TheTrung

Vô Vi Tự

6 bài viết trong chủ đề này

Trong bữa cơm gia đình, kiến trúcsư Lê Thành Vinh có nói với tôi về một ngôi chùa lạ lắm,chùa Vô Vi - là dự án đầu tiên ông tu bổ khi ra trường mà mấy chục năm rồi vẫncòn nhiều ấn tượng.

Trong nhiềuđiểm đặc biệt của ngôi chùa này, có một điểm lạ là chùa Việt Nam thường có “bờ nóc”, riêng tháp cao nhất của chùa Vô Vi lại khôngcó, mà không có “bờ nóc” thì sẽ vô hướng. Tháp cao nhất này cũng như được làm thêm như dựa vào chùa chính. Trước kia trong tháp còn mộtbức tranh dân gian lạ nhưng bị phá mất rồi.

Từng đấy thôngtin đã đủ một lí do cho chuyến đi ngày chủ nhật …và dự cảm một điều gì đó.

Gia đình tôi lên đường, cách Hà Nội 20km nênchuyến đi đơn giản, nhưng trước khi đến được chùa Vô Vi thì một cách tình cờchúng tôi ghé vào chùa Long Tiên:

Posted Image

Một ngôichùa thật yên ả, nhất là trong bối cảnh cả làng đang hội ở chùa Trầm cách có mấytrăm mét.

Nhìn từtrong ra

Posted Image

Cạnh chùacó Quán Voi nghe sư thày nói thiêng lắm

Posted Image

Posted Image

Và rồi chúng tôi đến chùa Vô Vi:

Posted Image

Leo một mạch– để tìm ngọn tháp lạ đó, đi qua các tháp tổ:

Posted Image

Đến nơi rồi, những cột đá cổ kính trên mặt đất nhỏ, cảnh vậtxung quanh lấp ló tuyệt đẹp

Posted Image

Nhưng ở đây phải có gì chứ? Trước khi bị kéo vào khung cảnh lạ lùng xung quanh với cây, núi, ruộngđồng … tôi ngước lên ... và thấy:

Posted Image

Rõ hơn:

Posted Image

Nắm được vấnđề rồi, tôi quay sang chụp ảnh cảnh vật:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

LênInternet thì tìm được thông tin này:

Chùa Vô Vi

Loại

Chùa

Địa chỉ hiện nay

Phụng Châu -Chương Mỹ - Hà Nội

Ngôi chùa nằm trên núi Vô Vi, đối diện ở phía Bắc núi Tử Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Tương truyền chùa do một thủ lĩnh trong 12 sứ quân là Trần Văn Tăng đãđến mai danh ẩn tích, xuất gia giảng đạo rồi xây dựng lên. Thời Tiền Lê, chùaxây dựng ở chân núi Trạo (980-1004) là Phúc Trù tự. Thời nhà Trần, chùa đượcxây ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514)chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự.

Từ trên chùa, du khách cũng có thể nhìn thấy đồng quê trù phú của một vùngven sông Đáy và tận hưởng cảm giác thanh bình cùng với không khí trong lành.

Hiện ở trên núi còn một bia đá khắc bài thơ của Trần Văn Tăng được viếtbằng chữ Nôm như sau:

Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự

Thuỳ kỳ huyền sư đạo sĩ

Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai

Đem cảnh thanh u đặt giữa trời

Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ

Độ đời còn độ đức Như Lai

Mượn nền đá phẳng đề dăm bận

Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi

Cảnh vị vị người, người lại lại

Đã vô vi khéo cũng lôi thôi.

Rời Vô Vi,chúng tôi đi tiếp tới chùa Trầm – nơi hội làng đang mở rất to – rồi đến chùaTrăm Gian.

Cảnh đâu cũng đẹp nhưng vẫn ấn tượng nhất với Vô Vi Tự, mãi sau bàxã còn hỏi – sao trần tháp cao thế mà lại có hoa Cúc tươi?

Trân trọng

Thế Trung

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Cảm ơn Thê Trung rất nhiều. Khám phá rất quan trọng. Một hình Âm Dương Việt rất điển hình và cái quan trọng nhất chính là sự đối xung Càn Khôn và bên cạnh là quái Chấn nếu nhìn từ trong ra

Nhưng Thế Trung làm ơn cho hỏi: Những cánh hoa cúc đó dính trên trần nhà à? Hôm nào cho tôi đi lên đây được không?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng cánh hoa Cúc dính vào trần nhà chú ạ. Chú gọi điện cho cháu ngay nhé để đi luôn.

Trân trọng

Thế Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Cảm ơn Thê Trung rất nhiều. Khám phá rất quan trọng. Một hình Âm Dương Việt rất điển hình và cái quan trọng nhất chính là sự đối xung Càn Khôn và bên cạnh là quái Chấn nếu nhìn từ trong ra

Nhưng Thế Trung làm ơn cho hỏi: Những cánh hoa cúc đó dính trên trần nhà à? Hôm nào cho tôi đi lên đây được không?

- Tôi đi đền, chùa...cũng nhiều và một đặc điểm rất quan trọng là hầu như những ngôi đền chùa cổ ở các làng quê thì hình âm dương toàn như thế cả. Bát quái cũng vậy. Ngay ngày đầu tháng vừa rồi tôi vào AM TIÊN (Huyệt khí quốc Gia) một địa danh linh thiêng của đất Việt tại Triệu Sơn, Thanh Hoá cũng thế. Thậm trí ngày cả những hình âm dưong mới xây đắp cách đây vài năm cũng vậy. Phải chăng trong dân gian những hình tượng của cổ nhân và nền minh triết nước nhà đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Tôi đi đền, chùa...cũng nhiều và một đặc điểm rất quan trọng là hầu như những ngôi đền chùa cổ ở các làng quê thì hình âm dương toàn như thế cả. Bát quái cũng vậy. Ngay ngày đầu tháng vừa rồi tôi vào AM TIÊN (Huyệt khí quốc Gia) một địa danh linh thiêng của đất Việt tại Triệu Sơn, Thanh Hoá cũng thế. Thậm trí ngày cả những hình âm dưong mới xây đắp cách đây vài năm cũng vậy. Phải chăng trong dân gian những hình tượng của cổ nhân và nền minh triết nước nhà đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân.

Hoàn toàn đúng như vậy! Điều này cho thấy nền văn hiến Lạc Việt có một tư duy minh triết phi Hán trong việc lý giải nội dung căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành và siêu công thức của nó là Bát quái. Sự phục hồi những giá trị của nền văn minh này đã chỉ thẳng đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây có thể là hình ảnh âm dương ngay trong sách "MAO SƠN PHÙ LỤC ĐẠI TOÀN_quyển 1" của phái Mao Sơn thuộc Hán tộc. Nếu chúng ta bỏ "Con mắt" trong hình âm dương chúng ta sẽ thấy ngay điều gì đó. Tôi đưa lên đây để anh em tham khảo.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay