MuaHoaCai

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    14
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

MuaHoaCai last won the day on Tháng 5 25 2017

MuaHoaCai had the most liked content!

Danh tiếng Cộng đồng

9 Neutral

About MuaHoaCai

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday

Xem hồ sơ gần đây

618 lượt xem hồ sơ
  1. Thiền sư nổi tiếng người Nhật, Daisetz Teitaro Suzuki, trong bộ Thiền-luận nổi tiếng khắp thế giới đã không chứng minh được sự có thực của Bồ Đề Đạt Ma như một sơ tổ của Thiền Tông Trung quốc: - Tính cách lịch sử của Bồ Đề Đạt Ma đôi khi bị nghi ngờ; nhưng đối với Thiền, vấn đề không hệ trọng. Thiền hài lòng với những quan điểm lịch sử cho rằng thiền quả có khởi thủy ở Trung Hoa; bắt đầu với một vị tôn sư nào đó ngài từ Ấn Độ mang mật chỉ tâm truyền đến cho những Phật từ Trung Hoa đương thời... Nhắc lại, thày Nhất Hạnh không dám gắn tên Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả và Tăng Xán vào lịch sử Thiền Tông Trung quốc. Thày Thích Mãn Giác, một người theo và ca ngợi Thiền Tông, còn khẳng định chuyện Bồ Đề Đạt Ma là sơ tổ thiền tông Trung quốc là ngụy tạo. Thày cho rằng vì nhớ ơn nguồn gốc Ấn của Đạo Phật mà Thiền tông thêm vào hình ảnh của một thiền sư người Ấn. Lịch sự Thiền tông Trung quốc đã là ngụy tạo, thì làm gì có chuyện Ma Ha Ca Diếp là Tổ đầu tiên truyền đạo “Thiền tông”. Có thể có chuyện Ma Ha Ca Diếp niệm hoa, nhưng Ma Ha Ca Diếp chưa từng truyền một đạo nào giống như Thiền tông trung quốc đã nói. Kinh tạng Pali không hề ghi lại một dòng thiền nào bắt đầu với Ma Ha Ca Diếp. Hai mươi tám vị tổ người Ấn, bắt đầu từ Ma Ha Ca Diếp đến Bồ Đề Đạt Ma tu theo Thiền Tông như vậy là do hoang tưởng mà có. Cũng không phải là hoang tưởng mà chính là xảo thuật đánh lừa người đời sau. Hình như tất cả các môn phái tu tập sau Đạo Phật đều có khuynh hướng dựa vào uy danh của Đức Phật và pháp mạch của Phật giáo để xiển dương. Ngay cả các môn phái bàng môn của của Ấn giáo như Surat Shabd (Thanh hải Vô Thượng sư) cũng tự nhận mình là Đạo Phật! Thử tưởng tượng vào thế kỉ thứ bảy, học giả nào có thể kiểm chứng những sự kiện như trên. Nhưng bây giờ ngành khảo cổ, ngành nghiên cứu cổ ngữ đã không khó khăn gì khi chứng minh một tài liệu hay sự kiện trong đúng sự thực của nó. Những sự kiện và thông tin về Thiền Tông bây giờ rối beng lên rồi. Những tu sĩ PG Nguyên Thủy thì thường không bàn đến những điều vừa kể trên, vì đây là sự thực họ đã biết từ lâu. Chỉ những phật tử Việt Nam chất phác nên biết vì…thời điểm đã đến rồi! Đối với người Trung quốc họ có thói quen kì lạ là hay lôi kéo những vị tài ba về phía họ. Mới đây họ đã phát hiện ra Thành Cát Tư Hãn cũng là người Trung quốc! Người Mông Cổ đâu phản kháng được gì, khi Mông Cổ bây giờ chỉ là một tỉnh của Trung quốc. Theo nhịp điệu này, trong tương lai rất gần, Đạt Lại Lạt Ma cũng sẽ là người Trung quốc! và Mật Tông sẽ là pháp môn đặc thù, phát sinh và phát triển ở Trung quốc! Thông tin hơi bị choáng: Khai quật ở Đôn Hoàng, vùng sa mạc Tân Cương, cho thấy có thể Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam Và ờ Đôn Hoàng cũng tìm thấy bản kinh Pháp Bửu Đàn 12.000 chữ, được coi như bản gốc hơn so với các bản trước đây (đời Nguyên, đời Minh) dài đến 21.000 chữ. Chỉ nhận xét thoáng qua sự cách biệt về số chữ giữa hai bản kinh, ta có thể mường tượng Đạo Phật nói chung hay Thiền Tông nói riêng, được truyền thừa sai lệch đến mức độ nào! Trong thế giới chính trị của loài người, ngụy tạo và sửa đổi lịch sử là chuyện thường tình. Trong xã hội đời thường, chuyện sử dụng bằng giả để ngồi ở địa vị cao cũng là chuyện thường tình. Trong thế giới tôn giáo (của những người không chứng ngộ đầy đủ) chắc không tránh khỏi chuyện làm kinh giả, sửa đổi kinh gốc, thêu dệt giáo sử, thậm chí ngụy tạo xá lợi sau khi thày chết để chứng minh thày mình là chân sư chứng đắc! Thế giới đã phát triển, mặt bằng nhận thức của nhân loại đã nâng cao, tâm linh con người đang có tiến bộ đột biến, vì thế bài viết không thể chủ trương tinh thần phân biệt kiểu đạo Phật Ấn độ thì đúng, đạo Phật Trung Quốc thì sai hoặc người Việt Nam thì hay người Trung quốc thì dở. Mọi màu da, chủng tộc, văn minh, văn hóa, tôn giáo, pháp môn…đều là một, đều là của nhân loại. Tất cả các lãnh vực vật chất hay tinh thần đều luôn tương tác cộng sinh. Trong tinh thần như thế, những thông tin lần lượt đưa lên Blog này trước hết là vì tính thông tin, hai là nhằm ý hướng phá vỡ mọi huyền thoại (desacralisation) xét thấy không cần thiết nữa cho sự tiến bộ tâm linh trong thời điểm đặc biệt này. Phạm Doãn (http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=391825)
  2. Người ta thường nói truyền thống thiền ở Trung Quốc là truyền thống không đứt đoạn, từ tổ thứ nhất là Ca Diếp, sang tổ thứ hai là A Nan, cho đến hết 28 vị tổ ở Tây Vứt, rồi mới tới các vị tổ ở Đông Độ như Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng v.v...Nhưng chỉ có những người không học thì mới tin vào chuyện đó mà thôi. Những người có một ít kiến thức về sử học thì biết rằng danh sách 28 vị tổ ở Ấn Độ là hoàn toàn do những người trong thiền phái Huệ Năng bịa đặt ra. Những tên đó là những tên có thật, nhưng người ta đã chắp nối vị này với vị khác, và họ cũng đã sáng tạo ra những bài kệ truyền thừa của các tổ để gây thêm niềm tin cho học giả.Sự ăn gian đó là một sự ăn gian rất thành kính, rất có thiện chí. Ăn gian như vậy là để gây đức tin cho người ta. Tuy thiện chí có đó, tuy sự thành kính có đó, nhưng người xưa đâu có biết rằng ngày nay các nhà khoa học đã dùng những phương pháp Khảo cổ học, Văn bản học, Bác ngữ học mà khám phá ra được sự thật. Họ biết rằng những tác phẩm nào, những kinh điển nào xuất hiện tại địa phương nào và trong thời đại nào. Vì vậy cho nên nói rằng thiền đã được truyền lại từ Ca Diếp cho đến bây giờ không đứt đoạn, đứng về phương diện nội dung thì ta có thể chấp nhận được, nhưng đứng về phương diện hình thức như họ đã trao truyền, như họ đã trình bày, thì chúng ta không thể nào chấp nhận được, vì điều đó trái chống với khoa học.Ngay cả sự có mặt của tổ thứ ba là Tăng Xán cũng rất là mơ hồ. Trong Cao Tăng Truyện không có tiểu sử của Đệ Tam Tổ Tăng Xán, và trong Truyền Đăng Lục chỉ nói rằng sau Huệ Khả là tới Tăng Xán mà thôi. Chúng ta cũng không tìm được bài kệ truyền thừa của Tăng Xán trao cho Đạo Tín, tức là tổ thứ Tư. Nhân cách cũng như sự thật về tổ Tăng Xán cũng không được rõ ràng. Do đó mà có người đã nghĩ rằng có sự góp nhặt, có sự chế tác có tính cách nhân tạo trong sự thiết lập lại truyền thống thiền Trung Quốc. "Công trình" đó là của Nam tông, là của thầy Thần Hội và các đệ tử đã chế tác ra.Trong lịch sử thiền Việt Nam chúng ta thấy có những tông phái như Vô Ngôn Thông hay Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, có ghi chép tên các thiền sư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự ghi chép đó tới khoảng thế kỷ thứ 12, 13 thì đứt đoạn. Nhưng như vậy không có nghĩa là trên thực tế sự truyền thừa của các tông phái đó đứt đoạn.Mỗi người Phật tử Việt Nam đều có trong dòng máu của mình chất liệu của các thiền phái đó. Chúng ta không thuộc về một thiền phái, chúng ta thuộc về rất nhiều thiền phái, và thiền phái đầu tiên có mặt trong máu huyết ta là thiền phái Tăng Hội. Dòng máu của Tăng Hội đã được tôi trao truyền cho quý vị. Đó là việc tôi sử dụng những thiền kinh căn bản của Phật giáo Nguyên thủy và thực tập các kinh đó bằng con mắt cởi mở, rộng rãi của Đại thừa. Đó là gia tài của Tăng Hội.Thiền phái thứ hai do tổ sư Đạt Ma Đề Bà thiết lập ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 5, cũng vậy. Đó là thiền phái sử dụng kinh điển Đại thừa. Nhưng nó cũng có mặt trong ta, và thầy Huệ Thắng, đệ tử của thầy Đạt Ma Đề Bà cũng đã qua Trung Hoa để giảng dạy thiền học. Chúng ta nên biết rằng thiền Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho thiền Trung Quốc trong thời đại đầu của thiền học, ngay trước khi có sự xuất hiện của tổ Bồ-Đề Đạt-Ma.Ngày nay, thực tập giáo lý của ngài Tăng Hội, chúng ta thực tập theo phương pháp của ngài Tăng Hội và chúng ta giới thiệu cho thế giới biết về nhân cách, về con người, và phương pháp thực tập của thiền phái Tăng Hội.Trong khi thầy Bồ-Đề Đạt-Ma, từ nhân cách, tiểu sử cho đến giáo lý, phần lớn đều thuộc truyền thuyết, tức do người khác kể lại, thì con người, tiểu sử và giáo lý của thầy Tăng Hội hoàn toàn là những sự thật, được ghi chép lại trong các sử liệu. Những phương pháp của thầy Tăng Hội dạy, những giáo lý thầy Tăng Hội giảng, vẫn còn được truyền lại cho đến ngày nay, trên giấy trắng mực đen. TS Thích Nhất Hạnh http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/38-truyn-thng-sinh-ng-ca-thin-tp-ii/195-tts-quyn-02-chng-02-2-2-cac-mon-phai-va-giao-in-sinh-ng?showall=&start=2
  3. Mời các bác tham khảo bài này Hòa thượng Thích Minh Châu, trong lời nói đầu tác phẩm “ Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, do nhờ công phu tu tập bản thân đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian”. I- Đức Phật lịch sử 1. Sơ lược lịch sử Đức Phật Hòa thượng Thích Minh Châu, trong lời nói đầu tác phẩm “ Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, do nhờ công phu tu tập bản thân đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian”. Đức Phật lịch sử là một con người như bao nhiêu con người, cũng sinh ra, lớn lên, lập gia đình nhưng nhờ ý thức được sanh, lão, bệnh, tử là khổ đau nên nhàm chán cuộc đời, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình và do nỗ lực cá nhân mà thành đạt quả vị giải thoát. Ngài sinh ra vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, năm 623 trước Công Nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành phố Kapilavatthu, nơi ranh giới Ấn Độ thuộc xứ Nepal ngày nay. Ngài là con vua Suddhoddana va hoàng hậu Maha Māyā, tên Ngài là Siddhattha họ Ngài là Gotama (Cồ Đàm). Ngài thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca) nên sau này có danh hiệu Sakya Muni, Muni là bậc thánh. Sakya Muni là bậc thánh thuộc bộ lạc Thích Ca. Bảy ngày sau khi sinh thái tử Siddhattha, hoàng hậu Maha Māyā qua đời và sinh về cõi trời Đâu Suất, thái tử được bà dì mẫu Mahapajapati Gotami trực tiếp nuôi dưỡng, dạy dỗ. Ngay sau ngày đản sanh vua Tịnh Phạn cho mời các Bà-la-môn đến để xem tướng Thái tử. Thái tử có 32 tướng tốt. Kinh Sutta Nipāta (Kinh tập) có viết đạo sĩ Asita xem tướng Thái tử: “Thấy Thái tử chói sáng Rực rỡ như vàng chói Trong lò đúc nấu vàng Được thợ khéo luyện thành Bừng sáng và rực rỡ Với dung sắc tuyệt mỹ Sau khi thấy Thái tử Chói sáng như lửa ngọn Thanh tịnh như sao Ngưu Vận hành giữa hư không Chói sáng như mặt trời Giữa trời thu mây tạnh Ẩn sĩ tâm hân hoan Được hỷ lạc rộng lớn” Và đạo sĩ Asita nói là Thái tử trong tương lai sẽ tu chứng Phật quả và truyền bá Giáo pháp: “Thái tử này sẽ chứng Tối thượng quả bồ đề Sẽ chuyển bánh xe Pháp Thấy thanh tịnh tối thắng Với lòng từ thương xót Vì hạnh phúc nhiều người Và đời sống phạm hạnh Được truyền bá rộng rãi”. Thái tủ được nuôi dưỡng, giáo dục một cách chu đáo cả hai phương diện văn chương và võ nghệ. Trong Tăng Bộ Chi Kinh I, trang 161-162, Đức Phật đã thuật lại cho các Tỷ kheo về quãng đời của Ngài như sau: “ Này các Tỷ kheo, ta được nuôi dưỡng tế nhị. Trong cung của Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa Sen xanh, trong một hồ có hoa Sen đỏ, trong một hồ có hoa Sen trắng, tất cả đều phục vụ cho ta. Không một hương Chiên Đàn nào ta dùng, này các Tỷ kheo, là không từ Kāsi đến. Y phục ta dùng, không y phục nào là không từ Kāsi đến, bằng vải Kāsi là khăn của ta, này các Tỷ kheo, bằng vải Kāsi là áo cánh, bằng vải Kāsi là áo lót, bằng vải Kāsi là áo khoác ngoài. Đêm và ngày một chiếc lọng trắng che trên đầu ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các Tỷ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho ta, một cái mùa Đông, một cái mùa Hạ, một cái mùa mưa. Và này các Tỷ kheo, tại lâu đài mùa mưa, ta được các vũ công đờn múa hát xung quanh ta.” Thế nhưng Thái tử càng trưởng thành Ngài càng biết thế gian là đau khổ triền miên, dầu sống trong nhung lụa nhưng Ngài lại ý thức được rằng mỗi thời lặn mọc của mặt trời, mỗi thời vận hành của vũ trụ, tất cả đều vô thường biến đổi, thời gian vô thường, không gian vô thường, vũ trụ vạn hữu vô thường, tâm ý vô thường. Sự biến dịch và vận hành của thời gian và không gian đều liên quan đến sự vận hành và tiêu tán của kiếp người mà sự sống chỉ là bóng sương mờ giữa bình minh rực rỡ. Có ai kéo được mùa xuân khi thu về lá rụng, mỗi tích tắc, mỗi nhịp tim đều báo hiệu một biến dịch của thời gian. Nó không phải trôi qua vô tình như dòng nước bạc mà nó mang theo cả cuộc đời hoa mộng, những nét kiều diễm, những ân tình chưa thỏa, những mộng đời chưa tan. Trong cái xoay vần của nhân duyên sanh diệt, cái hạnh phúc của trần gian này không vĩnh viễn rồi một ngày kia chúng sẽ già yếu rồi xấu đi, thời gian sẽ phủ lên đầu lớp tro bạc. Ôi! Mắt rồi sẽ mờ đục, môi đỏ sẽ úa màu và hai bàn tay đẹp đẽ sẽ co quắp lại như những que củi khô mà thôi. Ngài đã nghe hơi thở của trần gian đang hấp hối, nhận rõ bóng huyễn hoặc của lạc thú, sự mãi mai của hạnh phúc, cái ảo não của những lao khổ nhọc nhằn. Thú vui mở đường cho đau khổ, trong hội ngộ đã nẩy mầm chia ly, trẻ trung đưa đến già yếu, sống đưa đến chết và chế đưa đến những cuộc sống vô định khác. Ngài đã hiểu rằng đời không phải là một dòng nước trong xanh chảy mãi giữa hai hàng hoa thắm, nước chỉ trong xanh trong chốc lát , bòe hoa hiện nhanh như làn chớp và đây dòng sông đang uốn mình quanh những đoạn bùn lấy để lăn nhào vào trong biển nhớp, một kiếp người qua như một hơi gió thoảng. Trong Kinh Thánh Cầu (Atiyapariyesanasuttaṃ) trang 161-163 Trung Bộ Kinh – HT Thích Minh Châu dịch, Đức Phật đã nói như sau: “ Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. “
  4. Cám ơn bác Rubi trả lời nhé. Tôi thì khác bác, tôi nghĩ đó là vấn đề rất quan trọng, quan trọng cho cả tiền đồ Phật Giáo của Việt Nam. Có thể bác cho tôi nghĩ xa xôi và viển vông, nhưng thực sự là như vậy đấy, lòng tôi cứ khắc khoải về vấn đề này (cũng vì thế mà tôi mới vào trang của bác Thiên Sứ trao đổi). Mong rằng sự thật trắng đen, dù thế nào, cũng được làm sáng tỏ. Vì tôi nghĩ tu sai đường nguy hiểm lắm, uổng phí bao nhiêu thời gian công sức mà có khi huân tập thêm một mớ kiến chấp (già rồi mới nhận ra thì chẳng còn nhiều thời gian). Đức Phật hồi xưa đi tu theo ngoại đạo, tu hết sức mà không tìm thấy sự giải thoát, ngài đã từ bỏ pháp tu ngoại đạo, điều đó cho thấy không phải con đường nào cũng đúng đâu. Tôi nghe bài này của sư Thích Thông Lạc cũng thấy gợi mở được nhiều vấn đề về thế giới siêu hình, cảnh giới A di đà, thêm bớt trong kinh điển (chỉ là gợi mở thôi, tôi chưa dám khẳng định điều gì): https://7831980855358b16dd6bd5d569b1f4e8abc9d904.googledrive.com/host/0B9lgZyndgmkqfnNMbXFROTY2aU9EUGEtM0xGbElsM2tjM0NTdFlFVzhnVTcySGNiMkZKb1k/04-QuyLuatNhanQua-ThienDangDiaNguc-ConDuongTuTapCuaThay-(5-4-2002).mp3 (http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/) Cảm ơn bác Rubi đã bỏ thời gian trao đổi với tôi.
  5. Bác Rubi cho tôi biết tôi khiếm nhã chỗ nào không? tôi chưa biết (nghiêm túc) mình khiếm nhã chỗ nào. Hay là do tôi gọi các bác là cụ :) , tôi dùng cụ cho vui vẻ chứ chẳng có ý bất kính gì đâu. Mà bác Thiên Sứ thường xưng là lão thì tôi gọi là cụ cũng được chứ nhỉ :) .
  6. Link: http://chanhtuduy.com/kinh-vu-lan-bon-thuc-hay-gia/ http://chanhtuduy.com/ngo-nhan-ve-kinh-vu-lan-bon/ Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả? Vào mùa tháng Bảy (âm lịch) ở chùa nào cũng khai hội Vu Lan báo hiếu. Nhưng tại sao chỉ nhắc đến Mẹ mà không báo hiếu Cha? Mà thôi, ai cũng được vì ai cũng là đấng sinh thành như người ta thường nói vậy! Mà tại sao chỉ có báo hiếu vào mùa này nhỉ? Còn mùa khác thì không báo hiếu sao? Mà tại sao lại phải vào tháng Bảy âm lịch mới có Vu lan thắng hội? Thực sự ra ngày 14 tháng Bảy âm lịch hằng năm là ngày cúng giỗ tổ tiên người Tàu. Tại sao có sự trùng hợp với lễ Vu lan bồn một cách kỳ lạ như thế? Có ai suy nghĩ về điều này không? Tôi cũng như quý vị chưa từng nghĩ như vậy cho đến khi đọc được khai thị của hoà thượng Tuyên Hoá, vị thánh tăng người Trung Quốc, người sáng lập Vạn Phật Thánh Thành tại nước Mỹ vào thập niên 80 của thế kỷ 20. Theo pháp ngữ của Ngài thì người Tàu ngụy tạo ra kinh “Vu lan bồn” nhằm củng cố sự chuyên chế của rường cột phong kiến, vốn lấy Trung Hiếu làm đầu, dầu là ngu trung và ngu hiếu! Ngoài ra còn nhằm vào những mục đích khác nữa! Thật choáng váng cho tôi lúc đọc đến chỗ này, nhưng niềm sùng kính của tôi đối với Ngài là tuyệt đối vào thời điểm đó, nên tôi hoàn toàn tin tưởng đây là sự thật. Giờ đây bình tâm mà xét lại quả nhiên kinh Vu lan bồn lộ ra nhiều sơ hở, trái với chánh tư duy của nhà Phật. Theo kinh điển đạo Phật, một người đắc thánh quả thì 9 đời tổ tiên dòng họ được siêu thăng. Tôn giả Mục Kiền Liên sau khi quy y đầu Phật, chỉ 18 ngày sau là đắc A la hán, thì tại sao mẹ Ngài vẫn còn ở địa ngục? Trong kinh Vu lan bồn, sau khi trở về từ địa ngục thăm mẹ, tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật chỉ dẫn cách lập Vu lan bồn. Trong kinh này có ghi là đàn tràng này được thiết lập với sự cúng dường phẩm vật (còn gọi là cúng trai tăng), và nhờ đến 500 vị thánh tăng A la hán cùng chú nguyện vào, thì mẹ Ngài mới siêu thăng. Vậy thì tôn giả chúng ta bấy giờ lấy đâu ra nhiều phẩm vật cúng dường và mời đâu ra dễ dàng 500 vị A la hán cùng một lúc nhỉ? Được biết, sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất chỉ có 499 vị, về sau có ngài A nan bổ sung mới đủ 500 vị. Như thế, thời điểm tôn giả Mục Kiền Liên “cứu mẹ” làm sao có được nhiều thánh tăng A la hán vậy? Nếu tôn giả Mục Kiền Liên làm như vậy, thì các tôn giả khác cũng có mẹ hoặc cha hoặc tứ thân phụ mẫu bị đoạ địa ngục. Vậy thì tính sao đây? Lẽ nào làm được cho tôn giả Mục Kiền Liên mà vị khác lại không? Đây là sự thiếu công minh, chắc chắn không phải là chỉ dụ của Phật! Trong kinh “Địa tạng bổn nguyện” một người nữ Bà la môn, vì thương mẹ mình bị mất mà không biết thác sanh vào chốn nào, niệm tôn hiệu của Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai chỉ một ngày một đêm thì người mẹ ấy từ địa ngục thác sanh vào cõi trời. Suy ra, 500 vị thánh tăng A la hán cùng chú nguyện chỉ bằng một người nữ Bà la môn? Phải chăng chỗ này lộ ra sự vô lý về đối tượng “cầu siêu” và “đạo lực” giữa một người phụ nữ với hàng trăm vị thánh tăng? Do những sơ hở này, chúng ta hiểu thêm về xác quyết của hoà thượng Tuyên Hoá. Đây không phải lần đầu người Tàu nguỵ tạo kinh điển. Hoà thượng Hư Vân cho biết, thời Võ Tắc Thiên, kinh “Đại Vân” được “sáng tác” nhằm phục vụ cho việc soán ngôi vua của bà ấy! Đối với người Tàu, cái gì cũng có thể nguỵ tạo, bịa đặt, vẽ rắn thêm chân. Các vị xem “Tây du ký” là truyện chương hồi của Ngô Thừa Ân, khác xa với chính sử về hình ảnh của Pháp sư Trần Huyền Trang còn gọi là Đường Tam Tạng. Xem truyện “Thuỷ Hử”, lại càng thấy tài hư cấu bịa đặt của người Tàu đối với chính sử mà Thi Nại Am đã phóng tác. Mới đây nhất, trong một bài viết đăng trên báo “Hôn nhân và Pháp luật”, tác giả Phong Nguyệt cho biết, hậu bối của dòng họ Võ, đòi kiện con cháu nhà văn Thi Nại Am vì đã bôi xấu tên tuổi của Võ Đại Lang, vốn thời đó là một vị quan thanh liêm, chứ không phải là chàng gù bán bánh tiêu trong truyện “Thuỷ Hử”. Dẫn chứng nóng hổi nhất, thời sự nhất là người Tàu cho rằng đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc, trong khi những tài liệu lịch sử đều không có. Còn đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra, chỉ mới đây thôi, khẳng định vùng biển Đông là của Trung Quốc. Cả thế giới lên án, Việt Nam đã bác bỏ luận điểm trên bằng những chứng cứ lịch sử đầy thuyết phục. Trung Quốc không dám đưa vấn đề này ra Toà án Quốc tế. Trở lại kinh “Vu lan bồn”, chúng ta nên xét lại để mà minh bạch với đồ chúng, để nguỵ-chân, thực giả đưa ra ánh sáng Phật pháp chiếu soi. Đừng vì những gì gọi là truyền thống hay là những lợi ích gì đó mà không dám lên tiếng!
  7. Hòa Thượng Tuyên Hóa có xá lợi hay không mình chưa kiểm chứng được và cũng chưa nhìn thấy tận mắt thì cũng nên biết vậy thôi, đừng khẳng định. Nghe nói có trường hợp người chết khi thiêu còn lại vài mẩu xương chưa cháy hết nhưng người ta vẫn bảo là xá lợi. Cụ Rubi cũng dễ tin đó há :lol:. Nhân cụ Rubi nói về Hòa Thượng Tuyên Hóa, tôi đọc được bài sau Hòa Thượng Tuyên Hóa nói kinh Vu Lan là kinh giả. Tôi trích ra đây để các cụ trong diễn đàn tham khảo (xem thêm trong đường link tôi đưa có các đối thoại đa chiều về vấn đề này). Như bác Rubi nói Hòa Thượng Tuyên Hóa có xá lợi, chắc bác cũng nghe người khác nói lại, tôi đây cũng thế chỉ tìm hiểu thông tin trên mạng nên không dám kết luận thế nào chỉ biết đọc vậy thôi chứ không có ý kiến gì (về tính Ngụy tạo của kinh Vu Lan). Nói thêm rằng kinh Vu Lan có nhiều điểm tốt, dạy con người hiếu thuận với cha mẹ theo quan niệm đạo Khổng (theo ý hiểu của tôi), nhưng Phật Giáo có lẽ có cái nhìn siêu vượt quá quan niệm đó, cái nhìn giải thoát. Tốt nhưng có đúng là Đức Phật đã thuyết không hay người Trung Quốc đưa vào rồi tự cho là Phật thuyết và nó có hàm chứa tinh thần giải thoát trong đó không vẫn là một nghi vấn.
  8. Tình phàm khó dò thánh trí, nhưng chúng ta là phàm hết thì đành nhắm mắt tin tưởng mọi thứ kinh điển hay sao cụ Rubi :P. Ở đây tôi nghĩ vấn đề kinh thật kinh giả không đến như vậy đâu. Vấn đề kinh ngụy tạo hoàn toàn có thể được soi sáng, phơi bày sự thật qua sự nghiên cứu khoa học hiện đại (khảo cổ, lịch sử Phật Giáo, vv...), qua sự so sánh hay đối chứng cụ. Hãy để thời gian trả lời. Hòa thượng Thích Minh Châu là người dịnh các kinh Trung Bộ Kinh... đã viết: Thì vấn đề kinh ngụy tạo là có thể lắm lắm. Hãy để thời gian kiểm chứng vấn đề này, sự thật bị che dấu thì cuối cùng cũng được phơi bày, lâu hay là mau thôi :rolleyes: .
  9. Kinh Pháp Cú - Lời Giới Thiệu Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để cúng dường Phật đản 2513 (1969). Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này, và ta cảm thấy không còn sợ trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển. Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một, để thật trung thành với nguyên văn, và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chứ không phải là thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của tôi. Dịch tập Dhammapada này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Và ở trong một thời đại đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù này, những lời dạy này của đức Phật xoa dịu một phần nào cho tâm tư đã quá căng thẳng hay buồn nản của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử. Vạn Hạnh ngày Phật Đản 2513(1969) Tỳ Kheo Thích Minh Châu Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. (http://linhsonphatgiao.com/21/4/2014/kinh-phap-cu.html)
  10. Một nhận định về vấn đề thật kinh giả và các đề liên quan (tiếp). Tại sao lại có hiện tượng này? Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta phải lướt qua những giai đọan lịch sử quan trọng nhất của trường phái Phật giáo. Em xin tóm tắt sơ lược một số vấn đề cơ bản nhất, rất có thể quí độc giả đã biết rất rõ, nhưng vì bận rộn với cuộc sống có thể đã quên đi. Kiến trúc sư trưởng của trường phái Phật giáo là ngài Sakya Muni, người ta gọi ngài là Phật, thời gian tìm hiểu, thực hành chỉ có một mình, không hề có một cộng sự, một người nào chia sẻ cùng Ngài. Chúng ta không thể tìm thấy trong bất cứ tài liệu nào, là Sakya Muni có cộng tác viên! Cho đến khi Ngài công bố những hiểu biết của mình về vấn đề này, thì vẫn chỉ có một mình mình. Có một câu nói nổi tiếng mà nhiều người biết, mà mong cả quí độc giả cũng không nên quên: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”. Hiểu theo nghĩa tích cực, Sakya Muni chỉ có một mình! Vậy mà sau này, chúng ta cũng lấy làm ngạc nhiên, không biết ở đâu xuất hiện ra đến “vạn Phật”, vậy mà được rất nhiều người chấp nhận một cách khá vô tư không thắc mắc gì cả, thật là một thái độ từ bi đáng kinh ngạc! Theo lịch sử thì dường như có khoảng 4 lần người ta sắp xếp, hệ thống hóa lại những gì được ghi lại từ lời nói của Sakya Muni. Qua những đợt đúc kết này, thì người ta cho là có khoảng 5 bộ kinh chánh, tài liệu quen gọi là Vi Diệu Pháp và các tài liệu gọi là giới luật. Chỉ cần nhìn vào những lần đúc kết kinh tạng nói trên, một người ngây thơ cho lắm cũng thấy chẳng có tài liệu nào là Tiểu Thừa, hay Đại Thừa cả, mà chỉ có kinh sách của Phật giáo. Theo em nghĩ, đây là một bằng cớ lịch sử về tư liệu kinh tạng cụ thể nhất, không cẩn gì phải tranh luận. Vậy thì những kinh sách Đại Thừa ở đâu mà ra? Số tài liệu kinh sách Đại Thừa nhiều vô số kể đã thực sự khống chế trường phái Phật giáo trên khắp thế giới. Em có thể đan cử một thí dụ, ai cũng biết đến tên các loại kinh: Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm, Vu Lan, Bát Nhã…. Vậy mà, có cả những người tự cho mình là tu sĩ Phật giáo, dường như không đọc thì chẳng nói làm gì, mà chưa nghe thấy tài liệu Vi Diệu Pháp bao giờ! Thực tế, ai cũng đọc “ nam mô a di đà Phật”. Một người Việt Nam chẳng cần phải là một tín đồ Phật giáo, họ cũng biết chân ngôn này. Thật vậy những từ ngữ phiên âm từ chân ngôn “ Na mô Amitaba Hari Soaha”…. Người ta không thể ngờ được rằng, vị Phật gọi là Amitaba, nếu gọi là một người, một vị Phật… thì hoàn toàn là một khách lạ đối với ngài Sakya Muni. Em xin đoan chắc một điều, nếu Sakya Muni tái sinh ở thế kỷ 21 này, thì chắc chắn ngài sẽ vô cùng kinh ngạc! Những nơi mà được gọi là cơ sở tôn giáo Phật giáo, tất nhiên là của chính bản thân mình (Sakya Muni), nay lại có những vị tên tuổi vô cùng xa lạ như: Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Quán Âm Tự Tại, Địa Tạng Vương Bồ Tát….Ngài Sakya Muni tái sinh, chỉ còn một cách duy nhất là hỏi thăm các tu sĩ trong một cơ sở Phật giáo nào đó là các vị Phật, các vị Bồ Tát nói trên… là ai! Quí độc giả có thể tham khảo những tài liệu về kinh ngụy tạo Phật giáo và tất nhiên là các hệ phái ngụy tạo Phật giáo trong tài liệu “ Kinh ngụy tạo” ( Apocrypha). Tác giả: Kyoto Tokuno.Ph.D. Dịch sang tiếng Việt : Phạm Doãn. Kính thưa quí độc giả Minh Khánh! Em cho là cái đáng quan tâm nhất đó là hệ quả của việc tu tập theo những giáo trình “ Háng nhái”. Quí độc giả cũng như em, nếu chúng ta bỏ cả một cuộc đời học tập theo một giáo trình “dỏm” thì hệ quả sẽ ra sao? Nếu chúng ta hiểu được rằng giáo trình Phật giáo chính gốc có thể giúp con người thoát qua bể khổ bến mê, thì việc này chúng ta hoàn toàn có thể tự làm được một mình, “ Tự thắp đuốc mà đi” … Nay Tịnh Độ của trường phái Đại Sư Tuệ Viễn Trung Quốc, thì cách tu tập lại hoàn toàn khác hẳn, ông giới thiệu cho nhân loại một vị Phật mới tên là A Di Đà. Vị Phật này đưa ra tới mấy chục câu mà nội dung nói chung là có thể giúp đỡ cho bất cứ ai. Điều đáng sợ nhất là giúp đỡ vô điều kiện; nói một cách khác là bất chấp nhân - quả, cứ đọc tên vị Phật này liên tục ở những giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, thì có thể đến vương quốc do ngài quản lý. Em cho là cách nhập cảnh bất chấp quá trình dân sự và hình sự, thì có lẽ ngược lại với quan điểm nhân quả của Phật giáo. Thật vậy, một xã hội mà có quá nhiều thành phần phức tạp thì liệu có thể là một xã hội an ninh, thịnh vượng hay không? Cuối cùng em xin cám ơn quí độc giả Minh Khánh! Em xin trân trọng kính chào và hy vọng sẽ được gặp lại quý vị trong những dịp khác.
  11. Một nhận định về vấn đề thật kinh giả. Trích dẫn từ trang: http://thiendinh-hhn.blogspot.com/2014/01/truong-phai-phat-giao-thien-uong-ich.html Minh Khánh says: Câu chuyện trong cuộc đàm thoại giữa Sao Mai và HHN làm cho tôi thật sự thấy lúng túng. Như vậy có rất nhiều loại kinh không phải là kinh sách của Đức Phật Thích Ca truyền lại hay sao? Vậy xin chị HHN và Sao Mai cho biết, những kinh nào mới là kinh chính gốc của Phật giáo Ấn Độ? Tôi có thể tìm đọc những cuốn sách nào? Sao Mai says: ... Kính thưa quí độc giả Minh Khánh! Điều quí độc giả đưa ra, mới thoáng nhìn có vẻ đơn giản, thực sự đây là bài toán đau đầu cho chính bản thân trường phái Phật giáo. Thật vậy, nếu khảo cứu các tài liệu mà một số vị có chức sắc, ít nhiều có thẩm quyền trong trường phái Phật giáo viết ra, thì em thấy dường như họ có chung một thái độ, có lẽ để chứng minh là bản thân Phật giáo là một chủ nghĩa từ bi. Cho nên một số quí vị nói trên thường tìm cách dung hòa Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Trung Quốc. Chúng ta có thể nhận biết tư tưởng này trong rất nhiều tài liệu của rất nhiều tác giả nổi tiếng. Phần đầu của tài liệu thì được trình bày mang màu sắc Phật giáo nguyên thủy, đến phần cuối lại thấy sự xuất hiện của Phật giáo thuần túy Trung Quốc như: Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, chức vụ Bồ Tát thay thế cho A La Hán của hệ phái Tiểu Thừa. Việc này làm cho độc giả vô cùng phân vân và bối rối. Vì tất nhiên ai cũng biết, không phải độc giả nào cũng là chuyên viên, chuyên gia cả. Ngày hôm nay, việc này có vẻ lại càng trầm trọng hơn nếu lấy học thuyết Phật giáo nguyên thủy làm thước đo. Chúng ta chỉ cần vô một chỗ bán kinh sách của một nhà sách lớn nào ở tại Sài Gòn, hay nơi bán sách của những Chùa lớn tại Sài Gòn, thì phải bảo “thiên kinh vạn quyển” quả là không ngoa. Vấn đề đặt ra là hệ quả của hiện tượng này như thế nào? Thật vậy, nếu cứ căn cứ theo huyền sử cho rằng ngài Sakya Muni là người duy nhất đã sử dụng kỹ thuật thiền định một cách xuất sắc, và sau đó bỏ lại thân xác vật lý ra đi. Vậy chính tác giả của những tác phẩm này và người đọc những tác phẩm hiện tại đang được bày bán này có thực hiện được những thao tác mà họ nói trong những tác phẩm đó hay không? Mặt khác, nếu chúng ta công nhận Sakya Muni là kiến trúc sư duy nhất của trường phái Phật giáo, vậy thì tác giả của những tài liệu nói trên nếu không thực hiện được những thao tác như Sakya Muni đã từng làm, thì có thể khẳng định rằng những tài liệu được viết ra bởi các vị nói trên là “ hàng nhái”. Đây là một từ ngữ rất phổ thông trong xã hội ngày hôm nay. Có lẽ chẳng ai lại muốn mình mua phải hàng giả, kinh giả…. vì có thể nói một cách nôm na là “tiền đã mất, tật còn mang”. Ai đó thực sự muốn tu - nói theo tinh thần Phật giáo là thoát khỏi bể khổ, bến mê; đoạn hết vô minh, khô cạn phiền não, đến bờ giải thoát… như Sakya Muni đã từng làm. Nhưng nay lại gặp phải “ thầy nhái”, “ kinh nhái” nói tóm lại là “hàng dỏm”, tai hại không biết thế nào mà lường!
  12. Cám ơn bác Rubi đã trả lời. Đoạn trích dẫn sau của Hòa Thượng Thích Minh Châu có phải cho thấy đã có sự trà trộn, thay đổi, xuyên tạc kinh điển hay không? ''...Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch...." (http://thuvienhoasen.org/a16403/loi-chi-day-vo-gia-cua-hoa-thuong-thich-minh-chau-ve-chanh-tin)
  13. Chào bác Thiên Sứ, tôi không có ý khiếm nhã với các thành viên diễn đàn đâu :mellow:. Tôi nghĩ tôi dùng từ để cho vui vẻ thôi :D , tuy nhiên nếu ai đó nghĩ là khiếm nhã thì tôi xin được xin lỗi. Cụ nào biết thêm thông tin về kinh ngụy tạo thì chia sẻ nhé.
  14. Chào các bô lão, bô lớn, bô bé ... trong diễn đàn :D . Tôi vừa đọc trang web: Một góc nhìn về phật giáo Đại thừa. http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/ Trong trang đó có bài viết về kinh thật kinh giả, đặc biệt là các kinh điển xuất phát từ Trung Quốc là rất đáng ngờ, chúng ta có thể đang dùng kinh ngụy tạo mà không biết. Kinh ngụy tạo - Phần 1 (Gs Kyoko Tokuno, Đại học Washington) , nếu đúng như bài viết thì vấn đề quả thật là nghiêm trọng. Có vị bô nào biết thêm thông tin về vấn đề kinh thật giả xuất phát từ Trung Quốc không? xin hãy lên tiếng.