
TheTrung
Hội viên-
Số nội dung
221 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Everything posted by TheTrung
-
Tàu gian HoaViet, đừng bày trò chia rẽ vớ vẩn. Biến
-
Thân gửi ACE trung tâm, Hôm nay TT đọc được bài này trên blog phamvietdao, và thấy rất lo ngại. Có lẽ chúng ta nên làm việc gì đó, ít nhất là thống kê các đền, đài, đình thờ các nhân vật thời vua Hùng để mọi người cùng được biết và bảo vệ. Thông tin này có thể tổng hợp dễ dàng trên Internet nếu có người nhiệt tình làm. Trân trọng Thế Trung “ ĐỀN ĐÁ” THỜ 3 VỊ TƯỚNG THỜI HÙNG VƯƠNG Ở NAM ĐỊNH BỊ TRỘM HẾT BÀI VỊ, SẮC PHONG VÀ KIỆU BÁN SANG TRUNG QUỐC? Thưa chú Đào, Tuần trước cháu về quê ăn giỗ: xã Nam Thịnh, huyện Nam Trực, Nam Định. Có tin là đêm hôm trước có trộm vào Đền Đá lấy trộm hết bài vị, sắc phong, kiệu v.v. (chắc phải có ô tô chuyên trở). Dân tình đồn đại rằng những thứ bị ăn trộm này sẽ được bán sang Trung Quốc. Tại xã Nam Thịnh trước đây 1 năm, 1 đền khác cũng bị ăn trộm kiểu này. Cho rằng những lời đồn đại là có thể, cháu tự hỏi: TQ mua những thứ này làm gì? Nếu thực sự là ý đồ của TQ thì có lẽ hậu quả sẽ là khủng khiếp, nhưng tiếc là cháu không thể giải thích được tại sao. Cháu chỉ về có 1 ngày, nên cũng không hỏi được nhiều thông tin thêm nữa. Kính mong chú chỉ giáo. Nếu chú quan tâm, cháu xin được dẫn bác về quê thu thập chứng cứ, hoặc số ĐT của xã hoặc người thân để chú liên lạc và để biết thêm thông tin. Đây là thông tin vắn tắt về Đền Đá: "Đền đá: thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh huyện Nam Trực, thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Tương truyền xưa có ông Vũ Sơn người Châu Ái (Thanh Hóa) chuyên làm thuốc và dạy học, bỏ quê hương tìm đường sinh sống. Khi đến làng Kim Âu, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, nay là xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực thấy phong cảnh hữu tình, dân cư đông đúc đã xin ở lại làm ăn. Ông lấy bà Hoàng Thị Loan người địa phương, sau sinh được hai người con đặt tên là Gia Sửu và Chính Ngọ. Bà Loan mất sớm, ông Vũ Sơn lấy bà Trần Thị Thịnh để có người nuôi dậy 2 con. Bà Thịnh sau sinh ra Vũ Uy. Ba anh em được cha mẹ cho ăn học chu đáo. Sau khi ba mẹ qua đời ba anh em ra đầu quân,được vua Hùng Duệ Vương yêu quý phong cho làm tướng. Quân Thục sang xâm chiếm, ba ông đã về làng Kim Âu mộ thêm binh lính để đi chiến đấu. Sau khi thắng trận, ba trở về quê hương chia Kim Âu thành ba làng là Võ Lao, Thượng Lao và Nam Hà và chia nhau mỗi người một làng; chuyên dân chăm lo việc nông tang, lấy cấy lúa làm đầu dựng nhà dậy học cho con em trong làng. Sau khi mất dân làng lập đền thờ các ông. Đền đá xã Tân Thịnh là một kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê trên đất Nam Định…”(http://www.namdinh.gov.vn/Home/Canhquandulich/2006/71/Dinh-den-tho-cac-nhan-vat-thoi-Hung-Vuong.aspx) Về thông tin Đền Đá:Đình, đền thờ các nhân vật thời Hùng Vương8:54' 30/8/2006(Địa chí Nam Định) Đình Sùng Văn: xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, thờ Linh Lang đại vương, một vị tướng thời Hùng Vương. Thần tích kể, Linh Lang con ông Triệu Hỏa làm quan dưới thời Hùng Duệ Vương tại đất Sơn Nam, lấy bà Phạm Thị Tư người làng Đồng Thời, nay là thôn Sùng Văn, xã Mỹ Thuận
-
Với mong muốn kể chuyện sự tích Trung Thu cho 2 hoàng tử ở nhà, TT tìm thấy bài này. Mong anh chị em xem và cho ý kiến. trân trọng Thế Trung Việt học Nguyễn Sơn Hà CHỊ HẰNG VÀ THẰNG CUỘI Nhân đọc bài của tiên sinh Nguyễn Việt Nho về “Giải Mã Huyền Thoại Việt” đăng trên “anviettoancau.net” tháng này (09/2010), tác giả đã viết : “Có thể nói không sai là : trong khắp cùng các nền văn hóa của nhân loại không thể tìm đâu ra thể loại huyền thoại tương tự ; tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả. Nên để gọi là chút quà mọn làm bánh trung thu hầu chia sẻ với độc giả của An-Việt để thưởng thức tinh hoa Minh Triết Việt nhân dịp tết Trung Thu, tôi xin mạo muội giải mã hai huyền thoại bất hủ này của dân tộc Việt từ ngàn xưa, mà tôi chọn làm tựa đề cho bài viết này. Huyền thoại chị Hằng… Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính. Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này. Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy. Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên. Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình. Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian. (nguồn:internet) Ở thời đại toàn cầu hóa với văn minh khoa học kỹ thuật ‘nano’ hiện đại, câu chuyện này nếu chỉ hiểu với nghĩa đen thì quả thật là chuyện hoang tưởng của mấy bà già ăn trầu kể để dụ con nít. Vì ngày nay có mấy ai mà còn đi tin nỏ thần, rồi còn bảo bắn rụng tới chín ông mặt trời ; thì đúng là xạo sự, là huyễn thoại !!! Vậy thì tại sao từ ngàn năm xưa và qua bao thế hệ, bao nhiêu sách vở cứ đã ghi lại, biết bao bậc cha mẹ, thầy cô đã kể và dạy lại cho con nít chuyện này ? Như vậy có phải là người lớn cũng chỉ như con vẹt (con két) lập lại những điều tào lao vô nghĩa rồi còn đi đầu độc con nít ? Đã đặt câu hỏi tức là đã có trả lời, nên tôi mời bạn thử tìm đi tìm với tôi câu trả lời cho vấn đề này. Vì như tác giả Nguyễn Việt Nho đã nói : "Đọc huyền thoại Việt là ghi nhận trực thị những gì chính huyền thoại chưng ra từ các huyền tự, huyền số và huyền đồ."; cho nên trong huyền thoại trên bạn với tôi hãy ghi nhận trực thị những huyền tự sau đây : Hậu Nghệ : Hậu như "Hậu đế" có nghĩa là ông Trời ; còn Nghệ vốn là chữ Ngải, nên dùng thông với chữ Ngải có nghĩa là cai trị ; hay còn dùng để xưng tụng người tài đức. Nên khi ai làm việc gì một cách tài giỏi, tiếng Việt mình nói là "đạo nghệ", tức theo nguyên thủy có nghĩa là con người (Nhân) là một Tài (linh lực) như Trời và Đất, do đó mới có tiếng "nhân tài". Côn Lôn : là tên núi ; còn là tên nước bộ tộc Tây Nhung đời cổ (Côn Di) ; nhưng bọn vô lại cũng bị gọi là "côn", do đó mới có tiếng "du côn". Hằng Nga : chữ Hằng ở đây còn là tên quẻ trong Kinh Dịch, gồm quẻ Chấn ở trên, quẻ Tốn ở dưới, tượng trưng cho sự lâu dài, tức là Đạo Thường Hằng. Còn Nga có nghĩa là cao lớn hay xinh đẹp ; nên Hằng Nga ẩn nghĩa Đạo Trời cao cả tốt đẹp. Bồng Mông : Bồng nghĩa là um tùm sum suê ; Mông có nghĩa hỗn loạn, che trùm ; ở đây ám chỉ dân du mục phương Bắc (Mông Cổ) là quân nghịch với quân tử ở phương Nam (Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi) tức là Viêm tộc, Việt tộc. Vương Mẫu : nghĩa là mẹ vua tức Mẹ Vũ Trụ (vạn vật chi mẫu), đó là Nguyên Lý Mẹ còn gọi là Lưỡng Nhất Tính, là cặp song trùng lưỡng hợp của hai sinh lực tương quan giao hội, và biến dịch không ngừng nên bất dịch gọi là Càn-Khôn, Trời-Đất, Âm-Dương, hay Nội-Ngoại, Không-Có, v.v… Thuốc trường sinh bất tử : đó là Minh Triết Việt với nền tảng nhân sinh quan là "âm dương chi tú khí " với hai luồng Tâm-Sinh chính là hoạt lực siêu linh làm nên Tiết Điệu căn cơ của con người gọi là Tính Bản Nhiên, uyên nguyên tinh ròng không có một chút chi thuộc thụ động pha tạp vào. “Nhân chi sơ Tính bổn Thiện”, đó là Bản Tính vô biên trọn hảo vô cùng, như Kinh Dịch đã ghi : “Đại tại Kiền hồ ! Cương kiện, trung, chính, thuần, túy, tinh dã”. Bây giờ bạn thử tìm và ghi nhận xem có huyền số hay không. Thưa trong huyền thoại này có hai huyền số : 1/ chín (ông mặt trời) : số 9 là tuỳ phụ (vòng thành: do số 5-4 mà thành) cũng gặp rất nhiều trong huyền sử (Cửu Lạc, Cửu Trù, Cửu Đỉnh, Cửu Thiên Huyền Nữ v.v…) (Kim- Định/Sứ Điệp Trống Đồng) 2/ Ba ngày sau : số 3 là Thái Cực với Lưỡng Nghi thành ra Tam Tài với Thiên, Địa, Nhân. Huyền số 3 cũng còn là ý nghĩa Hùng Vương tức nghĩa Nhân Chủ, vì hễ một khi hiểu được và sống triết lý Tam Tài, con người biết tự lực, tự cường, tức phải mạnh, phải tài đức để tự tài, tự tác,... để tự nối Trời và Đất lại thành Tâm của mình, để cho mình cũng là "thiên địa vũ trụ vạn vật Nhất Thế", tức là đạt Nhân chủ vậy. Vì nếu Trời là chủ, Đất là chủ thì Người cũng là chủ, hay nói cách khác nếu Trời là vua, Đất là vua thì Người cũng là vua. Vậy nên hễ khử trừ số 3 (triệt tam) như triết phương Tây thì không có Nhân chủ mà trái lại bị vật làm chủ, vì không đủ sức nối hai thái cực âm dương lại với nhau ; nên mới bị rơi vào duy tâm, duy vật hay duy nào đó thì cũng một chiều như nhau nên chỉ dẫn tới ứ trệ và bế tắc ! Nên sau khi đã hiểu được nghĩa những huyền tự và huyền số trong huyền thoại Hằng Nga thì không những câu chuyện Hằng Nga có đầy thú vị mà lại còn độc nhất vô nhị, vì nó đã chuyên chở vào lòng ta cả cái Đạo Thường Hằng chính là cái Đạo làm Người. Cho nên muốn thành Nhân, thành Tiên thì phải uống thuốc trường sinh bất tử, tức là phải đạt Minh Triết vậy. Còn nếu không sẽ như chú Cuội thì chỉ có biết bám víu vào báu vật là cây đa có sức chữa bá bệnh, nhưng đã bị trốc gốc và lơ lửng giữa trời (trên cung trăng), vì đã quên không biết mình (vong thân) chính là Đạo với Trời Đất, nên không còn là Nhân chủ vậy ! (Sau đây là một vài trích đoạn từ những tác phẩm của triết gia Kim-Định cắt nghĩa những huyền tự trong huyền thoại Hằng Nga) “Và cái mỉm cười đó đã tỏ ra hiệu nghiệm bởi đã thắng không phải bằng tiêu diệt dị đoan, ai mà tiêu diệt được dị đoan? Nhưng bằng bắt dị đoan phải nằm dưới quyền minh triết, bằng đẩy óc Hà Vu về tận nơi phát xuất của nó là ngọn núi Côn Lôn, ở phía Thiểm Tây, Cam Túc. Các ngài đã kịp thời đưa tinh thần Giang tả chi ngạn hay là Động Đình hồ lên án ngữ làn sóng Hà Vu không cho tràn vào đất Lạc Việt." (Kim- Định / Việt Lý Tố Nguyên) "Theo đó ngay từ thời trống đồng đã thấy có những truyện biểu lộ cuộc di tản thờ vầng nhật sang thờ trời, thí dụ truyện Hậu Nghệ bắn chín mặt trời còn để lại có một. Truyện đó biểu thị sự bỏ giai đoạn quá tôn thờ vào mặt nhật có hại cho con người như nơi người Phenicie và Astec. Hơn thế nữa đã vượt cả giai đoạn ma thuật hấp thụ sinh lực của mặt nhật để tiến đến giai đoạn thờ trời hay là bio-céleste. Tiếng Việt kêu vầng nhật bằng tên mặt trời là hàm ý đó. Mặt trời không còn là bá chủ nữa mà chỉ là thay mặt cho trời kiểu đại diện, nói gọn là mặt trời. Suy đoán này y cứ trên sự kiện là văn hóa Đông Phương không cắt đứt với dĩ vãng, dầu có bước lên đợt trên cũng còn duy trì tinh hoa của giai đoạn trước. Theo đó khi đã vào giai đoạn thờ trời vầng nhật vẫn còn được duy trì như vị đại diện cho trời. Còn mặt trăng tuy mất chức ông nhưng được giữ chức trọng đại biểu thị luật lệ thường hằng của minh triết, nên được kêu là cô Hằng, Hằng Nga. Từ ông Trăng mà ra cô Hằng tuy có xuống chức nhưng cũng có lên kiểu cách mạng Việt ta thường đùa: “Được làm vua thua làm đại sứ”.(Kim- Định /Sứ Mạng Trống Đồng) Tương tự huyền thoại Hằng Nga bạn có thể đọc lại trên internet nguyên văn huyền thoại thằng Cuội, hay lượt ý tóm tắt câu chuyện sau đây với ý nghĩa triết lý : “Xưa kia Cuội là người làm củi, một hôm nhờ thoát nạn bị hổ ăn mà Cuội tìm ra được cây đa có sức chữa được bách bệnh, nên Cuội đánh đưa về trồng ở bên nhà, mỗi khi đi vắng thì dặn vợ: “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời”. Lần nào cũng dặn đi dặn lại vợ phát cáu “Ừ! Đã khỏe dặn bà thì bà cứ đái xem sao” quả nhiên cây liền lừng lững bay lên trời. Cuội vừa về kịp vội lấy rìu móc cây lại nhưng cây vẫn cứ bay cho tới cung trăng và Cuội phải ở lại trên đó.” (Văn học I.67) "Cây đa chỉ nền minh triết nông nghiệp của tiên tổ đã bị khinh chê thì nó trở nên lờ lờ lơ lửng không còn khả năng chữa bách bệnh như xưa nữa. Người Việt đã hai lần đái vào cây như vậy. Lần đầu là khi nhận Hán Nho, lần sau là khi rước các thuyết ngọai lai dày xéo mảnh vườn văn hóa nước nhà. Và vì thế nền văn hóa này trở nên lơ lửng không có đủ khả năng đoàn tụ dân tộc thành một khối nữa." (Kim Định/ Cơ Cấu Việt Nho) Ngoài ra huyền thoại thằng Cuội đã đi sâu vào lòng dân tộc vì nó cũng ẩn chứa một cách tế vi những ý tưởng của nền tảng Minh Triết Việt, nên phần sau đây tôi mời bạn ráng tiếp tục để thử đi tìm lại với tôi qua bài đồng dao sau đây, mà có lẽ bạn cũng như tôi đã thuộc nằm lòng từ thời thơ ấu. Bóng trăng trắng ngà Có cây đa to Có thằng Cuội già Ôm một mối mơ... Nhưng trước khi nói chuyện về thằng Cuội, tôi xin được nhắc lại với bạn ý nghĩa Tết. Nói cách thông thường như mọi người hiểu Tết là Lễ, Tết là tiếng đọc trại từ chữ Tiết, "hay nói cách khác là Lễ hòa hợp Trời Đất nên cần Tiết nhịp như Đất cùng Trời, nhất là Trời. Tiết Trời thì như sáng với tối, Xuân với Hạ, tiết Đất thì như Đông với Nam, sông với núi "(Kim-Định). Tiết nhịp hòa đó là Trời 3 Đất 2, như câu: "tham thiên lưỡng địa", và từ đó lúc xưa cũng có điệu vũ gọi là :"lưỡng lưỡng tam tam". Thiết tưởng cũng cần nên nhắc lại với bạn, cái nhân sinh và vũ trụ quan của tổ tiên Việt tộc: con Người với Trời Đất là một, còn gọi là Tam Tài trong Nhất Thể. Đó là chân lý và cũng là nền tảng của Đạo. Đạo đã được áp dụng vào Đời sống hằng ngày bằng lời nói (tiếng Việt), qua hành động, bằng lễ nghi với biết bao phong tục tập quán và luân thường đạo lý, đều quy về trung Tâm con người, mà ý nghĩa của nó phát sinh từ nguồn suối của Đạo, là Trời Đất, là Âm Dương, như câu: "nhất âm nhất dương chi vị Đạo" (H.T). Đó là Đạo Trời và cũng là Đạo Việt. Cái cứu cánh hay sứ mệnh của con người ở đời này, là sống Đạo làm Người, tức là phải trở về với chính mình, tức là Thành Người, Thành Nhân. Mà muốn được Thành Nhân là phải biết vị trí của mình trong Trời Đất, để mới biết sống Hòa với tiết nhịp của Đất Trời. Cho nên tổ tiên mình mới nói "thuận tính mệnh chí lý" nghĩa là phải sống "thuận thiên" thì mới trường tồn. Mà sống thuận thiên là sống với nhịp một đêm một ngày, một ra một vào, một qua một lại,... như ông bà mình nói :"có qua có lại mới toại lòng nhau", hay "một đêm là nghĩa, một ngày là duyên". Đó là cái nhịp hai chiều, tương đồng tương giao, tương sinh tương khắc, tương ứng tương cầu, tương đối tương quan, với song trùng lưỡng hợp, đểsinh sinh hóa hóa, trong lưỡng nghi nhất tính còn gọi là Nguyên lý Mẹ. Vì vậy mà Tiết Xuân Thu là hai thời điểm của con người cảm thấy mình quy về (hòa) đúng nhất với tiết nhịp của Trời Đất qua vũ trụ vạn vật. Nên từ ý nghĩa đó mới có Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Dĩ nhiên nếu nói theo nền tảng văn hóa nông nghiệp của Việt tộc, thời tiết là yếu tố quan trọng nhất cho việc gieo gặt trồng tỉa, thì mùa Xuân là lúc phải gieo trồng và mùa Thu là lúc phải gặt hái. Trong tinh thần đó Tết Nguyên Đán cũng là lễ cầu xin cho một (mùa) năm mới được mưa thuận gió hòa, và Tết Trung Thu cũng là lễ tạ ơn cho hoa lợi mùa màng đã thâu nhập được. Như mọi người Việt mình đều biết, cứ mỗi lần lễ lạc (lễ của dân Lạc Việt) là có lễ nghi (kiểu cách, nghi= trang sức với lông vũ), là có phần "tế tự" (hay tư tế, nghĩa là tự hiệp thông để"giao" với Trời thì mới hoan lạc : “giao lạc hồ thiên”), là ý nghĩa linh liêng để cho con người quy Tâm vào Đại Ngã, để sống cái Thiên mệnh nơi mình. Đó là sống với Nhân tính, tức là Tính Bản Nhiên của con người. Kế tiếp phần tế tự với hương đèn mâm quả, luôn luôn có phần "đại ẩm" (ăn uống nhậu nhẹt) là để "giao" với Đất, “giao thực hồ địa”. Vì vậy theo phong tục truyền thống văn hóa nông nghiệp của Việt tộc, dân tộc mình có những cái Tết theo Việt lịch tức Âm lịch còn tồn tại như sau : Tết Nguyên Đán: ngày đầu năm (1/1). Tết Thượng nguyên: ngày rằm tháng Giêng (15/1). Tết Thanh minh: 60 ngày sau ngày Lập Xuân, tức là 60 ngày sau ngày mồng một tháng Chạp. Tết Đoan Ngọ: ngày mồng 5 tháng Năm (5/5). Tết Trung nguyên: ngày rằm tháng Bảy (15/7). Tết Trung Thu: ngày rằm tháng Tám (15/8). Tết Hạ nguyên: ngày rằm tháng Mười (15/10). Ngày nay 3 cái tết lớn thường được dân gian làm lễ lạc với hoa quả bánh trái, đó là Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung Thu. Nói đến Tết Trung Thu là mọi người từ bé (nếu đã hiểu biết) tới lớn đều nhớ tới thằng Cuội, mà qua khuôn khổ bài này tôi chỉ muốn đề cập ý nghĩa triết lý của nó. Đây là một bài đồngdao (bài ca của trẻ em), mà nội dung và ý nghĩa tương tự như bài đồng dao thằng Bờm. Tuy là bạn có lẽ đã thuộc nằm lòng cái bài đồng dao này, nhưng tôi xin dẫn ra đây để cho bạn dễ thấy: Thằng Cuội ngồi gốc cây đa Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên Ông thời cầm bút cầm nghiên Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa! Đừng chỉ hiểu Cuội hay Bờm là những tên cúng cơm ở nhà quê ngày xưa, mà theo truyền thống, người dân quê ngày nay vẫn còn đặt những tên tương tự với nghĩa rất tầm thường đến độ có thể xấu xa, thí dụ như thằng Cu, con Hẻm hay thằng Xoài, con Ổi, thằng Đậu, con Bưởi, v.v... Vì theo hiểu biết nông cạn của người dân quê thường thất học, hay nếu có được nghe nói, cũng khó mà hiểu được cái định nghĩa con người, theo nhân sinh và vũ trụ quan của tổ tiên: "nhân giả kỳ thiên địa chi đức"; nên tưởng rằng con người là "của" Trời và "thuộc về" Trời, vì vậy mà sợ Trời kêu về bất cứ lúc nào, như người mình thường nói:"Trời kêu ai nấy dạ", hay còn hát: "khi Chúa thương gọi tôi về..." (nếu Chúa không gọi về thì chắc là Chúa ghét, hay chưa thương?). Cho nên nếu kêu tên thật (đẹp) của con mà mình đặt cho nó, nếu ông Trời nghe được Ổng thương nó và kêu nó về thì mình mất nó rồi, biết lấy ai đâu mà nhờ (?). Thôi thì kêu nó với cái tên cúng cơm vậy, nếu ông Trời có nghe Ổng sẽ tưởng là nó xấu và không thèm gọi nó về làm gì, thì mình sẽ còn nó để nuôi, khi lớn lên còn nhờ được vào việc nhà hay cày cấy ruộng đồng. Nhưng phải hiểu sâu hơn với nghĩa mà người Việt mình tới nay vẫn nói là "hứa cuội", "nói cuội": đó là nghĩa "không" giữ lời hứa hay nói mà "không" có, và mình thường hiểu là nói xạo, nói dóc, nói láo và như vậy mà nghĩa "cuội" mới dính liền với nghĩa là "xấu". Nếu mình hiểu như vậy là hiểu theo người ta để cho giống người ta, mà quên rằng không có một ai giống ai trên đời này, cho dù là sinh đôi hay là có muốn được giải phẩu để giống đi nữa. Đó chính là chỗ mình không biết mình, nên không thể biết người, thì dĩ nhiên là làm sao biết được thằng "Cuội" hay thằng "Bờm" với nghĩa của nó? Cũng nên biết rằng cơ cấu của thể thơ lục bát, bắt nguồn từ nền tảng của Đạo và được áp dụng vào Đời qua ca dao; mà thể thơ “lục” (3x2=6 chữ ) “bát” (4x2=8 chữ) là có từ số 3 là số Trời, là huyền số, (không phải như số 3 trong toán học với giá trị tuyệt đối) mà là số ẩn chứa nghĩa Tam Tài : "Thiên-Địa-Nhân" là Trời-Đất-Người. Nhưng Trời không là nghĩa ở trên cao tận mây xanh, và Đất không chỉ là nghĩa đất đai ruộng đồng ở dưới thấp trải rộng ra dưới chân trước mắt ; còn Người là những kẻ giống mình như ông đi qua bà đi lại... mà là nghĩa "linh tượng". Cũng như số 4 là số Đất mà cũng là huyền số qua "tứ tượng" với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và biểu tượng bằng : Long, Lân, Quy, Phụng. Nên số 3 và 4 là Trời-Đất hay Âm-Dương, là Hai đối cực của Một thể vật hay thái sự, khi vận hành đúng tiết nhịp với nhau (tương giao) thành Hòa. Đó cũng là ý nghĩa con người chỉ thành Nhân khi Hòa đúng nhịp với tiết Trời và Đất, còn gọi là Chí-Trung-Hòa, nghĩa là Hòa tới chí cùng chí cực. (“Chí trung hòa, thiên địa vị yên vạn vật dục yên”) Vì vậy đừng hiểu ca dao chỉ là những câu ca nói lên nhân tình thế thái, hay là những bài đồng dao cho con nít nghêu ngao để tập học thuộc lòng, mà còn là và nhất là ẩn ý nghĩa của Đạo làm người, được tiềm ẩn cách khéo léo, để cho ai muốn sống Đạo thì phải tâm tư, phải quy tâm, phải sống với nội tâm, mới có thể thấu hiểu Đạo. Vì Đạo là cái gì tế vi không thể thấy bằng "nhục ảnh" nghĩa là hình ảnh chỉ thấy bằng giác quan. Nên tổ tiên mới nói :"Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi" (T.D.), tức là "không gì hiện rõ bằng cái ẩn tàng, không gì tỏ rõ bằng cái tế vi". Vì vậy mà: Thằng Cuội ngồi gốc cây đa ở đây phải hiểu "cuội" với nghĩa là "Không" (Có), là Vô Thường, là Chân Như. Đó là nền tảng chân lý của Đạo như "ngồi gốc cây đa", có nghĩa là “Tri chỉ, nhi hậu hữu Định”. Vìngồi tức là đã “định vị” nghĩa là đã đặt đít mình trên cái gì vững chắc, và cây đa là cây cổ thụ có gốc to, rễ sâu, bóng mát. Mà cái gì cao cả to lớn làm cho mình mát mẻ, sung sướng, hạnh phúc ở đời này nếu không phải là Càn Khôn, là Đạo? Cho nên muốn Có Đạo, thì phải là thằng Cuội, nghĩa là phải làm cho tâm mình, lòng mình Trống Không thì mình mới Có tất cả Trời Đất Vũ Trụ. (Vũ trụ chi Tâm) Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời Bò trâu là tài sản, động sản của nhà nông, thuộc vật chất. Nên "bỏ trâu" là không để ý đến, không bám víu vào (vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã) để mới có thể hướng dương, nghĩa là quy về Trời mà cũng là quy về Cha, tức là quy tâm. Nên một khi đã định vị , định hướng, định thần với Trời (thuận thiên) thì tâm mới có thể tĩnh được. “Định, nhi hậu năng tĩnh”, và đó là nghĩa của "gọi cha ời ời". Cha còn cắt cỏ trên trời Cỏ nào mọc trên trời mà lại nói cắt cỏ trên trời ? Nhưng nói vậy là có ý ám chỉ ý nghĩa Trời hành : "thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức" trong quẻ Kiền (Càn), tức là Trời làm không ngừng, không nghỉ, vì là "còn cắt cỏ" và đó là ý nghĩa của Dịch. Nên "quân tử (con người) phải noi theo mà tự cường", nghĩa là để mà làm như Trời, tức là làm không biết mệt (cường), làm không vì cưỡng hành hay lợi hành, cũng không kể công, như "Ta đâu trâu đấy ai mà quản công". Vì vậy tâm phải tĩnh, thì tinh thần mới có thể an : “Tĩnh, nhi hậu năng an”, và đó mới là an hành để An vi. Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên Nếu Cha là Trời thì Mẹ là Đất (hay ngược lại, vì không thể hiểu Trời Đất với nghĩa hình ảnh cố định của lý trí). Nên h ễ Trời làm thì Đất cũng thuận theo, đó là nghĩa nguyên thủy của câu : "Kiền giả kiện dã, Khôn giả thuận dã" (Hệ Từ). Ở Trời làm tượng (tại thiên thành tượng)thì ở Đất cũng thuận (theo) để Hòa Thành hình (tại địa thành hình), với tất cả vạn vật vàquan viên. Nên nếu con người muốn sống thuận thiên, thì phải là chủ nhân ông để cỡi ngựa đi mời ; nghĩa là An rồi thì mới biết suy xét mọi sự, lý : “An, nhi hậu năng lự” , để mới biết sắp đặt vị trí trước sau của sự vật , tức là tham dự một cách hữu hiệu vào công trình sáng tạo của Trời Đất, như câu: "thiên nhân tương dữ". Đó là ý nghĩa của : "Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên" vậy. Ông thời cầm bút cầm nghiên Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa! Còn "Ông" ở đây phải hiểu như nghĩa "phú Ông" trong bài đồng dao thằng Bờm, là con người với nghĩa "Có", có tất cả, tức là "có Thể" và "có Dụng", nghĩa là phải biết sống hòa với hai trạng thái mâu thuẩn của mọi sự vật hiện hữu. Nên một khi con người biết tham dự vào với Trời Đất, tức là biết Hành động cho "thuận thiên" để sinh sống, tức là biết tài tác với tài đức cho tài nghệ (dung hòa), như bên ngoài vẻ vời với bút nghiên mà bên trong là phải quy tâm như là cầm tiền để đi tìm lại Đạo, tìm lại Nhân Tính như là lá đa của cây đa đã bị trốc gốc bay mất (vong thân), để mới "Có Thể Thành Nhân". Đó chính là ẩn nghĩa của câu "cầm tiền đi chuộc lá đa" ! Tóm lại, ý nghĩa Đạo làm Người được tiềm ẩn trong bài đồng dao thằng Cuội mà có lẽ bạn chưa hề nghĩ thấu, nên mới gán cho nó cái nghĩa "xấu". Vì vậy, tôi mới nói ca dao không chỉ là gia tài văn hóa độc nhất vô nhị của tổ tiên, mà còn cả là một kho tàng vô tận, vì nó ẩn chứa cái Minh Triết, là cái Đạo Trời mà cũng là Đạo Việt. Nên bạn đừng "có tưởng" để mà coi thường khi hiểu cách tầm thường rồi khinh thường ca dao. Vì nếu bạn chê thằng "Cuội", thì làm sao bạn biết " Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời" để mà biết đâu là Tâm và Tính là gì, thì làm sao bạn có thể đạt cứu cánh của con người là thành Nhân hay thành Tiên được ? Viết xong, ngày 12 tháng 9 năm 2010 (tức mồng 5 tháng 8 năm Canh Dần)
-
Thưa chú Thiên Sứ và ACE, Cám ơn các ý kiến góp ý của ACE, rõ ràng việc đặt tên là hết sức quan trọng và không thể vội vàng, nên sự trao đổi của chúng ta là rất cần thiết. Và đến lúc này Thế Trung cũng chưa dám 100% hài lòng với lựa chọn nào, nên rất hi vọng mọi người tiếp tục cho ý kiến, đặc biệt tham khảo thêm người nước ngoài, chuyên gia ngoại ngữ ... Với câu hỏi của chú Thiên Sứ, việc đưa thêm chữ cổ (Ancient) vào thì cũng cần cân nhắc: Về lợi điểm 1. Nó sẽ làm rõ hơn về đối tượng mà chúng ta nghiên cứu. 2. Nó phân biệt chúng ta với các trung tâm nghiên cứu lý thuyết mới Về yếu điểm 1. Nó tạo ra cảm giác ( ngay từ ban đầu) rằng chúng ta nghiên cứu theo kiểu khảo cổ - trong khi thực tế chúng ta đang nghiên cứu một lý thuyết rất đương đại ( theo ý nghĩa nó hiện diện khắp nơi đặc biệt rõ ràng ở Việt Nam 2. Chúng ta cũng muốn nhấn mạnh đến việc Lý học là phổ quát tồn tại không thời gian, nên việc đưa yếu tố thời gian ( cổ) sẽ làm sai đi ý này. Vì vậy chú và ACE cân nhắc. Trên cơ sở các đóng góp của anh HTH và mọi người, cháu đưa lại các lựa chọn như sau: 1. Oriental Civilization Natural Law Research Center - Viết tắt là OCNL Research Center (Trung tâm nghiên cứu về luật tự nhiên của văn minh phương đông) 2. Ancient Oriental Civilization Natural Law Research Center - Viết tắt là AOCNL Research Center (Trung tâm nghiên cứu về luật tự nhiên của văn minh cổ phương đông) 3. The Science of Oriental Civilization's Natural Law Research Center -Viết tắt là SOCNL Research Center (Trung tâm nghiên cứu về khoa học về luật tự nhiên của văn minh phương đông) Việc đưa thêm The Science of cũng có cái hay, cái dở. Hay là: nó có vẻ khoa học hơn. Dở là: nó mang tính áp đặt khoa học lên trên lý học Vậy một lần nữa xin chú TS và ACE cho ý kiến. Trân trọng Thế Trung
-
Chào Văn Lang, Đề nghị Văn Lang để ý đọc kỹ lại về Natural Law: http://en.wikipedia....iki/Natural_law Nói vui thì đôi khi không biết về lịch sử của một từ ta có thể dịch sai như sau: Tại New York, phải khi đang rất đói, Thế Trung hỏi Chú Thiên Sứ có ăn "chó nóng" không? (hotdog) Không, chú không ăn thịt chó. Thế là TT được 2 cái. Trân trọng Thế Trung
-
Xin trả lời Văn Lang, TT: Vậy xin mọi người cân nhắc thêm. Đồng thời theo thông lệ nên để Research Center ( hoặc Centre) ở cuối câu nghe xuôi hơn. Trân trọng Thế Trung
-
Xin cám ơn chú Thiên Sứ và anh HGL, Thế Trung thử đề nghị 03 lựa chọn sau: 1. Oriental Civilization's Natural Law Research Center Trung tâm nghiên cứu về luật tự nhiên của nền văn minh phương đông 2. Oriental Civilization's Universal Doctrine Research Center Trung tâm nghiên cứu về lý thuyết toàn thể của nền văn minh phương đông 3. Oriental Civilization's Unified Doctrine Research Center Trung tâm nghiên cứu về lý thuyết thống nhất của nền văn minh phương đông Thường thì người ta hay để Research Center về cuối câu ( ví dụ NASA research center ... ) Xin mọi người cùng cho ý kiến. Trân trọng Thế Trung
-
Vâng về việc này anh HGL đang hỏi và Thế Trung đang suy nghĩ. Vấn đề ở đây là từ 'Lý' nếu dùng nó theo nghĩa lý thuyết hay nguyên lý cũng khá tốt nhưng đến khi phải dịch nguyên lý: " hình, lý, khí" thì sẽ dịch thế nào? Cách dịch của anh HGL về mặt hình thức là ổn rồi, nhưng nếu muốn giới thiệu và định danh khái niệm Lý cho tốt có lẽ cần suy nghĩ thêm - khả năng là tiếng Anh không có từ tương đương, tuy nhiên từ Nature's Law ( luật tự nhiên) hoặc Universal Law ( luật toàn thể) có thể cân nhắc. Xin nghĩ tiếp Thế Trung
-
Xin trả lời anh/chú Văn Lang như ở dưới đây: Cám ơn anh "Dám Lãnh đạo". Ngoài lỗi dính chữ do kỹ thuật thì VL cũng thấy một số cái: - Nên sửa tất cả "Dear all" thành "Ladies and Gentlemen". Đây là văn bản chính thức, trang trọng với các đại biểu quan khách nên không dùng "Dear all" sẽ rất không lịch sự và không đúng bối cảnh. Cũng không có "Dear Ladies and Gentlemen" vì nó là form rồi. Thế Trung: Đồng ý, nên sửa lại. - Thi thoảng còn viết tắt "don't", "can't" since theories can’t be proved Văn bản chính thức thì không viết tắt, đó là văn nói. Thế Trung: Đồng ý, nên sửa lại. Tuy nhiên thực chất đây là một diễn văn - văn nói, nhưng đúng là khi viết xuống thì cần đầy đủ. - the mystery of the Oriental Psychology Từ này dịch chưa sát nên tìm từ khác. Nghĩa của nó là Tâm lý học Phương Đông chứ không phải là Lý học phương Đông. Có lẽ do người dịch chưa tìm ra từ Lý học. Đây là từ quan trọng, khái niệm cốt lõi trong bài viết nên có thể dẫn tới hiểu sai nội hàm của từ. Thế Trung: Đồng ý. Đề nghị anh Văn Lang cho cách dịch hay hơn. - Bát quái (Càn, Khôn, Tốn, Đoài, Khảm, Chấn, Cấn, Ly) khi dịch mình vẫn nên để nguyên như Tiếng Việt rồi bỏ dấu. Trừ Âm Dương mượn phiên âm Trung quốc là Yin, Yang vì nó khá phổ biến và đã được công nhận trong Tiếng Anh. - Bỏ dấu trong đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt thì cũng dịch luôn Ngũ hành vì nếu người nước ngoài không hiểu Tiếng Việt. South - Fire East: Wood West: Metal North: Water Centre: Soil (VL cũng thấy có bác dịch Ngũ hàng bằng tên các vì sao ví dụ Mộc - Jupiter, Thổ - Earth,...Cái này chắc là phải hỏi ý kiến thêm anh HungNguyen) Thế Trung: Việc này đã làm trong hình vẽ bản tiếng Anh, nhưng vẫn giữ dấu - và vẫn nên làm thế. - Ngũ hành "Five Processes" nên dịch là "The five basic elements" sẽ có thể chuẩn hơn vì sự tương tác giữa 5 hành này là nhiều hơn 5 tiến trình (quá trình), không chỉ tương sinh mà còn tương khắc. Thế Trung: Việc này đã trả lời ở bài trước, tuy nhiên chúng ta nên trao đổi thêm. - Ngoài ra còn một số lỗi ngữ pháp khác nhưng VL nghĩ cũng không ảnh hưởng nhiều tới văn bản chung. Thế Trung: Xin ACE cứ chỉ ra cụ thể để sửa. Xin trả lời Daretolead, Chỉ đọc sơ qua phần tiếng Anh, Dare có một số ý kiến: 1. Nên kiểm tra lại phần ngữ pháp. Rất không ổn. nếu được thì nhờ một giáo viên tiếng Anh kiểm tra giúp. Đồng ý, tuy nhiên chúng ta nếu tự làm luôn với nhau thì rất tốt, đề nghị Dare giúp một tay 2. Cấu trúc bài viết nên theo tiêu chuẩn quốc tế hay dùng trên các tạp chí chuyên ngành Đây là một ý hay, nếu được Dare chuyển đổi giúp luôn. 3. Phần chú thích nên theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng ý và nhờ Dare khi chuyển đổi thì cũng chỉnh lại Một chi tiết nhỏ, Thế Trung dù làm xong nhưng trong lòng cũng lo khi cầm trên tay quyển sách đã in rồi và rất đẹp, sợ rằng những lỗi nhỏ làm hỏng việc lớn. Tuy nhiên, khi vào dự đại hội lấy được bản tiếng Anh của các bài phát biểu và nghe các đại biểu phát biểu thì thấy rằng hình như họ cũng 'nôm na' lắm, nên thở phào rằng đây là một hoạt động giao lưu đa phương chứ chưa phải là hoạt động nghiên cứu nghiêm túc đòi hỏi tính chính xác và nề nếp, chuẩn mực. Tuy nhiên sẽ đến lúc ta phải tham gia những việc như vậy, nên việc Dare và các anh chị giúp như trên sẽ rất có ích. Trân trọng Thế Trung
-
Cám ơn các ý kiến của ACE, Là người chịu trách nhiệm dịch văn bản này, Thế Trung xin phản hồi như sau. Trước hết xin cám ơn các thông tin về các lỗi đã có. Các lỗi này do khả năng hạn chế của người dịch và bối cảnh cấp bách về thời gian. Trung tâm đã thuê một đơn vị phía ngoài dịch phần viết này, tuy nhiên ngay trước khi in có gửi để Thế Trung rà soát, tiếc rằng, khi nhận được bản dịch thì TT thấy chất lượng không chấp nhận được ( nếu cần Mục Đồng post cho mọi người xem - ở một mục khác - tránh loãng), nên đành dù đang rất bận, tranh thủ dịch lại toàn bộ ( trong vòng vài tiếng đồng hồ), và gửi đi dù biết chưa hoàn hảo, và cũng không có thời gian để nhờ các anh chị rà soát. Tương tự như vậy, trung tâm có thuê dịch một phần cuốn "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" để in cùng cho dày dặn, nhưng chất lượng dịch cũng tệ không kém và vì thế Thế Trung đề nghị thay phần đó bằng phần đã dịch từ lâu trên diễn đàn ở: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/3560-principle-of-ancient-oriental-astrology-and-the-secret-of-the-universe/ Giải pháp ứng cứu như vậy có gấp gáp và còn nhiều lỗi ( hi vọng là lỗi nhỏ - chẳng hạn ngay bản tiếng Việt còn một số ghi chú, và dùng chưa chuẩn như chùa Vô Vi Tự - đã chùa rồi thì thôi Tự) - tuy nhiên hi vọng bản này cũng tạm 'sạch nước cản'. Về việc 'sạch nước cản' thì theo quan điểm của TT nó nằm ở những vấn đề sau: 1. Định danh các ý niệm cho tốt - và dùng các từ được dịch phổ biến trên TG. 2. Câu văn được thể hiện đúng ý, không nặng nề về sự chính xác word by word. 3. Trình bày, ngữ pháp, chính tả tốt. Trong 3 phần trên, phần 1 và 2 chiếm nhiều thì giờ quá nên phần 3 chưa được tốt. Dù quan trọng, bản in chỉ là một phần, nay có sự nhiệt tình của ACE tham gia ý kiến, Thế Trung đề nghị chúng ta tiếp tục cùng nhau hoàn thiện việc này và lan rộng ra cả việc dịch thuật các phần khác nói chung. Xin đề nghị những việc sau: 1. Hiệu đính phần này cho thật chuẩn - xin ý kiến mọi người cụ thể chi tiết về các lỗi để sửa. 2. Cần có những trao đổi cụ thể về việc định danh các ý niệm. Về cơ bản TT đã dùng các định danh phổ biến - riêng ngũ hành Thế Trung dùng cách dịch này sau khi đã suy nghĩ kỹ. Lý do có thể tương tự như " In an attempt to help clarify the confusion, I have used the term "Five Elemental Processes" instead of "Five Elements" for the philosophical concept of "wu xing". I would prefer "Five Processes", which is both literally and figuratively closer to "wu xing", but I retain the word "Elemental" to maintain the link with the common term "Five Elements" although it is wrongly translated. " của trang http://www.russbo.com/forumarchive/discus/messages/3/845.html?1013935639 Tuy nhiên TT bỏ hẳn đi chữ Elements. Về việc này nếu anh chị muốn tranh luận thêm đề nghị lập hẳn một topic mới - vấn đề này rất hay và quan trọng. Tương tự như thế này, mỗi khái niệm, chúng ta cũng nên tranh luận để định danh tiếng Anh cho chuẩn. 3. Cần tiếp tục việc dịch thuật các tài liệu quan trọng, để sẵn sàng cho trao đổi quốc tế, đề nghị Mục Đồng đưa phần dịch của công ty chúng ta thuê trong "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" để mọi người cùng dịch lại cho chuẩn. Cuối cùng, TT xin cám ơn những lời góp ý và xin nhận lỗi chất lượng về mình, và hi vọng chúng ta có nhiều dịp trao đổi cùng nhau để hoàn thiện mang lại nhiều kết quả cụ thể. Chỉ xin phép do đặc thù thời gian TT không đủ khả năng trả lời chi tiết từng câu hỏi/quan trọng, nên sẽ chọn những gì bản thân thấy là quan trọng và có khả năng xử lý nhất để trao đổi, mong ACE thông cảm và kiên nhẫn. Trân trọng Thế Trung
-
Chào chú Lãn Miên, Bài của chú thú vị và nhiều thông tin quá, cám ơn chú rất nhiều. Một người bạn của cháu có một thắc mắc như sau: "... người Việt gọi “O” nghĩa là “Người con gái” (thơ Tố Hữu: “ O du kích nhỏ giương cao súng…”). O có dấu thanh điệu Ngang, tức vần Trắc, chỉ cần đổi ngược sang vần Bằng, tức thay dấu thanh điệu Ngang thành dấu thanh điệu Sắc ta có Ó là con chim Ó là loài diều hâu thuộc tính Dương, biểu trưng Dương..." Từ bé có học là âm có thanh điệu ngang, như O, hay có dấu huyền, như Ò, là vần Bằng, chứ không phải là vần Trắc. Không biết tại sao ông Lãng Miên lại gọi O là vần trắc? Chú giải thích giúp a. Trân trọng Thế Trung
-
Thế Trung xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới anh Linh Trang và gia đình. Thành kính phân ưu.
-
Kính gửi chú Thiên Sứ, Cháu nghĩ rằng cách giải thích của chú là chuẩn, tuy nhiên cháu muốn góp một góc nhìn khác: Lang: như trong ông Lang có nghĩa là người giỏi về thuật làm thuốc và mang nó đến giúp ích cho mọi người ( lan tỏa). Văn: là tri thức Vậy quốc hiệu Văn Lang có thể là của một quốc gia mang một nhiệm vụ vừa cao cả ( hiểu về Văn) vừa thực tế ( lan tỏa tri thức giúp đời) Trân trọng Thế Trung
-
Tu bổ, tôn tạo khu di tích Tản Viên Sơn Thánh (08/06/2011)Lễ động thổ và khởi công tu bổ, tôn tạo khu di tích Tản Viên Sơn Thánh – đền thờ vị Thánh đứng đầu trong Tứ bất tử của người Việt được tổ chức vào sáng 8-6, tại đền Thượng, thuộc khu di tích đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Toàn bộ kinh phí tu bổ, tôn tạo được huy động từ sự đóng góp của nhân dân và tài trợ của các doanh nghiệp. Khu di tích lịch sử - văn hoá đền thờ Tản Viên Sơn Thánh bao gồm đền Hạ - đền Trung - đền Thượng, nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội. Theo Đại Đoàn Kết. Mong sao lần tu bổ này vừa giúp làm mới mà vẫn giữ được những nét cổ xưa làm bằng chứng vinh danh văn hóa Việt. Trân trọngThế Trung
-
Bắc Kinh 2008: Bức tranh gây nhiều tranh luận 01. 06. 11 - 6:04 am7 Lê Thanh Dũng sưu tầm Bức sơn dầu "BắcKinh 2008" của họa sĩ Lưu Dật Bức sơn dầu Bắc Kinh 2008 của họa sĩ Lưu Dật – Hoa kiều tại Toronto, Canada – đã từng đượctriển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua, sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (Gad or Zad),Trung Quốc. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí được cả CNN đưa tin. Năm 2008, Bắc Kinh đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này vì thế miêu tả một game truyềnthống của Trung Hoa là mạt chược. Dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng,những cô gái trong tranh đại diện cho các thế lực cạnh tranh trong cuộcchơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21, mà trung tâm là Trung Quốc. Cách giải thích thứnhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng:Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quenvừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc củaTưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bứcchân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đólà toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới củaTrung Quốc. Phong cảnh sau cửa sổ:ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trungtâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biểnThái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trongcuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự. Thế cục ván mạt chượccủa hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơichính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơirất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phíatrên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ làthế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộcchơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đònnhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, vàNga chỉ có một miếng vải che. Trên bức họa này,Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đếnván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quânvới Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trongcuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lênMỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắngthua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ mácùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, thảy cho Trung Quốcnhững con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặneo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp haykhông, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng. Đài Loan vô cùng chămchú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm daolộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loanmới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượngrồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phươngTây hóa của Trung Quốc. Trong tranh, Mỹ dườngnhư không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó làĐài Loan. Một nguồn tin từ tạpchí khác của Trung Quốc thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đangchạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tìnhthế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho TrungQuốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõràng thiếu đi một quân. Đài Loan ở bên rõ ràngphát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộcnày, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phầnnào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêngvà mục đích riêng. Trong khi Mỹ còn nhìnĐài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với“nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ củatôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan. Một giải thích khác từbáo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lạimặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễcòn học Tây học để hữu dụng”? Mây mù vần vũ ngoàicửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ nàyđược bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung, Mỹ, Nhật, Ngaquá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình. Phương Tây thường nhìnnhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộcchủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân – Quốc chứ không phải đòi độc lậpthành Đài-Loan-Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trongcuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hộinhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và pháttriển). Nhìn tình huống trênbức tranh Bắc Kinh 2008, thấy Nga đã ngả vềTrung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro. Riêng Trung Quốc, đanghy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằngthủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dầntừng cái áo rồi. Và ván mạt chượcphương Đông vần quanh Trung Quốc, Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thểlà khúc dạo đầu của một cục diện mới. (Riêng về tranh, không dính gì tới chính trị, Soi thấy ông Hoakiều này vẽ giống Currin nhỉ?) Bài viết lấy từSoi.com.vn, đọc nhiều thú vị, mới hay một bức tranh có thể có thật nhiều thôngtin. Riêng tôi thấy rằng, "thần" của bức tranh nằm ở cách các cô gáikhác nhìn cô gái TQ: Mỹ nhìn bằng nửa con mắt, Nga thì bơ, Nhật cười vào mặtcòn Đài Loan thì gườm gườm và Mao-Tôn-Tưởng thì nhìn kiểu ông chủ. Và tốt nhất Việt Namchúng ta chỉ nhìn từ góc nhìn của người xem tranh. Trân trọng Thế Trung
-
Thân gửi ACE, Bài viết của Bùi Xuân Bách có nhắc đến việc Nixon đã đi thăm Trung Quốc, và tôi có nhớ có tài liệu nào đó nói rằng, hai bên thống nhất rằng để thắng Việt Nam thì phải diệt tận gốc, mà gốc đó là văn hóa 5000 năm, phải chăng TQ lại quên kết luận này, hay họ nghĩ 30 năm dư luận "đóng khố cởi trần" đã đủ xóa đi nền văn hiến huyền vĩ, nền tảng của tinh thần yêu nước bất diệt? Thật sai lầm. Trong khuôn khổ một cá nhân, tôi tự hứa sẽ không dùng hàng Trung Quốc từ đồ ăn thức uống, quần áo đến các thiết bị cao cấp, và sẽ cố gắng bằng mọi cách chiến thắng TQ trong từng hợp đồng. Quan trọng hơn nữa là đóng góp thêm nhiều vào việc đẩy nhanh quá trình vinh danh văn hiến Việt. Trân trọng Thế Trung
-
Ngôi mộ khổng lồ và những cuộc an táng rùng rợn lúc nửa đêm Thứ hai, 23 Tháng 5 2011 06:46 (GDVN) - Ông mở túi nilon và bảo: “Hôm nay chỉ có 5 cháu thôi. Ngày nào nhiều thì có hơn chục cháu, ngày ít cũng 3-4 cháu”. Thang lang ở vùng quê ven biển, thuộc tỉnh Nam Định, tôi được chứng kiến hai ngôi mộ khổng lồ quái dị, và cuộc an táng rùng rợn, do một người đàn ông thực hiện, tiễn đưa những sinh linh bé bỏng về trời. Giữa cánh đồng xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Hưng, Nam Định), có hai ngôi mộ sơn màu vàng, mái đỏ. Người dân quanh vùng, người đi làm đồng thường tránh xa, không dám lại gần hai ngôi mộ đó. Theo người dân trong vùng, ngày nào hai ngôi mộ cũng tiếp nhận vài hài nhi. Người đàn ông râu tóc bạc phơ, sau khi làm lễ tiễn đưa các lĩnh hồn về trời, vào lúc nửa đêm, ông rước các hài nhi xấu số về mộ. Hai ngôi mộ táng hài nhi khổng lồ giữa cánh đồng. Người dân trong vùng nhìn thấy ông già đó lại tránh rất xa. Họ kinh sợ việc làm quái đản của ông, sợ những hồn ma hài nhi xấu số.Tò mò với câu chuyện rùng rợn này, tôi tìm gặp ông Vũ Bao.Bóng tối sầm sập đến, con ngõ vào nhà ông già quái dị này vắng tanh, cảm giác rờn rợn.Tôi bước vào ngôi nhà lớp ngói tuềnh toàng. Ông lão tóc trắng toát, râu dài ngang ngực trắng như cước ngồi bất động trên ghế. Thi thoảng ông nhấp ngụm trà. Tôi cất tiếng “chào cụ”. Ông lão vuốt râu cười hiền lành: “Cậu cứ gọi tớ là anh cũng được, chưa lên chức cụ đâu”. Hóa ra, ông Bao mới 60 tuổi. Dáng ông vâm váp, nước da đỏ như da gà chọi, nhưng râu tóc thì lại trắng xóa.Tôi ngồi uống nước, trò chuyện cùng ông về cái công việc đặc biệt và kỳ quái này. Ông Bao lấy hài nhi. Ông Vũ Bao vốn làm nghề đi biển như bao người dân khác ở vùng đất giáp biển. Ông nổi tiếng với tài câu cá vược.Không hiểu có phải ông có duyên với người chết hay không, mà thường xuyên câu được… xác chết. Mỗi lần gặp xác chết, ông không hề sợ, mà vớt xác, rồi an táng cho người xấu số cẩn thận. Thế rồi, ở đâu có xác chết trôi, người dân, chính quyền gọi ông làm giúp. Ông làm việc kinh dị này miễn phí.Nơi ông ở là vùng theo đạo. Cha xứ gọi ông về giáo xứ và giao cho làm trùm kẻ liệt, tức làm công việc khâm liệm cho con chiên.Cách đây 5 năm, đi câu cá ở bờ sông Tiêu, một bịch nilon dính lưỡi. Kéo bịch nilon đen xì lên, mở ra, thì ông lạnh cả người: cả chục hài nhi đỏ hỏn. Có đứa chưa thành hình hài, có đứa đủ cả tay chân, mặt mũi. Nơi làm lễ an táng hài nhi. Người theo đạo cấm phá thai, nên thấy cảnh đó, ông rụng rời tay chân. Ông cặm cụi làm đúng thủ tục mai táng như nhà thờ làm, cầu Chúa ban phước cho linh hồn các hài nhi về nơi cực lạc. Làm lễ xong, ông đem các bé ra nghĩa địa chôn.Việc phát hiện bọc thai nhi to tướng cứ ám ảnh ông mãi. Một ngày, ông làm chuyến điều tra dọc con sông cạnh nhà. Đi ngược lên phía thượng nguồn, ông nhặt được vô số túi nilon đen chứa hài nhi. Con sông dẫn đến thị trấn Đông Bình. Ông phục kích tại đây, thì phát hiện một người đàn bà ném những túi đen xuống sông vào chiều tối.Người đàn bà này vốn là bác sĩ, đã về hưu, mở phòng sản tư, chuyên môn nạo hút thai. Mỗi ngày, bà gom hài nhi lại, rồi ném xuống sông Tiêu.Nghĩ đến cảnh các hài nhi làm mồi cho cá, chuột bọ, chó mèo, lòng ông đau quặn. Thế là, từ đó, ông nảy sinh ý tưởng lạ: Làm tang ma cho các linh hồn bé bỏng, để các linh hồn tội nghiệp được siêu thoát.Hài nhi ít tháng tuổi được gói trong những túi nilon nhỏ. Ông liên hệ với các bệnh viện, các phòng sản tư trong huyện, đề nghị họ cung cấp hài nhi cho ông để ông làm tang ma. Lúc đầu, các phòng khám, bệnh viện hoài nghi, từ chối, nhưng rồi, họ hiểu việc làm của ông, và cũng tốt cho họ, nên họ đồng ý. Cứ chiều xuống, họ lại mang hài nhi đến cho ông làm lễ an táng.Ông làm lễ rửa tội, xức nước thánh và đặt tên cho các sinh linh theo họ Vũ của ông. Xong xuôi, ông cho các cháu vào chiếc tiểu sành, chờ đêm xuống mang ra nghĩa địa chôn.Việc chôn cất hài nhi ra mả rất tốn diện tích, vì cứ vài ngày lại mọc thêm ngôi mộ, nên bị nhân dân phản đối. Vì thế, ông đã xây hẳn hai ngôi mộ to để chứa hài nhi vào trong đó.Đang trò chuyện, thì tiếng chó sủa râm ran, rồi tiếng xe máy đỗ ở ngõ. Ông Bao bảo: “Người ta mang hài nhi đến đó”.Tôi ra ngoài sân ngó xem, thì tiếng xe máy đã xa dần.Xức nước thánh. Ông Bao mở chiếc hòm tôn như hòm thư trên cây nhãn trước nhà, lấy ra một bọc nilon màu đen. Ông mở túi nilon và bảo: “Hôm nay chỉ có 5 cháu thôi. Ngày nào nhiều thì có hơn chục cháu, ngày ít cũng 3-4 cháu”.Ông mang túi đựng hài nhi ra chái nhà, là lối đi giữa nhà và bếp. Tại đây, có một bàn thờ với khói hương, tượng thánh giá và vô số hài nhi đã được làm lễ rửa tội và “nhập quan”.Ông Bao thắp hương lầm rầm khấn vái. Ông đặt các hài nhi ra mặt bàn, đặt tên cho các con, rồi đọc kinh thánh giúp các linh hồn siêu thoát. Ông nói chuyện với các con mình: “Con người sinh ra từ cát bụi, chết lại trở về với cát bụi. Các con không một lần được nhìn thấy mặt trời, nhưng Chúa thấu hiểu nỗi đau nên sẽ bù đắp cho các con vào kiếp khác. Các con hãy siêu thoát và đừng oán hận những người trần gian, vì họ cũng có nhiều nỗi buồn khó nói. Cha mong các con được thanh thản nơi thiên đường và phù hộ cho những người cha, người mẹ lầm lỗi, phải nuốt nước mắt, rứt ruột rứt gan từ bỏ các con”. Đọc kinh thánh, trò chuyện xong, ông làm lễ rửa tội bằng cách xức dầu thánh lên các hài nhi. Ông đặt 5 hài nhi vào 5 chiếc tiểu sành. Hài nhi to đặt vào tiểu to, hài nhi nhỏ đặt vào tiểu nhỏ. Những chiếc tiểu do ông đặt ở cơ sở làm gốm, giống hệt các bát hương. Dán kín nắp tiểu sành bằng xi măng. Ông trộn ximăng cho nhuyễn, rồi dùng ximăng gắn chặt nắp với tiểu. Ông dùng bút lông đánh số bằng mực đỏ lên các tiểu sành. Hài nhi nhập quan cuối cùng trong ngày hôm đó mang số 3.155. Điều đó có nghĩa, đã có 3.155 hài nhi được ông Bao làm lễ rửa tội, xức dầu thánh và an táng chu đáo.Xong xuôi, ông Bao đựng các “quan tài” nhỏ xíu vào bị, rồi mang ra ngôi mộ ở cánh đồng. Tôi lẽo đẽo theo ông trong cảnh nhập nhoạng, với cảm giác rờn rợn.Bình thường, lúc nửa đêm, khi dân làng ngủ hết, ông mới đem hài nhi ra mộ, để người dân đỡ sợ. Nhưng hôm nay, có nhà báo, nên ông mang sớm để tôi được chứng kiến.Đi qua nghĩa địa u tịch của xứ đạo Quần Vinh thì đến hai ngôi mộ khổng lồ. Hai ngôi mộ nằm giữa ruộng, tách biệt hẳn với nghĩa địa. Hôm đó mưa to, nước lớn ngập ruộng, tràn cả vào trong mộ, khiến các tiểu sành nổi lềnh bềnh. May mà ông Bao trát kín miệng tiểu sành bằng ximăng nên nước không ngấm vào được. Ông bảo, đang làm thì hết tiền, nên chưa trát kỹ được tường, lại chưa có cửa, nên mưa to là mộ ngập nước. Ông dùng chậu tát hết nước trong mộ, rồi đặt một số tiểu sành vào trong. Dù ngôi mộ mới xây dựng, nhưng tôi thấy có đến cả ngàn hài nhi trong hai ngôi mộ này. Theo tính toán của ông Bao, phải vài chục ngàn hài nhi mới lấp đầy được hai ngôi mộ.Sau khi nhập các hài nhi vào mộ, ông Bao ngồi bên thành mộ “nói chuyện” với các linh hồn. Tôi thấy ông nói chuyện, khuyên bảo, cười đùa cứ như với người vô hình trước mặt.Ông Bao khẳng định, ông nghe được tiếng nói chuyện, tiếng cười đùa râm ran của bọn trẻ! Bọn trẻ cũng nghe được những lời ông nói. Có đêm, đang ngủ, bọn trẻ cười đùa, khóc lóc, trèo lên bụng, lên ngực, ngoáy mũi, giật râu không cho ông ngủ!Chuyện ông Bao kể, chẳng hiểu có tin được không. Không rõ ông đang ở thế giới thực hay mộng nữa. Hầu như ngày nào, ông cũng ra mộ trò chuyện với mấy ngàn đứa con của ông. Tiếng chuông xứ đạo gọi con chiên vang vọng. Màn đêm bao phủ khắp nơi. Bỏ lại ông già râu tóc trắng xóa ngồi trò chuyện với các linh hồn bên mộ, tôi như chạy trốn hỏi một hiện thực nhói lòng.Việc làm của ông thật kỳ lạ. Nhưng tôi tin rằng, nếu ai một lần nhìn thấy ngôi mộ khổng lồ với hàng ngàn hài nhi chồng chất, sẽ biết sợ, biết trân trọng sự sống. Trần Bình Thủy
-
Chào Dare, Là người có đọc tiểu luận này nhiều lần và cũng là người quen thuộc với các tiêu chí Dare đưa ra tôi xin lưu ý Dare như sau. Phần trích dẫn của Dare nêu rõ: "Không phải tất cả những gì được gọi là "tiêu chuẩn chân lý" đều có giá trị và hiệu lực như nhau. Một số thì thoả đáng, số khác thì đáng được nghi vấn. Các tiêu chuẩn đề cập bên dưới đây, không phải được chọn theo cơ sở giá trị và hiệu lực, đúng hơn là theo quan niệm đại chúng. Tuy nhiên, theo cách đánh giá của giới học giả, chúng được xem là thông dụng và gần gũi nhất." Nói cách khác nếu một lý luận nào đó phù hợp với một số tiêu chí hoặc tất cả các tiêu chí này thì cũng chưa kết luận được nó đúng hay sai. Đây chỉ là một cái lưới lọc thô sơ để giúp chúng ta phân loại sỏi đá dễ dàng, nhưng không thể đong được nước chưa nói gì đến những khái niệm như khí ( đây là tôi ví von, Dare tự hiểu - thêm một ví von nữa là đối với con cá thì nước "không" tồn tại) Cho nên khi dùng lưới lọc này thì cuối cùng vẫn cần đến trình độ nhận thức của chủ thể. Tước bỏ đi nhận thức của chính mình thì dễ rơi vào cảnh 'sờ voi'. Vài lời chia sẻ từ kinh nghiệm, không tự cho là đúng Trân trọng Thế Trung
-
Kính gửi ACE, Nếu theo tin dưới đây thì chúng ta đang ở trong top 10, nhưng qua câu chuyện với người bạn là bác sĩ trong ngành này thì Việt Nam thậm chí còn ở trong top 5. Người bạn này làm việc ở bệnh viện Trung Ương và theo lời của cô ta thì NNC Phan Thị Bích Hằng trong một lần được mời đến chơi đã nói, những cây trong bệnh viện này toàn là trẻ con trên đó. Một thông tin nữa là hiện nay có tình trạng phổ biến là các gia đình có điều kiện vì muốn có một đứa con 'hoàn hảo' nên chỉ cần nghi ngờ thai trong bụng không khỏe mạnh ( đơn giản như việc mẹ bị ốm và đã uống kháng sinh) là có thể phá thai. Có thể chăng, nhiều người trong số này chưa từng biết, nghĩ về nghiệp chướng? Trân trọng Thế Trung ============================================ Việt Nam ở "top đầu thế giới" về phá thai Friday, 04/03/2011 - [ 09:20 GMT+7 ] Thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam thì hiện chúng ta vẫn đang là nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ nạo phá thai (32%) và hiện là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Đáng báo động hơn, hơn 20% trong số đó nằm ở lứa tuổi vị thành niên. Cá biệt có những "trẻ" mới 12 tuổi đã phải "lấm lét" bế bụng vào viện. Điệp khúc "báo động đỏ" Khảo sát tại một số bệnh viện và các cơ sở tư nhân nạo phá thai cho thấy chỉ mới là những ngày đầu năm thế nhưng khu dành cho việc "giải quyết hậu quả" luôn ở trong tình trạng quá tải. Nhan nhản các cơ sở y tế tư nhân treo biển nạo phá thai Trong vai một "đôi vợ chồng sinh viên" chúng tôi đi "giải quyết hậu quả" với lý do: Lỡ dại nhưng hiện không đủ điều kiện nuôi con. Vừa bước vào "khu phố phòng khám tư" nằm trên đường Giải Phóng (Hà Nội), "lớ ngớ" hỏi thăm một chút, không đầy một phút sau đã xuất hiện một phụ nữ tự giới thiệu tên là Loan, khoảng tầm ngoài 40 tuổi kéo chúng tôi ra một góc rồi nháy mắt nói nhỏ: "Cần giải quyết hậu quả phải không, để chị dẫn đi vừa kín đáo, an toàn, giá cả lại phải chăng". Theo chân người phụ nữ này chúng tôi được dẫn đến một căn phòng, rộng chừng hơn chục m2, được ngăn đôi bằng tấm ri đô bằng vải trắng đã ố vàng. Dọc theo hàng ghế nhựa dựng sát theo bờ tường là gần một chục cô gái nữa đang chờ tới lượt, khuôn mặt cúi gằm hoặc nhìn nhau không biểu lộ cảm xúc. Theo quan sát của chúng tôi thì một nửa trong số đó ở vào độ tuổi từ 18 trở xuống. Tôi dừng mắt lại ở một khuôn mặt còn khá trẻ, không thấy ai đi cùng mà chỉ ngồi một mình viết vẽ loằng ngoằng lên tờ giấy. Lân la làm quen thì được biết cô gái này hiện mới đang học lớp 11, cô không nói là trường nào nhưng điều đặc biệt là mới chỉ khoảng nửa năm nhưng cô đã phải vào cơ sở này đến hai lần. Lần trước là sau đợt nghỉ hè hết lớp 10... Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Thị Thúy- Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, bệnh nhân đến Bệnh viện phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục như: Phá thai chỉ được phép giới hạn đến dưới 22 tuần tuổi, nếu quá thời gian này thì cần phải có hội chẩn và sự đồng ý của Giám đốc Bệnh viện. Hơn nữa các thai phụ trước khi nạo hút cũng cần phải kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm một cách toàn diện và nghiêm túc. Chính vì thế rất nhiều bạn trẻ đặc biệt là những bạn lứa tuổi dưới 18 tuổi do tâm lý e ngại, không muốn rắc rối nên đã tự ý tìm đến các cơ sở tư nhân để giải quyết mà không hề lường hết được những hậu quả vô cùng nguy hiểm có thể phát sinh. Cần thay đổi quan niệm Đã có không ít người cho rằng việc giáo dục giới tính hiện nay chẳng khác gì "vẽ đường cho hươu chạy" nên cứ khư khư quan điểm rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không phù hợp với văn hóa phương Đông. Thậm chí khi đưa vào lớp học thì các giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt những kiến thức về giới tính đến các học sinh, từ đó dẫn đến các chương trình giáo dục giới tính có vẻ hơi khập khiễng không được phù hợp khi đan xen cùng các chương trình giảng dạy còn lại. Không hiếm “trẻ” vị thành niên phải chấp nhận giải pháp mạo hiểm: Nạo phá thai chui Còn theo quan điểm của một số chuyên gia trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình thì: Biện pháp trước mắt hiện nay là chúng ta cần phải đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tránh thai cho cả những em gái ở tuổi vị thành niên, vì hiện tại tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của giới trẻ đang ngày càng phổ biến và vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Ở một số nước phương Tây hiện nay việc giáo dục giới tính được hướng sâu vào khái niệm "an toàn" có nghĩa là họ bỏ qua khâu "cấm" mà đề cao khâu hướng dẫn làm sao để có một đời sống tình dục an toàn. Trong khi ở nước ta việc "cấm" hoặc "tránh" vẫn là một giải pháp hàng đầu, đã đến lúc chúng ta nên thay đổi để mong thời gian tới sẽ tụt dần khỏi "top" đầu thế giới. Một bác sĩ ở Bệnh viện phụ sản Trung ương cho rằng: Các số liệu thống kê về tỷ lệ nạo phá thai hiện nay chủ yếu được lấy từ cơ sở dữ liệu của các bệnh viện, vì thế con số thật sự còn phải cao hơn rất nhiều lần. Phần lớn các bạn trẻ ở tuổi vị thành niên do tâm lý e ngại muốn giấu giếm việc "giải quyết hậu quả" nên thường tìm đến các cơ sở nạo phá chui. Theo Đời Sống & Pháp Luật
-
Gửi chú Thiên Sứ và anh chị em, Mấy ngày tuần này bị ốm, Thế Trung nằm nhà xem mạng thấy hình như có những sự hỗn loạn ra ngoài kiểm soát trong xã hội đương thời tại Việt Nam và trên thế giới. Băng hoại đạo đức có lẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất. Tình hình đen tối và nguy hiểm ở chỗ có một vài kẻ đã nhúng chàm không làm thế nào để mình trắng hơn thì lại cố gắng kéo những người khác xuống bùn để cùng 'đen cả'. Vì thế hơn lúc nào hết chúng ta phải cảnh giác và phát huy - dù khó khăn - những phẩm chất đáng quí của văn hóa Việt. Việc này chú Thiên Sứ hẳn là người làm tốt nhất. Mọi việc đều sắp đặt, ngày hôm nay VNN đăng bài này, hình như để an ủi chú TS. Trân trọng Thế Trung Không đủ 'sức đề kháng', đừng online gây chiến!Cập nhật lúc 22/04/2011 06:08:00 AM (GMT+7) - "Đừng trông chờ một cơ chế quản lý nào bảo vệ bạn trên mạng, còn nếu bạn không đủ sức đề kháng, không có bản lĩnh, vậy bạn đừng online và đừng gây chiến", blogger Trang Hạ khẳng định. Chuyên gia hiến kế ngăn 'clip đen, ảnh nóng' Thời gian gần đây, tình trạng sử dụng công nghệ thông tin làm vũ khí tấn công như gửi tin nhắn đe dọa, tung ảnh nóng, clip sex của người khác lên mạng, đưa số điện thoại của nhau vào các diễn đàn gay, gái gọi, lập blog giả để nói xấu nhau... ngày càng gia tăng. Là một blogger nổi tiếng trong cộng đồng mạng, Trang Hạ không ít lần trở thành nạn nhân của trò "khủng bố" này. VietNamNet xin chia sẻ với cộng đồng mạng giải pháp "sống chung với lũ" của Trang Hạ. Tôi đã nhiều lần phải đóng cửa blog để tự vệ Mạng là nơi một người có thể giấu mặt và tên thật sau một nickname, vì thế, có nhiều người thích dùng chiêu “ném đá trên mạng” với bất cứ thứ gì họ không ưa, cho dù đó là một tác phẩm, một nhà văn hay một blogger họ thấy gai mắt. Tôi không chỉ nhận nhiều trận “mưa đá” và chửi bới miệt thị, thậm chí tôi còn được nhận các bức ảnh sex ghép đầu tôi vào, hoặc một bức biếm họa Trang Hạ đang trần truồng cưỡi trên cây bút, với lời chú thích: “Trang Hạ - một con điếm chữ!”. Thậm chí, còn có lần khi sóng gió trên mạng nổi lên quanh những nội dung liên quan đến lý tưởng và quan điểm sống trên blog Trang Hạ, những kẻ xấu đã dùng phần mềm để clone (nhân bản) vô số lời chửi bới để dán vào phần comments của mọi bài viết trên blog tôi, mà để xóa nó, với tốc độ mỗi phút xóa 20-25 comments tục tĩu, tôi đã phải ngồi ròng rã vài ngày. "Không có mạng xã hội nào giết người được, chỉ có nạn nhân tự để cho mình trở thành nạn nhân mà thôi" (Ảnh nhân vật cung cấp). Nghiêm trọng nhất là lần bị kẻ xấu tạo blog giả Trang Hạ (với ảnh đại diện và nickname hiển thị giống hệt blog tôi) để chửi bới, viết bậy bạ, rồi họ lại tự chụp ảnh màn hình lại những thứ đó để… làm bằng chứng bôi nhọ tôi. Tôi đã nhiều lần phải đóng blog lại để tự vệ và ngăn chặn những sự công kích dữ dội. Thế nhưng sau một thời gian, tự tôi nhận ra rằng, những lời khen ngợi trên blog đâu có làm tôi thấy vẻ vang tự hào, vậy những lời xúc phạm trên blog càng không thể quyết định sự nghiệp hay cuộc đời tôi, hay đối với bất cứ ai. Vậy, hòn đá ác ý đã ném đi rồi, rời tay kẻ kia rồi, sao tôi cứ để nó nằm lại mãi trong lòng? Đã có gan online phải chấp nhận chịu sự phiền toái Những phản ứng tiêu cực của chúng ta trên blog không phải cách đáp trả tốt nhất mọi sự công kích, bởi người chịu thiệt thòi lại là hàng chục nghìn bạn đọc hàng ngày đã quen vào đọc blog Trang Hạ. Nếu đã lên mạng, buộc phải chấp nhận sự phiền toái của mạng, như thế mới là sòng phẳng.Và nghĩ kỹ hơn, thì chúng ta làm sao bắt người đời phải tử tế với ta y như ta đang sống tử tế với đời được, đúng không? Mạng cũng vậy thôi, dù mạng chỉ là một cuộc đời ảo. Người dùng mạng xã hội chỉ có một số biện pháp kỹ thuật hỗ trợ, ví dụ, ngăn chặn nick xấu không cho vào blog mình, hoặc tạo một thói quen im lặng với mọi công kích vô cớ. Thời gian sống nên tiêu phí vào những thứ đáng giá hơn. Tôi nghĩ không có mạng xã hội nào giết người được, chỉ có nạn nhân tự để cho mình trở thành nạn nhân mà thôi. Ví dụ như, khi bị mỉa mai là xấu xí, bạn sẽ: Xóa nick? Đi thẩm mỹ viện sửa nhan sắc? Dùng photoshop cải thiện chân dung mạng? Reg nick đi chửi lại? Kêu gọi bạn bè xúm vào 'ném đá' bảo vệ mình? Cần 100 nick khác khen xinh để nguôi ngoai? Chỉ cần chọn một đáp án, bạn đã tự làm bản thân trở thành nạn nhân của mạng. Bỏ qua lời mỉa mai ác ý vì bạn biết giá trị bản thân ở đâu, bạn đang tìm kiếm gì ở cuộc sống, bạn mới là người mạnh mẽ và hiểu biết. Khi đó, lại chẳng có nick nào biến nổi bạn thành kẻ bị hại nữa. Những thị phi vô căn cứ trên mạng của những kẻ giấu mặt, ai quản lý nổi. Mỗi người chỉ nên tự xác định lấy những giá trị của bản thân cũng như những mục đích họ tìm kiếm trên mạng, từ đó điều chỉnh bản thân trong các mối quan hệ trên mạng ảo mà thôi. Ví như, tôi là nhà văn mạng, tôi rất cần độc giả mạng, những ai không đọc, không phải độc giả, tôi sẽ không quan tâm, dù họ tỏ tình với tôi hay họ ném đá vào tôi. Đừng trông chờ một cơ chế quản lý nào bảo vệ bạn trên mạng, còn nếu bạn không đủ sức đề kháng, không có bản lĩnh, vậy bạn đừng online và đừng gây chiến. La Hoàn (ghi)
-
VIdeo này lột tả sự khủng khiếp của nước http://gizmodo.com/#!5781566/this-is-the-scariest-first+person-video-of-the-japan-tsunami-yet
-
Nhân sự việc này, chợt nhớ bài báo sau, mong chú Thiên Sứ cho ý kiến và dự báo, vì nếu Sơn La dính động đất mà vỡ đập thì chú cháu mình chỉ còn cách nhậu trên bè hoặc cành cây, vì Hà Nội sẽ ngập đến hàng chục mét, không khác sóng thần. http://bee.net.vn/ch...t-manh-1785723/ Động đất ở Sơn La có là “điềm báo” động đất mạnh? 08/01/2011 06:54:59 - Những ngày cuối cùng của năm 2010, một trận động đất mạnh 5,1 độ richter đã xảy ra ở Sơn La. Liệu đây có phải là "điềm báo" cho một năm đầy bất thường về động đất trong năm 2011? KH&ĐS đã liên hệ với GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện KH&CN Việt Nam, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực động đất để tìm hiểu về vấn đề này. Có nguy cơ động đất mạnh GS.TS Nguyễn Đình Xuyên cho biết, khó có thể dựa vào trận động đất ngày 31/12/2010 tại Sơn La để có thể tiên đoán về động đất trong năm 2011 ở Việt Nam. Tuy nhiên, trận động đất này cùng với một số trận động đất nhỏ diễn ra trong năm qua khẳng định một điều, các đới đứt gãy ở Việt Nam vẫn đang hoạt động và hoạt động mạnh. Vùng Tây Bắc là nơi có nguy cơ động đất cao nhất, mạnh nhất Việt Nam trong đó đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên chỉ cách thủy điện Sơn La vài cây số. Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam. Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam thể hiện, hiện có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động mạnh như Lai Châu - Điện Biên, Sơn La, sông Mã, sông Hồng - Chảy, hệ thống đứt gãy sông Cả, Thuận Hải, Minh Hải... Những trận động đất nhỏ trong năm 2010 vừa qua ở Thanh Hóa, Cao Bằng, xét ở khía cạnh hẹp nó là động đất nhỏ, không đáng ngại, nhưng ở bình diện lớn nó chứng tỏ, các đới đứt gãy đang hoạt động mạnh. Dù vậy, chu kỳ lặp lại của những trận động đất này lên đến hàng nghìn năm. "Hằng năm, ở Việt Nam có hàng ngàn trận động đất nhỏ dưới 3 độ richter, trên 3 độ richter cũng có đến hàng trăm trận. Ở Trung Quốc, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên bắt buộc phải tính đến kháng chấn. Sẽ có một bộ phận cấp phép. Phải có được giấy phép kháng chấn, các công trình từ 9 tầng trở lên mới được phép xây dựng. Ở Việt Nam cũng có tiêu chuẩn, nhưng không bị bắt buộc". GS.TS Nguyễn Đình Xuyên Cũng cần lưu ý một điểm, so với các nước trong khu vực, động đất ở Việt Nam thuộc loại trung bình yếu. Ngoài ra, những trận động đất mạnh từ Trung Quốc, Indonesia cũng không quá ảnh hưởng tới Việt Nam. Hơn thế, chu kỳ của động đất khá dài, phải mất khoảng gần 1.000 năm. Thống kê cho thấy, Việt Nam đã từng xảy ra nhiều trận động đất mạnh như ở Hà Nội làm gãy bia đá chùa Báo Thiên vào năm 1285 (mạnh 6 độ richter). Năm 1958 là trận động đất mạnh 5,3 độ richter ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), năm 1961 là 1 trận mạnh 5,9 độ richter ở Bắc Giang nằm trong đới đứt gãy sông Lô. Trận động đất Tuần Giáo năm 1983 gây hư hại nhà cửa (30% bị hư hại nặng) sụt lở lớn trong các dãy núi trong vùng chấn tâm vùi lấp tới 200ha ruộng lúa trong các thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông; nứt đất rộng 10 - 15cm. Trận động đất Điện Biên năm 2001 cũng mạnh 5,3 độ richter. Hơn thế, 1.000 năm tưởng như là quá dài, nhưng phải nhớ rằng, động đất mạnh ở Hà Nội xảy ra vào năm 1285. Đến nay đã gần 800 năm. Thời gian 800 năm có thể đủ cho tần suất lặp lại của trận động đất năm 1285. Lập hệ thống quan sát dự báo động đất ở Thủy điện Sơn La Điều đặc biệt, nhiều nhà khoa học cho rằng, động đất là không thể dự báo được. Nhưng nếu biết cách vẫn có thể dự báo được. Thực tế, có nhiều dấu hiệu báo trước cho việc xuất hiện động đất. Ví dụ, trước khi động đất mạnh xảy ra thì khoảng 15 năm trước sẽ xuất hiện hàng loạt các trận động đất nhỏ (gọi là tiền chấn). Ngoài ra, có thể quan sát các dấu hiệu thay đổi của trường địa vật lý, nhiệt độ, mực nước, sự biến dạng của vỏ Trái Đất. Đặc biệt, có thể dựa vào dấu hiệu động vật để biết được khả năng xảy ra động đất (trăn, rắn chui ra khỏi hang, cóc, nhái, chuột, ếch chui ra ngoài...). Ở Trung Quốc, đã từng biết được thời điểm xảy ra động đất nhờ vào các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, để biết được các dấu hiệu trên thì phải có hệ thống quan trắc. GS.TS Nguyễn Đình Xuyên và các cộng sự đang đề nghị thiết lập hệ thống quan sát để dự báo động đất ở Thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Hà Nội (chi phí đầu tư ban đầu cho Hà Nội khoảng 10 tỷ đồng và chi phí vận hành là 1 tỷ đồng/năm). Tô Lan
-
Khai bút đầu xuân Tân Mão. Sau khi là một ủng hộ viên bất đắc dĩ của phim 3D ( theo yêu cầu của con trai), Thế Trung có thêm câu chuyện vui về bom tấn 3D mới: TRON-the legacy sau bài viết về Avatar trước đây. Câu chuyện vui được kể ở phần đầu hi vọng sẽ gắn kết với những trao đổi ở phần sau nơi thể hiện chủ đề của bài viết này, nói trước như vậy mong người đọc them chút kiên nhẫn. Ra đời vào năm 1982, TRON được biết đến như một tác phẩm tiên phong sử dụng đồ họa vi tính với mật độ cao. Cho dù không quá thành công tại phòng vé (thu 33 triệu $ khi mà chi 17 triệu $ sản xuất) nhưng TRON vẫn xứng đáng đi vào lịch sử điện ảnh thế giới nhờ cuộc cách mạng kỹ xảo. 28 năm sau, câu chuyện tiếp tục được hãng Walt Disney phát triển và đưa lên màn ảnh rộng với TRON: Legacy. Có thể coi TRON: Legacy như là phần tiếp (sequel) nhưng lại có nội dung hoàn toàn độc lập với bộ phim gốc. Sau khi sinh Sam vài năm thì vợ Kevin mất, một mình ông phải vừa lèo lái tập đoàn Encom - nay đã là tập đoàn phát triển game và công nghệ mạnh nhất thế giới, vừa phải nuôi đứa con trai nhỏ tuổi ở nhà, vừa phải chăm chút cho thế giới ảo do ông tạo ra bên trong cỗ máy tính của mình ở phòng thí nghiệm đằng sau máy chơi game TRON ở khu trò chơi mà ông từng điều hành trước khi trở thành chủ tịch của Encom (Flynn's Arcade). Để bớt gánh nặng trong việc chăm chút cho The Grid (Mạng lưới), ông đã tạo ra một phiên bản kỹ thuật số của chính mình và đặt tên là CLU 2.0 (CLU 1.0 đã bị tiêu diệt trong TRON phần 1), và giao cho nó trọng trách kiến tạo The Grid thay cho mình, cùng với sự giúp đỡ của TRON (phần mềm bảo mật do Alan Bradley tạo ra, xuất hiện từ ở phần 1). Nhưng cuộc sống thật bộn bề đã khiến Kevin ngày càng xa rời The Grid và không thể tiếp tục thường xuyên quay lại thế giới này nữa, dồn tất cả trách nhiệm, gánh nặng đó sang cho CLU 2.0 và TRON. Ông quên rằng một ngày ở thế giới thật đã bằng 1 năm trong The Grid, và quãng thời gian vắng mặt "Đấng Sáng Tạo (The Creator)", có quá nhiều thứ đã xảy ra ở đây và một mình CLU 2.0 phải giải quyết hết sức vất vả. Mọi chuyện đặc biệt khó khăn khi bên trong The Grid bỗng nhiên xuất hiện 1 cộng đồng các programm - chương trình (người kỹ thuật số trong The Grid) tự phát sinh, chứ không hề do Kevin và CLU tạo ra. Cộng đồng này tỏ ra có khả năng tư duy độc lập và muốn tách ra khỏi thế giới chỉn chu, hoàn hảo, có trật tự mà CLU đã dày công tạo ra bao lâu. Kevin rất khoái chí với hiện tượng các chương trìh tự sinh ra thế này và muốn để mặc cho cộng đồng này tự phát triển một cách tự nhiên. Nhưng CLU 2.0 lại phản đối, nó muốn đưa cộng đồng này vào khuôn khổ giống như bao chương trình khác trong cái thế giới mà nó điều hành bấy lâu. Mâu thuẫn giữa CLU và Kevin lớn dần khi cộng đồng tự phát kia bắt đầu phản kháng lại sự điều hành của CLU và hắn bắt đầu sử dụng các biện pháp mạnh đối với cộng đồng này - các cuộc đấu game trong đấu trường và Derezz bớt những kẻ cứng đầu. (Derezz là thuật ngữ sử dụng thường xuyên trong phim, có nghĩa tương đương với việc 1 chương trình - người kỹ thuật số bị tiêu diệt, chết. Đây là từ viết tắt từ De-resolution, có nghĩa là giảm độ phân giải). CLU chất vấn trách nhiệm của Kevin - Đấng sáng tạo của The Grid khi ông vắng mặt quá lâu nhưng vẫn đòi kiểm soát cái thế giới mà rõ ràng là do một tay CLU tạo ra bấy lâu nay. Và đó là lúc câu chuyện của phim bắt đầu. Năm 1989, Kevin Flynn, một kỹ sư phần mềm sáng tạo và Giám đốc điều hành của ENCOM quốc tế, biến mất.Hai mươi năm sau, con trai của Kevin, Sam người trở thành cổ đông kiểm soát ENCOM sau khi cha mình biến mất không còn hứng thú với công ty ENCOM. Tuy nhiên sau khi một người bạn của cha mình và là một thành viên ban giám đốc ENCOM Alan Bradley tới thăm và chỉ cho Sam đến điều tra một khu vực bí ẩn có nguồn gốc từ khu vui chơi cũ của Flynn. Trong khi khám phá khu vui chơi cũ kỹ này, Sam phát hiện ra một phòng thí nghiệm máy tính bị che dấu và vô tình đưa mình vào lưới điện toán, một thế giới ảo bên trong máy tính. Sam bị bắt và đưa tới đấu trường game, nơi cậu phải đọ sức với Rinzler, nhà vô địch của các trò chơi. Trong trận đấu của họ, Rinzler thông báo rằng Sam không phải là một chương trình, mà là một người dùng. Rinzler đưa Sam đến gặp CLU, một bản sao kỹ thuật số của Kevin Flynn, ông chủ của mạng lưới điện toán. CLU gần giết Sam trong một trận đấu trước khi Quorra kịp giải cứu Sam. Đưa đến một nơi ẩn náu xa ngoài lưới điện, trong "Outlands," Sam gặp lại cha mình. Flynn giải thích rằng ông đã làm việc để xây dựng một hệ thống mới "hoàn hảo" và đã bổ nhiệm CLU là tác giả của nó. Sau khi làm việc nhiều, Flynn đã phát hiện ra một loạt các chương trình "thuật toán đẳng cấu" (ISO), có khả năng tự sinh sản và mang theo tiềm năng để mở khóa những bí ẩn về khoa học, tôn giáo, và y học. CLU coi Chương Trình này là một sự bất toàn và để phù hợp với chỉ thị của mình về "tạo nên hệ thống hoàn hảo", CLU phản bội Flynn và xóa sổ các ISO. Flynn cũng tiết lộ rằng trong khi ông trốn khỏi CLU, người có tham vọng để tiếp cận với thế giới thực, các cổng thông tin trở lại với thế giới thực sự đã đóng cửa, và ông trở thành một kẻ bị bắt trong sáng tạo của riêng mình cho đến khi Sam mở lại nó từ bên ngoài. (Vì CLU là bản sao của Flynn, nên Flynn không có cách nào hóa giải được CLU, ông tìm đến với tu Thiền như là phương pháp giảm quyền năng của CLU và kiến tạo cũng như bảo toàn Outlands – Cõi ngoài, ông dành thời gian nghiên cứu các sách cổ như Kinh Dịch để tìm ra cách giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan của mình,và ông cũng nuôi dạy Quorra.) Để trở lại thế giới thực, nơi tự mình có thể xóa sổ CLU, Sam trốn cha trở lại vào The Grid ( Mạng điện toán) để tìm một chương trình có tên là Zuse, người ông tin rằng có thể cung cấp thông qua về cổng thông tin an toàn. Ông chủ End of Line Club, Castor hóa ra chính là Zuse, và thay vì giúp đỡ, hắn đã phản bội và báo cho quân lính của CLU tới bắt Sam. Mặc dù Flynn và Quorra tới vừa kịp để giúp Sam thoát, Quorra bị thương nặng và Zuse đã nhanh tay cướp được đĩa chương trình gốc của Flynn ( mỗi nhân vật trong mạng lưới điện toán đều được gắn 1 đĩa hình tròn sau lưng giữ chương trình gốc của mình). Biết rằng chiếc đĩa này là chìa khó chủ của The Grid, Zuse cố gắng sử dụng nó để thương lượng với CLU, nhưng CLU lạnh lùng cướp đoạt nó và phá hủy câu lạc bộ. Flynn và Sam mang theo Quorra bị thương đi trên một tàu chở hàng hướng tới cổng. Trong khi Flynn chữa cho Quorra, ông tiết lộ Quorra chính là nhân vật sống sót cuối cùng ISO. Cả ba bất ngờ bị dừng lại tại một trạm trên một tàu chiến lớn và gặp Rinzler. Trong lúc Quorra cố gắng để đánh lạc hướng anh ta, Flynn nhận ra Rinzler chính là Tron lập trình lại ( với chiếc đĩa của Flynn – Tron). Ở một nơi khác trên tàu, CLU chỉ đạo quân đội của mình, thể hiện mong muốn của mình là bước vào thế giới thực và "hoàn hảo" nó. Sam cứu được Quorra từ Rinzler và lấy lại được đĩa của Flynn. Bộ ba thoát đi bằng một tàu con thoi trên không nhưng CLU phát hiện và đuổi theo, cùng với quân lính và Rinzler. Quorra và Sam sử dụng phương pháp làm rối loạn phương hướng và tấn công từ phía sau để bắn hạ hết quân lính của CLU. Trong khi Rinzler di chuyển để tiêu diệt tàu con thoi, đã bắt gặp ánh mắt của Flynn và đột nhiên lấy lại danh tính thật của mình là Tron và tuyên bố: "Tôi chiến đấu cho các người dùng," Tron cố tình va chạm với CLU và làm cả hai Chương Trình ngã nhào. CLU vật lộn thoát khỏi Tron và tạo ra một phản lực ánh sáng, bay ra đến cổng. Tron rơi vào biển mô phỏng, làm cho giáp áo của mình trở về màu xanh của nó ban đầu. Sam, Flynn và Quorra cuối cùng đến được cổng thông tin, nhưng tại đó họ gặp CLU đang chặn đường. Sau khi cố gắng giải thích với CLU, Flynn hy sinh thân mình để chấm dứt bế tắc, kéo CLU về phía anh ta và làm cả hai hợp nhất, trong khi Sam và Quorra sử dụng đĩa của Flynn đi thông qua các cổng thông tin về thế giới thực. Flynn và CLU hợp nhất gây ra một vụ nổ lớn. Quay lại trong tầng hầm của khu vui chơi của Flynn, Sam lưu bản sao lưu của lưới điện vào ổ đĩa flash của mình. Sau đó ông gặp Alan và nói với ông rằng Sam sẽ bắt đầu làm việc tại ENCOM, với vai trò là cổ đông kiểm soát, ông đưa Alan làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Quorra gặp Sam bên ngoài, và hai cùng lên xe máy phóng đi. Bộ phim kết thúc với Sam đưa Quorra đi xem mặt trời mọc, hình ảnh mà cô đã luôn mong muốn được nhìn thấy. Phần tóm tắt kịch bản phim này lấy từ wikipedia và diễn đàn hdvietnam – Thế Trung chỉ thêm vào những phần trong ngoặc do đã xem phim. Cũng trên Wikipedia có thông tin sau: “Bridges brought on board Bernie Glassman (http://en.wikipedia....ernard_Glassman), a Zen Buddhist, to consult on the story and add spiritual subtext." - Diễn viên Bridges mời nhà thiền tông Phật học Bernie Glassman đến tư vấn về cốt truyện và đưa vào các ẩn dụ tư tưởng. Việc này, chỉ sau này tìm hiểu tôi mới biết, còn ngay sau khi xem phim tôi đã nói với con trai mình, con có biết Tron là gì không – chính là TRÒN đó – đó là hình ảnh của Thái Cực. Việc có Bernie tư vấn đã khẳng định những ẩn dụ về Tron-Chân Tâm, CLU-vọng tâm và ISO-tình thương không chỉ là những trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên có một điều lạ là TRON tên chính của phim – hình ảnh ẩn dụ cao nhất có từ bộ phim gốc từ 1982 hình ảnh của chiếc đĩa chương trình gốc đồng nhất với hình TRÒN và là tượng của Thái Cực vẫn là một trùng hợp bí ẩn phải chăng đã nằm ngoài cả những toan tính của đoàn làm phim? Dùng ẩn dụ Tron-Chân Tâm, CLU-vọng tâm và ISO-tình thương đọc lại nội dung trên chắc cũng đã đủ thú vị và xứng đáng với số tiền bỏ ra để xem phim này, nhưng như là TRON sẽ còn tập tiếp theo, chúng ta hãy cùng khám phá thêm một chi tiết thú vị nữa – tại sao CLU đánh ngã được TRON xuống biển mà lại tan biến vào Flynn – vậy đâu là quyền năng cao nhất? Trong diễn đàn có lẽ nhiều cao thủ dễ dàng trả lời được câu hỏi này từ góc độ Phật học và Lý học, Thế Trung xin đóng góp từ góc nhìn toán học / khoa học hiện đại. TRON và CLU hay Chân Tâm và Vọng Tâm đều là những đại lượng vô tận, với đa số mọi người thì đã là vô tận thì chắc đều vô tận như nhau. Các nhà toán học thì nghĩ khác, Georg Cantor (1845-1918) nhà toán học vĩ đại người Đức – cha đẻ lý thuyết tập hợp hiện đại đã chứng minh được là: 1. Có nhiều sự vô tận bằng nhau: ví dụ sự vô tận của số tự nhiên và số nguyên ( khác nhau 1 số 0) là như nhâu, sự vô tận của số tự nhiên và số hữu tỉ ( phân số) cũng là như nhau – phương pháp chứng minh đơn giản là ánh xạ 1-1. 2. Nhưng có những sự vô tận lớn hơn sự vô tận khác: đó là sự vô tận của các số vô tỉ ( căn 2, hay số Pi) lớn hơn sự vô tận của số tự nhiên – vì không thể ánh xạ được. 3. Và hay hơn nữa: một tập hợp bất kỳ đều tìm được một tập hợp lớn hơn nó – có vô tận các vô tận Ta tạm dừng ở đây và thử xét về TRON và CLU – CLU có thể hoàn hảo hóa được thế giới hay không – điều đó phụ thuộc vào định nghĩa thế giới nào – nếu thế giới đó dù là vô tận nhưng nhỏ hơn sự vô tận của CLU thì chắc hẳn việc này khả thi – CLU sẽ kiểm soát được thế giới số tự nhiên dễ dàng – nhưng khi ISO ra đời – hay còn gọi là số vô tỉ thì CLU không thể hoàn thành được sứ mệnh của nó. Người canh gác TRON không có quyền năng khống chế CLU, thậm chí bị CLU biến thành tay sai, nhưng căn nguyên của TRON vẫn luôn ở đó, chỉ cần được hé mở tiếp xúc với chân lý, nó trở về ngay. Flynn luyện thiền phải chăng là một cách để dần cứu lại TRON? Quay trở lại toán học, Cantor cũng chứng minh được - một chứng minh mà ông cho là điên rồ – rằng số điểm trên một đường thẳng bằng với số điểm trên một đoạn thẳng ( chắc ai cũng biết đường thẳng là đoạn thẳng kéo dài vô tận về 2 phía) – và rộng hơn nữa số điểm của một hình đa chiều liên tục cũng chỉ bằng số điểm trên một đoạn thẳng ( dù nhỏ bé đến đâu chỉ cần > 1 điểm) mà thôi. Thái Cực – sinh lưỡng nghi rồi trùng trùng duyên khởi – phải chăng vô tận mà thực ra chỉ là lưỡng nghi khác Thái Cực một chút mà thôi. Thế còn Thái Cực là vô tận gì? Cantor nổi tiếng về một nghịch lý khác nữa – một nghịch lý làm đau đầu đến phát điên ( theo nghĩa đen) nhiều nhà toán học: Tập hợp của tất cả các tập hợp trên đời là cái loại gì? Nếu nó lớn nhất thì mâu thuẫn với định lý 3. ở trên nhưng nếu nó chưa lớn nhất thì còn cái gì lớn hơn được nó nữa? Không lớn – không bé – không hình tướng ….. Nghịch lý này cùng với một giả thuyết về sự liên tục của vô tận ( chứng minh rằng giữa sự vô tân của số vô tỷ và vô tận của số tự nhiên không tồn tại của một loại vô tận nào khác – hoặc có) là một đánh đố toán học của thế kỷ 20 đến khi Godel và Paul Cohen chứng minh được rằng giả thuyết này không thể chứng minh được bằng nền tảng toán học hiện tại. Georg Cantor, Godel được cho là đã chết trong sự điên và hoảng loạn, một định mệnh cho những nhà khoa học về vô tận. Nhưng vẫn còn đó cái gốc của Cantor, những người thực hành Kabbalah. Trên đây là những đồ hình Kabbalah, và dưới đây là một biểu hiện khác trên đĩa tròn: Sách Zohar cuốn sách quan trọng nhất về Kabbalah đưa ra khái niệm "Ein Sof" được định nghĩa như sau: “ Before He gave any shape to the world, before He produced any form, He was alone, without form and without resemblance to anything else. Who then can comprehend how He was before the Creation? “ "Trước khi Người ban cho bất kỳ hình dạng cho thế giới, trước khi Người tạo ra bất kỳ hình tướng nào, Người đã một mình, không có hình và không giống với bất cứ điều gì khác. Ai đó có thể hiểu như thế nào về Người trước khi mọi việc được tạo ra? “ Để kết thúc bài viết đã dài, chỉ xin đặt Kabbalah bên cạnh những hình ảnh từ blog của chú Thiên Sứ: Xin quí vị tiếp tục quán xét. Trân trọng Thế Trung
-
Kính gửi chú Lãn Miên và các cao thủ chữ Hán, Nôm trên diễn đàn. Trong gia đình Thế Trung có nhà bác ở tại một ngôi nhà có nhiều chuyện không may. Ngoài những yếu tố phong thủy thì trên cửa chính ra vào có 2 hàng chữ sau, mỗi bên cửa có 4 chữ: Nhìn từ ngoài vào lần lượt là: Cánh Trái từ trên xuống, 1. trên cùng 2. ô giữa: Ô thứ 3: Ô cuối - phần dưới cửa: Cánh PHẢI từ trên xuống, 1. trên cùng 2. ô giữa: Ô thứ 3: Ô cuối - phần dưới cửa: Rất mong được các cao thủ giảng nghĩa đây là những chữ gì, ý nghĩa gì và tốt xấu thế nào cho ngôi nhà. Trân trọng Thế Trung
-
Trong bữa cơm gia đình, kiến trúcsư Lê Thành Vinh có nói với tôi về một ngôi chùa lạ lắm,chùa Vô Vi - là dự án đầu tiên ông tu bổ khi ra trường mà mấy chục năm rồi vẫncòn nhiều ấn tượng. Trong nhiềuđiểm đặc biệt của ngôi chùa này, có một điểm lạ là chùa Việt Nam thường có “bờ nóc”, riêng tháp cao nhất của chùa Vô Vi lại khôngcó, mà không có “bờ nóc” thì sẽ vô hướng. Tháp cao nhất này cũng như được làm thêm như dựa vào chùa chính. Trước kia trong tháp còn mộtbức tranh dân gian lạ nhưng bị phá mất rồi. Từng đấy thôngtin đã đủ một lí do cho chuyến đi ngày chủ nhật …và dự cảm một điều gì đó. Gia đình tôi lên đường, cách Hà Nội 20km nênchuyến đi đơn giản, nhưng trước khi đến được chùa Vô Vi thì một cách tình cờchúng tôi ghé vào chùa Long Tiên: Một ngôichùa thật yên ả, nhất là trong bối cảnh cả làng đang hội ở chùa Trầm cách có mấytrăm mét. Nhìn từtrong ra Cạnh chùacó Quán Voi nghe sư thày nói thiêng lắm Và rồi chúng tôi đến chùa Vô Vi: Leo một mạch– để tìm ngọn tháp lạ đó, đi qua các tháp tổ: Đến nơi rồi, những cột đá cổ kính trên mặt đất nhỏ, cảnh vậtxung quanh lấp ló tuyệt đẹp Nhưng ở đây phải có gì chứ? Trước khi bị kéo vào khung cảnh lạ lùng xung quanh với cây, núi, ruộngđồng … tôi ngước lên ... và thấy: Rõ hơn: Nắm được vấnđề rồi, tôi quay sang chụp ảnh cảnh vật: LênInternet thì tìm được thông tin này: Chùa Vô Vi Loại Chùa Địa chỉ hiện nay Phụng Châu -Chương Mỹ - Hà Nội Ngôi chùa nằm trên núi Vô Vi, đối diện ở phía Bắc núi Tử Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Tương truyền chùa do một thủ lĩnh trong 12 sứ quân là Trần Văn Tăng đãđến mai danh ẩn tích, xuất gia giảng đạo rồi xây dựng lên. Thời Tiền Lê, chùaxây dựng ở chân núi Trạo (980-1004) là Phúc Trù tự. Thời nhà Trần, chùa đượcxây ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514)chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự. Từ trên chùa, du khách cũng có thể nhìn thấy đồng quê trù phú của một vùngven sông Đáy và tận hưởng cảm giác thanh bình cùng với không khí trong lành. Hiện ở trên núi còn một bia đá khắc bài thơ của Trần Văn Tăng được viếtbằng chữ Nôm như sau: Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự Thuỳ kỳ huyền sư đạo sĩ Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai Đem cảnh thanh u đặt giữa trời Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ Độ đời còn độ đức Như Lai Mượn nền đá phẳng đề dăm bận Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi Cảnh vị vị người, người lại lại Đã vô vi khéo cũng lôi thôi. Rời Vô Vi,chúng tôi đi tiếp tới chùa Trầm – nơi hội làng đang mở rất to – rồi đến chùaTrăm Gian. Cảnh đâu cũng đẹp nhưng vẫn ấn tượng nhất với Vô Vi Tự, mãi sau bàxã còn hỏi – sao trần tháp cao thế mà lại có hoa Cúc tươi? Trân trọng Thế Trung