô thị...) và âm phần (mồ mả, nghĩa trang) được quy hoạch và lựa trọn phương vị (hướng tọa đặt lưng vào và hướng nhìn tới) theo nguyên tắc người sống thì trông hướng nhìn, người về cõi vĩnh hằng thì trọng hướng tọa (gối đầu vào) 2. Năm sinh của chủ thể là thông số quan trọng để lựa chọn hướng nhà và hướng mộ. 3. Các kinh đô, kinh thành của Việt Nam và các nước phương Đông có nền văn hóa tương đồng thường chọn trục chính là hướng Bắc Nam (trời đất). Thành phố Huế được tọa hướng Tây Bắc (càn, trời) và hướng Đông nam ( Tốn, mộc) 4. Hướng tọa của lăng tẩm các ông vua triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị ( ba ông vua đầu tiên của triều Nguyễn là hợp trạch mệnh) 5. Hướng chung của khu vực nghĩa trang các lăng tẩm các ông vua triều Nguyễn đều cso xu hướng song song với đường thẳng nối tâm của kinh thành Huế với núi Ngự Bình song theo hướng ngược lại tức là tọa Đông Nam hướng Tây Bắc 6. Một số nghĩa trang của Hàn Quốc có hướng chủ đạo là tọa Đông Nam hướng Tây Bắc. 7. Không có đo thị hay nghĩa trang chọn hướng Đông Tây hoặc Tây Đông 8. Theo dịch lí, ngũ hành, phong thủy trong thế kỷ XX có 33 năm sinh ra con người có hướng khôn thổ ( Tây Nam ) và cấn thổ ( Đông Bắc), 6 phương vị khác ( Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Nam, Tây Bắc ), mỗi phương vị có 11 năm. 9. Lựa chọn hướng nhà và hướng mộ có quy luật cụ thể. Tuy vậy, ngày hôm nay, người ta thường quan tâm nhiều hơn đến hướng nhà, hướng cổng, hướng cửa, hướng bàn làm việc của dương co. Song lựa chọn hướng và tọa ngôi nhà vĩnh hằng có ý nghĩa quan trọng hơn vì “ Sống là gửi, thác là về “ và âm phù, dương trợ. Khai thác triết học, lịch sử, văn hóa, truyền thống của Việt nam và á Đông là tìm về kho tàng quý báu của dân tộc, là hành trang tuyệt vời để phát huy tiềm năng của con người. Một cái nhìn, một định nghĩa, một quan niệm, một quan điểm, một phong cách sống, ứng xử đều phải dựa trên gốc của cây cổ thụ 4000 năm. Nếu chỉ đứng trên ngọn cây, không có thái độ khoa học, khách quan, tôn trọng, cầu thị và tình yêu văn hóa dân tộc chắc chắn chúng ta sẽ thiếu hụt để bước vào tương lai. Cổ nhân coi trọng Thiên, Địa, Nhân, con người hôm nay cũng phải hiểu về Thiên và Địa và tự xây cho mình 3 điểm: Sức khỏe, trí tuệ và tình cảm để hiểu mình là ai, phải có trách nhiệm gì với non sông này và phải ứng xử với con người, với thiên nhiên và môi trường sống như thế nào. Bài viết này được thực hiện theo đề nghị của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Chắc chắn còn nhiều sai sót và chủ quan. Xin được chỉ giáo. ( Theo Vietnam Geotechnical Institute )
-
Đâu phải là truyền thuyết Voi 9 ngà - Gà 9 cựa - Ngựa 9 hồng mao . Một phát hiện mới về gà 9 cựa tại Phú Thọ đăng trên báo Khoa học và đời sống (cơ quan của liên hiệp các hội khoa học Việt Nam) các số ra ngày 12 va 15/04/2008.
-
Theo tôi : Nếu thi đấu ko có thắng thua thì ko có động lực đâu bạn! Nên phải có chỉ tiêu mà rèn luyện. Như thể thao đó. Ngoài đấu giao hữu, phải có tranh giải chứ. Nhất, nhì , ba ... và bét. Thế mới khí thế. Tuy nhiên giá trị ko chỉ ở danh - lợi. Hơn thế nữa phải là tinh thần thể thao và sự cống hiến cho khán giả mới là gốc rễ.
-
Thấy mọi người trao đổi khí thế quá. CM góp thêm một vài câu chuyện : 1 - Sự tương đồng về kết quả của LVĐT và Mai Hoa : CM có quen một vài người bạn biết bói Mai Hoa, khi đó CM mới tập LVĐT, nên ko chưa dám khoe hàng. Một lần ngồi nhậu, mấy người bạn đ1o có trao đổi về chuyện một bạn khác bị tai nạn xe đang nhập viện ko biết có sao không. CM liền thầm độn LVĐT, quẻ ra Kinh - Xích khẩu. Lòng thầm đoán : Người này có khả năng bị gãy xương , hay chấn thương nội tạng ban đầu ko phát hiện ra, đột ngột ( Kinh )bác sĩ sẽ tuyên bố mổ Kinh - Xích khẩu thuần kim, lại đang mùa tháng 3 Thổ sinh kim, chắc chắn đụng dao kéo . Xích khẩu : tương ứng sự rạch, giằng xé ra ... mà mổ ko thuận lợi, khả năng phải mổ không dưới 2 lần. Quẻ độn hỏi : Sau đó có ổn không ? Khai - Tiểu cát. ( Thủy sinh mộc )Tốt, do sự mổ xẻ này bệnh mới lui. Nhưng cũng lâu lành. Phía bên kia anh bạn cũng ra quẻ Mai Hoa, rồi quay sang trao đổi với người bạn cùng bàn. - Ông này dễ bị mổ lắm, mà sao mổ đến 2,3 lần. Nhưng có mổ mới có yên . Tốt. Hai quẻ ra kết quả như nhau ! Quả nhiên sau đó đúng như vậy : Anh kia bị té xe, nứt xương hàm và gò má, ban đầu bác sĩ bảo không sao. Bỗng nhiên hắt hơi một phát xương nứt tòi ra. Phải mổ cấp cứu. ( mổ khu mồm miệng - ứng với xích khầu , các bạn bảo có kinh không). Mổ xương hàm xong, mới mổ tiếp gò má - đúng là 2 lần. Sau khi mổ vết thương phát triển tốt, nhưng dị ứng đinh chốt lên ra vào viện tái khám nhiều lần, cả hàng tháng trời sau mới ổn. Hôm rồi lại phải đi rạch lại phát nữa, để rút cái đinh ino'k ra. * Câu chuyện này cho thấy, cùng một sự việc kết quả dự đoán của các môn trùng nhau vì đoán đúng. Chưa dám nhận xét ai hơn ai, nhưng LVĐT rõ ràng là “ngon - bổ - rẻ ” 2 - Quẻ cảm ứng : Đêm hôm 13/3, khi đang ngồi sửa và gửi bài trong mạn đàm " Bánh dày ruột bằng xốp " thì gặp bài tập của chú TS : - Gói thuốc lá trước mặt tôi có bao nhiêu điếu? Tôi nhìn ngay vào gói thuốc của tôi đang để trước mặt : Còn đúng 3 điếu. Lúc đó củng băn khoăn với quẻ Sinh tiểu cát có độ số (3,8 ) không biết là 3 hay là 8 đây. Nhưng xu hướng đoán là 3 vì cảm ứng với gói thuốc trước mặt. Tuy nhiên khi gõ bài lên, thì máy bị lỗi đành đi ngủ. Bữa sau thấy chú TS xác nhận : 3 điếu ! MC đã nhiều lần thử dự đoán số chính xác trong LVĐT, thấy nhiều khi rất khó quyết !!! Trong khi chờ Sư phụ bổ túc thêm PP, ACE ta thử áp dụng cảm ứng xem sao. 3 - Trong một số môn dự đoán, họ có cảm ứng cả đấy. Nhưng họ ko đưa được ra một PP cụ thể mà thường nói theo “con tim mách bảo” và như vậy rất khó đối với người đang "chập chững". LVĐT thì khác, qua cảm ứng sự việc, rồi đặt được tên cho quẻ và cứ căn cứ theo tượng và độ số của quẻ mà giải đoán. Đó chính là cái hay và dễ của LVĐT. Tuy nhiên, cảm ứng đòi hỏi một quá trình rèn luyện linh giác không ngừng. Quan trọng là khi cảm nhận sự việc trước mắt và chọn tên quẻ sao có cho ra đúng "vấn đề" hay ko. Tỉ dụ : Đang ngồi quán nhậu, hỏi nhau : Ngày mai chỉ số chứng khoán tăng hay giảm . Nhìn sang bên đường, thấy một đôi thanh nam tú nữ đang "hun" nhau thì bạn ra quẻ gì ? :lol: :lol: **** Xin bật mí thêm, LVĐT có khả năng đoán về tính cách và tổng cục cuộc đời một người cũng hay như…. tử vi vậy. Đây là một nghiên cứu phát triển học thuật của một đại đệ tử LVĐT đang “ ẩn tích ”. Chắc chắn chúng ta sẽ được học hỏi ở anh ấy nhiều điều hay, vì Sư phụ đã giao “nhiệm vụ ” rồi. Tuy nhiên, phải đợi anh ta một thời gian nữa, do dịp này anh ấy đang rất bận. Chúc mừng SP Thiên Sứ có nhiều hậu sinh khả uý và LVĐT liên tục phát triển. Công Minh
-
Thưa Chú ! Câu truyện trên chỉ là " Ngoại truyện" do CM phóng tác từ truyền thuyết ST-TT, nhân sự cố bánh dày thời @ của Made in ĐS. Nhưng với tên nhân vật Thái Dương Công thì thật ra ko phải vô cớ mà có. Chuyện là : Lúc còn nhỏ cháu hay có tật, bắt người lớn đọc hoặc kể chuyện cho nghe trước khi ngủ . TRuyền thuyết Sơn Tinh _ thủy tinh cháu được một người bác họ kể lại. Trong câu chuyện đoạn nói về binh tài của Sơn Tinh và Thủy tinh như : Thủy tinh binh thần gồm có các loài thuồng luồng, giải, cá sấu .... tôm cua,ếch nhái ... Sơn Tinh với quân thần : Hổ, báo,gấu, voi .... các loài chim do 1 vị tướng là chim công cầm đầu, chim công thường múa gọi mặt trời lên mỗi sớm lên gọi là Thái Dương Công. Không biết bác ấy dẫn từ đâu, do Bác ấy mất 6 năm nay rồi, nên cháu ko tìm lại xuất xứ được. Chỉ còn trong trí nhớ là như vậy. Nay mạo muội muợn luôn danh đó đưa vào " tác phẩm". Theo edu.net.vn : “ Nếu truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái nói về tục vẽ mình theo hình giao long đã cho thấy người Việt cổ đồng nhất mình với vật tổ giao long, thì hình người hoá trang/ đội lốt chim trên các trống đồng đã cho thấy người Việt cổ cũng đồng hoá mình với chim. Giao long và chim là vật tổ của người Việt cổ (Văn Lang hay Lạc Việt). Trên trống đồng hình tượng chim thấy trên đó gồmcả loại chim bay và chim đứng. Loại chim bay là chim lạc. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít... Trống đồng Ngọc Lũ và trống trống Miếu Môn đều có hình tượng chim công.” Như vậy, không biết ở đây có sự quan hệ nào ko nữa ? Mấy hôm cháu bận quá, ko vào trang nhà được. Hôm nay mới hồi âm cho chú được. Cháu chào chú . Công Minh
-
Truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy tinh ( một ngọai truyện ) Triều đại Hùng Vương thứ 18, Vua có một người con gái rất đẹp tên là Mỵ Nương. Công chúa đã đến tuổi cập kê. Vua mới ban truyền trong nhân gian tìm nhân tài để cưới Mỵ Nương.Sau đó có hai chàng trai đến xin hỏi cưới. Cả hai đều rất tài giỏi. Một là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên - Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi mọc lên đến đấy, rừng mọc lên rậm rạp, um tùm. Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước. Truyện kể rằng ; Nhà vua không biết nên chọn ai. Nhà vua bèn quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho người nào đến trước với sính lễ như sau: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và một cặp bánh trưng bánh dày : cao chín thước, rộng dài đều chín thước và nặng đều 900 cân để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên. Thời hạn vua ra là 3 ngày. Sơn tinh bằng tài phép của mình đã kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao nhưng còn cặp bánh trưng bánh dày thì chưa nghĩ cách nào làm ra được. Thần tản viên vò đầu bứt tai mất gần cả buổi trông rất khổ sở , vì thần biết rằng tài phép của Thần có thể biến hóa ra đủ thứ , nhưng với cặp bánh trưng bánh dày này lại là chuyện khó tưởng .. Thái Dương Công là vua các lòai chim, thông thạo phép thuật và mưu lược thần kỳ. Ông là phó tướng thường trực của Sơn Tinh. Sau một hồi mủm mỉm cười , bèn hiến kế : -Thưa Thánh Vương ! Hùng Vương đã biết tài của Thánh vương và Thủy tinh , Ngài đưa ra điều kiện thách cưới như vậy là để thử tài – tâm và trí của 2 người. Về tài theo thần 2 bên một chín một mười, nhưng về tâm và trí thì chỉ ai bình tĩnh và thành tâm với trời đất , tổ tiên mới nghĩ ra được cách thực hiện. Tố chất đó của Thánh vương có thừa, Thánh vương bình tâm suy xét một lòng hướng về Trời Đất , tổ tiên người Việt và con dân nước Việt thì Ngài sẽ thông tỏ ngay. Sơn Thánh gật đầu tán thành . Sau một hồi tĩnh tâm , ngài vỗ đùi kêu lớn : - Ta nghĩ ra rồi! Thái Dương Công ông nói xem có đúng ý ta chăng và đồng thời công bố cho các quan thần rõ tỏ . -Thưa Thánh Vương ! Về thử tài nhà vua đưa ra yêu cầu về sính lễ : : voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì Thánh vương đã biến hóa ra rồi. Về thử tâm Ngài đưa ra yêu cầu sính lễ cặp bánh chưng bánh dày mà Thánh vương và Thủy tinh cũng có thể biến hóa ra hình thù bên ngòai, nhưng bên trong thì chưa chắc đã đúng ý. Vì bao hàm ý nghĩa Cha Trời Mẹ Đất , cả vũ trụ với âm dương ngũ hành nên vượt ra trên nhiều phép biến, chỉ có thể do con người tâm thành bỏ công sức mà làm ra thì mới đúng nhất, bền nhất, ngon nhất . Nay mà mạo muội dụng đến phép biến hóa chắc lành ít dữ nhiều , chĩ sơ sảy đường tơ kẽ tóc là đổ bể, rồi phát lộ ra tâm lừa lọc thì nhà vua biết ngay. Kết cục thế nào thì Thánh vương cũng đóan biết. Để nấu nếp giã mịn làm bánh dày, vo gạo ngâm đỗ gói những chiếc bánh to như vậy cũng mất cả vài ngày huống chi chưa kể đến luộc bánh cho chín rền, rồi còn hãm bánh cho đúng kỹ thuật cả vài ngày nữa. Thì làm sao thời hạn trên cho đủ. Vậy là Nhà vua thử cả trí và tâm của Thánh vương đó thôi. Nếu ta không làm ra được cặp bánh trong thời hạn như vậy thì ta đoản trí mà thua Thủy tinh cũng là một lẽ. Còn ta gian dối làm liều cho được việc, tỉ dụ như bánh dày phải lựa nếp ngon, đồ chín , để nguội rồi giã cho nhuyễn mịn, rồi nặn thành hình . Nay ta lại lấy bột mà khuấy lên thành hồ đặc, độn ruột tạo khung bằng vỏ cây rừng, rồi phết hồ lên tạo ra thành bánh. Khi cắt bánh nhà vua và thần dân phát hiện ra ngay, điều này thể hiện ta đã đỏan trí thì chớ mà tâm không lại còn không thành. Với bánh chưng : Lá dong phải rửa sạch, lau khô. Khi gói phải chặt tay ( cho nên luộc lâu chín), luộc xong phải vớt ra rửa sạch vỏ bánh rồi đem nén ép cho ráo nước thì bánh mới ngon và để được lâu. Để mà luộc cho nhanh. mau chín ta dùng phép gói lỏng tay, luộc xong rồi không nén ép chu đáo thì bánh bộng, bữa trước bữa sau thiu thối hết. Những điều này đều thể hiện cả trí và tâm sâu cao hay thấp kém. Sơn Thánh gật đầu : -Ông nói ra đúng những điều ta nghĩ. Vậy chúng ta phải làm sao ? -Thưa Thánh vương ! ta phải dùng chiến thuật : “ phân nhỏ bó đũa” và “ góp gió thành bão” trong trường hợp này. Một mớ các cái đũa con , Thánh vương bó chặt lại quấn kín thì thành một cái đũa lớn đó là đễ cho dễ làm. Và để cho làm nhanh và đủ thì từng ngọn gió độc lập tích tụ trọn vẹn trong đó phương vị, hàn nhiệt, cường kích … như nhau, khi hợp lại sẽ nhanh chóng thành cơn bão lớn có đủ đặc tính của những cơn gió nhỏ nhưng lực thì đầy hơn rất nhiều. Do vậy mà ta phân một cái bánh lớn thành nhiều cái bánh nhỏ, sau khi hòan thành từng cái nhỏ ta sẽ hợp lại thành cái bánh lớn, tiêu tốn thời gian và công sức ít. Bánh vẫn thực hiện đúng qui tắc truyền thống, đảm bảo chất lượng và bao hàm trong đó nhiều lẽ ….. Thái Dương Công ghé tai Sơn Thánh nói nhỏ -…. Thế này ….. thế này …. Sơn Thánh tươi cười, và loan lệnh cho mọi người đồng thực hiện . Rừng núi Ba Vì rộn ràng trong không khí ngày Tết, ban ngày nơi nấu nếp, giã xôi, nơi ngâm gạo đãi đỗ, rửa lá , gói bánh . Đêm về cả hàng chục bếp lửa chập chùng nấu bánh. Không khí râm ran, sôi động vui vẻ khắp cả vùng. Chương trình cứ thế theo kế họach của Thái Dương Công vạch ra mà thực hiện. Đến nửa đêm ngày thứ 3, đòan sính lễ của nhà trai Sơn Tinh lên đường, theo hướng núi Nghĩa Lĩnh trực chỉ . Truyện lại ghi lại rằng : Kiểm tra sính lễ đúng như ý, sau buổi làm lễ tế Trời Đất cho nàng Mỵ Châu xa giá về nhà chồng. Vua Hùng có "chất vấn" Sơn Tinh về " thành tích" đạt được . Sau khi nghe Thái Dương Công trình bày. Nhà Vua long trọng tuyên bố : - Ta có ra điều kiện thử tài tâm trí Sơn tinh. Về lễ vật voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao Sơn tinh đã thể hiện đúng tài năng .Về cặp bánh trưng bánh dày để thử tâm trí . Sơn tinh đã thể hiện xuất sắc : + Ý nghĩa với Trời Đất . Một cái bánh dày lớn bao bọc bên trong 50 cái bánh dày nhỏ biểu trưng cho Trời bao hàm nhiều tinh tú, khí sắc thể tượng lớn bé khác nhau nhưng bản chất không khác nhau về lý Âm Dương đồng nhất. Một cái bánh trưng lớn bao bọc 50 cái bánh trưng bé biểu tượng cho đất có đồi, có núi, có bình địa …. Tượng thể, hình thế tuy có khác nhau nhưng không khác dị nhau ở tính Ngũ Hành cân đối . + Ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên. Một cái bánh trưng lớn bao bọc 50 cái bánh trưng bé biểu tượng cho Quốc Mẫu Âu Cơ đưa 50 muơi con theo Mẹ lên rừng .Một cái bánh dày lớn bao bọc bên trong 50 cái bánh dày nhỏ biểu trưng cho Quốc Phụ Lạc Long đem theo 50 muơi con cùng Cha xuống biển . + Bánh được làm đúng qui trình truyền thống , không độn gói ẩu tả , thay đổi chất liệu thể hiện cái tâm thành kính và trung hiếu. biểu hiện cái lực mạnh mẽ và thao lược + Lại được chia ra nhiều phần giống nhau rồi hợp lại thành một cái lớn thể hiện cái trí sáng suốt, biết tiểu nhược trong cái đại đồng . Biết hợp lòng dân trong dựng xây giang sơn, biết phân tâm địch trong giữ nước. + Ngòai ra còn chưa kể tới tính hiệu quả, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, tính bình đẳng khi chia lộc cho con dân. Thật là thật nhiều điều hay nói ra chưa hết . Nhớ tổ tiên xưa Triều Đại Hùng Vương thứ 6, Hòang tử Lang Liêu một tâm thành kính với Trời Đất, Tổ Tiên mà cảm ứng sáng tạo ra bánh trưng bánh dày để con dân Lạc Hồng đời đời thờ tụng . Nay Sơn Tinh cũng một tâm chí thành đã thực hiện xuất sắc các điều kiện của ta, thể hiện tâm - trí - lược đều vẹn tòan . Vậy hà cớ gì mà ta không cho phép Mỵ Nương trao thân, gửi phận cho Sơn Tinh. Có phải không các thần dân yêu qúi.!!! Nay ta cho Mỵ Nương về làm dâu núi Tản. Ngòai phần của cải ta ban, ta lại phân cho Sơn Tinh đem về theo một nửa bánh chưng và một nửa bánh dày để khao quân tướng. Thủy Tinh tâm bạc, chí không thành Tài thua thì chớ, lại bị hành thổ tiêu ( Câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao - còn một hồi nữa mới hết )
-
III - Bởi : “ MỘT MIẾNG LỘC THÁNH BẰNG MỘT GÁNH LỘC TRẦN ” Chuyện bánh dày nhân mút xốp được phát hiện khi đồng bào ta thụ lộc. Thật ra trong thời buổi này thì miếng bành dày đó không phải là sơn hào hải vị lạ lẫm gì mà mọi người háo hức thưởng thức. mà mọi người háo hức ở vấn đề thụ hưởng chút lộc của tổ tiên cho cầu đắc sở nguyện, cho may mắn …. Ngày tôi còn nhỏ, mổi lần mẹ tôi về quê cúng giỗ, chiều về tôi thường đợi cửa ngóng mẹ lên : đợi phần. Chả là cụ thường đem phần về, ngon thì một nửa đĩa xôi với 1 miếng thịt gà, bình thường thì vài củ khoai luộc hay miếng bánh đa ỉu, nhưng ăn ngon lắm. Chẳng phải do đói hay thèm vì gia đình tôi lúc bấy giờ thuộc hệ không đói ăn, thiếu mặc như nhiều gia đình khác. Mà ăn ngon là vì đó là lộc của ông bà, mẹ bảo “ Một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần” nên thụ lộc của ông bà cho khỏe mạnh , thông minh học giỏi. Phong tục tập quán Việt , việc lấy phần, xin lộc đã ngấm sâu vào máu của người Việt được cụ Ngô tất Tố thể hiện qua tác phẩm Việc Làng rất đặc sắc, rất nhân văn. Ngày nay chúng ta vẫn thường bắt gặp cảnh này : sau khi dâng cúng thánh thần ở các nơi thờ tự người ta thường xin lại một chút “ lộc” có thể chỉ một cái bánh ỏan, hay vài trái hoa quả về làm quà cho con cháu ở nhà lấy may. Hay qúi thày ở chùa, ông thủ ở đền gửi vài trái cây về cho cháu gọi là lộc Phật, lộc Thánh ….. Vậy mà hỡi ôi : Cái bánh dày to nhất Việt Nam lại có ruột dỏm, mọi người chưng hửng, bẽ bàng . Thế này thì tổ tiên không chứng rồi, nhưng họ lừa bịp và coi thường đồng bào à. Đồng bào đã phải ngừng xe nhường đường cho “ Đòan xe có còi hụ dẫn đường đưa bánh từ tít tận miền xa về đất tổ”. Và không ít người phải dạt ra, nhường bước cho họ khênh bánh lên đền. Và rồi bao người bị mỏi vai, nhức cổ, mắt lồi ra do cố gắng … chiêm ngưỡng cặp bánh to nhất Việt Nam. Vậy mà là đồ zdỏm. Nói chuyện : trong lúc khó khăn lương thực, nhiều người còn đói mà đi làm cặp bánh như vậy thì lãng phí cũng giống như chuyện không cho bắn pháo bông lúc giao thừa đón năm mới ở thành phố HCM năm nào. Thật ra thì chúng ta cũng chưa phải đói kém ghê gớm lắm, chia giá trị và trọng lượng cặp bánh “ vĩ đai” này cho 8 triệu dân thành phố ( cho là mỗi người đều bỏ tài vật ra như nhau đóng góp vào cặp bánh này, chứ ko phải tiền của Công viên ĐS. Thì cũng chưa có gì lớn lắm so với giá trị về tâm linh không những đối với 8 triệu dân thành phố mà cả với 80 triệu dân Việt Nam). Thôi thì có tốn kém một chút, nhưng thể hiện tấm lòng dâng hiến tổ tiên, rồi hạ lộc mỗi người được thụ hưởng tí chút. Tâm thần phấn chấn, làm việc hăng say, bệnh tật thối lui không tốn tiền thuốc, thế cũng kiềm chế lạm phát vậy ! Nhưng đã ko được như vậy, bánh không thừa lộc được, phải đem đi chôn ( là cái chắc ai dám ăn đồ thiu thối và giả dối đấy) mới là lãng phí trực tiếp. Mà tất cả những cái đó chỉ là tư tưởng : Tượng trưng cho oai của nhà sản xuất. Nghĩ mà buồn. VI – Nên : MỘT MIẾNG GIỮA LÀNG BẰNG MỘT SÀNG TRONG BẾP . Cái chuyện nghiêm túc và to như con voi ở “ngòai làng” thế mà họ còn làm giả . Vậy còn những chuyện gì ? họ đang còn giả dối và lừa gạt ở “ trong bếp” của họ.!!! ? Nghĩ mà Suy !!! Kết thúc ở đây xin tặng nhà Sản Xuất - Kịch bản - Đạo diễn - Chỉ đạo nghệ thuật …. của cặp bánh khồng lồ kia Truyện : Truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy tinh ( một ngọai truyện )