Văn Lang

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    465
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by Văn Lang

  1. Lẽ ra ông Thảo hoặc ông Nghị phải có lời cảm ơn chính thức với SP mới phải. Đóng góp lớn lao thế mà chưa nhắc tới.
  2. Khoảng chục ngày gần đây Van Lang cũng không gửi được bài nữa trong TRAO ĐỔI HỌC THUẬT. Không biết lỗi tại sao nhờ BĐH xem xét giúp nhé. Ngoài ra diễn đàn còn lỗi mất trỏ chuột khi dùng Firefox. IE vẫn nhấp nháy bình thường. Lỗi này gây khó khăn cho việc chỉnh sửa bài viết và không xóa được những đoạn đã viết mà muốn thay đổi. Xin cảm ơn.
  3. Dạ thưa SP, chuyện "cởi trần đóng khố" trước sau gì họ cũng sẽ phải sửa thôi. Những dân tộc như Tây Nguyên ở vùng cao nắng gió may ra còn có chuyện đó. Còn ngoài Bắc và miền Nam Trung quốc (lãnh thổ cũ của dân tộc Việt) mà vậy thì có mà lạnh nhăn răng. Trời mùa đông mặc mấy lần áo nằm trong chăn còn không chịu được nữa là "cởi trần".
  4. Chúng ta đang sống trong những ngày cả nước hướng về thủ đô kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ chuỗi suy nghĩ miên man về những giai đoạn lịch sử của đất nước nhân đại lễ này, nhà báo Phan Quang chuyển thành bài viết gửi tới độc giả. >> Đọc "Chiếu dời đô" bằng đôi mắt hiện tại Các thế hệ người Việt Nam đang sống hôm nay được diễm hạnh ngàn năm có một. Cái may ấy, niềm vui ấy ngàn năm mới có một lần. Ngàn năm là cái mốc thời gian. Cơ hội ngàn năm không phải trời sinh ra vốn thế. Cơ hội Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội là kết tinh mấy ngàn năm phấn đấu của dòng giống Lạc Hồng. Những con người nguyên thủy sống trên dải đất hình chữ S thời mông muội chắc hằng ngày mải lo kiếm cho được cái ăn cho vào bụng, kiếm tấm vỏ cây phủ ấm cái thân, tìm hang động kín đáo tránh gió mưa sấm sét và phòng ngừa thú dữ, chắc chưa nghĩ nhiều đến tương lai xa. Nhưng cuộc sống là tiến hóa. Cuộc sống không ngừng đi lên. Các bầy đàn người nguyên thủy đánh bạn với nhau, dựa vào nhau để tồn tại, dần dần liên kết thành thị tộc, bộ lạc... Con người đặt những bước chân đầu lên hành trình vạn dặm, hành trình không bao giờ kết thúc gọi là cuộc sống văn minh. Theo truyền thuyết, các vua Hùng mở nước cách đây hơn ba ngàn năm. Vậy là ít nhất hai ngàn năm trước Công nguyên, tổ tiên ta đã bắt tay tạo dựng cơ hội cho lễ hội ngàn năm hôm nay. Tính từ thời ấy, bất kỳ làm gì để tồn tại, để cuộc sống khá hơn, cũng góp phần tạo cơ hội cho tương lai. Đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) được trang trí chào mừng ngày đại lễ. Ảnh TTXVN Đáng buồn là lãnh thổ ta, đất nước ta sớm bị người nước ngoài xâm chiếm. Họ áp bức chúng ta, họ bóc lột chúng ta, họ khai thác tài nguyên xứ sở chúng ta. Được cái, dù muốn hay không, họ vẫn phải mang đến và truyền bá nền văn minh của họ, khách quan mà nói cao hơn trình độ phát triển của tổ tiên ta thời bấy giờ. Và tổ tiên chúng ta, dù muốn hay không, vẫn phải tiếp nhận nền văn minh đến từ phương Bắc, cùng thi thoảng làn gió lạ đến từ đất Phật qua các nhà tu hành cùng thương nhân tới bằng đường biển Nam - Đông Nam. Cái vĩ đại của tổ tiên ta là ở chỗ từ thuở nguyên sơ, các ngài đã biết gạn lọc những tinh hoa vật chất và tinh thần để thấm nhuần và thực thi, các ngài sớm gạt bỏ ra khỏi cuộc sống của mình những cái dở, vô luân, tàn bạo của bất kỳ ai khác. Tựu trung, cái vĩ đại nhất lưu truyền cho đến hôm nay không phải chúng ta học được của nước ngoài mà xuất phát từ bản chất của người Việt, được nuôi dưỡng bằng máu thịt Việt. Ấy là tính ngoan cường không khuất phục trước khó khăn, không chịu để cho ai đè đầu cưỡi cổ. Ấy là tính chắt lọc lấy cái hay của người khác nhào nặn với cái bản chất của mình, tạo lập nền văn minh tinh thần của chính mình. Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, nhân phẩm của người Việt ta khởi đầu chẳng rõ chính xác từ buổi nào, bởi thời nguyên sơ chưa có sử thành văn. Hậu thế chỉ được biết qua truyền thuyết. Dù sao cũng khẳng định được một cái mốc, do nó được ghi vào chính sử của những người thống trị, là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 43). Tiếp đó là cả ngàn năm dài chiến đấu giành độc lập. Cho đến cuối thiên niên kỷ thứ nhất, nền độc lập của Việt Nam mới giành hẳn được. Với sự kiện Ngô Quyền cùng chiến thắng Bạch Đằng giang, nhà Ngô (949-959) đặt nền móng, để anh hùng Đinh Bộ Lĩnh dựng nhà Đinh (968-980), cùng Lê Hoàn đi vào lịch sử những năm bản lề hai thiên niên kỷ với việc định đô tại Hoa Lư. Cơ sở ấy là cơ hội để vua Lý Thái Tổ đi đến quyết định ngàn năm: dời đô về Thăng Long. Ngày nay, hầu như không mấy người Việt Nam không biết: Sự kiện ấy diễn ra năm Canh Tuất 1010, cách đây đúng một ngàn năm. Từ cái mốc 1010 đến Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 2010 là thiên niên kỷ dân tộc ta liên tục vượt qua thách thức, tiếp tục kiến tạo cơ hội. Chỉ cần gợi lại một số thời điểm, địa danh là đủ cho mọi người nhớ lại những sự kiện làm nên lịch sử: phá tan quân Tống (đời Lý), chiến thắng Nguyên - Mông (đời Trần), đánh xâm lược Minh (đời Lê), đại phá quân Thanh (đời Nguyễn - Quang Trung)... Đến thời đại Hồ Chí Minh, ở đó Bác Hồ cùng Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn dân đi từ Tháng Tám 1945 qua Chín năm làm một Điện Biên (thơ Tố Hữu), đến Ngày vui đại thắng (ca khúc Phạm Tuyên) 1975, ngày vui lớn mà mọi người cùng ngợi ca, cho dù Bác Hồ đã đi xa, Bác vẫn có mặt chung vui với sáu mươi triệu đồng bào. Đi đôi với giữ nước, củng cố nền tự chủ là sự nghiệp mở mang bờ cõi. Đối với chúng ta, đời nào cũng vậy, chiến tranh là nhất thời, do không thể tránh. Hòa bình, xây dựng mới bền lâu. Quá trình mở mang bờ cõi của người Việt về phương Nam khó tránh khỏi chiến chinh, cho dù phần lớn đều do đối phương gây sự. Mở nước là những bước tiệm tiến hòa bình. Bước chân không mỏi của ông cha ta hành phương Nam, đồng thời khám phá núi rừng miền Tây. Đời Trần, một nàng công chúa đã "nước non ngàn dặm ra đi..." (*). Chính lời nàng Huyền Trân hay là hậu thế nói hộ nàng bầu tâm sự "cái tình chi?" (*). Cái tình chi? Chắc chắn không phải cái tình đối với vị hôn phu chưa hề biết mặt, thời ấy còn chịu thiên kiến là vua xứ man di. Cái tình đây là tình đối với phụ vương đã có một quyết định để đời, cái tình đối với triều đình cùng trăm họ, trong đó ai biết có hay không bóng hình một chàng trai. Chuyến đi ngàn dặm vấn vương của nàng nhằm "đền nợ Ô Ly" (*) (châu Ô và châu Ri - phần phía từ Nam Quảng Trị trở vào Thuận, Quảng ngày nay), mở rộng bờ cõi, xây dựng hòa hiếu, giữ cho biên cương thanh bình, trăm họ yên vui để cùng dồn sức biến các vùng đất mới thành ruộng đồi trù phú, làng xóm xanh tươi. Đôi rồng thời Lý bằng gốm sứ lớn nhất Việt Nam trong lễ khánh thành tại công viên Bách Thảo, Hà Nội. Ảnh TTXVN Cao cả xiết bao hành động của một người đàn bà. Nối tiếp dấu chân bà, các thế hệ trai tráng giã từ làng quê ra đi, lòng canh cánh: Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long (thơ Huỳnh Văn Nghệ). Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đưa dân binh miền Trung vào khai phá lập nên các trấn Gia Định, Tân Bình. Thoại ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại với trọng trách trấn giữ biên cương, ngài đã huy động hàng chục vạn dân công đào kênh núi Sạp (Thoại Hà) rồi kênh Vĩnh Tế, đắp đường, lập ấp, định hình vĩnh viễn đường biên giới Tây Nam. Những nghĩa binh dong thuyền rời làng quê ra đi giữa sóng cồn để trấn giữ Hoàng Sa, khai thác Trường Sa, Phú Quốc, Côn Sơn... Những anh hùng Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu bằng súng gươm hay Nguyễn Đình Chiểu "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"... Cho dù ngớ ngẩn, vẫn nên nhắc đây lại một điều ai ai cũng rõ: Không có đại sự dời đô, đương nhiên không có Đại lễ Ngàn năm. Không có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, không có Tháng Tám, Điện Biên, Mùa xuân Đại thắng, không có Đổi mới và Hội nhập, làm sao có Đại lễ Ngàn năm. Cái chân lý "giản đơn như chân lý" ấy nhắc nhở chúng ta: Trong những ngày tháng trọng đại này, cho dù ta đang có mặt tại Hà Nội hay ở bất kỳ đâu, hãy ngẩng đầu kiêu hãnh nhìn lên đến các vua Hùng, thành kính tri ân tiên tổ cũng như công đức dân tộc, Bác Hồ. Cái "chân lý giản đơn như chân lý" ấy đòi chúng ta gắn bó với nhau hơn, bỏ qua những tiểu dị, vì nghĩa cả tăng cường đoàn kết, đồng thuận cho xứng đáng với chiều dày lịch sử, như tổ tiên ta sát cánh bên nhau từ mấy ngàn năm trước, như rồi đây con cháu ta siết chặt tay nhau trên con đường tự chủ và phát triển. Ngàn năm qua, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ linh khí toàn dân tộc. Là nơi thể hiện sâu sắc và tập trung nhất tinh hoa văn hóa của người Việt cũng như của cả cộng đồng các dân tộc anh em. Văn hiến, đức độ, tài hoa, truyền thống... hòa quyện tại thủ đô. Văn minh Thăng Long - Hà Nội biểu trưng văn hiến Việt Nam. Cả nước chung sức xây dựng. Mấy năm gần đây, từ khi bắt tay chuẩn bị cho đến trước thềm đại lễ hôm nay, cả nước đã làm hết mình với tinh thần góp sức cùng thủ đô. Trên thực tế chúng ta đã làm được nhiều việc lớn có ý nghĩa, sẽ lưu lại cho đời sau bao công trình xứng đáng. Quá trình chuẩn bị đại lễ cũng là quá trình cung cấp một lượng thông tin, giáo dục đồ sộ về đất nước, lịch sử và con người Việt Nam. Đây là những công trình vô ảnh vô hình song sẽ hiện hữu lâu dài trong tâm trí đồng bào. Chiều dày lịch sử cùng nhiệt thành của cả nước đặt trách nhiệm lên đôi vai mọi người. Trước thềm đại lễ, một câu hỏi tự nó đặt ra: Người Việt Nam ta, trước hết là người thủ đô, nên làm sao đây cho đại lễ thành công như náo nức mong chờ? Làm sao đây để in đậm vào lịch sử đương đại nhiều nét vui, giảm thiểu những chuyện phiền lòng không đáng có, cho xứng với ý nghĩa quyết định ngàn năm của vua Lý? Mỗi người nên hành xử cách sao cho sự kiện Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội thể hiện được thực chất tinh anh văn hóa và bản lĩnh con người thời đại Hồ Chí Minh? Đó là kỳ vọng đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài gửi gắm vào những người có diễm hạnh trực tiếp tham gia đại lễ Ngàn năm thể hiện tập trung vào những ngày tháng Mười, những ngày mà nhìn về đâu tuồng như ta cũng thấy hiển hiện lời nhắc nhở: "Tổ tiên trông xuống, người ta trông vào...". (*) Câu mở đầu lời bài ca Nam Bình nổi tiếng ở miền Trung. (Theo Vietnamnet)
  5. Diễn biến của bệnh và quá trình chữa bệnh: Cảnh Lưu Niên Quá trình diễn biến của bệnh diễn ra lâu dài, tuy không nặng lắm và vẫn có thể sinh hoạt và làm việc gần như không bị ảnh hưởng. Chẩn đoán của bác sĩ: Tử Tốc Hỷ Bác sĩ chẩn đoán khá chính xác. Bệnh gì? Kinh Xích Khẩu Bệnh của em trai anh là một dạng bệnh động kinh, co giật. Coi như vài lời tham khảo chúc em trai anh và gia đình luôn vui vẻ.
  6. Cả một hệ thống giáo dục dạy thời Hùng Vương "cởi trần" (dù trời miền Bắc trời rét căm căm mùa đông) hay thời Hùng Vương chỉ có 2500 năm thì làm sao mà các "học giả" không cho rằng như vậy cơ chứ?
  7. Có nên kinh doanh nhỏ không? Kinh Lưu Niên Không khả quan lắm có thể lập ra cũng có một chút oai gì đó ban đầu. Tuy vậy việc kinh doanh sẽ không tiến triển và không đem lại lợi nhuận khả quan. Vì vậy chưa nên kinh doanh bây giờ. Việc học hành ra sao? Khai Tốc Hỷ Sẽ có một thay đổi, một sự bắt đầu một cái mới, một sự kiện gì đó khiến bạn cảm thấy hài lòng. Tuy vậy sau đó đi vào ổn định và nếp cũ, không thực sự cải tạo được nhiều. Đọc để tham khảo thôi nhé. Chúc bạn vui và nếu được thì gửi kết quả lên đây chia sẻ nhé.
  8. SP làm sao như dân làng Vũ Đại với Chí Phèo vậy (ý nôm na là như thế). Kệ mấy ông đó nói nhăng nói cuộc vì những mục đích riêng của người ta. Đệ tử có thể chắc một điều là họ có tâm được như SP đối với đại lễ của dân tộc. Họ chỉ phát biểu này nọ vì một sự vụ lợi nào đó. Ông Khanh này nếu là người có tinh thần khoa học thực sự ít nhất ông ta không nên phát biểu hết chỗ này chỗ kia (có nhiều bài và trên nhiều tờ báo). Cũng có thể ông này bị lợi dụng nhưng dù sao thì SP cũng chả cần quan tâm đến điều đó nhiều. Chí ít là ông ấy cũng không làm được gì cho ngày đại lễ của dân tộc ngoài việc đi chơi hưởng thú vui hay ngồi nhà xem TV cùng con cháu. Bản thân điều đó cũng đã thể hiện tầm của ông ấy rồi và mọi người đều hiểu sự việc http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif
  9. Trong chuyện này sư phụ Thiên Sứ chịu thiệt. Đúng người ta bảo ăn may 50/50 hoặc nắng hoặc mưa thôi (kiểu lý luận rất thô), nếu sai người ta bảo đấy thấy ngay mà nhảm nhí. Nếu nói theo kiểu doanh nghiệp thì SP Thiên Sứ bị lỗ vốn hay hơn là hòa.
  10. Quẻ Hưu Xích Khẩu thể hiện việc được nghỉ hay không đang được bàn ra bàn vào giữa các cơ quan và người dân với nhau. Việc quyết định hay không còn kéo dài. Cuối cùng sẽ được nghỉ ngắn chứ không được 10 ngày. (Sinh Tiểu Cát). Cũng giống NDK thôi.
  11. Van Lang thấy nhiều bình luận thể hiện sự kém hiểu biết. Thực tế lý học giải quyết được nhiều chuyện mà khoa học "bó tay". Làm sao mà giải thích theo kiểu khoa học những dự đoán của Trạng Trình với thời cuộc 500 năm sau, làm sao mà khoa học giải thích chuyện tìm hàng chục ngàn ngôi mộ liệt sĩ, chuyện tiền kiếp nói theo kiêu logic thì cũng chưa rốt ráo. Sư Phụ ngăn được mưa không chỉ là niềm vui riêng của SP mà còn là niềm vui chung của nhân dân. Chúc SP tiếp tục thành công (nói tiếp tục vì SP đã cảm ứng ngăn mưa nhiều lần rồi).
  12. Có một sự lầm lẫn cơ bản nhưng quan trọng trong bài viết. Warren Buffet và Ben Graham là những nhà đầu tư chứ không phải là nhà đầu cơ. Đầu tư là việc mua chứng khoán của những công ty được quản lý tốt, được định giá thấp (nhỏ hơn hoặc bằng, lớn hơn không đáng kể) so với giá trị nội tại, có tăng trưởng cao và bền vững, có lợi thế cạnh tranh... và giữ trong thời gian lâu dài. Những nhà đầu tư không quan tâm quá nhiều tới tin kinh tế, tin đồn, phân tích kỹ thuật. Lợi nhuận sẽ đến từ cổ tức, thưởng cổ phiếu, lãi vốn... của một công ty làm ăn hiệu quả và tăng trưởng cao. Nhà đầu tư hầu hết đầu có lợi nhuận cao và bền vững. Đầu cơ đúng như ý nghĩa của nó là mua vào bán ra hưởng chênh lệch. Mục đích là hưởng chênh lệch lãi vốn (giá bán - giá mua) là chính. Thời gian mua và nắm giữ ngắn. Nhiều nhà đầu cơ thậm chí không cần biết công ty có làm ăn tốt hay không mà mua theo tin, mua theo đội lái (làm giá). Việc mua vào bán ra liên tục tạo nên lợi nhuận môi giới cho các công ty chứng khoán. Lợi nhuận của việc đầu cơ mang tính may rủi. Có thể lãi rất nhiều nhưng rồi lỗ cũng lớn. Có thể tổng kết một năm đầu tư thì lãi bằng 0 hoặc thậm chí có giá trị âm. Không chỉ ở Việt nam mà trên thế giới nhà đầu cơ không giàu được hoặc sự thịnh vượng của họ chỉ là số ít và đa số dừng ở mức triệu phú. Ngược lại nhà đầu tư mới là các tỷ phú. Những người giàu có nhất, thành đạt nhất trong giới đầu tư tài chính gần như toàn bộ là nhà đầu tư.
  13. Ủa phong thủy chỉ là một trong các yếu tố của thành công thôi sao mà lại trách PTLV nhỉ. Còn do năng lực, độ nhạy bén, khả năng thương thuyết, sức khỏe, quan hệ, ý chí, khát vọng... Đó là chưa kể bất kỳ một lý thuyết nào cũng chưa phải hoàn hảo 100%. Một hoa hậu cũng có những cái xấu. Còn PHUTHUONG phong thủy của bạn như thế nào và bạn lấy tư cách gì để bạn đòi anh Hạt gạo làng nêu nguyên nhân và giải pháp cho trường hợp bạn nêu rồi thưởng 5 triệu cho bà chủ nhà đó nếu giải pháp là đúng? Phải không PHUTHUONG nhỉ. Tớ thấy bạn hay thách đố những người làm về PTLV lắm. Chắc là bạn giỏi phong thủy lắm mà mọi người chưa biết. Vậy lúc nào nếu thế thì bạn vào đây hay tư vấn chỗ nào rồi chỉ cho tôi đường link để vào đó coi nhé. Cảm ơn bạn.
  14. Ngày 25/8, nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào tuổi Một trăm, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã có văn bản gửi Quốc hội Kiến nghị tấn phong Tướng Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam”. Đây là kiến nghị tiếp bước các kiến nghị cùng nội dung của nhiều vị lão thành cách mạng đã lần lượt gửi lên các cấp lãnh đạo cao nhất từ nhiều tháng trước, nhưng là kiến nghị đầu tiên được công bố công khai trên mạng internet. BVN có cuộc phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ về Kiến nghị này. BVN: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông có thể cho biết do đâu ông có ý tưởng làm Kiến nghị tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” mà ông vừa gửi Quốc hội và BVN cũng đã công bố ngay sau khi ông gửi? TS Cù Huy Hà Vũ: Ngay từ thuở nhỏ, bên cạnh những bài học lịch sử ở nhà trường và các sách truyện về lịch sử Việt Nam, đối với tôi, cha tôi, nhà thơ Huy Cận là “đường dẫn – link” tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thực vậy, Huy Cận và Võ Nguyên Giáp cùng là Bộ trưởng trong Chính phủ khai quốc do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân đồng bào tại Lễ Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nền Dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Khi đó Võ Nguyên Giáp 34 tuổi còn cha tôi 26. Nói cho đúng thì Huy Cận cha tôi và Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là đồng chí trong công tác của Chính phủ mà còn là bạn bè văn hóa. Phải nói, ngoài một thiên tài quân sự, Võ Nguyên Giáp còn là một trí thức lớn, có một tình yêu lớn đối với văn học – nghệ thuật. Việc Đại tướng kết hôn với bà Đặng Bích Hà, trưởng nữ của nhà văn hóa Đặng Thai Mai, biết chơi đàn piano, thưởng thức hội họa… hẳn là minh chứng. Thỉnh thoảng làm được bài thơ tâm đắc, cha tôi chia sẻ với Đại tướng thậm chí qua điện thoại. Nhà thơ Huy Cận dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp một sự kính trọng đặc biệt, không dưới một lần cha tôi nói với tôi và người thân trong gia đình: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất xứng đáng được phong Nguyên soái, rất xứng đáng làm Chủ tịch nước”. Mẹ tôi, Bác sĩ Ngô Thị Xuân Như, em ruột nhà thơ Xuân Diệu, luôn giữ kỷ niệm đẹp đẽ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kể lại rằng chính Đại tướng đã nhường nhà của Đại tướng ở Chiến khu Việt Bắc cho Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ Cù Huy Cận và bà khi hai người mới thành hôn… Rồi hai chú ruột tôi, Cù Huy Thước, nguyên Chính trị viên Đại đội cao xạ pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tiến sĩ Cù Huy Chử, cựu chiến binh và nguyên Thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, luôn xúc động khi nhắc tới Anh Văn – Anh Cả của Quân đội. Thế rồi sau này trong những lần diện kiến Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Chu Huy Mân, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Thượng tướng Trần Văn Quang, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, bậc thầy tình báo Trần Quốc Hương… và nhiều vị lão thành cách mạng, chính khách, tướng lĩnh cũng như bất kỳ đâu ở Việt Nam, tôi đều được nghe những đánh giá tốt đẹp về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi đã từng đến Pháp và một số nước khác, nói đến Việt Nam là người dân ở đó nói “Hồ Chí Minh – Tướng Giáp”! Thấm nhuần tình cảm và sự kính trọng mà cha tôi, các chú tôi cũng như nhân dân, nhiều chính khách và tướng lĩnh dành cho Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, của người nước ngoài dành cho “Tướng Giáp”, năm 2004, trong bài viết có tựa đề “Mong Nước Nam ta có Nguyên Soái” đăng trên tạp chí Thế giới mới cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã đề xuất tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm Nguyên soái nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau đó tờ báo Nhà báo và công luận, cơ quan của Hội nhà báo Việt Nam đã đăng lại bài báo này và có lẽ đây là lần đầu tiên một đề xuất có nội dung vinh danh Đại tướng như vậy được báo chí đăng tải, gây được sự chú ý trong xã hội. Nhân dịp này tôi cũng tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp một bức chân dung Đại tướng do tôi trực họa, bên dưới tôi ghi “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thống soái của Quân đội nhân dân Việt Nam”. Tôi dùng “Thống soái” là vì thuật ngữ này vừa thể hiện được chức “Tổng tư lệnh”của Đại tướng vừa thể hiện được hàm “Nguyên soái” mà Đại tướng rất xứng đáng được tấn phong. Trước khi cha tôi qua đời cách đây 5 năm, ngày 19 tháng 2 năm 2005, người duy nhất mà ông nhắc tới ngoài Xuân Diệu và những người thân trong gia đình chính là Võ Nguyên Giáp! Rồi năm ngoái, 2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở tuổi 99 một lần nữa lại phất cờ “Quyết chiến quyết thắng” kiên quyết chống lại các dự án khai thác bauxite do Trung Quốc tiến hành tại Tây Nguyên gây ra hiểm họa Mất Nước, khai mào cho cả một phong trào rầm rộ ký Kiến nghị chống khai thác bauxite do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn – Nhà giáo Phạm Toàn, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, và từ đó đã thúc đẩy Cù Huy Hà Vũ đâm đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa! Tóm lại, chính sự kính trọng xen lẫn yêu thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp của cha tôi, của mẹ tôi, của các chú tôi đã hình thành trong tôi ý tưởng làm Kiến nghị tấn phong Đại tướng hàm “Nguyên soái Việt Nam” để gửi cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao và ý tưởng này ngày càng thăng hoa trước dạt dào tình cảm mà các vị lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, các chính khách, quảng đại nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam dành cho Đại tướng. BVN: Ông có thể giải thích vì sao không phải là “Nguyên soái” mà là “Nguyên soái Việt Nam”? TS Cù Huy Hà Vũ: Đương nhiên không phải để phân biệt “Nguyên soái” của Việt Nam với “Nguyên soái” hoặc hàm tương đương của các nước khác mà là dành cho hàm này một vị trí đặc biệt so với các quân hàm khác của quân đội Việt Nam. Võ công của Việt Nam trong lịch sử từng vang dội trên thế giới, nói đến Việt Nam trước hết người ta nói về những võ công lừng lẫy ấy. Do đó, “Nguyên soái Việt Nam” sẽ không đơn thuần là một cấp quân hàm mà người được phong đảm nhận một chức vụ nhất định trong quân đội mà trước hết và chính yếu biểu trưng cho võ công và nghệ thuật quân sự Việt Nam. BVN: Nếu Quốc hội nói rằng hiện nay trong Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam không có hàm Nguyên soái nên không thể tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm này thì ông nghĩ sao? TS Cù Huy Hà Vũ: Thì trong Kiến nghị tôi đã đề cập rồi, không có hàm Nguyên soái thì Quốc hội quy định hàm này để bổ sung vào Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Tóm lại, Quốc hội muốn là được! Thậm chí không cần phải đợi đến kỳ họp tới dự kiến vào tháng 11 Quốc hội vẫn có thể quy định hàm “Nguyên soái” để bổ sung vào Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuổi đã cao, sức đã yếu. BVN: Bằng cách nào vậy, thưa Tiến sĩ? TS Cù Huy Hà Vũ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp có trách nhiệm dự thảo quy định về hàm “Nguyên soái” để bổ sung vào Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó sẽ triệu tập Quốc hội họp bất thường để thảo luận và biểu quyết về quy định này. Tuy nhiên để tiết kiệm tiền bạc của nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể gửi dự thảo quy định về hàm “Nguyên soái Việt Nam” đến từng Đại biểu Quốc hội bằng đường công văn và yêu cầu Đại biểu Quốc hội biểu quyết bằng văn bản rồi gửi lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bằng đường công văn. Như vậy, việc lấy biểu quyết của Quốc hội về quy định về hàm “Nguyên soái Việt Nam” để bổ sung vào Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam có thể thực hiện trong vòng một tuần. Ở các Nhà nước pháp quyền trên thế giới thì Quốc hội họp cả năm nên hiệu quả của Quốc Hội rất cao. Trong khi chờ đợi xóa bỏ quy chế họp “Xuân – thu nhị kỳ” của Quốc hội chúng ta gắn liền với chế độ kiêm nhiệm như hiện nay thì có thể áp dụng hình thức lấy biểu quyết của Đại biểu Quốc hội bằng văn bản trong những trường hợp khẩn trương, đặc biệt. BVN: BVN nhận được khá nhiều ý kiến hưởng ứng Kiến nghị của ông và cả những câu hỏi xoay quanh Kiến nghị. Cụ thể, Tiến sĩ Vũ Trọng Khải nhờ BVN chuyển đến ông câu hỏi: “Hiện nay ở Việt Nam ai là người đủ tư cách và trí tuệ ký Quyết định phong và trao hàm Nguyên soái cho Tướng Giáp (tất nhiên người đó phải hơn Tướng Giáp, thậm chí phải hơn cả Cụ Hồ vì Cụ Hồ mới chỉ phong hàm Đại tướng đầu tiên cho ông Võ Nguyên Giáp)?”. Ông nghĩ sao trước câu hỏi này? TS Cù Huy Hà Vũ: Việc tấn phong hàm “Nguyên soái Việt Nam” nói riêng và việc bầu, bổ nhiệm các chức danh của các cơ quan Nhà nước nói chung là công việc của quốc gia, của Nhà nước chứ không phải công việc của riêng cá nhân nào. Điều đó có nghĩa người có chức vụ Nhà nước ký văn bản là nhân danh Nhà nước chứ không phải nhân danh cá nhân. Tất nhiên, người có chức vụ Nhà nước nào không đủ tư cách và trí tuệ để đảm đương chức vụ họ đang giữ thì cần bị loại bỏ theo quy trình do pháp luật quy định. Đúng là Hồ Chí Minh đã có công lớn đối với Dân tộc khi phát hiện Võ Nguyên Giáp cho cuộc chiến tranh ái quốc của người Việt Nam thời hiện đại nhưng Hồ Chí Minh cũng chỉ là một con người, dù vĩ đại đến đâu cũng không thể sống mãi, dù vĩ đại đến đâu cũng phải dưới Quốc hội – đại diện ý chí của toàn dân. Cho đến nay, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định Chủ tịch nước có thẩm quyền phong Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc. Nhưng những cấp quân hàm này là để người được phong nắm chức vụ nhất định trong quân đội chứ không phải là biểu tượng quốc gia về mặt quân sự như hàm “Nguyên soái Việt Nam” mà tôi đã đề cập ở trên. Vì thế, để tương xứng với biểu tượng quốc gia của hàm “Nguyên soái Việt Nam”, việc tấn phong hàm này phải do Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất quyết định bằng một Nghị quyết trong đó Quốc hội giao cho Chủ tịch nước ký Lệnh tấn phong hàm “Nguyên soái Việt Nam”. Mặt khác, việc Quốc hội quyết định tấn phong hàm “Nguyên soái Việt Nam” sẽ tránh được sự lạm quyền của cá nhân mà ở đây là Chủ tịch nước. Tóm lại, không như ký quyết định phong Đại tướng, Thượng tướng và Đô đốc, Chủ tịch nước ký Lệnh tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” là để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tức thể theo ý chí của toàn dân về vấn đề này. BVN: Ý kiến đó của ông cũng có cái hay là việc tấn phong cho Đại tướng hàm “Nguyên soái Việt Nam” sẽ không phải là một tiền lệ để Nhà nước chúng ta sau này, biết đâu đấy, lạm dụng và “đôn” những người không xứng đáng lên danh hiệu ấy, chẳng hạn hàm Đại tướng phong cho một số người trước đây trong hơn 30 năm từ sau hòa bình hình như đã có không ít sự xì xào mà ý kiến Sáu Nghệ vừa đăng trên BVN là một cách bày tỏ, còn Trung tướng, Thiếu tướng thì quả thật lâu nay tấn lên quá nhiều quá nhanh, tính ra không xuể, cũng khiến có một luồng dư lận hài hước rằng “nhiều nhanh tốt… rẻ”, trong khi Chính phủ Việt Nam rõ ràng đang phải chịu lép trước việc đòi chủ quyền biển Đông. Vì thế cũng có ý kiến cho rằng chỉ tấn phong hàm “Nguyên soái” cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà thôi chứ sau này sẽ không phong thêm cho ai khác. Ông nghĩ thế nào về quan điểm này? TS Cù Huy Hà Vũ: Mặc dù tôi rất hiểu và trân trọng tình cảm của người có ý kiến này dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng nhìn tới một tầm xa hàng thế kỷ nữa về lịch sử Việt Nam thì có vẻ đó là cách đặt vấn đề ít nhiều thiển cận! Thực vậy, một trong những lý do để tôi đưa ra Kiến nghị là cốt chứng minh cho thiên hạ thấy ở Việt Nam đời nào cũng có hào kiệt, thời nào cũng có thiên tài quân sự mà thời hiện đại có Võ Nguyên Giáp để kế tục xứng đáng các nguyên súy Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ – Quang Trung… Cũng như thế, Thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp chắc chắn rồi sẽ có người Việt mình tiếp nối bởi có như vậy thì Tổ quốc Việt Nam mới trường tồn, đồng nghĩa hàm “Nguyên soái Việt Nam” khởi đầu được trao cho Võ Nguyên Giáp cũng sẽ được trao cho những ai kế tục ông một cách xứng đáng – tất nhiên là phải xứng đáng – trong những hoàn cảnh đặc biệt sau này, khi tình thế cũng như các mối quan hệ cụ thể giữa Việt Nam với thế giới đòi hỏi phải giải quyết vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước theo cách khác với hiện nay. BVN: Một câu hỏi cuối, thưa Tiến sĩ: việc nước ngoài tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái danh dự” liệu có khả thi vì trên thế giới chưa có tiền lệ phong quân hàm danh dự cho người nước ngoài? TS Cù Huy Hà Vũ: Cứ đi đường sẽ được mở, cứ làm sẽ có tiền lệ! Vả lại, trao huân chương là vinh dự quốc gia cho người nước ngoài là chuyện quá đỗi bình thường thì hà cớ chi hàm “Nguyên soái” cũng là vinh dự quốc gia lại không thể được trao cho người nước ngoài, tất nhiên để ghi nhận công lao của người ấy đối với sự hình thành hay phát triển quân đội của nước mình hoặc trong việc làm giàu kiến thức quân sự thế giới chứ tuyệt nhiên không phải để người ấy đảm nhận một chức vụ nào đó trong quân đội nước mình! Nhưng để phân biệt với “Nguyên soái thực quyền” thì cách tốt nhất là thêm “danh dự” vào sau “Nguyên soái”, như “Chủ tịch danh dự”, “Viện sĩ danh dự”, “Tiến sĩ danh dự”, “Công dân danh dự”… BVN: Cuối cùng, thông qua trang mạng BVN, Tiến sĩ có lời nhắn nào tới Quốc hội sau khi đã gửi Kiến nghị? TS Cù Huy Hà Vũ: Trong Kiến nghị tôi đã khẳng định: “Việc Quốc hội tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” không chỉ đáp ứng xứng đáng tình cảm thiêng liêng ấy của mọi người Việt Nam dành cho Đại tướng mà hơn thế nữa, vinh danh một Thiên tài quân sự của Việt Nam và thế giới đồng thời qua đây, vinh danh cả Lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm của người Việt cùng Nghệ thuật quân sự của người Việt đúc kết từ đây”. Như vậy, tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” là yêu cầu của Lịch sử! Với tư cách là hậu duệ của Binh bộ Thượng thư Cù Ngọc Xán thời Lê, tôi còn mong được thấy hình bóng của tổ tiên oai linh trong Nguyên soái Việt Nam Võ Nguyên Giáp! BVN: Xin cảm ơn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã dành cho BVN cuộc phỏng vấn này. Hy vọng rằng Quốc hội sẽ đáp ứng tích cực tiếng nói thấu tình đạt lý của ông về việc tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam”. (Theo http://boxitvn.wordpress.com/2010/08/28/t%...-c%E1%BB%A7a-l/)
  15. Tài liệu của bạn Minh Anh đưa ra là có thật. Cách đây chừng 5,6 năm Van Lang đã được đọc tài liệu đó bằng bản giấy do bố của Van Lang là cán bộ trong chính quyền nên được phát tài liệu này. Tài liệu này đã được Ban tư tưởng văn hóa TƯ lúc đó kết hợp với một số cơ quan khác thực hiện và kiểm duyệt nên có độ tin cậy cao. Hiện nay bên Viện KHHS Bộ Công an họ cũng đã để ý đến những chuyện này để áp dụng vào điều tra hình sự.
  16. Lấy vợ không nên vội vàng.Theo bạn cả cuộc đời đấy.
  17. Như vậy những ai còn cho rằng thời đại Hùng Vương cách ngày nay 2300 năm chắc càng ngày càng giật mình quá. Văn minh toàn cầu có sự tương ứng với nhau theo đà phát triển của nhân loại. Nếu nước Anh có ngôi nhà cách đây 10.500 năm thì nền văn minh Lạc Việt cũng (cho dù có sai số) cũng không cách con số kia quá nhiều. Như vậy càng rõ ràng hơn về nền văn hiến Việt 5000 năm (đây có lẽ vẫn là con số khiêm tốn).
  18. Dường như năm nay là một năm khó khăn về sinh kế cho hầu hết mọi người? Bây giờ để tiêu diệt được cá vét đáy và rùa đầu đỏ này cũng rất tốn kém và đòi hỏi thời gian.
  19. Van Lang có hai câu hỏi là ông Khiết này được ai đúc mới hay mua ngoài chợ về ạ? Thứ hai là bỏ đồng tiền ngậm miệng ra thì tài lộc sẽ nhiều hơn phải không?
  20. Nếu điều này thực hiện được thì Trung quốc sẽ trở nên văn minh hơn một bước. Ăn thịt chó là một điều rất kém văn minh vì chó là loài động vật thân thiết, gần gũi, đem lại niềm vui cũng như sự an toàn cho con người. Chó không chỉ là động vật mà còn là người bạn thế nên mới có chuyện khi chó nhà mổ trong nhiều nhà có người khóc. Cũng có nhiều người có quy định bất thành văn nhà chỉ nuôi chó khi chó già chứ không bán mổ. Nhiều khi trong chúng ta có người ăn thịt bò, thịt thú rừng mà đã cảm thấy không muốn ăn vậy thì thịt chó cũng đáng không nên ăn lắm chứ. Về địa lý xét ra chỉ có vài nước như Việt nam, Hàn quốc, phía Nam Trung quốc là ăn thịt chó. Ngay Hàn Quốc cũng không ăn thịt chó cho đến thời chiến tranh Nam Bắc dân tình khốn khó về lương thực nên bắt đầu ăn từ dạo đó, tính ra mới được vài chục năm. Cho nên tốt nhất là chúng ta nên giảm dần dần việc ăn thịt chó tiến tới bỏ hẳn. Đó không chỉ thể hiện sự quý mến đối với những chú khuyển trông nhà mà còn là một nét văn minh - văn minh không làm thịt những loài vật thân thiết và khôn ngoan như loài chó.
  21. Tác giả kịch bản và cố vấn mỹ thuật, trang phục cho bộ phim có kinh phí hàng trăm tỷ đồng lên tiếng khi nhiều ý kiến cho rằng, phim về lịch sử Việt Nam nhưng lại mang dấu ấn Trung Quốc. > Đạo diễn 'Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên' làm phim dã sử Việt/ Diễn viên đóng vai Lý Công Uẩn cưới vợ Diễn viên Tiến Lộc trong tạo hình Lý Công Uẩn mặc long bào. Đường tới thành Thăng Long khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước. Tác giả kịch bản là ông Trịnh Văn Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành, đơn vị bỏ tiền sản xuất bộ phim. Ông Sơn cho biết, đây là kịch bản đầu tiên và duy nhất của ông. Kịch bản được ông Sơn thai nghén nhiều năm, hoàn thành tháng 8/2009 và đệ trình lên Hội đồng lý luận trung ương. Từ khi xong kịch bản đến khi kết thúc tiền kỳ phim vừa tròn một năm. Theo ông Sơn, đây là quãng thời gian rất eo hẹp và nếu không nhờ đến sự góp sức của êkíp chuyên nghiệp Trung Quốc thì không thể hoàn thành nổi. Bộ phim truyền hình dài 19 tập này được thực hiện hoàn toàn ở phim trường Hoành Điếm, Trung Quốc. Biên tập phim là Kha Chương Hoà, người biên kịch cho Thái tổ mật sử, Võ Tắc Thiên, Vương Triều Ung Chính… Phim có 3 đạo diễn, trong đó có hai gương mặt Trung Quốc. Tổng đạo diễn là Cận Đức Mậu, người từng thực hiện Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc. Điều này làm nhiều người lo ngại phim về lịch sử Việt lại mang đậm màu sắc Trung Quốc đến mức Cố vấn mỹ thuật - trang phục cho phim là GS.TS. Đoàn Thị Tình phải lên giải trình với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch. Trang phục áo giáp của Lý Công Uẩn. Ông Trịnh Văn Sơn với tư cách tác giả kịch bản và nhà sản xuất cho rằng, sự góp mặt của êkíp Trung Quốc chỉ làm tăng giá trị nghệ thuật, tính hoàng tráng chân thực của phim - những điều mà các bộ phim dã sử khác của Việt Nam chưa làm được, chứ không làm giảm bớt tính dân tộc của bộ phim. Phim được làm trên các cứ liệu lịch sử dưới sự cố vấn của giáo sư sử học Lê Văn Lan, đã xin ý kiến phản biện từ Hội Điện ảnh. Nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chương Hòa không can thiệp gì vào cốt truyện mà chỉ sắp xếp kịch bản theo nguyên tắc, 3 phút có một cao trào nhỏ, 5 phút có một cao trào trung bình và 10 phút có một cao trào lớn để người xem bị cuốn hút vào phim. Trước khi bắt tay làm phim, Cận Đức Mậu đã nhiều lần sang Việt Nam để đến thắp hương ở đền vua Đinh, vua Lê, tượng đài Lý Công Uẩn, tuyển chọn diễn viên và cảm nhận văn hóa Việt. Các thành viên trong đoàn phim đánh giá, vị đạo diễn này có nghiệp vụ sư phạm cao, hướng dẫn diễn viên rất tận tình dù gặp phải rào cản về ngôn ngữ. Những bối cảnh tại Hoàng Điếm đều được lựa chọn sao cho giống với cảnh núi rừng, cung điện Việt Nam thế kỷ 11. Ông Sơn cho rằng, chính tính hoàng tráng của phim khiến nhiều người nghĩ nó là sản phẩm “made in China”. Cũng khá bức xúc với việc Đường tới thành Thăng Long bị cho là giống phim Trung Quốc, GS.TS. Đoàn Thị Tình cho biết những bộ trang phục bà thiết kế hoàn toàn mang hồn túy dân tộc. “Tôi là người nghiên cứu lịch sử trang phục Việt Nam hàng mấy chục năm trời, từng được giao thiết kế trang phục cho phim Lý Công Uẩn của hãng phim truyện Việt Nam nhưng sau đó, vì nhiều lý do bộ phim này không thể thực hiện. Những bộ trang phục thiết kế cho Đường tới thành Thăng Long là kết quả nghiên cứu nhiều năm trời, trên cơ sở khoa học dân tộc và đại chúng”. Theo bà, việc tương đồng giữa trang phục cổ trang Việt Nam bà Trung Quốc là không thể tránh khỏi vì những bộ giáp phục, long bào đều có mẫu số chung, hơn nữa văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng nhiều tới văn hóa Việt Nam qua 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên những họa tiết, hoa văn trên trang phục thể hiện nhận thức xã hội thì hoàn toàn khác nhau. “Long bào Lý Công Uẩn sử dụng họa tiết hoa sen vì Lý Công Uẩn rất sùng bái đạo Phật. Hình ảnh con rồng thời Lý cũng hoàn toàn khác với rồng Trung Quốc. Sóng nước liên hoàn trên vai giáp phục thời Lý khác với họa tiết thẳng trên vai giáp phục Trung Quốc” - bà Tình cho biết. Đạo diễn Cận Đức Mậu (trái) và ông Trịnh Văn Sơn - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành - trong ngày ra mắt đoàn phim. Bà khẳng định, giai đoạn tiền Lê sang thời Lý tương ứng với triều đại Tống ở trung Quốc, trong đó trang phục thời Lê Long Đĩnh rập khuôn hoàn toàn thời Tống còn trang phục thời Lý Công Uẩn thì có nhiều khác biệt. Mũ đội đầu của vua và hoàng hậu cũng được thiết kế dựa theo pho tượng cổ nhất về vua Lý Công Uẩn ở chùa Lý Kiến Sơ (Gia Lâm - Hà Nội). Theo bà, khi đưa những bộ quần áo này sang, êkíp Trung Quốc rất bất ngờ vì phía Việt Nam có thể phục dựng trang phục tốt như vậy. Nhà sản xuất hy vọng, việc chọn hướng đi tắt đón đầu cho quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất phim cổ trang sẽ đem đến một tác phẩm đáng xem cho công chúng, vừa mang ý nghĩa lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật. Phim lên sóng vào tháng 9, trên giờ vàng của VTV3 và dự định phát hành ở Trung Quốc, các nước Asean và châu Âu.
  22. Trung Quốc vừa thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phòng Thành (Quảng Tây), cách biên giới nước ta (Móng Cái, Quảng Ninh) khoảng 60 km. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Mời độc giả đọc bài viết của GS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện hạt nhân Đà Lạt. Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại Phong Thành, trên bờ biển Vịnh Bắc Bộ, cách thị xã Mông Cái khoảng 60 km về phía Đông. Dự kiến tại đây sẽ có sáu lò phản ứng (giai đọan đầu hai lò) loại nước ép, công suất mỗi lò 1080 mê ga oát (MW), theo công nghệ CPR-1000 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghệ Pháp - Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80%. Dự kiến nhà máy sẽ phát điện vào năm 2014. Trung Quốc bắt đầu vận hành NMĐHN từ năm 1994, tính đến tháng 4 năm 2010 đã đưa vào hoạt động 11 lò với tổng công suất 8500 MW. (Xin lưu ý: Việt Nam ta chủ trương từ 2020 đến 2030 sẽ đưa 13 lò vào hoạt động với tổng công suất 15000 MW!). Mặc dù là một cường quốc hạt nhân, nhưng vì đi sau nên họ nhập hầu hết các loại công nghệ nguồn từ Mỹ, Nga, Pháp, Canada để học hỏi những cái hay từ từng công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân lực đa dạng, qua đó chọn một công nghệ thích hợp để tìm cách nội địa hóa rồi tiến lên thương mại hóa thành công nghệ của mình. CPR-1000 hiện đang trở thành dòng công nghệ chính, hàng chục lò nữa đang và sẽ được xây dựng. Nhưng rồi đây họ sẽ nội địa hóa công nghệ tiến tiến hơn thuộc thế hệ III theo kiểu AP-1000 của Westinghouse, Mỹ. Ngoài ra, từ hàng chục năm nay họ đang theo đuổi một công nghệ hoàn toàn bản địa theo kiểu lò phản ứng nhiệt độ cao làm nguội bằng khí. Một nhà máy góc nhà máy điện hạt nhân Điền Loan, Trung Quốc. Ảnh SGGP. Cách nội địa hóa ĐHN của Trung Quốc rất đáng học tập. Đó là tính nghiêm túc trong phát triển khoa học công nghệ, quán triệt từ trên xuống dưới, nói đi đôi với làm. Trung Quốc đã, đang và sẽ xây năm, sáu chục NMĐHN, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Đông. Phong Thành là nhà máy đầu tiên thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Sắp đến sẽ có nhà máy trên đảo Hải Nam. Với một mật độ lò phản ứng dày đặc như vậy nằm trên đầu nguồn các khối khí lạnh lục địa thường xuyên kéo xuống nước ta về mùa đông, chuyện này quả là một nỗi lo nữa, tuy mới xuất hiện, nhưng ở tầm quốc gia, và sẽ rất dai dẳng. Đó là chưa nói đến trường hợp chất phóng xạ bị dò rỉ ra Vịnh Bắc bộ, ngay trước cửa ngõ của chúng ta. Ta hãy xem về mùa đông chất phóng xạ phát ra từ NMĐHN Phong Thành sẽ "chọn" con đường đi nào? Trở vào lục địa Trung Quốc hay kéo xuống phía Nam? Trung Tâm Nghiên cứu Đại dương và Khí quyển NOAA của Mỹ sẽ giúp ta tính toán các đường đi này. Hình minh họa ở đây được tính cho sáu tháng mùa đông năm 2006, mỗi tháng khoảng 15 đường. Rõ ràng, về mùa đông Việt Nam "hứng" khí phóng xạ từ NMĐHN Phong Thành nhiều hơn Trung Quốc. Về mùa hè, khí phóng xạ có xu hướng đi vào lục địa nhiều hơn. Nhưng nên nhớ rằng do khí quyển phát tán mạnh hơn về mùa hè nên các sol khí phóng xạ tiêu tan rất nhanh. Ngược lại, về mùa đông sol khí phóng xạ sống lâu hơn nhiều. Trên hình minh họa chỉ mới là đường đi (trong hai ngày) của các khôi khí xuất phát từ NMĐHN, nhưng chất phóng xạ do các khối khí ấy mang theo trên đường đi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là cường độ phát thải từ nhà máy trong trường hợp hoạt động bình thường hay khi xảy ra sự cố. Xin nói ngay rằng nếu nhà máy hoạt động bình thường, thì trên nguyên tắc, khí phóng xạ không ảnh hưởng nghiêm trọng, ngay đến người dân sống gần nhà máy như ở Mông Cái. Nhưng khi xảy ra sự cố ở các cấp độ khác nhau, vấn đề có thể sẽ hoàn toàn khác! Cách nói như trên đủ thận trọng để có thể hợp ý với nhiều người trong giới hoạch định chính sách năng lượng lẫn các công ty kinh doanh ĐHN, song lại quá đơn giản và thiếu chính xác về mặt khoa học. Trên thực tế, các chất phóng xạ rơi lắng xuống đất, xuống biển, tích tụ lại trong các lớp trầm tích, mùn hữu cơ, động vật phù du..., nơi khởi đầu các chuỗi thức ăn cho con người và động thực vật. Một năm, một lò phản ứng... có thể chưa đáng lo!. Nhưng hàng chục năm với hàng chục nhà máy thì hậu quả sẽ khác hẳn, chẳng những có thể đo đếm được bằng thiết bị, mà còn tạo ra nguy cơ cho sức khỏe con người và nền kinh tế. Có những chất phóng xạ thoát ra từ NMĐHN sẽ sống rất lâu, sau 30 năm mới tự phân rả một nửa, như Cs-137 (tích lũy vào mô thịt), Sr-90 (tích lũy vào mô xương). Chất Pu-239 còn sống lâu hơn, đến hàng nghìn năm. Chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, thực phẩm, rau quả, hải sản, vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là ven biển Vịnh Bắc bộ (xem hình). Về kinh tế, nguy cơ sớm nhất có thể xảy ra với một số mặt hàng lương thực thực phẩm xuất khẩu, vì ở đây tiêu chuẩn về độc chất phóng xạ vốn rất gay gắt. Việt Nam cần phải làm gì? Trước hết, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia để không bị động trong trường hợp xảy ra sự cố từ các NMĐHN Trung Quốc. Luật Hạt nhân đã quy định như thế. Nhưng khi soạn thảo và thông qua luật này, chắc nhiều người chỉ nghĩ đến NMĐHN của chính mình. Ngờ đâu chất phóng xạ không hề biết khái niệm biên giới quốc gia, và giờ đây ta phải thực thi nó không phải vì chính ta gây ra chuyện, mà do tác động từ bên kia biên giới. Đừng để những người thích tuyên truyền "ĐHN an toàn tuyệt đối" làm cho chúng ta lơ là, mất cảnh giác. Cứ cho là những tính toán xác suất về sự cố NMĐHN đúng đi nữa, thì nên nhớ rằng với xác suất xảy ra sự cố không bé của các lò thế hệ thứ hai, ta còn phải nhân nó thêm lên năm, sáu chục lần do có chương trình phát triển ĐHN ồ ạt ở ngay bên kia biên giới nước ta trong vài thập kỷ tới. Mà trong cách tính xác suất đó chỉ mới xét các yếu tố kỹ thuật, chưa hề kể đến tính "ẩu" của con người. Thứ hai, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường để theo dõi thường xuyên tác động của các NMĐHN Trung Quốc đến không khí, nước, đất, lương thực, rau quả, hải sản ở nước ta, nhất là miền Bắc. Việc này có thể đưa vào chương trình hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc vì nó thiết thân với chính Trung Quốc. Với tư cách là nước thiết kế công nghệ và vận hành nhà máy, hơn ai hết Trung Quốc phải quan tâm đặc biệt đến tác động đối với môi trường, cho dù môi trường ấy nằm ngoài lãnh thổ của họ. Thứ ba, ta phải mời Trung Quốc ngồi lại thương thảo về tác động các NMĐHN của họ đối với nước ta. Việc này có thể thu xếp trong khuôn khổ pháp lý dựa trên cơ sở các hiệp định quốc tế về "Thông báo sớm các sự cố hạt nhân", về "Trách nhiệm dân sự khi bị thiệt hại về hạt nhân"... do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA chủ trì có chữ ký của cả hai nước. Theo Vietnamnet
  23. 1000 năm Thăng Long và hạt thóc 3000 năm thành cây lúa http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif Dân tộc Việt là chủ nhân của nền văn minh lúa nước cũng là nơi đón nhận hạt thóc có đến 3000 năm tuổi nảy mầm mà không phải ở nơi khác trên thế giới. Có lẽ đây cũng là một bằng chứng khoa học minh chứng cho thổ nhưỡng, khí hậu, truyền thống của cư dân lúa nước, của nền văn minh lúa nước. 3000 năm tính ra cũng hơn 2300 năm của thời Hùng Vương theo các nhà sử học viết SGK nhỉ? Không biết khi phát hiện ra những đồ vật khảo cổ cỡ 6000 năm thì thời Hùng Vương theo họ thay đổi thế nào? Đây thực sự là một tin vui :P
  24. Chủ nhật này cháu đăng ký đi cùng đoàn đến thăm cháu bé. Cầu chúc cho cháu gặp một điều kỳ diệu. Bố mẹ cháu có phải là bố mẹ không hay không là người bình thường?