Văn Lang

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    465
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by Văn Lang

  1. Không biết con số 100 có liên quan gì tới Kinh Dịch hay có liên quan gì tới Bách Việt (100 dân tộc Việt) hay không?
  2. Tỷ ở đây mang nghĩa chị em mà bác như kiêu sư tỷ, tỷ muội chứ không có nghĩa 1 tỷ, 1 trăm. Điều đó cũng đối ứng với giai Phù Đồng phía trên. Vế sau không phải là con số.
  3. 20/04/2010 23:41 Đền tưởng niệm vua Hùng ở Công viên văn hóa Suối Tiên Q.9, TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh Ngày nay Giỗ tổ Hùng Vương đã chính thức thành ngày Quốc giỗ. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu, nhưng trong tâm trí người Việt Nam nước ta vẫn là nước có 4.000 năm văn hiến. Những phát hiện mới nhất về cổ địa chất mà chúng tôi giới thiệu sau đây là tư liệu quý giá để hình dung rõ hơn về diện mạo đất nước thời các vua Hùng. Kỳ 1: Điều gì xảy ra khi “đùng một cái” biển dâng 5 mét rưỡi? Khi đem quân đánh Tống để ngăn chặn mưu đồ xâm lược, Lê Hoàn đã cho lập Ngọc phả Hùng Vương. Đó là bản Ngọc phả xưa nhất mà truyền bản hiện nay còn lưu giữ. Trước đó, Đinh Tiên Hoàng đã cho xây Đền Hùng chính tại nơi đóng đô của các vua Hùng (được ghi trong Ngọc phả). Điều lạ lùng là trải qua những biến cố lịch sử, Ngọc phả nhà Lý, Ngọc phả nhà Trần, cả Ngọc phả nhà Lê cũng thất lạc, nhưng Ngọc phả Hùng Vương thì vẫn còn. Phải chăng những gì thuộc về hồn thiêng sông núi đều là những thứ không thể hủy diệt được, không thể mất đi được? Sơ đồ cổ địa lý đồng bằng Bắc Bộ trước biển tiến đột biến cách nay 4115 năm Sơ đồ cổ địa lý sau giai đoạn biển tiến đột biến khi mực nước biển ở +3,5m và ổn định đến tại 1.015 năm, diện tích đồng bằng chỉ còn 1/4 so với trước đó và bằng 1/10 so với hiện nay Hoàng Ngọc Kỷ, 2008 Về sử liệu, cuốn sử xưa nhất được biết đến (nhưng đã thất truyền) là cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu viết thời nhà Trần, không ghi thời Hùng Vương. Nhưng cuốn Đại Việt sử lược (còn gọi là Việt sử lược), cũng là cuốn sử xưa nhất viết thời nhà Trần (cuốn này cũng thất lạc, nhưng được khắc in ở Trung Quốc thời nhà Thanh, nên chúng ta may mắn còn truyền bản) lại có ghi thời Hùng Vương, tuy ghi một cách sơ sài. Đến thời Lê, thời Hùng Vương được chính thức ghi thành một Kỷ trong Đại Việt sử ký toàn thư: Kỷ Hồng Bàng. Ngô Sỹ Liên đã kết hợp những sử liệu từ Trung Quốc (chủ yếu trong Tiền Hán thư) và câu chuyện trong cuốn huyền sử viết vào cuối thời Trần: cuốn Lĩnh Nam chích quái. Lấy nguồn từ Lĩnh Nam chích quái, Ngô Sỹ Liên có đối chiếu với những gì có thể đối chiếu được, vì vậy trong Kỷ Hồng Bàng ông có xác định niên đại rõ ràng. Vả lại thời kỳ đầu dựng nước là thời kỳ không thể không có trong lịch sử, vấn đề là diện mạo của nó như thế nào mà thôi. Việc chính thức đưa Hùng Vương vào sử sách chắc chắn là do chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông, vì việc đó thực hiện cùng lúc với việc nhà vua anh minh này cho lập Ngọc phả Hùng Vương và tuyên bố “một tấc đất của cha ông cũng không để mất”. Hơn nữa Lê Thánh Tông chủ trương viết quốc sử trong hoàn cảnh sử liệu bị mất mát nghiêm trọng do mưu đồ tận diệt văn hóa dân tộc của thế lực phương bắc mỗi lần xâm lược nước ta, nên ông đã đề nghị tập hợp tất cả các nguồn tài liệu có thể tập hợp được, kể cả dã sử. Mọi thứ đều được ghi lại để đời sau tiếp tục đối chiếu, thẩm định, điều này có ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư. Từ đó đến nay nhiều tài liệu về thời Hùng Vương không ngừng được bổ sung. Đặc biệt từ cuối thập kỷ 60 và thập kỷ 70 của thế kỷ trước, giữa lúc người Mỹ đem bom dội xuống miền Bắc và tuyên bố “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”, bên cạnh sự đáp trả bằng vũ khí của chính nghĩa, một chiến dịch khám phá thời kỳ Hùng Vương quy mô lớn nhất trong lịch sử đã được tiến hành do đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo. Kết quả của cuộc khám phá này, nhất là kết quả của khảo cổ học, từ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn..., không những chứng minh thời kỳ này là có thật mà còn phát hiện biết bao nhiêu điều kỳ thú của văn minh dân tộc. Đó là một sự đáp trả bằng văn hóa. Truyền thuyết và sử liệu ít ỏi đã được bổ sung bằng những sự thật nằm trong lòng đất. Nhưng những gì tìm kiếm được mới chỉ cho phép phác thảo một diện mạo ban đầu cộng với rất nhiều tranh luận. Những bí ẩn của thời kỳ Hùng Vương kéo dài trên dưới 2.000 năm trước Công nguyên đang và sẽ là cảm hứng thu hút các sử gia và các nhà khoa học hiện nay và nhiều thế hệ sau này nữa. Hai năm trước, khi đọc loạt bài viết liên quan đến thời Hùng Vương đăng trên Báo Thanh Niên, một nhà địa chất học - tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ có gửi thư đến tòa soạn cho biết ông sẽ cung cấp những tài liệu về cổ địa lý để góp phần nghiên cứu thời Hùng Vương. Chúng tôi đã đọc kỹ những tài liệu của ông, đã nhiều lần trao đổi với ông và càng tìm hiểu càng thấy thú vị. Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Kỷ, thời kỳ địa chất Đệ Tứ (khoảng 2 - 2,5 triệu năm trước đến ngày nay) Việt Nam có 4 lần biển thoái và 4 lần biển tiến, hình thành 8 tầng trầm tích nguồn gốc lục địa và biển đan xen chuyển tiếp với nhau. Những khảo sát địa chất cũng cho thấy trong 4 lần biển tiến thì lần thứ 3 là biển tiến đột biến. Độ cao và niên đại của đợt biển tiến này có thể đo được. Thời điểm biển tiến đột biến có niên đại đo được là 4115 năm cách ngày nay (có sai số ± 50 năm). Nước biển dâng với biên độ 5,5 mét. Do mực nước giai đoạn cuối của thời kỳ biển thoái trước đó là - 2 mét (âm 2 mét) so với mặt nước biển hiện nay, nên mực nước do biển tiến đột biến thời kỳ này dâng lên 3,5 mét so với mặt nước biển hiện nay. Mực nước này duy trì ổn định kéo dài một khoảng thời gian là 1.015 năm, đến cách đây 3100 năm biển mới bắt đầu thoái. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên vô cùng thú vị: Đây chính là thời kỳ ra đời Nhà nước Hùng Vương, là khởi đầu của một nền văn minh mà chúng ta tự hào gọi là lịch sử 4.000 năm văn hiến. Nhưng điều gì đã xảy ra khi “đùng một cái” nước biển dâng lên 5,5 mét và điều gì đã xảy ra khi mực nước cứ “ở lỳ” tại đó hơn 1.000 năm? Trước hết, hãy nhìn hai tấm sơ đồ địa lý đồng bằng Bắc bộ thời đó trước và sau khi biển tiến: Diện tích đất đai sau khi biển tiến chỉ còn bằng 1/4 so với thời kỳ trước đó và chỉ bằng khoảng 1/10 so với diện tích hiện nay. Và chúng ta hãy hình dung: Cả một vùng đất đai màu mỡ rộng lớn bây giờ gồm Hải Dương, Hưng Yên, Hà Đông, Hà Nội, một phần của Bắc Ninh... đã chìm trong nước biển. Những nơi trước đây là gò đồi thì biến thành hàng trăm đảo nhỏ nằm giữa một vùng vịnh nông nhưng rộng lớn bằng 90% diện tích đất đai bây giờ. Cha ông ta đã phải sống như thế nào, đã phải thích nghi như thế nào với một cơn đại hồng thủy thực sự như vậy? (Còn tiếp)
  4. Các bác PHUTHUONG, Thiên Khôi có lẽ nên chọn giải pháp phù hợp hơn. Đó là các bác phải bảo vệ quan điểm của mình chứ. Tại sao chỉ vào rồi đưa ra vài câu ngắn gọn mang tính phản biện bài viết của anh hoangtrieuhai và một số người khác mà không đủ luận điểm để chứng minh mình đúng và người ta chưa đúng. Nói thế thì còn gì là khoa học, còn gì là phản biện nhau. Nó không có gì là khó khăn cả. Mà em nói có gì không phải mong các bác bỏ quá cho. Em thấy khẩu khí, giọng điệu của các bác Thiên Khôi, Li Feng, PHUTHUONG có vẻ gì hơi ngạo mạn và cho ta là kẻ bề trên trong chuyện này.
  5. … Quân ta được ăn no, ngủ say sưa, thóc gạo rồi rào, chuẩn bị chết cũng đáng. Với tinh thần và nghị lực nung nấu không còn gì để nói ngoài chiến thắng, chiến thắng. Đúng vậy không hả các bạn? Tất cả nhân dân ai cũng mong rằng rồi một ngày, một ngày chinh chiến sẽ tàn. Đúng vậy, phải chăng đó chỉ là một câu hát chính trong một bài hát nào đó, nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng lớn nao và thúc đẩy toàn quân, toàn dân tiến lên phía trước giành thắng lợi. Các bạn thử nghĩ mà xem một đất nước bị chia cắt làm đôi thì khác nào một miếng bánh bị cắt làm đôi, rất dễ ăn dễ nuốt. Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Đúng vậy, tiến vào Sài Gòn đánh cho rắn rập đầu, đánh cho giặc “tan đàn xẻ nghé”. … Đồng khởi, đồng có nghĩa là cùng, khởi có nghĩa là khởi nghĩa. Đồng khởi có nghĩa là toàn Đảng, toàn dân tham gia khởi nghĩ rành lại chính quền. Đồng khởi được tổ chức vào mùa xuân năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh ta đã tiêu diệt được hơn 4000 địch, thu 1500 khẩu AK, 280 khẩu đại bác, 8 tấn lương thực, 6 tạ thuốc men, bắt sống 1 đại tá, 8 trung tá, 15 hạ sĩ quan và làm bị thương rất nhiều tên khác. Tổng thiệt hại trong cuộc khởi nghĩa của quân địch lên tới 1 tỉ USD. Tổng thống Johnson lúc bấy giờ rất sốt ruột nhưng phải cắn răng chịu đựng. Chiến tranh là, chiến tranh mà, biết làm sao được. Nhiều bà mẹ mất con, nhiều ông bố mất chồng. Nói chung là thiệt hại khôn xiết. Tình hình ô nhiễm môi trường thật là nan giải do thuốc súng và chất độc màu da cam có rất nhiều heroin làm cho mọi sinh vật bị nghiện heroin?! (Theo http://vietnamnet.vn/giaoduc/201005/Cuoi-r...c-sinh-907741/)
  6. Tất nhiên rồi cô Wild à. Mọi người cũng như cháu và các bạn của cháu có nhiều bài Văn, Sử cười ra nước mắt lắm. Có lúc chúng nó còn vào blog của cháu lấy về rồi đưa lên blog của chúng nó nữa. Còn riêng về bài này theo đánh giá chủ quan của cháu đó là một học sinh thông minh, có trí tưởng tượng phong phú và rất sáng tạo. Nói chung là một bài Văn đáng để cười.
  7. Vâng tùy anh. Nếu vậy thì tôi không kể chuyện đó nữa. Nhờ BQT xóa giùm.
  8. Xin kể một câu chuyện ngoài lề. Van Lang có một người quen là nhà báo tại một đài truyền hình và hay phụ trách những chuyên mục về văn hóa xã hội và do đó có những dịp phỏng vấn, làm việc với những nhà sử học có tên tuổi. Có lần nói về GS Lê Văn Lan, họ nói rằng "Thằng Lan thì biết cái gì. Nó toàn nói linh tinh".
  9. Hôm nay, VietNamNet tổ chức một cuộc phỏng vấn trưc tuyến với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về những dự báo của ông trong năm Canh Dần và những vấn đề cần quan tâm trong tương lai. Vào tháng 12/2009, một sự kiện gây chú ý dư luận và đặc biệt là giới kiến trúc trong và ngoài nước là Hội thảo khoa học với tiêu đề: "Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại" do Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện tại Hà Nội. Người đứng ra tổ chức và chủ trì cuộc hội thảo này là Giám đốc trung tâm Lý học Đông Phương - Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Qua đó, mọi người biết đến ông với tư cách là một phong thủy gia có những ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên ông còn là tác giả của gần chục đầu sách về Lý học Đông phương từ việc kiến giải các hiện tượng văn hóa cổ trong "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" đến khôi phục, chắp nối và thống nhất các mảnh vụn của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành qua "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", "Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt". Và đặc biệt là sự quyết liệt trong việc khẳng định thuyết Âm Dương Ngũ Hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại hằng tìm kiếm, luận điểm này được in lần đầu trong cuốn sách - tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" và hơn 10.000 bài viết trên các diễn đàn về Lý học Đông phương với bút danh Thiên Sứ. Là nhà nghiên cứu Lý học Đông phương, ông cũng áp dụng khả năng dự báo với nhiều hiệu quả bất ngờ. Năm 2004, ông là người đã dự báo trước trận sóng thần ở Ấn Độ Dương gây thiệt hại to lớn cho các nước ven vùng biển này đặc biệt là Indonesia và Philipines gây chú ý của giới nghiên cứu Lý học. Từ đó đến nay, liên tiếp năm nào ông cũng có những dự báo với kết quả đáng ngạc nhiên cho những sự kiện nổi cộm trên thế giới. Điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã được ông dự báo từ cuối 2007. Đến nay, những sự kiện xảy ra từ đầu năm Canh Dần, hoàn toàn không nằm ngoài dự báo của ông. Đặc biệt, ông lại cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần II sẽ xảy ra... Hôm nay, VietNamNet tổ chức một cuộc phỏng vấn trực tuyến với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh về những dự báo của ông trong năm Canh Dần và những vấn đề cần quan tâm trong tương lai. Xin mời những bạn đọc quan tâm có thể tham gia gửi câu hỏi tại đây. (Theo http://www.tuanvietnam.net/2010-04-26-giao-luu-truc-tuyen-voi-phong-thuy-gia-nguyen-vu-tuan-anh)
  10. Hòn Gà Chọi trên vịnh Hạ Long: Hình chữ V nằm ngang phía trên là vết tích gặm mòn của đợt biển tiến đột biến. Hình chữ V nằm dưới là vết tích gặm mòn trước khi biển tiến đột biến và sau khi biển thoái nhanh cho đến ngày nay Biển tiến 3,5 mét, các vua Hùng dựng nước để đối phó với thiên tai. Biển lùi - 6 mét, dân tộc phải đương đầu với quân cướp nước. Chúng ta không thể hình dung khi đất đai bị thu hẹp chỉ còn lại núi và vùng đồi khô cằn do bị xâm thực, cha ông ta đã phải thích nghi như thế nào. Nhưng điều chắc chắn là con người không thể sống riêng lẻ như trước nữa, mà phải tổ chức lại cuộc sống để thích nghi với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt. Trước đây với đất đai rộng lớn màu mỡ, con người có thể hái lượm, đánh bắt, canh tác với công cụ bằng đá thô sơ thì nay không thể sống theo cách đó được. Việc cải tiến công cụ và phân công lao động được đặt ra một cách bức thiết. Trong một số hoàn cảnh cụ thể của lịch sử nhân loại thì nhà nước ra đời khi con người đứng trước sự đe dọa sống còn mà bản thân mỗi người không thể tự mình đối phó được. Hai mối đe dọa chủ yếu là thiên tai và chiến tranh. Thời đó chắc là chưa có chiến tranh, nhưng mối đe dọa từ thiên nhiên là kinh khủng. Muốn tồn tại trong điều kiện biển tiến đột biến thời đó, tổ tiên ta ít nhất phải giải quyết 3 vấn đề: đoàn kết thành cộng đồng, phân bố lại dân cư và cải tiến công cụ lao động. “50 người lên núi, 50 người xuống biển” nếu không phải là phân bố dân cư thì là gì? Nó còn là chỉ báo nói lên sự đoàn kết, không đoàn kết thì làm sao dắt nhau lên núi, dắt nhau xuống biển? Và phải có một cộng đồng có quyền lực đủ mạnh mới có thể làm được việc đó. Nó phải do nhà nước tiến hành. Từ những di chỉ khảo cổ học, các nhà sử học cho rằng với thời đại đồng thau, chúng ta bước vào thời kỳ nước Văn Lang, tức là Nhà nước Hùng Vương ra đời sau khi cha ông ta chế tác được các công cụ bằng đồng. Nhưng theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ, Nhà nước Văn Lang nhất định phải có trước khi có đồ đồng. Theo ông, việc khai thác và chế tác đồng là không hề đơn giản, vì trong tự nhiên không có đồng nguyên chất, nó chỉ chứa trong quặng và với hàm lượng không cao, phải luyện mới ra đồng. Ông nói ngay cả trong thời đại công nghệ ngày nay thì việc thăm dò, khai thác tuyển quặng và luyện kim đồng vẫn còn là việc phức tạp. Chỉ có một xã hội trình độ cao, nói thẳng ra là phải có nhà nước thì mới có thể tổ chức thăm dò, khai thác và luyện đồng được. Tất nhiên quá trình chế tác công cụ bằng đồng phải trải qua rất nhiều thế hệ mới đến một trình độ tinh xảo như chúng ta biết ngày nay qua các di chỉ khảo cổ học. Cần biết thêm, những di chỉ đồ đồng được phát hiện từ văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn... đều nằm ở độ cao trên 3,5 mét và hậu thế không thể không cúi đầu bái phục tài nghệ của tiền nhân. Cho nên, có thể đưa ra một luận cứ rằng, cơn đại hồng thủy đã đẩy người Việt đến chỗ thúc bách phải xây dựng một nhà nước. Đó là Nhà nước Hùng Vương. Những phát hiện cổ địa chất có thể giúp các nhà sử học nghiên cứu thêm để xác định niên đại ra đời của Nhà nước Hùng Vương mà theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ, nhà nước đó ra đời ngay sau khi biển tiến đột biến, nếu chậm hơn cũng không lâu. Hàu bé hóa thạch có niên đại 3.100 năm trên vách đá cách cửa chùa Hang (Kiên Giang) 10 mét ở độ cao 2 - 3 mét bằng độ cao vách dưới hình chữ V nằm ngang do mực nước biển mài mòn. Đây là niên đại đánh dấu thời kỳ biển bắt đầu thoái Và giữa lịch sử và địa lý lại tiếp tục có mối tương quan thú vị khác. Sau hơn 1.000 năm nằm lì ở độ cao 3,5 mét, biển đã đột ngột hạ xuống 1,5 mét, mực nước còn cao hơn 2 mét so với hiện nay. Đặc biệt, biển thoái đột biến đã khiến cho những dòng sông chảy cắt ngang qua đồng bằng hình thành từ thời biển tiến trước đó thành những đoạn sông thẳng kéo dài trước khi phân nhánh, đó là đoạn sông Hồng từ Mê Linh, Vĩnh Phúc tới thị xã Hưng Yên, sông Thái Bình từ Phả Lại đến Thanh Miên ở Bắc Bộ, hay sông Hậu từ Châu Đốc đến Cần Thơ, sông Tiền từ Hồng Ngự đến Mỹ Thuận. Sau đó biển thoái từ từ và đạt đến cực tiểu - 6 mét so với mực nước biển hiện nay. Dấu tích của thời kỳ biển thoái này còn để lại hình chữ V nằm ngang trên các vách đá bị mài mòn, tuổi tuyệt đối của lớp vỏ hàu bé trên vách đá và lớp than bùn trên các kênh rạch cổ... Mực nước biển hạ đột ngột 1,5 mét có niên đại 3.100 năm ±80 năm. Đến khoảng 2.300 năm cách ngày nay thì hạ xuống mức cực tiểu - 6 mét. Sau đó là thời kỳ biển tiến, tiến từ từ cho đến ngày nay. Điều gì đã và có thể diễn ra trong thời kỳ này? Thử hình dung: Khi biển hạ xuống - 6 mét, diện tích đồng bằng đã mở rộng ra bát ngát. Đất liền đã mở ra hàng chục km hướng biển Đông và diện tích đất nước rộng hơn gấp rưỡi so với bây giờ. Với một đồng bằng phì nhiêu rộng lớn, nước ta lúc ấy trở thành một đích ngắm cho thế lực xâm chiếm từ phương Bắc. Tổ tiên ta lúc này có lẽ không phải đối phó nhiều với thiên nhiên nữa mà bắt đầu một cuộc đấu tranh dai dẳng chống xâm lược. Chuyện Thánh Gióng là sự ghi dấu của thời kỳ đồ sắt và là thiên anh hùng ca chống ngoại xâm của dân tộc ra đời vào thời kỳ này. Tóm lại Nhà nước Hùng Vương hình thành sau một sự cố thiên tai có thể liệt vào loại nghiệt ngã nhất trên hành tinh và khi được thiên nhiên ưu đãi, dân tộc phải đem máu xương ra giữ nước. Trải qua những giai đoạn thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử, những gì của cha ông để lại là trường tồn muôn đời cho con cháu. “Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”, người Việt Nam không ai có thể quên được lời nói bất hủ đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Theo http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201017/20100423002905.aspx)
  11. 22/04/2010 1:37 Hình chữ V nằm ngang do nước biển mài mòn tại Kim Sơn, Phát Diệm (Ninh Bình) - Ảnh: tư liệu Kỳ 2: Cái nhìn mới về Sơn Tinh - Thủy Tinh và chuyện Trăm trứng Những vết tích trên đá, trong lòng đất cho chúng ta thấy một cơn đại hồng thủy đã diễn ra hơn 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh lại diễn ra vào thời Hùng Vương. Phải chăng đây là câu chuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này? Vì sao gọi là biển tiến đột biến? Tài liệu khảo sát địa chất của tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ và các nhà địa chất học khác cho thấy: + Vết tích bào mòn của sóng biển trên vách đá tạo thành hình chữ V nằm ngang được ghi nhận trên chân vách đá nằm trong đồng bằng ở Kim Sơn (Ninh Bình) và những nơi khác ở Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tây, vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà... đều có độ cao trung bình 3,5 mét so với mặt nước biển hiện nay. Những vết tích bào mòn như vậy còn được ghi nhận trên hòn Trống Mái ở bờ biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) và nhiều nơi khác ở Bắc Trung Bộ, ở Nha Trang, Bà Rịa-Vũng Tàu, đảo Phú Quốc Nam Bộ. Những vết bào mòn hình chữ V đó chứng tỏ mực nước biển ổn định trong một thời gian rất dài. + Những khu rừng thực vật bị chôn vùi dưới lớp sét biển với những thân cây chết thẳng đứng rễ còn bám đất đã được tìm thấy tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Tây và nhiều nơi khác. Tiêu biểu là tại huyện Gia Lộc, Hải Hưng vào năm 1977 khi khai thác sét để sản xuất gạch ngói, người ta đã phát hiện những cây dừa nước bị chôn vùi, thân cây gồm cành lá và gốc rễ đều còn nguyên vẹn trong lớp sét mịn ở độ sâu 3 mét, dùng C14 để xác định tuổi, người ta đã xác định niên đại của cây dừa nước là 4.115 ± 50 năm. Đó chính là niên đại của biển tiến đột biến. Những rừng cây vẫn còn nguyên chết thẳng đứng chứng tỏ chúng đã bị chôn vùi trong môi trường yếm khí nước sâu, do biển tiến đột ngột bao trùm trên diện rộng, biên độ biến đổi lớn với tốc độ nhanh, riêng những cây có đường kính lớn thì nằm ngang do chúng cao hơn mực nước biển nên khi chết đã ngã xuống, quá trình trầm tích đã chôn vùi chúng dưới lớp sét dày. + Những đống vỏ hàu lớn được các nhà khảo cổ học phát hiện ở nhiều nơi có niên đại lớn hơn lớp thực vật và chôn vùi như lớp thực vật đó, chứng tỏ đống vỏ hàu này không phải được tạo thành ở môi trường tự nhiên mà chỉ có thể do con người từng sống ở đây bắt chúng làm thức ăn để lại vỏ. + Lớp sét xanh dẻo mịn và đồng nhất phủ trên lớp thực vật và bãi hàu có độ dày 2-3 mét được phân bố trên diện rộng nằm trên độ cao của lớp thực vật bị chôn vùi và nằm dưới những vết tích hình chữ V có mối liên quan với nhau. Vết tích mài mòn trên vách đá và chiều dày trầm tích bên dưới là bằng chứng không chỉ của hiện tượng biển tiến đột biến mà còn là bằng chứng của việc mực nước biển đã “nằm lỳ” ở đây trong một thời gian dài trước khi biển thoái. Thời gian mực nước biển “nằm lỳ” ở độ cao 3,5 mét được tính là 1.015 ± 80 năm, sau đó biển bắt đầu thoái. Làm sao biết được nó đã “nằm lỳ” ở đó 1.015 năm? Những khảo sát về lớp hàu bé bám trên vách đá dưới vết tích hình chữ V nằm ngang cho biết điều đó. Trên vách đá dưới mực nước biển có một lớp hàu bám vào sinh sống, khi nước biển rút xuống lớp hàu vẫn bám trên vách đá và chết đi. Người ta dùng C14 để đo độ tuổi của lớp hàu này và xác định được niên đại là 3.100 ± 80 năm. Lớp hàu chết đánh dấu thời điểm mực nước rút xuống, lấy thời điểm nước lên là 4.115 năm trừ đi thời điểm nước rút 3.100 năm thành thời gian “nằm lỳ” của nó là 1.015 năm. Như vậy là những khảo sát cổ địa chất cho thấy rất rõ từ hơn 4.000 năm trước, biển đã đột ngột dâng cao 3,5 mét và độ cao đó đã duy trì ổn định hơn 1.000 năm. Thời kỳ địa chất này tương ứng với thời Hùng Vương dựng nước ghi trong lịch sử. Và như đã nói ở phần trước, đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn lại một diện tích bé nhỏ bằng 1/4 trước đó và chỉ bằng 1/10 diện tích bây giờ (cần biết: mực nước hiện nay cao hơn mực nước trước khi biển tiến đột biến 2 mét, theo suy luận thông thường thì diện tích đồng bằng hiện nay phải bé hơn diện tích đồng bằng trước khi biển tiến đột biến, nhưng thực tế lại lớn hơn rất nhiều, lý do là quá trình biển tiến và biển thoái đã tạo ra trầm tích khiến cho đồng bằng bây giờ được mở rộng). Người Việt Nam ta không ai là không biết truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, đó có lẽ là truyền thuyết lâu đời nhất của dân tộc. Câu chuyện này được ghi trong Kỷ Hồng Bàng của Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng Ngô Sỹ Liên đã cẩn thận ghi chú: “(đây là câu chuyện) tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”. Ngày nay chúng ta đã biết đến cơn đại hồng thủy 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh lại diễn ra vào thời Hùng Vương. Vì vậy, chỉ có thể giải thích đây là câu chuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này. Đó chính là thiên anh hùng ca của người Việt chống lại, nói đúng hơn là thích nghi để tồn tại trước cơn đại hồng thủy kinh hoàng nhất trong lịch sử từng in đậm dấu ấn trong người xưa, được cách điệu để lưu truyền cho hậu thế. Còn câu chuyện Trăm trứng, có lẽ cũng ra đời trong bối cảnh này. Đó là câu chuyện tuyên bố cội nguồn dân tộc. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, dân tộc hình thành từ đó. Ngô Sỹ Liên không cho chuyện ấy là hoang đường. 50 người lên núi thì đã rõ, còn 50 người xuống biển thì đi đâu? Phải chăng do đất đai lúc đó bị thu hẹp, dân tộc ta đã phải tự tổ chức lại, vừa phải khai phá những vùng đất trên núi, vừa tận dụng hàng trăm hòn đảo được hình thành do biển tiến để tổ chức lại cuộc sống. “Xuống biển”, nghĩa là đến ở tại những hòn đảo này. Có lẽ khi ấy không có chiến tranh, trước khi biển tiến, con người tự do sinh sống một cách riêng lẻ bằng đánh bắt, hái lượm, canh tác trên một vùng đất bao la màu mỡ. Bỗng nhiên môi trường sống bị thu hẹp, thu hẹp một cách khắc nghiệt. Muốn sống được, con người phải đoàn kết lại. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh và chuyện Trăm trứng chính là những bản tuyên ngôn, tạo tiền đề để dựng nước. (Còn tiếp) Biểu đồ dao động mực nước biển 7.000 năm nay: Mực nước ổn định trong khoảng thời gian từ 4.115 năm đến 3.100 năm cách ngày nay, đạt cực tiểu vào 2.300 năm cách ngày nay, sau đó tiến cao dần lên mức hiện nay (Theo http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201017/20100422013701.aspx)
  12. Phong Thủy Trong Quy Hoạch Thủ đô: Thăng Long Hay "Ẩn Long"? Tác giả: KTS Trần Thanh Vân Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa. Cách đây không lâu, ngày 15/12/2009, lần đầu tiên tại Hà Nội, Hội thảo "Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng" do Trung tâm Lý học Đông phương thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á tổ chức đã diễn ra sôi động; thu được kết quả rất đáng ghi nhận. Muốn hạnh phúc ấm êm Lần đầu tiên trước đông đảo người nghe, các chuyên gia đã phân tích mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên, nêu rõ để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm, thì gia chủ phải biết chọn hướng nhà, mở ngõ, trổ cửa, phải biết đón ngọn gió lành, hứng dòng nước trong... Cũng như xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch phải biết xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Hội thảo đã được chuẩn bị công phu, tuy chưa bàn hết mọi điều cần thiết nhất, nhưng đã giúp ta hiểu về cấu trúc phong thủy tựa Núi nhìn Sôngvà Rồng cuộn Hổ chầu, một cơ sở khoa học mà Đức Lý Thái Tổ đã viết ra trong bản Thiên Đô Chiếu 1000 năm trước. Sau 1000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là là dân số đã phát triển lên gấp trên 10 lần năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn rất lớn khiến chúng ta phải chật vật xoay xở khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm mầu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến cho vựa lúa sông Hồng ngày nay trở nên nghèo kiệt, sụt lún, đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê và luôn luôn đe dọa vỡ đê, còn mùa khô thì dòng sông bị cạn kiệt, trơ đáy, nạn hạn hán đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày. Phong là gió, thủy là nước. Dòng nước trong và ngọn gió lành là hai yếu tố thiên nhiên quan trọng mà con người muốn sống tốt, muốn phát triển tốt phải biết tôn trọng và gìn giữ. Đó là chưa nói đến vấn nạn lớn nhất mà cả nhân loại đang bị uy hiếp là biến đổi khí hậu sẽ đưa đến những tai họa đột ngột ngoài sự dự báo thông thường của con người như động đất, núi lửa, sóng thần, lũ quét, mưa bụi mang khí độc hại dẫn tới hủy diệt... Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3344 km2 là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch phải biết vận dụng sự hiểu biết rất tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai. Thụ khí và tỏa khí Năm 2000, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965. GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể. Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống. Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán. Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất) Từ đầu thế kỷ 19, Kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội đô thị hành chính phục vụ Chính quyền bảo hộ xuất hiện. Sông Tô Lịch bị lấp, Ngã ba Tam hợp bị xóa, Trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê Trịnh trở thành Hồ Hoàn Kiếm, còn Hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm. Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ Hồ Tây là một "Đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ. Từ khi Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa (năm 1945) cho đến nay, Hà Nội xinh đẹp khi xưa bị phá nát từng ngày. Hà Nội - "thành phố trong sông" ngày càng chật chội, tù túng. Người Hà Nội sống khép mình, không dám nghĩ, không dám làm và không sao thoát ra khỏi tâm lý tự ty, mặc cảm. Từ ngày Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các nhà quy hoạch, các nhà chiến lược bị ngợp trước cánh cửa đã mở rộng và không ý thức được bước đi của mình phải từ đâu đến đâu? "Ẩn Long" hay Thăng Long? Qua bốn lần báo cáo, bản vẽ ngày càng nhiều, thuyết minh ngày càng dài, Video clip hiện lên một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh lộng lẫy rực rỡ ánh đèn, ở đâu cũng thấy nhà cao tầng, ở đâu cũng có đường giao thông trên cao bay lượn như những con Rồng khổng lồ. Xem xong, đọc xong những sản phẩm đó, người có ý thức không thể không đặt ra câu hỏi: 1- Hoàng thành Hà Nội ở đâu? Hoàng thành là nơi Vua ở, là bộ mặt của đất nước, là nơi phát ra "Lệnh Trời". Ngày nay không có Vua nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được. Nhưng phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, Thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có Hoàng thành xứng đáng. Năm 1945 đến nay, Hoàng thành ở tạm tòa nhà Phủ toàn quyền Đông Dương và các nhà phụ kế bên. Đã đến lúc dứt khoát Thủ đô ta phải có một Hoàng thành hoàn chỉnh, thể hiện rõ tư thế, bộ mặt của đất nước. Không thể tiếp tục tình trạng trước kia ở trong phố cũ là tạm, nay đưa một phần ra Mỹ Đình cũng tạm, để tương lai rất xa sau này sẽ chui vào chân núi Ba Vì? Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long" không còn là một Thăng Long nữa. Theo các chuyên gia về phong thủy kiến trúc, chọn đất xây dựng Hoàng thành cần xem xét một trong 2 khả năng: - Chọn nơi thụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Hồ Tây hiện nay chỉ còn Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La, nhưng Hà Nội đã duyệt chỗ đó cho khu đô thị mới 210 ha gồm trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thư do Hàn Quốc đầu tư. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Bởi vậy dù ai là chủ đầu tư cũng không bao giờ được biến nơi đây thành nơi buôn bán lừa lọc để kiếm lợi. Hơn nữa, về quy hoạch không nên là bàn cờ ô vuông như đã duyệt. Đất nước sẽ thịnh hay suy chính là việc nhìn nhận cho đúng vùng đất này. - Chọn nơi ổn định địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo trường tồn vĩnh cửu là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy. Muốn vùng này có khả năng "thụ khí" tốt, dứt khoát phải cải tạo đập Phùng và khơi lại sông Đáy để đưa được nước sông Hồng vào sông Đáy và làm mát vùng đất này. 2 -Trục Thăng Long đi từ đâu đến đâu? Theo sơ đồ PPJ đưa ra thì Trục Thăng Long đi qua Phủ Tây Hồ, tức là trên đường 21 độ Vĩ Bắc, 3' cộng trừ 30''. Nhưng báo cáo lần 4 nói nhiều tới Trục Thăng Long kéo dài đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì. Trục này sẽ có giao thông bộ, giao thông ngầm, giao thông trên cao và rất nhiều nội dung phong phú khác. Dư luận đang xôn xao muốn biết đề xuất này xuất phát từ nhu cầu nào? Lưu lượng giao thông sẽ là bao nhiêu? Trục Thăng Long nối Ba Vì với trung tâm thành phố, vậy "trung tâm" sẽ là dốc Chợ Bưởi hay còn đi tiếp đến làng Yên Thái? Phải chăng ý đề xuất trên còn quá sơ sài và khiên cưỡng, nhưng lại được dự định bắt đầu khởi công từ năm 2011. Đề xuất này có thể sẽ biến con đường rất tốn kém này thành "con đường chết" vì sẽ không ai có nhu cầu đi 30 km từ Ba Vì đến mua một bó hoa ở Chợ Bưởi và nhìn sông Tô Lịch bị chặt cụt ở đầu đường Hoàng Quốc Việt một lát rồi quay về. Nếu các tác giả muốn có một đề xuất hoàn chỉnh nối sông Tô Lịch, sông Nhuệ với Hồ Tây, tái tạo một ngã ba Tam hợp đô hội sầm uất như khi xưa thì phải có một phương án nghiên cứu tổng hợp và khái quát sơ bộ. Còn hiện nay, bỗng dưng chúng ta bàn đến việc năm 2011 khởi công Trục Thăng Long để nối văn hóa Thăng Long với văn hóa Xứ Đoài, nghe ra hơi hấp tấp và khập khiễng. Dư luận cũng cho rằng nếu các tác giả đồ án muốn coi đây là một "Trục tâm linh" thì cần xem xét lại, vì "Trục tâm linh" là trục không gian được nối bằng đường đi xoáy trôn ốc và phải dịch lên hướng Bắc 1 km nữa, vì đó mới là Đại Minh Đường. Khi nói đến tâm linh, người ta kiêng một đường thẳng tắp đi đến một địa điểm giống như một mũi tên xuyên thẳng vào tim, mà cần phải tạo nên đường chéo, đường xoáy trôn ốc hoặc dùng biện pháp "yếm cảnh" (trốn) và "chướng cảnh" (che chắn) 3-Bảo tồn đô thị lõi. Đô thị lõi của Hà Nội nên hiểu gồm 2 khu vực: Khu vực bên trong vành đai 1 là khu Hà Nội cũ của người Pháp để lại và khu vực mở rộng ra tới đường vành đai 3 là khu mới hình thành 30 năm qua. Khu vực bên trong vành đai 1 sẽ "bảo tồn" ra sao nếu Hà Nội vẫn tiếp tục cho xóa kiến trúc thấp tầng để xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn cao tầng? Để thu hút ngày càng nhiều người đến chen chúc kinh doanh buôn bán? Để diện mạo Hà Nội không ngừng thay đổi, càng thêm tắc nghẽn giao thông, càng thêm ngột ngạt? Hơn nữa, để hiểu đúng nghĩa "bảo tồn" thì không chỉ cần bảo tồn công trình kiến trúc mà còn rất cần bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn "thần thái" của Hà Nội thanh lịch. (Theo http://www.tuanvietnam.net/2010-04-21-phong-thuy-trong-quy-hoach-thu-do-thang-long-hay-an-long-)
  13. Cháu thấy các bác các chú toàn là những cao nhân. Mọi người và cháu may mắn khi được đọc những bài viết bổ ích này. Nói thật là nhiều khi không hiểu nhưng vẫn muốn đọc. Cháu không dám ho he gì chỉ mong mọi người kiềm chế hơn vì cháu nghĩ đơn giản rằng những hiểu lầm trong cuộc sống là khó tránh khỏi. :( Thầy Thiên Sứ và chú Sapa tiếp tục hợp tác với nhau thì lý học Việt nam sẽ càng mạnh :( (Vài lời nhỏ mọn nếu có gì không vừa lòng cháu mong các cao nhân bỏ quá cho)
  14. Có một điều lạ là không chỉ ở Việt nam mà tục ăn trầu ở Đài Loan rất phổ biến. Hầu như khắp nơi trên đất nước người ta đều ăn trầu. Từ người già, người trẻ, nông thôn, thành thị đều ăn trầu. Đàn ông ăn trầu còn nhiều hơn phụ nữ. Van Lang có nghe nói ở đâu đó rằng Đài Loan xưa kia cũng là một bộ phận của Bách Việt và nét ăn trầu là một tàn tích của nền văn hiến xa xưa ấy.
  15. Tháp truyền hình Oriental Pearl, biểu tượng của thành phố Thượng Hải, trung tâm tài chính Trung Quốc, phát hỏa sáng nay. Ngọn lửa bùng lên trên đỉnh tháp cao 468 m lúc sáng sớm và được khống chế sau đó gần hai giờ. Cảnh sát địa phương cho biết có tiếng sấm trước khi hỏa hoạn xảy ra và có thể đó là nguyên nhân vụ cháy. Tháp Oriental Pearl nằm ngay bên bờ sông Hoàng Phố và ở giữa trung tâm tài chính của thành phố Thượng Hải. Thiết kế độc đáo của tòa tháp với ba quả cầu khổng lồ với ba trụ cột thu hút khoảng 3 triệu khách tham quan mỗi năm. Theo wikipedia, tòa tháp này được bắt đầu xây dựng năm 1991 và hoàn thành năm 1995. Nó từng là công trình kiến trúc cao nhất Trung Quốc trong giai đoạn 1994-2007, sau đó bị trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải qua mặt. Tháp Oriental Pearl cao 468 m. Ảnh: Xinhua. Lửa bùng lên trên đỉnh tháp sáng sớm nay. Ảnh: Xinhua. Lực lượng cứu hỏa tác nghiệp tại hiện trường. Ảnh: China Daily. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được điều tra nhưng cảnh sát địa phương cho biết trước đó có tiếng sấm. Ảnh: China Daily. Gần hai tiếng sau, vụ hỏa hoạn được khống chế. Ảnh: China Daily. (Theo: http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2010/04/3BA1AC04/) ===== Đây là tòa tháp mang tính biểu tượng của Trung quốc. Không những là tòa tháp cao nhất Trung quốc và thế giới (tại thời điểm xây xong) mà nó còn được các kiến trúc sư thiết kế giống hình một tên lửa đang sẵn sàng bay lên tấn công. Nó biểu tượng cho khát vọng, ý chí vươn lên và sức mạnh của Trung quốc.
  16. Hai đoạn in đậm có mâu thuẫn với nhau không anh nhỉ?
  17. Van Lang cũng nghe nói mộ kết kén tằm là tốt. Khi gặp những trường hợp như vậy là người ta lấp lại không nên làm tiếp. Đã lỡ làm rồi thì bây giờ tìm cách khắc phục sao cho giảm nhẹ nhất thôi.
  18. Kính gửi anh hoangtrieuhai và các bác. Em tuổi Canh Thân chủ nhà, nhà em 3 tầng (1 trệt, 2 lầu) hướng chính Nam, bếp do chủ cũ đặt nhìn về chính Tây (lưng người nấu bếp quay về hướng Đông). Nhà 3 tầng nhưng ít ánh sáng và gió không lưu thông trong nhà cảm thấy nhiều khi hơi bí bách. Nói theo phong thủy là ít khí không tốt. Em định khoét khoàng 1m2 mái tôn hiện tại và thay bằng tôn sáng (tôn này hiện tại dân xây dựng dùng nhiều). Sau đó nâng lên khoảng 30cm để đón gió. Như vậy vừa có ánh sáng vừa có gió. Ánh sáng sẽ rọi xuống cầu thang và trong nhà có thêm ánh sáng cũng như thêm khí. Cùng với việc này e định bỏ bớt một bậc cầu thang. E định bỏ đi 1 bậc cho thành 18 bậc (chủ cũ làm thừa 1 bậc thành 19 bậc) Đây là tầng trệt Đây là lầu 1 và lầu 2 (tầng 2 và tầng 3) Với việc đón gió và ánh nắng thêm vào trong nhà hi vọng sức khỏe cũng như việc làm ăn được thuận lợi hơn. Nhưng anh đã từng nói khí là khí tương tác chứ không phải ánh sáng hay gió. Vậy kế hoạch sửa mái của em như vậy có được không hay em nên sửa như thế nào và làm sao tăng cường được khí trong ngôi nhà sai hướng cũng như thiết kế nhiều cái bất hợp lý với tuổi em như ngôi nhà này.
  19. Thưa thầy hướng nhà phạm Lục sát chứ? Em cung khôn nhà hướng Nam mà. Nếu em chưa hiểu mong thầy bỏ qua.
  20. Em nhờ thầy Thiên Sứ bớt chút thời gian xem thêm cho cái nhà em đang ở được không thầy? Em đang tính đến khả năng cho thuê lại rồi đi thuê nhà hợp hướng, bếp hợp tuổi,... thì đỡ vừa tránh được việc không được sửa nhà năm nay vừa đỡ chi phí sửa sang.
  21. Cảm ơn bạn về ý tưởng hay nhưng mà bạn viết sai chính tả nhiều quá. Toàn là lỗi cơ bản chứ đâu cao xa gì.
  22. @ Thiên Luân: Đúng như bạn nói rồi Thiên Luân à. Cám ơn nhé :D @ hoangtrieuhai: Vâng. Em sẽ xem xét và đặt bếp ở cung Khảm như bác nói. Nhưng mà sau khi cho sửa cửa WC trệt quay ra hướng đó nữa như anh nói thì hướng bếp sẽ gần như đi thẳng tới cửa WC. Như vậy không hay phải không bác? @ Thầy Linh Trang: La bàn đặt ở chỗ tâm nhà (cầu thang). Nhà có hai vợ chồng em và con em. Có cậu em trai vợ nữa. Sắp tới có bà giúp việc vào ở. Nhà ở trong hẻm (ngõ) khoảng 4m ô tô đi vào được. Các nhà hàng xóm xung quanh hầu hết đều cao hơn do mới xây trong vòng 3 năm trở lại đây. Đặc biệt nhà đối diện trước cửa (cửa nhà em nhìn trực diện cửa chính nhà đó) mới xây xong trước Tết và là nhà cao nhất xóm tính tới thời điểm này. (Nhập trạch thì không nhớ thày ạ). Mà em thấy có người bảo tuôỉ em năm nay kiêng động thổ, sửa sang nhà. Vậy thì xử lý việc này ra sao? Kiểu này chắc là cho thuê rồi đi thuê lại nhà nào hợp hướng hợp nhà, hợp bếp quá. :(
  23. @ Thiên Luân Giải pháp trải thảm đỏ chưa phù hợp với nhà mình lắm vì nó cũng được chủ cũ xây cách đây hơn 10 năm rồi. Mình định kiếm thảm sơ dừa hoặc một loại dày tương đương đặt thêm vào. Như vậy phù hợp hơn. Hiện tại giường đã chuyển sang phía bên phải và bàn uống nước dưới trệt đã quay nganh rồi. Kệ sách và quần áo được đóng cố định vào tường nên không di chuyển được. Cái này mình sẽ tìm cách khắc phục. @ HungNguyen Bếp ga thì Van Lang tạm thời cho tọa ở cung Cấn hướng Đoài (chỉ bê bếp nấu và bình ga còn hệ thống bếp trên đầu vẫn bên cung Đoài) gần chỗ bàn ăn hiện tại để tiện lấy đồ ăn ở tủ lạnh bên cạnh. Hướng bếp là Tây, mặt người nấu về hướng Nam. Làm cái tôn sáng thì em có người quen có công ty riêng làm nội thất xây dựng (ko rành phong thủy) thực hiện nên sẽ chọn được loại phù hợp với chi phí rẻ. Các trường hợp gió, mưa ảnh hưởng thì đều đã được tính :rolleyes: Thưa bác hai cái dòng đậm là em đã thực hiện. Treo gương thì em sẽ mua và treo. Mấy cái này thì dễ làm. Bếp quay về hướng ĐN và tọa ở cung nào anh có thể nói rõ hơn được không? Làm sao tránh gần cửa bếp mới sau khi đổi cửa từ bàn ăn đi vào.
  24. Em muốn hỏi là: 1. Treo đèn lồng đỏ ở cầu thang là treo ở bụng cầu thang trên đầu hoặc trên đầu chiếu nghỉ bác nhỉ? Bậc thang đầu tiên ở tầng trệt rất thấp chỉ 5cm (do thợ căn sai nên làm thêm cho đỡ cao) thôi thì nên phá bỏ hay làm theo lời bác là mua thảm sơ dừa? 2. Nếu dịch chuyển giường sang góc phía để kệ và bàn làm việc thì mình phải phá bỏ cái đó luôn hay chuyển sang chỗ khác? Vì cũng cần để quần áo và nhiều thứ cần thiết khác. 3. Bếp hiện tại là cung Chấn - Họa hại chứ anh? (Tính bếp là mặt lưng người nấu bếp). Em phi cung Khôn hướng Tây Bắc là Phúc Đức, Đông Nam là Phục Vị. E định quay bếp về hướng TB. A thấy như thế được không? Nếu quay vậy thì bếp đặt chéo và lại hơi sát với WC trệt.
  25. Em đo la bàn chính xác 180 độ hướng Nam luôn bác ạ. (Em chưa biết tuổi bác nên gọi vậy có gì chưa đúng mong bác bỏ qua nhé).