Minh Xuân

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    121
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Minh Xuân

  1. Anh nhatnguyen52 và anh Thiên Sứ xin cho hỏi ý kiến: Anh Thiên Sứ cũng như một số nhà nghiên cứu khác có cho rằng bãi đá cổ ở Sa Pa có chứa đựng Lạc Thư và Việt Dịch. Còn theo Sử thuyết của anh nhatnguyen52 cho rằng đã từng có Liên Sơn Dịch, là Dịch của thời nhà Hạ, khắc trên đá. Như vậy liệu bãi đá cổ Sa Pa có phải chính là Liên Sơn Dịch không? Sa Pa nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, hoàn toàn trùng với chữ Liên Sơn này. Ngoài ra quanh vùng Lào Cai - Yên Bái, còn có khá nhiều nơi gọi là Văn như Văn Bàn, Văn Yên, Văn Chấn. Chữ Văn này với bãi đá cổ liệu có liên quan gì tới nhau không? Và chữ Hoàng trong Hoàng Liên Sơn có thể hiểu là gì?
  2. Nhân có chuyện Triệu Đà, xin nêu một thắc mắc, nhờ mọi người giải thích hộ. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư Triệu Vũ Vương "ở ngôi 71 năm [207 - 136 TCN], thọ 121 tuổi [256 - 136 TCN]". Tức là Triệu Đà lên ngôi lúc 50 tuổi và thọ ở mức không tưởng tượng nổi, nhất là vào thời TCN. Triệu Đà sống từ đời Chiến Quốc, qua đời Tần, rồi Hán Sở tranh hùng, rồi Lưu Bang lên ngôi mới lập quốc Nam Việt. Tuổi thọ và niên đại của Triệu Đà như vậy quả là bất thường. Liệu có sự lập lờ nào trong sử ở đây không? Và tại sao cần phải lập lờ như vậy? Nếu niên đại của Triệu Đà không đúng thì niên đại kết thúc nước Văn Lang của Hùng Vương cũng không phải như được xác định.
  3. Bạn Kadest đọc được nửa ý của người ta rồi phát biểu chẳng đâu vào đâu cả.Tôi cũng chẳng hiểu bạn định nói gì khi cho hướng Nam của Trái đất là hướng Bắc địa lý. Chắc bạn cho Trung Quốc và Việt Nam nằm ở Nam Bán cầu chăng? :) Còn cụm từ "Kim chỉ Nam" ở đây cũng không phải chuyện cấu trúc Hán hay Việt, mà là về nghĩa của từ. Từ "chỉ" trong tiếng Việt là động từ, trong tiếng Hán lại là danh từ, nghĩa là "ngón tay", "ngón chân". Như vậy nếu theo tiếng Tàu "chỉ Nam" là "ngón tay Nam", thì chẳng có nghĩa gì cả. Trong khi đó tiếng Việt thì ý rất rõ ràng là cây kim có đầu chỉ phương hướng.
  4. Minh Xuân thử nhìn nhận truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương trong tương quan với Sử thuyết của anh nhatnguyen52. Theo truyền thuyết, thánh Gióng người làng Phù Đổng, tổng Vũ Ninh. Các sử gia thường ghi nhận tổng Vũ Ninh nay là Hà Bắc, nơi có làng Phù Đổng và đền thờ Thánh Gióng. Theo anh Thiên Sứ trong sách “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” thì Vũ Ninh là Quí Châu, nơi xảy ra cuộc chiến giữa Văn Lang và Ân Thương. Anh nhatnguyen52 có đặt giả thuyết, người diệt nhà Ân là Hùng Ninh Vương (Thừa Văn Lang) theo sử Việt hay Cơ Phát - Chu Vũ Vương theo sử Tàu. Chu Vũ Vương trước khi lên ngôi theo sử Tàu cũng có tên là Ninh Vương. Như vậy tổng Vũ Ninh của thánh Gióng có cả Vũ (Chu Vũ Vương), có cả Ninh (Ninh Vương). Tổng Vũ Ninh này xác nhận Thánh Gióng là một tướng của Cơ Phát tham gia trận tấn công diệt Trụ vào cuối đời Ân, đầu đời Chu. Đất của Cơ Phát thừa kế của Cơ xương lúc này đã bao gồm đất Ba Thục (Vân Nam, Quí Châu – đất Ninh) và Bắc Việt. Vì thế tổng Vũ Ninh có thể là Hà Bắc, cũng có thể là Quí Châu, đều thuộc địa phận của Ninh Vương Cơ Phát. Về niên đại thời đầu nhà Chu theo Sử thuyết ứng với sơ kỳ Đông Sơn, là khi vùng Bắc Việt và Vân Nam bước vào thời kỳ đồ sắt. Điều này hoàn toàn phù hợp với chuyện rèn ngựa sắt mấy lần mới được, chứng tỏ nghề đúc sắt chưa đạt kỹ thuật hoàn chỉnh vào thời kỳ này. Việc trong truyền thuyết vua cho sứ giả truyền rao khắp nơi có thể ứng với việc Cơ Phát kêu gọi các chư hầu cùng diệt Trụ. Hình ảnh ngựa Gióng phun lửa diệt giặc, có thể hiểu là quân của Cơ Phát có loại vũ khí mới dùng lửa, hoặc cũng có thể hiểu lửa tượng trưng cho dòng giống của Cơ Xương, Cơ Phát là thị tộc lửa (Hữu Hổ Thị) di rời lên vùng Kỳ Sơn (Quí Châu).
  5. Kính thưa anh Thiên Sứ và các bạn, Khúc mắc nhất trong cổ sử Việt Nam có lẽ vẫn là chuyện phân biệt tộc Việt và tộc Hán, đặc biệt ở thời Chiến Quốc và khi nhà Tần thống nhất thiên hạ. Minh Xuân có đọc sách "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp" của anh Thiên Sứ nói về giai đoạn này. Xin có một số suy nghĩ. Trước hết là trong sách đã dẫn sử dụng bản đồ sau vẽ lại từ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm. Bản đồ này có nhiều vấn đề khó hiểu: - Địa phận của thiên tử Chu quá nhỏ bé. Có lẽ chỉ bằng thủ đô Hà Nội ngày nay. Bé vậy thì Tây Chu và Đông Chu ở đâu? Đất nhà Chu phải đủ lớn để nhà chia thành 3 quận Quế Lâm, Tượng Quân và Tam Xuyên như trong Sử ký. Tần sau khi thống nhất Trung Hoa đóng đô ở giữa hai nhà Chu, gọi là Quan Trung. Sau đó thời Hán Sở tranh hùng Hạng Vũ chiếm Quan Trung, chia thành 3 vùng đất (Tam Tần), phong vương cho người đứng đầu các vùng này để họ chặn Lưu Bang tiến về phía đông. Vậy đất nhà Chu không thể nhỏ như hình vẽ. Diện tích của nhà Chu trên bản đồ này làm người ta cảm thấy người vẽ không biết nhà Chu chính xác ở đâu, chấm đại một điểm ở giữa bản đồ để thành một quốc gia với thời kỳ 1000 năm trong lịch sử Trung Hoa. Nếu vẽ nhà Chu với qui mô tương đối hợp lý thì có lẽ phải vẽ vào vùng ở phía Nam, tức là chỗ mà anh Thiên Sứ cho là của nước Văn Lang - Bách Việt. - Nước Sở ở bản đồ này to lớn một cách không bình thường, nhất là so với nhà Chu. Nước này còn to hơn nữa (sẽ gấp đôi diện tích nhìn theo bản đồ) nếu sau đó lại còn mở rộng chiếm Bách Việt tới tận Bắc Việt ngày nay. Về chuyện Ngô Khởi dẹp yên Bách Việt ở phía Nam nước Sở cũng khó hiểu. Chính nước Sở thường được xem là thuộc Bách Việt, lại đi dẹp chính mình? Có lẽ đúng hơn là Ngô Khởi đã dẹp yên một bộ phận dân nào đó thuộc tộc Bách Việt ở phía Nam Sở (có thể là nước Tống ở Nam Việt - Quảng Đông) chứ không phải có nước Bách Việt ở Nam Sở. Hợp lý hơn nếu Sở nằm thấp hơn nữa so với bản đồ trên về phía Nam. Bắc Sở ở vùng quanh Trường Giang, Tây Nam Sở đã sát với đất Quí Châu, Vân Nam nên mới có chuyện Tường Kiếm Trung của Sở chiếm tới vùng này. - Bên cạnh Sở là nước Việt của Việt Câu Tiễn. Đây rõ là nước của dân Bách Việt tại sao lại có quan hệ huyết thống với nhà Hạ của dân Hán (nước Việt là đất Cối Kê dành để thờ các vua nhà Hạ theo sử)? Chuyện Việt Câu Tiễn đề nghị Hùng Vương cùng đánh Trung Nguyên có thể hiểu Hùng Vương ở đây là vua Sở, chứ không phải vua Văn Lang. Các vua Sở thời Chiến Quốc đều xưng Hùng cả. Văn Lang Động Đình Hồ còn cách Trung Nguyên theo bản đồ trên qua một nước Sở rộng lớn và một nước Ba Thục, làm sao có thể cùng Việt Câu Tiễn đánh Trung Nguyên được? - Như Sử thuyết của anh nhatnguyen52 đã nêu, nếu nước Triệu và Yên ở bắc Hoàng Hà thì Tần Thủy Hoàng sau khi đã thống nhất Trung Hoa sai Mông Điền vượt Hoàng Hà làm gì và vùng Hà Sáo 44 huyện ở đâu nữa? Và về sau từ vùng này phát sinh ra toàn kẻ thù của Trung Hoa là Liêu, Kim, Mãn, Hung Nô. Như vậy vùng này vốn không phải là gốc Trung Hoa. Minh Xuân thấy Sử thuyết của anh nhatnguyen52 có quan điểm tương đồng, nhưng hợp lý hơn khi định vị các nước thời Chiến Quốc cũng như giải thích được những khúc mắc về văn hóa và lịch sử Hán - Việt: - Địa phận Tần ở phía Nam hơn so bản đồ trên (ở Tứ Xuyên). Dân Tần là dân có gốc Việt hỗn hợp với dân Khang Tạng. Nước Triệu ở phía Bắc Tần hay vào khoảng vùng Hoàng Hà như vùng nước Tần trong bản đồ trên. - Ba Thục chính là đất của nhà Chu. Tần tấn công Ba Thục là chiếm phần đất Tây Chu (Quí Châu, Vân Nam). Liên hệ từ ngữ Ba – Tây Bá Cơ Xương, Thục – Chu (hướng Tây). Cũng có thể một phần Tây Chu bị nước Sở cùng chiếm. - Các nước Chu, Ngô, Sở, Việt có gốc Bách Việt. Chữ dùng thời Thương -Chu như Ngũ Kinh là chữ khoa đẩu (đại triện), cho thấy Thương Chu là các triều đại Bách Việt. Nhà Tần sau đó chuyển sang dùng thống nhất chữ Nho (tiểu triện). Do vậy toàn bộ các nước thuộc Tần (gồm cả các nước gốc Hán và gốc Việt) đều có chung chữ viết tuy phương âm khác nhau. - Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy) và Tề ở Hoàng Hà là dân Hán hoặc hỗn chủng Hán Việt. Các nước này từ chỗ là chư hầu ở phương Bắc của Chu, bị Tần xâm chiếm, rồi sau đó lại chiếm được vương vị (từ đời Đông Hán) và tự cho mình là chủ nhân của Trung Hoa. Quá trình tộc Hán từ chỗ là dân bị chiếm đóng sang nắm quyền cai trị này khá dài (suốt thời Chu, Tần, Hán) nên dấu vết khó nhận ra. Do đó văn hóa, lịch sử Hán Việt mới bị lẫn lộn chủ thể sâu sắc như vậy. Vài suy nghĩ như vậy về tính hợp lý của các giả thuyết đưa ra. Đúng như anh Thiên Sứ nói, một giả thuyết khoa học đúng phải giải thích được hầu hết các sự kiện, hiểu nôm na là phải có tính hợp lý cao.
  6. Bạn Amato đừng vội bực mình mà bỏ về với vợ. Vì về với vợ cũng bực mình không kém :lol: . Đùa bạn một chút, nhưng theo Minh Xuân thì những nhận xét của anh nhatnguyen52 đưa ra quá mới nên dễ bị coi là “cưỡng ép” nếu người đọc không có sự cập nhật thông tin về lịch sử và văn hóa Việt. Minh Xuân thử giúp bạn một số những thông tin để có nền tảng hiểu thêm phần nào những vấn đề đưa ra ở đây. 1. Bách Việt ở Hoa Nam: Cương thổ nước Văn Lang theo chính sử (Đại Việt Sử Ký toàn thư http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn4ntn31n343tq83a3q3m3237ntn) gồm “Đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn”, nghĩa là toàn bộ cõi Hoa Nam thuộc về Văn Lang. Tiếp theo đó những dẫn chứng rõ ràng về cương vực của nước Việt này là nước Nam Việt của Triệu Đà và Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi trên toàn cõi Lĩnh Nam. Xem thêm về đền thờ Hai Bà Trưng ở Hồ Nam http://nguyenquangnhat.page.tl/Bi%EAn-c%26...23803%3Bt-2.htm Anh Thiên Sứ cũng đã có rất nhiều bài về nước Văn Lang Động Đình Hồ và văn hóa thời Hùng Vương trong diễn đàn này. Với lãnh thổ như vậy việc toàn bộ những thành tựu khoa học thời cổ thuộc về người Việt không có gì là bất hợp lý. Vùng Nam Dương Tư là vùng văn minh lúa nước sớm nhất thế giới. Đi cùng với phát minh trồng lúa hiển nhiên là một nền văn minh rực rỡ và rất sớm. 2. Phương hướng: Kim chỉ nam được ghi nhận được dùng trong thời Hoàng Đế đánh Si Vưu. Hiện tại có rất nhiều tác giả chứng minh rằng Hoàng Đế chính là một trong những vị vua thời thái cổ của người Việt. Nếu Hoàng Đế là người Việt thì hiển nhiên kim chỉ nam là thành tựu người Việt. Nước (Thủy) được xác định là một phương là chuyện ai có chút hiểu biết về Dịch học đều rõ: nhất thủy, nhì hỏa,… Hỏa là phương nóng thì Thủy đối lập rõ là chỉ phương lạnh. 3. Trống đồng: Những nhận xét của anh nhatnguyen52 chỗ này rất rõ ràng. Chum = Chung, Vại = Vạc. Những thứ này giống nhau cả về hình dáng và ngôn ngữ. Cổ = Cối = Trống đồng. Thần Trống đồng Việt gọi là thần Đồng Cổ, tức là Cổ nghĩa là trống đồng. 4. Giấy và in ấn: Câu chuyện Thái Luân người Việt phát minh ra giấy được công bố trong “Bách Việt Tiên Hiền Chí” là một bằng chứng rõ ràng. Trong diễn đàn này hình như cũng có bài về chuyện này. Có thể xem bài về Thái Luân ở đây: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmvi...=48349&z=12 Thêm vào đó thời cổ chữ được viết trên lưng rùa, rồi thẻ tre, mà rùa lớn và tre to chỉ có ở vùng phía Nam. Có nghĩa là những thứ này là phát minh của người Việt (Việt ở Nam Dương Tử như trên). Vì thế liên hệ giẻ = giấy = chỉ = gió, cũng như người Việt phát minh ra kỹ thuật in là hoàn toàn hợp lý. 5. Xe, thuyền: Thuyền là vật của người phương Nam, nơi có nhiều sông hồ: "Người Bắc cưỡi ngựa, người Nam đi thuyền". Vì người Việt đã làm chủ toàn bộ Hoa Nam nên việc người Việt sáng tạo ra thuyền bè chẳng có gì là khó hiểu. Vài dòng giải thích như vậy, nếu ai chịu khó tìm hiểu thì sẽ còn thấy nhiều dẫn chứng hơn. Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
  7. BạnAmatơ muốn hiểu thêm và có dẫn chứng có thể xem toàn bộ các bài viết của anh Nhatnguyen52 về lịch sử và dịch học ở diễn đàn này. Còn chủ đề "nói chơi mà thật" này có lẽ là phần bổ sung suy nghĩ và thảo luận thêm. Minh Xuân bắt đầu thử học tiếng Trung, thấy có một ghi chú về ngôn ngữ như thế này, có lẽ là có liên quan đến lịch sử. Một số địa phương ở Trung Quốc hiện nay ngoài tên chính còn có tên giản lược. Đặc biệt trong đó có: 1. Quảng Đông dùng giản lược là từ Việt (bộ mễ). Từ Việt bộ mễ này anh Nhatnguyen52 đã phân tích kỹ, chỉ rõ đất Lưỡng Quảng của Triệu Đà thuộc Nam Giao Chỉ. 2. Sơn Đông dùng giản lược là Lu (Lỗ) với nghĩa là đần độn. Chữ Lu này gồm chữ Ngư trên chữ Nhật, hay Thủy trên Hỏa. Nước trên Lửa rõ là "ngu ngốc, đần độn". Gọi Sơn Đông là Lu hoàn toàn phù hợp với giải thích của anh Nhatnguyen52 về Hán Quan Vũ và người Liêu-Lu ở bắc Hoàng Hà. 3. Thượng Hải dùng giản lược là Hộ. Chữ Hộ ở bộ Thủy ghép có thể hiểu là cửa sông. Thượng Hải rõ là cửa sông Trường Giang đổ ra biển. Có điều tại sao lại gọi là Thượng Hải khi biển này nằm giữa Trung Quốc? Như vậy có phải trong quá khứ Trung Hoa nằm ở đâu đó ở phía Nam của Thượng Hải bây giờ không? 4. Hồ Nam dùng giản lược là Tương. Đây chắc là cánh đồng Tương nơi họp mặt con cái của Lạc Long và Âu Cơ. Vài ý như vậy mong ai hiểu rõ hơn ngôn ngữ và lịch sử giải thích thêm cho.
  8. Xin nêu tiếp một số ý kiến về người Chăm và nước Chăm. Nếu nhìn trên bản đồ mà nói, cái gọi là nước Chăm thực sự không phải chỉ của dân Chăm. Phần Bắc Trung bộ (Bình Trị Thiên) rõ ràng là thuộc Việt. Ở đây chăng có di tích gì là của Chăm cả. Phần Tây Nguyên như đã phân tích ở bài trên là của cộng đồng các dân tộc có nguồn gốc Việt. Người Chăm thực sự chỉ có ở vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân đến Phan Thiết. Khu vực này so với diện tích Tây Nguyên thì chỉ nhỏ bằng 1/7-1/8. Như anh Trần Phương đã nêu, vào thời cổ sử nước biển cao hơn so với bây giờ khoảng 4-5m. Điều này giải thích tại sao Sơn Tinh trị thủy ở tận Ba Vì, nằm xa tít bên trong đất liền. Đã là đại hồng thủy thì phải là hồng thủy biển chứ không phải lụt sông. Sông trị thủy của Sơn Tinh - Hạ Vũ tên Long Môn cho thấy đây là một cửa sông lớn đổ ra biển. Nếu sông Long Môn là sông Đà thì cửa biển thời đó chắc hẳn nằm rất sâu trong đất liền ở vùng đồng bằng Bắc bộ bây giờ. Và cũng vì thế người Việt khai quốc không phải ở đồng bằng sông Hồng mà ở đồng bằng Thanh Nghệ, nơi ít bị ngập lụt hơn. Tương tự, vào thời đó với dải duyên hải rất hẹp của miền Nam trung bộ, chắc chắn vùng này có rất ít đất đai có thể canh tác như đồng bằng được. Mạn phía đông của Nam Trường Sơn rất dốc, hình thành các cao nguyên phía Tây ở Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng. Nước Yên, con cháu của Viêm lang mà anh Quang Nhật viết có lẽ nằm trọn trên Tây Nguyên chứ không phải ở đồng bằng Nam trung bộ. Tôi rất băn khoăn với câu hỏi trong cuốn "Địa đàng ở phương đông": Người Chăm từ đâu tới? Theo tác giả thì người Chăm có thể là dân Nam Đảo trên lục địa Sudanland (Indonesia và Philipin) chạy nạn hồng thủy dạt vào ven biển Nam Trung bộ Việt nam. Điều này có lẽ hợp lý hơn là người Chăm là con cháu vua Hùng vì về dân tộc học, về văn hóa người Chăm khác xa người Việt và người Tây Nguyên. Có phải đây là cuộc đổ bộ của người Thiên Trúc theo như cổ sử ghi lại? Tóm lại, giả thuyết của tôi là: người Chăm có nguồn gốc Nam Đảo, di cư chiếm lĩnh và khai hoang vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong đợt hồng thủy cuối cùng (thời Sơn Tinh). Còn dân gốc Việt, con cháu vua Hùng trước đó đã định cư trên vùng Tây Nguyên. Nước Chăm thực ra 70-80% là đất của người Tây Nguyên, tức người Việt.
  9. Anh Quang Nhật thân mến,So sánh văn hóa Tây Nguyên và văn hóa Việt cổ là suy nghĩ của tôi sau khi đọc sử thuyết của anh. Xin trình bày rõ so sánh này rõ hơn một chút. - Nhà rông Tây Nguyên: rất gần với nhà sàn của các dân tộc ở Bắc Việt và rất giống hình ảnh nhà sàn trong trống đồng. - Cồng chiêng Tây Nguyên: có lẽ đây là một phần của văn hóa trống đồng ngày trước. - Hình ảnh lễ hội buôn làng nhảy múa quanh đống lửa ở Tây Nguyên gợi nhớ đến hình ảnh trên trống đồng người Việt. Đống lửa tượng trưng cho mặt trời ở giữa. Theo tôi quan sát thì người Tây Nguyên khi nhảy quanh đống lửa cũng đi theo ngược chiều kim đồng hồ, giống như hình hoa văn trên trống đồng. - Cây cột đâm trâu Tây Nguyên rất giống với cây nêu ngày Tết của người Việt. Đây là một trong những thành tựu của người Việt cổ khi biết cách dùng cột để đo bóng nắng và xác định thời gian (giờ - khắc). - Con trâu: thật lạ khi con trâu lại là một con vật thân thuộc với người Tây Nguyên cho dù loài vật này là loài vật điển hình của vùng đất thấp chứ không phải cao nguyên. Nếu ở đồng bằng loài trâu đóng vai trò quan trọng trong sức sản xuất thì ở Tây Nguyên trâu nuôi để "chơi" (để làm thịt khi cần thiết). Như vậy có mối liên hệ rõ ràng giữa người Tây Nguyên với những người sống ở đồng bằng trước đây. Con trâu được di thực từ đồng bằng lên cao nguyên. - Đàn đá: những bộ đàn đá ở Khánh Hòa có lẽ là di vật thời cổ, minh chứng cho một nền âm nhạc đá phát triển thời nhà Hạ (được ghi trong Kinh Thư như anh Quang Nhật đã phân tích). Theo tôi thì người Tây Nguyên ngày nay chính là một bộ phận của người Việt cổ di rời lên miền núi sinh sống, mang theo những đặc điểm văn hóa cổ của người Việt, do địa hình cách biệt nên những đặc điểm văn hóa này vẫn giữ được cho cho tới ngày nay.
  10. Bạn ăn mày thân mến,Nếu bạn định bàn quan điểm, nhìn phải hay nhìn trái thì chẳng có gì mà bàn. Mỗi người có một quan điểm chính trị riêng. Những người làm lịch sử lại càng có cái đó rõ nét. Nhưng không phải vì thế mà những nghiên cứu của họ chẳng có nghĩa lý gì. Vì thế bạn có thể nêu quan điểm chính trị của bạn và bàn về học thuật. Còn công kích về quan điểm của người khác thì là việc vô nghĩa. Nhất là quan điểm của bạn lại không có chủ kiến về học thuật. 1. Thế nào là khoa học tâm linh nhường chỗ cho khoa học hiện tượng? Hán tộc không hề đại diện hoặc vượt trội Việt tộc về khoa học hiện tượng. Những thành tựu khoa học cổ đại là thuộc về Việt tộc như kỹ thuật trồng trọt (lúa nước), may mặc (tơ tằm), triết học (Kinh Dịch), thương mại (dùng vỏ sò), chữ viết, lịch pháp, đóng thuyền, ... Hán tộc nguồn gốc là dân du mục, chỉ có văn hóa "ngựa" thôi. Và chính nhờ những thành tựu khoa học đó Việt tộc đã làm nên một nước Văn Lang rộng lớn. Việt tộc từ Nam Dương tử đã làm chủ Bắc Dương tử và vượt qua Hoàng hà. Vậy thời mở nước về phương Nam đó là sự tất yếu của Việt tộc hay Hán tộc? Theo bạn thì một thằng kẻ cướp chặn đường lấy tiền của một giáo sư thì chuyện giáo sư mất tiền là tất yếu vì vị giáo sư này kém hơn thằng kẻ cướp về khoa học hiện tượng sao? 2. Chuyện cách đây 5000 nghìn năm không phải là không thể tìm hiểu được. Quan niệm chuyện cũ không thể biết là thiếu tinh thần khoa học. Con người còn tìm hiểu được những chuỵện từ thời khai sinh lập địa, tại sao mấy ngàn năm lại không tìm hiểu được? Nếu không muốn tìm hiểu quá khứ thì có phải là con người nữa không? 3. Việt và Chăm có cùng nguồn gốc, điều này có thể thấy ở Tây Nguyên, nơi thuộc Chăm trước kia nhưng không bị ảnh hưởng của Thiên Trúc. Tây Nguyên với mái nhà sàn, con trâu, cây nêu (cây cột đâm trâu), cồng chiêng (cùng gốc với trống đồng), đàn đá, ... là hình ảnh của người Việt cổ. Nếu cùng nguồn gốc thì thống nhất lại quốc gia có gì là không hợp lý. Còn xem sự việc Việt chiếm Chăm như thế nào thì thuộc về vấn đề quan điểm từng người, chẳng nên bàn, vì đó không phải vấn đề học thuật.
  11. Chào bạn anmay (ăn may hay ăn mày? :P ) Tôi thấy cách thảo luận của bạn giống kiểu mấy ông ngồi ngoài quán nước chè bàn tình hình chính trị thế giới. Đỏ đen cho vào là một. Như anh Thiên Sứ viết, "chẳng có chủ kiến học thuật gì cả". Không thể so sánh với những cố gắng làm sáng tỏ cổ sử ở đây với những chuyện như Jesu là con của ai. Ở đây bàn lịch sử, thì bạn lại nói đến các triết lý và tôn giáo tín ngưỡng. Vấn đề lịch sử hàng nghìn năm tất nhiên là khó giải thích và chứng minh. Nhưng không phải vì thế mà không cần làm sáng tỏ và không có thái độ rõ ràng. Ví dụ như chuyện các vua Hùng ở Phong Châu trước đây cho là hoang đường (điều này ghi vào sử Việt với những câu hỏi đầy nghi ngờ). Thế nhưng với niềm tin vào cội nguồn của mình nhà văn hóa Bút Tre, vốn là trưởng ty văn hóa Phú Thọ đã thúc đẩy công tác khảo cổ ở vùng này. Kết quả chỉ trong vòng thời gian ngắn, mặc dù là đang thời chiến, ở Phú Thọ đã phát hiện một loạt những chứng cứ khảo cổ cho các nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, xác nhận thời kỳ Hùng Vương là có thật trong lịch sử. Câu thơ: Chú về công tác bảo tàng Cũng là công việc cách màng giao cho chính là về chuyện này. Thời đó chắc cũng không ít người tỏ ra hoài nghi việc làm của Bút Tre. Nhưng nếu không có những người có niềm tin và có trí thức, dám làm, dám lật lại những gì được đại đa số cho là đúng, thì bao giờ chúng ta mới biết chúng ta là ai, từ đâu mà ra hay không?
  12. Đúng là những người muốn đề cập lại cổ sử rất dễ bị gọi là "khùng". Nhưng tôi thấy các anh hoàn toàn sáng suốt, đưa ra những thuyết hợp lý về văn hóa, lịch sử, khoa học. Đặc biệt tôi rất đồng tình với những nhận định của anh Quang Nhật về thực vật, động vật ghi trong cổ sử, như về phân bố của rùa lớn, tre to, tằm, lúa nước, lúa nương, voi, hổ, cá sấu, ... Tôi là người làm chuyên ngành lĩnh vực sinh vật và nông nghiệp, hiểu rất rõ mỗi loài sinh vật chỉ có vùng phân bố và sinh sống hạn chế. Thời cổ sử không thể có chuyện dễ dàng di thực những loài này từ vùng cận nhiệt đới lên vùng ông đới được.Rất mong các anh tiếp tục công việc "đội đá vá trời" này và các anh hãy luôn tin rằng đã và sẽ có những người hiểu đúng nội dung và ý nghĩa những quan điểm của các anh.
  13. Kính chào anh Thiên Sứ, anh Quang Nhật và các bạn,Tôi nghĩ rằng mọi người đều đánh giá cao những nỗ lực và hy sinh của anh Thiên Sứ trong việc làm sáng tỏ cổ sử và văn hóa Việt Nam. Có lẽ một phần cũng vì vậy mà anh Quang Nhật đã chọn diễn đàn này để đăng đầy đủ các bài viết của mình và tham gia thảo luận. Tôi không phải là người làm chuyên ngành, chỉ tham gia với ý ủng hộ mọi người tìm được cái giải thích phù hợp với tầm vóc của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Xin gửi tặng các anh bài thơ về mùa xuân Việt, cho thư giãn lấy tinh thần. Vạn Xuân Trên đất Việt mỗi độ hoa đào nở Cành mai vàng rực rỡ trước gió xuân Có nhớ chăng công sức của tiền nhân Dựng nghiệp nước mấy ngàn năm lịch sử? Ngọn núi Đọ quê hương người Việt cổ Bên sông Chu, sông Mã chảy muôn đời Hạt lúa vàng thẫm đẫm giọt mồ hôi Thuở khai quốc của Thần Nông, Viêm Đế. Xuân đất nước chuyện bao mùa còn kể Kỷ Hồng Bàng khai phá đất phương Nam Cánh chim hồng, chim hộc lượn trên ngàn Dòng Lạc Việt lớn lên cùng đất nước. Gian nan thay các vua Hùng lập quốc Gương Tản Viên trị thủy lũ sông Đà Dãy Hoàng Liên ý chí Việt vượt qua Cơn hồng thủy của hàng nghìn năm trước. Mở bờ cõi cha Lạc Long tiếp bước Mặt biển Đông dậy con sóng Lạc Hồng. Đậm tình người câu chuyện lá trầu không Têm cánh phượng cho nước màu đỏ mãi. Tuổi lên ba chí anh hùng có phải Giữ xuân đời ngựa Gióng đuổi giặc Ân. Tiếng trống đồng giữa trời đất còn ngân Vang như tiếng nỏ thần dân Âu Lạc. Ngẫm vuông tròn bánh chưng ai chế tác? Đạo âm dương gói trời đất xa gần Để ngàn đời tỏa sáng một chữ “văn” Dòng lịch sử nước Văn Lang chảy mãi. Vua Lý Bôn mong quốc gia vạn đại Thuận lòng người đặt tên nước Vạn Xuân. Quê hương ơi, trải mưa nắng bao lần Vầng nhật nguyệt có khi mờ khi tỏ Đánh giặc mạnh bao phen bon ngựa đá Thắng thiên tai bao đất mới khai hoang Vẫn ngọt ngào, đầm ấm giọng hò khoan Trên đất mẹ những năm dài khó nhọc. Nụ cười tươi át đi bao tiếng khóc Mùa xuân về rừng lại thắm hoa xoan Áng mây hồng bay trên đỉnh đại ngàn Một nước Việt trong vạn mùa xuân mới.
  14. Theo tôi thấy về mặt cục bộ Sử thuyết có thể có chỗ chưa chặt chẽ, chưa đủ thuyết phục, nhưng về tổng thể Sử thuyết đã đưa ra được một luận chứng xuyên suốt, thống nhất và hợp lý. Có điều những gì đưa ra quá khác thường, nên không dễ chấp nhận. Chính tôi lúc đầu đọc Sử thuyết không hiểu gì cả, đọc mãi không rõ là đang đọc một tác phẩm văn học hay là một công trình khoa học nghiêm túc. Nhưng càng đọc thì càng thấy hợp lý, không thấy có gì mâu thuẫn. Việc coi một số đời Hùng là nhà Chu suy nghĩ kỹ thì không gây ra mâu thuẫn gì đối với sử Việt cũng như sử Tàu. Những gì nêu ra chưa thể gọi là “chỉ ra một cái sai trong chuỗi hệ luận” của Sử thuyết vì định đúng sai thời cổ sử không dễ chút nào, dù là ở một điểm. Ngược lại Sử thuyết là cách hợp lý nhất để giải thích nhiều nghi án lớn: - Cương thổ rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ. - Nguồn gốc Việt của Kinh Dịch. - Chuyện nước Âu Lạc và Triệu Đà. Như trên, luận điểm của anh Thiên Sứ chưa giải thích nổi tại sao Tần khi thống nhất Trung Hoa biên giới phía Nam đến vùng Bắc Hộ mà sau đó vẫn có nước Âu Lạc đánh nhau với Triệu Đà - Lưỡng Quảng. - Quan hệ dòng tộc và văn hóa của một số nước trong vùng Bách Việt với nhà Chu (các nước Ngô, Việt, Sở). - Phân bố trống đồng ở Bắc Việt – Vân Nam – Quảng Tây. Việc sử Việt chịu ảnh hưởng của sử Tàu thì có thể dễ đổ cho là do 1000 năm đô hộ. Nhưng còn việc sử của Trung Hoa có nhiều tình tiết của sử Việt thì thật khó nghĩ. Như GS Kim Định đã so sánh, trong văn hóa Tàu và thành phần dân tộc Tàu có tới 70-80% là đóng góp của văn hóa và dân Bách Việt. Điều này càng cho thấy sử Việt và sử Hoa là một vào thời cổ sử. Kết luận vậy có thể làm nhiều người Việt và cả người Hoa không đồng tình. Nhưng làm khoa học và lịch sử không thể dựa theo tinh thần dân tộc quốc gia được. Hơn nữa Sử thuyết của anh Quang Nhật hoàn toàn không coi dân tộc Việt và Hán là một. Nước Việt lập quốc ở đồng bằng Thanh Nghệ, tiến lên khai phá phương Nam (phía Bắc ngày nay). Con đường bắc tiến này hoàn toàn phù hợp với chiều hướng phát sinh và phát triển văn hóa cổ Đông Nam Á theo những tài liệu mới. Người Việt sau khi làm chủ một vùng rộng lớn ở Nam và Bắc sông Dương Tử, bị dân phương Bắc xâm lược và đồng hóa. Cuối cùng chỉ còn nước Việt Nam là độc lập và giữ được bản sắc văn hóa gốc. Như vậy Việt và Hoa-Hán ngày nay đâu có là một. Xin phép bàn vài dòng với suy nghĩ của một người "ngoại đạo".
  15. Rất cảm ơn anh Thiên Sứ đã trình bầy chi tiết cách nhìn của của anh. Mục đích ban đầu của Minh Xuân tham gia diễn đàn là vì thấy Sử thuyết của anh Nguyễn Quang Nhật là một công trình lớn, có nhiều luận điểm hợp lý, đáng suy nghĩ, mà lại không thấy ai bàn tán gì cả, dù là khen hay chê. Vì thế việc bàn luận có lẽ để các anh những người làm lịch sử bàn với nhau thì đúng hơn. Minh Xuân xin lắng nghe, không dám bàn nhiều vì sợ càng diễn ý của anh Quang Nhật thì càng làm mọi người hiểu sai ý ban đầu. Ở trên Minh Xuân viết Văn Lang là nước của thiên tử Chu, không phải ý là Văn Lang là một nước chư hầu của Chu, không ghi trong sử. Trái lại, là theo như sử thuyết họ Hùng, Văn Lang chính là nước Chu, trung tâm trong vùng văn hóa trống đồng Bắc Việt, Vân Nam và Quảng Tây. Nhà Chu thì hiển nhiên là có ghi trong sử Tàu. Và việc này không phủ nhận cương vực rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ. Về ý của anh Thiên Sứ đưa ra Minh Xuân muốn hỏi rõ thêm. Theo anh thì nước Văn Lang đã sụp đổ 44 năm trước khi Tần thống nhất Trung Hoa. Sau đó trong 44 năm đó Thục Phán An Dươnng Vương thay chân Hùng Vương, rồi nước của An Dương Vương từ một nước lớn Văn Lang Động Đình Hồ bị các nước thời Chiến Quốc xâu xé, thu hẹp lại chỉ còn Âu Lạc ở Bắc Việt ngày nay. Để cho tiếp theo Triệu Đà ở Lưỡng Quảng diệt Âu Lạc. Xem ra như vậy An Dương Vương đánh bại được mấy chục vạn quân của Đồ Thư mà rồi thua liên tiếp hết nước này đến nước khác, cuối cùng mất luôn cả nước.
  16. Kính chào anh Thiên Sứ,Minh Xuân chẳng có hiểu biết gì ,"trót" mở đầu mục thảo luận này, nên cũng xin cố gắng tham gia vài ý kiến. Suy luận của anh Thiên Sứ về nước Văn Lang của Thục Phán đã đánh bại Đồ Thư có một số chỗ khó giải thích: 1. Theo sử ký Tư Mã Thiên, sau khi thống nhất Trung Hoa biên giới nước Tần phía nam đã đến vùng Bắc Hộ, nghĩa là Bắc Việt đã bị nhà Tần chiếm được. Nếu vậy Thục Phán – Văn Lang đánh bại cuộc tấn công của Đồ Thư vào lúc nào? Và Tần chiếm Bắc Việt vào lúc nào? 2. Triệu Đà là một quan do nhà Tần cử xuống quận Tam Xuyên rồi lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. Vậy nếu Tần chưa chiếm được Lưỡng Quảng (nằm trong cương vực của nước Văn Lang Động Đình Hồ) thì làm sao Triệu Đà làm quan ở Tam Xuyên được? 3. Nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải, Nam giáp Hồ Tôn. Như vậy nước Văn Lang lớn hơn bất kỳ nước nào thời Chiến quốc. Lớn như vậy sao không thấy nói gì đến trong sử Tàu (sử ký Tư Mã Thiên chẳng hạn)? Cách giải thích của sử thuyết họ Hùng hợp lý hơn. Nước Văn Lang chính là nước của thiên tử Chu. Có vậy nước Văn Lang mới có thể có lãnh thổ lớn như vậy. Tướng Đồ Thư của Tần đã chiếm được đất của thiên tử Chu, chia thành mấy quận, trong đó có quận Tam Xuyên ở Lưỡng Quảng, về sau thành nước Nam Việt của Triệu Đà. Ở Cổ Loa ngày nay Thục Phán An Dương Vương vẫn được gọi là vua Chủ (Kẻ Chủ). Thậm chí có tác giả cho rằng nếu có giả thuyết nào đó về An Dương Vương mà không nói tới “vua Chủ” thì không thể coi hợp lý được. Sử thuyết họ Hùng giải thích được điều này vì vua Chủ cùng âm với thiên tử Chu. Có bạn trong diễn đàn này đã thắc mắc rất hay: Trọng Thủy và Mỵ Châu nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng gì? Ý là nước Nam Việt của Triệu Đà và nước Âu Lạc của Thục Phán cùng một ngôn ngữ. Xem xa hơn, Việt Thường cống vua Nghiêu chữ khắc trên mai rùa. Vậy Việt Thường và nước của vua Nghiêu chắc phải cùng một ngôn ngữ. Rồi các nước đời Chiến quốc đánh chiếm lẫn nhau. Tô Tần, Trương Nghi, Khổng Tử đi hết nước này sang nước khác thuyết khách, thuyết giáo. Rõ ràng các nước thời Chiến quốc có cùng một ngôn ngữ và cùng ngôn ngữ với Bắc Việt thời đó (Văn Lang - Âu Lạc). Như vậy tất cả các nước này phải cùng một gốc mà ra. Gốc này phải là cùng từ nhà Chu. Thiên tử Chu không thể là ở tận Hoàng Hà được vì không thể là "gốc" cho rất nhiều nước rõ ràng có nguồn gốc Bách Việt (Việt, Ngô, Sở).
  17. Cảm ơn các anh đã nhắc nhở. Minh Xuân hiểu rõ ý người Hoa là người Việt bị đô hộ và luôn dùng từ Hoa (hay Trung Hoa) theo ý này. Minh Xuân xin thêm vài suy nghĩ liên tưởng giữa truyện Kiều và Sử thuyết. Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du lấy theo Kim Vân truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả đời cuối Minh, đầu Thanh. Thời gian của truyện là: Rằng năm Gia Tĩnh, Triều Minh Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng. Gia Tĩnh là niên hiệu của Minh Thế tông (1522-1566). Như vậy thông tin về tên gọi địa lý trong chuyện đã có từ trước thời Minh. Trong truyện có đoạn Thúy Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường như Đạm Tiên hẹn: Hãy xin hết kếp liễu bồ Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau. Tiền Đường là một nhánh sông chảy qua gần Hàng Châu - Triết Giang, tức là một đoạn của sông Trường Giang. Như vậy sông Trường Giang đã được gọi là sông Đường, có thể có các nhánh Tiền Đường hoặc Hậu Đường. Điều này trùng với giả thuyết trận thủy chiến của Ngô Quyền trên Đằng giang hay Đường giang, chính là trên sông Trường Giang hay sông Dương Tử. Và sông Đường là con sông chảy qua đất nhà Thương và nhà Đường. Một đoạn khác nói về quê của Từ Hải: Đội trời đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông. Việt Đông là chỉ tỉnh Quảng Đông nơi có dòng sông Việt hay sông Tây Giang (Chu Giang). Như vậy như đã trình bày ở trên, thật vô lý cái danh xưng Nam Hán ở vùng Lưỡng Quảng khi mà Quảng Tây thuộc người Tráng (dân trống đồng) và Quảng Đông là Việt Đông. Xin góp vài ý nhỏ, chẳng phải là sử liệu gì, chỉ là để thấy sự hợp lý của Sử thuyết họ Hùng.
  18. Bằng chứng cái chuông rất xác đáng! Nước Nam Hán là một điểm quan trọng trong việc lần lại lịch sử. Về thời gian thì đây là thời điểm gần nhất, nên sẽ có nhiều khả năng tìm thấy các bằng chứng vật thể hơn cả. Nhưng cũng vì vậy mà dễ gây tranh cãi hơn cả vì không giống những gì ghi trong chính sử cận đại. Tên nước Nam Hán ở Lưỡng Quảng thật khó hiểu. Trước đó không lâu cùng thời Hán, Lưỡng Quảng là đất của Nam Việt Vương Triệu Đà. Và trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng đây cũng là vùng nằm trong đất của Hai Bà (đất giành được trong khởi nghĩa của Hai Bà là Lĩnh Nam, tức là ít nhất cũng phải có Lưỡng Quảng ở trong). Thật khó hiểu khi chính quyền trung ương Trung Hoa suy sụp, vùng Lưỡng Quảng lại nảy ra một nước danh xưng là "Hán". Cả Quảng Đông và Quảng Tây chẳng có chút gì là Hán cả. Quảng Tây tới giờ là khu tự trị người Tráng (Choang), một dân tộc dùng trống đồng y như người Việt xưa. Quảng Đông có thổ âm đặc miền Nam, cũng chẳmg khác gì người Việt. Hợp lý hơn nhiều nếu vùng này xưng là Nam Việt hay Đại Việt vào thời Ngũ đại thập quốc. Nếu không có nước Nam Hán ở Lưỡng Quảng thì trận thủy chiến của Ngô Quyền cũng không phải trên sông Bạch Đằng ở Bắc Việt. Trước kia tôi có đọc trong một quyển niên giám địa lý cũ thì thấy thời Tam quốc ghi rõ là Ngô Quyền, Ngô Hạo chứ không phải Tôn Quyền, Tôn Hạo. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì vua nước Ngô phải xưng là Ngô vương chứ không nhẽ lại xưng Tôn vương (!). Có lẽ các sử gia sau này cố ý dùng chữ Tôn thay chữ Ngô để bẻ quẹo lịch sử.
  19. Gửi các bạn đường dẫn một bài của anh Đỗ Thành, một người Hoa gốc Triều Châu, so sánh Mân Ngữ và Việt Ngữ. http://www.anviettoancau.net/anviettc/inde...iew&id=1590 Bài này có đầu đề: NƯỚC VIỆT CỦA VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN VÀ MÂN NGỮ. Khảo cứu: Bằng chứng người Hoa là người Việt, tiếng Hoa là tiếng Việt. Những suy đoán, kết luận trong bài này hoàn toàn phù hợp với Sử thuyết của anh Quang Nhật. Có thể đây là bài tham khảo hữu ích.
  20. Chào bạn Thiên Luyên,Bài thơ trên của tôi làm xuất phát từ cảm xúc sau khi đọc xong toàn bộ sử thuyết của anh Quang Nhật, chứ không phải có ý định phản biện. Bài thơ chỉ diễn lại những ý trong sử thuyết trên, như đã ghi, là với hy vọng hiểu đúng ý tác giả. Vì thế để giải thích chẳng có gì tốt hơn là đọc chính các bài viết của anh Quang Nhật. Trong bài có nhiều dấu hỏi vì ngay chính bài gốc còn gọi là "sử thuyết", gợi ra một cách nhìn, cách nghĩ mới và đòi hỏi có thêm kiểm chứng. Tôi nghĩ là chính anh Quang Nhật cũng không cho đây là bài phản biện (xem ý kiến của anh Quang Nhật ở trên), mà là một sự ủng hộ sử thuyết trên, cho dù đây là sử thuyết đòi hỏi có sự thận trọng lớn. Tôi không phải là người làm sử hay làm văn hóa chuyên ngành. Chẳng qua là bạn đọc có quan tâm đến lịch sử mà thôi. Tuổi đời cũng chưa đến 40, chẳng có gì đáng nói. Những lời thơ của anh Quang Nhật đã viết tiếp vần mới thực sự là sâu sắc, đúng vấn đề. Mong các bạn có chuyên môn thảo luận thêm cho người "ngoại đạo" như tôi được hiểu biết thêm
  21. Kính chào tác giả |Nguyễn Quang Nhật, Tôi đã đọc kỹ những bài viết của anh về lịch sử và Dịch học. Càng đọc, càng nghĩ càng thấy sử thuyết này thật hợp lý. Văn hóa cổ của Việt và Hoa hòa quện vào nhau rất chặt chẽ. Như nhà Mãn (Thanh) chỉ trong mấy chục năm khi chiếm được Trung Hoa, cho dù rất có ý thức giữ gìn bản sắc, cuối cùng bị văn hóa Trung Hoa nuốt mất. Thật khó hiểu nếu sau 1000 năm Bắc thuộc Việt có thể giữ được văn hóa riêng, không bị đồng hóa. Điều này chỉ có thể giải thích được là Hoa và Việt đã có cùng chung nguồn gốc lịch sử. Xin tặng tác giả bài thơ về sử thuyết họ Hùng. Hy vọng là tôi diễn tả đúng ý trong sử thuyết này. Sử thuyết họ Hùng Chong đèn xem sử nước nhà Đường về nguồn cội thật là xa xăm Họ Hùng khai quốc vạn năm Núi Đọ, sông Mã, Quỳnh Văn thủa nào Phải đời Nghiêu đế xứ Đào Ruộng đồng xanh dải sông Thao bốn mùa? Nam bang triệu tổ xa xưa Ân đức vua Thuấn như mưa ruộng cày Sơn Tinh – Hạ Vũ đâu đây? Sông Đà trị thủy, núi này Tản Viên Lạc Long chiến thắng thiên nhiên Mở rộng bờ cõi khắp miền biển Đông Việt Thường lắm trĩ nhiều công Phải nhà Thương cũ bên dòng Trường Giang? Lang Liêu lập nước Văn Lang Kinh đô Cổ Thục Vân Nam một vùng? Nhà Chu với chín đỉnh đồng Phải thời Thục Phán trống đồng nước ta? Đông Chu đô đóng Cổ Loa? Xuân Thu, Chiến Quốc cũng là sử Nam? Tiên Hoàng trùng nghĩa Thủy Hoàng Đinh - Tần thống nhất con đàn Hùng Vương? Lý Bôn người gốc xứ Mường Tranh hùng Hạng Vũ, Trương Lương cùng thời? Nam Việt riêng một cõi trời Triệu Đà chính lẽ vua người nước Nam Hiểm sâu Lưu Tú mưu gian Nhập nhèm Hoa – Hán, Bắc – Nam đánh quàng Bà Trưng khởi nghĩa Khăn Vàng? Thân dù tử tiết, tiếng vang muôn đời Thục Ngô liên kết răng môi Ngô Quyền, Lý Bí hai nơi chống Tào? Tùy, Đường triều đại thế nào Tiền Lê, Tiền Lý so vào khớp chăng? Đại Việt từ thủa Thăng Long Ngàn năm độc lập, núi sông vẫn còn Ngẫm suy thấu đạo vuông tròn Dân Hoa, dân Việt cháu con vua Hùng.