-
Số nội dung
97 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by jimsy
-
Theo jimsy thì lấy là Sinh - Đại An . Để jimsy thử đoán mò nhé, năm nay có thể có bầu, mà có thể là sinh đôi một trai một gái( cái này theo cảm ứng vì lúc gieo quẻ jimsy nhìn trên bàn bên trái có chữ lọ mực queen, còn bên phải là hộp bông ngoáy tai có hình một chú bé, dựa trên độ số của Sinh(Mộc) và Đại An( Thổ) là 3 và 5 nữa )
-
Gửi anh DaoHoa, em cũng chỉ mới bắt đầu nghiên cứu về Lạc Việt Độn Toán nhưng em thấy là nếu theo như lý thuyết ở đây : http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/...n-phan-3/45/83/ và hình ảnh phối Hà Đồ này : Thì em thấy rằng việc khai báo độ số của Bát môn trong phần mềm LVĐT của anh Hòa là chuẩn đấy chứ ạ : Public DoSoBatMon() As String = {"3", "8", "7", "2", "9", "4", "1", "6"} Public BatMonArray() As String = {"Sinh", "Thương", "Đỗ", "Cảnh", "Tử", "Kinh", "Khai", "Hưu"} Nếu thay đổi như anh sang thành : Public DoSoBatMon() As String = {"8", "3", "7", "2", "9", "4", "6", "1"} Thì em nghĩ là nó lại chỉ ra cung mà quẻ Bát môn cư ngụ như hình trong Hà Đồ trên cung Sinh nằm ở âm mộc độ số là 8 nhưng độ số của cung Sinh lại là 3. Mong anh giải đáp kĩ hơn với ạ.
-
Vừa nãy có đứa em gửi cho jimsy một cái link về quyên góp tiền giúp một cậu bạn của họ chữa mắt : http://svtunhien.net/board/index.php?topic=25736.0 Jimsy có ghé qua xem và thấy tình trạng của cậu bé này thảm thật : http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Cau...08/5/231432.vip jimsy vừa gieo thử một quẻ là Thương Vô Vong , hỏi đứa em thì cậu bé này sinh ngày 29/02/1988. Theo anh chị em thì mắt của cậu bé này có khả năng ́chữa khỏi không nhỉ ?
-
Một bài sau đây nữa có nói về hiện tượng̀ vật tốc chuyển động của vật chất nhanh hơn vận tốc ánh sáng trong một môi trường nào đó. Mọi người có thể tham khảo ở đây : http://www.physlink.com/Education/AskExperts/ae219.cfm Question When high velocity particles travel faster than the speed of light in a medium they create a blue flash. This is called Cerenkov Radiation, why does this happen and why is it blue? Asked by: Dan Answer Historically, Cerenkov radiation was discovered by Pavel Cerenkov in 1934, while he was studying the effects of radioactive substances on liquids. He noticed that water surrounding certain radioactive substances emitted a faint blue glow, which is now termed Cerenkov radiation. Cerenkov radiation in the core of the nuclear reactor Submitted by Charles Bell (who works at the plant.) This radiation, as you pointed out, comes from particles travelling at a speed greater than the speed of light in the medium in which they are moving. The explanation we have adopted for Cerenkov radiation was first given by Tamm and Franc. To clarify your question a little, only electrically charged particles emit Cerenkov radiation. The reason they emit Cerenkov radiation can be explained using the more intuitive example of the sonic boom. Normally, when an airplane travels through the air, the wings push the air in front of it out of the way. However, the signal for air to move out of the wing's way can only travel at the speed of sound (in air). So if the airplane is travelling faster than the speed of sound, the air cannot move out of the way. This creates a sudden, intense pressure drop that moves away from the wing at the speed of sound, just like the wake behind a boat. It is the sound created by the pressure change that we hear after the airplane has passed over our heads. Cerenkov radiation in the core of the McMaster University researcah nuclear reactor Submitted by Anton Skorucak, creator of PhysLink.com (who used to work there.) With this example in mind, let's get back to electrically charged particles... Electrically charged particles have electric fields around them as a result of their charge. When such a charged particle is moving, the electrical field moves along with the particle. However, since the electrical field is carried by photons, it can only travel at the speed of light. If the particle is travelling faster than the speed of light in a certain medium (such as water), then it, in a sense, out-runs its electrical field. This electrical field that is left behind forms a shock front, much like our earlier example with sound. But, this shock front manifests itself in the form of light, not sound. As to why this light is blue, there are basically two reasons. In water, the blue light comes from excited atoms that emit blue light. The atoms in the water become excited by the Cerenkov shock wave and then de-excite, emitting blue light. But, another reason is that the number of photons emitted by such a charged particle is inversely proportional to wavelength. This means that more photons are emitted with shorter wavelengths, thereby tilting the spectrum to the blue side. jimsy xin được lược dịch như sau : Câu hỏi : Khi các hạt chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng trong môi trường chúng tạo ra những tia màu xanh . Hiện tượng này khỏi là bức xạ Cerenkov . Tại sao lại hiện tượng lại như vậy, và tại sao nó lại có màu xanh. Trả lời : điều này xảy ra khi hạt chuyển động với vận tốc lớn hơn vật tốc ánh sáng trong môi trường mà nó đang chuyển động thì xảy ra hiện tượng trên.Đó là hiện tượn mang tên Cerenkov.
-
Đó là do jimsy copy từ file sách lên nên hơi thiếu, bạn có thể down file pdf về đọc thì nhanh hơn và đủ hơn, mình chưa có thời gian để đưa lên thẳng diễn đàn bản đủ của cuốn này bạn thông cảm.( mình vừa kiểm tra thì chỗ file pdf người soạn cũng thiếu mất an Lộc tồn ).Mình xin bổ sung như sau : An Lộc tồn theo hàng can của năm sinh : Hàng Can : Giáp - Ất - Bính/Mậu - Đinh/Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quý Cung : Dần - Mão - Tỵ - Ngọ - Thân- Dậu - Hợi - Tý
-
Cảm ơn anh LacTuong đã xem giúp ạ, em cũng nghĩ là chắc chả tìm được đâu :P vì bên công an việc mất xe xảy ra thường xuyên nên họ cũng rất thờ ơ. Đúng là em chủ quan định vào có một lúc rồi ra ngay, khi vào thì phi cái xe vào giữa 2 cái xe khác không khóa được cổ, chủ quan là có camera nên cũng chắc khóa càng bật hệ thống báo động. Qua vụ này em được một ông anh khuyên là nên chuyển khóa xe sang loại khóa bốn cạnh thì bọn trộm cũng loay hoay khó lấy hơn :P Mà buồn cười nhất là lúc chiều trước hôm mất em có cầm cái chìa khóa có cả bộ phận chống trộm nghĩ đến cảnh nếu nhìn thấy thằng trộm dắt xe chạy mình sẽ ấn để xe tắt máy và thằng trộm đang nổ thì máy tắt dẫn đến một cảnh rất funny :( . Ai dè tối mất thật.
-
Em có 2 người bạn yêu nhau lâu rồi định trong năm nay sẽ cưới. Nhưng mà giờ lại có chuyện không may em đang tính khuyên 2 người này tổ chức đám cưới sớm, mong thầy và các anh chị xem giúp cho ngày nào trong tháng 4 hoặc tháng 5 âm lịch tới ( có thể sang cả tháng 6 ) là đẹp với ạ. Nam: sinh vào lúc 15h45 phút ngày 07/11/1981 ( ngày dương ) Nữ : sinh vào lúc 20h50 phút ngày 6/12/1980 ( ngày dương ) Xin cảm ơn mọi người trước ạ.
-
Jimsy vừa về đến nhà, lại có việc muốn nhờ các anh chị em xem giúp với. Khoảng gần 9h tối nay jimsy vào một cửa hàng sách, định vào kiếm quyển giáo trình rồi về ngay nhưng mà sách này lại không có, ngó nghiêng một hồi thì thấy quyển Tử vi đẩu số của Thái Thứ Lang bản in, ngó nghiêng thêm lúc nữa thì thấy Mỹ học của Heghen, lòng vui phơi phới :P nhưng lúc đi ra thì chiếc xe máy mượn của ông chú đã không cánh mà bay :P , xem lại camera nhìn rõ mặt thằng ăn trộm luôn. Liệu công an có tìm thấy chiếc xe này không anh chị em nhỉ, jimsy thì nghĩ chắc ko còn hi vọng gì đang nghĩ cách kiếm tiền mua đền vậy.
-
Mình thấy rằng bất cứ diễn đàn nào khi có bắt đầu có đông thành viên mà việc lập topic không được quy định, hay xây dựng một cách chặt chẽ và khoa học thì sẽ dẫn đến tình trạng có rất nhiều topic làm loãng diễn đàn. Vì vậy có một mong muốn là trong những mục tư vấn sẽ lập ra những topic tương ứng để những người muốn đặt câu hỏi vào đó post bài chứ không lập thêm topic mới nữa, những topic sai quy định sẽ bị di chuyển về topic lớn này.Như thế sẽ tránh việc có quá nhiều topic cho một câu hỏi ngắn. Chúc mọi người một ngày vui vẻ.
-
PHẦN I B – Lý giải Ngũ Hành, Can, Chi I – NGŨ HÀNH – (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) Kim : Vàng, hay nói chung tất cả những kim loại như: sắt, đồng, bạc, chì,… Mộc : Gỗ, hay nói chung tất cả những loại cây. Thủy : Nước, hay nói chung tất cả những chất lỏ Hỏa: Lửa hay hơi nóng Thổ: Đất, hay nói chung tất cả những khoáng vật. Theo Đông phương lý học thì mọi vật chất ở xung quanh ta đều tạo nên bởi một phần của Ngũ hành hay cấu kết bởi 2, 3 phần của Ngũ hành, hoặc còn nguyên thể, hoặc đã biến thể. Ngũ hành có tương sinh và tương khắc. II – THẬP CAN − Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.
-
4 – LƯU NGUYỆT HẠN Sau khi tính lưu niên tiểu hạn, người ta còn có thể tính lưu nguyệt hạn, tức là hạn từng tháng một. Muốn tính lưu nguyệt hạn, phải khởi hạn, có ba cách: A – Bắt đầu từ cung đã ghi được lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4, v.v… mỗi cung là một tháng. B − Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoan lần lượt lại như trên, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4, v.v… mỗi cung là một tháng. C − Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, rồi chuyển theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng tư, v.v… mỗi cung là một tháng. Trên đây lả khởi lưu nguyệt hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất. Biên giả mong các vị nghiên cứu Đẩu số thử nghiệm cả 3 cách để xem cách nào chính xác hơn. 5 – LƯU NHẬT HẠN Sau khi đã biết lưu nguyệt hạn của tháng định xem ở cung nào. Bắt đầu kể ngay cung đó là mồng một, rồi lần lượt theo chiều thuận, đến mồng 3, mồng 3, mồng 4, vân vân … mỗi cung là một ngày. 6– LƯU THỜI HẠN Sau khi đã biết lưu nhật hạn của tháng định xem ở cung nào bắt đau kể ngay cung đó là giờ Tý, rồi lần lượt theo chiều thuận, đếm Tý, Sửu, Dần, Mão, vân vân… mỗi cung là một giờ theo hàng Chi.
-
3 – LƯU NIÊN TIỂU HẠN Sau khi khởi đại hạn lưu đại hạn, lại phải tính lưu niên tiểu hạn để xem vận hạn từng năm một. Muốn tính lưu niên tiểu hạn, trước hết phải khởi lưu niên, tùy theo nam nữ và năm sinh. Nam khởi lưu theo chiều thuận. Nữ khởi lưu theo chiều nghịch. Coi bảng dưới đây: Năm sinh------Cung khởi lưu niên Dần,Ngọ,Tuất----Thìn Thân,Tý,Thìn----Tuất Tỵ,Dậu,Sửu-----Mùi Hợi,Mão,Mùi-----Sửu Thí dụ: A – Con trai sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi. Thí dụ: B – Con gái, sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt giang hồ vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
-
X – KHỞI HẠN 1 – ĐẠI HẠN 10 NĂM Có hai cách: A – Bắt đầu ghi số Cục ở cung an Mệnh, đoạn dương nam, âm nữ theo chiều thuận, âm nam, dương nữ theo chiều nghịch, lần lượt ghi số tiếp theo, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10. Thí dụ: Dương nam, Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh, rồi ghi số 16 ở cung Phụ Mẫu, 26 ở cung Phúc đức, vân vân … B – Không ghi số Cục ở cung an Mệnh, Dương nam, âm nữ theo chiều thuận, ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khách phải cộng theo 10. Âm nam, Dương nữ theo chiều nghịch, ghi số Cục ở cung Huynh đệ, đoạn ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10. Thí dụ: Âm nam, thổ ngũ cục, bắt đầu ghi số 5 ở cung Huynh đệ, rồi ghi số 15 ở cung Thiên Thiếp, 25 ở cung Tử Tức, vân vân… Đây là hai cách khởi đại hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất vì nó chính xác hơn. Một cung đã được ghi đại hạn, tức là vận hạn trong 10 năm phải được xem trong cung đó. Thí dụ: Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh. Như vậy: trong khoảng từ 6 tuổi đến 15 tuổi phải xem vận hạn ở cung Mệnh. Đến năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang cung bên cạnh. 2 - LƯU ĐẠI HẠN Cung đã ghi đại hạn, gọi là cung gốc của đại hạn 10 năm. Muốn xem vận hạn tường tận hơn, phải lưu đại hạn hàng năm. Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, đoạn: Dương nam, âm nữ lùi lại một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung một năm. Dương nữ, âm nam, tiến lên một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống chiều nghịch, mỗi cung là một năm. Thí dụ: A – Dương nam, Mộc tam cục, muốn xem Lưu đại hạn năm 27 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như sau đây: Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 23 tuổi đến 32 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu 24, lùi lại một cung là 25, trở lại cung xung chiếu là 26, tiến lên một cung theo chiều thuận là 26. Vậy lưu đại hạn năm 27 tuổi ở cung Hợi. Thí dụ: B − Âm nam, Kim tứ cục, muốn xem lưu đại hạn năm 38 tuổi, phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung như sau đây: Bắt đầu từ cung gốc của đại hạn từ 34 tuổi đến 43 tuổi, chuyển sang cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 35, tiến lên một cung là 36, trở lại cung xung chiếu là 37, lùi xuống một cung theo chiều nghịch là 38. Vậy lưu đại hạn năm 38 tuổi ở cung Dần.
-
IX – ĐỊNH HƯỚNG CHIẾU Sau khi an sao, phải định hướng chiếu của các cung số. Xem một cung, phải xem cả cung chiếu của nó. A – Tam hợp chiếu − Ba cung chiếu lẫn nhau. Xem một cung này phải xem cả hai cung kia. Coi bảng dưới đây: Tóm tắt − Muốn xem cung số, phải xem cả hai cung Tam hợp chiếu của nó, cùng với một cung xung chiếu là một cung nhị hợp. Thí dụ: Xem cung Sửu, phải xem cả cung Tý (xung chiếu), cung Dậu, cung Mùi (tam hợp chiếu) và cung Tý (nhị hợp). Trên bản đồ 12 cung, những vị trí của các cung xung hợp chiếu nhau, không bao giờ thay đổi.
-
37 – BỘ NHỊ KHÔNG Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong (Tuần, Triệt) A – Tuần − Tùy theo năm sinh, trong khoảng 10 năm đã được giới hạn theo Can từ Giáp đến Quý. Coi bảng dưới đây: Thí dụ: Sinh năm Bính Dần, tức là trong khoảng từ Giáp Tý đến Quí Dậu, vậy phải an Tuần ở giữa cung Tuất và cung Hợi. Vị trí của Tuần ở trên bản đồ 12 cung, tùy theo năm sinh trong khoảng 10 năm từ Giáp đến Quí. B – Triệt − Tùy theo hàng Cang của năm sinh, coi bảng nơi đây: Thí dụ: Sinh năm Canh Ngọ, an Triệt ở giữa cung Thân và cung Dậu. Vị trí của Triệt ở trên bảng đồ 12 cung, tùy theo hàng Can của năm sinh.
-
29. Sao kiếp sát Tùy theo hàng Chi của năm sinh coi bảng dưới đây : Năm sinh----- Kiếp sát Tỵ ,Dậu, Sửu - Dần Hợi, Mão, Mùi - Thân Dần, Ngọ,Tuất - Hợi Thân, Tí, Thìn - Tỵ Thí dụ : Sinh năm mùi an Kiếp Sát ở cung Thân 30. Sao Hoa Cái Tùy theo hàng Chi của năm sinh coi bảng dưới đây : Năm sinh ----- Hoa Cái Tỵ ,Dậu, Sửu ----Sửu Hợi, Mão, Mùi ---- Mùi Dần, Ngọ,Tuất-----Tuất Thân, Tí, Thìn -----Thìn Thí dụ : Sinh năm Ngọ an Hoa Cái ở cung Tuất 30. Sao Lưu Hà Tùy theo hàng Can của năm sinh an theo bảng dưới đây : Hàng Can ------Lưu Hà Giáp -------------Dậu Ất-------------- Tuất Bính-------------- Mùi Đinh-------------- Thìn Mậu--------------- Tỵ Kỷ----------------- Ngọ Canh--------------- Thân Tân----------------- Mão Nhâm----------------- Hợi Quý------------------- Dần Thí dụ : Sinh năm Đinh Tý an Lưu Hà ở Thìn. 32. Sao Thiên Trù Tùy theo hàng Can của năm sinh coi bảng dưới đây : Hàng Can------ Thiên Trù Giáp---------------- -Tỵ Ất----------------- --Ngọ Bính---------------- --Tý Đinh----------------- -Tỵ Mậu------------------ Ngọ Kỷ --------------------Thân Canh------------------- Dần Tân-------------------- Ngọ Nhâm-------------------- Dậu Quy---------------------́ Tuất Thí dụ : Sinh năm Kỷ Hợi an Thiên Trù ở Thân 33. Sao Lưu Niên Văn Tinh Tùy theo hàng Can của năm sinh coi bảng dưới đây : Hàng Can---- Lưu niên Văn Tinh Giáp------------- ----Tỵ Ất--------------- ----Ngọ Bính--------------- --Thân Đinh---------------- --Dậụ Mậu------------------ Thân Kỷ--------------------̉-Dậu Canh------------------ Hợi Tân-------------------- Tý Nhâm------------------- Dần Quy---------------------́ Mão Thí dụ : Sinh năm Bính Ngọ an Lưu Niên Văn Tinh ở cung Thân 34 – SAO BÁC SĨ An Lộc Tồn ở cung nào, an Bác Sĩ ở cung đó. 35 – SAO ĐẨU QUÂN (Nguyệt Tướng) Bắt đầu từ cung đã an Thái Tuế, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại, rồi bắt đầu từ cung đó, kể là giờ tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh ngừng lại, an Đẩu Quân. 36 – SAO THIÊN KHÔNG An Thiên Không ở cung đằng trước cung đã an Thái tuế. Thí dụ: Thái tuế ở cung Mùi, an Thiên Không ở cung Thân.
-
Bài viết cho thấy người viết nhận thấy rằng những lý thuyết về âm dương ngũ hành của Trung Quốc không chặt chẽ. Có thể anh này có sống hoặc liên quan gì đó đến nước Nhật . Có lẽ anh ấy nên đọc " Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt ".
-
26 – SAO ĐÀO HOA Tùy theo năm sinh coi bảng dưới đây:
-
20 – BỘ SAO PHỤ TÀI THỌ: (Thiên Tài, Thiên Thọ) A – Thiên Tài − Bắt đầu từ cung an Mệnh, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Tài ở cung đó. B – Thiên Thọ − Bắt đầu từ cung an Thân, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Thọ ở cung đó. 21 – BỘ SAO THƯƠNG SỨ (Thiên Thương, Thiên Sứ) A – Thiên Thương − Bao giờ cũng an ở cung Nô bộc. B – Thiên Sứ − Bao giờ cũng an ở cung Tật ách. 22 – BỘ SAO LA VÕNG: (Thiên La, Địa Võng) A – Thiên La − Bao giờ cũng an ở cung Thìn. B – Địa Võng − Bao giờ cũng an ở cung Tuất. 23 – BỘ SAO TỨ HÓA (Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ) Theo hàng Can của năm sinh, an Tứ Hóa theo thứ tự: Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ, vào những cung đã an sao kê trong bảng dưới đây: Thí dụ: Sinh năm Đinh Mão, an Hóa Lộc ở cung đã an Thái âm, Hóa Quyền ở cung đã an Thiên đồng, Hóa Khoa ở cung đã an Thiên cơ, Hóa kỵ ở cung đã an Cự môn. 24 – BỘ SAO CÔ QUẢ: (Cô Thần, Quả Tú) Tùy theo năm sinh, coi bảng dưới đây: Thí dụ: Sinh năm Hợi, an Cô Thần ở cung Dần, Quả Tú ở cung Tuất.
-
11 – BỘ SAO KHỐC HƯ (Thiên Khốc, Thiên Hư) A – Thiên Khốc − Bắt đầu từ cung Ngọ, kể là năm Tý, đếm theo chiều nghịch đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Khốc ở cung đó. (Thiên Hư bao giờ cũng đồng cung với Tuế Phá). Thiên Khốc, Thiên Hư cùng với Đại Hao, Tiểu Hao, Tang môn, Bạch hổ Hợp thành bộ Lục Bại). 12 – BỘ SAO THAI TỌA (Tam Thai, Bát Tọa) A – Tam Thai − Xem Tả Phủ ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm theo chiều thuận đến ngày sinh, ngừng lại ở cung nào, an Tam Thai ở cung đó. − Bát Tọa − Xem Hữu Bật ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm theo chiều nghịch đến ngày sinh, ngừng lại ở cung nào, an Bát Tọa ở cung đó. 13 – BỘ SAO QUANG QUÍ: (Ân Quang, Thiên Quí) A – Ân Quang − Xem Văn Xương ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm thoe chiều thuận đến ngày sinh, lùi lại một cung, an Ân Quang. B – Thiên Quí − Xem Văn Khúc ở cung nào, kể cung ấy là mồng một, bắt đầu đếm theo chiều nghịch đến ngày sinh, lùi lại một cung, an Thiên Quí. 14 – BỘ SAO THIÊN, NGUYỆT ĐỨC (Thiên Đức, Nguyệt Đức) A – Thiên Đức − Bắt đầu từ Dậu, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Đức ở cung đó. B – Nguyệt Đức − Bắt đầu từ cung Tỵ, kể cả năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Nguyệt Đức ở cung đó. 15 – BỘ SAO HÌNH, RIÊU, Y (Thiên Hình, Thiên Riêu, Thiên Y) A – Thiên Hình − Bắt đầu từ cung Dậu, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Hình ở cung đó. B – Thiên Y − Thiên Riêu ở cung nào, an Thiên Y ngay ở cung đó. 16 – BỘ SAO HỒNG HÌ: (Hồng Loan, Thiên hỉ) A – Hồng Loan − Bắt đầu từ cung Mão, kể là năm sinh, đếm theo chiều nghịch đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hồng Loan ở cung đó. B – Thiên Hỉ − Thiên Hỉ an ở cung đối với cung an Hồng Loan. Thí dụ: Hồng Loan an ở Tỵ, an Thiên Hỉ ở Hợi. 17 – BỘ SAO ẤN PHÙ: (Quốc Ấn, Đường Phù) A – Quốc Ấn − Bắt đầu từ cung an Lộc tồn, kể là cung thứ nhất, đếm theo chiều thuận đến cung thứ chín, ngừng lại, an Quốc Ấn. B – Đường Phù − Bắt đầu từ cung an Lộc tồn kể là cung thứ nhất, đếm theo chiều nghịch, đến cung thứ tám, ngừng lại, an Đường Phù. 18 – BỘ SAO THIÊN ĐỊA, GIẢI THẦN (Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần) A – Thiên Giải − Bắt đầu từ Thân, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thiên Giải ở cung đó. B – Địa Giải − Bắt đầu từ cung Mùi, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Địa Giải ở cung đó. C – Giải Thần − Phượng Các ở cung nào, an Giải Thần ở cung đó. 19 – BỘ SAO PHỤ CÁO: (Thai Phụ, Phong Cáo) A – Thai Phụ − Cách trước can an Văn Khúc một cung, an Thai Phụ. Thí dụ: Văn Khúc ở Thìn, Thai Phụ an ở Ngọ.
-
C – Hỏa tinh, Linh tinh – Phải tùy theo nam nữ và âm dương. A – DƯƠNG NAM, ÂM NỮ − Hỏa tinh − Bắt đầu từ một cung đã định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hỏa tinh ở cung đó. − Linh tinh – Bắt đầu từ một cung đa định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Linh tinh ở cung đó. B − ÂM NAM, DƯƠNG NỮ − Hỏa tinh − Bắt đầu từ một cung đa định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Hỏa tinh ở cung đó. − Linh tinh − Bắt đầu từ một cung đã định trước, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Linh tinh ở cung đó. Những cung đã định trước để khởi từ đấy, đếm theo giờ sinh, an hai sao Hỏa, Linh được ghi trong bảng dưới đây: Phải tùy theo năm sinh. Thí dụ: Con trai sinh năm Dần là dương nam, muốn an Hỏa tinh phải khởi từ cung Sửu, gọi là giờ Tý, đến đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hỏa tinh ở cung đó. Muốn an Linh tinh, phải khởi từ cung Mão, gọi là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Linh tinh ở cung đó. 7 – BỘ SAO TẢ HỮU − (Tả Phụ, Hữu Bật) A – Tả Phụ − Bắt đầu từ cung Thìn, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận, đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Tả Phụ ở cung đó. B – Hữu Bật − Bắt đầu từ cung Tuất, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch, đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Hữu Bật ở cung đó. 8 – BỘ SAO XƯƠNG KHÚC − (Văn Xương, Văn Khúc) A – Văn Xương − Bắt đầu từ cung Tuất, kể là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch, đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, an Văn Xương ở cung đó. B – Văn Khúc − Bắt đầu từ cung Thìn, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận, đến giờ sinh ngừng lại ở cung nào, an Văn Khúc ở cung đó. 9 – BỘ SAO LONG PHƯỢNG − (Long Trì, Phượng Các) A – Long Trì − Bắt đầu từ cung Thìn, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào an Long Trì ở cung đó. B – Phượng Các − Bắt đầu từ cung Tuất, kể là năm Tý, đếm theo chiều nghịch, đến năm sinh, ngừng lại ở cung nào, an Phượng Các ở cung đó. 10 – BỘ SAO KHÔI VIỆT (Thiên Khôi, Thiên Việt) An bộ sao Khôi Việt, phải tùy theo hàng Can của năm sinh. Coi bảng dưới đây: Thí dụ: Tuổi Ất Mùi, an Thiên Khôi ở cung Tý, an Thiên Việt ở cung Thân.
-
3 – Thái Tuế TINH HỆ – Trước hết phải an Thái tuế ở cung có tên hàng Chi của năm sinh. Thí dụ: Sinh năm Tý, an Thái tuế ở cung Tý. Sau khi an Thái tuế dù là nam số hay nữ số, cứ theo chiều thuận lần lượt mỗi cung an một sao theo thứ tự: Thiếu dương, Tang môn, Thiếu am, Quan phù, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch tố, Phúc đức, Điếu khách, Trực phù. 4 – LỘC TỒN TINH HỆ – Trước hết phải an Lộc tồn, theo hàng Can của năm sinh. Coi bảng dưới đây: Thí dụ: Sinh năm Kỷ Hợi, phải an Lộc tồn ở Ngọ. Sau khi an Lộc tồn - dương nam, âm nữ theo chiều thuận âm nam, dương nữ theo chiều nghịch – lần lượt mỗi cung an một sao theo thứ tự: Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân,*** thơ, Phi liêm, Hi thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phù. 5 – TRƯỜNG SINH TINH HỆ – Trước hết phải an Trường sinh tùy theo Cục. Coi bảng dưới Kim tứ cục: Trường sinh tại cung Tỵ Mộc tam cục: Hợi Hỏa lục cục: Dần Thủy nhị cục: Thân Thổ ngũ cục: Thân Thí dụ: Số thuộc Mộc tam Cục, phải an trường sinh ở Hợi. Sau khi an Trường sinh – dương nam, âm nữ, theo chiều thuận – âm nam, dương nữ theo chiều nghịch – lần lượt mỗi *** an một sao, theo thứ tự: Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, ĐếVượng, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. 6 – BỘ SAO LỤC SÁT: (Kình Dương (Dương nhận), Đa la, Địa kiếp, Địa không, Hỏa tinh, Linh tinh) A – Kình dương, Đà la – An Kình dương ở cung đằng trước cung đã an Lộc tồn. An Đà La ở cung đằng sau cung đã an Lộc tồn. Thí dụ: Lộc tồn ở Tý, Kình Dương an ở Sửu, Đà La an ở Hợi. B – Địa kiếp, Địa không – Bắt đầu từ cung Hợi, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Địa kiếp ở cung đó. Cũng như trên, nhưng đếm theo chiều nghịch, đến giờ sinh ngừng lại ở cung nào, là an Địa không ở cung đó.
-
V – AN MỆNH Bắt đầu từ cung Dần là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, rồi từ cung ấy, gọi là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Mệnh ở cung đó. Sau khi đã an Mệnh, bắt đầu theo chiều thuận, thứ tự an các cung: Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Thê thiếp (hay Phu Quân nếu là số đàn bà), huynh đệ. VI – AN THÂN Bắt đầu từ cung Dần, là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, rồi từ cung ấy gọi là giờ Tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, an Thân ở cung đó. Thân chỉ có thể an vào Phúc Đức, Quan lộc, Thiên di, Tài bạch, Thê thiếp (hay Phu Quân).Nếu khi an Thân, thấy Thân lạc vào những cung khác 5 cung kể trên, như vậy là đã nhầm lẫn, cần phải soát lại ngay. Thân an vào Phúc đức thì gọi là Thân cư Phúc đức, an vào Quan lộc, thì gọi là Tân cư Quan lộc, vân vân … VII – LẬP CỤC Trước khi an Tử Vi tinh hệ, cần phải căn cứ và Can của tuổi và cung an Mệnh để lập Cục. Coi những bảng dưới đây. VIII – AN SAO 1 – TỬ VI TINH HỆ – Chùm sao này gồm có Tử Vi, Liêm Trinh, Thiên đồng, Thái Dương, Vũ khúc và Thiên cơ. Trước hết phải an Tử Vi, tùy theo cục va ngày sinh. Coi bảng kê dưới đây, thấy ngày sinh ở cung nào, an Tử Vi ở cung đó. Sau khi an Tử Vi, đếm theo chiều thuận cách Tử Vi 3 cung: an Liêm Trinh: cách Liêm Trinh 2 cung, an Thiên đồng: tiếp theo Thiên đồng là Vũ khúc: sau Vũ khúc là Thái dương: cách Thái dương 1 cung, an Thiên cơ. 2 - THIÊN PHỦ TINH HỆ – Chùm sao này gồm có: Thiên phủ, Thái âm, Tham Lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân. Trước hết an Thiên phủ, phải tùy theo vị trí của Tử Vi ở trên bản đồ 12 cung. Coi 2 bản đồ dưới đây: Thí dụ: An Tử Vi ở Tỵ, thì Thiên phủ ở Hợi: Tử Vi ở Ngọ, thì Thiên phủ ở Tuất, Tử Vi ở Dần hay Thân, Thiên phủ ở đồng cung với Tử Vi. Sau khi an Thiên phủ, theo chiều thuận, lần lượt mỗi cung an một sao, theo thứ tự: Thái âm, Tham lang, Cự môm, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát. Cách Thất sát 3 cung, an Phá Quân.
-
TỬ VI ĐẨU SỐ TÂN BIÊN (lập thành và luận đoán) PHẦN I A – Lập thành I – ĐỊNH CUNG Trên một tờ giấy chia làm 12 ô như dưới đây. Mỗi ô là một cung. Bắt đầu từ 1 là cung thứ nhất, gọi là cung Tý, đếm theo chiều thuận.(thuận chiều kim đồng hồ) lần lượt Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi chữ trên đây là tên riêng của một cung: 12 chữ này gọi là Thập nhị Địa chi. Vị trí và tên của mỗi cung ở trên bản đồ không bao giờ thay đổi. Khoảng trống ở giữa bản đồ là cung Thiên bà, cỗ để ghi năm, tháng, ngày và giờ sinh. II – TÌM BẢN MỆNH Khi lập thành một lá số, nên biết Bản mệnh thuộc một trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy,Hỏa, Thổ). Người muốn xem số phải nhớ cả hàng Can của tuổi mình. Tất cả có Thập Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Thí dụ: Nói tuổi Tý là chưa đủ, cần phải biết rõ là tuổi Giáp Tý hay Bính Tý, vân vân… Khi đã rõ tuổi của hai hàng Can, Chi, muốn tìm xem Bản mệnh thuộc Kim, thuộc Mộc, thuộc Thủy, thuộc Hỏa hay thuộc Thổ, hay coi bảng dưới đây. Kim mệnh : Giáp Tý - Ất Sửu - Giáp Ngọ - Ất Mùi - NhâmThân - Quý Dậu - Nhâm Dần - Quý Mão - Canh Thìn - Tân Tỵ - Canh Tuất - Tân Hợi Mộc mệnh: Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Mậu Tuất - Kỷ Hợi - Nhâm Ngọ - Quý Mùi - Nhâm Tý - Quý Sửu -Canh Dần -Tân Mão - Canh Thân - Tân Dậu Thủy mệnh: Bính Tý - Đinh Sửu - Bính Ngọ - Đinh Mùi - Giáp Thân - Ất Dậu - Giáp Dần - Ất Mão - Nhâm Thìn - Quý Tỵ - Nhâm Tuất - Quý Hợi Hỏa mệnh: Bính Dần - Đinh Mão - Bính Thân - Đinh Dậu - Giáp Tuất - Ất Hợi - Giáp Thìn - Ất Tỵ -Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Mậu Tý - Kỷ Sửu Thổ mệnh: Canh Ngọ - Tân Mùi - Canh Tý - Tân Sửu - Mậu Dần - Kỷ Mão - Mậu Thân - Kỷ Dậu - Bính Tuất - Đinh Hợi - Bính Thìn - Đinh Tỵ III – PHÂN ÂM DƯƠNG Nam hay nữ đều có thể hoặc âm nam, dương nam, hoặc âm nữ, dương nữ, tùy theo hàng Can Chi của tuổi. Như vậy, đã biết tuổi, lại cần phải phân định âm dương cho rõ rệt. Có hai cách: a) Phân âm dương theo hàng Can DƯƠNG: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm ÂM : Ất Đinh Kỷ Tân Quý Thí dụ: Con trai tuổi Giáp Tý, gọi là dương nam: tuổi Đinh Mão, gọi là âm nam. Con gái tuổi Giáp Tý, gọi là dương nữ: tuổi Đinh Mão, gọi là âm nữ. Phân âm dương theo hàng Chi : DƯƠNG: Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất ÂM : Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi Thí dụ: Con trai tuổi Mậu Thìn gọi là dương nam: tuổi Kỷ Tỵ gọi là âm nam. Con gái tuổi Mậu Thìn, gọi là dương nữ: tuổi Kỷ Tỵ gọi là âm nữ. IV – ĐỊNH GIỜ Lập thành một lá số, điều quan trọng nhất la phải định đúng giờ sinh. Phải đổi giờ đồng hồ ra giờ hàng Chi. Một ngày có 24 giờ đồng hồ. Hai giờ đồng hồ bằng một giờ hàng Chi. Muốn định đúng giờ sinh, có bảng dưới đây.