Công Minh
Hội viên-
Số nội dung
284 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
4
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Công Minh
-
Vào ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6 năm 2008 nhằm ngày 25/5/Mậu tí, nhóm PTLV phía nam do SP Thiên Sứ làm trưởng đoàn. Sẽ thực hiện chuyến đi đến Chùa PHƯỚC SƠN - Tỉnh Bình Dương để tư vấn về phong thủy cho quí chùa. Thời gian khời hành : 8h00 Địa điểm xuất phát : Tại trụ sở Trung tâm NCLHDP. Phương tiện : Xe ôtô 7 chỗ ( Trung tâm có chỗ cho ACE gửi xe gắn máy ) Vậy xin thông báo tới ACE, để bố trí thời gian tham gia. Công Minh
-
SAU VÒNG TỨ KẾT EURO 2008 Euro 2008 đã đi được 2/3 quãng đường. Với những gì đã thể hiện trên sân cỏ, giải vô định châu âu năm nay đã đem đến cho người hâm mộ bóng đá nhiều bất ngờ đến ngỡ ngàng. Có những niềm vui xen cài nỗi chua xót. Một nụ cười phấn khích như trẻ thơ trên gương mặt vốn lì lợm của HLV Hiddink và bên cạnh là nét buồn rầu như ông lão 80 trên khuôn mặt hiền hậu của thủ môn Vanđer Sar – Họ là người Hà lan cả. Một ngừơi ở lại và một người ra đi ( TT nga tuyên bố sẽ sẵn sàng nhập quốc tịch cho ông Hindink nếu người Hà lan từ chối ông này. Và thủ môn Vanđer Sar đã nói lời chia tay đội tuyển quốc gia Hà Lan ngay sau trận đấu ) Vâng ! bóng đá vốn là thế .Niềm vui và nỗi buồn luôn song hành vậy. Nhưng với đội tuyển LVĐT, mỗi lần ra sân thì chỉ có thêm niềm vui. Qua từng trận đấu, đội tuyển LVĐT càng thể hiện đẳng cấp của mình ở một tầng cao mới. Bên cạnh những danh thủ cạo gội thi đấu bấy lâu, nay đã thu hút được nhiều nhân tố mới tham gia rất tích cực. Nhiều tài năng trẻ đã xuất hiện, họ không chỉ có kỹ thuật tốt mà còn có tố chất thông minh, sáng tạo, tinh thần thi đấu nhiệt tình và rất khiêm cung. Điển hình như cặp tiền đạo trẻ BBW và ĐCCTII, với 11 trận liên tục ghi bàn, lại có sáng kiến mới trong kỹ thuật kiểm soát, phân tích “trận đấu” và sút hạ cầu môn. Hàng tiền vệ dưới sự dẫn dắt của đội trưởng Laviedt đã kiểm soát bóng ở khu giữa sân rất hiệu quả. Làm tốt vai trò của tiền vệ trung tâm là thu hồi bóng và phát động tấn công, đội trưởng Laviedt đã nối kết hàng tiền đạo và hậu vệ thành một khối thống nhất. Với sự lui xuống hợp lý hỗ trợ hàng hậu vệ phòng thủ và lên tham gia tấn công đúng thời điểm. Laviedt đã có nhiều đường chuyền chính xác cho đồng đội và trực tiếp ghi nhiều bàn rất thuyết phục. Không thể không kể đến cặp tiền vệ Linh trang và Phạm cương, họ đã có những cú sút lạnh lùng và ngoạn mục vào những phút cuối của trận đấu trong trận Đức - Croatia và Nga – HL, khiến nhiều khán giả phải ngả nón. Đặc biệt có tiền vệ cánh trái Lactuong, anh vừa đá vừa ngâm thơ rất văn nghệ sỹ, chỉ thiếu có hát nữa là sân bóng sẽ thành đại nhạc hội ! vậy mà hiệu suất ghi bàn cũng rất đáng nể. Còn nhiều vị trí thi đấu khác nữa như Minh châu, Alex2000,Ran dom, Dim… rất xông xáo và đã có nhiều thành tích nhất định. Tham gia vào thi đấu có 2 trận, Tầm nhìn mới ở vị trí hậu vệ libedo mới ghi được có một bàn, nhưng những nhận định của anh ta về nội dung trận đấu cứ như thật và rất “ngộ nghĩnh” làm sân cỏ thêm không khí vui nhộn. Một vị trí không thể không nói đến là huấn luyện viên kiêm giám đốc kỹ thuật Thiên Sứ, ngoài sự tổ chức chiến thuật hợp lý, sự điều chỉnh kịp thời các tình huống trên sân, góp ý nhanh kỹ thuật cũng như đấu pháp cho các học trò để thi đấu hiệu quả . Ông còn nhanh chóng cập nhật thông tin kết quả các trận đấu cùng giờ cho mọi người tham khảo, động viên khích lệ học trò trước và sau trận đấu rất kịp thời. Do cường độ thi đấu quá dày, một vài vị trí trụ cột tỏ ra xuống sức ở trận đấu cuối vòng tứ kết . Tuy nhiên, như lời của Alex Ferguson (HLV độI MU) đã trở thành danh ngôn sân cỏ “ phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Hy vọng sau 2 ngày nghỉ ngơi các anh sẽ phục hồi sức khoẻ, để tiếp tục ra sân đầy khởi sắc. Ghi nhanh của Công Minh (trợ lý huấn luyện viên đội tuyển)
-
Anh Linh Trang và Minh Châu lại gây bất ngờ lớn rồi ??? CM
-
Bước ra sân mà hít thở vận khí, tiếp sức đi bạn. Ứng quẻ nhiều nó thế đấy. Đây là hao tổn chân khí, do sự nối thông giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ. Cỗ máy mà nỗ lực chạy nhiều, thì tất yếu phải tốn nhiên liệu. Chưa kể đến chuyện ngày quên ăn, đêm quên ngủ để mà coi bóng đá nữa.Việc này hỏi Luke sẽ rõ. Nhưng không sao đâu. Có dịp thuận tiện, tớ sẽ bày cho cách khởi động nguyên khí nhanh nhất. Vui quá ! chúc đội tuyển LVĐT chiến thắng. Công Minh từ đầu giải đến giờ, toàn ngồi ghế dự bị. :) Công Minh
-
Trên lòng bàn tay Lâm Thanh Huyền Dịch giả : Phạm Huê Tương truyền dưới triều nhà Minh, tại phủ Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến có một chàng tú tài tên là Lương Bính Lân là một người tài cao học rộng. Ngoài chữ nghĩa văn chương anh còn có đủ tài về cầm, kỳ, thi, họa, lại thêm khéo tay trong nghề điêu khắc, tạc tượng. Một năm nọ, Lương tú tài lên kinh đô ứng thí. Anh rất hài lòng về những bài làm trong thi trường, vì vậy Lương Sinh mang một tâm trạng hớn hở trở về nhà chờ đợi tin vui. Khi đi ngang qua phủ Dương Châu, anh vào tá túc qua đêm trong một ngôi cổ miếu. Ðêm hôm ấy, trong giấc mộng, Lương Sinh thấy ba vị tiên Phúc, Lộc, Thọ đến viếng thăm chuyện trò cùng anh. Những vị tiên này còn cùng anh hát xướng rất là vui vẻ. Khi tỉnh giấc điệp, Lương Sinh cảm thấy lòng dạ lâng lâng, anh nghĩ rằng đây có thể là những điềm báo tốt đẹp về bước đường công danh của anh sẽ được rực rỡ sau này. Sáng ngày hôm sau, trước khi rời khỏi ngôi cổ miếu lên đường trở về nhà, anh đứng van vái với trời đất rồi xin một quẻ xâm. Quẻ xâm anh rút được là xâm thượng và có lời lẽ như sau: Ba đoạn văn chương nhập triều ca, Trúng được khôi nguyên ấy chẳng xa, Công danh hiển hách qui chưởng thượng, Phú quí vinh hoa tại nhãn tiền. Chưởng thượng nghĩa là trên lòng bàn tay, nếu đoán theo nghĩa xâm thì đường công danh của anh nằm trong lòng bàn tay. Lương Sinh nghĩ rằng lần này chắc chắn sẽ đậu được khôi nguyên, vì chính thần linh đều đến chúc mừng và lời tiên đoán trong quẻ xâm tốt lành như vậy thì còn nghi ngờ gì nữa. Về đến nhà, anh vội vàng mở tiệc linh đình đãi đằng thân thuộc. Nào ngờ khi kết quả của triều đình công bố thì không có tên của Lương Sinh, ngay đến hàng tiến sĩ cũng không có thì còn nói gì đến khôi nguyên. Lương Sinh đâm ra chán nản. Ðiều mà anh cảm thấy thắc mắc là tại sao ngay đến thần linh cũng trêu chọc, đùa cợt anh đến mức độ này. Từ đỉnh cao hy vọng, tụt xuống hố sâu tuyệt vọng, Lương Sinh không còn luyến tiếc đến công danh nữa. Anh quyết chí từ bỏ con đường khoa bảng, từ đó anh vận dụng sự khéo léo của đôi bàn tay để điêu khắc những tượng gỗ, từ những tượng gỗ này, anh bỗng nảy ra ý định dùng chúng làm trò múa rối. Trước hết anh dùng chỉ xỏ vào tay chân của hình nộm để điều khiển sự hoạt động, sau đó anh soạn cốt truyện, đặt lời ca. Những hình nộm được sáng chế càng lúc càng nhiều, những nhân vật từ văn quan, võ tướng, Thừa Tướng, Trạng Nguyên cho đến tiểu thư, ca kỹ và đầy đủ những hạng người trong xã hội. Lúc đầu việc làm của anh chỉ là một trò tiêu khiển, sau đó anh mang gánh hát múa rối ra trình diễn cho dân trong làng thưởng thức. Người dân thôn dã ít có những môn giải trí, cho nên sau giờ làm việc đồng áng cực nhọc ban ngày, người ta tụ lại nhà anh để xem hát vào lúc ban đêm. Nhờ cốt truyện được chọn lựa công phu, lời ca tiếng nhạc có ý nghĩa nên trò múa rối của Lương Sinh dần dà trở thành món ăn tinh thần của người dân quê. Nhiều người ham muốn môn nghệ thuật này đã tìm đến thọ giáo, cũng có nhiều người không ngại đường xa ngàn dặm đã đến xem và học hỏi. Một hôm, Lương Sinh soạn cốt truyện cho một vở tuồng mới mà trong đó nhân vật chánh sau bao năm vất vả, cuối cùng đã thi đỗ Trạng Nguyên cưới được vợ đẹp, trở thành một nhân vật cột trụ của triều đình và sống một đời vinh hoa phú quí. Lương Sinh bỗng sực nhớ lại hai câu trong lá xâm mà anh đã xin được ngày xưa: Công danh hiển hách qui chưởng thượng, Phú quí vinh hoa tại nhãn tiền. Phải chăng lời xâm của thần linh đã tiên đoán có một ngày anh sẽ đạt được công danh hiển hách trên "lòng bàn tay", và sẽ nhìn thấy phú quí vinh hoa ở ngay "trước mắt". Từ đó, Lương Sinh càng chăm chú hơn nữa trong việc phát huy ngành nghệ thuật múa rối. Sau nhiều năm trau dồi, cải tiến anh đã trở thành một bậc tôn sư. Nghệ thuật múa rối tiếp tục hơn 400 năm và hãy còn lưu truyền lại ở những vùng nông thôn các tỉnh Phúc Kiến, Ðài Loan. Tên tuổi của Lương Bính Lân luôn được người ta nhắc nhở đến như là thánh tổ của một ngành nghệ thuật. Xưa nay đã có biết bao nhiêu bậc Trạng Nguyên, Tiến Sĩ, Công Hầu, Khanh Tướng, thế nhưng có được bao nhiêu vị mà tên tuổi được người đời sau nhớ đến. Nếu đem ra so sánh thì có lẽ "phú quí vinh hoa nhất thời" của họ không thể nào qua mặt "tên tuổi" anh chàng Lương Bính Lân dù chỉ có "công danh hiển hách trên lòng bàn tay" này. Trong những gánh hát múa rối, người ta thường thấy có những câu đối liễn với nhiều ngụ ý sâu xa và triết lý như: "Ngàn dặm đong đưa hai ba bước, Trăm năm nhúc nhích một đôi giờ" Trong một rạp hát múa rối bé tí teo thì không gian và thời gian đều bị rút ngắn lại. Khoảng cách muôn ngàn dặm chỉ đi lại trong vòng hai ba bước. Thời gian cả trăm năm cũng chỉ diễn đạt trong một vài phút, một vài giờ. Hoặc: "Vào cổng này, Công, Hầu, Khanh, Tướng, Ra cửa kia, Sĩ, Nông, Công, Thương" Những bậc Công Hầu Khanh Tướng xưa nay có mấy ai ngồi tại vị suốt trăm năm. Trong cuộc đời của những kẻ làm nên nghiệp cả chắc chắn cũng có những phút giây trôi nổi lên voi xuống chó, kẻ được người thua hôm nay làm vua ngày mai làm giặc kể sao cho xiết. Hoặc như: "Trung Hiếu lưỡng toàn tam nghĩa tiết, Văn võ cao thăng Vạn Lý Hầu" Lời lẽ trong những câu đối liễn này thật đáng để cho ta ngẫm nghĩ. Tổ sư Lương bính Lân của ngành múa rối, mãi cho đến lúc thành danh mới ngộ ra được cái câu "công danh hiển hách trên lòng bàn tay". Nếu như chúng ta dùng một phương thức qui nạp để nhận định thì sẽ thấy rằng không những chỉ có những hình nộm trong nghệ thuật múa rối, mà ngay đến cuộc sống của con người, chẳng phải đều bị điều khiển bởi chính bàn tay của chúng ta hay sao? Công danh hiển hách có thể nằm trên lòng bàn tay, mà ngay cả một đời lận đận cũng không thể nhảy khỏi số mạng của lòng bàn tay. Trong gánh hát múa rối, người đứng sau lưng cánh gà điều khiển cốt truyện mới thực sự là nhân vật chánh. Trong tay anh ta chỉ huy lủ khủ hàng chục, hàng trăm hình nộm. Do cái ý niệm trong đầu, anh ta có thể biến hình nộm này thành người hiền lương, hình nộm kia thành kẻ gian ác, tất cả sự sống, cái chết, thành công, thất bại của những hình nộm đều được điều khiển bởi hai bàn tay của anh. Trong khi diễn tuồng, anh ta có đầy đủ quyền lực sinh sát hàng trăm con người vô tri không cử động kia, nhưng đến khi vở tuồng chấm dứt, khách xem tản mát ra về, tất cả những con người gỗ, hình nộm đều đã nằm trong đáy rương, anh ta ngồi xề xuống gánh hàng rong bán lúc giữa khuya húp sùm sụp tô cháo gà thì bạn có thể nhìn thấy ngay chính cuộc đời của anh ta cũng chẳng khác gì một thứ hình nộm bị điều khiển trong chính đôi bàn tay của anh ta. Ngày xưa lúc còn ở quê nhà, khi xem xong một tuồng hát, tôi thường lang thang trước cổng rạp, trong cõi lòng có một chút gì luyến tiếc hình như không muốn ra về. Mỗi một câu chuyện đều có đoạn kết thúc, mỗi một tuồng hát đều phải đi đến chỗ chung cuộc. Ðôi khi bước ra khỏi rạp hát tôi có cái ảo giác, nghĩ rằng nếu như linh hồn của chúng ta bị rút khỏi thân xác hiện hữu thì con người có khác gì những thằng người gỗ trên sân khấu đâu? Chúng ta đi xem hát mà cảm thấy cõi lòng rung động là vì chúng ta có được một linh hồn bất diệt. Nếu như chúng ta chân thật hóa kịch bản của những tuồng tích thì sẽ thấy rằng cuộc đời của con người và những nhân vật múa rối không một chút khác biệt. Hằng ngày chúng ta vượt qua bao nhiêu thời gian và không gian cũng chẳng qua là do vấn đề cảm giác. Từ giờ này qua giờ kia không có sự gián đoạn. Từ ban ngày bước vào ban đêm cũng không có sự cắt đứt. Trước khi chúng ta sinh ra trên cõi đời này, thời gian và không gian đã hiện hữu, sau khi chúng ta lìa khỏi thế gian này, thời gian và không gian cũng vẫn còn tiếp tục tồn tại. Khi chúng ta tập trung tinh thần vào cốt truyện thì thấy những hình nộm đã chiếm trọn vẹn không gian của sân khấu, thế nhưng khi ta thờ ơ lãnh đạm với vở tuồng thì những hình nộm kia lại trở thành nhỏ bé đáng thương. Cũng như lúc ta đặt trọng tâm vào cuộc sống hàng ngày ta sẽ thấy bản thân là trung tâm của vũ trụ, nhưng một lúc nào đó khi đứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ thì sẽ thấy con người chúng ta mới bé bỏng làm sao. Vận mệnh của những hình nộm nằm trên lòng bàn tay. Vận mệnh của chúng ta cũng nằm trên lòng bàn tay. Một điều khác biệt là những hình nộm thì bị kẻ khác điều khiển, còn chúng ta may mắn hơn, có thể dùng đôi tay của mình để sáng tạo một cõi trời đất mới. Giở đôi bàn tay ra, chắc chắn ta sẽ thấy được những chỉ tay chằng chịt. Tướng mệnh học có thể dự đoán tương lai của con người nhờ lòng bàn tay, những nhà tướng số thì cho biết trên thế gian này không có một bàn tay nào giống bàn tay nào, do đó không có vận mệnh của người nào giống người nào cả. Thế nhưng thế gian mà chúng ta đang ở đã do nhiều bàn tay họp lại xây dựng, những sự sáng tạo vĩ đại trên đời cũng đều do bàn tay con người làm ra. Có một lần tôi gặp một nhà tu hành, tôi nhờ ông dùng phương cách đơn giản nhất để tóm tắt phương pháp tu luyện của tín đồ Phật giáo. Nhà sư trả lời: - Chỉ có ba chữ Thân, Khẩu, ý. Mỗi ngày chỉ có thân, khẩu, ý, mỗi ngày hãy tự hỏi ta đã làm gì, ta đã nói gì, và ta đã nghĩ gì? Mỗi tháng cũng thân, khẩu, ý. Mỗi năm cũng thân, khẩu, ý, và cả đời cũng chỉ thân, khẩu, ý. Ðó chính là phương cách tu hành tốt nhất. Nhiều chuyện nói ra thì thật đơn giản, thế nhưng muốn tuân theo nguyên tắc để làm thì không dễ đâu. Nếu như chúng ta hàng ngày giở đôi bàn tay ra và tự hỏi rằng: "Ðôi tay của ta trước kia đã làm gì? Hiện nay đang làm gì? Tương lai sẽ làm gì?" Ðược như vậy, bạn có thể tưởng tượng rằng trên lòng bàn tay của ta lúc nào cũng là một kịch trường sống động, mà bạn có thể diễn được tấn tuồng và vai trò mà bạn thích. ..........
-
Chào bạn. Bạn lên vào đúng các chuyên mục như Tử vi - Tử bình... để đặt vấn đề, nhờ các anh chị có học thuật về các môn pháp đó. Bé còn nhỏ.Chưa nhất thiết phải coi số đâu. Bạn có thể nhờ chị Phúc Anh xem họ tên, biết về tính cách của bé để tham khảo. Công Minh
-
Lịch sử chọn ngày giờ Nước ta ở cạnh Trung Quốc, lại trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc. Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá cổ đại của thế giới, cố nhiên thuuật chiêm tinh Trung Quốc qua các triều đại phong kiến lần lượt lan truyền sang ta và các nước phương Đông nói chung. Một câu hỏi được đặt ra: Vậy trước thời bắc thuộc, dân tộc ta có thuật chọn ngày, chọn giờ chưa? “...Nhân dân Việt Thường đã biết xét nghiệm sự vật theo hiện tượng thiên nhiên mà làm lịch để áp dụng vào nông nghiệp khá sớm. Sách thông chí của Trịnh Tiều TQ chép rằng: Đời Đào Đường (Nghiêu) năm 2253 trước công nguyên, phương Nam có họ Việt Thường cử sứ bộ, qua hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thấn có lẽ sống một nghìn năm, mình dài hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu, ghi việc khi trời đất mở mang, Vua Nghiêu sao chép lấy, gọi là “Quy lịch” (tức lịch rùa). Vậy đây chưa rõ khoa văn đẩu 9 chữ hình con nòng nọc) trên lưng con rùa là văn sẵn trên mai nó, mà các nhà làm lịch nước Việt- thường nghiên cứu theo sự tiến triển của nó hàng nghìn năm để rút ra quy luật về sự tuần hoàn của thời tiết, hay đó là một thứ ký hiệu ta gọi là chữ Khoa- đẩu mà các nhà làm lịch nước ta vạch lên mai rùa. Dù sao “Quy lịch” lúc đó là phát hiện riêng của các nhà thiên văn nước Việt Thường. Các nhà thiên văn Trung Quốc cũng làm ra lịch của họ nhưng người Việt Thường không theo lịch của Trung Quốc. Mãi đến đời nhà Hán, dưới triệu Văn Vương ( con trai của Trọng Thuỷ, cháu của Triệu Đà), người nước ta vẫn dùng lịch truyền thống của mình. Khi làm lịch, tổ tiên ta đã biết dựa vào nhứng mốc tiêu chuẩn của thời gian theo chu kỳ của mặt trời, mặt trăng. Tín hiệu còn thể hiện qua hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Thí dụ: Trung Tâm mặt trống là hình ảnh mặt trời, vòng trong là hạ chí, vòng giữa là vòng xuân phân, thu phân vòng ngoài là Đông chí...”. (Trích “Vài nét về Văn hóa thời Hùng Vương” trong bài của GS. Bùi Văn Nguyên đăng trong tạp chí Văn học số ra tháng 9,10/1973) Như vậy từ lich sử xa xưa, ta đã có lịch và qua đó suy luận ra ta cũng đã có thuật chọn ngày. Kể cả khi tiếp thu thuật chiêm tinh trung quốc, ta cũng không tiếp thu toàn bộ, nhất là trong dân gian các tục kiêng cữ có nhiều chỗ khác nhau. Ở nước ta hồi đầu thế kỷ 20, nhất là trong phong trào “Duy Tân”, nhiều nhà tri thức tân tiến đã lên tiếng công kích các thói hư tật xấu, đã loại bỏ được nhiều hủ tục lỗi thời, trong đó tục chọn ngày cũng đã giảm nhẹ và có phần cải tiến, không nhất mọi việc đều chọn ngày, chọn hướng như thời xưa. Sau cách mạng tháng 8-1945, tiếp đến 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Hiệp kỷ lịch ban hành dưới triều nguyễn mất dần, số người biết chữ Hán thưa thớt dần, trước cao trào diệt thù cứu nước, chẳng mấy ai quan tâm đến việc chọn ngày, chọn giờ: nhận lệnh thì chiến đấu, công tác; ban ngày máy bay địch bắn phá thì hoạt động ban đêm, nhà dột thì lợp lại trai gái yêu nhau, hai gia đình bằng lòng, thấy ngày nào thuận tiện, thì hẹn nhau cưới ngày ấy, cưới hỏi muốn đông người dự thì chọn ngày chủ nhật, muốn biết ngày nắng, ngày mưa thì nghe dự báo thời tiết, chết thì chôn không để quá 24 giờ. Mọi việc như xuất hành, tu tạo, hôn nhân, tang tế kể gì ngày giờ Hoàng đạo, Hắc đạo, trùng phục, Trùng tang, trực khai, trực bế. vả lại trong không khí mọi người bận rộn vật lộn với cuốc sống hàng ngày, tranh chấp giữa cái sống, cái chết, cái đói, cái no, không còn điều kiện để chọn ngày tốt, tránh giờ xấu, nghỉ phép được ít ngày, cố lo xong công việc để kịp trả phép, thôi thì “vô sư, ô sách, quỷ thần bất trách”. Tuy rằng không mở sách, không mời thầy, nhưng tục chọn ngày chọn giờ vẫn âm ỉ lan truyền trong dân gian. Mặc dầu quần chúng nhân dân mấy ai biết: ngày nào là ngày “Thiên ân”, ngày nào là ngày “sát chủ”, nhưng những câu nói cửa miệng vẫn có thế dùng làm cơ sở lý luận chọn ngày chọn giờ. Thí dụ: Tâm lý chung thích chọn ngày chẵn, tránh ngày lẻ, tránh tam nương, nguyệt kỵ, tránh ngày sóc ( mồng 1), ngày nguyệt tận (cuối tháng)... Mồng năm, mười bốn, hai ba Đi chơi còn nhỡ nữa là đi buôn Một, ba, sáu, tám tuổi Kim lâu Cưới vợ làm nhà chẳng được đâu ( lấy tuổi mụ của người chủ sự, trừ bội số của số 9, số dư cuối cùng là 1, 3,6 ,8 tức là tuổi Kim lâu) Dù ai buôn bán trăm nghề Gặp ngày con nước cũng về tay không. Làm ruộng tháng năm, trông trưng rằm tháng 8. Cưới vợ xem tuổi đàn bà Làm nhà xem tuổi đàn ông. Kính thưa hai họ, hôm nay ngày lành tháng tốt(!) Mừng cho hai cháu đẹp duyên... Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba... Ngày đoan dương (5 tháng 5) được nhân dân ta xem như ngày đẹp nhất cả năm, vì thế có tục giết sâu bọ ( người lớn thì uống rượu nếp, đeo chỉ ngũ sắc, xâu tai cho con gái đến tuổi dậy thì, tục hái thuốc vào giờ ngọ:100 loài cỏ quanh vườn gọi là bách dược để chữa các bệnh trong năm, Mồng 8 tháng 4 (tức ngày Phật đản cũ) là ngày cá chép vượt suối Vũ môn hoá rồng, lên đường đi học,đi thi vào ngày đó dễ đỗ đạt. Những ngày đầu năm, đầu tháng (tức ngày sóc) phải kiêng cự nhiều điều, tránh tranh chấp cãi cọ, tránh va chạm đổ vỡ, tránh xuất tiền, xuất kho, sợ dông cho cả năm. Ổ gà mới nở, muốn gà con dễ nuôi, phải chọn giờ con nước: khi nào nước thuỷ triều bắt đầu xuống, mới hạ ổ gà xuống. Trên đây toàn là những câu truyền miệng trong dân gian nhưng khá phổ biến. Sau khi hoà bình lập lại nhất là trong những năm gần đây, tập quán chọn ngày, chọn giờ lại rộ lên. Ngoài những tư liệu thời xưa còn rải rác lưu truyền ở các địa phương, còn nhiều sách vở từ Thái Lan, từ Đài Loan, Hồng Kông và các nước Đông Nam á khác tràn vào. thầy cũ cộng thêm thầy mới, tự nhiên hình thành tầng lớp thuật sĩ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp đủ các dạng. (theo thoigian.com)
-
Có gì đâu anh Gia Nhân. Toàn bài nhặt đó mà. Em còn đang nợ một " tiều luận" về lịch Việt mà chưa có thời gian gõ được. Vâng đúng là con nhiều vấn đề phải đặt câu hỏi và tìm cách trả lời cho đúng "vị trí" của nó, anh ạ. Chúc anh vui khoẻ.
-
Do chú Thiên Sứ chưa thực sự khỏe, nên chúng tôi đã đề nghị chú điều dưỡng cho hết liệu trình của bác sĩ, mới tổ chức chuyến đi này. Tuy nhiên thời gian chờ cũng ko lâu lắm đâu. Chị NH yên tâm. Về phương tiện di chuyển nhóm LVDT sẽ chủ động. Chị có thể gửi PM, cho tôi xin số điện thoại để tiện liên hệ. Chúc chị vui khỏe và tinh tấn . Công Minh
-
Như vậy, thì căn nhà này có "nghi án" về phong thủy .? Và như vậy kính đề nghị chú Thiên Sứ và nhóm PTLV, vào một ngày đẹp trời nào đó tổ chức đi "giải mã" căn nhà này. Sẽ có những thông tin mới , những câu trả lời cho hiện tượng được nói trên, thật hấp dẫn. Mời các bạn đón đọc . :lol: Công Minh
-
Và tiếp theo đây là một lời xác nhận của một người " trong cuộc", đã từng làm việc trong căn nhà đó : Bài của thành viên Chimboica bên trang Thế giới vô hình . Bữa nay chimboica mới lò mò đọc được bài viết này, xin mạn phép kể thêm chút chút. Chimboica từng làm việc 5 năm tại tòa nhà chú Hỏa, là nhân viên của Bảo tàng Mỹ thuật. Đúng ra, thì nhà chú Hỏa là số 97 Phó Đức Chính, Quận I. Nhưng sau 1975, nhà nước tiếp quản, rồi phân ra làm 2, số 97 là cơ quan của Trung tâm Thông tin Triển lãm, còn số 97A là Bảo tàng Mỹ thuật. Chimboica làm việc ở số 97A, cũng có một số điều được biết - nghe kể lại và tận mắt thấy: - Tất cả các cửa chính, cửa sổ trong tòa nhà đều được thiết kế không đối diện nhau, và kích thước của từng cửa sổ và cửa lớn đều không giống nhau. - Ngay tại phòng làm việc của chimboica ( phòng Hành chánh) thì đặc biệt là vào giờ nghỉ trưa, chỉ có mỗi mình chimboica ( người Hoa) và một chị kế toán ( ăn chay trường ) ngủ trưa được tại phòng, bởi vì ngủ rất ngon, máy lạnh mà , nói vậy cho vui thôi, chứ còn các chị khác thì hễ nằm xuống là bị bóng đè, đặc biệt có chị còn thấy mấy đứa trẻ để tóc kiểu ba vá nói tiếng Hoa giật tóc, không thể nào nằm yên được. - Tại tầng 1,2 là các phòng triển lãm tranh, đặc biệt các nhân viên thuyết minh tranh ở đây cũng không bao giờ dám ở một mình, họ cảm thấy rất sợ và ớn lạnh như có ai ở phía sau. - Tất cả những người từng làm việc tại cơ quan này thì chỉ trở nên phát tài sau khi rời khỏi nơi này ( còn các sếp tham nhũng thì không nói rồi, nhân viên làm gì kiếm được khoản nào). Điều này mình nghe được từ 01 chị thủ quỹ, cũng không tin lắm, sau này mình bỏ việc ra ngoài kinh doanh thì thấy rất đúng với bản thân mình. - Khi Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam, chính Lãnh sự quán Mỹ đã chọn tòa nhà này để tổng thống tiếp các quan chức thành phố, bởi vì một điểm đặc biệt là sân sau của tòa nhà rất kín, được bao bọc bởi kiến trúc phía trên, từ phía ngoài không thể nào nả đạn được. Lúc này, chimboica vẫn còn đang làm ở đây cho nên biết rất rõ. - Các nữ nhân viên vào làm ở đây nếu đã có gia đình rồi thì không sao, còn không thì sẽ bị ế dài dài, nếu có lập gia đình cũng là rổ rá cạp nhau hoặc sứt đôi gãy gánh. Nếu không tin, có thể tìm hiểu, hiện tại các nữ thuyết minh tranh trên lầu đang ế dài, người nhỏ nhất cũng trên 30, còn lớn thì gần 50 rồi, cũng không quá tệ nhưng không hiểu tại sao? - Còn các nam nhân viên kể các sếp nam thì chẳng có mặt nào đáng bậc quân tử : tính đàn bà, chi li, lấy vợ thì vợ đã có 2 con rồi mà cũng không biết, hoặc bỏ vợ. - Sau 5 năm làm ở đây, thấy chẳng thể nào ngóc cái đầu lên, chimboica nghỉ ngang ra ngoài làm kinh doanh và sống cũng tạm, chắc là nhờ trời thương. - Hiện nay, sếp toàn quyền Bảo tàng này là nữ, cũng không có con cái gì hết, lại đau ốm liên miên. - Cho đến giờ, toàn bộ những người làm cùng thời với chimboica cũng nghỉ gần hết, nhưng tính ra chỉ có chimboica và chị kế toán ăn chay trường là sống an ổn, thanh nhàn, còn tất cả thì đau bệnh suốt, chật vật vô cùng, điều này cũng chẳng biết tại sao? Chimboica viết bài này không có ý gì hết, chỉ muốn nói lên những điều sữ thật đã được biết, được thấy, và khuyên nếu bạn nào có con em dự tính vào làm việc ở đây thì nên cân nhắc, bởi phong thủy của tòa nhà này rất mạnh, nó không chỉ ảnh hưởng tới những người làm việc tại tòa nhà này, mà còn ảnh hưởng tới những người đang thuê mướn mặt bằng ở đây ( gallery Không Gian Xanh: người con trai của chủ nhân này lấy vợ 3 tháng rồi chia tay, Nhật Lệ: cô chủ nhỏ này là một người rất đẹp nhưng chuyện tình cảm thì chẳng êm ấm chút nào, Lạc Hồng: nữ chủ nhân này cũng sống cảnh Mom Single, ....) Một bữa đẹp trời nào đó, mời quý vị quá bộ đến nơi này để xem tranh, hy vọng sẽ phần nào thỏa mãn kiến thức về phong thủy. - Hôm nào đẹp trời mời bạn ghé qua chỗ này thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật, tiện thể ngắm nghía các cô thuyết minh tranh trên lầu : Ms Nguyệt, Ms Nhiên, Ms Thúy, Ms Mai... vẫn còn độc thân mặc dù họ khá xinh xắn, dịu dàng. Đặc biệt, cô Mai, khi vào làm tại đây đang là sinh viên năm thứ 1, sau 3 năm thì ba mẹ Mai lần lượt qua đời dù họ còn khá trẻ, bây giờ Mai vừa đi làm vừa may đồ thêm mới để sống và nuôi cậu em trai. - Nhà chú Hỏa chính xác là khối nhà được bao bọc bởi 4 con đường : Phó Đức Chính - Nguyễn Thái Bình - Calmet - Lê Thị Hồng Gấm. Các căn nhà nằm trên 04 con đường này ( đối diện nhà chú Hỏa) chỉ có thể buôn bán và làm ăn nhỏ nhỏ, trung bình, khó có thể phất lên được, nếu làm lớn chắc chắn sẽ sập tiệm ngay. Để ý kỹ, chúng ta thấy chỉ có quán ăn nhỏ, buôn bán đồ lặt vặt, giày dép. - Eximbank cũng thuộc nhà chú Hỏa, từng một thời điêu đứng, sau đó nghe nói phải mời thầy từ Hồng Kông sang. - Khi chimboica vào đây làm thì đang mang thai baby 2 tháng, sinh bé xong 3 năm sau rời chỗ này, còn mấy anh chị ở đây nghỉ việc là do đến tuổi hưu, tinh giảm biên chế và thanh trừng của sếp mới. - Sếp nam ở đây có sếp Hòang ( trên lầu chỗ trưng bày tranh) là người khó chịu có tiếng, ly hôn và nuôi con. Sếp Thắng thì cũng cũng ly hôn rồi kết hôn. Anh Sơn ở bảo vệ thì yêu và lấy 01 cô phụ bếp đã có 02 con, rồi lại ôm con nuôi một mình, chị của anh này là Xuân cũng có đường tình duyên vất vả. - Còn nữa, cô Hảo bán cà phê ở đây, cô Chi cháu cô Hảo, cô Nga phòng tranh Không Gian Xanh, cô Lạ Chồng ( phòng tranh Lạc Hồng - ơ đây gọi thế ), cô Lệ phòng tranh Nhật Lệ, .... - Sau thời gian sếp mới về, có nhiều chuyện ra đi của nhân viên cũ, nhưng thông tin chimboica biết được thì hình như các cô gái vào đây làm thời gian sau đều trở thành cổ vật, mặc dù họ rất duyên dáng, dịu dàng, có học vấn khá. Nhờ bị sếp đì cho nên chimboica tạm biệt nơi này, ra ngòai kinh doanh và mua được nhà, dọn ra ở riêng, kết thúc 10 năm làm dâu. Phải nói rằng chimboica vẫn mang ơn ông sếp đó vô cùng, nếu ông ấy không đì thì chắc bây giờ chimboica cũng tanh tành. Còn chuyện thực hư của phong thủy ở tòa nhà này, chimboica đành chờ lời giảng giải của các cao nhân trong diễn đàn, nghe nói rằng phải 100 năm sau mới hóa giải được. Riêng mộ chú Hỏa, chimboica thường lên chỗ này để thăm mộ cha của mình, nghĩa trang này của người Hoa, rất sạch sẽ, quy củ, mộ được chôn theo từng hàng, có số hẳn hoi. Khi còn sống, cha chim bói cá khẳng định rằng không ai có thể biết được chú Hỏa chôn ở đâu. Các con cháu của chú Hỏa hiện nay đều rất thành đạt, họ về Việt nam nhưng không có ý đòi lại những tài sản của chú Hỏa, có điều họ than phiền về chuyện sân sau của Bảo tàng mỹ thuật được làm sân cầu lông, điều này làm mất đi vẻ đẹp của tòa nhà. May mắn là chimboica không biết đánh cầu lông, mà sếp thì rất mê môn này, vì thế chimboica bị đì hòai là vậy. Chimboica
-
Bài của Như thông đưa lên nằm trong loạt bài của báo SGGP, được nhiều diễn đàn dẫn đăng. Dưới đây là phần tiếp theo CM lấy về từ SGGP online . Kỳ II: “Hồn ma” trong ngôi nhà cổ SGGP:: Cập nhật ngày 21/05/2007 lúc 14:45'(GMT+7) Cũng như chuyện chú Hỏa xuất thân ra sao và vì đâu trở nên giàu có lạ thường, chuyện về “hồn ma” trong dinh thự chú Hỏa cũng có nhiều giai thoại huyền hoặc chẳng kém... Giai thoại http://www.sggp.org.vn/dataimages/original...s182670_14A.jpg Căn phòng này, theo nhiều người, là căn phòng trước kia con gái chú Hỏa ở. Ảnh: S.P Vào thời ấy, ngoài bộ phim “Con ma nhà họ Hứa” do đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện trước 1975, đã có không ít sách báo và cả sân khấu cũng không bỏ lỡ cơ hội khai thác đề tài này bên cạnh những câu chuyện truyền khẩu góp phần làm cho sự thật càng thêm mờ mịt. Theo những lời đồn đại, chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình. Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ). Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó… Các câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần… Về ngôi biệt thự ở Long Hải, người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới Long Hải để phục dịch cho… người chết. Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng… Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”. Sự thật? Chú Hỏa có cô con gái đang độ tuổi thanh xuân, đột nhiên mắc bệnh nan y mà y học lúc đó phải thúc thủ. Chú Hỏa mặc dù tài sản vô số, cũng đành bất lực nhìn con gái chịu đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì con gái cứ gào khóc đêm đêm và tự hành hạ, hủy hoại mình khiến xuất hiện quá nhiều lời đồn đại. Chú Hỏa buộc phải nhốt con gái trong một căn phòng kín và sai gia nhân chăm sóc nhưng tiếng kêu than đau đớn của cô gái nhiều khi không cách gì kìm hãm đã vượt thoát qua những bức tường dày của ngôi dinh thự, làm kinh hồn những người bất chợt nghe thấy, nhất là trong những đêm khuya. Đôi lần, khi những người làm bất cẩn, cô gái lập tức thoát ra khỏi căn phòng, hình hài tiều tụy, tóc tai xõa xượi, bù rối, cười cười khóc khóc chạy khắp các dãy hành lang… Càng về sau, khi những lời xầm xì làm ảnh hưởng đến chuyện làm ăn kinh doanh và uy tín của cả gia đình, dù rất đau đớn, chú Hỏa một mặt cáo phó cho con gái, mặt khác kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), sai người tiếp tục trông nom, chăm sóc cho đến ngày cô gái ấy thực sự qua đời tại nơi này. Thế nhưng, con người thành đạt và giàu có vốn rất giỏi suy tính ấy ít nhất đã tính sai trong việc đánh lừa dư luận bởi sau đó những lời đồn đãi còn dữ dội hơn và ngày càng đi quá xa. Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, cũng theo nhiều người, mọi sự thật về chú Hỏa và con gái chú đã theo chú xuống mồ. “Con ma nhà họ Hứa” trở lại? ] Ngôi nhà có “hồn ma” con gái chú Hỏa nay đã được dùng làm nơi triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, hàng ngày mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan. Diện mạo mới cùng sự ngăn nắp, sang trọng và không khí nghệ thuật ngập tràn đã đẩy lùi vẻ thâm u của dinh thự và phần nào đẩy lùi những giai thoại huyền hoặc chất chứa đầy màu sắc mê tín vào quá khứ. Nhưng, trong một chuyến về nước, đạo diễn Lê Hoàng Hoa - một đạo diễn say mê làm phim kinh dị hiện đang sinh sống tại Ba Lan - đã hâm nóng sự quan tâm của mọi người về đề tài “hồn ma con gái chú Hỏa”. Ông dự kiến sẽ làm bộ phim kinh dị với tựa đề “Con ma nhà họ Hứa trở về” với các diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Lê Khanh, Thúy Hằng... Bối cảnh được tiết lộ sẽ quay tại Đà Lạt (trong một ngôi biệt thự rất nổi tiếng bởi lâu nay chịu cảnh hoang phế cũng vì lời đồn đoán có… ma!). Chưa biết chuyện phim sẽ khai thác đề tài này ở góc độ nào nhưng theo nhận định của một số người trong nghề, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của khán giả bởi sự hấp dẫn, gợi tò mò vốn có của câu chuyện mang đầy màu sắc ly kỳ này. SONG PHẠM
-
Các bạn thân mến. Với hơn 2000 lượt truy cập vào tiểu mục này, trong khi giải bóng đá vô địch châu âu 2008 mới khởi tranh và chưa có nhiều trận cầu nóng bỏng cho lắm. Điều này cho thấy : trong những ngày tới Bóng đá với LVĐT sẽ sôi động không kém trên sân cỏ tại Áo và thụy Điển. Những ngày ở VN nói riêng và có lẽ gần như cả thế giới nói chung, mọi người dễ dàng nghe thấy những từ ngữ có liên quan đến bóng đá như " trận" " bóng banh " " cầu" " kèo " ..... trong giao tiếp, sinh hoạt. Từ một chị bán rau cổng chợ, với câu ca thán về ông chồng thân yêu : " Lão nhà em đêm qua xem đá bóng suốt đêm, sáng nay lấy hàng muộn bác thông cảm". Hay câu chào nhau buổi sáng của giới viên chức, trong quán cà phê sáng : ' Đêm qua ông dự mấy trận ?" Thể thao và nhất là bóng đá dễ đem con người xích đến gần nhau. Có thể không cùng dân tộc, không cùng một ngôn ngữ nhưng sự hứng khởi vui mừng, buồn bã rất giống nhau và dễ hòa hợp khi trên cùng một khán đài, cùng một sự hâm mộ. Huống chi ! Nhưng muốn được như vậy phải có một thứ thể thao đẹp, bóng đá đẹp. Đã là thi đấu sẽ phải có sự thắng bại, có vui mừng, khích lệ và có buồn tủi, chê trách. Thể thao đẹp dù thua hay thắng phải là sự cống hiến. Thi đấu phải nhiệt tình, phải xả thân vì màu cờ sắc áo nhưng luôn trên tinh thần fair -play, luôn tôn trọng đối thủ cũng như khán giả. Tên tuổi của môt danh thủ bóng đá có thể nổi tiếng hơn một nguyên thủ quốc gia. Họ nổi tiếng về tài năng, về tiền bạc về điều hay và cả nết xấu. Sự nổi tiếng đơn thuần quanh những cái như vậy cũng chỉ có thời, người ta sẽ lãng quên anh ta khi có một danh thủ khác nổi lên thế chỗ. Vấn đề lưu tiếng của anh ta lại là chuyện khác. Không có gì danh thơm lưu mãi bằng tài năng + đạo đức. David Beckham đến Mỹ, anh ta không chỉ nỗi tiếng ở tài năng. Điều mà anh ta thu phục nhân tâm của mọi người là ở thái độ và đạo đức. Chả vậy mà bây giờ, tuy đã vào tầm xế chiều của phong độ trên sân bóng, nhưng tiếng tăm của anh ta vẫn nổi như cồn khắp thế giới. Xin xem thêm bài : Beckham ở Mỹ : Danh tiếng vượt cả... Pelé và Beckenbauer - Báo gia đình và xã hội http://giadinh.net.vn/html/site/51fd30148d...475〈=Vn Trong những ngày qua các "tuyển thủ" của LVĐT đã ra sân, một số trận đấu đã đem lại kết quả rất chính xác và thuyết phục. Ở một vài trận kết quả chưa đồng đều, có những sai sót nhất định. Thể thao mà - thắng thua là phong độ , đẳng cấp là mãi mãi. Chúng ta đã gặp ở đây những tên tuổi như Laviedt, Phương Ly, Linh Trang ... là những " tuyển thủ" cạo gội trên nhiều lĩnh vực dự đoán. Và nhiều tuyển thủ mới cũng có nhiều kết quả đáng nể. Hãy tạm để các kết quả sang một bên, rõ ràng một điều là các tuyển thủ " thi đấu " rất nhiệt tình, công hiến hết mình cho khán giả với tinh thần rất fair -play. Chuyện trúng trật, rất mạnh dạn nhận "trách nhiệm" để mọi người rút kinh nghiệm. Điều này thật đáng trân trọng và hoan nghênh. Tuy nhiên, đã xuất hiện một vài cổ động viên quá khích, có những phát biểu thiếu thận trọng mang tính châm chọc, đả kích. Thái độ này biểu hiện một thứ thể thao ăn thua, thiếu cao thượng. Có thể các bạn cũng là những "tuyển thủ" ở một " giải " khác. Và bạn với chúng tôi chả lạ gì nhau, đã từng đá chung một sân, nhưng nay khoác "màu áo" mới hoặc giả làm khán giả trên khán đài. Cho dù là trường phái bóng đá Châu âu, bóng đá Anh, bóng đá Ý, Nam Mỹ hay Việt Nam gì đi chăng nữa. Với 22 cầu thủ tranh nhau 1 quả bóng tròn trên sân cỏ thì nhiệm vụ chung là đều phải giữ sạch lưới nhà và ghi bàn vào lưới đối phương nhưng không phạm luật và phải với tinh thần thể thao cao thượng. Không nên tiểu xảo, đừng quá thủ đoạn và cay cú ăn thua làm mất mình và hại bạn đấu. Như lời mời của đội trưởng Laviedt, trên nền tảng của lý học đông phương LVĐT luôn mở rộng sân đón chào các "đội bóng 5 châu", các khán giả đang tọa quan dự khán xuống khoác áo cầu thủ. Để cùng tham dự với chúng tôi trên tinh thần thể thao giao lưu, cống hiến cho khán giả và sự trao đổi, học hỏi. Rút kinh nghiệm từ trận cầu giữa Hải Phòng và Sông Lam Nghệ An trên sân Vinh. Mang lại một tiếng xấu cho bóng đá Việt Nam, bởi các cổ động viên quá khích. Để giữ cho những " trận đấu" đẹp, chúng tôi sẽ thổi phạt, rút thẻ vàng - đỏ với các hành vi cổ động như vậy. Nhân đây cũng xin lưu ý tới những cổ động viên cổ vũ cho " đội tuyển LVĐT " : Chúng tôi trân trọng và cám ơn các bạn đã ủng hộ. Tuy nhiên trước thái độ khiêu khích của CĐV đội bạn, đề nghị các bạn bình tĩnh và hành xử đúng tinh thần thể thao cao thượng. Trên sân đấu này không phải là sự hơn thua, sự góp vui, giải trí mà là một chữ Đạo. Chúng tôi ghi nhận tình cảm của các bạn nhưng sẽ không chấp nhận các thái độ ăn miếng trả miếng như trên sân cỏ thật đâu. Chúc các bạn có những thời khắc thư giãn thật tuyệt vời, bên cạnh máy thu hình và máy vi tính trong những trận cầu nảy lữa và thú vị từ EURO 2008. Trước giờ trái bóng lăn cho trận Bồ - Séc. Công Minh Cẩn " bàn phím"
-
BồI Bổ SứC KHỏE BằNG ĐậU ĐEN Tác Giả: Trần Anh Kiệt Ðậu đen là một loại thực vật được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc. Có hai loại đậu đen: Loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh mà người Việt Nam mình thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn. Theo sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Ðậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh trái giống (đậu mùa), mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo đã khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường. Ông Trương Bộ Ðào, nguyên Bí Thư Viện Hành Chánh, Vệ Sinh và Y Dược Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen liên tục trong nhiều năm. Nay tuy đã già nhưng cơ thể ông vẫn còn cường tráng. Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc có viết: Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng. Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Ðến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”. Người ta còn mách, nên nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng với nước sôi nguội hay còn ấm vào mỗi buổi sáng thì sẽ công hiệu nhanh chóng hơn trong việc hồi phục thị giác của mắt. Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, ông thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão. Tác giả bài này (nguyên văn bằng tiếng Trung Hoa), năm nay đã 42 tuổi tự thuật rằng lúc trẻ ông đã bị bịnh quáng gà, mỗi khi trời sẫm tối thì quờ quạng không trông thấy gì cả. May nhờ được một người bạn mách cho phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen để chữa. Trải qua 5 năm kiên trì không gián đoạn, rốt cuộc mắt ông đã hồi phục thấy rõ bình thường. Ngoài ra cũng nhờ áp dụng phương pháp dưỡng sinh này mà ít khi ông bị bịnh. Mỗi ngày ông giảng bài tại trường hàng 10 tiếng đồng hồ vẫn không biết mệt, miệng không khô và giọng nói vẫn còn thanh thoát. Mỗi lần vào tiệm để hớt tóc, người thợ cạo ngạc nhiên bảo rằng chân tóc của ông đã hồi phục lại màu đen. Tóc bạc đã bớt đi rất nhiều. Ðây là một bí quyết vô cùng kỳ diệu, nhưng cần phải kiên nhẫn. Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: Ðậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái. An Lão tiên sinh ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), tuổi trên 80, hàng tuần đều dạy học trò về nghệ thuật thư pháp (viết chữ đẹp bằng bút lông). Tay ông không run và không cần đeo kiếng. Có người hỏi ông nhờ bí quyết nào mà có sức khỏe như vậy. Ông bảo nhờ phương pháp nuốt đạu đen từ 50 năm nay. Khi mua đậu đen, chúng ta nên chọn lựa thứ hạt đen mướt (bổ thận) và ruột xanh (bổ gan). Loại đậu đen này thường được dùng để làm thuốc rất tốt. Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người. Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Ðừng rủa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọn, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Ðừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi. Theo dõi số người đã áp dụng phương pháp này để trị bịnh, Lý tiên sinh đã bị táo bón kinh niên, mỗi sáng chỉ nuốt 2 hạt đậu đen mà nay đã dứt. Ông rất mừng còn hơn trúng số độc dắc. Ngoài ra một nữ nhân viên của sở Bưu Cục, mặt nổi nhiều tàn nhang và mụn bọc. Cô đã nuốt đậu đen liên tục chỉ mới 7 ngày sau đã thấy có công hiệu. Cô mừng quá tiếp tục sử dụng đến khi hoàn toàn bình phục, da mặt trở lại lành lặn bình thường mới thôi. Tóm lại đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn là một thứ thuốc để cường thân kiện thể. Nó có công hiệu trong lãnh vực làm sáng mắt, ngăn chận bịnh đau mắt, giải độc trong cơ thể, bồi bổ gan và thận, điều hòa bộ máy tuần hoàn huyết và bộ máy tiêu hóa. Một cân đậu đen giá chẳng bao nhiêu tiền nhưng lại là một cân thuốc vô cùng quý báu. Trên đây là tài liệu dưỡng sinh bằng Hoa ngữ, chúng tôi phỏng dịch với tính cách thông tin quảng bá để quý độc giả tham khảo. Mặc dầu một số bằng hữu và bản thân của dịch giả đã thực hành có hiệu quả. Tuy nhiên với tính cách dè dặt, dịch giả sẽ không chịu trách nhiệm về những phản ứng bất lợi, nếu có, xảy ra cho người áp dụng vì tính thích ứng của tạng phủ mỗi người mỗi khác. Ðể thử nghiệm, chúng tôi đề nghị quý vị nên nuốt trước mỗi sáng một hạt để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau mỗi tuần lễ quý vị có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn. (Trích từ "Bí Quyết Ðể Sống Khỏe" của Trần Anh Kiệt)
-
Hay quá ! Trận đấu hay nhưng ko bằng luận đoán bằng LVDT trước trận đấu, còn hay hơn. Bác Linh Trang đoán trúng kết quả nhưng nghe "lạnh lùng như bắn penalty" vậy. CM rất ấn tượng với dự đoán diễn biến trận đấu của chị Laviedt, cứ như trong tim trong gan trận đấu bước ra. Phụ nữ với bóng đá bao giờ cũng chu đáo, dù là dân ngoại đạo túc cầu giáo. :rolleyes: :lol: :( Tháng sau bước vào tranh giải EURO 2008 rồi. Kính mời các cao thủ LVĐT tiếp tục xuất chiêu, "quần hùng" với : Lạc Việt Độn toán và EURO 2008. Để hòa nhịp cùng không khí cá độ ngoài xã hội, lên chăng chúng ta cũng có giải thưởng cho những cao thủ về nhất trong mỗi trận. PS : Anh em kỹ thuật IT lưu ý. Đề phòng trường hợp số lượng truy cập quá đông vào topic này gây "tụt mạng". :D Xin chúc mừng LVĐT và cả nhà. Công Minh
-
Thanh trang thân mến. Các cụ nhà ta có câu : "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang ( giàu)". Chắc là TT lo lắng ở chỗ này. Vậy có đúng như vậy chăng.?Kinh nghiệm của các cụ đúc rút có lý do và cớ sao cả, không thiếu câu chí lý nữa là đằng khác. Vậy khó và sang ở câu này ý là gì !? Theo mình đầu tiên là con chữ cho câu thơ nó vần . Chẳng hạn : Chó đến nhà thì nghèo, Mèo đến nhà thì sang - cũng vần ra phết. Thứ 2 là : Thông điệp khó - sang ở đây là cái gì. Chưa thấy ai làm đề tài "nghiên kíu khoa học" cả. Nhưng có thể là sự ám chỉ sự xui xẻo, không thuận lợi, hao hụt tiền bạc, là ốm đau ... đó là khó . Còn sang (giàu ) là ấn chỉ : vào cầu phát lộc, là may mắn, thuận lợi, vui vẻ gì đó ..... rất chung chung. Sau khi xảy ra hiện tượng Mèo Chó đến nhà ------------- Theo "nghiên kíu" của CM : Khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ ..... và giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu . Ngược lại con Chó lại khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt . Bởi vậy để ý ngay trong nhà mình nếu có nuôi chó mèo, khu vực nào mèo hay nằm thì mình đừng xớ rớ vào đó. Khu nào Chó hay nằm thì ngược lại. Bởi vậy theo CM thì khi chó hay mèo đến nhà, nguyên nhân là do sự quyến rũ của trường khí , bức xạ nào đó mới phát sinh trong khu vực mình ở. Trường khí tốt, thì bỗng nhiên có con chó lang thang đi qua thấy hấp dẫn quá xông vào ở. Còn là trường khí xấu thì một con meò lạc đi ngang thích quá cũng ghé vào trú chân. Đến một ngày tốt hoặc xấu trời nào đó, trường khí - bức xạ đó phát huy tác dụng hoặc tác hại. Thế là có chuyện Các cụ ta xưa chưa phát hiện được nguyên nhân nên chỉ tổng hợp đúc rút thành kinh nghiệm. Không giải thích được và không có cách tháo gỡ. .................. Muốn biết sự việc xảy ra sau hiện tượng chó mèo đến nhà là gì đối với mình ? - Hãy xù một quẻ Lạc Việt Độn Toán ................. Muốn tháo gỡ phòng tránh vấn đề này. Như đã phân tích trên việc chó mèo đến nhà chỉ là một hiện tượng tự nhiên báo trước có sự thay đổi của môi trường sống quanh ta. Giống như trước khi có trận động đất ở Tứ Xuyên TQ , chuột chạy hàng đàn như duyệt binh trên mặt đất Động đất thì chưa chữa được. Chứ Khí - Xạ nhà mình ở có thể can thiệp được bằng các chiêu thức PT. Trong trường hợp này thì làm sao ! Đây là một chiêu của Phong thủy Lạc việt thuộc bản quyền của Trung tâm NCLHĐP. Thanh Trang nhờ trực tiếp chú Thiên Sứ hay Anh Hà Hùng , Anh Phạm Cương xử lý cho bằng tuyệt chiêu vòng tròn... , gương tán xạ .... phong thủy. ................... Thanh Trang ! Bởi vậy việc thả Chó ra không phải để : Chó mèo cắn nhau ruồi muỗi chết đâu ! mà lý do là như vậy, vậy. Vấn đề lại được đặt ra : Liệu con chó có thể tác động tích cực để phản ngược lại trường khí bức xạ môi trường xấu hay không. Thì lại là một đề tài "Nghiên kíu" nữa. Công Minh PS : À quên ! Nếu ta dùng biện pháp tế nhị hay thô thiển là đuổi chúng đi, chỉ là hình thức không thay đổi được bản chất. Bởi chúng chỉ là : Chuồn chuồn bay thấp thì mưa ... thôi chứ không phải là đám mây nước khổng lồ ở đằng Đông kia. Cũng như động đất ở Tứ xuyên, trước đó " Chuột chạy cả đàn, cả giàn rung rinh " có đem máy bay mời lũ chuột đó về Bắc Kinh dự .... OlemPic, thì động đất vẫn cứ xảy ra . OK!
-
TT đem cho nó 2 con chuột. Hoặc thả con chó ra Thế là hóa giải :rolleyes: CM
-
Gửi Chip Chip : À ra thế, bạn nói vậy cũng lý giải cho tôi một băn khoăn !!!! Thật ra các bạn muốn gần nhau dễ ợt. Một người này buông bỏ .....chỗ đang ở đấy, để về gần với người kia là gần nhau ngay. Đúng ko ? Các bạn có thể quyết được tích tắc chứ cần gì phải bói. Nhưng sự đời lại ko đơn giản như vậy : Chồng có công việc, lý tưởng và quan điểm của chồng - Vợ cũng có công việc, lý tưởng và quan điểm của vợ. Ai theo ai đây ?! Theo tôi đoán " năng lực " của hai bạn : kẻ tám lạng người nửa cân ( cân ta cổ = 16 lạng ta). Nên nhiều ý kiến chưa được ngã ngũ, còn băn khoăn cân nhắc ... abc. Bởi vậy ... Trước hết các bạn nên chuyên tâm mà hoàn thành công việc tu học đi. Việc tổ chức cho sinh hoạt gia đình như ý, thì còn bị nhiều yếu tố phụ thuộc và quyết định lắm. Để đến lúc đó hãng hay. Đâu rồi có đó, kiểu như người ta bảo : thịt chó là phải có mắm tôm ý. :D Chúc bạn yên tâm công tác. CM
-
- NH sắp cho thuê được nhà ? Ra ngoài thấy chú TS trả lời bạn rồi. Nên sửa bài - mới lại lấy quẻ sai. Nêu đúng như quẻ thì chưa có gì vui cả. Chúc gia đình bạn may mắn Công Minh
-
Bạn thân mến! Mấy bữa nay chú Thiên Sứ vừa bận lại vừa dứt bệnh. Nên chưa tham gia DĐ nhiều. Chắc các bạn phải chờ vậy. Tôi thử lấy một quẻ cho bạn câu hỏi 1 : 1 - Các bạn nên ở lại . Và khả năng phải ở lại vì 1 công việc nào đó chưa xong chưa cho về, hoặc có người hay cơ quan tổ chức nào đó .... thích các bạn và giữ lại. - Tìm được công việc tốt đấy. Có khả năng hơi trái ngành 1 tí nhưng lại tốt. Tuy nhiên chưa hy vọng có "màu mè" gì lớn lao đâu ! 2 - Hạn nữa hay ko ? - Hết rồi yên tâm đi. Nếu có chỉ là chuyện lặt vặt gây bực mình chứ ko đến mức gọi là hạn. Cũng nên cẩn thận chuyện tiền bạc và đi lại. Chúc bạn may mắn CM
-
Giờ Tý ngày 1 tháng 4 mậu tí - Tính chất vụ việc : Kinh - Xích khẩu: thuần Kim Sự vay mượn, mua bán về vàng bạc hay xe pháo, nhà xưởng... gây lên sự cãi cọ lớn, rồi đánh đập nhau gây thương tích, bị bắt nhốt. Sự việc còn giằng co qua lại, nhưng xu thế dịu đi so với trước bởi áp lực của chính quyền. - Còn lại bao nhiêu người bên ngoài ? Khai -Tiểu cát : Có 1- 2 người nữa, trong đó có 1 Nam giới nhưng tính nết thâm trầm, giấu mình nhiều mưu kế. Đứng sau lưng xúi giục vụ này rất quyết liệt, vì họ có lợi ích ở đó. - Kết quả vụ kiện ? thời gian kết thúc ? Hưu - Vô vong : Không có kết quả, do nhùng nhằng thiếu chứng cứ hoặc lý lẽ hai bên đều thiếu thuyết phục - Án có kết luận thế nào ? : Tiếp tục dừng để bổ sung chứng cứ, khi nào đầy đủ thì tòa cho gọi tiếp. Có tia hy vọng nhưng còn lâu lắm. - Tội danh gì ? Hình sự ? hay dân sự ? :Xu hướng đưa đẩy về khả năng thiên về hinh sự : chiếm đoạt tài sản công dân- đánh người gây thương tích .( câu này khó đoán vì kết quả dừng lại ở quẻ độn trước, tuy nhiên bản chất là sự cố gắng chuyển tội danh tử HS về DS hoặc ngược lại, có tác động đến phán quyết của tòa. ) @To: anh chị em lão làng của LVDT. Xin mọi người góp ý cách luận quẻ. @ To : wildlavender! Bà chị có liên quan gì không? Luôn chúc những gì tốt đẹp đến với chị. @ To Lactuong : Đặt cái "tít" thấy ghê quá. Công Minh
-
Chào bạn! Chúc mừng bạn đã tham gia diễn đàn của WS:Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương. Diễn đàn luôn hy vọng nhận được từ các bạn những ý kiến đóng góp, xây dựng cũng như nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, ứng dụng các môn lý học đông phương trong cuộc sống. Thân ái Công Minh
-
PHÁT HIỆN THƠ CỔ THỜI BẮC SƠN 7000 - 1000 Trc. C N LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh là một cây bút khảo luận lịch sử sắc bén. Tập sách “Văn hóa Mỹ thuật tiền sử Việt Nam” của bà là một tác phẩm hiếm hoi quý giá, xác định nền văn minh Bách Việt là một sự thật tuyệt diệu mà người Trung Hoa phải “nghẹn ngào” khi bà chứng minh rằng nền văn minh cổ Việt đã bị người Tàu dùng sức mạnh chiến tranh và sức mạnh của chữ viết (chữ Hán) chép lại và giữ lấy làm của riêng… cùng lúc với sự xâm chiếm đất đai của nứơc Xích Quỷ trải dài từ Động Đình Hồ xuống thẳng miền núi non phía nam của bà Âu Cơ. Cảm hứng từ một tài liệu của nhà giáo An Phong Nguyễn Vân Diễn về một bài thơ cổ mà ông sưu tầm được cách đây 40 năm, qua ngòi bút của bà, nền văn minh Bách Việt cổ với những tổ tiên hiền triết, thi ca… đã sống lại vô cùng rực rỡ. Con bé Lọ Lem từ trong rừng núi Thanh Hóa di tản đến rừng núi Ban Mê Thuột đã lột xác trở về nguyên vẹn hình hài nàng tiên xinh đẹp của ngàn năm cũ. ♣ Bất cứ nhà khảo cổ chính quy hay tài tử nào, khi bắt gặp được cổ ngoạn hiếm hoi, họ sẽ tự coi như bắt được một tài sản quý báu. Những vật cổ còn tìm thấy nhiều trong lòng đất, nhưng tranh cổ và thơ văn cổ thì thật là hiếm. Nhìn được tranh họa, và đọc được thơ văn tức biết được người. Từ nhiều ngàn năm, đất nước Việt Nam bị giặc phương Bắc xâm lăng liên tục, và nội chiến hàng trăm năm, lại thêm thiên tai bão lụt không ngừng, khí hậu ẩm ướt nên những tranh cổ, văn thơ cổ, đa số nếu không bị cướp bóc đốt phá tiêu huỷ thì cũng bị hư nát theo thời gian. Những bức tranh xưa nhất họa chăng còn tìm thấy đều được vẽ trên da, trên gốm hoặc trên đá. Những lời văn thơ xưa nhất còn lưu lại là nhờ vào lời truyền tụng trong dân gian. Phải chăng một số lớn ca dao, đồng dao, tục ngữ, ngạn ngữ, hát vè hát đối ngày nay là những câu thơ hữu dụng cho cuộc sống, sống sót mãi qua cửa miệng dân gian? Nôm na có lẽ người Việt cổ gọi thơ là vè, nhất là những bài thơ ngắn dùng là lời hát nói. Thường người ta có vẻ khinh bạc đối với chữ vè. Nhưng phải chăng vè là tên cổ tiền phong của thơ từ ngàn xưa. Thực tế, phải chăng thơ hay vè có giá trị hay không là do hình thức và nội dung của nó. Khoảng trên 40 năm trứơc đây, nhà giáo Sử địa An Phong Nguyên Vân Diễn sưu tầm được một bài vè cổ tại một làng Mường trong rừng Ban Mê Thuột di tản vào từ rừng Thanh Hóa. Nhìn vào một góc cạnh, bài thơ cổ hay lạ lùng. Càng đọc thấm thía càng cảm nhận nó chính là một bài thơ cổ từ thời tiền sử. Oâng Diễn đã tu chỉnh lại cho dễ hiểu, bình giải bài thơ và đã phát hành theo sách báo, hoặc thỉnh thoảng trình bày kèm theo với vũ nhạc trong các dịp đám cưới. Theo ý kiến của nhà giáo A.P Nguyễn Vân Diễn “Toàn bài thơ chỉ dùng chữ Việt, có một số chữ cổ hơi khó hiểu, hoàn toàn không có chữ Hán Việt hay sáo ngữ. Bài thơ có vẻ xuất hiện trước khi Tàu đô hộ…” Tuy đã định bài thơ ngắn này là vè là thơ cổ, nhưng xét về cái hay cái đẹp ngày nay, bài thơ có một cái hay cái ngộ nghĩnh, cái kỳ diệu đến lạ lùng! Bài thơ hiếm hoi này có thể có một giá trị khảo cứu lớn lao thi văn cổ trong văn hóa dân tộc. Theo sự nghiên cứu của tôi, có thể bài thơ này đã ra đời rất xa xưa trước cả thời trống đồng. Trên trống đồng khắc đầy những hình nhảy múa: có múa phải có hát, có ca. Có hát có ca thì phải có lời thơ. Lời có vận, có vần, có nhịp, có phác, có ý, có gợi cảm, gợi hứng, gợi tình mới thúc giục mọi người dấn thân vào ca múa tập thể. Trước khi có trống đồng thì đã có trống gỗ mặt da. Trước khi có trống gỗ thì phải có sanh, có phách, có gõ mõ, vỗ tay hay giậm chân làm nhịp. Lời thơ, lời ca, văn nói có âm điệu nhịp nhàng êm đẹp phù hợp với tiếng vỗ tay giậm chân mới kích động lên những điệu múa kỳ diệu. Lời, ý ngâm nga, lời, ý thơ văn thường phải xuất hiện từ lâu trước điệu ca múa, nếu không thì ít nhất phải đồng thời với ca múa. Trống đồng cũng như đời sống của các dân tộc bán khai chứng minh rằng ca múa là thức ăn tinh thần cần thiết cho sự sống con người từ thời tiền sử. Đó là những hoạt động cần thiết cho sự sống trong mọi thời đại như rau cỏ thịt cá từ nguyên thuỷ đến ngày nay. Nên chúng ta chẳng có gì phải ngạc nhiên trước tác phẩm thơ văn tuyệt vời của người Việt cổ. Khi có sự hiện diện của con người biết nói trên trái đất thì tất có vận động ca múa nhảy nhót, mà có ca múa thì tất nhiên phải có văn-thơ, có nhạc điệu, phải có lời hay ý đẹp. Thật sự việc sưu tầm lại những thơ văn tiền sử khi con người chưa có chữ viết hoặc chưa biết ghi chép là điều quá khó để chứng minh. Trên thực tế nếu có thể thì đó chỉ là một sự chứng minh lấy tâm lý làm căn bản mà thôi. Khi nghiên cứu thời văn hóa Bắc Sơn (hậu Hòa Bình), người Việt cổ đã có truyền thống mai táng và cưới hỏi. Mai táng và nhất là cưới hỏi thì cần nhiều ca múa. Để đem sử dụng vào mai táng và đám cưới, tất nhiên ca múa và văn thơ phải có từ trước. Thời văn hóa Bắc Sơn là thời huy hoàng về nông nghiệp lúa nứơc và công nghiệp đá của Việt cổ kéo dài 6 thiên niên kỷ từ năm 7000 đến năm 1000 tr.c.n. Vì thế tìm một niên đại trong thời đại dài dẵng này cho bài thơ cổ của chúng ta tưởng không đến nỗi nhầm lẫn nhiều. Người ta có thể đặt vấn đề bài thơ cổ do người Mường sống cách ly với người Việt đồng bằng làm ra sau này. Theo nhà giáo sử địa kiêm nhà văn Nguyễn Vân Diễn, sau khi nghiên cứu hiện tại của dân tộc Mường, đã quan niệm rằng “Văn hóa các tộc họ Bách Việt thiểu số, Mường, Mán, Dao, Thái… còn sót lại đã tàn phai sau cuộc chiến thảm bại của Liên Minh Xích Quỷ tại trận Trác Lộc và các cuộc chiến tranh lấn chiếm đất đai của Trung Quốc cổ trong suốt nhiều ngàn năm… Họ không còn khả năng tư tưởng sáng tạo. Họ chỉ còn nhớ những gì tổ tiên Bách Việt lưu lại mà truyền khẩu cho con cháu mà thôi. Vì đó là những khúc ca múa có vần có nhạc dễ nhớ, dễ truyền mà mọi người ưa thích. Bằng cớ là chính đông đúc tập thể của họ không thể giải nghĩa được tư tưởng của tiền nhân trong bài thơ cổ. Giống như trường hợp của người Ai Cập trước đây đã không đọc được chữ trong Kim Tháp Tự mà phải nhờ đến người Pháp thời Napoléon nghiên cứu rồi dạy lại cho họ”. Phải chăng đó cũng là trường hợp của khoa tử vi Kinh Dịch? Như đã nói trên, giai đoạn Bắc Sơn là thời gian đất nước ta đã phát triển mạnh ngành lúa nước, ngành nuôi gia súc và đặc biệt là đã có tục lệ cưới chồng theo mẫu hệ, nên việc chế ra thơ vè tưởng của hữu lý. Tạm thời có thể coi là bài thơ cổ có niên đại từ 6000 năm đến 1000 năm tr.c.n, là thời gian trên đất cổ Việt này sinh nhiều nền văn hóa Hậu Hòa Bình huy hoàng như các văn hóa anh em Bắc Sơn và Sa Huỳnh. Sử gia Trần Trọng Kim cho rằng Tàu dạy dân ta tục lệ cưới hỏi là quá đáng. Tàu có nguồn gốc Mông Cổ, lúc đầu đàn ông thực sự dùng sức mạnh đi bắt đàn bà về làm vợ, hành động này sau trở thành tục lệ. Nhiều sự kiện chứng minh Bách Việt hay Việt cổ đã có đám cưới trước Tàu. Chính Tàu gốc Mông Cổ, khi cướp đất Trung Hoa lục địa ngày nay đã cướp luôn cả người Bách Việt thì họ học phong tục cưới hỏi của Bách Việt và làm phát triển lên. Như trường hợp sau này nhà Nguyên và nhà Thanh gốc Mông Cổ chiếm lấy nước Tàu, rồi cũng theo văn hóa Tàu và làm phát triển mạnh mẽ lên. Bách Việt hay Việt cổ đã có tập tục cưới hỏi trước dân Tàu Mông Cổ tức là Tàu thuộc dòng Hán tộc ngày nay. Dưới thời bị Bắc phương đô hộ, chính quan Tàu buộc dân ta phải làm đám cưới theo truyền thống Tàu thì sử Tàu gọi đó là giáo dục man di theo lễ nghĩa. Vả lại lễ nghĩa Tàu do Đức Khổng Tử rút từ trong lễ nghĩa Bách Việt mà chế biến ra. Chắc hẳn bài thơ cổ nói đến sau đây, là một trong những bài được đặt ra để làm lời ca cho các vũ điệu trong những đình đám lễ tế vui vẻ của việc cưới hỏi. Chúng tôi đề nghị đặt tên cho bài thơ cổ Việt Nam này là bài “Vè Đám Cưới”. Bài gồm 15 câu. Tác giả bài vè là một người có kiến thức rộng, tâm lý cao đối với con người và vạn vật trong vũ trụ. Là người có nhiều kinh nghiệm sống, lao động nông súc, cùng giáo dục, giá trị nhân bản cũng như quan niệm thiết yếu sinh tử của hôn nhân, nên không thể là người trẻ tuổi. Lại thêm trong chế độ mẫu hệ, nên bài vè trang trọng này phải là của một nữ nhân lớn tuổi làm ra. Tác giả đã dùng những sự kiện trong thiên nhiên quanh mình để thấy rằng đâu đâu cũng cần phải có sự tương trợ, sự hòa hợp để đem lại ý nghĩa cho cuộc sống. Bà thay lời chàng trai bắt đầu tán tỉnh từ đầu để suốt bài bằng những hình ảnh thường nhật nhỏ nhoi của cây cỏ, rồi tiến dần đến những nhu cầu cần thiết cho đời sống thường nhật để mở lời tán tỉnh một sự liên kết cuộc sống hạnh phúc… hôn nhân không thể thiếu giữa hai người nam nữ trước mặt cô con gái mà chàng yêu mến. Theo cái đà tiến lên đó, chủ nhân sưu tầm bài thơ cổ là An Phong Nguyễn Vân Diễn nương theo ý trong thơ mà chia bài vè làm 3 phần mỗi phần 5 câu. Bài thơ cổ có một nghệ thuật bố cục về hình thức thật đặc sắc. Cứ một đoạn 5 câu thì được chia làm 2 phần: phần đầu gồm 2 hoặc 3 câu dùng để tả kinh nghiệm cuộc sống để rồi gián tiếp đem áp dụng vào tình yêu trai gái trong 2 hoặc 3 câu tiếp. Cách dùng lời, dùng ví dụ tuy đơn giản mà tư tưởng rất thâm trầm. Những ví dụ hoàn toàn dựa trên cuộc sống và tình trạng thiên nhiên rất dễ hiểu cho mọi người mọi thời cổ cũng như nay. Cứ như vậy những hình ảnh quan trọng dần, để dẫn đến một kết thúc toàn vẹn cho tình yêu. Những lời ví von rất duyên dáng, trung thực, thuyết phục. Tác giả đã dùng những hình ảnh vô cùng sống động và đánh động lòng người. Những hình ảnh đ1 đi từ cái tầm thường nhỏ bé nhất, rồi lớn dần với tư tưởng thơ. Với những thay đổi nhỏ nhặt lời thơ, tác giả lặp đi lặp lại nhiều lần ý thơ, một cách say sưa, ngộ nghĩnh làm tăng ý nghĩa, sức mạnh thuyết phục. Nội dung bài thơ còn là một nghệ thuật tâm lý thuyết phục rất cao. Tư tưởng diễn đạt tiến từ tình trạng đời sống cô độc của trai gái thiếu thốn lúc ban đầu, để tiến đến chỗ đưa ra một chân lý cho một đời sống an vui khi có đôi có đụa. Rồi từ đó bước ngay vào một thực tế hôn nhân một cách rất chân thực và thanh tao: ồn ào và táo bạo, tuy có vẻ hơi tục nhưng rất ngây thơ, chính xác, sáng sủa và trong vui với hình ảnh “cuốn lại” ngộ nghĩnh. Rõ ràng toàn bài thơ cổ chứng minh chế độ một vợ một chồng “gái thiếu”, “trai thiếu”, “O một mình”, “tui một mình”, “O vớitui”, tui với O”, “hai đứa miềng”. Tư tưởng bình đẳng nổi bật giữa tình yêu trai gái trong hôn nhân và cuộc sống. Đây phải chăng là một triết lý xuất phàm mà con người cổ đã nhờ ảnh hưởng Thiên, Địa, Nhân mặc khải. Tình yêu của người Việt cổ được tả chân nhưng lại thấm đầy đạo lý. Tình yêu dẫn đến hôn nhân hoàn toàn không nhuốm dục vọng. Vào thời Bắc Sơn tài nghệ về nông nghiệp và nuôi gia súc khác nào bằng tiến sĩ tin học ngày nay. Nên chàng trai đã bắt đầu bài ca bằng lời khoe khoang tài cán nông súc của mình qua những hình ảnh lao động hàng ngày. Đem cái tài giỏi lồng vào lời than để mở màn tán tỉnh. Đông thời cũng để giải thích rằng, tất cả đểu phải cần sự giúp sức, phải cần sự ràng buộc, phải bỏ công lao, phải có tình yêu mới khấm khá được. Tâm lý ngoại giao để chinh phục thật là tinh tế. 1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ (bồn = vồn = luống; cổ = củ) 2. Đậu ba lá thì bừa un (bừa = vừa; un = vun = đắp) 3. Gà mất mạ thì lâu khun (mạ = mẹ; khun = khôn) 4. Gái thiếu trai thì thậm khổ 5. Trai thiếu gái thì thậm khổ. Tài năng đã mở ra một chân lý, không thể có con đường khác: khoai muốn to củ phải có nhiều đất đai, đánh luống cao lên; đậu muốn nhiều trái phải vun thêm đất vào gốc đúng lúc; gà con muốn chóng khôn lớn phải có sự ấp ủ và tình yêu của mẹ nó. Vậy thì nàng và chàng cũng vậy thôi. Muốn sống ấm no, vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc thì phải có sự hỗ trợ, sự săn sóc và phải có tình yêu, sự ưu đãi của nhau, cho nhau, vì nhau như cây khoai, cây đậu, chú gà con kia. Trong bước đầu tán tỉnh, chàng đặt vấn đề với nàng. Trong câu 4 và 5, tác giả đã dụng ý dùng chữ “thậm” để diễn tả “ý quá nhiều”. Ta thử dùng chữ “thiệt” hay chữ “rất” thay cho chữ thậm thì rõ ràng ý không đạt. Chữ thậm muốn nói lên một nỗi khổ sâu xa, phức tạp và bí ẩn khó lòng giải trừ được. Chữ “thậm khổ” như bày ra trước mắt người đọc cảnh người con gái không kham nổi những lao nhọc vất vả trước những khó khăn của cuộc đời và thiên nhiên… Với con trai thì cả một sự cô độc mênh mông và hầu như công lực thừa thãi thất nghiệp… Chữ thậm còn nói lên những lời than thở khôn nguôi… than thở để được thông cảm, để cầu luỵ… Ngày nay chữ “thậm” ít khi được dùng đến trừ trong các chứ kép “thậm chí”, “thậm cấp chí nguy”. Sau bước đầu dè dặt, xem ra tình hình cho phép, chàng trai đi xa hơn trong thuyết phục với những hình ảnh cao dần và đánh động tâm lý hơn; chuyển từ tài năng kinh doanh qua lý luận triết lý; từ than vãn sang khuyên răn. Tuy nhiên những ví von vẫn luôn dựa trên cuộc sống và thiên nhiên. Đặc biệt, chàng trai luôn tỏ ra người thành thạo giỏi giắn. Chàng nhắm vào sự tương trợ để sinh tồn và phát triển của mọi tạo vật. Thật là tinh tế trong tâm lý con người. Năm câu tiếp trong đoạn 2 cho ta thấy không còn là lời giải thích, than thở mà là huấn từ, là chân lý. Vì có chân lý nên hành động là giáo dục, là áp đặt. Tính cách giáo dục là của kẻ bề trên ban cho nàng lẫn chàng. Rõ ràng đây là một giáo dục triết lý nhân sinh để xây dựng gia đình. Tại đây một điểm đặc trưng trong tâm tư người Việt cổ, cứ hễ mở miệng ra là Trời cùng Đất trước đã rồi mới đến Người. Tư tưởng này nhiều ngàn năm sau lại phát triển mạnh trong Nho học. Rõ ràng trong việc giáo dục người Việt cổ đã lấy việc tương quan giữa Trời Đất và Người làm nền tảng. Trời sinh, Đất dưỡng và Người hưởng. Vậy Người không thể phân ly với Trời, Đất. Nhờ Đất làm trung gian nên người kết hợp với Trời. Dân Việt mỗi lần gặp đau thương, bất mãn thì kêu “Trời Đất ơi!”. 6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ. 7. Đất sinh giếng thì sinh mo (mo cau làm gàu múc nước). 8. Người sinh Oa thì sinh tui (Oa = O = cô, chị, dì). 9. Oa một miềng thì khôn đặng. 10. Tui một miềng thì khôn đặng. Tác giả bài thơ cổ nhấn mạnh và lập lại hai lần 2 chữ “khôn đặng”: ý nghĩa huấn từ, ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa đạo đức sâu xa, ý nghĩa quyết liệt. Có lẽ ngày nay các nhà đạo đức chân chính cũng khó có một thái độ giáo dục cương quyết như thế. Thật tình là “khôn đặng”, vì gái thiếu trai thì làm sao có con, làm sao bảo tồn sự sống với bao nặng nhọc hiểm nguy bao quanh… Trai thiếu gái thì làm ra của nhưng ai nấu ăn cho, khổ quá, lại sinh ra bao điều phiền toái rắc rối, gàn dở… Chính cái thiếu của âm dương cũng như quan niệm về Trời Đất và Người rất phù hợp với đạo đức của Bách Việt mà Đức Khổng Tử đã ghi chép lại, mà Lm. Kim Định và Học phái của ông đã ra sức học hỏi và phát triển. Bước tán tỉnh tiến đến kết quả cuối cùng với 5 câu cuối, tập trung vào sự cần thiết kết hợp, giao duyên. Đây chính là nền tảng của hôn nhân. Nó giúp loài người tồn tại, lớn lên; và tồn tại lớn lên trong hạnh phúc vui tươi. Tác giả vẫn luôn dùng những lời ví von. Nhưng lần này, trong đoạn cuối, những hình ảnh lớn lao nhất trong thiên nhiên được đưa ra. Hiện tượng đưa ra vô cùng táo bạo mà chính xác. Gió không dồn lại làm sao sinh giông bão, mây không tụ lại làm sao có mưa, người không kết hợp làm sao sống vui và lưu truyền nòi giống. Hai động tác ào ạt trong thiên nhiên đem lại sự sống cho loài người là gió (chứa dưỡng khí) và nước đang được đem ra ví von với sự kết hợp trong tình yêu và hôn nhân. 11. Gió ngoài biển hắn dồn bô (bô = vô). 12. Mây trên trời hắn ún lại (ún = tụ) 13. Oa với tui cùng cuốn lại. 14. Tui với Oa cùng cuốn lại. 15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại. Bài thơ kết thúc không lời kết. Loại kết này lại khơi dậy nhiều ý tưởng thầm lặng trong tâm tư người nghe, người đọc. Đúng thế, khi con người diễn đạt đến cái tột đỉnh thì lời kết nằm trong cái tĩnh. Cái ngưng kết bất ngờ ở đây là sự chân thực mỹ mãn. Chính cái ngưng bất ngờ bảo đảm cho sự chân thật của bài văn. Văn chương ngày nay tưởng cũng khó gặp được cái chân thật tuyệt vời đến thế. Kinh qua vài điều trên, ai dám bảo con người Bách Việt cổ kém văn hóa hơn người ngày nay, ai dám bảo người Việt cổ không có một nền văn minh tinh thần như ngày nay. Hiểu được kiến thức, tư tưởng, triết lý, tâm lý, tình yêu của người Việt cổ đại gần chục thiên niên kỷ về trước qua thơ phú của họ phải chăng là một điều kỳ thú lớn lao và cũng vô cùng độc đáo trên thế giới. Hiểu như thế, phải chăng là chúng ta đã đào xới được một nền văn minh cổ đại một cách quá toàn hảo!? Hiểu như thế là phải chăng chúng ta đã có phước quay về gặp lại tổ tiên hiền triết của chúng ta; chúng ta hãnh diện về họ; và phải sẵn sàng sống xứng đáng với tiền nhân. Từ nơi đây chúng ta cũng sẽ còn phanh phui được hàng trăm điều kỳ lạ. Những lời dùng trong bài thơ cổ âm vang nặng giọng điệu miền quê Trung Việt, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Hóa (Hóa về sau bị Pháp đọc trẹo thành Huế theo thầy Nguyễn Đãi). Để dễ hiểu bài thơ cổ, nhà văn An Phong Nguyễn Vân Diễn đã viết lại theo “giọng cổ” miền Trung: 1. Khoai tỏ bồn thì tốt cổ 2. Đậu ba lá thì bừa un 3. Gà mất mạ thì lâu khun 4. Gái thiếu trai thì thậm khổ 5. Trai thiếu gái thì thậm khổ. 6. Trời sinh trâu thì sinh cỏ. 7. Đất sinh giếng thì sinh mo 8. Người sinh Oa thì sinh tui 9. Oa một miềng thì khôn đặng. 10. Tui một miềng thì khôn đặng. 11. Gió ngoài biển hắn dồn bô. 12. Mây trên trời hắn ún lại 13. Oa với tui cùng cuốn lại. 14. Tui với Oa cùng cuốn lại. 15. Hai đứa miềng cùng cuốn lại. Bài thơ cổ tiêu biểu này chứng minh cho chúng ta nhiều điều rất lý thú. Nó đã nói lên rằng thơ văn ca múa như có sẵn trong dòng máu dân Bách Việt từ thời tiền sử Việt Nam. Nó đã chứng minh rằng từ thời tiền sử dân Bách Việt đã sống dựa trên một nền tảng triết lý sâu xa trước vạn vật trời đất. Triết lý đó chứng minh rằng muốn tồn tại và phát triển phải có sự kết hợp để tương sinh. Quan niệm hôn nhân một vợ một chồng rất rõ ràng trong tư tưởng. Quan niệm này rất được tôn trọng với lễ lược đình đám ca múa. Như vậy bài thơ cổ đã chứng minh một giá trị nhân bản đích thật của mỗi một con người bất luận nam hay nữ, bất luận yếu hay mạnh. Chỗ đứng của sức mạnh hà hiếp bóc lột không lảng vảng ở đây được. Cuối cùng là nó đã chứng minh một giá trị văn hóa trong việc xây dựng gia đình lứa đôi, một vợ một chồng “O với tui”, “tui với O”, “hai đứa miềng” thôi. Lời thơ xuất khẩu dễ dàng, hay, đẹp, đầy đủ, ngắn gọn, chỉnh, phải chăng chứng minh việc làm thơ là việc thông thường của người Việt cổ? Thơ có vận có vần có nhịp, tức dùng để ca múa. Điều này chứng minh rõ rệt tục lệ ăn mừng, ca múa mừng ngày trai gái lấy nhau, đó chẳng phải là nguồn gốc của hôn nhân sao? Như thế bài thơ cổ đã chứng minh một quan niệm hôn nhân cao quý của con người Việt cổ. Phong tục đám cưới đã phát sinh từ thời tiền sử Việt Nam thời Hậu Hòa Bình chứ không còn nghi ngờ gì nữa. Điều thú vị đặc biệt là qua bài thơ cổ này, chúng ta nghĩ rằng trong thời gian tiền sử, sơ sử và lịch sử tiên khởi, đất nước Bách Việt nói chung và Việt phương nam nói riêng đã có nền thi văn giàu thịnh. Ca dao, đồng dao, tục ngữ, ngạn ngữ, vè (thơ)… chỉ là một phần nhỏ còn được truyền khẩu lại nhờ vào tính chất thực dụng trong đời sống hàng ngày và trong giáo dục đạo đức luân lý gia đình và làng mạc. Phần lớn văn chương cổ đã bị thất truyền. Như vậy những tên đặt ca dao, tục ngữ… để chỉ phần lưu lại của văn cổ chưa thể chính xác. Thật là không thể chính xác được, vì người ta lầm rằng ca dao, tục ngữ… là hoàn chỉnh và là văn chương bình dân mới. Như vậy văn minh thi-văn-mới, thi-văn-ca có khác gì thi-văn-viết. Chỉ khổ vì bị đô hộ nên lưu truyền hạn hẹp quá làm hậu thế khó lòng hiểu biết được. Thi-văn và giáo dục nứơc ta chắc chắn đã thịnh hành từ nhiều ngàn năm về trước đã bị thất truyền và bị Tàu cướp mất. Tàu Mông Cổ đô hộ nước ta quá sớm và quá lâu năm, cướp đất đai và đồng hóa dân Bách Việt quá nhiều. Tàu đã lợi dụng sức mạnh dùng chữ nghĩa nhanh tay ghi lại những gì giá trị nhất của Bách Việt để làm tài sản của họ. Khổng Tử là người chân chính, ngài đã nói rằng “chỉ ghi chép những điều đã có sẵn”. Rõ ràng những điều đó có sẵn đó là văn chương, triết học, giáo dục, bói toán… Lm.Kim Định gọi tất cả là Kinh Điển, kể cả bài thơ cổ nói trên ông cũng gọi là Kinh của Bách Việt. TT Tưởng Giới Thạch cho nghiên cứu lại văn minh Trung Hoa, nhưng ông phải khựng lại khi đi dần lên đến Đức Khổng Tử. Vì họ không thể tìm ra một nguồn gốc nào khác ngoài Bách Việt, mà chạm đến gốc Bách Việt thì Tàu sợ mất tất cả vì văn minh tinh thần Trung Hoa do văn minh tinh thần Bách Việt đẻ ra. Thế nên ca dao, đồng dao, tục ngữ, ngạn ngữ… không thể gọi gọn là văn chương bình dân. Vì có nền văn học nào mà chẳng do dân gian kiến tạo, có cá nhân hay vua chúa nào làm nên đựơc văn học. Có thể người ta đã hiểu lầm phân lưu lại của văn chương cổ mà đặt tên. Chắc chắn ca dao tục ngữ ngạn ngữ… chỉ là một phần hữu dụng trong giáo dục, được dân gian chọn lọc, cắt xén từ thi văn cổ. Sở dĩ dân tộc ta yêu chuộng ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ… vì phần lớn chúng chứa đựng một nền giáo dục nhân bản có giá trị mãi với thời gian. Nền giáo dục này đã được nhắc lại trong Huấn Địch Thập Điều Thánh Dụ của vua Minh Mạng do Lê Hữu Mục biên soạn: “thiện chính, thiện giáo, tiếp vu dân tâm, thường đạo chỉ trinh, thất hưu tiên cổ” (chính sách hay, giáo dục tốt, thấm sâu vàp nhân tâm, sự vững của đạo thường giống như thời tiền cổ). Chúng ta cứ tưởng tượng nếu truyện Kiều bị thất truyền, những thế hệ mai sau thế nào cũng đẻ ra hàng triệu ca dao ngạn ngữ rút từ truyện Kiều. Vậy ca dao tục ngữ… có thể là biểu tượng, là đại diện của một nền văn chương cổ Việt đã bị thất truyền. Tuy nhiên một phần quan trọng văn chương cổ còn được truyền tụng và đã được ghi chép lại thành sách vào thế kỷ 20. Hy vọng trong tương lai các nhà khảo cổ ngữ học, những nhà sử học, văn học có thể sẽ sưu tầm những bài thơ văn cổ hầu cùng với ca dao ngạn ngữ, để có thể làmsống lại tối đa nền thi-văn-cổ-truyền bất hủ quý báu của dân tộc Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh (Theo 60S.com.vn)
-
Thưa chú Thiên Sứ ! Bài trên trích từ Website của hội tin học Việt Nam : 60s.com.vn Cháu quên không dẫn nguồn, và đã sửa lại trong bài. Cám ơn chú
-
Xin trích đăng một số bài viết của GS.TS Nguyễn Trường Tiến trên Website của viện Địa kỹ Thuật Việt Nam ( VGI) Văn hoá đông phương trong quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Viện hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ ASEAN Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa Kỹ thuật Việt Nam. Phó TGĐ Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Trưởng ban Kỹ sư – Tổng Hội XD Việt Nam Mở đầu.Từ rất xa xưa đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng dịch lý, phong thuỷ, tử vi, địa lý… để lựa chọn nơi sinh sống, làm nhà, xây dựng cung điện, đồn lũy, thành quách, chợ, đường xá, kênh mương, sông đào, lăng tẩm, đền thờ, miếu mạo… Các hiểu biết, kinh nghiệm về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng… trên nền tảng của triết học, văn hoá phương Đông, văn minh phương Tây đã dần dần được hình thành, chắt đọng, được lịch sử kiểm chứng và cho con người những bài học quý giá. Xét cho cùng các giá trị văn hoá, lịch sử, triết học, địa lý, phong thuỷ… được thể hiện trong các công trình quy hoạch, kiến trúc, xây dựng là hành trang tuyệt vời, là nền móng vững chắc để chúng ta quy hoạch và xây dựng các dự án của tương lai, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sự kết hợp hài hoà của văn hoá phương Đông với văn minh phương Tây, sự kế thừa và phát triển tư tưởng triết học, lòng nhân ái, truyền thống, lòng yêu nước… của tổ tiên, ông cha, học tập thừa hưởng và áp dụng kiến thức khoa học công nghệ là những yêu cầu bắt buộc để hình thành các ý tưởng quy hoạch, thiết kế và xây dựng Thủ đô. Tư tưởng triết học, cơ sở lý luận về văn hoá, khoa học công nghệ để quy hoạch, thiết kế và phát triển xây dựng ở Thủ đô cần được nghiên cứu thấu đáo, cẩn trọng và tường minh để có sức thuyết phục cao.Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài trên dựa vào các nguyên tắc sau đây : · Tôn trọng và cầu thị các kinh nghiệm và sự hiểu biết của các nhà khoa học phong thuỷ, địa lý, dịch lý, văn hoá, lịch sử. · Khai thác triệt để các kiến thức, kinh nghiệm được tập hợp trong sách, báo, thư viện về phong thuỷ, dịch lý, khả năng của con người. . Khai thác các công trình thực tế, các công trình cổ, đô thị cổ, nghĩa trang và mộ cổ của Việt . Tham khảo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn trong và ngoài nước. . Thái độ nghiên cứu là khách quan, trong sáng, cầu thị vì lợi ích chung, lâu dài, vì sự phát triển ổn định và bền vững. Vì năng lực còn hạn chế, thời gian không có nhiều, chắc chắn một phần kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây còn thiếu sót. Tài liệu mang tính chất tham khảo, sẽ được bổ xung, sửa đổi và chi tiết thêm sau khi được tiếp nhận những lời chỉ bảo, góp ý của các thày và bạn bè gần xa.