MuaHoaCai

Sự Khác Biệt Giữa Đức Phật Lịch Sử Và Đức Phật Tôn Giáo

4 bài viết trong chủ đề này

Mời các bác tham khảo bài này

 

Hòa thượng Thích Minh Châu, trong lời nói đầu tác phẩm “ Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, do nhờ công phu tu tập bản thân đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian”.

 

 
I- Đức Phật lịch sử
1. Sơ lược lịch sử Đức Phật
 
Hòa thượng Thích Minh Châu, trong lời nói đầu tác phẩm “ Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, do nhờ công phu tu tập bản thân đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian”.
Đức Phật lịch sử là một con người như bao nhiêu con người, cũng sinh ra, lớn lên, lập gia đình nhưng nhờ ý thức được sanh, lão, bệnh, tử là khổ đau nên nhàm chán cuộc đời, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình và do nỗ lực cá nhân mà thành đạt quả vị giải thoát.
 
Ngài sinh ra vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, năm 623 trước Công Nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành phố Kapilavatthu, nơi ranh giới Ấn Độ thuộc xứ Nepal ngày nay. Ngài là con vua Suddhoddana va hoàng hậu Maha Māyā, tên Ngài là Siddhattha họ Ngài là Gotama (Cồ Đàm). Ngài thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca) nên sau này có danh hiệu Sakya Muni, Muni là bậc thánh. Sakya Muni là bậc thánh thuộc bộ lạc Thích Ca.
 
Bảy ngày sau khi sinh thái tử Siddhattha, hoàng hậu Maha Māyā qua đời và sinh về cõi trời Đâu Suất, thái tử được bà dì mẫu Mahapajapati Gotami trực tiếp nuôi dưỡng, dạy dỗ.
 
Ngay sau ngày đản sanh vua Tịnh Phạn cho mời các Bà-la-môn đến để xem tướng Thái tử. Thái tử có 32 tướng tốt. Kinh Sutta Nipāta (Kinh tập) có viết đạo sĩ Asita xem tướng Thái tử:
 
“Thấy Thái tử chói sáng
Rực rỡ như vàng chói
Trong lò đúc nấu vàng
Được thợ khéo luyện thành
Bừng sáng và rực rỡ
Với dung sắc tuyệt mỹ
Sau khi thấy Thái tử
Chói sáng như lửa ngọn
Thanh tịnh như sao
Ngưu Vận hành giữa hư không
Chói sáng như mặt trời
Giữa trời thu mây tạnh
Ẩn sĩ tâm hân hoan
Được hỷ lạc rộng lớn”
 
Và đạo sĩ Asita nói là Thái tử trong tương lai sẽ tu chứng Phật quả và truyền bá Giáo pháp:
 
“Thái tử này sẽ chứng
Tối thượng quả bồ đề
Sẽ chuyển bánh xe Pháp
Thấy thanh tịnh tối thắng
Với lòng từ thương xót
Vì hạnh phúc nhiều người
Và đời sống phạm hạnh
Được truyền bá rộng rãi”.
 
Thái tủ được nuôi dưỡng, giáo dục một cách chu đáo cả hai phương diện văn chương và võ nghệ.
Trong Tăng Bộ Chi Kinh I, trang 161-162, Đức Phật đã thuật lại cho các Tỷ kheo về quãng đời của Ngài như sau:
 
“ Này các Tỷ kheo, ta được nuôi dưỡng tế nhị. Trong cung của Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa Sen xanh, trong một hồ có hoa Sen đỏ, trong một hồ có hoa Sen trắng, tất cả đều phục vụ cho ta. Không một hương Chiên Đàn nào ta dùng, này các Tỷ kheo, là không từ Kāsi đến. Y phục ta dùng, không y phục nào là không từ Kāsi đến, bằng vải Kāsi là khăn của ta, này các Tỷ kheo, bằng vải Kāsi là áo cánh, bằng vải Kāsi là áo lót, bằng vải Kāsi là áo khoác ngoài. Đêm và ngày một chiếc lọng trắng che trên đầu ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các Tỷ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho ta, một cái mùa Đông, một cái mùa Hạ, một cái mùa mưa. Và này các Tỷ kheo, tại lâu đài mùa mưa, ta được các vũ công đờn múa hát xung quanh ta.”
 
Thế nhưng Thái tử càng trưởng thành Ngài càng biết thế gian là đau khổ triền miên, dầu sống trong nhung lụa nhưng Ngài lại ý thức được rằng mỗi thời lặn mọc của mặt trời, mỗi thời vận hành của vũ trụ, tất cả đều vô thường biến đổi, thời gian vô thường, không gian vô thường, vũ trụ vạn hữu vô thường, tâm ý vô thường. Sự biến dịch và vận hành của thời gian và không gian đều liên quan đến sự vận hành và tiêu tán của kiếp người mà sự sống chỉ là bóng sương mờ giữa bình minh rực rỡ.
 
Có ai kéo được mùa xuân khi thu về lá rụng, mỗi tích tắc, mỗi nhịp tim đều báo hiệu một biến dịch của thời gian. Nó không phải trôi qua vô tình như dòng nước bạc mà nó mang theo cả cuộc đời hoa mộng, những nét kiều diễm, những ân tình chưa thỏa, những mộng đời chưa tan. Trong cái xoay vần của nhân duyên sanh diệt, cái hạnh phúc của trần gian này không vĩnh viễn rồi một ngày kia chúng sẽ già yếu rồi xấu đi, thời gian sẽ phủ lên đầu lớp tro bạc. Ôi! Mắt rồi sẽ mờ đục, môi đỏ sẽ úa màu và hai bàn tay đẹp đẽ sẽ co quắp lại như những que củi khô mà thôi.
 
Ngài đã nghe hơi thở của trần gian đang hấp hối, nhận rõ bóng huyễn hoặc của lạc thú, sự mãi mai của hạnh phúc, cái ảo não của những lao khổ nhọc nhằn. Thú vui mở đường cho đau khổ, trong hội ngộ đã nẩy mầm chia ly, trẻ trung đưa đến già yếu, sống đưa đến chết và chế đưa đến những cuộc sống vô định khác.
 
Ngài đã hiểu rằng đời không phải là một dòng nước trong xanh chảy mãi giữa hai hàng hoa thắm, nước chỉ trong xanh trong chốc lát , bòe hoa hiện nhanh như làn chớp và đây dòng sông đang uốn mình quanh những đoạn bùn lấy để lăn nhào vào trong biển nhớp, một kiếp người qua như một hơi gió thoảng.
 
Trong Kinh Thánh Cầu (Atiyapariyesanasuttaṃ) trang 161-163 Trung Bộ Kinh – HT Thích Minh Châu dịch, Đức Phật đã nói như sau: “ Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. “
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục đích của việc tham khảo nội dung này là gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mục đích của việc tham khảo nội dung này là gì?

 

nội dung bài viết ko phạm nội quy thì không có vấn đề gì.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Mời các bác tham khảo bài này

 

Hòa thượng Thích Minh Châu, trong lời nói đầu tác phẩm “ Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, do nhờ công phu tu tập bản thân đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian”.

 

 
I- Đức Phật lịch sử
1. Sơ lược lịch sử Đức Phật
 
Hòa thượng Thích Minh Châu, trong lời nói đầu tác phẩm “ Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, do nhờ công phu tu tập bản thân đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian”.
Đức Phật lịch sử là một con người như bao nhiêu con người, cũng sinh ra, lớn lên, lập gia đình nhưng nhờ ý thức được sanh, lão, bệnh, tử là khổ đau nên nhàm chán cuộc đời, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình và do nỗ lực cá nhân mà thành đạt quả vị giải thoát.
 
Ngài sinh ra vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, năm 623 trước Công Nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành phố Kapilavatthu, nơi ranh giới Ấn Độ thuộc xứ Nepal ngày nay. Ngài là con vua Suddhoddana va hoàng hậu Maha Māyā, tên Ngài là Siddhattha họ Ngài là Gotama (Cồ Đàm). Ngài thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca) nên sau này có danh hiệu Sakya Muni, Muni là bậc thánh. Sakya Muni là bậc thánh thuộc bộ lạc Thích Ca.
 
Bảy ngày sau khi sinh thái tử Siddhattha, hoàng hậu Maha Māyā qua đời và sinh về cõi trời Đâu Suất, thái tử được bà dì mẫu Mahapajapati Gotami trực tiếp nuôi dưỡng, dạy dỗ.
 
Ngay sau ngày đản sanh vua Tịnh Phạn cho mời các Bà-la-môn đến để xem tướng Thái tử. Thái tử có 32 tướng tốt. Kinh Sutta Nipāta (Kinh tập) có viết đạo sĩ Asita xem tướng Thái tử:
 
“Thấy Thái tử chói sáng
Rực rỡ như vàng chói
Trong lò đúc nấu vàng
Được thợ khéo luyện thành
Bừng sáng và rực rỡ
Với dung sắc tuyệt mỹ
Sau khi thấy Thái tử
Chói sáng như lửa ngọn
Thanh tịnh như sao
Ngưu Vận hành giữa hư không
Chói sáng như mặt trời
Giữa trời thu mây tạnh
Ẩn sĩ tâm hân hoan
Được hỷ lạc rộng lớn”
 
Và đạo sĩ Asita nói là Thái tử trong tương lai sẽ tu chứng Phật quả và truyền bá Giáo pháp:
 
“Thái tử này sẽ chứng
Tối thượng quả bồ đề
Sẽ chuyển bánh xe Pháp
Thấy thanh tịnh tối thắng
Với lòng từ thương xót
Vì hạnh phúc nhiều người
Và đời sống phạm hạnh
Được truyền bá rộng rãi”.
 
Thái tủ được nuôi dưỡng, giáo dục một cách chu đáo cả hai phương diện văn chương và võ nghệ.
Trong Tăng Bộ Chi Kinh I, trang 161-162, Đức Phật đã thuật lại cho các Tỷ kheo về quãng đời của Ngài như sau:
 
“ Này các Tỷ kheo, ta được nuôi dưỡng tế nhị. Trong cung của Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa Sen xanh, trong một hồ có hoa Sen đỏ, trong một hồ có hoa Sen trắng, tất cả đều phục vụ cho ta. Không một hương Chiên Đàn nào ta dùng, này các Tỷ kheo, là không từ Kāsi đến. Y phục ta dùng, không y phục nào là không từ Kāsi đến, bằng vải Kāsi là khăn của ta, này các Tỷ kheo, bằng vải Kāsi là áo cánh, bằng vải Kāsi là áo lót, bằng vải Kāsi là áo khoác ngoài. Đêm và ngày một chiếc lọng trắng che trên đầu ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các Tỷ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho ta, một cái mùa Đông, một cái mùa Hạ, một cái mùa mưa. Và này các Tỷ kheo, tại lâu đài mùa mưa, ta được các vũ công đờn múa hát xung quanh ta.”
 
Thế nhưng Thái tử càng trưởng thành Ngài càng biết thế gian là đau khổ triền miên, dầu sống trong nhung lụa nhưng Ngài lại ý thức được rằng mỗi thời lặn mọc của mặt trời, mỗi thời vận hành của vũ trụ, tất cả đều vô thường biến đổi, thời gian vô thường, không gian vô thường, vũ trụ vạn hữu vô thường, tâm ý vô thường. Sự biến dịch và vận hành của thời gian và không gian đều liên quan đến sự vận hành và tiêu tán của kiếp người mà sự sống chỉ là bóng sương mờ giữa bình minh rực rỡ.
 
Có ai kéo được mùa xuân khi thu về lá rụng, mỗi tích tắc, mỗi nhịp tim đều báo hiệu một biến dịch của thời gian. Nó không phải trôi qua vô tình như dòng nước bạc mà nó mang theo cả cuộc đời hoa mộng, những nét kiều diễm, những ân tình chưa thỏa, những mộng đời chưa tan. Trong cái xoay vần của nhân duyên sanh diệt, cái hạnh phúc của trần gian này không vĩnh viễn rồi một ngày kia chúng sẽ già yếu rồi xấu đi, thời gian sẽ phủ lên đầu lớp tro bạc. Ôi! Mắt rồi sẽ mờ đục, môi đỏ sẽ úa màu và hai bàn tay đẹp đẽ sẽ co quắp lại như những que củi khô mà thôi.
 
Ngài đã nghe hơi thở của trần gian đang hấp hối, nhận rõ bóng huyễn hoặc của lạc thú, sự mãi mai của hạnh phúc, cái ảo não của những lao khổ nhọc nhằn. Thú vui mở đường cho đau khổ, trong hội ngộ đã nẩy mầm chia ly, trẻ trung đưa đến già yếu, sống đưa đến chết và chế đưa đến những cuộc sống vô định khác.
 
Ngài đã hiểu rằng đời không phải là một dòng nước trong xanh chảy mãi giữa hai hàng hoa thắm, nước chỉ trong xanh trong chốc lát , bòe hoa hiện nhanh như làn chớp và đây dòng sông đang uốn mình quanh những đoạn bùn lấy để lăn nhào vào trong biển nhớp, một kiếp người qua như một hơi gió thoảng.
 
Trong Kinh Thánh Cầu (Atiyapariyesanasuttaṃ) trang 161-163 Trung Bộ Kinh – HT Thích Minh Châu dịch, Đức Phật đã nói như sau: “ Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn. “

 

 

Chúng ta chú ý về thiên văn cổ trong câu thơ:

Thanh tịnh như sao
Ngưu vận hành giữa hư không
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay