Minh Xuân

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    121
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Minh Xuân

  1. Tôi cũng đồng tình với so sánh của anh Vo Truoc. Theo những dẫn liệu ở trên trong thần phả thì Thánh Gióng không hề trị thủy. Ý tưởng cho rằng Thánh Gióng trị thủy là của mấy nhà nghiên cứu chua thêm vào khi đọc thần phả này (xin đọc kỹ bài mở đầu). Chữ "thủy" ở đây còn có thể hiểu là phương Bắc (kiểu như Tần Thủy Hoàng hay Trọng Thủy). Như vậy theo thần phả có thể hiểu là Thánh Gióng đánh giặc phương Bắc (cả một vùng biên giới phía Bắc như trên đã dẫn - suốt từ rẻo Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Thái Nguyên - không thể là khu vực trị thủy được vì toàn núi đồi). Như vậy hình tượng Thánh Gióng theo thần phả này không khác xa với truyền thuyết chung về Đổng Thiên Vương.
  2. Xin phép anh Thiên Sứ và anh nhatnguyen52, Minh Xuân không phải người làm chuyên môn sử địa, không biết phải đóng góp vào công việc khôi phục lại lịch sử Việt Nam với các anh như thế nào, nên xin mở chủ đề này để viết thơ giúp mọi người có thêm tinh thần. Xin được đặt chủ đề này ở đây cho liền mạch với những bài viết và trao đổi về Sử thuyết họ Hùng. Nghe kể chuyện xưa Tôi nghe kể chuyện mấy ngàn năm Dân Việt cần cù vượt khó khăn Đắp đập, ngăn đê khi lũ lụt Khơi sông, tát suối lúc khô cằn Ghe thuyền ra biển cá tôm bắt Cung nỏ lên rừng muông thú săn Đo nắng, ngắm trăng nên lịch pháp Muôn đời truyền mãi sách kinh văn. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ost&p=38836
  3. Trong số các nhà thơ nổi tiếng đời Đường cũng có một nhà thơ gốc ở Bắc Việt ngày nay. Đó là Liễu Tông Nguyên. Xin xem: http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/2/98488.cand Ai làm thơ Đường đều biết loại thơ này niêm luật bằng trắc rất chặt chẽ. Mà như vậy thì tiếng Hán hiện đại (Quan thoại) thiếu thanh điệu làm sao thành thơ Đường được? Trong khi đó tiếng Việt (gồm cả Hán Việt - chữ Hán nhưng phương âm Việt) lại rất hợp với thơ Đường. Vậy thơ Đường là di sản người Việt hay người Hán? Thế giới bây giờ cõ lẽ chỉ còn người Việt là làm thơ Đường. Người Trung Quốc muốn làm thơ này thì lại phải học ngôn ngữ Hán cổ. Thật là trái khoáy! Theo anh nhatnguyen thì âm Hán Việt ngày này chính là âm ngữ của Trung Hoa thời nhà Đường http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...post&p=4221 Sử thuyết họ Hùng đúng là có thể giải thích được nhiều vấn đề khúc mắc trong văn hoá Hoa, Việt. Thơ Đường Thơ Đường ai biết có từ đâu Là của Việt Nam hay của Tàu? Bằng trắc thanh âm reo tựa nhạc Ngôn vần câu chữ khéo thay nhau Hồn thơ Đỗ Phủ như còn mãi Vận nước Lý Uyên trải dãi dầu Vạn vật xoay vần trong quá khứ Chén trà nay bữa ngẫm nông sâu.
  4. Thật buồn vì anh nhatnguyen mắc bệnh như vậy. Chúc anh chóng mạnh khỏe. Hy vọng sẽ có ngày gặp lại anh để tiếp tục những gì còn đang dang dở.
  5. Phù Đổng Thiên Vương Tôi nghe kể chuyện Đức Thiên Vương Ba tuổi nằm không rời khỏi giường Bỗng chợt nghe loa tìm tướng giỏi Bật dậy đòi ra chốn chiến trường. Từ làng Phù Đổng đất Vũ Ninh Ngựa sắt vung roi buổi xuất chinh Theo vua Cơ Phát đi diệt Trụ Lửa hồng chiếu đỏ ánh bình minh. Trống đồng trước trận tiếng vang ngân Ngựa Gióng xông pha phá tướng Ân Roi gẫy, nhổ tre làm vũ khí Đầu thù quật xuống, giặc tan thân. Dựng nước có công diệt giặc thù Hộ quốc nên nghiệp một nhà Chu Danh chấn Trung Hoa, lừng bốn cõi Về trời tiếng để mãi ngàn thu. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ost&p=40556
  6. Chuyện trầu cau Tôi nghe kể chuyện miếng trầu cau Tình cảm gia đình mãi đậm màu Tân, Lang, Lưu thị đều trọn nghĩa Anh em, chồng vợ chết vì nhau. Dưới trời cao vút ngọn cây cau Quấn quít xanh xanh cánh lá trầu Đá vôi vị nồng từ lòng đất Trầu nhai cho nước hóa đỏ màu. Nước đỏ có phải nước Hồng Bang? Xích Quỷ - Quẻ Ly, đất của Lang Câu chuyện trầu cau lưu truyền mãi Ngàn năm têm đậm nghĩa xóm làng. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...post&p=1648
  7. Bạn Amato muốn biết mà lại không chịu tìm. Lần trước tôi có khuyên bạn nên đọc đầy đủ Sử thuyết của anh nhatnguyen. Trong Sử thuyết với mỗi thời kỳ (mỗi một đời vua Hùng) anh nhatnguyen đều có đưa bản đồ rất chi tiết và thú vị. 3 phần Sử thuyết họ Hùng I, II, III nằm ngay trong mục này của diễn đàn, bạn có thể tìm đọc: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...hp?showforum=28
  8. Minh Xuân có thể giúp anh nhatnguyen dịch các bài sang tiếng Anh. Tuy nhiên vốn từ lịch sử của Minh Xuân có hạn nên mong mọi người chỉ bảo, nên đọc những nguồn tài liệu tiếng Anh nào để lấy vốn từ cho chuẩn.
  9. Hiếu với trời đất Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng Mà tấm lòng thành gói trời đất Vuông tròn đúc đủ tình thế gian. Âm dương một đạo để ngàn đời Rọi sáng đường đi cả tộc người Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...post&p=8162
  10. Chuyện của Trương Thái Du từ năm 2005, có phần đã cũ rồi. Bản thân ông Trương cũng lâu không thấy tranh luận gì nữa, có lẽ là đã tự rút lui ý kiến của mình. Đây cũng là một cách nhìn, một ý muốn tìm lại cổ sử Việt Nam, nhưng không đúng, không thành. Có lẽ chẳng nên tranh luận thêm về ý tưởng này.
  11. Tôi chẳng biết gì về Phong thủy cả nhưng những cây đưa ra ở đây hình như không phải cây có nguồn gốc của Việt Nam hay từ châu Á. Vậy cây gì mới là phong thủy gốc cho Việt Nam - Trung Quốc, hay Việt Nam không có những cây như vậy vậy?Bài trên sai rất nhiều về tên cây so với ảnh. Ví dụ cây huệ hoà bình (Tên khoa học: Spathiphyllum sp) thì phải là ảnh sau: Còn cây này mà gọi là chà là thì không biết làm sao mà có quả chà là để ăn được? Thêm vào đó bài giới thiệu những giống nhất định của một loài (như Dracaena Deremensis "Janet Craig", Ficus Macleilandii "Alii", Nephrolepis Exaltata "Bostoniensis") thì thật khó hiểu vì những giống, tức là những cây đã được lai tạo chứ không phải cây tự nhiên. Vậy những giống khác của cùng một loài đó có tính chất phong thủy đó không? Phong thủy như thế thì đã không còn bản chất tự nhiên nữa.
  12. Đây đúng là cách diễn giải của GS Trần Quốc Vượng trong "tác phẩm" Trong cõi:"Giả thuyết về bộ (hay bộ lạc) Văn Lang, Gia Ninh hay Mê Linh của vua Hùng và Hai Bà Trưng là bộ CHIM, bộ Long Biên là bộ Rồng, bộ Luy Lâu là bộ DÂU, bộ Câu Lậu là bộ TRÂU, bộ Tây Vu là bộ RÙA v.v... đó là các vùng địa phương về sau tập hợp thành nước Văn Lang, nước Âu Lạc." "Bộ" ở đây không phải "bộ lạc" như GS diễn giải. Phải hiểu, ví dụ bộ Long Biên là vùng đất quanh vịnh Bắc Bộ bây giờ, kể cả một phần Quảng Đông. Bộ Trâu có thể là toàn bộ Quảng Tây,... Tên các con vật đặt cho các bộ này mang ý nghĩa triết học (ý nghĩa tượng trưng như trong Kinh Dịch hay trong 12 con giáp), thể hiện nền văn hóa cổ sớm và sâu sắc, chứ không phải thể hiện tính bán khai của các bộ này. Với cương vực rộng lớn của Văn Lang Động Đình Hồ thì các bộ của Văn Lang không thể coi là các bộ lạc được.
  13. Sử Tàu theo lý sẽ phải ngắn hơn sử Việt vài ngàn năm vì văn hiến Việt có trước (điều này có lẽ ai trong diễn đàn này đều công nhận). Sử Tàu có vẻ tương đối rõ ràng từ 800 BC bời vì đó là lúc người Hán bắt đầu có vai trò trong các nước chư hầu của nhà Chu. Đó là lúc mà "nhờ Quản Trọng người Hán mới thoát khỏi man di". Như vậy trước đó người Hán chưa có sử (chưa có văn minh hoặc chưa lập quốc để có thể chép thành sử). Còn sau đó người Hán dùng sử của chính quốc (nhà Chu) làm sử của mình, do vậy lúc này sử Hán và sử Việt trùng nhau.Tất nhiên văn hóa và lịch sử là hai phạm trù khác nhau. Nhưng nếu Bách Việt trên cả một vùng Nam Dương Tử rộng lớn bị Tần và Sở diệt trong khoảng thời gian rất ngắn (vài chục năm), thì không có cớ gì mà không phục hồi lại sau đó khi chính quyền trung ương suy yếu. Vì thế đặt vấn đề khởi nghĩa kháng Tần của Lưu Bang, Nam Việt của Triệu Đà, Lĩnh Nam của Hai Bà, nước Ngô của Tôn Quyền, ... là của Việt hoàn toàn là có khả năng. Rồi những khi phân rã như thời hậu Tấn, hậu Đường, các nước mọc lên như nấm, trên vùng Nam Dương Tử chẳng nhẽ người Bách Việt với văn hiến mấy ngàn năm mà không lập được quốc gia nào hay sao? Văn hóa Việt không để lại dấu ấn nào vào chính sử nào trong suốt một thời gian dài trên một vùng rộng lớn như vậy thì thật vô lý. Theo ý kiến tôi thì Sử thuyết của anh nhatnguyen đưa ra có tính hợp lý về tổng thể cao cho dù về chi tiết có thể cần có thêm nhiều tư liệu để chứng minh và bổ sung, giống như việc anh nhatnguyen mới chỉnh lại bài về nước Đại Việt + Đại Hưng vậy. Cách làm như vậy cũng rất hợp lý, hy vọng dần dần theo thời gian và công sức của mọi người sự thật sẽ được sáng tỏ.
  14. Mông và Mãn đã bị văn hóa Trung Hoa đồng hóa nhưng sử Trung Quốc bây giờ vẫn coi nhà Nguyên và nhà Thanh là trang chính sử của mình. Còn trường hợp văn hóa Bách Việt đồng hóa Hán thì tại sao lại không thể có chuyện sử Việt là sử Trung Quốc được?Tôi nghĩ là mọi người đều đúng khi nói văn hóa Bách Việt với bề dày của nó đã đồng hóa văn hóa Hán. Nhưng một nền văn hóa lớn như vậy, trên một diện rộng như vậy, không thể sang tên một cách đơn giản như vào nhà người khác lấy một đồ vật được, mà chắc chắn phải có dấu ấn sâu sắc trong lịch sử. Văn hóa đi liền với xã hội, thay đổi văn hóa gắn với thay đổi xã hội, tức là gắn với lịch sử. Trân trọng.
  15. Chuyện một đời vua Hùng kéo dài vài trăm năm chẳng có gì mới. Điều này ghi ngay trong Ngọc phả đền Hùng cũng như trong sử Việt từ lâu. Có nhiều cách giải thích khác nhau. Ví dụ là người Việt có tục chỉ thờ Tổ phụ, là người đầu tiên khai sáng ra dòng họ. Vì thế mỗi đời vua Hùng có thể chỉ lấy theo danh hiệu của vua khai sáng. Hoặc có cách hiểu khác là mỗi đời Hùng đây ứng với một triều đại. Giống như Trung Quốc gọi là nhà Tây Chu, nhà Hậu Hán vậy. Danh xưng Hùng Vương trong cùng một đời đều giống nhau. Tức là trong mấy trăm năm đó đâu phải chỉ có 1 người làm vua. Xin phép anh Quang Nhật cho được góp ý giải thích vì theo tôi những câu hỏi dốt nát như trên chẳng đáng để anh phải trả lời.
  16. Anh Nhatnguyen đã bổ sung phần sử thuyết về thời gian ra đời của nước Đại Việt:http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...post&p=4225 Thời kỳ này quả thật phức tạp, nếu không có cách nhìn rộng và biện chứng về không gian và thời gian trong lịch sử thì khó có thể làm minh bạch được. Như vậy danh xưng "Việt Nam" bắt đầu từ thời kỳ này, cùng với tên gọi "Việt Đông" và "Việt Tây" (chỉ Lưỡng Quảng). Bài này cũng giải đáp thắc mắc của bạn Thích Đủ Thứ về nguồn gốc của Lý Công Uẩn và khoảng thời gian 2 triều vua dài 140 năm từ lúc lập quốc đến lúc Lý Thường Kiệt tấn công Ung Châu vì nước Đại Việt do Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lập nên ở Bắc Việt bắt đầu từ năm 968, chậm hơn 30-40 năm so với thời điểm Lưu Cung đánh Khúc Thừa Mỹ (923?). Anh Nhatnguyen đã bổ sung cho giai đoạn này thì cũng cần chỉnh những chỗ ghi về giai đoạn này trong những bài khác (bài về nhà Đường có câu: "Lý Công Uẩn 2 là triều do anh em Lưu Cung, Lưu Ẩn lập ra ở Giao Châu xưa, xưng là Đại Việt." và phần TÓM TẮT LỊCH SỬ QUỐC GIA HỌ HÙNG) để cho thống nhất.
  17. Nếu dân tộc, văn hoá, lãnh thổ Bách Việt đều chiếm phần lớn trong thời cổ sử Trung Hoa thì sao bạn Bé thơ cho rằng chính sử Việt không thể đã từng là chính sử Tàu trong thời gian này? Nếu nói Càn Long đã tận thu, hủy diệt nguồn gốc Bách Việt của Trung Hoa khi người Mãn chiếm đóng Trung Hoa thì chẳng khác gì đã công nhận Trung Hoa từng có sử của dân Bách Việt. Bạn Bé thơ như vậy đã công nhận hết điều trên nhưng vẫn cho rằng sử Tàu không thể là sử Việt dù là thời cổ, như vậy chỉ là định kiến do giáo dục và truyền thông tạo ra, chứ không phải suy nghĩ một cách khoa học và cầu thị.
  18. Anh Ninh Song lại chưa đọc hết Sử thuyết nên mới có những câu hỏi trên. Trong Sử thuyết phần 1 (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=2) ://http://www.lyhocdongphuong.org.vn/d...p?showtopic=2) và phần 2 (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...p?showtopic=283) đã nói đến thời tiền sử và thời Đông, Tây Chu. Phần sử này có thể dễ được chấp nhận hơn vì thời gian cách xa, khó có bằng chứng cụ thể để phủ nhận, mọi thứ như đều dựa vào truyền thuyết cả.Còn các đời về sau đúng là dễ gây ngạc nhiên và khó chấp nhận, nhưng đó cũng là các đời bị cạo sửa, nhiễu loạn nhiều nhất. Nếu không có thuyết cho các đời này thì không thể hiểu tại sao các đời trước đó sử đang là của Bách Việt lại thành ra của Trung Quốc. Hơn nữa Sử thuyết dừng lại ở đời Lý, đời mà theo chính sử là nước ta hoàn toàn thoát khỏi Bắc thuộc. Vậy sử Việt dưới thời Bắc thuộc cũng khó có thể tin là không có gì không bị mập mờ, đánh lận. Khảo cổ từ trước đời Lý cũng chẳng cho một bằng chứng rõ ràng nào về lịch sử như hiện nay vẫn ghi trong chính sử cả. Tôi thấy chính phần này mới là phần dễ có thể làm sáng tỏ vì thời gian chưa lâu, có thể còn có chứng tích vật thể nào đó "biết nói". Cổ sử Việt là vấn đề phức tạp, ngày một ngày hai và một vài người thì không thể giải quyết được. Vì thế mọi thứ ở đây đặt theo giả thuyết (Sử thuyết). Nếu chúng ta suy nghĩ thấy thuyết đó có tính hợp lý, có thể đặt niềm tin vào được thì nhiệm vụ làm sáng tỏ cổ sử Việt không phải của riêng ai.
  19. Bạn Bé thơ ngạc nhiên và thấy vô lý thì cũng dễ hiểu. Nhưng chính sự "vô lý " ấy thể hiện chiều sâu nghiên cứu và phát hiện của Sử thuyết. Nếu bạn suy nghĩ một chút trước những thông tin mới về Trung Quốc ngày nay thì sẽ thấy những gì đưa ra không vô lý chút nào. Còn nếu bạn cứ bám vào những gì đang được giảng dạy khắp nơi thì chẳng có gì mà bàn. Tôi chỉ xuất phát từ những cảm nhận chung để thấy tính hợp lý của Sử thuyết. Bạn Bé thơ cứ từ từ mà nghĩ xem: - Theo di truyền học hiện đại người Trung Quốc chủ yếu có nguồn gốc người Nam Á (công trình của bác sĩ Chu). - Phân tích về văn hóa, yếu tố Bách Việt (Nam Á) trong văn hóa Trung Quốc chiếm hơn 70% (GS Kim Định) - Những thành tựu văn minh cổ đại của Trung Quốc bây giờ xác định là của Việt. Điển hình là chuyện nguồn gốc Kinh Dịch. - Thời cổ đất đai Bách Việt ít nhất chiếm 1/2 diện tích Trung Hoa (Văn Lang Động Đình Hồ, Nam Việt Triệu Đà và Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng). Nếu như vậy sử Tàu không có sử Việt thì mới là lạ. Vì thế mà có những học thuyết của anh Thiên Sứ, cho rằng Trung Quốc đã chiếm đất và chiếm văn hóa 5000 năm của Bách Việt Nam Dương Tử. Sử thuyết của anh nhatnguyen52 cũng vậy, thêm vào là ngoài đất đai, văn hóa, tộc Hán đã sang tên cả lịch sử của người Việt. Còn Càn Long đã cạo sửa cái gì nếu không phải là nguồn gốc Bách Việt của văn hóa Trung Hoa? Như anh nhatnguyen đã viết: "Khiết đan, Liêu, Hán một dòng". Mãn Thanh và Hán tộc cùng nguồn gốc Mongnoloid phương Bắc, có gì mà phải cạo sửa? Sau khi cạo sửa có thấy gì thay đổi đối với sử Hán đâu? Trong khi đó sử Bách Việt (người Hoa ở Nam Trung Hoa) thì biến mất hoàn toàn sau đợt cạo sửa này.
  20. Bạn Ninh Song chắc đọc nhầm chỗ nói An Dương Vương thắng Đồ Thư mà thua Triệu Đà là bài tôi thắc mắc với anh Thiên Sứ, chứ không phải của anh nhatnguyen52. Theo như tuổi Triệu Đà của chính sử (121 tuổi, ở ngôi 70 năm) thì Triệu Đà cấp "visa" không chỉ cho Lưu Bang mà cho cả Tần Thủy Hoàng vì khi thống nhất Trung Hoa biên giới Tần đã đến vùng miền Trung Việt Nam. Bạn Ninh Song cho tuổi của Triệu Đà và chuyện "visa" này là thật sao? Về chuyện Thái Công trong văn học vẫn còn có điển tích bố Lưu Bang vì nhớ đất Phong quá nên Lưu Bang đã cho làm một khu đất mới gần kinh đô giống y như vùng đất Phong, mang theo cả gà lợn từ quê hương. Như vậy kinh đô của Lưu Bang và quê ông ta phải rất xa nhau, không thể gần như chính sử Tàu vẫn định vị hiện nay. Khảo cổ Việt Nam đến mộ các vua Lý còn chưa biết ở đâu, nói gì đến mộ các vua từ thời trước công nguyên. Chưa kể các vua thời đó nhiều khi chôn không chỉ ở một mộ. Dựa vào mấy ngôi mộ cũng không phải là chính xác. Tôi thấy học thuyết của hai anh Thiên Sứ và nhatnguyen52 thực ra là tương đồng quan điểm, khác nhau về chi tiết. Cả hai học thuyết đều ủng hộ văn minh Việt trên 5000 năm, nếu không phải là vạn năm.
  21. Bạn Ninh Song chắc chưa đọc hết các bài của anh nhatnguyen52 nên còn có những thắc mắc. Trong Sử thuyết đã nêu rõ nhà Tần là một triều đại Việt:15 . Hùng Triều thứ 15 : Hùng Định Vua khai sáng : – Chân Lang . Danh hiệu khác trong sử Việt : Đinh tiên Hoàng Danh hiệu khác trong sử Hoa : Tần Thủy Hoàng Quốc hiệu :Đại cồ Việt . Niên đại : năm 221 – 206 trước CN Chứng tích : hiện vật khảo cổ nền văn hóa Đông sơn muộn Xem: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...post&p=4212 Còn chuyện chương Úy Đà trong Sử ký là giả mạo, không phải của Tư Mã Thiên. Xem: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...ost&p=41558 Tại sao người Việt tới giờ vẫn thờ Quan Vũ ở khắp nơi? Rõ nhất là ở đền Ngọc Sơn vẫn có tượng Quan Vũ ở chỗ còn trang trọng hơn tượng Trần Hưng Đạo. Người thì bảo là do ảnh hưởng văn hóa Tàu, cần bỏ đi. Nhưng nghĩ kỹ, đền Ngọc Sơn xây vào quanh thời Quang Trung, chẳng nhẽ các danh sĩ Bắc Hà không biết Quan Công là ai? Khu di tích Ngọc Sơn xây để tỏ rõ ý chí độc lập dân tộc với ngọn tháp bút có dòng chữ "Tả thanh thiên" là "Viết lên trời xanh" hay cũng có thể là "Đánh giặc trời Thanh". Với ý chí như vậy không có chuyện người làm đền Ngọc Sơn không phân biệt được Quan Vũ là Việt hay là Tàu. Quan Vũ là tướng từng làm cho giặc phương Bắc (Tào Tháo) khiếp sợ, khi chết chắc đã được phong vương (nên mới gọi là Vũ). Dựng tượng Quan Vũ ở ngôi đền giữa thủ đô chứng tỏ các nhân sĩ Bắc Hà thời đó muốn có lời cảnh cáo tới giặc Thanh (giặc phương Bắc). Quang Trung chẳng đã từng định đòi lại đất Lưỡng Quảng của nhà Thanh đó thôi.Nghĩ đến chuyện ông Trương Phi ở cầu Trường Bản hét to: "Ta là Trương Dực Đức người nước Yên đây", làm quân Tào sợ vỡ mật. Ông Trương Phi da đen, tính tình nóng này, rất giống với người dân ở miền Trung Việt Nam (người Chăm), tức là nước Yên theo Sử thuyết. Nước Yên của sử Tàu ở mãi gần Triều Tiên, rõ ràng là dân da trắng chứ không đen. Trong triều Lý Bôn Phạm Tu được phong làm thừa tướng thì chắc ứng với ông Khổng Minh của Tàu. Phạm Tu trong sử Việt cũng khá nổi tiếng. Còn ông Dương Đình Nghệ, bố vợ Ngô Quyền, có lẽ gần với ông Tôn Kiên, bố của Tôn Quyền trong chuyện Tam Quốc. Ông Tôn Quyền rõ là người Nam Dương Tử (theo Tam Quốc, Tôn Kiên, bố Tôn Quyền là thái thú Trường Sa). Trước đó không lâu, cùng thời Đông Hán, khởi nghĩa Hai Bà Trưng chiếm trọn vùng Lĩnh Nam. Nếu Hai Bà Trưng là vua Việt thì chẳng có lẽ gì không gọi Tôn Quyền là vua Việt vì về nguồn gốc và đất đai thời Tôn Quyền đều là Việt. Như vậy các triều thần của Tôn Quyền đều có thể là người Việt cả. Sử sách thời kỳ này đúng là 7 phần thật, 3 phần hư nên giữa chính sử và mấy tác phẩm văn học (Tam Quốc, Hán Sở tranh hùng) về độ tin cậy cũng không khác nhau là mấy. Xin cứ lạm bàn và lạm so sánh như vậy. Chính sử Tàu thời này thì cũng viết kiểu so sánh như vậy mà thôi.
  22. Đúng ra phần bàn luận nên đưa sang mục "Hành lang thảo luận các bài viết của nhatnguyen52" cho khỏi loãng ý tác giả. Nhân tiện xin góp vài suy nghĩ về một số điều bạn Thích Đủ Thứ nêu ra. Thanh Giang rõ ràng là chỉ biển Đông. Theo truyền thuyết An Dương Vương ra cửa Đông đón sứ giả. Rồi khi chạy giặc đến biển vua gọi sứ giả Thanh Giang đến. Thanh là màu của phương Đông. Nhưng có thể còn có ẩn ý Thanh là nhà Thương. Nếu lẫy nỏ thần Rùa vàng là Qui Tàng Dịch thì hiển nhiên người trao nó cho An Dương Vương phải là sứ giả của nhà Thương. An Dương Vương cầm sừng tê đi ra biển Đông có lẽ gần giống như Bác Hồ nói là đi gặp Các Mác và Lê Nin vậy :o , tức là đi gặp những người tiền nhân của mình. Ở Bắc Ninh còn lại nền chùa Dạm rất lớn, tương truyền là nơi Nguyên Phi Ỷ Lan tu hành. Chùa này xem về qui mô nền với 4 tầng giật cấp có lẽ không kém gì Bái Đính đại tự hiện đang xây ở Ninh Bình. Thật khó tưởng tượng là một nhà Lý vừa mới dành được độc lập và dời đô ra từ Hoa Lư lại xây một cái chùa lớn như vậy. Tiềm lực của nhà Lý không thể nhỏ như chính sử vẫn ghi.
  23. Tục hát dân ca ở Bắc Việt Theo Kinh Thi thì tục hát hội mùa xuân giữa trai gái khá phổ biến vào thời nhà Chu của Trung Hoa. Trích Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?ti...q83a3q3m3237ntn): Trong Kinh Thi, phần Quốc phong (gồm ca dao trong dân gian của các nước) có một số bài chép về tục đó, chẳng hạn bài Đông môn chỉ văn (cao dao của nước Trần) mà tôi trích dưới đây bốn câu do Tạ Quang Phát dịch (Thi kinh tập truyện - Sài Gòn 1969): ...Chọn tìm buổi sáng tốt lành, Phương nam đồng phẳng để dành hội nhau. Gai thời chẳng kéo dệt đâu, Họp cùng múa hát ở ngoài chợ thôi... hoặc bài Trăn Dữ Vị (ca dao của nước Trịnh), tôi trích và dịch nghĩa như sau: ...Phía bên kia sông Vị, Có một chỗ rộng rãi thích thú. Trai gái tới đó, Cùng nhau nô đùa, Tặng nhau hoa thược dược.[10] Tục đó rất giống tục Thái trắng và Thái đen ở Bắc Việt gần đây[11] [11] Tục hát quan họ của ta ở Bắc Ninh có phải là một biến thể, một di tích của tục đó không? Ngay tác giả Nguyễn Hiến Lê khi viết quyển sử trên cũng so sánh tục này với tục hát xuân ở Việt Nam. Ở Việt Nam tục hát này gặp ở hầu hết các dân tộc ở miền Bắc: - Hát quan họ của người Kinh Bắc. - Hát xoan (hát xuân) ở Phú Thọ, gắn với các truyền tích của Hùng Vương. - Hát của người Thái như Nguyễn Hiến Lê nhận xét trên. - Hội ném còn của người Mường. - Hát then trong hội lồng tồng của người Tày... Trong khi đó nếu nhà Chu ở bên bờ sông Hoàng Hà thì vùng này lại không hề có để lại những nét văn hóa như vậy. Tập tục hát xuân này có đặc điểm là phải có khí tiết "mùa xuân" và có "cánh đồng", là những điều rất phổ biến và rõ nét ở Bắc Việt và Nam Dương Tử, nhưng hoàn toàn không phải là đặc trưng của vùng Hoàng Hà. Vậy nhà Chu ở Hoàng Hà hay Hồng Hà?
  24. Nếu có viết về thời Hùng Vương thì nên viết: "Thời Hùng Vương - từ lịch sử đến tâm thức". Tức là lịch sử thời Hùng là không thể phủ nhận và cần phải thay đổi tâm thức cho mấy giáo sư kiểu ông Trịnh Sinh như trên.
  25. Xin "mạn đàm" cùng các anh một chút cho vui vẻ. Về chuyện du lịch Việt Nam đúng là hiện tại có nhiều khó khăn và bất cập. Nhưng Minh Xuân tin là người Việt biết phải làm gì vào thời điểm cần thiết. Văn hiến 5000 năm cho chúng ta niềm tin như vậy. Những ai cho là người Việt non gan hay bất tài thì xin xem và nghĩ lại về lịch sử này. Về chuyện cô Tấm, anh Thiên Sứ đã phân tích tính minh triết trong đó rất kỹ. Về khía cạnh văn học thì Minh Xuân thấy kết cục "mẹ ăn thịt con" không phải là kết cục về sau thêm vào. Lý do là trong chuyện có khá nhiều chi tiết "rùng rợn" trước đó như khi cá bống chết có một cục máu nổi lên trong giếng. Rồi khi Cám dệt vải thì phát ra tiếng: "Kẽo ca, kẽo kẹt. Lấy tranh chông chị, chị khoét mắt ra" Như vậy kết cục cuối cùng hoàn toàn nhất quán với những gì trước đó. Vấn đề là chúng ta đem câu chuyện này để dạy cho trẻ con nên mới thành chuyện. Câu chuyện mang tính minh triết sâu sắc và có thể có ý nghĩa lịch sử ở trong đó nữa. Chuyện Tấm Cám thường được coi là chuyện kể về Nguyên Phi Ỷ Lan, một người phụ nữ có công, nhưng cũng khá tàn ác trong vụ thảm sát Hoàng hậu Lý và các cung nữ. Như vậy chúng ta mang một câu chuyện lịch sử và triết học để dạy trẻ con, nhưng lại bắt câu chuyện phải phù hợp với lũ trẻ thì thật vô lý. Nếu thay kết thúc "mẹ ăn thịt con" bằng sét đánh chết như tác giả trên đề nghị thì cũng không ổn. Người muốn làm ác nhưng lại muốn đổ tiếng ác cho trời. Làm như vậy còn gây ra hiểu lầm cho học sinh là ai bị sét đánh cũng là đại gian đại ác như mẹ con Cám hay Lý Thông. Như thế thì oan ức cho nhiều người bình thường chẳng may bị sét đánh quá:mellow: