tittynguyen
Hội viên-
Số nội dung
128 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by tittynguyen
-
THƠ CỔ NHẬT BẢN Cả tượng thánh nhiều khi Người ta cũng sờ tay, ve vuốt Thế mà em bảo tôi Em có chồng rồi Không được chạm vào người em, có tội Cả trong những lời nói dối Sự thật đôi khi cũng có ít nhiều Quả tình em nói không yêu Nhưng anh tin Có thể em vẫn yêu một tí Ừ thì em Hoàn toàn không yêu anh Nhưng hoa Tatiban Đẹp thế trên cành Lẽ nào em không đến ngắm? Sông Hirôxê Nước rất nông, Đứng giữa dòng vẫn chưa ướt váy... Hỏi một người lòng cũng nông như vậy Làm sao tôi có thể yêu sâu? Nếu suốt đời chúng ta Bao giờ cũng như bây giờ Tình cảm trong tim chân thành, trong trắng Chắc những cánh hoa kia không lẳng lặng Rơi xuống đất như tuyết bay... Mọi cái trên đời này Chỉ tốt khi đang mới Nhưng con người Phải sống trọn đời mình, phải đợi Đến già mới tốt và khôn. sưu tầm
-
CỘT MỐC Tôi sẽ dừng... Sau phút tiễn em đi Nơi đứng đó là thời gian cột mốc Em đừng tựa lúc vui Hãy vịn vào khi khóc Rằng trên đời... cay đắng tỏ lòng nhau sưu tầm
-
KHÔ KHAN Chợt một ngày em bảo anh khô khan Không nói nổi dù một lời của gió Không dịu dàng và mượt mà như cỏ Không êm đềm hay lơi lả như trăng Anh nghe lòng nhói nỗi bâng khuâng Em nói đúng , buồn thay em nói đúng Gã đàn ông trong anh lại vụng Nói lời trái tim mà lạc giữa ngôn từ Nhưng lẽ nào em chẳng nhận ra ư ? Anh không nói vậy mà anh đã nói Bằng nỗi khát khao tưởng chừng không có tuổi Bằng niềm đam mê còn trẻ mãi không già Và lẽ nào em lại chẳng nhận ra Giữa cái khô khan có chút gì bối rối Giữa cuộc sống đang trôi đi rất vội Anh đờ đẫn cuốn theo những lo lắng rất đời Hãy gọi cho anh khi đêm đã khuya rồi Khi anh đã về với mình rất thật Khi anh thấy tận trong anh sâu nhất Ánh mắt em nhìn trách móc suy tư Em...Em vẫn còn thao thức đấy ư? Vằng vặc thế mà trăng vẫn khuyết Anh sẽ nói và mong em sẽ biết Có những lời gửi đến chỉ mình em.
-
VÔ NGHĨA Lá vẫn vàng nơi góc phố thân quen Nhưng em không làm thơ cho mùa thu được nữa Không có anh, lá vàng rơi như vô nghĩa Tự đáy lòng thương lá khóc bơ vơ... Một mình em tìm cảm hứng cho thơ Không có anh, thơ trở thành vô nghĩa Nỗi buồn ơi, xin đừng day dứt thế Thơ vẫn buồn, như định mệnh thời gian Tóc vẫn dài như kỷ niệm dở dang Không có anh, tóc em dài cũng trở thành vô nghĩa Lơ đãng gió chiều, tóc mềm buông xoã Chỉ còn duyên với cơn gió mồ côi Còn gì đâu, tất cả đã xa rồi Chẳng có chân trời nên mình không duyên nợ Trong mỗi con người còn chút gì để nhớ Không có anh, thơ vẫn tím lòng em.
-
MÙA HÈ NỒNG CHÁY Heinrich Heine Mùa hè nồng cháy Ở trên má em Mùa đông lạnh lẽo Ở trong tim em Nhưng có một ngày Hỡi em! Mùa đông sẽ trên má Mùa hè sẽ trong tim.
-
HOA TRẮNG TÌNH YÊU Ngô Văn Phú Không lúc nào ta không nghĩ về nhau Những ước mơ lặng thầm Những khát khao gần gũi Bao năm tháng chia xa bao chờ đợi Đã bao giờ ta được sống gần nhau Gặp gỡ làm chi cho vơ vẩn âu sầu Cho trằn trọc nhớ thương, thương nhớ Khi cái thiếu tìm về nơi sẵn có Chưa đắp bù càng thiếu vắng cô đơn Đôi mắt em ẩn náu nỗi niềm riêng Câu cửa miệng em mong chờ kiếp khác Anh cũng thế cứ như người bước hụt Nửa sống cho mình nửa biết sống cho ai Vẫn cứ đi khắp bể rộng sông dài Để lại phía sau lời yêu thương chưa bao giờ nói được Để lại phía sau một tâm hồn đói khát Để lại sau mình HOA TRẮNG TÌNH YÊU
-
Anh yêu ơi hãy tha lỗi cho em Nếu ngày mai em không còn bên anh nữa Nếu hôm nay sẽ trở thành xưa cũ Nếu suốt đời em còn nhớ đến anh Em sẽ không quên những ngày sống bên anh Những ân tình ta trao nhau vội vã Em sẽ không quên dù rằng đã lỡ Đánh vỡ rồi ai gắn lại được đâu Giữa cuộc đời hãy gắng sống vì nhau Đừng trách em, đừng giận mình anh nhé Lần sau cuối, anh đừng cau mặt thế Em cũng dặn mình nuốt nước mắt vào tim Và từ mai sẽ chỉ có niềm tin Về một tình yêu muôn đời không trọn vẹn Về một bến bờ hẹn kiếp sau tìm đến Về một ngày mai ta mãi thuộc về nhau Xa nhau rồi chắc anh cũng đớn đau Em sẽ tiếc mình sao không mạnh mẽ Anh không giữ em, bước chân đi thật nhẹ Chỉ có nỗi buồn nặng trĩu phải không anh? Em đã bên anh trên những con đường xanh Và xa anh khi mùa thu vàng lá Anh đừng tiếc em đi vội vã Em biết lỗi rồi, anh trách em chi? Hãy để em thanh thản ra đi Và quên hết những điều em phải nhớ... CC - 2002 __________________
-
Bài thơ tình cho những người không đến được với nhau. Doanminhhang17681 Chẳng thể nào bay đến được với nhau Cho dù mình yêu nhau đến mấy Ở xa anh lúc nào em cũng thấy Trong lòng mình một khoảng trống mênh mang Hà Nội mùa này đông cũng sắp sang Một mình em bơ vơ nơi phố vắng Một mình em với nỗi buồn thầm lặng Gió thổi rất nhiều làm sống mũi cay cay Đừng đến đông ơi, mình sẽ lạnh lắm thay Sẽ lạnh lắm vì anh không bên cạnh Em thèm một vòng tay xiết mạnh Một nụ hôn dài bất tận đến hôm sau Chẳng bao giờ anh về với em đâu Không phải bởi ngăn sông cách núi Không phải bởi tình yêu em tàn lụi Mà bởi vì em nhỏ bé mong manh Mà bởi vì bầu trời rất xanh Bởi những điều em làm sao hiểu nổi Dù tim em có thiết tha thầm gọi Thì bóng hình anh vẫn mãi ở nơi xa Trái tim em vẫn chẳng được vỡ òa Vẫn chẳng được mềm đi trong vòng tay xiết chặt Vẫn chẳng được dập dồn hôn lên môi, lên mắt Vẫn chẳng bao giờ được sưởi ấm bởi anh Bởi vì bầu trời xanh đến là xanh Bởi những điều em làm sao hiểu nổi Làn môi em vẫn cháy hồng thầm gọi. ..môi anh...
-
Cụ ơi , Cụ phải thi vị hóa cuộc sống lên như khi Cụ làm thơ ý chứ .Cụ viết thế này thì các đệ tử đẹp trai của Cụ chỉ nghĩ đến chuyện lấy vợ đã ...rùng mình mất rùi :D
-
Hê nô Minh Châu :D Không ngờ Minh Châu nhiều tài lẻ đến thế :o . Họa thêm hén : Nơi xa vời anh có biết không Em gọi anh thì thầm cùng tiếng sóng Nếu nơi ấy anh thấy lòng xao động Là tình em vang vọng ngóng anh về
-
Tặng botay.com bài này xem chàng với nàng ai thấy ngày dài hơn nghe :D Nhớ anh sưu tầm Thế là anh giờ cũng ở mãi xa Chẳng thể nghe em, chẳng để em hờn dỗi Chẳng thể hôn em, dù nụ hôn rất vội Chẳng lắc đầu, chẳng nói nổi lời yêu Em biết anh cũng nhớ em rất nhiều Như em nhớ anh, có khi hơn, anh nhỉ Nhưng bây giờ đâu còn là ý nghĩ Bởi xa rồi, nỗi nhớ mới đầy thêm Em biết mình sẽ chẳng bao giờ quên Bởi hàng đêm, em gặp anh vội vã Dẫu là mơ, nhưng tình yêu là tất cả Thấy anh cười, anh nói dẫu chiêm bao Em sẽ ngồi và đếm những vì sao Bởi ở xa, anh cũng đang ngồi đếm Dẫu nơi anh là ở bên bờ biển Còn nơi em là giữa phố đông người Nhớ anh nhiều em chỉ biết khóc thôi Và mỏi mong ngày anh về anh ạ Bao khó nhọc sẽ đi qua vội vã Đợi anh về, tim em lại bình yên
-
Đêm Hà Nội nhớ Bùi Sim Sim Xa một tuần có lâu quá không anh Sao em thấy ngày cứ dài đến thế Đêm Hà Nội thơm nghẹn lòng hoa sữa Ngôi sao em ngân ngấn khóc chân trời Ngày xa anh em bỗng thấy đơn côi Cơn gió chẳng vô tình ngang cửa nữa Một chiếc lá rơi cũng làm em nhớ Áp mặt lên trăng mới biết trăng gầy Hà Nội bồng bềnh trôi theo heo may Hương hoa nhắc về một thời mê đắm Thơ em xuống dòng buồn nghiêng dấu lặng Nỗi nhớ về anh lấp mãi vẫn không đầy.
-
CÂY BÀNG THỜI GIAN Nguyễn Bảo Châu Chẳng bao giờ ai chờ em dưới mưa Như ngày xưa anh đã từng chờ đợi Đôi vai ướt đầm mái đầu tóc rối Cây bàng xanh lặng lẽ đứng bên đường Kỷ niệm qua rồi còn lại nhớ thương Anh ra đi cơn mưa thành cổ tích Em ở lại cành trơ vơ hờn trách Lá bàng ơi ! giờ bay mãi tận đâu Hai chúng mình vĩnh viễn xa nhau Ai biết được ai là người có lỗi Khoảng cách chia nhạt nhòa mưa xối Khoảng cách chia nhuộm đỏ lá bàng Em bây giờ như hạt mưa lang thang Thèm lay lướt vòm cây xanh ướt cũ Giá em được ào rơi về quá khứ Có còn anh ướt lạnh đứng chờ em ???
-
Cố đợi đi Tôm ,nghe xong hết .....xơi thịt.. Jenry cũng vẫn kịp mà :rolleyes: :P :)
-
Bài ca dao cũ về Hà Nội : 1 . Hà Thành là chốn kinh đô Vừa đông, vừa đẹp lại vừa rộng thay! Cửa nhà san sát đó đây Gác trên gác dưới bên ngoài, bên trọng Ai ơi đứng lại mà trông Nguy nga tráng lệ non bồng nào hơn! Dập dìu xe ngựa bon bon Ban đêm đèn điện sáng hơn ban ngày. Này đây hàng Trống, Hàng Bài Đi thêm mấy bước rẽ n_ Hàng Hòm Hai bên chồng chất tráp son Hàng Gai chỉ bước đường con rõ ràng Hàng Đào rồi đến Hàng Ngang Tập trung khách trú bán hàng vui thay Hang fBuồm, Hàng Mã, Hàng Mây Hàng Bút, Thuốc Bắc, tạt n_ Hàng Bồ Hiệu ta, hiệu Khách đổ xô Bán đèn, bán lọ những đồ rất sang Cầu Gỗ trông ra rõ ràng Đi thêm mấy bước thì sang Hàng Bè Dần dần tới chợ Hàng Tre Ngổn ngang nhộn nhịp thuyền bè dưới sông Đứng ở Hàng Mắm mà trông Kìa Ô Quan Chưởng, Cầu Đông đó mà Hàng Đường, Hàng Đậu đâu xa Hàng Nâu rẽ lại thì là Đồng Xuân Hàng Than, Hàng Cót rảo chân Đến phố Hàng Lọng là gần nhà ga Trở lại đến phố Hàng Lờ Rẽ tay phải phố Hỏa Lò chẳng sai Nhằm dốc Cây Thị ta xuôi Chiều tà, Chợ Đuổi thì người mới đông Bán mua vội vã cho xong Nhá nhem thời tối chợ không kéo dài Phố ta tạm kể thế thôi Phố Tây thì phải dạo chơi: Tràng Tiền Thái Hà, Trường Bưởi, Trung Hiền Có tầu điện chạy liên miên cả ngày Tiền đi thì thực rẻ thay Hai xu cái vé lên n_ tha hồ Lại còn cả bến ô tô Chở khách, chở đồ tùy ý người thuê. Bờ hồ cảnh ấy vui ghê Ngọc Sơn, Tháp Bút, vua Lê tượng đồng Đua nhau ngàn tía muôn hồng Một màu nước biếc soi lồng bóng cây Đêm nào cũng có tích hay Kìa nhà chớp bóng, ta nay rẽ vào Lòng em nghĩ ngợi ra sao? Sán Nhiên, Quảng Lạc ồn ào cả đêm Cải Lương Hý viện kề bên Ngọt ngào tiếng hát cũng nên mất tiền Những khi vui thú giải phiền Dạo chơi Bách thú, quanh miền Hồ Tây Mặt hồ hây hẩy heo may Trong trong gió mát dễ say lòng người Hà thành đẹp lắm ai ơi! 2 .Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bút, Hàng Tre Hàng Vôi, hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà Quanh đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố Giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền. 3. Nghìn thu gặp hội thái bình Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long Phố ngoài bao bọc thành trong Cửa Nam, Giám, Bắc, Tây, Đông rõ ràng Ba mươi sáu mặt phố phường Hàng Giày, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào Người đài các, kẻ thanh tao Qua hàng thợ Tiện lại vào Hàng Gai Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài Hàng Khay trở gót ra chơi Tràng Tiền Nhác trông chẳng khác động tiên Trên đồn cờ kéo dưới thuyền buồm giăng Phong quang lịch sự đâu bằng Dập dìu võng lọng, tưng bừng ngựa xe Hàng Vôi sang phố Hàng Bè Qua tòa Thương Chính trở về Đồng Xuân Trải qua Hàng Giấy dần dần Cung đàn nhịp phách nên xuân bốn mùa Cầu Đông vang tiếng chợ Chùa Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương Mặt ngoài có phố Hàng Đường Hàng Mây, Hàng Mã, Hàng Buồm, Hàng Chum Tiếng Ngô, tiếng Nhắng um um Lên lầu xem điếm tổ tôm đánh bài Khoan khoan chân trở gót hài Qua Hàng Thuốc Bắc sang chơi hàng Đồng Biết bao của báu lạ lùng Kìa đồ bát bửu, nọ lồng ấp hương Hàng Bừa, Hàng Cuốc ngổn ngang Trở về Hàng Cót dạo sang Hàng Gà Bát ngô, Hàng Sắt xem qua Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm ở đâu nghe tiếng om om? Trống chầu rạp hát thòm thòm vui thay Hàng Da, Hàng Nón ai bày Bên kia Hàng Điếu, bên này Hàng Bông Ngã tư Cấm Chỉ đứng trông Qua Hàng Thợ Nhuộm thẳng rong Hàng Tàn Đoái xem phong cảnh bàn hoàn Bút hoa dở viết chép bàn mấy câu. Trải qua một cuộc bể dâu Nào người đế bá, công hầu là ai? (ST theo ca dao.com - thăng long - HN)
-
bài này hình như là bài ca dao cũ về chợ Đồng Xuân gồm 56câu: Hà Nội như động tiên sa Sáu giờ máy hết đèn xa đèn gần Vui nhất là chợ Đồng Xuân Thức gì cũng có xa gần bán mua Giữa chợ có anh hàng dừa Hàng cam, hàng quít, hàng dưa, hàng hồng Ai ơi đứng lại mà trông Hàng vóc, hàng nhiễu thong dong nượp nà Cổng chợ có chị hàng hoa Có người đổi bạc chạy ra chạy vào Lại thêm “sực tắc” bán rao Kẹo cau, kẹo đạn, miến xào, bún bung Lại thêm bánh rán, kẹo vừng Trước mặt bún chả, sau lưng bánh giò ồn ào chuyện nhỏ, chuyện to Líu lo chú khách bánh bò bán rao Xăm xăm khi mới bước vào Hàng tôm, hàng tép xôn xao mọi bề Lịch sự là chị hàng lê Quàng quạc hàng vịt, tò te hàng gà Nứt nở như chị hàng na Chua vào hàng sấu, ngọt ra hàng đường Thơm ngát là chị hàng hương Tanh ngắt hàng cá, phô trương hàng vàng Lôi thôi là chị hàng giang Bán rổ, bán xảo, bán sàng, bán nia Thưỡi môi là chị hàng thìa San sát hàng bát nhiều bề long đong Đỏ đon như chị hàng hồng Hàng cam, hàng quít, bưởi bòng thiếu chi Trống quân, cò lả sót gì Mỗi người một vẻ ai thì kém ai Lại thêm cạo mặt ngoáy tai Lại thêm ngoài chợ có người họa tranh Ngoài ra cải, diếp, răm, hành Thìa là, cải cúc xanh xanh rõ ràng Có người bán lược, bán gương Có người bán cả hòm rương, tủ quầy Có người bán dép, bán giày Có người bán cả ghế mây để ngồi Suốt ngày chợ họp ai ơi Thượng vàng hạ cãm bao người bán mua Hay cắp như chị hàng cua Nhảy nhót hàng ếch ai mua được rày Có người xem tướng xem tay Chầu văn, đồng bóng ốp ngay tức thời Thôi thì đủ thức, đủ người ồn ào nhộn nhịp nói cười chen vai. Có anh bán thuốc cũng hay Mồm rao liến láu, bệnh khỏi ngay tức thời Lại còn kẻ cắp như rươi Hở cơ chốc lát, tiền ôi mất rồi Dậm chân xuống đất kêu trời “Phú-lít” có đến cũng thôi đi đời Tối đến đuổi chợ mình ơi! Quá năm giờ rưỡi hết người bán mua.
-
Thảng thốt mùa đông sang! 00:36' 24/11/2008 (GMT+7) Thơ và ảnh của Hà Thành – Nguyễn Trần Đức Anh Ảnh minh họa: Hà Thành - Nguyễn Trần Đức Anh Rồi thu sẽ đi qua Vội vàng như khi đến Em mong manh lời hẹn Tựa lá trút cuối mùa Rồi thu cũng đi qua Bình yên như muôn thủa Nồng nàn hương hoa sữa Nhẹ nhàng gió heo may Chiều nay trên lối cũ Mặt hồ bỗng mênh mang Chợt nghe lòng lành lạnh Thảng thốt mùa đông sang Những nỗi buồn dìu dặt Tiễn rồi lúc thu qua Đêm nay trời trở gió Giấc mơ nào phôi pha Em mong manh lời hẹn Ta khấp khểnh lối về Nhặt lá xâu thành chuỗi Dang dở những đam mê Ảnh minh họa: Hà Thành - Nguyễn Trần Đức Anh Ảnh minh họa: Hà Thành - Nguyễn Trần Đức Anh
-
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM TITTYNGUYEN XIN GỬI TỚI THẦY THIÊN SỨ VÀ GIA ĐÌNH LỜI CHÚC SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC
-
“Cụ rùa” lại nổi Hình ảnh cụ rùa nổi vào sáng 15/11 được nhiều người nhìn thấy. (Ảnh: Hoàng An) (Dân trí) - Khoảng hơn 10h sáng qua, 15/11, người dân Hà Nội lại thêm một lần được chứng kiến cảnh “cụ rùa” nổi lên trên mặt nước hồ Gươm trong gần một tiếng đồng hồ. “Cụ” rùa hồ Gươm nổi sau trận mưa lịch sử Đây là lần thứ tư, “cụ” nổi trên mặt nước và nhiều người quan sát được. Trước đó vào các ngày 2, 5 và 6 tháng 11, nhiều người đã ghi lại được hình ảnh của “cụ rùa” nổi lên mặt nước. Cũng như mọi lần “cụ” vẫn thường “dạo chơi” gần khu vực đền Ngọc Sơn . Lần này “cụ” nổi khá lâu và liên tục bơi qua bơi lại cách bờ không xa. Người dân chứng kiến cho biết, đầu “cụ” to ngoi hẳn lên trên mặt nước, mai to và dài chừng 1m, thỉnh thoảng lại ngoi lên ngụp xuống trong làn nước xanh của hồ. Nhiều người dân hiếu kì và du khách nước ngoài đã dừng lại ngắm “cụ” trong gần một tiếng đồng hồ. Khoảng 11h trưa, “cụ rùa” ngụp dần xuống nước rồi mất dấu. Việc “cụ rùa” xuất hiện nhiều một cách bất thường trong tháng này khá trùng với những biến động bất thường của thời tiết thủ đô những ngày gần đây. Hoàng An
-
Ai làm “méo mó” đất Thăng Long?02:50' 09/11/2008 (GMT+7) ...Muốn nói giời nói bể, nguỵ biện hay đổ lỗi thì rõ ràng, tất cả chúng ta đang làm “méo mó” đi đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Trận lũ vừa qua là một bài học lớn, xót xa nhưng cần thiết, nhất là đối với các cấp quản lý, lãnh đạo thành phố nói riêng, với người dân sống ở Hà Nội nói chung... Mùa thu năm 1010, cách đây đúng 998 năm, trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ đã viết những dòng như châu như ngọc về mảnh đất Thăng Long- Rồng bay: “Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời...”. Lời của bậc tiên đế gần ngàn năm trước đây không chỉ mãi mãi tạc trong tâm thức con dân Việt, mà còn tạc trong thế phát triển, thế bay lên của đất kinh thành, làm nên niềm kiêu hãnh và khí phách của người Hà Nội. Hà Nội xấu xí, nhếch nhác và khốn khổ...Ảnh: Phạm Hải Thế nhưng đâu rồi cái thần thái ấy, cái trù phú ấy, cái vượng khí ấy? Những ngày qua, nhìn cảnh vật Hà Nội trông không khác mấy những xứ sở nghèo khổ của một số quốc gia, nơi được mệnh danh là cái “van của nồi áp suất” của thế giới. Thậm chí nhìn Hà Nội ở bất cứ góc độ nào, ở bất cứ con phố, khu tập thể, chung cư nào mới thấy Hà Nội cũng xấu xí, nhếch nhác, và khốn khổ không kém so với những vùng đất quanh năm bão lũ, quanh năm gió Lào… Dù biết Hà Nội luôn được cả nước ưu ái, luôn được chăm lo hơn tất cả những miền đất khác, nhưng trận mưa lịch sử những ngày qua đã làm “tắc nghẽn” cuộc sống con người Hà Nội, làm “dềnh” lên trong dòng nước đen đục, đục ngầu, trong đời sống thường nhật, mọi sự xử lý yếu kém, bất cập, lúng túng, mọi thói quan liêu, chủ quan…của các cơ quan chức năng, quản lý thành phố...Làm “dềnh” lên mọi thứ phi lý, kém cỏi của quy hoạch đô thị, của thiết kế hạ tầng, của kiến trúc thành phố, làm nghẹn lời những người Hà Nội và không phải Hà Nội, nhưng yêu Hà Nội như chính quê mình. Trận mưa lịch sử liệu có phải là linh khí của Rồng thiêng, là sự cảnh báo, sự phản ứng của “Trời xanh” (như lời một nhà thơ) dạy cho con người chúng ta bài học về văn hóa ứng xử đối với đất Thăng Long ngàn năm văn vật, mảnh đất trầm tích trong đó những di sản vật thể và phi vật thể, với môi trường sống, môi trường thiên nhiên… Biệt thự phố cổ. Ảnh: Lê Anh Dũng Trận mưa lịch sử ngẫu nhiên cho chúng ta một cơ hội đối chiếu và so sánh trình độ của quá khứ và trình độ của hiện tại. Những khu phố cổ do người Pháp quy hoạch, xây dựng thường ít khi bị ngập lụt, nước có ngập rồi cũng rút rất nhanh. Điều đơn giản, những khu vực này được xây dựng, quy hoạch theo ô bàn cờ. Và để không úng ngập, các đường phố cổ đều có hệ thống thoát nước ngầm phía dưới. Còn vì sao, những khu phố mới, khu đô thị mới, hay ở những khu khác do dân tự xây, do các cơ quan chia lô bán nền thì hệ luỵ thật nhãn tiền, chỉ một trận mưa to là những chung cư, khu đô thị như những ốc đảo, đường xá tắc nghẽn thường xuyên. Tư duy quy hoạch- kiến trúc hay tư duy “ăn xổi ở thì”? Không ít người trong chúng ta, những ai đã đọc “Những người khốn khổ” của Victor Hugo, sẽ mường tượng được trong những trang văn mô tả tuyệt vơì của bậc văn hào là một hệ thống kiến trúc bậc thầy: Bên dưới Paris hoa lệ, hiện đại là cả một thành phố Paris ngầm; hệ thống đường ngầm cho con người có thể đi lại sinh hoạt ở dưới đó. Paris cổ kính và hiện đại. Nguồn: Vitinhcu.com Paris có sông Seine thơ mộng lúc nào cũng trong vắt, có chỗ người ta khoanh lại làm bãi tắm nhân tạo. Sông Seine mà du khách nhìn thấy hoàn toàn chỉ dùng để thoát nước mưa và nước nguyên sinh của nó từ thượng nguồn. Người Pháp đã xây dựng sông Seine thành hai đáy, một đáy tham gia thoát nước thải. Hay ai đã từng thăm thủ đô Bucarest của Rumani, một vùng thấp trũng như Hà Nội, một nước thuộc diện nghèo của châu Âu; thế mà từ nhiều năm trước đây người Rumani đã thắt lưng buộc bụng xây dựng con sông Đưmbovixa chảy qua thủ đô của họ giống như sông Seine (Paris). Thành phố là nơi tụ hội làm ăn, giao lưu, sinh sống của hàng triệu người dân, là nơi nhập vào và thải ra một lượng vật chất, chất thải lớn; là nơi hàng triệu người và đủ loại phương tiện tham gia giao thông đi lại. Một thành phố, nhất là một thủ đô được thiết lập lên bao giờ cũng phải đặt lên bàn các bài toán lớn: Chỗ ở cho cư dân, phương tiện đi lại, giao lưu trong thành phố, hệ thống cấp thoát nước và các hệ thống an sinh xã hội khác như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục… Và để một thành phố được coi là hợp chuẩn đô thị, để cư dân được xác nhận đủ tư cách là người thành phố, các nhà khoa học kiến trúc-xây dựng đã lập trình sẵn các chỉ số. Một cư dân được bố trí tại một khu đô thị phải được phân bổ bao nhiêu mét vuông đường đi bộ, bao nhiêu mét vuông dành cho phương tiện đi lại bằng cơ giới, bao nhiêu phương tiện công cộng đưa đón đi lại, bao nhiêu mét vuông cây xanh, bao nhiêu khối nước, bao nhiêu mét cống rãnh để chở nước thải, bao nhiêu phương tiện để chuyên chở khối lượng chất thải rắn, bao nhiêu mét vuông cơ sở dịch vụ, trường học, bao nhiêu giường bệnh, bao nhiêu mét vuông nhà tang lễ, đất nghĩa địa .v.v. Những chỉ số này không khó tìm, đều được lập trình sẵn trong các bộ dữ liệu kiến trúc-quy hoạch đô thị thời hiện đại. Những ai học kiến trúc đều biết hoặc chịu khó vào mạng sẽ tìm ra…Thế nhưng vì sao trong thực tế, các chỉ số ấy lại “méo mó”? Vì sao? Nhiều khu chung cư, đô thị mới, sân chơi, công viên không còn. Trẻ em lại tiếp tục đá bóng dưới lòng đường. Người già chỉ luẩn quẩn loanh quanh, ra vào trong “khung cửa nhỏ hẹp”. Thành phố thì xấu xí, khuôn viên đô thị mới thì chật chội … Những khu chung cư trẻ em bị "bỏ rơi" vì không có chỗ chơi. Ảnh Hoàng Hà Muốn nói giời nói bể, nguỵ biện hay đổ lỗi thì rõ ràng, vì nhiều lý do gì đó, vì tư lợi, vì quản lý lỏng lẻo, vì sự vô cảm của những người có trách nhiệm và sự tuỳ tiện của người dân ở thành phố, tất cả chúng ta đang làm “méo mó” đi đất Thăng Long văn vật. Trận lũ vừa qua là một bài học lớn, xót xa nhưng cần thiết nhất là đối với các cấp quản lý, lãnh đạo thành phố nói riêng, với người sống ở Hà Nội nói chung. Không thể xây dựng quy hoạch một khu đô thị theo lối “lùa vịt xuống đồng”, bỏ mặc cho cư dân muốn bơi thế nào thì bơi, làm ăn thế nào thì tự mà đi mò lấy…Khi xây dựng một tụ điểm dân cư, chính quyền và các nhà quy hoạch, các nhà chuyên môn phải tính hết các tình huống trong điều kiện đời sống bình thường và cả trong điều kiện bất trắc, rủi ro- động đất, mưa bão, lũ lụt, hoả hoạn… Hà Nội là thành phố ven sông Hồng, con sông Mẹ của cư dân Đại Việt. Sự đang bị “méo mó” của đất Thăng Long xưa- Hà Nội nay, có “vuông tròn” lại được hay không, trông chờ ở cái tâm, cái tầm, cái trí, cái đức của tất thẩy người Hà Nội chúng ta, từ quan chức đến thường dân… Phạm Viết Đào.
-
Rùa nổi trên hồ Gươm theo VnExpress 11h sáng nay, hàng trăm người dân đã vây quanh hồ Gươm (góc đường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) xem "cụ rùa" nổi lên. Vài hôm trước, nước hồ đã tràn bờ trong đợt mưa ngập. "Cụ rùa" nổi lên trưa nay. Ảnh: Longsl. Nhiều khách nước ngoài thích thú dừng lại chụp ảnh. Rùa nổi trên mặt nước khoảng 30 phút, đối diện với tượng đài Lý Thái Tổ và xuôi theo đường Đinh Tiên Hoàng đến cầu Thê Húc. Sau trận mưa kỷ lục đêm 30/10, nước hồ Gươm đã tràn bờ. Nhưng hôm nay, mực nước đã giảm, hiện còn cách bờ khoảng 15 cm. Nước mưa đã pha loãng màu xanh đậm đặc thường ngày nên người dân có thể dễ dàng quan sát cả đầu và thân "cụ rùa". Trao đổi với VnExpress.net, nhà rùa học Hà Đình Đức cho biết, ngày 31/10 (thời điểm nước hồ tràn bờ) một người nước ngoài cũng thấy rùa nổi ở giữa hồ. Hôm qua, các chuyên gia dự án cải tạo Hồ Gươm để đo chỉ số nước hồ cũng thấy hiện tượng trên. "Hiếm khi nào nước hồ Gươm lại có màu xanh đẹp như thế, nước mưa đã pha loãng tảo, chất phù du tạo ra màu xanh đậm. Chỉ số Do thể hiện nồng độ ôxy hòa tan trong nước cũng ở mức rất lý tưởng. Trước đó, khi hồ bị ô nhiễm, cá chết, chỉ số Do chỉ đạt 1-2", ông Đức nói. Người dân vây quanh hồ Gươm xem cụ rùa nổi. Ảnh: Longsl. Tuy nhiên, nhà rùa học cũng lo ngại trận mưa vừa qua đã cuốn theo nhiều đất cát xuống đáy hồ Gươm. Đầu năm nay, khi nước hồ cạn, nơi sâu nhất chỉ đạt 1,4 m, còn hiện nay là 1,8 m. Hồng Khánh
-
Thgửi: thuhanoi @ Mon Nov 03, 2008 1 Mới chỉ mưa có mấy hôm thôi mà phố phường Hà Nội ngập chìm trong biển nước, thật buồn khi thủ đô mà ta yêu quý bỗng chốc trở thành sông... Có lẽ nào đây lại là sự thật! Hà Nội Sông... Thức giấc dậy thấy nước ngập xung quanh Tất cả phố phường dường như chìm trong biển nước Những chuyến xe ngày đêm xuôi ngược Để bây giờ phố lại biến thành sông Ta giật mình Hà Nội nước mênh mông Có lẽ rùa vàng Hồ Gươm cũng bò đi đâu chơi mất Những nắp cống bao ngày ngủ gật Bẫy ai ra phố bây giờ??? Đâu mất rồi Hà Nội của thơ??? Của tất cả những gì mà ta yêu quý nhất Nhưng chỉ thấy phố sông... là có thật Sự thật đáng buồn sao chẳng muốn tin Thăng Long hào hoa bao thế hệ giữ gìn Nay bỗng trở thành Vơnizơ châu á Hà Nội ơi đừng biến thành biển cả Để cho ta vang ca khúc ngàn năm Huyền ảo Hồ Gươm sáng bóng trăng rằm Một thành phố bình yên và cổ kính Phố Phái liêu xiêu mơ màng Tô Lịch Trâu vàng trở lại Hồ Tây... Thơ: Nguyễn Đình Vinh "Tuệ Minh" Theo nguồn :nguoihanoi.net
-
"Thu đi…cho lá vàng rơi" 02:46' 02/11/2008 (GMT+7) Đâu đây, một vài cơn gió mùa đông bắc ngấp nghé. Hà Nội vừa trải qua những ngày "đại hồng thủy". Vậy mà trong nỗi lo bộn bề của cuộc sống, người ta vẫn nhớ về mùa thu, vẫn viết về mùa thu sắp qua khi nhìn thấy lá rơi. "Thu đi… cho lá vàng rơi” như ca từ dịu dàng đâu đó...Cái sự vàng úa ấy, có thể hanh hao buồn, có thể nao nao buồn, nhưng vẫn làm lòng người rưng rưng đầy cảm xúc. Bởi đâu đó mơ hồ, một kiếp nhân sinh lại bắt đầu… "Thu đi… Ở đó, con người cũng trẻ, họ sống trong những tòa nhà trẻ. Nguồn ảnh: hanoimoi.com.vn Hà Nội. Từng con gió xoay xoay những cánh lá sấu nhỏ trên đường. Mỗi bước chân tôi như nhẹ nhàng đón gió heo may. Tia nắng vàng trên đầu ngọn sóng, liễu rủ lơ thơ trên mặt hồ soi bóng tháp đồng hồ bưu điện thành phố. Ta yêu mảnh đất này, mỗi nhành cây, mỗi góc phố rêu xanh cổ kính đã đi vào hồn người như những gì hiển nhiên phải thế, nhẹ và ngọt đến nao lòng. Nơi tôi làm việc nằm trong một khu đô thị mới chứa chan nắng, ăm ắp gió. Ở đó, con người cũng trẻ, họ sống trong những toà nhà trẻ, và tất nhiên cây cối, cảnh quan cũng trẻ. Còn mùa thu vàng thì năm nào cũng thế, cái cảm giác trẻ dường như không tồn tại ở thu, bởi mỗi khi cái hanh hao của mùa heo may chợt đến, cái yếu ớt của những tia nắng chợt đến, trong tôi lại rộn lên cảm xúc kiếm tìm sự bình yên của mỗi con phố nhỏ Hà Nội. Tôi thích nhất mùa thu Hà Nội. Dù đi nhiều nơi, nhưng không đâu tôi có được cái cảm giác thanh bình khi lặng ngắm Tháp Rùa, thả hồn mình theo những gợn sóng biếc nơi chân cầu Thê Húc. Một chén nước trà xanh chan chát đầu môi, một thanh kẹo lạc giòn tan, thơm phức ngọt ngào ấm cúng, một đĩa nộm bò khô cay xè góc phố Cầu Gỗ, hay chút lành lạnh trong len áo Đinh Liệt. Mỗi con phố nhỏ Hà Nội khi nhắc đến tôi thường nhớ và gắn nó với một điều gì đó thân quen. Góc phố Hàng Gai có cà phê Giảng. Hàng Ngang, Hàng Đào sầm uất bán buôn. Hàng Đường ô mai, mứt, bánh. Hàng Buồm kẹo bánh sữa đường. Hàng Điếu gối ga giường đệm…Cũng chẳng biết tự khi nào phố phường Hà Nội mang tên như thế, chỉ biết khi lớn khôn mỗi tên phố ăn sâu vào tôi một miền ký ức. Hàng Quạt, Hàng Chĩnh, Hàng Mắm, Hàng Hành, Hàng Vôi, Hàng Chuối, Hàng Khoai, Hàng Lược…Những con phố “Hàng” nho nhỏ, những ngôi nhà phố cổ nho nhỏ, thâm trầm vẫn cứ tồn tại với thời gian, duyên dáng và quyến rũ lạ lùng. Người ta vẫn bảo không mùa thu nơi nào đẹp và đặc biệt như mùa thu Hà Nội. Đơn giản thôi, chỉ là vạt nắng, chỉ là tiếng lá vàng xào xạc hay một cành liễu mải đùa trong gió rớt mình xuống mặt hồ thu. Hay là gói cốm nhỏ xinh xinh với cánh lá sen xanh biếc. Ở đó có hương mùa thu trộn hương cốm non phưng phức, man mác, nồng nồng của lúa mới, của hương sen. Cảnh sắc đổi màu, lá xanh dần sang vàng ruộm. Nguồn ttvnol.com Cảnh sắc đổi màu, lá xanh dần sang vàng ruộm, lạ thay, cái vàng ruộm ấy không mang hơi hướng tàn úa, thảm thương mà lại như màu tươi mới. Nhẹ nhàng thôi, những cành hoa sữa trắng ly ty, ngọt ngào trong đêm vắng. Những cây cao, thẳng tắp, thân to khoẻ xù xì, trên đó là những cụm hoa trắng đục đua nhau toả ngát, thi thoảng có bông mải đùa chạy theo gió phủ kín cả gốc cây già. Bạn đã một lần đi bộ ở một góc Hồ Gươm dọc phố Hàng Khay chưa? Ở đó, mùa thu khi nào cũng rõ là mùa thu nhất. Bởi ở đó có gốc sấu già mỗi bận thu về lại uốn mình trút lá. Ở đó, tương phản rõ nhất sự sâu lắng dịu dàng của mùa thu Hà Nội với sự ồn ào náo nhiệt của con người sống đời nhân thế. Không còn tiếng tàu điện leng keng, không còn những cửa hàng bách hoá cũ kỹ. Hà Nội, Thủ đô rộng lớn và sầm uất, nhộn nhạo, cũ mới đan chen. Người Hà Nội như đang ngày đêm miết mải kiếm tìm cho mình một chỗ đứng. Nhưng đâu đó, bên cạnh những hối hả tất bật, vẫn chợt thấy một nét thanh tao của cụ già thong dong bên chiếc đài nhỏ xinh phát ra những âm thanh quen thuộc. Ta bỗng muốn kiếm tìm những nơi xưa cũ, ngâm mình trong không gian tĩnh lặng để hồi tưởng về một mùa thu vàng Hà Nội sắp đi qua... …Cho lá vàng rơi…" Sớm mai thức dậy, bạn bỗng thấy bầu trời cao và xanh hơn. Gió cứ trêu đùa mơn man trên cánh tay trần thiếu nữ. Nắng đổ ập xuống những vòm nhỏ hanh hao. Bạn cứ cảm thấy Hà Nội hôm nay có gì khang khác. Một Hà Nội nhẹ hơn một chút, trầm hơn một chút và êm dịu hơn một chút. Lá cuốn nhẹ tênh theo một bánh xe...Nguồn ảnh: tagvn.com Nhưng bạn không thể chỉ ra được tường tận cái biến đổi mơ hồ ấy. Cho đến khi bạn dừng lại trước cột đèn đỏ nằm bên cạnh một gốc me già. Bất chợt, bạn thảng thốt ngẩng đầu lên. Lá me đổ ập xuống, chầm chậm, chầm chậm. Người thiếu nữ đưa tay vén hờ tóc còn vương lại vài cánh lá me nhỏ xíu. Thế ra, Hà Nội đã vào một mùa trút lá, một mùa lá rơi… Bạn hãy dừng xe lại một chút, tạt vào một quán cóc ven đường và nhấp một ngụm trà không đá. Nhưng hãy nhớ chọn cho mình quán cóc dưới gốc cây cổ kính. Sẽ chẳng khó cho bạn đâu để tìm một quán nhỏ như thế. Quán leo teo người. Sau ngụm nước chè đầu tiên, vai bạn đã thênh thênh đôi chiếc lá vàng. Dưới đáy cốc đã kịp in một chút nắng tràn qua kẽ lá. Và bạn có biết mình vừa uống một chút thanh khiết của mùa thu? Bao người Hà Nội phương xa nhớ một mùa sấu trút lá trên con phố Phan Đình Phùng. Lá trải thảm xao xác bên lề đường. Lá cuốn nhẹ tênh theo một bánh xe vội vã. Lá đùa vui cùng trận gió sang mùa. Lá đang rơi, cứ thảnh thơi như trọn một kiếp luân hồi. Bạn sẽ rất nhớ một gốc sấu cụ thể nào đó có bao nhiêu vết lồi lõm, có những cái rễ sần sùi hay có những con nhện hay làm tổ trong ấy, bởi đó là cây sấu bạn đã trèo cả tuổi thơ. Bạn đã xa Hà Nội. Nhưng chả bao giờ bạn quên được cái thời khắc này đâu… Tôi đứng bên con phố, bắt gặp một gánh hàng rong trên đôi vai gày bước vội, chợt thấy lòng buốt nhói. Tạt vào quán ven đường gọi một cốc sấu đá. Lạnh đến tê người. Cái vị rân rân đầu lưỡi khiến ta nhớ mẹ, nhớ bà của ta quá. Dáng mẹ ngồi gọt sấu bên bậu cửa. Bàn tay của mẹ thâm đen nhựa sấu. Tôi cứ tự hỏi quê mình giờ cũng đang trút lá, bà có còn đi quét lá tre nữa hay không? Hoá ra Hà Nội mùa trút lá còn cho ta những thời khắc gợi lại trong mình chút thênh thang tuổi thơ. Lá trải thảm xao xác...Nguồn ảnh: tinypic.com Hà Nội mùa trút lá, tôi cứ thích dẫn dụ bạn đến những quán cóc vỉa hè. Không biết có phải đó là nỗi ám ảnh về Hà Nội của tôi không. Nhưng có lẽ chính những quán cóc ấy đã tự mang trong mình cả thần sắc của Hà Nội. Có rất nhiều người bạn nói với tôi rằng họ đã rất yêu, rất ước ao một Hà Nội trong những áng văn. Nhưng họ thất vọng khi đứng trên chính mảnh đất họ từng ước ao ấy. Tôi chỉ cười mà hỏi mình rằng đã bao giờ họ dám dành ra một chút thời gian của những toan tính đời thường mà ngồi trong một quán cóc ven đường thảnh thơi đắm mình trong một Hà Nội mùa trút lá chưa? Hà Nội có một vẻ đẹp mang nỗi buồn thường trực nhưng buồn hơn vào những mùa trút lá. Bạn chẳng cần là thi sĩ cũng sẽ chẳng cầm lòng được trước một hàng bằng lăng trụi lá, mới hôm nào còn rưng rức tím. Bạn sẽ nhớ lắm một khoảng trời tây bắc xa xôi đã đi qua khi chợt gặp một cây tếch lẻ loi trút lá giữa phố phường Hà Nội. Nhớ một cô gái Thái, nhớ một điệu múa xòe, nhớ một đêm sương. Nỗi nhớ dâng đầy trong kí ức. Tôi yêu nhất Hà Nội không phải là hương hoa sữa nồng nàn cũng chẳng phải là hoa sưa quí phái bởi nó xa với kí ức của tôi quá. Mà tôi yêu nhất màu lá cơm nguội vàng bên hồ Gươm cổ kính. Bạn có bao giờ quên một tuổi thơ nhặt quả cơm nguội bắn súng phóc không? Bạn có bao giờ quên cái vị ngòn ngọt, chan chát của thức quả mùa thu ấy hay không? Tôi gọi Hà Nội mùa trút lá là “mùa nhớ”. Mỗi chiếc lá vàng rơi là một nỗi day dứt, một nỗi nhớ, một nỗi buồn. Ai cũng có nỗi nhớ, nỗi buồn riêng mình. Nhưng rồi một ngày nào đó, tôi bất chợt gặp giữa cái xác xơ của cây, là một nhánh mầm. Một ngày nào đó, tôi bất chợt gặp bạn ở một nơi xa xứ, hẳn chúng ta sẽ lại ngồi ôn với nhau kí ức về một Hà Nội mùa lá vàng rơi...Lá rơi, để đâu đó mơ hồ, lại bắt đầu một kiếp nhân sinh... Nghiêm Tuấn Anh- Nguyễn Anh Thế
-
PHONG THỦY VÀ NGƯỜI KHÔNG THỂ MỔ THEO THÀY BÓI. Chắc các bạn còn nhớ trường hợp sau đây mà Tittinguyen đã đưa lên diễn đàn nhờ giúp đỡ: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p_do/t1249.html Chú Thiên Sứ đã trả lời : Chú Thiên Sứ đã đến nhà chỉnh sửa Phong thủy và khuyên họ nên mổ. Và đây là kết quả:Bệnh tiến triển nặng từng ngày, bệnh nhân đã điều trị theo cách của chị Laviedt, nhưng do bệnh đã đến thời kỳ trầm trong nên không khỏi. Lúc này gia đình họ bắt buộc phải đưa bệnh nhân vào viện với tâm trạng thật căng thẳng.Cuộc mổ sẽ diễn ra vào ngày 18/8 (âm lịch ) theo sự sắp xếp của bệnh viện .Lúc này cả gia đình họ thật sự sợ hãi nghĩ rằng lời tiên tri của các thầy bói đã ứng nghiệm, nên cuộc mổ ngẫu nhiên lại được diễn ra đúng vào ngày tam nương -phải chăng đó là điềm xấu đầu tiên được báo trước 9h30phut ngày 18/8 ,bệnh nhân lên bàn mổ với tâm trạng rất nặng nề ,gia đình đứng ngoài cũng thật căng thẳng cuộc mổ diễn ra hơn một giờ đồng hồ -kết quả rất tốt đẹp ngoài sự tưởng tưởng của gia đình họ bệnh nhân hồi phục rất nhanh ,sau 5 ngày đã được xuất viện Hiện tại bệnh nhân sức khỏe tốt ,tinh thần cả gia đình thật thoải mái ,vui vẻ. Cũng cần phải nói thêm là hiện nay tại bệnh viện Bình dân tỉ lệ bệnh nhân nhiễm trùng sau mổ sỏi thận là rất cao vì bệnh viện luôn luôn trong tình trạng quá tải .Nhưng với trường hợp này ,mọi việc diễn ra thật nhẹ nhàng Hiện tại gia đình họ tin rằng việc họ thoát chết hoàn toàn là nhờ vào phong thủy Vậy thày bói nói sai hay phong thủy và nền y học hiện đại đã đúng?
-
Mùa này HN có gió heo may rồi .... (sưu tầm ) Em trở về khung trời ấy mùa thu. Cũng nắng heo may và khoảng không gian nhè nhẹ Chỉ bước chân em không còn hồn nhiên như thế Ngập ngừng, ưu tư trên vạt cỏ một thời... Lá khô vàng, lá quy luật vẫn rơi... Chiếc lá mơ ước năm xưa giờ ở nơi nào xa mãi Em kiếm tìm chút dư âm còn lại Gió thổi bùng lên cuốn một điệu van xoay. Khẽ thở dài, chợt nghe mắt cay cay Có những khoảng đời tuyệt vời nhưng thường trôi qua rất vội! Khao khát thêm một lần được vô tư hờn dỗi Mùa thu mong manh kẻo.... mai lạnh đông về...!!!!!