Hà Uyên

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.069
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Hà Uyên

  1. Quan điểm của Phongthuysinh, cùng thêm ý kiến của bạn Hoangtrieuhai, thật sáng tỏ và rõ ràng. Tôi ủng hộ ý kiến này.
  2. Chào anh Dichnhan07, Vấn đề anh nêu trên, Tôi vẫn còn nhiều chỗ chưa được sáng tỏ, nếu cho phép, Anh có thể cụ thể thêm một bước nữa được không ? Cảm ơn Anh. Hà Uyên.
  3. Chào bạn Tuấn Dương Bạn viết: -Theo quan điểm của cháu: Vô cực ==> Thai cực ==> Lưỡng nghi ==> Tứ tượng ==> Bát quái 0 có cực ==> 1 cực ==> 2 cực ==> 4 tượng ==> 8 quái Tôi hiểu ý của Tuấn Dương không biết có đúng không ? - Về định nghĩa: Âm Dương là gì ? - Trả lời: Âm và Dương là hai giới hạn của cái toàn thể. Hà Uyên.
  4. Thư trao đổi học thuật từ bạn Tuấn Dương: Cháu có 1 vài thắc mắc khi luận âm dương mong được bác giảng giải thêm: Khi bước chân vào lý học cháu thấy có 2 khái niệm hơi khác nhau : A. ............ thái cực ==>lưỡng nghi==> tứ tượng ==>bát quái B. vô cực ==>thái cực ==> lưỡng nghi ==> tứ tượng ==> bát quái Theo bác A đúng hay B đúng ? Tuấn Dương thì hiểu như sau: Thái cực là sai phải gọi là thai cực mới đúng .ở đây Tuấn Dương cho là nó giống như bào thai của người phụ nữ chưa biết sẽ sinh ra con trai hay con gái nên ko thể phân biệt âm dương -Giống như câu hỏi :con người đầu tiên được sinh ra trên thế giới là âm hay dương ? - Sẽ ko thể trả lời vì chỉ có 1 người nên ko thể có đối tượng so sánh ,gọi nó là âm ,hay dương đều sai cả -theo quan điểm của cháu Vô cực ==> Thai cực ==> Lưỡng nghi ==> Tứ tượng ==> Bát quái 0 có cực ==> 1 cực ==> 2 cực ==> 4 tượng ==> 8 quái -vô cực giống như khi trái đất chưa có con người - 1 cực là khi con người đấu tiên được sinh ra ko thể phân biệt được âm dương nhưng đã có cực - 2 cực là khi có 1 cặp được sinh ra nam, nữ Đó là sự hiểu của cháu về âm dương và tiền thân của nó. Rất mong được nghe ý kiến từ 1 người có học vấn uyên sâu như bác. Chúc bác luôn mạnh khỏe ,an vui. Kính bác Tuấn Dương.
  5. Chào Anh Thiên Sứ Anh tham khảo khi định nghĩa: Khoa học là gì ? Khoa học là hoạt động sáng tạo thực tiễn, nhằm nhận được tri thức mới, dưới hình thức khái niệm, hình thành hệ thống toàn vẹn, trên cơ sở các nguyên tắc xác định. Khoa học là hình thức hoạt động tinh thần của con người, hướng vào việc sản xuất ra tri thức từ tự nhiên, xã hội và bản thân nhận thức. Mục đích trực tiếp của Khoa học là đạt tới chân lý, khám phá ra các quy luật khách quan, nhờ khái quát các sự kiện hiện thực trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, là tiên đoán xu hướng phát triển của hiện thực dựa trên cơ sở đó. Anh tham khảo thêm. Hà Uyên. ............................................................ Tài liệu tham khảo: - Lý luận nhận thức. Tri thức luận - V.V.Ilin - Từ điển bách khoa thư - Phương pháp luận của khoa học. - Triết học Lomonoxop - E.E.Nexmeyanov.
  6. Chào anh Dichnhan07 Anh đưa ra cách nhìn thật là minh triết, đúng là: "phải hiểu rõ bản chất - nguồn gốc của mâu thuẫn". - Lời thoán quẻ Địa Lôi Phục nói: "Trong sự trở lại, thấy lòng Trời Đất" - Hào ba quẻ Địa Thiên Thái nói: "Không mặt phẳng nào không nghiêng, không sự đi nào không trở lại" Cái toàn thể về Âm Dương chăng !!! Cảm ơn Anh. Hà Uyên.
  7. VIETHA thân mến Cảm ơn bạn, chúng ta cùng thanh đàm khi mùa Xuân mang theo "sinh khí" đến cho sự sống ! Đứng trên quan điểm về "tinh -tú", Tôi hiểu "tinh" gồm có ngũ tinh - còn đối với "tú" thỉ đương nhiên là Nhị thập bát tú rồi. Vậy thì đối với "thần" (sao), thì xét như thế nào ? Cho nên, cũng phải xét đến đồng thời cả ngày lẫn đêm, có nghĩa rằng: tinh - tú - thần. Do vì, ngày - đêm là một nhịp điệu đồng thời. Cũng một quan điểm, khi xem xét đến ngày 1/10/2010 như sau: Ngày 1 dương lịch, tháng 10 năm 2010 (DL) tức là ngày: GIÁP Thân, tháng Ất Dậu năm Canh Dần. Đây là ngày, tháng, năm mà đa phần là Kim, Mộc xung khắc - do đó, ngày GIÁP gặp tháng Dậu, ngày Thân (đa Kim) có can Canh lộ ở thiên can hợp Ất hóa Kim nữa bằm dập là tượng bất cập nhu nhược nhưng lại cố chấp, hành động thì thiếu quả đoán do suy nghĩ quá nhiều và khi đến nơi đến chốn thì lại hối tiếc. Do có Thân, Dậu là Quan - Sát hỗn hợp nên thiếu quy củ và lại có sự bất chính trong nội bộ giai do Ất ngã theo chiều gió Canh kim (sát phạt nặng) ... Còn việc gốc rễ là do chi niên Dần làm gốc cho GIÁP bám mà kháng cường lực của Canh Kim nhưng nhật thần lại là Thân cũng là nguồn Thiên Khắc Địa Xung. Vì đây là ngày lễ: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội; Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam và Thăng Long-Hà Nội; Triển lãm các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật qua các thời kỳ; Chương trình văn hóa nghệ thuật tổng hợp do chuyên gia quốc tế đạo diễn; Lễ ra mắt Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” và công bố kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giá trị lịch sử-văn hóa 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô” v.v... Cho nên ý nghĩa bám vào gốc rễ là bắt buột dẫu cho có bị bằm dập đủ thứ cùng phải bám. Như có thêm giờ Dần (tuy có xung với chi ngày) khai mạc buổi lễ với chữ Bính can giờ khắc chế được Canh Sát tàng trong Thân càng đỡ. Thực ra, nếu như không phải là năm Dần thì ngày GIÁP Thân ví như gổ chất đống ngâm trong nước nên lâu mới tốt nhưng vì có gốc rề ở trụ Năm đại diện cho Tổ Tiên thì làm gì làm cũng phải duy trì "Thăng Long ngàn năm văn hiến" vậy. Phải chịu đựng để tàng lá còn che rợp giá trị lịch sử-văn hóa Việt Nam. (Tân) trong nguyệt lệnh Dậu là CHÁNH QUAN đại diện cho địa vị, danh giá, sự nghiệp thuộc về VĂN không như (Canh tàng, lộ) của Nhật thần và niên can nghiêng về VÕ nên ứng hợp trong vấn đề kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Khi xét tới ngày 2/9/1945, thì cũng là ngày Giáp Thân, với số ngày gồm 23770 ngày - có nghĩa rằng: phải có ngày Quốc khánh - Độc lập Dân tộc => thì mới có ngày Kỷ niệm 1000 năm Thăng long - Hạ long. Khi lấy số tích kể từ ngày 2/9/1945 gồm 23770 ngày này, ứng dụng vào một số môn Học thuật Đông phương, thấy cũng mang nhiều hàm ý chiêm nghiệm vậy. Cảm ơn VIETHA đã quan tâm. Hà Uyên.
  8. Chào anh Liêm Trinh. Vấn đề trao đổi học thuật trong mục "Đổng công tuyển ..." - Tôi có hỏi về ngày 1/10/2010 là ngày - được quan niệm như thế nào đối với sách "Đổng công tuyển ..." ??? Khi thật sự, anh Liêm Trinh có Chức năng & Nhiệm vụ được giao, thì phương pháp tiếp cận v/đ như vậy, thường không đem lại hiệu quả khi "phá án", Tại sao vậy ? Bài học của năm thứ nhất là: "Bảo vệ từ xa" => "chặt đầu rắn" ...v.v... Mong rằng, Tôi nhận thức được điều anh được quyền công bố !!! Hà Uyên.
  9. Số Hội thông 2520. 1- Bầu trời của Càn: - Gồm 8 quẻ: Thuần Càn - Cấu - Đồng nhân - Độn - Lý - Tụng - Vô vọng - Bĩ => có tổng trị số là 4452 - 4452 / 12 = 371 2- Bầu trời của Tốn: - Tiểu súc - Thuần Tốn - Gia nhân - Tiệm - Trung phu - Hoán - Ích - Quan => có tổng trị số là 4260. - 4260 / 12 = 355 3- Bầu trời của Ly: - Đại hữu - Đỉnh - Ly - Lữ - Khuê - Vị tế - Phệ hạp - Tấn => có tổng trị số là 4068 - 4068 / 12 = 339. 4- Bầu trời của Cấn: - Đại súc- Cổ - Bí - Cấn - Tổn - Mông - Di - Bác => có tổng trị số là 3876 - 3876 / 12 = 323 5- Bầu trời của Đoài: - Quải - Đại quá - Cách - Hàm - Đoài - Khốn - Tùy - Tụy => có trổng trị số là 3684 - 3684 / 12 = 307 6- Bầu trời của Khảm: - Nhu - Tỉnh - Ký tế - Kiển - Tiết - Khảm - Truân - Tỷ => có tổng trị số là 3492 - 3492 / 12 = 291 7- Bầu trời của Chấn: - Đại tráng -> Hằng -> Phong -> Tiểu quá -> Quy muội -> Giải -> Chấn -> Dự => có tổng trị số là 3300 - 3300 / 12 = 275 8- Bầu trời Khôn: - Thái -> Thăng -> Minh di -> Khiêm -> Lâm -> Sư -> Phục -> Khôn => có tổng trị số là 3108 - 3108 / 12 = 259 ........................... 259 + 275 + 291 + 307 + 323 + 339 + 355 + 371 = 2 520 2520 x 12 = 30 240
  10. Anh Sapa thân mến. Mùa Xuân tự biết quay trở lại - CHÚC MỪNG NĂM MỚI ! - Tôi chưa hiểu được ý - nghĩa của cụm từ "bằm dập" - Anh có thể cho biết rõ hơn được không ? - Cụm từ: "vì còn gốc rễ" - Tôi đọc xong, mà chưa thông được ý tứ của Anh ? Cảm ơn anh Sapa. Hà Uyên.
  11. Chữa đột quỵ bằng câu hát - đơn giản mà hữu hiệu Các nhà khoa học Mỹ vừa thông báo phát hiện một biện pháp chữa bệnh đột quỵ rất đơn giản mà hữu hiệu, đó là bằng những câu hát. Theo Gottfried Schlaug, Giáo sư liên ngành thần kinh học tại Trung tâm y tế Beth Israel và Trường Y Harvard, Mỹ, các bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng ở bán cầu não trái nên không thể nói bình thường, nhưng lại có thể hát. Tại hội nghị thường niên Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ (AAAS) ngày 20/2, Giáo sư Schlaug đã chiếu một đoạn video cho thấy một bệnh nhân đột quỵ không thể đọc các từ trong bài hát mừng sinh nhật "Happy birthday to you" và chỉ nhắc được các chữ cái N và O, nhưng khi được đề nghị hát bài hát này, bệnh nhân đã hát rất rõ ràng cùng với sự nắm tay dập dìu theo nhịp điệu của những người xung quanh. Các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy điều trị đột quỵ bằng câu hát rất hữu hiệu, cả với những bệnh nhân đã rèn luyện nhiều năm nhưng không nói được. Theo giới chuyên môn, những hình ảnh chụp não bộ của bệnh nhân đột quỵ cho thấy đã có "sự thay đổi cấu trúc và chức năng" ở bán cầu não phải sau khi họ được thử nghiệm biện pháp điều trị bằng câu hát, được gọi là Liệu pháp cảm thụ âm nhạc (MIT). Theo Giáo sư Schlaug, MIT có thể giúp 70.000 bệnh nhân đột quỵ nói được trở lại./. Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Chua-dot-qu...02/35108.vnplus
  12. Xin chào anh chị em Chính phủ đã có quyết định chính thức, lấy ngày 1-10-2010, làm ngày Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng long - Hà nội: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/...mp;cn_id=344857 - Ngày 1/10/2010 nhằm ngày Giáp Thân, 24 tháng Tám, năm Canh Dần. - Ngày 2/9/1945 cũng là ngày Giáp Thân. - Từ ngày 2/9/1945 đến ngày 1/10/2010 có tổng số đếm ngày là: 23770 ngày (kiểm !) - Quẻ Lôi Sơn Tiểu quá: Tiểu quá: hanh, lợi trinh; khả tiểu sự, bất khả đại sự; phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát. Nghĩa dịch: Quẻ Tiểu quá tượng trưng cho cái nhỏ nhiều hơn: hanh thông, có lợi về sự giữ vững chính bền; Chỉ làm được việc nhỏ tầm thường, không gánh vác được việc lớn trong Thiên hạ; Ví như con chim bay để lại tiếng kêu bi ai, không thể bay mạnh lên cao, mà nên ở yên dưới thấp, hết sức tốt lành. - Đại tượng quẻ Tiểu quá viết: "Sơn thượng hữu Lôi, tiểu quá; quân tử dĩ hành quá hồ cung, tang quá hồ ai, dụng quá hồ kiệm." (Tiếng âm rền vang trên núi quá mức thường, tượng cho cái nhỏ nhiều hơn. Ở vào hoàn cảnh này, vậy mà hơi quá cung kính trong cung cách, hơi quá bi ai trong tang lễ, hơi quá dè sẻn trong tiêu pha) Anh Chị Em cùng cho ý kiến về ngày Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng long, chúng ta cùng nhau kiểm nghiệm !. Hà Uyên.
  13. CHÚC MỪNG NĂM MỚI ! Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hanoi, được tổ chức trọng thể vào sáng ngày 1/10/2010. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/...mp;cn_id=344857 Ngày 1-10 không biết có phải là ngày đẹp không (???), Cũng là ngày Quốc khánh nước CHND Trung Hoa. (!!!)
  14. Xuân Canh Dần - 2010 Chúc Diễn đàn Lý Học Đông phương Năm Mới Vạn sự An Lành !
  15. Mỗi khoa học và bộ môn khoa học, đều bao hàm bốn thành tố cần thiết, trong sự thống nhất của chúng: 1- Chủ thể của khoa học - nhà khoa học - thể hiện là thành tố chủ yếu. Nhà khoa học có thể là một nhà nghiên cứu riêng biệt, một cộng đồng khoa học, một tập thể khoa học. 2- Khách thể của khoa khoa học - là cái mà khoa học hay bộ môn khoa học ấy nghiên cứu - đối tượng, lĩnh vực đối tượng 3- Hệ thống các phương pháp và thủ thuật đặc trưng cho một khoa học, hay một bộ môn khoa học cụ thể, và do đối tượng của chúng quy định. 4- Ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ nhân tạo (ký hiệu, biểu tượng, phương trình toán học, công thức hóa hoc, v.v... Khoa học với tư cách là một hình thức đặc biệt của nhận thức - loại hình đặc thù của sản xuất tinh thần và một thiết chế xã hội. Khoa học là một hiện tượng lịch sử cụ thể, tồn tại trước khoa học là "tiền khoa học" - giai đoạn Tiền cổ điển. Tại giai đoạn này, những yếu tố (tiền đề) của khoa học, như một chỉnh thể đã ra đời, với mầm mống từ Hy Lạp và La Mã, cho tới thời Trung cổ, rồi thời Cận đại thế kỷ XVII. Chính giai đoạn này, được coi là bắt đầu, xuất phát điểm của khoa học như một cơ cấu toàn vẹn, nghiên cứu có hệ thống về hiện thực khách quan. Tại giai đoạn này, sức mạnh của thế giới quan Tôn giáo không suy giảm, nhưng nội dung của nó đã biến đổi - đó là thuyết Liuter, thuyết Calvan, đạo Tin lành, thuyết Thiên Chúa giáo mới, v.v... Làn sóng cải cách mạnh mẽ đã lan sang châu Âu. Hệ tư tưởng Tin lành đã tái hiện và củng cố tư tưởng cơ bản đối với giai cấp Tư sản đang lên - tư tưởng về bình đẳng xã hội, tư tưởng về sự "bình đẳng phổ biến" đã kiên quyết khước từ, dứt bỏ quan điểm thời Trung cổ về thế giới, mà tồn tại sự phân tầng "chúng sinh". Thiếu những chuyển biến này, một bức tranh cơ học về thế giới, mà khoa học thừa nhận, là không thể có được. Tin Lành giáo đề cao tập trung sự quan tâm của con người vào sản xuất vật chất, định hướng cho con người vào việc: nhận được lợi nhuận. Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu những quy luật của Tự nhiên, nhằm mục đích áp dụng chúng vào sản xuất, đã trở nên cấp bách. Thế giới quan Tin Lành giáo, lan truyền phổ biến rộng rãi tới mức, khi đó những nhà khoa học thế kỷ XVII như Decartes, Newton, Locke, Hobble, v.v... đã đưa ra những khái niệm thời gian, không gian, nguyên nhân, v.v... phù hợp với thế giới quan mới. Họ đã không còn hoài nghi rằng, các khái niệm này, sẽ được mọi người chấp nhận hay không. Ý thức xã hội sẵn sàng tiếp nhận quan điểm về giới Tự nhiên, mà chúng ta gọi là "quan niệm khoa học". Khoa học, theo nghĩa chặt chẽ của từ, thì hình thành muộn hơn. Khoa học - với đối tượng nghiên cứu khách thể, từng bước loại bỏ những gì có quan hệ với "chủ thể nhận thức". Sự loại bỏ như vậy, được xem là điều kiện cần thiết, để nhận được tri thức khách quan, chân thực về thế giới. Lấy phương pháp tư duy khách thể làm cơ sở, với ý muốn nhận thức khách thể tự thân nó, không có quan hệ với điều kiện nghiên cứu nó. Đây là điều mà, Phong Thủy đang từng bước giải quyết, mối quan hệ giữa "chủ thể nhận thức" với đối tượng nghiên cứu.
  16. Chào Amouruniversel, Tôi cũng nhận thức và hiểu như bạn thôi, nhưng về trị số quẻ Dịch, thì thường lấy trị số Tĩnh để tìm hiểu quá trình sinh như người xưa đã nói. Thân ái.
  17. Nhìn tới hình: cái mà chứa đựng "nước" - Thủy - cái cốc hay cái ly vậy. Hữu sinh Hình - cái "có" sinh ra hình tượng cho cái cốc. Vô sinh Dụng - cái "không" ở bên trong cái cốc, có tác dụng chứa nước - thuyết: "rỗng đầy trở vật" vậy. Phục Hy vạch quẻ: rỗng đầy chở vật, cao sáng che vật, dài lâu thành vật - mang "ý ở ngoài hình tượng" trong cái "Hữu sinh Hình - Vô sinh Dụng" chăng ! Vô Thổ bất Thủy vậy ! Không có Thổ chứa Thủy, như tượng của cái cốc, hay như tượng gầu để múc nước ở quẻ Tỉnh, ...v.v... Văn Vượng định "ngôi - vị", vậy mà Phục Hy nói: Trời Đất cùng ngôi, trời tôn đất ti là sao ! Khôn - tấn mã, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông được ví như bốn chân của "ngựa cái" - Khôn, tượng Đất, ngay trên thân mình của "tấn mã" mang trở tượng trời - thuyết Đất trở Trời đó sao !
  18. Chào bạn Làng xưa. Vấn đề bạn nêu ra, tôi không phải là người chuyên sâu về lĩnh vực này. Chúng ta cùng nhau trao đổi. Thế kỷ XX, quan điểm về "Con Người", được nghiên cứu đầy đủ - đó là quan điểm của S.Freud và quan điểm của Gi.P.Sartre. B/s tâm thần người Áo - S.Freud, phát hiện ra cái "VÔ THỨC" có khác với những gì mà con người hiểu biết về "vô thức" từ trước đến nay, loại cái "vô thức" này, chính là ý thức của con người không nắm bắt được, song - đồng thời chính cái "vô thức" lại quy định ý thức, hoạt động, thực chất là quy định toàn bộ cuộc sống con người. Theo S.Freud, con người không phải là chủ nhân trong ngôi nhà của riêng mình. Cái "vô thức' không phải do cái "tồn tại" sinh ra, mà tự bản thân nó tồn tại. Cái "vô thức" với ngôn ngữ đặc thù, quy định một số cơ cấu của thế giới nội tâm con người - cái tiềm thức - sự kiểm duyệt giữa chúng, gồm cái Nó, cái Tôi, cái Siêu - Tôi. Tâm lý phục tùng hai nguyên tắc: thực tại và khoái cảm. Trực giác - được thể hiện dưới dạng hình ảnh cảm tính cụ thể, hình ảnh này - hợp nhất trực giác và trí tưởng tượng của con người, còn chủ thể và khách thể là không phân biệt được. Cái Tôi của mỗi con người không dừng lại ở bản thân mình, không biến mình thành đối tượng xem xét của chính bản thân mình, và thường không có thói quen, kỹ năng tập trung vào trạng thái nội tâm của bản thân. Tiếng nói của trí tuệ tuy nhỏ bé, nhưng nó lại không im lặng, cho tới khi, chưa làm cho người ta phải nghe nó. Do bởi vậy, cái Tôi cần phải thay thế cái Nó trong tương lai. Hà Uyên.
  19. - Chúng ta tạm thời bảo lưu: Lục Nhâm căn cứ vào Nguyệt tướng để định Tứ khóa, mà không phải là Nguyệt lệnh. - Sách Âm Phù Kinh viết: "Nhật Nguyệt hữu số, đại tiểu hữu định Tự nhiên chi tĩnh, cố Thiên Địa vạn vật sinh" Không hiểu tại sao Người xưa lại nhận thức: Tĩnh thì Trời cùng với Đất, và muôn vật được sinh (???)
  20. Thân mến, chào bạn Trạng 5555, Tôi rất vui, bạn cho ý kiến cùng trao đổi với nhau. Hà Uyên.
  21. Chào Amouruniversel, Trình Thiên văn được phổ cập như bây giờ, thật là tiện ích. - Bài viết #2, tôi có viết - lấy cơ sở từ Nguyệt lệnh và Nguyệt tướng, Bạn giải thích và viết: Nguyệt tướng: Thời gian xác định vị trí của mặt trời ở cung nào thì cung đó là Nguyệt tướng: - Cung Sửu: Capricornus - Con Dê (22/12-20/1); - Cung Tý: Aquarius - Người Mang Nước (21/1-19/2); - Cung Hợi: Pisces - Song Ngư (20/2-20/3). - Cung Tuất: Aries - Cừu Đực (21/3-20/4) - Cung Dậu: Taurus - Bò Đực (21/4-21/5); - Cung Thân: Gemini - Song Sinh (22/5-21/6); - Cung Mùi: Cancer - Con Cua (22/6-23/7); - Cung Ngọ: Leo - Sư Tử (24/7-23/8); - Cung Tị: Virgo - Xử Nữ (24/8-23/9); - Cung Thìn: Libra - Thiên Bình (24/9-23/10); - Cung Mão: Scorpio - Bọ Cạp (24/10-22/11); - Cung Dần: Sagittarius - Nhân Mã (23/11-21/12); - Bạn viết: Trong môn thiên văn chia tinh cầu (bầu trời đối với trái đất) ra làm 12 cung, đồng thời quả đất cũng được chia ra 12 cung (Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi) - Nguyệt kiến: theo Hiệp kỷ biện phương thư thì "người cổ đại theo mặt đất phân thành 12 phương vị, sử dụng 12 địa chi để biểu thị sự phân biệt (thời gian).. 1. Theo như tôi hiểu, thì 12 cung: từ Tý --> Hợi là 12 phương của Hoàng đạo - nhị thập bát tứ, chỉ rõ sự vận hành liên tục của mặt Trời trong Trời (khái niệm cổ). Từ đây, người xưa lấy làm căn cứ đối ứng với trái Đất, do vậy mà cũng chia trái đất tương ứng theo 2. Tôi chi tập trung tìm hiểu: tại sao ? Cơ sở nào lại dùng Nguyệt tướng ? Mà không dùng Nguyệt lệnh !. Mặt Trăng chỉ có một, vậy thì "lệnh" và "tướng" phản ánh cho chúng ta biết điều gì đây ? Hà Uyên.
  22. Chào bạn, Hiện nay, sức khỏe của tôi đang chưa cho phép, sự nhầm lẫn có thể xẩy ra. Mong bạn thông cảm cho tôi. Hà Uyên
  23. Chào bạn Amouruniversel, - Trong khuôn khổ môn Lục Nhâm, tôi vẫn có thắc mắc, chưa hiểu tại sao lại dùng Nguyệt tướng, ví dụ như Amouruniversel nói: "nguyệt tướng Sửu", thì có phải lấy cơ sở từ Nguyệt lệnh theo "Nhị hợp" không? (Dần Hợi hợp, Tý Sửu hợp, ...v.v...), tại sao vậy ? - Khi nói một "thế kỷ", tương ứng với 100. Một "thế giáp" tương ứng với 1000. Tôi đọc sách thấy sách nói: Giáp hợp Kỷ, thì tôi hiểu là 1000 + 100 = 1100; tiếp theo Ất hợp Canh, tôi vẫn theo cách hiểu cũ là 1200 ; tiếp tục Bính hợp Tân là 1300; tới Đinh hợp Nhâm là 1400 ; rồi tới Mậu hợp Quý là 1500. Tôi thấy số 1500 (15) giống như số của Lạc thư. Đến ngày thi - trả bài - tôi thi trượt môn này, thầy cho bảo lưu. Tôi thắc mắc không hiểu tại sao mình lại bị trượt môn thi này (?) Tôi hiểu rõ rằng, Nguyệt lệnh dùng "Tiết" trước "khí" sau . Đối với Nguyệt tướng, thì dùng "Khí" trước "tiết" sau, chỉ có lệch nhau 15, 16 ngày, lạ thật !
  24. 1- Địa chỉ: B/s Thi - số điện thoại 0953733900 http://tacdongcotsong.com/index.php 2- Lương y Hà Lão Kiều Hanoi - điện thoại: 0988645740 3- Ông Xuân bó bột, nhà ở Phố Chùa láng: điện thoại 0916106766
  25. Mỗi một Dân tộc có ngôn ngữ riêng và một tôn giáo riêng. Mỗi chuyên ngành quan tâm đến một đối tượng hoàn toàn xác định và bỏ qua các đối tượng khác. Do bởi vậy, mối liên hệ giữa các cộng đồng khoa học khác nhau là rất khó khăn - mỗi chuyên ngành bằng những ngôn ngữ đặc thù khác nhau và thường không hiểu nhau. Sự tồn tại đồng thời những quan điểm phương pháp luận rất khác nhau này, khi canh tranh nhau, được coi là tự nhiên bình thường của phản tư. Tác phẩm "Nền cộng hòa của các nhà khoa học" của T.Cun đã đưa ra khái niệm mới "Ma trận bộ môn", đây có thể là tiếng nói chung với Phong thủy chăng? Ma trận - vì chính nó được cấu thành từ một tập hợp những yếu tố có trật tự cần thiết. Thành tố cơ bản làm tiền đề là "những khái quát mang tính biểu tượng". Đây là những "mệnh đề" được các thành viên của nhóm khoa học sử dụng một cách hiển nhiên và lại mang tính biểu quyết nhất trí cao. Thành tố thứ hai của "ma trận bộ môn" gồm những quy định cần thiết. Thành tố thứ ba bao gồm những giá trị. Một "cảm giác" được thống nhất cao, trong nhiều cộng đồng, đó nhờ vào sự thống nhất về "giá trị". Vậy, khi lấy "giá trị" làm thước đo, thì có mâu thuẫn với thuyết tiến hóa sinh học không ? Vậy thì, Phong Thủy có gánh vác trọng trách về Tiến hóa sinh học không ! Chúng ta phải có những tiêu chí gì để minh chứng cho "Mệnh đề" này !!!