-
Số nội dung
465 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Văn Lang last won the day on Tháng 5 4 2022
Văn Lang had the most liked content!
Danh tiếng Cộng đồng
161 ExcellentAbout Văn Lang
-
Rank
Hội viên mới
- Birthday 01/06/1900
Xem hồ sơ gần đây
2.032 lượt xem hồ sơ
-
Văn Lang changed their profile photo
-
TTO - Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam... Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử Việt Nam Sáng 18-8, nhiều đơn vị xuất bản (công ty sách VN, NXB Thanh Niên, NXB Công an nhân dân, NXB Khoa học xã hội) tổ chức giới thiệu các bộ sách trọng tâm bao gồm: - Bộ Lịch sử VN (15 tập) - Văn hoá biển đảo VN. - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm). - 400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN. - Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa... Trong đó, bộ sách Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học VN biên soạn thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí. Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này. Khi thành lập Ủy ban khoa học xã hội VN, bây giờ là Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội VN thì GS. VS Nguyễn Khánh Toàn đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu và biên soạn các bộ sách là lịch sử VN, lịch sử văn hoá VN, lịch sử văn học VN, lịch sử tư tưởng VN. Đấy cũng là tâm huyết của rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sử học thuộc Viện khoa học xã hội VN. Sau đó, Viện đã chấp thuận cho chúng tôi biên soạn bộ thông sử VN với 15 tập. Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học đã bỏ thời gian khoảng 9 năm như để hoàn thành bộ sử này với hơn 10.000 trang. Đây là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở VN, từ thời khởi thủy cho đến những năm 2000. PGS. TS Trần Đức Cường * Lịch sử khởi thủy của VN trong bộ sử này có những điểm gì mới, thưa ông? - Chúng tôi khẳng định nhà nước ở VN hình thành sớm, dân tộc VN hình thành sớm. Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam. Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc. * Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở VN cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này? - Việc đánh giá một số vương triều phong kiến VN được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới. Với vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử VN. Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền. Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước. Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ. Sau khi lên ngôi, thành lập vương triều Nguyễn năm 1802, nhà Nguyễn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - sự nghiệp mà nhà Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã mở ra nhưng chưa hoàn thiện. Vua Gia Long lên ngôi đã góp phần hoàn thiện vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Thứ hai, nhà Nguyễn củng cố bộ máy cai trị toàn quốc, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Cùng với đó, phải ghi nhận công lao của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trong việc xác định chủ quyền của đất nước với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời đó, hàng năm triều đình đã cử những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi tuần thú ở các đảo vùng Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ. Thứ ba, nhà Nguyễn đã làm được nhiều việc phát triển văn hoá. Nhiều công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn sau này được UNESCO công nhận là di sản thế giới như cung đình Huế. Lúc bấy giờ nước ta là vương quốc khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng bên cạnh điểm tích cực, các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng có những sai lầm bị lịch sử lên án. Việc Nguyễn Ánh cầu cứu 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sai lầm hết sức nghiêm trọng. Chính người anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan đạo quân ấy. Sai lầm thứ hai là họ ký hiệp ước với người Pháp, dựa vào người Pháp, dù lúc đó nước Pháp còn khó khăn nên chưa thể giúp đỡ. Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất ước dù có nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà nho yêu nước có tư tưởng đổi mới đề xuất canh tân, đổi mới đất nước về nhiều mặt như Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ... Nhưng các vua nhà Nguyễn đã không chấp nhận những cải cách này khiến đất nước bị lạc hậu. Có lẽ do lợi ích của dòng họ quá lớn. Vậy nên khi đất nước phải đối diện với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây thì nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay ngoại bang. Chúng tôi đã đánh giá nhà Nguyễn rõ ràng, khách quan, không phiến diện như trước đây. * Lịch sử hiện đại VN cũng có rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đến nay vẫn ít được nhắc đến trong sách sử? - Cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc gây nên. Chúng ta phải chiến đấu bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến đấu ấy rất quyết liệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc. Trong bộ sử này, chúng tôi nói rõ rằng Trung Quốc đã huy động 600 nghìn quân cùng xe tăng, đại bác... Chúng tôi gọi rõ đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ VN. Trung Quốc cho quân tiến vào lãnh thổ VN mấy chục cây số như vậy thì không thể nói rằng đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược. Và trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của VN không chỉ gói gọn trong tháng 2-1979 mà còn kéo rất dài. Cán bộ, chiến sĩ của chúng ta phải hi sinh rất nhiều xương máu. Đến năm 1988 mới thực sự tương đối có hoà bình ở vùng biên giới phía Bắc. * Một vấn đề khác được tranh cãi lâu nay là sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận như thế nào, thưa ông? - Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống. Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN. Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận. * Vậy còn những quan lại người Việt làm việc với chính quyền bảo hộ như Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu. Vì sao trong bộ sử lại đánh giá họ rất nặng nề là “tay sai của thực dân Pháp”? - Tôi xác nhận Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu chính là tay sai của thực dân Pháp. Điều này không có gì thay đổi cả, bởi họ thực hiện mưu đồ của chính quyền bảo hộ. Có những viên quan lại của Nam Triều có tinh thần yêu nước và chính quyền cách mạng vẫn mời họ ra cộng tác như cụ Phan Kế Toại, cụ Phạm Khắc Hòe... Nhưng hai nhân vật Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu, qua những chứng cứ lịch sử thì không đánh giá khác được. * Trong quá trình thực hiện bộ sách đồ sộ này, có những khó khăn gì, thưa ông? - Khó khăn đầu tiên là chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học. Khó khăn thứ hai là về tư liệu vì hầu hết hiện nằm rải rác ở khắp nơi ngay trên đất nước chúng ta. Đó là chưa kể chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc giải mật và công bố các tư liệu lịch sử. Ở các nước có quy định rõ ràng loại tư liệu nào trong 20 năm, hoặc 30 năm, 50 năm... thì được bạch hoá. Nhưng chúng ta chưa có những quy định đó nên có những tư liệu chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận. Hơn nữa, có các tư liệu ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật và nhiều nước khác nữa, vì điều kiện chúng tôi cũng chưa tiếp cận được. http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170818/tu-bo-cach-goi-nguy-quan-nguy-quyen-sai-gon/1371412.html -- Một số điểm khác của bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) lần này.
-
1
-
- sử việt
- nhà nguyễn
-
(and 2 more)
Tagged with:
-
Văn Lang started following Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn
-
Em xin gửi anh hoangnt một nguồn bên một trang của Mật Tông.cho biết tác giả bài thờ Nam Quốc Sơn Hà. Trong lúc rãnh rỗi, con có đọc các quyển sách của tác giả Lobsang Rampa, người tự xưng là hoá thân của Đạt Lai Lạt Ma, các quyển sách của David Neel viết về Tây Tạng, và các sách sử viết về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà. Sau khi đọc xong toàn bộ mà vẫn không có câu trả lời về nguồn gốc bài thơ, thì chư vị xuất hiện và cho con thấy linh ảnh về cuộc chiến tranh Đại Việt - Đại Tống thời Lý, đầu thế kỷ 11. Trong linh ảnh là trận chiến ác liệt bên bờ sông, và trong kinh đô thì vua nhà Lý cùng các quan viên đại thần làm lễ cầu khấn Trời Đất xin cho Đại Việt được thắng trận. Trong lúc vị sư ông, chủ tế lễ, dâng sớ lên Thiên Đình thì con lại thấy linh ảnh chư vị Bồ Tát, Thánh thần từ hư không xuất hiện vô cùng tráng lệ và rực rỡ. Hai vị mặc đồ xanh lá và đỏ bước ra, nhận lấy tấu sớ, và sau đó giở một cuốn sổ lưu trữ phước nghiệp của nước Đại Việt. Linh ảnh đến đó thì hết. Con nghe chư vị nói: “Con có ngồi đọc sách thêm 10 năm nữa cũng không thể nào tìm ra được người sáng tác bài thơ này đâu. Sử sách đời sau có chỗ ghi là do Lý Thường Kiệt viết nên, có chỗ ghi là không rõ nguồn gốc, lại còn có chỗ ghi là xuất phát từ nước Tống... Cho con thấy một vài linh ảnh về thời kì đó để con tự hiểu ra được nguồn gốc bài thơ. Có vay thì phải có trả, nạn binh đao cũng do một phần nghiệp mà Đại Việt thời đó phải trả. May mắn thay, vua quan nhà Lý thương dân như con, trước lo sửa mình, thờ kính Trời Đất, sau là răn người, sống hợp lẽ đạo; lại có thêm được bậc chân tu, đắc quả Thiên Đình cùng dâng tấu sớ, xin được giảm nghiệp. Xét thấy một đất nước mà vua quan biết thờ kính Thượng Đế, quá nửa số dân biết lo sửa mình, lại thêm bậc chân tu được lòng Thượng Đế, nên có lệnh ban xuống cho phép được giảm nghiệp, thoát nạn binh đao trong hơn 200 năm. Bài thơ Thần đó là thư trả lời của Thiên Đình cho vị đạo sư tế lễ Từ Đạo Hạnh, được đọc vang trong đêm khiến quân Tống run rẩy mà bỏ chạy. Sẵn đây nói thêm một chút về việc xin gia giảm nghiệp quả. Người cầu xin phải là bậc đắc đạo do Thiên Đình sắc phong, chứ không phải là mũ mão áo lộng, danh hiệu của thế gian. Những bậc đắc đạo cũng không thể nào tự mình đứng ra cầu nguyện cho quốc thái dân an được, mà phải có sự phối hợp của vua quan và nhân dân. Luật công bằng là quả ai người đó nhận, không có chuyện hoán đổi hay nhận dùm. Nếu một đất nước mà vua quan biết làm tròn bổn phận của mình, quá nửa số dân trong nước biết sống hợp đạo, thờ kính Thượng Đế thì vị đạo sư mới mong giúp cho được. Nếu thiếu đi một trong ba điều kiện thì cũng không được. Nghe thì khó, nhưng không phải là không thể. Lịch sử đã có, thì hiện tại hay tương lai cũng có thể xảy ra được. Sở dĩ bảo con đọc các tạng thư về Lạt ma giáo là cho con hiểu rõ được bài học hôm nay. Tây Tạng, Cao Miên, Tích Lan thời trước là trung tâm của đạo giáo, là nơi xuất hiện các bậc chân tu nhiều huyền năng. Bởi lẽ như vậy, Tây Tạng mới có được thời đại hoàng kim vào các đời Đạt Lai Lạt Ma trước. Trải ngàn năm phát triển, đạo giáo ở đó chạy theo hình thức bề ngoài, bỏ bê cốt lõi bên trong, mà các Đạt Lai Lạt Ma cũng không còn được như trước, chỉ biết chạy theo dục vọng xa hoa và các hình thức bên ngoài như đền đài, miếu mạo, mũ áo. Đã vậy lại không biết thân biết phận, bắt chước các bậc đạo sư đời trước, đứng ra cầu khấn Thượng Đế cho quốc gia được hùng mạnh, vượt qua kì thế chiến. Đáng lẽ Tây Tạng chưa có mất nước nhanh vậy, nhưng do Thượng Đế nổi giận, thúc đẩy quá trình trả nghiệp mà thành ra mất nước, Hồng Cung và Bạch Cung thành khu triễn lãm, nhân dân nghèo đói, đất nước lạc hậu, cốt ý là răn đe những người tu hành đời sau, nhưng nào có mấy ai hiểu. Giờ đây cái còn lại chỉ là cái vỏ và bộ máy tuyên truyền. Lý đạo ta dạy con không có gì cao, chỉ là ôn lại bài cũ, mỗi ngày hiểu ra một tầng nghĩa mới, cho đến khi chạm được cốt lõi. Bám theo Tổ Thầy học Đạo mới mong có ngày chứng quả.” (Vutruhuyenbi)
-
Nội dung cuốn sách này trên media các bác có thể nghe bằng mp3 tại: http://khosachnoi.com.vn/sach-noi/776/ngoc-lich-buu-phieu.html Hoặc liên hệ thỉnh sách bản cứng tại địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/ngoclichbuuphieu/ Các địa chỉ thỉnh sách, tặng sách miễn phí theo các tỉnh thành trên toàn quốc:
-
Chiếc trống có chữ khắc duy nhất trong thành Cổ Loa Mặt trong chân trống Cổ Loa có khắc chìm dòng chữ Hán, được dịch là 'Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân'. Trong số bảo vật quốc gia Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ, trống Cổ Loa thuộc hàng quý hiếm bởi kích thước lớn, hoa văn trang trí trên mặt và thân cầu kỳ. Trống được phát hiện ngày 21/6/1982 khi nhóm thanh niên giúp gia đình ông Tái Kim Quang, xóm Chợ, xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) hạ thấp thửa ruộng ở khu Mả Tre. Trống đồng Cổ Loa có niên đại 2000-2.500 năm thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Ảnh: Phương Hòa. Chiếc trống nằm ngửa, chứa trong lòng 3 trống đồng bé hơn chỉ còn những mảnh nhỏ cùng hơn 200 hiện vật bằng đồng gồm lưỡi cày, rìu đồng, mũi tên đồng có niên đại trên 2.000 năm. Bộ sưu tập lưỡi cày đồng gồm 20 chiếc, chủ yếu có 3 kiểu chính là lưỡi cày hình tim, hình bầu dục và gần hình tròn. Trải qua hàng nghìn năm tuổi, những chiếc lưỡi cày màu xanh rỉ đồng có niên đại từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây 2.000-2.500 năm đã bị sứt mẻ, cong vênh phần nào. Sau khi phát hiện, UBND xã Cổ Loa đã cùng Sở Văn hóa Hà Nội khảo sát lại nơi phát hiện và tổ chức nhiều đợt thu hồi hiện vật. Do tìm thấy ngẫu nhiên nên khu vực quanh chiếc trống nằm đã bị đào bới lộn xộn, các nhà khoa học không thể nghiên cứu được mối quan hệ giữa trống và lớp gốm Cổ Loa cũng như thứ tự sắp xếp các hiện vật ban đầu. Tháng 12/2015, trống Cổ Loa cùng 20 lưỡi cày đồng được công nhận bảo vật quốc gia. Thuộc nhóm trống đồng Đông Sơn đẹp nhất, cổ nhất hiện nay ở Việt Nam, trống Cổ Loa xếp cùng nhóm với những chiếc trống bảo vật quốc gia khác như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà. Dù hoa văn trang trí trên trống Cổ Loa ít và giản đơn hơn nhưng họa tiết đặc trưng, không trùng lặp với hàng trăm chiếc trống đã phát hiện trước đó và sau này. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 14 cánh, trang trí họa tiết lông công xen giữa các cánh. Băng hoa văn số 6 chia thành hai nửa giống nhau, mỗi nửa đều có khắc họa hình người hóa trang, mái nhà cong hình thuyền có chim đậu trên nóc, trong nhà có một cặp nam nữ ngồi đối diện nhau. Một đầu nhà có hình trống đồng đặt nghiêng, đầu kia có người ngồi co gối đánh trống, phản ánh lễ hội cầu mùa của cư dân nông nghiệp. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao 14 cánh và 15 băng hoa văn trang trí tinh xảo tính từ tâm. Ảnh: Phương Hòa. Đặc biệt, đây là chiếc trống đầu tiên có minh văn (chữ khắc) được tìm thấy trong thành Cổ Loa. Mặt trong chân trống có khắc chìm một dòng chữ Hán, được phiên âm là "Tây Vu tập bát cổ, trọng lưỡng cá bách bát thập nhất cân". Dịch là "Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân" (khoảng 72 kg). Theo TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á thì chữ Tây Vu là cách ghi biến âm của Tây Âu, nhóm tộc người mà tương truyền Thục Phán An Dương Vương làm thủ lĩnh đã liên kết với Lạc Việt - Văn Lang của các vua Hùng thành nhà nước Âu Lạc ở cuối thế kỷ 3 trước công nguyên. Việc phát hiện trống Tây Vu trong thành Cổ Loa của An Dương Vương chứa đầy vũ khí và đồ đồng Đông Sơn của những người Tây Âu - Lạc Việt cũng là điều hợp lý. Trống Cổ Loa cũng là chiếc đầu tiên có minh văn ở Việt Nam được tìm thấy trong khu vực thành Cổ Loa. Đây từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương (thế kỷ 3 trước công nguyên) và của nước Đại Việt dưới thời Ngô Quyền (thế kỷ 10). Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn bậc nhất, cấu trúc thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ. Mả Tre vốn là khu nghĩa địa nằm ở phía Tây Nam của cửa Nam thành Cổ Loa. Nhiều nhà nghiên cứu đi đến giả thuyết rằng Mả Tre có thể là kho chôn giấu tài sản trước biến động lớn trong xã hội hàng nghìn năm trước. Ngoài trống đồng và các lưỡi cày đồng, Cổ Loa còn có hàng loạt di chỉ khảo cổ được phát hiện, phản ánh thời kỳ phát triển liên tục của dân tộc Việt từ sơ khai qua đồ đá, đồ đồng và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam. Những lưỡi cày đồng được phát hiện cùng với trống Cổ Loa. Ảnh: Phương Hòa. PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học đánh giá, trống đồng Cổ Loa cùng bộ sưu tập lưỡi cày đồng là nguồn sử liệu bằng vật chất, phác họa phần nào cuộc sống sinh hoạt và trình độ khoa học của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm, dưới thời kỳ nhà nước Âu Lạc mà trung tâm là kinh đô Cổ Loa. Từ công cụ sản xuất như lưỡi cày đồng, đến nhạc khí như trống đồng, hay mũi tên đồng để chiến đấu, phòng vệ, tất cả cho thấy sự hoàn hảo của kỹ thuật đúc đồng thời đó. "Những hoa văn trang trí hình người, hình thuyền trên chiếc trống Cổ Loa cũng cho thấy thẩm mỹ của cư dân Đông Sơn rất cao, đời sống tinh thần phong phú. Chiếc trống được tìm thấy thuộc loại đẹp nhất, lớn nhất trong số trống đồng thời kỳ đông Sơn nên có thể tin tưởng rằng nó là của quý tộc. Nhưng ai là chủ sở hữu thì vẫn còn là một câu hỏi cần nghiên cứu thêm", PGS Tín cho hay. (VnExpress)
-
Xin chia buồn với gia đình anh và cầu xin Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn cho anh được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Nam mô A Di Đà Phật!
-
A Di Đà Phật. Vậy là cháu bé đã không còn nữa rồi. Trường hợp này làm Văn Lang chợt nhớ tới một cháu bé trong bệnh viện Nhi Đồng 2 mà anh chị em Trung tâm đi thăm và tặng quà cho bé cách đây mấy năm. Sau đó không bao lâu cũng cháu đã ra đi vì sức khoẻ quá yếu. Do trường hợp này không còn nên VL đã chuyển sang trường hợp ở Thái Nguyên theo tin trên báo Dân trí http://m.dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/giot-nuoc-mat-dang-cay-cua-be-12-tuoi-truoc-canh-bo-tam-than-me-ru-ao-ra-di-20160224225732935.htm Hoàn cảnh này có mẹ bỏ đi, bố thì tâm thần, ông bà già yếu, chỉ còn hai chị em không có tiền học và trang trải những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Rất mong các anh chị em và Sư phụ để tâm tới trường hợp này, coi như là cái duyên vậy.
-
Văn Lang xin ủng hộ cháu bé 500K. Anh Thiên Đồng nhắn giùm em số TK nhé.
-
Ra mắt xe Rolls-Royce Phantom mang tinh thần người Việt (NDH) Chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản trục cơ sở kéo dài được thiết kế lấy cảm hứng từ văn hóa Đông Sơn của người Việt. Bảng táp-lô xe được in họa tiết mang văn hóa Việt, cùng dòng chữ "Dong Son". Ảnh: Trung Kiên. Bộ sưu tập Rolls-Royce Đông Sơn dự kiến gồm 6 phiên bản, được chế tác dựa trên mẫu xe Phantom phiên bản trục cơ sở kéo dài. Phiên bản đầu tiên, “One of 6” mang tên Lửa Thiêng nổi bật với màu sơn đỏ tựa rượu vang (Madeira red). Nắp capo, nóc xe kéo dài tận đuôi là màu vàng đồng (Sunrise gold). Các phiên bản còn lại được đặt tên Thủy triều (Wave), Thần núi (God of Mountain), Ngân Vũ (The Money Rain), Phù sa (Alluvium) và Mẹ Âu Cơ (Au Co Mother). Mỗi bên cánh cửa đàn chim hạc gồm 9 con, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng vương. Chiếc Phantom Lửa Thiêng (Sacred fire) đầu tiên trong bộ sưu tập đã có chủ, là một đại gia trong ngành Luật tại Việt Nam. Được biết, vị đại gia này còn sở hữu nhiều mẫu siêu xe khác, như Ferrari 458 Italy… Nhà phân phối Rolls-Royce tại Việt Nam không công bố giá bán chính xác, nhưng mức giá ước chừng 2,5 triệu USD khi đến tay khách hàng. Một số điểm nhấn đặc trưng của chiếc Phantom độc đáo này gồm: dòng chữ “Dong Son” trên bảng táp lô; biểu tượng văn hóa Việt Nam như chim hạc, trống đồng… ngự khắp mọi nơi trong nội thất, ngoại thất xe. Tổng hòa nội thất vẫn tràn ngập vật liệu da đắt tiền, ốp gỗ óc chó với vân đối xứng, thảm để chân bằng lông mềm mại… http://ndh.vn/ra-mat-xe-rolls-royce-phantom-mang-tinh-than-nguoi-viet-2015101912281907p5c126.news
-
Vâng. Trong lĩnh vực đầu tư nói riêng và làm giàu nói chung, rất cần tới khả năng tiên tri.
-
Văn Lang xin ủng hộ 1 tr ạ. Mong gia đình chị và cháu được chữa khỏi và bớt khó khăn. Nam mô A di đà Phật.
-
Tội tà dâm, bồ bịch, ngoại tình theo âm luật chịu nghiệp quả rất nặng. Trong khi đó phần đông chúng ta trong xã hội hiện đại nghĩ chuyện đó không đến mức như vậy. Thậm chí giới trẻ bây giờ còn cho đó là điều bình thường. Theo Ngọc Lịch Bửu Phiêu cũng như những tài liệu tiết lộ "thiên cơ" về luật nhân quả, luân hồi khác thì đều có điểm chung là những người xem web đen, đọc, sáng tác truyện khiêu dâm,... sẽ bị thọ báo rất đau khổ sau này. ---- Nhà văn nổi tiếng Đài Loan chịu nhiều quả báo vì sáng tác truyện khiêu dâm Một ngày nọ , nhà văn nổi tiếng Tạ Nhuận (Đài Loan) đến tìm tôi. Tạ Nhuận biết tôi đã viết trăm cuốn sách , mỗi ngày không gián đoạn, rất là khâm phục . Mà tôi cũng biết rằng, Tạ Nhuận là một tác giả tài khí hơn người, xuống bút là ngàn lời, lập luân mở mang độc đáo, người bình thường không thể bằng, tôi cũng rất kinh ngưỡng anh ta. Một nhà văn như vậy đến tìm tôi, tôi đương nhiên là rất vui mừng. Tạ Nhuận hỏi tôi: Liên Sanh hoạt Phật, tôi nghe người ta nói, ông biết thông linh âm dương? Tôi đáp: “Cũng biết sơ sơ” “Ông có thể giúp tôi không?” Tôi cười : “Tiên sinh phong sắc tú dị, trong ngoài đều biết danh, thông thấu triết lý, còn có nghi nan nào không quyết được sao?” Tạ Nhuận rất thật nói : “Ông nói cũng phải , một đời của tôi chưa từng mê tín nói về quỷ thần âm dương , cũng không tin vào thông linh, đối với những gì ông viết, tôi từng dùng mũi cười nhạt, nhưng, đó là chuyện đã qua, xin ông đừng chê trách. Năm nay tôi 64 tuổi, một đời của tôi, nói về tài hoa tuyệt đối không thua người, nói về năng lực cũng không đứng sau người,nhưng mà, tôi ở giới học thuật vẫn không được trọng dụng, trên đường làm quan, có cơ hội mấy lần, nhưng cuối cùng cũng là không. Ông xem tôi là nhà sáng tác có tiếng, thật ra tôi là ưu ưu không đắc chí, đều là chịu sư sắp xếp của người” “Ồ vậy sao?” tôi rất kinh ngạc. Tạ Nhuận nói : “Ông xem tôi là một nhà sáng tác, thật là tiền cũng không có, chức quan cũng không có, gia đình cũng tan nát, nhà cũng không có, sức khỏe của tôi cũng không như lúc trước. Một đời này, chỉ ôm lấy mấy cuốn sách rách nát thôi, thật là luôn luôn bị giam cầm, giống như trong vô hình vậy, có một bàn tay, đem tất cả công danh lợi lộc toàn bộ đẩy ra, hình như trong vô hình có thần vận mệnh, tôi không biết làm sao lại như vậy, xin ông xem giúp tôi ” “Được rồi” tôi nói. Tôi ở trước mặt Tạ Nhuận, nhắm hai mắt, trong tâm quán tưởng 3 vị bổn tôn của tôi : Diêu Trì Kim Mẫu - A Di Đà Phật - Địa Tạng Vương Bồ Tát. Có một người tên là Tạ Nhuận, muốn biết nhân quả đã qua, linh cơ thần toán, chân truyền đạo diệu, mau chóng cho đáp án, mở ra lưới mê, viên mãn biết Tôi cũng rất kinh ngưỡng anh ta. Một nhà văn như vậy đến tìm tôi, tôi đương nhiên là rất vui mừng. trước, cấp cấp như luật lệnh .Trong lúc này, thiên nhãn quả nhiên nhìn thấy bạch quang sáng chói, trong bạch quang có một cái động lớn, trong động có một đồng tử áo xanh chạy ra, đồng tử áo xanh này tay cầm một cuốn danh sách. Danh sách này hiển nhiên viết tên của Tạ Nhuận. Đồng tử áo xanh lật danh sách cho tôi xem, tôi nhìn thấy kinh hãi. Thì ra Tạ Nhuận là quan chức, ở nhà trường không chỉ là giáo sư, có thể làm hiệu trưởng, thậm chí được mời vào bộ máy hành chánh, có tiền có đại vị, gia đình viên mãn, sức khỏe khang thái, thọ đến 89 tuổi. Con người Tạ Nhuận :Thâm tâm trung hậu Trọng nghĩa khinh tài. Làm sao như vậy ! Xem đến sau cùng, chỉ thấy sau cùng viết mấy dòng chữ nhỏ, Tạ Nhuận lúc trẻ đã từng vì một chút tiền nhuận bút, hình thức tham chơi, viết ẩu 6 cuốn tiểu thuyết màu vàng, rất mỏng rất mỏng, là thứ mà nhà in làm rất thô tục, cách viết rất trực tiếp, loạn xạ...Tạ Nhuận chỉ bởi do 6 cuốn tiểu thuyết màu vàng này , tất cả vợ con tài lộc thọ sức khỏe , hoàn toàn mất hết ! Xem đến đây , tôi mới hoàn toàn hiểu rõ .Tôi mở mắt ra, hỏi: “Khi còn trẻ, làm việc gì?” “Đọc sách , đều là đứng đầu” “Có sáng tác viết bài không?” “Có, viết bài cho báo” “Có viết sách không?” “Lúc đó còn chưa có” “Tôi nói có” tôi kiên quyết. “Không có thật” “Là mỏng mỏng, màu vàng đó” tôi trực tiếp nói. Tạ Nhuận lúc đó, miệng mở to ra, mặt đỏ tía ra, sửng sốt không tin nổi. “A! Quả nhiên ông biết, quả nhiên có, quả nhiên có” “6 cuốn?” “Đúng vậy, 6 cuốn” Tạ Nhuận gật đầu. “Đó là 6 cuốn tiểu thuyết màu vàng , mất đi tất cả kiết khánh , khiến anh gặp nạn liên miên, hôm nay không phải anh đạo đức thâm hậu, thọ mạng cũng không còn”Tạ Nhuận kinh hãi : “Lợi hại như vậy sao ! “Tôi đáp : “Tiểu thuyết màu vàng, khiến người tâm trí dao động, dẫn người đi vào đường tà, nam nam nữ nữ đọc sách phong lưu sở cập, làm bại danh hoại tiết !” Tôi nói: Trong trời đất, chỉ có cầm thú, trống mái lẫn lộn. Không cần biết xấu hổ, không lo sĩ, xấu không chịu nghe Con người đó, là đứng đầu vạn vật, liêm tiết phải trọng yếu Nếu loạn luân, tuy là người, không bằng cầm thú giới dâm này, là đứng đầu ma, bại đạo trong tất cả bệnh nếu là tu hành, đem dâm dục, một dao cắt bỏ” Tôi lại nói: “ Loài người chúng ta là từ sắc dục mà sanh ra, mỗi người đều mang chủng tử của sắc dục, cho nên tạp khí đặc biệt nặng, thật ra theo nhân quả mà nói, người là từ sắc dục mà sanh, cũng nhất định từ sắc dục mà chết. Hiểu được đạo lý này thì phải tiết dục không nên phóng dục, cái tốt của tiết dục là khiến được sức khỏe trường thọ,sự nghiệp cát tường, sao tốt chiếu mạng. Nếu như dẫn người vào háo sắc tham dục, đương nhiên là thiệt thân mất khí, gia đạo suy đồi, chiêu cảm ác nghiệp, toàn bộ đều trái ngược lại !”Tạ Nhuận nghe xong chỉ nói :“ Vậy vợ chồng thì sao?” “ Về vợ chồng, cũng không nên tham lam nhiều, cũng phải tiết tế, không biết kiêng kỵ, thì cũng sẽ mất mạng ”Tạ Nhuận nói: “Những cái sai của tôi đã thành rồi, làm sao sám hối ?”Tôi đáp :“Theo tôi được biết, viết sách dâm, hoặc vẽ những hình dâm, hoặc khắc dâm tượng , phải đợi đến khi sách dâm, hình dâm, tượng dâm mất hết, mới được cho là nghiệp chướng tiêu trừ, nếu không thì nghiệp chướng vĩnh viễn theo thân“. Tạ Nhuận sợ hãi :“ Nghiêm trọng như vậy sao ?” “ Đúng vậy “ tôi nói “ 6 cuốn tiểu thuyết màu vàng này, nếu vĩnh viễn lưu hành, thì sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, thử nghĩ xem, nghiệp chướng làm sao tiêu trừ ?” “ Đó chỉ là nhất thời lúc hứng khởi tôi vì tiền nhuận bút, mới viết, không ngờ đó lại là đại họa chí đại chí thâm, phải làm sao đây? ”Tôi nói với Tạ Nhuận: “ Xem ra chỉ có 2 cách, thứ nhất, anh có thể viết sách khuyên người ở thế gian, đừng tà dâm, nếu gặp sách dâm, thì sẽ đốt ”Tạ Nhuận đáp: “Như vậy là thiện !” Tạ Nhuận vui vẻ ra về, sau đó Tạ Nhuận viết một lá thư cảm ơn tôi, trong thư nói thần toán của tôi quả nhiên linh nghiệm, đồng thời anh ta cũng bắt đầu tin thần lạy Phật, không dám nói nhân duyên quả báo là mê tín nữa. Tạ Nhuận vì muốn chứng minh những lời tôi nói là chính xác, đã gửi đến cho tôi cuốn tiểu thuyết màu vàng, một bộ 6 cuốn, thì ra anh ta vẫn còn đang lưu giữ, dùng bút danh là: “Dâm Căn ”Tên sách: “Lạc Trong Lạc” “ Khoái Lạc của Giao Vĩ ” “ Phu Nhân của Tổng Sự Trưởng ” Tôi nhớ lại khi tôi còn trẻ, đi trên chợ đêm trong tiệm sách ở đường Hợp Nhị ở Cao Hùng, hình như là nhìn thấy cuốn sách này, cuốn sách này thật sự là đã hại không ít thanh niên học tử. Tạ Nhuận dặn dò tôi, thay anh ta đốt 6 cuốn sách này, như là sám hối vậy. Tôi thay anh ta đốt. Viết một bài kệ, ghi rằng : "Người háo sắc nằm mơ không tỉnh. Hôn hôn trầm trầm trong tà dâm Quả báo sớm muộn sẽ đến thôi. Phải nhớ sắc không tánh viên minh” Văn Lang xin phép dừng post chủ để này tại đây. Các nội dung khác xin các bác có thể đọc cụ thể trong sách ạ.
-
Thoát đại nạn nhờ niệm hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát. Có lẽ người Việt Nam chúng ta, ai cũng biết nghệ sĩ hài hải ngoại Vân Sơn rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt sống ở Mỹ. Gia đình thờ Phật, nhưng anh lại không tin Phật, vì anh cho rằng Đức Phật chỉ là truyền thuyết. Nhưng trong một lần gặp nạn, sự sống chết chỉ trong gang tấc, không còn cách nào thoát được nên anh mới cầu cứu đến Phật. Câu chuyện xảy ra trong chuyến vượt biên rời khỏi Việt Nam vào tháng 11 năm 1988, nghệ sĩ hài Vân Sơn đi chung trên con tàu chở bốn mươi mốt người. Sau bảy ngày lênh đênh trên biển khoảng 3-4 giờ sáng ngày thứ tám, con tàu đến gần bờ biển Malaysia thì bất ngờ tàu lạc vào vùng xoáy nước, con tàu không thể di chuyển được, đứng im một chỗ. Tất cả mọi người trên tàu đều tuyệt vọng chờ chết. Lúc đó, anh cùng người lái tàu tên Hùng đứng trên khoang trao đổi. Anh hỏi:- Anh có cách nào điều khiển cho tàu đi tiếp được không?Anh Hùng đáp:- Dạ không! Xưa nay, em chưa bao giờ rơi vào tình cảnh khó xử như thế này.Lúc đó, Vân Sơn ước gì có bụi cây, hay có một thứ gì đó ở xung quanh để còn chút cơ hội bám víu, nhưng quả thật không một thứ gì, chỉ có trời cao, biển rộng, sóng nước mênh mông. Bình thường anh ít nghĩ đến Phật, nhưng lúc này tính mạng như nghìn cân treo sợi tóc. Anh chợt nhớ đến Bồ-tát Quán Thế Âm mà gia đình thờ. Lập tức, anh niệm danh hiệu Ngài liên tục, không có chút mảy may xen tạp việc gì, cho đến khi mở mắt, anh nhìn vào bờ. Ôi thật linh ứng vô cùng! Anh thấy Bồ-tát đang đứng trên ngọn núi, ánh sáng chiếu sáng rực rỡ. Anh không tin vào mắt mình, nghĩ mình đã chết, hoặc bị hoa mắt nên anh gọi người lái tàu nhìn thử xem có phải là Bồ-tát không? Và anh Hùng cũng hớn hở vui mừng hét lên: “Bồ-tát Quán Thế Âm đến kìa!”Tiếp đến, anh Hùng điều khiển được con tàu, chạy theo hướng của Bồ-tát thật nhẹ nhàng, lướt sóng tới đảo. Khoảng một lúc sau, họ còn thấy Bồ-tát bay lên hư không, vẫy tay chào và mỉm cười với mọi người. Thật là kỳ diệu! Từ đó về sau, Vân Sơn hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối sự nhiệm mầu của Phật pháp. Anh kết luận: “Trên đời quả là có những điều mà khoa học không thể nào giải thích nổi, có những điều ngoài sức tưởng tượng của con người, nhưng đó lại là sự thật!”.
-
Câu chuyện nhân quả của một lương y Phật tử Tôi là Thích Minh Hòa, trụ trì chùa Phước Hưng, ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhân quả thực tế mà tôi và mẹ tôi bị quả báo do những ác nghiệp mẹ con tôi đã gây ra. Do thiếu phước, tôi sinh ra đời không có cha và sống trong sự nghèo khổ dưới sự bảo bọc của người mẹ. Theo lời mẹ tôi kể lại, để sinh sống, mẹ tôi bán khoai mì. Một đầu thì gánh tôi, một đầu thì gánh khoai mì ra chợ bán. Cuộc sống vẫn không đủ cho hai mẹ con, mẹ tôi phải đi làm bé cho một gia đình giàu có ở trong xóm. Tôi bị ngược đãi. Lúc 6 tuổi, ban ngày tôi phải đi chăn bò. Nhiều lúc, tôi bị bò húc ngay trước ngực, thậm chí còn bị đá lăn mấy vòng. Có một ngày, người con của ông chủ đi câu cá, thấy bò đói thì lấy cần câu quất vào lưng tôi. Tôi chỉ chịu đựng và khóc. Chưa hết, ban đêm, tôi phải đi soi ếch, nhái, cá… đem về cho mẹ tôi làm thịt để phục vụ cho gia đình đó. Bởi vì sát sanh quá nhiều cho nên tôi bị bệnh thường xuyên. Mẹ tôi phải bán hết đồ đạc trong nhà để chữa trị cho tôi. Mỗi lần bệnh như vậy, không có bác sĩ nào chữa lành bệnh cho tôi. Mẹ tôi đưa tôi về chùa, xin cơm thừa và áo thừa của chùa để mặc thì hết bệnh. Có một lần tôi trải qua một cơn bạo bệnh rất nặng, mẹ tôi hứa với Tam Bảo khi tôi hết bệnh sẽ cho tôi vào chùa làm công quả 3 tháng. Kết quả là tôi qua được cơn bệnh. Khi tôi vào chùa làm công quả được một tháng thì thầy cho tôi xuất gia năm 6 tuổi. Lúc 13 tuổi, tôi thấy cuộc sống của mẹ tôi quá khổ cực, phải chăn bò, nghèo quá thiếu gạo ăn. Tôi phải xin Sư phụ cho về nhà để phụ giúp đời sống cho mẹ. Vì không biết phải làm nghề gì cho cuộc sống, tôi phải đi soi bắt ếch, nhái, ốc, cá. Từ lúc đó, tôi trở thành người sát sanh số một. Con ếch, nhái nào mà mạnh thì tôi bẻ chân, rồi mẹ tôi cắt đầu, lột da đem ra chợ bán. Khi mẹ tôi cắt đầu lột da chúng ra, chúng chắp hai chân trước lại như đang van xin tha mạng. Còn cá thì tôi chích điện. Con lớn đem ra chợ bán, con nhỏ thì ăn. Đồng thời, tôi cũng ác lắm, con nào tôi muốn bắt mà nhảy nhót lung tung làm tôi bực mình, tôi lấy kim hay gai nhọn đâm vào mắt cho đui luôn, máu từ hai mắt chúng chảy ra. Hai mẹ con tôi đã sát sanh không biết là bao nhiêu. Mỗi ngày đem ra chợ bán khoảng 1.000 con. Quí vị thử tính đi một tháng là bao nhiêu? Rồi một năm là bao nhiêu? Hai mẹ con tôi làm như vậy suốt 8 năm trường tính ra giết khoảng hơn 3 triệu con. Năm 17 tuổi, tôi lên thành phố Hồ Chí Minh đi làm. Khi bắt đầu có tiền, tôi ăn chơi sa đọa. Trong thời gian kiếm tiền, tôi lại phạm tội sát sanh khi làm việc tại Làng Nướng. Tôi phải giết rắn, tôm, heo, kỳ nhông... rất là tàn ác. Năm 22 tuổi, tôi có dư được một số tiền. Tôi bắt đầu bị quả báo. Bệnh tật đến với tôi. Tôi bị viêm khớp chân, đi đứng không nổi. Bao nhiêu tiền bạc tôi kiếm được đều tiêu hết cho căn bệnh này. Lúc đó tôi cảm thấy chết còn sướng hơn, cuộc đời này quá chán chường. Tôi trả quả khủng khiếp. Ai đã từng trải qua viêm đau khớp, nhức khớp, sưng hai quả thận thì biết nỗi khốn khổ này. Các bác sĩ đều bó tay bỏ chạy. Ban đêm, quí vị lấy dao chặt tay của tôi còn nhẹ hơn cái đau nhức này. Có nhiều khi tôi lấy lưỡi lam rạch da thịt tôi cho máu chảy ra để đỡ nhức nhưng không hiệu quả. Khi nó nhức lên, cảm giác như ai đó lấy con dao cắt xương thịt của mình. Mỗi lần bệnh là bán sống bán chết. Càng ngày cơ thể tôi càng đau đớn. Khớp giò của tôi sưng lên, các cơ teo lại và ra mùi hôi thúi. Trong cơn bệnh, thân thể tôi phát nhiệt nóng thiêu đốt cơ thể. Tôi có cảm giác hàng ngàn mũi kim đâm lên cơ thể tôi nhức nhối, đau đớn vô cùng. Tôi cảm thấy trả nghiệp hết nổi và sắp mất mạng. Tôi quỳ trước Phật sám hối và xin:“Phật ơi, cho con xin trả từ từ” rồi tôi phát nguyện: “Nếu con đi tu, suốt cuộc đời con sẽ bán thân này cho Phật, cho Trời, cho Đất. Con không nghĩ gì về cho bản thân con hết. Con cố gắng tu hành cho tốt. Nếu con làm thầy thuốc thì cho con xin được tay phục dược để chữa bệnh cứu giúp chúng sanh”. Kết quả của lời phát nguyện nầy rất là nhiệm mầu. Tôi gặp được một ông thầy thuốc Nam trị lành bệnh khớp. Quả báo kế tiếp, tôi bị mù mắt ba tháng. Đêm đó tôi cảm thấy bức rức, khó chịu, cơ thể phát nóng đến sáng tự nhiên đôi mắt tôi đỏ hoe hầu như không tiếp xúc được ánh sáng nữa. Nếu tiếp xúc ánh sáng, cặp mắt tôi đau đớn vô cùng. Đúng là nhân quả, bác sĩ dùng kim châm vào mắt tôi để chữa trị nhưng không khỏi. Cặp mắt của tôi đau đớn vô cùng, hai hàng máu chảy ra từ cặp mắt. Vì mới xuất gia nên tôi chưa biết chú Đại Bi là gì? Chưa biết con đường nào đi cho đúng? Lúc đó thầy Trí Thông đang là tăng sinh học chung với tôi, trong một cuộc trò chuyện thầy khuyên tôi nên trì chú Đại Bi để giải nghiệp. Tôi trì tụng chú Đại Bi ngày đêm không ngừng nghỉ. Nhiệm mầu thay! Trong vòng 7 ngày, đôi mắt tôi giảm đau và máu bớt chảy. Tôi nhìn thấy ánh sáng lổm chổm như tổ ong. Tôi đến bác sĩ để chữa trị tiếp. Bác sĩ chữa bằng cách dùng kim chích vào mắt tôi rồi bơm thuốc vào. Tôi đã thấy quả báo mà tôi gánh chịu. Khi xưa tôi dùng kim chích làm mù mắt chúng sanh, bây giờ tôi bị các bác sĩ lấy kim chích vào mắt nhiều lần để trị bệnh. Vừa trị bệnh tôi vừa thành tâm niệm chú Đại Bi, sống chết với chú Đại Bi, đi đứng nằm ngồi đều trì chú Đại Bi. Vi diệu thay! Trong vòng một tháng cặp mắt của tôi trở lại bình thường. Mẹ tôi cũng bị quả báo, đang sinh hoạt bình thường thì tự nhiên rùng mình và hai tay bắt đầu rung lên không ai có thể giữ lại được y chang như con nhái đang bị cắt đầu và xin tha thứ. Gương mặt của bà thì tròn trịa nhưng thân mình y như một con nhái. Bà bị rút gân vô cùng đau đớn. Mẹ tôi không đi đứng được, nằm một chỗ trả quả. Mẹ tôi ý thức được tội ác mà mình đã tạo ra, bà chấp nhận trả nghiệp. Trong thời gian trả quả báo, mẹ tôi muốn ra khỏi cõi Ta bà đầy khổ đau nầy nên bà luôn niệm hồng danh Phật A Di Đà để cầu được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Công phu niệm Phật của mẹ tôi trải qua 8 năm thì bà đã vãng sanh vào tháng 9 - 2013. Khi hỏa tang, mẹ tôi để lại hai viên Xá lợi, một viên màu vàng và một viên màu trắng từ tủy. Riêng đôi mắt và 2 cái răng không bị cháy. Một điều vi diệu là trước khi vãng sanh, thân thể của mẹ tôi đang co rút thì trở lại bình thường. Bà vẫy tay chào mọi người đang hộ niệm xung quanh với nụ cười rồi vãng sanh về cõi Phật. Vì nhận thức được những nghiệp ác của mình nên sau khi xuất gia tu tập, tôi nhận chùa Phước Hưng và phát nguyện làm nghề thuốc Nam chữa bệnh cho người nghèo để bù đắp phần nào những nghiệp ác đã tạo ra. Khi bắt đầu trụ trì chùa Phước Hưng, tôi hái những lá thuốc chữa những căn bệnh viêm khớp, nhức khớp cho đồng bào sống chung quanh chùa. Vừa hành nghề, tôi vừa học thêm về ngành thuốc. Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng có nhiều bệnh nhân đến với tôi. Tôi phải đi học một khóa ở trường thuốc Đông Y, được hội Đông Y cho phép chữa bệnh và chính quyền địa phương cấp giấy phép vào rừng tìm cây thuốc Nam về chữa bệnh cho đồng bào mình. Trong quá trình điều trị có nhiều câu chuyện thương cảm mà những bệnh nhận đang bị trả nghiệp nhưng họ không biết. Nhiều bệnh nhân gặp tôi khóc lóc và than: “Thầy ơi, cứu con, con bệnh riết rồi chồng con bỏ con” hoặc là“Thầy ơi, tôi nuôi hai đứa con, vợ tôi bỏ trốn mất tiêu”. Có nhiều bệnh nhân kinh ngạc không tin khi tôi chẩn đoán bệnh và nói: “Bệnh này uống thuốc một tuần là hết”, người bệnh kêu lên: “Trời ơi! Tôi chạy chữa hết tiền, hết của mới tìm đến thầy đó”. Những bệnh nhân này đã được tôi trị lành trong một thời gian ngắn. Có nhiều bệnh nhân bị những căn bệnh nan y mà các bác sĩ Tây y, Đông y trả về sau khi dùng đủ cách điều trị cho họ. Nghiệp sát của họ rất nặng, chuyên bán giết gà, vịt, heo... Có lẽ có cùng cộng nghiệp với tôi nên họ đã tìm đến tôi và được trị lành bệnh. Đồng thời có những bệnh nhân là người trong xã hội đen bị bệnh nặng được tôi chữa lành. Sau này, những vị này trở về cuộc sống lương thiện. Nhiều bệnh chữa trị ở các bệnh viện Tây y không thuyên giảm như: bướu đại tràng, sơ gan, khối u gan, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, tiểu đường, bệnh về tim và những bệnh nan y khác nhưng khi họ đến chùa chữa trị thì khỏi bệnh. Đa số những bệnh nhân đến với tôi là những người bệnh ung thư vào thời kỳ cuối. Họ bị bệnh viện Ung Bướu thải ra về nhà chờ chết. Khi tôi coi bệnh án và nói: “người này có thể sống” thì họ được chữa lành và sống. Khi bệnh án của họ không thể chữa được, tôi khuyên họ trì chú Đại Bi. Nhiều người nghe lời trì chú Đại Bi được lành bệnh. Có một trường hợp thương cảm là một người mẹ trẻ có một đứa con mới sanh 11 tháng bị bệnh ung thư máu. Người mẹ này rất khổ đau lo lắng, ẵm đứa con thân yêu đến khóc lóc cầu cứu, xin được trị lành bệnh. Tôi bắt mạch và cho thuốc, sau một thời gian ngắn đứa trẻ khỏi bệnh. Người mẹ cám ơn tôi rối rít. Công việc trị bệnh được thuận lợi là tôi nhờ trì chú Đại Bi mỗi ngày với lời nguyện là cứu giúp mọi người. Chú Đại Bi rất là linh nghiệm. Nhờ chú Đại Bi mà tôi được giải nghiệp và thành tựu những lời phát nguyện. Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhân quả của mình với mọi người như vậy. Mong rằng những ai đang rơi vào trường hợp như tôi có thể hiểu được nhân quả nghiệp báo của mình mà phản tỉnh quay đầu sám hối. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Thích Minh Hòa Ghi chú: Quý vị nào có những căn bệnh nan y chữa bằng thuốc Tây không hết, thử tìm đến chùa Phước Hưng, ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, số điện thoại: 0983.367.711 để chữa trị miễn phí.
-
Hai bố con giết rắn, con bị bệnh hiểm nghèo Khoảng tháng 4 năm 2014, trong thời gian huy động ấn tống Ngọc Lịch Bửu Phiêu, tôi (Liên Hoa Thái Dương) đã tới thăm CLB Sức khỏe cộng đồng UNESCO để giới thiệu về cuốn sách. Sau khi nghe tôi trình bày xong, một người tham gia CLB đã rất tâm đắc và đặc biệt xúc động với câu truyện “Thiêu chết mèo cái, sinh sáu người con bị bệnh xương thủy tinh” bởi vì chính anh này là một trường hợp tương tự. Anh ấy là Trần Kiên (vì một lý do tế nhị nên anh Kiên đề nghị tôi giữ kín địa chỉ và số điện thoại liên lạc), sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Cách đây một năm anh bỗng mắc phải chứng bệnh rất quái ác là “ Máu đặc đa hồng cầu” với biến chứng rất nặng nề khi cuộc sống đang rất tốt đẹp với chức vụ cao, tài chính ổn định. Anh thường xuyên bị các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Đó là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm. Cuộc sống của anh bị đảo lộn hoàn toàn và anh có thể chết bất kỳ lúc nào. Nhiều lần anh tưởng như phải từ giã cõi đời vì Viện Huyết Học đã tuyên bố không thể chữa trị được. Nhưng trong tuyệt vọng anh vẫn không từ bỏ khát khao được sống. Các cụ có câu “có bệnh thì vái tứ phương”, anh quyết định thử nghiệm tất cả các phương pháp y học bổ sung khác như khí công y đạo, thiền định, yoga .v.v. để tìm cho mình một cơ hội. Tình cờ anh được một người bạn cùng tập khí công khuyên nên tụng kinh sám hối. Không còn cứu cánh nào khác, anh nhất tâm hàng ngày tụng chú Đại Bi, kinh Pháp Hoa và hồi hướng xin tiêu trừ bệnh tật. Một hôm anh nằm mơ thấy một bà tiên áo trắng nói với anh rằng: “ Con có biết vì sao bị bệnh này không? Đó là tại vì con đã giết 12 con rắn. Con phải thành tâm sám hối thì bệnh tật mới được tiêu trừ.” Bà nói xong thì anh tỉnh giấc. Anh nhất thời suy nghĩ mình chưa từng giết rắn, tại sao lại có đến 12 con. Đến bữa cơm trưa, anh đem giấc mơ kể cho mọi người trong gia đình cùng nghe. Bố anh mới giật mình nhớ lại ông từng giết chết một con rắn trong vườn, sau đó còn ăn thịt nó. Và bố anh khẳng định cách đây khoảng gần chục năm chính anh Kiên cũng từng giết một con rắn. Khi đó anh Kiên mới nhớ lại, những năm trước có một lần khi đi làm về, anh thấy có một con rắn bò gần trước cửa nhà, không đắn đo anh dùng gậy gỗ đập chết con rắn rất dã man rồi cũng không nhớ gì về truyện đó nữa. Anh nói, có thể con rắn đó đang có mang … Hiện nay anh Kiên nhờ tập luyện khí công đều đặn và dùng một số dược liệu tự nhiên đã duy trì được sức khỏe và ổn định công việc, không cần dùng thuốc tây. Anh thực sự cảm thấy hối hận về việc mình đã làm. Một vài con rắn không phải là điều gì to tát, nhưng Phật Tổ từng nói mọi chúng sanh đều bình đẳng, một mạng rắn cũng là một mạng chúng sanh vậy. Ông trời có đức hiếu sinh, con người không nên giết hại các loài vật khác một cách vô cớ. Trong dân gian từng ghi nhận rất nhiều truyện quả báo khi giết các loài đặc biệt nặng nghiệp như rắn, chồn, rùa, cóc .v.v.. Quả báo đích thực sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Mọi người xin hãy cẩn trọng hành động của mình.
-
BÁO ỨNG KHÔNG NGỜ Năm năm trước, Hạ tiên sinh hơn 40 tuổi, con trai ông là Cún được 12 tuổi. Ngay từ nhỏ Cún đã hết sức ương bướng. Sau khi cho đi học, không những nó ham chơi, chẳng chịu học hành, ưa đánh nhau, lại thường xuyên trốn học. Cha, mẹ, thầy giáo đều bó tay hết cách đối với thằng bé. Cún quậy tưng làm cho cả nhà không được yên. Em gái Hạ tiên sinh một lòng tin Phật, biết đây là nghiệp báo oan gia đến đòi nợ, cô muốn nhờ Phật pháp giáo dục thằng bé, giúp anh mình giải mối lo. Thế là cô dẫn anh đến gặp Hòa thượng Diệu Pháp cầu cứu. Cũng hy vọng anh mình thấy Ngài trí huệ mà phát tâm tin Phật. Hòa thượng chăm chú nhìn ông Hạ và hỏi: - Ngày xưa anh có giết qua con chó nào không? - Dạ không, xưa nay con chưa từng giết qua con chó nào! - Hạ tiên sinh nhấn mạnh. - Vậy sao? – Con chó đó lông vàng, trên lưng đốm đen, lúc ấy anh khoảng chừng 20 tuổi – Sư phụ nói rõ thời gian và tả kỹ hình dáng con chó. Hạ tiên sinh nhớ lại chuyện thuở xưa và nói: - À, hồi đó còn làm ruộng tại vùng Hắc Long Giang, do mấy thằng bạn đồng công tác suốt thời gian dài không được ăn miếng thịt nào nên đã lén trộm con chó vàng của làng bên cạnh, tụi nó thì bắt và giết chết chó, phần con chỉ phụ tá, giúp lột da, mổ bụng, làm thịt giùm thôi. - Anh có ăn một chén thịt nữa mà? - Dạ, đương nhiên là vậy rồi, con đã phụ giúp lẽ nào không ăn cho đỡ thèm! – Ông Hạ cười nói. - Anh đã lột da, lại còn mổ bụng, xẻ thịt chó, làm vậy cũng đồng như giết nó. Đến thởi điểm này thì chính con chó đã đầu thai làm con anh, tìm anh mà báo oán đó. Mặt ông Hạ đầy bất bình, tức tối nói: - Như thế quá vô lý và không đúng chút nào! Trước tiên con chó phải tìm kẻ bắt nó, giết nó, mà báo oán mới hợp lý chứ? Vả lại bọn họ cũng ăn thịt nhiều hơn con mà! Tại sao lại nhắm vào con? Con đâu phải là người giết nó! Sư phụ giải thích: - Chuyện đến nay đã hơn 20 năm, có lẽ nó đã tìm tới những người kia báo thù rồi. Nhưng không nhất định là phải đầu thai làm con họ. Phàm những kẻ tham dự việc bắt chó, giết, ăn... sớm muộn gì đều phải trả báo hết. Còn như ai trả báo trước, ai bị báo sau, chuyện này không nhất định! - Bởi vì nghiệp lực và phúc đức mỗi người khác nhau, nên thời gian trả báo cũng có sớm muộn chẳng đồng - Người có phúc báo lớn một chút thì đời này đời sau cũng chưa thọ báo, đợi đến nhiều đời nhiều kiếp sau nữa, phúc hết, thì họ mới trả báo. Điều này vốn không nhất định mà! Hòa thượng thở dài, cố sức nhắc nhở ông Hạ: - Ôi! Ta biết anh không tin những gì ta nói. Hôm nay anh đến đây cũng là cùng Phật có duyên. Ta hy vọng anh có thể cởi bỏ phiền não, cho nên mới giảng về nhân quả cho anh nghe. Còn số mệnh anh, số mệnh gia đình, đều nằm trong tay của chính anh. Tất cả đều có thể chuyển đổi được. Ngừng một chút Hòa thượng tha thiết nói: - Nếu như anh có thể sám hối tội giết con chó, hằng ngày chịu khó tụng kinh Phổ Môn Quan Thế Âm Bồ-tát, hồi hướng công đức cho con chó đó, đồng thời dùng tâm nhẫn nại giáo dục con, thì con anh sẽ thay đổi tốt đấy. Anh nếu càng chân thành, thì con anh thay đổi càng nhanh. Nói ngược lại, nếu như anh không thể làm theo lời ta, đợi đến lúc con anh 17 tuổi, nhà anh sẽ phát sinh việc lớn. Và sau đó con anh có thể tạo họa, sa vào lao ngục. Ngàn vạn lần chớ nên khinh thường! Hạ tiên sinh nghe xong, không nói gì, mắt cụp xuống, mặt hiển lộ vẻ không tin, anh hoàn toàn chẳng tiếp nhận lời khuyên vàng ngọc của Hòa thượng. Thời gian qua như tên bay, chớp mắt con trai ông Hạ đã mười bảy tuổi. Trong quá khứ, suốt mấy năm ở trường học, hành vi xấu ác của thằng bé đã khiến cho nó bị đuổi học. Ông Hạ vì vậy phải tốn rất nhiều tiền để duy trì học bạ cho con. Nhưng ông vô phương dạy dỗ, thằng bé ngày càng hư đốn khó bảo, một mực kình chống cha. Vì nó mà vợ chồng ông Hạ thường xuyên cãi nhau, thậm chí đánh nhau ầm ĩ. Năm năm sau, gia đình ông giống như chiến trường, không có ngày nào được an. Mùa xuân năm nay, đêm giao thừa, hai vợ chồng vì con mà gây gỗ dẫn tới đánh nhau tưng bừng. Người mẹ réo đứa bé trợ giúp. thằng Cún bây giờ cao một mét tám, huyết khí bừng bừng, vừa nghe tiếng mẹ hô hoán là nó chạy tới giữ chân cha lại, vật ông té nhào, nó tiếp tục giữ chặt chân cha để mẹ nó đánh thỏa thích, cho đến khi ông ngất đi, họ mới kêu xe cấp cứu đưa vào bệnh viện. Cuối cùng ông Hạ phải li hôn, thằng con đi theo mẹ. Sau đó còn gì xảy ra nữa thì tôi không biết. Tôi thật rất tiếc cho Hạ tiên sinh, 5 năm trước nếu ông chịu nghe lời Hòa thượng khuyên dạy, thì có lẽ đã tránh được những điều không hay cho ông lẫn thằng Cún. Nhân chuyện này, tôi thắc mắc hỏi: - Bạch Hòa thượng, xin Ngài hãy giải thích vì sao mang thân chó? Hòa thượng thở dài đáp: - Con người được tôn là loài chí linh trong vạn vật, biết may đồ mặc, chế tạo đủ thứ vật chất văn minh để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nếu làm người mà nhân cách phẩm hạnh không xứng với vị trí con người, cứ hành động phi pháp, trái đạo, luôn mưu hại kẻ khác, đánh mất nhân phẩm, thì cuối cùng sẽ thay đổi đầu mặt làm kiếp thú.