Thích Đủ Thứ
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
370 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Thích Đủ Thứ
-
Thắc mắc về câu: ĐỒNG TRỤ CHIẾT, GIAO CHỈ DIỆT Chẳng là từ sau hôm nhìn thấy lễ nghi gì đó chỗ tượng đài Lý Thái Tổ, nhìn cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chợt nhớ tới 1 vật phẩm được coi là đại diện cho lịch sử và văn hóa Việt Nam: trống đồng! Nhớ lại hồi 1000 năm Thăng Long, có được dự 1 buổi đúc trống và xử lý sau khi đúc, gõ thử thấy kêu không to hơn gõ nồi quân dụng Liên Xô bao nhiêu. Lòng tự bảo lòng buồn thay cho lớp con cháu, có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật mà chẳng thể tái hiện được truyền thống cha ông. Phải chăng cùng với sự thất truyền của kỹ thuật đúc đồng và sự biến mất của trống đồng ra khỏi các lễ nghi chính thức, nền văn minh Lạc Việt bắt đầu chìm nổi từ đây? Nhớ lại truyền thuyết về Mã Viện, sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, đem toàn bộ khí giới và các vật phẩm bằng đồng đúc nên 1 cột đồng to lớn, trên khắc 6 chữ thật lớn: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt. Di tích cột đồng đó hiện nay không rõ ở đâu, nhưng sử gia bao đời của đất Việt vẫn đau đáu coi đây là mốc bắt đầu của thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Nhưng liệu cách hiểu đó đã đúng với lịch sử hay chưa? Hãy đi tìm 1 cách hiểu khác! Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt, chỉ có 6 chữ gọn gàng đó nhưng khắc sâu vào tim óc con dân Lạc Việt bao đời. Người ta vẫn hiểu câu này nghĩa là: Cột đồng này mất thì Giao Chỉ bị diệt. Tuy nhiên, cách hiểu này cực kỳ khó hiểu về logic: Mã Viện khi đó đã thắng Hai Bà Trưng và biến nước ta thành châu, quận (Giao Chỉ), vậy thì cột đồng đó phải là mốc đánh dấu chiến thắng vẻ vang của ông ta chứ! Nếu vậy tượng đài phải ghi theo kiểu: Đồng trụ THÀNH, Giao Chỉ DIỆT ... chứ tại sao lại CHIẾT? Hãy suy luận từ vế thứ 2, nếu dân Giao Chỉ không muốn bị DIỆT thì phải bảo vệ ĐỒNG TRỤ khỏi CHIẾT. Vậy rõ ràng ở đây có 1 cái gì đó đã bị đánh tráo! Phải chăng ĐỒNG TRỤ không phải là cái cột đồng có khắc 6 chữ đó? Nhìn lại hình vẽ trên mặt trống đồng Đông Sơn, ta có thể thấy có 1 điều đặc biệt là mô tả bản thân trống đồng được đánh bởi hai người khi nằm trên mặt đất. Điều này khác xa so với các loại trống, chiêng hiện tại. Và tại 1000 năm Thăng Long, thèm lắm nghe được âm thanh đích thực của trống đồng nhưng cuối cùng cũng chỉ được nghe thứ âm thanh giả dối từ tiếng cồng, chiêng qua sự trợ giúp của kỹ thuật điện tử. Hơn 100 chiếc trống được đúc ra, được nâng niu đó không cái nào cất nổi âm thanh của dòng giống Lạc Hồng! Từ cái tư thế đặc biệt của trống đồng, đánh khi đặt trên mặt đất như vậy, chợt giật mình liên hệ với câu ĐỒNG TRỤ CHIẾT, GIAO CHỈ DIỆT trên cột đồng Mã Viện. Phải chăng với cái tư thế đặc biệt của trống đồng, người ta gọi nó là ĐỒNG TRỤ! Và khi Mã Viện cho gom hết trống đồng cũng như đồ thờ khí về để đúc nên tượng đài chiến thắng của mình, Mã Viện đã hàm ý rằng, diệt đi nền văn hóa trống đồng sẽ diệt được cái mầm họa Giao Chỉ? Và hàng ngàn năm sau, người ta chỉ hiểu thô thiển ĐỒNG TRỤ là cái cột do Mã Viện đúc nên? Nếu so thời kỳ Hùng Vương rực rỡ với lịch sử dân tộc kể từ khi Hai Bà Trưng thất thủ thì đúng là khi còn trống đồng, đất nước còn cường thịnh. Sau khi mất trống đồng, con Lạc cháu Hồng ly tán, kẻ nhận giặc làm cha, người phải ly hương bảo tồn nòi giống. Và những giá trị văn hóa, tinh thần cứ phải ẩn sâu, lùi sâu vào các câu chuyện cổ tích, thần thoại để truyền lại cho con cháu đời sau! Hôm nay nhậu cả ngày, tinh thần không được thoải mái, đầu óc không được minh mẫn, có gì ngày mai sửa lại :D :D :D
-
Cụ Nguyễn Trãi từng viết: Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Giờ đã sắp đến cực điểm chưa chú?
-
Chú ơi, anh Minh Xuân ở HN mà! :D Hôm nào chú ra HN chú cho phép cháu mời chú cafe nhé! :D
-
Một cuộc điều tra bất ngờ về học sinh THPT: Kết quả trớ trêu Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe. Thầy giáo Trần Đình Trợ Đó là thực tế đáng buồn mà thầy Trần Đình Trợ, giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã chia sẻ với PV Infonet liên quan đến một khảo sát về kỹ năng sống mà thầy vừa tiến hành. Báo điện tử Infonet xin được dẫn lại nội dung cuộc điều tra của thầy: “Mình thử làm một điều tra "xã hội học" nhỏ về học sinh một lớp chọn 12 của trường mình: 1. Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe. 2. Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi "chó ngoi nác lụt" (Chó ngoi nước lụt - PV). Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn "xuống nước, ba ngày sau mới nổi". 3. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có rửa bát. 4. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình. 5. Có 45/45 em đọc sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi. 6. Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước. Chắc các em sẽ toại nguyện.” Sau khi nội dung của khảo sát thú vị này được đăng tải trên trang cá nhân Facebook của thầy Trợ, thì chỉ sau vài giờ đồng hồ đã có rất nhiều người ủng hộ và chia sẻ về những con số đáng buồn đó. Trao đổi với PV Infonet, thầy Trợ cho biết, điều tra trên cho một kết quả không bất ngờ với bản thân thầy nhưng lại rất trớ trêu. “Quả thật là trớ trêu khi sau khi học xong phổ thông và ĐH, các em sẽ phải lăn lộn kiếm sống bằng chính những kỹ năng mà mình đã khinh thường và bỏ qua khi đang ngồi trên ghế nhà trường”, thầy Trợ chia sẻ. Bàn về câu chuyện kĩ năng sống, thầy Trợ cho biết, học sinh thời trước, thường xuyên tham gia lao động kiếm sống với gia đình. Học sinh ít phải học thêm, cùng đó các trò chơi điện tử, vô tuyến, internet chưa có, nên ngoài lao động giúp bố mẹ thì các em còn thời gian cho các trò chơi bổ ích, lành mạnh khác. Nhưng ngày nay, điều kiện kinh tế tốt hơn, phụ huynh có một ước mơ là các con học để thoát li lao động sản xuất. Vì vậy, gần như họ không cho con mình động tay động chân tới bất cứ việc gì. Và khi mà các địa điểm như sân bóng, ao hồ, bãi cỏ để các em vui chơi dần bị thu hẹp, thì các nhà hàng, quán nét, hay thậm chí là nhà nghỉ lại trở thành nơi lui tới của nhiều học sinh. Trong khi đó, các thầy cô và nhà trường chạy theo bệnh thành tích và vì vụ lợi muốn có tiền dạy thêm nên tìm mọi cách nhồi kiến thức cho học sinh. Điều này đã “cướp” mất gần như toàn bộ thời gian vui chơi, thời gian sống với xã hội, sống với gia đình của các em. Nền giáo dục lại chạy theo nhu cầu giả tạo của dân (học để thoát li lao động) bằng cách mở thêm các trường CĐ và ĐH đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… mà không có công việc cho họ sau khi ra trường, sẽ dẫn đến cảnh thất nghiệp tràn lan. Theo thầy Trợ, chính nạn thất nghiệp này đã làm lộ rõ một điểm yếu căn bản của học sinh: “Đó là kĩ năng sống quá kém. Trước đây, tốt nghiệp ĐH xong là có việc làm, thì sự yếu kém về kĩ năng sống còn ít bộc lộ. Ngày nay, tốt nghiệp ĐH xong, khi bị ném vào cuộc sống mới thấy sự "lơ ngơ như bò đội nón” của rất nhiều các cậu ấm cô chiêu”. Thầy Trợ chia sẻ: “Tôi muốn nhắn gửi tới học sinh, phụ huynh (cấm con đọc sách truyện, cấm làm việc tay chân… để học) nhưng đặc biệt là gửi đến các nhà hoạch định chính sách giáo dục một thông điệp: Nền giáo dục của ta đang lạc lối rất xa rồi”. Thanh Hùng http://infonet.vn/mot-cuoc-dieu-tra-bat-ngo-ve-hoc-sinh-thpt-ket-qua-tro-treu-post149079.info
-
Bọn cháu ở quê thì toàn diện hơn. Lớp 12 thì toàn bộ đi xe đạp, con trai hầu hết biết sửa xe đơn giản như vá săm, thay má, rút phanh. Cơm nước bơi lội thì là chuyện đương nhiên với con trai nhưng hầu hết con gái ko biết bơi :P Sinh nhật sinh nhẽo, thời gian đọc sách là xa xỉ vì sáng đi học chiều ra đồng, tối về học quáng quàng 2~3h là buồn ngủ díp mắt. Học phụ đạo ko có mà là học thêm, học nghề chỉ để cộng điểm thi tốt nghiệp.
-
Cháu ko tìm thấy tuyên bố của VP CP hay VP CTN về vấn đề này nhưng có bài báo này cháu nghĩ là có thể lấy tạm làm căn cứ ạ: http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20110911/tran-lan-web-mao-danh-lanh-dao/455316.html
-
Đồng bào H'mong dùng thành ngữ: buộc đuôi cho ngựa đá nhau! :P
-
Cháu xin lưu ý chú Thiên Sứ và anh Phamhung là trang web nói trên là 1 trang web mạo danh nhé! Về chuyện của anh Thắm, cháu có vinh hạnh biết anh ấy từ thời anh ấy về mua Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng. Nhìn từ góc độ chuyên môn, những người hiểu chuyện sẽ không bất ngờ về tính chất của sự việc, có chăng chỉ là thời điểm diễn ra sự việc. Ngoài anh Thắm thì còn nhiều người nữa liên đới cũng như nhiều người khác ở vị thế tương tự đang lo sốt vó vì không biết bao giờ sẽ đến lượt mình. Chuyện trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết là chuyện thường tình, xưa nay đâu hiếm. Vấn đề là con trâu nào trụ lại cuối cùng thôi. Ngoài chuyên môn, cháu có cảm giác khuôn mặt của anh ấy có những nét không cân phân, đặc biệt là khu vực trung đình: mắt, ấn đường, lông mày, cánh mũi... Thứ nữa da thô, tóc rễ tre xoăn, dày nhưng khá trắng so với người thuộc cách này liệu có phải nét bất cập về hình tướng không ạ? Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy... trong trước hợp này cháu nghĩ hội hợp cả 3 mới dẫn đến kết cục bất ngờ như vậy! Trân trọng!
-
Phải chăng chính là do đổi chỗ Tốn Khôn hả chú?
-
Không phân tích yếu tố chính trị, đứng trên giác độ Lý học thì người này có thể là thủ lĩnh thực sự của phong trào biểu tình tại Hong Kong hay không và tương lai của người này và phong trào biểu tình sẽ như thế nào?
-
Quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc đến Việt Nam Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay đến Việt Nam và dự kiến trao đổi về tình hình căng thẳng trên Biển Đông với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh. Đối thoại cấp cao Việt - Trung bàn về Biển Đông Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay tới Việt Nam trong cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt - Trung. Ông Dương từng làm bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và nay là quan chức cấp cao phụ trách lĩnh vực này. Ảnh: Reuters. Ông Dương có mặt tại Nhà khách Chính phủ vào sáng nay, trong chuyến đi công tác của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương. Đây là ủy ban cấp chính phủ, nhằm thúc đẩy và giải quyết các vấn đề giữa hai nước. Ảnh: AP. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) hội đàm với ông Dương Khiết Trì. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, các cuộc gặp dự kiến đề cập đến vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Reuters. Chuyến đi của ông Dương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa chính phủ hai nước, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: Reuters. Ông Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm sáng nay tại Hà Nội. Trước đó, SCMP dẫn lời Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho biết đây là một phiên họp thường kỳ để trao đổi về vấn đề hợp tác, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì chủ đề chính sẽ tập trung vào tình hình ở Biển Đông. Ảnh: Reuters. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại buổi hội đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 6/5 từng điện đàm với ông Dương, phản đối việc giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam. Trong ảnh là quang cảnh buổi hội đàm giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương Việt - Trung hôm nay. Ảnh: Reuters. Như Tâm
-
Một người bạn của cháu dự báo chậm nhất 19/05 ÂL sẽ có cơn bão/áp thấp đầu tiên ngay trên vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan này! :D
-
Con này gọi là cá sấu mõm dài, cá hỏa tiễn... có nguồn gốc từ châu Mỹ mà! Trong loạt chương trình River Monster, chuyên gia Jeremy Wade gọi nó là Aligator Gar :D
-
Không có lửa làm sao có khói! Sự thật vẫn là sự thật! Muốn không mang tiếng hãy thay đổi đi!
-
Đọc những dòng này của chú, không hiểu sao cháu cứ nghĩ đến tích cổ "Hàn Tín luồn trôn" :D Nếu Hàn Tín ko luồn trôn anh hàng thịt thì chưa chắc đã gây được sự nghiệp lẫy lừng. Và dù đã có sự nghiệp lẫy lừng không nhớ đến bài học luồn trôn là bước ngoặt nên mới phải thảm tử! Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!
-
Cháu ko dám đánh giá là thật hay giả, nếu thật thì tỷ lệ cao hay thấp nhưng cháu chỉ thấy thế này: Nếu đã xác định tỷ lệ chính xác <100% thì tại sao ko dùng các công cụ hỗ trợ như xét nghiệm ADN của pháp y quân đội để nâng cao tỷ lệ chính xác lên? Việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ là việc làm thiêng liêng, thử hỏi với tỷ lệ đúng trên dưới 50% thì với 10.000 ngôi mộ, 5.000 trường hợp các ban ngành, gia đình đã đem thứ gì về thờ cúng? Vấn đề VTV đặt ra là đúng, là trúng nhưng cách đặt vấn đề thay vì xoáy vào trường hợp "có mùi" là "cậu Thủy" và NH CSXH thì lại khiến mọi người chú ý vào chị Phan Thị Bích Hằng (có lẽ 1 phần tại chị ấy nổi tiếng quá :D). Vấn đề được khơi ra rồi, ko biết có được giải quyết rốt ráo hay lại để lâu thành bùn đây :D Mong là ko phải vì sức ép lấy lại hình ảnh sau lễ tang cụ Giáp mà VTV phải hái cả quả non mời khán giả :D
-
Liệu có phải là "tiết liệt khả phong" ko nhỉ? :D
-
Hôm nay nhận được link xem bài này, không biết nói sao nữa: http://tv.vtc.vn/594...i-bich-hang.htm Video VTV 'vạch mặt' nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng 24/10/2013 11:00 (VTC News) - Trong chương trình Trở về từ ký ức số mới nhất, VTV đã vạch mặt khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng. Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất. Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. Và 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao. Xem Video: P.V
-
Bạn phải nhớ câu nói quen thuộc của người Việt: nhập gia tùy tục. Mặc dù chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc được lên lịch từ trước, nhưng khi có quốc tang thì hoàn toàn có thể thay đổi cơ mà! Người Trung Quốc vẫn tự nhận là tác giả của nền văn minh Hoa Hạ, với Thi, Thư, Lễ, Dịch thì phải hiểu Lễ chứ? Nếu tôi là người có thẩm quyền, tôi sẽ cho anh bạn lớn làm toán trắc nghiệm chọn 1 trong 4 đề: 1. Sang sớm 1 ngày, tôi sẽ đón tiếp hạn chế, bố trí cho anh vào viếng ngày hôm sau và khi hết quốc tang, tôi sẽ đón tiếp trọng thị; 2. Sang đúng ngày theo kế hoạch, tôi đón tiếp hạn chế nhưng các chương trình tiếp theo vẫn như kế hoạch; 3. Sang muộn 1 ngày, tôi đón tiếp theo chương trình đã lên; 4. Dời chuyến thăm lại, thời gian cụ thể sẽ thu xếp qua đường ngoại giao.
-
Chú ơi, chú thử làm 1 quẻ xem liệu mấy ông diều hâu cộng hòa ở hạ viện có nhượng bộ mấy ông dân chủ ngủ gật ở thượng viện không ạ? Mẽo mà vỡ nợ thì nhiều người ra đứng đường, trong đó nặng nề nhất là các quỹ an sinh xã hội của Mẽo với lại 2 nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản :D
-
Cháu nghĩ đơn giản thế này ạ: Sông suối núi rừng hình thành từ hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu năm nay. Con người khai thác theo phương thức truyền thống các sản vật của tự nhiên thì nằm trong giới hạn của tự nhiên tự điều chỉnh được. Tuy nhiên, những gì con người định làm như thủy điện sẽ vượt quá khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên, phá hỏng sự cân bằng đã tồn tại hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu năm qua thì xung đột xảy ra và thiệt hại là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra thì vài trăm năm nữa, những công trình của sự ảo tưởng "chinh phục tự nhiên" đó sẽ chẳng còn lại gì. Và sau vài ngàn, vài vạn năm nữa, dòng sông sẽ lại hiền hòa chảy, các đập bê tông sẽ chỉ tạo thêm vài ghềnh thác cho con sông thôi. Điều đáng tiếc nhất là đất đai được cải tạo trong hàng ngàn năm nhờ công sức của bao thế hệ bị lãng phí và lại phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới có thể quay trở về tình trạng gần như trước kia được!
-
Tự nhiên cháu có liên tưởng thôi, vì cháu nhớ đến bãi đá cổ Sapa cũng có những hình chấm - gạch như vậy. Sapa là nơi mà trong cuộc thiên di của mình, người Việt chắc chắn sẽ đi qua. Nghệ An lại là nơi theo truyền thuyết được ghi nhận hiện nay, là nơi An Dương Vương sau khi thua trận đã chở Mỵ Châu chạy trốn vào đến đó thì chém con và đi xuống biển.
-
Không biết đây có phải chữ Việt cổ không nhỉ?!!! Phát hiện phiến đá cổ có nhiều ký tự lạ - Quá trình khảo sát tại núi lèn Bò, bản Yên Hòa (xóm 12, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An), đoàn cán bộ đã phát hiện ra 3 hang động phía trong có nhiều hiện vật liên quan đến người Việt cổ như: công cụ ghè đẽo, đồ gốm, vỏ ốc, tro, xương, thổ hoàng... đặc biệt là phiến đá cổ có khắc hình người kèm theo nhiều ký tự lạ. Chật vật hút khách thật, bảo tàng dùng 3D để hút khách ảoChuẩn bị khai quật khảo cổ tại khu vực Đàn Xã Tắc Đoàn khảo sát đang tiến hành đo vẽ hiện trạng phiến đá bia ở Hang Bò. Ngày 17/8, Phòng Văn hóa huyện Anh Sơn và các nhà khoa học thuộc BQL Di tích và danh thắng Nghệ An đã tiến hành khảo sát các di tích trên địa bàn xã Hoa Sơn. Di chỉ hang lèn Bò được xác định bao gồm 3 hang đá có diện tích tương đối rộng nằm trong hệ thống núi Lèn Bò. Hang lớn nhất có kích thước cao 34m, rộng 46m, sâu 18m đến 20m,. Hang nhỏ nhất có chiều cao 5m, rộng 10m, sâu 15m, trần hang cao 5m, phía trong có nhiều ngách hang nhỏ và nhiều lối ra. Các hang đều hướng ra thung lũng, phía trước có dòng suối tự nhiên chảy qua. Trong các hang có nhiều vỏ ốc, xương động vật, đồ gốm, công cụ ghè đẽo như rìu đá, cuội, thổ hoàng, đặc biệt là phiến đá khắc hình người và các ký tự cổ. Dấu tích được cho là giường ngủ của người Việt cổ ở Hang Bò. Phiến đá lạ này nằm ở phía cửa hang phía Nam của lèn Bò, đây là một phiến đá lớn, bằng phẳng, có chiều cao 2,8m, đỉnh rộng 0,9m, đáy rộng 2,8m. Dấu hiệu ban đầu cho thấy, đây là một tấm đá tự nhiên, bị nứt ra từ một khối đá lớn do sự biến động về mặt địa chất. Trên mặt phiến đá khắc 4 hình người, phân bố từ đỉnh phiến đá tới đáy. Mỗi hình người có một biểu hiện khác nhau như: ở đỉnh phiến đá là hình người có đầy đủ bộ phận sinh dục, đang dang tay, ở giữa là hình người đang trong tư thế nhảy qua khe suối, 2 tay giơ lên, chân bước sải. Phía dưới cùng là hình người được khắc với hình tượng nữ với cặp vú tròn trịa, xen kẽ các hình người là các lỗ tròn khắc sâu vào phiến đá, chạy theo đường dích dắc theo một quy luật được chạm khá công phu. Rất nhiều vỏ sò kèm theo tro bếp ở cửa hang Theo đánh giá ban đầu của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, Khoa Lịch sử Đại Học Vinh thì đây là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ. Qua một số hiện vật còn sót lại trong hang, đặc biệt là phiến đá khắc hình người và nhiều ký tự lạ cho thấy đây là di khảo cổ học hang động khá độc đáo và quý hiếm hiện nay ở Việt Nam. “Cần phải có phương án bảo vệ khẩn cấp và cuộc khai quật quy mô để nghiên cứu và giải mã những bí ẩn tại di chỉ này, đặc biệt là phiến đá cổ có nhiều ký tự lạ”, ông Hồng nói. Một số hình ảnh Di chỉ khảo cổ học Hang Bò do VietNamNet ghi lại Bên cạnh vỏ sò, rìu đá, xương động vật còn có cả đồ gốm. Rìu đá, thổ hoàng, xương thú được phát hiện tại di tích. Phiến đá có khắc hình người và nhiều ký tự là cần được giải mã. Hình người trong tư thế đứng được khắc sâu trong phiến đá. Hình tượng người đàn ông có đầy đủ bộ phận sinh dục khắc ở phía trên phiến đá. Bề mặt của phiến đá có nhiều hình tròn lõm được khắc theo một trật tự nhất định. Hình tượng người phụ nữ được người xưa khắc rất sinh động. Mạnh Hà – Duy Tuấn
-
Cô gái Nhật Bổn bắt đầu khoe phỉnh! Các nhà chớ vội tố! Trực thăng mẫu hạm lớn nhất Nhật Bản Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hôm qua khai trương tàu chiến có bãi đáp sân bay lớn nhất nước này kể từ sau Thế chiến II, trong bối cảnh xuất hiện những cạnh tranh gay gắt trong vùng biển khu vực. Nhật Bản khoe chiến hạm lớn nhất kể từ Thế chiến II Lễ khai trương tàu khu trục có bãi đáp trực thăng DDH183 Izumo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn ra hôm qua tại tại thành phố Yokohama, phía nam Tokyo. Đây là chiến hạm lớn nhất của Nhật kể từ sau Thế chiến II, có giá trị lên đến 1,2 tỷ USD. Con tàu dài 248 m, nặng 19.500 tấn, do Nhật Bản phát triển, có thể chở được 9 trực thăng, và dự kiến đóng vai trò quan trọng trong công tác cứu hộ thiên tai, cũng như bảo vệ các tuyến đường biển và chủ quyền lãnh thổ. Tàu Izumo có thể chứa 7 máy bay trực thăng chiến đấu và 2 máy bay trực thăng cứu hộ/vận chuyển. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso, tới tham dự lễ khai trương con tàu. Tàu Izumo được khai trương trong bối cảnh Nhật Bản muốn củng cố chủ quyền lãnh thổ sau những cuộc đối đầu với Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp trong thời gian qua. Binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhìn theo tàu chiến lớn nhất. Cờ Nhật và cờ của Hải quân Nhật trên nóc tàu Izumo. Nhật Bản đã lên kế hoạch sử dụng tàu sân bay trực thăng này và dự kiến đưa tàu đi vào hoạt động trong năm 2015. Vũ Hà (Ảnh: Reuters)
-
Thì đó, đẩy xe cút kít tiền đi ăn sáng, đánh xe tải tiền đi ăn trưa, đánh container tiền đi ăn tối cực quá thì lận túi ít vàng, bạc vụn như trong truyện kiếm hiệp ba xu là xong mà :P :P :P