Công Minh

Hội viên
  • Số nội dung

    284
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    4

Everything posted by Công Minh

  1. CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2010 Nhân dịp đầu năm mới. Kính chúc tới các bác, các cô chú, anh chị em và các bạn trên toàn cầu, đang tham gia sinh hoạt trên diễn dàn Lyhocdongphuong Một năm mới : Thật mạnh khỏe - tươi trẻ - vui vẻ. Sẽ luôn thành đạt trong công việc và thường gặp an lành trong cuộc sống. Công Minh
  2. Ngày đầu năm mới Canh Dần, Công Minh kính chúc Cô Bác anh chị em gần xa một năm mới : Sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt Công Minh
  3. kèm theo Ban có thấy trong nhà mình có gì khác la ko.
  4. Không sao đâu bo. Có sao biết liền à. Nếu không sơ thì cho rằng : Con Thằng lằn đó nó đói quá nên nhắc chủ nhà phải mua muỗi thả làm mồi cho nó xơi thôi Còn nếu sợ, cắt cái móng chân của ngón bị dính ấy của thằn lằn. Rồi cắt một nhúm tóc sau ót. Gói 2 thứ lại vào miếng giấy xanh. Rồi đem bỏ vế phía Đông. CM
  5. Gửi chị wildlavender. Em góp 500.000đ nữa. Chị sắp xếp đi thăm, nếu đc vào ngày cuối tuần thì em sẽ tham gia đi cùng. CM
  6. */ Gửi bobo . Tôi nghĩ rằng, Bobo có thể yên tâm không có gì nguy hiểm hay nguy hại đáng sợ phải lo lắng đâu. */ Seóchia và Thiên Đồng thận trọng tí nhé, tư vấn như vậy rất dễ làm ảnh hưởng tiêu cực cho người khác. Trong khi sự thể lại không đáng phải vậy. Nói chính xác là thế này. Các cụ xưa dạy rằng : Chim sa, cá nhảy là điềm không hay. Không phải là chim sa cá lặn nhé. Chim sa cá lặn là nói một nửa câu thành ngữ ví von từ các điển tích về vẻ đẹp của tứ đại mỹ nhân Trung hoa cổ. Chim sa Điển tích này nói về nàng Chiêu Quân, tên thật là Vương Tường, là một cung nữ rất đẹp trong cung vua Hán Nguyên Đế, sau được gả cho vua nước Hung Nô. Trên đường về nước Hung Nô, đến gần biên giới quay đầu nhìn lại quê hương lần cuối, nàng Chiêu Quân buồn bã lấy đàn ra gẩy. Tiếng đàn ai oán vút lên không trung, đúng lúc đó có một đàn chim nhạn bay qua, nghe tiếng đàn bỗng nhiên lần lượt từng con theo nhau rơi xuống trước ngựa. Cá lặn Điển tích này nói về nàng Tây Thi nước Việt, đầu thời Chiến Quốc. Nàng Tây Thi hay mang lụa ra suối để giặt. Trước khi giặt nàng thường ngắm mình dưới mặt nước. Từng đàn cá nổi lên nhìn thấy nàng đều tự thẹn là không mềm mại, uyển chuyển bằng thân hình của nàng nên rủ nhau lặn mất. Nguyệt thẹn Điển tích này nói về nàng Điêu Thuyền thời Tam Quốc. Nhìn thấy bố nuôi bị ốm vì lo lắng việc nước nên nàng hàng đêm ra sân cầu khấn trời đất. Mặt trăng ngó xuống tự thấy khuôn mặt của nàng đẹp hơn mình nên thẹn và tự làm lu mờ đi. Hoa nhường Điển tích này nói về Dương Quí Phi dưới thời Đường Huyền Tông. Dương Quí Phi rất thích hoa và hay chăm sóc hoa. Nhưng mỗi lần nàng ra ngắm hoa thì các loại hoa đều cụp lại, vì tự thẹn không nõn nà và trắng ngần bằng da dẻ, thân hình của nàng. Bà này có có tích : vì hay ăn ( do sở thích ) quả vải ( lệ chi )từ Việt nam, nên có nước da đẹp như vậy. Từ việc gánh vải đi cống gặp nhiều khổ ải mà Mai Thúc Loan đã nổi dậy khởi nghĩa xưng vương là Mai Hắc Đế ( xem thêm từ lịch sữ nước nhà ). Chim sa, cá nhảy nên hiểu ban đầu là một hiện tượng bất thường. Vì bất thường nên mới lo. Vậy sa thế nào, nhảy thế nào thì mới đáng lo.??? Để tìm hiểu thêm vấn đề này xin mời bobo đọc tiếp hồi sau sẽ rõ. :mellow: CM
  7. Thưa bác! Chí phải. Dù 2 anh em sinh đôi, nhưng không phải tất cả giống nhau như ...(1 giọt nước) được. Bởi chí ít đã có 1 chút khác nhau ngay từ lúc sinh ra, là người ra trước và người ra sau. Chả nhẽ 2 thằng chui ra một lượt !!! Nên những tư thế, cử chỉ nho nhỏ của 2 người, tất có điều khác biệt, đơn giản là cái máy mắt. Thế mới có "tự cảm" của thầy để mà "động đoán". Xin mạn phép các bác, có vài dòng xen ngang. Công Minh
  8. Bản tin vào lúc : (14/10/2009 0:35) Bão “ma” đổ bộ vào Việt Nam Bản đồ dự báo bão số 10 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư * Hoạt động từ 29.9 đến 14.10, bão số 10 (Parma) đã tồn tại 360 giờ, di chuyển khoảng 5.500 km với hành trình kỳ dị * Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11 và hôm nay đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa Sau khi nhấn chìm miền bắc Philippines trong biển nước, gây lụt kéo dài và lở đất làm chết hàng trăm người, bão Parma bất ngờ mạnh lên tới cấp 11 và hôm nay 14.10, đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa. Bão Parma khi vào Philippines có tên Pepeng, vào biển Đông Việt Nam có tên bão số 10. Parma - tên do Macau đề cử - là một loại thức ăn gồm đùi lợn muối sấy khô trộn với gan gà và nấm. Có lẽ do nó "hấp dẫn" như vậy nên bão Melor - tức hoa nhài do Malaysia đặt tên - đã cố giằng kéo để “ngoạm” bớt một phần năng lượng của Parma khi xảy ra hiệu ứng Fujiwhara hôm 7.10. Có người còn đọc chệch Parma là bão “ma” do đường đi dị thường và do nó từng “ngắc ngoải” nhưng không chịu chết, với 2 lần đổ bộ Philippines, 2 lần ra vào biển Đông, nay đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Bắc Bộ Việt Nam. Bản tin phát lúc 23 giờ 30 phút tối qua 13.10 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết: hồi 22 giờ cùng ngày, tâm bão số 10 chỉ còn cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Thanh Hóa khoảng 110 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 13 - 14. Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đến 10 giờ sáng nay 14.10, tâm bão nằm trên khu vực các tỉnh Quảng Ninh - Thanh Hóa. Tiếp đó, bão đi theo hướng tây, và đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa với sức gió mạnh nhất cấp 9 - 10. Đường đi của Parma rắc rối, loằng ngoằng. Nhất là khi nó chà đi xát lại phía bắc đảo Luzon (Philippines), hình thù kỳ quái, trông giống một con ma! Cái sự "ma" này đã dẫn đến những phán đoán khác nhau về nó. Hôm 6.10, một tiến sĩ khí tượng ở Hà Nội nhận định: "Parma sẽ lịm đi hoặc với xác suất nhỏ hơn, sẽ chuyển sang quỹ đạo hyperbol và quay ra Thái Bình Dương". Mạng T2K (Philippines) có lần dự báo: "Parma mất rất nhiều năng lượng khi đổ độ lần 2 lên đảo Luzon, mang mưa lớn lên hầu hết phía bắc Luzon, từ 75 mm - 200 mm (mưa vừa đến mưa to). Nếu tiếp tục loay hoay trên đất liền, Parma sẽ xuống cấp áp thấp nhiệt đới hoặc tệ hơn: suy yếu rồi tan biến trên dãy núi vùng Abra với những trận mưa lên đến 300 mm (mưa rất to) ở gần tâm hoặc dọc theo sườn núi". Cùng lúc, các mô hình tính toán của Mỹ đưa ra 5 đường đi của bão từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ. Người viết từng thử đưa ra 2 kịch bản đối với Parma: "1/ Bão lùi ra biển tây bắc Philippines, mạnh lên trở lại do gặp vùng biển ấm. Từ đó nó thẳng tiến Hải Nam, trong trường hợp khối áp cao ở nam Trung Quốc không gây nhiều áp lực. 2/ Trong trường hợp bị khối áp cao đè xuống, gió tây nam yếu thì bão với sức mạnh mới, sẽ vào Bắc Bộ hoặc miền Trung Việt Nam". Nhận định đó đến giờ này, có phần đúng. Sáng 13.10, khi đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh cấp 9 - giật cấp 11, Trung tâm khí tượng Việt Nam NCHMF dự báo: Trong khoảng 24 - 48 giờ tiếp theo (tức từ 7 giờ sáng 14.10), áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 7 giờ ngày 15.10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 19,6 độ vĩ bắc, 103,0 độ kinh đông, trên khu vực Thượng Lào. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2 - 4 mét. Quang Duẩn Hoạt động từ sáng 29.9 đến sáng 14.10, bão Parma đã tồn tại 360 giờ, di chuyển xấp xỉ 5.500 km từ đông sang tây. Rõ là, bão “ma” đang giữ kỷ lục xưa nay hiếm, trong khi kình địch “hoa nhài” đã sớm tan hương rã cánh. Hồi 12 giờ trưa 13.10, T2K ghi nhận bão Parma có đường kính 445 km, cột sóng biển gần tâm cao 4,5m, gió mạnh từ 120 - 150 km/giờ. Căn cứ vào đó sẽ biết sức công phá của nó không phải nhỏ. Đến hôm nay, bão “ma” đang tiếp tục làm mưa làm gió vùng ven biển, trên đất liền. Mới đây thôi, nó nhấn chìm miền bắc Philippines trong biển nước, gây lụt kéo dài và lở đất làm chết hàng trăm người. Tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Bắc Bộ Việt Nam, dù chưa có báo cáo thiệt hại, nhưng với tổng lượng mưa do T2K dự báo là vừa, to đến rất to (75 mm - 200 mm - 300 mm) từ vòng ngoài tới gần tâm bão, chắc chắn hậu quả sẽ không nhỏ chút nào. Nhưng vì sao thời điểm này bão liên tục xuất hiện và bão Parma sống dai như vậy? Câu trả lời chỉ có thể là, El Nino xuất hiện, biển ấm toàn vùng, đến nơi nào bão cũng được nạp thêm năng lượng. Cứ thế, chúng xuất hiện, tồn tại, hoành hành... chỉ đến khi đối mặt dãy Trường Sơn hoặc vùng núi cao tây bắc của Việt Nam, bão mới chịu xếp giáo quy hàng! Khẩn cấp đối phó Chiều 13.10, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã họp bàn và triển khai khẩn cấp các biện pháp đối phó với bão số 10. Tại cuộc họp, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, sau khi càn quét đảo Hải Nam (Trung Quốc), tiến vào vịnh Bắc Bộ, hôm qua bão số 10 đã mạnh lên 3 cấp, từ cấp 8 lên cấp 11. Hồi 17 giờ chiều cùng ngày, tâm bão còn cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Hà Tĩnh khoảng 170 km về phía đông và đã gây ra gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 13, cấp 14 trên vịnh Bắc Bộ; vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Trong 12 giờ tiếp theo, bão chủ yếu di chuyển theo hướng tây với vận tốc 10 - 15 km/giờ và sáng nay 14.10 đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa. “Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, gió bão sẽ mạnh cấp 9 - 10, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 12 - 13. Mưa bão đã bắt đầu xuất hiện từ chiều 13.10, sẽ tăng dần và chủ yếu tập trung từ đêm cùng ngày đến hết ngày 15.10 với lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi trên 200 mm”, ông Tăng nói. Ngoài ra, theo ông Tăng, trên vùng biển ngoài khơi Philippines hiện đang có một áp thấp nhiệt đới hoạt động, dự báo sẽ mạnh lên thành bão trong 48 - 72 giờ tới. Theo thanhnien.com.vn Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới 14/10/2009 18:05 (TNO) Theo bản tin phát lúc 17 giờ 30 hôm nay 14.10 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều nay (14.10), sau khi khi đi vào vùng bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình, bão số 10 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nam Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ ngày 15.10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km/giờ). Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển về phía Tây suy yếu và tan dần Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, vùng biển vịnh Bắc Bộ, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đêm nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa; riêng các tỉnh ven biển có mưa vừa, có nơi mưa to. TNO TIN CUỐI CÙNG VỀ BÃO SỐ 10 14/10/2009 21:30 Tối nay (14/10), sau khi khi đi vào vùng bờ biển Hải Phòng – Ninh Bình, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Theo www.nchmf.gov.vn Đúng là tổ tiên phù hộ cho con cháu ! Tuy nhiên Nên bà con ta vẫn phải cảnh giác, không thể chủ quan được Công Minh
  9. Kính thưa chú Hà Uyên. Cháu xin cám ơn về những gợi ý để tìm hiểu... nêu ở trên của chú. Công Minh
  10. Vâng, chú Hà Uyên đã dự báo chính xác, bão số 10 đi vào đồng bằng Bắc Bộ đêm nay và ngày mai. Cảnh - Đại An. Hy vọng là sẽ có điều an lành cho người dân bắc bộ. Pacma nay là số 10 là một cơn bão "điên", cố tình "quấy phá" dải đất chữ S. Trước khi vào bờ sẽ gặp phải trở lực, bị "dày vò"một trận, sức lực tiết giảm. Các vùng ven biển thật sự cẩn thận với những con sóng rất to, rất bất ngờ, rất nhanh xuất hiện, đen sì, lừng lững, ầo ạt đổ ập.... rất nguy hiểm. Hy vọng sẽ không gây thiệt hại về người, do có sự phòng tránh tốt của người dân. Nhưng e ngại sẽ có những thiệt hại lớn về tài sản, vật thể công trình kiến trúc. Khả năng có những hạng mục "tên tuổi" bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vùng Đông bắc rất phải cẩn thận về sạt sập đất, ngập lụt do nước... Rất phải cẩn thận với hiện tượng sét đánh trong mưa...
  11. Cha chả ! quan tâm vụ này dữ ha. Chuẩn bị sẵn Camera đi, bữa đó tớ làm CMRmen cho. Kính chuyển chị Wild và ban tổ chức : Tuy ko còn là việc có tính nhạy cảm lắm về mặt chính quyền, xã hội do kết quả làm việc và sự công khai hoạt động của các nhà ngoại cảm thời gian qua. Nhưng vẫn gây một sự chú ý của nhiều người : Tò mò có, tham khảo có, nhu cầu bức thiết có.... Vì vậy đề xuất. 1/ Đề nghị các thảnh viên đăng ký tham gia phải thực sự có nhu cầu cần thiết và nghiêm túc. 2/ Tránh việc tập trung đông người quá mức, gây ồn ào, mất tập trung, hay thiếu tế nhị về chuyện riêng tư cho các hộ gia đình chính thức có nhu cầu tham dự, cũng như việc đảm bảo an ninh trật tư tại địa bàn tổ chức. - Địa điểm tổ chức không nên công khai trên diễn đàn trước khi thực hiện. Sau khi có danh sách đăng kí, ban tổ chức cần sàng lọc thành phần và có thư riêng (PM) hoặc điện thoại trực tiếp cho các cá nhân được chọn, thông báo cụ thể địa điểm và thời gian đến dự. Yêu cầu các cá nhân này ko thông tin rộng rãi về địa điểm trước đó ra công cộng(trừ người thân của gia đình hôm đó cần mời tham dự, nhưng phải đảm bảo về số lượng và đối tượng tham dự có đủ uy tín về điều kiện này). 3/ Các cá nhân và gia đình có dự tính mời vong linh nào về gặp, cần cho biết các thông tin sơ yếu về vong đó để có dữ liệu phục vụ việc tổ chức cho chu đáo. 4/ Cũng để có điều kiện nghiên cứu cho các thành viên trung tâm, ban tổ chức có thể dành một buổi giao lưu cộng đồng giữa cô Thiêm và anh chị em thành viên. Thực hiện Videoclip buổi gặp mặt, đưa lên diễn đàn cho mọi người tham khảo. Ghi chú : Việc thực hiện ghi lại hình ảnh buổi gặp gỡ với người thân, CM có thể giúp các gia đình tham gia thực hiện Video, để có tư liệu kỷ niệm lưu giữ, tham khảo về sau. Để việc tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt. Công Minh với vài lời góp ý. *** Chị Wild, em đăng kí cho người nhà : 3 hộ gia đình, chắc phải một buổi đó chị. Cám ơn chị.
  12. Bão Parma có đường đi dị thường "Bão Parma đi chậm, loanh quanh và liên tục đổi hướng. Tối qua, nó đã quay vào đảo Luzon (Philippines) sau đúng 3 ngày rời khỏi hòn đảo này, tạo thành 2 nút thắt trên đường đi", ông Lê Thanh Hải, Phó giám Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết. Theo ông Hải, sáng nay, bão đang hoành hành ở đảo Luzon, cường độ giảm còn cấp 8. Trong thời gian tới, có 3 khả năng xảy ra. Một là sau khi vào đảo Luzon, Parma sẽ xuôi về phía nam và quay ra phía đông của đảo này. Hai là bão hoành hành trên đảo và suy yếu. Khả năng thứ ba, nguy hiểm nhất là bão sẽ lại đi vào biển Đông lần thứ hai và có thể mạnh thêm do được tiếp thêm năng lượng. Sáng nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cũng như các đài khí tượng của Hong Kong, Hải quân Mỹ đều nghiêng về khả năng thứ ba, bão quay lại biển Đông lần thứ hai. Tuy nhiên, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương vẫn cảnh báo do tác động của yếu tố môi trường quanh bão, đặc biệt là tương tác với siêu bão Melor (mạnh cấp 14) nên diễn biến của bão Parma còn có thể thay đổi. Được hình thành từ ngày 28/9 từ một áp thấp nhiệt đới ở vùng biển phía đông của Philippines, bão Parma nhanh chóng mạnh lên cấp 17, cấp mạnh nhất trong bảng phân loại gió Beaufort. Khi vượt qua đảo Luzon (ngày 3/10) với sức gió mạnh cấp 13-14, bão đã làm ít nhất 16 người thiệt mạng. Trưa 4/10, khi vào biển Đông, bão còn cấp 11-12. Vòng đời của một cơn bão thường là 10-15 ngày, với Parma hôm nay đã là ngày thứ 10. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có cơn bão Wayne tồn tại hơn 20 ngày, suốt từ 17/8 đến 6/9/1986, đường đi rất phức tạp, vào ra biển Đông tới 3 lần. Đối phó với bão Parma, chiều 6/10, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương có công điện yêu cầu các tỉnh thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục thông báo cho chủ tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển của bão để thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Hồng Khánh (vnexpress.net) CM “tưởng” chuyến này thiên nhiên sẽ biểu diễn một trò chơi kỳ ảo, cho thiên hạ lác mắt bằng sự “kết hôn” của cô cậu Pạc- ma và Mê - nốc. Thiên nhiên kỳ bí, còn nhiều điều chưa thể khám phá bằng phương tiện hiện đại thời nay được đâu. Nên đừng vội trách lá diêu bông – vừa qua sau bão số 9, một số địa phương ở miền trung đã trách cứ và nổi giận với Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bộ tài nguyên và môi trường là dự đoán sai dẫn đến hậu quả tai hại. Thật ra các ông bà ở nhà đài đã hoạt động hết sức rồi, báo Khoa học và đời sống đã có một phóng sự về họ, thấy họ cũng cực khổ, vất vả lắm chứ. Nhưng sức người có hạn, phương tiện có khung trước Thiên nhiên hùng vĩ và kỳ bí cũng như kỳ quái. Vài năm gần đây, thiên nhiên đã biểu diễn cho con người vài chiêu. Độc đáo như cơn bão Chim Én năm trước. Dự báo ban đầu là vào vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh, nhưng thực tế nó lướt dọc theo bờ biển nam trung bộ ngược lên hướng bắc, gần đến Nha trang thì quay ngoắt 150 độ quay ra biển. Dịp đó làm bà con Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh được phen hoảng hồn vì mới bị nếm mùi bão số 9 ngày 5/12/2006. Bởi vậy cơn bão số 9 vào miền Trung vừa qua, ban đầu nó giữ nguyên lộ trình, chỉ phút cuối nó đảo mình sang trái một đoạn vài chục km và mở rộng tâm quay. Như vậy đâu có gì ghê gớm lắm. Nhưng do nhà Đài báo chính xác điểm đến bằng tin là bão sẽ vào Đà Nẵng, nên Quảng Nam Quảng Ngãi ung dung. Nhưng cho là dự đoán đúng đi, thì khả năng tốt nhất là di tản được người, hạn chế tổn thất sinh mạng , còn tài sản chắc là chịu thua với những cơn lũ như vậy. Cho nên phải cảnh giác, phòng ngự từ xa, ko chủ quan khinh địch qua hậu quả của hai cơn bão số 9 năm 2006 vào BR-VT cùng các tỉnh miền Tây nam bộ và cơn bão số 9 vừa qua vào miền Trung và Tây nguyên là những ví dụ. Trở lại với hiện nay : Không ngoài dự đoán cậu chàng Pạc- ma, lượn lờ đợi cô nàng Mê – nốc nên luẩn quẩn trên mũi Bắc của Philippin. Do chồn chân mỏi gối rồi nên tinh lực có phần suy giảm. TIN BÃO XA (Cơn bão số 10) Hồi 07 giờ ngày 7/10, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 121,7 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Lu – Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển chậm theo hướng Nam Đông Nam, mỗi giờ đi được khoảng 3 - 5 km. Đến 07 giờ ngày 8/10, vị trí tâm bão vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc, 122,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Lu–Dông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 07 giờ ngày 9/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc, 121,1 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Lu - Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão số 10 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 07 giờ ngày 10/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc, 118,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 690 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Do tác động của các yếu tố môi trường quanh bão, đặc biệt là tương tác với siêu bão Melor, hồi 07 giờ ngày 7/10 có vị trí ở vào khoảng 28,2 độ Vĩ Bắc; 131,5 độ Kinh Đông, cường độ mạnh cấp 14, nên diễn biến của bão số 10 còn có thể thay đổi khác với nhận định trên. Cần chú ý theo dõi bản tin tiếp theo được phát vào lúc 14h30 ngày 7/10. Theo www.nchmf.gov.vn Hôm trước, khi “ tưởng” ra kịch bản cho hai cơn bão này, tôi có 1 dự đoán khả năng miền Nam trong vài ngày tới sẽ bị mưa lụt. Do ám ảnh với Pạc- ma, những xét nó chuyển dịch về phía Bắc và tan biến vì “lụy tình” nên không liên tưởng được đến lũ và triều cường ở Nam bộ, đành xóa dự báo đi. Hôm qua Bình Thuận bị lũ lớn, TP. HCM bị triều cường ngập lụt, Cần Thơ vài hôm trước cũng chung tình trạng. Vậy quẻ đã ứng cho miền nam, và như vậy tất yếu cậu chàng Pạc-ma sẽ “trở về cát bụi” trên biển trong vài ngày tới. Với tượng thủy tai trong năm nay, hiện đang mùa Thu của hành Kim. Tất cả các miền đều phải lưu ý với NƯỚC. Trưa nay 07/10 mặt trời lại có quầng trên khu vực Đông Nam Bộ. Vì vậy xin hãy cảnh giác. Có thể Pạc- ma tan, nhưng "hồn ma" của nó sẽ vất vưởng gây hại, cộng thêm phía Bắc đang có các đới gió mùa lạnh tràn xuống, khiến khu vực miền nam trong vài ngày tới có mưa lớn. Cũng không thể chủ quan với lũ từ đầu nguồn tràn về sông Đồng Nai và một số sông suối khác của Lâm Đồng, Bình Thuận. Miền Tây Nam bộ cần cảnh giác trong mùa nước nổi, xui xẻo mà đầu nguồn sông Mê Kông tự nhiên có cái đập thủy điện nứt vỡ, thì phải chạy cho mau. Hi vọng dự đoán là sai toét. Ôi Thiên tai. Khổ lắm! Xin Trời nghe ? Công Minh
  13. “Khủng bố Indonesia có kế hoạch ám sát Obama” (Dân trí) - Trong quá trình điều tra các vụ đánh bom hai khách sạn ở Jakarta tháng trước, cảnh sát Indonesia phát hiện các phần tử khủng bố cũng đã lên kế hoạch bắn tỉa để tấn công đoàn hộ tống của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông đến thăm nước này vào tháng 11 tới. Thông tin trên được Dynno Chressbon, một chuyên gia phân tích tình báo thuộc Trung tâm Tình báo và An ninh Quốc gia Indonesia, đưa ra với báo giới. Ông Chressbon khẳng định hai trong số 4 nhân vật bị truy nã - là Ario Sudarso và Mohamad Syahrir - mà cảnh sát vừa công bố ảnh hôm 19/8, đã được chọn là những tay bắn tỉa có nhiệm vụ ám sát Obama. “Về Obama, chúng đã lên kế hoạch tấn công đoàn hộ tống ngay tại sân bay bằng súng trường MK-III”, ông này nói, ám chỉ đến loại súng thường được phiến quân Taliban ở Afghanistan hay các phẩn tử nổi dậy ở khu vực xung đột Hồi giáo tại Philipinese sử dụng. Những tay súng bắn tỉa này thuộc nhóm “Nhà nước Hồi giáo Indonesia” có trại huấn luyện ở khu vực miền Nam Philippines bất ổn. Điều đặc biệt là chúng nhận được sự hỗ trợ từ một nhóm do trùm khủng bố khu vực Noordin Mohammad Top người Malaysia đứng đầu. Vẫn theo ông này, các cơ quan an ninh cũng đang điều tra về khả năng những vụ đánh bom liều chết ở hai khách sạn JW Marriott và Ritz Carlton hôm 17/7 nhận được hỗ trợ tài chính từ một nhóm có liên hệ với Al Qaeda. Người phát ngôn của lực lượng cảnh sát Indonesia vẫn chưa bình luận về thông tin này, nhưng những phân tích về âm mưu và kế hoạch trên cho thấy tham vọng của các phần tử nổi dậy ở Indonesia có thể vượt xa những suy nghĩ ban đầu của lực lượng tình báo. Obama có kế hoạch dừng chân ở Indonesia, nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, nhân dịp đến Singapore tham dự Hội nghị Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11 tới. Noordin Top được tin là kẻ chủ mưu loạt vụ tấn công hôm 17/7 làm 9 người thiệt mạng và 53 người bị thương. Kể từ khi xảy ra loạt vụ đánh bom này, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 5 tên và tiêu diệt 3 kẻ khả nghi khác trong các đợt truy quét tội phạm, nhưng Noordin Top vẫn lọt lưới. Trước đó, cảnh sát cũng đã thông báo phát hiện những âm mưu ám sát nhằm vào Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono. Việt Hà Theo Reuters
  14. Thứ Bảy, 03/10/2009, 08:52 (GMT+7) Bão Parma và Melor rất mạnh và phức tạp TT (TP.HCM) - Đêm 2-10, bão Parma có gió mạnh đến cấp 13, giật cấp 14-15, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 250km vê hướng đông đông nam. So với một ngày trước đó, bão Parma đã giảm 2 cấp độ. Theo ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, dự báo chiều 3-10 bão Parma sẽ đổ bộ lên đảo Luzon. Tuy nhiên do tương tác với bão Melor nên bão Parma sẽ di chuyển chậm lại khoảng 10-15km/giờ theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, có khả năng giảm cấp độ. Trong khi đó, do thu hút năng lượng từ bão Parma nên bão Melor cách đó hơn 1.000km đang mạnh lên đến cấp 15-16 và giật cấp 17. Theo nhận định của ông Tăng, hướng đi của bão Melor vào phía bắc của Đài Loan nên khó có khả năng cùng với bão Parma di chuyển vào biển Đông. Tương tự, trang dự báo của Hải quân Mỹ cũng cho biết bão Parma đang có dấu hiệu yếu đi chút ít. Sau khi vượt qua phía bắc đảo Luzon, nhiều khả năng bão Parma sẽ đổi hướng tây tây nam vào khu vực bắc biển Đông. Ông Tăng nhận định hướng đi, cường độ của hai cơn bão trên còn diễn biến phức tạp và cần được theo dõi. * Theo ông Tăng, riêng về thời tiết trong ngày và đêm 3-10 (trung thu) khá đẹp. Khu vực Bắc bộ trời ít mây, không mưa. Khu vực Trung bộ ngoài Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tương đối có nhiều mây, các tỉnh còn lại từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận, Bình Thuận thời tiết ngày nắng, đêm không mưa. Khu vực Tây nguyên và Nam bộ vào chiều và tối có mưa rào nhẹ và dông vài nơi, thời tiết khá mát mẻ. QUANG KHẢI ( TTO) TIN BÃO XA Trưa nay (3/10) cơn bão có tên quốc tế là PARMA đã di chuyển đến vùng bờ biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippin), đây là cơn bão thứ 17 ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm 2009. Hồi 13 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão PARMA ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 122,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 13 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc, 121,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng giữa Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 13 giờ ngày 5/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc, 120,8 độ Kinh Đông, trên vùng eo biển Ba Sy giữa đảo Đài Loan và đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300 km. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có mưa và dông, gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 9h30 ngày 4/10. ( Theo nchmf.gov.vn ) Trưa qua 2/10, tình cờ trên kênh phim truyện HBO chiếu lại bộ phim : " Cơn bão khủng khiếp" xem lại cảnh lưỡi sóng trong cơn bão biển - quá kinh luôn. Công Minh
  15. Thưa hai chú. Cũng mong là các cơn bão nay không ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo gợi ý về hướng phát triển theo Âm - Dương của chú Hà Uyên. Cảm thấy cái tên gọi của hai cơn bão Pac - ma, Mê - nóc và hình thù của chúng trên bản đồ vệ tinh. Thấy đúng như một cặp Âm Dương ( Pạc - ma : đực, nhỏ con - Mê - nóc : cái, bự con ) Trong Dương có Âm, Pạc - ma (Đực - Dương) phát triển theo hướng Bắc Nam ( tính Âm). Trong Âm có dương , Mê - nóc ( Cái - Âm) phát triển theo hướng Đông Tây ( tính Dương). Âm Dương giao hòa, trái dấu thì hút nhau. "Con đực" Pạc - ma, sẽ trở đầu quay ngang hướng đúng về phía Bắc, tà tà đợi "con cái " Mê - nóc tấn tới. Hi vọng lịch sử sẽ lặp lại giống như bão Chim én năm kia, theo lời kêu gọi của Tinh Vệ mà quay đầu ngược bờ. Pạc - ma sẽ lụy vì cái Tỉnh Khí ( áp dụng ứng dụng về khí của bác Ngân Liễu Đình) của Mê - nốc mà suy nhược. Quy luật Trời sinh: Âm Dương sau cơn hòa nhau cuồng nhiệt thì khí lực suy giảm, Pạc - ma và Me- nóc cũng thế để mà tan biến. Tất nhiên vùng giao hòa sẽ là nơi khốc liệt, những cột nước sẽ cao như núi, nhọn như chông. Các hạm đội tàu ngầm nào có mặt ở khu vực này, biết điều thì chạy cho xa kẻo bị bốc hết lên, lều phều như rác. Tuy nhiên : không thể mất cảnh giác như cơn bão số 9 vừa rồi, với tình trạng mưa to,nước lớn. Thưa hai chú, mong là kịch bản mà cháu "tưởng" ra như trên, sẽ cứ như thật. Để bá tánh vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á được chút yên lành. Vừa mới qua cơn bão gió, động đất , sóng thần liên miên chỉ trong 24 tiếng đồng hồ, dân chúng khổ lắm rồi. Trời mà cố đánh mấy cú này nữa, thế thì khác gì....tận diệt. Kính hai chú. Công Minh
  16. Miền Trung nguy cơ bị dìm trong lũ lịch sử 30/9/2009 Mưa xối xả trong hai ngày 28-29/9 khiến nước các sông miền Trung lên nhanh. Lũ sông Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã vượt mức báo động nguy hiểm nhất tới gần 2 m. Kinh nghiệm cho thấy, thiệt hại do lũ thường lớn gấp nhiều lần so với bão. Trung tâm dự bão khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lượng mưa hai ngày qua tại các tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum dao động 100-200 mm. Riêng vùng tâm bão từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi tới 300-500 mm, có nơi như Nam Đông (Thừa Thiên Huế) tới 700 mm, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 670 mm. Mưa lớn khiến lũ Trung Trung Bộ và một phần Tây Nguyên đang ở mức rất cao. Lũ các sông của Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đều vượt báo động 3, mức nguy hiểm nhất, từ 0,4 đến 1,5 m. Đặc biệt, tại Quảng Ngãi, nơi tâm bão đi qua, lũ sông Trà Bồng lên tới 5,8 m, trên báo động 3 là 1,75 m, vượt cả đỉnh lũ lịch sử năm 1964. Tại Tây Nguyên, lũ sông Pôkô lên 5,88 m, vượt báo động 3 gần 5 m và vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2006 tới 1,4 m. Lũ sông Đakbla 596 m, bằng đỉnh lũ lịch sử năm 1996. Sông Đăk Bla (thành phố Kon Tum) nước dâng rất cao. Ảnh: Khu Ma Tri. Dù bão tan, nhưng hoàn lưu bão còn tiếp tục gây mưa to nên khả năng lũ các sông miền Trung và Tây Nguyên còn tiếp tục lên nhanh. Dự báo, đêm nay và sáng mai, lũ các sông từ Thiên Thiên Huế đến Quảng Ngãi sẽ vượt mức báo động nguy hiểm nhất từ 1 đến 3 m, các sông ở Gia Lai, Kon Tum trên báo động 3 tới 3-6 m, thuộc lũ đặc biệt lớn. Như vậy, những ngày tới người dân miền Trung phải đối mặt với ngập lụt, nhiều khu vực bị chia cắt. Theo kinh nghiệm của những người làm công tác phòng chống lụt bão, thiệt hại do lũ thường lớn gấp nhiều lần so với bão. Lũ thường kéo dài, một số khu vực miền núi rất dễ xảy ra sạt trượt, lũ quét, vùi lấp nhiều nhà dân. Chiều 29/9, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương tiếp tục có thêm một công điện khẩn gửi 12 tỉnh thành miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên và 5 tỉnh Tây Nguyên yêu cầu triển khai ngay các biện pháp ứng phó với lũ lớn. Các tỉnh cần tiếp tục sơ tán dân sống ở vùng trũng, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Tại những nơi bị ngập sâu, địa phương cần bố trí người kiểm soát giao thông, cắm biển báo tại nơi nước sâu, nước chảy xiết để hướng dẫn người dân, phương tiện qua lại; ngừng mọi hoạt động của các bến đò và nghiêm cấm việc vớt củi khi có lũ. Trước đó, đối phó với bão số 9, các tỉnh miền Trung đã sơ tán gần 170.000 dân ra khỏi vùng nguy hiểm. ( Theo VnExpress.net ) Điều kỳ lạ đã xảy ra khi bão vào đến đất liền là chuyển hướng ko vào Đà Nẵng và tâm bão thành dạng vùng ko phải dạng điểm. Còn may mắn thì như ko, bởi ko vào Đà nẵng thì bão vào Quảng Nam, Quảng Ngãi. Giống như bị 1 cú tát tai, thay vì má phải thì chuyển sang má trái. Bão đã đi qua, nhưng nước lũ đang tràn đến. Khác với bão Xangsane năm 2006 vào Đà nẵng và bão số 9 năm 2007 vào BR-VT và các tỉnh miền Tây, thiệt hại chỉ do gió mạnh. Tác hại của bão số 9 năm nay sẽ do nước nhiều hơn, trong vài ngày tới tình trạng nước lũ sẽ còn tạo rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cho nhân dân. Hi vọng là không quá ngày rằm, tình thế sẽ trở lại an toàn hơn. Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền cùng tinh thần chịu đựng bền bỉ và khéo léo của người dân miền trung, sự thiệt hại về người sẽ ở mức thấp nhất. Thuộc về của cải vật chất nói chung, do mưa lũ sẽ bị tổn hao rất lớn, nhưng thôi ở đời sinh mạng con người là quí, của đi thay người, còn người thì còn của. E ngại, sau đợt lũ lụt này bà con ngoài những khó khăn về vật chất, điều kiện sinh hoạt khó khăn, thì lại phải hứng chịu chứng ngoài da ngứa ngáy khó chịu hoành hành. Không biết môn thuốc quý giải độc của cụ Thiên Sứ có giúp đỡ được gì không ạ.? Xin được chia sẻ những khó khăn vừa qua và chúc mừng sự an toàn về sức khỏe, của các thành viên diễn đàn ở Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Đúng là “chó cắn áo rách” qua nay theo dõi diễn biến bão lũ ở miền trung, mà bần thần hết cả người. Thương đồng bào nghèo ta quá. Sắp tới bà con sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn miếng ăn, chỗ ở, sinh hoạt, học hành… Theo tình thần truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta, chắc chắn là bà con ta sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước trong những ngày tới. Mùa trung thu này, nên chăng xin bớt đi vài chiếc bánh trông trăng, một ấm trà đậm, các cháu nhỏ trong gia đình bớt đi cái lồng đèn, hay vài thứ đồ chơi…. Để dành tiền giúp cho bà con đang đói rét ở miền Trung. “Lá rách đùm lá nát”! Thưa quí vị thành viên và anh chị em sinh hoạt trên diễn đàn, có lẽ chúng ta nên chuẩn bị một chương trình gì đi nhỉ.??? Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi. Công Minh
  17. Bão tấp sâu vào Quảng Ngãi 10km, 18 người thiệt mạng Cập nhật lúc 15:18, Thứ Ba, 29/09/2009 (GMT+7) Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, bão số 9 đã vào bờ 10km và hiện có 500 hộ bị lũ sông cô lập. Ông Hải chỉ đạo phải tìm cách tiếp cận và cứu hộ 500 hộ dân này. Bão số 9 oanh tạc miền Trung Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tiền phương phòng chống lụt bão, tính đến 3h chiều 29/9, đã có 18 người chết, 1 người mất tích do bão số 9. Trong đó, Bình Định có 4 người chết, 1 người mất tích; Huế có 2 người chết; Quảng Ngãi có 5 người chết; Quảng Nam có 3 người chết và Kon Tum có 4 người chết. Lũ lên cao, nhiều xã bị cô lập Trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi, sáng 29/9, UBND tỉnh đã chỉ đạo di dời khẩn cấp trên 1.000 hộ dân ở các xã ven biển từ huyện Bình Sơn tới huyện Đức Phổ Chạy bão với tài sản chỉ có xô nhựa và gói mì tôm. Ảnh: Vũ Trung Riêng huyện đảo Lý Sơn - nơi tâm bão đi qua gió giật cấp 12, cây cối hoa màu bị thiệt hại nặng. Hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái phải di dời tới trường học, trụ sở ủy ban các xã. Hiện thiệt hại chưa thống kê được, do phương tiên liên lạc giữa Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh và huyện đảo Lý Sơn chỉ duy nhất qua máy bộ đàm. Theo ghi nhận của VietNamNet, tại khu vực nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện gió mạnh cấp 10, cấp 11, sóng biển cao từ 5 – 7m. Theo thống kê sơ bộ có hàng trăm tàu cá nằm ở các bãi ngang ven biển Quãng Ngãi bị đánh chìm. Tuy nhiên, việc cứu hộ các tàu này là không thể, do gió bão và mưa rất mạnh.. Tuyến đường quốc lộ 24B xuống các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh), xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) cây cối bị ngã rạp, nước lũ lên cao khiến các địa phương này bị cô lập hoàn toàn. Cũng theo ghi nhận, tại địa bàn TP Quãng Ngãi, gió mạnh cấp 10 -11 đã khiến các bảng hiệu quảng cáo bị hất tung, bay khắp đường. Giao thông một số tuyến đường bị ắch tắc do cột điện, cây cối ngã. Đến 11h sáng 29/9, mực nước trên các sông như Trà Khúc, Trà Bồng lên cao và ở mức báo động 3. Lũ lên cao bất ngờ ngoài dự đoán khiến người dân bị động, vừa phải đối phó với bão, vừa đối phó với mưa lũ.. Tình hình nước lũ lên cao khiến hàng ngàn hộ dân ở xã Bình Chánh, Bình Dương (huyện Bình Sơn) bị ngập chìm trong nước, chính quyền địa phương các xã này đang tìm cách sơ tán dân tới các điểm cao, an toàn… Toàn tỉnh mất điện từ tối qua. Gió rất mạnh, phương tiên liên lạc với bên ngoài chủ yếu qua điện thoại cố định, tuy nhiên tại nhiều xã, đường dây đứt nên liên lạc bị cắt đứt. Còn 500 hộ dân cô lập giữa lúc thủy triều đang lên Lúc 14h30 chiều 29/9, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Đào Xuân Học báo cáo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: "Bão số 9 đã đổ bộ vào đất liền tại khu vực Dung Quất (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và đã đi sâu vào đất liền 10km. Gió vẫn rất mạnh và mưa vẫn rất lớn Thủy triều và lũ dâng còn rất phức tạp". Theo Phó Thủ tướng, hiện có 3 trường hợp đáng phải lo ngại. Đó là trường hợp trại nuôi tôm xã Hòa Liên (quận Liên Chiểu) Đà Nẵng có 6 người bị cô lập. Ban chỉ đạo tiền phương đã báo cho bộ đội biên phòng Đà Nẵng đến ứng cứu. Tại đầm nuôi tôm Dốc Phú (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 12 hộ đang bị cô lập thủy triều đang lên. Ban chỉ đạo tiền phương đã báo cho lãnh đạo tỉnh để điều lực lượng ứng cứu. Đặc biệt tại thôn Thạch An xã Bình Mỹ huyện Bình Sơn có 500 hộ bị lũ sông Trà Bồng chia cắt cô lập. Ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn cũng có 100 hộ ở vùng nuôi tôm cũng bị thủy triều cô lập. Phó Thủ tướng chỉ đạo: "Cần nhanh chóng đẩy mạnh việc ứng cứu. Hiện nay tập cần trung ứng cứu cao nhất cho 500 hộ thôn Thạch An, xã Bình Mỹ bị nước lũ sông Trà Bồng cô lập". Hiện nay, lũ trên sông Trà Bồng đã vượt mức lũ trong lịch sử trước đây. Theo thông tin từ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, đường bộ lên nơi 500 hộ này trú ngụ có 3 đoạn ngập rất nặng, không có phương tiện nào qua được. Nếu đi đường bộ đến nơi cách 500 hộ đó 20km vẫn phải dừng lại. Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi và quân khu 5 cần triển khai phương tiện cứu hộ bằng đường sông để tìm cách tiếp cận và cứu hộ 500 hộ này Theo báo cáo của BCĐ tiền phương, hiện đã có 2 người chết, 5 người bị thương ở Quảng Ngãi, Quảng Nam có 3 người chết. (theo vietnamnet.vn)
  18. Tâm bão lệch hướng, 170.000 dân được sơ tán Cập nhật lúc 10:45, Thứ Ba, 29/09/2009 (GMT+7) Tâm bão lệch khoảng 40 đến 50km so với dự báo ban đầu. Hiện đã sơ tán được 170.000 dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên, hiện đã sơ tán được gần 170.000 dân trong khu vực chịu ảnh hưởng từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, trong đó sơ tán tại chỗ hơn 150.000 người và 16.350 người đến khu vực khác. Nhiều nhất là Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam với hơn 50.000 người, Đà Nẵng hơn 33.000 người... Quảng Trị: Nhiều xã bắt đầu bị chia cắt Mưa lớn trên diện rộng trong sáng 29/9 khiến nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã của Quảng Trị bắt đầu bị chia cắt. Từ 11h sáng nay, các xã Hải Hoà, Hải Quê (huyện Hải Lăng), xã Triệu An (huyện Triệu Phong) đã bị cô lập, các tuyến đường vào bị nước lũ dâng cao cộng với cây đổ đã bị chia cắt. Tính đến sáng 29/9, cả tỉnh đã di dời hơn 5.700 hộ dân trong diện ngập úng và có nguy cơ lũ quét. Hơn 100 ngôi nhà bị tốc mái, 2 trường hỏng bị hư hỏng nặng, 6 người bị thương trong lúc giằng néo nhà cửa tránh bão. Giao thông chia cắt, hệ thống điện lưới không hoạt động nên khó khăn nhất của các xã bị cô lập lại là thông tin về bão để chủ động phòng tránh. Cách tiếp cận duy nhất để đón nhận thông tin diễn tiến, đường đi của bão là qua điện thoại di động, mà chủ yếu là lãnh đạo xã gọi vào 1080, dù vậy, nhiều lãnh đạo xã cho hay đường dây này luôn tắc nghẽn. Trưa 29/9, khi PV VietNamNet có mặt tại UBND xã Hải Hoà, mỗi khi có thông tin mới về bão, lãnh đạo xã lại cắt cử 2 người cầm loa phát thanh bằng tay đến các xóm, thông báo để người dân không chủ quan, lơ là với bão. Cũng trong sáng nay, có một sản phụ đau bụng trở dạ đã được dân quân xã dùng ghe đưa lên trạm y tế. Đầu giờ chiều 29/9, hầu hết các tuyến đường liên xã của huyện Triệu Phong đã ngập chìm dưới nước 60-70cm, nhiều xe ô tô con đã chết máy dọc đường. Qua điện thoại, PV VietNamNet được thông tin, đoàn xe của Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường trong nỗ lực tiếp cận với xã Triệu An bị cô lập đã bị mắc kẹt giữa dòng nước sâu 70cm, nước tràn vào xe. Trước đó, trên đường đi kiểm tra tình hình bão huyện Hải Lăng, đoàn xe này cũng đã nhiều lần bị tắc giữa đườg vì cây đổ, phải huy động 2 máy cưa dẫn đường và lúc quay ra đã bị nước lũ chia cắt, phải vòng qua địa phận huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thưa Huế để trở về TP. Đông Hà. Tại cảng cá của tỉnh, Sở GTVT Quảng Trị đã huy động 2 xà lan cỡ lớn, có lắp cẩu hàng chục tấn đứng chắn sóng cho hàng trăm chiếc thuyền neo đậu sâu trong cảng, tránh trường hợp bị sóng đánh làm hư hại như những cơn bão trước. Tại các xã bị chia cắt của huyện Triệu Phong, Chủ tịch huyện này cho hay: "Do mới bị chia cắt từ đêm qua và sáng nay, (chủ yếu là các xã ở cửa sông, cửa biển) nên chưa gặp phải khó khăn về lương thực". Tuy vậy, lãnh đạo huyện khẳng định, trước đó 5 ngày, để chủ động phòng tránh bão nên huyện đã tập trung lương thực dự trữ cho các xã trong diện nguy cơ bị cô lập, có thể đủ cho người dân cầm cự từ 5 đến 7 ngày trong bão, nếu nước tiếp tục dâng cao. Quãng Ngãi Trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi, sáng 29/9, UBND tỉnh đã chỉ đạo di dời khẩn cấp trên 1000 hộ dân ở các xã ven biển từ huyện Bình Sơn tới huyện Đức Phổ Riêng huyện đảo Lý Sơn - nơi tâm bão đi qua gió giật cấp 12, cây cối hoa màu bị thiệt hại nặng. Hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái phải di dời tới trường học, trụ sở ủy ban các xã. Hiện thiệt hại chưa thống kê được, do phương tiên liên lạc giữa Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh và huyện đảo Lý Sơn chỉ duy nhất qua máy bộ đàm. Theo ghi nhận của VietNamNet, tại khu vực nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện gió mạnh cấp 10, cấp 11, sóng biển cao từ 5 – 7 m. Theo thống kê sơ bộ có hàng trăm tàu cá nằm ở các bãi ngang ven biển Quãng Ngãi bị đánh chìm. Tuy nhiên, việc cứu hộ các tàu này là không thể, do gió bão và mưa rất mạnh.. Tuyến đường quốc lộ 24B xuống các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh), xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) cây cối bị ngã rạp, nước lũ lên cao khiến các địa phương này bị cô lập hoàn toàn. Cũng theo ghi nhận, tại địa bàn TP Quãng Ngãi, gió mạnh cấp 10 -11 đã khiến các bảng hiệu quảng cáo bị hất tung, bay khắp đường. Giao thông một số tuyến đường bị ắch tắc do cột điện, cây cối ngã. Đến 11h sáng nay (29/09) mực nước trên các sông như Trà Khúc, Trà Bồng lên cao và ở mức báo động 3. Lũ lên cao bất ngờ ngoài dự đoán khiến người dân bị động, vừa phải đối phó với bão, vừa đối phó với mưa lũ.. Tình hình nước lũ lên cao khiến hàng ngàn hộ dân ở xã Bình Chánh, Bình Dương (huyện Bình Sơn) bị ngập chìm trong nước, chính quyền địa phương các xã này đang tìm cách sơ tán dân tới các điểm cao, an toàn… Toàn tỉnh mất điện từ tối hôm qua. Gió rất mạnh, hiện phương tiên liên lạc với bên ngoài chủ yếu qua điện thoại cố định, tuy nhiên tại nhiều xã, đường dây bị đứt, khiến liên lạc bị cắt đứt. Bình Định, Phú Yên có mưa lớn, gió giật mạnh Bình Định, Phú Yên mới lọt vào danh sách những địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 9. Để tránh sự lúng túng, bị động cho 2 tỉnh này, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã gửi công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão 2 tỉnh triển khai mọi biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản, phương tiện và các công trình. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Bão chuyển hướng khiến tâm bão lệch khoảng 40 đến 50km so với dự báo ban đầu. Tuy nhiên, điều may mắn là tâm cơn bão này không chỉ có một điểm mà là một vùng điểm. Do vậy, các tỉnh Bình Định, Phú Yên bị ảnh hưởng trực tiếp của gió lốc mạnh, mưa lớn và sóng biển dâng cao. Còn vùng tâm bão được xác định sẽ vẫn đổ vào Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi vào trưa hoặc chiều nay”. Các tỉnh lân cận chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão số 9 là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên. Tuy tâm bão không đi qua nhưng vùng gió mạnh cấp 6 có bán kính tới 200km nên tại các địa phương này đã xuất hiện mưa lớn, gió giật. Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo ngắn hạn - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Đến nay vẫn chưa xác định được lý do vì sao bão áp sát vào Đà Nẵng rồi lại dịch chuyển xuống phía Nam”. Ông Lê Thanh Hải thông tin: “Hiện giờ tâm bão đã lệch xuống phía Nam, sau đó ổn định trở lại và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây để xuyên hết bề ngang miền Trung, sau đó mới sang Lào”. Hồi 8 giờ sáng 29/9, vị trí tâm bão còn cách bờ biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 50km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 9 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định. Tâm bão số 9 đã lệch xuống phía Nam, tuy nhiên vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất sẽ vẫn là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi (Ảnh: NCHMF) Như vậy khoảng trưa và chiều ngày 29/9 vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Lúc này, bão vẫn mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10-11. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão số 9 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam sẽ có nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao từ 3 – 5m (ở thời điểm thủy triều đạt đỉnh). Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết tình hình lũ trên sông Cả, các sông từ Quảng Trị đến Phú yên, Gia Lai, Kon Tum đang ở mức khẩn cấp. Hiện nay, lũ các sông từ Quảng Trị đến Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và sông Ba đang lên nhanh, hạ lưu sông Cả đang ở mức đỉnh. Đặc biệt là các sông ở Đà Nẵng đang lên mức trên báo động 3. Mất liên lạc với đài quan trắc khí tượng Lý Sơn Ông Lê Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho hay: “Đêm qua, đài quan trắc khí tượng thủy văn của chúng tôi đặt tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đo được gió mạnh cấp 12, giật cấp 14 ở khu vực này. Nhưng hiện giờ đài quan trắc này đã mất tín hiệu, không thể liên lạc được”. Theo báo cáo của Bộ tham mưu Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ 30 phút ngày 29/9, trên tuyến biển từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận có 46.509 tầu/193.622 lao động đang hoạt động trên biển đã được thông báo, hướng dẫn tránh bão. Trong ngày 28/9, Bộ tham mưu Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đã tổ chức cứu hộ cứu nạn cho 9 vụ (7 tàu vận tải, 1 tàu hút cát, 1 sà lan, 4 tàu đánh cá). Do sóng lớn, các lực lượng cứu hộ chỉ tập trung chủ yếu cứu nạn, đến nay các thuyền viên đã an toàn. ( Theo vietnamnet.vn )
  19. Bác Liễu Đình định nói đùa ? Những vấn đề bác Hà Uyên và Pháp Vân phân tích là cái đại cục, bác lại đưa ra một cái tiểu cục mang tính xã hội nhiều hơn tính lý học như thế. Bác gọi là cái Tình khí, và bên cạnh nó còn có Hỏa khí (dân gian có câu hỏa khí bốc lên đùng đùng), hay Quân Khí, Dân Khí, Dũng Khí, Chí khí ....như bác Pháp Vân diễn giải. Quy tàng lại là từ Vận Khí, Thế Khí, Dụng Khí mà ra. Nước ở đây phải nói liền một dải từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, cái vận khí của Nước vào thời đó là vậy, ai dụng đúng lẽ, vận hợp thời - thì thành. Và ngược lại. Tôi không phản đối tư tưởng vì tình yêu nói chung hay tình yêu nam nữ nói riêng mà mục đích tầm thường là cái đám cưới sau cuộc chiến. Thật ra trong cuộc chiến đó, không thiếu những cặp lên vợ lên chồng ngay trong chiến trường lửa đỏ. Và không ít trường hợp những đơn vị toàn phụ nữ bỗng phát bệnh khóc cười như dại mà nguyên nhân chỉ vì thiếu bóng dáng ngưới đàn ông lâu ngày. Nên chỉ vì luyến ái kết cục là một cái đám cưới, để họ có một tinh thần chiến đấu như vậy là vấn đề quá xoàng xĩnh – hay bác có ý gì ? Với cái tầm cho : đám cưới thấy là nhu cầu mãnh liệt, thì khối người lính sẽ phát sinh tiêu cực như đảo ngũ, " B quay" hay quậy náo loạn ngay - Cho nó chắc, chứ tội gì chờ sau cuộc chiến biết ai mất ai còn.! Nhưng không xảy ra vì họ là những người có Chí Khí, có bản lĩnh và có lòng tự trọng. Điều đó có được do dụng khí mà ra. Tài liệu của bác đọc là chuyện những thanh niên tham gia trận chiến muốn đánh nhanh, thắng nhanh vì "mót" cưới. Còn tôi đọc, thì trong đó lại có những người đang dở dang đại học phải xung lính, chỉ muốn nhanh chóng kết thúc trân chiến được trở lại giảng đường ( chuyện này cũng có thể qui nạp về một dạng của tình yêu là yêu kiến thức, yêu trang sách mái trường, thầy cô giáo....) Nhưng có những người chiến đấu và kết thúc chiến đấu nhanh vì : " Nhận tin từ quê, bom thả trúng nhà, chết gần hết chỉ còn lại đứa em gái nhỏ nhưng bị thương cụt cả 2 giò" hay : " Ở trong kia, vợ con mình bị đầy đọa, vợ bị người ở phe đối kháng cưỡng hôn, con bị hành hạ hóa ngớ ngẩn" - trường hợp của một số người tập kết ra Bắc năm 1954 . Đâu còn là đơn thuần là Tình Khí nữa phải không bác, mà là Hỏa Khí bằng lòng căm thù và muốn trả thù mãnh liệt. Theo bác giữa Tình Khí và Hỏa khí của lòng căm thù cái nào lớn hơn ??? Tùy trường hợp phải ko bác, nhưng tất cả chỉ là dạng cành nhánh với những cái Khí mà bác Hà Uyên và Pháp Vân phân tích về Vận Khí đại cục ở trên. Vấn đề bác đặt thấy hơi bị loãng đấy. Kính gửi anh Pháp Vân : " Chỗ giỏi của Người Dụng Khí là biết Kích Khí đúng lúc đúng thời " Em tán thành với ý kiến này, xin hùa theo một câu là đúng lý và đúng đắn nữa. Trong một trận chiến( đánh nhau ), người lính xung kích ngoài mặt trận phải : Kiên cường, dũng mãnh, chịu đựng, bền bỉ ...cao nhất là tinh thần hết mình : quyết chiến, hy sinh. Chứ không phải Nhu nhuyễn, mềm yếu, hưởng thụ.... sợ sệt. Âm nhạc là môn nghệ thuật rất có sự ảnh hưởng đến tinh thần, trạng thái sinh hoạt của con người. Có thứ nhạc êm dịu khiến con người ta thư giãn, chữa bệnh (Nhạc thính phòng, cổ điển ) , có thứ nhạc khiến con người ta hưng phấn, nổi loạn ( pop, rock..) có thứ khiến người ta ủy mị, mềm yếu ?( nhạc trữ tình, nhạc sến chẳng hạn)…. Trong cuộc chiến Bắc – Nam trước 1975, ở ngoài Bắc người lính, người dân thường được nghe những ca khúc về quê hương, đất nước, về con người, thường hừng hực khí thế từ ca từ, giai điệu ( nhạc đỏ, nhạc xanh) . Còn trong Nam thì người lính nói chung thường được thưởng thức thể loại nhạc ủy mị, mềm yếu ( nhạc vàng ). Hỏi rằng giữa “ Hành khúc ngày và đêm” với “Trăng tàn trên hè phố” nghe ai khí thế hơn ai.? Tinh thần ai bốc hơn ? Lại nói về biểu diễn : một bên là văn công màu xanh áo lính, gọn gàng dũng mãnh, dưới ánh nắng trời, áo thơm mùi hoa cỏ. Một bên ca sĩ áo xanh đỏ, tha thướt lượn lờ, đèn xanh đỏ lập lòe, “xốn xang” mùi son phấn. Anh hùng lụy cái chi chi ? Hệ quả tất thế nào, lịch sử xưa nay ai chả suy luận được. Anh Pháp Vân ẩn tu thời gian dài, nên có nhiều kiến giải sáng thế. Chúc anh luôn khỏe nha. Công Minh
  20. Như có lời dự đoán ở (Lời Tiên Tri 2009) là : năm nay rất cần đề phòng thiên tai do : NƯỚC. Nên với cơn bão này, điều e ngại với các tỉnh miền trung là thủy tai trong và sau bão. Mức độ phá hoại của gió thấy thế mà không phải thế. Không được như cơn bão Chim én năm trước. (Bây giờ là 22h ngày 28/9). Hy vọng vào giờ cuối trước khi vảo đến đất liền, sẽ có những điều may mắn kỳ lạ xuất hiện. Tôi hy vọng, hy vọng và hy vọng là như vậy. Thương quá ! khúc ruột miền Trung ơi. :(
  21. Cách đây khoảng chục ngày, ở khu vực Sóng Thần ( Bình Dương ) có thể quan sát được một quầng mặt trời gần giống như ở Nghệ An . Thời gian kéo dài khoảng 20 phút. Bên cạnh đó có những áng mây hình vảy rồng xuất hiện, tưởng tượng khéo thấy như một con rồng đang lượn dưới vầng mặt trời, há miệng phun nước về phía Đồng Nai, Lâm Đồng. CM có điện nhờ một người bạn ở TP.HCM chụp hình hiện tượng này, nhưng do trong thành phố nhiều mây che lấp,ko chụp được. Theo đài tiếng nói nhân dân th.HCM thì vài ngày sau tỉnh Lâm Đồng có trận mưa rất lớn, hậu quả là mấy huyện ven núi của Đồng Nai bị lũ cuốn sạt nhà, chết người. Vừa qua có nhiều hiện tượng lạ của thiên nhiên biểu lộ. Rất cần lưu ý về thiên tai do nước ( mưa, lũ, nước dâng, ngập lụt.....) Công Minh
  22. Cầu Vồng sẽ gây mưa lớn ven biển phía Bắc (Toquoc)- Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đưa ra nhận định về cơn bão Cầu Vồng. Gây mưa không đều Ông Tăng cho biết, đêm nay và sáng mai bão Mujiae (có nghĩa là Cầu Vồng, hay bão số 7) sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc và Tây Tây Bắc. Trưa mai tâm bão sẽ ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Theo dự báo của các nước thì trưa 13/9 bão mới đổ bộ nhưng ông Tăng nhận định ban đầu rằng, chiều mai (11/9) tâm bão đã tiếp cận gần bờ, gần sáng mai, phía đông Vịnh Bắc Bộ đã có gió bão. Trưa tới chiều mai các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Quảng Binh đã bị ảnh hưởng với cấp gió 5, sau tăng lên cấp 6. Dự báo cũng cho hay, vào đất liền, bão sẽ suy yếu thành vùng thấp. Ông Tăng còn cho biết, lượng mưa do ảnh hưởng của cơn bão này sẽ phân tán không đều, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, các tỉnh phía Bắc ít mưa. Vào hồi 4h chiều nay(10/9/2009), tâm bão số 7 ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 260 km về phía Đông Đông Nam. Trong 24 giờ tới, bão số 7 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km. Đến 4h chiều ngày 12/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc, 106,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thái Bình – Thanh Hoá khoảng 80 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 150 km. Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Từ sáng ngày 11/9, vùng biển vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Từ sáng ngày 12/9, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Nhiều diện tích lúa hè thu chưa được thu hoạch Trong khi đó, theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính tới 10h30 sáng nay, trên tuyến biển từ Quảng Ninh tới Quảng Ngãi có 22.415 tàu với hơn 96.300 lao động đang hoạt động đã được thông báo, hướng dẫn đề chủ động vào nơi neo đậu và di chuyển. Hiện còn ba tàu của Hải Phòng chưa liên lạc được. Tại cuộc họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương chiều nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu, các cơ quan chức năng tiếp tục thông báo cho các tàu để chủ động tránh bão, thoát khỏi vùng nguy hiểm đồng thời thông báo cho người dân tại các vùng nuôi trồng thủy sản, khu du lịch… Bộ trưởng cũng lo lắng về tình hình thu hoạch lúa, hoa màu vụ hè thu. Tính tới ngày 9/9 các tỉnh từ Ninh Bình tới Quảng Ngãi đã thu hoạch được 177.000 ha và vẫn còn 170.000 ha, trong đó, 130.000 ha sẽ thu hoạch từ nay tới 25/9; 27.000 ha thu hoạch từ 26/9-20/20, số diện tích còn lại sẽ thu hoạch vào trung tuần tháng 11/2009. “Nếu không thu hoạch kịp, lúa có thể bị ngập trong nước, diện tích nào đang làm đòng sẽ bị lép”- Bộ trưởng Phát quan ngại. Ngoài ra, theo báo cáo của các địa phương, tới thời điểm này các hồ chứa nước trên địa bàn từ các Thanh Hoá tới Quảng Ngãi vẫn an toàn và lên phương án phòng chống lụt bão. Hiện mực nước tại các hồ hầu hết đều thấp. Bộ trưởng Phát cho rằng, lượng mưa có thể tập trung ít ở các tỉnh vùng núi nhưng các địa phương không được chủ quan, phải rà soát, kiểm tra các điểm xung yếu, khu mỏ… phòng việc xảy ra lũ quét, lũ ống. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh với các cơ quan chức năng không để xảy ra tình trạng giống năm 2006, bão có thể mạnh ở các tỉnh ven biển nhưng người chết, mất tích lại chủ yếu ở sâu trong đất liền và vùng núi. 7h sáng mai 11/9, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tiếp tục họp bàn phương án phòng chống bão Cầu Vồng./. Thanh Nghị Toquoc.com Đây là đường dẫn đến dự báo về lở đất của chú Thiên Sứ. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...40&start=40 Công Minh
  23. Công Minh e rằng, cơn bão này khi tới mức độ thiệt hại do gió ko nhiều. Nhưng hậu quả nặng nề sau đó là do những trận mưa to đến rất to, như một trời nước trên ập xuống dưới dâng nên. Từ đó dẫn đến lũ ở những vùng cao, và việc sạt lở đất như chú Thiên Sứ đã dự báo. Nghệ An ko phải chính tâm bão nhưng phải hết sức đề phòng mưa lũ sau bão. Các biện pháp khơi thông mương rãnh trong thành phố, di dân ở vùng cao và ven sông suối cần được lưu ý. Trang bị phương tiện cứu hộ cá nhân như phao chuyên nghiệp hay tự chế, chuẩn bị quần áo, lương thực và nước uống. Khi gặp nan hướng giải thoát là Nam và Đông Nam, cần tránh hướng Bắc và Tây. Cầu xin Anh Linh Tổ Tiên, Đức Tản Viên Sơn Thánh phù hộ . Thật ái ngại. Hy vọng là những dự đoán của Công Minh sai toét. Công Minh
  24. Kính mời Tâm Việt tham khảo topic này và liên hệ với HTH để mua sách. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=6437 Công Minh
  25. Thưa các bác, các anh chị ! Công Minh thấy nội dung topic này rất hay, có giá trị. Nên mạo muội thay mặt cho những thành viên đang quan tâm theo dõi Topic này, rất mong được sự quan tâm đóng góp kiến thức thâm sâu của các bác các anh chị, trên tinh thần hòa hợp và cởi mở để cùng nhau làm sáng tỏ những gì còn nghi vấn như vừa qua . Như một hội thảo bàn tròn về khoa học, CM thiết nghĩ trong nội dung chúng ta không nhất thiết dẫn dắt cầu kỳ hay sử dụng văn phong rườm rà, hoặc có ý thử thách nhau. Từ đó nhiều khi dẫn dến sự hiểu lầm, rồi lại đi xa khỏi nội dung chính. Với tinh thần tứ hải giai huynh đệ, hảo hán đã gặp nhau cứ "chẻ toe" vấn đề ra mổ xẻ, miễn chấp những râu ria. Dĩ ý tải đạo. Mong muốn thay kết thúc topic này sẽ có nhiều kiến thức hay được qúi các bác, các anh chị truyền tải cho bá tánh. Xin cảm ơn tất cả. Công Minh